Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 5

(ĐC sưu tầm tren NET)

Ám ảnh trại tử hình trong Thế chiến thứ hai

Tới thăm những mảnh ký ức đầy chết chóc ở trại Auschwitz-Birkenau để hiểu hơn về sự tàn nhẫn kinh hoàng của chế độ phát xít.

Chế độ phát xít đã lùi xa song những dư âm, tội ác chiến tranh mà chúng gây ra thì còn hằn lên các vết thương cho tới ngày hôm nay. Hãy cùng với nhiếp ảnh gia Tomasz Stefanko nhìn lại quá khứ để có thêm sự đồng cảm với những con người xấu số đã mất mạng trong trại tử hình Auschwitz-Birkenau của chế độ phát xít.

am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Nằm ở Ba Lan, Auschwitz-Birkenau là một trong những trại tập trung lớn nhất được phát xít Đức lập nên trong Thế chiến thứ hai. Nơi đây đã chứng kiến, ghi nhận một trong những thời kỳ đen tối nhất của lịch sử thế giới.


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Là nơi giam giữ và hành quyết ít nhất 1,3 triệu người với 90% là người Do thái, những gì còn sót lại tại đây gợi lên một không khí chết chóc, đầy cảm thương cho tất cả những người chứng kiến.


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Những dãy áo cho tù nhân xếp thành hàng tẩy trùng bằng Zyklon B (một loại khí cực độc) nhắc chúng ta về hình ảnh các tù nhân: đàn ông, phụ nữ, trẻ em, người già, tất cả chỉ được mặc chiếc áo mỏng manh, cố chống chịu với sự khắc nghiệt của mùa đông ở Ba Lan. Sau khi bị bắt vào đây, họ bị tước bỏ mọi tài sản, xăm mình, cạo sạch lông, bắt chấy rận.


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Khẩu hiệu lớn ngay trên lối vào trại: “Lao động là tự do”. Trớ trêu và nghiệt ngã ở chỗ, tù nhân ở đây phải lao động khổ sai và không có lấy một sự tự do nào. Họ phải làm việc trong những điều kiện hết sức tồi tệ, vắt kiệt sức lực cho tới chết. Ước tính, giá trị tài sản các tù nhân làm ra lên tới 200 triệu USD (khoảng 4.160 tỷ VNĐ) thời đó.


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Cho tới nay, ở Auschwitz-Birkenau vẫn còn tồn tại những căn phòng được thiết kế với chức năng tử hình tù nhân: phòng hơi ngạt, lò thiêu đứng… Trong quá khứ, chỉ vỏn vẹn 6 tháng, 10.000 tù binh Nga bị giam chỉ còn sót lại khoảng 200 người sống sót.


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Theo ước tính, có ít nhất khoảng 1,3 triệu người chết ở Auschwitz-Birkenau. Tuy nhiên, tất cả các số liệu chính xác đều đã bị Đức quốc xã xóa sạch. Một vài thông tin được tiết lộ, số lượng người bị tử hình thực tế lớn hơn nhiều, lên tới 2,1 - 2,5 triệu người.


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Các vật dụng cá nhân còn sót lại của nạn nhân xấu số như kính đeo mắt, bàn chải, giày dép… tồn tại như những kỷ vật gợi nhắc tới một quá khứ kinh hoàng ở nơi đây.


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Hình ảnh những chiếc nẹp tay giả - một vật dụng vô cùng phổ biến trong trại. Chúng được dùng cho các tù nhân bị khuyết tật, hoặc bị tai nạn do lao động khổ sai, người già không đủ sức khỏe. Thật đáng buồn, khi được đeo nẹp giả cũng là lúc tù nhân sắp phải đi tới phòng hơi ngạt - căn phòng kết thúc cuộc đời họ.


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Điều kiện sinh hoạt tồi tệ kinh khủng: một ngày họ phải làm việc 12 tiếng từ 4 rưỡi sáng và khi đi ngủ cũng phải nằm chung 4 người/giường.


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Hình ảnh con búp bê đáng yêu lại trở thành biểu tượng của thảm kịch chiến tranh. Mỗi lần mở trại, hơn 4.000 trẻ em bị chuyển tới, đây sẽ trở thành vật thí nghiệm cho những hình phạt tử hình tàn khốc của bọn phát xít.


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Tự do là khái niệm gần như biến mất trong trại Auschwitz-Birkenau . Ngay cả những sinh hoạt tối thiểu như nghỉ ngơi, ngủ cũng đều bị giám sát rất chặt. Đến khi đi vệ sinh, tù nhân cũng bị theo dõi ngặt nghèo về mặt thời gian đại tiện và tiểu tiện.


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Các tù nhân có rất nhiều nguồn gốc khác nhau: Do Thái, Ba Lan, Liên Xô hay những kẻ phạm tội. Họ đều được coi là kẻ thù không đội trời chung của chế độ phát xít và phải chết.


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

“Untersuchungsraum” là tên căn phòng đáng sợ nhất ở Auschwitz-Birkenau . Nó có nghĩa là “phòng thí nghiệm”. Tại đây, núp dưới danh nghĩa nghiên cứu khoa học, phát xít Đức đã tiến hành các thí nghiệm y tế, thử nghiệm các loại chất độc hóa học với vật thí nghiệm chính là các tù nhân.


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Những chiếc lon gỉ sét tưởng chừng như vô hại, song hóa ra lại mang trong mình chất độc chết người. Trong lon chứa đầy bột viên của khí Zyklon B, với một lượng vừa phải có thể giết chết 1.200 người ở phòng hơi ngạt trong vòng 20 phút.


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Một trong những thủ đoạn tàn ác nhất của phát xít đó là trước khi hành hình các tù nhân, chúng trao cho họ những vali ghi tên tuổi thế này, gieo cho họ một ảo tưởng về hy vọng được thả ra ngoài. Sau đó, họ sẽ được đưa đến phòng hơi ngạt hành hình… 


am-anh-trai-tu-hinh-trong-the-chien-thu-hai

Bên cạnh hố chôn xác quy mô lớn, thân thể nhiều nạn nhân còn được kết thúc trong lò thiêu. Do nhu cầu tiêu hủy xác lớn nên những lò thiêu như thế này được thiết kế để để 20.000 người cùng được hỏa táng trong 24h đồng hồ.

Câu chuyện lịch sử về chiếc ghế điện tử hình đáng sợ

Lịch sử ghi nhận, chiếc ghế này trở thành một trong những phương thức giúp các phạm nhân bị án tử hình ra đi "êm ái" hơn...
Tử hình là việc hành quyết kẻ phạm tội theo quy định của pháp luật. Đây được xem là giải pháp tối cao giúp ngăn cản cái ác mãi mãi. Dù nhiều quốc gia đã bãi bỏ án tử hình trong thời hiện đại, hình phạt này vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia với các hình thức khác nhau như xử bắn, tiêm thuốc độc, treo cổ hay thậm chí là ném đá đến chết…
Câu chuyện lịch sử về chiếc ghế điện tử hình đáng sợ 1
Một trong các hình thức tử hình đáng sợ nhất trong lịch sử chính là ghế điện - dụng cụ tử thần mang trong mình rất nhiều câu chuyện thú vị, kịch tính…

Một hình thức tử hình nhân đạo?

Trước thế kỷ XIX ở Mỹ, những người phạm tội nghiêm trọng sẽ bị hành hình công khai, thông thường là treo cổ, một số trường hợp sẽ bị thiêu sống hoặc chặt đầu. Tuy nhiên dần dần, các tòa án ở Mỹ quyết định áp dụng hình thức hành quyết ít man rợ hơn. 

Đầu thế kỷ XIX, pháp luật cấm không cho tử hình nơi công cộng. Người dân cũng không còn hứng thú với các vụ hành hình công khai. Đa phần cho rằng, dù tội phạm gây ra tội ác thế nào thì cũng nên thực hiện công lý tránh đổ máu, càng yên lặng và nhân văn càng tốt.

Câu chuyện lịch sử về chiếc ghế điện tử hình đáng sợ 2
Trong bối cảnh đó, yêu cầu về phương thức hành hình nhân đạo được đề ra. Alfred Southwick - một nha sĩ ở New York, sau khi chứng kiến cảnh một người bị chết do rơi vào máy phát điện đã đề xuất ý tưởng: “Chết do bị điện giật có lẽ là cách chết nhanh nhất và không đau đớn. Nó có thể được dùng thay thế hình thức treo cổ”.
Câu chuyện lịch sử về chiếc ghế điện tử hình đáng sợ 3
Ý tưởng này được các nhà tù ủng hộ nhưng họ phân vân không biết nên sử dụng dòng điện một chiều hay hai chiều bởi lúc bấy giờ, cả hai dòng điện đều phổ biến như nhau. Và từ đây xuất hiện một câu chuyện vô cùng "khôi hài".

Câu chuyện của hai nhà bác học

Thomas Edison phát minh ra bóng đèn điện và tên tuổi của ông được mọi người gắn với điện. Edison đã xây nhà máy điện đầu tiên năm 1879. Gần như ngay lập tức, các thành phố ở Mỹ đều muốn ký hợp đồng để thành phố mình được sử dụng thứ được coi là kỳ quan mới của khoa học này.
Lúc đó, một nhà khoa học là Nikola Tesla đã phát minh ra hệ thống điện xoay chiều. Theo đó, điện sẽ đổi hướng nhiều lần trong một giây, tạo ra từ trường cho phép tải lượng điện lớn mà không thất thoát dọc đường.
Câu chuyện lịch sử về chiếc ghế điện tử hình đáng sợ 4
Thomas Edison bên phát minh của mình.
Lúc đầu, dòng điện một chiều của Edison dẫn đầu thị trường nhờ vào danh tiếng của ông, nhưng dòng điện xoay chiều nhanh chóng bắt kịp vì nó dễ dàng và rẻ hơn trong việc truyền tải đường dài. 

Vô cùng tức giận vì bị "cho ra rìa", Edison đã tìm cách làm mất uy tín của dòng điện xoay chiều, bằng việc chứng minh rằng nó rất nguy hiểm. Ông đưa ra những lời cảnh báo về việc chết người với công chúng. Ông còn đề nghị bang New York sử dụng máy điện xoay chiều làm phương pháp tử hình nhân đạo. 

Edison nói rằng, nếu sử dụng dòng điện xoay chiều sẽ tạo ra "cái chết ngay lập tức". Edison và những đồng nghiệp của ông đã dùng phòng thí nghiệm bí mật để làm ra chiếc máy điện xoay chiều và thử nghiệm trên động vật.
Trong thời gian này, người nào đem tới một con vật làm thí nghiệm sẽ được Edison trả 25 xu. Ban đầu, ông thí nghiệm trên 50 con chó, mèo sau đó là trên các con vật lớn hơn như bò, ngựa và công dụng của nó vô cùng hiệu quả, làm người xem phải rùng mình.
Câu chuyện lịch sử về chiếc ghế điện tử hình đáng sợ 5
Hội Pháp lý Y học New York được giao nhiệm vụ tìm hiểu về hệ thống hành quyết mới nên theo dõi chặt chẽ các thí nghiệm này. Kết quả là ai cũng đồng ý về sức mạnh chết chóc mà dòng điện hai chiều gây ra. Và "chiếc ghế tử thần" dùng dòng điện xoay chiều ra đời.

Nạn nhân đầu tiên

Phạm nhân đầu tiên được xử tử trên ghế điện là William Kemmler - một kẻ giết người ở thành phố Buffalo. Ngày hành quyết Kemmler được ấn định lúc 6 giờ sáng ngày 6/8/1890.
Câu chuyện lịch sử về chiếc ghế điện tử hình đáng sợ 6
Một điện cực với hình thù một cái mũ, bên trong chứa bọt biển được gắn vào đầu Kemmler. Một điện cực khác gắn vào sống lưng. Các điện cực này đều được tẩm dung dịch muối. 

Trong phòng khác, chiếc máy phát điện hai chiều kêu những tiếng rùng rợn khiến tử tù khóc thét lên. Đèn trên bảng điều khiển đều sáng, và sau khoảng 20 phút nạp, thông báo dòng điện đã đạt 2.000 vôn - con số được chứng minh là tốt nhất để giết một người.
Câu chuyện lịch sử về chiếc ghế điện tử hình đáng sợ 7
Người ta bật công tắc để dòng điện đi vào ghế, điện truyền qua người Kemmler trong 17 giây. Hắn co giật dữ dội và trông đỏ rực. Khi dòng điện được ngắt, mọi người nhận ra một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, Kemmler chưa chết. 

Người ta nháo nhác ra lệnh bật lại nguồn điện, nhưng vì chiếc máy phát điện đã bị tắt nên cần thời gian để tích điện lại. Trong khi đó, Kemmler rên rỉ và thở hổn hển, mọi người có mặt trong phòng tử hình đều sợ hãi tột độ, có người ngất xỉu.
Câu chuyện lịch sử về chiếc ghế điện tử hình đáng sợ 8
Khi máy phát điện đạt 2.000 vôn, dòng điện lại được truyền vào ghế. Rút kinh nghiệm, lần này họ để dòng điện truyền vào người Kemmler hơn một phút. Khói bốc nghi ngút từ đầu Kemmler, mùi da thịt cháy bốc lên và có tiếng nổ lép bép. 

Khi ngắt dòng điện, lần này Kemmler chết hẳn. Một phóng viên chứng kiến vụ hành quyết phát biểu rằng: "Đó là một cảnh tượng khủng khiếp, tồi tệ hơn cả việc treo cổ".
Câu chuyện lịch sử về chiếc ghế điện tử hình đáng sợ 9
Ghế điện dần trở thành phương thức tử hình mới ở Mỹ.
Dù thất bại nặng nề trong lần đầu, nhưng ở các vụ hành quyết tiếp theo, các nhà tù sử dụng máy phát điện tốt hơn. Có ít nhất hai lần phát điện trong vòng vài phút tùy trường hợp mỗi người. Do đó, các cuộc thi hành án sau diễn ra trôi chảy và thuận lợi. Điều này mở đường cho việc sử dụng ghế điện như phương thức tử hình mới tại Mỹ. 

Tuy nhiên, trong thực tế, có những nạn nhân không chết ngay lập tức mà phải tiếp tục bị giật điện lần nữa. Vì tính tàn bạo này nên nhiều người đề xuất hủy bỏ việc sử dụng ghế điện. Cho tới năm 1982, bang Texas áp dụng phương thức tử hình mới là tiêm thuốc độc, việc xử tử bằng phương pháp tàn bạo này giảm đi nhanh chóng.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Civil Liberty, The Times, Wikipedia...

"Trải nghiệm" 5 nhà tù khủng khiếp trong lịch sử

Đến những "địa ngục trần gian" ở các thập kỉ trước để xem nơi đây ghê rợn ra sao.
Nói tới nhà tù, nhiều người sẽ liên tưởng tới cảnh tượng hiu quạnh, lạnh lẽo đáng sợ đến ghê người với những bức tường lạnh ngắt và hình ảnh tù nhân sau song sắt. Họ phải tuân thủ những kỷ luật, quy định nghiêm ngặt và ở một số nhà tù, quản giáo có cách đối xử với tù nhân không khác một địa ngục trần gian.

1. Nhà tù San Quentin, Mỹ

Nhà tù San Quentin nằm ở California được coi là một trong những nhà tù lớn nhất ở Mỹ. Vào năm 1930, quản lý của nhà tù San Quentin khá dễ dãi bởi phần lớn tù nhân ở đây đều phạm tội tham nhũng. Cho đến khi Clinton Truman Duffy nhận chức cai quản nhà tù, ông đã quyết định thực hiện cải cách vào năm 1940.  


Các tù nhân đều phải cạo trọc đầu và bị buộc phải mặc đồng phục số. Họ bị giam trong các khu nhà bê-tông thiếu thốn ánh sáng, điện, nước và chỉ được ra ngoài khi ăn cơm hoặc lao động công ích. 

Chỉ cần một hành vi phạm tội nhỏ, tù nhân sẽ bị cách ly, bắt vào ở các khu biệt giam thiếu thốn điều kiện thực phẩm và sinh hoạt cá nhân. Điều đặc biệt là bạo loạn vì phân biệt chủng tộc ở nhà tù này diễn ra rất thường xuyên. 

Hiện nay, nhà tù này đã được cải cách và không còn là "địa ngục" nữa, với các trang thiết bị cơ sở và hệ thống quản giáo được nâng cấp, đặc biệt là trung tâm y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho các phạm nhân. 

2.  Nhà tù Rikers Island, Mỹ


Trong những năm 1950, quản giáo của nhà tù này đều được cất nhắc từ các thành phần cá biệt trong xã hội và họ thường cư xử bạo lực với tù nhân. Hàng ngày, tại đây diễn ra hơn chục vụ đánh đập, rất nhiều tù nhân đã tự tử, một số viết đơn xin được tử hình, đặc biệt số bệnh nhân bị bệnh tâm thần thì ngày càng gia tăng. 

Hiện tại, sau cải cách và chỉnh đốn đội ngũ quản giáo, nhà tù Rikers Island vẫn là một trong những nhà tù lớn nhất và "khét tiếng" nhất nước Mỹ, với số lượng tù nhân lên tới 14.000 người.

3. Nhà tù Sing Sing, Mỹ

Năm 1824, để đối phó với hiện tượng đào ngũ đang ngày càng lan rộng trong hàng ngũ quân đội, lục quân Mỹ đã quyết định cho xây dựng nhà tù Sing Sing ngay tại bờ sông Hudson, New York. 

Cuối thế kỷ XX, các điều kiện giam giữ tại nhà tù này đã được cải thiện nhiều, thế nhưng những tù nhân bị giam giữ tại đây lại có xu hướng bị ảnh hưởng nặng nề hơn về trạng thái thần kinh.


Cho đến cuối năm 1963, với chiếc ghế điện duy nhất, nhà tù này đã hành hình 613 tù nhân gồm cả nam và nữ. Trong số những người này, nổi tiếng nhất là vụ hành quyết hai vợ chồng nhà tình báo nổi tiếng thế giới Ethel Rosenberg và Julius Rosenberg vào năm 1953, hai người đã bị buộc tội tiết lộ các thông tin về chương chình chế tạo bom nguyên tử của Mỹ cho Liên Xô. 

Nhà tù Sing Sing mới đây đã phối hợp với ĐH Mercy nhằm giúp các tù nhân được học tập và dễ dàng hòa nhập với xã hội sau khi mãn hạn tù.

4. Nhà tù Belmarsh, Anh


Nằm ở khu vực ngoại ô London, nhà tù Belmarsh là một đơn vị tư pháp của quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng Anh. Từ sau khi được hoàn thành năm 1921 đến nay, nhà tù này chính là nơi giam giữ con em thuộc thành phần “bất hảo” của các tướng lĩnh quân đội và tù binh quan trọng. Do tại đây đã xảy ra nhiều vụ vi phạm nhân quyền nên nhiều người Anh thường coi nhà tù này là hiện thân của sự tàn nhẫn và vô nhân đạo. 

Tuy nhiên, nhà tù chính trị này vẫn được duy trì đến ngày nay, dù đã có những thay đổi tích cực. 

5. Nhà tù Tadmor, Syria

Địa ngục trần gian này được đặt tại Syria. Số người chết tại nhà tù này khó có thể thống kê hết được và những câu chuyện về nhà tù luôn làm lạnh sống lưng của những người dân Syria. Bạo lực là “đặc sản” ở đây, các tù nhân da màu bị đánh đập, tội phạm chính trị thì bị bỏ đói đến chết.


Năm 1980, sau khi thất bại trong việc quản lý tù nhân, chính phủ đã điều trực thăng và súng máy để tiêu diệt 500 tù nhân trong nhà tù...  Cho đến nay, dù có chút cải cách tuy nhiên, "địa ngục trần gian" này vẫn duy trì chế độ quản giáo rất nghiêm và hà khắc.

 
Theo
Sơn Hải / MASK Online

 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét