BÍ ẨN LỊCH SỬ 101
(ĐC sưu tầm trên NET)
Kết luận bất ngờ về cái chết nhiều uẩn khúc của Bao Công
Trần Quỳnh | 18/09/2015 07:55
Cái chết nhiều uẩn khúc của Bao Công cho đến nay vẫn khiến hậu thế hoài nghi. Liệu đây có phải là một vụ thanh trừng nội bộ hay trả thù chính trị?
Những bí ẩn được hé lộ từ hai ngôi mộ hợp táng
Bao Chửng (thường gọi là Bao Công), tự là Hi Nhân, quê ở Lư Châu (nay thuộc An Huy – Trung Quốc).
Ông được mệnh danh là “thiết diện phán quan” thời Bắc Tống, cũng là một trong những vị “thần thám” nổi danh trong lịch sử Trung Quốc.
Mộ táng của Bao Chửng được phát hiện tại ngoại ô phía đông thành phố Hợp Phì (An Huy – Trung Quốc). Ngôi mộ đã hé mở nhiều bí mật về vị quan nổi tiếng này, đặc biệt là cái chết đầy bí ẩn của ông.
Văn bia trong mộ chí có ghi: “Tháng 5 năm Gia Hữu thứ bảy (1062) đột ngột phát bệnh trong khi đang làm việc nên phải hồi phủ. Hoàng thượng ban cho thuốc quý, đến ngày Tân Mùi thì không dậy được nữa.”
Các nguồn sử liệu cũng ghi lại: Từ khi Bao Công mắc bệnh cho tới lúc qua đời, vẻn vẹn chỉ có 13 ngày. Trong khoảng thời gian này, ông hoàn toàn điều trị bằng “thuốc quý Hoàng thượng ban cho”.
Sinh thời, Bao Công được mệnh danh là Bao Thanh Thiên, “thanh liêm, chấp pháp nghiêm chỉnh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình”. Vì lẽ đó mà trong cuộc đời làm quan, ông đã từng chém đầu nhiều tham quan, hoàng thân quốc thích phạm tội…
Có lẽ vì thế, cái chết có nhiều uẩn khúc của Bao Thanh Thiên cho đến nay vẫn khiến hậu thế phải hoài nghi, liệu đây có phải là một vụ “thanh trừng” nội bộ hay trả thù chính trị?
Thời gian gần đây, phòng Nghiên cứu Năng lượng vật lý cao thuộc viện Khoa học Trung Quốc đã phối hợp cùng bảo tàng An Huy để tiến hành nghiên cứu di cốt Bao Thanh Thiên nhằm tìm ra lời giải về cái chết bất ngờ của ông.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong xương của Bao Công ngoài hàm lượng thạch tín và chì thấp hơn bình thường, hàm lượng thủy ngân lại cao một cách bất thường.
Thạch tín, chu sa (chứa thủy ngân) được coi là những loại “kịch độc” thường được sử dụng ở Trung Quốc thời xưa. Cả hai loại độc dược này đều được tìm thấy trong di cốt của Bao Công.
Từ hàm lượng thạch tín thấp được phát hiện trong xương của Bao Chửng có thể loại trừ khả năng ông sử sử dụng thạch tín như một loại thuốc trước khi qua đời.
Trước đây, trong thời kỳ cổ đại, dù là chất “kịch độc” không mùi không vị khét tiếng trong lịch sử, nhưng thạch tín vẫn được dùng trong đông y như một loại thuốc để chữa bệnh.
Lý giải về việc trong di cốt phát hiện hàm lượng lớn thủy ngân, các nhà nghiên cứu đặt ra hai giả thuyết:
Thứ nhất: chu sa (chứa thủy ngân) có thể đã được dùng trong quan tài như một loại chất để lưu giữ thi thể. Rất có khả năng ở thời Bắc Tống, người ta đã sử dụng chu sa để “ướp xác”, vì thủy ngân có thể chống khuẩn và làm chậm quá trình ăn mòn xương.
Khả năng thứ hai là trước khi qua đời, Bao Chửng đã bị đầu độc bởi một hàm lượng lớn thuốc và đồ ăn có chứa thành phần cực độc này.
Kết quả kiểm tra phóng xạ cũng cho thấy: khả năng Bao Công dùng thạch tín để chữa bệnh trước khi qua đời có thể loại bỏ, song không thể loại trừ khả năng ông đã bị “đầu độc” bởi một hàm lượng nhỏ thủy ngân trong thức ăn và thuốc uống.
Tuy nhiên văn bia trong mộ chí lại ghi rõ trong 13 ngày lâm bệnh, Bao Chửng chỉ dùng “thuốc tốt do Hoàng thượng ban cho”.
Như vậy, nếu giả thuyết trên là thật, cái chết của Bao Công rất có thể là một cuộc thanh trừng nội bộ trong triều đình Bắc Tống, hoặc là một cuộc trả thù từ gia đình của một trong những tội nhân đã bị ông xử tử.
Đương thời, Bao Công từng xử
tử đến hơn 30 trọng thần, hoàng thân quốc thích, có thể điều này có
liên quan đến cái chết chóng vánh, chưa đầy hai tuần của ông.
Tháng 5 năm sau, Bao Chửng bị bệnh qua đời, “trong kinh thành từ quan đến dân, ai ai cũng đau buồn, tiếng thở dài từ phố lớn đến ngõ nhỏ đều nghe thấy”.
Sau khi qua đời, Bao Chửng được Nhân Tông truy phong là Lại bộ Thượng thư, còn được triều đình soạn thảo bộ “Tấu nghi” dài 15 tập để cáo tặng, sau này truyền lại cho hậu thế.
Cho tới ngày nay, việc Bao Thanh Thiên qua đời vì bệnh tật hay do hạ độc, vẫn còn là một bí ẩn chưa lời giải đáp.
theo Trí Thức Trẻ
(ĐC sưu tầm trên NET)Gia Cát Lượng đã bức mưu thần Bàng Thống vào “tử lộ” như thế nào?
Nguyễn Nhung | 16/09/2015 19:30
Đằng sau cái chết có tính toán từ trước của đại mưu thần Bàng Thống, có sự hiện diện của những lời đe dọa đến từ Gia Cát Lượng - người đã từng đích thân mời ông về phò tá cho Lưu Bị
Gia Cát Lượng và Bàng Thống đều là mưu sĩ hàng đầu trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, được mệnh danh là nhất “Long”, nhất “Phượng”.
Đại ẩn sĩ Tư Mã Huy từng tán dương rằng: "Nếu có được một trong hai người: Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phượng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể định hưng được thiên hạ".
Vậy tài trí của hai người có gì khác biệt? Lưu Bị đã từng sở hữu cả Long lẫn Phượng, cớ sao vẫn không thể có được thiên hạ?
Trong kỳ 3 cuốn “Bách Gia giảng đàm” có chủ đề “Vì sao Bàng Thống phải “tự sát”?” đã viết rằng: ai có thể ngờ rằng, đằng sau cái chết loạn tiễn xuyên tâm, máu chảy đầu rơi lại là cả 1 kế hoạch được Phượng Sồ dày công sắp đặt .
Chẳng hề nghi ngờ rằng, thời bấy giờ Bàng Thống là người duy nhất có đủ tài năng mở đường tới nước Thục, nhưng vào thời khắc quan trọng ông lại giao lại toàn bộ cho người có tài trí thấp hơn nhưng chí hướng cao hơn ông một bậc là Khổng Minh.
Gia Cát Lượng mời Bàng Thống, sau lại muốn phế Bàng Thống
Gia Cát Lượng và Bàng Thống.
Vừa không biết khuyên Lưu Bị giả nhân nghĩa, soán ngôi Lưu Chương như thế nào, lại không dám tái diễn "Xích Bích đại chiến" với Tây Xuyên, Gia Cát Lượng liền mượn cớ tới Đông Ngô viếng Chu Du để mời người tài giỏi hơn mình 1 bậc - Bàng Thống.
Về sau, một người trấn thủ Kinh Châu, một người tấn công Tây Xuyên, và cả 2 đều trở thành trợ thủ đắc lực cho Lưu Bị.
Quả thực, Bàng Thống tài năng hơn Khổng Minh.
Ông hiểu được rằng muốn chiếm được Kinh Châu, Lưu Bị phải diễn màn giả nhân nghĩa, vì còn phải mưu tính để lấy được thiện cảm của Lưu Chương về sau, nhưng khi đến chỗ Lưu Chương thì có thể hoàn toàn có thể lột bỏ mặt nạ, “bức vua thoái vị”.
Về văn, ông dễ dàng thuyết phục được Lưu Bị chỉ với 4 từ “nghịch thủ thuận thủ”. Về võ, ông chỉ dùng 2 mạt tướng mà Khổng Minh không muốn dùng là Hoàng Trung và Ngụy Diên đã có thể phá vòng vây ở Tây Xuyên.
Tuy nhiên, vào thời điểm chiến dịch Tây Xuyên sắp "đại công cáo thành" thì tình hình có chuyển biến, Khổng Minh đã gửi cho Bàng Thống một lá thư đe dọa.
Hành động này gần giống như việc trước đây Trình Dục lừa Từ Thứ, Trình Dục lợi dụng lòng hiếu thảo của Từ Thứ, uy hiếp mẹ Từ Thứ rồi kêu gọi Từ Thứ đầu hàng.
Còn Gia Cát Lượng thì lợi dụng lòng trung thành của Bàng Thống đối với Lưu Bị cũng như sự ưu ái của Lưu Bị đối với Bàng Thống để khiến Lưu Bị dao động, rồi diệt người đầy tớ trung thành.
Nhìn thấu Lưu Bị, Bàng Thống quyết lấy cái chết để giữ thanh danh
Vấn đề mâu thuẫn ý kiến giữa Ngọa Long - Phượng Sồ khiến Lưu Bị do dự. Một mặt, Lưu Bị rất quý trọng vị mưu thần tài năng Bàng Thống, mặt khác cũng vô cùng tin tưởng Gia Cát Lượng liệu sự như thần.
Để bảo toàn lực lượng, Lưu Bị đành phải quyết định lui về Kinh Châu.
Ngày hôm sau, để khuyên giải Bàng Thống, Lưu Bị nói với Bàng rằng: "Ta nằm mơ thấy vị thần cầm thiết bổng đánh vào tay phải ta, ngủ dậy vẫn thấy đau. Liệu có phải điềm dữ?”
Bàng Thống vốn dũng cảm, không tin chuyện thần ma, không chịu được lời nói yếu hèn, so tính thiệt hơn, ông đáp lại rằng: "Tráng sĩ ra trận, không chết mà bị thương là chuyện thường, chúa công hà tất phải đa nghi chuyện mộng mị?
Chúa công bị Khổng Minh mê hoặc. Người này cũng vì không muốn Thống độc thành đại công nên mới cố tình nói vậy khiến chúa công sinh lòng hoài nghi. Lòng hoài nghi thì sẽ thành mộng, chứ nào có điềm xấu gì?
Thống có máu chảy đầu rơi, vẫn giữ lòng này. Mong chúa công đừng nói gì thêm mà nên sớm quyết tiến binh".
Nói rất hay! Thứ nhất dũng, thứ hai trung, thứ ba duy vật, thứ tư không suy nghĩ như kẻ tiểu nhân tham công.
Tuy nhiên, khi Bàng Thống nói ra những lời khảng khái của mình, cũng là lúc lòng trung của ông đối với Lưu Bị đã mất dần đi, ông không còn muốn dốc sức vì Lưu Bị nữa.
Lưu Bị giờ đây không chỉ “ngu nhân, ngu nghĩa” mà còn “ngu tín”, không còn gì đáng để theo nữa.
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", các mưu sĩ thường rất ít khi nhắc đến cái chết trong lời thề của mình, một khi đã nhắc đến thì rất có thể người đó đã có động cơ hướng đến với cái chết.
Như khi bắc phạt, Quách Gia đã nói với Tào Tháo: "Tôi cảm tạ đại ân của Thừa tướng, có chết cũng không báo đáp hết được".
Bàng Thống cũng giống Quách Gia, cũng là trong lòng có ý “phản chủ”, song vẫn phải cố tỏ ra trung nghĩa. Hơn nữa, họ đều đặt tiền đồ của quốc gia lên trên sự sống cái chết cá nhân.
Dù Quách Gia không biết Lưu Bị là người như thế nào, nhưng chí ít ông có thể tin rằng tư tưởng tân Nho gia của Lưu Bị tốt hơn tân Pháp gia của Tào Tháo.
Bàng Thống cũng vậy, mặc dù ông không thể biết được Gia Cát Lượng sẽ làm những gì trong tương lai, nhưng chí ít ông có thể chắc chắn rằng Nho - Pháp kết hợp của Lượng cao hơn so với tân Nho gia của Lưu Bị, và có thể phát triển hơn trong tương lai.
Bàng Thống tự vạch ra kế hoạch tự sát cho mình vì nhìn thấu sự nhu nhược của Lưu Bị.
Thứ nhất, ông làm vậy nhằm bảo vệ danh dự của 1 nam tử hán.
Thà “da ngựa bọc thây” chứ không làm kẻ đào ngũ. Lẽ ra, khi đó Bàng Thống có thể chọn cách lui quân để bảo toàn tính mạng, nhưng ông không làm như vậy. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất trong tính cách của Bàng Thống và Lưu Bị.
Thứ hai, Bàng Thống vì không muốn ảnh hưởng đến Gia Cát Lượng nên đã đẩy nguyên nhân gây ra cái chết của mình về phía Lưu Bị.
Vì sao ngựa của ông “cưỡi đã lâu, chưa bao giờ như vậy” đột nhiên lại sa chân trước? Lẽ nào ông cũng bắt đầu hoài nghi, sợ chết rồi nên tâm trạng ảnh hưởng đến ngựa?
Không phải vậy! Bàng Thống biết được Lưu Bị mê tín, nên dựa vào sự quan tâm của Lưu Bị để ông đổi ngựa cho mình.
Bàng Thống sau khi cưỡi con bạch mã của Lưu Bị không những chết rất nhanh, mà còn có thể đổ hết sơ suất lên đầu Lưu Bị. Như vậy, chủ tướng cũng sẽ không thể trút giận sang Khổng Minh.
Thực ra việc Lưu Bị mơ thấy thần tiên đánh vào cánh tay cho thấy Lưu Bị đã có chút nghi ngờ Gia Cát Lượng, vì thần tiên trong lòng Lưu Bị chỉ có Khổng Minh mà thôi.
Thứ ba, Bàng Thống chọn chết tại đèo Lạc Phượng cũng là để an ủi Lưu Bị rằng: “số mệnh của ông đã tới lúc phải chết, Lưu cũng không nên quá tự trách mình".
Thứ tư, vì sao Bàng Thống nhắc đi nhắc lại rằng bức thư của Gia Cát Lượng là do đố kỵ? Vì sao ông lại hành quân trên con đường nhỏ, hiểm yếu mà đẩy Ngụy Diên ra tuyến đầu?
Bản thân “trói gà không chặt”, chỉ huy hậu quân vốn gặp nhiều nguy hiểm hơn nhằm mục đích gì? Tại sao lại không hành quân cùng Ngụy Diên trong khi điều này hoàn toàn có thể?
Rõ ràng, Bàng Thống muốn bày sơ hở này để chứng tỏ với Gia Cát Lượng rằng: Ông cam tâm tình nguyện nhường công, nhường địa vị cho Lượng, chứ không phải chết trong tay Lượng, càng không phải vì không biết mưu đồ hiểm ác của Lượng.
Từ đó có thể thấy rằng, Khổng Minh không phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong cái chết của Bàng Thống.
Nếu thực sự muốn tìm một nguyên nhân dẫn đến cái chết của mưu thần này thì đó chính là việc Khổng Minh đã bắn hỏa tiễn trước, đánh vào tâm lý Bàng Thống.
Việc này giúp Bàng Thống nhận ra rằng: không chỉ “ngu nhân, ngu nghĩa” mà Lưu Bị còn hèn nhát, “ngu tín”, điều đó càng làm cho ông quyết tâm từ bỏ phò Lưu Bị, “ngã theo tiếng súng”.
Không thể nghi ngờ gì rằng, Bàng Thống là người duy nhất có đủ tài năng mở đường tới nước Thục, nhưng vào thời khắc quan trọng ông lại giao lại toàn bộ cho người có tài trí thấp hơn, nhưng chí hướng cao hơn ông một bậc là Khổng Minh.
Phương pháp “số mệnh” của La Quán Trung thật tài tình, nhìn bề ngoài thì cuối cùng cả 2 cách lý giải về tinh tượng gần như đều ứng nghiệm, nhưng thực ra đều do con người điều khiển.
theo Trí Thức Trẻ
Thần thám Tống triều Bao Công tránh họa "tuyệt tự" như thế nào?
Trần Quỳnh | 16/09/2015 07:50
Đến tuổi lục tuần, đại thần Tống triều Bao Công mới có con trai nối dõi. Quá trình có được người con này, cho đến nay vẫn là điều ít người biết đến.
Người vợ bí ẩn được ghi trong gia phả
Gia phả của dòng họ Bao được truyền tới ngày nay có ghi: thê tử của Bao Chửng là một người phụ nữ họ Lý, hay gọi là “Lý thị”. Tuy nhiên việc phu nhân “Lý thị” có thực sự tồn tại hay không cho tới ngày nay vẫn là một điều bí ẩn.
Có rất nhiều ẩn số xung quanh năm sinh năm nhất của người này. Gia phổ họ Bao ghi rõ: “Lý thị sinh vào thời Hưng Quốc - Nhâm Thìn, mất vào năm Hàm Bình - Canh Thân.” Tuy nhiên ngay trong năm sinh năm mất của Lý thị đã xuất hiện nhiều nghi vấn.
“Thái Bình Hưng Quốc” là niên hiệu đầu tiên của Tống Thái Tông. Niên hiệu này chỉ được dùng trong vòng 9 năm, tức là từ năm 976 -984.
Trong thời gian này cũng không có năm nào là năm Nhâm Thìn. “Nhâm Thìn” là niên hiệu thứ tư dưới thời Thái Tông tại vị (còn gọi là Thuần Hóa), dùng trong khoảng ba năm (từ 990 – 994).
Còn “Hàm Bình” là niên hiệu đầu tiên của Tống Chân Tông, dùng trong 6 năm, (từ năm 998 đến năm 1003). Canh Thân là niên hiệu thứ 4 của Chân Tông (tên khác là Thiên Hi), dùng từ năm 1017 đến 1021.
Đối chiếu theo năm sinh năm mất của Lý thị trong gia phả, quả thực khó có thể xác định được tuổi tác chính xác của vị phu nhân này. Tuy nhiên làm một phép tính tương đối có thể thấy được Lý thị qua đời chỉ khi mới 28 tuổi.
Sau khi Lý thị qua đời, gia phả họ Bao cũng không ghi thêm bất kỳ thê thiếp nào của Bao Chửng. Nếu điều này là sự thật, thì Bao Thanh Thiên có lẽ đã phải chịu cảnh góa vợ tới…hàng chục năm!
Vị phu nhân tài đức vẹn toàn của Bao Công
Nếu ngôi mộ hợp táng của Bao Chửng và Đổng Thị không được khai quật,
có lẽ hậu thế sẽ không bao giờ được biết về “chuyện nhà” của vị thần
thám này.
Trước khi hai ngôi mộ được trên được tìm thấy, hậu thế đều tin rằng vị “Lý thị” là người vợ duy nhất của Bao Thanh Thiên, dù xung quanh vị phu nhân này vẫn tồn tại nhiều tranh cãi.
Tuy nhiên, sau khi hai ngôi mộ hợp táng trên được khai quật, giới khảo cổ phát hiện ra một sự thật không được bất kỳ sử liệu nào ghi lại: Bao Công có ba người vợ.
Theo đó, vợ cả của ông là “Trương thị”, vợ hai là “Đổng thị”, vợ ba là “Dắng Tôn thị”.
Theo đánh giả của nhiều nhà nghiên cứu hiện đại, sự nghiệp của Bao Thanh Thiên có nửa công lao thuộc về vị phu nhân tài đức vẹn toàn này.
Tuy nhiên sử sách và gia phả đều không ghi lại bất cứ thông tin nào về Đổng thị.
Theo sử liệu phát hiện từ mộ táng, Đổng thị xuất thân từ gia đình quan lại, thuở nhỏ có học chữ, lại hiểu biết lễ nghĩa. Bà thành hôn cùng Bao Chửng khi ông chưa làm quan.
Trước khi chồng lên kinh ứng thí, Đổng Thị từng nói: “Đại trượng phu phải dốc sức phò tá quân vương, trong nhà đã có thiếp chăm sóc song thân, thiếp sẽ phụng dưỡng như cha mẹ ruột, phu quân cứ an tâm đi thi.”
Nhờ vậy mà Bao Chửng an tâm lên đường ứng thí, sau này đỗ Tiến sĩ, được phong làm Tri huyện. Nhưng vì cha mẹ tuổi già đi lại khó khăn, ông quyết từ quan về phụng dưỡng song thân.
Vì chữ hiếu mà dứt bỏ quan trường, Bao Chửng không những không bị thê tử trách móc, mà còn được nàng thêm kính trọng. Đổng thị hiểu chồng mình “Trước tận hiếu, sau tận trung”, cũng vì thế mà càng thêm yêu kính phu quân.
11 năm sau, song thân phụ mẫu đều đã qua đời, Bao Chửng mới nhậm chức Tri huyện, bắt đầu con đường quan lộ một cách muộn màng.
Hơn mười năm vất vả ấy, Đổng thị là người luôn kề bên ông vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
Trong những năm tháng Bao Chửng làm quan, Đổng Thị không chỉ lo việc gia sự, mà còn giúp ông trong việc chính trị.
Bao Chửng trước mặt Nhân Tông thường can gián hết mực thẳng thắn, có lần đã vô tình làm nước miếng bắn lên “mặt rồng”. Dù Nhân Tông không trách phạt, nhưng ông lại vì đó mà không vui trong lòng.
Đổng thị biết chuyện, liền khuyên giải: “Chàng là vì quốc gia mà nói, dù Hoàng thượng có trách phạt, thiếp xin nguyện chịu phạt cùng chàng. Chỉ mong sau này chàng vẫn có thể vì quốc gia, vì bách tính mà chính trực thẳng thắn như vậy.”
Câu nói ấy không những giúp Bao Thanh Thiên vững tin vào lý tưởng công chính liêm minh của mình, mà cũng bộc lộ cái tài, cái tâm của Đổng thị.
Người phụ nữ cứu “Bao gia” khỏi tuyệt tự
Về vị tam phu nhân “Dắng Tôn thị”, chữ “Dắng” này có
thể hiểu là “của hồi môn bằng người”. Nói cách khác, tam phu nhân trước
là người hầu, sau lại sinh hạ con trai cho Bao Chửng nên được tôn làm
phu nhân.
Mộ táng còn ghi rõ rằng “con thừa tự” của Bao gia chính là do tam phu nhân Dắng Tôn thị sinh hạ.
Dắng Tôn thị ở Bao gia chăm chỉ làm việc, lại mang thai con của Bao Chửng, nhưng vì rào cản thân phận, cũng là tránh điều ra tiếng vào, nên được Bao Chửng gửi về nhà mẹ đẻ dưỡng thai.
Lúc này Bao Chửng đã 59 tuổi. Trước đó con gái do nhị phu nhân Đổng thị sinh đã được gả cho nhà họ Thôi có địa vị trong thành, tuy nhiên sau khi kết hôn 2 năm, vì yểu mệnh mà qua đời.
Lễ đại thọ 60 tuổi của Bao Chửng được tổ chức long trọng, vua Tống Nhân Tông cũng sai người gửi lễ vật. Khi ấy mọi người còn thấy tiếc nuối cho một kỳ tài mà lại không có con nối dõi.
Tuy nhiên lúc đó, Bao Chửng đã bế theo một bé trai đang tuổi tập nói, chính thức giới thiệu đó là con mình.
Khi mọi người hỏi ngọn ngành, Bao Chửng mới nói đây là con trai do tam phu nhân “Dắng Tôn thị” hạ sinh, được ông đặt tên là Bao Thụ.
Mộ phả cũng ghi rõ Bao Công có bốn người con: con trai cả Bao Ức yểu mệnh, hai con gái một gả cho “Thiểm Châu giáp thạch huyền chủ bộ vương hướng”, một gả cho “Quốc Tử Giám chủ bộ văn hiệu”.
Bao gia còn tồn tại đến ngày nay chính là nhờ con trai độc nhất của Bao Chửng – Bao Thụ.
Gia phả của dòng họ Bao được truyền tới ngày nay có ghi: thê tử của Bao Chửng là một người phụ nữ họ Lý, hay gọi là “Lý thị”. Tuy nhiên việc phu nhân “Lý thị” có thực sự tồn tại hay không cho tới ngày nay vẫn là một điều bí ẩn.
Có rất nhiều ẩn số xung quanh năm sinh năm nhất của người này. Gia phổ họ Bao ghi rõ: “Lý thị sinh vào thời Hưng Quốc - Nhâm Thìn, mất vào năm Hàm Bình - Canh Thân.” Tuy nhiên ngay trong năm sinh năm mất của Lý thị đã xuất hiện nhiều nghi vấn.
“Thái Bình Hưng Quốc” là niên hiệu đầu tiên của Tống Thái Tông. Niên hiệu này chỉ được dùng trong vòng 9 năm, tức là từ năm 976 -984.
Trong thời gian này cũng không có năm nào là năm Nhâm Thìn. “Nhâm Thìn” là niên hiệu thứ tư dưới thời Thái Tông tại vị (còn gọi là Thuần Hóa), dùng trong khoảng ba năm (từ 990 – 994).
Còn “Hàm Bình” là niên hiệu đầu tiên của Tống Chân Tông, dùng trong 6 năm, (từ năm 998 đến năm 1003). Canh Thân là niên hiệu thứ 4 của Chân Tông (tên khác là Thiên Hi), dùng từ năm 1017 đến 1021.
Đối chiếu theo năm sinh năm mất của Lý thị trong gia phả, quả thực khó có thể xác định được tuổi tác chính xác của vị phu nhân này. Tuy nhiên làm một phép tính tương đối có thể thấy được Lý thị qua đời chỉ khi mới 28 tuổi.
Sau khi Lý thị qua đời, gia phả họ Bao cũng không ghi thêm bất kỳ thê thiếp nào của Bao Chửng. Nếu điều này là sự thật, thì Bao Thanh Thiên có lẽ đã phải chịu cảnh góa vợ tới…hàng chục năm!
Vị phu nhân tài đức vẹn toàn của Bao Công
Đổng Thị được cho là người vợ đã hỗ trợ rất nhiều cho Bao Công trong sự nghiệp của ông.
Trước khi hai ngôi mộ được trên được tìm thấy, hậu thế đều tin rằng vị “Lý thị” là người vợ duy nhất của Bao Thanh Thiên, dù xung quanh vị phu nhân này vẫn tồn tại nhiều tranh cãi.
Tuy nhiên, sau khi hai ngôi mộ hợp táng trên được khai quật, giới khảo cổ phát hiện ra một sự thật không được bất kỳ sử liệu nào ghi lại: Bao Công có ba người vợ.
Theo đó, vợ cả của ông là “Trương thị”, vợ hai là “Đổng thị”, vợ ba là “Dắng Tôn thị”.
Theo đánh giả của nhiều nhà nghiên cứu hiện đại, sự nghiệp của Bao Thanh Thiên có nửa công lao thuộc về vị phu nhân tài đức vẹn toàn này.
Tuy nhiên sử sách và gia phả đều không ghi lại bất cứ thông tin nào về Đổng thị.
Theo sử liệu phát hiện từ mộ táng, Đổng thị xuất thân từ gia đình quan lại, thuở nhỏ có học chữ, lại hiểu biết lễ nghĩa. Bà thành hôn cùng Bao Chửng khi ông chưa làm quan.
Trước khi chồng lên kinh ứng thí, Đổng Thị từng nói: “Đại trượng phu phải dốc sức phò tá quân vương, trong nhà đã có thiếp chăm sóc song thân, thiếp sẽ phụng dưỡng như cha mẹ ruột, phu quân cứ an tâm đi thi.”
Nhờ vậy mà Bao Chửng an tâm lên đường ứng thí, sau này đỗ Tiến sĩ, được phong làm Tri huyện. Nhưng vì cha mẹ tuổi già đi lại khó khăn, ông quyết từ quan về phụng dưỡng song thân.
Vì chữ hiếu mà dứt bỏ quan trường, Bao Chửng không những không bị thê tử trách móc, mà còn được nàng thêm kính trọng. Đổng thị hiểu chồng mình “Trước tận hiếu, sau tận trung”, cũng vì thế mà càng thêm yêu kính phu quân.
11 năm sau, song thân phụ mẫu đều đã qua đời, Bao Chửng mới nhậm chức Tri huyện, bắt đầu con đường quan lộ một cách muộn màng.
Hơn mười năm vất vả ấy, Đổng thị là người luôn kề bên ông vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
Trong những năm tháng Bao Chửng làm quan, Đổng Thị không chỉ lo việc gia sự, mà còn giúp ông trong việc chính trị.
Bao Chửng trước mặt Nhân Tông thường can gián hết mực thẳng thắn, có lần đã vô tình làm nước miếng bắn lên “mặt rồng”. Dù Nhân Tông không trách phạt, nhưng ông lại vì đó mà không vui trong lòng.
Đổng thị biết chuyện, liền khuyên giải: “Chàng là vì quốc gia mà nói, dù Hoàng thượng có trách phạt, thiếp xin nguyện chịu phạt cùng chàng. Chỉ mong sau này chàng vẫn có thể vì quốc gia, vì bách tính mà chính trực thẳng thắn như vậy.”
Câu nói ấy không những giúp Bao Thanh Thiên vững tin vào lý tưởng công chính liêm minh của mình, mà cũng bộc lộ cái tài, cái tâm của Đổng thị.
Người phụ nữ cứu “Bao gia” khỏi tuyệt tự
Phải đến gần 60, Bao Chửng mới có con trai nối dõi tông đường.
Mộ táng còn ghi rõ rằng “con thừa tự” của Bao gia chính là do tam phu nhân Dắng Tôn thị sinh hạ.
Dắng Tôn thị ở Bao gia chăm chỉ làm việc, lại mang thai con của Bao Chửng, nhưng vì rào cản thân phận, cũng là tránh điều ra tiếng vào, nên được Bao Chửng gửi về nhà mẹ đẻ dưỡng thai.
Lúc này Bao Chửng đã 59 tuổi. Trước đó con gái do nhị phu nhân Đổng thị sinh đã được gả cho nhà họ Thôi có địa vị trong thành, tuy nhiên sau khi kết hôn 2 năm, vì yểu mệnh mà qua đời.
Lễ đại thọ 60 tuổi của Bao Chửng được tổ chức long trọng, vua Tống Nhân Tông cũng sai người gửi lễ vật. Khi ấy mọi người còn thấy tiếc nuối cho một kỳ tài mà lại không có con nối dõi.
Tuy nhiên lúc đó, Bao Chửng đã bế theo một bé trai đang tuổi tập nói, chính thức giới thiệu đó là con mình.
Khi mọi người hỏi ngọn ngành, Bao Chửng mới nói đây là con trai do tam phu nhân “Dắng Tôn thị” hạ sinh, được ông đặt tên là Bao Thụ.
Mộ phả cũng ghi rõ Bao Công có bốn người con: con trai cả Bao Ức yểu mệnh, hai con gái một gả cho “Thiểm Châu giáp thạch huyền chủ bộ vương hướng”, một gả cho “Quốc Tử Giám chủ bộ văn hiệu”.
Bao gia còn tồn tại đến ngày nay chính là nhờ con trai độc nhất của Bao Chửng – Bao Thụ.
theo Trí Thức Trẻ
Nhân vật Bao Thanh Thiên trong bộ phim truyền hình dài tập cùng tên.
Bao Công thành danh nhờ... 1 con trâu bị cắt lưỡi như thế nào?
Nguyễn Nhung |
Là một vị quan thanh liêm có tiếng trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, Bao Chửng - Bao Thanh Thiên đã khiến Hoàng đế Tống Anh Tông cũng phải kính nể.
Bao Chửng (999 – 1062) tự Hy Nhân là một vị quan có tiếng thanh liêm, được nhiều người biết đến trong lịch sử Trung Quốc.
Ông sinh ra và lớn lên tại Hợp Phì, Lư
Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Sau khi mất,
ông cũng được đưa về an táng tại quê hương.
“Long đồ Bao Chửng, tâm can băng tuyết, hung thứ sơn hà. Báo quốc tận trung, lâm chính vô a, cảo cảo thanh danh, vạn cổ bất ma”, đó là những câu thơ, thể hiện sự tán dương của dân chúng dành cho Bao Chửng, được lưu truyền trong nhân thế.
(Dịch nghĩa: Bao Chửng một đời trong
sạch liêm khiết, tấm lòng trong sáng như sông núi, quốc gia luôn trong
tim, tận trung báo quốc. Có thể hình dung là người chí công vô tư, chấp
pháp như núi, lưu lại thanh danh muôn đời).
Theo Tô Dũng – tác giả bài viết “Bao
Chửng xử hơn 30 trọng thần, nước miếng bắn cả lên mặt Hoàng đế” được
đăng trên trang Phượng Hoàng (Trung Quốc), câu thơ cho thấy, là trong
lòng bách tính, ông là một hình tượng sừng sững cho sự công bằng, liêm
chính.
Đó cũng là lý do, ông được người đời ngợi ca, gọi là “Bao Thanh Thiên”.
Chân dung Bao Thanh Thiên - vị
quan thanh liêm được người đời ca tụng. Ông còn được gọi với nhiều cái
tên như Bao Long Đồ, Bao Hắc Tử, Bao Công...
Vụ án đầu tiên trong cuộc đời làm quan của Bao Chửng
Bao Chửng sinh ra tại một thôn quê miền
núi, có tên là thông Bao, chính là thị trấn Bao Công, huyện Phì Đông,
thành phố Hợp Phì ngày nay.
Bao Chửng về sau từng nói “sinh ra trên cỏ”, ý nói mình sinh ra trong một gia đình nhà nông ở huyện Phì Đông ngày nay.
Tuy nhiên, cha ông là Bao Lệnh Nghi là
người có học thức. Sau khi đỗ tiến sĩ, làm quan tri huyện không lâu đã
chuyển gia đình đến nội thành Hợp Phì.
Trình Như Phong – một chuyên gia dành
nhiều thời gian nghiên cứu về cuộc đời Bao Chửng cho biết, từ nhỏ ông đã
được hưởng một nền giáo dục nho gia tốt đẹp, là một thanh niên có chí.
Năm 29 tuổi, ông đỗ Tiến sĩ giáp khoa,
nhậm chức Tri huyện Kiến Xương. Theo như cách nói hiện nay, chức vụ đó
ngang bằng với lãnh đạo cao nhất của huyện Thủy Tú, tỉnh Giang Tây.
Tuy nhiên, do huyện Kiến Xương cách xa
quê hương, ông đã xin Hoàng đế được làm việc gần phụ mẫu, giữ chức trông
coi, giám sát lương thực, thuế vụ ở Hòa Châu (nay là huyện Hòa ở An
Huy).
Trở về nhà báo tin mừng, tuy nhiên song
thân vừa không muốn rời gia nghiệp để thích nghi với cuộc sống mới, vừa
không nỡ để con trai một mình phải bươn trải xa gia đình.
Thấy phụ mẫu tuổi đã cao, Bao Chửng dứt khoát từ chức, yên tâm ở nhà phụng dưỡng cha mẹ già.
Ông ở nhà hơn 5 năm thì phụ mẫu qua đời.
Báo hiếu đủ 3 năm, Bao Chửng vẫn chưa có ý định trở lại chốn quan
trường, vì không muốn rời xa nơi song thân yên nghỉ.
Ông quyết định ở lại quê nhà thêm 2 năm.
Nhờ có sự giúp đỡ và động viên của xóm làng và họ hàng thân thích, Bao
Chửng mới quyết định lên đường, chính thức bước chân vào quan lộ, trở
thành Tri huyện Thiên Trường (nay thuộc tỉnh An Huy).
Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, Bao Chửng là một biểu tượng sừng sững của công lý và nghiêm minh.
Khi vừa nhậm chức, có một người nông dân
khóc lóc, chạy đến huyện nha kêu oan, rằng có người xấu nhẫn tâm cắt
lưỡi trâu nhà anh ta, mong quan huyện tìm ra hung thủ.
Đây chính là “Ngưu thiệt án” được sử sách Trung Quốc ghi lại sau này.
Dù chỉ là vụ án nhỏ, song ảnh hưởng lớn
đến việc sản xuất nông nghiệp. Sau khi hỏi kỹ sự tình, Bao Chửng nhận
định đây là một vụ án gây ra do tư thù.
Suy nghĩ kỹ, ông nảy ra kế "dùng cần vàng câu cá" và nói với người nông dân:
“Lưỡi trâu bị cắt, con trâu đó sẽ
chết, ngươi mau về mổ trâu bán thịt mà kiếm tiền. Có điều là nhà ngươi
cứ yên lặng mà làm, không được nói cho ai biết chuyện bản huyện bảo
ngươi giết trâu, vụ án sẽ được làm rõ”.
Người nông dân nọ nghe vậy sợ quá nói:
“Bao đại nhân, dù trâu không có lưỡi, nhưng trâu vẫn chưa chết, giết
trâu là phạm pháp đấy ạ”.
Bao Chửng đáp: “Bản huyện sẽ đảm bảo cho ngươi”. Quả nhiên, phạm nhân thấy kẻ thù của mình mổ trâu, lập tức cho rằng thời cơ đã đến, liền chạy đến huyện nha tố cáo.
Bao Chửng khi đó mới thăng đường xét xử. Trước mặt “kẻ tố cáo”, ông quát lớn: “Điêu
dân to gan, tại sao lại cắt lưỡi trâu, rồi lại đến đây tố cáo họ giết
trâu? Ngươi ác độc vậy, sao còn chưa thành khẩn khai báo.”
Tội phạm vừa nghe thấy vậy, cho rằng sự
việc đã bại lộ, đành cúi đầu nhận tội. Đây chính là vụ án đầu tiên trong
cuộc đời làm quan của vị quan thanh liêm có tiếng dưới đời vua Tống
Nhân Tông.
Cũng từ dây, tiếng tăm của ông được lưu
truyền rộng rãi. Ngay cả trong các bộ phim truyền hình về Bao Công ngày
nay, tình tiết ly kỳ của vụ án vẫn được sử dụng để tạo nên những thước
phim hấp dẫn.
Dấu ấn đầu tiên sau khi vào triều đình nhậm chức
Phó Hội trưởng Hội nghiên cứu Bao Công
phủ Khai Phong Lý Lương Học cho biết, Bao Chửng sau khi được vời vào
kinh làm việc đã khiến Phạm Trọng Yêm – thất bại trong việc phát động
“Khánh Lịch tân chính”.
Đây chính là người đứng đầu phe cách
mạng, đề xuất cải cách công việc triều chính với các nội dung: bổ nhiệm,
bãi miễn rõ ràng, thu thuế quân điền, tu sửa võ bị, bớt lao dịch.
Về lý mà nói, Bao Chửng vừa được điều
chuyển từ cấp địa phương vào kinh thành nhậm chức, cần phục tùng phe
phái cũ (phe bảo thủ) trong triều.
Tuy nhiên, ông không vội vàng bày tỏ
thái độ, cũng không tham gia vào cuộc tranh chấp trong triều. Bên cạnh
đó, phe phái cũ cũng không coi trọng một viên quan vô danh tiểu tốt,
càng không hy vọng Bao Chửng có thể đả kích các hành vi của phe cách
mạng.
Tuy nhiên, Bao Chửng đột ngột tấu lên
Hoàng đế, công kích việc cải cách chế độ bổ nhiệm, bãi miễn nhân sự của
Phạm Trọng Yêm, đặt ra nghi vấn đối với việc giám sát quyền lực của quan
An Sát Sử ở cấp địa phương.
Bài tấu ngay lập tức gây xôn xao chốn
triều đình. Hai phe phái lập tức tranh luận không ngừng về việc liệu
chính sách mới có làm gia tăng tình trạng tham nhũng trong chốn quan
trường.
Cũng từ đây, sĩ khí phe bảo thủ mạnh lên
hừng hực. Không lâu sau đó, biến pháp thất bại, đề xuất cải cách triều
vì thế cũng tiêu tan.
Khi phe bảo thủ vừa trút được gánh nặng,
Bao Chửng lại đột ngột thượng tấu, đề nghị Hoàng Thượng giữ lại một số
chính sách cải cách của Nghiêm Trọng Yêm trong việc thi cử, tuyển chọn
nhân tài.
Điều này khiến phe bảo thủ kinh ngạc,
không biết hành động đó có mục đích gì. Tuy nhiên, điều này chỉ nói lên
tính cách trời sinh, thanh liêm chính trực của Bao Chửng.
Sau vụ việc này, cuộc đời và sự nghiệp
của Bao Chửng dần bước vào giai đoạn tốt đẹp. Ông trở thành một vị quan
có tiếng trong thời kỳ Bắc Tống, dưới đời vua Tống Nhân Tông.
Tượng đài Bao Chửng được đúc bằng đồng.
Xử tội hơn 30 trọng thần dưới thời vua Tống Nhân Tông
Theo sử sách Trung Quốc, điểm nổi bật nhất của vị quan thanh liêm này, đó là cả đời xử phạt những người có tội.
Thống kê ghi lại, những người bị Bao
Chửng trừng trị không dưới 30 người. Tất cả đều là những đối tượng quyền
qúy, hoàng thân quốc thích trong xã hội đương thời.
Thậm chí ngay cả quốc trượng Trương
Nghiêu Tá – bố đẻ của Trương quý phi được vua Nhân Tông sủng ái cũng
“ngã ngựa” trong tay Bao Chửng.
Theo sử sách ghi lại, Trương quý phi vì
được Hoàng đế sủng ái, đã lợi dụng uy quyền, giao cho phụ thân Trương
Nghiêu Tá 4 chức vụ quan trọng trong triều. Điều này đã khiến bá quan
trong triều bất bình.
Trước việc này, Bao Chửng “nổ phát đạn
đầu tiên” tố cáo Trương. Bá quan văn võ sau đó cũng đua nhau thượng tấu,
bày tỏ quan điểm của mình trước vua Nhân Tông.
Tuy nhiên, chức vụ của quốc trượng không những không bị giáng, mà tiếp tục thăng tiến dưới sự “chống lưng” của Hoàng đế.
Thấy tình hình không suy chuyển, Bao
Chửng tiếp tục tố cáo Trương Nghiêu Tá trong suốt 3 ngày liền, thậm chí
còn lớn tiếng gọi quốc trượng là loại “rác rưởi, quỷ quyệt”.
Không thấy động tĩnh, ông tiếp tục tố
cáo. Vua Nhân Tông vì vô cùng bực tức, tiếp tục đôn quốc trượng lên làm
“tuyên huy sử”. Bao Chửng khi đó không nhịn được nữa, yêu cầu mở một
cuộc biện luận ngay trong cung triều, trực tiếp lý luận với Hoàng đế.
Khi cuộc tranh luận lên đến cao trào,
Bao Chửng kích động, đứng trước mặt Nhân Tông phẫn nộ, nói thao thao bất
tuyệt, đến mức nước bọt bắn cả vào mặt vua.
Tượng đài Bao Chửng.
Hoàng đế Bắc Tống khó xử, nhẫn nại đưa vạt áo lên lau. Sau khi về cung, ông bực tức hỏi Trương quý phi và xả cơn bực tức:
“Bao Chửng tranh luận, nhổ thẳng
nước bọt vào mặt ta, nàng chỉ lo đến cái chức tuyên huy sử, tuyên huy
sử, lẽ nào nàng không biết đến ngự sử Bao Chửng?”
Về sau, vua Tống Nhân Tông đã nghe theo lời Bao Chửng, không cho phép người nhà các quý phi được đảm nhiệm đồng thời 2 chức vụ.
Nhà vua cũng ra quy định việc tấu tụng
phải được xin phép trước khi thực hiện, không được phép tùy ý kéo nhau
vào triều tranh luận gây kích động triều đình.
Trương Nghiêu Tá sau tự thấy không thể hòa hợp với số đông, xin rút lui khỏi chốn quan trường.
Nhà văn đời Tống Âu Dương Tú đã dành cho Bao Chửng những lời bình luận xác đánh nhất: “Thuở nhỏ hiếu thuận, tiếng thơm khắp xóm làng, cuối đời chính trực, lưu danh khắp triều đình”.
theo Trí Thức Trẻ
Vụ án quấy rối tình dục và cuộc thanh trừng chấn động Đường triều
Nguyễn Nhung |
Chỉ nhờ một lời tố cáo bị quấy rối của công chúa Cao Dương, Trưởng Tôn Vô Kỵ đã dễ dàng trừ khử hàng loạt đối thủ, tạo nên một cuộc thanh trừng đẫm máu trong lịch sử triều Đường.
Trang
Phượng Hoàng (Trung Quốc) mới đây đăng tải một bài phân tích lịch sử có
tựa đề “quấy rối tình dục công chúa – bàn đạp cho cuộc đại thanh trừng
dưới triều Đường” của tác giả Dật Danh.
Nội dung bài viết nhắm thẳng vào những
mục đích chính trị đen tối, đằng sau vụ án gây chấn động hoàng cung nhà
Đường dưới đời vua Đường Cao Tông.
Án “quấy rối tình dục” thời Đường Cao Tông
Tháng 11 năm Vĩnh Huy thứ 3 (năm 652), dười đời vua Đường Cao Tông Lý Trị, cố đô Trường An xảy ra một vụ án kinh thiên động địa.
Lợi dụng vụ án này, Thái úy Trưởng Tôn
Vô Kỵ (em vợ Đường Thái Tông Lý Thế Dân) đã gây ra một cuộc tàn sát đẫm
máu trong lịch sử nhà Đường. Theo ghi chép lịch sử, đây chính là vụ
“Phòng Di Ái mưu phản”.
Phòng Di Ái là con thứ của nguyên lão
công thần triều Đường Phòng Huyền Linh. Vợ ông là con gái yêu của vua Lý
Thế Dân – Công chúa Cao Dương. Được vua cha yêu chiều, nên Công chúa
rất kiêu ngạo, hoang dâm vô độ.
Sau khi Phòng Huyền Linh qua đời, Cao Dương mặc sức gây chuyện.
Không chỉ tranh cướp tài sản với con
trưởng của dòng họ Phòng là Phòng Di Trực, con gái yêu của Đường Thái
Tông còn muốn tranh cướp tước vị Lương Quốc Công mà về lý, sau khi cha
qua đời, Phòng Di Trực sẽ kế thừa.
Phòng Di Trực không thể nhẫn nhịn thêm,
liền đem chuyện tâu lên Hoàng đế. Khi đó, Đường Thái Tông còn tại thế,
đã mắng con gái một trận thậm tệ. Quan hệ giữa Công chúa Cao Dương và
Phòng Di Trực từ đây tồn tại một nỗi hận thấu xương.
Cao Dương là công chúa nổi tiếng ngang tàng, hoang dâm trong lịch sử triều Đường.
Sau khi Thái Tông qua đời, Lý Trị kế vị.
Một hôm, công chúa Cao Dương đột nhiên chạy vào cung, tố cáo Lý Trị bất
nhã với mình. Trưởng Tôn Vô Kỵ tiếp nhận vụ án, điều tra xử lý.
Đường đường là một nhất phẩm Thái úy,
hẳn Trưởng Tôn Vô Kỵ không muốn mình phải đích thân ra mặt xử lý một vụ
“quấy rối tình dục”.
Tuy nhiên, điều khó ngờ tới, là vị đại
công thần của triều Đường đã nhanh chóng biến vụ án này thành cơ hội để
diệt sạch các đối thủ trong triều.
Và cuộc đại thanh trừng đẫm máu của Trưởng Tôn Vô Kỵ
Phòng Di Ái từng là tâm phúc của Ngụy Vương Lý Thái.
Mặc dù không có bằng chứng cho thấy
Phòng Huyền Linh nhập hội với Ngụy Vương, song sau khi Trưởng Tôn Vô Kỵ
có công đưa Lý Trị lên ngôi, do Phòng Huyền Linh không đứng về phía ông
ta, nên hai bên nảy sinh quan hệ thù địch.
3 năm đầu sau khi Lý Trị kế vị, Trưởng Tôn không lúc nào ngừng để mắt tới Phòng gia.
Bất cứ ai chỉ cần đến gần Phòng Di Ái
cũng trở thành kẻ thù của nhất phẩm Thái úy và đều bị liệt vào “danh
sách đen”, trong đó có cả các danh tướng khai quốc, Phò mã Đô úy Tiết
Vạn Triệt, Hình vương Lý Nguyên Cảnh, Phò mã Đô úy Sài Lệnh Vũ...
Từ khi tiếp cận vụ “quấy rối tình dục”,
Trưởng Tôn Vô Kỵ không từ các thủ đoạn để thực hiện âm mưu chính trị của
mình. Một trong số đó là “khai quật” các vấn đề chính trị có liên quan
đến công chúa Cao Dương và các đại thần, lập ra “án mưu phản”.
Sau khi ra lệnh bắt Phòng Di Ái với tội
danh mưu phản, Trưởng Tôn dùng nhục hình, ép khai ra tất cả những người
trong “danh sách đen” theo ý của mình.
Những cơn "sóng ngầm", các cuộc
thanh trừng lẫn nhau chốn cung cấm là một phần nguyên nhân đẩy triều
Đường - triều đại phát triển nhất lịch sử Trung Quốc cổ đại đến gần hơn
với sự suy tàn.
Ba tháng sau, vụ án “Phòng Di Ái mưu phản” được định đoạt. Đối diện với kết quả thẩm lý, vua Lý Trị hết sức bàng hoàng.
Ông không thể ngờ, từ một lời tố cáo bị
quấy rối của Công chúa Cao Dương, lại liên đới đến nhiều hoàng thân,
quốc thích và các công thần đến vậy.
Dưới sự cưỡng ép của Trưởng Tôn Vô Kỵ,
Phòng Di Ái bị xử tử. Công chúa Cao Dương cũng được ban tội chết trong
khi không ít người trong “danh sách đen” bị lưu đày.
Phòng Di Trực vì có cha là khai quốc công thần, nên đã được miễn tội, giáng xuống làm thường dân.
Chỉ từ một vụ án nhỏ, Trưởng Tôn Vô Kỵ
đã không cần tốn nhiều công sức để trừ khử tất cả những ai bị coi là đối
thủ. Cũng từ đây, quyền lực của Trưởng Tôn không ngừng được củng cố
trong suốt vài năm sau đó.
Tuy nhiên, đến năm 659, do nhiều lần can
gián Lý Trị làm theo ý Võ Mị Nương - một thế lực nổi lên từ trong hậu
cung Lý Đường, nên Trưởng Tôn Vô Kị đã bị trục xuất đến Kiềm Châu (nay
là Quý Châu) và bị ép treo cổ tự tử.
theo Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét