BÍ ẨN LỊCH SỬ 102
(ĐC sưu tầm trên NET)
Sau khi thống nhất Trung Quốc, một trong những việc được Tần Thủy Hoàng quan tâm và thực hiện đầu tiên là đả kích các phần tử trí thức.
Vào năm 213 trước công nguyên, nghe theo lời Lý Tư, Tần Vương tiến hành đốt sách, thực hiện chính sách ngu dân.
Tiếp đó đến năm 212 trước công nguyên, vì bị các phương sĩ lừa đảo đến mức lú lẫn, mụ mị, Tần Thủy Hoàng phẫn nộ quyết “chôn nho” và giết hết các phần tử trí thức.
Tần Vương “mụ mị” vì thuốc trường sinh bất lão
Nguyên nhân dẫn đế sự kiện Tần Vương “chôn nho” vào năm 212 trước công nguyên, vốn không liên quan đến các bậc nho sinh.
Trang tin jpgushi.com (Trung Quốc) dẫn các tài liệu lịch sử cho rằng, vì phẫn nộ với một phương sĩ có tên Lô Sinh, Tần Thủy Hoàng đã trút cơn thịnh nộ lên các nho sinh.
Những năm cuối cùng của thời kỳ Chiến Quốc, tại những nước nhỏ như Yên (nay là Hà Bắc), Tề (Sơn Đông) có một nhóm người gọi là phương sĩ.
Những người này tự nhận mình có một năng lực siêu nhiên, có thể nói chuyện với thần tiên, dự đoán tương lai, có thể xin thân tiên linh dược giúp con người trường sinh bất lão.
Tần Thủy Hoàng sau khi quy giang sơn về một mối, đã thống nhất đường xá, chữ viết, nhưng trong lòng vẫn chưa thỏa mãn. Điều khiến ông còn bận tâm, là tìm cho được phương thuốc trường sinh bất tử.
Để thực hiện tâm nguyện này, Tần Vương một mặt bình thiên hạ, thể hiện uy đức của mình với thần dân, một mặt vời phương sĩ khắp nơi, giúp mình có được loại thần dược này.
Năm 218 trước công nguyên, sau một chuyến phong thiền đến núi Thái Sơn, phương sĩ Từ Phúc đã trình lên quân vương, rằng “trên biển đông có ba ngọn núi thần có thần tiên sinh sống và có thần dược giúp trường sinh bất tử.
Tôi đã từng đến đó, thần tiên nói rằng phải hiến đồng nam đồng nữ và cả nhân công, mới có thể đổi được thuốc tiên.”
Tần Thủy Hoàng nghe vậy, liền cho Từ Thức cùng 3000 đồng nam đồng nữ, mang theo ngũ cốc lương thực và người làm công, tìm đường ra biển.
Tuy nhiên, sau chuyến đi này, bề tôi thân cận của Tần Vương “một đi không trở lại”. Sau này, có truyền thuyết cho rằng ông đã sang Nhật Bản.
Năm 215 trước Công nguyên, Hoàng đế nhà Tần lại tiếp tục “đông du”
đến Kiệt Thạch (nay là Tần Hoàng Đảo), Tại đây, ông sai phương sĩ Lô
Sinh tìm cách bái kiến thần tiên.
Tuy nhiên, sau khi từ biển trở về, Lô Sinh không đem theo được thuốc trường sinh bất lão, mà chỉ đem theo được một cuốn “sách tiên”, trong đó có viết: “Diệt Tần Giả, Hồ Dã”.
Lúc bấy giờ, tộc người Hung Nô được gọi là người Hồ. Tần Thủy Hoàng xem qua “tiên thư”, liền cho rằng tộc người này chính là mối đe dọa lớn nhất đối với nhà Tần.
Ngay lập tức, Tần Vương xuất 30 vạn đại quân, cử con trai trưởng trợ giúp Tô Vi thị giám quân sĩ, Bắc tiến chinh phạt quân Hung Nô, chấm dứt nguy cơ nhà Tần diệt vong. Trong khi đó, ở phía Nam, ông cũng cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành để phòng người Hồ xâm nhập.
Tần Thủy Hoàng cho rằng từ đó về sau có thể vô lo vô nghĩ. Tuy nhiên sau này, nhân tố khiến Tần diệt vong không phải người Hồ, mà là con nhỏ của ông Hồ Hợi.
Đại nhân Trịnh Huyền đời Đường cho rằng: “Hồ giả, Hồ Hợi, Tần nhị thế chi danh”, “Hồ” trong “sách tiên” mà Lô Sinh mang về chính là Hồ Hợi, chứ không phải người Hung Nô.
… bị lừa dẫn đến “đốt sách chôn nho”
Năm 212 trước công nguyên, Lô Sinh tiếp tục lừa Tần Thủy Hoàng một lần nữa: “Thần nhiều lần bái thần tiên cầu xin thần dược nhưng không được, là do có một thứ đang cản trở.
Bây giờ, có một cách là người nên ẩn dật, giấu kín mọi hành động của mình, không được để ai biết để tránh ác quỷ, khi ác quỷ đi rồi, chân nhân sẽ xuất hiện.
Chân nhân đi xuống nước không ướt, đi vào lửa không cháy, có thể đi mây cưỡi gió, sống mãi cùng trời đất, hy vọng Hoàng đế sống thật “tĩnh”, nhất cử nhất động đều không được để ai biết, sẽ có được thuốc tiên.”
Tần Thủy Hoàng nghe xong, liền làm theo những cách Lô Sinh bày cho. Nếu có bất cứ ai nói ra nơi ở của Hoàng đế, ngay lập tức bị khép tội chết.
Lô Sinh sau khi lừa được nhà vua, liền bắt tay với một phương sĩ khác là Hầu Sinh. Hai người này sau đó mượn danh vua, tự cao tự đại, tham quyền đa dục.
Mọi việc trong thiên hạ từ lớn đến nhỏ, lúc này đều do mình Lô Sinh đứng ra quyết định, lấy hình phạt tử hình để củng cố uy quyền, không ai dám hé răng phản đối hay làm phật ý Lô.
Sau một thời gian, Lô Sinh nghiệm ra rằng, nếu để quá lâu mà phương thuật không ứng nghiệm, ắt sẽ bị Tần Vương xử tội chết, liền tìm đường bỏ trốn.
Biết mình bị lừa một vố đau, Tần Thủy Hoàng nổi trận lôi đình. Ông cho rằng mình đã nuôi ong tay áo, hậu đãi một lũ phương sĩ để tìm thần dược, cuối cùng lại bị phỉ báng, lừa lọc ê chề.
Ngay cả những nho sinh cũng bị Tần Vương cho là “nghị luận, bàn tán” về ông, dùng những lời lẽ ma quỷ để mê hoặc người khác.
Trong cơn thịnh nộ, Tần Vương ra lệnh bắt giữ và thẩm vấn các nho sinh, số người bị liên đới lên đến hơn 460 người. Tất cả đều bị khép tội chết, vì phỉ báng nhà vua.
Theo Trương Dũng, tác giả của bài viết “Đại sư giả mạo: Lô Sinh lừa
Tần Thủy Hoàng dẫn đến việc đốn sách chôn nho”, đăng tải trên trang
Phượng Hoàng (Trung Quốc), Lô Sinh chính là nguyên nhân dẫn tới vụ việc
“đốt sách chôn nho” ám ảnh suốt một thời kỳ lịch sử.
Hậu thế cũng cho rằng, triều Tần chỉ tồn tại vẻn vẹn hơn 2 thập kỷ, phần lớn nguyên nhân có liên quan đến “đại sư giả mạo” Lô Sinh và cuốn "sách tiên" mang về từ biển.
Bắc
Kinh từng là kinh đô của Trung Quốc qua các triều đại: Nguyên, Minh,
Thanh và nay là thủ đô của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Thập Tam Lăng (13 lăng mộ của nhà Minh) tọa lạc tại phía Nam chân núi Thiên Thọ, huyện Xương Bình, cách thủ đô Bắc Kinh 100km về phía Bắc.
Diện tích khu lăng mộ rộng hơn 120km2, là nơi yên nghỉ của 13 vị hoàng đế nhà Minh. Đây cũng là một trong những di chỉ lăng mộ Hoàng đế được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh của Trung Quốc.
Trong Thập Tam Lăng, Trường Lăng là lăng chính, thờ Minh Thành Tổ Chu Đệ.
Mặc dù đây là vị Hoàng đế có tiếng trong lịch sử triều Minh, song ông không lên ngôi báu theo chế độ “cha truyền con nối”, không dùng biện pháp hòa bình mà là dùng vũ lực để cướp ngôi, thống trị thiên hạ.
Theo sử sách Trung Quốc, Chu Tiêu – Thái tử của Hoàng đế khai lập ra
triều Minh Chu Nguyên Chương qua đời khi còn rất trẻ. Trong hoàn cảnh
đó, Hoàng thái tôn Chu Kiến Văn trở thành người kế thừa ngai vàng.
Sau khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương qua đời, Hoàng thái tôn kế thừa ngôi báu. Đó chính là Kiến Văn Hoàng đế.
Tuy nhiên, những ngày giữ ngang vàng, điều hành đất nước của Kiến Văn Hoàng đế kéo dài không được bao lâu.
Chú thứ 4 của ông là Yến Vương Chu Đệ trấn thủ Bắc Bình (nay là Bắc Kinh), xưng danh“Thanh quân trắc”( có nghĩa là thanh trừ kẻ xấu thân cận bên cạnh quân vương), khởi binh lật đổ nhà vua.
Trong khi việc Hoàng đế bị lật đổ còn chưa rõ ràng, Chu Đệ lấy danh nghĩa người chiến thắng, soán ngôi Hoàng đế, sau đổi niên hiệu thành Vĩnh Lạc Hoàng đế, trứ danh trong lịch sử Minh triều.
Thanh trừng trung thần, di dời cố đô ngập trong biển máu
Là chư hầu một phương, việc Yến Vương khởi binh phản đối chính quyền trung ương là một hành động đại nghịch bất đạo.
Những quan viên Minh triều trung thành với Kiến Văn Hoàng đế - người được lập nên theo cách chính thống, hợp với luật lệ triều đình, không ngừng phản kháng quân đội của Yến Vương, đáng được coi là những trung thần.
Tuy nhiên, khi Kiến Văn Hoàng đế bị soán ngôi, Yến Vương đã lãnh đạo các anh em huynh đệ của mình khống chế t hế cục. Bản thân ông trong chốc lát đã trở thành Vĩnh Lạc Hoàng đế, tình thế theo đó cũng nhanh chóng đổi thay.
Dù Minh triều vẫn là Minh triều, nhưng trên thực tế, Minh triều đã trở thành triều đại của Yến Vương chứ không còn là của Kiến Văn Đế.
Những trung thần lâu nay luôn ủng hộ Văn Đế, lẽ tự nhiên gặp đại họa, bỗng chốc biến thành những kẻ phản Minh.
Chu Đệ chịu ảnh hưởng nhiều từ tính cách hung tàn cũng như các lý luận của phụ vương Chu Nguyên Chương. Ông cũng là một vị vua máu lạnh khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Theo nguyên tắc của Huyết thống luận: “Lão tử anh hùng nhi hảo hán, Lão tử phản động nhi hỗn đản”, những người tham gia vào các hoạt động phản đối Vĩnh Lạc Hoàng đế đều bị trừng phạt bằng những nhục hình dã man như lột da, thả vào vạc dầu, nấu trong nước sôi…
Tiếng than khóc, kêu gào thảm thiết, ai oán khắp thành Nam Kinh.
Không những vậy, vợ, em gái, em dâu, cháu ngoại …, tất cả những phụ nữcó liên quan đến các bậc trung thần nói trên đều bị Chu Đệ đều bị đưa đến các lầu xanh làm kỹ nữ. Ngay cả những người đã xấp xỉ lục tuần cũng không ngoại lệ.
Thảm cảnh này xảy ra khắp Nam Kinh, thậm chí còn lan đến tận Bắc Kinh.
Sau khi Chu Đệ xưng đế, Nam Kinh chìm trong biển máu.
Từ quảng trường cố cung thời Minh cho đến Vũ Đài Hoa ở huyện Phụ Quách, không nơi nào máu không vương vãi. Những hình ảnh này đập thẳng vào mắt tân Hoàng đế, khiến tâm thế ông luôn trong trạng thái bất an.
Theo trang tin Phượng Hoàng (Trung Quốc), Vĩnh Lạc Hoàng đế trước tình thế đó đã phải tính đến chuyện dời đô đến một nơi khác, mà ở đó ông không còn phải chứng kiến những cảnh tượng ám ảnh tâm trí mỗi ngày.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân quan trọng nữa khiến vị Hoàng đế thứ 3 của Minh triều tính đến chuyện dời đô.
Chu Đệ từng trấn thủ Bắc Bình nhiều năm, hơn ai hết, ông biết nơi này có một vị trí quan trọng như thế nào về mặt quân sự. Trước khi bị Chu Nguyên Chương lật đổ, nhà Nguyên đóng đô tại Đại Đô (nay là Bắc Kinh).
Thất thế, quân Nguyên dồn về thảo nguyên Mông Cổ, nhưng vẫn không ngừng mở các đợt tấn công hòng tái chiếm lại các mảnh đất do Minh triều cai quản.
Do đó, việc dời đô về phía Bắc nằm trong toan tính của Chu Đệ, nhằm trấn áp các cuộc nổi dậy của những người ủng hộ Nguyên triều.
Trang tin Phượng Hoàng nhận định, một công đôi việc, đó là lý do Vĩnh Lạc Hoàng đế quyết định dời đô từ Nam Kinh đến Bắc Kinh.
Năm Vĩnh Lạc thứ 4 (năm 1406 sau Công nguyên), bá quan văn võ tại Bắc Bình phụng chỉ Hoàng đế, điều động hàng trăm vạn người, chính thức xây dựng cung điện Bắc Kinh.
Những di sản văn hóa thế giới của Trung Quốc như Cố Cung, Thiên Đàn, Đại Miếu và nhiều công trình kiến trúc có quy mô hoành tráng khác mà chúng ta thấy ngày nay, chính là những công trình được dựng lên sau khi Vĩnh Lạc Hoàng đế dời đô đến Bắc Kinh.
Như vậy, dù Bắc Kinh đã từng được Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt chọn làm kinh đô (Đại Đô), nhưng quãng thời gian này chỉ kéo dài 97 năm (1271 – 1368), sau khi Nguyên triều bị Chu Nguyên Chương lật đổ.
Chỉ từ sau khi Vĩnh Lạc Hoàng đế quyết định dời đô đến Bắc Kinh, địa danh này qua nhiều thời kỳ vẫn liên tục được duy trì làm kinh đô và cũng là thủ đô của Trung Quốc ngày nay.
Tần Thủy Hoàng và "cú lừa" ê chề dẫn tới sự diệt vong của nhà Tần
Nguyễn Nhung | 17/08/2015 20:00
Đặt niềm tin quá lớn vào một kẻ bất tài đột lốt “đại sư”, Tần Thủy Hoàng đã “đốt sách chôn nho”, triều đại nhà Tần cũng vì đó mà diệt vong chỉ sau hơn hai thập kỷ.
Sau khi thống nhất Trung Quốc, một trong những việc được Tần Thủy Hoàng quan tâm và thực hiện đầu tiên là đả kích các phần tử trí thức.
Vào năm 213 trước công nguyên, nghe theo lời Lý Tư, Tần Vương tiến hành đốt sách, thực hiện chính sách ngu dân.
Tiếp đó đến năm 212 trước công nguyên, vì bị các phương sĩ lừa đảo đến mức lú lẫn, mụ mị, Tần Thủy Hoàng phẫn nộ quyết “chôn nho” và giết hết các phần tử trí thức.
Hình ảnh mô tả lại cảnh tượng hỗn loạn, đau đớn trong vụ "đốt sách chôn nho" để lại nhiều oán than dưới triều Tần.
Nguyên nhân dẫn đế sự kiện Tần Vương “chôn nho” vào năm 212 trước công nguyên, vốn không liên quan đến các bậc nho sinh.
Trang tin jpgushi.com (Trung Quốc) dẫn các tài liệu lịch sử cho rằng, vì phẫn nộ với một phương sĩ có tên Lô Sinh, Tần Thủy Hoàng đã trút cơn thịnh nộ lên các nho sinh.
Những năm cuối cùng của thời kỳ Chiến Quốc, tại những nước nhỏ như Yên (nay là Hà Bắc), Tề (Sơn Đông) có một nhóm người gọi là phương sĩ.
Những người này tự nhận mình có một năng lực siêu nhiên, có thể nói chuyện với thần tiên, dự đoán tương lai, có thể xin thân tiên linh dược giúp con người trường sinh bất lão.
Tần Thủy Hoàng sau khi quy giang sơn về một mối, đã thống nhất đường xá, chữ viết, nhưng trong lòng vẫn chưa thỏa mãn. Điều khiến ông còn bận tâm, là tìm cho được phương thuốc trường sinh bất tử.
Để thực hiện tâm nguyện này, Tần Vương một mặt bình thiên hạ, thể hiện uy đức của mình với thần dân, một mặt vời phương sĩ khắp nơi, giúp mình có được loại thần dược này.
Năm 218 trước công nguyên, sau một chuyến phong thiền đến núi Thái Sơn, phương sĩ Từ Phúc đã trình lên quân vương, rằng “trên biển đông có ba ngọn núi thần có thần tiên sinh sống và có thần dược giúp trường sinh bất tử.
Tôi đã từng đến đó, thần tiên nói rằng phải hiến đồng nam đồng nữ và cả nhân công, mới có thể đổi được thuốc tiên.”
Tần Thủy Hoàng nghe vậy, liền cho Từ Thức cùng 3000 đồng nam đồng nữ, mang theo ngũ cốc lương thực và người làm công, tìm đường ra biển.
Tuy nhiên, sau chuyến đi này, bề tôi thân cận của Tần Vương “một đi không trở lại”. Sau này, có truyền thuyết cho rằng ông đã sang Nhật Bản.
Chân dung hoàng đế Tần Thủy
Hoàng - người đã cho xây Vạn Lý Trường Thành, "đốt sách chôn nho" chỉ vì
nghe lời nói bậy của Lô Sinh.
Tuy nhiên, sau khi từ biển trở về, Lô Sinh không đem theo được thuốc trường sinh bất lão, mà chỉ đem theo được một cuốn “sách tiên”, trong đó có viết: “Diệt Tần Giả, Hồ Dã”.
Lúc bấy giờ, tộc người Hung Nô được gọi là người Hồ. Tần Thủy Hoàng xem qua “tiên thư”, liền cho rằng tộc người này chính là mối đe dọa lớn nhất đối với nhà Tần.
Ngay lập tức, Tần Vương xuất 30 vạn đại quân, cử con trai trưởng trợ giúp Tô Vi thị giám quân sĩ, Bắc tiến chinh phạt quân Hung Nô, chấm dứt nguy cơ nhà Tần diệt vong. Trong khi đó, ở phía Nam, ông cũng cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành để phòng người Hồ xâm nhập.
Tần Thủy Hoàng cho rằng từ đó về sau có thể vô lo vô nghĩ. Tuy nhiên sau này, nhân tố khiến Tần diệt vong không phải người Hồ, mà là con nhỏ của ông Hồ Hợi.
Đại nhân Trịnh Huyền đời Đường cho rằng: “Hồ giả, Hồ Hợi, Tần nhị thế chi danh”, “Hồ” trong “sách tiên” mà Lô Sinh mang về chính là Hồ Hợi, chứ không phải người Hung Nô.
… bị lừa dẫn đến “đốt sách chôn nho”
Năm 212 trước công nguyên, Lô Sinh tiếp tục lừa Tần Thủy Hoàng một lần nữa: “Thần nhiều lần bái thần tiên cầu xin thần dược nhưng không được, là do có một thứ đang cản trở.
Bây giờ, có một cách là người nên ẩn dật, giấu kín mọi hành động của mình, không được để ai biết để tránh ác quỷ, khi ác quỷ đi rồi, chân nhân sẽ xuất hiện.
Chân nhân đi xuống nước không ướt, đi vào lửa không cháy, có thể đi mây cưỡi gió, sống mãi cùng trời đất, hy vọng Hoàng đế sống thật “tĩnh”, nhất cử nhất động đều không được để ai biết, sẽ có được thuốc tiên.”
Tần Thủy Hoàng nghe xong, liền làm theo những cách Lô Sinh bày cho. Nếu có bất cứ ai nói ra nơi ở của Hoàng đế, ngay lập tức bị khép tội chết.
Lô Sinh sau khi lừa được nhà vua, liền bắt tay với một phương sĩ khác là Hầu Sinh. Hai người này sau đó mượn danh vua, tự cao tự đại, tham quyền đa dục.
Mọi việc trong thiên hạ từ lớn đến nhỏ, lúc này đều do mình Lô Sinh đứng ra quyết định, lấy hình phạt tử hình để củng cố uy quyền, không ai dám hé răng phản đối hay làm phật ý Lô.
Sau một thời gian, Lô Sinh nghiệm ra rằng, nếu để quá lâu mà phương thuật không ứng nghiệm, ắt sẽ bị Tần Vương xử tội chết, liền tìm đường bỏ trốn.
Biết mình bị lừa một vố đau, Tần Thủy Hoàng nổi trận lôi đình. Ông cho rằng mình đã nuôi ong tay áo, hậu đãi một lũ phương sĩ để tìm thần dược, cuối cùng lại bị phỉ báng, lừa lọc ê chề.
Ngay cả những nho sinh cũng bị Tần Vương cho là “nghị luận, bàn tán” về ông, dùng những lời lẽ ma quỷ để mê hoặc người khác.
Trong cơn thịnh nộ, Tần Vương ra lệnh bắt giữ và thẩm vấn các nho sinh, số người bị liên đới lên đến hơn 460 người. Tất cả đều bị khép tội chết, vì phỉ báng nhà vua.
Các nho sinh bị bắt vì tội phỉ báng Tần Vương.
Hậu thế cũng cho rằng, triều Tần chỉ tồn tại vẻn vẹn hơn 2 thập kỷ, phần lớn nguyên nhân có liên quan đến “đại sư giả mạo” Lô Sinh và cuốn "sách tiên" mang về từ biển.
theo Trí Thức Trẻ
Đế chế "bị khinh rẻ" của Tần Thủy Hoàng vùng lên như thế nào?
Hải Võ | 11/08/2015 07:59
Nhà nghiên cứu Dịch Trung Thiên phân tích, sự trỗi dậy của nước Tần xuất phát từ Biến pháp (cải cách), mà Biến pháp là đường lối "bị ép mà ra".
Về điểm này, Tần Hiếu Công đã nói rõ ràng trong "Cầu hiền lệnh" của mình rằng: "Chư hầu khinh Tần, vô cùng nhục nhã". Vì vậy, người nào có khả năng "ra kế giúp Tần cường thịnh", Hiếu Công "bằng lòng phân đất với người đó".
"Đế quốc" Tần từng bị xem thường?
Đúng là như vậy. Ví dụ, trận Thành Bộc nổi tiếng năm 632 TCN, Tần cũng là một bên tham chiến và thuộc phe chiến thắng.
Tuy nhiên, tại đại hội chư hầu diễn ra
một tháng rưỡi sau đó, các nước tham gia ngoài "bá chủ" Tấn Văn Công còn
có đồng minh Tề, Tống và cả các nước trung lập lẫn chiến bại là Lỗ,
Sái, Trịnh, Vệ, Trần. Riêng Tần không được mời dự hội.
Điều này cũng không đáng ngạc nhiên.
Trên thực tế, vua Tần mặc dù được thiên tử nhà Chu sắc phong là chư hầu,
nhưng các nước chư hầu khác không hề coi Tần là 1 nước ngang hàng, cũng
không nước nào muốn "ngồi ngang vai" với Tần.
Kết quả, người Tần không đủ tư cách tham gia "đồng minh hội" Trung Quốc, bất chấp vua Tần thời điểm đó là Tần Mục Công.
Mục Công sau này mới được thừa nhận là 1
trong 5 Xuân Thu Ngũ Bá, nhưng thời điểm Tấn Văn Công "xưng bá", các
nước "lâu đời, Hoa tộc chính tông" chỉ xem Tần như "anh nhà giàu mới
nổi".
Đây rõ ràng là một sự kỳ thị.
Tần Mục Công chỉ được thừa nhận là một trong "Xuân Thu ngũ bá" sau khi ông qua đời.
Tần "phất lên" như thế nào?
May mắn là, đối diện với kỳ thị, Tần không cúi đầu nhận thua mà đã nỗ lực tìm cách trở nên cường thịnh.
Bước đầu tiên để trở nên mạnh mẽ, chính là tìm ra nguồn gốc của sự kỳ thị. Có 2 nguyên nhân cho vấn đề này.
Thứ nhất, văn hóa lạc hậu. Ví
dụ, trước khi Thương Ưởng Biến pháp, người Tần vẫn sinh hoạt theo kiểu
"tứ đại đồng đường", ông bà, cha mẹ, dâu rể... sống chung dưới một mái
nhà.
Đây là tập tục bắt nguồn từ thời kỳ Tần
còn là dân tộc du mục, sống trong lều trại, nhưng trong quan niệm "nam
nữ thọ thọ bất thân" của Hoa tộc là biểu hiện của sự kém văn minh.
Thứ hai, chính trị hỗn loạn. Kể từ 425 TCN (năm mất của nhà sử học Cổ Hy Lạp Herodotos), nội bộ Tần bất ổn trong hơn 40 năm liền.
Một nhà vua (Hoài Công) bị bức tự sát,
một thái tử (Hiến Công) không được kế vị, còn một ông vua khác là Xuất
Công và mẹ ruột bị giết chết.
Kết quả, Ngụy Vũ Hầu thừa cơ Tần nội loạn, đoạt lại địa bàn lớn từng bị Tần Mục Công đánh chiếm.
Văn hóa lạc hậu là nguyên nhân khách
quan bởi nguồn gốc của chính dân tộc Tần, nhưng chính trị hỗn loạn xuất
phát từ sự lạm quyền của hiện tượng quý tộc chuyên chính.
Do đó, tư tưởng cốt lõi của Biến pháp Thương Ưởng chính là "chuyên chế quân chủ" và "trung ương tập quyền".
Thương Ưởng (395-338 TCN) là chính khách, nhà cải cách, tư tưởng gia và nhân vật đại biểu của Pháp gia Trung Quốc.
Ông là hậu duệ của vua nước Vệ nên có
tên là Vệ Ưởng. Sau nhờ lập công cho nhà Tần nên được phong 15 ấp ở đất
Thương, do đó gọi là Thương Ưởng.
Thương Ưởng thông qua hàng loạt cải cách và đưa Tần trở thành quốc gia giàu có, sử gọi là "Thương Ưởng Biến pháp".
Năm 338 TCN, Tần Hiếu Công qua đời, thế
tử kế vị trở thành Tần Huệ Văn Vương. Thái phó là công tử Kiền vu khống
ông tội mưu phản.
Thương Ưởng bỏ trốn, sau bị bắt giết. Huệ Văn Vương đem xác ông về kinh đô Hàm Dương, dùng xe xé xác thị chúng.
Nội dung cụ thể của Biến pháp từng được Dịch Trung Thiên giới thiệu trong cuốn "Từ Xuân Thu đến Chiến Quốc".
"Phế lĩnh chủ chế": Đưa thần dân vốn thuộc sở hữu của quý tộc quy về trung ương, tức "dân là của vua".
"Phế phong kiến chế": Thái ấp của các quan Khanh đại phu bị phân thành quận huyện, tức đất đai quy về sở hữu của vua.
"Phế thế tập chế": Tất cả quan chức thông qua trung ương phân bổ, quyền lực nằm trong tay vua.
Với sự bãi bỏ chế độ lĩnh chủ, phong
kiến, thế tập như trên, cuộc cải cách của Thương Ưởng đã đưa đất đai,
người dân và quyền lực thâu tóm về tay quân chủ. Nói cách khác, đây là
một cuộc cải tổ tập quyền triệt để.
Quân chủ sau khi tập quyền nắm trong tay
thực quyền chỉ huy đất nước. Quân bài mà nhà cầm quyền sử dụng được gọi
là "quân công" - tức công trạng trên chiến trường.
Có quân công, nông dân có thể được phong hầu. Không có quân công, quý tộc cũng trở nên tầm thường.
Nhờ chế độ này, người Tần trở nên dũng
mãnh trên chiến trường hơn, chỉ chiến đấu vì quân chủ; chỉ giết ngoại
địch, không giết người Tần; chỉ chiến đấu vì quan cao lộc hậu, không
đánh nhau vì cái lợi nhỏ nhặt.
Vì sao Tần thành công?
Quân công của nước Tần được tính theo số
lượng đầu người, giết một kẻ địch có thể được phong thưởng một cấp. Chỉ
cần mang đầu kẻ thù về là có quyền yêu cầu phong thưởng, "tiền trao
cháo múc".
Tần sau khi thi hành Biến pháp đã trở
thành một quốc gia "hổ sói", không còn đối thủ. Sáu nước chư hầu bại
trong tay Tần cũng là điều dễ hiểu.
Hiển nhiên, không có Biến pháp của Thương Ưởng thì không có sự trỗi dậy của nhà Tần.
Vấn đề là chế độ quận huyện được Sở, Tấn Tề... thi hành sớm hơn Tần rất nhiều, và biến pháp cũng không chỉ mình Tần thực hiện.
Lý Khôi của Ngụy, Ngô Khởi của Sở đều là những nhà cải cách đi trước Thương Ưởng. Nhưng cuối cùng, vì sao Tần là nước thắng thế?
Có thể, văn hóa là nguyên nhân của điều
này. Ảnh hưởng của văn hóa đối với một quốc gia, dân tộc khá lạ thường.
Quá ít cũng không được, mà quá nhiều cũng phiền hà.
Nước Việt thời Chiến Quốc từng bị chèn ép cũng vì bản sắc văn hóa quá ít, trong khi Sở, Tống, Lỗ thì ngược lại.
Nho gia của Khổng Tử bắt nguồn từ Lỗ, Mặc gia từ Tống và Đạo gia từ Sở. Trong khi đó, Tần không có gì.
Có không gian "trống" thì sẽ có người tới lấp đầy. Đối với khoảng trống văn hóa của Tần, điều này chính là Pháp gia.
Các nhà Pháp gia không mang bị bó buộc
về địa lý hay khu vực. Đơn giản là ông chủ chịu "trả giá cao", bọn họ sẽ
không tiếc tài năng "ra mưu, hiến kế", thậm chí bán mạng cho chủ nhân
đó.
Các nhà tư tưởng Pháp gia như Lý Khôi
làm tướng quốc nước Ngụy, Thân Bất Hại làm tướng quốc nước Hàn, Ngô Khởi
sang Sở, Thương Ưởng sang Tần... là những trường hợp điển hình.
Tuy nhiên, Thương Ưởng thành công nhất trong số các nhà cải cách bởi... nước Tần phù hợp với Pháp gia hơn cả.
Nước Tần "như một trang giấy
trắng", cho phép Thương Ưởng đầy đủ không gian thực thi các cải cách
theo tư tưởng Pháp gia của mình.
Pháp gia trên thực tế chính là chủ nghĩa
thực dụng và chủ nghĩa lợi dụng. Các nhà Pháp gia chủ trương đối diện
với thực tế để quy hoạch tương lai.
Nói ngắn gọn, Đạo gia trọng "thiên đạo",
Mặc gia trọng "Đế đạo", Nho gia trọng "Vương đạo", còn Pháp gia đề cao
"bá đạo". Như vậy, đường lối "bá đạo" của Pháp gia phù hợp một cách tự
nhiên với mục tiêu vươn lên thành cường quốc của Tần.
Bên cạnh đó, Tấn có nền văn hóa tương
đối "thô mộc". Đến thời Chiến Quốc, nền nghệ thuật của họ cũng không
"nhã hóa" mà "nhuyễn (mềm) hóa" theo văn minh Hoa Hạ, phù hợp với mục
tiêu phát triển con người thành công cụ sản xuất và... vũ khí giết
người.
Thậm chí, sự thiếu hụt người giỏi của Tần cũng trở thành một ưu thế khi họ có điều kiện "rộng tay" thu nạp nhân tài tứ xứ.
Kết quả của sự trọng dụng khách khanh là
đòn giáng mạnh vào giới quý tộc bản địa, gia tăng quyền lực cho quân
chủ, có thể gọi là "nhất tiễn song điêu".
Thiên thời - địa lợi - nhân hòa hội đủ ở Tần, cho phép các nhà Pháp gia thoải mái thi triển tài năng.
Thực chất quân bài chủ chốt của họ không
ngoài tư tưởng "quân chủ tối thượng", thủ đoạn gói gọn trong tiêu chí
"lương cao lộc hậu, thưởng phạt nghiêm minh".
Có trọng thưởng, tất có dũng sĩ; có áp
lực, tất tạo được dân lành. Thương Ưởng và Tần Hiếu Công có đủ điều kiện
"bá vương" cũng như thủ đoạn cứng-mềm, nên họ không khó biến Tần quốc
thành một nông trường và một doanh trại quân đội.
Chỉ cần quốc vương hạ lệnh, quân đội Tần
sẽ không khác mãnh thú tấn công quân địch. Một đội quân ngang ngược
không theo luân thường đạo lý như vậy là một thế lực không thể ngăn cản.
"Con cá nhỏ" là Tần quốc cuối cùng đã chuyển mình, thậm chí còn nuốt gọn tất cả "cá lớn" còn lại.
Những gì nước này thực hiện từ sau khi Biến pháp, không phải là "tiếp máu" cho nền văn minh Hoa Hạ, mà là "thay máu" toàn bộ.
Đỉnh cao nhất, chính là cuộc cách mạng của Tần Thủy Hoàng.
Bài viết được đăng tải trên Blog cá nhân và thể hiện quan điểm riêng của tác giả Dịch Trung Thiên.
Dịch Trung Thiên
Dịch
Trung Thiên (1947-) là cựu giáo sư khoa Trung văn ĐH Hạ Môn, Phúc Kiến,
Trung Quốc. Ông tham gia hoạt động nghiên cứu văn học, nghệ thuật, thẩm
mỹ học, tâm lý học, nhân học, lịch sử... trong nhiều năm liền và có
nhiều tác phẩm nổi tiếng, đáng chú ý nhất là các chuyên mục "Nhân vật
phong vân đời Hán" và "Dịch Trung Thiên phẩm Tam Quốc" trên đài CCTV năm
2006. Cuốn "Phẩm Tam Quốc" của ông đoạt giải sách lịch sử xuất sắc năm
2013.
theo Trí Thức Trẻ
Sự thật đẫm máu đằng sau việc Trung Quốc dời đô sang Bắc Kinh
Nguyễn Nhung | 08/08/2015 08:00
Vì kinh đô Nam Kinh ngập trong máu và xác người, vị Hoàng đế tàn bạo khét tiếng Trung Quốc Minh Thành Tổ quyết định dời đô đến Bắc Kinh?
Thập Tam Lăng (13 lăng mộ của nhà Minh) tọa lạc tại phía Nam chân núi Thiên Thọ, huyện Xương Bình, cách thủ đô Bắc Kinh 100km về phía Bắc.
Diện tích khu lăng mộ rộng hơn 120km2, là nơi yên nghỉ của 13 vị hoàng đế nhà Minh. Đây cũng là một trong những di chỉ lăng mộ Hoàng đế được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh của Trung Quốc.
Trong Thập Tam Lăng, Trường Lăng là lăng chính, thờ Minh Thành Tổ Chu Đệ.
Mặc dù đây là vị Hoàng đế có tiếng trong lịch sử triều Minh, song ông không lên ngôi báu theo chế độ “cha truyền con nối”, không dùng biện pháp hòa bình mà là dùng vũ lực để cướp ngôi, thống trị thiên hạ.
Chân dung Hoàng đế Chu Đệ.
Sau khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương qua đời, Hoàng thái tôn kế thừa ngôi báu. Đó chính là Kiến Văn Hoàng đế.
Tuy nhiên, những ngày giữ ngang vàng, điều hành đất nước của Kiến Văn Hoàng đế kéo dài không được bao lâu.
Chú thứ 4 của ông là Yến Vương Chu Đệ trấn thủ Bắc Bình (nay là Bắc Kinh), xưng danh“Thanh quân trắc”( có nghĩa là thanh trừ kẻ xấu thân cận bên cạnh quân vương), khởi binh lật đổ nhà vua.
Trong khi việc Hoàng đế bị lật đổ còn chưa rõ ràng, Chu Đệ lấy danh nghĩa người chiến thắng, soán ngôi Hoàng đế, sau đổi niên hiệu thành Vĩnh Lạc Hoàng đế, trứ danh trong lịch sử Minh triều.
Thanh trừng trung thần, di dời cố đô ngập trong biển máu
Là chư hầu một phương, việc Yến Vương khởi binh phản đối chính quyền trung ương là một hành động đại nghịch bất đạo.
Những quan viên Minh triều trung thành với Kiến Văn Hoàng đế - người được lập nên theo cách chính thống, hợp với luật lệ triều đình, không ngừng phản kháng quân đội của Yến Vương, đáng được coi là những trung thần.
Tuy nhiên, khi Kiến Văn Hoàng đế bị soán ngôi, Yến Vương đã lãnh đạo các anh em huynh đệ của mình khống chế t hế cục. Bản thân ông trong chốc lát đã trở thành Vĩnh Lạc Hoàng đế, tình thế theo đó cũng nhanh chóng đổi thay.
Dù Minh triều vẫn là Minh triều, nhưng trên thực tế, Minh triều đã trở thành triều đại của Yến Vương chứ không còn là của Kiến Văn Đế.
Những trung thần lâu nay luôn ủng hộ Văn Đế, lẽ tự nhiên gặp đại họa, bỗng chốc biến thành những kẻ phản Minh.
Chu Đệ chịu ảnh hưởng nhiều từ tính cách hung tàn cũng như các lý luận của phụ vương Chu Nguyên Chương. Ông cũng là một vị vua máu lạnh khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Theo nguyên tắc của Huyết thống luận: “Lão tử anh hùng nhi hảo hán, Lão tử phản động nhi hỗn đản”, những người tham gia vào các hoạt động phản đối Vĩnh Lạc Hoàng đế đều bị trừng phạt bằng những nhục hình dã man như lột da, thả vào vạc dầu, nấu trong nước sôi…
Tiếng than khóc, kêu gào thảm thiết, ai oán khắp thành Nam Kinh.
Không những vậy, vợ, em gái, em dâu, cháu ngoại …, tất cả những phụ nữcó liên quan đến các bậc trung thần nói trên đều bị Chu Đệ đều bị đưa đến các lầu xanh làm kỹ nữ. Ngay cả những người đã xấp xỉ lục tuần cũng không ngoại lệ.
Thảm cảnh này xảy ra khắp Nam Kinh, thậm chí còn lan đến tận Bắc Kinh.
Bắc Kinh từng là kinh đô của
Trung Quốc qua các triều đại: Nguyên, Minh, Thanh và nay là thủ đô của
quốc gia đông dân nhất thế giới.
Từ quảng trường cố cung thời Minh cho đến Vũ Đài Hoa ở huyện Phụ Quách, không nơi nào máu không vương vãi. Những hình ảnh này đập thẳng vào mắt tân Hoàng đế, khiến tâm thế ông luôn trong trạng thái bất an.
Theo trang tin Phượng Hoàng (Trung Quốc), Vĩnh Lạc Hoàng đế trước tình thế đó đã phải tính đến chuyện dời đô đến một nơi khác, mà ở đó ông không còn phải chứng kiến những cảnh tượng ám ảnh tâm trí mỗi ngày.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân quan trọng nữa khiến vị Hoàng đế thứ 3 của Minh triều tính đến chuyện dời đô.
Chu Đệ từng trấn thủ Bắc Bình nhiều năm, hơn ai hết, ông biết nơi này có một vị trí quan trọng như thế nào về mặt quân sự. Trước khi bị Chu Nguyên Chương lật đổ, nhà Nguyên đóng đô tại Đại Đô (nay là Bắc Kinh).
Thất thế, quân Nguyên dồn về thảo nguyên Mông Cổ, nhưng vẫn không ngừng mở các đợt tấn công hòng tái chiếm lại các mảnh đất do Minh triều cai quản.
Do đó, việc dời đô về phía Bắc nằm trong toan tính của Chu Đệ, nhằm trấn áp các cuộc nổi dậy của những người ủng hộ Nguyên triều.
Trang tin Phượng Hoàng nhận định, một công đôi việc, đó là lý do Vĩnh Lạc Hoàng đế quyết định dời đô từ Nam Kinh đến Bắc Kinh.
Năm Vĩnh Lạc thứ 4 (năm 1406 sau Công nguyên), bá quan văn võ tại Bắc Bình phụng chỉ Hoàng đế, điều động hàng trăm vạn người, chính thức xây dựng cung điện Bắc Kinh.
Những di sản văn hóa thế giới của Trung Quốc như Cố Cung, Thiên Đàn, Đại Miếu và nhiều công trình kiến trúc có quy mô hoành tráng khác mà chúng ta thấy ngày nay, chính là những công trình được dựng lên sau khi Vĩnh Lạc Hoàng đế dời đô đến Bắc Kinh.
Như vậy, dù Bắc Kinh đã từng được Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt chọn làm kinh đô (Đại Đô), nhưng quãng thời gian này chỉ kéo dài 97 năm (1271 – 1368), sau khi Nguyên triều bị Chu Nguyên Chương lật đổ.
Chỉ từ sau khi Vĩnh Lạc Hoàng đế quyết định dời đô đến Bắc Kinh, địa danh này qua nhiều thời kỳ vẫn liên tục được duy trì làm kinh đô và cũng là thủ đô của Trung Quốc ngày nay.
theo Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét