Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

DƯ LUẬN XÃ HỘI 24

BAUXÍT thứ II !?
Ôi Tổ Quốc! Ôi muôn dân! Ôi hiền tài đất nước!

----------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)

 

Phó thủ tướng: 'Tính kịch bản xấu nhất, bô xít vẫn hiệu quả'

"Bộ Công Thương đã tính toán mọi phương án và trong trường hợp kịch bản bảo thủ nhất vẫn cho thấy dự án có hiệu quả. Vậy thì kiên quyết mà làm", Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trao đổi với báo chí hôm qua.
    - Quan điểm của Chính phủ về việc triển khai dự án bô xít Tây Nguyên như thế nào thưa Phó thủ tướng?
    - Với dự án bô xít, sau khi Bộ Chính trị chỉ đạo, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư rà soát hiệu quả, trong đó Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chính. Việc rà soát đã tiến hành hàng năm nay rồi chứ không phải bây giờ mới làm. Họ đã phải tính toán rất kỹ, báo cáo nhiều lần.
    Khi tính toán, Bộ Công Thương đã căn cứ trên những dự báo kể cả bảo thủ nhất, chứ không phải lạc quan nhất, vì điều này liên quan rất lớn đến việc có dừng dự án hay không. Tính toán như vậy vẫn thấy dự án  hiệu quả, vậy thì kiên quyết mà làm.
    Còn những vấn đề khác mà dư luận quan tâm như môi trường, an ninh quốc phòng thì theo kết luận Bộ Chính trị, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho từng bộ để có giám sát rất chặt chẽ, cả trong quá trình triển khai 30-40 năm. 
    HTH-1369223021_500x0.jpg
    Phó thủ tướng khẳng định Vinacomin phải chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án bô xít. Ảnh: Hoàng Hà
    - Tuy nhiên thực tế triển khai dự án tại Tân Rai (Lâm Đồng) cho thấy hiệu quả kinh tế không được như tính toán ban đầu. Chính phủ nhìn nhận việc này như thế nào?
    - Theo báo cáo rà soát lại của Bộ Công thương, dự án bị ảnh hưởng rất lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới. Mặt bằng giá hạ xuống, số năm lỗ kế hoạch kéo dài hơn, gây khó khăn cho chủ đầu tư là Tập đoàn Than & Khoáng sản (Vinacomin). Dự kiến ban đầu, họ phải bố trí vốn để bảo đảm cho những năm lỗ kế hoạch. Bây giờ năm lỗ kế hoạch kéo dài thì họ phải dàn xếp lượng vốn đó. Tập đoàn cho biết họ đã dàn xếp được.
    Khó khăn này sẽ khiến thời gian hoàn vốn kéo dài thêm. Nhưng chúng ta đang nói về một dự án kéo dài 30 năm, nếu lo lắng cho hiệu quả dự án thì phải lo cho cả vòng đời của nó chứ không chỉ ở giai đoạn này. Giả sử với một dự án dài, giai đoạn đầu anh có lãi nhưng lâu dài quản lý không cẩn thận, hoặc thị trường biến động rồi cuối cùng vẫn lỗ thì cũng hỏng. Tất cả những việc đó đều có khả năng xảy ra với một xác suất xác định nào đấy. Bởi vậy, theo dõi, tính toán phải rất chặt chẽ, ngay cả khi dự án đi vào hoạt động để đảm bảo hiệu quả. Chứ bây giờ vẫn quá sớm để khẳng định điều gì.
    - Nhưng mọi dữ liệu, tính toán để Bộ Công Thương rà soát dự án chỉ xuất phát từ một phía là Vinacomin, liệu có đủ tin tưởng và thuyết phục?
    - Đúng là từ một phía, nhưng phía đó lại hết sức quan trọng. Vinacomin là chủ đầu tư, họ phải chịu trách nhiệm về dự án đó. Và như tôi đã nói, cơ quan kiểm tra là Bộ Công Thương, họ đã làm việc này hàng năm nay rồi.
    Trong quá khứ, chúng ta cũng đã có những dự án như thế này. Ví dụ khi làm dự án phân đạm, ai cũng lo lỗ, bảo không làm vì giá thế giới chỉ có chừng đó, nhưng khi làm thì có lãi. Dự án sản xuất phân bón DAP cũng vậy, khi làm không một ngân hàng nào muốn cho vay, không ai muốn làm vì khó khăn trong vốn liếng, khi làm lo lỗ. Nhưng thực tế thì ngay năm đầu dự án đã có lãi, không có cả khái niệm lỗ kế hoạch. Bởi vậy mới nói dự án hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào việc quản lý sau này.
    - Là chủ đầu tư, Vinacomin phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên họ là tập đoàn Nhà nước, nếu làm không hiệu quả, ngân sách và nền kinh tế sẽ phải gánh chịu. Phó thủ tướng nghĩ sao?
    - Lo lắng của dư luận là đúng, trên khía khía cạnh Vinacomin là một doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng tôi cho rằng, kể cả dự án đó là của doanh nghiệp tư nhân thì chúng ta cũng phải lo lắng. Vì sao? Vì dự án của tư nhân thì cũng là tiền của xã hội. Tư nhân cùng lắm thì họ chỉ có 30% vốn, 70% còn lại là vay ngân hàng, nên tiền đó cũng là tiền xã hội. Vì vậy nếu dự án không hiệu quả thì đất nước này cũng gánh chịu. Vì thế, dù là dự án tư nhân hay của Nhà nước thì đều phải lo lắng như nhau, đều phải quản lý cho chặt.
    Nguyễn Hưng ghi

    'Vinacomin không dám dừng dự án bô xít'

    Tập đoàn khẳng định sẵn sàng chịu trách nhiệm, vì dự án bô xít có thể lỗ 3-5 năm đầu tiên song lâu dài vẫn có hiệu quả kinh tế, Nhân Cơ không thể dừng vì sẽ gây nhiều thiệt hại.
    Tại cuộc họp báo sáng nay do Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tổ chức, ông Nguyễn Tiến Chỉnh - Trưởng ban khoa học công nghệ và chiến lược phát triển của Vinacomin chia sẻ về tính khả thi, hiệu quả kinh tế cũng như các vấn đề công nghệ của dự án bô xít Tây Nguyên.
    - Tỷ suất hoàn vốn (IRR) đã giảm đi nhiều so với dự kiến, song rất nhiều lần, Vinacomin khẳng định, dự án vẫn có hiệu quả kinh tế. Căn cứ nào để tập đoàn khẳng định như vậy thưa ông?
    - Trong phương án cuối cùng tập đoàn, chúng tôi đã tính toán đủ chi phí như phần chuyển nhượng quyền khai thác mỏ, phí môi trường… vào dự án. Hiệu quả kinh tế được tính trong vòng trên 30 năm, thông qua nhiều thông số khác chứ không tính riêng giá cả. Thời điểm khó khăn, hiện Nhà nước giảm thuế xuất khẩu bằng 0%, khi kinh tế phục hồi mức thuế sẽ tăng lên. Chúng tôi khẳng định dự án có hiệu quả về kinh tế và tài chính bởi các tài nguyên không tái tạo thì xu thế giá cả sẽ tăng. Hiệu quả tài chính dù thấp hơn mong đợi nhưng cao hơn tỷ lệ chiết khấu bình quân so với vốn vay trên thị trường vốn. Thời gian hoàn vốn đối với hai dự án Lâm Đồng và Nhân Cơ khoảng 12-13 năm.
    Sản phẩm hiện nay mới là thử nghiệm và chuẩn bị đưa đi tiêu thụ, Tập đoàn đã ký kết hợp đồng bao tiêu với Nhật và Công ty Vân Nam Trung Quốc. Hiện chúng tôi đã ký bán cho 8 khách hàng, trong đó có 6 đối tác trong nước và 2 đối tác nước ngoài sản phẩm alumin và hydrat. Mức giá đang đàm phán và đó là bí mật kinh doanh nên chúng tôi không thể công bố, tuy nhiên, số liệu đã được báo cáo cho Bộ Công Thương.
    mr-Chinh-jpg-1368679924_500x0.jpg
    Ông Nguyễn Tiến Chỉnh - Trưởng ban khoa học công nghệ và chiến lược phát triển của Vinacomin. Ảnh: Hoàng Lan
    - Ông khẳng định dự án có hiệu quả nhưng thực tế, so với tính toán ban đầu, 2 dự án có vốn đầu tư tăng tới 7.000 tỷ đồng nhưng đóng góp vào ngân sách lại giảm khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm?
    -  Tất cả đều là tính toán thôi. Trước kia chúng ta ra một thông số và bây giờ ra thông số khác. Không thể nói Nhà nước thất thu hay giảm thu. Các phương án đều tính toán trong dự án cả. Trong phát triển kinh tế Tây Nguyên có nói về phát triển alumin. Khi đưa hai dự án này vào, Tây Nguyên sẽ phát triển công nghiệp phụ trợ. Dự án đóng góp thuế phí cho ngân sách chung khoảng 400 tỷ mỗi năm.
    - Một số ý kiến cho rằng, dự án đã sử dụng công nghệ lạc hậu cách đây một nửa thế kỷ, Vinacomin giải thích thế nào?
    - Về công nghệ, dự án đã áp dụng sản xuất alumin bằng phương pháp thủy nhiệt, hòa tách bô xít ở 140-145 độ C với nồng độ kiềm thấp. Tôi xin khẳng định, theo thống kê, trên thế giới có 26/27 nhà máy sử dụng công nghệ này như Tây Úc, Brazil và đây là công nghệ phổ biến trên thế giới. Dự án Tân Rai và Nhân Cơ sử dụng hệ thống khí hóa than thu nhiệt từ hầm lò để tận dụng khả năng cháy của than…  Công nghệ này được sử dụng từ 1960 nhưng không thể khẳng định nó là lạc hậu.
    Trước kia có sự cố hồ bùn đỏ ở Hungary khiến dư luận lo ngại, song công nghệ xử lý thải bùn đỏ là phương pháp thải khô. Trong quá trình rửa ngược, bùn đỏ xử lý qua 6 bể và 2 thiết bị lắng đọng. Độ PH cho phép từ 10-12. Sau khi thải xong khoảng 10-15 ngày sau là khô tự nhiên, nên không lo vỡ đập như Hungary. Cái nguy hại chúng ta lo ngại là do độ PH, nhưng PH của chúng ta quá an toàn.
    - Cảng Kê Gà đã dừng, vậy Vinacomin sẽ tính toán phương án vận chuyển ra sao?
    - Chúng tôi không đầu tư vận tải alumin mà thuê các doanh nghiệp để vận chuyển. Dừng cảng Kê Gà là hợp lý và không ảnh hưởng đến dự án. Các cảng khác có khả năng đảm nhiệm thì chúng tôi sẽ vận dụng. Vận tải chúng tôi thuê các doanh nghiệp và tính đủ chi phí bốc dỡ vào dự án.
    - Một số ý kiến cho rằng, dự án Nhân Cơ bị mắc kẹt vì phải vận chuyển đường bộ tới 200km và phải đến năm 2015 có đường sắt thì dự án mới khả thi. Ông bình luận thế nào trước kiến nghị dừng dự án Nhân Cơ?
    - Dừng dự án Nhân Cơ hay không là vấn đề rất lớn. Đối với một doanh nghiệp, khi đề nghị dừng thì chúng tôi đặt câu hỏi mình sẽ được lợi, hại gì. Ngồi trên một đống tiền đầu tư rồi, công trình đang ngổn ngang, hợp đồng EPC đã ký, vật liệu đang ở chân công trình. Chúng tôi phải hủy hợp đồng sao?
    Đối với kiến nghị dừng dự án, Tập đoàn đã tính toán, cân nhắc khi vấn đề này được đặt ra. Chúng tôi không dám dừng dự án Nhân Cơ vì những thiệt hại mà chúng tôi phải gánh vác rất nhiều. 
    Sau khi tính toán, cân nhắc các thành tố về kinh tế, xã hội và thị trường trong nước và toàn cầu, thuê tư vấn tính toán lại hiệu quả của dự án, tập đoàn nhận thấy có đầy đủ lý do để tiếp tục thực hiện dự án, tuy nhiên, thời gian để thu hồi vốn có thể kéo dài hơn trước đây (thời gian thu hồi vốn sẽ là 13 năm trong phương án tính toán trọn đời dự án là 30 năm, trong khi dự án có thể kéo dài đến 50 năm). Như vậy, dự án vẫn đạt được hiệu quả về kinh tế. Vinacomin khẳng định, tiếp tục làm sẽ tốt hơn so với việc dừng dự án Nhân Cơ.
    Còn về ý kiến các nhà khoa học, chúng tôi trân trọng, tiếp thu và mong muốn hợp tác. Thú thực, cũng có ý kiến cũng tác động đến tâm lý chúng. Chúng tôi sẵn sàng thảo luận với các nhà khoa học song phải có người đứng ra tổ chức, ví dụ như Bộ Công Thương chẳng hạn.
    - Vinacomin khẳng định dự án có hiệu quả kinh tế tuy nhiên, nếu thực tế không được như kỳ vọng, trách nhiệm sẽ thuộc về ai thưa ông?
    Doanh nghiệp phải chiụ trách nhiệm. Vinacomin sẽ chịu trách nhiệm về hiệu quả của dự án trước Đảng và Nhà nước. Cụ thể, người lãnh đạo cao nhất của Tập đoàn sẽ phải chịu trách nhiệm. Một số năm đầu dự án có thể bị lỗ do lãi vay, yếu tố chi phí tăng lên và nền kinh tế suy giảm khiến giá bán alumin thấp. Dự án có thể lỗ 3-5 năm đầu. Nhưng sau này khi giá đẩy lên thì dự án sẽ có hiệu quả.
    Hoàng Lan
     

    Đèo Hải Vân

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Đường đèo Hải Vân từ Quảng Nam ra Bắc
    Bài này nói về đèo Hải Vân, bài Hầm Hải Vân nói về hầm qua đèo này.
    Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m (so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam .

    Lịch sử

    Đỉnh đèo Hải Vân
    Theo sử liệu, trước năm Bính Ngọ (1306), vùng đất có đèo Hải Vân thuộc về hai châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa (còn gọi là Chiêm Thành). Sau khi được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn Công chúa Huyền Trân đời Trần vào năm vừa kể (1306), thì ngọn đèo chính là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành.
    Khoảng một thế kỷ sau, vào năm Nhâm Ngọ (1402), nhà Hồ (dưới triều Hồ Hán Thương) sai tướng Đỗ Mãn đem quân sang đánh Chiêm Thành, khiến vua nước ấy là Ba Đích Lại (Jaya Sinhavarman V) phải cắt đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa [2]. Kể từ đó, cả vùng đất có đèo Hải Vân mới thuộc hẳn về nước Đại Ngu (tức Việt Nam ngày nay), và trở thành ranh giới tự nhiên của hai xứ Thuận HóaQuảng Nam, như sách Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn đã chép: "Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam" .
    Vào thời Nguyễn, đèo Hải Vân vẫn là chỗ giáp giới giữa Thừa ThiênQuảng Nam. Phía bắc chân núi giáp vực biển có hang Dơi, tục gọi là bãi Tiêu. Tương truyền xưa có thần sóng, thuyền đi qua đó thường bị lật chìm, nên ngạn ngữ có câu: "Đường bộ thì sợ Hải Vân/ Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi".

    Đường đèo

    Trong nhiều thế kỷ, đường Cái Quan (nay là Quốc lộ 1 A) băng qua đèo Hải Vân rất ít người dám qua lại, bởi đường hiểm, thú dữ và kẻ cướp...Bởi vậy mà văn hóa giữa hai miền Bắc-Nam ít được giao lưu. Về sau, con đường này đã thông thoáng hơn (dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã cho xây dựng tuyến đường sắt quanh co qua con đèo này.
    Dưới thời Việt Nam Cộng hòa vì cơ nguy tai nạn giao thông trên con đường hẹp nên việc qua lại trên đèo được điều hành bằng cách đặt 3 trạm kiểm soát: 1 ở Lăng Cô, 1 ở đỉnh đèo, và 1 ở Liên Chiểu, hạn chế xe phải đi thành đoàn cùng lên đèo hoặc cùng xuống đèo để giảm tai nạn xe đâm nhau ngược đường. Xe từ Lăng Cô hay Liên Chiểu phải đợi tụ thành một đoàn rồi bắt đầu trèo đèo cùng một lượt. Đến đỉnh đèo thì đoàn xe dừng lại ở trạm kiểm soát và rồi xuống đèo cùng một lượt cho đến qua khỏi trạm kiểm soát ở chân đèo. Như vậy suốt đoạn đường đèo chỉ co một chiều xe chạy. Năm 1966 lực lượng công binh Seabee của binh chủng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ nới rộng đường xa lộ qua đèo thì việc giao thông không phải đợi ở ba trạm kiểm soát kể trên nữa.
    Ngày 5 tháng 6 năm 2005, hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân cũng đã được đưa ra vào sử dụng, càng tạo thuận lợi cho việc đi lại), nên trở ngại ấy đã không còn nữa, tuy nhiên, đèo Hải Vân vẫn là một "hàng rào" ngăn cản một phần khí hậu giữa hai miền .
    Mặc dù ngày nay đã có hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân, và địa hình của đường đèo vẫn còn một số hiểm trở, song nhiều du khách vẫn thích đi trên con đường này để thưởng ngoạn. Vào những ngày đẹp trời, họ có thể thấy khá rõ một phần thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa - Bán đảo Sơn Trà, Cù lao Chàm,... và những bãi cát vàng chạy dài ôm lấy mặt nước bao la trong xanh của biển.

    Cửa ải Hải Vân

    Di tích Hải Vân Quan
    Một lô cốt còn lại trên đỉnh Hải Vân, nhìn ra phía Lăng Cô
    Ngày nay, trên đỉnh đèo Hải Vân vẫn còn dấu vết của một cửa ải. Cửa ải này gọi là Hải Vân Quan (海雲關), xây từ đời Trần, và được trùng tu vào thời Nguyễn (Minh Mạng thứ 7, 1826). Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ "Hải Vân Quan", cửa trông xuống Quảng Nam đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Lạc khoản một bên góc bảng còn ghi thêm "Minh Mệnh thất niên cát nhật tạo", tức và làm vào ngày tốt năm Minh Mệnh thứ 7 (1826). Danh hiệu này tương truyền do vua Lê Thánh Tông phong tặng khi nhà vua dừng quân ở đây vào năm Canh Thìn, 1470).
    Sách Đại Nam thực lục chính biên chép rõ:
    "Phía trước, phía sau đều đặt một cửa quan (ngạch trước viết ba chữ "Hải Vân quan" (雲海關), ngạch sau viết 6 chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (天下第一雄關). Cửa trước cao và dài đều 15 thước (khoảng 6 mét), ngang 17 thước 5 tấc, cửa sau cao 15 thước, dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc, cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Phía tả hữu cửa quan, xếp đá làm tường, trước sau tiếp nhau. Phái biền binh 4 đội Hữu sai và 2 đội Ứng sai chở súng ống đến để đấy (súng quá sơn bằng đồng 5 cỗ, ống phun lửa 200 ống, pháo thăng thiên 100 cây và thuốc đạn theo súng). Chuẩn định từ Hải Vân trở ra Bắc thuộc quản hạt Thừa Thiên, từ ngoài Hải Vân trở vào Nam thuộc quảng hạt Quảng Nam".
    Năm 1876 trước khi người Pháp lập nền Bảo hộ thì nhà địa lý học Jules-Léon Dutreuil de Rhins khi đi đường bộ từ Đà Nẵng ra Huế có ghi nhận rằng cửa ải có 50 lính canh phòng. Năm 1885 sau khi ký Hòa ước Giáp Thân (1884) thì số lính chỉ còn khoảng 5 người và sang đầu thế kỷ 20 khi Henri Coserat của Hội Đô thành hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Hué) lên đèo quan sát thỉ cửa ải đã bị bỏ ngỏ, không còn ai canh gác.
    Cửa ải Hải Vân còn chứng kiến cuộc ngự du của vua Thành Thái vào mùa hè năm 1896. Xa giá của vua đi đường thủy vào đến Lăng Cô, nghỉ qua đêm rồi hôm sau đăng sơn. Vua cưỡi ngựa; tháp tùng là giới chức Pháp gồm có Toàn quyền Rousseau và Khâm sứ Brière lên tận cửa ải để ngắm cảnh quan.
    Đáng tiếc là di tích này đang bị xuống cấp trầm trọng. Ngoài ra, nơi đỉnh Hải Vân hiện vẫn còn một vài lô cốt (tàn tích của Đồn Nhất) do quân đội Pháp xây dựng vào năm 1826 để bảo vệ ngọn đèo chiến lược này. Sau, đồn bót ấy được chuyển sang tay quân đội Mỹ. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đèo Hải Vân là nơi đã liên tiếp diễn ra những trận đánh lớn .

    Giá trị văn hóa

    Điểm dừng chân trên đỉnh Hải vân
    Nói về Hải Vân, ca dao Việt Nam có câu:
    Chiều chiều mây phủ Ải Vân
    Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn.
    Địa thế hiểm trở của Hải Vân cũng được nhắc đến trong câu:
    Đường bộ thì sợ Hải Vân
    Đường thủy thì sợ sóng thần hang Dơi.
    Thơ đề vịnh về ngọn đèo này cũng có nhiều, song đáng chú ý có bài thơ chữ Nho "Vãn quá Hải Vân quan" của nhà chí sĩ Trần Quý Cáp (1870-1908), tạm dịch ra Việt văn như sau:
    Hùng quan chất ngất đỉnh non xây,
    Bước đã quen nơi cúi ngửa này.
    Sầu ngập mắt trông ngàn dặm biển,
    Giận tung quyền phá bốn bề mây.
    Chiều quang mái trú đìu hiu bến,
    Mỏi đáp rừng chim lạnh lẽo cây.
    Bảy dặm quang co đèo vượt khói,
    Non Hành giai khí ngút trời bay.
    Về mặt mỹ thuật, đèo Hải Vân và cửa ải trên đỉnh đèo được triều đình nhà Nguyễn coi trọng nên vua Minh Mệnh đã truyền cho khắc hình vào Dụ Đỉnh, tức đỉnh thứ 8 của Cửu Đỉnh trong sân Thế miếu.
    Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 09:18, ngày 20 tháng 11 năm 2014.

    Quân khu 5 không ủng hộ Dự án của chủ đầu tư Trung Quốc ở đèo Hải Vân

    VOV.VN - Phó Tư lệnh Quân khu 5 cho biết, đất loại này không được liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài
    Trong những ngày gần đây, dư luận không đồng tình về việc Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án “Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Lăng Cô-Việt Nam”. Thành phố Đà Nẵng và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã lên tiếng không ủng hộ dự án này.
    Ngày 24/10/2013, BQL Khu Kinh tế Chân Mây Lăng Cô đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Lăng Cô-Việt Nam nằm trong khu vực Cửa Khẻm, nơi được coi là mũi vươn ra biển xa nhất của đèo Hải Vân. Chủ dự án là Công ty Cổ phần Thế Diệu. Đây là vị trí có ý nghĩa chiến lược phòng thủ.
    Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn trả lời phỏng vấn của VOV
    Sáng nay (20/11), trao đổi với PV VOV, Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Phó Tư Lệnh Quân khu 5  cho biết, đây là khu vực đất địa hình loại 2, quản lý trong thời bình. Đất loại này được giao cho địa phương quản lý đất đai và giao cho dân sản xuất bình thường, có thể liên kết với doanh nghiệp và tổ chức cá nhân trong nước để thực hiện phát triển kinh tế-xã hội nhưng không được liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài, kể cả Việt kiều. Trong khi đó, vốn đầu tư của Công ty cổ phần Thế Diệu là của người Trung Quốc.
    Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Phó Tư lệnh Quân khu 5 cho biết đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng làm việc với UBND thành phố Đà Nẵng, đề nghị  Bộ Quốc phòng dừng dự án này: “Khi nghe tin Dự án này triển khai, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cũng đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng phối hợp nghiên cứu báo cáo với Bộ Tư lệnh để Bộ Tư lệnh báo cáo với Bộ Quốc phòng để chỉ đạo cho tốt. Sau khi nhận được báo cáo, chúng tôi cũng đã cử đoàn công tác xuống làm việc với UBND thành phố và các Sở, ban ngành có liên quan thì thấy rằng Dự án này đã được triển khai nhưng chúng tôi cũng chưa được có ý kiến thẩm định hoặc trao đổi với Quân khu 4. Trên địa hình bố trí khu vực phòng thủ giữa tỉnh Thừa Thiên- Huế và thành phố Đà Nẵng phải có liên hoàn, liên kết với nhau, thế phòng thủ phải phối hợp lẫn nhau trên một khu vực nhất định, đặc biệt khu vực Vịnh Đà Nẵng có vị trí rất quan trọng".  
    Nhà điều hành của chủ dự án - Công ty cổ phần Thế Diệu tại khu vực đèo Hải Vân
    Dự án này nằm trong khu vực chồng lấn giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế nên Quân khu 5 không tham gia thẩm định dự án này.
    Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế đã thẩm định các thủ tục trước khi cấp phép cho dự án này: Tất cả các cơ quan đã có thẩm tra, có ý kiến là đều có thể cấp phép đầu tư cho dự án. BQL Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô cũng đã cấp giấy phép cho nhà đầu tư đúng thủ tục trình tự theo quy định.
    Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về dự án này./.
    Thanh Hà, Hoài Nam, Lê Hiếu/VOV - Miền Trung

    Ý kiến độc giả8

    van tuan

    bảo vệ tổ quốc là trên hết

    thông hoàng

    xin các chư vị làm việc nên có chiều sâu

    minh quang

    Đề nghị dừng ngay dự án nếu không là mất Nước như chơi VTV 24h đâu rồi sao không lên tiếng như vụ Công Phượng

    hồng quang

    Lại giống vụ hồ xuân mãn, tỉnh TTH lại mất lòng dân cả nước rồi?

    Nguyen Hoang Trung

    - Các lãnh đạo đã được Đảng, Nhà nước cho đi học về QPAN cả rồi, với một dự án ở địa bàn như vậy ký với đối tác như vậy không hiểu các vị ấy vẫn bảo thủ vì cái gì. Đề nghị BQP cần phối hợp để thanh tra làm rõ động cơ không thể bao biện như vậy, cần dừng ngay dự án

    Huế Tôi

    Xin hỏi tư vấn PL về vụ TQ ở núi Hải Vân: Vậy nếu phải đền cho NĐT TQ thì dùng tiền dân Huế hay của cá nhân nào đó trong cấp ủy mà đã lỡ quyết định sai?(Infonet đăng Tướng Nguyễn Quốc Thước hỏi Tỉnh đội TTH vì sao vị trí ANQP mà thẩm định ok. Họ trả lời cấp ủy đã quyết định!)

    Dan

    Vì ANQG thì cần phải truy tố những kẻ vì tiền và quyền lợi trong vụ này

    nguyễn long

    An ninh Tổ quốc là trên hết. Những kẻ nào cố tình tạo điều kiện cho nước ngoài xâm phạm đến an ninh Tổ quốc phải bị nghiêm trị.

    Dự án của chủ đầu tư Trung Quốc ở đèo Hải Vân: Dư luận phản đối

    VOV.VN - Việc chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép dự án cho nhà đầu tư nước ngoài khiến người dân TP Đà Nẵng và cả người dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng bất bình.
    Những ngày gần đây, dư luận lên tiếng phản đối về việc Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Wold Shine” cho Công ty Cổ phần Thế Diệu, có vốn đầu tư nước ngoài. Chiều 20/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức họp báo thông tin về dự án này. Phía thành phố Đà Nẵng và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã lên tiếng không ủng hộ, đồng thời kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ thu hồi việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án này.
    Phối cảnh dự án
    Ngày 24/10/2013, Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Wold Shine –Huế nằm trong khu vực Cửa Khẻm, nơi được coi là mũi vươn ra biển xa nhất của đèo Hải Vân. Chủ dự án là Công ty Cổ phần Thế Diệu.
    Tại buổi họp báo chiều 20/11, ông Nguyễn Quê, Phó trưởng Ban phụ trách Khu Kinh tế Chân Mây –Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên - Huế, một lần nữa khẳng định, các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế đã thẩm định các thủ tục trước khi cấp phép cho dự án này. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đồng ý cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty này với thời hạn 50 năm.
    “Phải khẳng định rằng dự án này nằm hoàn toàn trong khu vực quy hoạch của khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt về quy hoạch chung theo quyết định 1771. Về tranh chấp theo quan niệm của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và chúng tôi thì là không tranh chấp. Theo cứ liệu lịch sử và hiện trạng, khu vực này do Ban quản lý rừng Bắc Hải Vân, trực thuộc Sở Nông nghiệp quản lý”, ông Nguyễn Quê nói.
    Trong khi đó, UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng đây là khu vực chưa được thống nhất về địa giới hành chính. Tại công văn số 6278 năm 1997, Văn phòng Chính phủ đã thông báo rõ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “trong khi chờ xem xét và giải quyết địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, tại khu vực đèo Hải Vân, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các ngành chức năng của địa phương không thực hiện những hoạt động làm phức tạp thêm tình hình và gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an tại khu vực này”.
    Ông Nguyễn Thương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng cho biết, trong khi phía Đà Nẵng thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng thì phía Thừa Thiên Huế lại không thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng: “Trong quá trình theo dõi kiểm tra vấn đề này, Thừa Thiên Huế cấp chồng lấn các dự án trồng rừng, thậm chí cái nền của biên phòng của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, Thừa Thiên Huế cũng đưa biên phòng ra ở đó. Như vậy, Thừa Thiên Huế không chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cần thấy vấn đề, đây là khu vực trọng yếu về an ninh quốc phòng nên báo cáo Thủ tướng Chính phủ”.

    Ông Nguyễn Thương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng
    Sáng 20/11, trao đổi với phóng viên VOV, Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Phó Tư Lệnh Quân khu 5 khẳng định, đây là khu vực đất địa hình loại 2, quản lý trong thời bình. Đất loại này được giao cho địa phương quản lý đất đai và giao cho dân sản xuất bình thường, có thể liên kết với doanh nghiệp và tổ chức cá nhân trong nước để thực hiện phát triển kinh tế xã hội nhưng không được liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài kể cả Việt kiều. Trong khi đó, vốn đầu tư của Công ty cổ phần Thế Diệu là của người Trung Quốc.
    Cựu chiến binh Hồ Công Ngọc, ở phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng phản đối cách làm của tỉnh Thừa Thiên Huế: “Nếu nói về chiến lược quân sự đấy coi như yết hầu nhìn thẳng ra Biển Đông. Thừa Thiên Huế cho người Trung Quốc thuê làm du lịch 50 năm tôi dứt khoát không đồng tình. Chúng tôi đề nghị với cấp trên không nên cho Trung Quốc thuê 50 năm, chẳng những Trung Quốc mà bất cứ nước nào cũng thế, không thể cho thuê để làm dự án khu du lịch được”.
    Việc chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép dự án cho nhà đầu tư nước ngoài khiến người dân TP Đà Nẵng và ngay cả người dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng bất bình. Ông Phạm Văn Liêm, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ: "Vấn đề an ninh, quốc phòng quan trọng hơn vấn đề kinh tế, nếu như chúng ta mất nước thì kinh tế cũng bỏ thôi. Bởi vậy theo tôi nên ngưng dự án này".
     
     Thừa Thiên Huế xây dựng hẳn đường công vụ vào khu vực dự án.
    Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, người có nhiều năm quản lý văn hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, toàn bộ khu vực đèo Hải Vân là điểm trọng yếu quốc phòng. Vì vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế hay TP Đà Nẵng đều không nên phát triển du lịch ở khu vực này.
    “Tôi cũng đồng tình không nên cấp phép xây dựng công trình lưu trú trên đèo Hải Vân. Ở đây nếu như du lịch thì nên là hình thức du lịch tham quan, đến một vòng rồi quay trở lại. Khi đặt vấn đề không nên cấp phép xây dựng khu du lịch ở khu vực đèo Hải Vân”, ông Nguyễn Xuân Hoa nói.
     
    Di tích lịch sử văn hóa đèo Hải Vân
    Hiện, UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo BQL Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với Công ty Thế Diệu. Đồng thời kiến nghị Trung ương chỉ đạo cụ thể để chấm dứt tình trạng này, không nên kéo dài, ảnh hưởng tới lợi ích chung của đất nước./.
    Thanh Hà,Hoài Nam,Lê Hiếu/VOV - Miền Trung

    Dự án ở đèo Hải Vân: 'Không làm kinh tế bằng mọi giá'

    (TNO) Chiều 20.11, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức buổi họp báo để cung cấp thông tin về Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế  World Shine - Huế, đầu tư tại mũi Cửa Khẻm, đèo Hải Vân.

    >> Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế nói về dự án ở đèo Hải Vân: Sẽ chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng
     Tỉnh Thừa Thiên- Huế họp báo về dự án nước ngoài trên đèo Hải Vân d
    Đại tá Trần Đình Phòng, trả lời PV báo chí tại cuộc họp báo - Ảnh: B.N.L
    Buổi họp báo do Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung và Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Đoàn Thị Thanh Huyền chủ trì với sự tham dự của các ban ngành liên quan và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh và Công an tỉnh.
    Tại buổi họp báo, ông Bạch Chơn Đông, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên-Huế cung cấp thông tin về các căn cứ pháp lý qua hệ thống bản đồ hành chính quốc gia liên quan khẳng định khu vực mũi Cửa Khẻm, hòn Sơn Chà thuộc địa giới hành chính của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
    Ông Nguyễn Quê, Phó trưởng ban phụ trách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khẳng định dự án được tiến hành thủ tục cấp phép đầu tư theo đúng trình tự của Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 1771/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt tổng thể phát triển du lịch VN đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trong đó Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được xác định là một trong những khu du lịch quốc gia được ưu tiên tập trung đầu tư đến năm 2020, tổng vốn đầu tư 840 triệu USD, trong đó nguồn vốn huy động từ khu vực tư nhân (bao gồm FDI) chiếm 90%.
    Tại buổi họp báo, đại tá Trần Đình Phòng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên-Huế đã trả lời nhiều câu hỏi của báo chí liên quan đến vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của địa điểm đầu tư của dự án.
    Ông Phòng cho biết: “Ngày 21.3.2013, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có văn bản đề nghị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh khảo sát cho ý kiến về khu vực dự án có cấp phép đầu tư được không, chúng tôi đã cử cán bộ xuống khảo sát và khu vực dự án không nằm trong quy hoạch tổng thể về an ninh quốc phòng nên có văn bản trả lời. Trong văn bản trả lời, chúng tôi cũng có lưu ý với UBND tỉnh trong quá trình khảo sát thiết kế dự án liên quan đến những điểm cao phải có báo cáo với các ngành chức năng có thẩm quyền. Ngày 14.10 vừa qua, UBND tỉnh có triệu tập cuộc họp để xem xét báo cáo quy hoạch chi tiết dự án, chúng tôi thấy có một số nội dung liên quan đến an ninh quốc phòng nên đã đề nghị UBND tỉnh có văn bản chính thức báo cáo với Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng để xin ý kiến. UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xin ý kiến của Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng về khu vực này. Ngày 17.11, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã có văn bản xin ý kiến của Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng về khu vực 199 ha này. Hiện nay, sau khi chúng tôi xin ý kiến thì Bộ Quốc phòng cũng đã có ý kiến và cho biết sẽ cử đoàn cán bộ chức năng vào khảo sát lại khu vực này để có ý kiến chính thức có được đầu tư hay không ở khu vực này”.
    Cũng theo ông Phòng, hiện nay cũng có một số ý kiến của các vị tướng lĩnh quân đội phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng đó là ý kiến cá nhân chứ không phải quan điểm của Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng. “Theo thông báo mà chúng tôi có được thì chỉ trong thời gian ngắn nữa, Bộ Quốc phòng sẽ có đoàn khảo sát vào thực địa và sau khi khảo sát, Bộ Quốc phòng sẽ chính thức có ý kiến”, ông Phòng nói.
    Phía lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng đã khẳng định, dự án chỉ mới giai đoạn khảo sát và cấp giấy phép đầu tư, chưa có quy hoạch chi tiết, chưa giao đất và cũng chưa cấp giấy phép xây dựng. Quan điểm của tỉnh Thừa Thiên-Huế là sẽ không làm kinh tế bằng mọi giá mà phải bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh. UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sẽ chấp hành chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
    Bùi Ngọc Long

    “Lòi” thêm khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối có vốn trăm triệu USD ở đèo Hải Vân.

    Hưng Thơ- Đăng Khoa/ Lao động
    Ảnh bên:Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đầu tư 50 tỷ xây dựng đường nhựa để vào khu vực Bãi Chuối.
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp phép cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong, Trung Quốc) xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân có vốn đầu tư lên đến 250 triệu USD. Tuy nhiên, địa điểm này được các nhà nghiên cứu xem là khu vực trọng yếu về quốc phòng nên việc triển khai dự án bị dư luận phản ứng rất gay gắt.

    Tìm hiểu của Phóng viên Báo Lao động cho thấy, vào năm 2009, tỉnh này cũng đã cấp 100ha đất cho một Cty nước ngoài thực hiện dự án tương tự, phần đất được cấp ở khu vực Bãi Chuối – sát bên Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế.
    Ông Nguyễn Quê - Phó Trưởng ban phụ trách Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế) - cho biết năm 2009 Cty TNHH MTV Bãi Chuối (Tổng giám đốc là ông Lim Kam Lo, dân tộc Hoa) đã được tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp 100ha đất ở khu vực Bãi Chuối (thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên – Huế) để xây dựng khu nghỉ dưỡng.
    Dự án này có vốn đầu tư 102 triệu USD, thời hạn thực hiện 50 năm, tiến độ thực hiện qua 2 giai đoạn (khởi công từ tháng 1.2009 đến tháng 8.2014). “Tỉnh đang làm tiến độ với Cty này. Vị trí thực hiện dự án nằm cạnh Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế” – ông Quê nói.
    Như vậy, cả hai dự án được tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp phép xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân đều là của Cty nước ngoài - Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế của nhà đầu tư đến từ Trung Quốc; Khu du lịch nghỉ dưỡng Bãi Chuối của nhà đầu tư có quốc tịch Canada, dân tộc Hoa.

     Phối cảnh Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế được cấp phép khu vực đèo Hải Vân.
    Từ QL1A địa phận đèo Hải Vân đến Khu nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế phải vượt qua hơn 5km về hướng Đông. 
    Nhà điều hành được Cty CP Thế Diệu xây dựng ở khu vực ngã ba Bãi Chuối. 
    Cả 2 khu du lịch nghỉ dưỡng cấp cho DN nước ngoài thực hiện ở đèo Hải Vân - địa điểm được xem là trọng yếu về quốc phòng.

    Theo Lao động

    Đọc thêm: Tướng Thước phản đối kịch liệt "Dự án của Trung Quốc trên đèo Hải Vân"

    Tuấn Nam/ Soha.vn
    Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng đèo Hải Vân là khu vực cực kỳ trọng yếu của đất nước nên Việt Nam phải làm chủ hoàn toàn vị trí đó.

    Liên quan đến thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cấp phép cho Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở khu vực Cửa Khẻm – mũi vươn ra biển xa nhất của đèo Hải Vân, vị trí rất nhạy cảm về an ninh quốc phòng, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh Quân khu IV về vấn đề này.

    Trung tướng Nguyễn Quốc Thước khẳng định mạnh mẽ: “Tôi hoàn toàn phản đối việc cho nước ngoài vào làm kinh tế tại vị trí xung yếu đó”.

    Theo tướng Thước, làm kinh tế mà có lợi cho quốc gia thì không ai phản đối bởi đất nước càng ngày càng mạnh lên. Nhưng nếu làm kinh tế mà không nghĩ đến Quốc phòng – An ninh thì có cái lợi trước mắt đó nhưng cái hại lại về lâu dài.

    “Thực tế trên địa bàn Quân khu IV, thời nhà Nguyễn, đã bị chia cắt một lần ở sông Gianh; trong thời kỳ cách mạng đất nước bị chia cắt bởi sông Bến Hải. Tuy nhiên, địa thế chiến lược này vẫn không trọng yếu bằng đèo Hải Vân.

    Vừa qua, đồng chí Trung tướng Lê Chiêm – Tư lệnh quân khu V phát biểu phản đối việc này với lý do mũi đèo đó nhô ra ngoài biển và uy hiếp trực tiếp tới Đà Nẵng. Nói như vậy là đúng nhưng chưa đủ. Ảnh hưởng tới Đà Nẵng chỉ là một vế rất nhỏ.

    Đèo Hải Vân kéo dài ra biển là một địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng không chỉ liên quan đến Đà Nẵng và Huế, không chỉ liên quan đến quân khu V và quân khu IV mà liên quan đến vấn đề thống nhất về địa lý quốc gia.  Đó thực sự là một điểm huyệt cực kỳ quan trọng với An ninh – Quốc phòng”,vị tướng này nói.

    Tướng Thước phân tích thêm: “Nhìn xa hơn, mũi nhô ra biển ở đèo Hải Vân nhìn thẳng sang đảo Hải Nam (Trung Quốc)”.

    Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhớ lại: “Trở lại thời gian trước đây khi tôi còn làm Tư lệnh quân khu IV, quân khu IV và quân khu V đều muốn nhận quyền quản lý đèo Hải Vân. Quân khu V có ý kiến ra Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đoàn Khuê rằng nếu không giao đèo Hải Vân cho quân khu V thì Đà Nẵng thấy chưa yên tâm.

    Khi đó, tôi đã nói rằng bao quát được đèo Hải Vân không chỉ bao quát được quân khu V mà còn bao quát được quân khu IV. Lúc tôi và đồng chí Phan Hoan (là Tư lệnh quân khu V khi đó) làm việc với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đoàn Khuê, tôi nói rằng đèo Hải Vân liên quan đến An ninh – Quốc phòng của quốc gia của Việt Nam không riêng của quân khu nào. Đèo Hải Vân nằm tiếp giáp giữa hai quân khu, vì thế cả hai quân khu đều phải tập trung chứ không chỉ có quân khu nào. Bộ trưởng Đoàn Khuê lúc đó rất đồng ý với ý kiến đó”.

    Một lần nữa, tướng Thước khẳng định: “Bất kỳ một tổ chức nước ngoài nào cũng không được phép làm kinh tế tại khu vực đó. Tại đó có thể làm kinh tế nhưng phải là do doanh nghiệp của Việt Nam tiến hành. Việt Nam phải làm chủ hoàn toàn vị trí đó. Việt Nam đâu có thiếu doanh nghiệp có thể làm được các khu nghỉ dưỡng lớn”.

    Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế nói về dự án ở đèo Hải Vân: Sẽ chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng

    Ngày 19.11, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Cao đã có cuộc tiếp xúc với báo chí để trả lời một số câu hỏi liên quan đến dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế  World Shine - Huế tại khu vực mũi Khẻm, đèo Hải Vân của Công ty CP Thế Diệu.

    Bảng giới thiệu dự án được trưng trên đèo Hải Vân
    Bảng giới thiệu dự án được trưng trên đèo Hải Vân - Ảnh: B.N.L
    Chúng tôi làm đúng
    Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, khẳng định về địa giới hành chính thì khu vực này thuộc sự quản lý của tỉnh Thừa Thiên-Huế, không có tranh chấp với TP.Đà Nẵng. Điều này khẳng định qua các tài liệu, bản đồ lịch sử, cũng như hiện trạng về quản lý đất đai, việc bảo vệ và trồng rừng, an ninh trật tự… tại khu vực này cũng do tỉnh Thừa Thiên-Huế quản lý. Đến nay Quốc hội chưa có văn bản nào về việc điều chỉnh địa giới hành chính tại đây. Ngày 5.12.2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1771/ QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2025. Theo quy hoạch này, khu vực cấp phép đầu tư cho Công ty CP Thế Diệu hoàn toàn thuộc sự quản lý của khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

    Ngày 19.11, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về dự án được cấp phép đầu tư tại khu vực mũi Khẻm, đèo Hải Vân. Báo cáo đã nêu 3 nội dung liên quan gồm việc phân định địa giới hành chính tại khu vực này liên quan đến 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng, địa giới quy hoạch khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Thế Diệu.

    Ông Cao cho biết sau khi biết UBND TP.Đà Nẵng công bố điều chỉnh lại ở quy hoạch chung của thành phố đến 2030, tầm nhìn 2050, trong quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ không nói rõ khu vực này, nhưng trong bản vẽ do Bộ Xây dựng thẩm định lại có nêu thêm một phần diện tích mũi Khẻm và hòn Sơn Chà (được ký hiệu là Sơn Trà theo Đà Nẵng). Việc này, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh lại quy hoạch trên.
    Về trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Thế Diệu, ông Cao nói rằng căn cứ theo Nghị định 29/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế thì Ban Quản lý khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô làm đúng. Theo ông Cao, dự án này có ý tưởng từ năm 2012 và cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 10.2013. Trong khoảng thời gian đó, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đi khảo sát thực địa, lấy ý kiến của cơ quan quân sự, công an và biên phòng tỉnh. “Phía Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng có văn bản đồng ý cấp phép, họ chỉ yêu cầu khi thực hiện quy hoạch chi tiết cần phải hỏi ý kiến họ để khỏi chồng lấn lên các công trình quân sự. Vấn đề này UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu và Ban Quản lý khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đang thực hiện” - ông Cao nói.
    Sẽ chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng
    “Thời điểm này chưa xảy ra sự kiện nóng trên biển Đông, cũng chẳng có văn bản nào của cấp trên về việc phân biệt nhà đầu tư. Chúng tôi đã thẩm tra, xác minh và biết được chủ đầu tư này có năng lực đầu tư tốt, đã đầu tư một số dự án về khách sạn, sân golf lớn ở Đà Nẵng, Quảng Ninh rồi.
    Ông Cao cho biết sau khi có một số ý kiến trên báo chí về dự án này, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tiến hành rà soát lại quy trình cấp phép, đồng thời yêu cầu Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên-Huế rà soát để báo cáo xin ý kiến của Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng. 
     “Dự án cũng mới tiến hành đo vẽ bản đồ địa chính, rà phá bom mìn nhưng chưa được cấp đất, chưa phê duyệt quy hoạch và hiện không đầu tư gì thêm. Chúng tôi đã làm đúng quy trình và đợi chỉ đạo của Thủ tướng để thực hiện. Việc thu hồi dự án cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, tổn thất cho các bên nhưng chúng tôi sẽ thực hiện nếu Thủ tướng chỉ đạo dừng” - ông Cao nói.
    Theo giấy phép đầu tư, Công ty CP Thế Diệu, thuộc Công ty TNHH World Shine Hong Kong, có trụ sở chính ở Tortola (Vương quốc Anh), do ông Lu Wang Sheng (quốc tịch Trung Quốc) làm tổng giám đốc.
    Không thể chấp nhận giao đèo Hải Vân cho nhà đầu tư nước ngoài
    Đó là ý kiến của trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 sau khi UBND TP.Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng cùng các bộ, ngành chỉ đạo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế dừng triển khai và rút giấy phép dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine quy mô 250 triệu USD đã cấp cho Công ty CP Thế Diệu (thuộc Công ty TNHH World Shine Hong Kong, Trung Quốc) tại khu vực Cửa Khẻm, phần đèo Hải Vân vươn ra biển.
    UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã giao cho công ty này 200 ha trong thời hạn 50 năm. Từ 2013 - 2023, công ty này sẽ xây khu nghỉ mát 5 sao với 450 phòng, trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ, 220 căn hộ cao cấp, 350 căn biệt thự...
    UBND TP.Đà Nẵng cho rằng đây là khu vực chưa phân định ranh giới giữa địa phương và Thừa Thiên-Huế; đồng thời Cửa Khẻm có vị trí trọng yếu về an ninh - quốc phòng nên không thể giao cho nhà đầu tư nước ngoài.
    Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5 cho rằng đèo Hải Vân là khu vực trọng điểm quân sự cấp độ 1 được Chính phủ quy định, không chỉ liên quan đến an ninh của Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng mà còn cả khu vực biển Đông nên không được bố trí dự án có yếu tố nước ngoài, đối với dự án khác, địa phương lập dự án phải tham mưu các cơ quan quốc phòng, an ninh và xin ý kiến thẩm định, riêng với dự án quy mô lớn như vậy thì ngay cả cấp quân khu cũng không thể quyết định mà phải là cấp Bộ Quốc phòng tham mưu. Trong khi đó, khu vực đang phân định chưa rõ ràng thuộc địa phận Đà Nẵng (Quân khu 5) hay Thừa Thiên-Huế (Quân khu 4) mà Thừa Thiên-Huế đã tự động cho doanh nghiệp nước ngoài làm dự án, Quân khu 5 đã kiến nghị Bộ Quốc phòng dứt khoát không cho làm dự án tại đây và đang chờ đợi Bộ Quốc phòng báo cáo xin ý kiến Thủ tướng.
    Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho biết thêm: “Vấn đề Thừa Thiên-Huế nhượng lại khu vực mũi đèo Hải Vân cho công ty Hồng Kông Trung Quốc làm khu nghỉ dưỡng, vấn đề làm kinh tế cho đất nước giàu lên thì tôi hoan nghênh, nhưng đưa khu vực ấy bán cho nước ngoài thì không thể chấp nhận được”.
    Theo tướng Thước, khu vực đèo Hải Vân từ đỉnh Bạch Mã kéo ra biển là khu vực chiến lược đặc biệt quan trọng không chỉ cho Quân khu 4 hay Quân khu 5, không chỉ riêng cho Đà Nẵng hay Thừa Thiên-Huế mà đó là vùng xung yếu chiến lược đặc biệt quan trọng liên quan đến sự thống nhất lãnh thổ của quốc gia.
    Do đó, tướng Thước kiến nghị dứt khoát không được giao địa điểm quốc phòng - an ninh này cho nhà đầu tư nước ngoài, bởi lẽ vị trí chiến lược từ đèo Hải Vân nhìn ra biển rất phức tạp không thể để đèo Hải Vân lọt vào khả năng bị khống chế.

    Nguyễn Tú
    Ý kiến
    Trung tướng Bế Xuân Trường, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN: “Chắc chắn Bộ Quốc phòng không đồng ý triển khai dự án World Shine”
    Sáng 19.11, trong giờ giải lao của Quốc hội, trả lời phỏng vấn của báo chí, ĐBQH, trung tướng Bế Xuân Trường - Phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN, khẳng định: “Dự án đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine nằm ở vị trí chiến lược và chắc chắn Bộ Quốc phòng sẽ không đồng ý cho triển khai”.
    * Ông có ý kiến thế nào về việc triển khai dự án trên?
    - Nơi đó có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong quốc phòng, an ninh. Ở những vị trí như thế, những dự án phát triển kinh tế, nhất là với những dự án có yếu tố nước ngoài, Chính phủ cũng đã có quy chế là phải có thẩm định của các cơ quan hữu quan. Do vậy, khi mà hai cơ quan quân sự, công an ở cấp cơ sở thẩm định và không đồng ý thì có lẽ là sẽ không thực hiện được dự án này. Quan điểm của Bộ Quốc phòng cũng là hết sức ủng hộ các địa phương phát triển kinh tế kết hợp với đảm bảo quốc phòng - an ninh, nhưng với những dự án ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, ở những khu vực chiến lược như vậy thì tuyệt đối không được làm. 
    * Hiện nay, Bộ Quốc phòng đã nhận được ý kiến hay báo cáo từ địa phương về dự án này chưa? Nếu có, Bộ đã có ý kiến thế nào với địa phương?
    - Chúng tôi hiện chưa nhận được báo cáo của địa phương về dự án này. Hỏi ý kiến chính thức thì chưa, nhưng nếu có hỏi thì chắc chắn chúng tôi sẽ không đồng ý. Một khu du lịch nghỉ dưỡng có yếu tố nước ngoài mà lại nằm ở vị trí chiến lược như vậy thì không thể cấp phép cho làm được.
    * Có thể UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế vẫn cho làm dự án mà không hỏi ý kiến của Bộ Quốc phòng ?
     - Nếu cấp nào quyết định thì cấp ấy sẽ sai. Trong trường hợp nếu UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế vẫn quyết tâm làm thì chắc chắn Bộ Quốc phòng sẽ có ý kiến phản đối.

    Hà Nguyễn (ghi)
    Bùi Ngọc Long
     
    BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (51)
    vũ đức huy (Đắk Lắk) - 24 giờ trước
    Với trách nhiệm là 1 công dân VN, tôi khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng Trung ương, Bộ Quốc phòng xem xét trách nhiệm cụ thể của những người liên quan trong việc cấp phép dự án này.
    Trần Văn Hoàng - 24 giờ trước
    Làm khách sạn sân golf ở QN hay ĐN lại khác các bác TT-H ạ! Các bác làm gì cũng nên cẩn trọng. TQ trấn ngay cái đèo huyết mạch như thế khiến dân không an lòng.
    CaoDương - 25 giờ trước
    Lợi ích quốc gia là trên hết. Đừng vì lợi ích ao nhà mà tổn hại đến an ninh quốc gia. Đừng để mất bò mới lo làm chuồng.
    mai - 23 giờ trước
    Đồng ý dừng ngay dự án này lại càng sớm càng tốt
    Tran (TP.HCM) - 22 giờ trước
    Đây là điểm huyệt "tử" trên tuyến đường phong lý Bắc Nam, vì thế không thể quá "dễ dãi" cho người nước ngoài vào đầu tư và càng không được khi nhà đầu tư là người mang quốc tịch TQ.
    LamBa - 24 giờ trước
    Vấn đề chính là tầm nhìn chiến lược và giác quan chính trị nhạy cảm của vị lãnh đạo.
    nguyen thi la (Đà Nẵng) - 23 giờ trước
    Theo tôi thì nên dừng dự án đó.
    Nguyễn Việt Nam (Huế) - 23 giờ trước
    Mong các ngành chức năng vì nhân dân mà rút lại giấy phép, nếu có đầu tư thì chỉ có cho phép doanh nghiệp nhà nước của ta đầu tư thôi.
    trang (Vĩnh Long) - 22 giờ trước
    Theo tôi, Nhà nước cần phải kiểm soát được tất cả mọi hoạt động đầu tư và làm ăn của người Trung Quốc tại Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp cũng như của các cá nhân như “thương lái”, “bác sĩ” đông y,... Tất cả những dự án Trung Quốc đầu tư (kể cả dự án có họ tham gia hay núp bóng) vào vùng biên giới, hải đảo, vùng ven biển, vùng xung yếu nhạy cảm ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, gần các căn cứ quân sự lớn, gần trụ sở cơ quan đầu não TW và các tỉnh đóng,... phải bị nghiêm cấm. Đối với những nơi trong quy định trên mà họ đã triển khai thì cũng phải kiên quyết thu hồi hoặc buộc phải dời đi nơi khác... thu gọn
    Hoang (Thái Bình) - 24 giờ trước
    Cần sửa chữa ngay!

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét