BẠN BIẾT CHƯA? 38
(ĐC sưu tầm trên NET)
Những vũ khí huyền thoại của Samurai thời xưa
Tiết lộ sự thật giật mình về đàn ông thời Trung cổ
Cụm từ Thời kỳ đen tối do
con người hiện đại đặt ra khi nói về thời kỳ suy thoái văn hóa và kinh
tế so với thời kỳ trước và sau đó. Người đầu tiên sử dụng cụm từ Thời kỳ
đen tối là Petrarch vào những năm 1330. Petrarch đã sống trong khoảng
thời gian mà ngày nay chúng ta gọi là Thời kỳ đen tối. Một số người lầm
tưởng rằng thuật ngữ Thời kỳ đen tối là dùng để miêu tả sự tối tăm của
bầu trời. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ sai lầm về thời trung cổ và đặc biệt là đàn ông thời Trung cổ. Thực chất, thuật ngữ Thời kỳ đen tối dùng để chỉ một giai đoạn lịch sử đầy hỗn loạn sau khi đế chế La Mã sụp đổ.
Người Trung cổ lầm tưởng Trái đất phẳng.
Vào thời Trung Cổ, nhiều người tin rằng Trái Đất là một mặt phẳng. Hơn
nữa, họ còn không tin Trái Đất nằm giữa trung tâm vũ trụ. Thực tế, một
số người thời kỳ này đã chứng minh Trái đất hình tròn, nằm giữa trung
tâm vũ trụ.
Phụ nữ thường xuyên bị đánh đập, đàn áp. Phụ nữ thời Trung cổ
thường xuyên bị đánh đập là một quan điểm sai lầm. Đàn ông thời này rất
ga-lăng, họ đối xử với phụ nữ vô cùng lịch sự và trang trọng.
Thời kỳ Trung cổ, bạo lực
diễn ra thường xuyên. Quan niệm bạo lực xảy ra mọi lúc, mọi nơi vào thời
Trung cổ là một ý nghĩ sai lầm. Không phải lúc nào cũng xảy ra xung
đột, chiến tranh và giết người. Thêm vào đó, các chuyên gia cũng không
tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho thấy thời kỳ Trung cổ xảy ra tình
trạng bạo lực đẫm máu, ác liệt hơn so với những giai đoạn lịch sử khác.
Sẽ là sai lầm khi cho rằng người Trung cổ không bao giờ tắm giặt. Người
dân thời kỳ này vô cùng chú trọng đến vấn đề vệ sinh cá nhân. Thậm chí,
họ còn có cả một cụm từ tiếng Latin về vấn đề này: “Venari, ludere,
lavari, bibere" có nghĩa là “Đi săn, chơi bời, tắm rửa, uống rượu, vậy
mới là sống!”.
Nông dân thời Trung cổ suốt
ngày cắm đầu vào công việc là một lầm tưởng khác về thời kỳ lịch sử này.
Trên thực tế, ngoài công việc đồng áng, nông dân còn có nhiều hoạt động
vui chơi giải trí như chơi cờ.
Nhiều người cho rằng, thời
Trung cổ thiếu thốn thực phẩm nên nhiều người chết vì đói. Tuy nhiên,
trên thực tế người dân thời kỳ này có thực đơn ăn uống khá đầy đủ chất
dinh dưỡng. Ở một số thời điểm, nạn đói xảy ra không chỉ ở thời Trung cổ
mà ngày nay con người cũng phải đối mặt với vấn đề này.
5 phát minh vũ khí tuyệt đỉnh thời Trung cổ
1. Thuốc súng phát minh vào
khoảng thế kỷ 9. Đây có lẽ là phát minh quan trọng nhất trong lịch sử vũ
khí thời Trung cổ. Việc phát minh ra thuốc súng đã tạo ra bước ngoặt
lớn trong chiến tranh. Đây là một trong số những phát minh vũ khí đỉnh cao thời Trung cổ.
Trung Quốc đã phát minh ra thuốc súng. Vào thời điểm đó, đạo giáo đã cố gắng tạo ra một loại thuốc bất tử. Tuy nhiên, thay vào đó họ lại phát minh ra một lo
2. Máy bắn đá
phát minh vào khoảng thế kỷ 12. Loại vũ khí này hoạt động hiệu quả
trong các cuộc vây hãm, công phá tường thành, pháo đài. Máy bắn đá có
thể phóng loạt vũ khí như đá hay các vật nặng có trọng lượng gần 160 kg.
Cùng với thuốc súng, máy bắn
đá đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh, đặc biệt là các cuộc vây
hãm thời Trung cổ.
3. Kiếm dài ra đời vào
khoảng năm 1260. Đây là một vũ khí mang tính biểu tượng thời Trung cổ.
Điểm đặc biệt của kiếm dài là chuôi kiếm được thiết kế khá dài nên người
dùng có thể dùng lực của hai tay, tăng sức mạnh của các lần tấn công.
Các hiệp sĩ thời Trung cổ
thường mang bên mình những thanh kiếm dài và trở thành biểu tượng một
thời.
4. Giáo mác xuất hiện vào
khoảng thế kỷ 13. Loại vũ khí này thường được lực lượng bộ binh sử dụng.
Những chiếc giáo này thường dài khoảng 5,5m.
Binh sĩ châu Âu đã sử dụng
loại vũ khí này từ khoảng năm 1700. Người ta sử dụng giáo trong phòng vệ
lẫn tấn công, kết hợp với cận chiến và dùng những vũ khí khác.
5. Người xưa phát minh ra
yên ngựa vào khoảng thế kỷ 11. Tuy nhiên, một số bằng chứng chỉ ra rằng,
yên ngựa được sử dụng từ rất sớm, khoảng năm 4000 TCN hay từ thời điểm
con người thuần hóa ngựa.
Những vũ khí kỳ lạ thời trung cổ (1)
Súng phun lửa, máy ném đá, động vật chết... là những vũ khí kỳ lạ, độc đáo thời trung cổ, có khả năng sát thương cao.- Lá
chắn kết hợp với súng được sử dụng để ngăn không bị trúng đạn. Loại vũ
khí này được cho là dùng để bảo vệ sự an toàn tính mạng của vua Henry
VIII. Tấm lá chắn này bằng gỗ và ở giữa có gắn một lỗ là khẩu súng lục.
- Thanh
kiếm độc đáo với răng nhọn hai bên dùng để tóm gọn thanh kiếm của đối
phương. Chỉ cần người dùng nó ra tay với cú đánh nhẹ cũng khiến cho vũ
khí của đối phương bị chia làm đôi.
- Thanh
kiếm 3 mũi thường được những người đánh kiếm thời trung cổ sử dụng. Nó
được thiết kế đặc biệt: bình thường nó chỉ có một mũi kiếm duy nhất
nhưng khi ấn nút, hai lưỡi kiếm hai bên sẽ được mở ra.
- Vũ
khí này được gọi là ngôi sao buổi sáng và nông dân thường xuyên sử dụng
nó. Loại vũ khí này có rất nhiều phiên bản cải tiến khác nhau và sức
mạnh của nó ngày càng được tăng lên.
- Máy
ném đá Trebuchet khổng lồ thời trung cổ có khả năng phóng những tảng đá
nặng tới khu vực cách xa đó hơn 800m. Những cỗ máy ném đá này thường
được sử dụng để tấn công tường thành kiên cố của các lâu đài, pháo
đài...
- Động
vật chết cũng được người dân thời trung cổ sử dụng làm vũ khí tấn công
kẻ thù. Họ thường sử dụng chúng để lây lan mầm bệnh vào doanh trại đối
phương.
- Mỗi
bánh xe được trang bị vũ khí hái để tăng độ sát thương đối với quân
địch. Nó thường được sử dụng để phá thế bao vây của quân địch tập trung ở
một chỗ thành hai phía.
- Dao
ném Hunga Munga là vũ khí phổ biến được các bộ lạc châu Phi sử dụng.
Phương pháp ném loại vũ khí này khá giống với lúc ném boomerang. Khi
người ta ném nó, vũ khí này sẽ tự quay trở về và gây ra thương tổn
nghiêm trọng đối với mục tiêu.
- Nỏ là vũ khí phổ biến thời trung cổ, với tầm bắn chính xác lên tới 500m.
- Chông sắt 4 mũi là vũ khí được rải khắp đường với mục đích làm chậm hành trình lực lượng kỵ binh của quân địch.
- Súng thần công cỡ nhỏ gần giống súng trường ngày nay thường được các kỵ sĩ thời trung cổ sử dụng.
- Súng
phun lửa dùng để thiêu rụi một con tàu ngoài biển khơi được mô tả trong
một bức tranh cổ. Nó thường được chế tạo như balô lính thời hiện đại
được đeo sau lưng và có vòi phun cầm tay.
Những vũ khí kỳ lạ thời trung cổ (2)
Móng vuốt Archimedes, Man Catcher, mũi tên lửa, phi tiêu... là những vũ khí dị thường thời trung cổ.- Dầu
sôi. Khi những kẻ xâm lược cố gắng công phá tường thành hay lâu đài,
những người bảo vệ thành đã sử dụng dầu ăn trong bếp làm vũ khí thiêu
đốt kẻ thù.
- Lao.
Mặc dù loại vũ khí này không phát huy được tác dụng trong lúc cận chiến
nhưng khi một nhóm binh sĩ dùng lao chiến đấu cùng nhau sẽ có thể đánh
tan vòng vây của lực lượng bộ binh và kỵ binh thuộc quân địch một cách
dễ dàng.
- Cung
dài. Thỉnh thoảng, người trung cổ làm những chiếc cung dài có kích
thước gần 2m. Do đó, nó đòi hỏi người sử dụng phải có sức mạnh vượt trội
mới có thể giương cung. Nó thường được sử dụng trong trường hợp muốn
bắn nhiều mũi tên cùng một lúc.
- Kiếm.
Đây là loại vũ khí mà lực lượng kỵ binh và các hiệp sĩ thường xuyên sử
dụng. Nó có khả năng gây ra thương tổn nghiêm trọng đến chân, tay của
mục tiêu.
- Búa là một trong những vũ khí kỳ lạ, độc đáo thời trung cổ.
- Trục
phá thành. Vào thời trung cổ, loại vũ khí thường xuyên được sử dụng để
công phá cổng thành, lâu đài. Thỉnh thoảng, đầu của trục phá thành được
bôi thêm dầu sôi.
- Vào
thời trung cổ, người dân đã phát minh ra thuốc nổ Hellburner. Những
người sử dụng loại vũ khí này thường không toàn mạng, giống như đánh bom
tự sát ngày nay.
- Man
Catcher là một loại vũ khí được người châu Âu sử dụng vào cuối thế kỷ
XVIII. Nó có các đầu nhọn ở bên trong và có thể khiến đầu một người đàn
ông mắc kẹt trong đó. Vũ khí này còn được dùng để kéo những người đàn
ông ra khỏi lưng ngựa. Người trung cổ thường sử dụng nó để bắt những
người thuộc tầng lớp quý tộc với mục đích đòi tiền chuộc.
- Móng
vuốt Archimedes được thiết kế để bảo vệ thành phố Syracuse, Carthage.
Khi những con tàu La Mã đến quá gần thành phố này, người ta sẽ sử dụng
móng vuốt Archimedes để nhấc bổng tàu thuyền lên khỏi mặt nước rồi thả
nó xuống khiến thuyền bị lật úp.
- Phi
tiêu là một trong những vũ khí có kích thước nhỏ nhưng lại có khả năng
sát thương cực lớn. Người Nhật Bản đã sử dụng loại vũ khí này từ thời
trung cổ.
- Mũi
tên lửa. Khi giao chiến với quân địch, một số bên đã châm lửa vào đầu
mũi tên rồi bắn về phía doanh trại đối phương để thiêu rụi cơ sở vật
chất của họ.
- Vào
thời trung cổ, người ta dùng cả tử thi của con người làm vũ khí giết
giặc. Những xác chết được thả xuống sông với mục đích gây ô nhiễm, lan
truyền mầm bệnh vào nguồn nước. Nó sẽ khiến quân địch bị bạo bệnh dẫn
đến tinh thần chiến đấu sa sút, thậm chí là tử vong với số lượng lớn.
- Lá chắn kết hợp với những con dao nhỏ dùng trong lúc chiến đấu tay đôi.
Việt Báo (Theo_Kiến Thức )
10 vũ khí khác thường trong lịch sử nhân loại
(Kienthuc.net.vn) - Dao ném Kpinga, “bàn tay sắt” Zhua, Macuahuitl… là
những vũ khí có hình dáng lạ thường nhưng khả năng sát thương lại vô
cùng khủng khiếp.
Macuahuitl là một vũ khí có hình dáng giống thanh kiếm gỗ. Hai mặt của
nó được làm từ một viên đá thủy tinh núi lửa. Nó có chiều dài từ 0,9 m-
1,2m, rộng 0,072m. Do vũ khí này không có đầu nhọn nên nó thường không
được sử dụng để đâm đối phương. Nhưng do thiết kế hai bên sườn sắc nhọn
nên nó có khả năng gây ra những vết thương sâu khi tấn công kẻ thù.
Kpinga là một con dao ném có nhiều cánh của người Azande sống tại
Nubia. Loại vũ khí này có 3 hình dạng khác nhau. Nó do gia tộc Avongara
hùng mạnh sản xuất và thường được các chiến binh sử dụng. Dao ném Kpinga
còn được gọi là Hunga Munga. Loại dao ném này có chiều dài gần 26 cm.
Kiếm Pinuti là một vũ khí khác thường của Visayas, Philippines. Ban
đầu, vũ khí này được sử dụng như một dụng cụ nông nghiệp. Lưỡi kiếm
thường dài khoảng 41 - 45,7 cm. Trong các hoạt động nông nghiệp, nó
thường bị hoen gỉ do tiếp xúc với chất lỏng của thực vật và động vật.
Khi nông dân dùng nó để chiến đấu, lưỡi kiếm sẽ được đánh bóng sạch sẽ,
mài sắc và sáng bóng như những thanh kiếm.
Emeici là một loại vũ khí truyền thống của Trung Quốc. Nó được sử dụng
để đâm đối phương. Theo thiết kế, nó gồm hai thanh kim loại có đầu nhọn,
phía trên gắn thêm một chiếc nhẫn có thể tháo rời và đeo ở ngón tay
giữa. Loại vũ khí khác thường này có nguồn gốc từ núi Nga Mi. Ngày nay,
những người theo học môn võ thuật wu shu vẫn sử dụng loại vũ khí kỳ lạ
này.
Chu Ko Nu là một vũ khí của người Trung Quốc. Nó được coi là tổ tiên
của súng trường tự động. Chu Ko Nu có hình dáng của một cây cung và sử
dụng đạn để bắn. Loại vũ khí này có tầm bắn tốt và khả năng nạp đạn
trong thời gian ngắn. Lần cuối cùng nó được sử dụng là trong cuộc chiến
tranh Trung-Nhật năm 1894-1895.
Scissor là một loại vũ khí của các đấu sĩ La Mã. Nó có nghĩa là "máy
cắt, dao pha”. Vũ khí này được các võ sĩ giác đấu sử dụng để bảo vệ cánh
tay của mình cũng như ngăn chặn cú đánh phản công của đối thủ một cách
nhanh chóng và hiệu quả. Mặc dù Scissor có hình dáng tương đối nhỏ nhưng
loại vũ khí này có thể gây ra một vết thương nghiêm trọng cho kẻ thù.
Katar có nguồn gốc từ Tamil Nadu, Ấn Độ. Nó là một loại dao có điểm đặc
trưng là tay ngang kẹp hình chữ H và có tới 3 lưỡi dao có thể chuyển
động nhập làm 1 hoặc tách ra, tấn công kẻ thù theo 3 hướng. Loại vũ khí
này phổ biến ở khu vực Nam Á và Ấn Độ. Nó cũng được sử dụng trong các
nghi lễ thờ cúng.
“Man Catcher” là một loại vũ khí cổ xưa được người châu Âu sử dụng vào
cuối thế kỷ XVIII. Nó được thiết kế có các đầu nhọn ở bên trong và có
thể khiến đầu một người đàn ông mắc kẹt trong đó. Nó được sử dụng để kéo
những người đàn ông ra khỏi lưng ngựa.
“Bàn tay sắt” Zhua là một vũ khí khác thường của người Trung Quốc. Loại
vũ khí này có hình bàn tay người và các móng vuốt sắc nhọn có khả năng
đâm xuyên hay cào xé da thịt con người.
Bagh Nakh là một vũ khí có hình móng vuốt của người Ấn Độ, được sử dụng
trong những năm 1700 - 1800. Cụm từ bagh nakh trong tiếng Hindi có
nghĩa là móng vuốt hổ. Nó được thiết kế để làm tổn thương da và cơ của
đối phương. Nó được người dùng đeo vào bàn tay. Mỗi móng vuốt được làm
theo đúng vị trí của bàn tay để tấn công đối phương. Hoàng đế Maratha
Shivaji đã dùng nó để đánh bại Tướng Afzal Khan của Bijapur. Sau này,
các cô gái ở Bengal, Ấn Độ bắt đầu mang một vũ khí bén nhọn giống như
bagh nakh khi đi học để bảo vệ bản thân.
Trong ảnh là cán của
thanh kiếm Tachi. Loại kiếm này có niên đại từ năm 1861, được dùng trong
tầng lớp võ sĩ Samurai trẻ, có địa vị cao trong xã hội Nhật Bản. Thanh
kiếm trên giá đỡ hiện được trưng bày trong bảo tàng Royal Ontario tại
Toronto, Canada.
Giá khung cho kiếm Tachi làm từ gỗ đã quét sơn, trang trí bằng vàng
và đồ gá lắp bằng bạc. Loại giá này dành riêng cho những Samurai tương
đối giàu có và địa vị cao trong xã hội. Trước năm 1861, nhiều Samurai
phải sống vất vả với mức lương cố định bèo bọt, thậm chí phải vay nợ để
duy trì cuộc sống thường ngày.
Áo giáp của các võ sĩ
Samurai thế kỉ 19 bao gồm: một “mempo”, một mặt nạ sắt được trang trí
như trong ảnh. Bộ áo giáp được trưng bày tại bảo tàng Royal Ontario
thuộc Toronto, Cananda.
Các nhà nghiên cứu của bảo tàng Royal Ontario phân tích rằng, áo
giáp của các võ sĩ đạo Nhật Bản trong thế kỉ 19 được làm bằng sắt phun
sơn, dây buộc lụa, vải da hoẵng và đồng đỏ mạ vàng chạm khắc. Áo giáp
được trang trí kì công và nhiều màu sắc
Trong thế kỉ 19, áo giáp của các võ sĩ đạo vẫn là thứ vũ khí bảo vệ
toàn thân, gồm cả tay, hông và chân vô cùng hiệu quả nhờ trang bị cả
găng tay và ủng.
Bức tranh được chụp vào thời điểm những năm 1860 mô tả một võ sĩ Samurai trong chiếc áo giáp và thanh kiếm
Trong thế kỉ 19, những chiếc mũ sắt mà các Samurai đội được sáng tạo
theo nhiều kiểu. Chiếc mũ sắt trong ảnh được làm từ sắt và tạo hình
trên mũ mô tả khuôn mặt yêu tinh ăn thịt người (theo phân tích của các
nhà nghiên cứu ở bảo tàng Royal Ontario).
Chiếc mũ sắt này được
chế tạo vào những năm 1790 và được làm bằng sắt quét sơn và gỗ, dây buộc
lụa, giá đỡ bằng đồng mạ vàng. Những chiếc mũ được chế tạo cẩn thận
công phu mỗi khi Samurai tham gia các cuộc chiến.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, các võ sĩ đạo Samurai mới được mang
kiếm dài còn các thương nhân chỉ được phép mang dao găm và kiếm ngắn
được trang trí cầu kì, lãng phí
Bàn đạp (ở yên ngựa) dùng để leo lên ngựa. Theo các nhà nghiên cứu,
bàn đạp này được chế tạo vào năm 1852 và được trang trí với vàng maki-e.
Trước thế kỉ 19, vũ khí sử dụng bột súng được dùng ở Nhật Bản trong
hơn 2 thế kỉ. Người dùng vũ khí này bao gồm cả những võ sĩ đạo. Súng lục
ngắn này được chế tạo giữa thế kỉ 19, hiện được bảo quản tại Viện bảo
tàng Royal Ontario.
Trong suốt cuộc chiến tranh Boshin từ năm 1868 - 1869, các võ sĩ
chống lại quân Tokugawa Shogunate để phục hồi đế chế mang lại toàn quyền
chính trị với hi vọng đế chế này sẽ trục xuất những người nước ngoài ra
khỏi Nhật Bản. Trong ảnh là các võ sĩ Samurai chiến đấu cho đế chế
trong chiến tranh Boshin.
Huyền thoại về 47 Samurai trả thù và tự tử tập thể |
Cập nhật lúc 05h30' ngày 28/09
|
Lòng trung thành, sự dũng cảm của 47 Samurai đã thể hiện niềm tự hào tinh thần võ sĩ đạo của dân tộc Nhật Bản.
Samurai là niềm tự hào của cả dân tộc
Nhật Bản. Tài năng, sự dũng cảm và lòng trung thành của họ là điều không
phải bàn cãi. Dưới đây là một trong nhiều câu chuyện hay nhất nói về
những phẩm chất ấy của họ - câu chuyện về 47 lãng nhân, một huyền thoại
quốc gia của xứ sở hoa anh đào…
Khởi nguồn của tấn bi kịch
Câu chuyện khởi nguồn vào năm 1701 tại
Nhật Bản dưới sự cai quản về hình thức của Thiên hoàng ở Kyoto nhưng
thực quyền thuộc về đại tướng quân (Shogun) Tokugawa Tsunayoshi tại Edo.
Để tỏ ý kính trọng Thiên hoàng, Tokugawa
hàng năm dâng tặng cống vật tới Kyoto vào dịp năm mới, đổi lại Thiên
hoàng cho khâm sai tới Edo. Năm đó, nhiệm vụ đón tiếp khâm sai được đại
tướng quân giao cho hai thân tín trẻ là Naganori Asano, chúa tỉnh Harima
và thành Ako cùng với Munehare Date, chúa tỉnh Sendai.
Chân dung lãnh chúa Asano Cái chết “oan” của vị lãnh chúa trẻ
Bước ngoặt câu chuyện tới khi Tokugawa
cử Yoshinaka Kira - một vị quan lớn tuổi tới để trợ giúp hai lãnh chúa
trẻ về lễ nghi đón tiếp. Thế nhưng Yoshinaka Kira lại là một tham quan
kiêu ngạo, đòi hỏi cả Asano và Date phải hối lộ cho ông ta những món quà
giá trị.
Vì họ không đáp ứng, Kira tỏ ra khó
chịu, thường xuyên lăng mạ và sỉ nhục cả hai. Date là người nổi giận
trước, suýt nữa đã định giết chết Kira. May sao, quân sư đã khuyên can
ông. Date sau đó đã hối lộ cho Kira một khoản cực lớn để ông ta đối xử
với mình tử tế.
Chân dung tham quan Kira - khởi nguồn của tấn bi kịch
Ngược lại, Asano không hề làm giống như
người bạn mình. Là một người cực kỳ trọng đạo đức, ông không chấp nhận
được hành động hối lộ mà Kira yêu cầu. Hệ quả là Kira xúc phạm Asano rất
nhiều lần, thậm chí còn gọi ông là “đồ con lợn”.
Asano chịu đựng điều này được trong 2
tháng. Cuối cùng, ngày 14/3 năm ấy, tại thành Edo, Asano đã dùng dao găm
tấn công Kira, nhưng chỉ làm ông ta bị thương ở mặt.
Vụ tấn công Kira của Asano ngay trong thành Edo
Vào thời kỳ đó, hành động của Asano bị
khép vào trọng tội: tấn công quan của đại tướng quân ngay ở thành Edo.
Asano buộc phải thực hiện nghi lễ tự sát Seppuku, bị tịch thu tài sản,
gia tộc bị truất quyền thừa kế và 321 Samurai dưới trướng ông trở thành
“lãng nhân” (Ronin - Samurai mất chủ, con người trôi dạt). Trong khi đó,
tham quan Kira vẫn nhởn nhơ, không bị xử tội gì.
Bia đá tưởng niệm nơi diễn ra vụ tấn công Kế hoạch báo thù và tâm nguyện được hoàn thành
Những người thân tín, nhất là các
Samurai vô cùng bất bình vì cái chết oan của chủ nhân mình. 321 Samurai
trở thành Ronin (lãng nhân) nhưng có 60 người còn lại kiên quyết chống
lại, lên một kế hoạch trả thù cho chủ nhân của mình. Người đứng đầu kế
hoạch là Oishi Kuranosuke - nguyên trưởng quân sư của Asano quá cố.
Oishi Kuranosuke - chỉ huy nhóm 47 lãng nhân
Để tránh khỏi sự nghi ngờ của Kira và
vây cánh đồng minh, những lãng nhân này chia nhau ra, giả làm các thương
nhân, nhà sư, thậm chí là kẻ nghiện ngập để chờ thời cơ trả thù cho chủ
tướng Asano năm xưa.
Sau hai năm, thời cơ đã tới với các lãng
nhân. Trong số 60 người, Oishi Kuranosuke chỉ cho phép 46 người cùng
với mình tấn công vào dinh thự của Kira. Đêm ngày 14/12/1702, 47 lãng
nhân đột nhập vào nhà riêng của viên tham quan.
Cuộc tấn công diễn ra vào một đêm nhiều tuyết và vô cùng ác liệt
Trong vòng 1,5 giờ đồng hồ, 47 lãng nhân
đã đánh bại 61 vệ sĩ của Kira mà không hề bị thương một vết nhỏ nào. Họ
bắt được Kira khi đang trốn trong một ngôi nhà phụ.
Kết quả, phần thắng thuộc về các lãng nhân
Nhóm lãng nhân yêu cầu Kira thực hiện
nghi lễ Seppuku nhưng ông ta không chịu. Kết quả là y bị các lãng nhân
chặt đầu, mang tới mộ của Asano để tế lễ. Trên đường đi, một lãng nhân
được lệnh phái tới Ako báo tin kế hoạch trả thù đã thành công.
Nhóm lãng nhân được người dân vô cùng yêu quý, nể phục
Trong lúc nhóm Samurai "bị mất chủ"
đem thủ cấp của Kira tới bái tế vong hồn lãnh chúa Asano, câu chuyện về
cuộc trả thù của họ nhanh chóng được lan truyền. Người dân ca ngợi họ
vì lòng trung thành, sự dũng cảm và tinh thần võ sĩ đạo. Thậm chí nhiều
người còn mời nhóm lãng nhân nghỉ ngơi, uống nước trước khi tiếp tục
hành trình.
Và cái chết thương tâm…
Khi tới Tuyền Nhạc Tự - nơi chôn cất
lãnh chúa Asano, Oishi Kuranosuke tắm rửa sạch sẽ cho thủ cấp của Kira,
sau đó bái tế chủ soái cũ. Hành động của nhóm 47 lãng nhân tới tai
Tokugawa.
Ông cũng cảm phục hành động của họ nên
không biết phải xử trí ra sao. Cuối cùng, sau 47 ngày suy nghĩ, cân
nhắc, ông ban cho họ lệnh tự xử và miễn tội cho lãng nhân trẻ nhất
Terasaka Kichiemon - người đưa tin tới Ako.
Mộ của lãnh chúa quá cố Asano tại Tuyền Nhạc Tự
Sau cùng, 46 lãng nhân còn lại tự chia
thành 4 nhóm nhỏ, tất cả đồng loạt tự sát tại Tuyền Nhạc Tự, bên cạnh
bia mộ của chủ soái Asano. Sau đó, họ được chôn cất bên cạnh người chủ
cũ của mình. Về phần Terasaka, ông sống tới khoảng năm 1747 và sau khi
chết, cũng được đem tới chôn cạnh các chiến hữu năm xưa.
Mộ của 47 lãng nhân tại Tuyền Nhạc Tự
Từ đó, huyền thoại về 47 lãng nhân kết
thúc và trở thành một trong những câu chuyện nổi tiếng thể hiện niềm tự
hào tinh thần võ sĩ đạo của dân tộc Nhật Bản.
|
Nhận xét
Đăng nhận xét