BÍ ẨN KHẢO CỔ 34
(ĐC sưu tầm trên NET)
Những sự thật “kinh thiên động địa” về vua Ai Cập |
Cập nhật lúc 05h38' ngày 04/07
|
Vua Ai Cập cổ đại Tutankhamun đã để lại lời nguyền chết chóc hay ông chết vì bị ám sát… thực chất chỉ là trò lừa bịp.
Vào buổi sáng 90 năm trước, nhà khảo cổ
học người Anh Howard Carter cùng với huân tước Carnarvon đã mở dấu niêm
phong hầm mộ chôn cất xác ướp của vua Tutankhamun cùng với kho báu ở
Thung lũng các vị vua. Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ phát hiện
được lăng mộ của một vị vua Ai Cập còn khá nguyên vẹn. Bên cạnh xác ướp,
họ còn tìm thấy gần 5.000 hiện vật, trong đó có nhiều món đồ bằng vàng
ròng quý giá giúp con người tìm hiều kỹ hơn về lịch sử Ai Cập thời cổ
đại.
Vua Tutankhamun là vị Pharaoh trẻ nhất
và nổi tiếng nhất trong các vị hoàng đế Ai Cập. Ông là người đã trị vì
quốc gia trong khoảng thời gian 10 năm và qua đời khi đang độ tuổi thanh
xuân (19 tuổi). Loài người đã thêu dệt nên nhiều giai thoại, bí mật
thất thiệt về vị vua này. Dưới đây là một số bí mật về vua Tutankhamun
mà nhiều người có lẽ không biết:
1. Không hề tồn tại lời nguyền chết chóc
Nhà khảo cổ Carter mở dấu niêm phong
lăng mộ của vua Tutankhamun vào tháng 11/1922 dưới sự hỗ trợ tài chính
của lãnh chúa giàu có George Herbert - người đam mê về lịch sử Ai Cập cổ
đại. Kể từ đây, những tin đồn về lời nguyền và những cái chết kỳ lạ,
không rõ nguyên nhân của những người tham gia vào cuộc khai quật nơi an
nghỉ của Pharaoh vĩ đại bắt đầu xuất hiện.
Theo một số tài liệu, trong khi khám phá mộ của vua Tutankhamun, huân tước Carnarvon đã nhìn thấy một dòng chữ có nội dung: “Cái chết sẽ nhanh chóng đến với ngươi nếu kẻ nào dám xâm phạm sự thanh bình của hoàng đế...”.
Bốn tháng sau đó, lãnh chúa Herbert chết
vì bị muỗi cắn dẫn đến nhiễm trùng máu. Sau đó, huân tước Carnarvon
cũng qua đời. Cái chết cũng lần lượt đến với người em cùng cha khác mẹ
và cô nữ hộ lý của ông, tiếp đến là một tỷ phú Mỹ đã từng vào thăm hầm
mộ, người thợ chụp ản, vị bác sĩ đã chụp hình X-quang xác ướp của
Pharaoh, một người đồng nghiệp của ông tên là Arthur Meis (vốn cũng tham
gia khai quật hầm mộ) và vợ của huân tước là bà Almina. Hầu hết những
người tham gia quá trình khai quật đều chết một cách bí ẩn. Vì vậy,
người ta đồn đoán rằng, lời nguyền của vua Tutankhamun đã ứng nghiệm.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng cuối cùng
xác định được rằng dòng chữ khắc trong lăng mộ của vị vua này là do các
phóng viên “sáng tạo” ra câu chuyện đó. Lời nguyền chết chóc của
Tutankhamun cũng không hề tồn tại mà là hành động, âm mưu giết người của
một kẻ cuồng tín.
Trong cuốn sách của nhà sử học Mark
Benyon, một kẻ tôn thờ quỷ Satăng có tên Aleister Crowley chính là hung
thủ gây ra cái chết của 6 trong số 20 người khai quật mộ vua
Tutankhamun. Thậm chí, cảnh sát còn phát hiện ra hắn đang lên kế hoạch
thực hiện vụ giết người thứ 7 và làm cho mọi người tin rằng, lời nguyền
chết chóc của vua Tutankhamun là có thật.
Nhà sử học Benyon cho biết, Crowley
dường như bắt chước cách giết người của kẻ cuồng sát Jack Ripper. Thêm
vào đó, hắn tin rằng nếu bản thân giết càng nhiều người thì tội ác của
mình sẽ càng khó bị bại lộ.
Một nguyên nhân khác khiến tội ác của
Crowley không bị phát giác trong nhhiều năm là bởi mọi người đều tin vào
lời nguyền của xác ướp vua Ai Cập cổ đại và không hề nghĩ đến khả năng
họ bị sát hại.
2. Vua Tut qua đời có thể là do một tai nạn
Trong nhiều năm qua, không ít các học
giả suy đoán rằng cái chết đột ngột và đầy bí ẩn của vua Tutankhamun khi
đang ở tuổi 19 là do bị ám sát. Người ta cho rằng, ông bị sát thủ đánh
một cú chí mạng vào đầu dẫn đến tử vong.
Gần đây, các chuyên gia đã xác định rằng
vết nứt trong hộp sọ của vua Tut là một tai nạn trong quá trính ướp xác
hoặc do những người trong đoàn khảo cổ của ông Carter đã không cẩn thận
làm “hư” thi hài của vị vua trẻ tuổi này.
Vua Tutankhamun là một trong những vị Pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập thời cổ đại.
Năm 2005, một nghiên cứu chỉ ra rằng,
trước khi qua đời vua Tutankhamun đã bị gãy chân và nhiễm trùng do vết
thương không được xử lý triệt để. Theo một giả thuyết, vua Tut đã gặp
chấn thương ở chân do bị ngã ngựa trong một chuyến đi săn. Thêm vào đó,
các nhà khoa học đã tiến hành xét nghiệm DNA của xác ướp vào năm 2010 và
phát hiện ra vị hoàng đế này mắc bệnh sốt rét. Căn bệnh này có thể là
nguyên nhân làm trầm trọng thêm vết thương bị nhiễm trùng ở chân hoặc
khiến ông bị ngã ngựa. Người ta còn đưa ra giả thuyết rằng, một con hà
mã đã cắn hoàng đế khiến ông qua đời khi còn rất trẻ.
3. Vua Tutankhamun thay đổi lại những trật tự của vua cha
Trong thời gian cai trị, vua Tutankhamun
dường như không để xảy ra những biến cố lớn. Tuy nhiên, vị vua trẻ đã
tiến hành một cải cách mang ý nghĩa to lớn. Cha của ông là vua Akhenaten
được coi là thần Aten - vị thần quan trọng nhất của Ai Cập. Ông cũng là
người được dân chúng tôn thờ hơn so với các vị thần khác. Thêm vào đó,
vua Akhenaten cũng chuyển thủ đô Ai Cập từ Thebes đến một vùng đất mới ở
Aten. Nhưng kể từ khi lên ngai vàng, vua Tutankhamun được cho là người
đã làm đảo ngược những trật tự tôn giáo trong dân chúng. Cụ thể, vua trẻ
cho khôi phục lại việc thờ thần Amun chứ không thờ vua cha như trước
đây. Ông cũng ra lệnh chuyển thủ đô trở lại vùng đất kinh kỳ xưa là
Thebes. Ngoài ra, ông cũng thay đổi tên của mình từ Tutankhaten (cái tên
gắn liền với vị thần Aten) sang Tutankhamun (ý nghĩa của tên mới gắn
với vị thần Amun).
4. Vua Tutankhamun là sản phẩm của mối tình loạn luân?
Năm 2010, các nhà nghiên cứu thực hiện
phân tích ADN xác ướp này và cho ra kết quả rất sốc. Họ tin rằng, vị vua
trẻ vĩ đại của Ai Cập được sinh ra do mối quan hệ loạn luân (cùng huyết
thống) giữa pharaoh Akhenaten với một trong số những người chị em gái
của ông. Kết hôn cận huyết là một trong những truyền thống của hoàng gia
Ai Cập cổ đại. Vào thời kỳ đó, người ta cho rằng, họ là con cháu của
các vị thần và kết hôn với những thành viên trong gia đình là cách để
duy trì dòng máu tinh khiết, không bị pha tạp.
Các chuyên gia cho rằng, xu hướng kết
hôn cận huyết dẫn đến những đứa trẻ được sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc
khuyết tật bẩm sinh giống như bị hở hàm ếch...
Không chỉ được sinh ra trong mối quan hệ cận huyết, vua Tutankhamen cũng đã kết hôn với người chị gái của mình là Ankhesenamun.
5. Vua Tutankhamun được chôn cùng những người con chết yểu
Khi nhà khảo cổ Carter phát hiện ra lăng
mộ của vuaTutankhamun, ông nhìn thấy một căn phòng chứa đầy vàng bạc vô
giá như những bức tượng làm bằng vàng ròng, đồ trang sức dùng trong các
nghi lễ, những chiếc thuyền nhỏ thể hiện ước muốn về cuộc hành trình
đến Netherworld và một ngôi đền để chứa nội tạng ướp của Pharaoh. Thêm
vào đó, khu hầm mộ còn có hai quan tài nhỏ chứa hai xác chết trẻ con.
Sau khi kiểm tra DNA, các nhà khảo cổ
kinh ngạc phát hiện ra một trong hai xác chết đó là con gái chết yểu của
vua Tutankhamun. Xác ướp còn lại dường như cũng là con của vị vua này.
Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng, vị vua trẻ và người chị gái sinh
ra những đứa con từ mối quan hệ cận huyết nên chúng thường bị dị tật và
chết non.
|
Nhận xét
Đăng nhận xét