HIỆN THỰC KỲ ẢO 90 (Sơn Vương)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ông được xếp vào danh sách người thụ án lâu nhất Việt Nam thời Pháp thuộc. Tổng cộng các
bản án do tòa “áo đỏ” của chính quyền Pháp tuyên dành cho ông gồm 79
năm tù. Trong đó có 32 năm tù “giam biệt xứ” và 34 năm “khổ sai biệt xứ”
tại Côn Lôn (tức Côn Đảo).
Đã có hàng ngàn bài báo viết về ông nhưng vẫn chưa đúc kết trọn vẹn cuộc đời ông.
Vụ cướp chấn động Sở mật thám Đông Dương
Trong hồ sơ án tích của Pháp ghi năm 1933 Sơn Vương bị bắt lần đầu sau khi thực hiện vụ cướp nhắm vào chuyến áp tải tiền lương từ ngân hàng về sở do René Gaillard – vệ sĩ của viên chủ sở cao su ở Gò Vấp. Thật ra, ông cướp tổng cộng 5 vụ lớn nhưng 4 vụ kia nạn nhân không muốn báo cò Pháp. Chỉ riêng vụ dùng súng giả đánh cướp tiền của René Gaillard áp tải, Sở Mật thám Nam Kỳ mới truy cứu do René Gaillard quyết tâm gỡ nhục.
Có nguồn cho rằng, René Gaillard là chủ đồn điền sở cao su Mimot.
Điều này khó chính xác vì vào thời đó, hiếm khi đích thân chủ đồn điền
đi ngân hàng nhận tiền mà thường giao cho gạc-đờ-co (garde du corps: vệ
sĩ riêng). Vả lại, nếu René Gaillard mở sở cao su ở Mimot thì đi ngân
hàng Phnôm Pênh nhận tiền gần hơn Sài Gòn.
Thời điểm đó, vùng Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn là những vườn cao su bạt ngàn của các điền chủ người Pháp. Vì chủ trương thực dân cướp bóc thuộc địa nên lực lượng điền chủ cao su được chính quyền Pháp tại Việt Nam rất trọng vọng và có thế lực. Họ là đối tượng được lực lượng cảnh sát Pháp bảo vệ an ninh tối đa. Tận dụng ưu thế đó, hầu hết các điền chủ cao su đều bỏ tiền thuê riêng cho mình một lực lượng gạc-đờ-co. Điều đáng nói là hầu hết những tay gạc-đờ-co này đều đang ăn lương ở Sở Mật thám. Xem như những tay gạc-đờ-co này vừa làm nhiệm vụ cho Sở Mật thám vừa “làm thêm” cho điền chủ cao su.
Ngày thường, ngoài việc bảo vệ an ninh cho điền chủ, những tay gạc-đờ-co còn có nhiệm vụ trấn áp số công nhân cao su chây lười hoặc có biểu hiện chống đối chủ.
Khi đến kỳ lương cuối tuần, điền chủ cao su thường giao séc cho gạc-đờ-co đi cùng công táp (comptable: kế toán) và sốp-phơ (chauffeur: tài xế) thành bộ ba đến Ngân hàng Đông Dương nhận tiền mặt đem về sở phát cho phu. Giai đoạn đó, khu vực ngoại thành Sài Gòn đều là vùng ngoài tầm kiểm soát đối với chính quyền Pháp. Những đoạn nối từ Ngân hàng Đông Dương (nằm ở cuối đường Charner, nay là đường Nguyễn Huệ) đến các đồn điền cao su ngoại thành là đường đất đỏ nhỏ hẹp, đi xuyên qua những vườn cao su rộng mênh mông, vắng vẻ. Vì vậy, hiếm khi các điền chủ cao su dám đi trên những chuyến xe chở đầy ắp tiền.
Trước khi thực hiện phi vụ đánh cướp táo tợn này, Sơn Vương đã bỏ ra
mấy tháng trời ngồi lê vỉa hè gần Ngân hàng Đông Dương để bán tiểu
thuyết do chính ông sáng tác. Vừa bán sách, Sơn Vương vừa chú ý quan sát
và ghi nhớ đặc điểm từng người ra vào. Ông thuộc nằm lòng giờ giấc, quy
luật chiếc xe Peugeot chở tiền do Ren Gaillard áp tải. Ông nhận thấy,
trong số những chiếc xe hơi đến ngân hàng nhận tiền chỉ có chiếc Peugeot
luôn lấm bụi đỏ, chứng tỏ chủ nhân của nó nằm ở ngoại thành vắng vẻ.
Không dại gì chọn cướp những chiếc xe sạch sẽ chỉ chạy trong nội thành
đầy rẫy cảnh sát.
Sau khi vạch kỹ kế hoạch hành động, Sơn Vương nhận thấy không thể đánh cướp chiếc xe Peugeot trong khu vực nội thành. Nếu phục kích chặn đường thì không thể đoán được chiếc Peugeot sẽ đi ngả nào ra ngoại thành. Cuối cùng, Sơn Vương chọn cách bám đuổi theo chiếc xe chở tiền. Muốn bám đuổi theo, Sơn Vương cần có chiếc xe mạnh hơn, nhanh hơn chiếc Peuguot.
Ông sực nhớ đến một người bạn tên Năm Đường là tài xế cho một viên công chức Pháp. Trước kia, mỗi lần chở ông chủ ra nhà băng, Năm Đường thường ngồi xuống chiếu bán sách của Sơn Vương đọc ké để giết thời gian. Năm Đường khoe với Sơn Vương chuyện ông chủ mới tậu chiếc xe hơi hạng sang đắt tiền Clément Bayard. Vì đắt tiền nên tại Sài Gòn chỉ có 5 chiếc. Năm Đường còn khoe ông chủ vừa cùng gia đình về Pháp nghỉ hè, giao hẳn xe cho anh ta chăm sóc. Sơn Vương rủ Năm Đường dùng chiếc xe đi “hát” (tiếng lóng: cướp). Nghĩ tới số tiền được chia phần quá lớn, Năm Đường đồng ý.
Một ngày cuối tuần đầu tháng 7-1933, Năm Đường ngồi sau vô lăng, Sơn Vương ngồi ghế phụ, Nguyễn Phương Thảo (sau này là Trung tướng Nguyễn Bình) ngồi ghế sau trên chiếc Clément Bayard đã thay biển số giả, đậu sẵn ven đường cách Ngân hàng Đông Dương vài trăm mét.
Khi chiếc xe Peugeot vừa rời ngân hàng, chiếc Clément Bayard bám theo. Khi còn cách chiếc cầu sắt nối Sài Gòn với Hóc Môn vài cây số, chiếc Clément Bayard tăng tốc vượt qua chiếc Peugeot rồi chạy rề rà. Khi chạy đến giữa chiếc cầu sắt, chiếc Clément Bayard vờ chết máy nằm choán giữa cầu.
Năm Đường, Nguyễn Phương Thảo và Sơn Vương cùng xuống xe mở nắp capo vờ sửa chữa. Nôn nóng chở tiền về sở, René Gillard xuống xe tiến đến cạnh chiếc Peugeot toan cự nự thì tá hỏa khi nhận ra một họng súng lục chĩa thẳng vào đầu. Trong khi Sơn Vương dùng súng khống chế René Gillard, Nguyễn Phương Thảo lục soát tước vũ khí rồi cùng Năm Đường chuyển tiền từ chiếc Peugeot sang chiếc Clément Bayard, đồng thời lấy luôn chìa khóa công tắc chiếc Peugeot.
Chuyển tiền xong, Năm Đường nổ máy sẵn, Nguyễn Phương Thảo đã vào xe ngồi yên vị, Sơn Vương vẫn nhắm súng vào René Gillard đi giật lùi rồi nhảy vào xe. Chiếc xe Clément Bayard tung bụi phóng thẳng về hướng Hóc Môn. Dù vậy, Sơn Vương vẫn còn đủ thời gian ném khẩu súng giả của mình về phía René Gillard.
Chạy đến Bà Quẹo, Năm Đường rẽ ngoặt xe về hướng Gò Vấp rồi trở lại trung tâm Sài Gòn kiểm đếm số tiền cướp được 50.000 đồng Đông Dương. Số tiền được chia đều làm 3.
Nguyễn Phương Thảo dùng số tiền đó mua một căn nhà phố tương đối rộng rãi ở khu Đa Kao mở tiệm giặt ủi lấy biển hiệu là Thảo Sơn (tên ghép của Nguyễn Phương Thảo và Sơn Vương).
Sơn Vương gởi một ít tiền về quê cho các em, phần còn lại ông cùng Nguyễn Phương Thảo mua nhu yếu phẩm, gạo mang đi miền Trung phân phát từ thiện rất nhiều chuyến cho đồng bào bị bão lũ. Thấy Sơn Vương mua nhiều gạo đi làm từ thiện, ông Nguyễn Thanh Liêm – chủ nhà máy xay xát gạo ở Khánh Hội (Sài Gòn), cổ đông lớn của một ngân hàng ở đường Pellerin (nay là đường Pasteur) – cũng tham gia 300 bao gạo, tương đương 15.000, đồng thời cho mượn xe, tàu tải hàng đến tận nơi.
Vụ cướp táo tợn này đã khiến hầu hết các tờ báo tiếng Pháp lẫn Việt ngữ có mặt tại Việt Nam đều thi nhau giật tít. Cay cú, gã gạc-đờ-co ăn lương Sở Mật thám Đông Dương René Gillard quyết truy xét vụ án đến cùng…
Sơn Vương là ai?
Lần theo quyển hồi ký “Côn Đảo ký sự – Máu hòa nước mắt” của chính ông viết, chúng tôi tìm về nguyên quán của ông ở “làng Bình Nghị, tỉnh Gò Công”. Tuy vậy, việc tìm địa chỉ “làng Bình Nghị” không hề đơn giản. Bởi, cái tên làng đó có từ đời Gia Long.
Đến thời kháng chiến chống Pháp, ta đổi làng Bình Nghị thành xã Bình Nghị, thuộc huyện Đông, tỉnh Gò Công. Pháp đổi làng Bình Nghị thành xã Hòa Nghị. Năm 1951, Gò Công trở thành huyện lị thuộc tỉnh Mỹ Tho. Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) nhập xã Hòa Nghị và Tân Duân Đông lại thành xã An Hòa thuộc huyện Gò Công.
Thời kháng chiến chống Mỹ, ta đặt xã An Hòa thuộc huyện Đông, tỉnh Gò
Công. Chính quyền VNCH đặt xã An Hòa thuộc quận Hòa Lạc, tỉnh Gò Công.
Sau năm 1975, ta đổi tên xã An Hòa thành xã Bình Nghị, thuộc huyện Gò
Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Như vậy, 2 làng xưa là Bình Nghị và Tân Duân
Đông nhập lại thành xã Bình Nghị ngày nay.
Chúng tôi đã đi lòng vòng trong phạm vi 1.000ha diện tích của xã Bình Nghị, hỏi thăm các bô lão địa phương nhưng tất cả đều không biết “ông Sơn Vương là ông nào?”.
Cuối cùng, chúng tôi ghé trụ sở Ủy ban nhân dân xã Bình Nghị để rồi suýt bỏ cuộc vì hầu hết, không ai biết “Nhà văn tướng cướp Sơn Vương là ai?”.
Giữa lúc bối rối, bất ngờ anh công an viên tên Nguyễn Thái Châu thốt lên: “Nhà văn tướng cướp Sơn Vương là người xứ này nhưng tôi không nhớ cụ thể ở ấp nào. Khẳng định luôn! Tôi sẽ đi tìm”.
Sau này chúng tôi mới biết, anh Châu là người rất mê đọc sách báo viết về lịch sử quê hương Gò Công. Anh Châu đã đưa chúng tôi đi tìm. Sau vài lần hỏi thăm, cuối cùng, chúng tôi được một nhà giáo về hưu chỉ đến nhà một người có tên gọi là Sáu Xiêm.
Sau vài câu chào hỏi xã giao, ông Sáu Xiêm xác nhận ngay mình hiện giữ ngôi thờ tự và chịu trách nhiệm cúng giỗ họ tộc, trong đó có nhà văn Sơn Vương.
Ông Sáu Xiêm có tên khai sinh là Trương Văn Thanh. Ông nội ông là chí sĩ Trương Văn Kỉnh tức ông Biện Thới.
Theo quyển sổ ghi chép của gia tộc thì ông Trương Văn Kỉnh là anh hai (người miền Nam gọi anh cả là anh hai) của 7 người em gồm 2 trai, 5 gái. Người em út mang thứ Tám. Ông Trương Văn Thoại tức nhà văn Sơn Vương là em thứ năm.
Trước khi tham gia kháng chiến, ông Trương Văn Kỉnh làm chức ký biện
(thư ký) ở Tòa bố tỉnh Gò Công (Tòa bố là trụ sở hành chánh tỉnh lị). Là
con trai đầu nên ông Kỉnh phải làm việc kiếm tiền nuôi dưỡng, dạy dỗ
các em.
Ông Trương Văn Kỉnh sinh năm 1895. Còn nhà văn Sơn Vương sinh năm 1908 (không phải 1909 như nhiều tài liệu khác). Như vậy, vào năm 1926, Sơn Vương 17 tuổi thì ông Trương Văn Kỉnh đã 31 tuổi.
Cha của nhà văn Sơn Vương là Trương Đình Cung Anh (1873-1951) – Cháu họ nội của lãnh tụ nghĩa quân Trương Đăng Định, tức Trương Định.
Ông Trương Đình Cung Anh là thầy nho chuyên bốc thuốc nam trị bệnh chứ không phải là địa chủ như một số người nhầm tưởng. Thời đó, hưởng thừa kế trên dưới 20ha đất ruộng, chỉ là trung nông, chưa phải là phú hộ. Là người thức thời yêu nước, ông Trương Đình Cung Anh đều cho 3 người con trai ăn học đến hết bậc Supérieur (tiểu học). Nhờ tấm bằng Supérieur, ông Trương Văn Kỉnh được thu tuyển vào làm việc cho Tòa bố tỉnh Gò Công. Khi phong trào Hội kín yêu nước của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh lan tới Gò Công, ông Trương Văn Kỉnh đã tích cực tham gia.
Phần Sơn Vương – Trương Văn Thoại – dù học rất giỏi và có năng khiếu văn chương nhưng sau khi thi tốt nghiệp chương trình Cours Supérieur (Thi tốt nghiệp tiểu học để bắt đầu bước vào học sơ trung học) ông không chịu đi học nữa. Thời đó, muốn tốt nghiệp tiểu học, học trò phải nộp đơn dự thi vào hội đồng giáo dục cấp tỉnh. Chỉ có cấp tỉnh mới được tổ chưc thi tiểu học. Người học xong lớp “tam” là có thể đứng lớp dạy sơ học trường làng hoặc đi xin vào các sở Tây làm thầy ký, thầy biện (thư ký, kế toán) hoặc làm thông ngôn. Người tốt nghiệp tiểu học có thể về làng làm hiệu trưởng, mở trường học.
Thi xong tiểu học, Sơn Vương kiên quyết không đi học trường Tây nữa mà trở về nhà học tiếng Hán, tiếng Nôm và các bài thuốc đông y của cha.
Vốn là con tông nhà nho yêu nước nhưng Trương Văn Thoại lại rất
mê đọc truyện Tàu, truyện nghĩa hiệp kỳ tình phương Tây do nhà ái quốc
Nguyễn An Ninh dịch thuật. Tư tưởng dân tộc do cha dạy, tinh thần trượng
nghĩa do truyện Tàu… dạy và ý chí giang hồ do tiểu thuyết nghĩa hiệp kỳ
tình phương Tây đã ủ mầm trí tưởng phóng khoáng cậu bé 13 tuổi Trương
Văn Thoại.
Đang nghèo khó, túng thiếu,
được chia món tiền lớn, chủ lại vắng nhà, Năm Đường vùi đầu vào những
cuộc trác táng ở sòng bài và các động "Bình Khang" (tiếng lóng ám chỉ
động chứa gái bán dâm). Khi đang lim dim mắt tận hưởng lạc thú tại một
động Bình Khang ở khu Cây Điệp (nay thuộc khu phố 1, phường 2, quận 10)
Năm Đường bị lính ập vào trói gô lại…
Từ một người tràn trề tinh thần dân tộc, chế độ nhà tù hà khắc
của thực dân Pháp đã dần biến Sơn Vương thành một tín đồ cực đoan của
chủ nghĩa cá nhân. Dù vẫn còn nguyên tính cách nghĩa khí nhưng ông bị
rơi vào cái vòng luẩn quẩn ân oán giang hồ. Thế là án chồng án.
Ngày 8/4/1946, Pháp tái chiếm Côn Đảo, Sơn Vương và toàn bộ
"vương quốc Côn Đảo" khoảng 400 người bị đẩy ngược trở vào tù.
Chuyện về nhà văn tướng cướp Sơn Vương – 1
Đã có hàng ngàn bài báo viết về ông nhưng vẫn chưa đúc kết trọn vẹn cuộc đời ông.
Vụ cướp chấn động Sở mật thám Đông Dương
Trong hồ sơ án tích của Pháp ghi năm 1933 Sơn Vương bị bắt lần đầu sau khi thực hiện vụ cướp nhắm vào chuyến áp tải tiền lương từ ngân hàng về sở do René Gaillard – vệ sĩ của viên chủ sở cao su ở Gò Vấp. Thật ra, ông cướp tổng cộng 5 vụ lớn nhưng 4 vụ kia nạn nhân không muốn báo cò Pháp. Chỉ riêng vụ dùng súng giả đánh cướp tiền của René Gaillard áp tải, Sở Mật thám Nam Kỳ mới truy cứu do René Gaillard quyết tâm gỡ nhục.
Chiếc Peugeot mà René Gaillard áp tải tiền bị Sơn Vương chặn cướp. |
Thời điểm đó, vùng Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn là những vườn cao su bạt ngàn của các điền chủ người Pháp. Vì chủ trương thực dân cướp bóc thuộc địa nên lực lượng điền chủ cao su được chính quyền Pháp tại Việt Nam rất trọng vọng và có thế lực. Họ là đối tượng được lực lượng cảnh sát Pháp bảo vệ an ninh tối đa. Tận dụng ưu thế đó, hầu hết các điền chủ cao su đều bỏ tiền thuê riêng cho mình một lực lượng gạc-đờ-co. Điều đáng nói là hầu hết những tay gạc-đờ-co này đều đang ăn lương ở Sở Mật thám. Xem như những tay gạc-đờ-co này vừa làm nhiệm vụ cho Sở Mật thám vừa “làm thêm” cho điền chủ cao su.
Ngày thường, ngoài việc bảo vệ an ninh cho điền chủ, những tay gạc-đờ-co còn có nhiệm vụ trấn áp số công nhân cao su chây lười hoặc có biểu hiện chống đối chủ.
Khi đến kỳ lương cuối tuần, điền chủ cao su thường giao séc cho gạc-đờ-co đi cùng công táp (comptable: kế toán) và sốp-phơ (chauffeur: tài xế) thành bộ ba đến Ngân hàng Đông Dương nhận tiền mặt đem về sở phát cho phu. Giai đoạn đó, khu vực ngoại thành Sài Gòn đều là vùng ngoài tầm kiểm soát đối với chính quyền Pháp. Những đoạn nối từ Ngân hàng Đông Dương (nằm ở cuối đường Charner, nay là đường Nguyễn Huệ) đến các đồn điền cao su ngoại thành là đường đất đỏ nhỏ hẹp, đi xuyên qua những vườn cao su rộng mênh mông, vắng vẻ. Vì vậy, hiếm khi các điền chủ cao su dám đi trên những chuyến xe chở đầy ắp tiền.
Chân dung Sơn Vương năm 1970. |
Sau khi vạch kỹ kế hoạch hành động, Sơn Vương nhận thấy không thể đánh cướp chiếc xe Peugeot trong khu vực nội thành. Nếu phục kích chặn đường thì không thể đoán được chiếc Peugeot sẽ đi ngả nào ra ngoại thành. Cuối cùng, Sơn Vương chọn cách bám đuổi theo chiếc xe chở tiền. Muốn bám đuổi theo, Sơn Vương cần có chiếc xe mạnh hơn, nhanh hơn chiếc Peuguot.
Ông sực nhớ đến một người bạn tên Năm Đường là tài xế cho một viên công chức Pháp. Trước kia, mỗi lần chở ông chủ ra nhà băng, Năm Đường thường ngồi xuống chiếu bán sách của Sơn Vương đọc ké để giết thời gian. Năm Đường khoe với Sơn Vương chuyện ông chủ mới tậu chiếc xe hơi hạng sang đắt tiền Clément Bayard. Vì đắt tiền nên tại Sài Gòn chỉ có 5 chiếc. Năm Đường còn khoe ông chủ vừa cùng gia đình về Pháp nghỉ hè, giao hẳn xe cho anh ta chăm sóc. Sơn Vương rủ Năm Đường dùng chiếc xe đi “hát” (tiếng lóng: cướp). Nghĩ tới số tiền được chia phần quá lớn, Năm Đường đồng ý.
Một ngày cuối tuần đầu tháng 7-1933, Năm Đường ngồi sau vô lăng, Sơn Vương ngồi ghế phụ, Nguyễn Phương Thảo (sau này là Trung tướng Nguyễn Bình) ngồi ghế sau trên chiếc Clément Bayard đã thay biển số giả, đậu sẵn ven đường cách Ngân hàng Đông Dương vài trăm mét.
Khi chiếc xe Peugeot vừa rời ngân hàng, chiếc Clément Bayard bám theo. Khi còn cách chiếc cầu sắt nối Sài Gòn với Hóc Môn vài cây số, chiếc Clément Bayard tăng tốc vượt qua chiếc Peugeot rồi chạy rề rà. Khi chạy đến giữa chiếc cầu sắt, chiếc Clément Bayard vờ chết máy nằm choán giữa cầu.
Năm Đường, Nguyễn Phương Thảo và Sơn Vương cùng xuống xe mở nắp capo vờ sửa chữa. Nôn nóng chở tiền về sở, René Gillard xuống xe tiến đến cạnh chiếc Peugeot toan cự nự thì tá hỏa khi nhận ra một họng súng lục chĩa thẳng vào đầu. Trong khi Sơn Vương dùng súng khống chế René Gillard, Nguyễn Phương Thảo lục soát tước vũ khí rồi cùng Năm Đường chuyển tiền từ chiếc Peugeot sang chiếc Clément Bayard, đồng thời lấy luôn chìa khóa công tắc chiếc Peugeot.
Chuyển tiền xong, Năm Đường nổ máy sẵn, Nguyễn Phương Thảo đã vào xe ngồi yên vị, Sơn Vương vẫn nhắm súng vào René Gillard đi giật lùi rồi nhảy vào xe. Chiếc xe Clément Bayard tung bụi phóng thẳng về hướng Hóc Môn. Dù vậy, Sơn Vương vẫn còn đủ thời gian ném khẩu súng giả của mình về phía René Gillard.
Chạy đến Bà Quẹo, Năm Đường rẽ ngoặt xe về hướng Gò Vấp rồi trở lại trung tâm Sài Gòn kiểm đếm số tiền cướp được 50.000 đồng Đông Dương. Số tiền được chia đều làm 3.
Nguyễn Phương Thảo dùng số tiền đó mua một căn nhà phố tương đối rộng rãi ở khu Đa Kao mở tiệm giặt ủi lấy biển hiệu là Thảo Sơn (tên ghép của Nguyễn Phương Thảo và Sơn Vương).
Sơn Vương gởi một ít tiền về quê cho các em, phần còn lại ông cùng Nguyễn Phương Thảo mua nhu yếu phẩm, gạo mang đi miền Trung phân phát từ thiện rất nhiều chuyến cho đồng bào bị bão lũ. Thấy Sơn Vương mua nhiều gạo đi làm từ thiện, ông Nguyễn Thanh Liêm – chủ nhà máy xay xát gạo ở Khánh Hội (Sài Gòn), cổ đông lớn của một ngân hàng ở đường Pellerin (nay là đường Pasteur) – cũng tham gia 300 bao gạo, tương đương 15.000, đồng thời cho mượn xe, tàu tải hàng đến tận nơi.
Vụ cướp táo tợn này đã khiến hầu hết các tờ báo tiếng Pháp lẫn Việt ngữ có mặt tại Việt Nam đều thi nhau giật tít. Cay cú, gã gạc-đờ-co ăn lương Sở Mật thám Đông Dương René Gillard quyết truy xét vụ án đến cùng…
Sơn Vương là ai?
Lần theo quyển hồi ký “Côn Đảo ký sự – Máu hòa nước mắt” của chính ông viết, chúng tôi tìm về nguyên quán của ông ở “làng Bình Nghị, tỉnh Gò Công”. Tuy vậy, việc tìm địa chỉ “làng Bình Nghị” không hề đơn giản. Bởi, cái tên làng đó có từ đời Gia Long.
Đến thời kháng chiến chống Pháp, ta đổi làng Bình Nghị thành xã Bình Nghị, thuộc huyện Đông, tỉnh Gò Công. Pháp đổi làng Bình Nghị thành xã Hòa Nghị. Năm 1951, Gò Công trở thành huyện lị thuộc tỉnh Mỹ Tho. Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) nhập xã Hòa Nghị và Tân Duân Đông lại thành xã An Hòa thuộc huyện Gò Công.
Nhân chứng Sáu Xiêm và anh Châu – Công an xã Bình Nghị. |
Chúng tôi đã đi lòng vòng trong phạm vi 1.000ha diện tích của xã Bình Nghị, hỏi thăm các bô lão địa phương nhưng tất cả đều không biết “ông Sơn Vương là ông nào?”.
Cuối cùng, chúng tôi ghé trụ sở Ủy ban nhân dân xã Bình Nghị để rồi suýt bỏ cuộc vì hầu hết, không ai biết “Nhà văn tướng cướp Sơn Vương là ai?”.
Giữa lúc bối rối, bất ngờ anh công an viên tên Nguyễn Thái Châu thốt lên: “Nhà văn tướng cướp Sơn Vương là người xứ này nhưng tôi không nhớ cụ thể ở ấp nào. Khẳng định luôn! Tôi sẽ đi tìm”.
Sau này chúng tôi mới biết, anh Châu là người rất mê đọc sách báo viết về lịch sử quê hương Gò Công. Anh Châu đã đưa chúng tôi đi tìm. Sau vài lần hỏi thăm, cuối cùng, chúng tôi được một nhà giáo về hưu chỉ đến nhà một người có tên gọi là Sáu Xiêm.
Sau vài câu chào hỏi xã giao, ông Sáu Xiêm xác nhận ngay mình hiện giữ ngôi thờ tự và chịu trách nhiệm cúng giỗ họ tộc, trong đó có nhà văn Sơn Vương.
Ông Sáu Xiêm có tên khai sinh là Trương Văn Thanh. Ông nội ông là chí sĩ Trương Văn Kỉnh tức ông Biện Thới.
Theo quyển sổ ghi chép của gia tộc thì ông Trương Văn Kỉnh là anh hai (người miền Nam gọi anh cả là anh hai) của 7 người em gồm 2 trai, 5 gái. Người em út mang thứ Tám. Ông Trương Văn Thoại tức nhà văn Sơn Vương là em thứ năm.
Ngôi nhà ngày xưa của ông Trương Văn Kỉnh đã được con cháu sửa sang. Đây là nơi sống cuối đời của Sơn Vương. |
Ông Trương Văn Kỉnh sinh năm 1895. Còn nhà văn Sơn Vương sinh năm 1908 (không phải 1909 như nhiều tài liệu khác). Như vậy, vào năm 1926, Sơn Vương 17 tuổi thì ông Trương Văn Kỉnh đã 31 tuổi.
Cha của nhà văn Sơn Vương là Trương Đình Cung Anh (1873-1951) – Cháu họ nội của lãnh tụ nghĩa quân Trương Đăng Định, tức Trương Định.
Ông Trương Đình Cung Anh là thầy nho chuyên bốc thuốc nam trị bệnh chứ không phải là địa chủ như một số người nhầm tưởng. Thời đó, hưởng thừa kế trên dưới 20ha đất ruộng, chỉ là trung nông, chưa phải là phú hộ. Là người thức thời yêu nước, ông Trương Đình Cung Anh đều cho 3 người con trai ăn học đến hết bậc Supérieur (tiểu học). Nhờ tấm bằng Supérieur, ông Trương Văn Kỉnh được thu tuyển vào làm việc cho Tòa bố tỉnh Gò Công. Khi phong trào Hội kín yêu nước của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh lan tới Gò Công, ông Trương Văn Kỉnh đã tích cực tham gia.
Phần Sơn Vương – Trương Văn Thoại – dù học rất giỏi và có năng khiếu văn chương nhưng sau khi thi tốt nghiệp chương trình Cours Supérieur (Thi tốt nghiệp tiểu học để bắt đầu bước vào học sơ trung học) ông không chịu đi học nữa. Thời đó, muốn tốt nghiệp tiểu học, học trò phải nộp đơn dự thi vào hội đồng giáo dục cấp tỉnh. Chỉ có cấp tỉnh mới được tổ chưc thi tiểu học. Người học xong lớp “tam” là có thể đứng lớp dạy sơ học trường làng hoặc đi xin vào các sở Tây làm thầy ký, thầy biện (thư ký, kế toán) hoặc làm thông ngôn. Người tốt nghiệp tiểu học có thể về làng làm hiệu trưởng, mở trường học.
Thi xong tiểu học, Sơn Vương kiên quyết không đi học trường Tây nữa mà trở về nhà học tiếng Hán, tiếng Nôm và các bài thuốc đông y của cha.
Chuyện về nhà văn tướng cướp Sơn Vương (bài 2)
12:45 03/09/2015
Vốn là con tông nhà nho yêu nước nhưng Trương Văn Thoại lại rất
mê đọc truyện Tàu, truyện nghĩa hiệp kỳ tình phương Tây do nhà ái quốc
Nguyễn An Ninh dịch thuật. Tư tưởng dân tộc do cha dạy, tinh thần trượng
nghĩa do truyện Tàu… dạy và ý chí giang hồ do tiểu thuyết nghĩa hiệp kỳ
tình phương Tây đã ủ mầm trí tưởng phóng khoáng cậu bé 13 tuổi Trương
Văn Thoại.
Cùng thời điểm đó, tuy bị đàn áp đẫm máu nhưng tiếng vang của
phong trào Hội Kín Phan Xích Long vẫn lan tỏa khắp Nam Kỳ. Cậu bé Trương
Văn Thoại nuôi dưỡng trong lòng một tư tưởng nghĩa hiệp pha trộn giữa
hai nền văn hóa Đông và Tây.
Vì lẽ đó, thay vì đi theo con đường cách mạng, ông lại chống Pháp theo cách "hiệp khách giang hồ".
Những ngày làm cách mạng
Năm 1925, 16 tuổi ông bỏ nhà đi theo một đại lão sư phụ ẩn cư học đạo, tu luyện võ công trên núi Thị Vãi và Mây Tàu.
Nơi ông ẩn cư tu luyện trên núi Thị Vãi là ngôi chùa cổ Linh Sơn Bửu Thiền Cổ Tự thuộc xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngôi chùa này được xây cất tre lá, không tên từ thời Vua Gia Long bôn tẩu lánh nạn Tây Sơn. Các thư tịch cổ cho biết, người dựng chùa là ni sư Diệu Thiện có tên trần tục là Lê Thị Nữ.
Bà đã có công nuôi dưỡng, che giấu Vua Gia Long trong thời gian nguy khốn nên sau khi khôi phục ngai rồng, ông đã phong thánh cho ni sư là Linh Sơn Thánh Mẫu và sắc ấn cho ngôi chùa với tên mới là Linh Sơn Bửu Thiền Tự. Ngôi Linh Sơn Bửu Thiền Tự từng là nơi tụ họp của nghĩa quân Phan Xích Long trong thời gian mới khởi phát. Phải chăng, đại lão sư phụ của Sơn Vương là một trong những thành viên Hội Kín Phan Xích Long còn sống sót?
Học võ được 1 năm thì sư phụ viên tịch, Trương Văn Thoại trở về Sài
Gòn. Ông đi thẳng đến tòa soạn tờ Đông Pháp Thời báo xin làm việc miễn
lương. Năm 1925, luật sư Phan Văn Trường phối hợp với Nguyễn An Ninh cho
tái lập tờ báo Tiếng Chuông Rè, Trương Văn Thoại đến xin làm cộng sự.
Buổi chiều ngày 21/3/1926, Trương Văn Thoại phụ giúp ông Trương Văn Kỉnh tổ chức quy tựu quần chúng để Nguyễn An Ninh diễn thuyết bài xích thực dân Pháp.
3 ngày sau, ông Nguyễn An Ninh, Trương Văn Thoại, Trương Văn Kỉnh và hàng trăm người khác bị mật thám bắt nguội đưa về giam ở bót Catinat Sài Gòn.
Tại bót Catinat, Chánh thanh tra mật thám Đông Dương là cò Bazin buộc những người bị bắt giữ phải ký tên vào một tờ khai ghi sẵn có nội dung buộc tội Nguyễn An Ninh lập đảng cướp làm phản, quấy nhiễu dân chúng, mưu toan cướp chính quyền. Ai chấp nhận ký sẽ thả ngay và cấp tiền xe về quê.
Hai anh em họ Trương cùng với hơn 60 người khác cương quyết không ký nên tiếp tục bị giam giữ. Đích thân tên cò mật thám Bazin khét tiếng tàn ác vào tận phòng giam dùng ba trắc "pín ngựa" đánh đập từng người để buộc họ ký tên.
Bằng uy tín của mình, luật sư Phan Văn Trường đã viết một bài tố cáo bót Catinat giam giữ người dân vô cớ, trái luật. Bài tố cáo vừa đăng trên báo Tiếng Chuông Rè vừa được gửi thẳng đến tay Thống đốc Nam Kỳ là Cognacq. Trước lý luận sắc bén của bài báo tố cáo, Thống đốc Nam Kỳ Cognacq đành ra lệnh cho Bazin thả hết những người bị giam giữ.
Thoát tù, Trương Văn Thoại tiếp tục tìm nơi ẩn cư. Bộc bạch trong hồi ký, thời gian này ông vào núi tu luyện thêm võ công.
Ngồi vỉa hè tự bán sách của mình sáng tác
Năm 1931, ông trở lại Sài Gòn và bắt đầu viết một loạt tiểu thuyết xã hội với bút danh Sơn Vương.
Có thể nói, ông là một văn sĩ có tài thu hút độc giả bằng những tiểu thuyết kỳ tình xã hội lúc bấy giờ. Ông mô tả những tướng cướp lãng tử, giàu lòng nghĩa hiệp, chuyên cướp của nhà giàu để chia cho người nghèo.
Trong hồi ký, ông tự bạch rằng tác phẩm của ông luôn nhắm vào 5 mục
tiêu: 1/ Cốt truyện lấy đề tài thường xảy ra trong tầng lớp bình dân; 2/
Giải trí, giáo dục, răn đời, làm ác gặp ác, làm lành gặp lành; 3/ Đả
phá chính sách thực dân, gợi lòng yêu nước; 4/ Tả chân bình dị, bênh vực
kẻ cô thế, bài xích quan liêu; 5/ Đất nước Việt Nam là của người Việt
Nam.
Sau 3 năm viết tiểu thuyết, bút danh Sơn Vương bắt đầu có vị trí trong lòng độc giả thợ thuyền bình dân khắp các tỉnh thành Nam Kỳ.
Kể từ đầu năm 1931, người dân Sài Gòn thường trông thấy một thanh niên cao, gầy, ăn nói mềm mỏng, mặc bộ đồ xá xẩu (thường phục của người Hoa), trải chiếu trên vỉa hè đường De La Some (Nay là đường Hàm Nghi) bán sách do chính mình sáng tác và ấn hành. Ông hòa nhập vào cuộc sống vỉa hè của giới cạo gió giác hơi, chiêm tinh gia đường phố và phu xe.
Thời gian này ông bày bán hơn 20 đầu sách như: “Bạc trắng lòng đen”, “Lỗi hẹn quên thề”, “Ngọc lầm với đá”, “May nhờ rủi chịu”, “Làm ơn mắc oán”, “Kẻ thù dân tộc”, “Thà được làm chó hơn được làm người”, “Làm nhơn được vợ, Phản bạn vì tình”, “Chén cơm lạt của người thất nghiệp”, “Sâu bọ nổi lên làm người”… Hầu hết những quyển sách của ông được in khổ nhỏ (15,5 x 12cm) và mỏng khoảng vài chục trang để giới thợ thuyền, giới lao động bình dân có thể nhét vào túi áo dành đọc trong những giờ giải lao. Trong số sách có xin giấy cò xuất bản (1 loại giấy phép thời đó), ông chen vào những quyển tiểu thuyết in thủ công có nội dung kêu gọi nhân dân chống thực dân Pháp.
Thỉnh thoảng, ông gom góp số tiền lãi từ việc bán sách mua gạo chia thành những bao nhỏ rồi lén ném vào những ngôi nhà nghèo khó ở ngoại thành.
Mỗi khi vắng khách, ông ngồi tại vỉa hè sáng tác hoặc giao du kết bạn với những phu xe ngựa Malabar.
Xe ngựa Malabar là một loại "xe ngựa taxi " phổ biến ở Sài Gòn giai đoạn đó. Thời đó, giới phu xe ngựa đa phần là người Ấn Độ di cư từ vùng biển Malabar, Pondichéry (Ấn Độ) hay từ Singapore đến Sài Gòn kiếm cơm. Vì vậy, người ta gọi chung loại "xe ngựa taxi" này là xe malabar. Người Ấn Malabar có tính cẩn thận cao nên một số được tuyển dụng làm gác-dan (bảo vệ cổng) và hành nghề đổi tiền. Họ đặt chiếc thùng to như chiếc bàn trên vỉa hè rồi treo những cọc tiền lủng lẳng để đổi tiền lẻ cho khách qua đường. Từ giới xe ngựa Malabar, Sơn Vương lan rộng mối quan hệ của mình với giới phu bốc vác Malabar, gác dan Malabar và giới đổi tiền để bổ sung kiến thức… cướp cho mình.
Với giới phu xe, Sơn Vương tìm hiểu thói quen đi chợ, mua sắm và địa chỉ của giới nhà giàu. Với giới gác-dan, ông tìm hiểu công thức bảo vệ. Với giới đổi tiền, ông tìm hiểu những địa chỉ giàu có. Ông tự lập cho mình một loạt những kế hoạch cướp táo bạo.
Trong thời gian ngồi vỉa hè bán sách, khi đêm xuống, ông cuốn chiếu về tá túc trong căn gác trọ của tiệm may Nam Hưng ở số 2, đường Lefebvre (nay là đường Nguyễn Công Trứ, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP HCM). Ông Tư Chiêu - chủ tiệm may Nam Hưng - là bạn đồng liêu của ông Trương Đình Cung Anh (thân phụ của Sơn Vương) từ thuở tóc còn để chỏm ở quê Gò Công.
Giữa năm 1933, đám lính cò không cho giới hàng rong bám vỉa hè đường De La Some, Sơn Vương dời địa điểm bán sách sang lề đường Charner (Nguyễn Huệ). Tại đó, ông gặp gỡ với một thanh niên lang bạt tên là Nguyễn Phương Thảo, sau này trở thành Trung tướng độc nhãn Nguyễn Bình - Tư lệnh các lực lượng quân sự Nam Bộ những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Từ cuộc hội ngộ kết tâm giao này, Sơn Vương đã quyết định đánh cướp để giúp bạn có tiền mở tiệm giặt ủi, đồng thời cứu trợ người nghèo.
Cướp kiểu… tiểu thuyết
Sau khi thành công vụ cướp tiền của René Gaillard, nghĩ mình đã nằm ngoài tầm điều tra của cảnh sát, Sơn Vương còn tiếp tục đi "hát" thêm 4 phi vụ đậm chất hiệp khách giang hồ nữa. Đặc trưng nhất là vụ cướp tiền của giang hồ Sáu Ngọ.
Tại Chợ Lớn những năm đó, có 2 ông vua đầu tư sòng bạc lớn, đó là Tư
Nhiều và Sáu Ngọ. Sáu Ngọ có tên Tây là Paul Daron. Sáu Ngọ là chồng của
nghệ sĩ sân khấu cải lương tài danh Bảy Nam. Ông là người bỏ tiền cho
nghệ sĩ Bảy Nam lập gánh cải lương Nam Hưng Ban. Sau khi chia tay nghệ
sỹ Bảy Nam, ông đã gặp và kết bạn tình với mỹ nữ Trần Ngọc Trà, tức Ba
Trà - một nhan sắc lừng danh Sài Gòn.
Khi mới quen, để lấy lòng người đẹp, Sáu Ngọ đặt may tặng cho Ba Trà 365 bộ đồ để thay đổi mỗi ngày. Dưới trướng Sáu Ngọ là hàng chục sòng bài có giấy phép của chính quyền Pháp. Chỉ riêng sòng ở vườn Bureau (nay là Công viên Tao Đàn), mỗi ngày Sáu Ngọ thu 2 bao tiền.
Hằng ngày, Sáu Ngọ thường sai gạc-đờ-co của mình là Sáu Maniven đi cùng tài xế đến từng sòng thu tiền. Sáu Maniven xuất thân là giang hồ bến xe Cái Vồn, Cần Thơ, dưới trướng của đại ca giang hồ Năm Lửa, tức Trần Văn Soái. Sau này, Năm Lửa trở thành tướng lĩnh quân đội Hòa Hảo. Trong một lần giành khách bán cho xe đò đường dài Cái Vồn - Chợ Lớn, Sáu dùng cây ma-ni-ven (tay quay khởi động xe) đánh chết đối thủ rồi trốn về Sài Gòn ẩn náu. Vì vậy, Sáu có hỗn danh là Sáu Maniven. Sáu Ngọ thu tuyển Sáu Maniven làm gạc-đờ-co cho mình. Là dân gốc giang hồ có án nên Sáu Maniven không dám xài súng mà chỉ lận trong lưng con dao dâu.
Sau khi điều nghiên, Sơn Vương nhận thấy hằng ngày cứ đến tầm 19 giờ là Sáu Maniven cùng tài xế lái xe hơi đến sòng ở vườn Bureau thu tiền rồi tiếp tục chạy về hướng Thị Nghè. Ông quyết định hành động một mình. "Canh me" lúc Sáu Maniven vừa rời xe hơi bước vào sòng, ông leo lên ghế sau xe chĩa súng vào đầu tài xế khống chế. Sáu Maniven ôm bao tiền trở ra, mở cửa xe, ông tiếp tục chĩa súng vào đầu. Sáu Maniven chỉ còn biết riu ríu ôm bọc tiền ngồi vào xe cạnh Sơn Vương.
Sơn Vương buộc tài xế chạy tiếp về hướng cầu Thị Nghè. Khi đến chỗ vắng, Sơn Vương đẩy tài xế lẫn Sáu Maniven ra khỏi xe rồi cầm lái phóng xe biến vào đêm tối.
Sáu Ngọ bị cướp tiền thu sòng bài rất đau nhưng không dám tố cáo với cò Pháp. Nếu làm rùm beng, chính Sáu Ngọ bị bể nồi cơm. Sáu Ngọ lệnh cho Maniven: "Đi tìm hung thủ, gặp đâu giết đó". Maniven chưa tìm ra hung thủ là ai thì Sơn Vương bị bắt bởi vụ cướp xe chuyển tiền lương của Sở cao su.
Trong vụ cướp xe chuyển tiền lương của Sở cao su, Sơn Vương bị hở sườn một chi tiết không đáng có. Đó là ông đã sử dụng chiếc xe hơi đắt tiền Clément Bayard của Năm Đường mượn. Vì là xe hơi đắt tiền nên khắp Sài Gòn chỉ có 5 chiếc.
Không hổ danh là trùm mật thám Sài Gòn, qua mô tả của gã gạc-đờ-co René Gaillard, cò Bazin - Chánh sở Mật thám ra lệnh cho lính tra bộ tìm địa chỉ của 5 chiếc Clément Bayard hiện có tại Sài Gòn. Sau khi sàng lọc, cò Bazin nhận thấy ngày xảy ra vụ cướp, chủ nhân của 4 chiếc kia đều có chứng cứ ngoại phạm. Chỉ có chiếc của tên công chức Pháp mà Năm Đường làm tài xế có nhiều dấu hiệu nghi vấn.
Tra hồ sơ, cò Bazin biết được chủ nhân của chiếc xe đang đi nghỉ hè cùng vợ con ở Pháp. Trước khi đi nghỉ hè, ông ta giao chiếc xe cho tài xế riêng tên thường gọi là Năm Đường chăm sóc.
Không chần chờ, Bazin cho lính đi lùng bắt Năm Đường.
Vì lẽ đó, thay vì đi theo con đường cách mạng, ông lại chống Pháp theo cách "hiệp khách giang hồ".
Những ngày làm cách mạng
Năm 1925, 16 tuổi ông bỏ nhà đi theo một đại lão sư phụ ẩn cư học đạo, tu luyện võ công trên núi Thị Vãi và Mây Tàu.
Nơi ông ẩn cư tu luyện trên núi Thị Vãi là ngôi chùa cổ Linh Sơn Bửu Thiền Cổ Tự thuộc xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngôi chùa này được xây cất tre lá, không tên từ thời Vua Gia Long bôn tẩu lánh nạn Tây Sơn. Các thư tịch cổ cho biết, người dựng chùa là ni sư Diệu Thiện có tên trần tục là Lê Thị Nữ.
Bà đã có công nuôi dưỡng, che giấu Vua Gia Long trong thời gian nguy khốn nên sau khi khôi phục ngai rồng, ông đã phong thánh cho ni sư là Linh Sơn Thánh Mẫu và sắc ấn cho ngôi chùa với tên mới là Linh Sơn Bửu Thiền Tự. Ngôi Linh Sơn Bửu Thiền Tự từng là nơi tụ họp của nghĩa quân Phan Xích Long trong thời gian mới khởi phát. Phải chăng, đại lão sư phụ của Sơn Vương là một trong những thành viên Hội Kín Phan Xích Long còn sống sót?
Ông Sáu Xiêm tìm năm sinh của Sơn Vương trong sổ ghi chép của gia đình. |
Buổi chiều ngày 21/3/1926, Trương Văn Thoại phụ giúp ông Trương Văn Kỉnh tổ chức quy tựu quần chúng để Nguyễn An Ninh diễn thuyết bài xích thực dân Pháp.
3 ngày sau, ông Nguyễn An Ninh, Trương Văn Thoại, Trương Văn Kỉnh và hàng trăm người khác bị mật thám bắt nguội đưa về giam ở bót Catinat Sài Gòn.
Tại bót Catinat, Chánh thanh tra mật thám Đông Dương là cò Bazin buộc những người bị bắt giữ phải ký tên vào một tờ khai ghi sẵn có nội dung buộc tội Nguyễn An Ninh lập đảng cướp làm phản, quấy nhiễu dân chúng, mưu toan cướp chính quyền. Ai chấp nhận ký sẽ thả ngay và cấp tiền xe về quê.
Hai anh em họ Trương cùng với hơn 60 người khác cương quyết không ký nên tiếp tục bị giam giữ. Đích thân tên cò mật thám Bazin khét tiếng tàn ác vào tận phòng giam dùng ba trắc "pín ngựa" đánh đập từng người để buộc họ ký tên.
Bằng uy tín của mình, luật sư Phan Văn Trường đã viết một bài tố cáo bót Catinat giam giữ người dân vô cớ, trái luật. Bài tố cáo vừa đăng trên báo Tiếng Chuông Rè vừa được gửi thẳng đến tay Thống đốc Nam Kỳ là Cognacq. Trước lý luận sắc bén của bài báo tố cáo, Thống đốc Nam Kỳ Cognacq đành ra lệnh cho Bazin thả hết những người bị giam giữ.
Thoát tù, Trương Văn Thoại tiếp tục tìm nơi ẩn cư. Bộc bạch trong hồi ký, thời gian này ông vào núi tu luyện thêm võ công.
Ngồi vỉa hè tự bán sách của mình sáng tác
Năm 1931, ông trở lại Sài Gòn và bắt đầu viết một loạt tiểu thuyết xã hội với bút danh Sơn Vương.
Có thể nói, ông là một văn sĩ có tài thu hút độc giả bằng những tiểu thuyết kỳ tình xã hội lúc bấy giờ. Ông mô tả những tướng cướp lãng tử, giàu lòng nghĩa hiệp, chuyên cướp của nhà giàu để chia cho người nghèo.
Nhà may Nam Hưng trên đường Lefebvre thời Pháp thuộc (nay là đường Nguyễn Công Trứ, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP HCM) - Nơi Sơn Vương từng tá túc cùng Nguyễn Phương Thảo - Tướng Nguyễn Bình. |
Sau 3 năm viết tiểu thuyết, bút danh Sơn Vương bắt đầu có vị trí trong lòng độc giả thợ thuyền bình dân khắp các tỉnh thành Nam Kỳ.
Kể từ đầu năm 1931, người dân Sài Gòn thường trông thấy một thanh niên cao, gầy, ăn nói mềm mỏng, mặc bộ đồ xá xẩu (thường phục của người Hoa), trải chiếu trên vỉa hè đường De La Some (Nay là đường Hàm Nghi) bán sách do chính mình sáng tác và ấn hành. Ông hòa nhập vào cuộc sống vỉa hè của giới cạo gió giác hơi, chiêm tinh gia đường phố và phu xe.
Thời gian này ông bày bán hơn 20 đầu sách như: “Bạc trắng lòng đen”, “Lỗi hẹn quên thề”, “Ngọc lầm với đá”, “May nhờ rủi chịu”, “Làm ơn mắc oán”, “Kẻ thù dân tộc”, “Thà được làm chó hơn được làm người”, “Làm nhơn được vợ, Phản bạn vì tình”, “Chén cơm lạt của người thất nghiệp”, “Sâu bọ nổi lên làm người”… Hầu hết những quyển sách của ông được in khổ nhỏ (15,5 x 12cm) và mỏng khoảng vài chục trang để giới thợ thuyền, giới lao động bình dân có thể nhét vào túi áo dành đọc trong những giờ giải lao. Trong số sách có xin giấy cò xuất bản (1 loại giấy phép thời đó), ông chen vào những quyển tiểu thuyết in thủ công có nội dung kêu gọi nhân dân chống thực dân Pháp.
Thỉnh thoảng, ông gom góp số tiền lãi từ việc bán sách mua gạo chia thành những bao nhỏ rồi lén ném vào những ngôi nhà nghèo khó ở ngoại thành.
Mỗi khi vắng khách, ông ngồi tại vỉa hè sáng tác hoặc giao du kết bạn với những phu xe ngựa Malabar.
Xe ngựa Malabar là một loại "xe ngựa taxi " phổ biến ở Sài Gòn giai đoạn đó. Thời đó, giới phu xe ngựa đa phần là người Ấn Độ di cư từ vùng biển Malabar, Pondichéry (Ấn Độ) hay từ Singapore đến Sài Gòn kiếm cơm. Vì vậy, người ta gọi chung loại "xe ngựa taxi" này là xe malabar. Người Ấn Malabar có tính cẩn thận cao nên một số được tuyển dụng làm gác-dan (bảo vệ cổng) và hành nghề đổi tiền. Họ đặt chiếc thùng to như chiếc bàn trên vỉa hè rồi treo những cọc tiền lủng lẳng để đổi tiền lẻ cho khách qua đường. Từ giới xe ngựa Malabar, Sơn Vương lan rộng mối quan hệ của mình với giới phu bốc vác Malabar, gác dan Malabar và giới đổi tiền để bổ sung kiến thức… cướp cho mình.
Với giới phu xe, Sơn Vương tìm hiểu thói quen đi chợ, mua sắm và địa chỉ của giới nhà giàu. Với giới gác-dan, ông tìm hiểu công thức bảo vệ. Với giới đổi tiền, ông tìm hiểu những địa chỉ giàu có. Ông tự lập cho mình một loạt những kế hoạch cướp táo bạo.
Trong thời gian ngồi vỉa hè bán sách, khi đêm xuống, ông cuốn chiếu về tá túc trong căn gác trọ của tiệm may Nam Hưng ở số 2, đường Lefebvre (nay là đường Nguyễn Công Trứ, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP HCM). Ông Tư Chiêu - chủ tiệm may Nam Hưng - là bạn đồng liêu của ông Trương Đình Cung Anh (thân phụ của Sơn Vương) từ thuở tóc còn để chỏm ở quê Gò Công.
Giữa năm 1933, đám lính cò không cho giới hàng rong bám vỉa hè đường De La Some, Sơn Vương dời địa điểm bán sách sang lề đường Charner (Nguyễn Huệ). Tại đó, ông gặp gỡ với một thanh niên lang bạt tên là Nguyễn Phương Thảo, sau này trở thành Trung tướng độc nhãn Nguyễn Bình - Tư lệnh các lực lượng quân sự Nam Bộ những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Từ cuộc hội ngộ kết tâm giao này, Sơn Vương đã quyết định đánh cướp để giúp bạn có tiền mở tiệm giặt ủi, đồng thời cứu trợ người nghèo.
Cướp kiểu… tiểu thuyết
Sau khi thành công vụ cướp tiền của René Gaillard, nghĩ mình đã nằm ngoài tầm điều tra của cảnh sát, Sơn Vương còn tiếp tục đi "hát" thêm 4 phi vụ đậm chất hiệp khách giang hồ nữa. Đặc trưng nhất là vụ cướp tiền của giang hồ Sáu Ngọ.
Người thứ 2 từ trái sang, được cho là Sáu Ngọ. Ảnh Internet. |
Khi mới quen, để lấy lòng người đẹp, Sáu Ngọ đặt may tặng cho Ba Trà 365 bộ đồ để thay đổi mỗi ngày. Dưới trướng Sáu Ngọ là hàng chục sòng bài có giấy phép của chính quyền Pháp. Chỉ riêng sòng ở vườn Bureau (nay là Công viên Tao Đàn), mỗi ngày Sáu Ngọ thu 2 bao tiền.
Hằng ngày, Sáu Ngọ thường sai gạc-đờ-co của mình là Sáu Maniven đi cùng tài xế đến từng sòng thu tiền. Sáu Maniven xuất thân là giang hồ bến xe Cái Vồn, Cần Thơ, dưới trướng của đại ca giang hồ Năm Lửa, tức Trần Văn Soái. Sau này, Năm Lửa trở thành tướng lĩnh quân đội Hòa Hảo. Trong một lần giành khách bán cho xe đò đường dài Cái Vồn - Chợ Lớn, Sáu dùng cây ma-ni-ven (tay quay khởi động xe) đánh chết đối thủ rồi trốn về Sài Gòn ẩn náu. Vì vậy, Sáu có hỗn danh là Sáu Maniven. Sáu Ngọ thu tuyển Sáu Maniven làm gạc-đờ-co cho mình. Là dân gốc giang hồ có án nên Sáu Maniven không dám xài súng mà chỉ lận trong lưng con dao dâu.
Sau khi điều nghiên, Sơn Vương nhận thấy hằng ngày cứ đến tầm 19 giờ là Sáu Maniven cùng tài xế lái xe hơi đến sòng ở vườn Bureau thu tiền rồi tiếp tục chạy về hướng Thị Nghè. Ông quyết định hành động một mình. "Canh me" lúc Sáu Maniven vừa rời xe hơi bước vào sòng, ông leo lên ghế sau xe chĩa súng vào đầu tài xế khống chế. Sáu Maniven ôm bao tiền trở ra, mở cửa xe, ông tiếp tục chĩa súng vào đầu. Sáu Maniven chỉ còn biết riu ríu ôm bọc tiền ngồi vào xe cạnh Sơn Vương.
Sơn Vương buộc tài xế chạy tiếp về hướng cầu Thị Nghè. Khi đến chỗ vắng, Sơn Vương đẩy tài xế lẫn Sáu Maniven ra khỏi xe rồi cầm lái phóng xe biến vào đêm tối.
Sáu Ngọ bị cướp tiền thu sòng bài rất đau nhưng không dám tố cáo với cò Pháp. Nếu làm rùm beng, chính Sáu Ngọ bị bể nồi cơm. Sáu Ngọ lệnh cho Maniven: "Đi tìm hung thủ, gặp đâu giết đó". Maniven chưa tìm ra hung thủ là ai thì Sơn Vương bị bắt bởi vụ cướp xe chuyển tiền lương của Sở cao su.
Trong vụ cướp xe chuyển tiền lương của Sở cao su, Sơn Vương bị hở sườn một chi tiết không đáng có. Đó là ông đã sử dụng chiếc xe hơi đắt tiền Clément Bayard của Năm Đường mượn. Vì là xe hơi đắt tiền nên khắp Sài Gòn chỉ có 5 chiếc.
Không hổ danh là trùm mật thám Sài Gòn, qua mô tả của gã gạc-đờ-co René Gaillard, cò Bazin - Chánh sở Mật thám ra lệnh cho lính tra bộ tìm địa chỉ của 5 chiếc Clément Bayard hiện có tại Sài Gòn. Sau khi sàng lọc, cò Bazin nhận thấy ngày xảy ra vụ cướp, chủ nhân của 4 chiếc kia đều có chứng cứ ngoại phạm. Chỉ có chiếc của tên công chức Pháp mà Năm Đường làm tài xế có nhiều dấu hiệu nghi vấn.
Tra hồ sơ, cò Bazin biết được chủ nhân của chiếc xe đang đi nghỉ hè cùng vợ con ở Pháp. Trước khi đi nghỉ hè, ông ta giao chiếc xe cho tài xế riêng tên thường gọi là Năm Đường chăm sóc.
Không chần chờ, Bazin cho lính đi lùng bắt Năm Đường.
(Còn tiếp)
Nông Huyền SơnChuyện về nhà văn tướng cướp Sơn Vương (bài 3)
20:40 06/09/2015
Đang nghèo khó, túng thiếu,
được chia món tiền lớn, chủ lại vắng nhà, Năm Đường vùi đầu vào những
cuộc trác táng ở sòng bài và các động "Bình Khang" (tiếng lóng ám chỉ
động chứa gái bán dâm). Khi đang lim dim mắt tận hưởng lạc thú tại một
động Bình Khang ở khu Cây Điệp (nay thuộc khu phố 1, phường 2, quận 10)
Năm Đường bị lính ập vào trói gô lại…
Giang hồ Pháp gặp hiệp khách xứ Việt
Năm Đường bị tống vào nhà giam mà không nhận được một lời giải thích nào của cò cảnh sát. Sau một đêm mất ngủ vì muỗi cắn, Năm Đường được Chánh Sở Mật thám là cò Bazin trực tiếp hỏi cung. Thay cho màn chào hỏi, viên chánh Sở Mật thám có máu giang hồ cầm chiếc roi pín ngựa vụt vun vút vào không khí khiến Năm Đường run lẩy bẩy.
Chờ cho đối phương mất hết thần hồn, Bazin cười khẩy hỏi: "Tiền ăn cướp xài rất sướng, hả mông-xừ sốp-phơ (ông tài xế)? Nếu còn chút thông minh, mày nên kể chi tiết vụ đánh cướp, đừng để chiếc roi này khó chịu". Dứt câu hỏi, Bazin "vuốt" một roi ngang lưng Năm Đường.
Năm Đường quì sụp xuống chân Bazin vừa lạy như tế sao vừa hứa kể hết
mọi điều. Năm Đường mới gặp Nguyễn Phương Thảo lần đầu hôm đi cướp nên
giấu nhẹm không khai. Trong cơn sợ hãi, Năm Đường vẫn đủ trí khôn để
khai rằng mình chỉ là kẻ được Sơn Vương thuê lái xe, hoàn toàn không
biết trước kế hoạch cướp.
Sáng hôm đó, Sơn Vương đang lúi húi dọn sách ra vỉa hè như thường lệ thì một chiếc xe "cây" (tiếng lóng có nghĩa là xe bắt phạm) thắng kịt sát bên. Ông chưa kịp phản ứng gì thì đã bị 2 viên cò khóa tay đẩy lên xe "cây". Biết là vụ cướp bị "bể ổ", nhà văn giang hồ lẳng lặng lên xe.
Sơn Vương bước vào phòng hỏi cung thì gặp René Gaillard đã ngồi sẵn ở bàn buy rô. Vì mối quan hệ thân tình, Bazin ưu tiên cho René Gaillard khởi cung Sơn Vương. Vừa gặp Sơn Vương, nhớ đến khẩu súng giả trong vụ cướp, lòng tự ái của tên giang hồ đảo Corse nổi lên bừng bừng.
René Gaillard có dáng cao to, hầm hố của dân đảo Corse, đồng hương của Napoléon Bonaparte. Corse là một hòn đảo thuộc Pháp nằm ở Địa Trung Hải. Người đảo Corse vạm vỡ, khỏe mạnh, ăn to nói lớn và tính khí giang hồ mã thượng chất ngất. Hầu hết người gốc đảo Corse đến Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX chỉ có 2 loại, nếu không làm mật thám chỉ điểm thì làm… giang hồ.
Gã cũng từng là dân giang hồ chính hiệu và cũng từng cùng một đồng bọn tên Charlles Gaillard đánh cướp bằng súng một chuyến xe chuyển tiền của ngân hàng ở thành đô Paris tráng lệ. Chuyến cướp đó, gã cũng dùng chiêu thức chặn chiếc xe chở tiền giống như Sơn Vương, chỉ có điều gã dùng súng thật chứ không gan dạ dùng súng giả như Sơn Vương. Xui cho gã, đồng bọn Charlles Gaillard quá nhát gan.
Khi chiếc xe chuyển tiền đã được chặn lại, tay gạc-đờ-co áp tải đã giơ hai tay úp mặt vào thành xe chịu trận cho Charlles Gaillard dí súng vào gáy. René Gaillard đang chuyển tiền từ chiếc xe chuyển tiền sang xe mình thì… Charlles Gaillard bị viên gạc đờ co tước súng. Gã gạc đờ co cảm nhận họng súng của Charlles Gaillard run lẩy bẩy sau gáy mình. Thế là bằng một thao tác nhanh gọn, gã gạc đờ co xoay người tước khẩu súng trên tay Charlles Gaillard như lấy từ trong túi áo. Gã gạc đờ co lẩy cò, Charlles Gaillard đổ xuống như cây chuối rồi giẫy đành đạch trước khi xuôi tay đi thẳng xuống địa ngục. Trước tình thế đó, René Gaillard chỉ còn biết đưa thẳng 2 tay lên trời chịu thúc thủ.
René Gaillard ra tòa với tội danh cướp có vũ khí, thụ án 5 năm tại nhà tù La Santé thủ đô Paris. Ngồi khám được hơn một năm, René Gaillard vượt ngục.
Sau một thời gian im hơi lặng tiếng, René Gaillard đi tìm gã gạc đờ co bắn chết Charlles Gaillard để đòi lại món nợ máu. René Gaillard gặp Charlles Gaillard tại một quán rượu. Không hiểu vì run hay vì lý do nào khác, René Gaillard nhắm súng vào đầu đối thủ siết cò nhưng viên đạn lại găm vào… chân. Gã gạc đờ co ôm chầm lấy René Gaillard và… la làng. René Gaillard nghiến răng kề khẩu súng vào mang tai gã gạc đờ co siết cò. Lần này khẩu súng phản chủ đã không chịu nổ. René Gaillard bị thực khách nhiệt tình trong quán rượu xúm nhau "đánh hội đồng" đến mềm nhũn.
Lần này, René Gaillard lãnh án chung thân, lao động khổ sai ở nhà tù La Cayen. Cayen là một vùng nông nghiệp nổi tiếng với các sản vật khóm, mía và nho của Pháp. Gã đã dùng sức vóc của mình góp phần tạo nên thương hiệu khóm Cayen trong những ngày lao động khổ sai.
Trong một chuyến đeo cùm đi lao động, René Gaillard cùng một số bạn tù tước súng lính cai rồi đào thoát. Lần vượt ngục này, vì mang án chung thân, René Gaillard không dám tìm kẻ cựu thù đòi nợ máu nữa.
Một ngày đông lạnh lẽo, René Gaillard bất ngờ gặp đại ca đồng hương đảo Corse. Đó là Franchini (không phải Mathiew Franchini - chủ khách sạn Contineltal Palace ở quận 1, Sài Gòn).
Franchini là một đại ca giang hồ gác kiếm sau khi tích lũy được một số vốn kha khá từ những vụ cướp. Y dùng số vốn đó đầu tư một số đồn điền cao su ở Tân Đảo. Tân Đảo có tên hành chính là New Hebrides. Ngày nay Tân Đảo có tên chính thức là Cộng hòa Vanuatu. Đó là quần đảo thuộc địa của Pháp và Anh ở Tây nam Thái Bình Dương từ thế kỷ XIX. Chính quyền Pháp đang khuyến khích các nhà đầu tư trồng cao su ở vùng thuộc địa này. Sau khi nghe René Gaillard kể khổ Franchini tuyển dụng ngay gã đàn em đang tơi tả làm vệ sĩ riêng.
Ngoài ra, Franchini còn đầu tư cao su ở Hóc Môn, Gò Vấp (Sài Gòn), Cầu Khởi (Tây Ninh) và Mimot (Chup, Campuchia). Theo các sử liệu kháng chiến chống Pháp thì vào những năm thập niên 30 thế kỷ XX, Franchini là một tên chủ đồn điền cao su rất tàn ác đối với công nhân.
Sau này, thấy đầu tư ở Tân Đảo xa xôi, Franchini bán các sở cao su ở đó rồi đặt trụ sở chính tại Gò Vấp. Tất nhiên, Franchini lôi thằng vệ sĩ đàn em René Gaillard đi theo. Để tạo quyền lực riêng, Franchini ký gửi René Gaillard cho Bazin để có chân trong Sở Mật thám. Tuy là một gạc đờ co nhưng René Gaillard được đại ca tin tưởng giao cho quản lý tất cả mọi công việc cũng như mọi giao dịch liên quan đến cao su. Đáp ơn cứu mạng, René Gaillard trung thành với Franchini còn hơn chó nuôi từ lúc mới đẻ.
Gã giang hồ đảo Corse bị khuất phục
Tưởng mình là một con cọp uy lực, vừa gặp Sơn Vương, René Gaillard khoái trá chuẩn bị một trận vờn mồi. René Gaillard phóng chiếc roi pín ngựa vun vút vào không khí trước mặt Sơn Vương để uy hiếp tinh thần rồi dọa: "Mày cướp 50.000 đồng, tao đánh đủ 50.000 roi". Không ngờ, Sơn Vương không những không sợ mà còn nhìn hắn trừng trừng như thách thức. Nổi cáu, René Gaillard hùng hục quất roi vào người Sơn Vương.
Chiếc roi pín ngựa xé rách bươm quần áo nhưng Sơn Vương vẫn không
thay đổi sắc mặc, lại còn cất tiếng cười cợt. Đánh đến vã mồ hôi, bải
hoải tay chân vẫn không khuất phục được Sơn Vương, gã giang hồ đảo Corse
đành xuôi tay: "Tao mệt rồi, cho mày nợ đó". Sơn Vương cười từng tràng
dài: "Tôi không có thói quen mang nợ lại thích sòng phẳng. Đánh cho đủ
số nợ đi".
Trước sự cứng đầu của gã giang hồ xứ Việt, nhớ lại thời mình đi "hát" bị "rớt" ở Paris mấy năm trước, René Gaillard ngầm thán phục. Gã ném roi, thốt: "Mẹc-xà-lù! Tao xóa nợ cho mày luôn đó".
Trong buổi cung đầu tiên, uy dũng của Sơn Vương đã khiến tay giang hồ thứ thiệt như René Gaillard cảm phục. Để tỏ lòng mã thượng, dân chơi đảo Corse quyết định… bãi nại cho Sơn Vương. Tuy nhiên, vụ án đã được các báo giật tít ra trang nhất nên không thể để chìm xuồng. Thế là Bazin chỉ truy cứu một mình Sơn Vương ra tòa đại hình. Trong những ngày tạm giam hầu tra tại Maison Centrale de Saigon (Khám Lớn Sài Gòn) ở số 69, đường La Grandière (nay là Thư viện Tổng hợp TPHCM) René Gillard lại là người duy nhất đi thăm nuôi Sơn Vương. Gã còn đưa cả vợ đến ra mắt tay văn sĩ tướng cướp và hứa rằng, sẽ đề nghị bị hại là ông chủ Franchini không đến dự tòa, xem như đó là hình thức bãi nại gián tiếp.
Một người là C.V.D. - trước năm 1975 là điệp báo viên của ta ẩn trong vai Phó chi Cảnh sát quận 1 của chế độ Việt Nam Cộng hòa, kể rằng ông đã từng có dịp xem hồ sơ của Sơn Vương vào năm 1972 tại Tổng Nha Cảnh sát trong chiến dịch "bài trừ tệ nạn xã hội". Vì chiến dịch huy động tổng lực nên rất nhiều cảnh sát ở các chi được trưng dụng về Tổng Nha để phân loại, lập hồ sơ đối tượng. Vì nghe danh Sơn Vương đã lâu nên khi gặp hồ sơ, ông háo hức đọc. Trong hồ sơ của tòa đại hình thời Pháp chỉ có vỏn vẹn 2 trang khẩu cung.
Lời cung của Sơn Vương rất đơn giản: "Tôi mướn chiếc xe, mướn luôn sốp-phơ Năm Đường. Tôi không nói với Năm Đường thuê đặng mần gì. Chạy tới chiếc cầu sắt, tôi biểu Năm Đường dừng xe cho tôi tiểu tiện. Chiếc xe chở bạc vừa trờ tới, tôi rút súng giả ra tra vào đầu gạc đờ co biểu đưa vali. Lấy vali bạc xong, tôi chĩa súng vô đầu Năm Đường biểu chạy hết ga. Về tới Sài Gòn, tôi hăm he Năm Đường khai ra với người khác, tôi giết chết cả gia đình. Trong vụ này chỉ mình tôi chủ mưu. Năm Đường vô can. Tôi chỉ trả công sốp-phơ và mướn xe tổng cộng 10 đồng. Mình tôi làm tôi chịu lãnh đủ, đừng truy cứu người vô can".
Phiên tòa đại hình cũng diễn ra chóng vánh khiến cánh nhà báo thất vọng tràn trề. Bị hại là Franchini không đến dự. Không có luật sư bào chữa cho bị cáo lẫn bị hại. Suốt 30 phút diễn ra phiên tòa, hầu như các quan tòa chỉ làm thủ tục. Sơn Vương chỉ phải trả lời 3 câu thẩm vấn của chủ tọa. 3 câu hỏi cũng chỉ lặp lại nội dung bản khẩu cung. Khi chánh án cho phép tự biện hộ, Sơn Vương nói gọn: "Có vay, có trả. Tòa cứ tuyên, bao nhiêu năm tù, xin chung đủ". Không còn gì để hỏi, chánh án tuyên luôn án 10 năm tù biệt xứ.
Vụ đánh cướp được các báo viết tường thuật cả trang giấy. Sau khi phiên tòa diễn ra, các báo chỉ đưa một góc tin nhỏ xíu.
Nhận án xong, Sơn Vương được đưa trở lại Khám Lớn Sài Gòn chờ chuyến đi dài.
Trong vụ này, Năm Đường được miễn tố. Chỉ có điều, khi người chủ biết chuyện đã đuổi việc Năm Đường. Ông ta trở lại nghề xà ích xe ngựa. Cảm nghĩa Sơn Vương đã bao che cho mình nên Năm Đường cũng thường xuyên đến thăm.
Kể từ khi hành hiệp, vì không muốn liên lụy đến người thân, Sơn Vương cắt đứt mọi liên lạc. Vì vậy, khi ông đi tù, cha mẹ ông cũng không hay biết.
Vào những năm đó, Maison Centrale de Saigon là nhà tù lớn nhất miền Nam, giam giữ tù nhân đại hình (trọng án) và tù nhân chính trị. Mỗi dãy phòng giam dài 30m và chiều ngang 6m. Ở giữa 2 dãy phòng giam là hành lang có chiều ngang 2m được phân cách với phòng giam bằng chấn song sắt phi 12. Tường phòng giam sơn màu đen. Cửa sổ song sắt trổ trên cao gần mái nhà. Giai đoạn này, do tù nhân chính trị nhiều nên bọn cai ngục dồn tù đại hình vào mỗi buồng hơn 50 người. 2 dãy phòng giam chứa hơn 100 người. Tất cả đều nằm dưới nền xi măng và 1 chân phải bị khóa vào 1 chiếc cùm dài suốt dọc phòng giam.
Để quản lý số tù nhân đông đúc, chen chúc ấy, bọn cai nghĩ ra chiêu dùng "dây đậu nấu đậu", có nghĩa là chúng chọn trong số tù những tay có máu lưu manh, có sức khỏe làm caporal (người quản lý). Đọc theo âm trại là cặp rằn hoặc cọp rằn. Giang hồ thời nay gọi là "đại bàng" hoặc "đầu gấu".
Cách chọn cặp rằn của bọn cai ngục rất… lưu manh. Chúng cho các tù nhân thách đấu võ với nhau để xem và bắt độ cá cược. Kẻ nào mạnh nhất phòng giam sẽ được làm cặp rằn. Khi một tù nhân thách đấu và đánh gục cặp rằn "đương nhiệm" thì sẽ được làm cặp rằn mới. Để bảo vệ "ngôi", cặp rằn thường đánh phủ đầu những tù nhân mới.
Sơn Vương cũng không ngoại lệ. Trong thời gian hầu tra, ngày đầu tiên bị chuyển từ bót Catinat sang Maison Centrale de Saigon, khi cánh cửa ngục vừa khép sau lưng, Sơn Vương đã bị cặp rằn Ba Nhỏ - một côn đồ chợ Cầu Muối - túm cổ đánh dằn mặt. Ba Nhỏ không ngờ Sơn Vương xoay người nhanh như chớp khiến gã mất đà té dúi vào chân tường. Biết gặp cao thủ võ nghệ, cặp rằn Ba Nhỏ nhịn nhục chờ thời cơ trả đũa.
Năm Đường bị tống vào nhà giam mà không nhận được một lời giải thích nào của cò cảnh sát. Sau một đêm mất ngủ vì muỗi cắn, Năm Đường được Chánh Sở Mật thám là cò Bazin trực tiếp hỏi cung. Thay cho màn chào hỏi, viên chánh Sở Mật thám có máu giang hồ cầm chiếc roi pín ngựa vụt vun vút vào không khí khiến Năm Đường run lẩy bẩy.
Chờ cho đối phương mất hết thần hồn, Bazin cười khẩy hỏi: "Tiền ăn cướp xài rất sướng, hả mông-xừ sốp-phơ (ông tài xế)? Nếu còn chút thông minh, mày nên kể chi tiết vụ đánh cướp, đừng để chiếc roi này khó chịu". Dứt câu hỏi, Bazin "vuốt" một roi ngang lưng Năm Đường.
Ông Sáu Xiềm và kỷ vật của Sơn Vương. |
Sáng hôm đó, Sơn Vương đang lúi húi dọn sách ra vỉa hè như thường lệ thì một chiếc xe "cây" (tiếng lóng có nghĩa là xe bắt phạm) thắng kịt sát bên. Ông chưa kịp phản ứng gì thì đã bị 2 viên cò khóa tay đẩy lên xe "cây". Biết là vụ cướp bị "bể ổ", nhà văn giang hồ lẳng lặng lên xe.
Sơn Vương bước vào phòng hỏi cung thì gặp René Gaillard đã ngồi sẵn ở bàn buy rô. Vì mối quan hệ thân tình, Bazin ưu tiên cho René Gaillard khởi cung Sơn Vương. Vừa gặp Sơn Vương, nhớ đến khẩu súng giả trong vụ cướp, lòng tự ái của tên giang hồ đảo Corse nổi lên bừng bừng.
René Gaillard có dáng cao to, hầm hố của dân đảo Corse, đồng hương của Napoléon Bonaparte. Corse là một hòn đảo thuộc Pháp nằm ở Địa Trung Hải. Người đảo Corse vạm vỡ, khỏe mạnh, ăn to nói lớn và tính khí giang hồ mã thượng chất ngất. Hầu hết người gốc đảo Corse đến Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX chỉ có 2 loại, nếu không làm mật thám chỉ điểm thì làm… giang hồ.
Gã cũng từng là dân giang hồ chính hiệu và cũng từng cùng một đồng bọn tên Charlles Gaillard đánh cướp bằng súng một chuyến xe chuyển tiền của ngân hàng ở thành đô Paris tráng lệ. Chuyến cướp đó, gã cũng dùng chiêu thức chặn chiếc xe chở tiền giống như Sơn Vương, chỉ có điều gã dùng súng thật chứ không gan dạ dùng súng giả như Sơn Vương. Xui cho gã, đồng bọn Charlles Gaillard quá nhát gan.
Khi chiếc xe chuyển tiền đã được chặn lại, tay gạc-đờ-co áp tải đã giơ hai tay úp mặt vào thành xe chịu trận cho Charlles Gaillard dí súng vào gáy. René Gaillard đang chuyển tiền từ chiếc xe chuyển tiền sang xe mình thì… Charlles Gaillard bị viên gạc đờ co tước súng. Gã gạc đờ co cảm nhận họng súng của Charlles Gaillard run lẩy bẩy sau gáy mình. Thế là bằng một thao tác nhanh gọn, gã gạc đờ co xoay người tước khẩu súng trên tay Charlles Gaillard như lấy từ trong túi áo. Gã gạc đờ co lẩy cò, Charlles Gaillard đổ xuống như cây chuối rồi giẫy đành đạch trước khi xuôi tay đi thẳng xuống địa ngục. Trước tình thế đó, René Gaillard chỉ còn biết đưa thẳng 2 tay lên trời chịu thúc thủ.
René Gaillard ra tòa với tội danh cướp có vũ khí, thụ án 5 năm tại nhà tù La Santé thủ đô Paris. Ngồi khám được hơn một năm, René Gaillard vượt ngục.
Sau một thời gian im hơi lặng tiếng, René Gaillard đi tìm gã gạc đờ co bắn chết Charlles Gaillard để đòi lại món nợ máu. René Gaillard gặp Charlles Gaillard tại một quán rượu. Không hiểu vì run hay vì lý do nào khác, René Gaillard nhắm súng vào đầu đối thủ siết cò nhưng viên đạn lại găm vào… chân. Gã gạc đờ co ôm chầm lấy René Gaillard và… la làng. René Gaillard nghiến răng kề khẩu súng vào mang tai gã gạc đờ co siết cò. Lần này khẩu súng phản chủ đã không chịu nổ. René Gaillard bị thực khách nhiệt tình trong quán rượu xúm nhau "đánh hội đồng" đến mềm nhũn.
Lần này, René Gaillard lãnh án chung thân, lao động khổ sai ở nhà tù La Cayen. Cayen là một vùng nông nghiệp nổi tiếng với các sản vật khóm, mía và nho của Pháp. Gã đã dùng sức vóc của mình góp phần tạo nên thương hiệu khóm Cayen trong những ngày lao động khổ sai.
Trong một chuyến đeo cùm đi lao động, René Gaillard cùng một số bạn tù tước súng lính cai rồi đào thoát. Lần vượt ngục này, vì mang án chung thân, René Gaillard không dám tìm kẻ cựu thù đòi nợ máu nữa.
Một ngày đông lạnh lẽo, René Gaillard bất ngờ gặp đại ca đồng hương đảo Corse. Đó là Franchini (không phải Mathiew Franchini - chủ khách sạn Contineltal Palace ở quận 1, Sài Gòn).
Franchini là một đại ca giang hồ gác kiếm sau khi tích lũy được một số vốn kha khá từ những vụ cướp. Y dùng số vốn đó đầu tư một số đồn điền cao su ở Tân Đảo. Tân Đảo có tên hành chính là New Hebrides. Ngày nay Tân Đảo có tên chính thức là Cộng hòa Vanuatu. Đó là quần đảo thuộc địa của Pháp và Anh ở Tây nam Thái Bình Dương từ thế kỷ XIX. Chính quyền Pháp đang khuyến khích các nhà đầu tư trồng cao su ở vùng thuộc địa này. Sau khi nghe René Gaillard kể khổ Franchini tuyển dụng ngay gã đàn em đang tơi tả làm vệ sĩ riêng.
Ngoài ra, Franchini còn đầu tư cao su ở Hóc Môn, Gò Vấp (Sài Gòn), Cầu Khởi (Tây Ninh) và Mimot (Chup, Campuchia). Theo các sử liệu kháng chiến chống Pháp thì vào những năm thập niên 30 thế kỷ XX, Franchini là một tên chủ đồn điền cao su rất tàn ác đối với công nhân.
Sau này, thấy đầu tư ở Tân Đảo xa xôi, Franchini bán các sở cao su ở đó rồi đặt trụ sở chính tại Gò Vấp. Tất nhiên, Franchini lôi thằng vệ sĩ đàn em René Gaillard đi theo. Để tạo quyền lực riêng, Franchini ký gửi René Gaillard cho Bazin để có chân trong Sở Mật thám. Tuy là một gạc đờ co nhưng René Gaillard được đại ca tin tưởng giao cho quản lý tất cả mọi công việc cũng như mọi giao dịch liên quan đến cao su. Đáp ơn cứu mạng, René Gaillard trung thành với Franchini còn hơn chó nuôi từ lúc mới đẻ.
Gã giang hồ đảo Corse bị khuất phục
Tưởng mình là một con cọp uy lực, vừa gặp Sơn Vương, René Gaillard khoái trá chuẩn bị một trận vờn mồi. René Gaillard phóng chiếc roi pín ngựa vun vút vào không khí trước mặt Sơn Vương để uy hiếp tinh thần rồi dọa: "Mày cướp 50.000 đồng, tao đánh đủ 50.000 roi". Không ngờ, Sơn Vương không những không sợ mà còn nhìn hắn trừng trừng như thách thức. Nổi cáu, René Gaillard hùng hục quất roi vào người Sơn Vương.
Những năm 30 thế kỷ XX, cả Nam kỳ chỉ có 5 chiếc Clément-Bayard. |
Trước sự cứng đầu của gã giang hồ xứ Việt, nhớ lại thời mình đi "hát" bị "rớt" ở Paris mấy năm trước, René Gaillard ngầm thán phục. Gã ném roi, thốt: "Mẹc-xà-lù! Tao xóa nợ cho mày luôn đó".
Trong buổi cung đầu tiên, uy dũng của Sơn Vương đã khiến tay giang hồ thứ thiệt như René Gaillard cảm phục. Để tỏ lòng mã thượng, dân chơi đảo Corse quyết định… bãi nại cho Sơn Vương. Tuy nhiên, vụ án đã được các báo giật tít ra trang nhất nên không thể để chìm xuồng. Thế là Bazin chỉ truy cứu một mình Sơn Vương ra tòa đại hình. Trong những ngày tạm giam hầu tra tại Maison Centrale de Saigon (Khám Lớn Sài Gòn) ở số 69, đường La Grandière (nay là Thư viện Tổng hợp TPHCM) René Gillard lại là người duy nhất đi thăm nuôi Sơn Vương. Gã còn đưa cả vợ đến ra mắt tay văn sĩ tướng cướp và hứa rằng, sẽ đề nghị bị hại là ông chủ Franchini không đến dự tòa, xem như đó là hình thức bãi nại gián tiếp.
Một người là C.V.D. - trước năm 1975 là điệp báo viên của ta ẩn trong vai Phó chi Cảnh sát quận 1 của chế độ Việt Nam Cộng hòa, kể rằng ông đã từng có dịp xem hồ sơ của Sơn Vương vào năm 1972 tại Tổng Nha Cảnh sát trong chiến dịch "bài trừ tệ nạn xã hội". Vì chiến dịch huy động tổng lực nên rất nhiều cảnh sát ở các chi được trưng dụng về Tổng Nha để phân loại, lập hồ sơ đối tượng. Vì nghe danh Sơn Vương đã lâu nên khi gặp hồ sơ, ông háo hức đọc. Trong hồ sơ của tòa đại hình thời Pháp chỉ có vỏn vẹn 2 trang khẩu cung.
Lời cung của Sơn Vương rất đơn giản: "Tôi mướn chiếc xe, mướn luôn sốp-phơ Năm Đường. Tôi không nói với Năm Đường thuê đặng mần gì. Chạy tới chiếc cầu sắt, tôi biểu Năm Đường dừng xe cho tôi tiểu tiện. Chiếc xe chở bạc vừa trờ tới, tôi rút súng giả ra tra vào đầu gạc đờ co biểu đưa vali. Lấy vali bạc xong, tôi chĩa súng vô đầu Năm Đường biểu chạy hết ga. Về tới Sài Gòn, tôi hăm he Năm Đường khai ra với người khác, tôi giết chết cả gia đình. Trong vụ này chỉ mình tôi chủ mưu. Năm Đường vô can. Tôi chỉ trả công sốp-phơ và mướn xe tổng cộng 10 đồng. Mình tôi làm tôi chịu lãnh đủ, đừng truy cứu người vô can".
Phiên tòa đại hình cũng diễn ra chóng vánh khiến cánh nhà báo thất vọng tràn trề. Bị hại là Franchini không đến dự. Không có luật sư bào chữa cho bị cáo lẫn bị hại. Suốt 30 phút diễn ra phiên tòa, hầu như các quan tòa chỉ làm thủ tục. Sơn Vương chỉ phải trả lời 3 câu thẩm vấn của chủ tọa. 3 câu hỏi cũng chỉ lặp lại nội dung bản khẩu cung. Khi chánh án cho phép tự biện hộ, Sơn Vương nói gọn: "Có vay, có trả. Tòa cứ tuyên, bao nhiêu năm tù, xin chung đủ". Không còn gì để hỏi, chánh án tuyên luôn án 10 năm tù biệt xứ.
Vụ đánh cướp được các báo viết tường thuật cả trang giấy. Sau khi phiên tòa diễn ra, các báo chỉ đưa một góc tin nhỏ xíu.
Nhận án xong, Sơn Vương được đưa trở lại Khám Lớn Sài Gòn chờ chuyến đi dài.
Trong vụ này, Năm Đường được miễn tố. Chỉ có điều, khi người chủ biết chuyện đã đuổi việc Năm Đường. Ông ta trở lại nghề xà ích xe ngựa. Cảm nghĩa Sơn Vương đã bao che cho mình nên Năm Đường cũng thường xuyên đến thăm.
Kể từ khi hành hiệp, vì không muốn liên lụy đến người thân, Sơn Vương cắt đứt mọi liên lạc. Vì vậy, khi ông đi tù, cha mẹ ông cũng không hay biết.
Vào những năm đó, Maison Centrale de Saigon là nhà tù lớn nhất miền Nam, giam giữ tù nhân đại hình (trọng án) và tù nhân chính trị. Mỗi dãy phòng giam dài 30m và chiều ngang 6m. Ở giữa 2 dãy phòng giam là hành lang có chiều ngang 2m được phân cách với phòng giam bằng chấn song sắt phi 12. Tường phòng giam sơn màu đen. Cửa sổ song sắt trổ trên cao gần mái nhà. Giai đoạn này, do tù nhân chính trị nhiều nên bọn cai ngục dồn tù đại hình vào mỗi buồng hơn 50 người. 2 dãy phòng giam chứa hơn 100 người. Tất cả đều nằm dưới nền xi măng và 1 chân phải bị khóa vào 1 chiếc cùm dài suốt dọc phòng giam.
Để quản lý số tù nhân đông đúc, chen chúc ấy, bọn cai nghĩ ra chiêu dùng "dây đậu nấu đậu", có nghĩa là chúng chọn trong số tù những tay có máu lưu manh, có sức khỏe làm caporal (người quản lý). Đọc theo âm trại là cặp rằn hoặc cọp rằn. Giang hồ thời nay gọi là "đại bàng" hoặc "đầu gấu".
Cách chọn cặp rằn của bọn cai ngục rất… lưu manh. Chúng cho các tù nhân thách đấu võ với nhau để xem và bắt độ cá cược. Kẻ nào mạnh nhất phòng giam sẽ được làm cặp rằn. Khi một tù nhân thách đấu và đánh gục cặp rằn "đương nhiệm" thì sẽ được làm cặp rằn mới. Để bảo vệ "ngôi", cặp rằn thường đánh phủ đầu những tù nhân mới.
Sơn Vương cũng không ngoại lệ. Trong thời gian hầu tra, ngày đầu tiên bị chuyển từ bót Catinat sang Maison Centrale de Saigon, khi cánh cửa ngục vừa khép sau lưng, Sơn Vương đã bị cặp rằn Ba Nhỏ - một côn đồ chợ Cầu Muối - túm cổ đánh dằn mặt. Ba Nhỏ không ngờ Sơn Vương xoay người nhanh như chớp khiến gã mất đà té dúi vào chân tường. Biết gặp cao thủ võ nghệ, cặp rằn Ba Nhỏ nhịn nhục chờ thời cơ trả đũa.
(Còn tiếp)
Nông Huyền SơnChuyện về nhà văn tướng cướp Sơn Vương (bài 4)
14:45 09/09/2015
Từ một người tràn trề tinh thần dân tộc, chế độ nhà tù hà khắc
của thực dân Pháp đã dần biến Sơn Vương thành một tín đồ cực đoan của
chủ nghĩa cá nhân. Dù vẫn còn nguyên tính cách nghĩa khí nhưng ông bị
rơi vào cái vòng luẩn quẩn ân oán giang hồ. Thế là án chồng án.
Đề lao hiệp khách
Tại nhà giam Maison Centrale de Saigon, cặp rằn Ba Nhỏ được chủ ngục hậu thuẫn đã hà hiếp nhiều bạn tù cô thế. Không ai dám đối mặt với y.
Một hôm, René Gillard gửi vào cho Sơn Vương 2 giỏ xách thực phẩm. Ba Nhỏ đại diện buồng giam lên phòng cai ngục lấy đồ thăm nuôi. Gã lấy 2 giỏ thực phẩm của René Gillard gửi cho Sơn Vương mà không nói tiếng nào. Sơn Vương vô tình không biết Ba Nhỏ đã cướp trắng "tài sản" của mình.
Lần thăm nuôi sau, René Gillard hỏi Sơn Vương có vừa miệng những món
ăn do chính vợ René Gillard làm để gửi vào không. Đến lúc đó, Sơn Vương
mới biết Ba Nhỏ đã ăn chặn thực phẩm thăm nuôi của mình. Dù không được
nếm một chút món ăn nào, Sơn Vương cũng gật đầu khen ngon để làm vui
lòng bạn.
Trở về phòng giam, Sơn Vương điểm mặt Ba Nhỏ: "Anh bạn phải trả đủ tôi số thực phẩm đã ăn cắp". Ba Nhỏ không nói không rằng, rút trong người ra con dao tự chế từ thìa ăn đâm thẳng vào cổ Sơn Vương. Nhanh như chớp, Sơn Vương đoạt lấy con dao rồi khóa cứng tay Ba Nhỏ. Gã lưu manh chợ Cầu Muối xám mặt vì nghĩ mình đã tận mạng. Chỉ cần Sơn Vương thọc con dao ngược vào cổ Ba Nhỏ là đời gã ra ma. Gã nhắm mắt chờ thần chết gọi hồn. Cả phòng giam nín thở chờ đợi nhát dao phục thù của Sơn Vương.
Thật bất ngờ, Sơn Vương nhét dao vào lưng quần rồi nói: "Lần sau moa (tao) không tha cho toa (mày) đâu".
Mấy giây sau, gã lưu manh chợ Cầu Muối mới thu lại hồn vía rồi… quỳ sụp xuống chân Sơn Vương xin nhận làm đồ đệ học võ. Sơn Vương khoát tay: "Từ nay, phòng giam này không còn cặp rằn nữa".
Không còn nạn cặp rằn ăn hiếp tù nhân, cả phòng giam vỗ tay tung hô Sơn Vương là "đề lao hiệp khách".
Một năm sau, Sơn Vương bị chuyển ra đảo tù Côn Sơn (nay là Côn Đảo). Ông ra đảo vào thời điểm Pháp đang xây dựng con đường nối liền các sở cũ đến sở Ông Câu để kiểm soát tù vượt ngục (Thời gian xây dựng từ 1930 đến 1945). Khi mở đường, bọn cai ngục bắt tù nhân đập đá xây một chiếc cầu bắc ngang đèo Ông Đụng. Việc xây dựng cầu này đã khiến hơn 356 tù nhân chết vì lao lực và tai nạn. Sơn Vương đã phỏng theo truyện kiếm hiệp tàu "Tiết Nhơn Quí chinh đông" gọi cây cầu này là Ma Thiên Lãnh. Cái tên này được sử dụng cho đến ngày nay.
Cuối năm 1933, số tù nhân chính trị ra đảo ngày càng đông, nhân sự cai ngục lại mỏng, thiếu nhân sự làm thư ký nên chúa đảo Bovier lệnh cho Nguyễn Văn Liễn, tức Vệ Liễn - Chánh cai vệ banh 2 - trưng dụng trong số tù nhân ở banh 2 do hắn quản lý. Sơn Vương được chúa đảo trưng dụng "miễn ngạch trật" tức làm việc không lương tại Sở Ngân khố của đảo tù nhờ chữ đẹp. Dù vẫn ở tù nhưng Sơn Vương trở thành tù hành chính. Ban ngày đến Sở Ngân khố làm thư ký, ban đêm trở về buồng giam.
Năm 1936, phong trào Mặt trận Bình dân của Léon Blum lên nắm chính quyền tại Pháp đã tiến hành hàng loạt chính sách cải cách dân chủ ở chính quốc lẫn các vùng đất thuộc địa, trong đó có Đông Dương. Để ăn mừng chiến thắng, Léon Blum quyết định ân xá giải phóng đồng loạt hệ thống nhà tù. Tù nhân chính trị được tha bổng, tù nhân xã hội ở các đảo tù được đưa vào đất liền.
Tháng 2/1937, tại nhà ngục Hà Tiên, Sơn Vương đã đứng ra hô hào bạn tù tổ chức một cuộc bạo loạn đào thoát. Cuộc bạo loạn nhanh chóng bị đàn áp bởi lực lượng cảnh sát Pháp do đích thân chủ tỉnh Hà Tiên chỉ huy. Sơn Vương bị xếp vào loại cầm đầu nên bị đày ra nhà tù mới trên đảo Phú Quốc.
Từ nhà tù Phú Quốc, ông viết nhiều bản tường trình gởi về đất liền bằng đường dây bí mật để tố cáo nguyên do xảy ra cuộc bạo loạn. Bản tường trình này cho biết, một số tù nhân thường phạm không lãnh án khổ sai nhưng bị bọn cai ngục đưa ra hòn đảo nhỏ Kiên Lương đập đá xây dựng khu nghỉ dưỡng. Đó là hành vi phạm luật thời đó. Vì việc lao động nặng chỉ dành cho phạm nhân lãnh án "khổ sai".
Trong thời gian "khổ sai" ở Kiên Lương, những người tù này thường xuyên bị tên chủ ngục người Pháp hành hạ, đánh đập rất tàn ác. Một hôm, hắn bị mất một số tiền. Nghi ngờ một người bồi (nhân viên tạp dịch) Việt Nam lấy cắp, hắn đã dùng nhục hình tra khảo tàn nhẫn đến chết. Những người tù chứng kiến khi trở về phòng giam kể lại rằng, trong khi tra tấn nạn nhân, tên chủ ngục Pháp liên tục thét: "Đánh chết bọn Annammit ăn cắp!". Lòng tự ái dân tộc và nỗi bức xúc kìm nén bấy lâu có dịp phun trào thành cuộc biểu tình trong nhà tù.
Những bản tường trình của Sơn Vương từ nhà tù Phú Quốc gửi về đất liền đã đến tay các tờ báo ở Sài Gòn. Thống đốc Nam Kỳ lúc đó là một thành viên của Mặt trận Bình dân Pháp đã cử người về nhà tù Hà Tiên và Phú Quốc điều tra và sau đó tên chủ ngục bị trục xuất về Pháp. Nhờ đó, vào tháng 2/1938, Sơn Vương cùng một số tù nhân khác được tha bổng.
Đụng độ “cọp lửa từ bi”
Ra tù, Sơn Vương trở lại vỉa hè chợ Bến Thành viết báo, bán sách kiếm cơm qua ngày.
Một tối, ông lân la vào rạp hát Nguyễn Văn Hảo xem xi-nê (chiếu phim). Khi chen chúc mua vé, ông bị một gã người Việt lai Pháp đi cùng "đầm" (bạn gái) đạp trúng chân đau điếng. Dù biết đạp chân người khác nhưng gã Việt lai Pháp vẫn phớt lờ phép lịch sự không thèm xin lỗi nạn nhân. Sĩ diện, máu giang hồ sôi sùng sục trong huyết quản, ông đấm cho gã Việt lai Pháp, lỗ mũi gã đầy máu.
Không ngờ gã lưu manh Việt - Pháp là phó cai đội của bót mật thám
Polo có tên là Turbi nhưng giang hồ Sài Gòn đặt hỗn danh là Cọp Lửa Từ
Bi - một tên côn đồ lưu manh khoác áo mật thám Pháp.
Gã hô hoán. Thế là Sơn Vương bị đám cò cảnh sát đè nghiến xuống đất trói gô lại đưa về bót Polo Chợ Lớn với tội danh… cướp cạn.
Dù chỉ va chạm nhỏ, Turbi vẫn gán cho Sơn Vương tội cướp bằng một bản cung giả.
Ngày 18/9/1939, Sơn Vương lại tái ngộ với phiên tòa đại hình vì đã từng có án tích trọng phạm. Ra tòa lần này, chán ngán sự đời, Sơn Vương không thèm hé răng một lời trong phần thẩm vấn của chánh án. Bực mình gã chánh án người Pháp tuyên 10 năm cấm cố. Sơn Vương bị tống vào nhà tù trọng án hình sự Đông Dương ở Pursat, Campuchia.
Tại đây, ông lén xin được 1 lưỡi cưa sắt của đám tù khai thác gỗ. Một đêm tháng 2/1940, ông cưa song sắt cửa sổ, đào thoát ra rừng thành công.
Trốn khỏi nhà tù Pursat, Sơn Vương theo cánh thợ rừng Khmer đi lần về Phnôm Pênh. Khi ông chuẩn bị lên một chiếc tàu hàng sắp xuất bến từ Phnôm Pênh về Châu Đốc thì bị cảnh sát Pháp phát hiện.
Ông bị cảnh sát Pháp áp tải từ Phnôm Pênh đi thẳng về bến Bình Đông, Sài Gòn suốt 3 ngày để tái ngộ với cò Bazin tại bót Catinat.
Lần này ông bị kết án vượt ngục. Từ án 10 năm cấm cố, ông đội thêm án khổ sai biệt xứ. Đầu năm 1942, ông có mặt tại nhà tù Côn Đảo trên một chuyến tàu hàng của quân đội Pháp. Ra đảo lần này, Sơn Vương bị đẩy vào hầm xay lúa banh 1 - nơi dành cho tù khổ sai.
Tháng 2/1942, tàu chiến quân đội Nhật trịch thượng "xin" Pháp cho ghé Côn Đảo lấy nước và lương thực. Chính quyền Pháp đang suy yếu nên nhượng bộ quân Nhật. Lấy nước và lương thực xong, quân Nhật rút đi. Đến tháng 2/1945, bất ngờ một đội tàu chiến Nhật lại xuất hiện. Quân Nhật muốn dùng Côn Đảo làm trạm vô tuyến nối liên lạc với các đơn vị tiến chiếm Đông Nam Á. Lần này chúng chiếm đảo bằng vũ lực. Vừa đổ quân lên đảo, quân Nhật tước sạch vũ khí của quân Pháp. Chúa đảo là Tyssery, nguyên một sĩ quan cảnh sát bị quân Nhật khống chế giam lỏng.
Mấy ngày sau, Tyssery và viên đại úy chỉ huy quân đội Pháp ở Côn Sơn được tàu chiến Nhật đưa về đất liền. Sau đó Nhật tiến hành "lễ trao trả độc lập cho người Việt Nam", biến quần đảo Côn Sơn (tiếng Pháp: Poulo Condore) thành cái gọi là "Quốc gia tự do Nông dân huynh đệ quần đảo Côn Sơn (Etat libre agricole et fraternel d'Archipel de Poulo Condore) và trao quyền chúa đảo cho Lê Văn Trà - nguyên là nhân viên thư ký của Tyssery. Lê Văn Trà ra tờ báo "Tiếng nói tự do" và giao cho Sơn Vương làm chủ bút. Đám tù chính trị thân Nhật được cơ hội nhảy lên làm "cha". Sơn Vương bỏ ngoài tai chuyện chính trị, chỉ lo làm phận sự một nhà báo, nhà văn.
Làm “Vua quốc gia an ninh đảo”
Chính phủ thân Nhật - Trần Trọng Kim đưa ra chiếc tàu đón đám tù chính trị thân Nhật về đất liền. Còn tù chính trị Cộng sản vẫn bị giam giữ ở các trại.
Lợi dụng sự lơ là của đám thân Nhật, Sơn Vương lén giúp đỡ những người Cộng sản giấy, bút và chiếc đài bán dẫn.
Sơn Vương chưa kịp xuất bản số báo đầu tiên thì quân Nhật đã đầu hàng quân Đồng minh. Nhờ chiếc đài bán dẫn, những người Cộng sản nắm bắt được tin tức cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám trong đất liền. Ngay lập tức những người tù Cộng sản tiếp quản Côn Đảo từ tay đám thân Nhật. Cờ đỏ sao vàng được cắm trên đảo từ ngày 16/9/1945. Lê Văn Trà giao nộp con dấu cho lực lượng cách mạng Côn Đảo. Một Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Côn Sơn được thành lập vào ngày 11/12/1945, Sơn Vương được bầu làm Chủ tịch.
Ngay sau đó ông đứng ra tổ chức cải táng hài cốt của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đồng thời tổ chức lao động sản xuất để tự cung tự cấp lương thực theo mô hình hợp tác xã.
Tuy nhiên, bản chất giang hồ lãng tử, tự tôn anh hùng cá nhân đã xô đẩy ông đi vào con đường khác. Trong cơn cuồng vĩ, ông bất thần tuyên bố thành lập một quốc gia mới có tên gọi là "Quốc gia Trung lập Dân chúng quần đảo An Ninh" (Etat neutre des Insulaires de L'Archipel d'An Ninh) và tự xưng là "Quốc vương" của "quốc gia". Tất cả tù chính trị đã theo phái đoàn Cách mạng về đất liền, trên đảo chỉ còn những người tù hình sự được trả tự do nên ông thỏa sức làm "vua".
Thời điểm này, đám cai đội cũ bị lưu lại đảo không cho về đất liền. Trong đó có gia đình Vệ Liễn. Nguyễn Lệ Hoa - con gái của Vệ Liễn bước vào tuổi dậy thì, rất xinh đẹp. Thế là Sơn Vương dùng quyền lực "vua quốc gia", buộc Vệ Liễn phải gả Lệ Hoa cho ông. Bị Vệ Liễn từ chối, Sơn Vương giao cho "thừa tướng" Nguyễn Thành Út bắt giam về tội "tra tấn, hành hạ tù nhân trong thời làm cai vệ". Vệ Liễn đành chịu phép chấp nhận gả Lệ Hoa.
Ngày 28/2/1946, đám cưới của Sơn Vương - Lệ Hoa được tổ chức linh đình. Sơn Vương mở kho gạo mời "toàn dân" tham dự ăn uống, nhảy múa suốt 3 ngày đêm. Dù bị cưới hỏi kiểu tướng cướp, Lệ Hoa cũng có một quãng thời gian ngắn hạnh phúc với Sơn Vương. Phần Sơn Vương, sau lễ cưới, suốt ngày ông chỉ lo hú hí với vợ, bỏ mặc "vương triều" cho đám "thừa tướng" quậy phá lẫn nhau.
Chỉ làm "vua" được một tháng, ngày 25/3/1946, Nhật đầu hàng quân Đồng minh, Pháp trở lại Đông Dương. Biết thân phận, ông chủ động mời những người đã từng làm việc cho Pháp trên đảo ra để giao lại chính quyền. Đám này chưa biết thời cuộc sẽ về đâu nên không dám nhận. Sơn Vương đành cử 3 "thừa tướng" vào đất liền yêu cầu Pháp tiếp tế lương thực, đồng thời xin 1 khẩu súng lục, 1 nón nỉ và 1 xe đạp. Cả 3 vị "thừa tướng" vừa xuất hiện trên đất liền, chính quyền Pháp nắm đầu tống giam rồi phái 3 tàu chiến chở 2 đại đội bộ binh ra tái chiếm Côn Đảo.
Ngày 8/4/1946, 2 đại đội lính Pháp rời tàu chiến tiến lên đảo thì đã thấy Sơn Vương cùng các "thừa tướng" xếp hàng ngay ngắn chờ sẵn. Lính Pháp bắt tất cả ngồi dưới đất tay đặt lên đầu rồi phân loại. Toàn bộ "triều đình" của Sơn Vương bị tống giam. Phần Sơn Vương bị tố cáo là "thành phần ác ôn" bị đem ra dựa cột để xử bắn. Vệ Liễn tiếp tục trở lại phận sự cũ đã cùng với Lệ Hoa xin tội cho Sơn Vương.
Nhờ vậy, Sơn Vương được ân xá nhưng phải chấp nhận trả án giam.
Tại nhà giam Maison Centrale de Saigon, cặp rằn Ba Nhỏ được chủ ngục hậu thuẫn đã hà hiếp nhiều bạn tù cô thế. Không ai dám đối mặt với y.
Một hôm, René Gillard gửi vào cho Sơn Vương 2 giỏ xách thực phẩm. Ba Nhỏ đại diện buồng giam lên phòng cai ngục lấy đồ thăm nuôi. Gã lấy 2 giỏ thực phẩm của René Gillard gửi cho Sơn Vương mà không nói tiếng nào. Sơn Vương vô tình không biết Ba Nhỏ đã cướp trắng "tài sản" của mình.
Cầu Ma Thiên Lãnh, Côn Đảo là do Sơn Vương đặt. |
Trở về phòng giam, Sơn Vương điểm mặt Ba Nhỏ: "Anh bạn phải trả đủ tôi số thực phẩm đã ăn cắp". Ba Nhỏ không nói không rằng, rút trong người ra con dao tự chế từ thìa ăn đâm thẳng vào cổ Sơn Vương. Nhanh như chớp, Sơn Vương đoạt lấy con dao rồi khóa cứng tay Ba Nhỏ. Gã lưu manh chợ Cầu Muối xám mặt vì nghĩ mình đã tận mạng. Chỉ cần Sơn Vương thọc con dao ngược vào cổ Ba Nhỏ là đời gã ra ma. Gã nhắm mắt chờ thần chết gọi hồn. Cả phòng giam nín thở chờ đợi nhát dao phục thù của Sơn Vương.
Thật bất ngờ, Sơn Vương nhét dao vào lưng quần rồi nói: "Lần sau moa (tao) không tha cho toa (mày) đâu".
Mấy giây sau, gã lưu manh chợ Cầu Muối mới thu lại hồn vía rồi… quỳ sụp xuống chân Sơn Vương xin nhận làm đồ đệ học võ. Sơn Vương khoát tay: "Từ nay, phòng giam này không còn cặp rằn nữa".
Không còn nạn cặp rằn ăn hiếp tù nhân, cả phòng giam vỗ tay tung hô Sơn Vương là "đề lao hiệp khách".
Một năm sau, Sơn Vương bị chuyển ra đảo tù Côn Sơn (nay là Côn Đảo). Ông ra đảo vào thời điểm Pháp đang xây dựng con đường nối liền các sở cũ đến sở Ông Câu để kiểm soát tù vượt ngục (Thời gian xây dựng từ 1930 đến 1945). Khi mở đường, bọn cai ngục bắt tù nhân đập đá xây một chiếc cầu bắc ngang đèo Ông Đụng. Việc xây dựng cầu này đã khiến hơn 356 tù nhân chết vì lao lực và tai nạn. Sơn Vương đã phỏng theo truyện kiếm hiệp tàu "Tiết Nhơn Quí chinh đông" gọi cây cầu này là Ma Thiên Lãnh. Cái tên này được sử dụng cho đến ngày nay.
Cuối năm 1933, số tù nhân chính trị ra đảo ngày càng đông, nhân sự cai ngục lại mỏng, thiếu nhân sự làm thư ký nên chúa đảo Bovier lệnh cho Nguyễn Văn Liễn, tức Vệ Liễn - Chánh cai vệ banh 2 - trưng dụng trong số tù nhân ở banh 2 do hắn quản lý. Sơn Vương được chúa đảo trưng dụng "miễn ngạch trật" tức làm việc không lương tại Sở Ngân khố của đảo tù nhờ chữ đẹp. Dù vẫn ở tù nhưng Sơn Vương trở thành tù hành chính. Ban ngày đến Sở Ngân khố làm thư ký, ban đêm trở về buồng giam.
Năm 1936, phong trào Mặt trận Bình dân của Léon Blum lên nắm chính quyền tại Pháp đã tiến hành hàng loạt chính sách cải cách dân chủ ở chính quốc lẫn các vùng đất thuộc địa, trong đó có Đông Dương. Để ăn mừng chiến thắng, Léon Blum quyết định ân xá giải phóng đồng loạt hệ thống nhà tù. Tù nhân chính trị được tha bổng, tù nhân xã hội ở các đảo tù được đưa vào đất liền.
Tháng 2/1937, tại nhà ngục Hà Tiên, Sơn Vương đã đứng ra hô hào bạn tù tổ chức một cuộc bạo loạn đào thoát. Cuộc bạo loạn nhanh chóng bị đàn áp bởi lực lượng cảnh sát Pháp do đích thân chủ tỉnh Hà Tiên chỉ huy. Sơn Vương bị xếp vào loại cầm đầu nên bị đày ra nhà tù mới trên đảo Phú Quốc.
Từ nhà tù Phú Quốc, ông viết nhiều bản tường trình gởi về đất liền bằng đường dây bí mật để tố cáo nguyên do xảy ra cuộc bạo loạn. Bản tường trình này cho biết, một số tù nhân thường phạm không lãnh án khổ sai nhưng bị bọn cai ngục đưa ra hòn đảo nhỏ Kiên Lương đập đá xây dựng khu nghỉ dưỡng. Đó là hành vi phạm luật thời đó. Vì việc lao động nặng chỉ dành cho phạm nhân lãnh án "khổ sai".
Trong thời gian "khổ sai" ở Kiên Lương, những người tù này thường xuyên bị tên chủ ngục người Pháp hành hạ, đánh đập rất tàn ác. Một hôm, hắn bị mất một số tiền. Nghi ngờ một người bồi (nhân viên tạp dịch) Việt Nam lấy cắp, hắn đã dùng nhục hình tra khảo tàn nhẫn đến chết. Những người tù chứng kiến khi trở về phòng giam kể lại rằng, trong khi tra tấn nạn nhân, tên chủ ngục Pháp liên tục thét: "Đánh chết bọn Annammit ăn cắp!". Lòng tự ái dân tộc và nỗi bức xúc kìm nén bấy lâu có dịp phun trào thành cuộc biểu tình trong nhà tù.
Những bản tường trình của Sơn Vương từ nhà tù Phú Quốc gửi về đất liền đã đến tay các tờ báo ở Sài Gòn. Thống đốc Nam Kỳ lúc đó là một thành viên của Mặt trận Bình dân Pháp đã cử người về nhà tù Hà Tiên và Phú Quốc điều tra và sau đó tên chủ ngục bị trục xuất về Pháp. Nhờ đó, vào tháng 2/1938, Sơn Vương cùng một số tù nhân khác được tha bổng.
Đụng độ “cọp lửa từ bi”
Ra tù, Sơn Vương trở lại vỉa hè chợ Bến Thành viết báo, bán sách kiếm cơm qua ngày.
Một tối, ông lân la vào rạp hát Nguyễn Văn Hảo xem xi-nê (chiếu phim). Khi chen chúc mua vé, ông bị một gã người Việt lai Pháp đi cùng "đầm" (bạn gái) đạp trúng chân đau điếng. Dù biết đạp chân người khác nhưng gã Việt lai Pháp vẫn phớt lờ phép lịch sự không thèm xin lỗi nạn nhân. Sĩ diện, máu giang hồ sôi sùng sục trong huyết quản, ông đấm cho gã Việt lai Pháp, lỗ mũi gã đầy máu.
Banh 2, nơi Sơn Vương thụ án. |
Gã hô hoán. Thế là Sơn Vương bị đám cò cảnh sát đè nghiến xuống đất trói gô lại đưa về bót Polo Chợ Lớn với tội danh… cướp cạn.
Dù chỉ va chạm nhỏ, Turbi vẫn gán cho Sơn Vương tội cướp bằng một bản cung giả.
Ngày 18/9/1939, Sơn Vương lại tái ngộ với phiên tòa đại hình vì đã từng có án tích trọng phạm. Ra tòa lần này, chán ngán sự đời, Sơn Vương không thèm hé răng một lời trong phần thẩm vấn của chánh án. Bực mình gã chánh án người Pháp tuyên 10 năm cấm cố. Sơn Vương bị tống vào nhà tù trọng án hình sự Đông Dương ở Pursat, Campuchia.
Tại đây, ông lén xin được 1 lưỡi cưa sắt của đám tù khai thác gỗ. Một đêm tháng 2/1940, ông cưa song sắt cửa sổ, đào thoát ra rừng thành công.
Trốn khỏi nhà tù Pursat, Sơn Vương theo cánh thợ rừng Khmer đi lần về Phnôm Pênh. Khi ông chuẩn bị lên một chiếc tàu hàng sắp xuất bến từ Phnôm Pênh về Châu Đốc thì bị cảnh sát Pháp phát hiện.
Ông bị cảnh sát Pháp áp tải từ Phnôm Pênh đi thẳng về bến Bình Đông, Sài Gòn suốt 3 ngày để tái ngộ với cò Bazin tại bót Catinat.
Lần này ông bị kết án vượt ngục. Từ án 10 năm cấm cố, ông đội thêm án khổ sai biệt xứ. Đầu năm 1942, ông có mặt tại nhà tù Côn Đảo trên một chuyến tàu hàng của quân đội Pháp. Ra đảo lần này, Sơn Vương bị đẩy vào hầm xay lúa banh 1 - nơi dành cho tù khổ sai.
Tháng 2/1942, tàu chiến quân đội Nhật trịch thượng "xin" Pháp cho ghé Côn Đảo lấy nước và lương thực. Chính quyền Pháp đang suy yếu nên nhượng bộ quân Nhật. Lấy nước và lương thực xong, quân Nhật rút đi. Đến tháng 2/1945, bất ngờ một đội tàu chiến Nhật lại xuất hiện. Quân Nhật muốn dùng Côn Đảo làm trạm vô tuyến nối liên lạc với các đơn vị tiến chiếm Đông Nam Á. Lần này chúng chiếm đảo bằng vũ lực. Vừa đổ quân lên đảo, quân Nhật tước sạch vũ khí của quân Pháp. Chúa đảo là Tyssery, nguyên một sĩ quan cảnh sát bị quân Nhật khống chế giam lỏng.
Mấy ngày sau, Tyssery và viên đại úy chỉ huy quân đội Pháp ở Côn Sơn được tàu chiến Nhật đưa về đất liền. Sau đó Nhật tiến hành "lễ trao trả độc lập cho người Việt Nam", biến quần đảo Côn Sơn (tiếng Pháp: Poulo Condore) thành cái gọi là "Quốc gia tự do Nông dân huynh đệ quần đảo Côn Sơn (Etat libre agricole et fraternel d'Archipel de Poulo Condore) và trao quyền chúa đảo cho Lê Văn Trà - nguyên là nhân viên thư ký của Tyssery. Lê Văn Trà ra tờ báo "Tiếng nói tự do" và giao cho Sơn Vương làm chủ bút. Đám tù chính trị thân Nhật được cơ hội nhảy lên làm "cha". Sơn Vương bỏ ngoài tai chuyện chính trị, chỉ lo làm phận sự một nhà báo, nhà văn.
Làm “Vua quốc gia an ninh đảo”
Chính phủ thân Nhật - Trần Trọng Kim đưa ra chiếc tàu đón đám tù chính trị thân Nhật về đất liền. Còn tù chính trị Cộng sản vẫn bị giam giữ ở các trại.
Lợi dụng sự lơ là của đám thân Nhật, Sơn Vương lén giúp đỡ những người Cộng sản giấy, bút và chiếc đài bán dẫn.
Sơn Vương chưa kịp xuất bản số báo đầu tiên thì quân Nhật đã đầu hàng quân Đồng minh. Nhờ chiếc đài bán dẫn, những người Cộng sản nắm bắt được tin tức cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám trong đất liền. Ngay lập tức những người tù Cộng sản tiếp quản Côn Đảo từ tay đám thân Nhật. Cờ đỏ sao vàng được cắm trên đảo từ ngày 16/9/1945. Lê Văn Trà giao nộp con dấu cho lực lượng cách mạng Côn Đảo. Một Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Côn Sơn được thành lập vào ngày 11/12/1945, Sơn Vương được bầu làm Chủ tịch.
Ngay sau đó ông đứng ra tổ chức cải táng hài cốt của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đồng thời tổ chức lao động sản xuất để tự cung tự cấp lương thực theo mô hình hợp tác xã.
Tuy nhiên, bản chất giang hồ lãng tử, tự tôn anh hùng cá nhân đã xô đẩy ông đi vào con đường khác. Trong cơn cuồng vĩ, ông bất thần tuyên bố thành lập một quốc gia mới có tên gọi là "Quốc gia Trung lập Dân chúng quần đảo An Ninh" (Etat neutre des Insulaires de L'Archipel d'An Ninh) và tự xưng là "Quốc vương" của "quốc gia". Tất cả tù chính trị đã theo phái đoàn Cách mạng về đất liền, trên đảo chỉ còn những người tù hình sự được trả tự do nên ông thỏa sức làm "vua".
Thời điểm này, đám cai đội cũ bị lưu lại đảo không cho về đất liền. Trong đó có gia đình Vệ Liễn. Nguyễn Lệ Hoa - con gái của Vệ Liễn bước vào tuổi dậy thì, rất xinh đẹp. Thế là Sơn Vương dùng quyền lực "vua quốc gia", buộc Vệ Liễn phải gả Lệ Hoa cho ông. Bị Vệ Liễn từ chối, Sơn Vương giao cho "thừa tướng" Nguyễn Thành Út bắt giam về tội "tra tấn, hành hạ tù nhân trong thời làm cai vệ". Vệ Liễn đành chịu phép chấp nhận gả Lệ Hoa.
Ngày 28/2/1946, đám cưới của Sơn Vương - Lệ Hoa được tổ chức linh đình. Sơn Vương mở kho gạo mời "toàn dân" tham dự ăn uống, nhảy múa suốt 3 ngày đêm. Dù bị cưới hỏi kiểu tướng cướp, Lệ Hoa cũng có một quãng thời gian ngắn hạnh phúc với Sơn Vương. Phần Sơn Vương, sau lễ cưới, suốt ngày ông chỉ lo hú hí với vợ, bỏ mặc "vương triều" cho đám "thừa tướng" quậy phá lẫn nhau.
Chỉ làm "vua" được một tháng, ngày 25/3/1946, Nhật đầu hàng quân Đồng minh, Pháp trở lại Đông Dương. Biết thân phận, ông chủ động mời những người đã từng làm việc cho Pháp trên đảo ra để giao lại chính quyền. Đám này chưa biết thời cuộc sẽ về đâu nên không dám nhận. Sơn Vương đành cử 3 "thừa tướng" vào đất liền yêu cầu Pháp tiếp tế lương thực, đồng thời xin 1 khẩu súng lục, 1 nón nỉ và 1 xe đạp. Cả 3 vị "thừa tướng" vừa xuất hiện trên đất liền, chính quyền Pháp nắm đầu tống giam rồi phái 3 tàu chiến chở 2 đại đội bộ binh ra tái chiếm Côn Đảo.
Ngày 8/4/1946, 2 đại đội lính Pháp rời tàu chiến tiến lên đảo thì đã thấy Sơn Vương cùng các "thừa tướng" xếp hàng ngay ngắn chờ sẵn. Lính Pháp bắt tất cả ngồi dưới đất tay đặt lên đầu rồi phân loại. Toàn bộ "triều đình" của Sơn Vương bị tống giam. Phần Sơn Vương bị tố cáo là "thành phần ác ôn" bị đem ra dựa cột để xử bắn. Vệ Liễn tiếp tục trở lại phận sự cũ đã cùng với Lệ Hoa xin tội cho Sơn Vương.
Nhờ vậy, Sơn Vương được ân xá nhưng phải chấp nhận trả án giam.
(Còn tiếp)
Nông Huyền SơnChuyện về nhà văn tướng cướp Sơn Vương (bài cuối)
10:10 12/09/2015
Ngày 8/4/1946, Pháp tái chiếm Côn Đảo, Sơn Vương và toàn bộ
"vương quốc Côn Đảo" khoảng 400 người bị đẩy ngược trở vào tù.
Một gã tù có tên là Nguyễn Thành Út đã từng là lính mã tà (cảnh sát) ở
Sài Gòn đã tìm cách vu khống Sơn Vương để lập công. Sơn Vương lại rơi
vào cảnh ân oán giang hồ khiến án chồng chất.
Trừ khử tên cặp rằn gian ác
Nguyễn Thành Út vốn là một cai đội mã tà ở khu vực làng chơi Đa Kao, Sài Gòn. Thời đó các động chứa gái ở Đa Kao mở cửa gần như công khai. Chủ chứa biết điều, thường xuyên đóng "hụi chết" cho mã tà thì được công khai chèo kéo khách qua đường. Út thường la cà khu vực này để kiếm "cơm, cháo" và gái miễn phí.
Một lần nọ, Út ghé vào động của má mì có tên là Lan Cà Tom. Lan Cà
Tom mới 21 tuổi mang 2 dòng máu Ấn, Khmer, không rõ nguyên quán. Cô ta
đến khu phố "đèn lồng" Đa Kao thuê mặt phố để làm nơi hành nghề chứa
gái. Gái của Lan Cà Tom chỉ toàn là chị em ruột hoặc có họ hàng xa gần.
Thường ngày, Út Mã Tà đến, Lan Cà Tom luôn đon đả tiếp đãi ân cần.
Lần đó, Lan Cà Tom có đứa em gái út 16 tuổi là gái mới "ra ràng" (tức mới vào nghề làm gái) vẫn còn ngại ngùng. Út phát hiện nên lân la tới đòi cô em gái út của Lan Cà Tom "chào sân". Vì muốn yên thân, Lan Cà Tom đành cho cô em gái út phục vụ. Không hiểu sao, vào phòng the được vài phút, cô em gái út la làng, chạy ra ngoài cầu cứu. Xót ruột cho cô em, Lan Cà Tom xông vô buồng trách cứ Út Mã Tà. Đang bị quê độ lại còn bị chửi, nổi nóng, Út Mã Tà xáng cho Lan Cà Tom một bạt tai nảy lửa. Bị đánh đau, Lan Cà Tom đè cổ Út Mã Tà xuống đất cào cấu tới tấp. Mấy cô gái bán hoa ở chung xóm nghe ồn ào chạy tới, sẵn dịp nhào vô đánh trả thù.
Trong cơn thập tử nhất sinh, Út Mã Tà rút súng bắn đại để tự giải vây. Xui cho Út và cũng xui cho 1 người đàn ông hiếu kỳ. Phát súng không trúng đám gái đang bâu vào đánh Út mà lại trúng đầu một người đàn ông đi đường. Thế là Út nhận án đày biệt xứ ra Côn Đảo. Vì có gốc mã tà nên Út được xếp làm cặp rằn trong đề lao Côn Đảo. Khi Sơn Vương ra đảo, chức cặp rằn bị Sơn Vương chiếm đoạt, Út nuôi lòng thù hận nhưng không dám thể hiện.
Pháp trở lại đảo, Út chớp cơ hội trả thù để lấy lại chức cặp rằn.
Gã tố cáo với chúa đảo Gimbert và tên cò Pellier một loạt tội danh của Sơn Vương khi làm "vua" gồm: Đầu mưu lập đảng làm loạn trên đảo, hoang phí công quỹ, dùng quyền lực cưỡng hôn Lệ Hoa (con gái Vệ Liễn), giết dã man ông già Quít - một bạn tù lớn tuổi để cướp đoạt bản đồ kho báu Vua Gia Long. Theo lời Út, vào năm 1783, khi Vua Gia Long bôn tẩu lánh nạn Tây Sơn ở Côn Sơn đã chôn giấu một kho báu. Trong những ngày Sơn Vương làm "vua" đảo, một buổi sáng người ta thấy già Quít nằm chết co ro với cái đầu vỡ toác. Út khẳng định Sơn Vương đã bí mật giết già Quít để cưỡng đoạt bản đồ này.
Thế là chúa đảo Gimbert ra lệnh cho Pellier đẩy Sơn Vương vào phòng
tra khảo bản đồ kho báu đến chết đi sống lại nhiều lần. Cuối cùng, không
khảo được bản đồ, Gimbert đưa Sơn Vương vào đất liền để hầu tòa. Cộng
với án cũ, lần ra tòa này Sơn Vương nhận 15 năm tù khổ sai biệt xứ. Ông
trở lại Côn Đảo với thẻ tù số 313C.
Từ hầm khổ sai, Sơn Vương gởi mật thư cho Vệ Liễn đề nghị cha vợ xin vào đất liền làm việc để Lệ Hoa có cơ hội kiếm tấm chồng khác, lo cho tương lai. Có lẽ Sơn Vương đã định đoạt một cuộc trả thù đối với Út Mã Tà mà ông có thể sẽ lĩnh bản án khắc nghiệt hơn, lâu hơn.
Vệ Liễn đã nghe lời Sơn Vương đưa vợ con về Sài Gòn. Trước khi rời đảo, Lệ Hoa còn gởi cho Sơn Vương một số tiền và nhu yếu phẩm.
Ngày 8/8/1953, Sơn Vương cùng một số bạn tù được điều vào rừng đốn củi. Trong chuyến khổ sai này, Sơn Vương chạm mặt Út Mã Tà. Ông xúi các bạn tù rỉ tai nhau rằng, Sơn Vương sẽ ra tay phục thù, để Út Mã Tà luôn trong tâm trạng lo lắng và cảnh giác.
Đến giờ nghỉ trưa, Sơn Vương giắt chiếc búa đẽo cây vào lưng rồi vờ lượn lờ quanh Út Mã Tà. Sơn Vương muốn Út Mã Tà ra tay trước để tạo thế "phòng vệ chính đáng". Và Út Mã Tà đã rơi vào cái bẫy của ông.
Đang âu lo, không biết mình sẽ bị hạ sát lúc nào, thừa lúc Sơn Vương vừa quay lưng, Út Mã Tà chộp một khúc cây giấu sẵn trong bụi lùm xông đến. Chỉ chờ có vậy, Sơn Vương xoay người tước khúc cây rồi bổ mạnh vào đầu kẻ thù. Cơn hận thù có dịp tuôn trào, ông đập Út Mã Tà đến nát bét thi thể.
Dù chứng kiến tận mắt mọi diễn biến nhưng tất cả các nhân chứng đều khai ông chỉ đánh Út Mã Tà 1 gậy vì "phòng vệ" sau khi bị tấn công.
Ngày 22/6/1954, Sơn Vương bị giải về Tòa đại hình ở Sài Gòn đối mặt với án tử hình. Sự nổi tiếng của Sơn Vương đã khiến luật sư Lâm Quang Trọng nhận biện hộ không thù lao cho ông. Thẩm phán bác lời chứng rằng Sơn Vương chỉ phòng vệ bằng một gậy. Họ diễn giải, chỉ một gậy thì đầu Út Mã Tà không thể nát nhừ như biên bản tử thi. Vì lập luận đó, tòa sẽ định tội sát nhân. Luật sư Trọng phản biện rằng, nếu thật sự muốn giết Út thì Sơn Vương phải dùng chiếc búa đẽo giắt sau lưng đánh trả chứ không dùng gậy. Với tình tiết "dùng khí giới của kẻ tấn công phản đòn, chấp nhận phòng vệ chính đáng dẫn tới ngộ sát", Sơn Vương thoát án tử nhưng nhận án "chung thân khổ sai biệt xứ miễn ân xá". Thời ấy án chung thân tương đương 32 năm tù. Theo hồi ký “Máu hòa nước mắt” do chính ông chấp bút thì ông chấp nhận bản án giết Nguyễn Thành Út. Còn án giết già Quít là bản án oan.
Tổng cộng, Sơn Vương nhận án 4 lần, gồm 1 án 5 năm, 1 án 10 năm và 2 án chung thân khổ sai. Tính tổng cộng, ông chịu án đến 79 năm tù. Theo cách tính đó thì ông sẽ được ra tù vào năm… 107 tuổi.
Ông ở tù miệt mài trên đảo Côn Sơn, trong khi ở đất liền trải qua bao thăng trầm thế sự.
Năm 1967, một số nhà báo ra Côn Đảo tham quan nhà tù, khi về đã viết bài lên án chế độ vô nhân của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Quốc hội Mỹ bị chỉ trích đành đưa ra lời tuyên bố: Nếu không cải thiện chế độ nhà tù ở Côn Đảo, Mỹ sẽ cắt viện trợ.
Nguyễn Văn Thiệu vừa được Mỹ đẩy lên ghế tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã hoảng hốt ban hành một loạt các chính sách cải thiện. Đến lúc đó, Bộ Tư pháp VNCH mới cử người ra đảo thống kê và phát hiện hàng trăm người mãn án theo chính sách mới nhưng vẫn chưa được cứu xét. Một số bản án thời Pháp đã không còn hiệu lực đối với luật mới của VNCH.
Sơn Vương được phóng thích vào ngày 18/11/1968. Lúc này ông đã 59 tuổi, ngồi tù đúng 34 năm.
Chính quyền VNCH đã điều một chiếc trực thăng quân đội ra tận Côn Sơn đón ông về Sài Gòn rồi thông báo cho ký giả trong lẫn ngoài nước đến chứng kiến. Họ đã tận dụng ông để quảng cáo chính sách nhân đạo nhằm mua chuộc lòng dân.
Về đến Sài Gòn, Sơn Vương chới với vì cảnh cũ, người xưa không còn. Bà Lệ Hoa đã thành thân với người khác nhưng cũng giúp cho ông một chút vốn để thuê nhà ở một con hẻm trên đường Nguyễn Cư Trinh, quận 1.
Ông lặng lẽ sống và liên tiếp cho ra đời một số tác phẩm. Trong đó có "Máu hòa nước mắt", "Người tù thế kỷ"… Một số tờ báo Sài Gòn đã chộp cơ hội ký hợp đồng ông viết nối kỳ kể về những góc khuất của tù nhân trên đảo Côn Sơn. Ông sống tạm ổn với đồng nhuận bút. Vào những năm sau 1970, tên tuổi ông chìm dần giữa mớ hỗn độn chính trị Sài Gòn. Người ta phải đối mặt hằng ngày với tin chiến sự, tin đấu đá nhau giữa các phe nhóm nên ông bị quên lãng.
Năm 1978, ông bén duyên với một người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp, quê gốc ở Trà Vinh. Cả hai mở phòng mạch đông y làm kế sinh nhai.
Ra đi lặng lẽ
Ông Sáu Xiêm, tức Trương Văn Thanh - cháu nội đích tôn của ông Trương Văn Kỉnh cho biết: "Những lần đầu về quê, ông Năm (Sơn Vương) có dắt bà Năm về theo. Chúng tôi chỉ biết bà ấy là vợ của ông Năm chứ không biết tên. Bà Năm trẻ hơn ông Năm khoảng 30 tuổi. Bà rất đẹp. Mỗi lần về quê, ông Năm và bà Năm đều đi xe taxi. Lần nào xe taxi cũng chất đầy kẹo bánh. Vừa về đến nơi, ông phát hết cho trẻ con xóm trong, xóm ngoài. Đến năm 1985, ông Năm về đây ở luôn. Ông về một mình, không thấy bà Năm đâu. Ông Năm bảo, bà Năm về quê Trà Vinh rồi. Ông Năm rất nghiêm khắc nên con cháu không dám hỏi chuyện đời tư nhiều.
Sau đó, bà Năm có sang thăm ông vài lần rồi mất biệt. Tài sản ông
mang về quê chỉ có vài quyển sách và một vài món đồ lặt vặt không giá
trị. Khi về quê, ông chỉ xem tivi, đọc sách, lâu lâu mới ra Gò Công
chơi. Thỉnh thoảng, ông Tám Niên - Chủ tịch huyện Gò Công, vốn là bạn tù
Côn Đảo của ông Năm có lái xe hơi đến nhà đón ông Năm đi chơi. Mỗi khi
có tiệc giỗ, cao hứng ông Năm biểu diễn võ gồng cho bà con lối xóm xem.
Ông dùng dao bén chém vào người bình bịch. Ông không bao giờ kể cho con
cháu nghe về cuộc đời của ông".
Ông Sáu Xiêm cho biết, sáng ngày 4/7/1987 âm lịch tức ngày 27/8/1987, như thường lệ, ông đem bữa sáng đến cho lão chí sĩ Sơn Vương. Tỏ vẻ mỏi mệt, lão chí sĩ bảo ông Sáu Xiêm cứ để đó, ông sẽ ăn sau. Lúc 9 giờ, ông Sáu Xiêm thấy lão chí sĩ Sơn Vương trở mình rồi nằm im. Khi ông Sáu Xiêm đến gần mới biết lão chí sĩ đã ra đi. Nhà văn Sơn Vương thọ 79 tuổi.
Đám tang diễn ra lặng lẽ với con cháu trong gia đình.
Ông Sáu Xiêm đắp nấm mộ đất cho ông phía sau vườn nhà.
Theo gia tục truyền từ nhiều đời trước, sau 3 năm, ông Sáu Xiêm bốc cốt, hỏa táng rồi đưa vào tháp mộ chung với tổ tiên, họ tộc trong vườn nhà. Ông Sáu Xiêm bày tỏ: "Tôi làm theo gia tục mà ông nội tôi dặn dò: Những ông, bà quá cố không được để tên bia mộ, không lập bàn thờ riêng, không để tên trong sổ ghi chép gia phả. Ông nội tôi dạy, giấu tên tổ tông để con cháu không bị trùng tên kị úy".
Cũng theo gia tục, con cái chỉ làm đám giỗ đơn sơ cho cha mẹ. Hàng ông bà chỉ cúng hoa quả vào ngày giỗ kị.
Chúng tôi xin phép được viếng thăm nơi lưu tro cốt của lão chí sĩ Sơn Vương.
Đó là một tháp mộ xây theo kiểu nhất trụ lục giác. Bên trong chứa tất cả những tro cốt của họ tộc từ cả chục đời tiền nhân. Hai bên cửa tháp mộ có chạm 2 câu đối của ông Trương Văn Kỉnh, tức Biện Thới: "Sống bất nhiễm tam độc, lục trần/ Tử tất hưởng nhàn vu cực lạc".
Có lẽ vì thế, sau khi Sơn Vương qua đời, tất cả những gì liên quan đến ông cũng dần mất. Hai năm cuối đời, ông có đem về quê một số sách di cảo của ông nhưng con cháu không chú trọng lưu giữ nên tất cả đều thất lạc. Bức di ảnh duy nhất của ông nằm chung trong bức ảnh thờ chung của gia đình.
Chúng tôi đã tìm nhiều cách để tìm gặp người vợ sau cùng của ông để tìm hiểu thêm về những góc khuất cuộc đời ông nhưng vô vọng. Hầu như không ai biết bà cư trú nơi nào ở Trà Vinh.
Dù sao đi nữa, ông cũng là một kẻ sĩ yêu nước kháng Pháp. Ông có cách kháng Pháp độc đáo của riêng ông. Thiết nghĩ các nhà nghiên cứu lịch sử văn học cũng cần có một công trình nghiên cứu nghiêm túc về ông.
Nông Huyền Sơn
Nguyễn Thành Út vốn là một cai đội mã tà ở khu vực làng chơi Đa Kao, Sài Gòn. Thời đó các động chứa gái ở Đa Kao mở cửa gần như công khai. Chủ chứa biết điều, thường xuyên đóng "hụi chết" cho mã tà thì được công khai chèo kéo khách qua đường. Út thường la cà khu vực này để kiếm "cơm, cháo" và gái miễn phí.
Sơn Vương, năm 1986. |
Lần đó, Lan Cà Tom có đứa em gái út 16 tuổi là gái mới "ra ràng" (tức mới vào nghề làm gái) vẫn còn ngại ngùng. Út phát hiện nên lân la tới đòi cô em gái út của Lan Cà Tom "chào sân". Vì muốn yên thân, Lan Cà Tom đành cho cô em gái út phục vụ. Không hiểu sao, vào phòng the được vài phút, cô em gái út la làng, chạy ra ngoài cầu cứu. Xót ruột cho cô em, Lan Cà Tom xông vô buồng trách cứ Út Mã Tà. Đang bị quê độ lại còn bị chửi, nổi nóng, Út Mã Tà xáng cho Lan Cà Tom một bạt tai nảy lửa. Bị đánh đau, Lan Cà Tom đè cổ Út Mã Tà xuống đất cào cấu tới tấp. Mấy cô gái bán hoa ở chung xóm nghe ồn ào chạy tới, sẵn dịp nhào vô đánh trả thù.
Trong cơn thập tử nhất sinh, Út Mã Tà rút súng bắn đại để tự giải vây. Xui cho Út và cũng xui cho 1 người đàn ông hiếu kỳ. Phát súng không trúng đám gái đang bâu vào đánh Út mà lại trúng đầu một người đàn ông đi đường. Thế là Út nhận án đày biệt xứ ra Côn Đảo. Vì có gốc mã tà nên Út được xếp làm cặp rằn trong đề lao Côn Đảo. Khi Sơn Vương ra đảo, chức cặp rằn bị Sơn Vương chiếm đoạt, Út nuôi lòng thù hận nhưng không dám thể hiện.
Pháp trở lại đảo, Út chớp cơ hội trả thù để lấy lại chức cặp rằn.
Gã tố cáo với chúa đảo Gimbert và tên cò Pellier một loạt tội danh của Sơn Vương khi làm "vua" gồm: Đầu mưu lập đảng làm loạn trên đảo, hoang phí công quỹ, dùng quyền lực cưỡng hôn Lệ Hoa (con gái Vệ Liễn), giết dã man ông già Quít - một bạn tù lớn tuổi để cướp đoạt bản đồ kho báu Vua Gia Long. Theo lời Út, vào năm 1783, khi Vua Gia Long bôn tẩu lánh nạn Tây Sơn ở Côn Sơn đã chôn giấu một kho báu. Trong những ngày Sơn Vương làm "vua" đảo, một buổi sáng người ta thấy già Quít nằm chết co ro với cái đầu vỡ toác. Út khẳng định Sơn Vương đã bí mật giết già Quít để cưỡng đoạt bản đồ này.
Về cuối đời, Sơn Vương tìm về gia đình sống với anh chị em ruột. |
Từ hầm khổ sai, Sơn Vương gởi mật thư cho Vệ Liễn đề nghị cha vợ xin vào đất liền làm việc để Lệ Hoa có cơ hội kiếm tấm chồng khác, lo cho tương lai. Có lẽ Sơn Vương đã định đoạt một cuộc trả thù đối với Út Mã Tà mà ông có thể sẽ lĩnh bản án khắc nghiệt hơn, lâu hơn.
Vệ Liễn đã nghe lời Sơn Vương đưa vợ con về Sài Gòn. Trước khi rời đảo, Lệ Hoa còn gởi cho Sơn Vương một số tiền và nhu yếu phẩm.
Ngày 8/8/1953, Sơn Vương cùng một số bạn tù được điều vào rừng đốn củi. Trong chuyến khổ sai này, Sơn Vương chạm mặt Út Mã Tà. Ông xúi các bạn tù rỉ tai nhau rằng, Sơn Vương sẽ ra tay phục thù, để Út Mã Tà luôn trong tâm trạng lo lắng và cảnh giác.
Đến giờ nghỉ trưa, Sơn Vương giắt chiếc búa đẽo cây vào lưng rồi vờ lượn lờ quanh Út Mã Tà. Sơn Vương muốn Út Mã Tà ra tay trước để tạo thế "phòng vệ chính đáng". Và Út Mã Tà đã rơi vào cái bẫy của ông.
Đang âu lo, không biết mình sẽ bị hạ sát lúc nào, thừa lúc Sơn Vương vừa quay lưng, Út Mã Tà chộp một khúc cây giấu sẵn trong bụi lùm xông đến. Chỉ chờ có vậy, Sơn Vương xoay người tước khúc cây rồi bổ mạnh vào đầu kẻ thù. Cơn hận thù có dịp tuôn trào, ông đập Út Mã Tà đến nát bét thi thể.
Dù chứng kiến tận mắt mọi diễn biến nhưng tất cả các nhân chứng đều khai ông chỉ đánh Út Mã Tà 1 gậy vì "phòng vệ" sau khi bị tấn công.
Ngày 22/6/1954, Sơn Vương bị giải về Tòa đại hình ở Sài Gòn đối mặt với án tử hình. Sự nổi tiếng của Sơn Vương đã khiến luật sư Lâm Quang Trọng nhận biện hộ không thù lao cho ông. Thẩm phán bác lời chứng rằng Sơn Vương chỉ phòng vệ bằng một gậy. Họ diễn giải, chỉ một gậy thì đầu Út Mã Tà không thể nát nhừ như biên bản tử thi. Vì lập luận đó, tòa sẽ định tội sát nhân. Luật sư Trọng phản biện rằng, nếu thật sự muốn giết Út thì Sơn Vương phải dùng chiếc búa đẽo giắt sau lưng đánh trả chứ không dùng gậy. Với tình tiết "dùng khí giới của kẻ tấn công phản đòn, chấp nhận phòng vệ chính đáng dẫn tới ngộ sát", Sơn Vương thoát án tử nhưng nhận án "chung thân khổ sai biệt xứ miễn ân xá". Thời ấy án chung thân tương đương 32 năm tù. Theo hồi ký “Máu hòa nước mắt” do chính ông chấp bút thì ông chấp nhận bản án giết Nguyễn Thành Út. Còn án giết già Quít là bản án oan.
Tổng cộng, Sơn Vương nhận án 4 lần, gồm 1 án 5 năm, 1 án 10 năm và 2 án chung thân khổ sai. Tính tổng cộng, ông chịu án đến 79 năm tù. Theo cách tính đó thì ông sẽ được ra tù vào năm… 107 tuổi.
Ông ở tù miệt mài trên đảo Côn Sơn, trong khi ở đất liền trải qua bao thăng trầm thế sự.
Năm 1967, một số nhà báo ra Côn Đảo tham quan nhà tù, khi về đã viết bài lên án chế độ vô nhân của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Quốc hội Mỹ bị chỉ trích đành đưa ra lời tuyên bố: Nếu không cải thiện chế độ nhà tù ở Côn Đảo, Mỹ sẽ cắt viện trợ.
Nguyễn Văn Thiệu vừa được Mỹ đẩy lên ghế tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã hoảng hốt ban hành một loạt các chính sách cải thiện. Đến lúc đó, Bộ Tư pháp VNCH mới cử người ra đảo thống kê và phát hiện hàng trăm người mãn án theo chính sách mới nhưng vẫn chưa được cứu xét. Một số bản án thời Pháp đã không còn hiệu lực đối với luật mới của VNCH.
Sơn Vương được phóng thích vào ngày 18/11/1968. Lúc này ông đã 59 tuổi, ngồi tù đúng 34 năm.
Chính quyền VNCH đã điều một chiếc trực thăng quân đội ra tận Côn Sơn đón ông về Sài Gòn rồi thông báo cho ký giả trong lẫn ngoài nước đến chứng kiến. Họ đã tận dụng ông để quảng cáo chính sách nhân đạo nhằm mua chuộc lòng dân.
Về đến Sài Gòn, Sơn Vương chới với vì cảnh cũ, người xưa không còn. Bà Lệ Hoa đã thành thân với người khác nhưng cũng giúp cho ông một chút vốn để thuê nhà ở một con hẻm trên đường Nguyễn Cư Trinh, quận 1.
Ông lặng lẽ sống và liên tiếp cho ra đời một số tác phẩm. Trong đó có "Máu hòa nước mắt", "Người tù thế kỷ"… Một số tờ báo Sài Gòn đã chộp cơ hội ký hợp đồng ông viết nối kỳ kể về những góc khuất của tù nhân trên đảo Côn Sơn. Ông sống tạm ổn với đồng nhuận bút. Vào những năm sau 1970, tên tuổi ông chìm dần giữa mớ hỗn độn chính trị Sài Gòn. Người ta phải đối mặt hằng ngày với tin chiến sự, tin đấu đá nhau giữa các phe nhóm nên ông bị quên lãng.
Năm 1978, ông bén duyên với một người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp, quê gốc ở Trà Vinh. Cả hai mở phòng mạch đông y làm kế sinh nhai.
Ra đi lặng lẽ
Ông Sáu Xiêm, tức Trương Văn Thanh - cháu nội đích tôn của ông Trương Văn Kỉnh cho biết: "Những lần đầu về quê, ông Năm (Sơn Vương) có dắt bà Năm về theo. Chúng tôi chỉ biết bà ấy là vợ của ông Năm chứ không biết tên. Bà Năm trẻ hơn ông Năm khoảng 30 tuổi. Bà rất đẹp. Mỗi lần về quê, ông Năm và bà Năm đều đi xe taxi. Lần nào xe taxi cũng chất đầy kẹo bánh. Vừa về đến nơi, ông phát hết cho trẻ con xóm trong, xóm ngoài. Đến năm 1985, ông Năm về đây ở luôn. Ông về một mình, không thấy bà Năm đâu. Ông Năm bảo, bà Năm về quê Trà Vinh rồi. Ông Năm rất nghiêm khắc nên con cháu không dám hỏi chuyện đời tư nhiều.
Ngôi tháp mộ chung của gia tộc họ Trương. |
Ông Sáu Xiêm cho biết, sáng ngày 4/7/1987 âm lịch tức ngày 27/8/1987, như thường lệ, ông đem bữa sáng đến cho lão chí sĩ Sơn Vương. Tỏ vẻ mỏi mệt, lão chí sĩ bảo ông Sáu Xiêm cứ để đó, ông sẽ ăn sau. Lúc 9 giờ, ông Sáu Xiêm thấy lão chí sĩ Sơn Vương trở mình rồi nằm im. Khi ông Sáu Xiêm đến gần mới biết lão chí sĩ đã ra đi. Nhà văn Sơn Vương thọ 79 tuổi.
Đám tang diễn ra lặng lẽ với con cháu trong gia đình.
Ông Sáu Xiêm đắp nấm mộ đất cho ông phía sau vườn nhà.
Theo gia tục truyền từ nhiều đời trước, sau 3 năm, ông Sáu Xiêm bốc cốt, hỏa táng rồi đưa vào tháp mộ chung với tổ tiên, họ tộc trong vườn nhà. Ông Sáu Xiêm bày tỏ: "Tôi làm theo gia tục mà ông nội tôi dặn dò: Những ông, bà quá cố không được để tên bia mộ, không lập bàn thờ riêng, không để tên trong sổ ghi chép gia phả. Ông nội tôi dạy, giấu tên tổ tông để con cháu không bị trùng tên kị úy".
Cũng theo gia tục, con cái chỉ làm đám giỗ đơn sơ cho cha mẹ. Hàng ông bà chỉ cúng hoa quả vào ngày giỗ kị.
Chúng tôi xin phép được viếng thăm nơi lưu tro cốt của lão chí sĩ Sơn Vương.
Đó là một tháp mộ xây theo kiểu nhất trụ lục giác. Bên trong chứa tất cả những tro cốt của họ tộc từ cả chục đời tiền nhân. Hai bên cửa tháp mộ có chạm 2 câu đối của ông Trương Văn Kỉnh, tức Biện Thới: "Sống bất nhiễm tam độc, lục trần/ Tử tất hưởng nhàn vu cực lạc".
Có lẽ vì thế, sau khi Sơn Vương qua đời, tất cả những gì liên quan đến ông cũng dần mất. Hai năm cuối đời, ông có đem về quê một số sách di cảo của ông nhưng con cháu không chú trọng lưu giữ nên tất cả đều thất lạc. Bức di ảnh duy nhất của ông nằm chung trong bức ảnh thờ chung của gia đình.
Chúng tôi đã tìm nhiều cách để tìm gặp người vợ sau cùng của ông để tìm hiểu thêm về những góc khuất cuộc đời ông nhưng vô vọng. Hầu như không ai biết bà cư trú nơi nào ở Trà Vinh.
Dù sao đi nữa, ông cũng là một kẻ sĩ yêu nước kháng Pháp. Ông có cách kháng Pháp độc đáo của riêng ông. Thiết nghĩ các nhà nghiên cứu lịch sử văn học cũng cần có một công trình nghiên cứu nghiêm túc về ông.
Nông Huyền Sơn
Nhận xét
Đăng nhận xét