MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 110
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ngọc Thành/VOV.VN
>> Hai học sinh đuối nước thương tâm
>> Lại thêm một học sinh chết đuối thương tâm khi tắm kênh
Báo New York Times dẫn lịch trình chuyến thăm Mỹ của Chủ
tịch Tập Cận Bình cho biết, nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ dự Diễn đàn Công
nghiệp Internet Mỹ - Trung do Microsoft cùng Hội Internet Trung Quốc tổ
chức ngày 23/9. Các khách mời tham dự bao gồm Robin Li, người sáng lập
Baidu, ông chủ Jack Ma của Alibaba và các lãnh đạo cao cấp từ những công
ty hàng đầu như Apple, Facebook, Google, IBM và Uber.
Sau đó, ông Tập mới đến Washington ngày 24/9 để gặp Tổng thống Obama.
Một số chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung nhận định, mục đích của ông Tập là thuyết phục những giám đốc các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ kêu gọi chính quyền Obama không trừng phạt nghiêm khắc đối với Trung Quốc về cáo buộc xâm nhập an ninh mạng và vi phạm sở hữu trí tuệ. Bắc Kinh luôn một mực phủ nhận những lời buộc tội mà Washington đưa ra.
Phát ngôn viên Facebook từ chối xác nhận về sự tham gia của người sáng lập Mark Zuckerberg. Nếu Mark xuất hiện, anh có thể là tổng giám đốc duy nhất tại sự kiện này dù công ty thuộc danh sách cấm làm ăn với Trung Quốc.
Một nguồn tin cũng cho hay, Bắc Kinh đã mời Tổng giám đốc Virginia Rommetty của IBM đến dự buổi họp mặt riêng với Chủ tịch Tập Cận Bình. Tuy nhiên, IBM cũng không xác nhận thông tin này.
Alec Ross, một cố vấn của bà Hillary Clinton khi còn giữ chức ngoại trưởng Mỹ, cho rằng tổng giám đốc Tim Cook có thể sẽ dự cuộc họp. "Nếu vậy, ông Tập sẽ nói với Tim Cook rằng 'Chúng tôi hân hạnh khi ông phát triển kinh doanh ở đất nước tôi. Và, sự hiện diện của Apple có nghĩa là các công ty Mỹ cũng có thể xâm nhập thị trường Trung Quốc", ông Ross nói với Wall Street Journal.
Trên thực tế, tại buổi giới thiệu các sản phẩm mới vừa qua, ông chủ Apple cho biết doanh số bán điện thoại iPhone ở đại lục tăng 75% so với năm trước. Trong một lần trả lời kênh truyền hình kinh doanh CNBC, ông cũng khẳng định: "Trung Quốc có rất nhiều cơ hội trong thời gian dài tới".
Đại diện Apple từ chối bình luận về lời mời của Trung Quốc dành cho Tim Cook.
Một rủi ro khác gần kề hơn là chính quyền Obama đang xem xét nghiêm
túc về việc trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc, nếu nước này không
chấm dứt hoạt động xâm nhập an ninh mạng để đánh cắp các thông tin bí
mật quan trọng.
Theo ông Ross, nguồn gốc xung đột ở chỗ, Mỹ quy kết những hoạt động tin tặc này là vấn đề an ninh quốc gia trong khi Bắc Kinh xem đây là vấn đề thương mại.
Bên cạnh đó, việc tổ chức một cuộc họp với các công ty công nghệ phụ thuộc đáng kể vào Trung Quốc, từ khâu sản xuất lắp ráp (như Apple) đến cơ hội tăng trưởng trong tương lai (như Apple, Facebook, IBM và Microsoft...) cũng là cách nhắc nhở Washington. Bắc Kinh muốn nhấn mạnh, bất kỳ lệnh cấm vận nhập khẩu hoặc trừng phạt nào cũng sẽ dẫn tới việc đánh mất cơ hội và gây ra hậu quả trực tiếp cho Mỹ.
Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Peter Singer nhận định, hành động tổ chức cuộc họp này của Trung Quốc là một động thái "cứng rắn đến kiêu ngạo". "Ngoại giao không chỉ là hành động, mà còn tỏ rõ tín hiệu, thành lập hoặc phá vỡ các liên kết, liên minh", ông nói.
Một số chuyên gia cho rằng, cuộc họp là dịp để lãnh đạo Trung Quốc xây dựng mối liên kết với các công ty Mỹ, qua đó phối hợp chống lại những nhân vật ở Washington kiên quyết ngăn chặn hành vi đánh cắp thông tin trên mạng của Trung Quốc.
Một số học giả khác cũng đưa ra ý kiến trái chiều. Ông Kenneth Lieberthal, Viện Brookings, cho rằng cuộc họp này cũng giống những sự kiện trước đây của Diễn đàn Công nghiệp Internet Mỹ - Trung. Các nhân vật tham gia vẫn là quan chức Trung Quốc và đại diện công ty công nghệ Mỹ.
Tuy nhiên, sự kiện ngày 23/9 sắp tới hoàn toàn khác biệt vì nó (có thể) quy tụ nhiều gương mặt tổng giám đốc nổi tiếng nhất và cũng là lần đầu tiên có sự tham dự của một nguyên thủ Trung Quốc.
Dân trí Khoảng 15 giờ chiều nay (21/9), lực lượng cứu
hộ đã tìm thấy thi thể của chị Võ Hoàng Anh Thư – nạn nhân rơi xuống
sông do đi qua cầu sắt đang tháo dỡ - trên sông Vàm Cỏ Đông, thuộc địa
phận xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, cách hiện trường xảy ra tai nạn 40
km.
Trung tá Lê Văn Phước – Phó Trưởng Công an huyện Bến Lức – cho biết,
khoảng 14h chiều 21/9, người dân phát hiện một thi thể nổi trên sông Vàm
Cỏ Đông (thuộc bến đò An Hạ, xã Tân Trạch, huyện Cần Đước) nên báo công
an.
Sau khi tiến hành công tác cứu hộ, cơ quan chức năng xác định nạn nhân là chị Võ Hoàng Anh Thư – người rớt xuống sông ở cầu sắt An Thạnh (huyện Bến Lức) trước đó. Ngay trong buổi chiều, cơ quan pháp y đã tiến hành khám nghiệm tử thi. Sau đó, gia đình đã làm thủ tục nhận thi thể chị Thư đưa về an táng.
Như Dân trí đã thông tin, khoảng 0 giờ 30 phút ngày 20/9, anh Trương Tuấn Vũ (17 tuổi, ngụ huyện Bến Lức, Long An) cho theo chị Võ Hoàng Anh Thư (18 tuổi, ngụ huyện Bến Lức, Long Anh) đi trên đường tỉnh 830 hướng từ xã An Thạnh ra thị trấn Bến Lức. Đến khu vực cầu An Thạnh, anh Vũ không chạy lên cầu bê tông mới xây mà lại cho xe đi vào lối cầu sắt cũ. Nào ngờ, đến giữa cầu thì cả 2 người và xe rơi xuống sông, bởi nửa cầu bên kia đã tháo dỡ... Anh Vũ bơi được vào bờ, còn chị Thư mất tích.
Theo ghi nhận tại hiện trường, cầu sắt An Thạnh đang được tháo dỡ nhưng không hề được rào chắn lại, hay có biển báo cảnh báo người đi đường, chính vì sự tắc trách này của đơn vị thi công đã vô tình trở thành cái bẫy, gây nguy hiểm, thậm chí mất mạng cho người tham gia giao thông qua khu vực này.
BizLIVE -
"Xét về môi trường an ninh, về các hành động của Nga, rõ ràng chúng ta cần đảm bảo phải cập nhập các kế hoạch đang có để đáp trả bất kỳ khả năng xâm lược nào chống lại các đồng minh NATO" - một quan chức quốc phòng biết rõ kế hoạch trên tiết lộ cho tờ Foreign Policy.
Tạp chí cũng dẫn lời bà Michele Flournoy, cựu thứ trưởng quốc phòng về chính sách, người đồng sáng lập Trung tâm An ninh Mỹ mới, động thái này được thúc đẩy bởi tình hình Ukraina. "Cuộc xâm lược của Nga vào miền đông Ukraina khiến Mỹ phải phủi bụi kế hoạch dự phòng này" - bà Flournoy nói với tời FP. "Các kế hoạch đó đã lỗi thời rồi".
Kế hoạch mới có 2 hướng. Một hướng tập trung vào những gì Mỹ có thể làm như phần của NATO nếu Nga tấn công một quốc gia thành viên NATO. Hướng thư hai xem xét hành động của Mỹ một cách độc lập. Kế hoạch này cũng tập trung không chỉ vào chiến tranh truyền thống, mà vào chiến thuật "những người lịch sự" Nga sử dụng ở Crưm (tức lính Nga không phiên hiệu, không vũ khí được đưa vào bảo vệ các tòa nhà chính quyền ở Crưm), vào các cuộc biểu tình phản đối có dàn dựng, và cả chiến tranh mạng. Julie Smith, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho biết: "Hiện nay đang diễn ra một cuộc tranh luận sôi nổi về kế hoạch này".
Đây là một sự chuyển hướng đáng kể từ chính sách quốc phòng Chiến tranh Lạnh của Mỹ - tờ Foreign Policy nhận định. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga hội nhập và hợp tác nhiều với NATO. Tuy nhiên quan hệ hai bên trở nên nhiều nghi ngờ sau cuộc xung đột ở Gruzia năm 2008 và đặc biệt khủng hoảng sau cuộc xung đột ở Ukaina năm ngoái.
Foreign Policy cho biết, Lầu Năm Góc đang chuẩn bị kịch bản ngăn chặn việc Nga chiếm các lãnh thổ vùng Baltics, và nếu điều đó thất bại, thì là để giành lại lãnh thổ NATO một cách khốc liệt. Lầu Năm Góc cũng đang xem xét các kịch bản chiến tranh khác nhau, thậm chí cả chiến tranh hạt nhân.
Thất vọng và không tin
Tuy nhiên, theo Foreign Policy, nhiều quan chức ngoại giao và an ninh cấp cao trong các cuộc thảo luận về kế hoạch này thấy rất thất vọng, hoặc không tin rằng sau nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ quan hệ khá tốt đẹp với Nga, giờ đây quan hệ hai nước lại kết thúc như vậy. "Rất nhiều người ở Lầu Năm Góc không hài lòng về sự đối đầu này" - một quan chức ngoại giao nói. "Họ đã rất hài lòng với sự hợp tác quân sự với Nga". Quan chức này cho biết, có cả những người cảm thấy rằng Nga là vấn đề khiến nước Mỹ phân tâm khỏi mối đe dọa thực sự là Trung Quốc, hoặc những người cho rằng hợp tác với Nga về kiểm soát vũ khí còn quan trọng hơn việc bảo vệ chủ quyền của Ukraina.
Ngay cả quan chức trên cũng nói: "Chúng tôi muốn trở thành đối tác với Nga. Chúng tôi nghĩ rằng đó là lối đi tốt hơn - nó sẽ có lợi cho chúng tôi, cho nước Nga và cho cả thế giới". Tuy nhiên ông cho biết, với tư cách là Bộ Quốc phòng, "chúng tôi không được trả tiền để nhìn mọi thứ qua lăng kính màu hồng". Ông nói ông không phỏng đoán gì hết và cũng không mong muốn điều gì xấu, song Mỹ cần chuẩn bị cho mọi điều xảy ra.
Các nước Baltic đã bày tỏ sự e sợ rằng Nga có thể xâm lược sau cuộc khủng hoảng Ukraina. Bộ trưởng Quốc phòng Anh hồi tháng Hai vừa qua phát biểu rằng ông "lo ngại về ông Putin... lo ngại về sức ép của ông ta với các nước Baltics, cách ông ta thử thách NATO, về tàu ngầm và máy bay".
Gieo rắc sợ hãi
Song Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu với báo chí Italia tháng Sáu vừa qua rằng không nên gieo rắc sự sợ hãi đó, và quân đội Nga "không mang tính toàn cầu, không gây khó chịu hay gây hấn", Nga "hầu như không có căn cứ ở nước ngoài". Ông nhấn mạnh, một số căn cứ đang tồn tại ở nước ngoài là có từ thời Xô Viết. "Tôi nghĩ rằng chỉ có kẻ điên và chỉ trong mơ mới tưởng tượng ra Nga bất ngờ tấn công NATO. Tôi nghĩ rằng một số nước đang lợi dụng nỗi sợ của mị người về Nga. Họ chỉ muốn đóng vai trò các quốc gia tiền tuyến và họ cần nhận được viện trợ quân sự, kinh tế, tài chính bổ sung hoặc một vài viện trợ khác" - ông Putin phát biểu lúc đó.
Trong khi Mỹ xem Nga như mối đe dọa, thì Nga cho rằng việc NATO mở rộng về phía đông mới là mối đe dọa thực sự. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hồi đầu tháng Chín tuyên bố rằng, Nga có thể sớm thành lập thêm các căn cứ không quân ở các nước láng giềng. Tháng Bảy vừa qua, Nga đã sửa đổi học thuyết biển của họ để áp ứng với sự có mặt ngày càng tăng của NATO ở Đông Âu. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, việc NATO tăng cường quân ở các vùng biên giới với Nga được thực hiện để đạt được "sự áp đảo" ở Châu Âu, là biện pháp phản tác dụng, là gánh nặng tài chính với các nước thành viên NATO và khiến NATO sao lãng việc giải quyết các mối đe dọa thực sự khác. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov nói, NATO đang khiêu khích Nga tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang.
Phiến quân Hồi giáo đã chiếm căn cứ không quân Abu al-Duhur tại tỉnh Iblib (Ảnh: Twitter)
PV/VOV.VN (Tổng hợp)
Đại biểu Quốc hội băn khoăn vì dự án “tiết kiệm” hơn 14.000 tỷ đồng
VOV.VN - Dự án QL1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên
sau khi hoàn thành dư vốn rất lớn. Nhiều ý kiến đề nghị làm rõ về đảm
bảo quy mô, chất lượng.
Tỷ lệ dư vốn tới 22%
Theo Báo cáo thẩm tra
về phương án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của các dự án cải
tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên trình
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chiều 21/9, sau khi hoàn thành các dự án cải
tạo, nâng cấp sẽ tiết kiệm được 14.259/61.680 tỷ đồng vốn trái phiếu
Chính phủ đã được phân bổ theo Nghị quyết số 65/2013/QH13 của Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài
chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết Thường trực Uỷ ban đánh giá
cao việc Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải trong quá trình thực hiện dự
án đã rà soát tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm soát chi phí, chất lượng, đẩy
nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công dự án nên đã tiết kiệm chi
dự phòng dẫn tới dư nguồn vốn so với số tổng vốn đã được bố trí.
“Đây có thể coi là kết
quả tốt trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng
cơ bản bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ”, ông Phùng Quốc Hiển nói.
Tuy nhiên, một số ý
kiến trong cơ quan thẩm tra cho rằng, tỷ trọng vốn dư lớn so với tổng
vốn được bố trí (dư 22%) phần nào thể hiện việc lập dự toán, thẩm định,
phê duyệt tổng mức đầu tư chưa sát với thực tiễn.
Chủ nhiệm Uỷ ban TC-NS Phùng Quốc Hiển: Việc dư hơn 14.000 tỷ đồng có thể coi là kết quả tốt trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí |
Về hướng sử dụng số vốn
dư, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, thẩm quyền quyết định phân
bổ 14.259 tỷ đồng cần được cân nhắc thận trọng, bảo đảm đúng quy định
của pháp luật. Đa số ý kiến trong Ủy ban cho rằng, để bảo đảm đúng thẩm quyền quyết định, Chính phủ cần trình Quốc hội xem xét.
Thảo luận về vấn đề
này, nhiều ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng căn cứ Nghị
quyết 65 của Quốc hội về mục đích phát hành trái phiếu, tổng mức và phạm
vi sử dụng vốn thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoàn toàn có thể quyết
định.
Đại diện Bộ GT-VT và Bộ
Tài chính cũng cho biết các danh mục dự kiến sử dụng vốn dư không nằm
ngoài danh mục Quốc hội đã phê duyệt nên việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
quyết định là không sai về thẩm quyền và không vướng về cách thức quản
lý tài chính.
Tuy vậy, theo Chủ tịch
Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, việc Quốc hội chỉ đích danh từng công trình
trong Nghị quyết 65 vì bảo đảm tính minh bạch. Việc tiếp tục sử dụng số
tiền dư cho Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên là hợp lý vì
nhu cầu vẫn còn, tuy nhiên, về thẩm quyền phải trình Quốc hội quyết
định.
“Trước đây Quốc hội
duyệt từng công đoạn một, giờ làm được chừng này là tốt rồi nhưng do
tính cấp thiết phải làm các công trình tiếp theo thì phải báo cáo Quốc
hội. Trái phiếu Chính phủ liên quan nợ công nên cần tính toán và phải
tôn trọng Quốc hội”, ông Ksor Phước nêu quan điểm.
Phải đảm bảo quy mô và chất lượng
Đánh giá hiếm có trường
hợp nào sau khi hoàn thành các dự án lại có số vốn dư lớn như vậy, tuy
nhiên, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị làm rõ hơn
việc dư vốn lớn là do đâu, nếu là giảm quy mô sẽ không ổn bởi Nghị quyết
của Quốc hội quyết rất cụ thể.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn: “Không biết dự án đã làm rồi mà dư tiền thì đảm bảo chất lượng trên toàn tuyến và theo quy mô của Quốc hội quyết chưa?" |
Phó Chủ tịch Quốc hội
Huỳnh Ngọc Sơn cũng băn khoăn: “Không biết dự án đã làm rồi mà dư tiền
thì đảm bảo chất lượng trên toàn tuyến và theo quy mô của Quốc hội quyết
chưa, vì Nghị quyết yêu cầu làm đúng và đảm bảo chất lượng. Ủng hộ
hướng tiếp tục sử dụng vốn dư vì còn nhiều điểm phải gia cố, khắc phục
và nếu không làm tiếp mới là khuyết điểm, nhưng phải giải trình rõ”, ông
Huỳnh Ngọc Sơn nêu quan điểm.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh
tế Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng cần làm rõ nguyên nhân dư vốn nếu không
sẽ có sự nghi ngờ về chất lượng, quy mô.
Về những công trình
Chính phủ đề nghị tiếp tục làm, ông Giàu đề nghị cần làm rõ sự cấp thiết
trong tương quan mục tiêu phát triển KT-XH để tránh nay mai lại cho
rằng dự án bổ sung chưa cần thiết trong khi nếu chuyển sang công trình
khác có lợi hơn.
Do các ý kiến chưa đồng
thuận cao về thẩm quyền, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị
Chính phủ chuẩn bị thêm, giải trình thuyết phục và cơ quan thẩm tra xem
xét kỹ hơn để trình Quốc hội.
Kết luận phiên thảo
luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội tán thành cao hướng tiếp tục hoàn thiện dự án đường Hồ Chí
Minh qua Tây Nguyên và Quốc lộ 1A cũng như tuyến kết nối xương sống, với
yêu cầu thông toàn tuyến, đúng quy mô, chất lượng. Công trình sử dụng
vốn dư phải thực sự cần thiết, cấp bách để phát huy hiệu quả hai tuyến
đường này.
Chính phủ chuẩn bị thêm, giải trình rõ, thuyết phục để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 tới đây./.
Công ty thi công cầu An Thạnh: Đôi nam nữ rớt xuống sông nhậu từ trưa
21/09/2015
** Tìm thấy thi thể cô gái rớt xuống cầu
(TNO) Khoảng 15 giờ chiều 21.9, lực lượng cứu hộ huyện Bến Lức (Long An) đã tìm thấy thi thể
của của chị Võ Hoàng Anh Thư (18 tuổi, ngụ khu phố 2, thị trấn Bến Lức,
huyện Bến Lức, Long An) trên sông Vàm Cỏ Đông, thuộc địa phận xã Tân
Trạch, huyện Cần Đước, cách hiện trường vụ tai nạn khoảng 40 cây số.
(TNO) Khoảng 15 giờ chiều 21.9, lực lượng cứu hộ huyện Bến Lức (Long An) đã tìm thấy thi thể của của chị Võ Hoàng Anh Thư (18 tuổi, ngụ khu phố 2, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, Long An) trên sông Vàm Cỏ Đông, thuộc địa phận xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, cách hiện trường vụ tai nạn khoảng 40 cây số.
Trước đó, người dân địa phương phát hiện một thi thể trôi sông, gần khu vực bến đò Bến Bạ, nên đã báo với chính quyền.
Chiều cùng ngày, gia đình đã làm thủ tục nhận thi thể đưa về gia đình lo an táng.
Chị Võ Hoàng Anh Thư (18 tuổi, ngụ khu phố 2, thị trấn Bến Lức,
huyện Bến Lức, Long An) thiệt mạng khi đi cùng người bạn tên Trương Tấn
Vũ bằng xe gắn máy theo tỉnh lộ 830 từ hướng Đức Hòa về Bến Lức.
Đến khu vực cầu An Thạnh (thị trấn Bến Lức), cả hai đã lao xuống
sông. Vũ may mắn bám được vào thanh dầm cầu, còn cô gái bị nước cuốn
trôi trong đêm.
Theo ông Phùng Văn On, nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do đơn vị thi
công đã tháo dỡ một nửa cầu nhưng không đặt biển báo, đèn tín hiệu và
cũng không có rào chắn.
"Đôi nam nữ đã nhậu từ trưa"
Trao đổi với PV Thanh Niên Online chiều 21.9, ông Trần
Quốc Bảo - Phó tổng giám đốc Ban Quản lý các dự án đường thủy (Bộ Giao
thông vận tải), chủ đầu tư cầu An Thạnh – cho biết đã yêu cầu đơn vị thi
công là Công ty xây dựng Thế Toàn báo cáo vụ việc.
Theo báo cáo mà Công ty xây dựng Thế Toàn gửi lên thì sau khi vụ
việc xảy ra, phía công an lấy lời khai của các nhân chứng, kể cả người
thanh niên lái xe rơi xuống cầu.
Theo đó, nhóm thanh niên trong đó gồm cả hai người rơi xuống cầu đã
nhậu từ trưa 19.9. Đến khuya, do hết mồi nhậu nên nhóm thanh niên đèo
nhau trên 3-4 xe máy đi mua đồ về nhậu tiếp. Khi đi và về, nhóm thanh
niên vẫn chạy trên cầu mới. Tuy nhiên, ở chặng về, đi trên cầu mới được
một đoạn, xe chở nạn nhân Võ Thị Anh Thư (18 tuổi, ngụ ở thị trấn Bến
Lức) chuyển hướng chạy xuống cầu tạm.
“Khi sự cố xảy ra, công nhân túa ra cứu được nam thanh niên còn cô
gái ngồi trên xe do nước siết quá bị cuốn trôi. Mọi thứ còn phải chờ kết
quả điều tra của công an nhưng báo cáo ban đầu vụ việc là vậy”, ông Bảo
nói.
Ông Bảo cho biết cầu An Thạnh được xây dựng xong và thông xe vào
ngày 9.9. Trước khi thông xe, chủ đầu tư và phía thi công đã lắp đặt hệ
thống biển báo hướng dẫn người dân đi trên cầu mới. Còn cầu cũ được rào
chắn bằng lưới B40 để tháo dỡ. Việc thông cầu, lắp đặt biển báo cũng
được thông báo cho Ban An toàn giao thông tỉnh Long An.
Theo ông Bảo, ban đầu rào chắn nằm khá xa cầu tạm. Nhưng sau 1-2
ngày, thấy rào chắn bất tiện cho việc đi vào nhà một số hộ dân gần khu
vực cầu nên đơn vị thi công đưa rào chắn cách mố cầu cũ khoảng 40 m. Mấy
ngày đầu, đơn vị thi công còn cho một chiếc xe cầu án ngữ trước cầu.
“Sau đó xe cẩu được dời đi. Tối 19.9, trời mưa to nên hàng rào B40
cũng bị sập. Sự việc đang được cơ quan công an lấy lời khai. Phía ban
quản lý cũng báo cáo sự việc lên Bộ Giao thông vận tải”, ông Bảo nói.
Ông Bảo cho biết công trình cầu An Thạnh có vốn đầu tư khoảng 100
tỷ đồng. Hiện cầu mới đã làm xong. Đơn vị thi công đang tháo dỡ cầu cũ
và làm đường đi bộ dưới dạ cầu mới là dự án hoàn thành.
PV Thanh Niên Online nhiều lần lạc với ông Nguyễn Ngọc Triền – Giám đốc Công ty xây dựng Thế Toàn, đơn vị thi công – nhưng không được.
Trung Hiếu - Hoàng Phương
>> Rủ nhau tắm đập, 3 học sinh lớp 5 chết đuối thương tâm>> Hai học sinh đuối nước thương tâm
>> Lại thêm một học sinh chết đuối thương tâm khi tắm kênh
Vì sao Tập Cận Bình gặp 'đại gia công nghệ' trước ông Obama?
Trong bối cảnh Mỹ đe dọa trừng phạt Trung Quốc về an ninh mạng, Chủ tịch
Tập Cận Bình sẽ có cuộc họp với lãnh đạo các công ty công nghệ hàng đầu
trước khi ông gặp Tổng thống Obama.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP |
Sau đó, ông Tập mới đến Washington ngày 24/9 để gặp Tổng thống Obama.
Một số chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung nhận định, mục đích của ông Tập là thuyết phục những giám đốc các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ kêu gọi chính quyền Obama không trừng phạt nghiêm khắc đối với Trung Quốc về cáo buộc xâm nhập an ninh mạng và vi phạm sở hữu trí tuệ. Bắc Kinh luôn một mực phủ nhận những lời buộc tội mà Washington đưa ra.
Danh sách khách mời cao cấp
Một nguồn tin cho biết, Bắc Kinh không mời Tổng giám đốc Google, Sundar Pichai, tham dự cuộc họp riêng này. Năm 2010, Google công khai tuyên bố rút khỏi thị trường Trung Quốc chứ không nhượng bộ những yêu cầu về kiểm duyệt nội dung.Phát ngôn viên Facebook từ chối xác nhận về sự tham gia của người sáng lập Mark Zuckerberg. Nếu Mark xuất hiện, anh có thể là tổng giám đốc duy nhất tại sự kiện này dù công ty thuộc danh sách cấm làm ăn với Trung Quốc.
Một nguồn tin cũng cho hay, Bắc Kinh đã mời Tổng giám đốc Virginia Rommetty của IBM đến dự buổi họp mặt riêng với Chủ tịch Tập Cận Bình. Tuy nhiên, IBM cũng không xác nhận thông tin này.
Alec Ross, một cố vấn của bà Hillary Clinton khi còn giữ chức ngoại trưởng Mỹ, cho rằng tổng giám đốc Tim Cook có thể sẽ dự cuộc họp. "Nếu vậy, ông Tập sẽ nói với Tim Cook rằng 'Chúng tôi hân hạnh khi ông phát triển kinh doanh ở đất nước tôi. Và, sự hiện diện của Apple có nghĩa là các công ty Mỹ cũng có thể xâm nhập thị trường Trung Quốc", ông Ross nói với Wall Street Journal.
Trên thực tế, tại buổi giới thiệu các sản phẩm mới vừa qua, ông chủ Apple cho biết doanh số bán điện thoại iPhone ở đại lục tăng 75% so với năm trước. Trong một lần trả lời kênh truyền hình kinh doanh CNBC, ông cũng khẳng định: "Trung Quốc có rất nhiều cơ hội trong thời gian dài tới".
Đại diện Apple từ chối bình luận về lời mời của Trung Quốc dành cho Tim Cook.
Bắc Kinh muốn xây dựng liên minh chống Nhà Trắng?
Cuộc họp rõ ràng là cơ hội mà các công ty công nghệ Mỹ cần tận dụng, đặc biệt khi họ đang chứng kiến sự tăng trưởng đến từ những thị trường không phải là các nước phát triển. Những rào cản vẫn còn nhiều, như việc Trung Quốc yêu cầu các công ty Mỹ phải đặt bộ dữ liệu ở nước này, hoặc chấp hành luật pháp Trung Quốc, trong đó quy định Bắc Kinh được toàn quyền tiếp cận dữ liệu nếu cần.Các sản phẩm của Apple được lắp ráp tại những nhà máy ở Thẩm Quyến và Trịnh Châu, Trung Quốc. Ảnh: CNN |
Theo ông Ross, nguồn gốc xung đột ở chỗ, Mỹ quy kết những hoạt động tin tặc này là vấn đề an ninh quốc gia trong khi Bắc Kinh xem đây là vấn đề thương mại.
Bên cạnh đó, việc tổ chức một cuộc họp với các công ty công nghệ phụ thuộc đáng kể vào Trung Quốc, từ khâu sản xuất lắp ráp (như Apple) đến cơ hội tăng trưởng trong tương lai (như Apple, Facebook, IBM và Microsoft...) cũng là cách nhắc nhở Washington. Bắc Kinh muốn nhấn mạnh, bất kỳ lệnh cấm vận nhập khẩu hoặc trừng phạt nào cũng sẽ dẫn tới việc đánh mất cơ hội và gây ra hậu quả trực tiếp cho Mỹ.
Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Peter Singer nhận định, hành động tổ chức cuộc họp này của Trung Quốc là một động thái "cứng rắn đến kiêu ngạo". "Ngoại giao không chỉ là hành động, mà còn tỏ rõ tín hiệu, thành lập hoặc phá vỡ các liên kết, liên minh", ông nói.
Một số chuyên gia cho rằng, cuộc họp là dịp để lãnh đạo Trung Quốc xây dựng mối liên kết với các công ty Mỹ, qua đó phối hợp chống lại những nhân vật ở Washington kiên quyết ngăn chặn hành vi đánh cắp thông tin trên mạng của Trung Quốc.
Một số học giả khác cũng đưa ra ý kiến trái chiều. Ông Kenneth Lieberthal, Viện Brookings, cho rằng cuộc họp này cũng giống những sự kiện trước đây của Diễn đàn Công nghiệp Internet Mỹ - Trung. Các nhân vật tham gia vẫn là quan chức Trung Quốc và đại diện công ty công nghệ Mỹ.
Tuy nhiên, sự kiện ngày 23/9 sắp tới hoàn toàn khác biệt vì nó (có thể) quy tụ nhiều gương mặt tổng giám đốc nổi tiếng nhất và cũng là lần đầu tiên có sự tham dự của một nguyên thủ Trung Quốc.
Nghi án Hồ Ngọc Hà 'đạo' trang phục và vũ đạo của Beyoncé
21/09/2015 17:03(TNO) Ngoài màn 'trồng chuối' gây tranh cãi trong đêm gala trao giải Giọng hát Việt 2015, Hồ Ngọc Hà còn dính phải nghi án 'đạo' từ trang phục cho đến vũ đạo của ca sĩ đình đám Beyoncé.
Dường như sự xuất hiện của Hà Hồ trên sân khấu Giọng hát Việt sau thời gian dài chìm trong tâm bão của scandal khiến nữ ca sĩ bị “soi” nhiều hơn. Từ màn “trồng chuối” bị cho là gợi cảm quá đà, không phù hợp với chương trình truyền hình trực tiếp cho đến trang phục và vũ đạo cũng bị nhiều người đưa ra ''mổ xẻ''.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều khán giả đã nhanh chóng chỉ ra
những điểm tương đồng trong trang phục của Hà Hồ và Beyoncé trong đêm Made in America 2015 mới đây.
Các cư dân mạng cho rằng mặc dù màu sắc có phần tươi trẻ hơn nhưng
từ kiểu dáng cho đến đường viền của bộ trang phục cũng không khác “bản
chính” Beyoncé là mấy.
Nhiều khán giả hâm mộ của Beyoncé tại Việt Nam tiếp tục lên tiếng
cho rằng ngoài “đạo” trang phục Hà Hồ còn mượn luôn cả ý tưởng vũ đạo mà
Beyoncé biểu diễn tại MTV Video Music Awards 2014.
Trước nghi án trên, Thanh Niên Online đã liên hệ với Tô Lâm, người biên đạo cho tiết mục của Hà Hồ tại đêm gala trao giải Giọng hát Việt 2015 nhưng anh cho biết không muốn nói gì vào lúc này.
Vũ Phượng
Nhận thí sinh có sai sót khi ghi hồ sơ vào đại học của công an
21/09/2015 21:28(TNO) Thí sinh Nguyễn Đức Ngà đạt 29 điểm trong kỳ thi vừa qua, có sai sót khi ghi lý lịch, đã được Bộ Công an đồng ý cho nhập học vào Học viện Cảnh sát nhân dân.
Chiều 21.9, Tổng cục Chính trị - Bộ Công an đã có văn bản gửi Công an Nghệ An làm các thủ tục cho thí sinh Nguyễn Đức Ngà (18 tuổi, ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An) được nhập học vào Học viện Cảnh sát nhân dân.
Theo thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính
trị - Bộ Công an, sau khi báo chí phản ánh trường hợp em Nguyễn Đức Ngà ở
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt 29 điểm (đã cộng điểm ưu tiên) không
được vào Học viện Cảnh sát nhân dân dù trường này đã có giấy báo, đại
tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an đã trực tiếp gọi điện thoại
cho đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An yêu cầu kiểm
tra, xác minh làm rõ và có hướng giải quyết.
Ngày 21.9, sau khi nhận được văn bản báo cáo từ Công an tỉnh Nghệ
An, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã có ý kiến đồng ý để Tổng cục Chính trị
có văn bản gửi Công an Nghệ An hoàn thiện các thủ tục cho em Nguyễn Đức
Ngà được vào học Học viện Cảnh sát nhân dân theo đúng quy định. Tổng cục
Chính trị cũng đã đề nghị Công an tỉnh Nghệ An yêu cầu em Nguyễn Đức
Ngà khai bổ sung lý lịch đầy đủ và trung thực theo đúng quy định của Bộ
Công an.
Trước đó, em Nguyễn Đức Ngà nhận được giấy báo nhập học
của Học viện Cảnh sát nhân dân nhưng sau đó có thông báo em không được
theo học tại trường này vì không đủ tiêu chuẩn chính trị. Cụ thể, bố
của Ngà từng bị án treo vì hành vi cố ý gây thương tích nhưng hồ sơ đăng
ký vào Học viện Cảnh sát nhân dân của Ngà không thể hiện rõ nội dung
này.
Theo quy định của lực lượng Công an nhân dân, thí sinh thi vào ngành phải khai rõ ràng, trung thực trong lý lịch.
Trước đó, Bộ Công an cũng đã đồng ý chiếu cố về tiêu chuẩn chính trị cho một thí sinh khác là em Bùi Kiều Nhi,
ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Nhi đạt tổng số 29 điểm trong kỳ
thi vừa qua (trong đó, Địa lí 9,75 điểm; Sử 9 điểm; Văn 8,75, cộng với
1,5 điểm ưu tiên) nhưng bị đánh trượt khỏi danh sách trúng tuyển vào Học
viện Chính trị Công an Nhân dân vì trong phần khai lý lịch của thí sinh
này không khai thông tin bố đẻ từng có án tích.
Thái Sơn
Tìm thấy thi thể cô gái rơi xuống sông mất tích
Dân trí Khoảng 15 giờ chiều nay (21/9), lực lượng cứu
hộ đã tìm thấy thi thể của chị Võ Hoàng Anh Thư – nạn nhân rơi xuống
sông do đi qua cầu sắt đang tháo dỡ - trên sông Vàm Cỏ Đông, thuộc địa
phận xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, cách hiện trường xảy ra tai nạn 40
km.
>> Chạy xe vào cầu đang tháo dỡ, đôi nam nữ rơi xuống sông
Hiện trường vụ tai nạn
Sau khi tiến hành công tác cứu hộ, cơ quan chức năng xác định nạn nhân là chị Võ Hoàng Anh Thư – người rớt xuống sông ở cầu sắt An Thạnh (huyện Bến Lức) trước đó. Ngay trong buổi chiều, cơ quan pháp y đã tiến hành khám nghiệm tử thi. Sau đó, gia đình đã làm thủ tục nhận thi thể chị Thư đưa về an táng.
Như Dân trí đã thông tin, khoảng 0 giờ 30 phút ngày 20/9, anh Trương Tuấn Vũ (17 tuổi, ngụ huyện Bến Lức, Long An) cho theo chị Võ Hoàng Anh Thư (18 tuổi, ngụ huyện Bến Lức, Long Anh) đi trên đường tỉnh 830 hướng từ xã An Thạnh ra thị trấn Bến Lức. Đến khu vực cầu An Thạnh, anh Vũ không chạy lên cầu bê tông mới xây mà lại cho xe đi vào lối cầu sắt cũ. Nào ngờ, đến giữa cầu thì cả 2 người và xe rơi xuống sông, bởi nửa cầu bên kia đã tháo dỡ... Anh Vũ bơi được vào bờ, còn chị Thư mất tích.
Theo ghi nhận tại hiện trường, cầu sắt An Thạnh đang được tháo dỡ nhưng không hề được rào chắn lại, hay có biển báo cảnh báo người đi đường, chính vì sự tắc trách này của đơn vị thi công đã vô tình trở thành cái bẫy, gây nguy hiểm, thậm chí mất mạng cho người tham gia giao thông qua khu vực này.
Quốc Anh
Thái-lan cam kết điều tra vụ nổ súng vào tàu cá Việt Nam
NDĐT - Theo tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái-lan, ngày 21-9,
Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái-lan Phạm Thành Nam đã có
cuộc gặp Thiếu tướng Apichart Suribunya, Cục trưởng Cục Đối ngoại Cảnh
sát Hoàng gia Thái-lan, Tư lệnh Interpol Thái-lan, để trao đổi về vụ
cảnh sát Thái-lan nổ súng vào tàu cá Việt Nam làm một ngư dân bị chết và
hai người bị thương.
Trong cuộc trao đổi với tướng Apichart, ông Phạm Thành Nam đã bày
tỏ quan ngại sâu sắc về vụ việc, phản đối phía Thái-lan đã sử dụng vũ
lực, vi phạm luật pháp quốc tế; đề nghị Thái-lan sớm tiến hành điều tra,
làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm khắc những cá nhân liên quan, thông
báo cho phía Việt Nam và bảo đảm không để xảy ra những vụ việc tương tự
trong tương lai.
Thiếu tướng Apichart cho biết, Thủ tướng Thái-lan Prayut Chan-o-cha đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát điều tra vụ việc một cách nghiêm túc và tích cực. Bộ Tư lệnh Cảnh sát Hoàng gia Thái-lan đang xem xét báo cáo của Cảnh sát biển, sau đó sẽ thành lập một nhóm đặc trách để điều tra, xác minh vụ việc. Ông Apichart cam kết phía Thái-lan sẽ tiến hành điều tra một cách công khai, minh bạch và bảo đảm xét xử nghiêm khắc theo pháp luật những cá nhân liên quan. Chính phủ Thái-lan cũng sẽ thông tin về tiến trình và kết quả điều tra tới Chính phủ Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Trước đó, vào ngày 11-9, một số tàu cá của tỉnh Kiên Giang, Việt Nam đang đánh cá ngoài khơi tỉnh Narathiwat, Thái-lan đã bị một con tàu mang số hiệu cảnh sát Thái-lan truy đuổi và nổ súng làm một thuyền trưởng chết tại chỗ và hai người khác bị thương. Ngày 16-9, trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Thiếu tướng Grittapol Yeesakhorn, Chỉ huy trưởng Cảnh sát biển Thái-lan đã thừa nhận cảnh sát Thái-lan đã truy đuổi và nổ súng vào các thuyền đánh cá của Việt Nam. Tuy nhiên, ông này tuyên bố cảnh sát Thái-lan chỉ nổ súng để “tự vệ”.
Ngày 17-9, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm gửi Đại sứ quán Thái-lan tại Hà Nội, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái-lan đã tiếp xúc Tổng vụ Đông Á, Bộ Ngoại giao Thái-lan bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ việc và yêu cầu phía Thái-lan điều tra vụ việc. Trong cuộc họp báo cùng ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, Việt Nam lên án mạnh mẽ những hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam. Việt Nam cũng yêu cầu phía Thái-lan khẩn trương điều tra, xác minh rõ vụ việc, làm rõ trách nhiệm và xử lý những cá nhân liên quan, bồi thường thỏa đáng cho những thiệt hại về người và tài sản của ngư dân Việt Nam, không để xảy ra những vụ việc tương tự, tránh để ảnh hưởng đến quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái-lan.
Thiếu tướng Apichart cho biết, Thủ tướng Thái-lan Prayut Chan-o-cha đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát điều tra vụ việc một cách nghiêm túc và tích cực. Bộ Tư lệnh Cảnh sát Hoàng gia Thái-lan đang xem xét báo cáo của Cảnh sát biển, sau đó sẽ thành lập một nhóm đặc trách để điều tra, xác minh vụ việc. Ông Apichart cam kết phía Thái-lan sẽ tiến hành điều tra một cách công khai, minh bạch và bảo đảm xét xử nghiêm khắc theo pháp luật những cá nhân liên quan. Chính phủ Thái-lan cũng sẽ thông tin về tiến trình và kết quả điều tra tới Chính phủ Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Trước đó, vào ngày 11-9, một số tàu cá của tỉnh Kiên Giang, Việt Nam đang đánh cá ngoài khơi tỉnh Narathiwat, Thái-lan đã bị một con tàu mang số hiệu cảnh sát Thái-lan truy đuổi và nổ súng làm một thuyền trưởng chết tại chỗ và hai người khác bị thương. Ngày 16-9, trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Thiếu tướng Grittapol Yeesakhorn, Chỉ huy trưởng Cảnh sát biển Thái-lan đã thừa nhận cảnh sát Thái-lan đã truy đuổi và nổ súng vào các thuyền đánh cá của Việt Nam. Tuy nhiên, ông này tuyên bố cảnh sát Thái-lan chỉ nổ súng để “tự vệ”.
Ngày 17-9, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm gửi Đại sứ quán Thái-lan tại Hà Nội, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái-lan đã tiếp xúc Tổng vụ Đông Á, Bộ Ngoại giao Thái-lan bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ việc và yêu cầu phía Thái-lan điều tra vụ việc. Trong cuộc họp báo cùng ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, Việt Nam lên án mạnh mẽ những hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam. Việt Nam cũng yêu cầu phía Thái-lan khẩn trương điều tra, xác minh rõ vụ việc, làm rõ trách nhiệm và xử lý những cá nhân liên quan, bồi thường thỏa đáng cho những thiệt hại về người và tài sản của ngư dân Việt Nam, không để xảy ra những vụ việc tương tự, tránh để ảnh hưởng đến quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái-lan.
Đông Âu tỏ ý không muốn nhận di dân
BizLIVE -
Các
ngoại trưởng bốn nước Đông Âu chuẩn bị họp bàn về làn sóng di dân giữa
lúc Âu châu vẫn đang có những phân rẽ sâu sắc, BBC đưa tin.
Ảnh: BBC
Các ngoại trưởng bốn nước Đông Âu chuẩn bị
họp bàn về làn sóng di dân giữa lúc Âu châu vẫn đang có những phân rẽ
sâu sắc, BBC đưa tin.
Cuộc họp diễn ra tại Prague, mở đầu cho một tuần hoạt động ngoại
giao ráo riết ở châu Âu trong lúc hàng ngàn người tiếp tục tràn qua biên
giới phía nam của EU.
Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Czech và Slovakia vẫn phản đối mạnh mẽ việc các nước phải tiếp nhận di dân bắt buộc.
Đức và Pháp muốn di dân phải được chia đều cho các nước EU.
Thêm hàng ngàn người nữa đã vào Áo trong dịp cuối tuần rồi, và
người ta trông đợi là sẽ có thêm nhiều người khác tới qua ngả Hungary
vào hôm thứ Hai.
Giới chức Croatia đăng trên tweeter rằng 29 ngàn người đã vào lãnh thổ nước này, tính đến đầu giờ sáng thứ Hai.
Không ai được miễn trừ
Bộ trưởng nội vụ các nước EU sẽ họp vào thứ Ba, và lãnh đạo các nước sẽ có phiên họp thượng đỉnh đặc biệt vào ngày hôm sau.
Sự phân rẽ giữa các quốc gia châu Âu được phản ánh rõ nét qua lời
Tổng thống Pháp Francois Hollande; ông nói tại EU "không ai có thể được
miễn trừ" khỏi việc tiếp nhận những người có quyền xin tỵ nạn.
Các quốc gia Đông Âu thì nhấn mạnh về nhu cầu phải bảo vệ đường
biên giới chung của EU và phải phân biệt giữa di dân kinh tế với người
tỵ nạn, phóng viên BBC Chris Morris tường thuật từ Brussels.
Trong cuộc họp diễn ra chiều thứ Hai, các ngoại trưởng Đông Âu được
trông đợi là sẽ tái khẳng định việc họ phản đối việc phân bổ hạn ngạch
cho các nước.
Phần lớn những nhóm dân tới châu Âu là người Syria chạy trốn cuộc
xung đột ở nước này, tiếp đến là người Afghanistan, rồi tới di dân từ
Eritrea, Nigeria và Somalia là những người bỏ chạy khỏi vùng chiến sự và
và nạn xâm phạm nhân quyền tồi tệ.
Phần lớn những người xin tỵ nạn chỉ muốn tới Đức.
Nhiều di dân từ Hạ Sahara ở Phi châu tới được EU hoặc vùng Tây
Balkan nhưng đã không được chấp nhận cho tỵ nạn bởi họ bị coi là các di
dân kinh tế.
KIM NGÂN
Mỹ đang cập nhật kế hoạch chiến tranh với Nga
Lầu Năm góc đang xem xét lại và cập nhật kế hoạch dự phòng cho một cuộc chiến với Nga lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ - tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ hôm 18.9 đưa tin.
Chuyển hướng chính sách"Xét về môi trường an ninh, về các hành động của Nga, rõ ràng chúng ta cần đảm bảo phải cập nhập các kế hoạch đang có để đáp trả bất kỳ khả năng xâm lược nào chống lại các đồng minh NATO" - một quan chức quốc phòng biết rõ kế hoạch trên tiết lộ cho tờ Foreign Policy.
Tạp chí cũng dẫn lời bà Michele Flournoy, cựu thứ trưởng quốc phòng về chính sách, người đồng sáng lập Trung tâm An ninh Mỹ mới, động thái này được thúc đẩy bởi tình hình Ukraina. "Cuộc xâm lược của Nga vào miền đông Ukraina khiến Mỹ phải phủi bụi kế hoạch dự phòng này" - bà Flournoy nói với tời FP. "Các kế hoạch đó đã lỗi thời rồi".
Kế hoạch mới có 2 hướng. Một hướng tập trung vào những gì Mỹ có thể làm như phần của NATO nếu Nga tấn công một quốc gia thành viên NATO. Hướng thư hai xem xét hành động của Mỹ một cách độc lập. Kế hoạch này cũng tập trung không chỉ vào chiến tranh truyền thống, mà vào chiến thuật "những người lịch sự" Nga sử dụng ở Crưm (tức lính Nga không phiên hiệu, không vũ khí được đưa vào bảo vệ các tòa nhà chính quyền ở Crưm), vào các cuộc biểu tình phản đối có dàn dựng, và cả chiến tranh mạng. Julie Smith, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho biết: "Hiện nay đang diễn ra một cuộc tranh luận sôi nổi về kế hoạch này".
Đây là một sự chuyển hướng đáng kể từ chính sách quốc phòng Chiến tranh Lạnh của Mỹ - tờ Foreign Policy nhận định. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga hội nhập và hợp tác nhiều với NATO. Tuy nhiên quan hệ hai bên trở nên nhiều nghi ngờ sau cuộc xung đột ở Gruzia năm 2008 và đặc biệt khủng hoảng sau cuộc xung đột ở Ukaina năm ngoái.
Foreign Policy cho biết, Lầu Năm Góc đang chuẩn bị kịch bản ngăn chặn việc Nga chiếm các lãnh thổ vùng Baltics, và nếu điều đó thất bại, thì là để giành lại lãnh thổ NATO một cách khốc liệt. Lầu Năm Góc cũng đang xem xét các kịch bản chiến tranh khác nhau, thậm chí cả chiến tranh hạt nhân.
Thất vọng và không tin
Tuy nhiên, theo Foreign Policy, nhiều quan chức ngoại giao và an ninh cấp cao trong các cuộc thảo luận về kế hoạch này thấy rất thất vọng, hoặc không tin rằng sau nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ quan hệ khá tốt đẹp với Nga, giờ đây quan hệ hai nước lại kết thúc như vậy. "Rất nhiều người ở Lầu Năm Góc không hài lòng về sự đối đầu này" - một quan chức ngoại giao nói. "Họ đã rất hài lòng với sự hợp tác quân sự với Nga". Quan chức này cho biết, có cả những người cảm thấy rằng Nga là vấn đề khiến nước Mỹ phân tâm khỏi mối đe dọa thực sự là Trung Quốc, hoặc những người cho rằng hợp tác với Nga về kiểm soát vũ khí còn quan trọng hơn việc bảo vệ chủ quyền của Ukraina.
Ngay cả quan chức trên cũng nói: "Chúng tôi muốn trở thành đối tác với Nga. Chúng tôi nghĩ rằng đó là lối đi tốt hơn - nó sẽ có lợi cho chúng tôi, cho nước Nga và cho cả thế giới". Tuy nhiên ông cho biết, với tư cách là Bộ Quốc phòng, "chúng tôi không được trả tiền để nhìn mọi thứ qua lăng kính màu hồng". Ông nói ông không phỏng đoán gì hết và cũng không mong muốn điều gì xấu, song Mỹ cần chuẩn bị cho mọi điều xảy ra.
Các nước Baltic đã bày tỏ sự e sợ rằng Nga có thể xâm lược sau cuộc khủng hoảng Ukraina. Bộ trưởng Quốc phòng Anh hồi tháng Hai vừa qua phát biểu rằng ông "lo ngại về ông Putin... lo ngại về sức ép của ông ta với các nước Baltics, cách ông ta thử thách NATO, về tàu ngầm và máy bay".
Gieo rắc sợ hãi
Song Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu với báo chí Italia tháng Sáu vừa qua rằng không nên gieo rắc sự sợ hãi đó, và quân đội Nga "không mang tính toàn cầu, không gây khó chịu hay gây hấn", Nga "hầu như không có căn cứ ở nước ngoài". Ông nhấn mạnh, một số căn cứ đang tồn tại ở nước ngoài là có từ thời Xô Viết. "Tôi nghĩ rằng chỉ có kẻ điên và chỉ trong mơ mới tưởng tượng ra Nga bất ngờ tấn công NATO. Tôi nghĩ rằng một số nước đang lợi dụng nỗi sợ của mị người về Nga. Họ chỉ muốn đóng vai trò các quốc gia tiền tuyến và họ cần nhận được viện trợ quân sự, kinh tế, tài chính bổ sung hoặc một vài viện trợ khác" - ông Putin phát biểu lúc đó.
Trong khi Mỹ xem Nga như mối đe dọa, thì Nga cho rằng việc NATO mở rộng về phía đông mới là mối đe dọa thực sự. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hồi đầu tháng Chín tuyên bố rằng, Nga có thể sớm thành lập thêm các căn cứ không quân ở các nước láng giềng. Tháng Bảy vừa qua, Nga đã sửa đổi học thuyết biển của họ để áp ứng với sự có mặt ngày càng tăng của NATO ở Đông Âu. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, việc NATO tăng cường quân ở các vùng biên giới với Nga được thực hiện để đạt được "sự áp đảo" ở Châu Âu, là biện pháp phản tác dụng, là gánh nặng tài chính với các nước thành viên NATO và khiến NATO sao lãng việc giải quyết các mối đe dọa thực sự khác. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov nói, NATO đang khiêu khích Nga tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang.
Hoàng tử Dubai đột ngột qua đời
Hoàng tử Sheikh Rashid bin Mohammed bin Rashid Al
Maktoum, con trai cả của Quốc vương Dubai, đã đột ngột qua đời sáng 19/9
sau một cơn đau tim.
Hãng thông tấn nhà nước WAM của Các Tiểu vương quốc Arab
thống nhất đưa tin, hoàng tử Sheikh Rashid đã đột ngột qua đời do đau
tim khi mới 33 tuổi. Vị hoàng tử trẻ tuổi xấu số này là con trai cả của
Quốc vương Dubai Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum.
Hàng trăm hoàng thân, quốc thích và giới chức UAE đã đến viếng tang lễ con trai Nhà trị vì Dubai. Thi hài của Rashid được bọc trong quốc kỳ và đặt trong ngôi đền Zabeel. Hoàng tử Sheikh yên nghỉ tại nghĩa trang Umm Hurair.
“Hôm nay tôi mất một người bạn tốt nhất, một người bạn thời niên thiếu, người anh thân yêu của tôi Rashid”, Thái tử Hamdan bin Mohammed, em trai Hoàng tử Sheikh nói trong lễ tang.
Hoàng tử Sheikh Rashid tốt nghiệp Học viện quân sự Sandhurst ở Anh năm 2002. Sheikh Rashid có sở thích cưỡi ngựa và chơi các môn thể thao, đồng thời là Chủ tịch của Ủy ban Olympic UAE. Hoàng tử Sheikh đã từng giành nhiều huy chương vàng trong các cuộc thi cưỡi ngựa. Ngoài ra, anh luôn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện và nhân đạo.
Hoàng tử Dubai Sheikh Rashid. Ảnh: USA Today.
Dubai đã tuyên bố quốc tang 3 ngày và treo cờ rủ để tỏ lòng thương
tiếc với hoàng tử điển trai nhưng đoản mệnh. Theo WAM, lễ chôn cất đã
diễn ra vào cuối ngày 19/9 và Quốc vương Sheikh Mohammed đã cầu nguyện
cho linh hồn của con trai trong buổi lễ này.Hàng trăm hoàng thân, quốc thích và giới chức UAE đã đến viếng tang lễ con trai Nhà trị vì Dubai. Thi hài của Rashid được bọc trong quốc kỳ và đặt trong ngôi đền Zabeel. Hoàng tử Sheikh yên nghỉ tại nghĩa trang Umm Hurair.
“Hôm nay tôi mất một người bạn tốt nhất, một người bạn thời niên thiếu, người anh thân yêu của tôi Rashid”, Thái tử Hamdan bin Mohammed, em trai Hoàng tử Sheikh nói trong lễ tang.
Hoàng tử Sheikh Rashid tốt nghiệp Học viện quân sự Sandhurst ở Anh năm 2002. Sheikh Rashid có sở thích cưỡi ngựa và chơi các môn thể thao, đồng thời là Chủ tịch của Ủy ban Olympic UAE. Hoàng tử Sheikh đã từng giành nhiều huy chương vàng trong các cuộc thi cưỡi ngựa. Ngoài ra, anh luôn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện và nhân đạo.
Theo Dân Trí
Trung Quốc có thể đã thử nghiệm máy bay nhanh nhất thế giới
Trung Quốc có thể đã thử nghiệm máy bay siêu thanh có khả năng di chuyển với tốc độ hơn 6.000 km/h.
Theo thông tin được công bố cuối tuần trước trên trang web chính thức
của công ty nhà nước Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), một trong
những trung tâm thử nghiệm bay thuộc doanh nghiệp này đã hoàn thành
chuyến bay thử nghiệm ban đầu của một máy bay siêu nhanh với phong cách
"bay độc đáo", báo Hong Kong Ta Kung Pao đưa tin.
Mặc dù thông tin này bị xóa ngay sau đó, các nhà phân tích quân sự tin
rằng có khả năng Trung Quốc đang phát triển một loại máy bay siêu thanh
mới có thể di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh.
Trang Guancha có trụ sở tại Thượng Hải nói rằng trong khi
thông tin trên trang web của AVIC không tiết lộ mẫu máy bay hay nhiệm vụ
nó có thể thực hiện, thì rất có khả năng đây là dòng máy bay siêu thanh
có thể di chuyển với tốc độ kỷ lục, nhanh hơn 6.000 km/h.
Qua mô tả, thiết bị được thử nghiệm có vẻ không phải là tên lửa siêu
thanh WU-14 mà là một máy bay phản lực trinh sát lớn, có thể tự đạt đến
tốc độ siêu thanh, trang Guancha viết.
Truyền hình Phoenix của Hong Kong cũng chỉ ra AVIC có nhắc đến
"các phi công thử nghiệm", nhưng cụm từ này cũng có thể được dùng để mô
tả những người điều khiển máy bay không người lái từ xa. Vì vậy, hiện
không thể xác định đây là loại máy bay có người lái hay không.
Các chuyên gia nói thêm rằng nếu máy bay thế hệ mới là loại có người
lái, thì nó sẽ nhanh hơn máy bay trinh sát chiến lược tầm xa SR-71
Blackbird của không quân Mỹ. Nếu là không người lái, nó sẽ được so sánh
với SR-72, mẫu máy bay siêu thanh không người lái đang trong giai đoạn
phát triển của Mỹ.
Máy bay SR-71 Blackbird của Mỹ. Ảnh: NASA
|
Phương Vũ
Lãnh tụ Fidel Castro tiếp Giáo hoàng Francis I
Trung tâm Tin tức VTV24Cập nhật 19:58 ngày 21/09/2015
VTV.vn - Hôm qua, Giáo hoàng Francis I đã có cuộc gặp với lãnh tụ Fidel Castro tại nhà riêng sau buổi thánh lễ với sự tham dự của hàng vạn giáo dân ở Thủ đô La Habana.
Giáo hoàng Francis
và lãnh tụ Castro đã thảo luận về hàng loạt các vấn đề như tôn giáo và
tình hình thế giới trong khoảng 40 phút. Ngay sau đó, Giáo hoàng Francis
đã có cuộc gặp Chủ tịch Cuba Raul Castro và có cuộc gặp gỡ với thế hệ
thanh niên Cuba tại Trung tâm văn hóa Felix Varela.
Và trong ngày hôm nay, giới chức Mỹ cho
biết, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang cân nhắc một bước đi
chưa từng có tiền lệ về việc bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu thường
niên của Liên Hợp Quốc (LHQ) lên án lệnh cấm vận thương mại của Mỹ nhằm
vào Cuba.
Phiến quân Hồi giáo hành quyết 56 binh sĩ Syria
Các tay súng từ nhóm phiến quân Hồi giáo Mặt trận
Al-Nusra có liên hệ với al-Qaeda đã hành quyết ít nhất 56 binh sĩ chính
phủ Syria từ một căn cứ không quân mà chúng chiếm quyền kiểm soát hồi
đầu tháng này.
Phiến quân Hồi giáo đã chiếm căn cứ không quân Abu al-Duhur tại tỉnh Iblib (Ảnh: Twitter)
Theo các
nhà hoạt động nhân quyền, vụ hành quyết xảy ra chỉ vài ngày trước tại
căn cứ không quân Abu al-Duhur tại tỉnh Iblib, tây bắc Syria.
Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR)
đã cố gắng xác minh vụ việc sau khi các phần tử thánh chiến đăng tải
các bức ảnh về vụ thảm sát trên mạng.
"Chúng tôi xác nhận vụ thảm sát đã xảy
ra, thông qua những người đã chứng kiến nó và qua một số bức ảnh", giám
đốc SOHR Rami Abdulrahman cho biết với hãng tin Reuters.
Căn cứ không quân Abu al-Duhur đã rơi
vào tay nhóm Mặt trận Al-Nusra hồi đầu tháng này sau cuộc vây hãm kéo
dài 2 năm. Sân bay quân sự Abu al-Duhur là cơ sở quan trọng cuối cùng
tại tỉnh Iblib nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng chính phủ.
Các binh sĩ chính phủ đã buộc phải rút
lui khỏi vị trí sau một cuộc tấn công mạnh mẽ của liên minh các nhóm cực
đoan, vốn bao vây căn cứ.
Theo SOHR, ít nhất 71 binh sĩ Syria đã thiệt mạng tại Abu al-Duhur kể từ khi căn cứ này rơi vào tay phiến quân.
Nhóm phiến quân Mặt trận Al-Nusra ra đời
cuối năm 2011 và thanh chóng trở thành một trong những lực lượng chính
chống lại các lực lượng chính phủ tại Syria. Mặc dù có liên hệ với
al-Qaeda nhưng nhóm này cũng được cho là nhận viện trợ vũ khí và tiền từ
các nhà tài trợ nước ngoài.
Mỹ liệt Mặt trận Al-Nusra là một tổ chức khủng bố từ tháng 12/2012.
Lửa bao trùm 3.000 m2 công ty nón trong đêm
Khu xưởng có rất nhiều vải, nhựa, bao bì... nên lửa bén rất nhanh và bốc cháy dữ dội trong suốt thời gian dài.
Lửa hoành hành suốt 4 tiếng và chưa có dấu hiệu ngừng bùng phát. Ảnh: Hoàng Trường
|
21h ngày 21/9, nhân viên bảo vệ công ty TNHH Yupoong Việt Nam (vốn 100% nước ngoài) nằm trong KCN Loteco thuộc TP Biên Hòa (Đồng Nai) đang trực thì phát hiện lửa bốc lên ở một góc nhà xưởng chứa hàng.
Lực lượng tại chỗ sau đó nỗ lực dập lửa, song đám cháy ngày càng bùng lớn. Do khu xưởng chứa nhiều nguyên
liệu dễ cháy như vải, nhựa, bao bì... chuyên sản xuất nón nên lửa bén
nhanh và bốc cháy dữ dội trong thời gian ngắn. Khói bốc cao hàng chục
mét bao phủ cả khu công nghiệp. Khung xưởng hơn 3000 m2 sập đổ toàn bộ.
Do xưởng chứa hàng chủ yếu là vải nên lửa bén nhanh, lan rộng. Ảnh: Hoàng Trường
|
Cảnh sát PCCC tỉnh Đồng Nai đã điều tám xe cùng cả trăm chiến sĩ đến hiện trường tham gia dập lửa.
Tuy nhiên, đến 0h30 ngày 22/9, lửa vẫn cháy dữ dội.
Hoàng Trường
Tỷ phú giàu nhất châu Á bị tố 'ăn cháo, đá bát'
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng
Cộng sản Trung Quốc, đã tố tỷ phú người Hồng Kông Lý Gia Thành là kẻ “ăn
cháo, đá bát” sau khi ông rút vốn khỏi Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2
thế giới trong khi nền kinh tế này đang gặp sóng gió.
Tỷ phú Lý Gia Thành. Ảnh: SCMP.
Lời chỉ trích trên được đưa ra sau khi vị tỷ phú, 87 tuổi, với biệt
danh là “siêu nhân”, đã bán tháo tài sản tại Trung Quốc để rút khỏi thị
trường này sau khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm mạnh xuống mức
thấp nhất trong 24 năm vào năm ngoái và tiếp tục suy yếu vào đầu năm
nay. Ông Thành đã mạnh tay đầu tư vào Trung Quốc những năm 1990.
Hành động rút vốn trên của ông Thành cùng với việc bán tài sản trên thị trường Hồng Kông đã khiến thị trường đồn đoán về vị tỷ phú giàu nhất châu Á đã mất niềm tin vào môi trường đầu tư tại Trung Quốc.
Tờ Nhân dân Nhật báo nói rằng thành công của ông Lý Gia Thành là nhờ vào Trung Quốc mở cửa, thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển một thị trường rộng lớn, nhưng cáo buộc ông chỉ là kẻ “ăn cháo, đá bát” khi rời bỏ Trung Quốc lúc này.
“Ông ấy chỉ ở khi có thuận lợi và rời bỏ khi Trung Quốc gặp khó khăn. Điều này là không thể chấp nhận được”, tờ Nhân dân Nhật báo viết trong bài bình luận đăng hôm Chủ Nhật (20/9).
Mặc dù thừa nhận hành động rút vốn của tỷ phú Hồng Kông đã tác động tiêu cực đến lòng tin của nhà đầu tư vào Trung Quốc, tờ báo trên cũng cố giảm nhẹ mối lo ngại trên thị trường bằng cách chấp vấn: “Nền kinh tế Trung Quốc chiếm hơn 12% nền kinh tế toàn cầu… Liệu một cá nhân rút vốn có làm thay đổi nền tảng của kinh tế Trung Quốc?”
“Chúng ta không nên quá lo lắng, sẽ không có thêm nhà đầu tư nào theo chân ông ấy. Điều mà chúng ta có thể làm lúc này không phải xuống thang để thuyết phục ông ấy ở lại, mà là phát triển đất nước một cách tốt hơn để cho ông ấy thấy sự rút vốn ngày hôm nay sẽ là sự hối hận cho ngày sau”, tờ Nhân dân Nhật báo nhấn mạnh.
Tỷ phú Lý Gia Thành hiện đang sở hữu khối tài sản trị giá 32,9 tỷ USD, theo Bloomberg. Ông cũng là tỷ phú giàu nhất châu Á.
Ông Lý Gia Thành khởi nghiệp với nghề làm hoa nhựa. Tính từ đầu năm đến nay, ông Thành đã liên tục tái cơ cấu hoạt động công ty bằng việc hợp nhất nhiều đơn vị thành viên, một phần trong kế hoạch cải cách nhằm dọn đường bàn giao cho con trai cả Victor, 51 tuổi, để nghỉ hưu.
Trước đó, vào tháng 3 năm nay, ông Thành đã thâu tóm công ty truyền thông O2 từ công ty Telefonica của Tây Ban Nha. Thương vụ chuyển nhượng này trị giá 15,2 tỷ USD.
Hành động rút vốn trên của ông Thành cùng với việc bán tài sản trên thị trường Hồng Kông đã khiến thị trường đồn đoán về vị tỷ phú giàu nhất châu Á đã mất niềm tin vào môi trường đầu tư tại Trung Quốc.
Tờ Nhân dân Nhật báo nói rằng thành công của ông Lý Gia Thành là nhờ vào Trung Quốc mở cửa, thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển một thị trường rộng lớn, nhưng cáo buộc ông chỉ là kẻ “ăn cháo, đá bát” khi rời bỏ Trung Quốc lúc này.
“Ông ấy chỉ ở khi có thuận lợi và rời bỏ khi Trung Quốc gặp khó khăn. Điều này là không thể chấp nhận được”, tờ Nhân dân Nhật báo viết trong bài bình luận đăng hôm Chủ Nhật (20/9).
Mặc dù thừa nhận hành động rút vốn của tỷ phú Hồng Kông đã tác động tiêu cực đến lòng tin của nhà đầu tư vào Trung Quốc, tờ báo trên cũng cố giảm nhẹ mối lo ngại trên thị trường bằng cách chấp vấn: “Nền kinh tế Trung Quốc chiếm hơn 12% nền kinh tế toàn cầu… Liệu một cá nhân rút vốn có làm thay đổi nền tảng của kinh tế Trung Quốc?”
“Chúng ta không nên quá lo lắng, sẽ không có thêm nhà đầu tư nào theo chân ông ấy. Điều mà chúng ta có thể làm lúc này không phải xuống thang để thuyết phục ông ấy ở lại, mà là phát triển đất nước một cách tốt hơn để cho ông ấy thấy sự rút vốn ngày hôm nay sẽ là sự hối hận cho ngày sau”, tờ Nhân dân Nhật báo nhấn mạnh.
Tỷ phú Lý Gia Thành hiện đang sở hữu khối tài sản trị giá 32,9 tỷ USD, theo Bloomberg. Ông cũng là tỷ phú giàu nhất châu Á.
Ông Lý Gia Thành khởi nghiệp với nghề làm hoa nhựa. Tính từ đầu năm đến nay, ông Thành đã liên tục tái cơ cấu hoạt động công ty bằng việc hợp nhất nhiều đơn vị thành viên, một phần trong kế hoạch cải cách nhằm dọn đường bàn giao cho con trai cả Victor, 51 tuổi, để nghỉ hưu.
Trước đó, vào tháng 3 năm nay, ông Thành đã thâu tóm công ty truyền thông O2 từ công ty Telefonica của Tây Ban Nha. Thương vụ chuyển nhượng này trị giá 15,2 tỷ USD.
Theo Dân Trí
Chiêm ngưỡng gà quý đuôi dài cả mét giá nghìn USD
Trại gà Tân Châu của chàng tỷ phú trẻ Nguyễn Quang
Nam (31 tuổi) ở huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội đang là điểm đến của nhiều dân
săn gà cảnh khắp đất Bắc. Nhiều đại gia mê gà sẵn sàng bỏ ra cả nghìn
đô để sở hữu một chú gà quý thuần chủng mang về ngắm.
Chú gà Tân Châu "độc" có đuôi dài gần 1m tại trại gà của anh Nam.
Xuất xứ từ thị xã Tân Châu, (An Giang), loài gà tre cảnh quý này được anh Nam đưa ra miền Bắc nhân nuôi và lai tạo thành công.
Hiện, anh Nam đang sở hữu trại gà quý, lên đến trên 300 con. Trong đó, có nhiều con được anh luyện trở thành hàng độc "có một không hai” ở Việt Nam với trị giá hàng chục triệu đồng.
Hiện, anh Nam đang sở hữu trại gà quý, lên đến trên 300 con. Trong đó, có nhiều con được anh luyện trở thành hàng độc "có một không hai” ở Việt Nam với trị giá hàng chục triệu đồng.
Để nuôi được chú gà hàng độc này, anh Nam đã phải chọn giống kỹ lưỡng và chăm sóc với chế độ đặc biệt trong hơn 2 năm qua.
Chân gà có các móng, vảy giống như chân rồng.
Đặc điểm dễ nhận biết của giống Tân Châu thuần chủng là gà mào trích.
Anh Nam đang trao đổi, thương lượng giá chú gà "độc"
trị giá khoảng trên 50 triệu đồng với một khách “săn” gà đến Nam Từ
Liêm, Hà Nội.
Một chú gà lông điều quý cũng thuộc hàng độc, có giá khá cao - trên dưới 10 triệu đồng.
Để gà có lông đẹp, đuôi dài, mượt gần gũi với người, anh Nam phải thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa lông và vuốt ve chúng.
Một chú gà lông Nhạn trích (6 tháng tuổi) trị giá trên 5 triệu đồng.
Anh Nam cho biết: Gà Tân Châu thuần chủng đắt ở điểm có lông cổ, đuôi, cánh dài, cân nặng dưới 1,4kg/con.
Để thuận lợi cho việc sinh sản, anh Nam thường nhốt
chung con mái với con trống để nhân giống. Nếu khách có nhu cầu, sẽ bán
luôn theo cặp, tương ứng khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng/cặp.
Trứng gà Tân Châu sau khi đẻ được cho vào máy ấp…
…khi nở, con giống sẽ được đưa ra chuồng úm chăm sóc ngay.
Trung bình mỗi ngày, trại của anh Nam đón hàng chục lượt khách đến thăm quan, mua gà.
Theo Dân Việt
Tin nóng trong ngày: Nam sinh viên bị hắt axit do trả thù tình
VOV.VN - Nhận định các mâu thuẫn nảy sinh trong mối quan
hệ tình ái của nam sinh viên, công an quần Cầu Giấy vào cuộc và bắt
được đối tượng tạt axit.
**
Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội ngày 21/9 cho biết đã bắt giữ 2 đối tượng
tạt axít nam sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội vào ngày
16/9.
Theo đó, công an làm
rõ, kẻ gây án là Nguyễn Thành Công (22 tuổi, quê Lào Cai) và Lương Văn
Hoàn (22 tuổi, quê Nam Định). Hai đối tượng đang là sinh viên Đại học
Tài nguyên Môi trường.
Công an quận Cầu Giấy
vào cuộc xác minh các mâu thuẫn nảy sinh trong mối quan hệ tình ái của
bị hại. Quá trình xác minh nổi lên đối tượng Công. Trước đây Công là
người yêu của chị Vũ P.L (19 tuổi, quê Lào Cai). Trong khoảng thời gian
yêu Công (từ năm 2010 đến tháng 7/2015), chị L. đã quen biết và có tình
cảm với anh Tùng nên đã chia tay với Công.
Hai kẻ hắt axít vào nam sinh viên Đại học Sân khấu Điện ảnh bị bắt
VOV.VN - Hai kẻ hắt axít vào nam sinh viên Đại học Sân khấu Điện ảnh được xác định động cơ liên quan đến vấn đề tình cảm.
**
Sáng 21/9, lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An; Cục Phòng chống ma túy
và tội phạm - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tiến hành bàn giao các đối
tượng và tang vật vụ mua bán vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam cho
Công an tỉnh Xiêng Khoảng, Lào để tiếp tục điều tra, xử lý.
17h30' ngày 20/9, tại
khách sạn Nam Chay (thị xã Phôn Xa Vẳn, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào), lực
lượng BĐBP Nghệ An chủ trì phối hợp với Cục Phòng chống ma túy và tội
phạm – Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, công an tỉnh Xiêng Khoảng, Lào đấu
tranh thắng lợi chuyên án có bí số “347LV”, triệt phá đường dây mua bán
trái phép chất ma túy với số lượng lớn từ Lào về Việt Nam tiêu thụ. thu
giữ tang vật gồm: 18 bánh heroin; 12.000 viên ma túy tổng hợp; 1 máy
đếm tiền và 3 điện thoại di động. (Xem thêm)
Các đối tượng và tang vật |
** Vụ việc con trai đâm
chết bố ở Thanh Hóa xảy ra vào khoảng 12h ngày 20/9 tại thôn Thái Lâm,
xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn. Nạn nhân là ông Lê Văn Thái, sinh năm
1964.
Thông tin ban đầu, thời
điểm nói trên, con trai của ông Thái là Lê Văn Thạch (sinh năm 1991) đi
uống rượu với bạn bè về và được anh Lê Văn Hội (anh trai họ) chở về
nhà.
Vừa bước vào nhà, Thạch
bất ngờ cầm dao nhọn tiến thẳng tới nơi ông Thái đang nằm. Sau đó,
Thạch nhẫn tâm vung dao đâm bố chỉ với một nhát chí mạng khiến nạn nhân
tử vong tại chỗ.
Do sự việc xảy ra quá
nhanh và bất ngờ nên anh Hội không kịp ngăn cản. Sự việc nhanh chóng
được thông báo tới cơ quan công an. Lê Văn Thạch đã bị bắt giữ ngay sau
đó.
Con trai nhẫn tâm đâm chết bố bị bệnh nằm liệt giường
Uống rượu về nhà, Thạch đã cầm dao đâm chết người bố bị bệnh nằm liệt giường nhiều năm.
**
Hai nữ sinh bị mất tích bí ẩn hơn 20 ngày qua là Nguyễn Thị Hoàn (SN
1999) và Vũ Thị Trâm (SN 1998, cùng trú tại thôn Hòa Bình, xã Trung Giã,
huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
Theo thông tin từ phía gia đình nữ sinh, sáng 31/8/2015, Trâm và Hoàn đã xin phép gia đình vào trung tâm TP.Hà Nội chơi.
Đến trưa cùng ngày, mẹ
của Trâm là chị Nguyễn Thị Thuận thấy cuộc gọi nhỡ từ số máy của con gái
liền gọi lại nhưng đầu dây bên kia đã bị khóa.
Nghi có chuyện chẳng
lành, chị đến thông báo cho bố cháu Hoàn là ông Nguyễn Văn Phố biết, ông
Phố gọi điện cho Hoàn cũng không liên lạc được.
Sau đó, gia đình hai nữ sinh đã đi tìm, thông báo cho công an xã, huyện tìm các cháu, nhưng đều bặt vô âm tín. (Xem thêm)
Trâm và Hoàn mất tích gần 1 tháng |
** Ngày 21/9, bệnh viện
Đa khoa Quảng Nam cho biết, đơn vị đã có công văn khẩn gửi công an
thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) để nghị khẩn trương điều tra, xử lý vụ việc
một kỹ sư của bệnh viện bị giang hồ đánh trọng thương, dọa giết ngay
trong khuôn viên khi đang thực hiện nhiệm vụ.
Theo đó, vào khoảng
17h15 ngày 20/9, kỹ sư Trịnh Anh Tú, Trưởng phòng Vật tư thiết bị y tế
(bệnh viện Đa khoa Quảng Nam) tiến hành cắt điện của các hộ kinh doanh
hàng rong câu trộm điện của bệnh viện theo chủ trương của bệnh viện.
Tuy nhiên, khi chưa kịp
leo lên trụ điện để cắt điện, anh Tú bị một nhóm khoảng 6 - 7 người lao
vào tấn công. Nhóm người này đánh anh Tú ngất tại chỗ và chỉ dừng tay
khi bảo vệ của bệnh viên can ngăn./.
Giang hồ đánh ngất trưởng phòng của Bệnh viện Quảng Nam
Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho biết, một kỹ sư của
bệnh viện bị giang hồ đánh trọng thương, dọa giết ngay trong khuôn viên
khi đang thực hiện nhiệm vụ.
Nhận xét
Đăng nhận xét