ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC 12
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đảng KKK hay đảng 3K (nguyên gốc tiếng Anh: Ku Klux Klan - viết tắt KKK), là tên của nhiều hội kín lớn ngày xưa và ngày nay ở Hoa Kỳ với chủ trương đề cao thuyết Người da trắng thượng đẳng (tiếng Anh: white supremacy), chủ nghĩa bài Do Thái, bài Công giáo, chống cộng sản, chống đồng tính luyến ái và chủ nghĩa địa phương. Các hội kín này thường sử dụng các biện pháp khủng bố, bạo lực và các hoạt động mang tính hăm dọa chẳng hạn như đốt thập giá, treo cổ... để đe dọa người Mỹ gốc Phi và những người khác.
Tên gọi được tạo nên bởi sự kết hợp giữa một từ trong tiếng Hy Lạp là kyklos (hình tròn) với từ clan (đoàn, nhóm...)". Cái tên này còn mang ý nghĩa là "Vòng tròn của những người anh em".
Mặc dù Klan nói rằng nó chỉ có những hội viên là "công dân có tư cách", những người da trắng, nhưng trên thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Hội viên của Klan mang rất nhiều đặc điểm khác nhau, nó không phải là một thể thống nhất, mà như lời phát biểu của nhà sử học Elaine Frantz Parsons thì khi: "cởi bỏ cái mặt nạ trên đầu Klan đi thì đã để lộ một vẻ hỗn loạn, với vô số các hội viên của các nhóm bài da đen, những người nông dân da trắng nghèo bất mãn, những tàn quân du kích thời chiến, những người đàn ông trẻ tuổi, những kẻ bạo dâm (sadist), những tên hiếp dâm, những công nhân da trắng luôn lo sợ sự cạnh tranh từ những đồng nghiệp da đen, những tên trộm vặt vãnh... và thậm chí cả những đảng viên đảng Cộng hòa da trắng..."
Klan đầu tiên đã tiến hành nhiều hoạt động chống lại việc giải phóng nô lệ, cũng như chống lại việc tái thiết liên bang. Nó nhanh chóng tham gia vào các hoạt động với chủ trương hoạt động vũ trang, sử dụng bạo lực. Trong thời kỳ tái thiết sau nội chiến các hội viên của KKK đã tham gia vào việc giết hại hơn 150 người Mỹ gốc Phi ở một hạt thuộc bang Florida.
Trong thời kỳ này Klan đã có nhiều hoạt động để từ đó mang đến cho nó nhiều danh tiếng trong chính trị, đó là các hoạt động chống bãi nô, chống người nhập cư... Những hoạt động này đã kéo theo sự ủng hộ của một bộ phận không nhỏ công chúng, thậm chí là cả sự ủng hộ của các đảng viên Cộng hòa, các chính trị gia...
Klan đầu tiên đã đi vào giai đoạn suy tàn từ năm 1868 cho đến 1870. Và hội kín này đã chính thức bị xóa sổ vào đầu thập niên 1870 bởi đạo luật quyền dân sự năm 1871 (Civil Act of 1871), thường được biết đến như là "Đạo luật Ku Klux Klan". Đạo luật do Benjamin Franklin Butler soạn thảo và năm 1871 đã được Tổng thống Ulysses S. Grant ký thông qua.
Trong năm này đã có 3 sự kiện liên hệ mật thiết tới việc hình thành Klan thứ 2 đó là:
Với cấu trúc hoàn chỉnh, có chỉ đạo tổng thể, Klan đã trả lương cho hàng ngàn hội viên để tổ chức nên các nghiệp đoàn địa phương bao trùm lên toàn Liên bang. Hàng triệu người đã xin gia nhập vào Klan thứ hai và tại thời kỳ hoàng kim của nó, trong thập niên 1920 hội kín này đã có số hội viên lên tới 15% "dân số có tư cách" của toàn Liên bang. (nation's eligible population), xấp xỉ 4 - 5 triệu người. Chia rẽ nội bộ, những hành vi phạm pháp của những người lãnh đạo và sự chống đối công khai giữa các thành viên trong hội, đã được đưa ra khoảng 30,000 vụ vào năm 1930. Tổ chức đã tàn lụi dần trong những năm 1940s.
Một cựu thành viên của KKK, cũng là người duy nhất đang làm việc cho Chính phủ liên bang Mỹ là Robert Byrd từ West Virginia. Ông này nói ông hối hận sâu sắc vì đã tham gia.
3K gây nên một sự kiện tại Greensboro, vào chủ nhật ngày 3.11.1979, lực lượng công nhân lao động trong vùng tổ chức diễu hành chống nạn phân biệt chủng tộc. Một đoàn 9 chiếc xe dừng lại trước đoàn biểu tình, khoảng 40 tên thành viên 3K lao ra bắn xối xả trong vòng 1 phút khiến 5 công nhân chết tại chỗ và hàng chục người bị thương nặng. Những phiên tòa sau đó đều xử trắng án cho 40 tên với những lời biện hộ như "Các bị cáo thể hiện lòng yêu nước cao độ: Họ tiễu trừ cộng sản tại Bắc Carolina", gây nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận Mĩ.
Cái chết bất ngờ của lãnh tụ Medgar Evers (Kỳ 1): Vụ ám sát
22/8/2015 14:07 UTC+7
(Công lý) - Medgar Evers - là nhà lãnh tụ của phong trào đấu tranh đòi dân quyền cho người da đen ở Mỹ. Vào năm 1963, ông bị ám sát vì động cơ chủng tộc tại bang Mississipi.
Cách đây 50 năm, ông Medgar Evers tranh đấu cho quyền bình đẳng của
người Mỹ gốc châu Phi tại Mississipi. Bà Myrlie Evers vợ của ông luôn
hoạt động bên cạnh chồng. Bà cho biết mục đích của ông là xóa bỏ hoàn
toàn nạn kỳ thị.
Với những người Mỹ gốc châu Phi thì ông là một người có sứ mạng lớn. Sứ
mạng của ông là đem lại công lý và bình đẳng cho những người đồng chủng
tộc với ông.
Medgar Eversl (2/7/1925) là một người da đen đầy nghị lực, ông được
sinh ra ở Decatur, bang Mississippi. Sau thời gian phục vụ quân ngũ từ
năm 1943 - 1945, chàng trai trẻ theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh tại trường Đại học Alcorn.
Medgar Evers
Khi cầm tấm bằng cử nhân trong tay, Evers lúc này đã trở thành trụ cột của một gia đình
nhỏ. Ông được nhận vào làm việc cho Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Magnolia
của T.R.M. Howard, vốn là người sáng lập một nhóm đấu tranh cho quyền
lợi của người da đen ở Mississippi.
Ngay sau đó, Evers nhanh chóng gia nhập nhóm này và trở thành một thành viên tích cực.
Trong thời gian này, Evers cũng đã nộp đơn ứng thí vào Trường Luật
thuộc Đại học Mississippi, nhưng đơn của ông đã bị bác với lý do: “Anh
là người da đen”. Không chấp nhận quy định đầy tính phân biệt chủng tộc
này của Đại học Mississippi, Evers đệ đơn kiện.
Ngay sau khi sự việc đó xảy ra, ông được cử làm Thư ký thứ nhất của
Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP) ở Mississippi.
Là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của phong trào đấu tranh đòi
dân quyền cho người da đen, Evers cũng trở thành mục tiêu tấn công của
Ku Klux Klan (KKK) là tên của nhiều hội kín lớn ở Hoa Kỳ.
Các hội kín này chủ trương đề cao thuyết ”Người da trắng thượng đẳng”.
KKK thường sử dụng các biện pháp khủng bố, bạo lực và các hoạt động
mang tính hăm dọa chẳng hạn như đốt thập giá, treo cổ... để đe dọa người
Mỹ gốc Phi và những người khác.
Những thành viên của Ku Klux Klan
Ngày 28/5/1963, nhà để xe của gia đình
Evers bị ném bom xăng. Ngày 7/6/1963, một kẻ nào đó đã dùng xe ô tô
định gây tai nạn cho Evers nhưng không thành. Cả hai vụ đều được Evers
báo với nhà chức trách, nhưng chẳng có kẻ tình nghi nào bị bắt.
Nhưng vào một ngày tháng 6 năm 1963, Medgar Evers đã bị gục ngã ngay
trước cửa ngôi nhà của ông, do những phát đạn oan nghiệt từ khẩu súng
của một kẻ mang tư tưởng phân biệt chủng tộc cực đoan.
Vào ngày hôm đó, Medgar Evers đi tham dự cuộc họp của những người đấu
tranh cho dân quyền của người da đen tại một nhà thờ ở Jackson,
Mississippi. Cuộc họp kết thúc, Evers lên xe trở về nhà, nơi người vợ và
những đứa con thân yêu đang chờ đợi ông.
Như thường lệ, ông đỗ xe trên lối đi ngang qua cửa nhà. Nhưng hôm ấy đã
xuất hiện một việc khác thường, một người đàn ông lạ nấp đằng sau bụi
cây kim ngân nằm phía bên kia đường, cùng với khẩu súng trường Enfield
1917 nòng 7,62 ly lăm lăm trong tay. Ngay khi lãnh tụ Evers vừa bước ra
khỏi xe ô tô, người đàn ông lạ đã nhằm thẳng ông và bóp cò. Viên đạn găm
trúng lưng Evers và xuyên qua ngực, cả thân hình Evers đổ ập xuống. Bị
trọng thương, nhưng vị lãnh đạo của những người da đen vẫn cố lết từng
cm về phía ngôi nhà của mình trong chút sức tàn cuối cùng.
Chỉ tiếc là ông không bao giờ có thể chạm tay vào cánh cửa nhà mình
được nữa. Evers đã phải dừng lại khi chỉ còn cách cửa nhà vài bước chân.
Ít phút sau, bà Myrlie Evers - vợ ông phát hiện thấy chồng nằm gục
trước cửa nhà. Evers được nhanh chóng đưa tới bệnh viện nhưng một giờ
sau khi bị mưu sát, ông đã trút hơi thở cuối cùng.
Hai ngày sau, nghi can số 1 trong vụ ám sát Medgar Evers là Bryon de la
Beckwith, có biệt danh Delay (Chậm chạp) bị bắt. Các nhân chứng cho
biết, họ đã thấy Beckwith lảng vảng ở khu vực nhà Medgar Evers vào ngày
xảy ra vụ mưu sát; còn chiếc xe của Beckwith, một chiếc Plymouth Valiant
cũng xuất hiện ở khu vực lân cận.
Cảnh sát còn tìm thấy vũ khí gây án là khẩu Enfield 1917 trong bụi cây kim ngân nằm đối diện nhà của gia đình Evers và quan trọng là trên đó có dấu vân tay của Beckwith.
Hành động phạm tội của Bryon de la Beckwith không khiến người ta ngạc
nhiên, bởi nhân vật này từ lâu đã nổi tiếng là kẻ mang tư tưởng phân
biệt chủng tộc cực đoan.
Cái chết bất ngờ của lãnh tụ Medgar Evers (Kỳ 2): Xử án
25/8/2015 16:42 UTC+7
(Công lý) - Chỉ hai ngày sau, kẻ thủ ác bị bắt với những chứng cứ khá rõ ràng, nhưng phải 31 năm sau, tên sát nhân mới bị đưa ra trước ánh sáng công lý.
Beckwith là một kẻ có tư tưởng cực đoan và có lẽ tư tưởng đó bắt nguồn
ngay từ tuổi thơ không êm ả của hắn. Beckwith sinh năm 1920, trong 1 gia đình có nguồn gốc quý tộc ở Colusa, bang California.
Khi mới 5 tuổi, cha hắn mất. Nguyên nhân cái chết được xác định là
chứng nghiện rượu và bệnh phổi. Ngay sau tang lễ của người cha, mẹ con
Beckwith nhanh chóng trở về sinh sống ở quê ngoại Greenwood, bang
Mississippi.
Nhưng thật không may, mẹ Beckwith bị mắc bệnh tâm thần, phải thường
xuyên điều trị ở bệnh viện và sau này còn bị ung thư phổi. Đến năm 12
tuổi, Beckwith mất nốt người mẹ. Cậu của Beckwith là William Yerger nhận
trách nhiệm nuôi dưỡng đứa cháu mồ côi.
Tuy nhiên, một sự không may nữa lại đến với hắn, khi người cậu này của
Beckwith là một người rất lập dị. Phần lớn thời gian của ông ta được
dành cho việc câu cá và "chiến lợi phẩm" được chất đống trong các ngăn
tủ cho đến khi bốc mùi hôi thối.
Beckwith là một kẻ có tư tưởng cực đoan
Năm 22 tuổi, Beckwith gia nhập quân ngũ, làm xạ thủ súng máy cho lực
lượng thủy quân lục chiến cho đến khi xuất ngũ năm 1946. Sau đó,
Beckwith lấy vợ, chuyển cả gia đình đến sống ở đảo Rhode một thời gian rồi lại trở về Mississippi.
Cuộc hôn nhân của Beckwith trải qua rất nhiều thăng trầm: Hạnh phúc,
bất hòa, ly hôn rồi tái hôn. Nhưng theo nhận xét của mọi người thì,
Beckwith là một người chồng cực kỳ hung bạo.
Cũng trong thời gian này, Beckwith gia nhập đảng Ku Klux Klan. Cũng
không có gì đáng ngạc nhiên bởi Beckwith vốn luôn đặt người da trắng ở
vị trí số 1 và rất thù ghét người da đen, người Do Thái và tín đồ Thiên
Chúa giáo.
Theo đánh giá của tạp chí Time, Beckwith "cố gắng tiêm nhiễm tư tưởng
phân biệt chủng tộc vào tất cả mọi thứ". Hắn sáng tác và tìm cách phổ
biến những bài hát phân biệt chủng tộc, tham gia các cuộc tụ tập chống
hòa nhập sắc tộc với những đề nghị kiểu như cấm người da đen sử dụng nhà
vệ sinh công cộng.
Chính những điều đó đã khiến Beckwith cầm súng đến tìm Medgar Evers –
người sống hết mình để bảo vệ và giành lại quyền lợi cho người da đen.
Beckwith đã bị bắt sau hai ngày sát hại Medgar Evers. Trong một cuộc
thẩm vấn của cảnh sát, Beckwith thừa nhận khẩu Enfield 1917 là của hắn,
nhưng lại nói rằng hắn đã bị mất khẩu súng này từ lâu và quên khai báo
điều đó với nhà chức trách.
Ba nhân viên cảnh sát làm nhiệm vụ trên tuyến đường hôm Medgar Evers bị
sát hại lại có cảm tình với KKK. Nên họ đã đứng ra đảm bảo với cơ quan
điều tra rằng, vào thời điểm xảy ra vụ ám sát, họ đã nhìn thấy Beckwith ở
một trạm xăng ở Greenwood – cách hiện trường vụ án mạng khoảng 150 km.
Điều này đồng nghĩa với việc Beckwith có bằng chứng ngoại phạm.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra vẫn cho rằng, có đủ bằng chứng gián tiếp để
truy tố Beckwith về tội giết người. Và phiên tòa xét xử Beckwith về tội
giết người đã được mở.
Beckwith được dẫn đến tòa án
Không phải một mà hai phiên tòa như vậy đã diễn ra trong năm 1964.
Nhưng cả hai phiên tòa đều có chung một kết cục: Không có bản án nào
được tuyên và Beckwith được trắng án.
Không chỉ có chung kết cục, hai phiên tòa này còn có những điểm chung
quan trọng khác làm nên “sự vô tội” cho Beckwith đó là, 12 thành viên
bồi thẩm đoàn trong cả 2 phiên tòa đều là những người đàn ông da trắng.
Đăc biệt, thẩm phán trong 2 phiên tòa là Russell Moore – một người bạn
thân của Beckwith.
Và lẽ dĩ nhiên là, đoàn bồi thẩm toàn người da trắng này sẽ không bao
giờ kết án một người da trắng về tội giết một người da đen.
Bản thân Beckwith dường như cũng dự đoán trước cái kết của những phiên
tòa này. Người ta còn cho rằng, chính Beckwith là người gọi điện báo
cảnh sát chỉ dẫn họ tìm được khẩu súng đã gây ra cái chết của Medgar
Evers. Hắn không sợ việc bị bắt, bị đưa ra xét xử bởi hắn tin chắc rằng
hắn sẽ không bị kết án.
Sau “chiến thắng” tại 2 phiên tòa trên, tư tưởng phân biệt chủng tộc
của Beckwith càng trở nên cực đoan gấp bội. Hắn chính thức gia nhập nhóm
White Knights (Những hiệp sĩ da trắng), tập hợp những phần tử hung hăng
nhất của KKK.
Với bản tính hiếu chiến, năm 1973, Beckwith lại lên kế hoạch ám sát
Giám đốc Liên đoàn chống phỉ bang ở New Orleans, ông A. I. Botnick –
người mà Beckwith cho là “thiếu tôn trọng những người da trắng và thừa
tôn trọng những người da đen”.
Tuy nhiên, vốn là kẻ không biết giữ mồm giữ miệng nên kế hoạch của hắn đã đến tai Cục Điều tra liên bang (FBI).
Cái chết bất ngờ của lãnh tụ Medgar Evers (Kỳ 3): Thụ án
27/8/2015 09:08 UTC+7
(Công lý) - Với thái độ kỳ thị chủng tộc của Beckwith mà người ta phải cho hắn ở phòng biệt giam. Beckwith thường xuyên thốt ra những lời miệt thị những da đen, khiến bất cứ lúc nào hắn cũng có thể bị những tù nhân da đen tấn công.
Sau khi kế hoạch giết người của hắn bị bại lộ, cảnh sát luôn theo dõi
mọi hành tung của hắn. Một hôm, khi Beckwith đang lái xe trên cầu
Causeway thì bất ngờ một chiếc ô tô của cảnh sát áp sát xe của hắn.
Không còn cách nào khác, Beckwith buộc phải dừng xe.
Khám xe của Beckwith, cảnh sát tìm thấy 3 khẩu súng đầy đạn, 1 tấm bản
đồ New Orleans cùng hướng dẫn viết tay đường đến nhà ông Botnick và
trong thùng xe là một bó thuốc nổ kèm thiết bị bấm giờ và kíp nổ.
Beckwith lập tức bị tống giam vì bị tình nghi âm mưu giết người.
Khi Beckwith bị đưa ra xét xử về tội âm mưu giết người, kịch bản cũ lại
lặp lại. Bồi thẩm đoàn lần này cũng gồm toàn các thành viên da trắng
(chỉ có một khác biệt nho nhỏ là có 2 phụ nữ bên cạnh 10 người đàn ông)
và Beckwith một lần nữa được tuyên trắng án, với lý do không có đủ bằng
chứng buộc tội.
Nhưng Beckwith lại liên quan đến một vụ án khác, với cáo buộc vận
chuyển vũ khí bất hợp pháp của bang Lousiana. Và khi Beckwith bị tòa án
của bang đưa ra xét xử, kịch bản cũ không còn lặp lại. Beckwith bị tuyên
3 năm tù.
Vì thái độ kỳ thị chủng tộc của Beckwith mà người ta phải cho hắn ở phòng biệt giam.
Hắn thụ án tại Nhà tù Angola từ tháng 5/1977 đến tháng 1/1980. Cũng vì
thái độ kỳ thị chủng tộc của Beckwith mà người ta phải cho hắn ở phòng
biệt giam. Thêm nữa, nhiều tù nhân da đen biết Beckwith chính là kẻ đã
sát hại Medgar Evers nên thường tìm cách trả thù cho vị thủ lĩnh của
người da đen.
Ngay cả khi bị ốm, phải nằm điều trị tại bệnh xá của nhà tù, Beckwith
cũng không chịu để cho y tá chăm sóc, chỉ vì cô y tá này là người da
đen.
Hắn vẫn giữ một niềm tin “sắt đá” rằng, một người da trắng như hắn
không bao giờ bị trừng phạt vì đã giết một người da đen như Medgar
Evers.
Vì vậy, hắn không hề thừa nhận tội giết người trong 2 phiên tòa mở năm
1964, nhưng suốt 30 năm sau đó, đi đến đâu Beckwith cũng bô bô kể về vụ
ám sát Medgar Evers, nhất là trong những cuộc tụ tập của các đồng đảng
KKK.
Nhưng thật không may cho Beckwith, 30 năm sau cái chết của vị lãnh đạo phong trào đấu tranh của người da đen, xã hội Mississippi đã có nhiều thay đổi.
Kẻ phân biệt chủng tộc cực đoan Beckwith không hiểu rằng thời thế đã
thay đổi. Trong những năm 1970, phong trào đấu tranh đòi dân quyền của
người da đen ở Mỹ ngày càng lớn mạnh và sự hòa nhập sắc tộc trong xã hội Mỹ ngày càng rộng mở hơn.
Theo số liệu của Bộ Y tế, Giáo dục
và Phúc lợi, người da đen đã chiếm tới 26,4% tổng số học sinh, sinh
viên trong các trường học công ở bang Mississippi. Số cử tri gốc Phi ở
bang Mississippi đã tăng từ 28.000 người năm 1963 lên 250.000 người vào
năm 1971.
Trong những năm 1970, phong trào đấu tranh đòi dân quyền của người da đen ở Mỹ ngày càng lớn mạnh.
Người gốc Phi cũng đã xuất hiện trong các cơ quan công quyền ở bang
này: Năm 1973, toàn bang có 145 công chức là người da đen. Sinh viên da
đen cũng đã được quyền nộp đơn theo học trên đại học tại các trường công
và tư ở Mississippi.
Tình trạng phân biệt chủng tộc bắt đầu lùi vào quá khứ. Không còn những
bồi thẩm đoàn chỉ gồm toàn những người da trắng mà đã xuất hiện một thế
hệ mới những người đại diện cho công lý mang một nhãn quan mới.
Họ bắt đầu xem xét lại những vụ án được cho là “xử sai” và một trong số đó là vụ ám sát Medgar Evers.
Cái chết bất ngờ của lãnh tụ Medgar Evers (Kỳ cuối): Ánh sáng công lý
29/8/2015 12:25 UTC+7
(Công lý) - Rất nhiều người đã nói rằng, việc Beckwith ám sát Medgar Evers ”có thể giết chết một con người nhưng không thể giết chết một lý tưởng".
Sau khi vụ ám sát Medgar Evers
được đưa ra xét xử lại đã làm rúng động dư luận Mississippi. Những
người da trắng rất tức giận, vì những người da màu dám đòi lập lại công
bằng.
Beckwith lại bị bắt lần thứ 3 với tội danh sát hại Medgar Evers. Tuy
nhiên, ngay sau đó, hắn lại được tại ngoại với khoản tiền bảo lãnh
100.000 USD. Trong số tiền này có 12.000 USD của “một người lạ” mà sau
đó được xác định là của luật sư người Do Thái Harry Rosenthal.
Beckwith vốn rất căm ghét người Do Thái, nhưng để được tự do, hắn đã chấp nhận sự giúp đỡ của một người Do Thái.
Luật sư Rosenthal giúp đỡ Beckwith vì ông ta và nhiều luật sư khác cho
rằng, quyền được xét xử nhanh của Beckwith đã bị vi phạm. Quyền này,
được ghi trong Hiến pháp Mỹ sửa đổi lần thứ 6, nhằm đảm bảo cho các bị
cáo không bị giam giữ lâu một cách không hợp lý trước khi bị đưa ra xét
xử.
Theo luật sư Rosenthal, thời gian thích hợp để xem xét lại vụ án của
Beckwith là từ 1964 - 1969, tức là khi các luật sư bào chữa cũng như các
nhân chứng trong hai phiên tòa xét xử Beckwith năm 1964 vẫn còn sống và
đủ sức khỏe cả về thể xác lẫn tinh thần, để tham gia vào vụ xử lại.
Vậy là, vấn đề đặt ra cho Tòa án Tối cao Mississippi là có thể đưa
Beckwith ra xét xử lại hay không. Hầu hết giới luật sư và báo chí cho
rằng, vụ xét xử lại Beckwith sẽ "chìm xuồng" và kẻ phân biệt chủng tộc
cực đoan này lại một lần nữa thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật.
Ngày 5/2/1994, Beckwith bị kết án tù chung thân
Nhưng thần may mắn đã không còn mỉm cười với Beckwith. Tòa án Tối cao
Mississippi đã đưa ra một quyết định động trời là: Mở lại phiên tòa xét
xử Beckwith về tội giết Medgar Evers.
Vớt vát chút hy vọng sẽ lại một lần nữa được trắng án, Beckwith hối hả
tìm luật sư giỏi để bào chữa. Cuối cùng, hắn chọn hai luật sư là Buddy
Coxwell và Jim Ketchens.
Nhưng luật sư giỏi cũng không cứu được Beckwith. Các công tố viên đã
tìm được những bằng chứng mới về hành vi phạm tội của Beckwith. Đó là
câu chuyện về vụ ám sát Medgar Evers thốt ra từ chính miệng Beckwith
trong nhiều cuộc tụ tập suốt 31 năm qua của các thành viên KKK. Và
Delmar Dennis, một thành viên của KKK, đã ra làm chứng trước tòa về điều
này.
Thêm một sự kiện mới so với 2 phiên tòa năm 1964 là: Bồi thẩm đoàn
không bao gồm toàn bộ 12 thành viên là người da trắng mà là 4 người da
trắng và 8 người gốc Phi.
Ngày 5/2/1994, tòa đưa ra phán quyết: Beckwith đã phạm tội giết Medgar
Evers và bị kết án tù chung thân. Một bản án mà Beckwith chưa bao giờ
nghĩ đến.
Beckwith nộp đơn kháng cáo. Hắn cho rằng, phiên tòa xử lại được mở sau
hai phiên tòa đầu tới 30 năm là vi phạm quyền được xét xử nhanh của hắn.
Nhưng đơn kháng cáo của Beckwith đã bị bác.
Beckwith lẽ ra phải thụ án tù chung thân tại Nhà tù bang Mississippi,
vốn nổi tiếng là an ninh nghiêm ngặt. Nhưng vì lúc này Beckwith đã "tuổi
cao sức yếu" (74 tuổi) nên được đưa đến Trại giam hạt Hinds để sống
những ngày cuối đời.
Ngày 21/1/2001, Beckwith chết tại Trung tâm Y tế Đại học Mississippi khi đang điều trị bệnh tim và cao huyết áp.
Bức tượng của Medgar Evers
Vậy là sau 31 năm công lý đã được lập lại, tên sát nhân đã bị đưa ra trước ánh sáng công lý. Ngày nay, các di sản của Medgar Evers hiện diện ở khắp mọi nơi ở Mississippi.
Vào tháng 6/2013, bức tượng Medgar Evers đã được dựng lên tại ngôi
trường đại học cũ của ông, để kỷ niệm năm mươi năm ngày mất. Cựu sinh
viên và các vị khách từ khắp nơi trên thế giới tụ tập về đây để tưởng nhớ đến những đóng góp to lớn của Medgar Evers .
Có thể khẳng định rằng: “Medgar Evers là một người đàn ông không bao
giờ muốn tôn thờ, người không bao giờ muốn được sống trong ánh đèn sân
khấu. Ông là một người đàn ông đã nhìn thấy một công việc mà cần phải
được thực hiện và ông đã quyết đứng lên đấu tranh cho tự do, nhân phẩm
và công lý không chỉ cho mình mà cho tất cả mọi người. "
Ku Klux Klan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục từ "KKK" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại KKK (định hướng).
3 Klan
Sự hình thành
Klan đầu tiên
KKK được thành lập sau khi cuộc Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc, vào ngày 24 tháng 12 năm 1865 ở Pulaski, Tennessee, bởi 6 cựu binh trung cấp của quân đội miền Nam[1].Hội viên
Trong một cuộc phỏng vấn báo chí năm 1868, Bedford Forrest đã tuyên bố hùng hồn rằng Klan là một tổ chức rộng lớn trải khắp Liên bang, với hơn 550.000 hội viên và rằng ông ta không phải là hội viên của Klan, mà ông chỉ bày tỏ sự ủng hộ đối với sứ mệnh của họ và chung sức cùng cộng tác với họ để hoàn thành sứ mệnh đó mà thôi. Và chính ông có thể tập hợp được 4 vạn hội viên Klan mà chỉ cần báo trước 5 ngày.Mặc dù Klan nói rằng nó chỉ có những hội viên là "công dân có tư cách", những người da trắng, nhưng trên thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Hội viên của Klan mang rất nhiều đặc điểm khác nhau, nó không phải là một thể thống nhất, mà như lời phát biểu của nhà sử học Elaine Frantz Parsons thì khi: "cởi bỏ cái mặt nạ trên đầu Klan đi thì đã để lộ một vẻ hỗn loạn, với vô số các hội viên của các nhóm bài da đen, những người nông dân da trắng nghèo bất mãn, những tàn quân du kích thời chiến, những người đàn ông trẻ tuổi, những kẻ bạo dâm (sadist), những tên hiếp dâm, những công nhân da trắng luôn lo sợ sự cạnh tranh từ những đồng nghiệp da đen, những tên trộm vặt vãnh... và thậm chí cả những đảng viên đảng Cộng hòa da trắng..."
Các hoạt động
Ảnh hưởng chính trị
Tuy không có được cơ cấu tổ chức thật hoàn chỉnh, nhưng Klan thứ nhất đã được rất nhiều người biết tới nhờ danh tiếng của nó. Điều này còn được nâng lên rất nhiều bởi những kiểu trang phục lạ lùng, kỳ dị và những hoạt động hết sức liều lĩnh và rất dã man của nó.Trong thời kỳ này Klan đã có nhiều hoạt động để từ đó mang đến cho nó nhiều danh tiếng trong chính trị, đó là các hoạt động chống bãi nô, chống người nhập cư... Những hoạt động này đã kéo theo sự ủng hộ của một bộ phận không nhỏ công chúng, thậm chí là cả sự ủng hộ của các đảng viên Cộng hòa, các chính trị gia...
Sự suy tàn
Trên thực tế thì Klan đầu tiên đã không được tổ chức tốt, nó chưa thực sự là có một cơ cấu tổ chức hoàn thiện. Klan giống như một hội bí mật hay là một hội nhóm "vô hình". Hội kín này không có một danh sách chính xác về các hội viên cũng như không có chế độ trả lương, thưởng cho hội viên. Nó không có lấy những phương tiện đi lại cốt yếu, không báo chí, không có người phát ngôn, không tăng hội, không có các hội sở ở địa phương, không có văn phòng chính thức...Klan đầu tiên đã đi vào giai đoạn suy tàn từ năm 1868 cho đến 1870. Và hội kín này đã chính thức bị xóa sổ vào đầu thập niên 1870 bởi đạo luật quyền dân sự năm 1871 (Civil Act of 1871), thường được biết đến như là "Đạo luật Ku Klux Klan". Đạo luật do Benjamin Franklin Butler soạn thảo và năm 1871 đã được Tổng thống Ulysses S. Grant ký thông qua.
Klan thứ hai
Sự tạo lập
Klan thứ hai được William Joseph Simmons chủ lực tạo lập nên vào năm 1915. Sự tạo lập năm 1915 này là của một nhóm gồm nhiều người khác nhau, họ đã sử dụng cùng một cái tên đã được truyền cảm hững bởi sức mạnh mới được tìm ra của các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, mới xuất hiện.Trong năm này đã có 3 sự kiện liên hệ mật thiết tới việc hình thành Klan thứ 2 đó là:
- Bộ phim The Birth of a Nation đã huyền thoại hóa và tô điểm cho Klan đầu tiên.
- Leo Frank, một người Do Thái đã bị buộc tội hiếp dâm và giết chết một cô gái trẻ người da trắng là Mary Phagan, và đã bị hành quyết.
- Ku Klux Klan thứ hai được tạo lập với chương trình chống người nhập cư và bài Do Thái mới.
Hội viên
Klan thứ hai đã tổ chức các hội viên với một cấu trúc chính thể hoàn thiện. Với cấp độ cao nhất là cấp quốc gia, hay cấp Liên bang, và các cấp tiểu bang, địa phương dưới đó.Với cấu trúc hoàn chỉnh, có chỉ đạo tổng thể, Klan đã trả lương cho hàng ngàn hội viên để tổ chức nên các nghiệp đoàn địa phương bao trùm lên toàn Liên bang. Hàng triệu người đã xin gia nhập vào Klan thứ hai và tại thời kỳ hoàng kim của nó, trong thập niên 1920 hội kín này đã có số hội viên lên tới 15% "dân số có tư cách" của toàn Liên bang. (nation's eligible population), xấp xỉ 4 - 5 triệu người. Chia rẽ nội bộ, những hành vi phạm pháp của những người lãnh đạo và sự chống đối công khai giữa các thành viên trong hội, đã được đưa ra khoảng 30,000 vụ vào năm 1930. Tổ chức đã tàn lụi dần trong những năm 1940s.
Hoạt động và ảnh hưởng chính trị
Klan ngày nay
Ngày nay, hội KKK được cho là đã kết thúc, mặc dù vẫn tồn tại một số hoạt động của các nhóm lẻ tẻ.Một cựu thành viên của KKK, cũng là người duy nhất đang làm việc cho Chính phủ liên bang Mỹ là Robert Byrd từ West Virginia. Ông này nói ông hối hận sâu sắc vì đã tham gia.
3K gây nên một sự kiện tại Greensboro, vào chủ nhật ngày 3.11.1979, lực lượng công nhân lao động trong vùng tổ chức diễu hành chống nạn phân biệt chủng tộc. Một đoàn 9 chiếc xe dừng lại trước đoàn biểu tình, khoảng 40 tên thành viên 3K lao ra bắn xối xả trong vòng 1 phút khiến 5 công nhân chết tại chỗ và hàng chục người bị thương nặng. Những phiên tòa sau đó đều xử trắng án cho 40 tên với những lời biện hộ như "Các bị cáo thể hiện lòng yêu nước cao độ: Họ tiễu trừ cộng sản tại Bắc Carolina", gây nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận Mĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét