Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 4

(http://danong.com

10 nhà tù khét tiếng nhất thế giới



Đỗ Quyên



04/08/2011


Nơi từng giam giữ nhiều tù chính trị Việt Nam thời Pháp thuộc, với các loại hình tra tấn dã man cũng nằm trong danh sách này.

Nhà tù Alcatraz (Mỹ)


Nhà tù Alcatraz (Mỹ)

Alcatraz là nhà tù khét tiếng nhất ở Mỹ, với những tù nhân “lừng danh” như Al Capone và "súng máy" Kelly. Nhà tù này nằm ở một hòn đảo toàn đá lớn và bao xung quanh là nước lạnh, nên việc vượt ngục là điều khó có thể thực hiện được. Trong số 36 tù nhân từng vượt ngục, có 23 người bị bắt lại, 6 người bị bắn hoặc chết, 2 người bị chìm. 5 người còn lại không còn thấy xuất hiện, người ta cho rằng họ đã bị chìm và không tìm thấy xác.


Tháp London (Anh)


Tháp London (Anh)

Tháp London từng là nhà tù trong khoảng thời gian từ năm 1100 tới giữa thế kỷ 20. Các tù nhân nổi tiếng đã từng “nếm mật nằm gai” trong nhà tù này là Thomas More, Vua Henry VI, Anne Boleyn và Catherine Howard (các bà vợ của vua Henry VIII), Rudolph Hess. Đây là nhà tù có nhiều giai thoại về ma huyền bí ở Anh.

Đảo Devil's Island (Pháp)


Đảo Devil's Island (Pháp)

Năm 1852, nhà tù trên đảo này bắt đầu đi vào hoạt động. Khét tiếng là nơi giam giữ đủ loại tội phạm từ tù chính trị đến cướp của, giết người, nhà tù này có đủ loại hình tra tấn dã man. Những tù nhân có gan vượt ngục sẽ phải vượt qua nhiều con sông lớn và rừng rộng.


Chateau d'If
(Pháp)


Chateau d'If (Pháp)

Chateau d’If từ năm 1634 tới cuối thế kỷ 19 là nhà ngục giam giữ các tù nhân chính trị và tôn giáo. Thời đó, những tù nhân giàu có và có địa vị trong tù sẽ được đối xử tốt hơn. Hiện nhà tù này vẫn là một trong những nơi giam giữ nổi tiếng nhất thế giới.

Nhà tù Maison des Esclaves (Senegal)


Nhà tù Maison des Esclaves (Senegal)

Nhà tù Maison des Esclaves nằm trên đảo Goree thuộc Senegal từng là nơi giam giữ nô lệ châu Phi. Ngày nay, Maison des Esclaves trở thành bảo tàng giúp nhiều người châu Phi và châu Mỹ tìm nguồn gốc của mình.

Đảo Robben
(Nam Phi)


 Đảo Robben (Nam Phi)

Đảo Robben thuộc địa phận Cape Town, Nam Phi. Đảo này có rất nhiều chức năng, trong đó có thời gian đóng vai trò như một nhà tù thuộc địa. Ngày nay, hòn đảo xanh tươi này trở thành điểm du lịch hút khách của Nam Phi.

Nhà tù Elmina (Ghana)


 Đảo Robben (Nam Phi)

Được xây dựng năm 1492, Elmina ở Ghana là nơi giam giữ nô lệ. Sử sách ghi lại rằng nơi đây trong một phòng giam có tới 200 người bị nhốt chung, họ không có đủ chỗ để nằm.

Port Arthur (Australia)


Port Arthur (Australia)

Port Arthur là nhà tù ở Tasmania (Australia). Ngày 28/4/1996, một tay súng đã xả đạn vào những người tới thăm nhà tù, khiến 35 người thiệt mạng và 21 người khác bị thương. Vụ việc đã trở thành một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thời gian gần đây.

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (Campuchia)


Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (Campuchia)

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng là bảo tàng tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền từ 1975 đến 1979. Đây từng là trường phổ thông trung học, trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21. Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Khmer Đỏ, nơi đây giam giữ khoảng 17.000 người, phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Khmer Đỏ bị kết tội phản bội. Trường đã được cải hoán như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn.

Hàng nghìn người đã bị tra tấn ở đây, chỉ có một số ít tù nhân còn sống sót khi rời nhà tù vốn là “nỗi ác mộng” đối với người Campuchia. Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng trưng bày những hình ảnh nạn nhân và tư liệu về tội ác của Khmer Đỏ khiến người xem rùng mình.

Hỏa Lò (Việt Nam)


Hỏa Lò (Việt Nam)

Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu vực lúc đó là ngoại vi thành phố. Nơi đây giam giữ những tù nhân chính trị, những người ái quốc, cộng sản chống lại chính quyền thực dân Pháp.

Ngày nay, Hỏa Lò chỉ còn lại một góc nhỏ làm nơi tham quan cho du khách, khu vực còn lại là cao ốc thương mại với tên Tháp Hà Nội. Khu trại giam hiện chuyển xuống khu vực Xuân Phương, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội.

Theo Zing

Thật kinh khủng, xem xong tôi vẫn ko thể hiểu nổi: vì sao lại có những "CON NGƯỜI" đang tâm giết hại dã man chính đồng bào mình như thế. Không biết sang kiếp sau, những kẻ đã gây ra những tội ác man rợ đó sẽ phải gánh chịu những gì?
ping-pong




Đất nước Cambodia hồi sinh và tươi đẹp như ngày nay là sự hy sinh,đổ máu của biết bao người con khơme và bộ đội tình nguyện Việt Nam,đó là sự hy sinh cao cả và anh dũng.Mong sao đất nước sứ chùa tháp với nền văn hóa đậm đà bản sắc sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng bạn bè thế giới !

"Toul Sleng,nỗi ám ảnh kinh hoàng" xin khép lại ở đây.Cảm ơn các bác đã ghé xem topic,động viên và bình luận !
ping-pong



Quá khứ rồi sẽ lùi sâu vào dĩ vãng,song tội ác diệt chủng với gần 2 triệu người bị ghết mà Tuol Sleng là điển hình của sự dã man tàn bạo sẽ mãi là vết nhơ trong lich sử một dân tộc.
ping-pong

Tôi không rõ những bức tượng kim loại trong chiếc cũi sắt kia là ai và cũng không kịp hỏi song có vẻ chúng là hình ảnh của những "lãnh tụ" khơme đỏ.Cuối cùng chúng cũng bị nhốt chung vào một rọ ở chính nơi mà họ đã tạo ra thảm họa diệt chủng tàn sát chính dân tộc mình.Đúng là nhân quả,gieo gió ắt phải gặp bão !
ping-pong

Lính Khmer Đỏ chuẩn bị giết 1 tù nhân. Hình ảnh hãi hùng khiến người xem căm giận đến tột độ.
ping-pong



Hình thức treo cổ nạn nhân như thời trung cổ rất được các đao phủ ở Tuol Sleng ưa sử dụng dưới bảng cáo trạng và hình ảnh vẫn còn làm kinh sợ những người đến đây.
ping-pong

Những nấm mộ tròn nhỏ, quét vôi trắng xóa buồn hiu hắt và ảm đạm trong nắng chiều. Hai hàng sứ trắng mới trồng và cả những cây xoài cao hơn đầu người, lá xanh óng mượt một cách kỳ lạ. Phải chăng vì đất ở đây đã từng ngập ngụa máu người nên cây trồng phát tiết ra cái màu xanh hừng hực, bóng nhẫy như những làn da thanh xuân của những người tù bị giết khi còn quá trẻ?
ping-pong



"Sản phẩm" của Toul Sleng có thể làm kinh hãi và tổn thọ bất kỳ những ai yếu bóng vía khi đến đây !
ping-pong

Được hỏi cảm nghĩ khi đến đây,một nữ du khách người Pháp với vẻ mặt tái dại vừa nói vừa thở: Ông tôi đã có một thời gian dài sống ở Phnom Pêng trước đây chắc cũng không thể hình dung nổi cái nhà tù quái gở và tàn bạo này,tôi sẽ kể cho ông tôi nghe nhưng không bao giờ tôi trở lại nơi này nữa.
ping-pong



Oan khí nơi đây như vẫn còn lởn vởn đến tận bây giờ.
ping-pong



Sự tàn bạo mất hết nhân tính của các bạo chúa ở Tuol Sleng
ping-pong



năm 1980, khi khai thác, thống kê hồ sơ số tù nhân của trại Tuol Sleng, người ta đã phát hiện được 6.000 tấm ảnh tù nhân, 4.000 bản thú tội, 200.000 biên bản đánh máy ghi lời khai và viết tay tự khai và những mệnh lệnh, chỉ thị khác. Trong số tài liệu này có bút tích phê duyệt danh sách tù nhân sẽ bị tử hình, đặc biệt còn có một bản chỉ đạo của Duch ( cai ngục của Tuol Sleng ) về việc thủ tiêu 17 trẻ em có cha mẹ đã bị kết tội là gián điệp.
ping-pong





Tù nhân bị nhốt với số lượng khoảng 40 - 100 người/buồng. Lầu 1 dành cho những tù nhân quan trọng hơn, họ bị cùm vào chân giường, còn lầu trên cùng được cải tạo thành những xà lim chật hẹp cho tù nhân đặc biệt, bị cùm trực tiếp xuống sàn nhà. Ở lầu 1 có một buồng giam lớn cho nữ tù nhân và trẻ em, ở đây có cả những trẻ em còn ẵm ngửa cũng phải ở tù với mẹ vì cha chúng đang bị giam giữ ở một nơi nào đó.

Ngay khi được đưa đến Tuol Sleng, các tù nhân bị buộc phải cởi bỏ hết quần áo, đồ dùng cá nhân và tư trang để lính canh kiểm tra. Những đồ vật có giá trị đều bị tịch thu không giải thích.


Các đao phủ ở Tuol Sleng áp dụng những biện pháp tra tấn cực kỳ dã man, tàn bạo như: đánh đập, chích điện đến bất tỉnh, dìm đầu vào thùng nước, dùng kìm rút móng tay rồi đổ rượu vào. Thậm chí, tù nhân còn bị "tùng xẻo" hoặc bị chụp bao ni lông vào đầu và thắt chặt cho đến khi lồi mắt ra...
ping-pong





Di ảnh của những tù nhân bị tra tấn đến chết và những dụng cụ tra tấn của các đao phủ ở Tuol Sleng
ping-pong



Sự giết người man dại của chế độ Khmer đỏ còn in dấu đậm nét tại các phòng tra tấn nạn nhân. Dãy phòng này gồm 14 phòng, chỉ kê vẻn vẹn một cái giường sắt và hộp đựng đồ tra tấn. Nạn nhân bị gọi lên phòng này bị tra tấn man rợ đến chết.

Một trong những hình thức tra tấn phố biển ở S21 là rút móng tay, móng chân; đổ axít vào mặt, khoét ngực để thả rết, dùng búa, rìu, roi đánh đập... Những vết máu bắn ra của nạn nhân vẫn còn in đậm trên tường và trần nhà.
ping-pong




Những dãy buồng giam dài được xây kín bằng gỗ, gạch, san sát nhau chìm trong bóng tối. , những tù nhân bị giam giữ trong buồng giam nhỏ có diện tích 0,8x2m bị xích chân bằng sợi xích to chôn chặt vào tường hoặc nền nhà xi măng; còn những nạn nhân bị giam trong buồng giam lớn có diện tích 8x6m bị xích một hoặc cả hai chân vào những thanh cùm ngắn hoặc dài.

Mỗi ngày cai tù kiểm tra nạn nhân 4 lần và thay ngay mọi cùm bị lỏng. Nếu nạn nhân nào vi phạm các quy định mà chúng đề ra sẽ bị phạt từ 20-60 gậy. Muốn thay đổi tư thế khi ngủ, nạn nhân cũng phải xin phép của cai tù. Cách 2-3 ngày hoặc thậm chí nửa tháng nạn nhân mới được tắm v.v...
ping-pong



Tra tấn tàn bạo như thời trung cổ ở Tuol Sleng - giật móng tay,cắt ngón.....
ping-pong



Xương chất thành đống.Họ là công nhân, nông dân, kỹ sư, thợ cơ khí, dân trí thức, giáo viên, giáo sư, học sinh và thậm chí là công sứ, nhân viên ngoại giao. Toàn bộ thành viên gia đình của nạn nhân, kể cả trẻ em mới đẻ cũng bị đưa vào giam giữ trong nhà tù. Số người sống sót tại nhà tù này chiếm chưa đầy một nửa.
ping-pong





Đến những phòng học khác, nhìn đống đồ tù nhân chất chồng như một quả đồi nhỏ, rồi nhìn những căn phòng được chia ô bằng những tấm gỗ tạm hay những hàng gạch trét vữa hồ vội vã dùng để nhốt người mới thấy hết sự dã man, mông muội của những gã đồ tể ở đây
ping-pong

Dụng cụ tra tấn và giết người của các đao phủ ở Tuol Sleng.Rất nhiều dụng cụ vốn là công cụ sản xuất nông nghiệp như cuốc,xẻng,búa.........đập cái chết ngay.
ping-pong



Dãy cùm dài nhìn rất đơn giản nhưng có tác dụng khủng khiếp khi cùm hàng loạt người một lúc để tra tấn trước khi đem họ đi thủ tiêu.
ping-pong





Duch, tên đao phủ khết tiếng ở Tuol Sleng kể lại những hành động man rợ đã làm trước đây: Quyết định bắt tất cả phụ nữ, trẻ em và thân nhân của những người bị tình nghi (trong chiến dịch thanh lọc) được chính quyền địa phương thực hiện. Bất cứ ai liên can đến thành phần tình nghi đều bị giết sạch”.

Duch cho biết ảnh chụp tất cả tù nhân đều được gửi đến Tuol Sleng để cấp lãnh đạo Khơme Đỏ biết chắc thành phần chống đối mình đã nằm trong rọ, ảnh chụp cảnh hành hình để biết chắc họ đã bị khử.
ping-pong





Rất nhiều tấm hình tù nhân còn rất trẻ, có cả phụ nữ, trẻ em. Những đôi mắt mở to như nhìn chúng tôi cầu cứu... Rồi những hàng dài còng xích chân, những dụng cụ vốn chỉ dùng trong nông nghiệp lại trở thành những dụng cụ lột da, đập đầu, khoan sọ, moi tim, móc mắt người tù dưới bàn tay của những “tên áo đen S.21”
ping-pong



Những tù nhân khi đưa vào đây coi như cầm chắc cái chết với những hình thức tra tấn cực kỳ tàn bạo và man rợ.
ping-pong





Bước vào một phòng học của tầng trệt, một chiếc giường sắt chỏng chơ, một vỏ thùng đạn đại liên gỉ sét và một cái còng số 8. Những dụng cụ đơn giản thô sơ nhưng dùng để tra tấn người một cách dã man, tàn bạo. Không có bí mật nào có thể giữ kín, khi người tù vào những phòng này!? Vết máu thời gian chưa đủ xóa nhòa còn loang lổ trên tường, dưới nền gạch. Không khí như đông lại, tanh tưởi, rờn rợn. Có người trong đoàn vừa ghé mắt vào đã vội bịt mặt quay lui, mặt tái xanh không dám xem tiếp...
ping-pong

Hình ảnh đầu tiên mà những người đến đây nhìn thấy là tấm bảng ghi tội ác man rợ ở Tuol Sleng bằng ba thứ tiếng Khmer,Pháp và tiếng Anh.
ping-pong



Ngày ngày hàng ngàn người trong đó có nhiều du khách quốc tế đến xem chứng tích tàn bạo của khme đỏ ở Toul Sleng
ping-pong

Những nấm mộ oan khiên được chôn ngay trong Toul Sleng,nơi đã giam giữ và giết chết man rợ hơn 14.000 người, trong đó có ít nhất 345 nạn nhân là người Việt Nam
ping-pong





Toul Sleng, vốn là một ngôi trường trung học với hai dãy lầu cất theo lối cũ, rất giống nhiều ngôi trường khác của những quốc gia còn khó khăn trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Kmmer Đỏ.Tên ban đầu là trường trung học Ponhea Yat. Đến thời kỳ chế độ Lon Nol, một chế độ cộng hoà được chính phủ Mỹ hậu thuẫn vào những năm 1970, trường được đổi tên thành Trường trung học Toul Svay Prey. Đến tháng 5.1976, trường được chính quyền Khmer đỏ cải hoán thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21. Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Kmer Đỏ, nơi đây giam giữa khoảng 17.000 người (có nguồn khác cho răng con số này là 20.000), phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Kmer Đỏ bị kết tội phản bội. S21 đã được gia cố thêm hàng rào điện, biến phòng học thành trại giam,phòng hỏi cung và phòng tra tấn.
ping-pong



Toul Sleng còn được gọi là S-21 nằm ở một con phố nhỏ,góc đường 113 và đường 350 ngay trong nội đô thủ đô phnom Penh.
ping-pong



Rời bảo tàng quốc gia Cambodia với ấn tượng mạnh mẽ về một nền nghệ thuật dân tộc đặc sắc,cây thốt nốt cao vút ngay cổng vào,hình ảnh biểu tượng của một đất nước đang trên đường phát triển.Chúng tôi đến Toul Sleng,địa ngục trần gian một thời dưới sự cai trị của khơ me đỏ.
ping-pong

Tôi chụp trộm tấm ảnh bản đồ này vì cảm giác lúc đầu thấy tưng tức,bình tâm lại thì lịch sử xa xưa là thế.vương quốc Angkor ngày xưa khá lrộng lớn so với nước CPC ngày nay và thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) ngày nay vốn từng là một ngôi làng đánh cá nhỏ của người Khmer mang tên Prey Nokor.

Đế quốc Khmer là một cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km2, gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia. Đế quốc Khmer được tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị một vùng đất rộng lớn mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các quốc gia: Lào, Thái Lan và miền nam Việt Nam.
ping-pong





Bảo tàng được xây bởi chính quyền thực dân Pháp theo phong cách kiến trúc Khơ me với ảnh hưởng của kiến trúc Pháp do George Groslier và Ecole des Arts Cambodgiens thiết kế, xây dựng vào năm 1917 được nhà vua Sisowat khánh thành vào năm 1920.

Vì không được phép chụo ảnh ở bên trong nên rất tiếc không thể giới thiệu những tuyệt tác nghệ thuật của nhân loại được các bàn tay nghệ nhân Khơ me xưa tạo dựng lên.Tôi để ý thấy nhiều đoàn khách nước ngoài trong đó có rất nhiều khách Nhật,người Nhật xem những hiện vật cổ ở đây một cách đặc biệt chú ý,tìm tòi chứ không đơn thuần là những người vãn cảnh,chiêm ngưỡng.
ping-pong



Bảo tàng quốc gia ở Phnom Penh, là bảo tàng khảo cổ và văn học lịch sử hàng đầu của Cabodia. Ở đây có các hiện vật sưu tập nghệ thuật Khmer lớn nhất thế giới.
ping-pong


Viện bảo tàng quốc gia - Khu trưng bày nghệ thuật Cambodia
ping-pong



Bên kia đường,giống như bên trời tây,từng đàn bồ câu tung tăng trong nắng.
ping-pong



Bên ngoài hoàng cung Cambodia.Hôm đó đúng vào ngày đóng cửa nên chúng tôi không được vào tham quan.
ping-pong

Nhiều công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn Cambodia ở khu vực quảng trường đại lộ Sihanuc.
ping-pong


Tượng đài quân tình nguyện Việt Nam trên quảng trường Sihanuc
ping-pong



Quảng trường đại lộ Sihanuc - trung tâm của Phnom Penh

Chúng tôi chỉ có một buổi để đi thăm thành phố,vì thời gian quá ngắn lại rất tò mò nên chúng tôi quyết định tới bảo tàng dân tộc và nhà tù Toul Sleng.
ping-pong



Hoặc với 10 us bạn có thể thuê xe tuc tuc đi thăm vài nơi thành phố với thời gian thoải mái do mình ấn định.Xe tuc tuc có ở khắp nơi trong thành phố Phnom Penh
ping-pong



Đường phố Phnom Penh khá thoáng và có rất nhiều xe con,chúng đẹp và rẻ hơn ở VN nhiều lần.Với 7000us bạn đã sở hữu chiếc xe vào loại khá sang ở đây thay vì chưa đủ để mua một chiếc SH ở VN.
ping-pong





Với lưu lượng khách qua đây không nhiều nên Duty Free Shop khá vắng.Hàng hóa cũng khá đắt so với các sân bay quốc tế khác trong khu vực,nhưng lại có mặt hàng mà ở nơi khác không có như thuốc lá thơm loại hảo hạng của TQ đại tiền môn với giá 52$/cây/loại 10 điếu/bao.
Cũng giống như các siêu thị trong thành phố Phnom Pênh,hàng hóa được bán hoàn toàn bằng ngoại tệ mạnh (usd),có thể do đồng nội tệ (Riel) quá yếu chăng ?
ping-pong



Sân bay Quốc tế Phnom Penh Hay sân bay Quốc tế Pochentong (airport codes|PNH|VDPP) là sân bay chính của Campuchia, tọa lạc tại thủ đô Phnom Penh. Sân bay này cách trung tâm thành phố này 7 km về phía tây. Đây là sân bay lớn nhất Campuchia.
ping-pong ping-pongxin giới thiệu cho ae phóng sự ảnh của anh hung_hanoi về Campuchia và Toul Sleng nhà tù của chế độ khơ me đỏ . Anh hung_hanoi là trọng tài quốc tế môn bóng bàn , anh có cơ hội đi nhiều nơi và ghi lại những hình ảnh về đất và người , xin chia xẻ cùng ae.


Đoàn chúng tôi đến Cambodia vào một ngày nắng nóng như đổ lửa.

Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng

(TNO) Phát biểu gây sóng gió của quyền chủ tịch đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) ông Kem Sokha khi cho rằng Khmer Đỏ “không giết người”, hơn nữa ông này còn vu cáo Việt Nam “dàn dựng” các hiện vật tại nhà tù Tuol Sleng, đã gây nên cơn phẫn nộ từ các nạn nhân, thân nhân của những người xấu số chết thảm thời Khmer Đỏ.

Trong khi những nạn nhân của Khmer Đỏ tại Phnom Penh và các tỉnh lân cận kéo về Quảng trường Tự Do ở thủ đô để biểu tình đòi ông Kem Sokha phải lên tiếng xin lỗi sáng nay 9.6 thì cũng có một làn sóng khác từ khắp nơi đổ về nhà tù Tuol Sleng để tận mắt chứng kiến, chia sẻ những nỗi đau với gia đình các nạn nhân và bày tỏ căm phẫn trước tội ác của Khmer Đỏ tại nhà tù nổi tiếng này.
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
Không chỉ người dân Campuchia, nhiều lượt khách quốc tế cũng tìm đến nhà tù Tuol Sleng để tận mắt chứng kiến nơi một thời được gọi là “địa ngục trần gian” này
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
Nhiều trường học tại Campuchia đã tổ chức cho học sinh đến tham quan tại nhà tù Tuol Sleng để giáo dục thế hệ trẻ không quên những nỗi đau mà Khmer Đỏ đã gây ra cho đất nước Campuchia
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
Bên trong khuôn viên nhà tù là 14 ngôi mộ của những nạn nhân cuối cùng bị Khmer Đỏ sát hại tại đây
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
Nhà tù Tuol Sleng vốn là trường học, bị Khmer Đỏ sửa lại thành nơi giam giữ, thẩm vấn và sát hại những người vô tội
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
Học sinh Campuchia được thuyết trình về những đau khổ mà các tù nhân phải chịu đựng tại các phòng giam “không phải để cho người” này
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
Các bạn trẻ Campuchia trước phần thân thể còn lại của một nạn nhân bị Khmer Đỏ giết hại
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
Di ảnh của các nạn nhân tại nhà tù Tuol Sleng do Khmer Đỏ chụp lại để làm hồ sơ theo dõi
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
Ảnh và tiểu sử tội ác của một trong những người cầm đầu nhóm diệt chủng thời chính quyền Khmer Đỏ
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
Nhiều khách tham quan thấy rợn người, không dám bước vào khu vực dùng để biệt giam các nạn nhân
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
Vật dụng mà Khmer Đỏ dùng để tra tấn tù nhân tại nhà tù Tuol Sleng
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
Những hình ảnh tàn độc này được một người tù sống sót vẽ lại, như là những bằng chứng mà ông chứng kiến lúc bị giam tại đây
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
Bản đồ Campuchia làm bằng sọ của các nạn nhân tại nhà tù Tuol Sleng, một thời là biểu tượng đau đớn trong “thời kỳ đen tối” của đất nước chùa tháp này
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
Chiếc gối của các nạn nhân tại nhà tù. Không ai biết được có bao nhiêu người nằm trên chiếc gối bị sát hại
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
Các bạn trẻ Campuchia thắp nhang tưởng nhớ những nạn nhân bị Khmer Đỏ sát hại tại nhà tù Tuol Sleng
Bài, ảnh: Tiến Trình
(Từ Phnom Penh, Vương quốc Campuchia)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét