AN CHI GIẢI ĐÁP 18
(ĐC sưu tầm trên NET)
2- (KTNN 95, ngày 01-ll-1992)
Mười hai bên nước trong "phận gái 12 bến nước" là gì? Có phải chăng là 12 cương vị trong xã hội xưa của ta và Trung Quốc như: Cao là công, hầu khanh, tướng; trung là sĩ, nông, công, thương; và thấp là ngư, tiều, canh, mục? còn trong và đục có phải là thanh khiết, trong sạch và nhơ bẩn, tham ô hay không?
AN CHI: Nhiều người vẫn quan niệm mười hai bến nước đúng như ông đã nêu. Chúng tôi không tin ở cách giải thích trên mà cho rằng Huình-tịnh Paulus Của giảng có lý hơn:
"Con gái mười hai bến nước: Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Tiếng nói mười hai bến nước là nói cho vần".
(Đại Nam quấc âm tự vị, tập I, Sài Gòn, 1895. X. ở chữ bến, tr. 46-7).
Điều mà tác giả giảng rằng "Tiếng nói mười hai bến nước là nói cho vần" thì chúng tôi lại quan niệm là do từ nguyên dân gian mà ra. Đối với thành ngữ đang xét rõ ràng là hai tiếng trong, đục phải được hiểu rộnghơn cách hiểu mà ông đã nêu.
4. (KTNN 95, ngày 01-11-1992)
Nhà Ngô (939-965) tuy có bị Dương Tam Khả cướp ngôi nhưng Ngô Quyền cũng đã xưng vương, đóng đô ở Cỗ Loa; sau đó Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn cùng được sửgọi là Hậu Ngô vương. Vì lý do gì mà ở cửa miệng dân gian luôn luôn nói: "Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn mà không nhắc đến nhà Ngô"? Phải chăng do bài hịch của cụ Nguyễn Trãi?
AN CHI: Ý bạn cho rằng do ảnh hưởng của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô đại cáo (không nhắc đến nhà Ngô) nên người ta vẫn có thói quen nói "Đinh,Lê, Lý, Trần " thôi mà không nhắc đến nhà Ngô mặc dù nhà Ngô có trước nhà Đinh. Quả là người ta có thói quen dựa vào Bình Ngô đại cáo mà nói như thế thật, nhưng đây chỉ là dựa vào bản dịch của Bùi Kỷ được Trần Trọng Kim sử dụng trong Việt Nam sử lược chứ không phải dựa vào nguyên văn của Nguyễn Trãi. Bùi Kỷ dịch: "Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương". Nhưng chính Nguyễn Trãi thì lại viết: "Tự Triệu, Đinh,Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc; dữ Hán, Đường, Tống,Nguyên nhi các đế nhất phương" nghĩa là "Từ khi (các triều đại) Triệu, Đinh, Lý, Trần bắt đầu dựng nên nước ta (thì chúng ta) cùng với (các triều) Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên mỗi làm chủ một phương (riêng của âu Lạc của Thục Phán bị Triệu Đà gồm thâu vào nước Nam Việt nên người xưa vẫn quan niệm rằng Triệu Đà là vua của nước ta. Bằng chứng là đền thờ Triệu Đà vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày nay tại Đồng Sâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Vậy Nguyễn Trãi đã không viết "Đinh, Lê, Lý, Trần" mà viết "Triệu, Đinh, Lý, Trần". Nhà Triệu được quan niệm như triều đại đầu tiên của Việt Nam đã xưng đế, ngang hàng và đồng thời với nhà Hán bên Trung Hoa do Hán Cao tổ Lưu Bang khai sáng năm 206 trước Công nguyên. Còn nhà Trần, triều đại liền trước nhà Lê (nhà Hồ thì bị xem là ngụy triều) của Việt Nam, là triều đại đồng thời với nhà Nguyên, triều đại liền trước nhà Minh của Trung Hoa. Chính vì thế mà Nguyễn Trãi mới đặt nhà Triệu ở đầu và nhà Trần ở cuối của vế "Triệu,Đinh, Lý, Trần" mà đối với vế "Hán, Đường, Tống, Nguyên" trong đó Triệu đối với Hán còn Trần đối với Nguyên.
Thế là Nguyễn Trãi không những không nói đến nhà Ngô của Ngô Quyền mà cũng không nói đến nhà Lê của Lê Đại Hành tức Lê Hoàn. Ta không nên đòi hỏi Nguyễn Trãi phải nói cho đầy đủ vì ở đây ông không viết sử ký mà chỉ làm văn hùng biện để tuyên cáo về một thắng lợi vĩ đại của dân tộc đối với quân xâm lược nhà Minh. Nếu bắt bẻ về thiếu sót, thì từ nhà Hán đến nhà Đường, ông còn "bỏ quên" các nhà sau đây nữa: Ngụy, Thục, Ngô (thời Tam quốc); Tây Tấn, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Bắc Ngụy, Tây Ngụy và Đông Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu (thời Nam Bắc triều); Tống và Tùy. Tổng cộng đến 16 nhà, đâu phải là ít.
1- (KTNN 95, ngày 01-11-1992)
Sa Tăng có công bảo vệ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, cuối cùng đắc đạo và trở thành Kim thân La Hán. Vì cớ gì mà thỉnh thoảng vẫn nghe người ta chửi là "đồ quỷ SaTăng”?
AN CHI: Đấy là hai Sa Tăng khác nhau. Sa Tăng trong tiếng chửi là Sa Tăng bên Chúa Jesus, còn SaTăng mà bạn nói đến là Sa Tăng bên Phật Thích Ca. Sa Tăng bên đạo Thiên Chúa là trùm của loài quỷ, thường được nói đến trong Tân Uớc của Kinh Thánh, chẳnghạn: "Ngài ở nơi đồng vắng chịu quỷ Satan cám dỗ bốn mươi ngày, Ở chung với thú rừng, và có thiên-sứ hầu việc Ngài" (Mác, 1:3). Satan Ở đây chính là tên con quỷ mà người ta vẫn phát âm thành "Sa Tăng". Vậy xin phân biệt rõ kẻo oan cho Sa Ngộ Tịnh trong Tây du ký.
Sa Tăng có công bảo vệ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, cuối cùng đắc đạo và trở thành Kim thân La Hán. Vì cớ gì mà thỉnh thoảng vẫn nghe người ta chửi là "đồ quỷ SaTăng”?
AN CHI: Đấy là hai Sa Tăng khác nhau. Sa Tăng trong tiếng chửi là Sa Tăng bên Chúa Jesus, còn SaTăng mà bạn nói đến là Sa Tăng bên Phật Thích Ca. Sa Tăng bên đạo Thiên Chúa là trùm của loài quỷ, thường được nói đến trong Tân Uớc của Kinh Thánh, chẳnghạn: "Ngài ở nơi đồng vắng chịu quỷ Satan cám dỗ bốn mươi ngày, Ở chung với thú rừng, và có thiên-sứ hầu việc Ngài" (Mác, 1:3). Satan Ở đây chính là tên con quỷ mà người ta vẫn phát âm thành "Sa Tăng". Vậy xin phân biệt rõ kẻo oan cho Sa Ngộ Tịnh trong Tây du ký.
Mười hai bên nước trong "phận gái 12 bến nước" là gì? Có phải chăng là 12 cương vị trong xã hội xưa của ta và Trung Quốc như: Cao là công, hầu khanh, tướng; trung là sĩ, nông, công, thương; và thấp là ngư, tiều, canh, mục? còn trong và đục có phải là thanh khiết, trong sạch và nhơ bẩn, tham ô hay không?
AN CHI: Nhiều người vẫn quan niệm mười hai bến nước đúng như ông đã nêu. Chúng tôi không tin ở cách giải thích trên mà cho rằng Huình-tịnh Paulus Của giảng có lý hơn:
"Con gái mười hai bến nước: Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Tiếng nói mười hai bến nước là nói cho vần".
(Đại Nam quấc âm tự vị, tập I, Sài Gòn, 1895. X. ở chữ bến, tr. 46-7).
Điều mà tác giả giảng rằng "Tiếng nói mười hai bến nước là nói cho vần" thì chúng tôi lại quan niệm là do từ nguyên dân gian mà ra. Đối với thành ngữ đang xét rõ ràng là hai tiếng trong, đục phải được hiểu rộnghơn cách hiểu mà ông đã nêu.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.03.2007 06:37:49 bởi vvn >
3. (KTNN 95, ngày 01-11-1992)
Rể Đông sàn có phải muốn nói Đông cung thái tử? Dâu Nam giáng có phải muốn nói tích trên núi Nam Giáng (nàng Giáng Tiên) hay không?
AN CHI: Trước hết xin nói rằng đây là rể Đông sàng, dâu Nam gián chứ không phải là "Đông sàn" và “Nam giáng". Sàng là giường: vậy Đông sàng là giường phía Đông. Gián là khe núi: vậy Nam gián là khe núi phía Nam. Vế rể Đông sàng bắt nguồn ở tích Đông sàng thản phúc, nghĩa là nằm thẳng bụng trên giường phía Đông. Chuyện rằng nhà Vương Đạo có nhiều con trai chưa vợ nên Hy Giám mới cho người sang đọ để kén chồng cho con gái. Đám con trai nhà họ Vương biết thế nên anh nào cũng lăng xăng tìm cách làm cho khách để ý. Chỉ có Vương Hy Chi là nằm khểnh trên giương ở phía Đông, coi như không có chuyện gì xảy ra. Nghe người nhà thuật lại, Hy Giám biết Hy Chi ắt là rể quý, bèn chọn ngày lành tháng tất mà gả con gái cho. Quả Vương Hy Chi là thư gia (caligrapher) nổi tiếng; ngày nay hễ nói đến thư pháp (calligraphie) Trung Hoa thì phải nhắc đến Vương Hy Chi. Vậy rể Đông sàng không liên quan gì đến Đông Cung thái tử.
Còn vế dâu Nam gián thì bắt nguồn từ lời của một bài trong Kinh Thi của Trung Hoa: Vu dĩ thể tần, Nam gián chi tân nghĩa là đi hái rau tần bên khe núi phía Nam. Chỉ sự tần tảo của người con gái. Dâu Nam gián là con dâu chịu thương chịu khó. Vậy Nam gián không liên quan gì đến Giáng Hương của Từ Thức hoặc Giáng Kiều của Tú Uyên cả. Truyện Lục Vân Tiên có câu:
Rể Đông sàn có phải muốn nói Đông cung thái tử? Dâu Nam giáng có phải muốn nói tích trên núi Nam Giáng (nàng Giáng Tiên) hay không?
AN CHI: Trước hết xin nói rằng đây là rể Đông sàng, dâu Nam gián chứ không phải là "Đông sàn" và “Nam giáng". Sàng là giường: vậy Đông sàng là giường phía Đông. Gián là khe núi: vậy Nam gián là khe núi phía Nam. Vế rể Đông sàng bắt nguồn ở tích Đông sàng thản phúc, nghĩa là nằm thẳng bụng trên giường phía Đông. Chuyện rằng nhà Vương Đạo có nhiều con trai chưa vợ nên Hy Giám mới cho người sang đọ để kén chồng cho con gái. Đám con trai nhà họ Vương biết thế nên anh nào cũng lăng xăng tìm cách làm cho khách để ý. Chỉ có Vương Hy Chi là nằm khểnh trên giương ở phía Đông, coi như không có chuyện gì xảy ra. Nghe người nhà thuật lại, Hy Giám biết Hy Chi ắt là rể quý, bèn chọn ngày lành tháng tất mà gả con gái cho. Quả Vương Hy Chi là thư gia (caligrapher) nổi tiếng; ngày nay hễ nói đến thư pháp (calligraphie) Trung Hoa thì phải nhắc đến Vương Hy Chi. Vậy rể Đông sàng không liên quan gì đến Đông Cung thái tử.
Còn vế dâu Nam gián thì bắt nguồn từ lời của một bài trong Kinh Thi của Trung Hoa: Vu dĩ thể tần, Nam gián chi tân nghĩa là đi hái rau tần bên khe núi phía Nam. Chỉ sự tần tảo của người con gái. Dâu Nam gián là con dâu chịu thương chịu khó. Vậy Nam gián không liên quan gì đến Giáng Hương của Từ Thức hoặc Giáng Kiều của Tú Uyên cả. Truyện Lục Vân Tiên có câu:
Xem đà đẹp đẽ hòa hai:
Này dâu Nam gián, nọ trai Đông sàng.
Này dâu Nam gián, nọ trai Đông sàng.
Nhà Ngô (939-965) tuy có bị Dương Tam Khả cướp ngôi nhưng Ngô Quyền cũng đã xưng vương, đóng đô ở Cỗ Loa; sau đó Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn cùng được sửgọi là Hậu Ngô vương. Vì lý do gì mà ở cửa miệng dân gian luôn luôn nói: "Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn mà không nhắc đến nhà Ngô"? Phải chăng do bài hịch của cụ Nguyễn Trãi?
AN CHI: Ý bạn cho rằng do ảnh hưởng của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô đại cáo (không nhắc đến nhà Ngô) nên người ta vẫn có thói quen nói "Đinh,Lê, Lý, Trần " thôi mà không nhắc đến nhà Ngô mặc dù nhà Ngô có trước nhà Đinh. Quả là người ta có thói quen dựa vào Bình Ngô đại cáo mà nói như thế thật, nhưng đây chỉ là dựa vào bản dịch của Bùi Kỷ được Trần Trọng Kim sử dụng trong Việt Nam sử lược chứ không phải dựa vào nguyên văn của Nguyễn Trãi. Bùi Kỷ dịch: "Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương". Nhưng chính Nguyễn Trãi thì lại viết: "Tự Triệu, Đinh,Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc; dữ Hán, Đường, Tống,Nguyên nhi các đế nhất phương" nghĩa là "Từ khi (các triều đại) Triệu, Đinh, Lý, Trần bắt đầu dựng nên nước ta (thì chúng ta) cùng với (các triều) Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên mỗi làm chủ một phương (riêng của âu Lạc của Thục Phán bị Triệu Đà gồm thâu vào nước Nam Việt nên người xưa vẫn quan niệm rằng Triệu Đà là vua của nước ta. Bằng chứng là đền thờ Triệu Đà vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày nay tại Đồng Sâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Vậy Nguyễn Trãi đã không viết "Đinh, Lê, Lý, Trần" mà viết "Triệu, Đinh, Lý, Trần". Nhà Triệu được quan niệm như triều đại đầu tiên của Việt Nam đã xưng đế, ngang hàng và đồng thời với nhà Hán bên Trung Hoa do Hán Cao tổ Lưu Bang khai sáng năm 206 trước Công nguyên. Còn nhà Trần, triều đại liền trước nhà Lê (nhà Hồ thì bị xem là ngụy triều) của Việt Nam, là triều đại đồng thời với nhà Nguyên, triều đại liền trước nhà Minh của Trung Hoa. Chính vì thế mà Nguyễn Trãi mới đặt nhà Triệu ở đầu và nhà Trần ở cuối của vế "Triệu,Đinh, Lý, Trần" mà đối với vế "Hán, Đường, Tống, Nguyên" trong đó Triệu đối với Hán còn Trần đối với Nguyên.
Thế là Nguyễn Trãi không những không nói đến nhà Ngô của Ngô Quyền mà cũng không nói đến nhà Lê của Lê Đại Hành tức Lê Hoàn. Ta không nên đòi hỏi Nguyễn Trãi phải nói cho đầy đủ vì ở đây ông không viết sử ký mà chỉ làm văn hùng biện để tuyên cáo về một thắng lợi vĩ đại của dân tộc đối với quân xâm lược nhà Minh. Nếu bắt bẻ về thiếu sót, thì từ nhà Hán đến nhà Đường, ông còn "bỏ quên" các nhà sau đây nữa: Ngụy, Thục, Ngô (thời Tam quốc); Tây Tấn, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Bắc Ngụy, Tây Ngụy và Đông Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu (thời Nam Bắc triều); Tống và Tùy. Tổng cộng đến 16 nhà, đâu phải là ít.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.04.2007 12:00:20 bởi Huyền Băng>
5. (KTNN 58, ngày 15-ll-1992)
Có người nói rằng người Pháp lấy con gà trống làm vật tổ cho dân tộc mình. Xin cho biết tại sao? AN CHI: Trước hết, xin cải chính rằng con gà trống không phải là vật tổ (totem) của dân tộc Pháp.Thứ đến, người ta cũng không nói con gà trống mà phải nói đầy đủ là con gà trống Gô-loa (con gaulois). Và con gà trống Gô-loa là một biểu tượng (emblème) - chứ không phải "vật tổ" - của dân tộc Pháp. Vật tổ và biểu tượng là hai khái niệm khác nhau. Việc lấy con gà trống Gô-loa làm biểu tượng có bao hàm một sự chơi chữ ý nhị ở trong đó. Tổ tiên của người Pháp là người Gô-loa(Gauiois). Người Gô-loa, tiếng La Tinh gọi là Gallus. Danh từ Gallus trong tiếng La Tinh lại có một từ đồng âm tuyệt đối là gallus, có nghĩa là con gà trống. Thế là cái vỏ ngữ âm gallus của tiếng La Tinh vừa biểu hiện khái niệm "người Gô-loa" lại vừa biểu hiện khái niệm con gà trống". Vậy cứ theo ngôn ngữ này, người ta có thể chơi chữ bằng đẳng thức: Người Gô-loa (Gallus) = con gà trống (gallus). Đó là lý do tại sao người Pháp lại lấy con gà trống Gô-loa làm biểu tượng của dân tộc mình. Nếu ta biết rằng tiếng Pháp hiện đại là do tiếng La Tinh thông tục (latin populaire) mà ra thì ta cũng sẽ không lấy làm lạ tại sao người Pháp lại căn cứ vào tiếng La Tinh để chọn biểu tượng cho dân tộc mình như thế. |
Nhận xét
Đăng nhận xét