KIẾP GIANG HỒ 31
(ĐC sưu tầm trên NET)
(VTC News) - Với tội phạm đất cảng, nhắc đến cái tên Dương Tự Trọng, chúng đều nể nang.
Kỳ 2: Đánh xã hội đen phải bẹp đầu rắn
Như đã nói ở kỳ trước, thập kỷ 80 của thế kỷ trước, thời kỳ bao cấp, đất nước mới hòa bình, các băng nhóm tội phạm hoạt động khá mạnh mẽ. Tội phạm ở Hải Phòng khi đó vô cùng tàn độc. Chúng hoạt động theo phương châm: Giết trước, cướp sau.
Dù tốt nghiệp Đại học Bách khoa, đam mê sửa chữa điện tử, sáng tác thơ ca, song người cha đã truyền lửa cho Dương Tự Trọng, khiến cuộc đời anh chuyển sang ngã rẽ khác, đó là thành một chiến sĩ công an.
Ông Dương Khắc Thụ đã điều cậu con trai về làm công an ở một phường, là điểm nóng nhất của thành phố cảng. Người cha ấy đã đẩy cậu con trai vào “lò lửa” để tự rèn luyện.
Bằng nỗ lực của mình, Dương Tự Trọng nhanh chóng thăng tiến, rồi trở thành cảnh sát hình sự. Với những chiến công xuất sắc, tham gia nhiều chuyên án lớn, Dương Tự Trọng trở thành Trưởng phòng Cảnh sát điều tra Tội phạm về trật tự xã hội.
Theo Thượng tá Dương Tự Trọng (khi làm Trưởng phòng Cảnh sát điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội, anh mang quân hàm thượng tá), khi cảnh sát hình sự truy quét ráo riết, nhổ cỏ tận gốc, thì các hành vi cướp bóc trắng trợn, dã man không còn nữa.
Chúng dựa vào các công ty, xí nghiệp bốc xếp để hoạt động bảo kê. Lúc này, hoạt động của bọn tội phạm đã có trí tuệ hơn. Chúng gây bức xúc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cho cả nền kinh tế Hải Phòng. Chúng dùng súng, kiếm để uy hiếp các đơn vị kinh tế và dùng tiền mua chuộc quan chức, thậm chí cả lực lượng công an.
Nhưng dưới sự chỉ đạo của Thượng tá Dương Tự Trọng, cùng sự phối hợp của các đơn vị, anh em hình sự đã bóc gỡ hàng loạt băng ổ nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu này.
Chỉ
trong vòng 2 năm, 1997 và 1998, một thời gian rất ngắn, anh cùng cán bộ
chiến sĩ PC14 đã khám phá, tiêu diệt 15 băng ổ nhóm lớn, mà mỗi ổ nhóm
có đến cả chục, thậm chí cả trăm đối tượng.
Những băng, ổ nhóm này làm luật ở các cửa ô thành phố, bến xe, bến tầu. Thậm chí có cả những băng nhóm nữ giang hồ, tiêu biểu là Nga "tây", chỉ đạo hơn chục đứa con gái bảo kê, làm luật những người buôn bán nhỏ ở khu vực bến Bính.
Rồi băng ổ nhóm do Cai "thìn" cầm đầu làm luật các tàu chở than ở bến cầu Niệm. Các tàu chở than suốt ngày lênh đên trên biển, chủ tàu lại sợ bọn chúng trả thù nên không dám tiết lộ thông tin, do đó rất khó điều tra.
Đích thân Thượng tá Dương Tự Trọng phải cùng các trinh sát lăn lê ở bến bãi suốt gần năm trời, lúc đóng giả con nghiện, lúc hóa trang xe ôm, bán lẻ ma túy, bốc vác… mới phá được ổ nhóm này.
Ngoài
ra, anh cùng các chiến sĩ còn trực tiếp tiêu diệt hàng loạt ổ nhóm xã
hội đen hoạt động ở bến xe Tam Bạc, bến xe Niệm Nghĩa do Toàn "tỉnh"
cầm đầu. Nhóm Quang "tơn" làm luật ở khu vực bốc vác xi măng Hạ Lý cũng
lãnh án chung thân cả lũ...
Dưới sự chỉ đạo của Thượng tá Dương Tự Trọng và sự trực tiếp vào cuộc của người cảnh sát hình sự này, có thể nói, thời kỳ cuối thế kỷ 20, các băng nhóm hoạt động bảo kê theo kiểu xã hội đen ở Hải Phòng tan tác.
Từ một địa bàn vô cùng phức tạp, thành phố như cái chợ của bọn tội phạm xã hội đen, Hải Phòng đã trở nên yên bình và có cơ hội phát triển nhanh chóng.
Tôi
hỏi Thượng tá Dương Tự Trọng rằng: “Phá được ổ nhóm tội phạm hoạt động
theo kiểu băng nhóm, xã hội đen, bảo kê vô cùng khó. Bởi vì, chúng hoạt
động theo tổ chức, với chân rết, mạng lưới ở khắp nơi. Vậy kinh nghiệm
nào mà anh cùng đơn vị dẹp bỏ xã hội đen thành công đến vậy?”.
Thượng tá Dương Tự Trọng bảo: “Kinh nghiệm đánh các băng ổ nhóm tội phạm hoạt động kiểu làm luật, bảo kê là phải đánh bẹp đầu rắn, làm đến đâu "gọn" đến đấy. Đã làm là phải bắt cho bằng hết các đối tượng để truy tố, không để lọt tên tội phạm nào để nó có cơ hội phát triển lại.
Sau khi đánh tan các băng, ổ nhóm hoạt động bảo kê thì phải giao cho chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ địa bàn, và phòng cảnh sát hình sự liên tục giám sát, theo dõi, kiên quyết không để các đối tượng tội phạm trú ngụ, có đất hình thành”.
Còn tiếp…
Đại tá Trọng vừa bị bắt quét giang hồ đất cảng thế nào?
Kỳ 2: Đánh xã hội đen phải bẹp đầu rắn
Như đã nói ở kỳ trước, thập kỷ 80 của thế kỷ trước, thời kỳ bao cấp, đất nước mới hòa bình, các băng nhóm tội phạm hoạt động khá mạnh mẽ. Tội phạm ở Hải Phòng khi đó vô cùng tàn độc. Chúng hoạt động theo phương châm: Giết trước, cướp sau.
Dù tốt nghiệp Đại học Bách khoa, đam mê sửa chữa điện tử, sáng tác thơ ca, song người cha đã truyền lửa cho Dương Tự Trọng, khiến cuộc đời anh chuyển sang ngã rẽ khác, đó là thành một chiến sĩ công an.
Ông Dương Khắc Thụ đã điều cậu con trai về làm công an ở một phường, là điểm nóng nhất của thành phố cảng. Người cha ấy đã đẩy cậu con trai vào “lò lửa” để tự rèn luyện.
Thượng tá Dương Tự Trọng khi làm Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự |
Theo Thượng tá Dương Tự Trọng (khi làm Trưởng phòng Cảnh sát điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội, anh mang quân hàm thượng tá), khi cảnh sát hình sự truy quét ráo riết, nhổ cỏ tận gốc, thì các hành vi cướp bóc trắng trợn, dã man không còn nữa.
Chúng dựa vào các công ty, xí nghiệp bốc xếp để hoạt động bảo kê. Lúc này, hoạt động của bọn tội phạm đã có trí tuệ hơn. Chúng gây bức xúc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cho cả nền kinh tế Hải Phòng. Chúng dùng súng, kiếm để uy hiếp các đơn vị kinh tế và dùng tiền mua chuộc quan chức, thậm chí cả lực lượng công an.
Nhưng dưới sự chỉ đạo của Thượng tá Dương Tự Trọng, cùng sự phối hợp của các đơn vị, anh em hình sự đã bóc gỡ hàng loạt băng ổ nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu này.
Tội phạm hình sự đất cảng |
Những băng, ổ nhóm này làm luật ở các cửa ô thành phố, bến xe, bến tầu. Thậm chí có cả những băng nhóm nữ giang hồ, tiêu biểu là Nga "tây", chỉ đạo hơn chục đứa con gái bảo kê, làm luật những người buôn bán nhỏ ở khu vực bến Bính.
Rồi băng ổ nhóm do Cai "thìn" cầm đầu làm luật các tàu chở than ở bến cầu Niệm. Các tàu chở than suốt ngày lênh đên trên biển, chủ tàu lại sợ bọn chúng trả thù nên không dám tiết lộ thông tin, do đó rất khó điều tra.
Đích thân Thượng tá Dương Tự Trọng phải cùng các trinh sát lăn lê ở bến bãi suốt gần năm trời, lúc đóng giả con nghiện, lúc hóa trang xe ôm, bán lẻ ma túy, bốc vác… mới phá được ổ nhóm này.
Dưới sự chỉ đạo của Thượng tá Dương Tự Trọng và sự trực tiếp vào cuộc của người cảnh sát hình sự này, có thể nói, thời kỳ cuối thế kỷ 20, các băng nhóm hoạt động bảo kê theo kiểu xã hội đen ở Hải Phòng tan tác.
Từ một địa bàn vô cùng phức tạp, thành phố như cái chợ của bọn tội phạm xã hội đen, Hải Phòng đã trở nên yên bình và có cơ hội phát triển nhanh chóng.
Giám sát chặt chẽ từ địa bàn thì tội phạm sẽ không còn đất sống |
Thượng tá Dương Tự Trọng bảo: “Kinh nghiệm đánh các băng ổ nhóm tội phạm hoạt động kiểu làm luật, bảo kê là phải đánh bẹp đầu rắn, làm đến đâu "gọn" đến đấy. Đã làm là phải bắt cho bằng hết các đối tượng để truy tố, không để lọt tên tội phạm nào để nó có cơ hội phát triển lại.
Sau khi đánh tan các băng, ổ nhóm hoạt động bảo kê thì phải giao cho chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ địa bàn, và phòng cảnh sát hình sự liên tục giám sát, theo dõi, kiên quyết không để các đối tượng tội phạm trú ngụ, có đất hình thành”.
Còn tiếp…
Đại tá Trọng vừa bị bắt: Hành trình diệt xã hội đen
(VTC News) - Trên cương vị lãnh đạo, như một chuyên gia,
anh phân tích cụ thể tâm lý tội phạm từng thời kỳ ở Hải Phòng để tìm ra
phương án phòng ngừa, đánh án hiệu quả.
Kỳ 3: Diệt tận gốc xã hội đen
Đầu thế kỷ 21, mặt trái của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến từng con người đất cảng. Vấn đề giáo dục con người đã bị coi nhẹ, việc định hướng cho giới trẻ rất kém. Một bộ phận giới trẻ đã bị lệch lạc về nhân cách, sống không có lý tưởng.
Thượng tá Dương Tự Trọng luôn đau đáu về vấn đề này. Trên cương vị lãnh đạo, như một chuyên gia, anh phân tích cụ thể tâm lý tội phạm từng thời kỳ ở Hải Phòng để tìm ra phương án phòng ngừa, đánh án hiệu quả.
Thời kỳ đầu thế kỷ 21, tội phạm dưới 18 tuổi ngày càng nhiều, chiếm đến 70-80% trong các ổ nhóm đông đúc, có ổ nhóm đông tới 40-50 tên. Điều đáng ngại là 80-90% đối tượng mới phạm tội lần đầu.
Ngay
như vụ thanh toán đẫm máu ở đường bao Nguyễn Bỉnh Khiêm có quá nửa là
trẻ vị thành niên và 40 tên trong số đó chưa có tiền án, tiền sự. Những
đối tượng này không được giáo dục đầy đủ nên có quan niệm rất ngu ngơ,
sai lầm về pháp luật.
Để khẳng định những gì mình đã phân tích, Thượng tá Trọng cho tôi xem những biên bản ghi lời khai. Trong vụ thanh toán đẫm máu trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, có tên khai thế này:
- Anh có biết rằng giết người sẽ bị ngồi tù không?
- Dạ có ạ!
- Người ta đe doạ, xúc phạm, đánh đập anh thế nào mà đòi giết người ta?
- Dạ không!
- Vậy vì lý do gì?
- Tại vì một anh ở nhóm cháu bảo nó coi thường anh ấy!
- Anh ta là ai, có thân thiết không?
- Anh ấy chơi cùng nhóm bọn cháu...
Tên tội phạm này đã khai báo rất hồn nhiên rằng, hắn cùng đồng bọn đi giết người chỉ vì một tên trong nhóm của hắn bị nạn nhân nhìn đểu. Chẳng phải ruột thịt, không ân huệ sâu nặng, thậm chí còn chẳng biết rõ về nhau, chỉ hợp gu nhau cách ăn mặc, chơi bời, cũng sẵn sàng giết người vì nhau, bất chấp tính mạng, tù tội.
Cho
đến ngày nay, người dân Hải Phòng vẫn còn kinh hoàng với cuộc thanh
toán giữa hai ổ nhóm tội phạm của Quyền "quý" và Tuấn "lùn" diễn ra vào
hồi 0h30phút, sáng 6-11-2004.
Chỉ vì cú đụng xe rất nhẹ của đàn em Quyền "quý" với Tuấn "lùn" mà ổ nhóm Tuấn "lùn" với 23 tên đã quyết tìm ổ nhóm của Quyền "quý" gồm 33 tên để thanh toán nhau. Kết quả là 2 tên chết tại chỗ, 20 tên trọng thương.
Điều báo động là ổ nhóm này có tới 50% ở tuổi vị thành niên, không có chút hiểu biết gì về pháp luật, 90% chưa có tiền án, tiền sự, chúng không thân thích nhau, tình cảm không sâu nặng, đi đâm chém nhau chỉ đơn giản là vì thằng nọ lôi kéo thằng kia.
Theo Thượng tá Dương Tự Trọng, chính ma túy đã ngày càng cấu kết nhóm tội phạm trẻ lại với nhau. Khi chúng không nuôi nhau được nữa thì bàn nhau đi cướp.
Ma túy đã huỷ hoại thần kinh, làm mất lý trí khiến bọn tội phạm trong các ổ nhóm ngày nay có thể ra tay sát hại người khác tàn độc hơn.
Ngày
xưa, giang hồ đất cảng chỉ sử dụng đến thuốc phiện là cùng nên lý trí
chưa mất hẳn. Đâu đó trong tâm hồn vẫn còn đọng chất hảo hán, dám làm
dám chịu. Năm Sài Gòn dù đi cướp bóc khắp nơi, song vẫn thương vợ con,
báo hiếu mẹ già.
Bọn tội phạm trong các ổ nhóm ngày nay đến người thân chúng cũng chẳng coi ra gì. Nhiều thằng coi đám bạn mới quen trong ổ nhóm như anh em huyết thống, sống chết có nhau, nhưng lại có thể lạnh lùng giết cả bố lẫn mẹ để cướp tiền hút chích, đãi bạn.
Thằng Nguyễn Văn Nam, ở Trần Huy Liệu, sinh năm 1988, bóp cổ bà ngoại đến chết để cướp 51 ngàn đồng đi chát. Thằng Đặng Quốc Việt, ở phường Dư Hàng Kênh giết cả ông nội cùng hai đứa con của bác ruột để mong được hưởng mảnh đất rồi bán đi lấy tiền tiêu xài...
So với tội phạm ngày xưa, bọn trẻ bây giờ côn đồ hơn, manh động hơn và hành động hèn hạ hơn. Chính vì vậy, việc đi tóm bọn này rất ngán, đến cả lực lượng công an chúng cũng không coi ra gì, sẵn sàng đâm chém.
Loại tội phạm này nguy hiểm ở chỗ coi thường pháp luật, mất hết nhân tính, cổ súy cho một lối sống tội lỗi, bạo lực, ma quái và gây hoang mang cho dư luận.
Khi
vụ án thanh toán nhau giữa hai ổ nhóm của Quyền "quý" và Tuấn "lùn" xảy
ra, Thượng tá Dương Tự Trọng đã lập tức báo cáo lãnh đạo Bộ để cảnh báo
cho cả nước đối phó với loại tội phạm mới này.
Đúng như dự đoán của anh, từ năm 2004 đến nay, cả nước đã xuất hiện hàng loạt ổ nhóm tội phạm thanh toán nhau đẫm máu mà mục đích không rõ ràng. Điều này thể hiện sự xuống cấp về mặt đạo lý của một bộ phận giới trẻ không được nuôi dưỡng, định hướng đúng.
Những ổ nhóm tội phạm ở Hải Phòng tuy còn rời rạc song có dấu hiệu hình thành theo kiểu liên kết ma túy - hình sự - kinh tế, và đây chính là tiền thân của những băng nhóm giang hồ, mà nhiều khả năng chúng sẽ biến thành những băng cướp cực kỳ nguy hiểm, manh động.
Do vậy, tiêu diệt chúng từ trong trứng nước được lực lượng công an TP. Hải Phòng đặt lên hàng đầu. Để làm được điều đó, theo Thượng tá Trọng, lực lượng công an phải làm tốt công tác phòng ngừa.
Muốn phòng ngừa được thì phải biết dự báo từ trước, phải tổ chức linh hoạt đấu tranh trước một bước bằng cách làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm rõ từng đối tượng có tiền án tiền sự, kể cả những đối tượng ăn chơi, lêu lổng, bỏ học, có hoàn gia đình đặc biệt, theo dõi sát sao mọi di biến động, mọi hành động của chúng để ngăn ngừa và có thể truy bắt khi vụ án xảy ra.
Chính
vì nắm bắt tốt mọi hoạt động của các băng ổ nhóm, và dưới sự chỉ đạo
ráo riết của Thượng tá Dương Tự Trọng, phòng Cảnh sát hình sự đã kịp
thời ngăn chặn hàng loạt vụ thanh toán giữa các băng, ổ nhóm. Tất cả các
băng ổ nhóm khi bị phá đều mới hình thành được vài tháng, lâu nhất cũng
chỉ 6-7 tháng.
Chính vì vậy, mấy năm nay, Hải Phòng không có những băng nhóm tội phạm nổi tiếng, gây sự chú ý dư luận cả nước như thời kỳ trước.
Để ngăn chặn kịp thời các vụ ẩu đả, thanh toán giữa các ổ nhóm, các cán bộ, chiến sĩ phòng Cảnh sát Hình sự đã phải vô cùng vất vả, gian khổ mà không phải ai cũng biết được.
Bọn này tụ tập chơi bời không theo giờ giấc, có thể suốt ngày, suốt đêm, rồi nay sống chỗ này, mai vật vờ chỗ khác. Ngày cũng như đêm các trinh sát phải theo chân chúng, nắm bắt mọi biểu hiện khác lạ để dự đoán tình hình.
Để xác định rõ được mỗi ổ nhóm, các anh phải lăn lộn bám sát chúng hàng tháng, thậm chí cả năm trời. Và tất nhiên, để giải tán được những vụ ẩu đả tập thể, các cán bộ, chiến sĩ hình sự phải sẵn sàng chấp nhận đổ máu.
Với
những nỗ lực không ngừng của lực lượng công an các cấp ở Hải Phòng,
trong đó, Phòng Cảnh sát Hình sự, dưới sự lãnh đạo của Thượng tá Trọng,
trong nhiều năm qua, Hải Phòng gần như không còn tổ chức tội phạm hoạt
động theo kiểu xã hội đen.
Đó là những ấn tượng của tôi về những đóng góp của Dương Tự Trọng với sự bình yên của đất cảng. Nhưng, với một xã hội, mà luật pháp là thượng tôn, thì dù là người dân thường, hay quan chức, lực lượng thực thi pháp luật, cũng phải tôn trọng luật pháp.
Tài năng của Dương Tự Trọng được ngành công an ghi nhận bằng việc liên tục cất nhắc lên những vị trí cao hơn, để đóng góp được nhiều hơn cho đất nước. Nhưng cũng không vì thế mà che lấp được tội lỗi do mình gây ra. Dù là người thân của Lê Văn Luyện, hay người thân của Dương Chí Dũng, thì cũng phải chịu hình phạt của pháp luật nếu bao che cho tội phạm, tiếp tay cho tội phạm.
Chỉ có thể tiếc nuối cho một tài năng, một người đã thực thi luật pháp nghiêm minh, khiến hàng trăm tội phạm vào tù, giờ lại hành xử theo lối của một người không tôn trọng pháp luật.
Phạm Ngọc Dương
Kỳ 3: Diệt tận gốc xã hội đen
Đầu thế kỷ 21, mặt trái của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến từng con người đất cảng. Vấn đề giáo dục con người đã bị coi nhẹ, việc định hướng cho giới trẻ rất kém. Một bộ phận giới trẻ đã bị lệch lạc về nhân cách, sống không có lý tưởng.
Thượng tá Dương Tự Trọng luôn đau đáu về vấn đề này. Trên cương vị lãnh đạo, như một chuyên gia, anh phân tích cụ thể tâm lý tội phạm từng thời kỳ ở Hải Phòng để tìm ra phương án phòng ngừa, đánh án hiệu quả.
Thời kỳ đầu thế kỷ 21, tội phạm dưới 18 tuổi ngày càng nhiều, chiếm đến 70-80% trong các ổ nhóm đông đúc, có ổ nhóm đông tới 40-50 tên. Điều đáng ngại là 80-90% đối tượng mới phạm tội lần đầu.
Thượng tá Dương Tự Trọng trao đổi với đồng nghiệp |
Để khẳng định những gì mình đã phân tích, Thượng tá Trọng cho tôi xem những biên bản ghi lời khai. Trong vụ thanh toán đẫm máu trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, có tên khai thế này:
- Anh có biết rằng giết người sẽ bị ngồi tù không?
- Dạ có ạ!
- Người ta đe doạ, xúc phạm, đánh đập anh thế nào mà đòi giết người ta?
- Dạ không!
- Vậy vì lý do gì?
- Tại vì một anh ở nhóm cháu bảo nó coi thường anh ấy!
- Anh ta là ai, có thân thiết không?
- Anh ấy chơi cùng nhóm bọn cháu...
Tên tội phạm này đã khai báo rất hồn nhiên rằng, hắn cùng đồng bọn đi giết người chỉ vì một tên trong nhóm của hắn bị nạn nhân nhìn đểu. Chẳng phải ruột thịt, không ân huệ sâu nặng, thậm chí còn chẳng biết rõ về nhau, chỉ hợp gu nhau cách ăn mặc, chơi bời, cũng sẵn sàng giết người vì nhau, bất chấp tính mạng, tù tội.
Công an Hải Phòng lấy lời khai của một đối tượng phạm tội |
Chỉ vì cú đụng xe rất nhẹ của đàn em Quyền "quý" với Tuấn "lùn" mà ổ nhóm Tuấn "lùn" với 23 tên đã quyết tìm ổ nhóm của Quyền "quý" gồm 33 tên để thanh toán nhau. Kết quả là 2 tên chết tại chỗ, 20 tên trọng thương.
Điều báo động là ổ nhóm này có tới 50% ở tuổi vị thành niên, không có chút hiểu biết gì về pháp luật, 90% chưa có tiền án, tiền sự, chúng không thân thích nhau, tình cảm không sâu nặng, đi đâm chém nhau chỉ đơn giản là vì thằng nọ lôi kéo thằng kia.
Theo Thượng tá Dương Tự Trọng, chính ma túy đã ngày càng cấu kết nhóm tội phạm trẻ lại với nhau. Khi chúng không nuôi nhau được nữa thì bàn nhau đi cướp.
Ma túy đã huỷ hoại thần kinh, làm mất lý trí khiến bọn tội phạm trong các ổ nhóm ngày nay có thể ra tay sát hại người khác tàn độc hơn.
Một tên cướp ở Hải Phòng |
Bọn tội phạm trong các ổ nhóm ngày nay đến người thân chúng cũng chẳng coi ra gì. Nhiều thằng coi đám bạn mới quen trong ổ nhóm như anh em huyết thống, sống chết có nhau, nhưng lại có thể lạnh lùng giết cả bố lẫn mẹ để cướp tiền hút chích, đãi bạn.
Thằng Nguyễn Văn Nam, ở Trần Huy Liệu, sinh năm 1988, bóp cổ bà ngoại đến chết để cướp 51 ngàn đồng đi chát. Thằng Đặng Quốc Việt, ở phường Dư Hàng Kênh giết cả ông nội cùng hai đứa con của bác ruột để mong được hưởng mảnh đất rồi bán đi lấy tiền tiêu xài...
So với tội phạm ngày xưa, bọn trẻ bây giờ côn đồ hơn, manh động hơn và hành động hèn hạ hơn. Chính vì vậy, việc đi tóm bọn này rất ngán, đến cả lực lượng công an chúng cũng không coi ra gì, sẵn sàng đâm chém.
Loại tội phạm này nguy hiểm ở chỗ coi thường pháp luật, mất hết nhân tính, cổ súy cho một lối sống tội lỗi, bạo lực, ma quái và gây hoang mang cho dư luận.
Tội phạm Hải Phòng mỗi ngày thêm trẻ hóa, manh động |
Đúng như dự đoán của anh, từ năm 2004 đến nay, cả nước đã xuất hiện hàng loạt ổ nhóm tội phạm thanh toán nhau đẫm máu mà mục đích không rõ ràng. Điều này thể hiện sự xuống cấp về mặt đạo lý của một bộ phận giới trẻ không được nuôi dưỡng, định hướng đúng.
Những ổ nhóm tội phạm ở Hải Phòng tuy còn rời rạc song có dấu hiệu hình thành theo kiểu liên kết ma túy - hình sự - kinh tế, và đây chính là tiền thân của những băng nhóm giang hồ, mà nhiều khả năng chúng sẽ biến thành những băng cướp cực kỳ nguy hiểm, manh động.
Do vậy, tiêu diệt chúng từ trong trứng nước được lực lượng công an TP. Hải Phòng đặt lên hàng đầu. Để làm được điều đó, theo Thượng tá Trọng, lực lượng công an phải làm tốt công tác phòng ngừa.
Muốn phòng ngừa được thì phải biết dự báo từ trước, phải tổ chức linh hoạt đấu tranh trước một bước bằng cách làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm rõ từng đối tượng có tiền án tiền sự, kể cả những đối tượng ăn chơi, lêu lổng, bỏ học, có hoàn gia đình đặc biệt, theo dõi sát sao mọi di biến động, mọi hành động của chúng để ngăn ngừa và có thể truy bắt khi vụ án xảy ra.
Cảnh sát hình sự Hải Phòng tóm tội phạm |
Chính vì vậy, mấy năm nay, Hải Phòng không có những băng nhóm tội phạm nổi tiếng, gây sự chú ý dư luận cả nước như thời kỳ trước.
Để ngăn chặn kịp thời các vụ ẩu đả, thanh toán giữa các ổ nhóm, các cán bộ, chiến sĩ phòng Cảnh sát Hình sự đã phải vô cùng vất vả, gian khổ mà không phải ai cũng biết được.
Bọn này tụ tập chơi bời không theo giờ giấc, có thể suốt ngày, suốt đêm, rồi nay sống chỗ này, mai vật vờ chỗ khác. Ngày cũng như đêm các trinh sát phải theo chân chúng, nắm bắt mọi biểu hiện khác lạ để dự đoán tình hình.
Để xác định rõ được mỗi ổ nhóm, các anh phải lăn lộn bám sát chúng hàng tháng, thậm chí cả năm trời. Và tất nhiên, để giải tán được những vụ ẩu đả tập thể, các cán bộ, chiến sĩ hình sự phải sẵn sàng chấp nhận đổ máu.
Tiêu diệt tội phạm từ trứng nước, xử lý tội phạm ngay tại địa bàn |
Đó là những ấn tượng của tôi về những đóng góp của Dương Tự Trọng với sự bình yên của đất cảng. Nhưng, với một xã hội, mà luật pháp là thượng tôn, thì dù là người dân thường, hay quan chức, lực lượng thực thi pháp luật, cũng phải tôn trọng luật pháp.
Tài năng của Dương Tự Trọng được ngành công an ghi nhận bằng việc liên tục cất nhắc lên những vị trí cao hơn, để đóng góp được nhiều hơn cho đất nước. Nhưng cũng không vì thế mà che lấp được tội lỗi do mình gây ra. Dù là người thân của Lê Văn Luyện, hay người thân của Dương Chí Dũng, thì cũng phải chịu hình phạt của pháp luật nếu bao che cho tội phạm, tiếp tay cho tội phạm.
Chỉ có thể tiếc nuối cho một tài năng, một người đã thực thi luật pháp nghiêm minh, khiến hàng trăm tội phạm vào tù, giờ lại hành xử theo lối của một người không tôn trọng pháp luật.
Phạm Ngọc Dương
Nhận xét
Đăng nhận xét