BÍ ẨN LỊCH SỬ 100
(ĐC sưu tầm trên NET)
Năm 221, sau khi Quan Vũ bị giết do thất thủ Kinh Châu, Lưu Bị vì tức giận đã khởi binh đánh Đông Ngô. Tôn Quyền nghe tin Lưu Binh đích thân ra trận, liền gửi thư cầu hòa, nhưng phía Thục Hán cự tuyệt thẳng thừng.
Giữa lúc đang chuẩn bị xuất quân, Lưu Bị nhận được tin dữ là Trương Phi bị thuộc hạ giết chết, tâm trạng thêm phần kích động, càng quyết tâm triệt hạ Tôn Quyền.
Nhưng chính sự nóng nảy này đã khiến Lưu Bị tự đẩy mình vào cửa tử.
Nói về việc Lưu Bị vì bị đả kích trước cái chết của hai huynh đệ mà khởi binh đánh Ngô, nhiều người cho rằng nguyên nhân này không thỏa đáng.
Một bậc đế vương đã chinh chiến bao năm, dẹp loạn bốn cõi, xưng đế một phương, hẳn phải là một người lý trí, chứ không dễ dàng bị kích động như vậy. Cái chết của Quan Vũ và Trương Phi rất có thể chỉ là cái cớ để Lưu Bị động binh tiêu diệt Tôn Quyền.
Cuộc chiến Thục – Ngô này từ lâu đã nằm trong suy tính của Hán Trung vương. Từ sau trận Xích Bích, thế “chân vạc” giữa 3 thế lực Ngụy – Thục – Ngô đã hình thành.
So về lực lượng giữa ba nước lúc bấy giờ, Ngụy là mạnh nhất, sau đến Ngô, chỉ có Thục là lép vế hơn cả. Nhưng lúc này, Lưu Bị vừa xưng đế, lập ra nhà Thục Hán, quân dân trên dưới đồng lòng, sĩ khí dâng cao ngút trời, chính là “thiên thời, địa lơi” để xuất binh.
Về việc lựa chọn thế lực nào để tiêu diệt đầu tiên, Lưu Bị từ lâu đã có suy tính. Dẹp Ngụy ngay lúc đó là điều không thể, bởi lấy yếu chống mạnh chẳng khác nào tự đẩy mình vào cửa tử.
Mặt khác, Tào Tháo vừa qua đời, con trai Tào Phi lên nắm quyền, trước mắt sẽ cần thời gian để ổn định triều chính, nên Lưu Bị tạm thời yên lòng. Vì vậy mục đích chinh phạt lần này của Hán Trung Vương chính là nước Ngô của Tôn Quyền.
Nhưng Ngô vương Tôn Quyền cũng được coi là một bậc kỳ tài, trước đánh Giang Đông, sau được lòng dân, lại vừa cướp được Kinh Châu, lực lượng càng ngày càng mạnh. Điều này khiến Lưu Bị thêm phần lo lắng.
Nhưng nếu diệt được Đông Ngô, ắt có thể chiếm được đại bộ phận phía Nam Trung Nguyên, củng cố lực lượng phía Tây, rồi sẽ tập trung tài lực tiêu diệt nước Ngụy ở phía Bắc.
Vốn là người cơ hội, Lưu Bị chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, nên đã bất chấp rủi ro, đích thân xuất quân chinh phạt Đông Ngô, để rồi rước lấy thất bại ê chề.
Trước đó, Gia Cát Lượng từng đưa ra “Long Trung đối sách”, khuyên Lưu Bị thỏa hiệp với Tôn Quyền để liên minh chống Ngụy Tào. Nhưng vốn nuôi mộng bá chủ, lại vừa bị đả kích bởi cái chết của huynh đệ, Lưu Bị đã bỏ qua lời khuyên này.
Dù vậy, cái chết của Quan Vũ chỉ được coi là chất xúc tác chứ không
phải là nguyên nhân chính khiến Lưu Bị “kích động xuất binh”. Hai năm
sau khi Vũ mất, chiến tranh Thục Hán – Đông Ngô mới nổ ra.
Tuy nhiên, Lưu Bị đã quá tự phụ vào sức mạnh của Thục Hán. Nếu như coi Tào Tháo là một “ông lớn”, Tôn Quyền như một “kẻ gian thương”, thì Lưu Bị so với hai người này lại bị đánh giá là “vô dụng”.
Vậy nhưng dù là Tào Tháo hay Tôn Quyền, đối với Lưu Bị đều không hề xem nhẹ.
Thành công của Lưu Bị trong việc dựng nước là không thể nghi ngờ. Tuy nhiên, trong cuộc thảo phạt Đông Ngô, ông đã chuốc thất bại thảm hại, phải lui quân đến thành Bạch Đế, cuối cùng hi sinh tại đây vào năm Chương Võ thứ 3 của nhà Thục hán (năm 223).
Di ngôn đầy ẩn ý của Lưu Bị
Trước khi thất thủ, Lưu Bị có hàn huyên cùng các đại thần. Trước mặt bá quan văn võ, ông đã cầm tay Gia Cát Lượng nói: “Khanh còn tài gấp mười lần Tào Phi, tất có thể làm cho quốc thái dâng an, hoàn thành nghiệp lớn.
Nếu như con trai ta có thể phò tá thì khanh phò tá, còn nếu nó là kẻ bất tài vô dụng thì khanh hãy lên làm vương.”
Lưu Bị nói ra lời như vậy, các đại thần đều vô cùng sợ hãi, ngay cả Gia Cát Lượng cũng không khỏi giật mình. Bởi lẽ chủ động “mời” người ngoại tộc đoạt lấy ngai vị, đây chính là hành động dâng cả giang sơn vào tay người khác.
Gia Cát Lượng nghe xong, nước mắt chảy thành dòng, lập tức quỳ xuống mà nói: “Thần xin nguyện một lòng tận trung, không dám có nửa điều khi quân, nếu không sẽ lấy cái chết để tạ tội.”
Lưu Bị thấy vậy liền cầm tay Lưu Thiện mà căn dặn: “Sau này con phải phụng dưỡng Thừa tướng (Gia Cát Lượng) như phụng dưỡng phụ hoàng!”
Hành động và lời nói của Lưu Bị trước khi qua đời đã tạo ra nhiều luồng tranh cãi. Liệu Lưu Bị có thực sự muốn truyền giang sơn Thục Hán cho Khổng Minh?
Hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng, Lưu Bị đối với Gia Cát Lượng vô cùng tín nhiệm, nên mới đưa ra quyết định táo bạo trên. Trước đó, ông đã từng ba lần tới tận lều cỏ để mời Lượng về triều.
Tuy nhiên nhiều tư liệu lịch sử đã chứng minh, Lưu Bị không thực sự trọng dụng Khổng Minh như hậu thế vẫn nghĩ.
Một số quan điểm khác lại cho rằng, Lưu Bị ở đây không hoàn toàn tin tưởng Lượng.
Bản thân ông cũng nể phục tài của Khổng Minh, nên muốn vị đại thần này cúc cung tận tụy phò tá con trai mình. Đây chính là quang minh chính đại đẩy cho Gia Cát Lượng một trách nhiệm nặng nề.
Trong khi đó, có ý kiến khẳng định, câu nói trước lúc lâm chung chính là đòn thử lòng của Lưu Bị với Gia Cát Khổng Minh. Nếu như nghe xong những lời đó mà Lượng có nửa điểm vui mừng, lập tức sẽ bị đưa ra ngoài chém đầu vì mưu đồ phản trắc.
Tuy nhiên quan điểm này có phần phi lý. Bởi Gia Cát Lượng vốn nổi tiếng thông minh, làm sao có thể để vui buồn lộ ra trên mặt. Nếu như Lượng thực sự có mưu đồ đoạt lấy giang sơn, việc gì phải dại dột thể hiện ra bên ngoài như vậy?
Quan điểm cuối cùng có phần thuyết phục hơn thì cho rằng, trong tình huống này, Lưu Bị giao cho Gia Cát Lượng quyền phế lập, muốn Lượng chọn một trong hai người con trai của mình làm Hoàng đế, chứ không phải có ý nhường ngôi cho Lượng.
Dù có nhiều bất đồng, nhưng các quan điểm trên đều thống nhất một điều là Lưu Bị không hề muốn đem giang sơn cả đời gây dựng cho Gia Cát Lượng.
Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, dù cho lúc đó bị Đông Ngô đả kích nặng nề, Lưu Bị cũng không dại dột đến nỗi nói ra những lời thiếu nhuệ khí này trước mặt quần thần.
Cả đời ông theo đuổi ước vọng phục dựng Đại Hán của Thái tổ Lưu Bang, mà Lưu Bang trước kia giao ước với quần thần: “Ai không phải họ Lưu mà làm vương thì thiên hạ cùng đánh nó.” Lưu Bị vì thế càng không thể làm ngơ trước lời thể của của tổ tiên.
Mặt khác trong bối cảnh thời đại phong kiến lúc bấy giờ, không thể tồn tại khả năng Lưu Bị dâng giang sơn tặng cho người khác. Lịch sử Trung Hoa mấy nghìn năm qua cũng chưa từng có một vị Hoàng đế nào tự nguyện dâng đất nước cho người ngoại tộc.
Học
giả Gia Cát Văn trong cuốn “Ba ngày đọc những vụ án chưa giải quyết
trong năm nghìn năm lịch sử Trung Quốc”, được xuất bản bởi NXB Trung Hoa
pháp chế đã cho hậu thế biết thêm nhiều điều mới mẻ trong mối quan hệ
tưởng như khăng khít giữa Lưu Bị và Khổng Minh.
Năm 207, Lưu Bị đã ba lần đến lều cỏ mời Gia Cát Lượng về triều. Cảm động trước lòng thành của Lưu Bị, Gia Cát Lượng nhận lời phò tá quân vương.
Theo nhiều tư liệu lịch sử ghi chép, hai người “nhất kiến như cố” (vừa gặp đã quen). Lưu Bị sau này còn nói: “Cô gia nay có Khổng Minh, giống như cá gặp nước vậy”. Chính điều này làm hậu thế về sau cho rằng quan hệ quân thần giữa hai người là vô cùng khăng khít.
“Tam Quốc diễn nghĩa” cũng có ghi lại: Lưu Bị đối với người thao lược toàn tài như Gia Cát Lượng vô cùng tín nhiệm, chuyện quân chính đại sự nào cũng tìm Lượng để lên kế hoạch, thậm chí Lượng nói gì, ông cũng nghe theo.
Sự khác biệt giữa tiểu thuyết và đời thực
Tuy nhiên nhiều bằng chứng lịch sử lại khẳng định rằng, Gia Cát Lượng không được Lưu Bị trọng dụng tới vậy.
Giai thoại “Tam cố mao lưu” (ba lần Lưu Bị đến vời Gia Cát Lượng), hậu thế ai ai cũng biết, coi đó là mối quan hệ quân – thần chuẩn mực để noi theo.
Nhiều học giả đã nảy sinh nghi vấn về vấn đề này, đồng thời cũng đã tìm ra không ít vướng mắc trong mối quan hệ giữa hai nhân vật nổi danh dưới thời Tam Quốc.
Thứ nhất, dù cho có sự kiện Lưu Bị ba lần đến lều tranh mời Gia Cát Lượng, thậm chí sau này Lưu Bị giao phó con trai cho Lượng ở thành Bạch Đế, thì mối quan hệ của hai người không phải quá thân thiết như “Tam Quốc diễn nghĩa” miêu tả.
Địa vị của Gia Cát Lượng ở triều đình Thục Hán cũng không phải “dưới một người trên vạn người” như hậu thế tưởng tượng.
Thực tế cho thấy, sau trận chiến Xích Bích, Lưu Bị tiến hành đánh
chiếm Tây Xuyên. Khi ấy, mặc dù Gia Cát Lượng trấn thủ Kinh Châu, nhưng
Lưu Bị vẫn cử Bàng Thống và Pháp Chính làm trợ thủ đắc lực đi theo phò
tá.
Cho tới sau này, Lưu Bị mới hạ lệnh cho Gia Cát Lượng dẫn quân vào Tây Xuyên.
Thứ hai, khi trận chiến tại Hán Trung diễn ra, Gia Cát Lượng dù có tài thao lược, nhưng lại chỉ giữ “vị trí hậu cần”. Cánh tay phải tham mưu và trợ thủ đắc lực cho Lưu Bị vẫn là Pháp Chính.
Cho tới khi Lưu Bị làm chủ thành Hán Trung, địa vị của Pháp Chính vẫn được xếp trên Gia Cát Lượng một bậc.
Thứ ba, sinh thời, Lưu Bị vô cùng tín nhiệm người em kết nghĩa là Quan Vũ nên đã giao cho vị nhị đệ này toàn quyền trấn thủ Kinh Châu. Vậy nhưng cuối cùng, Quan Vũ thất thủ, dẫn đến cục diện thất bại thảm bại.
Nhiều nhà sử học sau này đã nhận định: nếu trước đó Lưu Bị điều Quan Vũ đến Xuyên Châu, cho Gia Cát Lượng cai quản Kinh Châu, tất sẽ không dẫn tới cục diện như vậy.
Đây cũng là một minh chứng cho thấy Lưu Bị không hẳn coi trọng vị Gia Cát Khổng Minh này như người đời vẫn nghĩ.
Một minh chứng rõ ràng hơn cả là sau khi Quan Vũ thất thủ Kinh Châu, Lưu Bị dẫn quân đi chinh phạt nước Ngô.
Trong cuộc chiến này, ông không những không mang theo Lượng, mà còn không quan tâm tới ý kiến của vị trọng thần này, dẫn đến việc Thục quân bị thất bại thảm hại.
Khi đó, Gia Cát Lượng mới thất vọng mà than rằng: “Nếu Pháp Chính ở đó hẳn có thể khuyên Vương không tiến quân sang phía đông. Nhưng nay quân ta lại đánh về phía đông, tất sẽ rơi vào cửa hiểm.”
Câu nói đó cho thấy trong mắt Lưu Bị, lời nói của vị Pháp Chính kia thậm chí được trọng dụng hơn cả mưu lược của Gia Cát Lượng
Vậy điều gì đã khiến Lưu Bị không xem trọng Gia Cát Lượng dù đã ba lần đích thân mời ông về triều? Lý giải cho câu hỏi này, các học giả nghiên cứu đặt ra hai giả thuyết.
Đầu tiên là vì tư tưởng và sách lược chính trị của Gia Cát Lượng và Lưu Bị có nhiều điểm bất đồng. Gia Cát Lượng luôn chủ trương chiến đấu dựa vào sức mình là chính.
Trong “Long Trung sách”, chiến lược cơ bản ông đặt ra là:
“Đoạt lấy Kinh Châu, chiếm được Lưỡng Châu, phía Tây hòa với ‘nhung địch’(các nước phương Tây), phía Nam vỗ về với di Việt, phía đông kết giao cùng Tôn Quyền, phía bắc chinh phạt Tào Tháo. Có như vậy mới phục hưng được Hán triều.”
Trong chiến lược này, Gia Cát Lượng coi việc giữ gìn liên minh Tôn – Lưu là điều cốt yếu.
Tuy nhiên, Lưu Bị là người theo chủ nghĩa cơ hôi, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, bỏ qua việc thắt chặt liên minh, nuôi mộng tưởng xưng vương cát cứ một phương, dẫn đến việc xảy ra trận chiến tại Di Lăng sau này.
Thứ hai là vì gia thế của Gia Cát Lượng khiến Lưu Bị đề phòng. Anh trai của Lượng là quan nước Ngô, lại từng đảm nhiệm chức sứ thần qua Kinh Châu thương lượng.
Đối mặt với loại “nhân tình thế thái” phức tạp này, Lưu Bị dù trọng dụng tài năng của Khổng Minh, nhưng trong lòng vẫn có phần không tin tưởng.
Nhà tư tưởng nổi tiếng Trung Quốc Vương Phu Chi (1619 – 1692) trong
cuốn “Độc thông giám luận” đã từng đi sâu phân tích về mối quan hệ giữa
Lưu Bị và Gia Cát Khổng Minh.
Vương Phu Chi nhận định: chủ trương của Gia Cát là nhất định phải giữ Hán, nhất định phải diệt Tào. Nếu không liên kết với Ngô, giữa tình thế như vậy sẽ bị Ngô khống chế, càng không thể tiến hành bắc phạt.
Tuy nhiên Lưu Bị lại có ý đồ khác. Vốn nuôi mộng tự cường, xưng vương làm chủ một phương, nên Lưu Bị đã cùng Quan Vũ liên thủ.
Sở dĩ Lưu Bị không tín nhiệm Gia Cát Lượng mà tín nhiệm Quan Vũ là bởi Gia Cát Cẩn (anh trai Lượng) được Ngô vương coi trọng. Chính vì vậy, Hán Trung vương luôn lo sợ Lượng có giao tình với nước Ngô, cũng hoài nghi Lượng cùng anh trai cấu kết phản Thục.
Còn đối với sự kiện giao phó con trai cho Gia Cát Lượng ở Bạch Đế thành, Lưu Bị nhiều phần là do tình thế thúc ép.
Trước lúc Lưu Bị qua đời, mâu thuẫn giữa Ích Châu và Kinh Châu đã vô cùng căng thẳng. Con trai Lưu Thiện còn trẻ tuổi, tư chất lại bình thường, khó có thể làm chủ cục diện phức tạp này.
Trong triều lúc đó rối ren, những đại thần Lưu Bị trọng dụng nhất là Pháp Chính và Bàng Thống đều đã qua đời. Như vậy, người có thể ủy thác chỉ còn lại Gia Cát Lượng.
Dù vậy Lưu Bị cũng không ủy thác toàn bộ đại sự cho Lượng, mà trong di chiếu còn nhờ cậy tới Lý Nghiêm – danh gia vọng tộc đất Ích Châu để cùng phò tá con trai.
Như vậy, mối quan hệ quân thần “cá nước” giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng mà “Tam Quốc diễn nghĩa” miêu tả, rất có khả năng chỉ là cách để lưu lại ấn tượng tốt đẹp về các vĩ nhân trong lòng hậu thế mà thôi.
Gia Cát Lượng đã được Lưu Bị phó thác sứ mệnh phục hưng nhà Hán?
Trần Quỳnh | 23/09/2015 19:50
Từng gửi con cho Gia Cát Lượng và đề cập đến việc truyền ngôi trước khi bại trận nên di ngôn của Lưu Bị đã khiến nhiều người cho rằng, Khổng Minh sẽ tiếp tục duy trì cơ đồ nhà Hán.
Quyết định sai lầm dẫn đến bại vongNăm 221, sau khi Quan Vũ bị giết do thất thủ Kinh Châu, Lưu Bị vì tức giận đã khởi binh đánh Đông Ngô. Tôn Quyền nghe tin Lưu Binh đích thân ra trận, liền gửi thư cầu hòa, nhưng phía Thục Hán cự tuyệt thẳng thừng.
Giữa lúc đang chuẩn bị xuất quân, Lưu Bị nhận được tin dữ là Trương Phi bị thuộc hạ giết chết, tâm trạng thêm phần kích động, càng quyết tâm triệt hạ Tôn Quyền.
Nhưng chính sự nóng nảy này đã khiến Lưu Bị tự đẩy mình vào cửa tử.
Nói về việc Lưu Bị vì bị đả kích trước cái chết của hai huynh đệ mà khởi binh đánh Ngô, nhiều người cho rằng nguyên nhân này không thỏa đáng.
Một bậc đế vương đã chinh chiến bao năm, dẹp loạn bốn cõi, xưng đế một phương, hẳn phải là một người lý trí, chứ không dễ dàng bị kích động như vậy. Cái chết của Quan Vũ và Trương Phi rất có thể chỉ là cái cớ để Lưu Bị động binh tiêu diệt Tôn Quyền.
Cuộc chiến Thục – Ngô này từ lâu đã nằm trong suy tính của Hán Trung vương. Từ sau trận Xích Bích, thế “chân vạc” giữa 3 thế lực Ngụy – Thục – Ngô đã hình thành.
So về lực lượng giữa ba nước lúc bấy giờ, Ngụy là mạnh nhất, sau đến Ngô, chỉ có Thục là lép vế hơn cả. Nhưng lúc này, Lưu Bị vừa xưng đế, lập ra nhà Thục Hán, quân dân trên dưới đồng lòng, sĩ khí dâng cao ngút trời, chính là “thiên thời, địa lơi” để xuất binh.
Về việc lựa chọn thế lực nào để tiêu diệt đầu tiên, Lưu Bị từ lâu đã có suy tính. Dẹp Ngụy ngay lúc đó là điều không thể, bởi lấy yếu chống mạnh chẳng khác nào tự đẩy mình vào cửa tử.
Mặt khác, Tào Tháo vừa qua đời, con trai Tào Phi lên nắm quyền, trước mắt sẽ cần thời gian để ổn định triều chính, nên Lưu Bị tạm thời yên lòng. Vì vậy mục đích chinh phạt lần này của Hán Trung Vương chính là nước Ngô của Tôn Quyền.
Nhưng Ngô vương Tôn Quyền cũng được coi là một bậc kỳ tài, trước đánh Giang Đông, sau được lòng dân, lại vừa cướp được Kinh Châu, lực lượng càng ngày càng mạnh. Điều này khiến Lưu Bị thêm phần lo lắng.
Nhưng nếu diệt được Đông Ngô, ắt có thể chiếm được đại bộ phận phía Nam Trung Nguyên, củng cố lực lượng phía Tây, rồi sẽ tập trung tài lực tiêu diệt nước Ngụy ở phía Bắc.
Vốn là người cơ hội, Lưu Bị chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, nên đã bất chấp rủi ro, đích thân xuất quân chinh phạt Đông Ngô, để rồi rước lấy thất bại ê chề.
Trước đó, Gia Cát Lượng từng đưa ra “Long Trung đối sách”, khuyên Lưu Bị thỏa hiệp với Tôn Quyền để liên minh chống Ngụy Tào. Nhưng vốn nuôi mộng bá chủ, lại vừa bị đả kích bởi cái chết của huynh đệ, Lưu Bị đã bỏ qua lời khuyên này.
Là một người cơ hội, nên Lưu Bị đã nhiều lần bỏ qua những lời khuyên can có tính toán trước sau của Gia Cát Lượng.
Tuy nhiên, Lưu Bị đã quá tự phụ vào sức mạnh của Thục Hán. Nếu như coi Tào Tháo là một “ông lớn”, Tôn Quyền như một “kẻ gian thương”, thì Lưu Bị so với hai người này lại bị đánh giá là “vô dụng”.
Vậy nhưng dù là Tào Tháo hay Tôn Quyền, đối với Lưu Bị đều không hề xem nhẹ.
Thành công của Lưu Bị trong việc dựng nước là không thể nghi ngờ. Tuy nhiên, trong cuộc thảo phạt Đông Ngô, ông đã chuốc thất bại thảm hại, phải lui quân đến thành Bạch Đế, cuối cùng hi sinh tại đây vào năm Chương Võ thứ 3 của nhà Thục hán (năm 223).
Di ngôn đầy ẩn ý của Lưu Bị
Trước khi thất thủ, Lưu Bị có hàn huyên cùng các đại thần. Trước mặt bá quan văn võ, ông đã cầm tay Gia Cát Lượng nói: “Khanh còn tài gấp mười lần Tào Phi, tất có thể làm cho quốc thái dâng an, hoàn thành nghiệp lớn.
Nếu như con trai ta có thể phò tá thì khanh phò tá, còn nếu nó là kẻ bất tài vô dụng thì khanh hãy lên làm vương.”
Lưu Bị nói ra lời như vậy, các đại thần đều vô cùng sợ hãi, ngay cả Gia Cát Lượng cũng không khỏi giật mình. Bởi lẽ chủ động “mời” người ngoại tộc đoạt lấy ngai vị, đây chính là hành động dâng cả giang sơn vào tay người khác.
Gia Cát Lượng nghe xong, nước mắt chảy thành dòng, lập tức quỳ xuống mà nói: “Thần xin nguyện một lòng tận trung, không dám có nửa điều khi quân, nếu không sẽ lấy cái chết để tạ tội.”
Lưu Bị thấy vậy liền cầm tay Lưu Thiện mà căn dặn: “Sau này con phải phụng dưỡng Thừa tướng (Gia Cát Lượng) như phụng dưỡng phụ hoàng!”
Hành động và lời nói của Lưu Bị trước khi qua đời đã tạo ra nhiều luồng tranh cãi. Liệu Lưu Bị có thực sự muốn truyền giang sơn Thục Hán cho Khổng Minh?
Hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng, Lưu Bị đối với Gia Cát Lượng vô cùng tín nhiệm, nên mới đưa ra quyết định táo bạo trên. Trước đó, ông đã từng ba lần tới tận lều cỏ để mời Lượng về triều.
Tuy nhiên nhiều tư liệu lịch sử đã chứng minh, Lưu Bị không thực sự trọng dụng Khổng Minh như hậu thế vẫn nghĩ.
Bên cạnh Gia Cát Lượng, Lưu Bị dành sự tín nhiệm cho khá nhiều người trong đó có Lý Nghiêm, Bàng Thống...
Bản thân ông cũng nể phục tài của Khổng Minh, nên muốn vị đại thần này cúc cung tận tụy phò tá con trai mình. Đây chính là quang minh chính đại đẩy cho Gia Cát Lượng một trách nhiệm nặng nề.
Trong khi đó, có ý kiến khẳng định, câu nói trước lúc lâm chung chính là đòn thử lòng của Lưu Bị với Gia Cát Khổng Minh. Nếu như nghe xong những lời đó mà Lượng có nửa điểm vui mừng, lập tức sẽ bị đưa ra ngoài chém đầu vì mưu đồ phản trắc.
Tuy nhiên quan điểm này có phần phi lý. Bởi Gia Cát Lượng vốn nổi tiếng thông minh, làm sao có thể để vui buồn lộ ra trên mặt. Nếu như Lượng thực sự có mưu đồ đoạt lấy giang sơn, việc gì phải dại dột thể hiện ra bên ngoài như vậy?
Quan điểm cuối cùng có phần thuyết phục hơn thì cho rằng, trong tình huống này, Lưu Bị giao cho Gia Cát Lượng quyền phế lập, muốn Lượng chọn một trong hai người con trai của mình làm Hoàng đế, chứ không phải có ý nhường ngôi cho Lượng.
Dù có nhiều bất đồng, nhưng các quan điểm trên đều thống nhất một điều là Lưu Bị không hề muốn đem giang sơn cả đời gây dựng cho Gia Cát Lượng.
Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, dù cho lúc đó bị Đông Ngô đả kích nặng nề, Lưu Bị cũng không dại dột đến nỗi nói ra những lời thiếu nhuệ khí này trước mặt quần thần.
Cả đời ông theo đuổi ước vọng phục dựng Đại Hán của Thái tổ Lưu Bang, mà Lưu Bang trước kia giao ước với quần thần: “Ai không phải họ Lưu mà làm vương thì thiên hạ cùng đánh nó.” Lưu Bị vì thế càng không thể làm ngơ trước lời thể của của tổ tiên.
Mặt khác trong bối cảnh thời đại phong kiến lúc bấy giờ, không thể tồn tại khả năng Lưu Bị dâng giang sơn tặng cho người khác. Lịch sử Trung Hoa mấy nghìn năm qua cũng chưa từng có một vị Hoàng đế nào tự nguyện dâng đất nước cho người ngoại tộc.
theo Trí Thức Trẻ
Lưu Bị thực chất không hề tín nhiệm Gia Cát Lượng?
Trần Quỳnh | 21/09/2015 08:00
Những phát hiện mới gần đây khẳng định, mối quan hệ giữa hai nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc Lưu Bị và Gia Cát Lượng hoàn toàn không thân thiết “như cá với nước”.
Năm 207, Lưu Bị đã ba lần đến lều cỏ mời Gia Cát Lượng về triều. Cảm động trước lòng thành của Lưu Bị, Gia Cát Lượng nhận lời phò tá quân vương.
Theo nhiều tư liệu lịch sử ghi chép, hai người “nhất kiến như cố” (vừa gặp đã quen). Lưu Bị sau này còn nói: “Cô gia nay có Khổng Minh, giống như cá gặp nước vậy”. Chính điều này làm hậu thế về sau cho rằng quan hệ quân thần giữa hai người là vô cùng khăng khít.
“Tam Quốc diễn nghĩa” cũng có ghi lại: Lưu Bị đối với người thao lược toàn tài như Gia Cát Lượng vô cùng tín nhiệm, chuyện quân chính đại sự nào cũng tìm Lượng để lên kế hoạch, thậm chí Lượng nói gì, ông cũng nghe theo.
Sự khác biệt giữa tiểu thuyết và đời thực
Tuy nhiên nhiều bằng chứng lịch sử lại khẳng định rằng, Gia Cát Lượng không được Lưu Bị trọng dụng tới vậy.
Giai thoại “Tam cố mao lưu” (ba lần Lưu Bị đến vời Gia Cát Lượng), hậu thế ai ai cũng biết, coi đó là mối quan hệ quân – thần chuẩn mực để noi theo.
Nhiều học giả đã nảy sinh nghi vấn về vấn đề này, đồng thời cũng đã tìm ra không ít vướng mắc trong mối quan hệ giữa hai nhân vật nổi danh dưới thời Tam Quốc.
Thứ nhất, dù cho có sự kiện Lưu Bị ba lần đến lều tranh mời Gia Cát Lượng, thậm chí sau này Lưu Bị giao phó con trai cho Lượng ở thành Bạch Đế, thì mối quan hệ của hai người không phải quá thân thiết như “Tam Quốc diễn nghĩa” miêu tả.
Địa vị của Gia Cát Lượng ở triều đình Thục Hán cũng không phải “dưới một người trên vạn người” như hậu thế tưởng tượng.
Đại chiến Xích Bích.
Cho tới sau này, Lưu Bị mới hạ lệnh cho Gia Cát Lượng dẫn quân vào Tây Xuyên.
Thứ hai, khi trận chiến tại Hán Trung diễn ra, Gia Cát Lượng dù có tài thao lược, nhưng lại chỉ giữ “vị trí hậu cần”. Cánh tay phải tham mưu và trợ thủ đắc lực cho Lưu Bị vẫn là Pháp Chính.
Cho tới khi Lưu Bị làm chủ thành Hán Trung, địa vị của Pháp Chính vẫn được xếp trên Gia Cát Lượng một bậc.
Thứ ba, sinh thời, Lưu Bị vô cùng tín nhiệm người em kết nghĩa là Quan Vũ nên đã giao cho vị nhị đệ này toàn quyền trấn thủ Kinh Châu. Vậy nhưng cuối cùng, Quan Vũ thất thủ, dẫn đến cục diện thất bại thảm bại.
Nhiều nhà sử học sau này đã nhận định: nếu trước đó Lưu Bị điều Quan Vũ đến Xuyên Châu, cho Gia Cát Lượng cai quản Kinh Châu, tất sẽ không dẫn tới cục diện như vậy.
Đây cũng là một minh chứng cho thấy Lưu Bị không hẳn coi trọng vị Gia Cát Khổng Minh này như người đời vẫn nghĩ.
Một minh chứng rõ ràng hơn cả là sau khi Quan Vũ thất thủ Kinh Châu, Lưu Bị dẫn quân đi chinh phạt nước Ngô.
Trong cuộc chiến này, ông không những không mang theo Lượng, mà còn không quan tâm tới ý kiến của vị trọng thần này, dẫn đến việc Thục quân bị thất bại thảm hại.
Khi đó, Gia Cát Lượng mới thất vọng mà than rằng: “Nếu Pháp Chính ở đó hẳn có thể khuyên Vương không tiến quân sang phía đông. Nhưng nay quân ta lại đánh về phía đông, tất sẽ rơi vào cửa hiểm.”
Câu nói đó cho thấy trong mắt Lưu Bị, lời nói của vị Pháp Chính kia thậm chí được trọng dụng hơn cả mưu lược của Gia Cát Lượng
Vậy điều gì đã khiến Lưu Bị không xem trọng Gia Cát Lượng dù đã ba lần đích thân mời ông về triều? Lý giải cho câu hỏi này, các học giả nghiên cứu đặt ra hai giả thuyết.
Đầu tiên là vì tư tưởng và sách lược chính trị của Gia Cát Lượng và Lưu Bị có nhiều điểm bất đồng. Gia Cát Lượng luôn chủ trương chiến đấu dựa vào sức mình là chính.
Trong “Long Trung sách”, chiến lược cơ bản ông đặt ra là:
“Đoạt lấy Kinh Châu, chiếm được Lưỡng Châu, phía Tây hòa với ‘nhung địch’(các nước phương Tây), phía Nam vỗ về với di Việt, phía đông kết giao cùng Tôn Quyền, phía bắc chinh phạt Tào Tháo. Có như vậy mới phục hưng được Hán triều.”
Trong chiến lược này, Gia Cát Lượng coi việc giữ gìn liên minh Tôn – Lưu là điều cốt yếu.
Tuy nhiên, Lưu Bị là người theo chủ nghĩa cơ hôi, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, bỏ qua việc thắt chặt liên minh, nuôi mộng tưởng xưng vương cát cứ một phương, dẫn đến việc xảy ra trận chiến tại Di Lăng sau này.
Thứ hai là vì gia thế của Gia Cát Lượng khiến Lưu Bị đề phòng. Anh trai của Lượng là quan nước Ngô, lại từng đảm nhiệm chức sứ thần qua Kinh Châu thương lượng.
Đối mặt với loại “nhân tình thế thái” phức tạp này, Lưu Bị dù trọng dụng tài năng của Khổng Minh, nhưng trong lòng vẫn có phần không tin tưởng.
Theo những phân tích cặn kẽ
của các nhà sử học Trung Quốc, Gia Cát Lượng không được Lưu Bị trọng
dụng như những gì "Tam Quốc diễn nghĩa" miêu tả.
Vương Phu Chi nhận định: chủ trương của Gia Cát là nhất định phải giữ Hán, nhất định phải diệt Tào. Nếu không liên kết với Ngô, giữa tình thế như vậy sẽ bị Ngô khống chế, càng không thể tiến hành bắc phạt.
Tuy nhiên Lưu Bị lại có ý đồ khác. Vốn nuôi mộng tự cường, xưng vương làm chủ một phương, nên Lưu Bị đã cùng Quan Vũ liên thủ.
Sở dĩ Lưu Bị không tín nhiệm Gia Cát Lượng mà tín nhiệm Quan Vũ là bởi Gia Cát Cẩn (anh trai Lượng) được Ngô vương coi trọng. Chính vì vậy, Hán Trung vương luôn lo sợ Lượng có giao tình với nước Ngô, cũng hoài nghi Lượng cùng anh trai cấu kết phản Thục.
Còn đối với sự kiện giao phó con trai cho Gia Cát Lượng ở Bạch Đế thành, Lưu Bị nhiều phần là do tình thế thúc ép.
Trước lúc Lưu Bị qua đời, mâu thuẫn giữa Ích Châu và Kinh Châu đã vô cùng căng thẳng. Con trai Lưu Thiện còn trẻ tuổi, tư chất lại bình thường, khó có thể làm chủ cục diện phức tạp này.
Trong triều lúc đó rối ren, những đại thần Lưu Bị trọng dụng nhất là Pháp Chính và Bàng Thống đều đã qua đời. Như vậy, người có thể ủy thác chỉ còn lại Gia Cát Lượng.
Dù vậy Lưu Bị cũng không ủy thác toàn bộ đại sự cho Lượng, mà trong di chiếu còn nhờ cậy tới Lý Nghiêm – danh gia vọng tộc đất Ích Châu để cùng phò tá con trai.
Như vậy, mối quan hệ quân thần “cá nước” giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng mà “Tam Quốc diễn nghĩa” miêu tả, rất có khả năng chỉ là cách để lưu lại ấn tượng tốt đẹp về các vĩ nhân trong lòng hậu thế mà thôi.
theo Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét