Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 1

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nhà tù

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhà tù, hay trại giam, là nơi giam giữ tù nhân.
Theo thông lệ, nhà tù là một bộ phận của hệ thống tư pháp hình sự của nhà nước.
Tù giam là một hình phạt có thể được nhà nước áp dụng đối với người bị tòa tuyên là có tội.

Sơ lược

Không chỉ dùng để giam giữ người phạm tội đã bị kết án mà nhà tù (tại Việt Nam là trại tạm giam) còn được dùng để tạm giam những người bị tình nghi là phạm tội (hay còn gọi là bị can), phục vụ cho việc điều tra vụ án nếu như người đó không đủ điều kiện để được tại ngoại. Bị can trong vụ án hình sự trước khi có quyết định tống đạt về phiên tòa hay bị cáo trong quá trình đang bị xét xử đều ở trong tù hay trại tạm giam.
Tuy nhiên không nhất thiết bị can bị tạm giam trong nhà tù. Ở Việt Nam, trại tạm giam là một tổ chức có quy mô nhỏ và đơn giản hơn nhà tù.

Những tên gọi khác

Nhà tù và trại giam là 2 từ được dùng chính thức, phổ biến trên thế giới. Ngoài ra còn có nhiều từ khác được dùng không chính thức để chỉ nhà tù như: nhà đá, nhà lao, ngục, xà lim, khám, chuồng cọp...
Ở Việt Nam từ "trại giam" được dùng một cách chính thức, có giá trị pháp lý.

Lịch sử hình thành

Ra đời từ rất sớm, ngay khi nhà nước ra đời thì các nhà tù cũng được thiết lập cùng với quân đội, cảnh sát, tòa án tạo nên hệ thống công cụ trấn áp của giai cấp thống trị đối với các giai cấp, tầng lớp bị trị trong xã hội. Thuở sơ khai, nhà tù chủ yếu được dùng để giam giữ những người chống đối lại giai cấp cầm quyền, tức là những kẻ có thể làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của giai cấp đó. Về sau cùng với sự phát triển của xã hội, nhà tù còn được dùng để giam giữ tội phạm, tức những kẻ chống đối, gây hại cho cộng đồng xã hội.
Và ở thời kỳ nào cũng vậy, ngoài chức năng pháp định của mình các nhà tù còn thực hiện những nhiệm vụ chính trị riêng của mình.

Nhà tù cổ

Thời cổ đại, để giam giữ những người chống đối hay các nô lệ thì giai cấp cầm quyền đã biết tới việc xây dựng các nhà tù, dù còn đơn giản, để giam giữ những kẻ chống đối, những tên nô lệ...Những nhà tù này thường xây dựng đơn giản nhưng rất kiên cố. Các tù nhân bị giam giữ giống như những con thú nuôi, trong các lồng, cũi...

Nhà tù phong kiến

Thời gian này, đã xuất hiện những nhà tù, thường gọi là 'ngục kiên cố hơn.

Nhà tù phát xít

Nhà tù phát xít mà nổi tiếng là các trại tập trung của phát xít Đức là nơi giam giữ những người dân mà không cần qua một phiên tòa xét xử nào cả. Những trại tập trung chủ yếu dùng để giam giữ những người Do Thái và những người Cộng sản. Nơi đây nổi tiếng vì sự hà khắc của nó, các tù nhân thường xuyên bị đánh đập, tra tấn, dùng làm vật thí nghiệm cho các nghiên cứu...

Nhà tù hiện đại

Cấu trúc

Ngày nay nhà tù, nhất là ở những nước phát triển, được xây dựng rất quy củ. Một nhà tù thường bao gồm nhiều dãy nhà giam khác nhau, mỗi dãy lại được chia thành nhiều buồng riêng biệt có số hiệu và tên gọi riêng để phân biệt. Mỗi buồng giam có thể được chia nhỏ thành những ô, ngăn (xà lim), nơi thường giam giữ 1 hay 2 tù nhân.
Bao quanh các dãy nhà là hệ thống hàng rào bảo vệ cùng chòi canh gác nhằm ngăn chặn bất cứ ý định vượt ngục nào của tù nhân, đồng thời ngăn chặn những ý định xâm nhập bất hợp pháp vào nhà tù.
Ngoài những buồng giam, nhà tù còn có thể gồm một nhà thờ nhỏ (tại các quốc gia đa số dân cư theo tôn giáo), thư viện, phòng y tế hay thậm chí phòng tập thể hình giúp phạm nhân rèn luyện sức khỏe.
Thông thường thì tại một số nhà tù đặc biệt còn có thêm những buồng biệt giam, đây là nơi giam giữ tạm thời những kẻ có tư tưởng chống phá mạnh, hay những tù nhân vi phạm kỷ luật. Khi bị giam giữ tại các buồng biệt giam này, tù nhân phải chịu một cuộc sống khó khăn hơn nhiều so với tại buồng giam thông thường. Họ gần như không được ra ngoài, tất cả mọi hoạt động đều phải tiến hành trong buồng giam chật hẹp.

Cơ cấu tổ chức

Đứng đầu nhà tù là một giám thị, giúp việc cho giám thị là các phó giám thị. Quản giáo (trước đây thường gọi là cai tù) là người trực tiếp quản lý, giáo dục phạm nhân. Nhân viên bảo vệ, lính gác phụ trách việc đảm bảo an ninh cho nhà tù. Ngoài ra còn có các nhân viên kỹ thuật, y tế, hậu cần... đảm bảo nhà tù vận hành tốt.

Nhiệm vụ nhà tù

Ở một số quốc gia nhà tù đơn thuần chỉ được dùng làm nơi giam giữ, quản lý, cách ly tù nhân khỏi đời sống xã hội. Ở một số quốc gia khác nhà tù còn có nhiệm vụ giáo dục, cải tạo tù nhân, giúp họ xóa đi những cái xấu, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Ở Việt Nam, Trại giam còn là một "trường dạy nghề" giúp cho những công dân tương lai nhận thức được giá trị của sức lao động, tránh cho họ sự "nhàn cư vi bất thiện".

Cơ quan quản lý

Không có một hình mẫu quản lý nhà tù chung cho tất cả các nước trên thế giới, nhưng nhìn chung cơ quan chủ quản của nhà tù có thể chia làm 2 nhóm chính

Nhà tù của các nước trên thế giới


Blốc buồng giam chính của nhà tù Fremantle, Tây Úc

Danh sách các nhà tù trong lịch sử

Thống kê số lượng tù nhân

Năm 2006 theo các nguồn tin công khai có khoảng 9 triệu người bị giam giữ trong các nhà tù trên toàn thế giới. Tuy vậy, trên thực tế con số này cao hơn nhiều. Độ chính xác của con số được công khai không cao do còn nhiều nhà tù bí mật, nhà tù của các chế độ độc tài được giữ kín.
Hiện tại Hoa Kỳ đang là nước có số lượng tù nhân nhiều nhất trên thế giới, với hơn 2 triệu tù nhân tại thời điểm cuối năm 2002, trong khi đó cả NgaTrung Quốc (nước có số dân gấp 4 lần Hoa Kỳ) mỗi nước chỉ có khoảng 1 triệu tù nhân.
Tuy vậy xét về tỷ lệ phần trăm của số tù nhân trên dân số thì Rwanda là nước dẫn đầu, vào năm 2002 với hơn 100.000 tù nhân, trong khi dân số có khoảng 8.000.000 người, tức là cứ 100.000 người dân thì có 1.250 người ở trong tù.
Hoa Kỳ đứng thứ hai với tỷ lệ 486 tù nhân trên 100.000 dân (theo số liệu của Bộ Tư pháp, là nước có tỷ lệ tù nhân cao nhất trong số các quốc gia phát triển), tiếp theo là New Zealand với 169. Vào năm 2003, Anh có khoảng 73.000 tù nhân và con số tương tự với các nước Pháp, Đức.
Ở Việt Nam, theo các nguồn tin công khai, có khoảng 40 trại giam đang tồn tại, do Cục V 26 Bộ Công an quản lý. Có khoảng 40.000 đến 60.000 tù nhân. Với dân số vào khoảng 80 triệu thì tỉ lệ tù nhân của Việt Nam là khoảng 75 tù nhân trên 100.000 dân. Không tính số lượng người bị cưỡng chế đưa vào trong các trại học tập cải tạotrại phục hồi nhân phẩm....
Số tù nhân trên 100.000 người dân
Mỹ Nga Anh Canada Đức Italia Pháp Việt Nam Thụy Điển Đan Mạch Iceland
725 713 124 102 98 92 80 75 64 61 29

Những nhà tù nổi tiếng

Trên thế giới

Việt Nam


Nơi giam tù binh cộng sảnPhú Quốc (phục dựng để kỷ niệm)
Một số nhà tù từ thời thuộc Pháp và Mỹ để lại, nay phần lớn là di tích lịch sử như:
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 17:11, ngày 30 tháng 6 năm 2014.

Trại tập trung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một trại tập trung của Đức Quốc Xã.
Trại tập trung là một khu khá lớn được rào lại và dùng làm chỗ giam giữ hay cai quản một số đông người. Trại tập trung khác trại tù vì những người bị đưa vào trại tập trung thường không có án kết, không qua một cuộc xử lý thực sự tại toà án. Họ bị bắt và đưa vào trại chỉ vì họ có những tính chất chung mà chính quyền lúc bấy giờ nhân thấy cần quản chế chặt chẽ.
Những trại tập trung trong lịch sử:
  1. Những trại tập trung do Đức Quốc Xã dựng lên và tiêu diệt dân Do Thái trong thời kỳ 1938 - 1945.
  2. Những trại tập trung dân Nhật Bản tại Hoa KỳCanada trong Đệ nhị thế chiến.
  3. Những trại tập trung Ấp Chiến lược để cô lập dân và ngăn họ liên lạc với những người cộng sản miền Nam trong Chiến tranh Việt Nam.
  4. Những trại tập trung Học tập cải tạo dành cho cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa sau năm 1975.
  5. Trại cải tạo lao động của Liên Xô
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 03:53, ngày 20 tháng 6 năm 2014.

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang

Những mảng tường bong tróc, ẩm ướt... sẽ khiến cho những ai yếu tim không khỏi giật mình khi bước chân vào đây.

Trên thế giới, vì một lý do nào đó mà những nhà tù giam cầm các tên tội phạm, tù nhân chính trị đã bị bỏ hoang. Giờ đây, chúng đang "tróc lở" và đang chờ ngày được phá hủy. 

Cùng ghé thăm một vài nhà tù bỏ hoang trên thế giới qua chùm ảnh dưới đây.

1. Nhà tù trên đảo Procida, Italy

Chú chim bị mắc kẹt này như làm u ám thêm sự mục nát và hủy hoại thấm đẫm lịch sử nhà tù trên đảo Procida, Italy. 

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 1

Được xây dựng năm 1563 như là một lâu đài, vào năm 1815, nó được mở rộng bởi vua Ferdinand II và chuyển đổi mục đích sử dụng thành một nhà tù.

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 2

Nó hoạt động như một nhà tù cho đến năm 1988. Hình ảnh đã ghi lại các phòng giam bị bỏ hoang với sự hoen ố, rỉ sét của giường, tường bong tróc trong vô cùng thảm hại.

2. Nhà tù Tuchthuis, Bỉ

Nằm gần Brussels, được xây dựng vào năm 1779, nhà tù này được coi là nhà tù lớn nhất tại Bỉ. 

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 3

Tòa nhà này đã được sử dụng như một nhà tù, một bệnh viện và một trường quân sự. Trong cuộc Chiến tranh Thế giới II, nó bị chiếm đóng bởi lực lượng quân đội Đức. 

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 4

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 5

Vào những năm 1950, các cơ quan có thẩm quyền niêm phong tất cả các phòng giam và nơi này sau đó đã chính thức bị bỏ hoang vào giữa thập niên 70. Kể từ đó, các kế hoạch khôi phục lại tòa nhà và các phòng giam vẫn chưa được thực thi.  

3. Nhà tù bang Ohio, Mỹ

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 6

Nhà tù này nằm tại Columbus, Ohio và đã được đưa vào sử dụng từ năm 1834. Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch sử của nhà tù là trận hỏa hoạn năm 1930 đã khiến cho 322 tù nhân thiệt mạng và 150 tù nhân bị thương nặng.

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 7

Đến năm 1983, nhà tù bị đóng cửa và nó đã vĩnh viễn "đi vào dĩ vãng" từ năm 1998.

4. Nhà tù tiểu bang Tennessee, Mỹ

Được mở ra năm 1898, nhà tù này là công sức xây dựng của những tù nhân bị kết án vào năm đó. Nhà tù trông giống như một pháo đài lớn, gồm 800 phòng, chỉ đủ chứa 1 tù nhân duy nhất. 

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 8

Tuy nhiên, khi nhà tù chính thức mở cửa, thống kê số lượng tù nhân chính xác không phải là 800 là con số đã vượt đến 1.403 người. 

Điều này khiến cho nhà tù bị đẩy vào tình trạng quá tải. Nó đã gây ra rất nhiều vấn đề, xung đột giữa các tù nhân cũng tăng cao. 

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 9
 Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 10

Một số vụ cháy nghiêm trọng tại các trại cải tạo và các cuộc bạo loạn xảy ra vào năm 1975, 1985 đã khiến cho chính phủ Tennessee quyết định đóng cửa nhà tù này vào năm 1992.

5. Carcel de Carabanchel, Tây Ban Nha

Carabanchel de Carcel là nhà tù nổi tiếng ở Madrid, Tây Ban Nha với độ "khủng" về kích thước và số lượng tù nhân chính trị và người bị giam giữ nơi đây. 

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 11

Thậm chí, nhà tù được mở rộng thêm bởi chính công sức của những tù nhân chính trị sau khi cuộc nội chiến Tây Ban Nha giữa 1940 và 1944 nổ ra.

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 12

Đây được coi là nhà tù lớn nhất châu Âu cho đến khi đóng cửa vào năm 1998. Giờ đây, nhà tù bỏ hoang này sẽ được phá bỏ, nhường chỗ cho việc xây dựng một bệnh viện, căn hộ mới.

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 13

Một số hình ảnh ghi lại nhà tù Carabanchel được "trang trí" bởi các hình vẽ graffiti trước khi bị san bằng trong năm 2008.

6. Nông trại ở tù Atlanta, Georgia

Trang trại tù ở Atlanta được mở cửa vào năm 1945, dành cho những người bị bắt giữ đang trong thời gian thi hành án do phạm tội nhẹ và giao thông. Các tù nhân sẽ được phân công làm việc một cách chi tiết như chăn nuôi, trồng trọt, chăm bò sữa.

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 14

Ý tưởng này là để giúp cho tù nhân có sự lao động công ích, tránh lãng phí thời gian nhàn rỗi.

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 15

Tuy vậy, do có sự thay đổi chính sách của nhà nước lúc bấy giờ mà nhà tù bị coi là hoạt động kém hiệu quả và đã đóng cửa vào năm 1995. 

7. Nhà tù Goli Otok, Croatia

Goli Otokcó nghĩa là "Đảo Barren" trong tiếng Italia. Vào năm 1949, hòn đảo không có người ở này đã được trưng dụng thành một nhà tù bí mật hàng đầu đã được sử dụng để giam giữ những tù nhân chính trị trong điều kiện cực kỳ khó khăn. 

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 16

Các tù nhân bị buộc phải lao động ngoài trời, bất kể điều kiện thời tiết ở nhiệt độ khác nhau, dưới cái nóng bỏng rát của mùa hè hay lạnh thấu xương trong mùa đông.

Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang 17
Một trong những "thú vui" của tù nhân nơi đây là vạch những đường màu đỏ trên tường như đánh dấu mỗi ngày trôi qua. Nó được sử dụng cho đến năm 1956 thì đóng cửa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét