Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

DƯ LUẬN XÃ HỘI 23

NÊN LÀM? CHƯA, NẾU THỰC SỰ VÌ DÂN!!!

-------------------------------

(ĐCsưu tầm trên NET)

Nợ công là gì?

Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay.

Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:
_ Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).
_ Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
Các hình thức vay nợ của chính phủ
Phát hành trái phiếu chính phủ
Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Vay trực tiếp
Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)… Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.
Các vấn đề gặp phải khi tính toán nợ chính phủ
Lạm phát
Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách khi tính toán thường không điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát vì trong tính toán chi tiêu của Chính phủ, người ta tính toán các khoản trả lãi vay theo lãi suất danh nghĩa trong khi đáng lẽ chỉ tiêu này chỉ nên tính theo lãi suất thực tế. Do lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát, nên thâm hụt ngân sách đã bị phóng đại. Trong những thời kỳ lạm phát ở mức cao và nợ chính phủ lớn thì ảnh hưởng của yếu tố này rất lớn.
Tài sản đầu tư
Nhiều nhà kinh tế cho rằng tính toán nợ chính phủ cần phải trừ đi tổng giá trị của tài sản chính phủ. Điều này cũng đơn giản như khi xử lý tài sản của cá nhân: khi một cá nhân vay tiền để mua nhà thì không thể tính anh ta đã thâm hụt ngân sách bằng số tiền đã vay mà phải trừ đi giá trị của căn nhà. Tuy nhiên khi tính toán theo phương pháp này lại gặp phải vấn đề những gì nên coi là tài sản của chính phủ và tính toán giá trị của chúng như thế nào, ví dụ: đường quốc lộ, kho vũ khí hay chi tiêu cho giáo dục…
Các khoản nợ tiềm tàng
Nhiều nhà kinh tế lập luận rằng tính toán nợ chính phủ đã bỏ qua các khoản nợ tiềm tàng như tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội mà chính phủ sẽ phải chi trả cho người lao động hay các khoản mà chính phủ sẽ phải chi trả khi đứng ra bảo đảm cho các khoản vay của người có thu nhập thấp mà trong tương lai họ không có khả năng thanh toán…
Tác động của nợ chính phủ
Về tính trung lập của nợ chính phủ
Có hai quan điểm chính về việc nợ chính phủ có tác động đến nền kinh tế hay không.
Quan điểm truyền thống cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ kích thích tiêu dùng và làm giảm tiết kiệm quốc dân. Sự gia tăng tiêu dùng làm tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn nhưng dẫn đến khối lượng tư bản ít hơn (do đầu tư giảm) và thu nhập quốc dân thấp hơn trong dài hạn.
Quan điểm Barro-Ricardo lại cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không kích thích chi tiêu ngay cả trong ngắn hạn vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà nó chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Các cá nhân dự tính rằng, hiện giờ chính phủ giảm thuế và phát hành trái phiếu bù đắp thâm hụt, thì đến một thời điểm trong tương lai chính phủ sẽ lại tăng thuế để có tiền trả nợ hoặc in tiền để trả nợ (mà hậu quả là lạm phát tăng tốc); do đó, người ta tiết kiệm hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai hoặc mua hàng hóa và dịch vụ sẽ lên giá.
Hai quan điểm nói trên tuy khác nhau nhưng cùng xuất phát từ hành vi của người tiêu dùng và do vậy khi áp dụng cần nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng.
Về hiệu suất của tác động từ nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh tế
Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:
_ Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.
_ Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư.
_ Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là một tổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.
Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng crowding out (đầu tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên).
_ Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành trái phiếu chính phủ. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư. Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Nó còn làm cho lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu ròng. Tóm lại, phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu, song mức tăng không lớn vì có những tác động phụ làm giảm tổng cầu.
_ Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài sản thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất, người nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng cầu nhận được tác động tích cực từ việc tăng chi tiêu chính phủ (nhờ phát hành công trái) và tăng tiêu dùng nói trên. Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tới tăng lượng cầu tiền. Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì thế tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng thực (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát).


Nợ công và "Thực chất" của nợ công

Nợ công vượt quá cao so với mức an toàn ở những nền kinh tế phát triển, đang trở thành chủ đề nóng hiện nay bởi đó là yếu tố có nguy cơ đe dọa những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, làm người ta lo ngại tới viễn cảnh nền kinh tế một lần nữa lại rơi vào tình trạng suy giảm. Vậy nợ công là gì, hậu quả của nó ra sao, và cần nhìn nhận xem xét vấn đề này như thế nào? Nợ công là gì?
Một cách khái quát nhất, có thể hiểu nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
.Tư vấn thay đổi giấy phép kinh doanh ?
 
Nợ chính phủ thường được phân thành: Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủ vì có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. So với trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ, trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, thêm vào đó còn có thể xảy ra rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Ngoài việc vay bằng cách phát hành trái phiếu nói trên, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)… Hình thức vay này thường được chính phủ của các nước có độ tín cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.

Thấy gì từ cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay?
Khi nợ công tăng cao, vượt quá xa giới hạn được coi là an toàn, nền kinh tế rất dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép cả bên trong và bên ngoài. Xung quanh diễn biến về cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay với tâm chấn là Hy Lạp và hiện đang có nguy cơ lan tỏa sang nhiều nền kinh tế khác, có thể rút ra một số điều:
Thứ nhất, nợ công không chỉ là vấn đề của những nước chậm hoặc đang phát triển. So khoản nợ công với GDP, hiện nay, gánh trên vai gánh nặng nợ công lớn nhất là các nền kinh tế phát triển, trong đó, khu vực đồng ơ-rô đang đứng trước những thử thách to lớn khi Hy Lạp phải viện đến gói cứu trợ của EU và IMF để tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Trong báo cáo được công bố ngày 9-6 "Hậu quả do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra trên phương diện thuế khóa", các chuyên gia của IMF khẳng định rằng, vào đầu năm 2010 tổng nợ công của 10 nước giàu nhất thế giới sẽ đạt mức 106% GDP (tương đương mỗi người dân nợ 50 nghìn USD). Vào đầu năm 2007 con số này là 78%. Như vậy, trong vòng 3 năm, nợ công của "10 nước giàu nhất” đã tăng hơn 9 nghìn tỉ USD.
Các chuyên gia của IMF cho rằng, theo kịch bản tương đối lạc quan, trong năm 2014, nợ của "10 nước giàu nhất" sẽ lên trên mức 114% GDP, còn theo kịch bản bi quan, con số này là 150% GDP.
Ở những nền kinh tế đầu tàu khác của thế giới, nợ công cũng đang trong tình trạng báo động. Ngày 19-5, IMF và sau đó, ngày 26-5, OECD đã lần lượt cảnh báo, với mức nợ công hiện nay lên tới 190% GDP và chưa có dấu hiệu dừng lại, Nhật Bản có mức nợ công lớn nhất trong số các nước phát triển. Cảnh báo này làm mọi người lo ngại rằng, Nhật Bản có thể sẽ “trở thành một Hy Lạp thứ hai”. Ngày 2-6-2010 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ thông báo nợ công của Hoa Kỳ tính đến đầu tháng sáu năm nay đã vượt quá kỷ lục 13 ngàn tỉ USD. Khoản công nợ này đã tăng khoảng 1.600 tỉ USD so với năm ngoái, tăng hơn gấp đôi trong vòng 10 năm qua và chiếm tới 90% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Mỹ.
Thứ hai, khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế, thế nhưng, "thắt lưng buộc bụng" lại dẫn tới những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn chính trị, xã hội, bởi những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội là những người bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Chẳng hạn, để được nhận gói cứu trợ nhằm giải quyết khủng hoảng nợ, Chính phủ Hy Lạp đã phải quyết định tăng nhiều loại thuế, từ thuế giá trị gia tăng đến thuế thu nhập, thuế bất động sản; và đánh thuế vào nhiều sản phẩm như rượu, thuốc lá…, đồng thời chấp nhận áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh tay. Để phản đối chính sách này của chính phủ, các cuộc tổng đình công đã diễn ra, hàng chục ngàn người đã tham gia biểu tình trên khắp đất nước Hy Lạp, nhất là tại thủ đô A-ten.
Trong một phát biểu tại một cuộc họp ở thủ đô Bu-ê-nốt Ai-rét hồi đầu tháng 5-2010, Tổng thống Ác-hen-ti-na đã nói, ngày nay, chúng ta đang phải chứng kiến những hình ảnh đau buồn tại Hy Lạp. Tình trạng rối loạn đang xảy ra ở nước này gợi chúng ta nhớ về những gì mà Ác-hen-ti-na đã phải trải qua hồi năm 2001. Những công thức tương tự từ các tổ chức tín dụng đa phương yêu cầu cải cách, trong đó có việc cắt giảm mạnh tay chi tiêu ngân sách, là nguyên nhân then chốt gây ra rối loạn. Các tổ chức tín dụng đa phương này không hiểu được những gì đang diễn ra trên thế giới nói chung và trong xã hội Ác-hen-ti-na hay Hy Lạp nói riêng.
Cách đây 9 năm, năm 2001, Ác-hen-ti-na đã phải đối mặt với tình trạng rối loạn nghiêm trọng do các làn sóng biểu tình khắp nơi phản ứng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng", để rồi Tổng thống Ác-hen-ti-na khi đó là ông Féc-nan-đô đơ la Rua đã phải từ chức, và 4 ngày sau đó, người kế nhiệm là A-đôn-phơ Rô-ri-get Saa phải tuyên bố tình trạng vỡ nợ quốc gia, với khoản nợ 90 tỉ USD – mức nợ lớn nhất trong lịch sử đất nước này.
Thứ ba, trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu mới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi do kết quả của các gói kích thích kinh tế mà chính phủ các nước đã chi ra trong những năm trước đây, thì việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng, thậm chí có thể đẩy nền kinh tế vào "khủng hoảng kép". Nghiêm trọng hơn, việc tung ra các gói kích thích kinh tế chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ công của các chính phủ, vậy nếu như khủng hoảng “tái xuất” thì liệu các chính phủ có còn đủ khả năng xoay xở, cứu vãn nền kinh tế của mình? Vấn đề đặt ra cho các chính phủ là phải chèo lái để giải quyết được thâm hụt ngân sách nhưng không đẩy nền kinh tế trở lại tình trạng suy thoái, trong khi các biện pháp để giải quyết hai vấn đề này lại có tác động không thuận chiều.
Thứ tư, khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế. Thí dụ, đối với Hy Lạp, khi tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ của A-ten, các quỹ đầu tư lớn lập tức bán ra loại trái phiếu này, đồng thời từ chối mua vào trong các đợt phát hành tiếp theo. Nếu chính phủ muốn huy động tiền từ thị trường tài chính sẽ phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn và sau đó, rơi vào vòng xoáy: tiếp tục bị tụt bậc tín nhiệm. Việc đưa ra xếp hạng tín nhiệm trong thời điểm nhạy cảm, dễ tổn thương của nền kinh tế có nguy cơ làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng, có tác dụng như một "cú huých", đẩy nền kinh tế lún sâu thêm vào khó khăn, bế tắc.
Thứ năm, việc căn cứ vào mức nợ công trên GDP để xác định tình trạng nợ công là hết sức quan trọng, tuy nhiên, điều quan trọng không kém là phân tích "thực chất" nợ công. Đó là: nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hay tình trạng "sức khỏe" nói chung của nền kinh tế; lượng dự trữ quốc gia… Chẳng hạn, hiện nay, dư luận đang lo ngại liệu Nhật Bản có thể trở thành “một Hy Lạp thứ hai”, thế nhưng, một số nhà phân tích, khi phân tích nợ công của Nhật Bản đã cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công của Hy Lạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ. Bên cạnh đó, Nhật còn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao (theo con số mà Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 12-5, tính đến cuối tháng 4-2010, dự trữ quốc gia của Nhật là 1.046,873 tỉ USD). Do vậy, nền kinh tế Nhật Bản, mặc dù ngoài nợ công cao còn đứng trước nhiều khó khăn khác nữa, nhưng vẫn được dự báo là khó có thể trở thành mục tiêu tấn công của giới đầu cơ quốc tế.
Như vậy, việc đánh giá đúng nợ công và “thực chất” nợ công của một nền kinh tế, một quốc gia là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những thời điểm nhạy cảm. Bởi lẽ, nếu chỉ chú trọng vào con số tỷ lệ nợ công cao một cách thuần túy sẽ gây nên hiệu ứng tâm lý hoang mang, kích động, thiếu tin tưởng, làm gia tăng căng thẳng xã hội, bị giới đầu cơ lợi dụng tấn công, dễ gây rối loạn nền kinh tế, thậm chí dẫn nền kinh tế đến bên bờ vực phá sản. Ngược lại, nếu yên tâm với tỷ lệ nợ công còn trong giới hạn an toàn, mà không phân tích cẩn trọng, chú ý đúng mức đến khoản nợ đó được hình thành như thế nào, bằng cách nào, thực trạng nền kinh tế ra sao và khả năng trả nợ thế nào…, cũng sẽ dễ đẩy nền kinh tế rơi vào vòng xoáy thâm hụt ngân sách – "thắt lưng buộc bụng" – tác động tiêu cực đến tăng trưởng…/.
SOURCE: TẠP CHÍ CỘNG SẢN ĐIỆN TỬ SỐ 11 (203) NĂM 2010 - ANH NGUYỄN
(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)(tu luatminhkhue.vn)

Thủ tướng: 'Nợ công tăng nhanh'

 - Tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại thì tỷ lệ trả nợ từ ngân sách Nhà nước hiện ở mức 26,2%, cao hơn so với mức 25% cho phép.

Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ 2015 được Thủ tướng Chính phủ trình bày trước QH sáng 20/10.
Theo báo cáo, ngân sách nhà nước 9 tháng tăng 17,2% so với cùng kỳ. Ước thu cả năm vượt 10,6% dự toán. Bảo đảm chi theo kế hoạch và nhu cầu cấp bách phát sinh. Bội chi ngân sách 5,3% GDP.
Dù "nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia vẫn trong giới hạn cho phép tại Nghị quyết số 10 của QH", nhưng báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng trình bày cho biết bội chi ngân sách còn cao. Nợ công tăng nhanh.
Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 khoảng 14,2% (theo quy định của chiến lược nợ công là không quá 25%) nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại thì khoảng 26,2%.
nợ công, khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, Thủ tướng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia vẫn trong giới hạn cho phép". Ảnh: VGP


Dư nợ công cuối năm 2013 bằng 54,2%; dư nợ chính phủ bằng 42,3%; dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 37,3% GDP. Dự kiến đến hết năm 2014, dư nợ công bằng 60,3% (tăng 6,1%); dư nợ chính phủ 46,9%; dư nợ nước ngoài của quốc gia 39,9% GDP.

Chính phủ cho biết cần tăng cường quản lý ngân sách nhà nước; tập trung chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá; triệt để tiết kiệm chi ngân sách, không tăng chi thường xuyên ngoài lương; bảo đảm bội chi theo kế hoạch (5% GDP).
Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn.
Trong 9 tháng đầu năm, mặc dù có ảnh hưởng của tình hình bất ổn trên biển Đông và một số hành động gây rối, phá hoại tài sản của DN, nhưng tình hình chung của nền kinh tế, cũng như trong các ngành, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển khá ổn định.
Theo đó, GDP 9 tháng đầu năm 2014 ước tăng 5,62%, cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ của hai năm trước (năm 2013: 5,14%, năm 2012: 5,1%).
Thương mại với TQ ‘không bị ảnh hưởng’

Về ảnh hưởng của tình hình Biển Đông đến xuất nhập khẩu, báo cáo của Chính phủ cho thấy 9 tháng đầu năm 2014, TQ tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của VN. Xuất khẩu của VN sang TQ tăng khoảng 16,6% so với cùng kỳ năm 2013,  mhập khẩu từ TQ tăng trưởng 16,1%. 
‘Tính đến nay quan hệ thương mại nói chung với thị trường TQ có thể nói không bị ảnh hưởng bởi diễn biến tình hình biển Đông, với mức tăng trưởng cả xuất khẩu và nhập khẩu đều cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước’ – báo cáo của Chính phủ nêu rõ.
nợ công, khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, Thủ tướng
Ảnh: Phạm Hải
Chính phủ cho biết tác động của việc TQ hạ đặt giàn khoan 981 có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự cố này không nhiều do Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã kịp thời thực hiện các biện pháp xử lý.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện liên tục tăng so với cùng kỳ, ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Số dự án cấp mới và tăng vốn tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước với 1.152 dự án cấp mới, tăng 32,1% và 417 dự án tăng vốn, tăng 22,6%... 

Kiến nghị thu hồi 30 nghìn tỷ đồng tham nhũng

Báo cáo Chính phủ nhận định công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đã đáp ứng tốt hơn công tác phòng, ngừa vi phạm pháp luật, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Đã 6.877 cuộc thanh tra hành chính, 150.932 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, phát hiện vi phạm 31,5 nghìn tỷ đồng, 3.740 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 30 nghìn tỷ đồng và 2.690 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 1.552 tập thể, 2.735 cá nhân...9 tháng đầu năm đã thụ lý 415 vụ án, 1.031 bị can phạm tội về tham nhũng.

Công tác tiếp công dân tiếp tục được quan tâm hơn, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được tăng cường và đạt được kết quả tích cực.Hầu hết lãnh đạo Bộ ngành, địa phương đã trực tiếp đối thoại, giải quyết khiếu nại của công dân. Đã xử lý khoảng 85% số vụ khiếu nại tố cáo mới phát sinh và giải quyết 494/528 vụ khiếu nại tồn đọng kéo dài .

Cẩm Quyên

Thắt lưng buộc bụng để giảm nợ công


Nếu tính trong một nhiệm kỳ (2011-2015), Chính phủ phải vay khoảng 872.000 tỉ đồng để bù bội chi ngân sách và phát hành 395.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ để đầu tư xây dựng cơ bản (tổng cộng hai khoản khoảng 60 tỉ USD) sẽ khiến không ít người giật mình.
Đó là khuyến cáo của ông BÙI ĐỨC THỤ, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách, khi trao đổi riêng vớiTuổi Trẻvề câu chuyện nợ công hiện nay.
Các chuyên gia cho rằng phải cân nhắc kỹ hiệu quả các dự án sử dụng vốn ngân sách vốn vay trước khi quyết định đầu tư. Trong ảnh: đại diện các cơ quan chức năng giới thiệu vị trí dự kiến xây dựng nhà ga sân bay quốc tế Long Thành tại tỉnh Đồng Nai chiều 16-10 - Ảnh: Q.Định Các chuyên gia cho rằng phải cân nhắc kỹ hiệu quả các dự án sử dụng vốn ngân sách vốn vay trước khi quyết định đầu tư. Trong ảnh: đại diện các cơ quan chức năng giới thiệu vị trí dự kiến xây dựng nhà ga sân bay quốc tế Long Thành tại tỉnh Đồng Nai chiều 16-10 - Ảnh: Q.Định
Ông Thụ phân tích rất khó cảm nhận tình trạng nợ công nếu nhìn vào tỉ lệ 64% hay 65% GDP.
Nhưng nếu tính trong một nhiệm kỳ (2011-2015), Chính phủ phải vay khoảng 872.000 tỉ đồng để bù bội chi ngân sách và phát hành 395.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ để đầu tư xây dựng cơ bản (tổng cộng hai khoản khoảng 60 tỉ USD) sẽ khiến không ít người giật mình.
Đặc biệt, năm 2014 chúng ta đã phải vay 70.000 tỉ đồng để đảo nợ. Năm 2015, nợ đến hạn phải trả của VN là 280.000 tỉ nhưng chỉ cân đối được 150.000 tỉ để trả nợ (so với tổng thu ngân sách là 15,1%), nên phải vay 130.000 tỉ để đảo nợ.
Tức là số nợ phải trả năm 2015 chiếm khoảng 28,3% tổng thu ngân sách, vượt qua ngưỡng được cho là an toàn 25%.
Đối với nợ công, cho dù đó là đồng tiền vay của dân hay vay ODA ngoài nước thì nghĩa vụ trả nợ đều thuộc về ngân sách, Nhà nước phải trả và nguồn vẫn là thu thuế và bán tài nguyên
Ông BÙI ĐỨC THỤ
-------------------
>> Nợ công của Việt Nam chiếm 49,3% GDP
>> Nợ công của Việt Nam chưa được đánh giá đúng
------------------------
* Quốc hội đặt ra trần nợ công 65% GDP, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng Quốc hội không đủ dữ liệu để đánh giá về tình trạng nợ công hiện nay là an toàn hay không an toàn bởi thiếu số liệu về cơ cấu nợ, đặc biệt là việc sử dụng các khoản vay và hiệu quả của nó?
- Trước hết nói về giới hạn an toàn của nợ công, tôi đồng ý là nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có những quốc gia nợ trên 100% GDP nhưng không vỡ, trong khi có những quốc gia nợ dưới 65% GDP lại có nguy cơ vỡ nợ.
Khủng hoảng nợ công không phụ thuộc vào tỉ lệ nợ mà phụ thuộc khả năng trả nợ. Nợ nhiều nhưng khả năng sử dụng vốn có hiệu quả, thu ngân sách tốt, xuất khẩu tốt... thì khả năng trả nợ cao.
Theo thông lệ và tính toán phổ biến của các nước, nghĩa vụ trả nợ hằng năm không được vượt quá 25% kim ngạch xuất khẩu và không vượt quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước được coi là an toàn.
Quốc hội ban hành luật, trong đó có Luật quản lý nợ công, nghị quyết thường niên về dự toán thu chi, phân bổ ngân sách, các chính sách tài chính... tất cả thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Quốc hội phải có trách nhiệm giám sát.
Chính phủ là cơ quan phải báo cáo hằng năm trước Quốc hội. Nếu Quốc hội còn băn khoăn hoặc nghi ngờ các số liệu nợ công thì có thể yêu cầu Kiểm toán Nhà nước thẩm định số liệu đó.
ba-Kim-Ngan-4675-1413197426.jpg >> Nợ công Việt Nam cận kề ngưỡng rủi ro
Theo Phó chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Thị Kim Ngân, tỷ lệ nợ công của Việt Nam được Chính phủ báo cáo tại kỳ họp tới là "suýt soát" 64% GDP.
Cá nhân tôi cho rằng số liệu nợ công được báo cáo cho đến thời điểm này, hay là con số ước tính năm 2015 bằng 64% GDP là có cơ sở.
Ông BÙI ĐỨC THỤ - Ảnh: Lê Kiên Ông BÙI ĐỨC THỤ - Ảnh: Lê Kiên
* Nhưng đó chỉ là tỉ lệ nợ trong tương quan với GDP, như ông nói phải có nhiều thông số khác để đánh giá mức độ an toàn, chẳng hạn như từng khoản nợ thế nào và hiệu quả sử dụng ra sao. Vậy hiện nay Quốc hội có đánh giá được không?
- Theo Luật quản lý nợ công, Chính phủ phải báo cáo Quốc hội như là tổng nợ, cơ cấu nợ, mức trả nợ hằng năm... Nhưng chi tiết ra từng khoản lại chưa thực hiện được.
Ví dụ như trong tổng nợ như vậy thì vay đa phương bao nhiêu, song phương bao nhiêu, từng nước một thế nào, vay đồng USD hay đồng yen...
Vấn đề còn lại là sử dụng nợ công làm gì? Nợ công có ba phần: một là nợ Chính phủ, hai là nợ Chính phủ bảo lãnh và ba là nợ của chính quyền địa phương.
Nợ Chính phủ lại có mấy cơ chế: một là phần vay ODA nước ngoài và vay trong nước để bù đắp bội chi thì không thể biết tiền vay này làm cụ thể những gì (ví dụ năm 2015 tổng chi hơn 1,1 triệu tỉ đồng, trong đó có 226.000 tỉ bội chi phải vay và khoản vay này hòa vào tổng chi để Quốc hội phân bổ cho nhiều hạng mục chi).
Với phần vay về cho vay lại thì hoàn toàn có thể biết được là đồng tiền này đi đâu, sử dụng có hiệu quả không vì có danh mục cụ thể (phần này để ngoài cân đối ngân sách).
Với phần vay Chính phủ bảo lãnh, nói chung là các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ trọng nhiều. Doanh nghiệp nhà nước là pháp nhân độc lập, có nghĩa vụ bảo toàn vốn, trả nợ.
Trường hợp rủi ro thì tùy mức độ, ví dụ rủi ro chủ quan sẽ xử lý theo các quy định của luật, còn bất khả kháng thì ngân sách nhà nước phải trả.
Đối với nợ của chính quyền địa phương, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, ngân sách chính quyền địa phương không được bội chi.
Trường hợp để đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản với các dự án quan trọng được HĐND phê chuẩn thì được vay để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nhưng mức vay không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư trong nước (riêng Hà Nội, TP.HCM được 100%).
Cũng giống như ngân sách trung ương, không thể biết từng đồng vay được rót cụ thể vào những việc gì.
--------------------
>> Chính phủ và cách “ứng xử” mới với nợ công
 >> Quản lý nợ công ở Việt Nam: Không giống ai?
---------------------
* Thời gian qua chúng ta đang phải vay “nóng”, vay đảo nợ, thậm chí là “giật” tạm các quỹ tài chính, nói dân dã là “giật gấu vá vai”, đặc điểm này ảnh hưởng gì đến mức độ an toàn nợ công?
- Cho đến thời điểm này chúng ta vẫn trả đủ, trả đúng hạn. VN đang trả nợ từ hai nguồn: một là từ khoản thu của ngân sách nhà nước; hai là phải đảo nợ, tức vay mới để trả nợ cũ.
Nhiều năm chúng ta bội chi ngân sách từ 4,5-5,3% nên phải vay rất lớn.
Ngoài ra còn một khoản phải vay nữa là trái phiếu chính phủ (Quốc hội quyết định trong năm năm 2011-2016 mỗi năm phát hành 45.000 tỉ đồng và kỳ họp vừa rồi Quốc hội quyết định cho phát hành thêm 170.000 tỉ nữa để đầu tư quốc lộ 1 và quốc lộ 14).
Có năm, cộng khoản vay bội chi, vay đảo nợ và phát hành trái phiếu chính phủ, tổng số vay lên đến 400.000 tỉ đồng. Với số tiền lớn như vậy, có những thời điểm không thể vay được nên trong tình thế đó phải ứng các quỹ, thậm chí phải vay nóng để chi.
Tôi kiến nghị trong thời gian tới, ngoài việc cơ cấu lại thu chi, từng bước lập lại cơ cấu ngân sách nhà nước theo hướng giảm dần bội chi, tăng trả nợ thì ngay cả cơ cấu vay cũng phải tính lại, không chỉ vay lãi suất thấp mà còn vay dài hạn hơn.
* Nếu tính số tuyệt đối, bội chi trong năm năm (2011-2015) khoảng 872.000 tỉ đồng, cộng với 395.000 tỉ phát hành trái phiếu chính phủ thì trong giai đoạn này Chính phủ phải đi vay khoảng 60 tỉ USD...
- Với con số tuyệt đối lớn như vậy, nợ công tăng nhanh và áp lực trả nợ ngày càng lớn. Để giải quyết vấn đề này chỉ có cách là giảm chi, tăng thu.
Cái khó là hiện tại nền kinh tế đang rất khó khăn, chín tháng đầu năm có 47.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, 2/3 số doanh nghiệp báo không có lãi thì lấy gì để tăng thu ngân sách?
Moi nguoi Viet dang oan lung ganh 900 USD no cong >>  Mỗi người Việt đang “oằn lưng” gánh 900 USD nợ công
Hơn 90 triệu người Việt Nam đang gánh hơn 1,6 triệu tỷ đồng nợ công. Trung bình, mỗi người nợ gần 900 USD (khoảng 18 triệu đồng).
Trong khi đó, tình trạng hạ tầng của chúng ta vẫn đang rất thấp kém, nhu cầu đầu tư cho hạ tầng là rất lớn. Thêm nữa, nước ta số lượng người hưởng chính sách và hưởng lương là 8 triệu người. Đó là những gánh nặng.
Đối với nợ công, cho dù đó là đồng tiền vay của dân hay vay ODA ngoài nước thì nghĩa vụ trả nợ đều thuộc về ngân sách, Nhà nước phải trả và nguồn vẫn là thu thuế và bán tài nguyên
Ông BÙI ĐỨC THỤ
Ông MAI XUÂN HÙNG (phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế):
Cần giảm bội chi xuống mức 3%
Có người nói rằng nợ công chưa đến 65% GDP nên cứ yên tâm.
Tôi nói là không thể yên tâm được, vì năm 2015 nợ công đã ở mức khoảng 64% và nếu năm 2016 mà vay nữa chắc chắn nợ công trên 65%, đặc biệt là trong hoàn cảnh VN thâm hụt ngân sách lớn, nhiều năm liền bội chi ở mức trên dưới 5%.
Trong khi đó, chúng ta đang dành 70% trong tổng số chi hằng năm cho chi thường xuyên, chỉ khoảng 30% là chi cho đầu tư phát triển và chi trả nợ. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài, nợ công chắc chắn sẽ gia tăng.
Đó là chúng ta còn chưa tính nợ của doanh nghiệp nhà nước (đã trừ khoản Chính phủ bảo lãnh), tôi tính sơ sơ đến thời điểm này là khoảng 1.400.000 tỉ đồng, tương đương 65 tỉ USD.
Nên nhớ rằng nhiều nước người ta tính cả khoản này vào nợ công. Rõ ràng, nếu không thắt chặt kỷ cương thu - chi ngân sách, thắt lưng buộc bụng, giảm bội chi xuống mức 3% trong thời gian tới thì bài toán nợ công rất khó giải.
 

“Thành trì lòng dân”


    “Chúng chí thành thành” được sử chép là lời khuyên của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn nói với các bậc hoàng tộc trong vương triều Trần ngay sau khi cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược Nguyên-Mông toàn thắng cách nay đã 725 năm (1288).


    Bãi cọc sông Bạch Đằng.

    Kinh thành Thăng Long hoang tàn vì đã ba lần bị giặc vào phá nát cùng với chính sách vườn không nhà trống - tự tiêu thổ để kháng chiến (1258, 1285, 1288). Sau ngày toàn thắng, trở lại kinh sư, đến Thượng hoàng Trần Thánh Tông cũng phải trú tạm nơi hành lang của đám thị vệ, nên có người trong triều chủ trương dồn sức để xây lại cung điện thành quách.

    Vị tổng tư lệnh cầm quân đánh giặc can rằng, lúc này phải lo lắng cho cuộc sống của người dân và phải năng vun đắp cho lòng người thì nền móng xã tắc mới mong bền vững .

    Đó cũng là lời tổng kết sâu sắc từ trải nghiệm của ba thập kỷ bền bỉ chống chọi với ba lần quân xâm lược Nguyên-Mông kéo sang đánh chiếm Đại Việt. Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương không chỉ bằng tài dụng binh cùng quân dân cả nước để lại những chiến công hiển hách, mà còn trao truyền cho đời sau những tư tưởng sáng suốt về kế sách giữ nước như “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, coi đó là thượng sách giữ nước” hay “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức”...

    Người anh hùng trong chiến tranh giữ nước đã viết hai bộ binh thư (Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư) và để lại một áng hùng văn về cuộc kháng chiến cứu quốc (Hịch tướng sĩ văn); cái còn, cái đã thất truyền, nhưng ngài luôn dạy rằng để học hỏi người xưa, người đời sau này phải “sáng suốt mà thi hành, bày xếp, không được ngu dốt mà trao chữ truyền lời”. Có nghĩa là phải sáng tạo, chớ có giáo điều.

    Vì thế mà sau ngày ngài mất, Vua Trần Anh Tông còn truy phong Hưng Đạo Đại vương thêm hai chữ “Nhân vũ” (nhân tướng, có tài cầm quân lại cố kết được lòng người). Và vị đại vương họ Trần đã hiển thánh trong lòng dân ta muôn đời như một trong “tứ bất tử” của Thần điện Việt Nam.

    Tuần này nhắc tới tên ngài là vì tại Quảng Yên, một cuộc hội thảo vừa được tổ chức nhân kỷ niệm 725 năm Chiến thắng Bạch Đằng (1288-2013) lại đúng vào dịp Thủ tướng Chính phủ vừa xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho quần thể các di tích liên quan đến trận chiến lịch sử này trên địa bàn thị xã Quảng Yên và huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

    Trong một cuộc hội thảo khoa học về một trận đánh lớn tầm vóc của một trận quyết chiến chiến lược không chỉ tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo binh 4 vạn quân cùng sáu trăm chiến thuyền do tướng Ô Mã Nhi chỉ huy tại cửa sông Bạch Đằng, mà còn đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế chế Nguyên-Mông, thế nào cũng phải bàn đến những nội dung của chiến tranh. Những phân tích về bối cảnh, thời cơ, về chiến lược chiến thuật, về tương quan lực lượng, về thời tiết, thủy văn cho một trận đánh trên sông nước và về các di sản vật thể hay phi vật thể còn lại đã hóa thân vào đời sống văn hóa, nghệ thuật và đời sống tâm linh v.v...

    Nhưng cái tâm điểm của hội thảo đều quy về yếu tố con người. Con người Việt Nam cách đây đã hơn bảy thế kỷ và thể chế chính trị xã hội của nó như thế nào mà làm nên cái kỳ tích hiển hách ấy. Và câu kết của cả hai áng thơ và phú nổi tiếng đương thời viết về Bạch Đằng Giang đều có chung môt ý tứ: “Tại đâu đất hiểm, cốt người đức cao” (Trương Hán Siêu) hay “Bán tại quan hà, bán tại nhân” (một nửa nhờ địa thế núi sông, một nửa do con người - Nguyễn Sưởng).

    Ngoài vị đại tướng đã hiển thánh, không thể không nhắc tới các đấng quân vương đã làm nên triều đại nhà Trần. Trần Thái Tông- vị vua đầu ngôi của triều Trần lên ngôi khi mới 7 tuổi mà ở ngôi có 20 năm (1225-1258)- đã đủ sức trưởng thành trực tiếp thống lĩnh quân dân cả nước đánh tan cuộc xâm lăng đầu tiên của giặc phương Bắc, khẳng định vương hiệu nhà Trần của quốc gia Đại Việt, được sử sách khen “tính khoan hậu, chuộng văn học, đặt khoa mục, dùng hiền tài, dụng lễ nghi, đặt hình luật, điển chương chế độ rõ rệt.”.

    Chính Thái Tông- ngay sau khi thắng giặc- đã tự mình rời bỏ ngai báu trao lại cho con trai, người cũng đã từng tham gia chiến trận, đặt ra chế độ “Thái thượng hoàng” để lo kế sách đại sự quốc gia, tự mình dành hơn một thập kỷ cuối đời (1258-1277) để mài dùi kinh sách, Phật pháp (viết Khóa hư lục) và chăm sóc vua con Trần Thánh Tông giữ gìn chính sự.

    Nối nghiệp vua cha, Trần Thánh Tông ngồi trên ngai báu cai quản quốc gia đến lúc vua cha vừa băng hà (1277) đã rời ngôi trao lại cho con mang vương hiệu Trần Nhân Tông, để làm Thái thượng hoàng rồi cả hai cha con tiến hành liên tục hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên-Mông sang xâm lăng cho đến thắng lợi hoàn toàn. Sử sách khen: “Tính vua trung hiếu, nhân từ, nhân với người thân, hòa mục với họ hàng, tôn hiền, trọng đạo, thực là một vị vua hiền”.

    Đến Trần Nhân Tông không chỉ vang danh là một vị anh hùng cứu nước khi cùng vua cha đánh hai trận giặc rồi cũng noi theo tiền nhân, khi vua cha qua đời lại trao ngôi báu cho con làm Thái thượng hoàng,rồi lên núi Yên Tử tu thiền sáng lập ra cả một Thiền phái Trúc Lâm lấy nhân nghĩa, yêu thương, hòa giải làm hồn cốt xứng đáng với ngôi vị Phật hoàng trong dân chúng và tín đồ đạo Phật Việt Nam. Sử sách khen là “vua nhân từ, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước” cũng được gọi là “vua hiền của nhà Trần”, lại thêm lời bình “biết dùng người giỏi, lập nên võ công, nếu không có tư chất nhân, chính, anh, võ thì sao được như thế”...

    Lại nói tổ tiên của họ Trần chỉ là những người đánh cá, nên buổi đầu Thái sư Trần Thủ Độ tuy là người mưu lược biết xoay chuyển chính trị để dựng nghiệp nhà Trần từ cuộc hôn nhân với Chiêu Hoàng của tiên triều Nhà Lý. Sách sử có chê là “ít học”, nhưng lại ngợi ca hành xử hào hùng và tiết tháo bằng câu nói để đời cũng trong sử sách: Nếu bệ hạ đầu hàng hãy chém đầu thần đã. Và triều đại nhà Trần đã thể hiện trong lịch sử không chỉ nổi tiếng với nhiều chiến tướng, chiến công trong trận mạc, mà còn đạt tới nhiều đỉnh cao trí tuệ của thời đại Đông A mà bác học Lê Quý Đôn đánh giá là một trong những triều đại “có tiếng văn hiến”...

    Đây cũng là triều đại để lại nhiều tên tuổi trong lịch sử và cho hậu thế bên cạnh các đấng quân vương anh hùng cái thế của nhà Trần cùng Hưng Đạo Đại vương còn có Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư hay Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu...

    Đó là những danh nhân được ghi trong quốc sử; nhưng còn trong pho sử hoành tráng của dân gian thì có biết bao nhiêu ngôi đền thờ không chỉ Đức thánh Trần, mà còn của rất nhiều nhân vật có tên hay không có tên trong một hệ thống truyền thuyết dân gian rất phong phú gắn với các ngôi đền hay các lễ hội, không chỉ được dân gìn giữ bảo tồn mà còn được người đứng đầu mọi triều đại nối nhau công nhận và phong sắc như một truyền thống văn hiến...

    Do vậy không lấy gì làm ngạc nhiên, ngay sau khi nước ta giành được độc lập, vào vào dịp “tháng tám giỗ Cha” theo tập quán dân gian, truyền thống vẫn không bị đứt đoạn như một tờ báo đương thời mô tả: “Từ năm này sang năm khác, cái sóng người làm ngập đền Kiếp Bạc đã giữ vững cho chúng ta cái kỷ niệm của bậc danh tướng đời Trần, đã luôn luôn bắt chúng ta không được quên chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng.

    Năm nay, lần thứ nhất chúng ta được tự do làm giỗ Đức Trần Hưng Đạo có tính cách quốc gia. Cái quyền yêu nước, cái quyền sùng kính danh nhân Việt Nam chúng ta lấy được lại rồi... Dựa vào những tầng lớp thanh niên quả cảm, dân tộc Việt Nam lại thắng một lần nữa cũng như các vị anh hùng cứu quốc khi xưa” (Báo Dân Quốc).

    Nhưng vào năm đầu của nền dân quốc ấy, lễ giỗ Đức thánh Trần được tổ chức ngay trung tâm thủ đô của nước Việt Nam vừa độc lập. Hàng vạn người dân đã đến dự một cách thành kính và nghiêm trang. Thể theo lời kêu gọi của chính quyền mới, không ai mang vàng mã đến đốt mà chỉ mang theo vật phẩm dâng lễ để sau đó mang đến cứu giúp đồng bào bị đói, trẻ em mồ côi hay các đơn vị quân đội mới thành lập còn đang thiếu thốn mọi bề. Báo chí mô tả, lễ diễn ra suốt một ngay và số lễ vật thu được đến 5 tấn nhu yếu phẩm được dùng vào đúng những mục đích thiết thực.

    Ôn lại sử sách, xem chuyện người xưa anh hùng quả cảm trong sự nghiệp lại biết cách gìn giữ truyền thống không khỏi chạnh nghĩ đến chuyện nay. Vẫn non sông ấy, nhưng cái nửa con người (bán tại nhân) thì mỗi thời mỗi khác. Đọc lại ý thơ xưa “Tại đâu đất hiểm, bởi người đức cao” mà thấy lo, để đọc lại lời răn xưa: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức”.

    Đọc lại tư tưởng xưa coi khoan thư sức dân là thượng sách để làm kế sâu rễ bền gốc... Soi vào phẩm cách của các đấng quân vương xưa dám nhường ngôi để mưu tính lâu dài cho cơ đồ quốc gia, biết dùng người hiền, biết tạo người tài, biết nghe lời ngay thẳng và biết dựa vào dân...; hay biết học người xưa bằng sáng tạo mà không giáo điều như lời dặn của Đức thánh Trần... thì không thể không nghĩ về lời răn của người xưa về “Chúng chí thành thành”.

    Vẫn diễn ra cái người ta đến với ngôi đền biểu tượng cho hào khí Đông A của người xưa trong cảnh chen chúc, xô đẩy hay “ra luồn vào cúi” chỉ để có được miếng lá ấn hão huyền cầu xin thăng quan tiến chức thì thật đáng hổ thẹn với người xưa...
    ( ĐC chéptừ blogger.com)

    Ông Phùng Quang Thanh: 'Nên lập dự án khả thi sân bay Long Thành'

    Giải thích việc làm sân golf cạnh phi trường, như tại Tân Sơn Nhất, không ảnh hưởng tới an toàn bay, Bộ trưởng Quốc phòng cũng ủng hộ việc đẩy nhanh nghiên cứu, xây dựng sân bay Long Thành.

      Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh: Nếu không làm, e sẽ chậm. Ảnh; Chí Hiếu
      Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh: Nếu không làm, e sẽ chậm. Ảnh: Chí Hiếu
      Câu chuyện về dự án Sân bay Long Thành tiếp tục làm nóng bàn nghị sự của Quốc hội trong các phiên thảo luận tổ chiều 4/11. Theo nghị trình, các đại biểu có 3 nội dung cần thảo luận, nhưng không ít đoàn đã dành toàn bộ thời lượng để nói về dự án trị giá 18,7 tỷ USD.
      Còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều xung quanh chủ trương dự án, đoàn TP. HCM là một trong những nơi thảo luận sôi nổi nhất về vấn đề này. Trong khi đại biểu Phạm Văn Gòn cho rằng dù có nợ cũng phải xây dựng công trình này thì ý kiến của các vị như Võ Thị Dung, Nguyễn Văn Minh... lại nghi ngờ con số 140.000 dân phải di dời nếu mở rộng Tân Sơn Nhất.
      Đại biểu Dung cũng không đồng tình với đánh giá sân bay của TP HCM quá tải trong khi ông Huỳnh Minh Thiện cho rằng việc dành 150ha làm sân golf là không hợp lý, ảnh hưởng đến quốc phòng trong bối cảnh Tân Sơn Nhất thiếu diện tích mở rộng. 
      Thắc mắc của đại biểu Thiện được Bộ trưởng Quốc phòng - Phùng Quang Thanh làm rõ khi tham gia ý kiến tại đoàn Hưng Yên. Theo đó, đất làm sân golf ở Tân Sơn Nhất và ngay cả sân bay Gia Lâm (Hà Nội) là tận dụng phần lưu không, không dùng vào mục đích phục vụ xây dựng hạ tầng bên dưới.
      Đại tướng cho biết 2 dự án nêu trên đều do một doanh nghiệp thuộc ngành Quốc phòng làm chủ đầu tư, đã được các cơ quan chức năng chấp thuận. Ông cũng khẳng định việc làm sân golf không ảnh hưởng đến hoạt động, an toàn bay mà thậm chí là ngược lại. Thêm vào đó, khi có nhu cầu dùng cho quốc phòng an ninh, cần thu hồi, chủ đầu tư sẽ hoàn trả mà Nhà nước không phải đền bù.
      Tham gia ý kiến về dự án Long Thành, Bộ trưởng thông báo tập thể Chính phủ đã nhiều lần thảo luận, trình xin ý kiến Bộ Chính trị và được chấp thuận báo cáo ra Quốc hội tại kỳ họp này.
      Theo Bộ trưởng, nhiều phương án đã được nghiên cứu song song với Long Thành, song việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ phải di dời hàng nghìn hộ dân, gây ô nhiễm tiếng ồn... nên ít khả thi. “Tôi đồng ý Quốc hội thông qua chủ trương để Chính phủ lập báo khả thi. Từ lập dự án qua thẩm định, đến khi triển khai còn nhiều bước nữa, nếu không làm, e sẽ chậm”, Đại tướng bày tỏ.
      Chia sẻ việc nhận được nhiều ý kiến, tâm tư của cử tri, chuyên gia lo ngại, song theo đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng),  cá nhân ông ủng hộ việc thông qua chủ trương, để Bộ Giao thông vận tải tiến hành lập báo cáo khả thi. Là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, nguyên Chủ tịch Tổng công ty Xây dựng giao thông 5 cho biết báo cáo này mới đề cập sâu về vấn đề vốn. “Lúc này, nếu thấy không khả thi, Quốc hội có thể không cho đầu tư”, ông Nam nói.
      Vị này nhấn mạnh, nếu chỉ vì lo bội chi ngân sách cao mà không làm thì không theo kịp các nước trong khu vực. Sau giải phóng đến nay, các sân bay quốc tế như Nội Bài, Tân Sơn Nhất đều được xây dựng theo kiểu chắp nối, cơi nới. Do đó, ông cho rằng xây dựng sân bay Long Thành chính là một chiến lược có chiều sâu.
      Không khí thảo luận nảy lửa cũng diễn ra tại nhóm thảo luận của các tổ Bà Rịa - Vũng Tàu và Lâm Đồng. Trong khi đại biểu Nguyễn Bá Thuyền dẫn ví dụ dự án đường dây 500KV Bắc Nam để nói rằng dù từng bị phản đối, nhưng dự án sau này đã chứng minh sự cần thiết. Ông cho rằng Long Thành cũng là một công trình như vậy.
      Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Hiến lại dẫn câu chuyện Bộ Giao thông "đính chính" nhầm lẫn về nguồn tài trợ 2 tỷ USD và lo rằng dường như có một "sự vận động" để Quốc hội thông qua dự án. Ông Hiến cho biết đã dành nhiều thời gian tìm hiểu và kết luận "chưa cần dự án bây giờ dù cá nhân mong đất nước có nhiều công trình tầm vóc". “Sân bay quốc tế Cần Thơ đó, đầu tư 3.000 tỷ nhưng có khách quốc tế đâu !”, ông này dẫn chứng.
      Trước khi kết thúc buổi thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhấn mạnh: “Chính phủ phải trả lời thỏa đáng những băn khoăn mà Ủy ban Kinh tế cũng như qua thảo luận các đại biểu đã đặt ra, nếu không rất khó để Quốc hội bấm nút”.
      Trước đó, theo nghị trình, Quốc hội mới cho ý kiến chứ chưa biểu quyết về chủ trương xây dựng sân bay Long Thành. Đến ngày 14/11 tới, các đại biểu sẽ tiếp tục thảo luận tại hội trường về siêu dự án này.
       Theo Chí Hiếu - Đoàn Loan (Vnexpress)

      Công trình tỉ đô, có gì phải sợ?

      Tôi lấy làm tiếc vì mỗi lần Chính phủ trình dự án có vốn đầu tư lớn, tính bằng tỉ đô la Mỹ thì lại xuất hiện nhiều ý kiến. Vì sao lại phải như thế?

       

      Phối cảnh sân bay Long Thành - Ảnh: ACV
      Tôi nghĩ, với vai trò điều hành nền kinh tế quốc gia thì tất nhiên Chính phủ đã có tính toán cụ thể mỗi khi đưa ra quyết định đầu tư những công trình, dự án có tính đột phá, cần có cho chiến lược phát triển.
      Tôi thật sự mừng thầm khi vào thời điểm năm 2010 Chính phủ đề xuất thực hiện dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Lý do mừng của tôi cũng “vi mô” thôi. Đó là con đường từ Sài Gòn nơi tôi đang sống trở về quê ở Huế sẽ rút ngắn được thời gian rất đáng kể. Bao năm đi tàu Thống Nhất, tôi thật sự ngán ngẩm khi phải vật vờ trên tàu 1 ngày 1 đêm mới về được quê.
      Với đoạn đường dài khoảng 1.000 km từ Sài Gòn ra Huế, nếu có đường sắt cao tốc với tốc độ chạy 250 km/giờ thì thời gian đi chỉ mất 4 tiếng đồng hồ. Lợi ích kinh tế về mặt xã hội có thể thấy là vô cùng lớn và rất rõ ràng. Những người có quê ở các tỉnh, thành phía Bắc cũng sẽ hình dung được lợi ích, sự sung sướng của đường sắt cao tốc khi nó hiện hữu trên thực tế. Tiếc là cho đến nay Quốc hội chưa thông qua chủ trương đầu tư cũng chỉ vì lo ngại kinh phí xây dựng được cho là quá lớn, khoảng 60 tỉ đô la Mỹ.
      Thời điểm năm 2010, có ý kiến cho rằng việc bác dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là một quyết định lịch sử. Suy nghĩ của tôi thì khác. Tôi nghĩ sẽ là một chuyện mang tính lịch sử khi chúng ta quyết định đầu tư ngay dự án này.
      Bây giờ ngồi nghĩ lại, cá nhân tôi thấy số tiền đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam chẳng có gì là quá lớn cả. 60 tỉ đô la Mỹ, theo lộ trình đầu tư 20 năm của Chính phủ, thì bình quân mỗi năm chỉ phải bỏ ra 3 tỉ đô la Mỹ. Nhìn vào thực tế Việt Nam hiện tại, chỉ riêng việc uống bia thôi cũng đã tiêu thụ 3 tỉ lít bia mỗi năm, tương đương giá trị 3 tỉ đô la Mỹ rồi. Cho nên, nếu đặt ra bài toán kinh tế, chúng ta có thể kỳ vọng được về một đáp án khả thi. 
      Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được đặt ra với tổng kinh phí đầu tư hơn 18 tỉ đô la Mỹ cũng có nhiều ý kiến. 
      Chúng ta giải phóng, thống nhất đất nước đã gần 40 năm. Thiết nghĩ cũng cần phải có những công trình thật sự lớn. Những công trình mang tầm vóc thế kỷ không chỉ để cho oai, mà thực ra đó là cơ hội cho người dân được quyền sung sướng, được thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Chưa kể đó cũng là cơ hội rộng mở cho đất nước vươn ra được biển lớn trong thời kỳ hội nhập.
      Nếu như chúng ta cứ chờ cho đến lúc đất nước giàu lên, phát triển mạnh hơn nữa mới làm nhiều công trình tỉ đô, thì bây giờ lấy gì làm đòn bẩy cho sự phát triển và rất có thể nhiều cơ hội lớn sẽ bị vuột mất. Tại sao chúng ta không dám, hoặc không nghĩ được cách khả thi để làm ngay từ bây giờ, bất kể là đang trong điều kiện khó khăn, để tạo nền tảng, tạo cơ hội có thể nhìn thấy được cho sự phát triển?
      Tôi vẫn hay tự hỏi rằng đất nước mình có giàu không? Về điều kiện khách quan, tôi nghĩ đất nước mình giàu thiệt. Dường như tài nguyên thiên nhiên không thiếu món gì. Chúng ta có một cửa ngõ rộng lớn ngút ngàn là biển Đông, có dân số 90 triệu người mà phần lớn là trẻ trung, giàu sức lao động…
      Nhưng nghĩ về điều kiện chủ quan thì đúng là chúng ta đang “nghèo” thiệt. Cái nghèo đó có lẽ xuất phát từ chính cách làm chưa thật sự hiệu quả của chúng ta, nên đã không phát huy những cái giàu được gọi là tiềm năng.
      Điều dễ nhận thấy nhất là chúng ta đã vay hàng chục tỉ đô la Mỹ, dành hơn 98% cho đầu tư phát triển nhưng hiệu quả mang lại không đủ để trả nợ vay. Ngân sách vẫn phải bội chi gần vượt ngưỡng an toàn, và để “cầm cự”, chúng ta lại phải đi vay để đảo nợ.
      Tôi nghĩ, rất may là các đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra được nguyên do khiến chúng ta cứ mãi loay hoay trong vòng vây nợ công: nền kinh tế chạy trên “đường ray cũ” với 3 cái hao rất bất lợi là hao vốn, hao ngoại tệ và hao tài nguyên môi trường. Các địa phương luôn mắc một “bệnh thèm”: thèm ngân sách để xây lên những trụ sở công vụ hoành tráng. Tham nhũng, lãng phí cả trong chi thường xuyên lẫn chi phát triển…
      Tôi nghĩ có lẽ vì những “điều kiện chủ quan” ấy cứ tồn tại dai dẳng nên làm chúng ta luôn sợ những công trình tỉ đô, mà thực ra cũng chẳng có gì đáng phải sợ cả!
      Đình Nguyên (*)
      (*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người dân TP.HCM

      Tại phiên họp sáng 29.10, Ủy ban Kinh tế (UBKT) của QH trình bày báo cáo thẩm tra về dự án Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Long Thành. Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu cho biết tổng mức đầu tư dự án khoảng 164.589 tỉ đồng (tương đương 7,8 tỉ USD) mới là vốn đầu tư của giai đoạn 1.

      Mô hình đồ họa sân bay Long Thành - Nguồn: Báo cáo của Bộ GTVT
      Mô hình đồ họa sân bay Long Thành - Nguồn: Báo cáo của Bộ GTVT
      Nếu tính cả 3 giai đoạn thì tổng mức đầu tư sẽ rất lớn, khoảng 18,7 tỉ USD. Theo UBKT, dự toán mức đầu tư cho giai đoạn 1 là ước tính, mức độ chính xác chưa cao, đồng thời dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước, vốn vay trong bối cảnh nợ công tăng nhanh và ngân sách nhà nước khó khăn thì chưa bảo đảm tính khả thi. Mặt khác, nếu khả năng vay được từ nguồn của các tổ chức tài chính quốc tế thì cũng phải có sự bảo lãnh của Chính phủ.
      UBKT đánh giá báo cáo đầu tư đã dự báo lạc quan về lượng hành khách đạt được. Thực tế lợi ích kinh tế của dự án trong quá trình khai thác còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: vấn đề tiết giảm các chi phí khai thác, vận hành tại cảng hàng không, mức độ thu hút du lịch, hệ thống hạ tầng đồng bộ... UBKT đề nghị, trong bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như tình hình kinh tế của đất nước, cần làm rõ hơn nữa sự cần thiết, tính cấp thiết, xác định thời điểm phải xây dựng CHKQT Long Thành.
      UBKT cũng đề nghị cần làm rõ về tính hợp lý, hiệu quả, khả thi về nguồn vốn đầu tư của toàn bộ dự án, phương thức huy động vốn và phân kỳ đầu tư; xác định rõ phần vốn đầu tư của nhà nước, khả năng tham gia của các nhà đầu tư tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó là việc đánh giá toàn diện các mặt tác động của dự án đối với vấn đề nợ công; tác động của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của ngành hàng không VN; đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù trình QH xem xét, quyết định.
      Trước đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày trước QH tờ trình về chủ trương đầu tư xây dựng dự án CHKQT Long Thành. Theo tờ trình, việc đầu tư xây dựng CHKQT Long Thành là cần thiết để đáp ứng hình thành và phát triển một CHKQT trung chuyển có quy mô tầm cỡ trong khu vực, phục vụ Chiến lược phát triển vận tải hàng không VN. Dự án đồng thời cũng để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không khi CHKQT Tân Sơn Nhất đạt công suất thiết kế và trở nên quá tải. Phân kỳ đầu tư toàn bộ dự án sân bay Long Thành dự kiến chia thành 3 giai đoạn. Khái toán tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 7,837 tỉ USD (tương đương 164.589 tỉ đồng); trong đó vốn nhà nước (vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ, ODA...) là 84.624 tỉ đồng, vốn huy động khu vực ngoài nhà nước (vốn doanh nghiệp, cổ phần, liên doanh liên kết, hợp tác công tư (PPP) là 79.965 tỉ đồng. Dự án sẽ huy động vốn các phương án huy động từ nguồn vốn ODA (từ Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á hoặc từ Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc) và nguồn vốn thông qua các dự án PPP, BOT.
      Bộ trưởng Thăng cũng cho biết hiện có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và bày tỏ sẵn sàng hợp tác đầu tư vào các hạng mục của dự án dưới nhiều hình thức khác nhau như PPP, BOT... như Tập đoàn ADPi của Pháp, các Tập đoàn Samsung, Công ty cảng hàng không Incheon của Hàn Quốc, các tập đoàn của Nhật Bản... Bên cạnh đó là nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân thông qua việc tiến hành cổ phần hóa Tổng công ty cảng hàng không VN, vốn đầu tư từ các hãng hàng không và các nhà đầu tư tư nhân...
      Trường Sơn

        

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét