HIỆN THỰC KỲ ẢO:Cửu Vị Thần Công

(ĐC sưu tầm trên NET)

Cửu Vị Thần Công triều Nguyễn-lịch sử và huyền thoại

Cập nhật: 28/09/2012 00:00:00   - Lượt xem : 763
(Cadn.com.vn) - Hai bên Quảng trường Ngọ Môn, dưới chân Kỳ Đài Huế, có 9 khẩu đại bác cổ bằng đồng rất lớn,  bên phải 5 khẩu,  bên trái 4 khẩu. Đó là 9 khẩu súng thần công, mà người Huế thường gọi với một cái tên sang trọng là Cửu Vị Thần Công. Cửu Vị Thần Công ra đời trước Cửu Đỉnh hơn 20 năm, từ khi Gia Long mới lên ngôi (1802). Trên súng có ghi tước vị do Vua Minh Mạng phong cho súng: "Thống lĩnh quân đội, uy dũng ngang hàng với thần linh, vô địch tướng quân, niên hiệu 15 Gia Long, ngày tháng tốt Bính Tý...". Cửu Vị Thần công có lịch sử đúng 205 năm và có nhiều huyền thoại linh liêng được lưu truyền.
Sử Gia Long chép, khi đánh bại hoàn toàn lực lượng nhà Tây Sơn (1801), sau lên ngôi vua, Gia Long đã cho thu về tất cả các đồ vật bằng đồng chiếm được đúc thành 9 khẩu đại bác, tượng trưng cho sức mạnh và sự trường tồn của triều đại nhà Nguyễn. Ngày khởi đúc là mùa Xuân năm Quý Hợi, ngày Ất Hợi (31-1-1803 ), đến cuối tháng 12-1804 các thợ đúc đồng Huế báo tin hoàn thành công việc và chỉ còn khâu hoàn thiện, chạm khắc trên súng. Cửu Vị Thần Công được đặt tên theo 4 mùa và ngũ hành. Thứ tự tên và khối lượng các khẩu: Xuân: 17.700 cân; Hạ: 17.200 cân; Thu: 18.400 cân; Đông: 17.800 cân; Mộc: 17.100 cân; Hỏa:17.200 cân; Thổ: 17.800 cân; Kim: 17.600 cân; Thủy: 17.200 cân. Chưa có tài liệu nào giải thích tại sao khối lượng các khẩu súng lại không giống nhau và thứ tự kim, mộc, thủy, hỏa, thổ  trong Ngũ Hành lại không được tôn trọng khi đặt tên cho súng. Việc đúc súng thần công đặt dưới quyền giám sát của Đô Thống chế Nguyễn Văn Khiêm (Khiếm Hòa hầu) và Chánh quản cơ Hoàng Văn Cẩn, phó quản cơ Ích Văn Hiếu (Hiếu Thuận Hầu ), Phan Tấn Cẩn, Tham tri Bộ Công (Cẩn Tín hầu). Vua ban cho 4 vị tướng chỉ huy đúc súng các chức hầu có ý nghĩa: Khiếm hòa, cẩn thận, hiếu thuận, cẩn tín....

Đại bác Thần công có mâm xoay nòng như pháo hiện đại. Ở trên súng có ghi rõ cách bắn. Tuy nhiên cho đến thời vua Tự Đức, súng vẫn chưa một lần sử dụng để bảo vệ Hoàng Thành, mà chỉ dùng để bắn các phát súng lệnh ở Kinh Đô khi liễn ra xá lễ cung đình như mừng Khánh Thọ vua, lễ, Tết hay Tế đàn Nam Giao... Cửu Vị Thần Công được trang trí rất đẹp, có thếp vàng trên súng. Người ta chạm một con rồng đang đè lên một con rồng khác buộc nó phải chạy trốn. Ngày xưa súng được đặt ở Tả Xưởng Tướng Quân (bên trái Ngọ Môn), chứ không phải đặt chia ra hai bên như hiện nay.
Xung quanh Cửu Vị Thần Công có nhiều câu chuyện huyền thoại. Ngày xưa, người dân kinh đô Huế ai đi qua trước súng phải ngả nón cúi chào như chào một vị Thần, vì súng có '"uy dũng ngang với thần linh''. Chuyện kể rằng có đứa trẻ tò mò, trèo lên xem miệng nòng súng bị súng nuốt mất tăm! Ngày trước nơi đặt súng người ta lập bàn thờ sang trọng để thờ Thần Súng. Nhà vua phải cấp tiền để cúng thần súng. Lễ cúng diễn ra tại Đại Nội trong phòng của Hộ vệ vào các ngày mùng Một và Rằm hàng tháng, có đặt bài vị Thần Công. Ở Kinh Đô xưa truyền tụng rằng, có người mắc bệnh nan y, thuốc khắp không khỏi, phải tìm thầy cúng Cửu Vị Thần Công mới lành (!?) . Tương truyền, cửu vị có thể hòa giải cho các gia đình ly hôn, phù hộ cho các nhà an khang, thịnh vượng. Tạp chí B.A.V.H (Những người bạn Cố đô Huế, bản dịch tiếng Việt của NXB Thuận Hóa, 1997) chép rằng, vua Tự Đức một hôm định đưa Cửu Vị Thần Công ra chiến trường. Quan quân cột ngựa rất mạnh để kéo nhưng súng không hề nhúc nhích. Vua nổi giận viết bức thư với lời lẽ kiên quyết, cho quan triều đem đọc trước súng Thần Công: "Nếu Ngài không chịu tham chiến thì đích thân Trẫm sẽ đến phạt trượng và Ngài sẽ mất hết chức tước...". Sau khi tuyên đọc thư Hoàng Thượng, tự nhiên ngựa kéo súng đi rất nhẹ nhàng. Có nhà thơ dân gian đã viết thơ về Cửu Vị Thần Công: "Hỡi Thần Công, lẽ nào  Ngài chịu để đánh bại dễ dàng? Không! Ngài chỉ ngủ dưỡng sức để thức dậy biểu dương sức mạnh". Chuyện là thế nhưng  thật ra dưới triều Tự Đức cũng có đúc 9 khẩu súng Thần Công khác giống với Cửu Vị Thần Công nhưng nhỏ hơn một chút đặt ở bên phải Ngọ Môn. 9 khẩu súng này được "điều" vào tham chiến ở Gia Định, Sơn Trà (Đà Nẵng), Thuận An (Huế). Còn các khẩu đúc thời Gia Long vẫn đặt ở chỗ cũ Tả Xưởng Tướng  Quân cho đến ngày nay.
Cửu Vị Thần Công đến nay vẫn uy nghi trước Kỳ Đài Cố đô Huế, thu hút khách du lịch, đồng thời là chứng tích lịch sử một thời, là những hiện vật tượng trưng cho tài nghệ đúc đồng của người Việt Nam đầu thế kỷ XIX.
Ngô Minh
CADN

Cửu Đỉnh (nhà Nguyễn)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tọa độ: 16°28′01″B 107°34′34″Đ
Cửu Đỉnh
Cửu Đỉnh triều Nguyễn
Cửu Đỉnh triều Nguyễn
Blue pog.svg
Cửu Đỉnh
Vị trí địa lý
Vị trí Hoàng thành Huế
Lịch sử
Xây dựng 1835
Tình trạng Đang trưng bày
Chức năng
Chức năng Bảo vật
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn (tiếng Hán: 阮朝九鼎) là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837.
Lấy ý tưởng từ Cửu đỉnh của nhà HạTrung Quốc, vua Minh Mạng ban chỉ dụ cho Nội các vào tháng 10 âm lịch năm Ất Mùi (1835), ra lệnh cho Nội các cùng bộ Công đôn đốc công việc đúc Cửu Đỉnh. Tháng 5 âm lịch năm Bính Thân (1836), phần thô của chín đỉnh đúc xong. Nhưng phải mất gần 8 tháng sau, Cửu Đỉnh mới được chính thức hoàn thành. Buổi đại lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 để đặt đỉnh ở sân Thế Miếu dưới sự chủ trì của vua Minh Mạng. Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương rồi chiến tranh Việt Nam, theo đó là suy thoái của thời kỳ bao cấp (1945 - 1981), Cửu Đỉnh vẫn không dời chuyển và còn nguyên vẹn tới ngày nay.
Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn. Trên mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí,...tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.

Quá trình thiết kế và đúc đỉnh

Khởi công

Đỉnh là thứ trọng khí được đúc bằng kim loại, thường có hai quai (tai) và ba chân,  nguyên nghĩa là đồ để nấu ăn thời xa xưa. Nhưng đỉnh cũng là tượng pháp để tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà nước quân chủ
Trước thời vua Nguyễn Thánh Tổ, các chúa và vua nhà Nguyễn đã cho đúc nhiều vạc đồng để xác định quyền uy của triều đại. Đỉnh kì thực chính là vạc nhưng mặt khác, đỉnh có ý nghĩa thiêng liêng tôn kính hơn . Theo quan niệm Dịch học, quẻ Đỉnh (鼎卦) gồm quẻ Ly (離卦) ở trên và quẻ Tốn (巽卦) ở dưới, mà tự quẻ Ly đã có đức thông minh, sáng suốt, quẻ Tốn có đức vui, thuận. Vậy quẻ Đỉnh có đủ đức sáng suốt, vui thuận, đắc trung, cương nhu ứng viện nhau để làm việc đời, hanh thông, rất tốt.[1] Do đó theo truyền thuyết, khi Hạ Vũ trị thủy, chia chín châu, đúc cửu đỉnh đặt ở kinh đô nhà Hạ. Thành Thang diệt Hạ Kiệt, lấy cửu đỉnh của nhà Hạ mang về kinh đô nhà Thương. Chu Vũ Vương diệt Trụ Vương, lại dời cửu đỉnh về Lạc Ấp. Với ý nghĩa ấy của cửu đỉnh, tháng 10 âm lịch năm 1835, vua Minh Mạng xuống dụ chỉ cho Nội các, sai đúc cửu đỉnh riêng cho triều đại của mình, triều Nguyễn. Dụ chỉ như sau:
Nhà vua phái hai viên quan khoa đạo và hai viên quản vệ đôn đốc tiến hành công việc, quan lại ở bộ Công cũng phải thường xuyên xem xét.

Thiết kế và chế tạo

Sử sách không ghi rõ về quá trình thiết kế, vẽ kiểu Cửu Đỉnh nên rất khó để xác định xem hình dáng của Cửu Đỉnh bây giờ có phải được giữ nguyên như thiết kế ban đầu hay đã bị sửa đổi trong quá trình chế tạo. Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân  Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi" tức là năm 1835. Nhưng mỗi đỉnh cũng có nét riêng. Cũng là quai đỉnh hình chữ U úp, nhưng góc đáy của nó ở các Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh thì vuông góc, còn ở các đỉnh khác lại uốn cong. Mặt quai thì tùy đỉnh mà bện thừng, cong vỏ măng, cong lòng máng, phẳng bẹt hay có gờ, triện hoặc để trơn. Phần lớn cổ các đỉnh có hình lòng máng, nhưng ở Cao đỉnh, Dụ đỉnh lại để thẳng. Vành miệng của Thuần đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh đều cong nửa vỏ măng, còn ở các đỉnh khác thì thẳng đứng với gờ vuông. Vai nhiều đỉnh có gờ đơn hoặc gờ kép, nhưng một số đỉnh để trơn. Đáy bầu đỉnh phần lớn cong một phần của khối cầu, nhưng ở một số đỉnh khác lại bằng và hơi lõm lên. Chỉ có chân Dụ đỉnh là được tạo đáy thẳng hơi chếch, còn ở các đỉnh khác đều công dạng chân quỳ . Các mảng hình được chạm trên bàu của đỉnh, mỗi đỉnh có 18 mảng hình. .
Hình vẽ Cửu Đỉnh triều Nguyễn trên tập san Bulletin des amis du vieux Hué (BAVH, tạm dịch: "Những người bạn của Cố đô Huế") năm 1914
Nguyên liệu đúc Cửu Đỉnh do triều đình cung cấp, gồm hai nguyên liệu chính là đồng và kẽm, có thể thêm chì, thiếc… lấy từ trong kho hoặc các phế khí hay những vật phẩm bằng đồng không cần dùng nữa . Tổng khối lượng đồng để đúc chín đỉnh là 22473 kg  nhưng cũng có tài liệu ghi số liệu là 22088 kg
Chín đỉnh đồng trước sân Hiển Lâm Các
Cao đỉnh và Thế Miếu
Quá trình chế tạo Cửu Đỉnh gồm nhiều khâu, cơ bản là các công đoạn kỹ thuật như làm khuôn, nấu đồng và đúc đỉnh
  • Khuôn đúc: được làm bằng đất sét dẻo và giấy gió ở phần mặt khuôn giáp hiện vật, và đất sét trộn trấu luyện kỹ ở xưởng khuôn. Cửu Đỉnh có khối hình lớn, phức tạp, cần độ bền vững tuyệt đối nên phải đúc liền khối. Do dáng hình của mẫu vật và sự phức tạp của các hình trang trí, nên đỉnh cần phải ghép nhiều mảnh khuôn, khi đúc xong phá bỏ để lấy hiện vật 
  • Nấu đồng: Hợp kim đồng đã được pha chế theo đúng tỷ lệ cần thiết, được bỏ cùng với than vào hệ thống cơi ống đã được nung đỏ. Nhờ các luồng gió được thổi liên tục từ lò bễ qua ống máng làm than cháy đổ và do đó hợp kim đồng chả ra rơi xuống nồi cơi, tiếp tục đổ hợp kim đồng đã hơ nóng vào cho đến khi lượng đồng trong các lò đủ đúc một đỉnh, thì thợ đúc dùng que dắt hơ nóng quấy đều nước đồng ở mỗi nồi cơi cho cặn bã nổi lên dể dùng muỗm múc bỏ đi. Để đúc mỗi chiếc đỉnh, người ta cần phải có đến 60 lò nấu đồng, mỗi lò chỉ nấu được từ 30–40 kg đồng .
  • Đúc đỉnh: Nồi cơi được đậy lại bằng vung đất trấu rấm ướt, khiêng đến hố khuôn đúc, đổ đồng vào các chậu rót. Do đồng chả khắp khuôn là đông ngay, nên khi đúc phải đổ liên tục, hết nồi nước cơi đồng này sang nồi nước cơi đồng khác cho đến khi đầy mỗi đỉnh. Khi khuôn đỉnh được rót đầy hợp kim đồng rồi phải giữ yên cho đến khi nguội mới được lấy lên khỏi hó, và tháo khuôn ra để lấy đỉnh. Phần quai được đúc riêng rồi hàn gắn vào miệng đỉnh .
Cửu Đỉnh đúc xong vào tháng 5 âm lịch năm 1836. Vua Minh Mạng xuống lệnh chọn thợ khéo chạm khắc các hình trang trí chạm nổi vào mỗi đỉnh. Nhân đó, nhà vua thưởng cho người Đốc biện và binh lính trông coi một tháng tiền lương, thợ và người làm thưởng chung cho 300 quan tiền. Đồng thời, vua cũng sai bộ Lễ sắm sửa lễ vật tạ ơn thần linh giúp đỡ cho việc đúc Cửu Đỉnh được thành công . Tuy vậy, công việc gắn hình chạm nổi mất khá nhiều thời gian. Việc gì đến cũng phải đến, 8 tháng sau, vào mùa xuân năm 1837, Cửu Đỉnh chính thức hoàn thành.

Khánh thành

Đại lễ khánh thành và đặt Cửu Đỉnh diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 tức ngày quý mão tháng giêng âm lịch năm Đinh Dậu, niên hiệu Minh Mạng thứ 18. Đích thân hoàng đế Minh Mạng đứng ra chủ trì buổi lễ. Chín chiếc đỉnh lần lượt được đặt ở sân của Thế Miếu, sát với Hiển Lâm Các, dưới chân mỗi đỉnh đều kê bằng tảng đá.
Bắt đầu buổi lễ, nhà vua cùng quần thần đến miếu tế cáo. Lễ xong, nhà vua dụ bảo các quan rằng:
.
Ngày hôm sau, vua Minh Mạng thiết triều ở điện Thái Hòa, quần thần đều cúi lạy chúc mừng. Nhà vua ban yến cho các quan văn võ từ ngũ phẩm trở lên, đồng thời xuống lệnh thưởng hậu cho các viên giám tu, đốc biện và các thợ đúc Cửu Đỉnh. Quan lại trấn thủ ở các tỉnh đều dâng biểu chúc mừng 
Trải qua hơn 170 năm biến động, Cửu Đỉnh vẫn không hề thay đổi vị trí, còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Vị trí và đặc điểm hình thể

Vị trí

Cửu Đỉnh đặt ở trước Hiển Lâm Các theo một hàng ngang, đối diện với Thế Miếu, phía nam hoàng thành Huế. Cao đỉnh được đặt ở trên đường thần đạo chạy từ Miếu Môn qua Hiển Lâm Các đến gian giữa của Thế Miếu - nơi đặt án và khám thờ vua Nguyễn Thế Tổ. Cao đỉnh kê ở chính giữa trong số Cửu Đỉnh và là đỉnh duy nhất được nhích về phía trước 3 mét với hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập triều đại.
Lấy Cao đỉnh làm chuẩn, bên trái lần lượt là Nhân đỉnh, Anh đỉnh, Thuần đỉnh, Dụ đình; bên phải lần lượt là Chương đỉnh, Nghị đỉnh, Tuyên đỉnh, Huyền đỉnh. Nhân đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Thánh Tổ, Chương đỉnh dối diện với án thờ vua Nguyễn Hiến Tổ, Anh đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Dực Tông, Nghị đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Giản Tông, Thuần đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Cảnh Tông, Tuyên đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Hoằng Tông, Dụ đỉnh đối diện với án thờ vua Hàm Nghi, Huyền đỉnh đối diện với án thờ vua Duy Tân.

Đặc điểm hình thể

Tên đỉnh Khối lượng (cân Việt Nam) Khối lượng (kg) Chiều cao toàn bộ (mét) Chiều cao đến miệng (mét) Chiều cao chân (mét) Chiều cao quai Chu vi thân bầu (mét) Chu vi cổ (mét) Chu vi miệng (mét) Đường kính miệng (mét) Chiều rộng quai (mét)
Cao đỉnh 4307 cân 2601,4 2,5 2,02 1,05 0,48 5,07 3,01 4,275 1,38 0,48
Nhân đỉnh 4160 cân 2152,6 2,31 1,84 0,87 0,42 5,04 3,19 4,285 1,365 0,56
Chương đỉnh 3472 cân 2079 2,27 1,86 0,95 0,41 5,035 3,51 4,245 1,35 0,5
Anh đỉnh 4261 cân 2595,7 2,25 1,83 0,94 0,42 5,055 3,54 4,28 1,37 0,51
Nghị đỉnh 4206 cân 2595,7 2,31 1,9 0,89 0,41 5,08 3,53 4,28 1,37 0,54
Thuần đỉnh 3229 cân 1950,3 2,325 1,9 0,85 0,425 5,047 3,52 4,26 1,365 0,51
Tuyên đỉnh 3421 cân 2066,4 2,35 1,91 0,93 0,54 5,06 3,52 4,28 1,37 0,61
Dụ đỉnh 3341 cân 2017,9 2,337 1,91 0,96 0,427 5,1 3,61 4,325 1,38 0,44
Huyền đỉnh 3200 cân 1935 2,31 1,9 0,95 0,41 5,05 3,57 4,43 1,9
Nguồn: Trang điện tử Huế - Xưa và Nay thuộc chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế 

Những bức họa tiết chạm nổi trên Cửu Đỉnh

Tháng 10 âm lịch năm 1835, khi ban chỉ dụ sai đúc Cửu Đỉnh, vua Minh Mạng cũng căn dặn bộ Công rằng:
Tổng cộng có 162 tấm họa tiết chạm nổi tinh xảo trên bàu của tất cả 9 chiếc đỉnh, mỗi đỉnh gồm 18 tấm, chia làm ba tầng, mỗi tầng có sáu hình xen kẽ với 6 mảng trống, trong đó tầng trên và tầng dưới bố trí lệch đi một khoảng so với tầng giữa  Mảng hình chính ở mặt trước thuộc tầng giữa được khắc tên đỉnh với lối chữ chân phương, từng nét mạch lạc, khối chữ vuông vức. Có thể thống kê các hình chạm nổi trên Cửu Đỉnh như sau:
Có thể thấy, các hình chạm nổi trên Cửu Đỉnh được sắp xếp theo trật tự trang trí chặt chẽ. Nhìn chung tầng giữa tập trung những hình quan trọng nhất: lấy tên đỉnh làm nội dung trang trí chính, đối lại phía sau là các mô hình thể hiện vũ trụ như các tinh cầu hay các biểu tượng thiên nhiên mạnh mẽ và thần bí, hai bên trên đỉnh là hình các núi cao hùng vĩ, trập trùng và đối lại bên kia là biển cả mênh mông hay cửa sông rộng mở, rồi tiếp theo cả hai bên là những con sông lớn của Việt Nam 
Tầng trên và tầng dưới không có hình ở hai phía trước và sau, mà dàn sang hai bên nhưng vẫn mang tính đăng đối. Ở tầng trên, thứ tự từ trước ra sau là những cây to quý (riêng ở Cao đỉnh thay bằng hình rồng, ở Anh đỉnh là ve sầu và ở Tuyên đỉnh là tổ yến) đối xứng với những cây ăn quả lưu niên. Tiếp theo là hình những con chim đẹp, quý hiếm (riêng ở Nghị đỉnh thay bằng hình con sâu dừa) đối xứng với cây lương thực. Cuối cùng là những loài hoa đăng đối với ngũ cốc.
Tầng dưới đăng đối hai nửa từ trước ra sau là cặp đôi gồm những cây gỗ lớn và cây gia vị với loài thủy hải sản và cây quý (riêng ở Nghị đỉnh thay bằng cặp chim uyên ương). Tiếp đến là những loài hải vật nhỏ đăng đối với thuyền , xe cộ (riêng ở Anh đỉnh thay bằng lá cờ). Sau cùng là các linh thú đăng đối với các kiểu vũ khí chiến trận 
Hiển Lâm các và Cửu Đỉnh triều Nguyễn trước sân Thế Miếu (tranh của BAVH 1914)
Nghệ nhân khi thể hiện hình chạm trên Cửu đỉnh đã không phụ thuộc vào trạng thái tự nhiên của vật thể, cũng như tỷ lệ kích thước của chúng, mà họ sáng tạo bằng sự sắp xếp lại cho vừa một mảng diện tích tương đương nhau trên bàu của đỉnh. Vì thế có những vật thể thu nhỏ nhiều, nhưng lại có những vật thể thu lại không đáng kể; có hình rất khái quát, nhưng lại có hình khá chi tiết, hình nào cũng được nhìn rất động với những chi tiết đặc thù  Có thể xem 162 hình chạm khắc trên Cửu Đỉnh như một bộ "Dư địa chí,"  bộ bách khoa thư về nước Việt Nam đầu thế kỷ 19 bằng phương pháp tạo hình; tuy không đầy đủ nhưng điển hình, đúng như yêu cầu của vua Minh Mạng: "Nay đúc đỉnh, khắc các hình tượng sông, núi và mọi vật cũng không cần phải khắc đủ cả, duy phải khắc rõ tên, hiệu và xứ sở để tiện nhận xét".
Họa tiết chim hạc trên Anh đỉnh

Ý nghĩa và giá trị của Cửu Đỉnh

Ý nghĩa

Với chức năng là trọng khí đặt ở trước sân tông miếu của nhà Nguyễn, là báu vật tượng trưng cho đế nghiệp muôn năm vững bền của triều Nguyễn, tên gọi của mỗi đỉnh đang mang hàm ý của Minh Mạng: là thụy hiệu của các vua triều Nguyễn. Chẳng hạn như Cao đỉnh chính là thụy hiệu của Nguyễn Thế Tổ Cao hoàng đế, Nhân đỉnh là thụy hiệu của chính vua Minh Mạng, Chương đỉnh là thụy hiệu của vua Thiệu Trị, Anh đỉnh là thụy hiệu của vua Tự Đức, Nghị đỉnh là thụy hiệu vua Kiến Phúc, Thuần đình là thụy hiệu của vua Đồng Khánh, Tuyên đỉnh là thụy hiệu của vua Khải Định. Tất nhiên các vua Dục Đức, Hiệp Hòa bị Tôn Thất Thuyết phế truất và giết chết; vua Hàm Nghi lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp; hai cha con vua Thành Thái, Duy Tân bị người Pháp phế truất và lưu đày; vua Bảo Đại thoái vị...đều không được đặt tên miếu hiệu và thụy hiệu. Do đó, tên của Dụ đỉnh và Huyền đỉnh không trở thành thụy hiệu của bất kì vị vua nào triều Nguyễn.
Cửu Đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan niệm phương Đông, tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ . Dễ hiểu tại sao số 9 là tư tưởng chủ đạo vua Minh Mạng trong việc đúc Cửu Đỉnh cho triều đại mình: tất cả các loại cảnh vật đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9. 9 vì tinh tú và hiện tượng thiên nhiên trong vũ trụ là Mặt Trời, Mặt Trăng, Gió, Sét, Mây, Mưa, Ngũ tinh, Bắc Đẩu, Nam Đẩu; 9 ngọn núi lớn là Thiên Tôn, Ngự Bình, Thương Sơn, Hồng Lĩnh, Tản Viên, Duệ Sơn, Đại Lãnh, Hải Vân, Đèo Ngang; 9 sông lớn là Bến Nghé, sông Hương, sông Gianh, sông Mã, sông Lô, Bạch Đằng, Thạch Hãn, sông Lam, sông Hồng; 9 con sông đào và sông khác là kênh Vĩnh Tế, sông Vĩnh Điện, sông Lợi Nông, sông Vệ, sông Phổ Lợi, sông Thao, sông Cửu An, sông Ngân Hà. Rồi 9 loài chim, 9 loài cây lương thực, 9 loại rau củ, 9 loài hoa, 9 loại cây lấy quả, 9 loại dược liệu quý, 9 loại cây thân gỗ, 9 loại vũ khí chiến trận, 9 loại thuyền bè, xe cộ, cờ. Tất cả những số 9 ấy hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên sông núi đất trời Việt Nam hoành tráng 
Họa tiết Hải Vân quan chạm nổi trên Dụ đỉnh
Con số 9 cũng kết thúc một vòng lịch đại đầy đủ, tương ứng với cửu tộc . Khởi đầu từ CAO tức thế hệ khai sáng và kết thúc ở HUYỀN là thế hệ sau cùng, khép kín một chu kỳ để đi vào cõi vĩnh hằng . Từ CAO đến HUYỀN trong hệ thống thế thứ lịch đại, mỗi thế hệ tượng trưng cho một đức tính tốt: CAO, tức người khởi dựng, tượng trưng cho sự vĩ đại, NHÂN là lòng tốt, tượng trưng đức, CHƯƠNG là sự gương mẫu, là ánh sáng, ANH là tài giỏi vinh hạnh, hiển đạt, NGHỊ là ý chí kiên cường, cương nghị, THUẦN là sự hoàn thiện, phong phú, TUYÊN là sự hài hòa, tinh thông, DỤ là nền tảng sự thịnh vượng và HUYỀN ứng với nơi sâu thẳm .
Chính vì thế, con số 9 ở đây là số nhiều, đầy đủ nhất đến mức hoàn tất, để rồi sang con số 10 sẽ trở lại từ đầu theo một chu kỳ mới . Qua đó, Minh Mạng thể hiện ước muốn trường tồn của quốc gia Đại Nam và uy quyền của triều Nguyễn mãi vững bền đến nhiều đời con cháu ông sau này . Nhưng chỉ đến đời Bảo Đại - người cháu 6 đời của Minh Mạng, nhà Nguyễn đã chính thức sụp đổ, kéo theo sự cáo chung của nền quân chủ Việt Nam.

Giá trị

Cửu Đỉnh có thể coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật rất tinh tế của những nghệ nhân tài hoa, là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước Đại Nam và ước mơ triều đại mãi vững bền, hùng mạnh. Tất cả 162 mảng hình trên Cửu Đỉnh là 162 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học, là bách khoa thư về cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỉ 19.
Cửu Đỉnh là di sản văn hóa quý hiếm, có giá trị nhiều mặt của văn hóa Huế nói riêng, Việt Nam nói chung.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH