HIỆN THỰC KỲ ẢO 91

(ĐC sưu tầm trên NET)

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Cập nhật lúc 15h26' ngày 28/04
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra...
Con đường tơ lụa (The Silk Road) là một tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt một thời gian dài lịch sử. Nhờ có con đường tơ lụa, những vùng đất, nền văn hóa mới được tìm ra và là động lực cho sự phát triển của cả châu Á, châu Âu trên nhiều lĩnh vực.

Từ một con đường vĩ đại...

Con đường tơ lụa bắt đầu được hình thành từ thế kỷ thứ 2TCN, khi ấy Trương Kiên - một triều thần của Hán Vũ Đế đã nhận lệnh đi về phía Tây để liên minh với những quốc gia và dân tộc mới.
Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Con đường tơ lụa trải dài từ Á qua Âu được mô phỏng thời xưa
Cuộc hành trình của Trương Khiên không mang lại thêm mối quan hệ nào mới cho nhà Hán nhưng giúp ông có thêm nhiều kiến thức về nền văn hóa phương Tây, tuyến đường mới và đặt nền móng cho con đường tơ lụa.
Trong lịch sử, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc... đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa.
Từ đây, con đường tơ lụa phát triển với tốc độ chóng mặt, bắt nguồn từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh của Trung Quốc qua Mông Cổ, Ấn Độ, Kazkhstan, Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp…
Từ thế kỷ thứ VII, con đường tơ lụa trên biển ra đời bởi các thương gia Ả Rập. Sau đó, các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến Trung Quốc buôn bán qua đường biển với tốc độ nhanh, an toàn hơn.
Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

... những món hàng giá trị và kỳ lạ...

Gọi là con đường tơ lụa vì mặt hàng buôn bán chính và đầu tiên trên con đường huyền thoại chính là tơ lụa. Vào thế kỷ thứ 3 TCN, Trung Quốc đã tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa sớm nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, tơ lụa thời đó chỉ dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc ở Trung Quốc. Kể từ khi có con đường tơ lụa, các thương gia Trung Quốc quyết định đem sản phẩm này tới phương Tây.
Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Lụa một thời được coi là tiền tệ trên con đường này
Những bậc đế vương hay nhà quý tộc của La Mã rất thích lụa Trung Hoa. Họ mong muốn sở hữu thứ hàng này đến mức sẵn sàng đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương.
Nhận thấy lợi nhuận khổng lồ từ thị trường mới, các thương gia Trung Quốc tăng cường vận chuyển hàng hóa tới La Mã, Ai Cập. Đồng thời, người dân phương Tây cũng lên đường tới Trung Quốc để buôn bán và truyền bá tôn giáo.
Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Nô lệ cũng là một món hàng phổ biến trên con đường tơ lụa
Sau một thời gian, số lượng hàng hóa trên con đường tơ lụa ngày một đa dạng: từ đá quý, các loại gia vị, khoáng sản, thuốc… hay cả các loài động vật. Ngược lại, ngựa Ba Tư cũng trở thành món hàng giá trị và đắt đỏ mà các lái buôn thời bấy giờ trao đổi trên con đường tơ lụa.
Không chỉ các loài động vật, nô lệ cũng bị buôn bán dọc theo con đường tơ lụa. Họ hầu hết là những người dân thường vô tội bị bắt trong các cuộc chiến tranh, tội phạm hay nợ một món tiền lớn mà không thể trả.

... đến động lực phát triển các nền văn minh nhân loại

Không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thương, con đường tơ lụa còn tạo nên động lực để thúc đẩy khoa học phát triển trong thời kỳ này. Những cuộc buôn bán, thám hiểm giúp con người có cái nhìn mới về tự nhiên, địa lý, chính trị.
Thông qua con đường này, văn hóa các nước cùng nhiều tôn giáo được giao thoa khắp nơi. Ở các thành phố lớn trên con đường tơ lụa như Samarkand, ngoài kinh tế thì tôn giáo cũng là vấn đề rất đáng tự hào.
Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Rất nhiều nhà thờ, giáo đường Kitô giáo, Do Thái giáo, hay chùa chiền đều được dựng lên ở khắp nơi. Mọi tôn giáo đều được chấp nhận và tôn trọng trên con đường tơ lụa. Chính quan điểm thể hiện sự tiến bộ, tạo tiền đề cho các nền văn minh phát triển.
Con đường tơ lụa cũng là nơi để nhiều nhà thám hiểu viết nên tên tuổi của mình, điển hình nhất là Marco Polo (1254 - 1324). Ông là một người Ý, sống vào thế kỷ XIV và đã sử dụng con đường tơ lụa để khám phá nhiều vùng đất mới ở Trung Quốc. Marco thậm chí còn được vua Hốt Tất Liệt phong một chức quan. Khi trở về lại châu Âu, ông đem theo nhiều kiến thức cùng sản vật Trung Hoa.
Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Chân dung nhà thám hiểm Marco Polo
Tương truyền rằng, món mì Ý chính là mì của Trung Hoa được Marco Polo đem về Ý qua con đường tơ lụa. Sau này ông viết lại cuộc hành trình thú vị của mình trong cuốn sách "Marco Polo du ký" và trở thành một nhà thám hiểm vĩ đại của toàn nhân loại.

Sự suy tàn của con đường vĩ đại

Các cuộc chiến tranh liên miên cùng nạn đạo tặc, cướp phá khiến cho những đoàn người buôn bán luôn gặp nguy hiểm, con đường tơ lụa vĩ đại dần suy thoái.
Tuy nhiên sau khi đế quốc Nguyên Mông mở rộng bờ cõi ra khắp châu Á và châu Âu, công việc buôn bán nơi đây thịnh vượng trở lại. Nhưng chính con đường này vô tình lại phát tán dịch bệnh “Cái chết đen” ra khắp châu Âu và Trung Á trong năm 1348 - 1350. Căn bệnh này giết hại gần 60% dân số của châu Âu và tác động không nhỏ tới hoạt động của con đường tơ lụa.
Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Thành phố cổ heo hút người Samarkand
Cuối cùng con đường tơ lụa vĩ đại cũng tan rã vào thập niên 1400 bằng hàng loạt sự kiện đáng buồn. Tại Trung Quốc, nhà Minh lên nắm quyền đã khống chế con đường tơ lụa. Việc bắt nộp thuế cao đã khiến nhiều thương gia phải tìm đến con đường vận chuyển khác.
Sự phát triển của đế chế Ottoman khiến cho tuyến đường nối phương Tây và phương Đông bị chặn đứng. Con đường tơ lụa từ đây chìm vào dĩ vãng và những hào quang của nó cũng tiêu tan để lại nhiều thành phố cổ heo hút.

Ngắm kỳ quan Phật giáo trên con đường tơ lụa huyền thoại

Cập nhật lúc 14h33' ngày 12/05
Kỳ quan Phật giáo này gồm rất nhiều ngôi chùa xây dựng trong các hang động nhân tạo, được đào sâu vào vách núi sa thạch dựng đứng.

    Khám phá kỳ quan Phật giáo trên con đường tơ lụa huyền thoại

    Ngắm kỳ quan Phật giáo trên con đường tơ lụa huyền thoại
    Huyện tự trịnh Túc Nam, tỉnh Cam Túc của Trung Quốc là nơi lưu giữ một kỳ quan Phật giáo cổ xưa rất độc đáo bên con đường tơ lụa huyền thoại.
    Ngắm kỳ quan Phật giáo trên con đường tơ lụa huyền thoại
    Đó là hệ thống chùa chiền trong hang động mang tên Matisi, do tộc người Uygur xây dựng từ nhiều thế kỷ trước.
    Ngắm kỳ quan Phật giáo trên con đường tơ lụa huyền thoại
    Các ngôi chùa ở Matisi đều được xây dựng trong các hang động nhân tạo, được đào sâu vào vách núi sa thạch dựng đứng.
    Ngắm kỳ quan Phật giáo trên con đường tơ lụa huyền thoại
    Các công trình nối với nhau bằng các lối đi nằm trong lòng núi.
    Ngắm kỳ quan Phật giáo trên con đường tơ lụa huyền thoại
    Những hang động cổ xưa nhất ở nơi đây được khởi tạo vào khoảng thế kỷ thứ 5, 6.
    Ngắm kỳ quan Phật giáo trên con đường tơ lụa huyền thoại
    Không chỉ gây ấn tượng với địa thế hiểm trở, các ngôi chùa cổ ở Matisi còn được coi là những tác phẩm vô giá của nghệ thuật kiến trúc Yughur.
    Ngắm kỳ quan Phật giáo trên con đường tơ lụa huyền thoại
    Những ngôi chùa này là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Trung Hoa, nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng với bản sắc riêng của văn hóa Yughur.
    Ngắm kỳ quan Phật giáo trên con đường tơ lụa huyền thoại
    Nơi đây cũng có thể coi là một bảo tàng Phật giáo cổ với một hệ thống tượng phật, tranh tường, đồ thờ cúng... được lưu giữ rất tốt qua nhiều thế kỷ.

    Huyền thoại về 9 nữ thần Muses xinh đẹp

    Cập nhật lúc 15h22' ngày 12/08
    Những nữ thần Muses là 9 người phụ nữ trẻ xinh đẹp tượng trưng cho: khoa học, văn học và nghệ thuật. Họ chính là nguồn cảm hứng sáng tác trong các tư liệu thơ nhạc của văn hóa Hy Lạp cổ xưa. Họ còn được coi là hiện thân của tri thức và nghệ thuật, đặc biệt là ca vũ, âm nhạc và văn học.
    9 nữ thần Muses là con gái của thần Zeus (vua của các vị thần) và Mnemosyne (nữ thần ký ức). Cũng có truyền thuyết khác cho rằng họ là những nữ thần sinh ra từ 4 dòng suối Helicon chảy trên mặt đất, sau khi Pegasus, chú ngựa thần có cánh in dấu chân lên mặt đất và tạo ra những dòng chảy này.
    Những lĩnh vực nghệ thuật của 9 nữ thần Muses bao gồm: Âm nhạc, khoa học, triết học, toán học, địa lý, kịch và hội họa. Người ta tin rằng những nữ thần Muses có khả năng mang lại sự thành công và thịnh vượng cho con người.
    Huyền thoại về 9 nữ thần Muses xinh đẹp
    Mãi cho đến thời kỳ Phục hưng và phong trào nghệ thuật tân cổ điển, hình ảnh của 9 nữ thần Muses mới được chuẩn hóa và phổ biến rộng rãi. Họ bắt đầu xuất hiện thường xuyên trong những tác phẩm điêu khắc và hội họa. Mỗi nữ thần sẽ cầm một vật biểu trưng riêng gọi là biểu vật.
    Tín ngưỡng thờ 9 nữ thần Muses thường gắn liền với những thác nước hoặc suối. Trong các lễ thờ thần sẽ có những màn đọc thơ dài cùng các lễ cúng tế đặc biệt. Vào thế kỷ 18 người ta thậm chí còn tìm cách khôi phục những lễ cúng này nhưng không được và hiện nay chúng đã hoàn toàn mai một.

    Calliope

    Huyền thoại về 9 nữ thần Muses xinh đẹp
    Calliope là nữ thần thơ ca sử thi. Bà có hai người con là Orpheus và Linus. Bà là nữ thần trí tuệ và quyết đoán nhất, là nữ thần của tài diễn thuyết hùng biện. Bà thường cầm trong tay những biểu trưng như một bản ghi, một tờ giấy được cuộn tròn, một cuốn sách hoặc đang đội vương miện.

    Clio

    Huyền thoại về 9 nữ thần Muses xinh đẹp
    Clio là nữ thần Lịch sử. bà có một người con trai là Hyacinth. Bà thường cầm một cuộn giấy đang mở hoặc ngồi bên một chồng sách.

    Erato

    Huyền thoại về 9 nữ thần Muses xinh đẹp
    Erato là nữ thần Lời thơ, đặc biệt là những vần thơ về tình yêu hay chuyện ái ân nam nữ. Erato thường đội một vòng hoa kết từ hoa hồng và hoa sim, tay cầm đàn Cithara (đàn lyre) hoặc nắm một mũi tên vàng.

    Euterpe

    Huyền thoại về 9 nữ thần Muses xinh đẹp
    Euterpe trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Người mang lại niềm vui”, là nữ thần Âm nhạc có nhiệm vụ mua vui cho các thần trên núi Olympus. Bà là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch. Euterpe thường chơi một loại nhạc cụ tên là Aulos (sáo flute đôi).

    Melpomene

    Huyền thoại về 9 nữ thần Muses xinh đẹp
    Melpomene là Nữ thần Ca hát nhưng sau này trở thành Nữ thần của Bi kịch. Bà thường mang một chiếc mặt nạ đau thương, đi loại ủng mà các diễn viên kịch đóng vai bi thường sử dụng, một tay cầm dao hoặc kiếm còn tay kia giữ mặt nạ. Nếu muốn sáng tác ra những lời ca đẹp đẽ thì thần Melpomene sẽ là nguồn cảm hứng bất tận.

    Polymnia

    Huyền thoại về 9 nữ thần Muses xinh đẹp
    Là nữ thần của những vần thơ thần thánh, những bài thánh ca và những bài diễn thuyết. Bà có dáng đứng và khuôn mặt khá trầm ngâm với tư thế đang chống cằm.

    Terpsichore

    Huyền thoại về 9 nữ thần Muses xinh đẹp
    Được mệnh danh là Nữ thần ca vũ và nhạc kịch, Terpsichore thường được khắc họa với dáng đứng hoặc ngồi bên một cây đàn lyre.

    Thalia

    Huyền thoại về 9 nữ thần Muses xinh đẹp
    Thalia là nữ thần của những vần thơ hài hước. Bà thường đeo vòng hoa dây thường xuân, tay cầm mặt nạ hài hước và tay kia cầm một cây roi của những người chăn cừu.

    Urania

    Huyền thoại về 9 nữ thần Muses xinh đẹp
    Urania là Nữ thần của Thiên văn học và những tư liệu thiên văn học. Bà có tài đoán trước tương lai dựa vào vị trí của các vì sao. Bà được thừa hưởng năng lực và trí tuệ của thần Zeus cũng như vẻ đẹp và sự ấm áp của nữ thần Mnemosynes. Urania thường mặc một chiếc áo choàng thêu các vì sao, mắt hướng về phía Thiên Đàng và đứng bên một tinh cầu mà bà dùng một cây gậy chỉ vào.

    Nữ thần thứ 10

    Huyền thoại về 9 nữ thần Muses xinh đẹp
    Trong lịch sử sau này có thêm một nữ thần nữa là thần Sappho (Lesbos) được thần Plato phong danh. Hiện nay từ Sappho được dành tặng cho những nhà thơ nữ kiệt xuất nhất. Tiếc thay không còn tư liệu nào về cuộc đời của nữ thần Sappho được lưu truyền.

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    NGẬM SẦU (ĐL)

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH