Cùng độc giả

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nghĩ về quan niệm "Trong thơ nên có thép" của Bác Hồ

Đăng lúc: Thứ ba - 27/12/2011 14:44
Trong tập thơ Nhật ký trong tù của Bác Hồ, bài Khán “Thiên gia thi” hữu cảm (dịch là Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi” nằm ở gần cuối. Đây là một bài thơ đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ, chỉ với bốn dòng tứ tuyệt, Bác không nói chuyện trong tù như nhiều bài khác mà lại nêu rất rõ quan niệm của Bác về thơ ca.
Nguyên văn:
   KHÁN “THIÊN GIA THI” HỮU CẢM
   Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ
   Sơn, thủy, yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong
   Hiện đại thi trung ưng hữu thiết
   Thi gia dã yếu hội xung phong.
Dịch:
   CẢM TƯỞNG ÐỌC “THIÊN GIA THI”
   Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
   Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
   Nay ở trong thơ nên có thép
   Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
             (Theo bản dịch trong NKTT NXB Văn học - 1988)
“Thiên gia thi” là một tuyển tập gồm hàng trăm bài thơ đặc sắc của nhiều nhà thơ cổ Trung Quốc. Ngày trước, những người theo học chữ Hán thường xem “Thiên gia thi” là một cuốn sách mẫu mực về nghệ thuật thơ ca với thi tứ sắc sảo, sâu xa, với lời thơ tuyệt hảo.
Bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ có được cuốn “Thiên gia thi” đem ra đọc để giải buồn và sau khi đã đọc kỹ tập thơ, Bác không chỉ dừng lại ở chỗ thưởng thức nó mà còn muốn nói lên những cảm nghĩ của mình về tập thơ, về thơ ca xưa, về chức năng của thơ ca hiện đại. Đó là lý do ra đời của bài thơ Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”.
Bài thơ cảm nghĩ này có hai phần rõ rệt: Hai câu đầu nói về thơ xưa và hai câu sau nói về thơ nay. Sự kết cấu này cũng mang tính hài hòa cân đối của thơ Đường.
Điều cần đặc biệt lưu ý là ở hai câu đầu Bác đã không hề phản đối việc miêu tả, thể hiện thiên nhiên ở trong thơ. Chính trong thơ Bác, ta cũng luôn bắt gặp những sự rung cảm tinh tế trước vẻ mỹ lệ của thiên nhiên và những câu thơ thể hiện sự rung cảm này thường cũng là những câu thơ đẹp nhất. Chỉ riêng trong tập Nhật ký trong tù cũng đã có tới 26 bài, hoặc tập trung nói về thiên nhiên như Ngắm trăng, Giải đi sớm, Hoàng hôn, Trời hửng… hoặc có một hai câu liên hệ tới thiên nhiên như  Buổi sớm, Quá trưa, Trung thu, Đi đường, Cảnh buổi sớm, Mới ra tù tập leo núi…
Ấy là ta còn chưa nói tới mảng thơ Bác viết sau NKTT. Trong mảng này, có rất nhiều bài viết rất hay về thiên nhiên như  Thượng sơn (Lên núi), Cảnh khuya, Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Báo tiệp (Tin thắng trận), Tặng Bùi Công…
Đọc thơ xưa, Bác thấy đề tài của thơ xưa chủ yếu là “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông”. Đề tài này chiếm lĩnh phần lớn các bài thơ xưa và khi đã quá nghiêng về phía miêu tả thiên nhiên thì tự nhiên sẽ giảm đi, sẽ thiếu đi một cách đáng kể sự phản ảnh những vấn đề xã hội của con người. Điều này cũng giống như, nếu trong đêm mà trăng quá sáng thì sẽ làm các ngôi sao bị nhạt mờ đi.
Nói như thế không có nghĩa là trong các nhà thơ xưa không có ai viết về con người, về những vấn đề xã hội. Có chứ! Đỗ Phủ là một ví dụ điển hình. Những bài thơ như Binh xa hành, Tiền xuất tái, Thạch hào lại… của ông đã nói lên nỗi khổ đau vô cùng lớn lao của nhân dân lao động do những cuộc chiến tranh giành đất, đoạt quyền của bọn vua chúa phong kiến thống trị gây ra.
Nhưng những “nhà thơ hiện thực” như Đỗ Phủ không nhiều cho nên nhìn vào thơ cổ Trung Quốc nói chung, người ta vẫn thấy đề tài thiên nhiên lấn át đề tài xã hội.
Như vậy, sự nhận xét và phê phán của Bác là rất xác đáng. Là một người có nho học uyên thâm, Bác cũng yêu thơ xưa, phục cái đẹp của thơ xưa lắm chứ! Nhưng Bác còn là một nhà cách mạng luôn có ý thức dùng ngòi bút làm một trong những thứ vũ khí tấn công kẻ thù nên Bác không thể hoàn toàn đồng tình với sự thiên lệch của thơ xưa và từ sự suy nghĩ về thơ xưa, Người đã nêu lên quan niệm của mình về thơ nay:
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Trước hết ta cần xác định thời điểm “nay” trong bài thơ của Bác. “Nay” có nguyên gốc là “hiện đại”. “Nay” chính là thời kỳ Bác đang sống, thời kỳ đầu của thế kỷ XX, thời kỳ mà cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cuộc đấu tranh để hình thành các nước xã hội chủ nghĩa đang diễn ra quyết liệt. Ở những năm 40 của thế kỷ này, phong trào cách mạng do giai cấp công nhân và Đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đang tiến công vào chủ nghĩa tư bản, đế quốc, chủ nghĩa phát xít và đang giành nhiều thắng lợi lớn lao. Ở nước ta, thời kỳ này cũng là thời kỳ mà Đảng đã ra đời, Mặt trận Việt Minh đã thành lập, cuộc đấu tranh chống Pháp, Nhật giành độc lập tự do của nhân dân ta đang hết sức khó khăn, gay cấn nhưng vẫn lớn mạnh không ngừng để dần dần tiến tới Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công rực rỡ.
Thời đại nào, thi ca ấy. Trong một thời điểm như thế, đúng là không thể chỉ có thơ tình Xuân Diệu, không thể chỉ có nỗi buồn trùng điệp như sóng nước Tràng Giang, không thể chỉ có cảm giác bâng khuâng ngơ ngác như con nai đang đạp trên lá vàng khô của rừng thu. Thơ ca phải góp phần vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Và muốn góp phần đắc lực nhất, nhất thiết trong thơ ca phải có “thép”. “Thép” chính là tính chiến đấu của thơ ca. Tuy nhiên, trong bài Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”, Bác chỉ nói “nên có thép(ưng hữu thiết). “Nên” mang tính chất một ý kiến đề xuất, một lời đề nghị để các nhà thơ tham khảo, nghĩ suy, còn làm theo hay không là tùy họ, chẳng ép buộc ai.
Câu cuối của bài thơ đề xuất một thái độ của nhà thơ: Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Khi thi nhân đã tán thành quan điểm “thi trung hữu thiết” thì họ phải khẳng định thái độ và hành động: Biết xung phong”. Người xưa đã từng xác định “Thi trung hữu họa”, Thi trung hữu nhạc”, nay Bác thêm vào một ý kiến h?t s?c m?i m?: ết sức mới mẻ: Thi trung hữu thiết . Đây quả là một điều quá mới lạ đối với các nhà thơ vốn đã quen nghĩ rằng thi nhân là phải xa lánh những chuyện tầm thường trong cuộc đời, phải có một cách sống riêng biệt, chủ yếu là quy tụ vào thế giới nội tâm, để lòng mình vơ vẩn cùng trăng mây, để tâm hồn mình rung lên như cây đàn muôn điệu trước mọi buồn vui của đời người và mọi vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhà thơ phải như một cánh “bướm giang hồ” bay lang thang đi tìm hương sắc của muôn hoa “không quan tâm”, “không chủ nghĩa”. Có như thế mới là thanh cao, mới là thơ mộng. Trong khi hầu hết mọi người nghĩ về thi nhân như vậy thì Bác Hồ lại nói đến chuyện xung phong ”.
Hai tiếng “xung phong” gợi ra vị trí chiến đấu của nhà thơ. Đó là vị trí mũi nhọn trong cuộc đấu tranh cách mạng. Nhà thơ tự nguyện, tự giác chọn cho mình vị trí khó khăn gian khổ đó và tự nguyện tự giác tham gia chiến đấu trên hai bình diện:  Một là dùng ngòi bút của mình, dùng thơ ca của mình là một thứ “bom đạn phá cường quyền”; Hai là khi cần thì thi nhân cũng phải biết xếp bút nghiên mà cầm gươm, cầm súng đánh giặc. Hai tiếng “xung phong” còn gợi lên ý hăng hái xông lên, xốc tới, dũng cảm chiến đấu, không sợ gian khổ, sẵn sàng hy sinh cả tính mệnh của mình cho Tổ quốc. Đó là một sứ mạng cao cả mà cách mạng giao phó cho các nhà thơ.
Trong bài thơ này, Bác Hồ chỉ nói về thơ, về các nhà thơ, nhưng chúng ta đều hiểu rằng đó cũng là quan niệm nói chung của Bác về văn học nghệ thuật cách mạng và về các nghệ sĩ hoạt động trên các địa hạt nghệ thuật khác nhau.
Nêu lên quan điểm văn học nghệ thuật cách mạng trên đây, Bác Hồ cũng là người đã thể hiện quan điểm “trong thơ có thép” trong thực tế sáng tác của mình. Còn vấn đề “Nhà thơ cũng phải biết xung phong”, đối với Bác, ta khỏi phải nói gì thêm vì Bác đã suốt đời làm một người lính tiên phong phấn đấu quên mình cho dân cho nước và cho sự nghiệp giải phóng nhân loại.
Bác đã thể hiện quan niệm trong thơ nên có thép” như thế nào?
Có thể nói là Bác đã thể hiện quan niệm này một cách hết sức tự nhiên, nhuần nhuyễn bởi quan niệm đó đã thấm sâu vào trong nhận thức và trong cách viết của Bác.
Ta có thể thấy rõ chất “thép” trong thơ Bác qua các nhóm bài
sau đây:
1) Nhóm thứ nhất gồm những bài diễn ca giàu tính chất ngụ ngôn, trực tiếp kêu gọi, động viên, quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, tham gia chiến đấu như: Bài ca dân cày, Bài ca phụ nữ, Bài ca đội tự vệ, Bài ca sợi chỉ, Con cáo và tổ ong mà hầu hết được viết vào những năm 1941, 1942. Những bài này ít chất thơ nhưng rất mạnh về mặt cổ vũ và đã có tác dụng vô cùng thiết thực trong việc vận động dân ta làm cách mạng, ủng hộ Việt Minh, tham gia đánh Pháp đuổi Nhật.
2) Nhóm thứ hai gồm những bài thể hiện nghị lực phi thường, thể hiện ý chí kiên cường của Bác trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ.
Đó là những bài như bài “Đề từ” của tập thơ Nhật ký trong tù và các bài Giải đi sớm, Bốn tháng rồi, Nói cho vui, Ghẻ v.v… (trong tập NKTT).
Ý chí và nghị lực của Người không phải chỉ thể hiện trực tiếp qua các câu thơ như:
… Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
… Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần.
Mà còn thể hiện một cách gián tiếp qua thái độ ung dung thanh thản như: Ở trong tù mà vẫn ngắm trăng; bị giải đi sớm trong thời tiết cực kỳ giá lạnh mà vẫn say sưa thưởng ngoạn cảnh bình minh và thấy mình như một nhà thơ đi mỗi bước lại thấy “thi hứng thêm nồng”; chân bị trói và bị treo ngược lên ở trên thuyền mà vẫn thấy:
Làng xóm ven sông đông đúc thế.
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh.
Ở đây đâu phải chỉ có cái nhẹ thênh thênh  của chiếc thuyền câu mà chính là cái “nhẹ thênh thênh” của tâm hồn Bác giữa cảnh trói buộc, lao tù.
3) Nhóm thứ ba gồm những bài thơ thể hiện sự suy nghĩ đúng đắn, vững vàng, tự tin trong hoàn cảnh bóng tối của nhà giam, cái nơi rất dễ làm u ám lòng người. Nhóm này gồm những bài như  Học đánh cờ, Tự khuyên mình, Nghe tiếng giã gạo… (NKTT).
4) Nhóm thứ tư gồm những bài thơ thể hiện sự quên bản thân mình, quên cảnh đói rét đau khổ ở trong tù mà chính mình đang phải gánh chịu để cảm thông với nỗi khổ đau của người khác như các bài: Người bạn tù thổi sáo, Vợ người bạn tù đến thăm chồng, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Phu làm đường, Một người tù cờ bạc vừa chết… (NKTT). Chính Bác cũng “gầy đen như quỷ đói - ghẻ lở mọc đầy thân” nhưng nhiều dòng thơ của Bác vẫn ánh lên nỗi xót thương sâu sắc đối với các “nạn hữu”.
5) Nhóm thứ năm gồm những bài thơ thể hiện một niềm vui, một niềm tin và lòng lạc quan trong cuộc sống. Đó là những bài Trời hửng (NKTT), Cảnh rừng Việt Bắc (1947), Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) (1948), Sáu mươi tuổi (1950), Sáu mươi ba tuổi (1953).
Trong thơ Bác, thép luôn hòa quyện với tình, trong tình có thép và trong thép lại có tình.
Sự phân chia các nhóm thơ trên có thể là chưa đầy đủ nhưng cũng đã cho ta thấy việc thể hiện chất “thép” ở trong thơ, đối với Bác không phải là một điều khiên cưỡng, gò bó mà rất tự nhiên, rất tế nhị, tinh vi tạo nên chất thơ một cách đích thực.
Tóm lại, tôi nghĩ rằng, trong hoàn cảnh lịch sử đấu tranh cách mạng của nước nhà hồi đầu thế kỷ XX, việc khẳng định chất “thép” ở trong thơ của Bác Hồ là hết sức cần thiết và vô cùng đúng đắn. Hầu như các nhà thơ lãng mạn của ta đã đi theo cách mạng đã dùng ngòi bút của mình làm thứ vũ khí gang thép phục vụ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân, chĩa mũi nhọn về phía quân thù.
Sau này, dẫu là khi trong xã hội chỉ còn lại sự đấu tranh chống nghèo nàn, bệnh tật, đấu tranh chinh phục thiên nhiên thì bên cạnh những bài thơ tình hết sức mượt mà vẫn cần có những bài thơ nói lên cái khát vọng lớn lao muốn chiến thắng, muốn không ngừng vươn tới của con người, do đó mà vẫn còn cần có “thép” ở trong thơ.
Trần Công Tùng

Cùng độc giả!

Hệ luỵ từ sự tác động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực mà thực trạng Việt Nam đã và đang diễn ra nhiều bất công, bất cập. Thực trạng tham nhũng, cậy quyền nhũng nhiễu; tệ nạn xã hội nghiêm trọng gia tăng; các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nhằm giải quyết những vấn đề nóng, bức thiết chưa đáp ứng kịp nhu cầu xã hội… vì thế, đã gây không ít bức xúc trong giới trí thức và quần chúng nhân dân.
Giãi bày bức xúc, nêu kiến nghị với lãnh đạo Đảng và nhà nước ta sớm nhận thấy để điều chỉnh, nhằm bắt kịp tình hình, đáp ứng kịp thời nguyện vọng chính đáng của người dân đang được giới trí thức nói riêng, toàn thể người dân nói chung mỗi ngày chung sức.
Điều đáng quan ngại là: không ít những nhà trí thức (thậm chí là nhà trí thức có tên tuổi) vì muốn giãi bày bức xúc cá nhân hoặc giúp người khác giãi bày bức xúc cá nhân… mà gay gắt lên tiếng phê phán chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước; phê phán đội ngũ lãnh đạo Đảng và nhà nước hiện nay. Nếu chỉ đơn thuần ở việc giãi bày bức xúc, nêu kiến nghị thì sự việc đáng được khuyến khích, ngợi ca. Thế nhưng, từ phê phán khách quan, không ít người đã dần sa đà, dấn sâu vào hoạt động lên án, phê phán, chỉ trích lồng tính chủ quan, thổi phồng sự việc…trở thành miếng mồi béo bở cho các thành phần phản động, thiếu thiện chí với Việt Nam sử dụng xuyên tạc, lên án, làm méo mó, sai lệch tình hình.
Sự nôn nóng của một thiểu số người đã được các diễn đàn mạng đơm đặt, loan truyền khiến độc giả khi tìm kiếm thông tin đã như lạc vào chốn mê hồn trận, khó có thể phân biệt được đúng sai, càng khó hơn trong việc định lượng mức độ đúng, mức độ sai của sự việc.
Nhiều độc giả đã ngộ nhận bởi thông tin xuyên tạc của các thế lực phản động, cho rằng hàng trăm tờ báo trong nước đều làm theo chỉ đạo của Đảng CSVN, nên không thể hiện được tính khách quan trong đưa tin. Thế nhưng ít ai ngồi thống kê lại có bao nhiêu sự việc đã được báo chí trong nước phanh phui, đưa tin trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá…Ít ai có dịp ngồi đánh giá lại rằng: sở dĩ các số liệu, sự kiện mà thế lực phản động khai thác để xuyên tạc lại có nguồn từ những bài viết công khai, minh bạch của báo chí trong nước.
Một thực tế mà ít người biết đến đó là: Hàng triệu trí thức Việt Nam (trong và ngoài nước) hết sức bức xúc về hành vi xuyên  tạc ác ý của thế lực phản động, núp danh nghĩa vì lợi ích của người dân Việt Nam nhưng phục vụ cho mưu đồ chính trị đen tối; bức xúc trước sự lạc lối của một vài cá nhân trong nước chỉ vì bức xúc cá nhân mà phủ nhận hoàn toàn lý tưởng, thực tiễn cách mạng, thành quả xây dựng đất nước, lún sâu vào những hoạt động chỉ trích chủ quan, bôi nhọ quá khứ, bôi nhọ đồng đội, bôi nhọ vào chính gia đình họ …chỉ để đánh bóng cá nhân trên các diễn đàn hữu danh vô thực. Không ít người đã lên tiếng chỉ trích, nhưng báo chí trong nước lại không cho đăng chỉ vì lý do “tế nhị” hay “không có lợi cho tình hình chính trị hiện tại”.
BÚT LUẬN tình nguyện làm nhịp cầu chuyển tải những bài viết, quan điểm của hàng triệu trí thức đó. Chúng tôi hiểu rằng, người xưa đã ví von “văn mình, vợ người” để hóm hỉnh cái “thói xấu” của giới văn nghệ, trí thức  người Việt chúng ta, với hàm ý: ít ai chịu cho mình là sai, là hèn kém hơn người khác. Nhưng với việc đăng tải các bài viết phản biện, tranh luận trên tin thần này, hy vọng những người được (bị) phê phán không vì thế mà không tự soi lại mình.
Điều mong ước lớn hơn của BÚT LUẬN là giúp độc giả có thêm một kênh thông tin đáng tin cậy, để rút ra cho mình một quyết định khách quan, trung thực nhất.
Mong đón nhận được sự phản hồi, góp ý của quý độc giả!
BÚT LUẬN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH