Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 3

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những nhà tù nổi tiếng nhất thế giới
 
Ngoài lịch sử hình thành lâu đời, kiến trúc cổ kính, các trại giam, nhà tù này còn nổi tiếng nhờ những vụ thảm sát, ngược đãi tù nhân của mình.

Là nơi giam giữ tù binh chiến tranh hoặc các phần tử khủng bố, Guantanamo Bay là một trong những trại giam khét tiếng nhất thế giới hiện nay của Mỹ. Trại giam này nằm trong một căn cứ Hải quân do Mỹ chiếm đóng trái phép ở Cuba, mở cửa từ năm 2002, để giam giữ tù binh chiến tranh và các phạm nhân khủng bố của Mỹ.
Nhà tù Carandiru ở Brazil nổi tiếng với những cuộc bạo loạn đẫm máu được coi là nhà tù nguy hiểm nhất nước này. Năm 2003, một bộ phim về nhà tù này mang tên Carandiru được dựng trên các sự việc có thật tại nhà tù đã được đề cử cho giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes.
Alcatraz, tọa lạc trên một hòn đảo ở vịnh San Francisco, là nhà tù nổi tiếng nhất thế giới, mặc dù hiện nay không còn hoạt động. Sau 29 năm hoạt động, người Mỹ đã cho đóng cửa và "biến" nơi giam giữ tù nhân này thành một viện bảo tàng mà hàng năm có hàng triệu lượt du khách tới tham quan.
Kresti - nhà tù nổi tiếng của nước Nga. Được xây dựng vào năm 1852 tại San Petersburg, nhà tù hiện là nơi giam giữ khoảng 10.000 tù nhân, trong khi sức chứa chỉ là 3.000.
Năm 2004, truyền hình Mỹ có đưa một phóng sự về những hình ảnh tra tấn tại nhà tù Abu Ghraib tại Iraq và sau đó 12 quan chức quân đội bị truy tố vì vụ bê bối này.
Nhà tù Fremantle ở Australia được xây dựng vào năm 1850, hoạt động đến năm 1991 thì bị đóng cửa và hiện nay đây là một di tích lịch sử của Australia.
Nhà tù Cebu ở Phillipines là nơi Vua nhạc Pop Michael Jackson quay bài Thriller nổi tiếng.
Tháp London - cun điện và pháp đài của Nữ hoàng, là một di tích lịch sử nằm ở trung tâm London, Anh, trên bờ Bắc sông Thames. Nơi đây từng là nhà tù vào thế kỷ XI, dành cho các tù nhân hoàng gia có địa vị cao, chẳng hạn Nữ hoàng Elizabeth I từng bị giam tại đây.
Hà Khổng (theo RIA)


Abu Ghraib - nhà tù khét tiếng về tra tấn



 Các bức ảnh mới có thể nghiêm trọng hơn bức ảnh này.

(http://vietbao.vn)

Xà lim của tù chính trị trong nhà tù Abu Ghraib.
Xà lim của tù chính trị trong nhà tù Abu Ghraib.
Dưới thời Saddam Hussein, Abu Ghraib, cách Baghdad 24 km về phía tây, đã là nhà tù vào loại khét tiếng nhất thế giới. Tra tấn, hành quyết diễn ra hàng tuần và điều kiện sống cực kỳ tồi tệ. Khoảng 50.000 phụ nữ và đàn ông (không có thống kê chính xác) bị nhồi nhét trong các xà lim 3,5x3,5 mét.
Trong thời kỳ cướp bóc sau khi chính quyền cũ sụp đổ hồi tháng 4 năm ngoái, khu nhà tù lớn, khi đó trống trơn, bị lấy đi tất cả những gì có thể - cửa ra vào, cửa sổ và gạch. Nhà chức trách liên quân quyết định lát lại nền, làm sạch và sửa chữa các xà lim, toilet, nhà tắm và bổ sung một trung tâm y tế mới. Abu Ghraib trở thành một nhà tù quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết các tù nhân - tính đến mùa thu con số lên tới hàng nghìn người, trong đó có phụ nữ và thiếu niên - lại là thường dân. Rất nhiều người bị bắt trong các đợt truy quét quân sự tùy tiện và tại các trạm kiểm soát trên đường cao tốc. Tù nhân được chia thành 3 loại: tội phạm thông thường, nghi phạm gây "tội ác chống liên quân" và số nhỏ nghi phạm "giá trị cao" là chỉ huy nổi dậy.
Hồi tháng 6 năm ngoái, Janis Karpinski, thiếu tướng lực lượng dự bị, được chỉ định làm lữ đoàn trưởng quân cảnh số 800 và chịu trách nhiệm các nhà tù quân sự ở Iraq. Tướng Karpinski, nữ chỉ huy duy nhất ở vùng chiến sự, là một sĩ quan đầy kinh nghiệm, từng phục vụ lực lượng đặc nhiệm và tham gia Chiến tranh vùng Vịnh 1991, nhưng chưa bao giờ điều hành hệ thống nhà tù. Giờ bà chịu trách nhiệm 3 nhà tù lớn, 8 tiểu đoàn và 34.000 lính dự bị, trong đó nhiều người, cũng giống bà, chưa hề được đào tạo về quản giáo.
Karpinski tại Abu Ghraib hồi năm 2003.
Karpinski tại Abu Ghraib hồi năm 2003.
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 12 năm ngoái với tờ St. Petersburg Times, bà vẫn khẳng định: "Với nhiều tù nhân Iraq ở Abu Ghraib, điều kiện sống trong nhà tù còn tốt hơn ở nhà. Có lúc chúng tôi lo ngại họ sẽ không chịu trở về cuộc sống tự do".
Thực ra, sau đó một tháng, tướng Karpinski chính thức bị khiển trách và bí mật đình chỉ công tác. Một cuộc điều tra hệ thống nhà tù của quân đội, do trung tướng Ricardo S. Sanchez ra lệnh, được tiến hành. Bản báo cáo dài 53 trang, do thiếu tướng Antonio M. Taguba soạn thảo và không được công bố, hoàn tất vào cuối tháng 2. Kết luận đã chỉ ra những thất bại trong công tác tổ chức hệ thống nhà tù. Đặc biệt, ông Taguba cho rằng từ tháng 10 đến tháng 11/2003, có một số vụ cố ý tra tấn tù nhân tàn bạo ở Abu Ghraib. Những vụ ngược đãi tù nhân có hệ thống và bất hợp pháp do binh lính thuộc Đại đội Quân cảnh số 372 và thành viên nhóm tình báo tiến hành (đại đội 372 thuộc tiểu đoàn Quân cảnh số 320, báo cáo lên trụ sở sư đoàn của Karpinski).
Bản báo cáo của Taguba liệt ra một số hành vi phạm pháp: đập vỡ đèn hóa học và đổ phosphor lỏng vào tù nhân; dội nước lạnh vào tù nhân không có một mảnh vải che thân; đánh đập tù nhân bằng cán chổi và ghế; đe doạ cưỡng đoạt tù nhân nam; cho quản giáo làm trầm trọng thêm vết thương của tù nhân sau khi bị trói vào tường xà lim; kê gian với một tù nhân; dùng chó nghiệp vụ để đe doạ và đe doạ tấn công tù nhân; đánh đập tù nhân.
Taguba đưa ra bằng chứng gây choáng váng để chứng minh cho cáo buộc. Đó là những tuyên bố chi tiết của nhân chứng và những bức ảnh rõ ràng. Những bức ảnh, đoạn băng video do binh lính chụp lại khi các vụ tra tấn diễn ra không được đưa vào bản báo cáo do "bản chất vô cùng nhạy cảm".
Những bức ảnh ghi lại các binh lính Mỹ chửi bới tù nhân Iraq đang trong tình trạng không một mảnh vải che thân và buộc phải ở trong tư thế nhục nhã. 6 nghi phạm - bao gồm thượng sĩ Ivan L. Frederick II, thường gọi là Chip, nhân viên kỹ thuật Charles A. Graner, trung sĩ Javal Davis, nhân viên kỹ thuật Megan Ambuhl, nhân viên kỹ thuật Sabrina Harman và binh nhì Jeremy Sivits - sẽ bị truy tố ở Iraq, với cáo buộc thông đồng trong khi làm nhiệm vụ, độc ác với tù nhân, ngược đãi, tấn công và không đứng đắn. Nghi phạm thứ bảy, binh nhì Lynndie England đã được phân công về Fort Bragg, Bắc Carolina, sau khi có bầu.
Một tù nhân bị tra tấn ở Abu Ghraib.
Một tù nhân bị tra tấn ở Abu Ghraib.
Những hành động dã man như trong các bức ảnh ảnh là không thể chấp nhận được trong bất kỳ nền văn hóa nào, và việc đó là đặc biệt không thể chấp nhận được trong thế giới Ảrập. Tình dục đồng giới là trái với luật Hồi giáo; người đàn ông không mặc quần áo trước mặt những người đàn ông khác là điều sỉ nhục với nam giới. Bernard Haykel, giáo sư nghiên cứu Trung Đông ở ĐH New York, lý giải: "Bị đặt chồng lên người khác và buộc phải thủ dâm, không một mảnh vải che thân trước mặt người khác - tất cả đều là tra tấn".
Việc ngược đãi tù nhân của Đại đội 372 diễn ra gần như là hàng ngày - một thực tế trong cuộc sống quân đội mà binh lính thấy không cần phải giấu giếm. Hôm 9/4, tại phiên tòa xét xử trung sĩ Frederick ở trại Victory, gần Baghdad, một trong các nhân chứng, nhân viên kỹ thuật Matthew Wisdom đã kể lại những gì xảy ra khi anh cùng các binh sĩ khác giao 7 tù nhân bị trùm đầu tới "khu vực hà khắc" trong Abu Ghraib, nơi những tù nhân thuộc loại nguy hiểm nhất bị giam cầm. Những người này bị cáo buộc gây bạo loạn tại một khu vực khác trong nhà tù. Wisdom kể lại: "Snider túm lấy tù nhân và đẩy anh ta vào cột xà lim... Tôi không nghĩ việc đó là đúng. Tôi thấy trung sĩ Frederic, Davis và Graner đi lại quanh đó, đấm đá tù nhân. Tôi nhớ Frederic đánh trúng vết thương của tù nhân. Tù nhân đó không hề nguy hiểm với Frederick...". Vài hôm sau, Wisdom tiếp tục chứng thực: "Tôi thấy 2 tù nhân trần truồng, một thủ dâm còn một quỳ gối. Tôi nghĩ tôi nên ra khỏi chỗ đó. Tôi không nghĩ chuyện đó là đúng. Tôi thấy Frederick tiến lại gần, anh ta nói Hãy xem những con vật này làm khi anh để chúng một mình trong 2 giây".
Mùa thu năm ngoái, tướng Sanchez lệnh cho Ryder kiểm tra hệ thống nhà tù ở Iraq và khuyến nghị các biện pháp cải thiện tình hình. Bản báo cáo của Ryder, đệ trình hôm 5/11, kết luận có những vấn đề nhân quyền, đào tạo và nhân lực cần phải quan tâm ngay. Nó cũng đề cập đến những mối quan ngại về căng thẳng giữa các nhóm quân cảnh trông coi tù nhân và các nhóm tình báo muốn thẩm vấn. Quy định quân đội hạn chế hoạt động của quân cảnh khi thẩm vấn. Nhưng có gì đó không được tuân thủ ở Abu Ghraib.
Bản báo cáo Ryder ghi nhận có bằng chứng từ thời chiến tranh Afghanistan, rằng quân cảnh đã hợp tác với điệp viên tình báo "đưa ra những điều kiện thuận lợi cho một số cuộc thẩm vấn" - lối nói uyển ngữ cho việc không quan tâm đến nguyện vọng của tù nhân. "Lữ đoàn của tướng Karpinski không được phép thay đổi các thủ tục để đưa ra điều kiện cho các cuộc thẩm vấn hay tham gia thẩm vấn", ông viết. Tác giả bản báo cáo kêu gọi xác định vai trò của binh lính quân cảnh, độc lập với những binh lính từ cơ quan tình báo. Tuy nhiên, Ryder kết luận tình hình chưa tới mức khủng hoảng.
Về phần mình, Taguba bắt bẻ lại người đồng nghiệp một cách lịch thiệp: "Trái với bản báo cáo của Ryder, tôi thấy rằng nhân viên trong Đại đội Quân cảnh 372, Sư đoàn Quân cảnh 800 đã cố ý thay đổi để đặt điều kiện cho thẩm vấn. Các điệp viên CIA và các nhà thầu tư nhân đã yêu cầu binh lính quân quản tạo điều kiện về thể chất và tâm lý cho việc thẩm vấn". Taguba đưa ra bằng chứng từ các nhân viên điều tra thuộc Cục điều tra hình sự trong quân đội. "Bên tình báo quân sự muốn các tù nhân phải nói. Graner và Frederick có nhiệm vụ phục vụ bên tình báo quân sự để những người đó nói ra", nhân viên kỹ thuật Sabrina Harman khai nhận. Nhiệm vụ của cô này là giữ cho các tù nhân không ngủ.
Taguba dành những lời lẽ gay gắt nhất cho các sĩ quan tình báo quân sự và một số nhà thầu tư nhân. Ông khuyến nghị khiển trách đại tá Thomas Pappas, chỉ huy một trong những lữ đoàn tình báo quân sự, thải hồi trung tá Steven Jordan, cựu giám đốc Trung tâm Thẩm vấn chung. Ông cho rằng nhà thầu dân sự Steven Stephanowicz, thuộc hãng CACI International, phải bị trừng phạt vì đã nói dối nhóm diều tra và ra lệnh cho binh lính quân quản đặt ra các điều kiện mà quy định quân đội không cho phép. "Tôi nghi ngờ những nhân vật này hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp chịu trách nhiệm những vụ tra tấn ở Abu Ghraib", Taguba kết luận.
Những vấn đề bên trong hệ thống nhà tù ở Iraq không bị che giấu với các chỉ huy cao cấp. Trong thời gian Karpinski phụ trách 7 tháng, có ít nhất 10 vụ việc được báo cáo chính thức, trong đó có trốn tù, nỗ lực trốn tù và các vấn đề an ninh khác do sĩ quan Sư đoàn quân quản số 800 điều tra. Một số vụ dẫn tới giết tù nhân hoặc làm tù nhân bị thương. Kết quả là một loạt "bài học được rút ra" với sư đoàn. Karpinski luôn luôn thông qua các bản báo cáo và ký lệnh kêu gọi thay đổi thủ tục hàng ngày. Tuy nhiên, vị nữ tướng này không làm gì để đảm bảo những lệnh đó được thực thi. "Nếu Karpinski làm vậy, thì nhiều vụ tra tấn có thể đã được ngăn chặn", Taguba viết.
Ngoài ra, số tù nhân ở Abu Ghraib còn vượt quá khả năng giam giữ, trong khi quản giáo thì thiếu về quân số cũng như nguồn lực. "Sự mất cân bằng này đã làm điều kiện sống tồi tệ, các vụ trốn tù và sai sót trầm trọng hơn", Taguba kết luận. "Số tù nhân thực tế và số trên danh sách là rất khác nhau". Điều đáng chú ý nữa là nhiều thường dân vô tội Iraq bị bắt nhầm. Hơn 60% tù nhân dân sự ở Abu Ghraib không hề là mối đe doạ với cộng đồng và lẽ ra phải phóng thích họ.
Vụ tra tấn tù nhân Iraq đã gây ra những hậu quả rõ ràng: với những thường dân bị giam cầm, nhiều người trong đó không hề liên quan tới phong trào phản kháng đang tăng lên; với uy tín của quân đội; với danh tiếng của Mỹ trên thế giới.
Nguyễn Hạnh (theo The New Yorker)
Việt Báo (Theo_VnExpress.net) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét