MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 107

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nữ sinh 29 điểm bật khóc khi được nhập học trường công an

Chiều 18/9, sau khi biết tin mình được Bộ Công an đồng ý cho đỗ vào Học viện Chính trị Công an Nhân dân, "nữ sinh 29 điểm vẫn rớt đại học" Bùi Kiều Nhi mừng vui khôn xiết.
Bùi Kiều Nhi đã được Bộ Công an đồng ý cho đỗ Học viện Chính trị Công an Nhân dân. Bùi Kiều Nhi đã được Bộ Công an đồng ý cho đỗ Học viện Chính trị Công an Nhân dân.
Chia sẻ với phóng viên qua điện thoại, Bùi Kiều Nhi đã khóc và nói rằng: “Em biết ơn báo, độc giả khắp mọi miền luôn động viên, chia sẻ cùng em trong những ngày qua. Và đặc biệt là Bộ Công an, Công an tỉnh Quảng Bình và Công an huyện Tuyên Hóa đã xem xét hồ sơ và “cứu” ước mong bấy lâu nay của em”.
Trước đó, trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Từ Hồng Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa làm việc với thí sinh Bùi Kiều Nhi để xem xét vụ việc một cách khách quan, thấu tình đạt lý nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho em.
Theo Thiếu tướng Sơn, sau khi nhận được chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Quảng Bình, Công an huyện Tuyên Hoá đã có buổi làm việc trực tiếp với thí sinh Bùi Kiều Nhi và gia đình thí sinh này để từ đó có báo cáo chi tiết, khách quan gửi Bộ Công an xem xét.

Giải thích nguyên nhân vì sao thí sinh 29 điểm vẫn rớt đại học, Thiếu tướng Từ Hồng Sơn cho biết: “Đây là lỗi do thí sinh nên việc Công an huyện có công văn gửi về là hoàn toàn đúng theo quy chế của Bộ. Và cái không trung thực ở đây là vì em đã không ghi vào hồ sơ về việc bố mình là ông Bùi Vĩnh Tường từng bị TAND huyện Tuyên Hoá xử phạt 9 tháng tù treo. Tuy nhiên, cái không trung thực ở đây có thể do em không biết, bởi sự việc xảy ra đã hơn 20 năm và lúc đó em chưa được sinh ra, bây giờ bố em cũng đã mất và án tích đó cũng đã được xoá nên khó có thể quy kết là em thiếu trung thực”.

Trước đó trong buổi làm việc với thí sinh Bùi Kiều Nhi và gia đình thí sinh, Thiếu tướng Từ Hồng Sơn cho hay: “Ngay sau khi có công văn của Bộ Công an thì chúng tôi cũng đã họp lại để bàn cách giải quyết và trong buổi làm việc với thí sinh và gia đình, đơn vị cũng đã thống nhất xem xét sự việc trên tinh thần khách quan, thấu tình đạt lý nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em, để em có thể tiếp tục được theo học ngành công an như mong ước. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là ở Bộ Công an".
Trao đổi với PV, Thiếu tướng Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân cho biết, đơn vị cũng đã nắm bắt được thông tin báo chí phản ánh và đang chờ Công an tỉnh Quảng Bình báo cáo sự việc, sau đó Tổng cục Chính trị sẽ báo cáo để Bộ trưởng Công an quyết định.
Được biết, những ngày qua, bản thân em Bùi Kiều Nhi cũng như gia đình đã nhận được nhiều sự quan tâm từ bạn đọc gọi về chia sẻ, động viên. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học trên cả nước cũng đã gọi về đặt vấn đề cho em vào học tại trường, có chu cấp học bổng.

“Em rất cảm ơn sự quan tâm đặc biệt này, em thực sự phần nào cũng đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn những ngày trước, dù sao thì em cũng cảm thấy hạnh phúc đã được nhiều người quan tâm và không bỏ rơi em khi khó khăn”, Kiều Nhi chia sẻ.

Buổi chiều nay, khi vẫn chưa biết mình sẽ đón nhận tin vui Bộ Công an đồng ý cho đỗ Học viện Chính trị Công an Nhân dân, Kiều Nhi tâm sự rằng mong ước lớn nhất của em lúc này là em vẫn luôn hy vọng được theo học các ngành Công an để góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho quê hương, đất nước và để sửa chữa lỗi lầm của người cha quá cố của em.
Theo Dân Trí

Nữ du khách bị hổ cắn đứt lìa cánh tay xuất viện

(TNO) Sau gần 1 tháng nằm điều trị tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An, nữ du khách bị hổ cắn đứt lìa cánh tay đã được xuất viện.

Nữ du khách bị hổ cắn đứt lìa cánh tay xuất viện - ảnh 1
Chị Yến nằm điều trị tại bệnh viện - Ảnh: Phạm Đức
Nữ du khách bị hổ cắn đứt lìa cánh tay xuất viện - ảnh 2
Một cá thể hổ trắng đang được nuôi nhốt tại Khu du lịch sinh thái Trại Bò - Ảnh: Phạm Đức
Ngày 18.9, bác sĩ (BS) Trần Văn Thuyên, Trưởng khoa Chấn thương chi, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An, cho biết bệnh nhân Trần Thị Yến (21, trú xã Nghĩa Hợp, huyện Tân Kỳ, Nghệ An) đã được xuất viện vào sáng cùng ngày.
Theo BS Thuyên, trong thời gian chị Yến nằm điều trị tại bệnh viện, các BS đã tiến hành hai lần phẫu thuật cắt phần cánh tay trái bị dập nát do hổ cắn và khâu vết da hở chỗ cánh tay bị cắt.
“Bệnh nhân Yến đã tự đi lại, ăn uống được và tinh thần ổn định”, BS Thuyên nói.
Như Thanh Niên Oline đã đưa tin, sáng 23.8, chị Yến cùng gia đình nhà chồng đến tham quan tại Khu du lịch sinh thái Trại Bò (xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu). Do không có người hướng dẫn nên chị Yến đi lạc vào khu vực cấm, chỉ dành riêng cho nhân viên chăm sóc hổ và bị một con hổ trắng lao đến vồ cánh tay trái, ngoạm vào sát nách.
Ngay sau đó, chị Yến được nhân viên của khu du lịch đưa đi cấp cứu nhưng do cánh tay đã bị hổ vồ nát nên không thể nối lại được.
Phạm Đức

Nguyên nhân khiến Nga quyết lập căn cứ không quân ở Syria




Một quan chức quân sự cao cấp Nga tuyên bố không lập căn cứ không quân ở Syria nhưng vẫn để ngỏ khả năng này. Thực chất đó là gì?
 >> Syria sẽ yêu cầu Nga can thiệp quân sự khi cần
 >> Mỹ cân nhắc đề xuất hợp tác của Nga tại Syria

Nga tuyên bố chưa tính đến khả năng lập căn cứ không quân ở Syria
Thời gian Nga, Mỹ và NATO liên tiếp cáo buộc Nga đưa vũ khí, trang bị và binh lính tới Syria nhằm xây dựng căn cứ không quân ở nước này.
Khả năng này đã được đề cập hồi tháng 4, khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố cho phép Nga xây dựng thêm các căn cứ quân sự mới và mở rộng căn cứ bảo đảm của hải quân Nga ở cảng Tartus của nước này
Báo giới phương Tây cho biết, Nga đã chuyển đến Syria nhiều vũ khí mạnh như máy bay chiến đấu Su-34, máy bay trực thăng chiến đấu và vận tải, máy bay trinh sát không người lái. Ngoài ra, Nga còn đưa cả xe tăng T-90, xe chiến đấu bộ binh đến bảo vệ điểm tập kết ở sân bay Latakia…
Bình luận về vấn đề này, giới chức quân sự và chính trị của Nga đều bác bỏ thông tin nước này xây dựng căn cứ không quân ở Syria. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga chưa từng bàn đến việc xây dựng căn cứ quân sự ở đất nước này.
Thậm chí ông này còn nhấn mạnh là sự tham gia của quân đội Nga trong cuộc xung đột tại Syria “không nằm trong kế hoạch của Moscow” và nó cũng “chưa từng được bàn đến” trong các cuộc họp của giới chức lãnh đạo chính trị-quân sự và ngoại giao.
Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga tuyên bố nước đôi về khả năng lập căn cứ không quân ở Syria
Trước tin đồn quân đội Nga vào Syria, ngày 6-9, Tổng thống Putin đã xác nhận rằng Nga đang hỗ trợ vũ khí và huấn luyện binh sĩ của quân đội nước này. Ngày 17-9, ông còn khẳng định rằng, Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Ngày 17-9, bình luận về việc báo chí phương Tây cho rằng Nga đang thành lập căn cứ không quân ở Syria, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Bogdanovsky tuyên bố, Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga không dự kiến xây dựng căn cứ không quân ở Syria.
"Hiện nay không có kế hoạch xây dựng căn cứ không quân ở Syria, nhưng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra" - ông Nikolai Bogdanovsky đã trả lời nước đôi với các nhà báo ở Novosibirsk khi bị đặt câu hỏi, phải chăng Bộ Tổng tham mưu Nga đang có kế hoạch thiết lập căn cứ không quân ở Syria.
Từ trước đến nay, các tướng lĩnh của Moscow đã nhiều lần tuyên bố không dự kiến lập căn cứ không quân ở Syria, nhưng có nhiều nguyên nhân và biểu hiện cho thấy, Nga không chỉ lập mà còn sẽ lập nhiều căn cứ quân sự ở Syria và Địa Trung Hải.
Phương Tây cáo buộc Nga đưa nhiều trang bị không quân sự Syria
Mục đích của Moscow không chỉ dừng lại ở việc tăng cường sự hiện diện mà Nga còn muốn tạo ảnh hưởng bao trùm cả Trung Đông và khống chế vùng biển Địa Trung Hải - khu vực thống lĩnh của Tiểu hạm đội Địa Trung Hải của hải quân Liên Xô khi xưa.
Những nguyên nhân khiến Nga sẽ xây dựng căn cứ không quân ở Syria
Tuy Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Bogdanovsky đã tuyên bố rằng, Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga không dự kiến xây dựng căn cứ không quân ở Syria nhưng có nhiều nguyên nhân và biểu hiện dẫn chúng ta đến kết luận này.
Vai trò địa chính trị hết sức quan trọng của Syria
Hơn 20 năm qua, sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, người Nga đau lòng nhìn Mỹ và NATO “làm cỏ” dần đồng minh hoặc các nước có thiện cảm với Liên Xô cũ. Lần lượt Nam Tư, Afghanistan, Iraq, Lybia… bị Mỹ và NATO tiêu diệt; hiện giờ Syria, Iran... cũng đang nằm trong tầm ngắm trực tiếp.
Hiện nay, Moscow chỉ có đồng minh duy nhất là Damascus và phần nào là Tehran. Syria cũng là nước duy nhất mà Nga có căn cứ quân sự ở khu vực Trung Đông. Do đó, sự tồn tại của Syria và căn cứ Tartus là điều mang tính biểu tượng đối với Moscow.
Đây là một trong những căn cứ quan trọng cho các hoạt động của Hải quân Liên Xô trên khắp thế giới cùng với các căn cứ khác ở Ai Cập giai đoạn 1970-1977, Ethiopia giai đoạn 1978-1985 và Việt Nam giai đoạn 1979-2002. Hiện Tartus cũng là căn cứ hải quân hải ngoại duy nhất của Nga.
Sự tồn tại của căn cứ Tartus là vấn đề quan trọng trong chiến lược quân sự của Moscow, còn căn cứ tức là còn sự hiện diện quân sự, mất căn cứ Nga sẽ bị hất cẳng khỏi Địa Trung Hải. Một khi đã mất chỗ đứng chân cuối cùng, đến bao giờ Nga mới lại khôi phục được địa vị của mình ở đây?
Vì vậy, Nga phải giữ vững Syria bằng mọi giá.
Để bảo vệ chính quyền Damascus, trước hết Nga phải khôi phục sự hiện diện đầy đủ và mạnh mẽ ở Trung Đông và Địa Trung Hải. Điều đó chỉ có thể làm được nếu Moscow duy trì được một lực lượng quân sự đủ mạnh và đương nhiên nó phải gắn với việc sở hữu những căn cứ không quân và hải quân.
Căn cứ không quân và hải quân ở Địa Trung Hải có vị trí rất quan trọng đối với Nga
Việc xây dựng căn cứ quân sự ở Syria và đảo Síp cùng mối quan hệ tốt đẹp với Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sẽ giúp hải quân Nga khống chế hoàn toàn vùng biển này, bảo vệ đồng minh Syria và huyết mạch chiến lược của Hạm đội Biển Đen ra Địa Trung Hải.
Hơn nữa, sự hiện hiện của các căn cứ quân sự ở Syria có thể khiến Nga bảo vệ được lối ra, vào của Hạm đội Biển Đen qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời ngăn chặn khả năng di chuyển của Hạm đội 5 Mỹ từ biển Đỏ lên hỗ trợ Hạm đội 6 ở Địa Trung Hải, thông qua kênh đào Suez của Ai Cập.
Đó là lí do thứ nhất khiến Nga sẽ phải xây dựng căn cứ không quân ở Syria, dù tuyên bố chính thức hay trá hình dưới bất cứ vỏ bọc nào.
Sự hiện diện của tàu thuyền, máy bay NATO ở Địa Trung Hải khiến Nga lo lắng
Thời gian qua, chiến sự liên miên và sự lộng hành của các tổ chức khủng bố Hồi giáo đã gây ra làn sóng người tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi, bỏ chạy khỏi đất nước để tới châu Âu, thông qua tuyến đường biển từ phía Nam lên phía Bắc Địa Trung Hải.
Những di dân này đã chủ yếu sử dụng những con thuyền nhỏ, ọp ẹp vượt biển trong đêm để tới các quốc gia châu Âu ven bờ phía bắc của Địa Trung Hải. Đã có tới hơn 3000 người chết, trong đó có không ít trẻ em, gây ra cuộc khủng hoảng di dân lớn nhất châu Âu.
Nga lo lắng NATO có thể lợi dụng việc chống buôn lậu và cứu trợ người tị nạn để đưa lực lượng áp sát Syria
Trong bối cảnh đó, Liên minh châu Âu, chủ yếu là các quốc gia NATO như Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha và Slovenia đã thành lập một Ủy ban cứu nạn người tị nạn ở Địa Trung Hải, với mục đích là trấn áp bọn buôn người và cứu trợ di dân trên biển.
Để thực hiện sứ mệnh này, ngày 22-6, EU đã chính thức thành lập lực lượng EU Navfor Med (lực lượng hải thuyền EU tại Địa Trung Hải) với những phương tiện tác chiến mạnh mẽ của hải quân như tàu chiến, tàu ngầm, máy bay trinh sát chống ngầm…, với nhiệm vụ trấn áp những kẻ buôn người.
Lực lượng cụ thể ban đầu bao gồm 5 tàu mặt nước hải quân, do Hàng không mẫu hạm Cavour của Italia chỉ huy, cùng với 2 tàu ngầm, 3 máy bay trinh sát biển, tuần tiễu chống ngầm cùng 2 máy bay không người lái và một số trực thăng tham gia vào chiến dịch.
Ngoài ra, tùy theo diễn biến tình hình, hải quân châu Âu sẽ có động thái điều phối và bổ sung tăng cường lực lượng. Ngày 15-8, tài liệu của Cục Tình báo Pháp, do Le Monde trích dẫn đã thể hiện, trong danh mục nhân lực, vật lực bổ sung có cả tàu đổ bộ hải quân và lực lượng đặc biệt.
Trước mắt, các phương tiện của EU sẽ hoạt động trong hải phận và không phận quốc tế cho tới khi khối này có được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng như của Chính phủ các nước châu Phi, Trung Đông để tiến sâu hơn vào lãnh hải của các quốc gia này.
Sự tăng cường hiện diện của các tàu ngầm, máy bay tuần tiễu chống ngầm, lực lượng đặc biệt của các nước châu Âu ở vùng biển này cũng là một nguyên nhân khiến Nga lo lắng về viễn cảnh các nước NATO lợi dụng tình hình này để duy trì một lực lượng lớn chiếm lĩnh Địa Trung Hải và áp sát Syria.
Điều này buộc Nga cũng phải tăng cường sự hiện diện ở đây nhằm có thể tạo ra đối trọng cần thiết. Và đó có thể là một trong những nguyên nhân khiến Moscow đẩy nhanh tiến trình xây dựng các căn cứ quân sự ở quốc gia đồng minh của mình, nằm ven bờ phía đông của Địa Trung Hải.
Viễn cảnh tuyến tiếp vận của Nga có thể bị cắt bất cứ lúc nào
Nga đứng trước thực trạng các tuyến tiếp vận có thể bị cắt bất cứ lúc nào
Vừa qua, Mỹ và NATO đã gây sức ép với Hy Lạp và Bulgaria để 2 nước này cấm máy bay chở hàng viện trợ nhân đạo của Nga bay qua không phận nước mình để tới Syria, từ ngày 1 đến 24-9. Theo giải thích của Mỹ, các máy bay này đã chở vũ khí trái phép cho quân đội Syria.
Sau đó chính quyền Bulgaria đã thực hiện yêu cầu của Mỹ, đóng cửa không phận đối với các chuyến bay vận tải, gồm cả quân sự và dân dụng của Moscow. Máy bay Nga chỉ có thể quá cảnh với điều kiện hạ cánh xuống sân bay của nước này để kiểm tra hàng hóa, nếu hợp lệ sẽ bay tiếp.
Tuy sau đó cả Tehran và Athens đều tuyên bố vẫn mở không phận cho Moscow nhưng trên thực tế, muốn bay tới Hy Lạp máy bay Nga phải bay qua Bulgaria, còn đi đường Iran thì sẽ phải xin phép bay qua không phận Iraq hoặc Thổ Nhĩ Kỳ mới tới Syria.
Nên trên thực tế, Nga đã bị chặn đường hàng không tới Syria, chỉ còn duy nhất phương án vận tải bằng đường biển qua eo biển Bosphorus sang Địa Trung Hải để tới Syria.
Sự việc này đã làm gióng lên hồi chuông báo động về khả năng tiếp vận một khi chiến sự ở nước này bùng phát dữ dội hay trường hợp nguy cấp cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, hoặc có tình huống đột xuất cho hạm đội Nga ở Địa Trung Hải.
Nga cần tăng cường sự hiện diện quân sự bằng các căn cứ không quân và hải quân để ngăn chặn Mỹ-NATO
Giả sử một khi có chiến sự xảy ra, Mỹ-NATO rất dễ gây sức ép toàn diện (sẽ lớn hơn thời điểm hiện nay) khiến Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển Bosphorus, chặn đường từ biển Đen ra và các quốc gia NATO hay đồng minh xung quang Syria như Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp đóng cửa không phận, chặn đường hàng không.
Khi đó, Nga chỉ có thể tiếp vận bằng đường biển từ Hạm đội Baltic, ra Đại Tây Dương, vào hải phận quốc tế ở Địa Trung Hải. Đó là con đường quá xa và mất rất nhiều thời gian. Do đó, Nga cần có sự hiện diện bằng các căn cứ không quân và hải quân sẵn có ở khu vực này.
Với những căn cứ quân sự này, lúc bình thường Nga có thể dự trữ sẵn hàng hóa, vũ khí, trang thiết bị để khi cần có thể bổ sung, cung cấp ngay và đủ dùng trong khoảng thời gian nhất định ban đầu, chờ đợt tiếp vận mới.
Yêu cầu này đã trở nên cấp bách trong thời điểm hiện nay khi Mỹ và NATO đã cho thấy khả năng cô lập Syria. Và việc Nga xây dựng căn cứ không quân, đồng thời nâng cấp căn cứ bảo đảm hải quân ở Tartus thành căn cứ hải quân tổng hợp là điều chắc chắn.
Theo Thiên Nam
Đất Việt

Burkina Faso: Lực lượng đảo chính thả Tổng thống lâm thời

VOV.VN -Sau khi được lực lượng đảo chính trả tự do hiện sức khỏe của Tổng thông Burkina Faso Michel Kafando rất tốt.

Lực lượng đảo chính quân sự ở Burkina Faso vừa thả Tổng thống lâm thời Michel Kafando và 2 Bộ trưởng nước này. Tuy nhiên, Thủ tướng nước này Isaac Zida vẫn đang bị lực lượng đảo chính quản thúc tại nhà.
burkina faso: luc luong dao chinh tha tong thong lam thoi hinh 0
Tổng thống lâm thời Burkina Faso Michel Kafando (Ảnh AP).
Các nguồn tin trong nước cho biết, sau khi được trả tự do hiện sức khỏe của Tổng thông Michel Kafando rất tốt. Trong khi đó, lực lượng đảo chính cho biết đã gặp một số đại diện quốc tế trong nỗ lực nhằm thiết lập các cuộc đối thoại và tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này.
Trước đó, quân đội Burkina Faso tuyên bố đã nắm quyền kiểm soát đất nước và giải thể chính phủ chuyển tiếp. Trong tuyên bố phát trên đài phát thanh và truyền hình quốc gia, những thủ lĩnh cuộc đảo chính xuất thân từ đơn vị cận vệ của cựu Tổng thống bị lật đổ Blaise Compaore tự nhận là Hội đồng Quốc gia vì Dân chủ, nêu rõ chính phủ chuyển tiếp đã bị giải thể và Tổng thống lâm thời Michel Kafando không còn nắm quyền. Dư luận quốc tế đã mạnh mẽ lên án cuộc đảo chính quân sự này./.

Lệ Chi/VOV- Trung tâm tin Theo Reuters

Bị cáo người Nigeria náo loạn tại tòa

(TNO) Sáng 18.9, TAND cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa phúc thẩm xét xử 2 bị cáo người Nigeria và 1 người Việt Nam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng công nghệ cao.

Bị cáo người Nigeria náo loạn tại tòa  - ảnh 1
Bị cáo người Nigeria náo loạn tại tòa  - ảnh 2
 Bị cáo Sunday (áo sẫm) “quậy” tại phiên tòa sáng 18.9
Ba bị cáo gồm Lê Thị Kim Quyên (còn gọi là Mai, 35 tuổi, trú Q.Gò Vấp, TP.HCM), Nnadikwe Christian Sunday (34 tuổi, quốc tịch Nigeria, trú Q.11, TP.HCM) và Deke Collins (37 tuổi, quốc tịch Nigeria, trú Q Gò Vấp, TP.HCM).
Tại phiên tòa, người phiên dịch cho hai bị cáo nước ngoài có đơn xin vắng mặt vì lý do sức khỏe nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.
HĐXX đề nghị bị cáo Quyên nói cho hai bị cáo người Nigeria về việc hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, ngay sau đó, bị cáo Sunday đã tỏ ra mất bình tĩnh, rướn người về phía HĐXX, lớn giọng nói bằng tiếng nước ngoài, gây ồn ào.
Lực lượng công an bảo vệ phiên tòa đã đề nghị Sunday về chỗ ngồi. Tuy nhiên, bị cáo tiếp tục đứng lên giằng co, phản ứng. Sunday sau đó bị khống chế, đưa ra khỏi phòng xét xử.
Theo cáo trạng, từ tháng 6 đến tháng 8.2013, Quyên cấu kết với một số người Nigeria thông qua hộp thư điện tử (email) để lấy cắp thông tin, gây ra 4 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền trên 3 tỉ đồng.
Cụ thể Quyên cùng Mamado Abdallar Mark (39 tuổi, quốc tịch Nigeria), Sunday, Collins lừa đảo chiếm đoạt của công ty K. ở Nha Trang 2,5 tỉ đồng; của công ty V. (TP.HCM) gần 600 triệu đồng; của chị B. ở Lạng Sơn trên 84 triệu đồng; của chị V. ở Nha Trang 76 triệu đồng.
Ngày 10.4, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt Lê Thị Kim 15 năm tù; 2 bị cáo Sunday và Collins cùng mức án 12 năm tù.
Trong vụ án này, do Mark đã bỏ trốn, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định truy nã. 
Tin, ảnh: Nguyễn Chung

Án mạng vườn táo: Chồng chết, vợ khai bị cưỡng hiếp

(TNO) Trong ngôi nhà cấp 4 nằm giữa khu vườn táo, người chồng gục chết sát mé giường, người vợ khai báo mình bị hung thủ giết chồng cưỡng hiếp.

Án mạng vườn táo: Chồng chết, vợ khai bị cưỡng hiếp  - ảnh 1
Một phần khu vườn táo trước nhà nạn nhân
Rạng sáng ngày 18.9, tại thôn An Thạnh 2, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng, trong ngôi nhà cấp 4 nằm giữa khu vườn táo.
Ghi nhận tại hiện trường của PV Thanh Niên Online,  nạn nhân là ông Nguyễn Đông Tấn (49 tuổi, ngụ thôn An Thạnh) nằm chết ở sát mé giường; còn người vợ là bà Lê Thị T. (48 tuổi) khai sau khi hung thủ giết chồng, quay sang cưỡng hiếp bà. Toàn bộ vật dụng trong ngôi nhà không bị xáo trộn, mất mát.
Theo lời khai ban đầu của bà T., khoảng 1 giờ 30 phút ngày 18.9, khi vợ chồng bà đang ngủ trên giường thì có một người đàn ông bịt mặt đột nhập vào nhà. Người này cầm dao đi đến giường đâm một nhát vào ngực trái ông Tấn, làm ông Tấn rớt xuống đất.
Sau đó, hung thủ dùng dao khống chế và cưỡng hiếp bà T. ngay trên giường, rồi bỏ đi. Khi hung thủ rời khỏi khu vườn táo, bà T. chạy bộ ra đường kêu cứu và đến công an xã An Hải trình báo sự việc.
Bà T. cho biết vợ chồng bà sinh sống trong khu vườn táo nhiều năm nay, chỉ biết lo làm ăn và chưa hề có sự mâu thuẫn nào với những người xung quanh.
Cơ quan chức năng đã đưa bà T. đi giám định để có cơ sở làm rõ vụ việc.
Án mạng vườn táo: Chồng chết, vợ khai bị cưỡng hiếp  - ảnh 2 
Nạn nhân (phần xóa mờ) nằm chết cạnh mé giường
Án mạng vườn táo: Chồng chết, vợ khai bị cưỡng hiếp  - ảnh 3
Án mạng vườn táo: Chồng chết, vợ khai bị cưỡng hiếp  - ảnh 4 
Nhiều người tụ tập tại hiện trường vụ án để theo dõi vụ việc
Tin, ảnh: Thiện Nhân

Độc đáo mộ cổ Sài Gòn: Mộ nhà soạn sách 'học làm người' thuần Việt

Trong con hẻm 472 Trần Hưng Đạo (Q.5, TP.HCM) có một ngôi nhà mồ cổ kính với lối kiến trúc khá độc đáo. Nhà mồ nằm trong hẻm nên ít ai biết.

Độc đáo mộ cổ Sài Gòn: Mộ nhà soạn sách “học làm người” thuần ViệtBên trong nhà mồ và chân dung ông Trịnh Khánh Tấn (ảnh nhỏ) - Ảnh: H.Đ.N
Nhà mồ này chỉ cách ngôi nhà mồ của Bác ngữ học Trương Vĩnh Ký (520 Trần Hưng Đạo) khoảng 100 m, trông có vẻ bề thế, cổ kính hơn dù cũng được kiến trúc theo kiểu mái vòm Tây phương cổ điển. Trên nóc nhà mồ (cao khoảng 15 m) có cây thánh giá ở chóp vòm, chung quanh có những cột hình tháp bút đâm thẳng lên trời tạo nên cảm giác uy nghi. Những phù điêu đắp nổi hình hoa lá trên mái vòm, trên cửa chính, hai bên nóc hông và trên đầu các cột xi măng đều mang đậm phong cách Tây phương.
“Nghe nói ông là nghiệp chủ gì đó”
Theo ký hiệu lưu lại thì ngôi nhà mồ được xây dựng năm 1914 (tức cách đây 101 năm) trên một khoảnh đất rộng chừng 40 m2. Cổng chính có đắp dòng chữ Latinh trích từ kinh thánh “Beati Mortui Qui in Domino Moriuntur” (Phúc thay những ai được chết trong vòng tay Chúa). Ngoài cổng chính dạng mái vòm rộng và cổng song sắt cao quá đầu người nhưng chưa bằng nửa độ cao của vòm cổng, hai cửa hông cũng dạng vòm nhưng kích thước nhỏ hơn rào kín bằng chấn song sắt (có chức năng là cửa thông gió). Vách trong cùng của nhà mồ được xây lồi ra phía sau lưng dạng mu rùa (trong ruột là nơi đặt bàn thờ).
Trong nhà mồ có 3 ngôi mộ đá nằm song song, đối diện với bàn thờ phía trong cùng. Tất cả đều không có bia, phần “tiểu sử” rất giản lược và những câu mang ý nghĩa tôn giáo được chạm khắc trực tiếp lên mặt mộ. Mộ bên phải là chủ nhân ngôi nhà mồ ghi “Dominique-Thomas Trịnh Khánh Tấn, Tri huyện. Nằm huyệt này, chờ ngày sống lại hiển vinh. Sinh năm 1856. Qua đời ngày 23 Janvier 1913. Nguyện cho người này lên chốn nghỉ ngơi”. Bên trái ghi: “Bà huyện Anna Lê Thị Gương. Sinh năm 1862. Qua đời ngày 10 Octobre 1922” (chen lẫn 2 câu mang ý nghĩa tôn giáo y như ở mộ ông). Hai ngôi mộ này bằng đá trắng, mộ hình hộp vuông, cao hơn 1 m. Ở giữa là mộ người con gái của họ, tên Matta Trịnh Thị Tiết (sinh năm 1880, mất năm 1948, thọ 68 tuổi). Mộ của bà Tiết có màu đá đen và thấp hơn mộ song thân. Trên đầu mộ của bà (nghĩa là chính giữa nhà mồ) có tượng một thiên thần. Phía trong cùng là bàn thờ, ngoài các tượng thánh Công giáo còn có 2 bức vẽ truyền thần di ảnh ông bà.
Hậu duệ của ông bà Trịnh Khánh Tấn còn khá đông và cư ngụ quanh ngôi nhà mồ. Hỏi họ về nhân thân, tiểu sử cụ Trịnh, ai cũng lắc đầu “Nghe nói ông là địa chủ, nghiệp chủ gì đó?!”. Những người này buôn bán (quán ăn) ở đầu hẻm và họ tận dụng ngôi nhà mồ để... cất giữ vật dụng (xô, chậu, thau và cả ghế dựa, xe đạp...).
“Những cuốn sách luân lý đáng xem”
Có rất ít thông tin về nhân vật Trịnh Khánh Tấn, chỉ biết rằng ông là một viên chức được tín nhiệm và được chính quyền Pháp (ở Nam kỳ) phong cho hàm “Tri huyện danh dự” khu vực Chợ Quán. Một điều chắc chắn ông là người có cuộc sống đạo đức, gương mẫu nên mới soạn ra (hồi ấy in là “dọn ra”) những cuốn sách dạy thiếu nhi, nam nữ thanh niên sống lành mạnh, ăn ở cho phải đạo. Đó là cuốn Học tập qui chánh, được viết bằng thể thơ lục bát (chữ quốc ngữ) với 1.850 câu đơn giản, dễ nhớ, như: “Thuở xưa có một ông già/Giàu sang trên thế nhưng mà không con/May đâu già đặng phết son/Năm mươi tư tuổi mà còn trông chi/Song trời cho phước một khi/Sanh ra một trẻ nam nhi vững rồi/Mừng thôi quá trí vô hồi/Đoạn liền mở tiệc mừng đôi ba ngày...”.
Trong phần Dẫn nhập tác giả ghi: “Sách nầy in ra để cho con trẻ, nam, nữ, các trường quấc ngữ trong các họ; hay là những trường sơ học, tập đọc, viết cho trúng tiếng An-Nam ta, và dạy nó phép tắc nết na, hiếu thảo với cha mẹ, ra sức học lễ nghi, gắng công tập chữ nghĩa, biết làm ăn chín chắn, ở đời với người ta, đến khi sau khôn lớn học thêm, đặng mà giữ gìn giềng mối trong ngoài, cho khỏi sự nghèo nàn khốn cực, đã được nên tiếng tốt, lại thơm danh cha mẹ, thì cuốn nầy có ích biết là chừng nào!... Chợ Quán, ngày 15 tháng ba An-Nam 1909. DOMINIQUE-THOMAS TRỊNH KHÁNH TẤN, Tri huyện Honoraire”. Sách được “dọn ra” vào năm 1909 nhưng mãi đến ngày 1.7.1921 mới được xuất bản tại Nhà in Nhà Chung (de la Mision Sài Gòn - Tân Định - đây là nhà in Công giáo xưa nhất, hoạt động từ năm 1865 đến 1943).
Trước đó (năm 1914, sau khi ông mất 1 năm) nhà in Nhà Chung cũng đã in cuốn Cang thường lược luận của ông. Một nhà nghiên cứu đương đại đã nhận xét: “Quyển Cang thường lược luận của ông Huyện hàm Trịnh Khánh Tấn, đứng về mặt ích lợi cho phong hóa đây đã là một quyển sách rất tốt thời nó xuất hiện và sẽ mãi mãi còn là một quyển sách luân lý đáng xem, đáng học, tuy nối dài các quyển Gia huấn ca, Nữ tắc, Nhị thập tứ hiếu... nhưng nó có giá trị riêng của nó ở chỗ lời thơ dễ hiểu, chữ dùng thuần Việt chiếm đa số, những cách nói theo thời thượng mô phỏng Trung Hoa hoàn toàn vắng mặt - đây là điểm son đánh dấu bước đầu văn chương Việt vươn mình tách khỏi văn học của nước lớn kế bên” (Nguyễn Văn Sâm, Texas, 24.9.2009).
Hà Đình Nguyên
>> [CHÙM ẢNH] Độc đáo nhà mồ hình bát giác của ông Trương Vĩnh Ký giữa Sài Gòn
>> Độc đáo mộ cổ Sài Gòn: Những câu đối bên mộ Trương Vĩnh Ký
>> [CHÙM ẢNH] Khu nhà mồ hơn 100 năm tuổi của đại gia giàu thứ 3 Sài Gòn xưa
>> Độc đáo mộ cổ Sài Gòn: Tượng đá đứng hầu bên mộ Bá hộ Xường
>> Cận cảnh nơi an nghỉ của đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa bên trong nhà thờ Huyện Sĩ
>> Độc đáo mộ cổ Sài Gòn: Nơi an nghỉ của đệ nhất hào phú Nam kỳ
>> Cận cảnh nhà mộ đặc biệt của con đại gia Sài Gòn xưa trong nhà thờ Hạnh Thông Tây
>> Độc đáo mộ cổ Sài Gòn: Hai pho tượng trong nhà mộ cậu Nam Phương Hoàng hậu

Đảo Trung Quốc xây ở Trường Sa được ví với Lầu Năm Góc

Trung Quốc thiết lập khu tổ hợp lớn, chảo anten và có thể cả hệ thống radar vượt đường chân trời tại các bãi đá nước này đang cải tạo ở Trường Sa
     
    Ảnh vệ tinh gần đây của đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy việc xây dựng của Trung Quốc trên đá này tham vọng hơn so với đánh giá trước đó, với khu tổ hợp có thể cạnh tranh với Lầu Năm Góc về quy mô, theo Diplomat.
     
    Tổ hợp này có diện tích khoảng 61.000 m2. Lầu Năm Góc của Mỹ có diện tích 116.000 m2, không tính sân bên trong.
     
    Trung Quốc đã thiết lập các thiết bị tinh vi trên đá Chữ Thập, trong đó có một chảo anten tròn và có thể là một tháp radar. 
     
    Ảnh chụp ngày 13/7 cho thấy 7 địa điểm trên đường băng Trung Quốc xây dựng trái phép ở đá Chữ Thập được dỡ bỏ và thay thế. Ba trong số đó dường như được sửa để đặt ống dẫn bên dưới đường băng, có thể nhằm thoát nước hoặc tưới tiêu. Toàn bộ cải tiến được hoàn thành vào đầu tháng 9. Đường băng nhanh chóng mở rộng thêm 60 m ở mỗi đầu, với chiều dài hiện tại khoảng 3.125 m.
     
    Một dải đường màu tối mới xuất hiện trong ảnh chụp đầu tháng 9, song song với đường băng. Một số nhà phân tích cho rằng mặt bằng này có thể đang được chuẩn bị để thiết lập một đường băng mới. Tuy nhiên, đây nhiều khả năng là dải đất trồng cây để chống xói mòn đất, theo giáo sư David J. Rogers, thuộc chương trình Kỹ thuật Địa chất tại Đại học Khoa học & Công nghệ Missouri, người am hiểu các công trình quân sự ở khu vực Thái Bình Dương.
     
    Rogers cho rằng dải đất này có thể nhằm giữ đất ở bên hướng ra biển của đường băng chính và làm giảm xói mòn do bão gây ra, cũng như có khả năng cung cấp nông sản.
     
    Trung Quốc cũng đang xây dựng trên các đá khác của Trường Sa là Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, và Gạc Ma. Các cơ sở ở đây được trang bị các tháp cảm ứng tối tân, bệ theo dõi và phóng vũ khí, radar theo dõi và chỉ dẫn hướng bắn, cùng một loạt cảm biến điện tử và hệ thống liên lạc qua vệ tinh. Ảnh chụp ngày 23/8 cho thấy đá Châu Viên có một hệ thống anten mới, chưa hoàn thành. Ông Rogers liên tưởng nó đến mạng lưới radar vượt đường chân trời Jindalee của Australia, có tầm hoạt động lên đến 3.000 km.
    Hệ thống trên đá Châu Viên dường như là một ma trận các cột anten cao tới 19 m. Trung Quốc có thể sử dụng radar vượt đường chân trời để hỗ trợ việc phóng tên lửa DF-21D, được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay".
     
    Các cơ sở mới tại 4 đá này đều có một công trình cao khoảng 8 - 10 tầng, dường như để làm chỗ đóng quân hoặc là trung tâm chỉ huy, điều khiển và liên lạc. Các bục đa giác nhô lên có thể là bệ phóng vũ khí. 4 bục đa giác nhô lên của công trình trên đá Tư Nghĩa có đặc điểm giống với hệ thống phòng không tầm gần (CIWS) do radar kiểm soát, tuy nhiên không thể xác nhận điều này với độ phân giải hình ảnh hiện tại.
     
    Kích thước, hình dạng và mục đích dự đoán của những tòa nhà này làm liên tưởng đến một cấu trúc từ thời Thế chiến II là tháp pháo phòng không. Một số tháp ở Vienna, Berlin và Hamburg vẫn đứng vững vì rất khó phá hủy chúng. Lầu Năm Góc, cũng bắt đầu được xây dựng từ thời Thế chiến II, trên vùng đất ngập nước và lấp bằng hàng triệu mét khối đất cùng 700.000 tấn cát nạo vét từ sông Potomac, khá giống hoạt động nạo vét và bồi đắp quy mô lớn Trung Quốc tiến hành ở Trường Sa.
    Phương Vũ
    (Ảnh: Victor Robert Lee, Digital Globe and Airbus Defense & Space)

    Tin nóng trong ngày: Sát thủ vào nhà giết chồng, hiếp dâm vợ

    VOV.VN -Trong ngôi nhà cấp 4 nằm giữa khu vườn táo, người chồng gục chết sát mé giường, người vợ khai báo mình bị hung thủ giết chồng cưỡng hiếp.

    ** Rạng sáng 18/9, tại thôn An Thạnh 2, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Tại hiện trường, nạn nhân là ông Nguyễn Đông Tấn (49 tuổi, ngụ thôn An Thạnh) nằm chết ở sát mé giường; còn người vợ là bà Lê Thị T. (48 tuổi) đến công an khai báo trong tình trạng hoảng loạn. Toàn bộ vật dụng trong ngôi nhà không bị xáo trộn, mất mát.
    Theo lời khai ban đầu của bà T., khoảng 1h30 phút ngày 18/9, khi vợ chồng bà đang ngủ trên giường thì có một người đàn ông bịt mặt đột nhập vào nhà. Người này cầm dao đi đến giường đâm một nhát vào ngực trái ông Tấn, làm ông Tấn rớt xuống đất. Sau đó, hung thủ dùng dao khống chế và cưỡng hiếp bà T. ngay trên giường, rồi bỏ đi.
    Cơ quan chức năng đang chờ kết quả giám định của bà T để làm rõ vụ việc.


    ** Tại khu vực Bệnh viện Nhiệt đới sáng 18/9 xuất hiện đối tượng có biểu hiện ngáo đá cầm dao gây thương tích nhẹ cho 2 nhân viên bảo vệ, sau đó chạy lên lan can tầng 4 của tòa nhà bệnh viện gào thét, tay chân khua khoắng loạn xạ, gây náo loạn trong bệnh viện. Lực lượng chức năng phải bắn vào tay cầm dao của đối tượng và sau nhiều giờ thương thuyết mới tiếp cận và khống chế được đối tượng an toàn.


    ** Sáng 18/9, tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, TAND cấp cao tại Đà Nẵng tuyên án phúc thẩm tử hình đối với bị cáo Trương Quế Lâm (36 tuổi, ở xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) về tội “Giết người” và 2 năm tù tội “Dâm ô trẻ em”.
    tin nong trong ngay: sat thu vao nha giet chong, hiep dam vo hinh 2
    Bị cáo Trương Quế Lâm trước vành móng ngựa (Ảnh: Người Lao Động)
    Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Lâm cho rằng không có hành vi giao cấu với bị hại mà chỉ sàm sỡ, Lâm giết hại em N. là thắt cổ chứ không đánh vào đầu em này. HĐXX nhận định cấp sơ thẩm chỉ dựa vào lời khai của bị cáo để quy kết tội hiếp dâm là không đủ cơ sở. Về tội danh giết người, Lâm đã khai với cơ quan điều tra là phù hợp với tình tiết, vật chứng, nhân chứng có được. Điều Lâm nói tại phiên tòa là ngụy biện, chối tội; việc làm của Lâm có tính tàn ác cần loại trừ khỏi xã hội vĩnh viễn. (Xem thêm)
    ** Khuya 17/9, nghe anh Phạm Văn Công Em (30 tuổi) gọi cầu cứu qua tổng đài, nhiều đồng nghiệp hành nghề taxi ở TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) tỏa đi tìm. Gần trụ sở UBND phường Hòa Phú, mọi người phát hiện anh Công Em bê bết máu, gục trên vô lăng taxi 7 chỗ. Do nạn nhân đang hôn mê nên cảnh sát chưa thể lấy lời khai để điều tra, làm rõ.


    ** Chiều 17/9, Cơ quan CSĐT Công an quận 7, TPHCM cho biết đang tạm giữ 2 nghi can Đinh Hoàng Nam (36 tuổi, ngụ quận 7) và Đinh Thị Tuyết Mai (34 tuổi, ngụ Hóc Môn) để điều tra về hành vi “trộm cắp tài sản”.
    tin nong trong ngay: sat thu vao nha giet chong, hiep dam vo hinh 4
    Đinh Hoàng Nam và Đinh Thị Tuyết Mai tại cơ quan công an (Ảnh: Dân Trí)
    Mai, Nam cùng đồng bọn gồm: Hùng, Chánh, Sơn, Tưởng và Tường đã gây ra cảnh đụng xe móc túi  của anh Nguyễn Tuấn Hải khi phát hiện trong túi quần anh này có cọc tiền 50 triệu đồng trên đường Nguyễn Thị Thập (phường Tân Phong, quận 7). Tuy nhiên, hành vi của chúng đã bị anh Hải phát hiện và tri hô. (Xem thêm)

    Thanh Hà/VOV.VN (Tổng hợp)


    Bài liên quan

    Thái Lan thông báo điều tra bán phá giá tôn của Việt Nam

    Trung tâm Tin tức VTV24Cập nhật 23:26 ngày 18/09/2015

    VTV.vn - Cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan vừa có công báo quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sản phẩm tôn lạnh và tôn phủ màu nhập khẩu từ Việt Nam.

    Theo nguyên đơn phía Thái Lan, các sản phẩm tôn lạnh và tôn phủ màu của Việt Nam bị cáo buộc phá giá với biên độ từ 86 đến gần 90%. Cục Ngoại thương Thái Lan cho biết, sơ bộ thấy có dấu hiệu hàng hóa bị bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa đối với sản phẩm nói trên.
    Để bảo vệ quyền lợi của mình, các nhà xuất khẩu có thể gửi các tài liệu chứng minh, quan điểm và ý kiến trong thời gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng công báo này.
    Việt Nam kiện Indonesia về thuế tôn lạnh Việt Nam kiện Indonesia về thuế tôn lạnh
    VTV.vn - Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, Indonesia đã không công bằng và vi phạm quy định khi áp dụng biện pháp tự vệ thương mại, đánh thuế 150% đối với tôn lạnh Việt Nam.
    Tuyên tử hình kẻ giết thiếu nữ 16, giấu xác trong cống nước
    18/09/2015 14:11 GMT+7
      TTO - Dù được chuyển từ tội hiếp dâm trẻ em sang tội dâm ô với trẻ em nhưng bị cáo Trương Quế Lâm không thể thoát bản án tử hình về tội giết người.
      Bị cáo Trương Quế Lâm tại phiên tòa phúc thẩm sáng 18-9 - Ảnh: Duy Thanh
      Bị cáo Trương Quế Lâm tại phiên tòa phúc thẩm sáng 18-9 - Ảnh: Duy Thanh
      Ngày 18-9, TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã xét xử phúc thẩm và tuyên tử hình bị cáo Trương Quế Lâm (36 tuổi, ở xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) về hai hội giết người và dâm ô với trẻ em.
      Trước đó, ngày 4-12-2014, TAND tỉnh Khánh Hòa cũng đã xử sơ thẩm, tuyên phạt tử hình Lâm về hai tội giết người và hiếp dâm trẻ em. Sau đó, bị cáo Lâm kháng cáo kêu oan về tội hiếp dâm trẻ em và xin tòa giảm án về tội giết người.
      Qua xét hỏi, tranh tụng tại tòa, hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định sửa một phần bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Khánh Hòa.
      Theo đó, tòa nhận xét Lâm chỉ có hành vi sàm sỡ đối với nạn nhân Lê Thị Thanh Nga, không đủ cơ sở để buộc bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em nên tuyên bị cáo 2 năm tù tội dâm ô với trẻ em.
      Đối với tội giết người, tòa cho rằng bị cáo khai báo không thành khẩn, không có tình tiết giảm nhẹ nào nên bác kháng cáo, tuyên tử hình bị cáo về tội giết người. Tổng hợp hình phạt bị cáo Lêm phải chấp hành cho hai tội danh là tử hình.
      Theo bản án sơ thẩm, tối 12-4-2012, Lâm phát hiện em Lê Thị Thanh Nga (sinh ngày 29-6-1996) đang bắt ốc dưới mương nước gần đìa nuôi hải sản ở xã Cam Thịnh Đông mà Lâm được thuê trông coi nên đã nảy sinh ý định hiếp dâm em.
      Lâm đã dùng vũ lực để đưa Nga vào trại trông đìa nuôi hải sản và hiếp dâm em. Tiếp đó, dù Nga van xin được cho về, hứa không báo công an, Lâm vẫn dùng sợi cước siết cổ, dùng chân đạp vào vùng cổ và ngực, dùng cục san hô đập vào đầu Nga.
      Khi thấy Nga đã bất động, Lâm bế Nga giấu vào cống thoát nước của đìa nuôi hải sản rồi đi ngủ.
      Gần một tháng sau, trong hai ngày 7 và 8-5-2012, người trông đìa thay Lâm phát hiện các phần thi thể trôi ra từ cống thoát nước nên vụ việc được trình báo công an.
      Giám định y pháp và kiểm tra ADN cho kết quả các phần thi thể trên là của em Nga. Nạn nhân chết do bị chấn thương sọ não kín, vỡ lún sọ vùng trán.
      DUY THANH

      Một ngày 6 học sinh gặp nạn trong mưa lũ

      Hôm nay chính quyền Nghệ An ghi nhận có tới 3 vụ đuối nước khiến 5 học sinh lâm nạn, trong đó nam sinh lớp 12 THPT Nam Yên Thành vẫn chưa tìm thấy tung tích.
      timkiem-7929-1442582522.jpg
      Lực lượng chức năng đang tìm kiếm em Phạm Công Mậu, học sinh lớp 12 trường Nam Yên Thành.
      Ông Nguyễn Văn Hòa, Trưởng công an xã Khánh Thành (Yên Thành, Nghệ An) cho biết, trưa 18/9 em Phạm Công Mậu, Phan Văn Phước, Đặng Thị Lý, cùng là học sinh THPT Nam Yên Thành đi học trở về nhà. Lúc qua đoạn đường liên thôn bị ngập sâu hơn một mét gần sông Vũ Giang, ba em ngồi lên chiếc săm ôtô của người dân để sẵn đó để đi qua đoạn ngập thì bị cuốn trôi.
      "Hai em được người dân gần đó phát hiện cứu kịp thời. Còn Mậu đi nước cuốn mất tích", Trưởng công an xã Khánh Thành cho biết. Đến tối nay lực lượng chức năng trên 20 người cùng với ca nô, xuồng vẫn đang tích cực tìm kiếm nam sinh lớp 12 này.
      Tại xã Quỳnh Lâm (Quỳnh Lưu) chiều 18/9 cũng xảy vụ đuối nước thương tâm. Ông Nguyễn Bá Tình, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lâm kể, nhóm 4 em lớp 5 Trường tiểu học Quỳnh Lâm A rủ nhau ra đập tràn Bàu Xã trên địa bàn để tắm. Đang tắm thì 4 em nắm tay nhau rồi chìm dần xuống nước sâu, một em dứt được tay chạy lên bờ kêu cứu.
      Người dân chạy tới ứng cứu nhưng quá muộn, thi thể ba em gồm Phạm Hữu Nhật, Nguyễn Văn Bằng, Mai Viết Khánh được tìm thấy sau đó.
      dap-nuoc-9006-1442582522.jpg
      Đập nước nơi ba học sinh gặp nạn. Ảnh: Hải Bình.
      Sáng cùng ngày, tại xã Nhân Thành (Yên Thành), cháu Đặng Hữu Thành, 2 tuổi, cũng bị chết đuối.
      Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tại Nghệ An cho hay, mực nước trên sông Cả tại trạm thủy văn Nam Đàn lúc 16h chiều là 4,92 m, dưới mức báo động 1 là 0,48 m. Mưa lũ đã làm một nhà bị sập tại huyện Nghĩa Đàn, 3 nhà bị sạt lở. Nhiều diện tích lúa và hoa màu bị ngập úng. Nhiều đoạn đường bị sạt lở cục bộ đang được Sở Giao thông Vận tải Nghệ An chỉ đạo khắc phục.
      Tại Hà Tĩnh, ông Phạm Quốc Thanh, Phó chủ tịch huyện Vũ Quang cho biết, chiều 18/9 em Nguyễn Thị Trà My (13 tuổi, học sinh trường THCS Bồng Lĩnh, xã Đức Lĩnh) trong lúc đi chăn bò đã bị trượt chân và bị cuốn trôi. “Do không biết bơi nên My tử vong, thi thể được tìm thấy sau đó vài giờ. Chính quyền đã đến thăm hỏi, hỗ trợ gia đình 3 triệu đồng”, ông Thanh nói và cho hay do ảnh hưởng mưa lớn, nhiều ngày qua một số vùng trên địa bàn bị ngập lụt. 
      Trong đợt mưa từ ngày 15/9 đến nay, 3 huyện Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang bị thiệt hại khá nặng nề. Riêng huyện Hương Sơn có hơn 120 hộ dân bị ngập nhà, gần 100 ha ngô, lúa bị úng, nhiều cầu cống bị cuốn trôi, quốc lộ 8A đoạn gần cửa khẩu Cầu Treo bị sạt lở vạt núi gây ách tắc…
      Hải Bình - Đức Hùng

      Mỹ trục xuất đối tượng bị Trung Quốc truy nã về tội tham nhũng




      Theo Reuters, ngày 18/9, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) cho biết Mỹ đã trục xuất Yang Jinjun - một trong những đối tượng tị nạn kinh tế bị Trung Quốc truy nã gắt gao nhất.
       >> Chiến dịch “Săn cáo 2015”: Trung Quốc bắt 150 quan tham trốn ra nước ngoài
       >> Trung Quốc truy bắt nhiều quan chức tham nhũng trốn ra nước ngoài

      Yang Jinjun bị đưa trở lại Trung Quốc hôm 17/9. (Ảnh: Xinhua)
      Đây là dấu hiệu cho thấy Washington đang phối hợp với Bắc Kinh trong chiến dịch trấn áp tham nhũng.
      Tuyên bố của CCDI có đoạn: "Việc cưỡng chế trục xuất Yang Jinjun là một diễn tiến quan trọng trong sự hợp tác Trung-Mỹ về chống tham nhũng và thực thi pháp luật, tạo cơ sở quan trọng cho hợp tác song phương trong lĩnh vực này."
      Đây là đối tượng đầu tiên bị Mỹ trục xuất kể từ khi Bắc Kinh công bố danh sách 100 đối tượng bị truy nã về các tội danh liên quan tới kinh tế hồi tháng 4.
      Danh sách này là một phần của sáng kiến mang tên "Lưới trời" (Sky Net) mà Chính phủ Trung Quốc công bố hồi tháng 8 vừa qua nhằm tăng cường phối hợp truy bắt các quan chức bị cáo buộc tham nhũng trốn ra nước ngoài và tịch thu các tài sản bất chính của họ. Đến nay mới chỉ có khoảng 12 người trong danh sách "Lưới trời" bị dẫn độ về Trung Quốc, phần lớn là từ những nước có quan hệ gần gũi với Bắc Kinh.
      Yang Jinjun bỏ trốn sang Mỹ từ năm 2001, từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty Minghe Group ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc. Y cũng là đối tượng truy nã của Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol)./.
      Theo (Vietnam+)

      Hai ứng viên miền Nam cho chức TBT?

      • 6 giờ trước
      Dự kiến Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 sẽ họp vào đầu năm 2016, theo giới quan sát.
      Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có thể là hai ứng viên hàng đầu cho chức Tổng Bí thư năm 2016, theo nhận định của khách mời bàn tròn BBC.
      Trao đổi với BBC hôm 17/9 trong bàn tròn có chủ đề bàn về các chuyển động chuẩn bị nhân sự và đường lối cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, từ Đại học Bình Dương, nói:
      "Vẫn còn chức Chủ tịch nước cũng rất quan trọng. Chứ không phải chỉ là Tổng Bí thư."


      Ông Vũ Cao Phan đưa ra ý kiến trên khi bình luận lại một quan điểm được trình bày ngay trước đó tại cuộc Tọa đàm của một khách mời khác là Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, một nhà phân tích chính trị tham gia chương trình từ Singapore.
      TS. Lê Hồng Hiệp nói: "Tôi nghĩ rằng hai ứng cử viên sáng giá cho chức Tổng Bí thư bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
      "Bản thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tôi cũng đã phân tích qua rồi, còn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì bản thân ông cũng được sự tín nhiệm rất cao.
      "Ví dụ trong kết quả bỏ phiếu tín nhiệm ở Trung ương Đảng hồi đầu năm, thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng được số phiếu xấp xỉ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
      "Tuy nhiên chúng ta thấy rằng nếu một trong hai người ở lại, thì chỉ có con đường đi lên, tức là chỉ có lên Tổng bí thư, tức là hai người chỉ có một người ở lại thôi, thì trong sự cân nhắc giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ai sẽ là người được lựa chọn?"

      Cơ hội miền Nam?


       
      Nhân sự và đường lối là hai trong số các nội dung được quan tâm nhất ở kỳ Đại hội tới đây.
      Và TS. Lê Hồng Hiệp nói thêm:
      "Giống như các vị khách cũng đã nói thì chúng ta vẫn chưa có thể xác quyết được một cách rõ ràng, mà vẫn phải chờ kết quả Đại hội.
      "Nhưng tôi nghĩ rằng nếu so sánh tương quan ảnh hưởng giữa hai vị đó, tôi nghĩ là khả năng đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ cao hơn so với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
      "Tuy nhiên, như chúng ta đã nói là chúng ta vẫn phải chờ tới khi nào Đại hội kết thúc thì chúng ta mới khẳng định được."

      Trước đó, cũng phân tích về các phương án và khả năng nhân sự lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, nhà nghiên cứu Vũ Cao Phan nói:
      "Một ý kiến ngắn về nhân sự, tôi không nói cụ thể một tên nào, mà tôi chỉ nói chắc chắn sẽ ở miền Nam, theo như tôi biết, ở miền Nam sẽ có hai ứng cử viên cho chức Tổng bí thư này.
      "Mà hình như hai ứng cử viên đó đều sinh năm 1949. Có một ứng cử viên, tôi nghĩ là ông Nguyễn Tấn Dũng có thể hợp, sáng giá với nhiều người.
      "Nhưng một ứng cử viên khác là ông Trương Tấn Sang, so với những người khác, thì cũng là sáng giá.
      "Và tôi tin rằng một trong hai người này sẽ trở thành Tổng bí thư. Các bạn buộc tôi phải nói rõ, thì tôi xin nói ra ý kiến của tôi, rất chủ quan thôi," nhà nghiên cứu nói với Bàn tròn.

      Trung ương quyết định


      Image copyright Getty
      Image caption Đâu sẽ là các nhân tố mới đem lại tại Đại hội lần thứ 12 vẫn là tâm điểm quan tâm của giới nghiên cứu và dư luận quan tâm chính trị Việt Nam.
      Một nhà tư vấn và phân tích chính trị Đông Nam Á, Tiến sỹ David Koh, bình luận ý kiến của ông Vũ Cao Phan tại bàn tròn:
      "Trước hết tôi phải nói rằng nếu dựa vào kết quả của Hội nghị Trung ương 6 mấy năm trước, thì tôi nghĩ rằng sẽ rõ người thắng cuộc sẽ là ai, nếu mà tất cả những mức độ ủng hộ cho con người ấy trong Hội nghị Trung ương 6 vẫn còn. Mà tôi nghĩ là vẫn còn.
      "Tất nhiên việc lấy phiếu tín nhiệm trong Quốc hội hồi năm ngoái hay là đầu năm nay, hai vị này cũng đã được phiếu tối cao, cao nhất, cho nên tôi nghĩ về mặt Quốc hội, có thể là bất phân thắng bại, nhưng việc này là do Trung ương quyết định, chứ không phải do Quốc hội quyết định."

      Gần đây, trong một phán đoán liên quan tới phương án và khả năng nhân sự lãnh đạo cao cấp sau Đại hội Đảng lần thứ 12, một nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam từ Úc, Giáo sư Carl Thayer, cũng đưa ra một nhận định.
      "Quy tắc hiện tại của Đảng không cho phép một người nắm quyền quá hai nhiệm kỳ. Quy tắc của Đảng cũng yêu cầ

      Tp.HCM: Hệ thống thoát nước vừa làm xong đã lỗi thời?

      VOVGT - Mặc dù thành phố đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho các công trình chống ngập, nhưng mới đưa vào sử dụng thì các công trình này đã không thể đáp ứng nhu cầu thoát nước.
        Nghe nội dung chi tiết tại đây:
        Tp.HCM đang trong thời kỳ cao điểm của mùa mưa. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, cuối tuần này, khu vực nam bộ tiếp tục có những trận mưa to. Mặc dù thành phố đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư các công trình chống ngập, nhưng mới đưa vào sử dụng thì các công trình này đã không thể đáp ứng được nhu cầu thoát nước khi mưa to kết hợp với triều cường.
        Chỉ sau một trận mưa to vào chiều tối 15/9, hàng chục tuyến đường tại Tp.HCM đã chìm sâu trong nước. Trong đó, 12 quận bị ngập trên diện rộng, nặng nhất là quận 6, 7, 12, quận Bình Tân, Bình Thạnh và Thủ Đức. Những tuyến đường ngập sâu từ 50 - 60cm như: Nguyễn Hữu Cảnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), Tô Hiệu, Phan Anh, Tân Hòa Đông, Kinh Dương Vương (quận 6, quận Bình Tân), Lương Định Của, Trần Não, Nguyễn Thị Định (quận 2), Nguyễn Văn Quá (quận 12).
        vovgiaothong_Tp.HCM: Hệ thống thoát nước vừa làm xong đã lỗi thời?
        Đường D2, phường 24, quận Bình Thạnh ngập sâu đến 50cm (Ảnh: Thành Trung)
        Chị Trần Thị Thanh Trang, sống ở đường Phan Anh, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân cho biết: “Nhà mình sát mặt đường nên nước tràn vào nhà, ướt hết đồ luôn. Cái nào kê lên được thì kê lên, còn cái nào không kê được thì đành để đó thôi, đợi sau ngập rồi xử lý tiếp. Tôi cũng mong chính quyền địa phương làm cống để có thể thoát được lượng nước đi cho đỡ cực chút, chứ sau mỗi trận mưa thì dân khổ quá trời, thức đêm để tát nước”.
        Đến sáng nay (18/9), những nơi bị ngập nặng, nước cũng đã rút cơ bản. Chính quyền và người dân ở những vùng bị ngập đang tiến hành dọn dẹp nhà cửa, nạo vét cống rãnh thoát nước, vệ sinh môi trường. Một số tuyến đường bị ngập sâu như đường Phan Anh, An Dương Vương (quận Bình Tân), Quốc lộ 13 (quận Thủ Đức), một số cống đã bị trôi nắp.
        Tuy nhiên, Tp.HCM không có đoạn đê bao nào bị vỡ và không có thiệt hại về người. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các phường, xã có nguy cơ bị ngập lụt cũng tăng cường lực lượng, sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu có thể xảy ra khi có mưa to kết hợp với triều cường.
        Ông Đinh Bảo Quốc, Bí Thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường 28, quận Bình Thạnh cho biết: “Chúng tôi đã kiểm tra các phương tiện, vật dụng và các phương tiện phòng chống lụt bão để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra trên địa bàn phường. Người dân phường 28 chúng tôi đã sống chung với ngập úng nên ý thức tự khắc phục khó khăn của người dân rất cao”.
        Theo báo cáo của Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước Tp.HCM, trước mùa mưa năm nay, thành phố còn 33 điểm ngập. Như vậy, qua trận mưa này, thành phố đã phát sinh thêm 33 điểm ngập mới.
        Giải thích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt nghiêm trọng trên khắp thành phố, ông Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm điều hành chương trình chống ngập Tp.HCM cho biết, do trận mưa lên đến 142mm và kéo dài khiến hệ thống cống hiện hữu không thể thoát nước kịp vì hệ thống cống ở nội đô được thiết kế để thoát nước với lượng mưa 86 mm kéo dài trong 3 giờ. Cùng thời điểm mưa to, triều cường ở các sông cũng ở mức cao, làm cho việc thoát nước càng chậm hơn.
        Ông Đỗ Tấn Long cho biết: “Quy hoạch về hệ thống thoát nước của thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, vì vậy chúng ta phải phân kỳ đầu tư cho từng năm. Ở khu nội thành, chúng ta phải đầu tư 150 dự án cống các loại. Thành phố cũng có sự tính toán, lắp đặt thêm trạm bơm và một số hạng mục khác để tạo thành một hệ thống thoát nước đồng bộ cho thành phố. Tuy nhiên, do khó khăn trong quá trình thi công nên đã xảy ra ngập ở một số nơi mà trước đây không bị ngập”.
        vovgiaothong_Tp.HCM: Hệ thống thoát nước vừa làm xong đã lỗi thời?
        Tp.HCM còn ngổn ngang nhiều công trình chống ngập (Ảnh: Thành Trung)
        Để giảm ngập úng trong thời gian tới, Tp.HCM đang tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống sông, kênh, rạch ở 4 trục tiêu chính là trục kênh Tham Lương - Bến Cát, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và kênh Tân Hóa - Lò Gốm.
        Theo quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước của thành phố đã được Chính phủ phê duyệt đến năm 2020, thành phố đã đầu tư được 3.500km trong tổng số 6.000km cống các loại cần xây dựng. Điều đáng lo ngại là hệ thống cống này vừa làm xong đã có biểu hiện lạc hậu, lỗi thời vì không đáp ứng được nhu cầu tiêu thoát nước trong tình hình thời tiết xấu và biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.
        PGS.TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu thuộc Đại học Quốc gia Tp.HCM cho rằng: “Có những vướng mắc do chúng ta làm quá chậm và không hiệu quả. Các cống thi công xong thì bị quá tải do chúng ta đã dùng những tiêu chí kỹ thuật cũ. Đó là quy định chung đối với tất cả các địa phương trong cả nước, cứ tuân theo quy phạm mà làm thì nó ra như vậy. Tp.HCM làm sao để giải quyết được cái đặc thù của mình, vì cả nước không phải nơi nào cũng gặp phải những diễn biến bất lợi như vậy. Nếu cứ áp dụng quy phạm cũ thì không được, nhưng nếu áp dụng cái mới thì cơ sở pháp lý nào để áp dụng”.
        Một hạn chế khác trong công tác chống ngập của Tp.HCM hiện nay là không có một đầu mối chỉ đạo thống nhất nên xảy ra tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Về tổ chức, công tác chống ngập được UBND thành phố giao cho nhiều cơ quan, ban ngành thực hiện như: Sở Giao thông vận tải, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập, Ban Quản lý Dự án nâng cấp đô thị thành phố và chính quyền cấp quận, huyện.
        Trong khi các giải pháp chống ngập do các ngành chức năng đã và đang thực hiện chưa phát huy được tác dụng, người dân thành phố cần có những biện pháp của riêng mình để thích ứng với hoàn cảnh, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt gây ra.
        Thành Trung - Thường trú VOV tại Tp.HCM
        u các quan chức nghỉ hưu ở tuổi 65. Nếu tính tới cả hai quy định thì 9 trong số 16 thành viên Bộ Chính trị hiện nay sẽ nghỉ hưu ở đại hội năm tới," ông Carl Thayer viết trong một bài báo trên trang Policy Forum đầu tháng Chín.
        "Điều này có nghĩa là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm trong số những người sẽ phải nghỉ hưu," tác giả nhận định.
        "Tuy nhiên, có một ngoại lệ về tuổi hưu bắt buộc trong những trường hợp đặc biệt.
        "Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam," Giáo sư Carl Thayer nhận định.

        Tp.HCM: Hệ thống thoát nước vừa làm xong đã lỗi thời?

        VOVGT - Mặc dù thành phố đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho các công trình chống ngập, nhưng mới đưa vào sử dụng thì các công trình này đã không thể đáp ứng nhu cầu thoát nước.
        Nghe nội dung chi tiết tại đây:
        Tp.HCM đang trong thời kỳ cao điểm của mùa mưa. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, cuối tuần này, khu vực nam bộ tiếp tục có những trận mưa to. Mặc dù thành phố đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư các công trình chống ngập, nhưng mới đưa vào sử dụng thì các công trình này đã không thể đáp ứng được nhu cầu thoát nước khi mưa to kết hợp với triều cường.
        Chỉ sau một trận mưa to vào chiều tối 15/9, hàng chục tuyến đường tại Tp.HCM đã chìm sâu trong nước. Trong đó, 12 quận bị ngập trên diện rộng, nặng nhất là quận 6, 7, 12, quận Bình Tân, Bình Thạnh và Thủ Đức. Những tuyến đường ngập sâu từ 50 - 60cm như: Nguyễn Hữu Cảnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), Tô Hiệu, Phan Anh, Tân Hòa Đông, Kinh Dương Vương (quận 6, quận Bình Tân), Lương Định Của, Trần Não, Nguyễn Thị Định (quận 2), Nguyễn Văn Quá (quận 12).
        vovgiaothong_Tp.HCM: Hệ thống thoát nước vừa làm xong đã lỗi thời?
        Đường D2, phường 24, quận Bình Thạnh ngập sâu đến 50cm (Ảnh: Thành Trung)
        Chị Trần Thị Thanh Trang, sống ở đường Phan Anh, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân cho biết: “Nhà mình sát mặt đường nên nước tràn vào nhà, ướt hết đồ luôn. Cái nào kê lên được thì kê lên, còn cái nào không kê được thì đành để đó thôi, đợi sau ngập rồi xử lý tiếp. Tôi cũng mong chính quyền địa phương làm cống để có thể thoát được lượng nước đi cho đỡ cực chút, chứ sau mỗi trận mưa thì dân khổ quá trời, thức đêm để tát nước”.
        Đến sáng nay (18/9), những nơi bị ngập nặng, nước cũng đã rút cơ bản. Chính quyền và người dân ở những vùng bị ngập đang tiến hành dọn dẹp nhà cửa, nạo vét cống rãnh thoát nước, vệ sinh môi trường. Một số tuyến đường bị ngập sâu như đường Phan Anh, An Dương Vương (quận Bình Tân), Quốc lộ 13 (quận Thủ Đức), một số cống đã bị trôi nắp.
        Tuy nhiên, Tp.HCM không có đoạn đê bao nào bị vỡ và không có thiệt hại về người. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các phường, xã có nguy cơ bị ngập lụt cũng tăng cường lực lượng, sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu có thể xảy ra khi có mưa to kết hợp với triều cường.
        Ông Đinh Bảo Quốc, Bí Thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường 28, quận Bình Thạnh cho biết: “Chúng tôi đã kiểm tra các phương tiện, vật dụng và các phương tiện phòng chống lụt bão để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra trên địa bàn phường. Người dân phường 28 chúng tôi đã sống chung với ngập úng nên ý thức tự khắc phục khó khăn của người dân rất cao”.
        Theo báo cáo của Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước Tp.HCM, trước mùa mưa năm nay, thành phố còn 33 điểm ngập. Như vậy, qua trận mưa này, thành phố đã phát sinh thêm 33 điểm ngập mới.
        Giải thích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt nghiêm trọng trên khắp thành phố, ông Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm điều hành chương trình chống ngập Tp.HCM cho biết, do trận mưa lên đến 142mm và kéo dài khiến hệ thống cống hiện hữu không thể thoát nước kịp vì hệ thống cống ở nội đô được thiết kế để thoát nước với lượng mưa 86 mm kéo dài trong 3 giờ. Cùng thời điểm mưa to, triều cường ở các sông cũng ở mức cao, làm cho việc thoát nước càng chậm hơn.
        Ông Đỗ Tấn Long cho biết: “Quy hoạch về hệ thống thoát nước của thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, vì vậy chúng ta phải phân kỳ đầu tư cho từng năm. Ở khu nội thành, chúng ta phải đầu tư 150 dự án cống các loại. Thành phố cũng có sự tính toán, lắp đặt thêm trạm bơm và một số hạng mục khác để tạo thành một hệ thống thoát nước đồng bộ cho thành phố. Tuy nhiên, do khó khăn trong quá trình thi công nên đã xảy ra ngập ở một số nơi mà trước đây không bị ngập”.
        vovgiaothong_Tp.HCM: Hệ thống thoát nước vừa làm xong đã lỗi thời?
        Tp.HCM còn ngổn ngang nhiều công trình chống ngập (Ảnh: Thành Trung)
        Để giảm ngập úng trong thời gian tới, Tp.HCM đang tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống sông, kênh, rạch ở 4 trục tiêu chính là trục kênh Tham Lương - Bến Cát, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và kênh Tân Hóa - Lò Gốm.
        Theo quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước của thành phố đã được Chính phủ phê duyệt đến năm 2020, thành phố đã đầu tư được 3.500km trong tổng số 6.000km cống các loại cần xây dựng. Điều đáng lo ngại là hệ thống cống này vừa làm xong đã có biểu hiện lạc hậu, lỗi thời vì không đáp ứng được nhu cầu tiêu thoát nước trong tình hình thời tiết xấu và biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.
        PGS.TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu thuộc Đại học Quốc gia Tp.HCM cho rằng: “Có những vướng mắc do chúng ta làm quá chậm và không hiệu quả. Các cống thi công xong thì bị quá tải do chúng ta đã dùng những tiêu chí kỹ thuật cũ. Đó là quy định chung đối với tất cả các địa phương trong cả nước, cứ tuân theo quy phạm mà làm thì nó ra như vậy. Tp.HCM làm sao để giải quyết được cái đặc thù của mình, vì cả nước không phải nơi nào cũng gặp phải những diễn biến bất lợi như vậy. Nếu cứ áp dụng quy phạm cũ thì không được, nhưng nếu áp dụng cái mới thì cơ sở pháp lý nào để áp dụng”.
        Một hạn chế khác trong công tác chống ngập của Tp.HCM hiện nay là không có một đầu mối chỉ đạo thống nhất nên xảy ra tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Về tổ chức, công tác chống ngập được UBND thành phố giao cho nhiều cơ quan, ban ngành thực hiện như: Sở Giao thông vận tải, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập, Ban Quản lý Dự án nâng cấp đô thị thành phố và chính quyền cấp quận, huyện.
        Trong khi các giải pháp chống ngập do các ngành chức năng đã và đang thực hiện chưa phát huy được tác dụng, người dân thành phố cần có những biện pháp của riêng mình để thích ứng với hoàn cảnh, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt gây ra.
        Thành Trung - Thường trú VOV tại Tp.HCM

        Nổ ở nhà máy đúc gang, 4 công nhân nhập viện

        Sau tiếng nổ đinh tai vì đổ nồi gang, 4 công nhân của một công ty ở Hải Phòng bị gang nóng chảy bắn vào người, gây bỏng nặng.
        xi-nghiep-3-2620-1442587038.jpg
        Công ty cổ phần đúc 19/5, nơi xảy ra vụ nổ lò làm 4 công nhân bị bỏng. Ảnh: Giang Chinh
        Khoảng 4h sáng 18/9, một tiếng nổ đinh tai phát ra từ Công ty cổ phần đúc 19/5 (đóng ở xã Kênh Giang, Thủy Nguyên, Hải Phòng) làm rung chuyển nhà cửa. Người dân xung quanh nháo nhác chạy ra ngoài. 
        Nhà chức trách xác định, trong quá trình vận chuyển gang nóng chảy từ lò nấu ra nơi đúc, 4 công nhân Công ty cổ phần đúc 19/5 đã đánh đổ gang xuống vũng nước khiến nó phát nổ. Cả 4 công nhân đều bị bỏng, được đưa đi cấp cứu, trong đó nặng nhất là ông Trần Công Chiến (43 tuổi, xã Hòa Bình, Thủy Nguyên).
        Bác sĩ Chu Công Thanh, Phó trưởng khoa cấp cứu hồi sức và chống độc, Bệnh viện đa khoa huyện Thủy Nguyên cho biết, bệnh nhân Chiến nhập viện trong tình trạng bỏng nặng do nhiệt từ vùng mặt xuống cánh tay, lưng, mức độ 2-3. Sau khi sơ cứu, ông Chiến được chuyển lên Bệnh viện Việt Tiệp, sau đó gia đình đã làm thủ tục chuyển tiếp lên Viện bỏng quốc gia (Hà Nội).
        Theo chính quyền địa phương, Công ty cổ phần đúc 19/5 được thành lập từ những năm 1960, trực thuộc UBND TP Hải Phòng, chuyên đúc sản phẩm bằng gang như mỏ neo tàu. Cách đây gần 10 năm, ngành đóng tàu gặp khó khăn, việc làm ăn của công ty tụt dốc, buộc phải cắt giảm lao động. Hoạt động sản xuất đúc gang của công ty bất ngờ chuyển từ ngày sang đêm.
        Giang Chinh

        Chủ tịch Quốc hội: Làm sao để người Việt không tiếp tục “chết trên đống thuốc”


        Dân trí “Không có ngành nào ở nước ta phát triển chậm như ngành dược, người Việt Nam vẫn đang chết trên đống thuốc” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ bức xúc trong phiên thảo luận về dự án luật Dược sửa đổi tại UB Thường vụ Quốc hội chiều 18/9.


        Chủ tịch Quốc hội (giữa) nêu nhiều điểm chưa hài lòng về hướng sửa luật Dược.
        Chủ tịch Quốc hội (giữa) nêu nhiều điểm chưa hài lòng về hướng sửa luật Dược.
        Tờ trình của Chính phủ nêu vấn đề, sau 10 năm thi hành, Luật dược 2005 đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về dược, bảo đảm quyền của người dân được tiếp cận sử dụng thuốc có chất lượng, hợp lý và an toàn với giá cả có thể chấp nhận được.
        Việc ban hành Luật dược đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Dược Việt Nam phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc do thực tế nảy sinh, do một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn và quá trình hội nhập quốc tế, cần phải được nghiên cứu sửa đổi, cụ thể về chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược; quản lý giá thuốc; đăng ký thuốc; công tác dược lâm sàng; thử thuốc trên lâm sàng; kinh doanh thuốc; phát triển thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền...
        Thẩm tra nội dung này, UB các vấn đề xã hội của Quốc hội đánh giá việc sửa đổi Luật Dược là cần thiết nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý và phù hợp với xu thế hội nhập.
        Việc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về dược sẽ góp phần giúp người dân tiếp cận thuận lợi hơn với nhiều loại thuốc chất lượng, giá hợp lý trong chăm sóc sức khỏe; tạo điều kiện phát triển một số lĩnh vực ưu tiên trong công nghiệp dược; khuyến khích kế thừa và phát triển thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền...
        Nói về những nguyên tắc chung khi sửa luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, cơ quan soạn thảo cần có báo cáo để Quốc hội biết tình trạng phát triển của ngành dược thế nào để từ đó sửa luật nhằm tạo sự chuyển biến.
        Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến rằng có đảm bảo ngành dược Việt Nam sẽ bứt phá sau khi sửa luật, vì 10 năm thi hành luật hiện hành chưa có sự phát triển rõ ràng. Thị trường thuốc ở Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Cả nước hiện vẫn phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu làm thuốc và 50% thuốc để đáp ứng nhu cầu của người dân. Sản xuất thuốc trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc.
        Về con số Việt Nam có trên 180 nhà máy sản xuất thuốc tân dược hoặc thuốc dược liệu, trong đó có trên 150 nhà máy đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, theo Chủ tịch Quốc hội, thực chất các hoạt động này mới chỉ là bào chế thuốc chứ chưa phải là nghiên cứu khoa học, xây dựng một ngành công nghiệp chiến lược; công nghệ sản xuất lạc hậu, hoạt động chủ yếu là mua nguyên liệu về rồi “đóng- dập” thành viên, thành vỉ…
        “Không có ngành nào ở nước ta phát triển chậm như ngành dược cả, người Việt Nam vẫn đang chết trên đống thuốc. 10 năm qua ngành dược vẫn thế, công nghệ vẫn thế, vùng nguyên liệu vẫn thế, sự phụ thuộc vào nguồn thuốc nhập khẩu vẫn thế… trong khi quy định quản lý thì rất chặt, người làm nghề rất khó khăn”, Chủ tịch Quốc hội day dứt.
        Chủ tịch Quốc hội phân tích thêm, nguồn dược liệu ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng, kể cả các dược liệu quý hiếm, chất lượng tốt, nhưng ngành dược chưa khai thác được thế mạnh này. Trong khi đó, trên thị trường nhan nhản các loại thuốc Đông- Tây, giờ thêm cả “ma trận” thực phẩm chức năng.
        Vị lãnh đạo Quốc hội kể chuyện: “Tôi từng mua thuốc kiểu dạng bột, tưởng là gia tuyền nhưng khi mang đi kiểm nghiệm lại là thuốc Tây được giã ra, trộn với mật ong, bột rồi viên lại bán với giá cao. Tất cả vùng nguyên liệu của ta không phát triển được, trong khi người Trung Quốc sang mua cả gốc cả rễ cây, thậm chí mua cả côn trùng, cũng để làm thuốc”.
        Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định quy định về cấp phép lưu hành thuốc của Việt Nam thoáng hơn nhiều nước.
        Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định quy định về cấp phép lưu hành thuốc của Việt Nam "thoáng" hơn nhiều nước.
        Chưa hài lòng với nội dung cơ quan soạn thảo trình, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhận xét, đọc chỉ thấy loanh quanh với quy định cấp phép này kia mà có loại giấy phép cần đến thời gian đến 18 tháng mới xong.
        Trả lời câu hỏi này của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, chính sách luôn hướng đến việc tạo điều kiện cho kinh doanh, nhập khẩu thuốc. Các quy định cụ thể về việc cấp phép lưu hành thuốc, gia hạn, cấp mới, cấp lại giấy phép lưu hành… đều đã giảm đi rất nhiều.
        Nữ Bộ trưởng so sánh, ở Châu Âu, quy định về thời gian giải quyết việc cấp phép lưu hành này còn lâu hơn, như ở Thuỵ Sĩ, quy trình cấp phép lưu hành thuốc mới là 3 năm trong khi tại Việt Nam, thời gian tối đa 18 tháng là… rất ngắn.
        Nhận xét câu trả lời của Bộ trưởng Y tế quá đơn giản, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh nguyên tắc, mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm, Chủ tịch Quốc hội băn khoăn, có đảm bảo được Luật Dược sửa đổi ra đời là mở ra cơ hội làm ăn thuận lợi cho mọi người, từ trồng cây thuốc, đến chế biến, nghiên cứu, sản xuất? Hội nhập, quan hệ thế nào để nhập khẩu được công nghệ về sản xuất, đưa thuốc tốt về cho người dân dùng, để người dân được hưởng thành quả của ngành công nghiệp dược?
        P.Thảo

        Tham ô tiền cứu trợ, kế toán tỉnh chiếm đoạt 6,1 tỷ đồng




        Dân trí Lợi dụng vai trò kế toán, Trâm đã chiếm đoạt 6,1 tỷ đồng từ quỹ ủng hộ thiên tai và ngân sách Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Bình Phước. Vụ việc bị bại lộ, với hành vi tham ô gây hậu quả nghiêm trọng, Trâm đã bị tòa tuyên án chung thân.

        Sau 2 lần tạm hoãn, ngày 18/9, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bình Phước đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với vụ án xảy ra tại Ủy ban Mặt trật Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh Bình Phước. Bị cáo duy nhất trong vụ án này là Huỳnh Nguyễn Quế Trâm (34 tuổi, ngụ huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương), nguyên kế toán, UBMTTQVN tỉnh Bình Phước, bị truy tố về hành vi “tham ô tài sản”.
        Huỳnh Nguyễn Quế Trâm đã bị tuyên án chung thân
        Huỳnh Nguyễn Quế Trâm đã bị tuyên án chung thân
        Theo cáo trạng, với vai trò là kế toán của UBMTTQVN tỉnh Bình Phước Trâm có nhiệm vụ quản lý các nguồn tài chính thu, chi liên quan đến đến quỹ ủng hộ thiên tai, phòng chống lụt bão.
        Từ năm 2009 đến năm 2013, Huỳnh Nguyễn Quế Trâm đã nhiều lần làm giả, lập khống các quyết định của Ủy ban MTTQVN tỉnh Bình Phước, công văn của Tỉnh ủy Bình Phước; đồng thời làm giả các chứng từ rút tiền, ký giả mạo chữ ký của ông Trần Văn Gôm – chủ tài khoản, chủ tịch Ủy ban MTTQ VN tỉnh để đến Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng để rút các khoản tiền ủng hộ hỗ trợ thiên tai và tài sản ngân sách để tiêu xài cá nhân.
        Trâm cũng lợi dụng sơ hở của nhân viên văn thư là Đặng Thị Mỹ Lợi để lấy con dấu cơ quan đóng lên các giấy tờ, tài liệu này bằng cách sử dụng máy vi tính soạn thảo công văn, quyết định, các chứng từ, ủy nhiệm chi…
        Ngoài ra, Trâm còn móc nối với các đối tượng kinh doanh làm giả các hợp đồng, bản thanh lý hợp đồng in tài liệu, mua máy photocopy, vi tính, mua quà tết đi thăm các đối tượng đặc thù, xuất hóa đơn hàng khống, lập chứng từ chuyển tiền khống để chiếm đoạt tiền và cho người thân mượn.
        Lợi dụng sự sơ hở trong quản lý, Trâm còn làm bản xác nhận số dư khống, đem ra các tiệm in màu để scan con dấu của kế toán kho bạc rồi đưa cho ông Gôm nhưng ông Gôm không phát hiện ra.
        Đến tháng 5/2013, khi UBMTTQVN tỉnh Bình Phước yêu cầu Trâm bàn giao quỹ ủng hộ lũ lụt cho người khác thì phát hiện số tiền này đã bị Trâm chiếm đoạt. Qua quá trình điều tra, cơ quan công an xác định tổng số tiền mà Trâm đã chiếm đoạt hơn 6,1 tỉ đồng.
        Cũng theo cáo trạng, ông Trần Văn Gôm, với trách nhiệm là chủ tài khoản đã thiếu kiểm tra, giám sát thu, chi tài chính có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, Viện KSND cho rằng do đã hết thời gian điều tra nên cơ quan điều tra đã tách ra để xử lý sau.
        Sau khi nghị án, HĐXX nhận thấy, hành vi của Trâm là có tính toán, ảnh hưởng xấu đến xã hội nên đã tuyên phạt bị cáo mức án chung thân. Ngoài ra buộc bị cáo phải nộp số tiền khắc phục hậu quả trên 6,1 tỷ đồng về cho UBMTTQVN tỉnh Bình Phước.
        Đối với những người liên quan gồm ông Gôm, bà Lợi, ông Phạm Lê Kiên (kế toán viên Khoa bạc Nhà nước tỉnh Bình Phước, HĐXX cũng đề nghị tòa phúc thẩm xét xét xử lý trách nhiệm.
        Gia Long

        Giá xăng đồng loạt tăng 612 đồng/lít




        Dân trí Giá xăng RON 92 và xăng sinh học E5 sẽ đồng loạt được điều chỉnh tăng 612 đồng/lít từ 15h hôm nay (18/9).
         >> Doanh nghiệp xăng dầu kêu lỗ khoảng 500 đồng/lít
         >> 1.000 đồng mua 100 lít xăng: Dân Việt mơ không được
         >> Xăng giảm chưa ấm chỗ đã nhấp nhổm tăng

        Bộ Công Thương vừa có văn bản yêu cầu doanh nghiệp đầu mối điều chỉnh tăng giá xăng RON 92 thêm 612 đồng/lít lên 17.950 đồng/lít; xăng E5 tăng 612 đồng/lít lên 17.455 đồng/lít;
        Các mặt hàng dầu diesel cũng được tăng 576 đồng/lít lên 13.886 đồng/lít; dầu hoả tăng 513 đồng lên 12.799 đồng/lít và dầu mazut tăng 297 đồng/kg lên 9.648 đồng/kg.
        Bộ Công Thương cũng yêu cầu giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như hiện hành 300 đồng/lít,kg đối với xăng RON 92, dầu diesel, dầu hoả và dầu mazut.
        Theo Bộ Công Thương, giá bình quân xăng dầu thế giới trong 15 ngày kể từ ngày 3/9-17/9 là 61,33 USD/thùng, tăng khoảng 3 USD so với mức 58,299 USD/thùng 15 ngày trước đó. Giá bình quân trong kỳ đối với mặt hàng dầu diesel ở mức 59,205 USD/thùng; 59,809 USD/thùng dầu hoả - tăng khoảng 3 USD so với kỳ trước. Dầu mazut ở mức 240,047 USD/tấn, tăng khoảng 11 USD/tấn so với kỳ trước.
        Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng vừa công bố tăng giá các mặt hàng xăng dầu theo quyết định của Bộ Công Thương. Theo đó, Petrolimex tăng giá xăng RON 95 và RON 92 cùng ở mức 620 đồng/lít; tăng giá dầu diesel lên 13.880 đồng/lít.
        Từ đầu năm, giá xăng đã giảm 7 lần (tổng cộng 5.586 đồng/lít) và tăng 5 lần (tổng cộng 5.652 đồng/lít). Giá xăng hiện tại đang cao hơn cuối năm ngoái khoảng hơn 100 đồng/lít.
        
Giá xăng hiện tại đang cao hơn cuối năm ngoái khoảng hơn 100 đồng/lít.
        Giá xăng hiện tại đang cao hơn cuối năm ngoái khoảng hơn 100 đồng/lít.
        Theo số liệu thống kê, giá xăng dầu trên thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Singapore từ ngày 3/9 đến nay luôn trên mức 60 USD/thùng/phiên. Giá trung bình trong 15 ngày gần nhất trên thị trường này là 61,33 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 7/2015 giá trung bình trên thị trường này tăng cao so với chu kỳ tính trước đó.
        Trước đó, một số doanh nghiệp đầu mối cho rằng rất có thể cơ quan điều hành sẽ cho xả quỹ bình ổn để không phải tăng giá xăng dầu. Tuy nhiên, trong lần điều chỉnh này, liên Bộ chưa cho xả quỹ và vẫn yêu cầu trích lập 300 đồng/lít đối với xăng dầu, trừ xăng sinh học E5.
        Mặc dù giảm tương đối khớp với xu hướng giá thế giới nhưng cơ cấu giá xăng dầu Việt Nam vẫn được giới chuyên giá đánh giá rằng đang phải gánh quá nhiều loại thuế phí, vốn đang chiếm quá nửa so với giá bán lẻ ra thị trường.
        Trả lời báo chí mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương thừa nhận, trong cơ cấu giá xăng hiện có nhiều loại thuế phí, do đó, muốn tăng hay giảm bớt các chi phí để tạo điều kiện giảm giá xăng dầu đều được. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng, thêm hay bớt phí phải phù hợp với tình hình thực tế.
        Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, hiện giá xăng dầu của Việt Nam đã phù hợp với giá thế giới. Nếu so sánh với các nước trên thế giới, nhất là các nước láng giềng, thì giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam không phải ở mức cao, thậm chí còn thấp hơn so với Lào, Campuchia và Trung Quốc.
        “Giá xăng dầu đang được điều hành bám sát với Nghị định 83 và diễn biến thị trường. Chúng ta phải nhập về, giá thế giới bán cao thì mình bán giá cao, giá thế giới giảm thì bán thấp. Nếu thấp quá sẽ xảy ra tình trạng buôn lậu sang các nước khác như Lào, Campuchia. Ngoài ra, cũng cần đảm báo vấn đề an ninh năng lượng trong bối cảnh giá liên tục giảm khiến doanh nghiệp không muốn nhập về nữa cứ nhập về bán lại lỗ”, Thứ trưởng nói.
        Phương Dung

        Tăng trưởng chưa thực chất

        Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng Việt Nam gia nhập WTO được 8 năm, tăng trưởng kinh tế khá hơn nhưng chất lượng còn rất kém

        Ngày 18-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã cho ý kiến về báo cáo giám sát “Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)” (gọi tắt là báo cáo) do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu thay mặt Ủy ban TVQH trình bày.
        Tăng trưởng chậm lại, thiếu bền vững
        Báo cáo cho biết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập WTO từ năm 2007, đã tác động toàn diện đến mọi mặt của đất nước. Kết quả nổi bật là thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước; mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (7,13%). Xuất nhập khẩu của Việt Nam được WTO xếp hạng tăng so với thời điểm gia nhập WTO. Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa năm 2007 xếp thứ 50 thì năm 2014 vươn lên thứ 34; nhập khẩu hàng hóa năm 2007 xếp thứ 41 thì năm 2014 xếp thứ 32. Xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ năm 2007 xếp thứ 59 thì năm 2013 xếp thứ 54. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng mạnh; GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 43,4 triệu đồng, gấp 2,93 lần so với năm 2007...
        Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Giàu, quá trình thực thi các cam kết WTO và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung từ năm 2007 đến nay đã chỉ ra một số hạn chế, bất cập. Báo cáo giám sát cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm giai đoạn 2007-2014 (5,94%) thấp hơn so với giai đoạn 2001-2006 (7,27%). Tăng trưởng kinh tế chậm lại, thiếu bền vững là do chủ yếu dựa vào vốn và lao động, trong khi tỉ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ trong tăng trưởng thấp hơn nhiều nước khác. Tăng trưởng GDP dựa vào yếu tố vốn chiếm 52%-53%, yếu tố lao động 19%-20%, yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) chiếm 28%-29%; trong khi TFP của một số nước trong khu vực lên đến 35%-40%.

        
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng những năm gần đây, nhập siêu giảm là do kinh tế suy giảm

Ảnh: TTXVN
        Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng những năm gần đây, nhập siêu giảm là do kinh tế suy giảm
        Ảnh: TTXVN

        Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: “Gia nhập WTO được 8 năm, tăng trưởng kinh tế duy trì khá hơn nhưng chất lượng bên trong còn rất kém; nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất nội địa còn thấp, nhập siêu vẫn cao. Sự tiến bộ của Việt Nam có gần lại với sự phát triển các nước đi trước hay khoảng cách xa hơn? Đừng nghĩ những năm gần đây nhập siêu giảm là mừng. Đó là do kinh tế suy giảm”.
        Chủ tịch QH cho rằng phải làm rõ được câu hỏi trên thì mới có thể phân tích sâu, làm rõ chất lượng tăng trưởng kinh tế. “Báo cáo nêu nhiều kết quả đạt cao hơn so với trước khi gia nhập WTO. Dù vậy, đó chỉ là “vỏ”, còn về chất lượng và sự bền vững như thế nào cần phải thấy rõ thực tế. Nếu làm chưa tốt thì khó giải quyết được bài toán tụt hậu” - Chủ tịch QH nhấn mạnh.
        Cùng quan điểm, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu thắc mắc việc hội nhập vừa qua đã phát huy hết cơ hội và vượt qua được khó khăn, thách thức để đạt mục tiêu phát triển nhanh, bền vững? “Nếu so với các nước, nhìn lại đánh giá của Đảng về nguy cơ tụt hậu thì chúng ta vượt qua được chưa?” - ông Lưu nêu vấn đề.
        Phân tích những bất cập cụ thể, ông Uông Chu Lưu thẳng thắn cho rằng đánh giá kết quả đạt được trong báo cáo là hơi cao so với thực tế, nhất là việc hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật. Ngoài ra, yếu tố con người chưa được đánh giá đúng mức, vì thể chế có hoàn thiện mà bộ máy, con người không đúng tầm thì khó đạt kết quả như mong muốn.
        Quản trị yếu kém
        Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhìn nhận đất nước chưa phát huy cơ hội và vượt qua thách thức. “Có những nghịch lý chúng ta phải làm rõ như càng hội nhập, quy mô của doanh nghiệp Việt Nam lại teo tóp” - ông Lưu nêu.
        Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước lại cho rằng việc hội nhập bộc lộ nhiều điểm yếu của nền kinh tế thị trường chưa đầy đủ, nông nghiệp, công nghiệp chưa đủ sức cạnh tranh; môi trường bị tổn thương ở nhiều nơi, đủ mọi ngóc ngách của nền kinh tế chứ không chỉ ở các KCN, đô thị như báo cáo nêu. “Nền kinh tế có hàm lượng khoa học kỹ thuật thấp dẫn đến giá trị gia tăng thấp. Nhất là chất lượng nguồn nhân lực rất có vấn đề, ngay cả quản trị doanh nghiệp và quản trị quốc gia đều đang có vấn đề và yếu kém. Vì vậy, đừng đổ hết cho người lao động” - ông Phước phân tích.
        Theo ông, những yếu kém này xuất phát từ lỗi hệ thống, trong đó có cơ chế điều hành, kỷ cương của cán bộ, công chức.
        Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng bức tranh kinh tế nông nghiệp vẫn là sản lượng giảm, chất lượng cạnh tranh xuống, chưa tham gia vào chuỗi giá trị trong khi đây là thế mạnh hội nhập của đất nước. “Chúng ta chưa tranh thủ được hội nhập. Nếu chỉ nhìn con số tăng trưởng tiến từ 1 lên 1,2, 1,3 rồi 1,5 mà bộ - ngành coi là thành tích ngời ngời thì đất nước sẽ tụt hậu” - Chủ tịch QH bày tỏ.

        Sau 10 năm, ngành dược vẫn ì ạch
        Chiều cùng ngày, Ủy ban TVQH cho ý kiến về dự thảo Luật Dược (sửa đổi). Trình bày tờ trình dự thảo Luật Dược (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết luật quy định việc kê khai và kê khai lại giá thuốc phải bảo đảm giá thuốc không cao hơn giá thuốc tại các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, liên bộ vẫn chưa ban hành được văn bản hướng dẫn nội dung này. Vì vậy, tại dự luật đề nghị bỏ quy định công bố giá tối đa, thay vào đó là quy định việc quản lý giá thuốc với các biện pháp quản lý cụ thể, thống nhất tại Luật Giá, Luật Đấu thầu.
        Nêu những bất cập trong quản lý về giá thuốc từ khi gia nhập WTO đến nay, số lượng danh mục thuốc nước ngoài được cấp phép lưu hành ở Việt Nam tăng, số doanh nghiệp thuốc nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng tăng mạnh nhưng giá cả lại liên tục tăng, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu thắc mắc: “Liệu có sự liên kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước để tăng giá thuốc hay không? Sửa đổi luật có giúp quản lý được vấn đề này không?”.
        Nêu thực tế 90% nguyên liệu thuốc phải nhập khẩu, thuốc sản xuất trong nước đáp ứng chưa đến 50% nhu cầu, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đánh giá Luật Dược đã thi hành 10 năm nhưng ngành dược vẫn không có sự đột phá. “Không có ngành nào ở nước ta phát triển chậm như ngành dược. Cả đông y lẫn tây y đều không đáp ứng. Luật Dược sửa đổi phải giải quyết vấn đề này” - Chủ tịch QH nhấn mạnh.
        N.Dung

        Những giai nhân của điện ảnh Việt qua thời gian

        NSND Trà Giang, NSND Như Quỳnh, NSƯT Thanh Loan... vẫn giữ được nét đẹp và sự duyên dáng thời thanh xuân.
         
        NSND Trà Giang là một trong những nhan sắc của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Bà thuộc thế hệ sinh viên khóa một của Đại học Điện ảnh Việt Nam. Bộ phim đầu tiên Trà Giang tham gia là Một ngày đầu thu năm 1961. Năm 1962, nữ diễn viên đóng chị Tư Hậu trong bộ phim cùng tên, mang về cho bà Huy chương bạc Liên hoan Phim Quốc tế Moskva cùng danh tiếng trong làng điện ảnh. Hàng loạt phim sau đó lưu dấu ấn của Trà Giang như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (giải "Nữ diễn viên xuất sắc" tại Liên hoan Phim Quốc tế Moskva), Bài ca ra trận, Em bé Hà Nội, Ngày lễ thánh... NSND Trà Giang năm nay 73 tuổi. Bà không còn diễn xuất nhưng vẫn tích cực tham gia các hoạt động nghệ thuật. Trong hình phải, nữ nghệ sĩ tới một sự kiện của Hội Điện ảnh TP HCM hồi tháng 6.
         
        NSND Như Quỳnh năm nay 61 tuổi. Nữ diễn viên mang nét đẹp nền nã, thanh lịch của cô gái gốc Hà thành. Như Quỳnh xuất hiện trong nhiều bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam như Đến hẹn lại lên, Mối tình đầu, Hà Nội mùa chim làm tổ, Mùa hè chiều thẳng đứng, Bến không chồng, Chơi vơi... Bộ phim gần nhất bà tham gia là Lời nguyền huyết ngải năm 2011. Hình bên phải là nữ diễn viên trên thảm đỏ Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất năm 2010.
         
        NSƯT Thanh Loan được nhớ tới qua vai diễn ni cô Huyền Trang trong phim Biệt động Sài Gòn. Nhan sắc của Thanh Loan nức tiếng một thời. Đến nay, ở tuổi ngoài 60, bà vẫn giữ được những nét đẹp trên gương mặt và tinh thần tươi trẻ.
         
        NSƯT Minh Châu là sinh viên khóa hai trường Điện ảnh Việt Nam, nổi tiếng với vai Nguyệt trong phim Cô gái trên sông, Liên trong Người đàn bà nghịch cát... Nữ diễn viên mang vẻ đẹp vừa sắc sảo vừa thoáng chút u buồn. Năm nay NSƯT Minh Châu đã ngoài 50 tuổi nhưng ngày càng trẻ trung, thời trang. Hình phải là diễn viên tại một sự kiện năm 2014.
         
        NSƯT Thanh Quý năm nay 56 tuổi. Nhan sắc thời trẻ của Thanh Quý được đánh giá là sắc sảo, mặn mà. Bà có nhiều vai diễn đáng chú ý như Vân trong Chuyến xe bão táp, Lý trong Mùa lá rụng, Gái trong Người đàn bà bị săn đuổi... Những năm gần đây, nữ diễn viên chủ yếu đóng phim truyền hình. Bộ phim mới đây có sự góp mặt của bà là Hôn nhân trong ngõ hẹp.
         
        Diễn viên Kiều Chinh là một trong những diễn viên điện ảnh đầu tiên của miền Nam trước năm 1975, nổi tiếng với vẻ đẹp hiện đại, cá tính. Bà nổi tiếng với vai diễn trong phim Hồi chuông Thiên Mụ. Năm 1975, Kiều Chinh rời Việt Nam tới Toronto, Canada. Tại đây bà tiếp tục sự nghiệp diễn xuất và từng xuất hiện trong vài phim Mỹ, nổi bật là vai diễn trong phim The Joy Club (Phúc Lạc Hội) của Wayne Wang. Gần đây, Kiều Chinh đảm nhận một vai trong phim Đoạt hồn của đạo diễn Trần Hàm. Nữ diễn viên năm nay 78 tuổi, sống tại Mỹ.
         
        Thẩm Thúy Hằng là minh tinh của điện ảnh thương mại miền Nam giai đoạn cuối thập niên 1950 đến cuối thập niên 1970. Vai diễn nổi tiếng của bà là Tam Nương trong phim Người Đẹp Bình Dương. Nữ diễn viên ngừng diễn xuất đầu những năm 1980. Năm nay bà 74 tuổi.
        Di Ca

        Pha phạm lỗi thô bạo của Quế Ngọc Hải lên báo Anh

        TPO - Chiều 18/9, ngay sau khi LĐBĐVN (VFF) ra quyết định chính thức án kỷ luật đối với trung vệ CLB SLNA Quế Ngọc Hải do pha phạm lỗi thô bạo với cầu thủ Trần Anh Khoa (SHB Đà Nẵng), lượt trận 25 V.League, tờ báo Metro của Anh đã lập tức đưa tin này.
        Pha phạm lỗi thô bạo của Quế Ngọc Hải lên báo Anh - ảnh 1 Tờ Metro của Anh đưa tin về pha phạm lỗi của Ngọc Hải 
        Theo thông báo của Ban kỷ luật LĐBĐVN (VFF) ngày 18/9, án phạt dành cho Quế Ngọc Hải dựa vào khoản 1 và 3, Điều 39 "Hành vi xâm phạm thân thể", Quy định về kỷ luật của VFF.    
        Theo đó, với pha bóng gây chấn thương cho Trần Anh Khoa, Quế Ngọc Hải bị cấm thi đấu 6 tháng tại các giải thuộc hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp VN, tính từ thời điểm ngày bản án có hiệu lực, ngày 18/9. Bên cạnh đó trung vệ người xứ Nghệ phải nộp 15 triệu đồng tiền phạt cho VFF và chịu toàn bộ chi phí chữa trị chấn thương cho Trần Anh Khoa.
        Ngay sau đó, tờ Metro đã giật tít: "Cầu thủ Việt Nam bị cấm thi đấu 6 tháng do pha vào bóng nguy hiểm".
        "Cơ quan quản lý bóng đá Việt Nam ban hành án phạt cấm thi đấu 6 tháng đối với hậu vệ Quế Ngọc Hải của Sông Lam Nghệ An, sau khi cầu thủ này có cú xoạc bóng nguy hiểm ở trận đấu vào cuối tuần trước. Cầu thủ 22 tuổi chỉ bị trọng tài phạt thẻ vàng với pha vào bóng liều lĩnh, có khả năng khiến cầu thủ Trần Anh Khoa của Đà Nẵng gãy chân", tờ báo viết.
        Tờ báo của Anh cũng dẫn thêm trường hợp cầu thủ Luke Shaw (M.U) và Rafinha (Barca) dính chấn thương ở đấu trường Champions League. "Án phạt đến cùng thời điểm mà cả Luke Shaw (M.U) và Rafinha (Barca) đều dính chấn thương ở đấu trường Champions League".
        Cầu thủ Luke Shaw của M.U bị gẫy chân phải và buộc phải nghỉ thi đấu ít nhất là 6 tháng do pha vào bóng thô bạo bằng cả hai chân của hậu vệ PSV Eindhoven- Hector Moreno trong trận đầu tiên của vòng bảng Champions League mùa giải 2015/2016. Trận này M.U đã thất thủ 1-2 trước PSV Eindhoven.
        Trong khi đó, tài năng trẻ Rafinha của Barca bị đứt dây chằng và cũng phải nghỉ thi đấu ít nhất là 6 tháng từ pha vào bóng nguy hiểm của cầu thủ Radja Nainggolan của AS Roma trong trận hoà 1-1, tại lượt trận bảng E - Champions League 2015/16.

        Nhận xét

        Bài đăng phổ biến từ blog này

        NGẬM SẦU (ĐL)

        MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

        MỌC CÁNH