KIẾP GIANG HỒ 24
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bí mật về băng cướp mang hỗn danh… phi đội đường 9
Tất
cả các đối tượng thực hiện các vụ cướp, sau khi gây án xong đều khẳng
định mình là người của “Phi đội đường 9”, nếu kẻ nào thích tìm đến trả
thù thì cứ hỏi Ba Đen...
Phi đội … bay
Trong số những băng nhóm giang hồ hình thành và hoạt động tại Nam Định, cho đến bây giờ, phải khẳng định rằng, cái tên “Phi đội đường 9” là một trong những băng nhóm đình đám nhất. Không đơn thuần là việc gây ra vô vàn những vụ cướp táo tợn mà đây còn được biết đến như là một băng nhóm đông đảo nhất, hoạt động trên địa bàn rộng nhất và những kẻ trong băng hội cũng “có nghề” nhất.
Cái tên “Phi đội đường 9” bắt đầu xuất hiện ngày vào những năm sau 1975, khi mà trên một số các tuyến quốc lộ chạy qua tỉnh Hà Nam Ninh (thời điểm đó vẫn gộp 3 tỉnh Nam Định-Hà Nam-Ninh Bình) như quốc lộ 10, 21, 1A và đặc biệt là tuyến đường sắt Bắc Nam liên tục xảy ra các vụ cướp bóc nghiêm trọng xảy ra ngay giữa ban ngay. Tất cả các đối tượng thực hiện các vụ cướp, sau khi gây án xong đều khẳng định mình là người của “Phi đội đường 9”, nếu kẻ nào thích tìm đến trả thù thì cứ hỏi cái tên này.
Cầm đầu băng “Phi đội đường 9” là một đối tượng tên Nguyễn Văn Vân, tên thường gọi là Ba Đen, người gốc Nam Định. Ba Đen vốn là một bộ đội giải ngũ từng có thời gian làm nhiệm vụ cùng đơn vị tại khu vực chiến trường Đường 9-Nam Lào. Sau năm 1975, sau khi được xuất ngũ, trở về cuộc sống bình thường, công ăn việc làm không có khiến đời sống của bản thân, gia đình khó khăn, Ba Đen bắt đầu tìm đến con đường tội lỗi bằng hàng loạt các vụ cướp đường, cướp chợ.
Bản thân từng có thời gian chiến đấu ở chiến trường nên Ba Đen nhanh chóng lấy được số má trong giới giang hồ Nam Định thời đó. Tuy nhiên, không đơn giản là một mình thực hiện các vụ “cướp vặt”, Ba Đen đã tìm đến các bạn bè, chiến hữu của mình rủ rê để tạo thành một băng hội. Vì cuộc sống quá đỗi khó khăn, việc đi cướp lại luôn mang đến những khoản tiền trước mắt, không ít người đã nghe theo lời nói của Ba Đen.
Ba Đen là ai?
Ban đầu băng nhóm của Ba Đen chỉ có chừng 5-7 người, trong đó một số là bạn bè cùng chiến đấu trong chiến trường. Đây được coi là những đối tượng cộm cán nhất trong “Phi đội đường 9” và cho đến sau này cũng là những đàn anh cao nhất trong băng hội.
Tập hợp được lực lượng, Ba Đen bắt đầu đi gây án ở khắp các nơi. Chọn địa bàn là những tuyến đường quốc lộ, khi đi gây án Ba Đen thường kéo theo gần như toàn bộ đội hình đi theo. Với lực lượng đông đảo, lại đều là những kẻ có “nghề” nên gần như chẳng có nạn nhân nào chống đối được nếu như trở thành “con mồi” của “Phi đội đường 9”.
Chẳng giống như những băng cướp khác hay gây án ban ngày, Ba Đen và đàn em của mình ngỗ ngược tới mức chỉ “thích” thực hiện lúc ban ngày. Gã tướng cướp này có một câu nói trở thành bất hủ, cho đến mãi sau này, nhiều kẻ sống trong giang hồ Nam Định vẫn còn nhớ đó là “Đi ăn cướp cũng phải có cái đàng hoàng, không việc gì mà phải làm lúc tối tăm, vắng vẻ”.
Tuy nhiên, trước khi cho gia nhập băng hội Ba Đen thường nói với những “lính mới” rằng, nếu là đúng đến quy hàng thì sẽ được băng hội lo liệu cuộc sống còn là “cớm” đến để cài cắm thì sẽ lĩnh đủ. Sống có tình nghĩa nhưng lại rất tàn bạo trong việc xử những kẻ nào dám phản bội, nhờ danh tiếng này mà đàn em dưới trướng của Ba Đen chẳng có ai dám “lệch sóng”.
Thực hiện trót lọt rất nhiều vụ cướp, số tài sản mà Ba Đen có được nhiều vô kể. Ngoài việc chia chác cho các thành viên trong băng hội, Ba Đen còn dành riêng ra một khoản để tăng cường vũ khí. Những nhân vật cộm cán trong “Phi đội đường 9” đều được trang bị súng quân dụng kèm theo đó là vài quả lựu đạn để “phòng thân”. Đối với những đối tượng thuộc hàng cấp dưới ít nhất cũng luôn có dao, kiếm mỗi khi ra đường. Lực lượng đông đảo, vũ khí được trang bị đầy đủ nên “Phi đội đường 9” gần chẳng bao giờ vồ trượt con mồi nào…
Ba Đen thực hiện vụ cướp “vô tiền khoáng hậu nhất” phải kể đến vụ án 50 cây vàng, CSHS đã phải rất vất vả trong việc truy bắt các đối tượng này. Vụ án siêu kinh điển này xảy ra như thế nào, độc giả sẽ được biết ở kỳ tiếp theo.
Phi đội … bay
Trong số những băng nhóm giang hồ hình thành và hoạt động tại Nam Định, cho đến bây giờ, phải khẳng định rằng, cái tên “Phi đội đường 9” là một trong những băng nhóm đình đám nhất. Không đơn thuần là việc gây ra vô vàn những vụ cướp táo tợn mà đây còn được biết đến như là một băng nhóm đông đảo nhất, hoạt động trên địa bàn rộng nhất và những kẻ trong băng hội cũng “có nghề” nhất.
Cái tên “Phi đội đường 9” bắt đầu xuất hiện ngày vào những năm sau 1975, khi mà trên một số các tuyến quốc lộ chạy qua tỉnh Hà Nam Ninh (thời điểm đó vẫn gộp 3 tỉnh Nam Định-Hà Nam-Ninh Bình) như quốc lộ 10, 21, 1A và đặc biệt là tuyến đường sắt Bắc Nam liên tục xảy ra các vụ cướp bóc nghiêm trọng xảy ra ngay giữa ban ngay. Tất cả các đối tượng thực hiện các vụ cướp, sau khi gây án xong đều khẳng định mình là người của “Phi đội đường 9”, nếu kẻ nào thích tìm đến trả thù thì cứ hỏi cái tên này.
Phi đội đường 9 là băng cướp đã từng gây ra những vụ án kinh điển (ảnh minh họa)
Sự
hống hách, táo tợn của “Phi đội đường 9” đã khiến cho quần chúng nhân
dân nội tỉnh và kể cả là ở những địa phương khác phải cảm thấy khiếp sợ.
Mỗi khi đi qua địa phận tỉnh Hà Nam Ninh, người đi đường luôn mang một
tâm lý lo lắng, sợ hãi vì không biết mình sẽ bị cướp lúc nào.Cầm đầu băng “Phi đội đường 9” là một đối tượng tên Nguyễn Văn Vân, tên thường gọi là Ba Đen, người gốc Nam Định. Ba Đen vốn là một bộ đội giải ngũ từng có thời gian làm nhiệm vụ cùng đơn vị tại khu vực chiến trường Đường 9-Nam Lào. Sau năm 1975, sau khi được xuất ngũ, trở về cuộc sống bình thường, công ăn việc làm không có khiến đời sống của bản thân, gia đình khó khăn, Ba Đen bắt đầu tìm đến con đường tội lỗi bằng hàng loạt các vụ cướp đường, cướp chợ.
Bản thân từng có thời gian chiến đấu ở chiến trường nên Ba Đen nhanh chóng lấy được số má trong giới giang hồ Nam Định thời đó. Tuy nhiên, không đơn giản là một mình thực hiện các vụ “cướp vặt”, Ba Đen đã tìm đến các bạn bè, chiến hữu của mình rủ rê để tạo thành một băng hội. Vì cuộc sống quá đỗi khó khăn, việc đi cướp lại luôn mang đến những khoản tiền trước mắt, không ít người đã nghe theo lời nói của Ba Đen.
>> Những phi vụ táo tợn của “Băng cướp Hắc Long” Dựa vào tờ giấy in hình con rồng đen được dán trên cửa, cùng với sự nhạy cảm, giác quan nhanh nhẹn của một người lính, ông Chín Cương đã linh tính biết đây là một vụ án không tầm thường. |
---|
Ban đầu băng nhóm của Ba Đen chỉ có chừng 5-7 người, trong đó một số là bạn bè cùng chiến đấu trong chiến trường. Đây được coi là những đối tượng cộm cán nhất trong “Phi đội đường 9” và cho đến sau này cũng là những đàn anh cao nhất trong băng hội.
Tập hợp được lực lượng, Ba Đen bắt đầu đi gây án ở khắp các nơi. Chọn địa bàn là những tuyến đường quốc lộ, khi đi gây án Ba Đen thường kéo theo gần như toàn bộ đội hình đi theo. Với lực lượng đông đảo, lại đều là những kẻ có “nghề” nên gần như chẳng có nạn nhân nào chống đối được nếu như trở thành “con mồi” của “Phi đội đường 9”.
Chẳng giống như những băng cướp khác hay gây án ban ngày, Ba Đen và đàn em của mình ngỗ ngược tới mức chỉ “thích” thực hiện lúc ban ngày. Gã tướng cướp này có một câu nói trở thành bất hủ, cho đến mãi sau này, nhiều kẻ sống trong giang hồ Nam Định vẫn còn nhớ đó là “Đi ăn cướp cũng phải có cái đàng hoàng, không việc gì mà phải làm lúc tối tăm, vắng vẻ”.
Súng quân dụng và lựu đạn là hàng nóng mà băng cướp do Ba Đen cầm đầu thường sử dụng
Danh
tiếng của “Phi đội đường 9” càng lan xa thì càng có nhiều kẻ thuộc
thành phần đầu trâu mặt ngựa đến xin quy hàng dưới trướng Ba Đen. Bản
thân, Ba Đen vốn là người là có tiếng sống tình nghĩa anh nên hễ ai đến
xin làm đàn em y đều nhận lời.Tuy nhiên, trước khi cho gia nhập băng hội Ba Đen thường nói với những “lính mới” rằng, nếu là đúng đến quy hàng thì sẽ được băng hội lo liệu cuộc sống còn là “cớm” đến để cài cắm thì sẽ lĩnh đủ. Sống có tình nghĩa nhưng lại rất tàn bạo trong việc xử những kẻ nào dám phản bội, nhờ danh tiếng này mà đàn em dưới trướng của Ba Đen chẳng có ai dám “lệch sóng”.
Thực hiện trót lọt rất nhiều vụ cướp, số tài sản mà Ba Đen có được nhiều vô kể. Ngoài việc chia chác cho các thành viên trong băng hội, Ba Đen còn dành riêng ra một khoản để tăng cường vũ khí. Những nhân vật cộm cán trong “Phi đội đường 9” đều được trang bị súng quân dụng kèm theo đó là vài quả lựu đạn để “phòng thân”. Đối với những đối tượng thuộc hàng cấp dưới ít nhất cũng luôn có dao, kiếm mỗi khi ra đường. Lực lượng đông đảo, vũ khí được trang bị đầy đủ nên “Phi đội đường 9” gần chẳng bao giờ vồ trượt con mồi nào…
Ba Đen thực hiện vụ cướp “vô tiền khoáng hậu nhất” phải kể đến vụ án 50 cây vàng, CSHS đã phải rất vất vả trong việc truy bắt các đối tượng này. Vụ án siêu kinh điển này xảy ra như thế nào, độc giả sẽ được biết ở kỳ tiếp theo.
Treo mình trên vách đá bắt băng cướp Hiền 'đầu bạc'
25
năm qua kể từ cuộc tấn công, triệt phá băng cướp do Hiền “đầu bạc” cầm
đầu, những người tham gia trận đánh đó hầu hết giờ đã nghỉ hưu, nhưng
đối với họ, kí ức về những ngày xuyên rừng, vượt núi vào tận hang ổ của
tướng cướp trên đỉnh núi đá tai mèo ở Kịt Toong Hoong vẫn còn sống mãi.
Bởi, trong cuộc đời binh nghiệp, không phải ai cũng được giao nhiệm vụ quan trọng như vậy, và quan trọng hơn, họ đã hoàn thành xuất sắc, triệt phá thành công băng cướp từng là nỗi ám ảnh của người dân quanh vùng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân và lực lượng truy bắt.
Nhân 70 năm truyền thống lực lượng CAND, ôn lại chiến công, Trưởng ban chuyên án - Đại tá Lê Trọng Giác cũng là người trực tiếp cầm quân vào rừng sâu núi thẳm vẫn ánh lên niềm vui khôn tả. Thượng tá Tạ Minh Đức, nguyên Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự vui mừng nhớ lại…
Chân dung tướng cướp Hiền “đầu bạc”
Hiền “đầu bạc” có tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Hiền, SN 1965, ở Cẩm Sơn, Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Hiền vốn là người thông minh. Trong năm học thứ 3 Đại học Kinh tế quốc dân, vì ấm ức trong việc bị chê bai, miệt thị, Hiền đã gây gổ đánh nhau nên bị đuổi học.
Không muốn trở lại vùng quê nghèo khó, Hiền xách ba lô tìm về xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, Thanh Hóa – nơi lúc đó đang rộ lên tình trạng khai thác vàng để kiếm cơ hội đổi đời. Ở bãi vàng, với bản tính đàn anh, Hiền tụ tập một số đối tượng đầu gấu, có tiền án, tiền sự gây ra một số vụ cướp trên địa bàn. Công an Thanh Hóa đã tập trung lực lượng đấu tranh, bắt quả tang Hiền cùng đồng bọn khi đang gây ra một vụ cướp bị tòa án tuyên phạt 8 năm tù giam.
Tuy nhiên, khi mới thụ án được 1 năm, Nguyễn Mạnh Hiền đã bàn với 3 phạm nhân khác cưa song sắt trên cửa buồng giam, bẻ cửa trốn. Ngay sau khi trốn thoát, Hiền quay lại bãi vàng ở vùng rừng núi hoang vu thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước - nơi trước đây hắn đã cùng đồng bọn tổ chức cướp bóc để ẩn náu.
Để củng cố vị thế của mình, Hiền tiếp tục thu nạp những đối tượng có tiền án, tiền sự, mua vũ khí, tổ chức cướp bóc, thanh toán các băng nhóm khác cùng khai thác vàng trong khu vực, quyết xây dựng “lãnh địa” của riêng hắn tại khu vực Kịt Toong Hoong (3 làng Son, Bá, Mười thuộc xã Lũng Cao) với một lực lượng khá đông những tên đàn em trung thành.
Theo đó, hắn tổ chức đồng bọn thành từng nhóm, đội có đối tượng đứng đầu, rồi phân công canh gác, bảo vệ thành nhiều vòng, việc kiểm soát bên ngoài và bên trong rất chặt chẽ, nghiêm khắc; thường xuyên tổ chức đi cướp, mua thêm súng đạn, mìn, bộc phá, thuốc nổ, dây cháy chậm, dao rừng, lưỡi lê... nhằm trang bị vũ trang cho các lán trại, hang ẩn náu. Không lâu sau đó, Hiền trở thành ông trùm của cả khu vực trên, các chủ bưởng và những người khác phải đãi vàng cho hắn.
Cuộc vây bắt ly kỳ
Cuộc vây bắt tướng cướp Hiền “đầu bạc” không chỉ là vụ án kinh điển của Công an Thanh Hóa mà còn là vụ án điển hình của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Trước tình hình trên, UBND huyện Bá Thước đã báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị chỉ đạo đấu tranh. Đích thân đồng chí Mai Xuân Minh, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nội chính do lực lượng Công an chủ công triệt phá băng nhóm trên.
Nhận nhiệm vụ, ngay hôm sau, một tổ công tác do Đại tá Lê Trọng Giác, Phó Giám đốc kiêm Trưởng ban Cảnh sát nhân dân, Công an Thanh Hóa dẫn đầu đã khảo sát thực tế, lên phương án đấu tranh.
Sau chuyến khảo sát trên, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Phòng Cảnh sát hình sự, Công an huyện Bá Thước phối hợp với Huyện đội Bá Thước và Công an xã Lũng Cao tổ chức truy quét các nhóm đào đãi vàng, trong đó có nhóm của Hiền “đầu bạc”. Các đối tượng đã dùng vũ khí nóng chống trả quyết liệt nên cuộc vây bắt không thành công.
Không ngại khó, không chùn bước, Công an Thanh Hóa lập chuyên án, đã báo cáo đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh; đề nghị Tổng cục Cảnh sát hỗ trợ. Đại tá Vũ Tất Bính, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự đã được điều vào Thanh Hóa hỗ trợ đấu tranh.
Ngày 5/9/1990, Ban Chỉ huy Cảnh sát nhân dân Thanh Hóa đã tổ chức họp triển khai phương án tấn công băng nhóm tội phạm của Hiền “đầu bạc”. Yêu cầu được đặt ra là việc tấn công phải đảm bảo chắc thắng nhưng an toàn cho lực lượng truy bắt.
Tại cuộc họp trên, lực lượng chức năng đã thống nhất một số phương án, trong đó, UBND huyện Bá Thước viết thư kêu gọi Nguyễn Mạnh Hiền và đồng bọn đầu thú; vận động người nhà của nhóm đối tượng trên cảm hóa, thuyết phục chúng đầu hàng; cho phép cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ nếu đối tượng chống trả sẽ nổ súng.
Sau khi vận động không thành công, Ban chuyên án đã quyết định tấn công vào hang ổ của Hiền “đầu bạc”. Theo đó, một mũi công tác tấn công phía Tây Bắc do đồng chí Nguyễn Văn Tỵ, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự chỉ huy phối hợp với Huyện đội Bá Thước và Cảnh sát hình sự tỉnh Hà Sơn Bình (nay là tỉnh Hòa Bình) tấn công từ phía Hòa Bình, có nhiệm vụ “xua” các đối tượng chạy khỏi hang ẩn náu và chặn bắt các đối tượng bỏ trốn về phía Hòa Bình; mũi thứ 2 do đồng chí Tạ Minh Đức, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự chỉ huy gồm Công an, Quân đội và Công an xã Lũng Cao tấn công phía dưới; khi tổ Tây Bắc “xua” đối tượng chạy khỏi hang sẽ chặn bắt.
Đại tá Lê Trọng Giác nhớ lại: “Băng nhóm tội phạm trên hoạt động ở vùng cao, thông thạo địa bàn, lại rất táo tợn, ngoan cố và manh động, chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo an toàn cho nhân dân trên địa bàn và lực lượng truy bắt. Suốt 2 ngày đêm từ 12 đến 14/9/1990, lực lượng phá án dường như không ai được nghỉ ngơi, cho đến khi đồng chí Tạ Minh Đức báo cáo đã bắt được Nguyễn Mạnh Hiền, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm, yêu cầu dẫn giải tên Hiền về trước, các đối tượng khác đưa về sau”.
Nói đơn giản thế nhưng suốt 2 ngày đêm là cuộc chiến đấu nghẹt thở giữa lực lượng chức năng với băng nhóm tội phạm manh động trên. Ngày 12/9, Ban chuyên án quyết định tấn công. Mũi trinh sát phía Tây Bắc đi trước, cùng với Công an Hà Sơn Bình vào bãi vàng từ phía trên, bí mật ém quân ở đỉnh hang. Mũi thứ 2 đi từ Công an tỉnh Thanh Hóa lên bến phà La Hán rồi tập trung ở đó, đi bộ về phía bãi vàng.
Từ bến phà La Hán đến Lũng Cao khoảng 50km, đường độc đạo bám theo sườn núi cheo leo, không có bất cứ phương tiện gì vào được trừ đôi bàn chân của con người. Trong đêm tối, trời mưa đường trơn như bôi mỡ, anh em đeo ba lô, lặng lẽ đi trong đêm, người nọ nối gót người kia cố gắng hành quân nhanh nhất. Thượng tá Tạ Minh Đức nhớ lại: “thời đó, rừng núi âm u, vắt nhiều vô kể, bám đầy chân. Đi một lúc dừng lại lôi ra được vài con vắt đã no căng”.
Khoảng 9h tối, tổ công tác đã vào được đến xã Lũng Cao. Đến 3h sáng 13/9, đã đến được phía dưới hang, dùng dây đu lên, ém quân tại các cửa hang. Thời điểm trên, tổ công tác phía Tây Bắc đã bắt được 2 đối tượng nên Nguyễn Mạnh Hiền biết lực lượng Công an tấn công truy quét nên tìm cách bỏ trốn. Các đối tượng còn lại vẫn ẩn náu trong hang sâu, dùng vũ khí chống trả quyết liệt. Lực lượng chức năng vừa dùng loa kêu gọi đầu hàng vừa triển khai quân tích cực truy bắt.
Xác định phải “xua” được các đối tượng ra ngoài mới có thể bắt giữ được chúng, Đại tá Lê Trọng Giác đã chỉ đạo mũi trinh sát Công an tỉnh Hà Sơn Bình từ trên cao ném đạn hơi cay xuống các hang. Đúng như tính toán của lực lượng chức năng, không chịu được hơi cay, các đối tượng tháo chạy ra ngoài, lần lượt bị bắt giữ.
Riêng Hiền “đầu bạc” bỏ trốn. Truy kích đến sáng hôm sau, một cháu bé nhìn thấy Hiền ẩn náu trong một nhà dân. Một tổ công tác lập tức lên đường, bắt giữ được hắn khi Hiền đang trốn trên trần nhà của một cán bộ xã.
Như vậy, gần 2 ngày đêm hầu như không ăn, ngủ, Ban chuyên án đã bắt được toàn bộ ổ nhóm của Hiền gồm 23 đối tượng, thu 2 súng AK, 1 súng K54, 20 quả mìn, 1 lựu đạn, hơn 100 viên đạn, nhiều dao găm và các tang vật khác. Kết thúc chuyên án, Nguyễn Mạnh Hiền bị kết án tử hình, các đối tượng còn lại cũng bị kết án giam. Không khí bình an tràn ngập khắp vùng.
Bởi, trong cuộc đời binh nghiệp, không phải ai cũng được giao nhiệm vụ quan trọng như vậy, và quan trọng hơn, họ đã hoàn thành xuất sắc, triệt phá thành công băng cướp từng là nỗi ám ảnh của người dân quanh vùng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân và lực lượng truy bắt.
Nhân 70 năm truyền thống lực lượng CAND, ôn lại chiến công, Trưởng ban chuyên án - Đại tá Lê Trọng Giác cũng là người trực tiếp cầm quân vào rừng sâu núi thẳm vẫn ánh lên niềm vui khôn tả. Thượng tá Tạ Minh Đức, nguyên Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự vui mừng nhớ lại…
Chân dung tướng cướp Hiền “đầu bạc”
Hiền “đầu bạc” có tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Hiền, SN 1965, ở Cẩm Sơn, Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Hiền vốn là người thông minh. Trong năm học thứ 3 Đại học Kinh tế quốc dân, vì ấm ức trong việc bị chê bai, miệt thị, Hiền đã gây gổ đánh nhau nên bị đuổi học.
Không muốn trở lại vùng quê nghèo khó, Hiền xách ba lô tìm về xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, Thanh Hóa – nơi lúc đó đang rộ lên tình trạng khai thác vàng để kiếm cơ hội đổi đời. Ở bãi vàng, với bản tính đàn anh, Hiền tụ tập một số đối tượng đầu gấu, có tiền án, tiền sự gây ra một số vụ cướp trên địa bàn. Công an Thanh Hóa đã tập trung lực lượng đấu tranh, bắt quả tang Hiền cùng đồng bọn khi đang gây ra một vụ cướp bị tòa án tuyên phạt 8 năm tù giam.
Tuy nhiên, khi mới thụ án được 1 năm, Nguyễn Mạnh Hiền đã bàn với 3 phạm nhân khác cưa song sắt trên cửa buồng giam, bẻ cửa trốn. Ngay sau khi trốn thoát, Hiền quay lại bãi vàng ở vùng rừng núi hoang vu thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước - nơi trước đây hắn đã cùng đồng bọn tổ chức cướp bóc để ẩn náu.
Để củng cố vị thế của mình, Hiền tiếp tục thu nạp những đối tượng có tiền án, tiền sự, mua vũ khí, tổ chức cướp bóc, thanh toán các băng nhóm khác cùng khai thác vàng trong khu vực, quyết xây dựng “lãnh địa” của riêng hắn tại khu vực Kịt Toong Hoong (3 làng Son, Bá, Mười thuộc xã Lũng Cao) với một lực lượng khá đông những tên đàn em trung thành.
Theo đó, hắn tổ chức đồng bọn thành từng nhóm, đội có đối tượng đứng đầu, rồi phân công canh gác, bảo vệ thành nhiều vòng, việc kiểm soát bên ngoài và bên trong rất chặt chẽ, nghiêm khắc; thường xuyên tổ chức đi cướp, mua thêm súng đạn, mìn, bộc phá, thuốc nổ, dây cháy chậm, dao rừng, lưỡi lê... nhằm trang bị vũ trang cho các lán trại, hang ẩn náu. Không lâu sau đó, Hiền trở thành ông trùm của cả khu vực trên, các chủ bưởng và những người khác phải đãi vàng cho hắn.
Đại
tá Lê Trọng Giác, nguyên Phó Giám đốc kiêm trưởng Ban Chỉ huy Cảnh sát
Công an Thanh Hóa (bìa trái) và Thượng tá Tạ Minh Đức, nguyên Phó
trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thanh Hóa, người trực tiếp chỉ huy
mũi trinh sát bắt Hiền “đầu bạc”.
>> Băng cướp dùng roi điện, đi SH để đánh lạc hướng ‘con mồi’ Cơ quan CSĐT công an quận 7 vừa ra lệnh bắt khẩn cấp hai đối tượng trong một băng nhóm chuyên dùng roi điện tấn công cướp xe, tài sản người đi đường. |
---|
Cuộc vây bắt tướng cướp Hiền “đầu bạc” không chỉ là vụ án kinh điển của Công an Thanh Hóa mà còn là vụ án điển hình của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Trước tình hình trên, UBND huyện Bá Thước đã báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị chỉ đạo đấu tranh. Đích thân đồng chí Mai Xuân Minh, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nội chính do lực lượng Công an chủ công triệt phá băng nhóm trên.
Nhận nhiệm vụ, ngay hôm sau, một tổ công tác do Đại tá Lê Trọng Giác, Phó Giám đốc kiêm Trưởng ban Cảnh sát nhân dân, Công an Thanh Hóa dẫn đầu đã khảo sát thực tế, lên phương án đấu tranh.
Sau chuyến khảo sát trên, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Phòng Cảnh sát hình sự, Công an huyện Bá Thước phối hợp với Huyện đội Bá Thước và Công an xã Lũng Cao tổ chức truy quét các nhóm đào đãi vàng, trong đó có nhóm của Hiền “đầu bạc”. Các đối tượng đã dùng vũ khí nóng chống trả quyết liệt nên cuộc vây bắt không thành công.
Không ngại khó, không chùn bước, Công an Thanh Hóa lập chuyên án, đã báo cáo đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh; đề nghị Tổng cục Cảnh sát hỗ trợ. Đại tá Vũ Tất Bính, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự đã được điều vào Thanh Hóa hỗ trợ đấu tranh.
Ngày 5/9/1990, Ban Chỉ huy Cảnh sát nhân dân Thanh Hóa đã tổ chức họp triển khai phương án tấn công băng nhóm tội phạm của Hiền “đầu bạc”. Yêu cầu được đặt ra là việc tấn công phải đảm bảo chắc thắng nhưng an toàn cho lực lượng truy bắt.
Tại cuộc họp trên, lực lượng chức năng đã thống nhất một số phương án, trong đó, UBND huyện Bá Thước viết thư kêu gọi Nguyễn Mạnh Hiền và đồng bọn đầu thú; vận động người nhà của nhóm đối tượng trên cảm hóa, thuyết phục chúng đầu hàng; cho phép cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ nếu đối tượng chống trả sẽ nổ súng.
Sau khi vận động không thành công, Ban chuyên án đã quyết định tấn công vào hang ổ của Hiền “đầu bạc”. Theo đó, một mũi công tác tấn công phía Tây Bắc do đồng chí Nguyễn Văn Tỵ, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự chỉ huy phối hợp với Huyện đội Bá Thước và Cảnh sát hình sự tỉnh Hà Sơn Bình (nay là tỉnh Hòa Bình) tấn công từ phía Hòa Bình, có nhiệm vụ “xua” các đối tượng chạy khỏi hang ẩn náu và chặn bắt các đối tượng bỏ trốn về phía Hòa Bình; mũi thứ 2 do đồng chí Tạ Minh Đức, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự chỉ huy gồm Công an, Quân đội và Công an xã Lũng Cao tấn công phía dưới; khi tổ Tây Bắc “xua” đối tượng chạy khỏi hang sẽ chặn bắt.
Đại tá Lê Trọng Giác nhớ lại: “Băng nhóm tội phạm trên hoạt động ở vùng cao, thông thạo địa bàn, lại rất táo tợn, ngoan cố và manh động, chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo an toàn cho nhân dân trên địa bàn và lực lượng truy bắt. Suốt 2 ngày đêm từ 12 đến 14/9/1990, lực lượng phá án dường như không ai được nghỉ ngơi, cho đến khi đồng chí Tạ Minh Đức báo cáo đã bắt được Nguyễn Mạnh Hiền, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm, yêu cầu dẫn giải tên Hiền về trước, các đối tượng khác đưa về sau”.
Nói đơn giản thế nhưng suốt 2 ngày đêm là cuộc chiến đấu nghẹt thở giữa lực lượng chức năng với băng nhóm tội phạm manh động trên. Ngày 12/9, Ban chuyên án quyết định tấn công. Mũi trinh sát phía Tây Bắc đi trước, cùng với Công an Hà Sơn Bình vào bãi vàng từ phía trên, bí mật ém quân ở đỉnh hang. Mũi thứ 2 đi từ Công an tỉnh Thanh Hóa lên bến phà La Hán rồi tập trung ở đó, đi bộ về phía bãi vàng.
Từ bến phà La Hán đến Lũng Cao khoảng 50km, đường độc đạo bám theo sườn núi cheo leo, không có bất cứ phương tiện gì vào được trừ đôi bàn chân của con người. Trong đêm tối, trời mưa đường trơn như bôi mỡ, anh em đeo ba lô, lặng lẽ đi trong đêm, người nọ nối gót người kia cố gắng hành quân nhanh nhất. Thượng tá Tạ Minh Đức nhớ lại: “thời đó, rừng núi âm u, vắt nhiều vô kể, bám đầy chân. Đi một lúc dừng lại lôi ra được vài con vắt đã no căng”.
Khoảng 9h tối, tổ công tác đã vào được đến xã Lũng Cao. Đến 3h sáng 13/9, đã đến được phía dưới hang, dùng dây đu lên, ém quân tại các cửa hang. Thời điểm trên, tổ công tác phía Tây Bắc đã bắt được 2 đối tượng nên Nguyễn Mạnh Hiền biết lực lượng Công an tấn công truy quét nên tìm cách bỏ trốn. Các đối tượng còn lại vẫn ẩn náu trong hang sâu, dùng vũ khí chống trả quyết liệt. Lực lượng chức năng vừa dùng loa kêu gọi đầu hàng vừa triển khai quân tích cực truy bắt.
Xác định phải “xua” được các đối tượng ra ngoài mới có thể bắt giữ được chúng, Đại tá Lê Trọng Giác đã chỉ đạo mũi trinh sát Công an tỉnh Hà Sơn Bình từ trên cao ném đạn hơi cay xuống các hang. Đúng như tính toán của lực lượng chức năng, không chịu được hơi cay, các đối tượng tháo chạy ra ngoài, lần lượt bị bắt giữ.
Riêng Hiền “đầu bạc” bỏ trốn. Truy kích đến sáng hôm sau, một cháu bé nhìn thấy Hiền ẩn náu trong một nhà dân. Một tổ công tác lập tức lên đường, bắt giữ được hắn khi Hiền đang trốn trên trần nhà của một cán bộ xã.
Như vậy, gần 2 ngày đêm hầu như không ăn, ngủ, Ban chuyên án đã bắt được toàn bộ ổ nhóm của Hiền gồm 23 đối tượng, thu 2 súng AK, 1 súng K54, 20 quả mìn, 1 lựu đạn, hơn 100 viên đạn, nhiều dao găm và các tang vật khác. Kết thúc chuyên án, Nguyễn Mạnh Hiền bị kết án tử hình, các đối tượng còn lại cũng bị kết án giam. Không khí bình an tràn ngập khắp vùng.
Truy đuổi băng cướp giật, một phụ nữ gặp tai nạn tử vong tại chỗ
Một
phụ nữ sau khi bị giật sợi dây chuyền đã truy đuổi theo bọn cướp với
tốc độ cao đã không may bị va chạm vào một xe mô tô khác, khiến chị này
bị té xuống đường tử vong tại chỗ.
Hôm nay (30/7), TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử lưu động đối với Lê Văn Của (SN 1991, ở quận Tân Bình, TP.HCM) về tội “cướp giật tài sản”.
Tại tòa, bị cáo Lê Văn Của khai, đã quen biết các đối tượng Long, Kiệt và Tú (chưa xác định được lai lịch) khi đến chơi tại sân patin ở phường 10, quận Tân Bình. Khoảng 13h, ngày 12/10/2013, Kiệt rủ Của, Long và Tú đi cướp giật tài sản của người đi đường thì cả nhóm đồng ý.
Sau đó, Kiệt điều khiển xe máy chở Tú, còn Của thì chở Long. Khi Của và đồng bọn đến chợ Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, thì thấy chị Nguyễn Thị N đang dừng xe mô tô để mua rau. Phát hiện trên cổ chị N có đeo sợi dây chuyền nên cả bọn chờ cho chị N mua hàng xong, bọn chúng liền bám theo.
Lúc này, chị N tri hô “cướp” và điều khiển xe đuổi theo, vượt bên trái xe của Kiệt và lấn sang phần đường ngược chiều, va chạm vào một xe mô tô khác khiến chị N bị té xuống đường tử vong tại chỗ. Cùng lúc, xe Của chở Long chạy từ phía sau tới với tốc độ cao cán qua chân của chị N làm cả hai cùng ngã xuống đường.
Của bị người dân vây bắt quả tang cùng phương tiện gây án. Riêng Long, Kiệt và Tú nhanh chân chạy thoát. Sợi dây chuyền của nạn nhân không thu hồi được.
Được biết, trước đó vào tháng 9/2010, Lê Văn Của cũng đã từng bị TAND TP.HCM xử phạt 3,5 năm tù cũng về tội “cướp giật tài sản”. Đến tháng 5/2012, chấp hành xong hình phạt, Của tiếp tục tái phạm nguy hiểm và gây ra vụ án trên.
Cuối phiên xử, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Lê Văn Của mức án 16 năm tù, về tội “cướp giật tài sản” thuộc trường hợp “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người”.
Viet Bao.vn (Theo An ninh Thủ đô >>>)
Hôm nay (30/7), TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử lưu động đối với Lê Văn Của (SN 1991, ở quận Tân Bình, TP.HCM) về tội “cướp giật tài sản”.
Tại tòa, bị cáo Lê Văn Của khai, đã quen biết các đối tượng Long, Kiệt và Tú (chưa xác định được lai lịch) khi đến chơi tại sân patin ở phường 10, quận Tân Bình. Khoảng 13h, ngày 12/10/2013, Kiệt rủ Của, Long và Tú đi cướp giật tài sản của người đi đường thì cả nhóm đồng ý.
Sau đó, Kiệt điều khiển xe máy chở Tú, còn Của thì chở Long. Khi Của và đồng bọn đến chợ Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, thì thấy chị Nguyễn Thị N đang dừng xe mô tô để mua rau. Phát hiện trên cổ chị N có đeo sợi dây chuyền nên cả bọn chờ cho chị N mua hàng xong, bọn chúng liền bám theo.
Bị cáo Lê Văn Của tại phiên xử lưu động vào sáng 30/7
Khi
chị N chạy xe đến đường Vĩnh Lộc (thuộc ấp 1, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình
Chánh), Kiệt liền điều khiển xe chạy vượt lên, áp sát bên phải xe cho
Tú ngồi phía sau giật sợi dây chuyền của chị N rồi phóng xe tẩu thoát.Lúc này, chị N tri hô “cướp” và điều khiển xe đuổi theo, vượt bên trái xe của Kiệt và lấn sang phần đường ngược chiều, va chạm vào một xe mô tô khác khiến chị N bị té xuống đường tử vong tại chỗ. Cùng lúc, xe Của chở Long chạy từ phía sau tới với tốc độ cao cán qua chân của chị N làm cả hai cùng ngã xuống đường.
Của bị người dân vây bắt quả tang cùng phương tiện gây án. Riêng Long, Kiệt và Tú nhanh chân chạy thoát. Sợi dây chuyền của nạn nhân không thu hồi được.
Được biết, trước đó vào tháng 9/2010, Lê Văn Của cũng đã từng bị TAND TP.HCM xử phạt 3,5 năm tù cũng về tội “cướp giật tài sản”. Đến tháng 5/2012, chấp hành xong hình phạt, Của tiếp tục tái phạm nguy hiểm và gây ra vụ án trên.
Cuối phiên xử, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Lê Văn Của mức án 16 năm tù, về tội “cướp giật tài sản” thuộc trường hợp “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người”.
Viet Bao.vn (Theo An ninh Thủ đô >>>)
Nhận xét
Đăng nhận xét