Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

KIẾP GIANG HỒ 107 (Cờ thế)

(ĐC sưu tầm trên NET)
Giai Thoại Cờ Tướng - Triệu Khuông Dẫn thua cờ mất núi Hoa Sơn
(Sưu tầm)
Sử Trung Quốc chép cách đây hơn 1000 năm sau nhà Đường, vào thời "Ngũ Đại Thập Quốc", xã hội loạn lạc, xuất hiện nhân vật là Triệu Khuông Dẫn ra tay dẹp nhà Hậu Chu, thống lĩnh thiên hạ, lập nên triều Tống. Nên còn được hậu thế gọi là Tống Thái Tổ.
Triệu Khuông Dẫn không những văn võ song toàn, tinh thông thập bát ban kể cả kỳ nghệ cũng vào hàng cao thâm. Từ hồi còn trẻ đã tòng quân chinh chiến, bôn tẩu giang hồ, được dịp tiếp nhiều cao thủ khắp nơi nên sức cờ lên nhanh, thắng nhiều hơn thua, Triệu đâm kiêu ngạo, tự xem mình là đệ nhất thiên hạ. Nên nghe ở đâu có cao thủ là tìm đến thách đấu cho bằng được.
Có lần hành quân qua Thiểm Tây nghe tiếng ở núi Hoa Sơn có ẩn sĩ tên là Trần Đoàn cờ cao cũng không thua gì núi, bèn tức tốc tìm đến khiêu chiến. Mới đầu thấy Triệu chỉ là một tay lính quèn vô danh nên Trần đạo nhân không thèm tiếp, Triệu bèn hăng máu đòi độ cả quả núi Hoa Sơn! Trần Đoàn bèn đổi ý, định sẽ dạy cho kẻ hiếu thắng một bài học. Và cuối cùng đạo sĩ đã thành công, kích bại Triệu bằng một đòn phối hợp sát cục rất ngoạn mục.
Sau này khi Triệu Khuông Dẫn đoạt tiên cơ lên ngôi hoàng đế, Trần Đoàn nghe tin bèn đánh tiếng đòi nợ cũ. Không ngờ dù đã nắm cả thiên hạ nhưng Triệu vẫn giữ lời, không những giao cho Trần Đoàn núi Hoa Sơn mà còn miễn thuế cả năm.
Quay trở lại ván cờ, ngàn năm sau xem lại vẫn rất lý thú và đáng học hỏi. Triệu đi tiên, xuất quân thận trọng bằng trận Tiên nhân chỉ lộ. Hai bên gằm ghè nhau khai cục, rồi sau khi đổi một xe xong thì bắt đầu thi triển võ công, kiếm đao giao nhau loang loáng, mỗi bên cùng dụng xe pháo mã công một cánh, thắng thua chỉ hơn nhau sợi tóc. Cuối cùng Trần đạo sĩ thất thế, sắp thua, nhận thấy Triệu bản tính nôn nóng, thiếu kiên nhẫn, bèn vận chiêu tâm lý chiến, luôn miệng khích bác đối thủ bằng lời. Quả nhiên Triệu bị khích tướng đâm nổi nóng, trong thế thắng lại đi vội sót nước để đối thủ tung đòn phản, thua ngược. Sau đây là diễn biến ván cờ theo sách chép lại.
Sau này người ta phân tích lẽ ra ở nước 46 thay vì X5/1 vội chiếu ăn quân mà Triệu bình tĩnh phục nước nguội P9/1 thì chắc thắng (vì hậu buộc phải tránh bí 47... Tg5-6 thì tiên có nước 48. X5-4 chiếu ăn xe). Bởi thế giai thoại này thường được người đời đem ra làm bài học về đức tính kiên nhẫn, trầm tĩnh khi đối địch cũng như trong đối nhân xử thế: "tam tư nhi hậu hành", làm gì cũng phải suy nghĩ cho thật chín.

Chu Tấn Trinh đánh cờ

Sau đây là một giai thoại về Chu Tấn Trinh (tác giả quyển Quất trung Bí nổi tiếng) mà lão danh thủ Trung Quốc Dương Quan Lân sưu tầm được đăng trong "Quảng Đông tượng kỳ".

Một đêm đã khuya trong ngôi chùa cổ anh mịch vẳng ra tiếng "chát chát". Quả nhiên có hai người còn thức ngồi bên bàn cờ tướng.


Một người mặc cà sa, trạc sáu mươi là trụ trì ngôi chùa cổ, người kia tuổi trẻ, trông rất văn nhã , là danh thủ cờ Tướng Chu Tấn Trinh. Mỗi người đều đặt lên bàn 2 lạng bạc, nhưng mục đích chơi của họ lại khác xa: hoà thượng mong thắng để lấy bạc sung vào quỹ xây lại chùa, còn Chu thì muốn tìm cao thủ để nâng cao trình độ và sáng tạo chiến thuật mới. Tuy nhiên ván đầu sự sáng tạo của Chu chưa hoàn toàn thuần thục nên kém thế ở tàn cục, nhà sư thắng.
Đêm đến, Chu Tấn Trinh không sao ngủ được, vương vấn bởi câu hỏi: vì sao lại thua? Đánh cờ như Chu có tiếng cả một vùng, lại thường xuyên đi sâu lý giải đến tận cùng các thế cờ đã chơi. Chu bèn ngồi dậy, bày lại thế cờ, phân tích kỹ càng các biến, cuối cùng nhận ra nét cờ của đối phương trông thì có vẻ lơ là, mềm yếu nhưng thực tế lai ngắm chứa sát cơ, cực kỳ tinh vi vả chặt chẽ, không dễ phá được. Nhà sư này cũng nghiên cứu cờ không kém gì Chu, hơn nữa lại có công lực cao vì có phép ngồi thiền diệu ảo. Địch thủ quả là ghê gớm. Chu bèn pha trà, bày kỹ trận thế, chuẩn bị cho trận quyết đấu ngày mai.
Hôm sau, khi vào cuộc, sư trụ trì đột nhiên hỏi: "Hôm nay tôi định đặt 100 lạng bạc, xin cho biết ý thí chủ thế nào?" Chu nhận lời ngay. Nhà sư dùng Pháo đầu. Chu dùng Thuận Pháo đương cự và giành chủ động hoàn toàn. Cuối cùng nhà sư phải cầu hoà trong tình thế vô cùng khó khăn. Sau đỏ nhà sư cùng Chu phân tích lại ván cờ và hết lời khen ngợi nước đi cao của Chu. Chu ngắm nhìn cảnh chùa bắt đầu hoang phế, chợt hiểu ra rằng sư đặt tiền lớn và phải trổ hết đòn phép cũng vì mục đích tôn tạo chùa bèn rút ra 300 lạng hiến cho nhà chùa.
Thế mới hay: cờ là môn nghệ thuật, cần khổ công luyện tập, lý luận và thực tế cần kết hợp nhuần nhuyễn. Ngoài trình độ cờ, lại nên phối hợp chiến thuật tâm lý. Mặt khác, thông qua việc chơi cờ có thể kết giao bè bạn, làm những việc thiện, tạo phúc cho xã hội.

Giới thiệu về kỳ vương Hồ Vinh Hoa


Kỳ vương Hồ Vinh Hoa sinh năm 1945 tại Thượng Hải,quê gốc ở huyện Diêm Thành tỉnh Giang Tô,được xem như là phượng hoàng tái sinh trong giới kỳ nghệ.Theo như đánh giá chung thì Hồ Vinh Hoa là bậc kỳ tài hiếm có,khắp thiên hạ rộng lớn phải mấy trăm năm mới xuất hiện một lần.Thuở nhỏ ông theo học lão danh thủ Hà Thuận An,đến năm 15 tuổi thì đại diện cho đội Thượng Hải lần đầu góp mặt tại 1 giải đấu toàn quốc.Tại giải đấu năm đó(năm 1960),Hồ Vinh Hoa liên tiếp giành những chiến thắng kinh hoàng,làm xôn xao dư luận.Giáp mặt đệ nhất quốc thủ thời bấy giờ là Ma cờ Dương Quan Lân,mặc dù phải đi sau nhưng vơi thiên tư đĩnh ngộ,Hồ Vinh Hoa không chút bối rối đã chơi 1 trận xuất thần,thí quân vây hãm đối thủ ép đối thủ chơi đến tàn cuộc và sau cùng là giành 1 chiến thắng thuyết phục gây chân động khắp Trung Quốc.Năm đó,Hồ Vinh Hoa trở thành vị quán quân trẻ tuổi nhất trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc.

Sự kiện này là mốc son đầu tiên trong sự nghiệp cờ tướng chói lọi của Hồ Vinh Hoa vào những năm sau đó.Từ đó trở đi cái tên Hồ Vinh Hoa trở thành cái tên đáng nhớ nhất trong giới kỳ nghệ.Từ năm 1962 cho đến 1967,ông đã 4 lần vô địch Trung Quốc.Cách mạng văn hoá (1967-1972) bùng nổ,làng cờ tạm lắng,các giải đấu bị đình trệ.Đến năm 1973 khi cờ tướng chính thức trở lại,Hồ Vinh Hoa tiếp tục bước lên ngôi cao nhất.Vinh quang nối tiếp vinh quang,cho đến cuối mùa thu năm 1979 tại Bắc Kinh,trong thế buộc phải thắng,kỳ vương Hồ Vinh Hoa đã xuất thần khí hạ gục kiện tướng Phó Quang Minh.Đây là trận Thuận pháo tranh vương vô cùng nổi tiếng được các thế hệ sau rất quan tâm và học tập.Năm đó Hồ Vinh Hoa hoàn thành bá nghiệp 10 năm,trở thành giai thoại ly kỳ nhất của cờ tướng.Người Trung Quốc gọi đó là thời kỳ Vương Hồ thập niên bá.

Cho đến 1 năm sau khi Hồ Bắc Liễu Đại Hoa,cờ tàn luyện đến mức kinh hồn,mới lật đổ được Hồ Vinh Hoa mở đầu cho giai đoạn Chiến quốc tranh hùng vô cùng khốc liệt trong giới cờ Trung Quốc.Kể từ đây các kỳ thủ xuất sắc đua nhau xuất hiện.Giới cờ trở lên sôi động hơn bao giờ hết.Lần lượt Hồ Bắc Liễu Đại Hoa,Hà Bắc Lý Lai Quần,Quảng Đông Lữ Khâm,Giang Tô Từ Thiên Hồng và Hắc Long Giang Triệu Quốc Vinh thay nhau trở thành kỳ vương của Trung Quốc (cộng thêm cả Dương Quan Lân và Lý Nghĩa Đình trước đó hợp thành Bát đại kỳ vương danh vang lừng lẫy khắp trong và ngoài lãnh thổ đại luc Trung Hoa).Tuy gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng Hồ Vinh Hoa vẫn thể hiện được bản sắc anh hùng khi 4 lần nữa vào các năm 1983,1985,1996 và 2000 trở thành nhà vô địch của Trung Quốc.Đặc biệt vào năm 2000 khi đó Hồ Vinh Hoa đã ở tuổi 55 chính là vị quán quân cao tuổi nhất trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc.Cũng trong năm này,Hồ Vinh Hoa được UB Thể dục thể thao trung ương Trung Quốc phong tặng danh hiệu "Tân Trung Hoa kỳ đàn thập đại kiệt xuất nhân vật ". Thành phố Thượng Hải khánh thành xây mới 1 kỳ viện và lấy tên ông đặt cho kỳ viện đó,gọi là Hồ Vinh Hoa tượng kỳ học viện để ghi nhớ công trạng hiện hách trong suốt mấy chục năm chinh chiến của ông.

1 Ván đấu của ông:
Hu Ronghua vs Li Laiqun 1979
http://www.youtube.com/watch?v=iQFyDksRwwM

Hồ Vinh Hoa là bậc đại kỳ sư của thế giới kỳ nghệ.Khai cuộc không những uyên thâm,sâu sắc mà còn có hùng tâm nắm bắt cái gốc quý khai phá những trận thức hiện đại mới rất có giá trị trong thực tiễn thi đấu.Chính Hồ Vinh Hoa với nhiều sáng tạo,cải biến của mình trong vô vàn những chiến tích lừng lẫy nam chinh bắc chiến 1 thời đã đẩy nhanh quá trình phát triển lý luận của cờ tướng hiện đại.Hồ Vinh Hoa là người đầu tiên đưa trận Phi Tượng vào thực chiến đỉnh cao,sau gắn liền với tên tuổi của ông bởi trước kia rất hiếm người khai cuộc bằng Phi Tượng.Ông cũng là người đã giành nhiều công sức chuyên tâm nghiên cứu về Phản Cung Mã viết ra Phản Cung Mã chuyên tập một thời gây ra sóng gió trong giới cờ.Cho đến nay nhiều người vẫn còn tranh cãi kịch liệt với nhau về sự lợi hại của thế trận này.Có nhiều người cho rằng nó đã hết thời và không còn đất dụng võ nhưng với nhiều tài liệu mới đây cho thấy nó vẫn được áp dụng trong thực chiến đỉnh cao của Trung Quốc và không ít người trong đó đã thành công với thế trận tâm đắc của kỳ vương họ Hồ.Sư phụ của ông,danh thủ Hà Thuận An nói "Phản Cung Mã không chống nổi pháo đầu" viết ra sách hay để lại cho đời.Hồ Vinh Hoa nói tiếp "Phản Cung Mã còn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn " tự mình nghiên cứu rồi mang ra áp dụng thực tế giành nhiều chiến tích kinh hoàng trong thập niên 80 của thế kỷ trước.Giải Ngũ Dương Bôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần chiến thắng tuyệt vời của ông với Trấn Sơn Pháp Bảo này.Tuy nhiên do phong độ suy giảm Hồ Vinh Hoa cũng gặp không ít những thất bại đau đớn bởi chính thế trận này nên đời sau cho là Hà lão nói đúng bỏ không tập Phản Cung Mã nữa,thật là 1 điều đáng tiếc !!!.

Khai cuộc đã kinh người mà trình độ chơi trung tàn cuộc của kỳ vương Hồ Vinh Hoa thì phải nói là xuất quỷ nhập thần,tài tình không thể nào tả xiết.Hồ Vinh Hoa thông mình tuyệt đỉnh,trung cuộc phát huy tối đa sự tinh tế chặt chẽ của mình,tàn cuộc đi những nước cờ có cấu tứ hay,lạ,độc đáo và nghệ thuật vô cùng.Hồ mưu sâu kế lạ,luôn ẩn hiện chiêu thức thần kỳ.Khai thác mọi yếu tố chiến trận kể cả tâm lý để nhập cuộc.Kỳ vương Hồ quán triệt tư duy chiến lược rõ ràng "Khai cuộc tranh tiên,trung cuộc ưu thế,tàn cuộc quyết thắng ".Ông nổi tiếng là người luôn tìm ra khe hở để tiến công trong thế trận giằng co phức tạp,hỗn độn,đa biến vạn hình.Phong cách chơi cờ ung dung,nhẹ nhàng,mang đầy trí tuệ và lòng quyết tâm. Hồ Vinh Hoa thường nói rằng dù phải đấu cờ với ai cũng luôn có cùng 1 trạng thái.Nước cờ cần thông suốt để tôn trọng đối thủ và chính mình.Cờ ông cao có lẽ vì cái tâm được tĩnh tịnh ,thoát vút khỏi những vướng mắc,phức tạp đeo đẳng của chúng sinh chăng ?.Thiên hạ thích thú cách chơi của Hồ bỏ công sưu tập trăm nghìn ván đấu thực chiến lập thành sách hay,ngày đêm nghiên cứu và học tập.Trung tàn cuộc của Hồ Vinh Hoa là hình mẫu cho rất nhiều thế hệ trẻ sau này.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét