Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC 12

(ĐC sưu tầm trên NET)


Các vụ ám sát nổi tiếng trong lịch sử


Julius Caesar
Một trong những nhà lãnh đạo La Mã nổi tiếng nhất, Caesar đã bị ám sát bởi một nhóm các thượng nghị sĩ trong 44 BC. Ước tính có trở lên của 60 người tham gia vụ ám sát và đâm Caesar tổng cộng 23 lần. Vụ ám sát là đỉnh cao của một cuộc xung đột leo thang trong tiểu bang, khi các nước cộng hòa La Mã trở nên bất lực. Sau khi tiếp quản hiện đại Pháp, Caesar đã thâu tóm quyền lực độc tài gây kích động một bộ phận quan trọng của tầng lớp quý tộc. Tuy nhiên, thay vì củng cố quyền lực trong tay của họ như là các thượng nghị sĩ đã hy vọng, cái chết của Caesar khiến các nước cộng hòa tự chủ sụp đổ, chủ yếu là vì các tầng lớp thấp và trung bình trong xã hội La Mã cảm thấy bị xúc phạm khi nhà lãnh đạo nổi tiếng của họ bị ám sát trong một kịch bản bí mật.
Abramham Lincon
Lincoln trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên bị ám sát vào ngày 14 tháng 4 năm 1865 tại một nhà hát. Ông đã bị ám sát bởi diễn viên John Booth. Đây là một phần của một âm mưu tham vọng hơn nhằm khôi phục  phe miền Nam thời Nội chiến Hoa KỳLiên bang.Mặc dù ông đã vượt qua vết thương do đạn bắn ban đầu, Lincoln qua đời vào sáng sớm hôm sau. Các âm mưu loại bỏ Phó Chủ tịch, Andrew Johnson, và Ngoại trưởng William Seward đã thất bại. Những kẻ âm mưu này sau đó đã bị bắt và bị đưa ra tòa về cái chết của Lincoln. Hàng triệu người dân đã đến đưa tiễn tàu tang lễ của Lincoln từ Washington đi qua New York, và cuối cùng đến Springfield, Illinois.
 
Leon Trotsky

Người lãnh đạo của cách mạng Nga cùng với Vladimir Lenin, Leon Trotsky đã bị ám sát tại Mexico vào tháng 8 năm 1940, do một điệp viên. Trong vai trò là một người ủng hộ chính trị, Ramon Mercader lén vào nhà của Trotsky và dùng một chiếc gậy đập đá để tấn công ông. Trotsky đã trở thành một đối thủ lớn của Joseph Stalin khi chỉ trích nền chính trị của ông đối xử tàn bạo của người dân Liên Xô. Trotsky bị ám sát 3 năm sau khi khoảng 1 triệu thành viên của Đảng Cộng sản đã bị tiêu diệt bởi Stalin.
 
Patrice Lumumba

Là nhà lãnh đạo dân chủ đầu tiên của Congo mới độc lập, Lumumba là mục tiêu của Hoa Kỳ và các đồng minh của mình, do lo ngại rằng ông sẽ thách thức vai trò chi phối mà các cường quốc phương Tây sở hữu. Lumumba bị quản thúc tại nhà vào 14 Tháng 9 năm 1960, bởi Joseph Mobutu, giám đốc của quân đội, người sau này sẽ tiếp tục dẫn Congo (Zaire đổi tên) cho 32 năm. Sau đó, ngày 17 tháng một năm 1961, Lumumba được dẫn ra khỏi nhà tù cùng với hai đồng minh của mình, bị gắn vào một gốc cây và bắn. Để che giấu tội phạm, những kẻ ám sát đã hủy thi thể ông trong axit.
 
John. F. Kennedy

Vụ ám sát Kennedy đã trở nên khá nổi tiếng trên thế giới. Lúc đó tổng thống đang tham quan thành phố cùng vợ thì bị một phát súng đánh gục. Tay sung chính là Lee Harvey Oswald, đã tự tử chỉ hai ngày sau đó. Mặc dù các giấy tờ khẳng định rằng Oswald đơn độc thực hiện các ám sát chứ không phải là một phần của bất kỳ âm mưu rộng lớn hơn nhưng phần lớn dân số Mỹ không bao giờ chấp nhận phán quyết này. Kennedy qua đời tại một thời điểm nhạy cảm khi cuộc xung đột chính trị căng thẳng trên thế giới và trong nước đều đang diễn biến phức tạp.
Martin Luther King Jr
Ông là người lãnh đạo của một phong trào dân quyền mạnh mẽ thông qua các cuộc biểu tình trên toàn quốc, khi ông bị bắn bởi một sát thủ trong Memphis, Tennessee, vào ngày 4 tháng 4, 1968. Luther King đã có mặt tại thành phố nhằm hỗ trợ các công nhân vệ sinh trong một cuộc đình công. James Earl Ray là người bị buộc tội ám sát vào năm sau đó với án tù 99 năm. Tuy nhiên, gia đình của Luther King đã không chấp nhận điều này và đã nhiều lần tìm cách điều tra các sự kiện từ tháng 4 năm 1968.
John Lennon
Cựu thành viên nhóm nhạc nổi tiếng The Beatles cũ đã bị bắn chết bởi Mark David Chapman, khi ông trở về nhà từ một studio vào ngày 08 tháng 12, 1980. Chapman đã bắn năm viên đạn vào Lennon và đánh ông ta bốn lần. Lennon đã qua đời khi trên đường đến bệnh viện Roosevelt. Mặc dù luật sư của Chapman đã khẩn thiết cầu xin, hắn ta đã bị kết tội ám sát và kết án chung thân năm 1981. Có thông tin cho biết có ít nhất 3 người hâm mộ The Beatles tự tử sau khi nghe tin về cái chết của Lennon. Hàng triệu người đã đau buồn tiếc thương và tưởng nhớ danh ca này.
Olof Palme
Vào một buổi tối yên tĩnh ở Stockholm năm 1986, Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme bị ám sát khi ông đi về nhà một mình từ một rạp chiếu phim. Vụ ám sát này vẫn còn là một bí ẩn sau 25 năm, mặc dù các cuộc điều tra đã diễn ra trên phạm vi sâu rộng . Bởi vụ việc đã xảy ra trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh nên có nhiều suy đoán về sự tiếp tay của Liên Xô trong một thời gian dài sau đó nhưng không có bằng chứng nào. Trong thực tế, một nghi can trong vụ án vẫn chưa được xác định.
Patrick Finucane
Patrick Finucane là một luật sư ở Bắc Ireland. Ông đã phấn đấu bảo vệ quyền công dân của người Công giáo. Ông là mục tiêu cho vụ ám sát của nhóm người trung thành năm 1989 khi các cuộc xung đột giữa các dân tộc đấu tranh cho một Ireland độc lập, và đoàn viên đấu tranh để duy trì vị trí của Bắc Ireland như là một phần của Vương quốc Anh. Vụ ám sát tiếp tục gây tranh cãi, do các dấu hiệu cho thấy các mật vụ Anh đã tham gia vào cái chết của Finucane. Một cuộc điều tra nào để lại nhiều câu hỏi chưa được trả lời, gia đình và những người ủng hộ ông tiếp tục thúc đẩy sự thật về vụ việc được phát hiện.
Juvenal Habyarimana  và Cyprien Ntaryamira
Một tên lửa đất-đối-không đã va vào chiếc máy bay chở Chủ tịch Rwanda và Burundi vào ngày 06 tháng 4, 1994 khi hai nhà lãnh đạo đã trở về từ một hội nghị khu vực tại Tanzania, lúc đó máy bay đang chuẩn bị hạ cánh tại thủ đô Rwanda, Kigali . Những nghi vấn người chịu trách nhiệm cho thảm họa này vẫn còn gây tranh cãi.
Tú Anh (theo Therichest)

Vụ ám sát Tổng thống Andrew Jackson

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Andrew Jackson năm 1824, vẽ bởi Thomas Sully
Vụ ám sát Tổng thống Andrew Jackson được cho là nỗ lực đầu tiên nhằm giết một Tổng thống Hoa Kỳ đang tại vị đến từ ngoài nước Mỹ và cũng là vụ ám sát đầu tiên trong lịch sử Tổng thống Hoa Kỳ. Vị Tổng thống đó chính là Andrew Jackson, vị Tổng thống thứ 7 (1829-1837) của Hoa Kỳ. Rất may mắn là vị nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ này đã thoát chết một cách ngoạn mục trong vụ ám sát diễn ra vào ngày thứ 6 u ám tháng giêng năm 1835.

Một tác phẩm mô tả cảnh ám sát hụt của Lawrence và Tổng thống Andrew Jackson vẫn bình an trong vụ ám sát năm 1835

Kẻ ám sát

Kẻ thực hiện vụ ám sát là một người Anh, tên là Richard Lawrence, một thợ sơn nhưng luôn tin rằng mình là một người thừa kế ngai vàng của nước Anh. Theo tư liệu thì Lawrence là một kẻ bị bệnh hoan tưởng.

Nguyên nhân của vụ ám sát

Với điều hoan tưởng rằng, mình là người kế thừa ngôi vị hoàng gia của vương quốc Anh, nên lúc nào Lawrence cũng tìm cách đòi lại quyền lợi của mình và ngài Tổng thống đáng kính Jackson đã cố khuyên và ngăn cản điều này. Vì vậy, anh ta quyết định ám sát Tổng thống.

Diễn biến vụ ám sát

Ngày 30.1.1835, Tổng thống Andrew Jackson đến Điện Capitol Hoa Kỳ để viếng lễ tang của đại biểu Nam California Warren R. Davis. Lawrence nấp sau cột, chờ Jackson bước ra từ cổng phía Đông. Tổng thống chỉ đứng cách tên sát nhân hơn 2 m và Lawrence đã lôi khẩu súng được cất trong người ra hướng thẳng Tổng thống mà bắn. Theo phân tích của các chuyên gia, vị trí của tên sát nhân và Tổng thống quá gần nhau, gần đến mức khó mà bắn trượt được, nhưng một điều may mắn là khẩu súng được bóp cò nhưng nó không nổ. Trước sự hãi hùng của mọi người xung quanh, Lawrence đã rút ra khẩu súng thứ hai. Truyền thuyết nói răng Tổng thống Jackson đã quay cây ba toong của mình về phía tên sát nhân và nhào tới tấn công hắn, dù vậy tên sát nhân vẫn hướng khẩu súng về phía Jackson mà bóp cò, nhưng một điều kỳ diệu lại diễn ra, khẩu súng tiếp tục không nổ. Một sĩ quan Hải quân đứng gần đó đã hạ gục Lawrence và vụ ám sát đầu tiên trong lịch sử Tổng thống Mỹ kết thúc.

Nhận xét

Theo những tài liệu phân tích sau vụ ám sát hụt này thì hai khẩu súng không có trục trặc gì. Chúng vẫn lên đạn bình thường, chỉ có điều là chúng không khai hỏa được. Sau này người ta ước tính tỉ lệ súng tịt ngòi là 1/125.000. Các sử gia cho rằng thời tiết ẩm ướt là nguyên nhân khiến súng không nổ.
Một người bạn của Tổng thống Andrew Jackson đã viết: "Nếu tôi là người mê tín thì việc thuyết phục tôi rằng sự sống của Tổng thống đã được bàn tay của thượng đế che chở sẽ là điều hấp dẫn không thể cưỡng nổi".

Xét xử

Phiên tòa sử tên sát nhân ám sát hụt Tổng thống Andrew Jackson được diễn ra sau đó, hội đồng xét xử chỉ mất năm phút để đưa ra phán quyết cuối cùng là Lawrence vô tội vì hắn ta bị bệnh tâm thần, Lawrence phải sống 26 năm còn lại trong nhà thương điên.


Vụ ám sát Tổng thống James A. Garfield

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tổng thống Garfield
Vụ ám sát Tổng thống James Abram Garfield là một sự kiện gây rúng động dư luận Mỹ thời bấy giờ. Ông là vị Tổng thống Mỹ bị ám sát thứ hai, vụ trước đó là vụ ám sát Tổng thống Abraham Lincoln, sau cuộc nội chiến (đây là những cuộc ám sát dẫn đến cái chết của Tổng thống), nếu tính cả những ám sát hụt thì đây là vụ ám sát thứ 3 trước đó cần phải kể đến vụ ám sát Tổng thống Andrew Jackson.
James Abram Garfield (19 tháng 11 năm 1831 – 19 tháng 9 năm 1881) là vị tổng thống thứ 20 trong lịch sử Hoa Kỳ. Chỉ 200 ngày sau khi ông nhậm chức, Garfield bị ám sát. Tuy tại vị với một thời gian khá ngắn, nhưng ông là một nhân vật quan trọng trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ. Nhưng ngày nay ông là vị Tổng thống bị chính người Mỹ lãng quên nhanh nhất.

Nguyên nhân của vụ ám sát

Một luật sư bị tâm thần tên là Charles J. Guiteau, tức giận vì ngài Tổng thống Garfield không cho hắn ta làm lãnh sự Hoa Kỳ tại Paris, cho nên tìm cách ám sát Tổng thống, hắn còn nói rằng nhiều lần Thiên Chúa đã mách bảo hắn ám sát Tổng thống, vì khi loại bỏ Garfield thì mọi việc sẽ được giải quyết.

Diễn biến


Mẫu súng lục dùng để ám sát Tổng thống
Vào buổi sáng ngày 02.7.1881, Tổng thống Garfield trên đường đến họp lớp thời đại học của ông tại trường Williams College, trong buổi họp mặt sẽ có một bài phát biểu của ông. Ông đi cùng với: James G. Blaine, Robert Todd Lincoln (con của Tổng thống Abraham Lincoln lúc đó đang làm Bộ trưởng Chiến tranh) và hai con trai của ông là James và Harry.
Tổng thống đang đi đến ga xe lửa số 6 của tuyến đường sắt Baltimore - PotomacWashington,D.C vào lúc 9:30 sáng, ông đã bị bắn hai lần từ phía sau, một lần trên cánh tay và một lần ở phía sau, bởi tên luật sư tâm thần Charles J. Guiteau. Tổng thống bị bắn bởi một khẩu súng lục cỡ nòng 0,44 Bulldog Webley.

Kết quả


Tranh vẽ cảnh Tổng thống sau khi bị bắn
Tuy bị bắn và trong người có hai viên đạn, nhưng Tổng thống Garfield chỉ bị thương, gần 20 bác sĩ giỏi thời bấy giờ được điều động đến để tìm cách lấy viên đạn ra. Các bác sĩ phải mất tới 80 ngày nỗ lực để loại bỏ những viên đạn. Bác sĩ Willard Bliss đặt một đầu dò vào vết thương tạo đường dẫn. Sau đó, vết thương trở nên tồi tệ hơn vì ông đút một ngón tay chưa rửa vào đấy, dẫn đến việc nhiễm trùng.  Một bác sĩ khác đưa cả cổ tay vào sâu bên trong làm thủng gan. Bên cạnh đó 16 bác sĩ khác nhúng tay vào và chọc vết thương từ một lỗ thủng 7 cm thành một vết nhiễm trùng 50 cm.
Tổng thống sống trong lay lắt trong sự đau đớn quằn quại suốt mùa hè. Cuối cùng, ông ra đi vào ngày 14.9.1881. Kết quả khám nghiệm tử thi cho biết viên đạn được bắn vào một vị trí không hề đe doạ đến tính mạng, ông qua đời do bị nhiễm trùng nặng. Các báo thời đó bình luận rằng: nếu giá như cứ để vậy có lẽ Tổng thống vẫn còn sống... 
Tên ám sát Tổng thống bị đưa ra toà xét xử, hắn cho rằng mình chỉ bắn Tổng thống chứ không giết ông, chính các bác sĩ mới là người làm điều đó... Nhưng hắn đã bị treo cổ sau đó vì tội lỗi của mình. 

Những phát minh sau vụ ám sát

  1. Alexander Graham Bell đã nghĩ ra cách dùng máy dò kim loại thô để định vị viên đạn. Chiếc máy dò này vận hành tốt với mọi bệnh nhân mà ông đã kiểm tra nhưng lại bất lực với Tổng thống. Bell không hề để ý rằng Garfield đang nằm trên một tấm thảm lò xo...[9] Chiếc máy dò kim loại này của Bell đã phát huy tác dụng và cứu được nhiều mạng người trong các cuộc chiến tranh sau đó.
  2. Trong suốt thời gian Garfield điều trị vết thương, lúc ấy là mùa hè, nên trời oai bức... Nhà thiên văn học và nhà toán học nổi tiếng thế giới Simon Newcomb đã lắp ráp chiếc máy điều hoà đầu tiên trên thế giới để giữ cho ngài Tổng thống được mát mẻ trong cái nóng khô rát của Washington. Một thùng chứa 6 tấn nước đá được đặt trong tầng hầm. Hơi mát từ nước đá bốc lên thông qua hàng loạt các đường ống, nó giúp giảm nhiệt độ đến 20 °C.[10]
Những nỗ lực của Bell và Newcomb đã thút đẩy khoa học công nghệ phát triển. Nhưng họ không đủ khả năng để cứu Tổng thống Garfield.

"Kế hoạch hoàn hảo" cho vụ mưu sát Tổng thống Pháp Degaulle

Cập nhật lúc: 13:42 30/06/2011

Những phát đạn không trúng đích

Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, uy tín của Tổng thống Pháp Charles De Gaulle ngày càng được nâng cao. Người dân Pháp xem ông như biểu tượng một người hùng, bởi ông là người  đứng đầu chính phủ kháng chiến Pháp chống lại gót giày xâm lược của phát xít Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ II.

Ông là một trong những chính khách được kính trọng bậc nhất của nước Pháp và châu Âu, là biểu tượng của tính kiên định, tinh thần dân tộc và ý chí tự do.

Nhiều quốc gia bị nước Pháp đô hộ cũng nhìn thấy ở ông một sự cởi mở, đặt vào ông không ít hy vọng để có thể đạt đến độc lập mà đất nước không bị tàn phá tan nát bởi chiến tranh. Nhưng cũng chính vì thế, ông trở thành một trong những chính khách có nhiều kẻ thù nhất, đặc biệt là ngay trong lòng đất nước mà ông lãnh đạo.

Mang nặng  đầu óc thực dân thủ cựu, khư khư bám víu  vào quyền  lợi dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa sô-vanh, bọn cực hữu ở Pháp xem De Gaulle là "kẻ phản bội nước Pháp" khi ông quyết định trao trả độc lập cho Algérie. Ngoài mối thâm thù về tư tưởng, chúng còn hy vọng rằng nếu giết chết được De Gaulle, tình hình chính trị nước Pháp bị rối loạn sẽ tạo cơ hội cho chúng nắm lấy chính quyền!

Vì vậy, công tác bảo vệ Tổng thống luôn luôn được tổ chức chu đáo. Các cuộc di chuyển của ông đều được giữ bí mật tuyệt đối, luôn luôn thay đổi lộ trình và phải đến khi Tổng thống ngồi lên xe, tài xế mới được biết mình sẽ đi đến đâu, cho xe chạy đường nào. Trong khi đó, vị Tổng thống nước Pháp lại là một người kiên cường, có cách hành xử không ít ngẫu hứng, đôi khi cố chấp cho nên người ngoài cuộc càng khó đoán. Khi có việc phải di chuyển, ông  thường đi khá im lặng và mang theo rất  ít  nhân viên bảo vệ.

Ngày 22/ 08/ 1962, gần 8h tối, Tổng thống De Gaulle cùng gia đình rời điện Elysée. Ông bước lên chiếc Citroen quen thuộc. Một ôtô và hai mô tô hộ tống hai bên xe Tổng thống. Một cuộc di chuyển bình thường không mang tính chất lễ nghi.

Tài xế được lệnh chạy về hướng sân bay Villacoublay cách Paris 9 dặm về phía Tây Nam. Lúc 8h 10’, xe của Tổng thống đang lăn bánh trên đại lộ Libération. Đột nhiên, từ một chiếc xe tải đỗ bên đường, những loạt đạn nổ vang, nhằm thẳng chiếc xe chở Tổng thống.
1
Tướng De Gaulle

Con rể De Gaulle ngồi ở hàng ghế trước hét to: "Cúi xuống!". De Gaulle và vợ ở ghế sau vẫn ngồi yên không nhúc nhích. Tài xế chiếc Citroen không để lỡ một giây, cho xe lao vọt lên phía trước vượt qua làn đạn. Bình thản như thể việc vừa  mới xảy ra chỉ  là chuyện bình thường, vị Tổng thống nước Pháp vừa chết hụt nhíu mày: "Tại sao 3 anh cận vệ ở sau xe không bắn trả?"

Nhưng chưa hết.   

Trước mặt xe chở Tổng thống là một ngã ba. Cách 50m, đường Bois đâm ngang. Những tay súng nấp trong một chiếc xe nhỏ màu xanh chờ sẵn bên trái đường lập tức bắn xối xả vào chiếc Citroen. Kính xe vỡ tung tóe, hai bánh bên trái chiếc Citroen nổ tung, khiến nó chao đảo. Kệ, thay vì  ngừng lại, tài xế vẫn nhấn ga cho xe lao tới, tiếp tục tiến về phía trước để thoát khỏi làn đạn trên những bánh xe xẹp lép và chao đảo. Một nhân viên hộ tống đi mô tô cho xe lao lên ngang tầm chiếc xe chở Tổng thống, vừa che chở vừa bắn trả.

Nhưng ngay tức khắc, anh bị một viên đạn bắn trúng chiếc mũ bảo hiểm, hất văng xuống đường. Đạn vẫn tới tấp nã vào xe Tổng thống. Một viên đạn bay sướt qua đầu De Gaulle găm vào thùng xe. Chiếc Citroen tơi tả vẫn tiếp tục lượn lách. Chiếc xe hơi màu xanh đuổi theo và tiếp tục nã đạn. Đến ngoại ô vùng Petit - Clamart, xe cộ đông đúc đã che chắn cho chiếc Citreon.

Bọn khủng bố đành bỏ cuộc. Chúng kịp thời biến mất trước khi lực lượng tiếp ứng ập đến. Người lái xe cho Tổng thống quả là một tay cừ khôi. Chiếc Citreon vẫn giữ nguyên tốc độ dù bốn bánh đều xẹp lép. Một lát sau nó dừng lại ở sân bay Villacoublay.

De Gaulle và mọi người bước ra, không ai bị thương tích gì cả. Phủi vụn sơn và những mảnh kính vỡ trên quần áo, vị Tổng thống Pháp bình thản chê: "Đúng là những tay súng hạng bét. Có mấy chục thước mà cũng bắn trật! Vậy cũng đòi làm sát thủ! ". Sau đó ông lên máy bay bay về nhà nghỉ ở Colombey - les - Deux - Eglises cách Villacoublay 150 dặm, coi như không có việc gì xảy ra.

Truy lùng thủ phạm

Sau vụ ám sát, vị Tổng thống vừa thoát chết tỏ ra hết sức bình thường nhưng các cơ quan An ninh Pháp thì ngược lại. Cả bộ máy mật vụ, chìm nổi của nước Pháp sôi lên sùng  sục. Guồng máy lồng lên hết công suất. Các thám tử rà soát kỹ lưỡng con đường chạy qua vùng Petit - Clarmart suốt nhiều giờ liền. Họ thu nhặt vỏ đạn, chụp ảnh các lỗ đạn và dấu bánh xe. Cảnh sát bố ráp và giữ lại tất cả các nhân chứng.

Chiếc Citroen chở Tổng thống bị 6 viên đạn găm vào sườn, 4 viên khác găm vào xe hộ tống. Một viên bắn trúng mũ sắt của viên cảnh sát đi mô tô hộ tống. Chiếc mô tô trúng một phát đạn vào thùng. Nhiều cửa hiệu hai bên đường bị đạn phá hủy. Hàng vốc đạn khác  găm vào thân  cây, tường nhà bên đường. Nhưng rất may, không ai việc gì.

Cuộc điều tra vụ mưu sát được giao cho Maurice Bouvier, chỉ huy Đội của Cảnh sát tư Pháp (Police Judiciaire – P.J), Paris. Theo lệnh của Bouvier, những thám tử giỏi nhất của P.J nhập cuộc. Họ được giúp sức bởi các cơ quan thuộc Cục An ninh quốc gia toàn nước Pháp, các nhân viên an ninh quân đội và hàng ngàn cảnh sát địa phương.

Chưa đầy 1 giờ sau, Bouvier nhận được đầu tiên: đã tìm được chiếc xe tải màu vàng bị bỏ lại quảng trường gần nơi nó nổ súng. Trong xe có súng trường tự động, đạn, lựu đạn và một quả mìn định hướng đã lắp ngòi nổ. Nếu chiếc Citreon bị buộc dừng lại, quả mìn này sẽ được những tên ám sát kích hoạt. Nó sẽ làm nổ tung chiếc xe có Tổng thống và gia đình ngồi bên trong. Lúc đó chắc chắn sẽ không một ai trong xe có thể sống sót.

Từ biển số chiếc xe vàng, cảnh sát tìm đến một garage ở Joigny cách Paris 80 dặm về phía Đông Nam. Run như cầy  sấy, ông chủ garage này  khai: ông ta đã cho Jean Francoise Murat, một điện ảnh thuê chiếc xe tải  màu vàng.

Ít ra cũng đã lo được một cái tên, Bouvier ra lệnh: "Kiểm tra toàn bộ khách sạn, nhà trọ và garage trên toàn quốc". Hơn 60.000 địa chỉ được hỏi thăm. cho biết: Murat (dĩ nhiên là tên giả) đã thuê rất nhiều xe ở nhiều địa  điểm rải rác trên toàn quốc. Điều này chứng tỏ tên này đã chuẩn bị cho nhiều toán khủng bố ở khắp nơi trong nước để sẵn sàng chờ De Gaulle. Không nghi ngờ gì nữa, y đã quyết tâm hạ sát Tổng thống cho bằng được.

Cùng lúc, toán thám tử lùng sục ở đại lộ Victor Hugo gần hiện trường được cư dân ở đây cho biết: chiếc xe tải màu vàng đã đỗ lại nhiều lần trước cửa hàng số 2 trong phố. Nó cũng nằm ở đó suốt buổi chiều ngày xảy ra sự việc. Một người khác bổ sung: "Có một chiếc Citreon màu xanh lá cây cũng đậu ở đó. Trong hai người đàn ông từ xe bước vào nhà có một người khoảng 40 tuổi, dữ tướng, tóc bù xù và đi nạng".

Dữ liệu được trao ngay cho bộ phận tàng thư. Chi tiết tưởng chừng như vặt vãnh đối với người bình thường hoá ra lại là một đầu mối cực kỳ đắt giá đối với những người  chịu trách nhiệm điều tra. Bộ phận tàng thư trả lời: "Trong danh sách bị truy nã hàng đầu có một kẻ tên Georges Watin, thuộc tổ chức OAS khét tiếng. Hắn có biệt hiệu là "Le boiteux" (Thằng què). Nhận dạng của “Thằng què” gần như trùng khớp với nhận dạng của kẻ đi nạng mà nhân chứng cung  cấp.

Tòa nhà số 2 phố Victor Hugo bị phong tỏa. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cảnh sát phát hiện ra kẻ cần quan tâm là cô gái Monique Bertine. Cô ta thuê một căn hộ ở lầu ba trong dãy số 2.

Monique vốn là nhân viên thư ký của một nhóm chính trị bảo thủ, chống lại việc trao trả độc lập cho Algérie. Pascal, anh ruột cô có một người bạn thân là Pierre Naudin, kẻ từ lâu đã nằm trong hồ sơ cảnh sát với nghi vấn tham gia.
1
Bastien Thiry

Cảnh sát đã rất nhanh nhưng tên tội phạm còn nhanh hơn một bước. Khi cảnh sát tìm đến, căn hộ đã trống rỗng. Theo dấu vết của Monique, người ta lần ra địa chỉ của gia đình cô ở Paris. Mọi câu hỏi đều bị các thành viên trong gia đình chối phăng. Kiên trì dồn gia đình Monique vào ngõ cụt mâu thuẫn trong các bản cung, cuối cùng cảnh sát đã buộc họ thú nhận Pascal – con trai họ và bạn của y đã ẩn trốn ở căn hộ số 2, lầu 3 suốt mấy ngày liền sau vụ ám sát. Tuy nhiên, hiện tại hắn trốn thì gia đình vẫn không ai chịu khai.

Mọi thành viên trong gia đình Pascal liền bị cách ly và giám sát chặt chẽ. Cuối cùng, tia sáng đã lộ ra. Do vô tình Monique để hở chuyện cô ta được chỉ định gặp Pascal vào chiều 4/ 9/1962 tại quầy sách trong cửa hàng bách hóa lớn của thành phố.

Biết mình sơ hở và đã bị lộ, Monique đã không đến điểm hẹn. Dù vậy, Pascal vẫn bị bắt. Mặc dù quày sách đã sắp đóng cửa, anh chàng sinh viên râu ria tua tủa, mắt trũng sâu vẫn kiên nhẫn đứng đọc, đúng hơn là giả vờ đọc để chờ ai đó. Thay vì gặp em gái, anh ta được cảnh sát đón tiếp.

Pascal ngoan cố không khai báo, phủ nhận mình có tham gia vụ ám sát nhưng lại không giải thích được những tờ hóa đơn mua mẫu chữ kim loại – để làm giả biển xe – đang nằm trong túi áo của mình.
s
De Gaulle

Trước đó, do ngẫu nhiên, một thành viên khác của nhóm ám sát bị tóm cổ tại Lyon. Một toán cướp có vũ trang đang bị tầm nã bỏ Marseilles chạy về Paris, trong đó có một tên lính không quân đào ngũ mập ú, bị lác mắt tên là Piere Magade. Y là người Pháp gốc Angérie. Rạng sáng, tốp cảnh sát có vũ trang ở rào chắn trên đường Marseilles – Paris phát hiện một chiếc Renault màu đỏ biển số Angérie đang vội vã tháo lui khi thấy đường đã bị cảnh sát án ngữ. Họ đuổi theo, và Pierre bị bắt.

Hắn được giải về trụ sở. Sau một ngày điều tra, Pierre thú nhận đã tham gia 4 vụ cướp ở Marseilles và Paris. "Thế còn vụ mưu sát, nói nốt đi chứ?". Viên cảnh sát hỏi cung hỏi vu vơ. Hiệu quả thu được quá bất ngờ. "Thôi được – Pierre nhún vai mệt mỏi – tôi sẽ khai tất". Và hắn thú nhận chính mình là kẻ giữ vô lăng chiếc xe Citreon màu xanh. Theo lời khai của hắn, một loạt tên họ, nhận dạng của bọn khủng bố bị thông báo truy nã.

Chẳng bao lâu, 5 tay súng trong nhóm khủng bố bị tóm. Tất cả đều là lính nhảy dù từng tham gia chiến tranh ở các thuộc địa. Ký ức về những thất bại ở các vùng đất xa xôi ấy, nhất là trận Điện Biên Phủ – Việt Nam luôn ám ảnh chúng. Chúng coi việc ám sát De Gaulle là một sự trả thù chính đáng, vì ông chủ trương trao trả độc lập cho các thuộc địa – nơi chúng đã đổ máu "để gìn giữ chúng cho nước Pháp!"

Qua khai thác, chúng khai cho cảnh sát tóm thêm một cựu sĩ quan khinh kỵ và một anh chàng con ông cháu cha đang làm ở Bộ Hàng không. Riêng nhân vật chủ mưu vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Tên Magade khai nhận bằng một sự tâng bốc không tiếc lời: "Ông ta là một "Đại tá", một nhà kỹ thuật lỗi lạc, một bộ óc siêu việt… Không ai có thể  tóm được ông ấy". Hắn chỉ ba hoa. Trong thực tế, Magade cũng không hề biết mặt "Đại tá".

Những cuộc vây ráp các khách sạn trên toàn quốc cũng thu được một kết quả. Tại một khách sạn kiểu Anh, cảnh sát đã lần được cái tên "Jean Francois Murat". Y thuê phòng ở chung với một phụ nữ và hai người đàn ông khác, trong đó có một người bị què.

Kiểm tra các số máy mà Murat đã đăng ký, cảnh sát bắt được Henry Niaux, 48 tuổi, một sĩ quan quân đội kỳ cựu, được thăng thưởng nhiều lần… Y là kẻ đã chứa chấp và tổ chức cơ sở vật chất cho toán khủng bố. Ngay trong đêm đầu tiên trong tù, Henry Niaux, vì không chịu nổi áp lực, đã tự phán quyết đời mình: y thắt cổ tự tử mà không chịu khai nữa lời.

Cảnh sát tổ chức khám nhà Niaux. Họ tìm thấy trong quần áo của y có 2 giấy biên nhận thuê xe, 2 biên nhận giặt ủi. Từ mớ tờ giấy này, cảnh sát đã bắt được người đàn ông đã chứa chấp Niaux. Ông ta khai: Henry Niaux chính là Jean Serge Bernier, một tay trùm tổ chức khủng bố. Ảnh, nhận dạng của y được đem đến cho ông chủ garage và được ông ta xác nhận: "Murat" chính là Henry Niaux.

"Đại tá" vẫn chưa bị bắt. Không ai trong số thành viên toán khủng bố bị bắt biết mặt y. Người ta chỉ biết hắn qua cái tên "Leroy" ngắn ngủn. Có tên cho biết: đã từng nghe Jean Pierre Naudin – tức "Thằng què" – nói về "Đại tá", một nhà kỹ thuật lớn, tốt nghiệp Bách khoa (tức Đại học Sorbonne). "Đại tá" chưa già lắm nhưng đã hói đầu. Tướng mạo ông ta phong độ và .

Trong tàng thư của cảnh sát về những kẻ có liên quan đến OAS không hề có một nhận dạng nào tương tự được lưu trữ. Danh hiệu "Đại tá" khiến Maurice Bouvier – người chỉ huy cuộc điều tra nghĩ đến việc tìm y trong danh sách các sĩ quan của toàn quân đội. Cục An ninh quân đội trả lời: "Chỉ có Jean Marie Bastien Thiry, 35 tuổi, Trung tá phi công là có đủ những đặc điểm đã nêu". Bastien Thiry, hiện đang là cố vấn kỹ thuật cấp cao của Bộ Hàng không. Khi  được thẩm vấn,  ông ta đã chối phăng tất cả.

Không thể bắt giữ một nhân vật cao cấp như vậy, nếu chỉ nghi ngờ mà chưa có bằng chứng. Nhưng Mauri Bouvier cũng không chịu bó tay. Lệnh khám nhà viên Trung tá được đưa ra.

Trong góc ngăn kéo của y, cảnh sát tìm được một mảnh báo ở Paris, số ngày 21/ 8. Nguệch ngoặc trên mảnh báo là những chữ viết tay đề tên "Hubert Leroy" và một số . Số máy nói dẫn cảnh sát đến được khách sạn Terminus Vaugerad nằm giữa tuyến đường mà De Gaulle thường hay di chuyển từ điện Elysée ra sân bay.

Căn phòng có số điện thoại có lan can trông ngay ra đường, rất tiện cho việc quan sát. Chủ khách sạn đã chỉ vào tấm ảnh Bastein Thiry và nói: "Khoảng ngày 20, 21/8, người này đã thuê chung phòng khách sạn với Hubert Leroy".

Vậy là đủ, Bastien Thiry đành cúi đầu nhận tội.
Trả giá

Chính y là người tổ chức cuộc ám sát. Sau một thời gian nghiên cứu, y đã nắm vững một số tuyến đường mà Tổng thống hay di chuyển. Vốn là một nhà tổ chức đã được huấn luyện kỹ lưỡng, Bastier liền cho lập hai chốt canh phòng đợi De Gaulle. Chốt đầu, y giao cho "Thằng què" Jean Pierre Naudin chỉ huy. Còn chốt thứ 2, y sẽ trực tiếp chỉ huy bằng hiệu lệnh.

Tối 22/8, Naudin cho Bastien biết xe của De Gaulle đã chạy vào tuyến đường có lập chốt. Bastien liền lái xe tới dãy nhà số 2, đại lộ Victor Hugo gần quảng trường Meudon bố trí các ổ phục kích.

Theo kế hoạch, khi nhận được hiệu lệnh, những tên khủng bố trong chiếc xe tải màu vàng sẽ nổ súng khiến chiếc xe chở De Gaulle phải chạy chậm lại, hoặc ngừng hẳn càng tốt, bằng cách bắn thủng lốp xe. Tiếp tục, chiếc Citroen màu xanh lá cây sẽ chặn đầu, các tay súng trong xe sẽ thực hiện việc xối đạn hạ sát De Gaulle. Công việc sẽ kết thúc bằng một quả mìn định hướng, xóa sạch tất cả.

Kế hoạch được hoạch định tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Bastien Thiry cho rằng "đó là một kế hoạch cực kỳ hoàn hảo và hoàn toàn không có xác suất cho sự thất bại". Y đặt tên cho nó là "Perfect plan" (kế hoạch hoàn hảo).

Quả là quá hoàn hảo, nhưng bộ óc chiến lược của viên sĩ quan phản loạn âm mưu khủng bố đã không thể dự liệu được hai trục trặc kỹ thuật rất nhỏ. Lúc xe De Gaulle lọt vào ổ phục kích thì trời đã tối. Bastien Thiry đã trải rộng tờ báo nhiều lần để ra hiệu nổ súng, nhưng vì ở cách quá xa – khoảng 200m - nên các tay súng trong xe tải không nhìn thấy rõ. Những phát súng chặn đầu đã nổ quá trễ nên không kịp để buộc xe chở Tổng thống phải dừng lại hẳn.

 Thứ hai, đó là khả năng phản ứng tuyệt vời trước nguy hiểm của người lái xe chở De Gaulle. Thay vì cho xe chạy chậm lại khi bị tấn công, anh lại cho chiếc xe đã bị bắn bể bánh phóng vọt lên trước, dũng cảm băng ngang trước tầm đạn của bọn khủng bố.

Dù chỉ chạy bằng mâm thay cho bánh, tay lái siêu việt của anh này cũng đã giúp đưa được chiếc xe thoát ra khỏi vùng nguy hiểm mà không bị lật nhào. Thời gian tấn công bị rút ngắn và khoảng cách quá xa khiến trái mìn định hướng chuẩn bị sẵn vô . Tổng thổng Pháp thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

Sáng 17/ 9/1962, Bastien đành phải ngồi viết lời thú tội trong văn phòng của thanh tra Bouvier. Ra toà, y bị tuyên án tử hình. Vốn xuất thân là một quân nhân, lại là một người đàn ông mã thượng, Tổng thống Charles de Gaulle đã giành cho kẻ cầm đầu vụ mưu sát mình một "ân huệ": một toán quân được chọn từ đơn vị không quân thuộc quyền Bastien Thiry trước đây sẽ đảm nhiệm thực hiện việc xử tử tay cựu thượng cấp của họ.

Tất cả những tên còn lại đều lĩnh các bản án đích đáng. "Kế hoạch hoàn hảo" hoàn toàn đổ sụp.

Sự nghiệp của De Gaulle đã không kết thúc bằng một cái chết bi thảm. Ngược lại, uy tín của ông lại tăng lên khi ký quyết định giảm từ tử hình xuống chung thân cho hai kẻ bị kết án vắng mặt là Murat – đã đào tẩu, và "Thằng què" Naudin – đã tự tử. Ông hành xử đúng tư thế của một người chiến thắng! Đó là điều mà những kẻ cuồng vọng tiến hành "Perfect plan" không bao giờ nghĩ ra được.

Ngọc Việt
Theo Nguoiduatin

Âm mưu sát hại chủ nợ bất thành của viên công an

(VTC News) - Liên tục bị chủ nợ đòi, một công an xã đã hẹn chủ nợ ra bìa rừng để sát hại nhưng không thành.
Sáng 4/5, UBND xã Trà Giang (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) cho biết, anh Nguyễn Thành Minh (SN 1986, cán bộ công an xã) đã tử vong do treo cổ tự sát trong rừng vào chiều 3/5.

Thông tin ban đầu, vào khoảng 16h ngày 3/5, người dân đi rẫy đã phát hiện anh Minh chết trong tư thế treo cổ ở bìa rừng thuộc địa bàn xã Trà Giang.
Quảng Nam, công an xã, công an viên, giết chủ nợ, tự sát, treo cổ
Hiện trường vụ việc 

Nguyên nhân dẫn đến anh Minh tự sát là do vay mượn vàng của một phụ nữ tại địa phương. Thời gian gần đây, người phụ nữ này liên tục gặp để đòi lại số vàng nói trên.

Anh Minh đã hẹn người này ra bìa rừng để trả nợ số vàng đã mượn. Tại đây, Minh ra tay sát hại chủ nợ nhưng không thành. Sợ bị nạn nhân tố cáo nên Minh đã vào rừng treo cổ tự sát.

Sau khi khám nghiệm hiện trường, thi thể công an viên Nguyễn Thành Minh đã được gia đình đưa về nhà an táng.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.


10 vụ ám sát hụt nổi tiếng trong lịch sử

Các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới luôn có không ít kẻ địch, do đó, họ thường phải đối mặt với những nguy cơ bị ám sát. Tuy nhiên, không phải vụ ám sát nào cũng thành công và do đó, nhiều nhà lãnh đạo may mắn tránh được cái chết trong gang tấc.
 
1. Vụ ám sát hụt Adolf Hitler, năm 1944
Đây được xem là vụ mưu sát huyền thoại trong chiến tranh thế giới thứ 2. Người lĩnh nhiệm vụ ám sát Hitler là Đại tá Claus von Stauffenberg, một nhà quý tộc người Đức. Stauffenberg đồng thời cũng là Tham mưu trưởng Lực lượng dự bị trong đội quân Đức Quốc xã nhưng lại có tư tưởng chống Hitler. Trên thực tế, kế hoạch ám sát Hitler được chuẩn bị kỹ càng trong một thời gian dài và được ấn định thực hiện vào ngày 20/7/1944. Theo kế hoạch, Đại tá Stauffenberg đã đặt bom trong phòng họp của Hitler, gần vị trí ngồi của trùm Đức Quốc xã nhất.
Quả bom đã phát nổ ngay sau khi Đại tá Stauffenberge rời khỏi căn phòng, làm 4 người thiệt mạng nhưng Hitler lại không hề hấn gì. Lý do là, chiếc bàn làm bằng gỗ sồi nơi Hitler ngồi với kết cấu đặc biệt vô tình giảm tác động của quả bom, cứu mạng Hitler. Ngay lập tức, trùm Đức Quốc xã tiến hành càn quét để săn lùng kẻ chủ mưu. Đại tá Stauffenberg và những người nhúng tay vào kế hoạch ám sát đều không tránh khỏi cái chết thảm khốc. Thậm chí, người nhà của họ cũng bị bắt vào các trại tập trung và bị tra tấn cho đến chết.
Tuy nhiên, nếu vụ ám sát thành công, Đức Quốc xã sẽ bị lật đổ. Chiến tranh thế giới thứ 2 cũng vì thế có thể kết thúc sớm hơn 10 năm, cứu rỗi hàng triệu sinh mạng và bối cảnh chính trị châu Âu cũng sẽ thay đổi. Thậm chí, bức tranh ảm đảm, phức tạp của Chiến tranh Lạnh cũng có thể sẽ đổi thay.
2. Vụ ám sát hụt Hoàng đế Đức Wilhelm II, năm 1901
Vào ngày 6/3/1901, một kẻ cuồng loạn theo chủ nghĩa vô Chính phủ đã bắn một phát đạn nhằm vào Hoàng đế Wilhelm II khi ông tới thăm Bremen. Tuy nhiên, viên đạn đi chệch hướng và Hoàng đế Wilhelm II chỉ bị thương nhẹ.
Hoàng đế Wilhelm II là một trong những nhân vật chủ chốt trong lịch sử châu Âu vào thế kỷ 20 và những chính sách của ông đóng vai trò quyết định dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất. Do đó, nếu vụ ám sát năm 1901 thành công, thế giới sẽ tránh được một cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu và tiến trình lịch sử (đặc biệt là ở châu Âu) hứa hẹn sẽ chuyển biến theo hướng khác.
3. Vụ ám sát hụt Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, năm 1864
Trước khi bị diễn viên John Wilkes Booth bắn chết vào năm 1865, ít người biết, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln từng bị ám sát hụt vào tháng 8/1964. Vụ ám sát xảy ra khi Tổng thống Lincoln đang ngồi trên xe ngựa dạo trên đường phố Washington. Kẻ tấn công đã bắn một phát đạn về phía Tổng thống Mỹ. Phát đạn đi chệch hướng, sượt qua đầu Lincoln chỉ trong gang tấc nhưng làm mũ ông thủng một lỗ, súy khiến Lincoln mất mạng.
Giả sử vụ ám sát Tổng thống Lincoln vào năm 1864 thành công, cuộc nội chiến của Mỹ nhiều khả năng sẽ không thể chấm dứt vào năm 1865 khi phe miền Nam có thể nỗ lực cầm cự lâu hơn và tiếp tục chiến đấu chống lại miền Bắc. Lịch sử nước Mỹ do đó, sẽ rẽ sang một chương khác.
4. Vụ ám sát hụt Tổng thống Franklin Roosevelt, năm 1933
Franklin Roosevelt là Tổng thống thứ 32 của Mỹ và là nhân vật trung tâm của các sự kiện thế giới trong giữa thế kỷ 20. Ông được biết đến như là một huyền thoại trong lịch sử, từng lãnh đạo nước Mỹ trải qua cuộc Đại suy thoái trầm trọng của toàn thế giới năm 1933 cũng như cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Roosevelt cũng là Tổng thống Mỹ duy nhất đắc cử tới 4 nhiệm kỳ.
Vụ ám sát hụt ông Roosevelt xảy ra tại Miami, Florida vào tháng 2/1933, khi ông vẫn chưa trở thành Tổng thống Mỹ. Giuseppe Zangara, một kẻ nhập cư điên loạn người Italy đã nã 5 phát đạn về phía chiếc xe hơi chở Roosevelt. Tuy nhiên, những viên đạn đều đi chệch mục tiêu. Tuy nhiên, không may Thị trưởng Chicago, Anton Cermak, người ngồi cùng xe với ông Roosevelt hứng đạn thay và thiệt mạng.
Nếu Zangara ám sát Roosevelt thành công, nước Mỹ sẽ mất một lãnh tụ kiệt xuất. Người Mỹ sẽ có một tổng thống thứ 32 khác mà không phải là Franklin Roosevelt. Tuy nhiên, bất kể vị tổng thống đó là ai, cũng thật khó tưởng tượng họ cũng có khả năng tìm ra các biện pháp ưu việt và đưa ra các chính sách tuyệt vời để giải quyết các vấn đề thách thức đối với  nước Mỹ tương tự như Tổng thống Roosevelt đã làm. Lịch sử nước Mỹ do đó, sẽ rẽ sang hướng khác.
5. Vụ ám sát hụt trùm phát xít Italy, Benito Mussolini, năm 1926
Năm 1926 là một năm đen đủi đói với trùm phát xít Italy, Benito Mussolini khi bị ám sát tới 4 lần trong 7 tháng. Tuy nhiên, xét trên một khía cạnh khác, khi không có bất cứ nỗ lực ám sát trùm phát xít nào thành công, năm 1926 có thể là năm may mắn của Benito Mussolini và là năm tồi tệ cho Italy cũng như toàn thế giới.
Vụ ám sát đầu tiên được thực hiện bởi một phụ nữ người Ireland. Người phụ nữ này đã bắn một phát đạn về Benito. Tuy nhiên, viên đạn bay sượt qua mũi của tên trùm phát xít. Ba vụ ám sát còn lại, đều do các sát thủ nam thực hiện, bị phát giác khi còn ở trong giai đoạn lên kế hoạch.
Tuy nhiên, nếu một trong những vụ ám sát trên thành công, đảng Phát xít Italy sẽ không chỉ mất đi người lãnh đạo phong trào mà còn có khả năng suy giảm quyền lực hoặc thậm chí, mất quyền lãnh đạo Italy. Cục diện chính trị thế giới vì lẽ đó, có thể thay đổi.

6. Vụ ám sát hụt nhà cách mạng Liên Xô, V.I. Lenin, năm 1918
Ngày 30/8/1918, Fanya Kaplan, một thành viên của Đảng Xã hội Cách mạng Nga, tiếp cận nhà lãnh đạo kiệt xuất của Liên Xô, Vladimir Ilyich Lenin sau khi ông vừa tham dự một buổi mít tinh và đang quay ra xe hơi. Kaplan đã bắn 3 phát đạn về phía Lenin trong đó, hai phát trúng khuỷu tay và lưng của ông.
Lenin lập tức được đưa về căn hộ tại Kremlin vì ông từ chối tới bệnh viện. Lý do là, Lenin tin rằng, có những kẻ ám sát khác đang rình rập ông ở bệnh viện. Các bác sĩ được triệu tới chữa trị cho vị lãnh tụ kiệt xuất của Liên Xô ngay tại nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ không thể gắp đạn ra khỏi cơ thể của Lenin do lo ngại điều này sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của ông.
Sau đó, Lenin dần hồi phục sức khỏe và tiếp tục lãnh đạo nhân dân Nga vượt qua nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử trọng đại. Tuy nhiên, sức khỏe của ông bắt đầu giảm sút từ thời điểm đó. Nhiều người cho rằng, vụ ám sát có liên quan tới những cơn đột quỵ sau này của Lenin.
7. Vụ ám sát Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, năm 1981
Ngày 30/3/1981, chỉ mới 69 ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Ronald Reagan đã đối mặt với một âm mưu ám sát kinh hoàng ngay tại Thủ đô Washington.
Tay súng John Hinckley Jr đã bắn nhiều phát đạn liên tiếp vào Tổng thống Reagan ngay khi ông vừa bước ra khỏi khách sạn Washington Hilton và đang tiến về phía chiếc xe hơi của mình sau khi hoàn thành bài diễn trong một hội nghị.
Kết quả là, Tổng thống Reagan bị một viên đạn găm trúng phổi, làm thủng phổi nhưng ông đã sống sót. Nếu vụ ám sát thành công, nước Mỹ sẽ mất một vị tổng thống vĩ đại và lịch sử nước Mỹ cũng như kết cục của Chiến tranh Lạnh sẽ thay đổi.
Trong hai nhiệm kỳ tổng thống từ năm 1981 đến năm 1989, Tổng thống Ronald Reagan chính là người thay đổi và thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ trở lại đồng thời mở rộng quân sự và góp phần kết thúc Chiến tranh Lạnh. Tổng thống Ronald Reagan cũng chính là người thuyết phục thành công cựu Tổng thống Liên Xô, Gorbachev phá bỏ bức tường Berlin, dẫn đến sự kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh.
Cùng với việc theo đuổi ý tưởng bị nhiều người chỉ trích là “điên rồ” mang tên "chiến tranh giữa các vì sao", Reagan cũng chính là người truyền cảm hứng cho sự phát triển mạnh mẽ của một loạt ngành khoa học, công nghiệp của Mỹ như khoa học vũ trụ, không gian, kỹ thuật hình ảnh, vũ khí chiến tranh…
8. Vụ ám sát hụt Tổng thống Mỹ, Andrew Jackson, năm 1835
Nhiều người cho rằng, vụ ám sát Tổng thống Lincoln là nỗ lực sát hại một vị Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử nước này. Tuy nhiên, người tiền nhiệm của ông, Tổng thống thứ 7 của Mỹ, Andrew Jackson mới là tổng thống đầu tiên phải đối mặt với âm mưu ám sát của những kẻ khủng bố bên ngoài nước Mỹ. Đây cũng là vụ ám sát đầu tiên trong lịch sử Tổng thống Mỹ.
Vụ ám sát xảy ra vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Jackson. Richard Lawrence, một gã bị bệnh hoang tưởng tiến nhanh về phía Tổng thống Jackson khi ông bước ra từ cửa phía Đông của điện Capitol đồng thời rút khẩu súng cất giấu trong người ra nhằm thẳng vào Tổng thống và bóp cò. Một điều kỳ diệu đã xảy ra khi không có viên đạn nào bay ra và Tổng thống Jackson được cứu mạng. Ngay sau đó, kẻ tấn công bị một sĩ quan Hải quân nhanh chóng bắn chết tại chỗ.
Tuy nhiên, nếu vụ ám sát thành công, hướng đi chính trị của nước Mỹ rõ ràng sẽ thay đổi.
9. Vụ ám sát hụt Tổng thống Ai Cập Gamal Nasser, năm 1954
Gamal Abdel Nasser là một chính trị gia có tiếng ở Trung Đông trong nửa cuối thế kỷ XX. Ông trở thành Tổng thống Ai Cập vào năm 1954.
Ông là nhà lãnh đạo phong trào dân tộc Ai Cập vào năm 1952, lật đổ nền quân chủ và xây dựng chế độ cộng hòa tại Ai Cập. Sau đó, ông thương lượng để chấm dứt chiếm đóng kéo dài trong suốt 72 năm của Anh ở Ai Cập.
Thành tựu lớn nhất của ông là công trình đập Aswan Hight nổi tiếng; những định chế về cải cách ruộng đất, chương trình công nghiệp hóa và phục hồi quyền tự trị của Ai Cập. Nasser theo đuổi chính sách thống nhất Arab và chủ nghĩa xã hội.
Vụ ám sát hụt Tổng thống Ai Cập Nasser diễn ra ngày 26/10/1954. Một thành viên ly khai của tổ chức “Những người anh em Hồi giáo” tên Mohammed Latif đã trà trộn vào đám đông quần chúng đang lắng nghe Tổng thống Nasser diễn thuyết tại thành phố Alexandria và khi chỉ còn cách ông Nasser chừng 7m, Latif rút súng ngắn bắn 8 phát vào ông. Tuy nhiên, tất cả 8 viên đạn đều không trúng mục tiêu và tay súng này lập tức bị cảnh sát bắt giữ.
Trong trường hợp Latif ám sát thành công Tổng thống Nasser, lịch sử Ai Cập cũng như lịch sử khu vực sẽ có nhiều đổi khác so với những gì đã diễn ra.
10. Vụ ám sát hụt Tổng thống Pháp Charles De Gaulle, năm 1962
Từ sau chiến tranh Thế giới thứ 2, uy tín của Tổng thống Pháp Charles De Gaulle ngày càng được củng cố. Ông là một trong những chính khách được ngưỡng vọng bậc nhất của nước Pháp và châu Âu, là biểu tượng của tính kiên định, tinh thần dân tộc và ý chí tự do.
Vụ ám sát Tổng thống Pháp Charles De Gaulle diễn ra vào ngày 22/8/1962 sau khi ông cùng gia đình ngồi xe hơi rời khỏi điện Elysée. Khi đến đại lộ de la Liberation, chiếc xe hơi chở Tổng thống Charles De Gaulle bị áp sát và nã đạn liên tục.
Một viên đạn bay sượt qua đầu De Gaulle găm vào thùng xe. Những viên đạn khác tiếp tục được bắn ra tới tấp. Chiếc xe của Tổng thống bị hư hại nặng nhưng vẫn tiếp tục lượn lách. Đến ngoại ô vùng Petit - Clamart, dòng xe cộ đông đúc đã che chắn cho chiếc xe hơi của Tổng thống Charles. Những kẻ ám sát đành phải bỏ cuộc và Tổng thống Pháp thoát chết.
Nếu Charles De Gaulle mất mạng trong vụ ám sát này, nền chính trị Pháp chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng bất ổn định khó có thể tưởng tượng được.


Phương Đăng

Theo Infonet/Zing

Phát hiện vũ khí ám sát chính trị gia thời Trung cổ - Chuyện Lạ

Xem kết quả: / 68
Bình thườngTuyệt vời 
Các nhà khảo cổ học Bulgary vừa khai quật được một chiếc nhẫn đồng thời Trung cổ, có thể được sử dụng cho những vụ ám sát vì mục đích chính trị cách đây 700 năm.
Hiện vật đặc biệt nói trên được tìm thấy tại một pháo đài cổ xưa ở mũi Kaliakra, tọa lạc không xa thị trấn Kavarna bên bờ Hắc hải, đông bắc Bulgary. Chiếc nhẫn được chạm trổ tinh xảo và có lẽ đã được đeo ở ngón tay út thuộc bàn tay phải của một nam giới.
Điều đáng chú ý về chiếc nhẫn là, nó được chế tác với phần vỏ rỗng, uốn cong với hạt trang trí và một lỗ hổng nhân tạo. "Phần vỏ rỗng của nhẫn được tạo ra để chứa chất độc và giúp việc đổ thứ chất chết người đó vào cốc mà không để lại dấu vết", trích tuyên bố của nhà chức trách Kavarna.
Phát hiện vũ khí ám sát chính trị gia thời Trung cổ
Chiếc nhẫn đồng rỗng ruột được sử dụng để chứa chất độc dùng để ám sát các nhà quý tộc thân cận với lãnh chúa xứ Dobrudja (thuộc Bulgary ngày nay) hồi thế kỷ 14. (Ảnh: Discovery)

Chiếc nhẫn đầu độc được xác định có niên đại từ thế kỷ 14. Nó đã làm gia tăng số lượng cổ vật gồm hơn 30 chiếc nhẫn vàng, hoa tai đính ngọc và trang sức khác được phát hiện ở pháo đài Trung cổ kể từ năm 2011.
Theo Bonnie Petrunova, Phó giám đốc Bảo tàng và Viện khảo cổ quốc gia Bulgary và cũng là người đứng đầu nhóm khai quật, chiếc nhẫn mới phát hiện là "độc nhất vô nhị" và nó không được chủ nhân đeo liên tục. Ông Petrunova nhận định, người ta chỉ đeo chiếc nhẫn khi có ý định hạ sát ai đó.
Người Bulgary được cho là đã dùng chất độc, tình nghi có nguồn gốc từ Italia và Tây Ban Nha - hai nước có quan hệ giao thương với họ, để ám sát các chính trị gia. Được sử dụng vào thời điểm Kaliakra từng là thủ phủ của một xứ ở vùng Dobruja, chiếc nhẫn đầu độc nhiều khả năng đóng một vai trò then chốt trong cuộc chiến giữa Dobrotitsa, lãnh chúa xứ Dobrudja vào nửa sau thế kỷ 14, với con trai của ông - Ivanko Terter.
Trong thực tế, chiếc nhẫn có thể là vũ khí bí mật trong hàng loạt vụ ám sát thời Trung cổ. "Nó giúp lý giải vô số cái chết bất thình lình, không manh mối của các nhà quý tộc và nhân vật thượng lưu thân cận với lãnh chúa Dobrotitca", chuyên gia Petrunova nhấn mạnh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét