Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 152

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Đánh Giá Lại HOÀNG CAO KHẢI – Nhân Vật Lịch Sử "Con Cưng" Của Pháp Đã Bán Nước Cầu Vinh Như Thế Nào
Hoàng Cao Khải nguyên danh là Hoàng Văn Khải, quê làng Đông Thái (thuộc xã Tùng Ảnh), huyện La Sơn (nay là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh; đỗ cử nhân năm Tự Đức thứ 21 (1868). Theo Giáo sư Hoàng Xuân Hãn “sau khi đỗ cử nhân lúc còn rất trẻ, Hoàng Cao Khải chắc muốn đậu đại khoa như nhiều ông cử trong tổng, trong làng. Nhưng vì lẽ gia tư eo hẹp, thua bạc, ông ra làm quan sớm”. Ban đầu làm huấn đạo huyện Thọ Xương, sau làm giáo thụ phủ Hoài Đức (Hà Tây) rồi tri phủ Thọ Xương. Giữa Hà Nội, Hoàng Cao Khải được nhiều quan to biết tới, trong đó có Nguyễn Hữu Độ, Tổng đốc Hà Ninh (thay Hoàng Diệu) là một nhân vật trong phe chủ hoà với Pháp. 

"Minh oan" cho Hoàng Cao Khải
Thứ sáu, 14 Tháng 1 2011 21:31

“Muốn viết sử, phải biết phương pháp sử học, và trước hết, phải là người trung thực, chứ không phải là tên cơ hội”.

GS. HÀ VĂN TẤN

(Lịch sử, Sự thật & Sử học, 1999, tr. 15)
***
Sau năm 1975, một vài người Việt Nam ở nước ngoài tìm cách “minh oan” cho một số nhân vật từng phục vụ các thế lực nước ngoài xâm lược và thống trị Việt Nam.
Mấy năm gần đây, một số người trong nước cũng làm chuyện tương tự. Điển hình là một phó giáo sư đã viết trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, cơ quan chính thức của Viện Sử học Việt Nam : “Hoàng Cao Khải là một nhân vật lịch sử có vấn đề. Vấn đề của ông cần được nghiên cứu để có thể có những nhận định rạch ròi và xác đáng...Cuộc đời của ông, có thể nói, đặt ra những câu hỏi cần giải đáp để đảm bảo được sự công bằng trong lịch sử”
Mục đích của chúng tôi là cùng bạn đọc trong và ngoài nước xác định chỗ đứng của Hoàng Cao Khải trong bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Việc đề cập tới bài báo nói trên là điều bất đắc dĩ, do đó chúng tôi thấy không cần thiết nêu tên tác giả của bài báo ấy
Mấy dòng trích dẫn trên đây hàm ý rằng hiện nay chưa có những nhận định rạch ròi, xác đángcông bằng về nhân vật họ Hoàng. Do đó, trước hết chúng ta cần biết
HOÀNG CAO KHẢI LÀ AI ?
Ở làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, có hai nhân vật cùng thời, cùng nổi tiếng.
Người thứ nhất là Phan Đình Phùng (1847- 1895), đỗ đình nguyên tiến sĩ (1877), làm ngự sử ở Viện Đô Sát. Sau khi thực dân Pháp chiếm kinh thành Huế (1885), ông dựng cờ khởi nghĩa ở Hương Khê (Hà Tĩnh). Vua Hàm Nghi cử ông làm Hiệp thống quân vụ, chỉ huy nghĩa quân ở ba tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình. Được nhân dân ủng hộ, nghĩa quân lập nhiều chiến công. Thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn, từ lấy tiền tài chức tước mua chuộc đến đào mồ mả tổ tiên, bắt giam người thân của ông, nhưng tất cả đều không thể khuất phục nhà yêu nước họ Phan. Ông bị thương trong một trận đánh và sau đó qua đời khi mới 48 tuổi. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5-1941) ca ngợi ông: “Từ khi Pháp lấy nước ta, đã có biết bao vị anh hùng cứu quốc đứng ra chống với quân thù: ...Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Lương Ngọc Quyến...”
Người thứ hai cũng nổi tiếng, nhưng theo chiều ngược lại : Hoàng Cao Khải (1850 – 1933). Sau khi đậu kỳ thi Hương năm 1868, “ở nhà nhàn cư vô sự, cờ bạc chơi bời, đến đổi bán hết gia viên điền sản, chỉ còn một nước tự tử đến nơi, họ Hoàng bỏ nhà đi ra Bắc Hà”. Với bằng cử nhân, Khải được bổ làm huấn đạo huyện Thọ Xương rồi giáo thụ phủ Hoài Đức.
Ngày 25-4-1882, thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ hai, tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn nghĩa. Sau đó, Pháp đánh nống ra các tỉnh khác của Bắc Kỳ.
Các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Pháp xua quân đi đánh nhưng không thể dập tắt ngọn lửa kháng chiến của nhân dân Bắc Kỳ. Chúng nghĩ tới việc áp dụng ở Bắc Kỳ thủ đoạn “dùng người Việt đánh người Việt” mà trước đó chúng đã thi hành ở Nam Kỳ và Trung Kỳ với những Việt gian khét tiếng như Trần Bá Lộc, Huỳnh Tấn, Nguyễn Thân...
Hoàng Cao Khải tự nguyện theo giúp quân xâm lược, rất được Pháp tin dùng. Ông được cử làm tiễu phủ sứ, phụ trách “dẹp loạn” ở các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Sau đó, ông được thăng  chức tổng đốc Hải Yên (liên tỉnh Hải Dương – Quảng Yên); đến năm 1889, ông leo lên địa vị cao nhất xứ Bắc Kỳ: kinh lược sứ, được Pháp gọi là “phó vương Bắc Kỳ” (vice–roi du Tonkin), một chức quan không hề có trong sử sách Việt Nam. Việc này được De Lanessan (làm toàn quyền Đông Dương từ 21-4-1891 đến 29-12-1894) nhắc tới trong cuốn “Công cuộc thuộc địa hoá ở Đông Dương” (La colonisation française en Indochine): Thấy tuyệt vọng không thể bình định được vùng đồng bằng [Bắc Kỳ] bằng những đội quân chính quy và những đội dân vệ mà lúc đó quân số cũng đã lên 8 000 người, viên toàn quyền tạm quyền [François Bideau] và viên thống sứ [Eusèbe Parreau] đã tổ chức, với những dân vệ và những lính cơ dưới quyền của vị kinh lược [Hoàng Cao Khải] và vài vị quan, những “đội quân cảnh sát” hành động trong các tỉnh bị rối loạn nhất, đặc biệt là ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội...”.
Trong báo cáo ngày 27-3-1889, thống sứ Bắc Kỳ Eusèbe Parreau cũng viết : “Cần có biện pháp mới, nghĩa là phải làm sao cho dân bản xứ chống lại nhau.Tôi đã giao nhiệm vụ này cho tổng đốc Hoàng Cao Khải, viên quan rất có nghị lực và đầy tham vọng5 . Theo nhà sử học Pháp Philippe Devillers, thi hành chủ trương của Pháp, “Hoàng Cao Khải thành lập một lực lượng [gồm] 400 lính tình nguyện lấy trong số những lính khố đỏ cũ và 500 vệ binh dân sự do các công sứ cung cấp. Lực lượng này đi ngang dọc khắp nơi ở Bãi Sậy, có khi đụng độ với những nhóm kháng chiến chính yếu, nhưng thường là hành động theo chiều sâu, trên cơ sở những tin tức tình báo, do đó bắt được nhiều người và thường là hành quyết ngay...” 6. Phối hợp với quân viễn chinh Pháp, “đội quân cảnh sát” của Khải mở các cuộc hành quân càn quét vào những khu căn cứ của nghĩa quân (Bãi Sậy ở Hưng Yên, Hai Sông ở Hải Dương...), bao vây dài ngày để cắt đứt việc tiếp tế lương thực, chém giết bừa bãi nhằm khủng bố dân chúng để họ không dám giúp đỡ nghĩa quân. Nghĩa quân ở các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ chịu nhiều tổn thất nặng nề.
Ở Trung Kỳ, Pháp đánh mãi mà không đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hương Khê, nên tháng 11-1894 toàn quyền De Lanessan sai Hoàng Cao Khải lấy danh nghĩa đồng hương và có quan hệ thông gia để viết thư dụ Phan Đình Phùng. Trong thư, Khải khẳng định việc Pháp cướp nước ta là điều không thể xoay đổi (“Sự thế gần đây đã xoay đổi ra thế nào, thử hỏi việc đời có thể làm được nữa không, dầu kẻ ít học thức kém trí khôn cũng đều trả lời không được”), do đó kháng chiến giành lại độc lập chỉ làm cho “quê hương điêu đứng xiêu tàn” (“Nếu như ngài cứ khăng khăng làm tràn tới mãi thì e rằng khắp cả sông Lam núi Hồng đều biến thành hồ cá hết thảy”) và như thế có lỗi với dân (“Dân ta có tội gì mà vướng phải nông nỗi lầm than thế này, là lỗi tại ai?”). Khải ca ngợi “nhà nước Bảo hộ khoan dung biết dường nào!”, khoe “với quan toàn quyền vốn có tình quen biết nhau lâu; lại có quan khâm sứ ở kinh [đô] và quan công sứ Nghệ Tĩnh cùng tôi quen thân, hiệp ý nhau lắm” nên đã từng “bảo toàn” cho người “ra thú” được “yên ổn vô sự” 7
Phan Đình Phùng viết thư khước từ, đồng thời nói với người đưa thư: “Tôi thề quyết làm việc tôi làm đây tới cùng, dầu sấm sét búa rìu cũng không làm sao cho tôi thay lòng đổi chí được. Anh về nói dùm cho Hoàng Cao [Khải] biết như thế” 8. Khải cho dịch thư của Phan Đình Phùng ra chữ Pháp, gửi kèm theo báo cáo lên toàn quyền De Lanessan: “Bổn chức đã lấy hết sự thế lợi hại để tỏ bày khuyên nhủ Phan Đình Phùng ra hàng thú, nhưng y vẫn tỏ ý hôn mê bất ngộ (mê mẩn tối tăm, không tỉnh). Giờ xin Chánh phủ Bảo hộ vì dân [!] mà dùng binh lực tiễu trừ cho hết văn thân loạn phỉ” 9. Hành động của Khải bị người dân Nghệ - Tĩnh - Bình phê phán trong bài vè “Vè quan Đình” (tức đình nguyên Phan Đình Phùng):
Thua cơ, Tây phải cầu hoà
Sai Hoàng Cao Khải tiến thơ thuyết hàng
Quan Đình sắt đá bền gan
Lòng trung bạch nhật minh quang chẳng dời
Hoàng Cao nói chẳng đắt lời
Lại xui Tây tặc phải thời tiến binh
Sao không biết hổ với mình?10
Ngày 27-12-1896, Paul Doumer được cử làm toàn quyền mới của  Đông Dương. Hơn nửa năm sau, để thực hiện chủ trương trực trị đối với Bắc Kỳ, Pháp bãi bỏ chức kinh lược, chuyển toàn bộ quyền hành vào tay viên thống sứ Pháp. Khải được điều động vào Huế, làm phụ chính đại thần, cố vấn đặc biệt cho vua Thành Thái (lúc đó mới 18 tuổi), có chân trong Viện Cơ mật, thượng thư Bộ Binh. Năm 1903, Khải về hưu với hàm thái tử thái phó, Văn Minh Điện đại học sĩ, tước Duyên Mậu quận công.
NGƯỜI CÙNG THỜI NGHĨ GÌ?
Hoàng Cao Khải và Nguyễn Thân là một cặp bài trùng đặc biệt: cả hai đều ra làm tay sai cho xâm lược Pháp khá sớm, cùng được cử làm Tiễu phủ sứ (Khải ở Bắc Kỳ, Thân ở Trung Kỳ), cùng về Huế làm phụ chính đại thần, cố vấn cho vua, thượng thư (Khải giữ Bộ Binh, Thân giữ Bộ Lại), cùng nổi tiếng tàn bạo... và cùng về hưu năm 1903. Vì vậy, người cùng thời thường có nhận định chung về cả hai ông. Chẳng hạn, có câu ca dao :
Hỏi ai bán nươc buôn dân,
Ấy Hoàng Cao Khải – Nguyễn Thân một phường 11
hay bài “Vè quan Đình”:
Hoàng Cao nhục nhã đã xong
Nguyễn Thân đâu cũng vào vòng khuyển nô
Lại cùng Tây tặc mưu mô
Người Nam lại phá cơ đồ người Nam 12
Trong một bài báo viết năm 1913 (hai mươi năm trước khi Khải chết), phó bảng Phan Châu Trinh nhận xét: “Phàm người Việt mà đi làm tôi tớ cho người Pháp đều là bọn tham bỉ mất lương tâm, quỳ lạy giống khác, xẻo thịt đồng bào, không bằng cầm thú... Hai người ấy [Khải và Thân] đành bỏ tất cả liêm sỉ danh tiết một người đời, đem hết tâm huyết tài lực giết hại đồng bào để cầu được công với người Pháp, chẳng qua là chỉ thèm thuồng ba chữ “có quyền thế” đó thôi...” 13
Tám năm trước đó, giải nguyên Phan Bội Châu trong cuốn Việt Nam vong sử quốc gọi Khải và Thân là những “người Việt làm chó săn” cho xâm lược Pháp, đó là “những tên côn đồ vô nghĩa vô hạnh, mặt khỉ ruột lợn (...) mà người Việt bình nhật rất ghét”. “Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân hết sức vì người Pháp giết hại người Việt, đi giúp dị chủng để tàn hại đồng chủng”, “hai tên này đàn áp cách mạng rất đắc lực”14
Năm 1913, từ Quảng Đông, Phan Bội Châu cử một số hội viên Việt Nam Quang phục hội về nước tìm cách tiêu diệt một số quan chức thực dân chóp bu và Việt gian đầu sỏ. Theo giáo sư sử học người Mỹ David Marr, trong số đó có Hoàng Cao Khải 15.
Ngay khi Khải còn sống, con cháu đang làm quan lớn 16, nắm nhiều quyền lực trong tay, người cùng thời vẫn không ngại đả kích ông.
Chẳng hạn, khi Khải mở tiệc mừng thọ, có người làm thơ đăng báo, trong đó có hai câu:
Con cái một nhà hai tổng đốc
Pháp Nam hai nước một  công thần 17
Một lần khác, có người vịnh Thái Hà ấp của vị phó vương Bắc Kỳ:
Thái ấp mây mờ, cỏ lẫn rêu
Pháp Nam trung tín cả hai triều 18
Giữa lúc Pháp đang xâm lược và thống trị nước Nam, còn gì mỉa mai bằng khen Khải là “công thần” “trung tín” cho cả hai bên!
Một nhà nho đả kích thói ăn của đút lót của Khải:
Nay hạt Hà Đông còn biếu lợn
Mai dân Nam Định lại dâng bò
(Vịnh Hoàng Cao Khải) 1
Có kẻ nịnh bợ dựng bia “ghi công” Khải, liền bị một nhà thơ phê phán:
Hai chữ “vong quân” bia tạc chửa?
Sao không biết thẹn với non sông! 20
Ngoài ra còn nhiều giai thoại kể chuyện tam nguyên Nguyễn Khuyến, nhà thơ Tản Đà... làm thơ, câu đối châm biếm Khải 21
“KHÔNG BỊ VẠCH TỘI ÁC” (?!)
Khi đọc câu “Vấn đề của ông [Hoàng Cao Khải] cần được nghiên cứu để có thể có những nhận định rạch ròi và xác đáng” 1, người đọc cứ ngỡ vị phó giáo sư (dưới đây viết tắt là PGS) đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu và phát hiện nhiều điều mới khiến ông muốn mọi người thay đổi nhận định về nhân vật lịch sử có vấn đề này. Người đọc hết sức thất vọng trước những chữ “chưa”“không” của PGS:
“Hiện nay, chưa phát hiện được một chi tiết, tài liệu nào”
“Chưa sưu tầm được tài liệu đầy đủ và cụ thể”
“Nhiều hiện tượng chưa được biết rõ”
“Không rõ trong thâm tâm của ông như thế nào?”
“Những thành tích “dẹp loạn” của ông chỉ được biết trên đại thể, chứ không thấy nêu rõ ở một trận đánh hay một mưu mẹo nào”
“Vào lúc đó, có nhiều vị quan đã có biệt nhãn đối với những người làm quốc sự (...). Hoàng Cao Khải có thuộc vào loại này không? Không rõ” 1
Thừa nhận “không thấy”, “không rõ” nhưng PGS vẫn mạnh dạn khẳng định là “không có”, “không bị”:
“Mặc nhiên quần chúng đã xem ông là tay sai đắc lực của bọn thực dân, mặc dầu ông không có những hành động điên cuồng, độc ác như Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc”.
“Thơ ca châm biếm đả kích ông khá nhiều. Tuy nhiên, có điều lạ là trong loại thơ ca này, không có bài nào vạch rõ được tội ác hay khuyết điểm cụ thể của ông”
“Hoàng Cao Khải bị quy là tay sai đắc lực cỡ chóp bu của thực dân, nhưng người ta chỉ nghi ngờ ông, chứ ông không bị bất bình, không bị vạch tội ác” 1
Người đọc có cảm tưởng PGS không chịu khó tìm đọc các sách, báo về Hoàng Cao Khải của các tác giả Việt Nam và nước ngoài, mà chỉ viết theo cảm tính chủ quan.
Ở đoạn trước, nhà sử học Pháp Philippe Devillers cho biết: Hoàng Cao Khải đã “bắt được nhiều người [những nghĩa quân yêu nước] và thường là hành quyết ngay22 , không cần xét xử. Trong báo cáo đã dẫn, thống sứ Parreau cũng viết : Đầu tháng 3-1889, Hoàng Cao Khải tiến hành “một trận đánh vang dội khắp vùng làm cho quân nổi loạn hoang mang, nhiều tên tướng bị bắt và Hoàng Cao Khải đã xử tử ngay lập tức. Hơn thế, Hoàng Cao Khải không để cho quân nổi loạn kịp hoàn hồn. Thám tử của ông tỏa đi khắp nơi, bắt giữ những kẻ tình nghi, hễ có dấu hiệu thông đồng với giặc thì xử chém ngay tức khắc (…). Hàng loạt tên nổi loạn bị xử tử, làng Phù Đổng theo giặc bị đốt sạch23 . Toàn quyền De Lanessan xác nhận điều đó: Binh lính dưới sự chỉ huy của Hoàng Cao Khải “đã có những hành động tàn bạo đến mức không chịu được. Tôi có thể nêu lên một cái huyện trong tỉnh Hà Nội, trong 15 ngày, người ta đã chặt đầu 75 kỳ hào bởi vì họ không thể hay không muốn (...) chỉ ra một bọn bất lương [tức nghĩa quân] đi theo con đường nào sau khi đã đi qua những làng của họ24. Trong bức thư đề ngày 16-10-1891, trung úy Pháp Fernand Bernard viết về Hoàng Cao Khải: “Ông ta chặt 1800 đầu trong 3 tháng, nhưng ông ta đã thu được những tin tình báo quý báu đã giúp chộp được những tên cướp [tức nghĩa quân] và gặt hái được một số lượng lớn súng ống25
Nhờ sự tiếp tay của các Việt gian,
thực dân Pháp tù đày và chém đầu nhiều người yêu nước
Chỉ cần vài trăm người dân Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) bị lính Mỹ thảm sát đã khiến dư luận trong và ngoài nước xúc động sâu sắc. Thế mà hàng nghìn đồng bào Việt Nam bị Hoàng Cao Khải chặt đầu không hề lay động được trái tim PGS, nên ông vẫn mạnh dạn khẳng định Hoàng Cao Khải “không có những hành động điên cuồng, độc ác như Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc”, vẫn không chịu thừa nhận Hoàng Cao Khải đã gây ra “tội ác” 1 ?! Những hành động của Hoàng Cao Khải – mà chính toàn quyền Pháp cũng phải thừa nhận là “tàn bạo đến mức không tin được26 – là những sự thật hiển nhiên, chứ không phải do “quần chúng đã xem”, đã “nghi ngờ” hay đã “quy” cho Hoàng Cao Khải, như PGS viết 1. Nói một cách tổng quát, các hành động của Hoàng Cao Khải đã cấu thành tội ác chống lại Tổ quốc, chống lại nhân dân.
Hoàng Cao Khải tự nguyện làm “tôi tớ”, “chó săn” (chữ của cụ Phan Bội Châu dùng 12) cho quân cướp nước, nên bị người cùng thời khinh bỉ, bị hậu thế lên án. Không biết đứng trên nhân sinh quan nào mà PGS lại cho Khải “đã tiến lên tột đỉnh vinh quang”? 1 Phải chăng cái “vinh” mà PGS thưởng cho Khải là cái “vinh” trong “mãi quốc cầu vinh” ?
PGS khen: “Khi phụ trách Nha kinh lược Bắc Kỳ (tháng 6-1886), Hoàng Cao Khải đã tỏ ra là có tài về mặt điều hành chính trị”. Nha kinh lược vốn là cơ quan đại diện triều đình Huế tại Bắc Kỳ. Nhưng đến thời Khải làm kinh lược sứ, Pháp ngày càng khống chế cơ quan này đến độ “Nha kinh lược không phải chịu sự kiểm soát của triều đình Huế” 1 nữa, mà chỉ biết làm theo lệnh của viên thống sứ Pháp ở Bắc Kỳ. “Như vậy, qua Hoàng Cao Khải, thực dân Pháp đã nắm toàn bộ Bắc Kỳ” 1. PGS kết luận: “Ông trở thành người cầm đầu xứ Bắc, trực tiếp dưới quyền người Pháp” 1. Thật nghịch lý khi “người cầm đầu” lại nằm “dưới quyền” của người khác. Sẽ hợp lô-gíc hơn nếu PGS viết: thống sứ Pháp là người cầm đầu, còn Khải chỉ là người cầm...đuôi! “Tài về mặt điều hành chính trị” – mà PGS khen Khải – chẳng qua chỉ là tài...tuân lệnh ngoại bang để đè đầu cưỡi cổ đồng bào.
PGS khen cuốn Việt sử yếu (bằng chữ Hán) của Khải. PGS thú nhận “không rõ sau khi viết xong (năm 1914), tác giả đã cho nó được lưu hành như thế nào” mà hầu như chẳng người Việt Nam nào biết đến nó. Tuy vậy, PGS vẫn hết lời khen nó là “một công trình sử học, một tài liệu có giá trị cho việc tìm hiểu lịch sử nước nhà”, “cũng đáng được coi là một đóng góp đáng quý”1
Không rõ PGS có biết Việt Nam sử yếu của Hoàng Cao Khải đăng trên Đông Dương tạp chí (từ số 2 đến số 21) hay không? Tác phẩm này đã được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Tập Việt Nam sử yếu của Hoàng Cao Khải chỉ là một tập bổ quốc sử, mọi việc chép rất sơ lược, phần nhiều là những việc của một triều đại, phụ thêm những chương nói về danh tướng, danh nho, quan chế, binh chế, khoa cử, còn vẫn không làm sao biết rõ được những việc trong dân gian. Chép lối như thế là xếp việc nọ vào gần việc kia và nối bằng những lời nghị luận rất sơ sài, chứ không phải cái lối vừa chép vừa đứng vào địa vị khách quan mà đặt lấy những dây liên lạc theo nhân quả thuyết” 27. Việt Nam sử yếuViệt sử yếu là hai “anh em ruột”, ra đời trước sau 1 năm (1914 và 1915), chất lượng của chúng sàn sàn nhau mà thôi, lẽ nào một bên bị đánh giá thấp, còn bên kia được khen lấy khen để ?
Thử xem một trang Việt sử yếu của Hoàng Cao Khải viết như thế nào.
Các bộ sử cũ (như Đại Việt sử ký toàn thư chẳng hạn) xem nhà Triệu là một triều đại chính thống của Việt Nam. Đến thế kỷ XVIII, Ngô Thì Sĩ là nhà sử học đầu tiên chứng minh Triệu Đà không phải là người Việt Nam, mà chính là kẻ đã xâm lăng nước Âu Lạc, biến nước ta thành thuộc quận của nước Nam Việt bên Tàu. Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ viết: “Đất Việt [ở] Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt [ở] Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam”. Thế nhưng, sang thế kỷ XX, Hoàng Cao Khải vẫn “khẳng định Triệu Đà là con người dẫn đầu ở Việt Nam xây dựng nền độc lập”1, lặp lại một sai lầm cũ đã được đính chính. Vậy mà PGS vẫn cứ khen Việt sử yếu “đã bổ sung cho kho tàng sử sách Việt Nam một tài liệu mới [!]”, có “những nhận định độc đáo, khác với nhiều người”.1
Không chỉ khen Khải có tài, PGS còn quả quyết Khải có công nữa!
Chả là, để thưởng công hãn mã của Khải, ngoài việc thưởng Bắc Đẩu bội tinh, năm 1893 thực dân Pháp cấp cho ông một vùng đất khá rộng (nay thuộc quận Đống Đa) để ông lập một trang ấp (đặt tên là Thái Hà ấp). Tại đây, Khải cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc nguy nga như dinh thự, lăng mộ v.v... Chuyện chỉ có vậy, nhưng dưới mắt PGS, “trong khi làm kinh lược sứ Bắc Kỳ, Hoàng Cao Khải cũng có những việc làm đóng góp nhất định cho đất Thăng Long”: đó là “Hoàng Cao Khải chọn được vùng đất vốn còn hoang vu, có nhiều đầm ao sình lầy ở địa bàn này để tạo lập thành một trang ấp ngày càng trù phú. Có thể đây cũng là thêm một nét đẹp trong lịch sử xây dựng đô thành Thăng Long” ! 1
Có một đoạn PGS trích dẫn Phan Bội Châu viết về Hoàng Cao Khải như sau: Phan Bội Châu “có nhắc đến Hoàng Cao Khải là người vẫn có “nhất điểm linh đài”, “còn một điểm lương tâm, còn biết Việt Nam là là nước của tổ tông cha mẹ, còn biết Việt Nam là nước đồng bào, không nỡ trông thấy người Pháp phá hoại mòn mỏi đi” và Phan Bội Châu vẫn hy vọng sự “hồi tâm” của Hoàng Cao Khải” . So sánh đoạn trên với nguyên văn bản dịch Việt Nam vong quốc sử: “Thử xem những kẻ rất nghèo hèn đê tiện, như đi ở bán hàng, làm thuê cho phường thịt, cũng còn có một điểm lương tâm, còn biết Việt Nam là nước của tổ tông cha mẹ, còn biết Việt Nam là nước đồng bào, không nỡ trông thấy người Pháp phá hoại mòn mỏi đi; huống chi [Nguyễn] Thân và [Hoàng Cao] Khải kia?” 29 người đọc sẽ thấy chủ ngữ của “còn có”, “còn biết”, “không nỡ trông thấy” là “những kẻ rất nghèo hèn đê tiện”, chứ không phải là “Hoàng Cao Khải” như PGS muốn cho người đọc hiểu lầm. Trích dẫn mà cố tình làm sai lạc ý nghĩa của nguyên tác là điều tối kỵ đối với những nhà nghiên cứu biết tôn trọng sự liêm khiết về trí tuệ.
“SAO KHÔNG BIẾT HỔ...”
Khi Hoàng Cao Khải còn sống, có một nhà nho giỏi nghề nịnh bợ, đề nghị thờ “cụ Hoàng” tại đền Trung liệt (ở Hà Nội) bên cạnh các nhà yêu nước chống Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu... Hay tin ấy, nhà thơ Phan Điện (1874-1945), người cùng làng Tùng Ảnh với Khải) phản đối:
... Thờ bên trung trực, bên gian nịnh
Thế cũng đền đài, cũng miếu hương.
Thơm thối lẫn nhau mùi tắt họng
Ngọt ngào đầu miệng lưỡi không xương.
Nhà nho lại có thằng nào đó
Luồn cúi vào ra bợ cụ Hoàng? 30
Thì ra không phải chỉ có nhà nho đầu thế kỷ XX mới “bợ cụ Hoàng” !
Những câu hỏi trong bài “Vè quan Đình” không phải chỉ đặt ra cho cử nhân – quận công họ Hoàng mà thôi:
Sao không biết hổ với mình?
Hỏi rằng chức tước hiển vinh nổi gì?
Mang danh khoa mục làm chi?
Câu chuyện vẫn còn mang tính thời sự nóng bỏng.
Nguyễn Thị Đông Thái
Bên dòng sông La (Hà Tĩnh), mùa sen nở 2009.

1. PGS........., “Việt sử yếu và tác giả của nó”, tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5 (385), 2008, tr. 72-79.
2. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập VII, tr.149.
3. Đào Trinh Nhất, Phan Đình Phùng, Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1950, tr.168. Quyển Phan Đình Phùng xuất bản lần đầu tiên ở Hải Phòng năm 1936, chỉ 3 năm sau khi Hoàng Cao Khải chết. Do đó, chi tiết nêu trên phải tuyệt đối chính xác; nếu không, thực dân Pháp và “con cái một nhà hai tổng đốc” của họ Hoàng sẽ không để tác giả yên.
4, 6, 22, 24, 25, 26. Philippe Devillers, Người Pháp và người Annam bạn hay thù?, Ngô Văn Quỹ dịch, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tr.493, 511, 512.
5, 23  Nguyễn Phan Quang, Việt Nam cận đại – những sử liệu mới, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,1995, tr.126, 126
7, 8, 9. Đao Trinh Nhất, sđd, tr. 169, 171, 172, 173, 177
10, 12, 20. Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (1858-1900), Nxb Văn học, Hà Nội, 1976, tr. 536, 562, 563.
11. Nguyễn Sinh Duy, Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam, Nxb Đà Nẵng, 1996, tr. 183
13.Nguyễn Văn Dương, Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb Đà Nẵng, 1995, tr. 636
14, 29 Chương Thâu, Phan Bội Châu toàn tập, Nxb Thuận Hóa, 1990, tập II, tr. 130, 155, 156
15. David G. Marr, Vietnamese Anticolonialism 1885-1925, Đại hoc California xuất bản, Berkeley (Mỹ), 1971, tr. 220
16. Hai con trai của Khải đều làm tổng đốc (Hoàng Trọng Phu tổng đốc Hà Đông, Hoàng Mạnh Trí tổng đốc Nam Định).. Hoàng Gia Mô, cháu nội của Khải, làm tri huyện Vĩnh Bảo. Trong cuộc khởi nghĩa năm 1930 do Nguyễn Thái Học lãnh đạo, nghĩa quân Việt Nam Quốc dân đảng xử tử Mô rồi quăng xác xuống sông Cầu Mục (15-2-1930)
17. Tạp chí Nam Phong (Hà Nội) số 22, tháng 4-1919
18. Lãng Nhân, Chơi chữ, Nam Chi tùng thư, Sài Gòn, 1963, tr.179
19. Vũ Ngọc Khánh, Thơ văn trào phúng Việt Nam từ thế kỷ XIII dến 1945, Nxb Văn học, Hà Nội, 1974, tr. 279
21. Hoàng Ngọc Phách và Kiều Thu Hoạch, Giai thoại văn học Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988; Thái Bạch, Giai thoại văn chương Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 1994 v.v…
27. Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1989, tập I, tr. 183
28. Ngô Thời Sĩ, Việt sử tiêu án, Nxb Thanh niên, thành phố  Hồ Chí Minh, 2001, tr. 29
30. Văn thơ yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (1900-1930), Nxb Văn học, Hà Noi65i, 1976, tr. 617-618.

http://giaodiemonline.com/2009/11/hoangcaokhai.htm

Không được đánh đồng “công” và “tội”!

Thứ Năm, 04/02/2016, 14:58:09
 Font Size:     |        Print
Thời gian gần đây, trong khi “xét lại lịch sử”, có tác giả cho rằng Hoàng Cao Khải là người “có tinh thần dân tộc”, Trương Vĩnh Ký là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc”,…! Các ý kiến này xuất phát từ sự thật lịch sử, hay chỉ dựa vào một vài kết quả mà những người đó vô tình có được rồi biến thành giá trị để tôn vinh, xưng tụng, bỏ qua việc họ đã đi ngược lại lợi ích dân tộc, thậm chí bỏ qua tội ác của họ đối với dân tộc?
Nghiên cứu lịch sử thế giới, chúng ta đều biết, hơn 200 năm trước, các cuộc chiến tranh do Napoléon (Na-pô-lê-ông) tiến hành mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nước Pháp đã “vô tình” giúp nhiều nước châu Âu ra khỏi hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, và mở ra con đường đi tới hình thái kinh tế - xã hội tư bản. Sau các cuộc xâm lăng đó, Đạo luật Napoléon (gồm: luật dân sự, luật gia đình, luật hình sự) đã được sử dụng để áp đặt lên lãnh thổ bị chinh phục như Hà Lan, Bỉ, một phần của I-ta-li-a, Đức. Rồi khi đế chế Napoléon sụp đổ, Đạo luật tiếp tục tồn tại ở nhiều quốc gia, được dùng làm cơ sở cho nhiều phần trong một số bộ luật ngoài châu Âu. Điều này cho thấy giá trị, tầm ảnh hưởng của Đạo luật, thậm chí được đánh giá như một “dự án cách mạng” khuyến khích sự phát triển của một xã hội tư sản ở Đức bằng việc mở rộng quyền đối với tài sản tư hữu và đẩy nhanh sự kết thúc của chế độ phong kiến. Tuy được coi là “người làm thay đổi châu Âu” nhưng nhiều quốc gia châu Âu lại không tạc tượng Napoléon để tỏ lòng biết ơn. Có lẽ vì người ta không quên các tổn thất nặng nề về người và của từ những cuộc chiến tranh do Napoléon tiến hành. Cũng không vì câu nói “lừa, ngựa và các nhà khoa học đi vào giữa” của ông trong chiến dịch Ai Cập mà quên sự cướp bóc, tình trạng hoang tàn ở nhiều quốc gia sau các cuộc xâm lăng dưới sự lãnh đạo của Napoléon…
Từ câu chuyện liên quan Napoléon, và nhiều sự kiện khác nữa, có thể rút ra kết luận: ự ngộ nhận, thậm chí đánh giá sai lầm bản chất một nhân vật của lịcSh sử không dựa trên sự thật khách quan là điều phải được xem xét nghiêm túc. Đáng tiếc ở Việt Nam gần đây có một số ý kiến “đánh giá lại” một số nhân vật vốn gây nhiều tranh cãi, từ đó nhập nhèm giữa “công” và “tội” có thể gây ra nhầm lẫn, làm sai lệch sự thật lịch sử; như việc mấy năm trước một nhà sử học đề nghị “đánh giá lại” Hoàng Cao Khải là một thí dụ. Không thể bác bỏ sự thật Hoàng Cao Khải là nhân vật từng tận tụy phục vụ chính quyền thực dân Pháp, dân gian đã lưu truyền “công trạng” của người này bằng những câu ca để đời: “Hỏi ai bán nước buôn dân - Ấy Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân một phường”, “Hoàng Cao nhục nhã đã xong - Nguyễn Thân đâu cũng vào vòng khuyển nô - Lại cùng Tây tặc mưu mô - Người Nam lại phá cơ đồ người Nam”…! Từ chỗ cho rằng “bia miệng” quá nặng nề khi đánh giá Hoàng Cao Khải, nhà sử học muốn bảo vệ nhân vật này, cho rằng đây là người có… “tinh thần dân tộc”! Chẳng nhẽ khi “xét lại”, nhà sử học (vô tình, cố tình?) bỏ qua báo cáo của thống sứ người Pháp Parreau (Pa-gô): Tháng 3-1889, Hoàng Cao Khải tiến hành “một trận đánh vang dội khắp vùng làm quân nổi loạn hoang mang, nhiều tên tướng bị bắt, Hoàng Cao Khải xử tử ngay lập tức. Hơn thế, Hoàng Cao Khải không để cho quân nổi loạn kịp hoàn hồn. Thám tử của ông tỏa đi khắp nơi, bắt giữ những kẻ tình nghi, hễ có dấu hiệu thông đồng với giặc (tức nghĩa quân) thì xử chém ngay tức khắc… Hàng loạt tên nổi loạn bị xử tử, làng Phù Đổng theo giặc bị đốt sạch”. Một ghi chép khác về Hoàng Cao Khải được trung úy F.Berard (Ph.Béc-na) viết trong thư ngày 16-10-1891 khiến người đọc khônng khỏi rùng mình: “Ông ta chặt 1.800 đầu trong ba tháng, nhưng ông ta đã thu được các tin tình báo quý báu đã giúp chộp được những tên cướp (tức nghĩa quân) và gặt hái được một số lượng lớn súng ống”. Dưới trướng Hoàng Cao Khải, đã hình thành một “thế hệ binh lính tàn bạo đến mức không chịu được” (lời Toàn quyền De Lanessan (Đờ La-nê-xăng)). Không ngẫu nhiên, một chí sĩ yêu nước đương thời từng nhận xét: “Phàm người Việt mà đi làm tôi tớ cho người Pháp đều là bọn tham bỉ mất lương tâm, quỳ lạy giống khác, xẻo thịt đồng bào, không bằng cầm thú… Hai người ấy (Khải và Thân) đành bỏ tất cả liêm sỉ danh tiết một người đời, đem hết tâm huyết tài lực giết hại đồng bào để cầu được công với người Pháp, chẳng qua là chỉ thèm thuồng ba chữ “có quyền thế” đó thôi…”. Đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó cũng không phải “bia miệng”, nên không thể chỉ dựa vào một cuốn sách viết về lịch sử của Hoàng Cao Khải để ca ngợi ông ta là người “có tinh thần dân tộc”. Bởi người có tinh thần dân tộc không bao giờ theo chân ngoại bang giết hại đồng bào mình!
Năm 2015, việc Trương Vĩnh Ký được một Quỹ văn hóa tôn vinh “nhân vật kiệt xuất có công đối với văn hóa Việt Nam” khiến nhiều người ngạc nhiên. Sau đó lại xuất hiện một bài viết khẳng định Trương Vĩnh Ký là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc”! Vậy người được tôn vinh này là ai? Đó là người vào tháng 3-1859, hơn một tháng sau khi Pháp chiếm thành Gia Định, trước cảnh nước mất nhà tan, phong trào chống thực dân lan rộng khắp cả nước lại có hành động khó hiểu là viết thư gửi người Pháp để cầu cứu: “Xin đừng chần chừ nữa, xin mở rộng bàn tay giải phóng của Ngài để chấm dứt những nỗi cơ cực của dân tộc chúng tôi” (Vũ Ngự Chiêu trích dịch Thư của Petrus Key); rồi tinh thần “không chần chừ” ấy được biểu hiện cụ thể bằng việc xăng xái làm thông ngôn cho người Pháp; và đảm nhiệm luôn cả việc làm “tay trong” cho người Pháp như đã thể hiện trong thư Trương Vĩnh Ký gửi cho P.Bert (P.Be): “Tôi cũng đang lo tiếp xúc để cung cấp cho ngài những tin tức chính trị hữu ích. Tôi hết lòng tán đồng dự án hoàn mỹ của ông Pène (Pen) về công cuộc bình định thi hành bởi những yếu nhân bản xứ và, ở đây, tôi đang bám sát nhà vua cùng Viện cơ mật. Như sứ giả tiên khu của Chúa, tôi tìm cách dọn đường cho ngài” (thư ngày 10-5-1886); “Tôi sẽ trấn áp tất cả các hãnh thần và bao vây nhà vua, tôi sẽ kiếm những người thật sự có khả năng cho Viện cơ mật” (thư ngày 17-6-1886)… Vậy nhưng, để đánh giá công lao Trương Vĩnh Ký, một số người chỉ căn cứ vào số tác phẩm của ông ta để kết luận đó là “người đi tiên phong trong việc chuẩn bị cho sự nghiệp duy tân”, “tác phẩm đa dạng như thế có tác dụng xã hội lớn lao. Nó giúp cho đồng bào ta vượt qua vòng kiềm tỏa u minh của lối sống phong bế, mở mang sự hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết con người” mà không xét tới mục đích xuất bản các tác phẩm này. Hơn nữa, họ lấy gì chứng minh các cuốn sách ấy đã giúp người Việt đương thời “vượt qua vòng kiềm tỏa u minh của lối sống phong bế, mở mang sự hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết con người”? Chẳng lẽ họ không biết chính Trương Vĩnh Ký đã nói rất rõ trong thư gửi “Các vị trong ban duyệt xét bản thảo” rằng: “Người Pháp với tư cách là chủ, cần biết tiếng An Nam để giảng dạy người An Nam là học trò những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo và phục sinh của người An Nam”; thậm chí còn không ngần ngại tự nhận mình là “người bề tôi tận tâm và vâng lời”, khẳng định “lòng tôi luôn luôn thuộc về nước Pháp, và những công việc phục vụ nhỏ mọn của tôi cũng thuộc về nước Pháp” (trích thư ngày 3-9-1868 gửi Giám đốc Nội trị để xin từ chức). Rõ ràng rất nhiều việc làm của Trương Vĩnh Ký chỉ là nhằm phụng sự quyền lợi của nước Pháp, không nhằm phụng sự đất nước đã sinh ra ông ta, tức là đâu có yêu dân tộc mình tới mức phải được ca ngợi, vậy vinh danh ông là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc” chẳng phải là sự xúc phạm với người Việt chân chính hay sao?
Hoàng Cao Khải, Trương Vĩnh Ký không phải trường hợp cá biệt mà một số người nhân danh “nhà nghiên cứu” đánh giá, tôn vinh quá mức. Gần đây, hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng với những việc khó tin như: có nhân vật cho rằng Pháp đánh chiếm Việt Nam là do “thượng đế an bài… nếu chống lại thì sẽ giống như châu chấu lay trụ đá”, vì vậy “tốt nhất là quân lính nên nghỉ ngơi” vẫn được ca ngợi “có tấm lòng yêu nước”; lại có nhân vật nói rằng: “Nay các nước phương Tây, đã bao chiếm từ Tây Nam cho đến Đông Bắc,... ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa, ai hòa với họ thì được yên, huống hồ nước Việt Nam ta là một nước nhỏ bé, tại sao lại muốn trái đạo trời mà làm những việc thiên hạ khó làm được” lại được ca ngợi là “yêu nước thiết tha”… Đáng nói là tại một số hội thảo, tọa đàm, có tác giả đưa ra logic kỳ quặc: “Văn hóa là nền tảng, người có đóng góp vào văn hóa dân tộc thì không lý gì không yêu nước, không có những đóng góp ưu việt cho nước nhà”; thậm chí có người kiên trì dựng lên cái gọi là “nỗi oan khuất chưa có người giải” và tìm mọi cách “minh oan”. Trong khi đó, một số tờ báo lại chưa thận trọng tỉnh táo, thiếu kiểm chứng, đã tạo diễn đàn công bố, vô tình trở thành công cụ tuyên truyền luận điểm thiếu chính xác tới công chúng, nếu tình trạng này tiếp diễn vô hình trung sẽ biến cái sai thành cái đúng, biến “ngụy sử” thành chính sử, tác hại sẽ khôn lường.
Có thể thấy sự bất thường từ hiện tượng một số người nhân danh “xét lại lịch sử” để đưa đánh giá khác lạ, thậm chí sai lầm, về một số nhân vật lịch sử mà hành vi của họ từng làm tổn hại đến lợi ích dân tộc để tạo dựng nên “giá trị ảo”, thậm chí ca ngợi cả người theo ngoại bang, phản bội Tổ quốc,… rồi từ đó gieo rắc sự hoang mang, gây mất lòng tin, hoài nghi về những giá trị đích thực, phủ nhận những thành quả mà các thế hệ cha ông đạt được sau bao nhiêu năm đấu tranh giữ nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Ghi nhận tên tuổi một số nhân vật lịch sử qua việc đặt tên một số trường học, công viên, đường phố là thể hiện tính nhân văn của truyền thống dân tộc. Nhưng không vì thế mà đánh đồng “công” và “tội”, người yêu nước và kẻ phản quốc, bởi điều đó là thiếu tôn trọng sự thật lịch sử và khiến nhận thức của thế hệ sau bị tác động tiêu cực, dẫn tới nhận thức lệch lạc, ngộ nhận.
PHẠM NGUYỄN

Có thật Hoàng Cao Khải là con rơi của Cao Bá Quát?

Đọc bài viết của nhà nghiên cứu văn học Thái Doãn Hiểu với nhan đề "Phải chăng Chu Thần Cao Bá Quát là cha đẻ phó vương Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải?" được đăng trên trang mạng trannhuong.com, tôi thật sự ngỡ ngàng....
Ngỡ ngàng và cả có thêm phần… vui sướng nữa. Là bởi vì một lẽ đơn giản, rằng một thiên tài trác việt như Chu Thần họ Cao, bị nhà Nguyễn tru di tam tộc, vẫn may mắn còn sót lại giọt máu trên đời là ông Hoàng Cao Khải, Phó vương Bắc Kỳ triều Nguyễn, rất có tài, mà tội ác với dân cũng không phải là ít, nhất là với nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy! Tuy nhiên, những kiến giải của nhà nghiên cứu Thái Doãn Hiểu vẫn còn làm tôi chưa tin. Chưa tin, bởi lý do chủ yếu sau đây:
1. Khi làm cuốn "Thi hào Cao Bá Quát, tinh tuyển và bình giải" (Giai phẩm với lời bình tập 4), tôi có dịp tìm hiểu kỹ hơn về thơ Cao Chu Thần, từ đó, lần tìm theo dấu chân Cao mà suy đoán ra một số địa chỉ trong thơ Cao, hiểu thêm về cuộc đời chìm nổi của Cao, dẫu chưa phải là tất cả. Nhà nghiên cứu Thái Doãn Hiểu bảo rằng từ năm 1848 đến năm 1853, Cao qua lại chỗ ông anh là Cao Bá Nhạ làm tri huyện Nông Cống Thanh Hóa, rồi có mối tình trên kia với vợ ông Hoàng Văn Đồng, sinh ra Hoàng Cao Khải. Tôi ngờ rằng không có căn cứ xác thực. Tôi biết các quan nhà Nguyễn, khi đã nhận lệnh vua đi làm việc gì đó, ngay cả khi đi nhậm chức mới, đều phải tức tốc lên đường, đến nơi phải đúng ngày giờ quy định, ai liều lĩnh du di là mất mạng như chơi, tâm trạng đâu mà "sướng" với chả "họa"? Quan dù to đến chức thượng thư, nhưng hễ có tội là cách luôn, hoặc bị giết. Làm đến thượng thư, đại tướng quân, như các ông Nguyễn Công Trứ, Lê Đại Cang…cũng bị cách xuống làm lính khiêng võng, thậm chí tù mọt gông, ai dám liều? Thế nên câu chuyện ông Thái Doãn Hiểu kể trên, với Cao Bá Quát, rất khó có thể xảy ra. Nguyễn Công Trứ khi làm quan Dinh điền sứ ở Thái Bình, Ninh Bình, có điều kiện vật chất đầy đủ, sức khỏe sung mãn, lại có quyền lực, ăn chơi là chuyện dễ hiểu. Nhưng với Cao Bá Quát, hãy đọc thơ của Cao, thấy ông chỉ ốm yếu quanh năm, lao tâm khổ tứ về chuyện tù đày, mất tự do, rồi chuyện gia đình, con chết, đói khát khổ cực vô cùng, làm gì có thì giờ để yêu đương lăng nhăng đâu? Ngay cả khi làm quan ở Huế, lương không đủ uống rượu, ông cũng phải mang chiếc áo đi cầm cố mới có tiền mua rượu, sung sướng cái nỗi gì? Đọc thơ Cao, chỉ thấy ông sướng họa với ông trưởng phái đoàn đi Hạ Châu, khi lênh đênh trên biển, với ông Đông tác tuần phủ và một số bạn bè ở Huế, ở Hà Nội (khi bị đuổi về quê)…chứ chả thấy ông có bài nào sướng họa với bà vợ ông Hoàng Văn Đồng ở Thanh Hóa cả!
2. Trong tình cảm riêng tư, đọc thơ Cao, chỉ thấy ông thương nhớ quê hương và đặc biệt là người vợ tần tảo suốt đời hy sinh vì chồng con, khi ở trong tù, cũng như khi phải đi đày, cả khi đi "lập công chuộc tội" ở nước ngoài…chứ không hề thấy trong thơ ông một mối tình nào khác. Bài thơ "Thập nhất dạ thừa nguyệt, tẩu bút ký hữu nhân" (Đêm mười bảy dưới ánh trăng, phóng bút gửi bạn) là di cảo của Cao Bá Quát, là thơ Cao Bá Quát, khi ông viết ở Huế. Nó nằm trong hệ thống một số bài thơ Cao gửi bạn bè, trong đó có cả ông Tùng Thiện Vương khi ông ấy tặng quà cho Cao lúc Cao ốm nặng. Rất nhiều bài thơ Cao đều "phóng bút" như thế, chứ không chỉ một bài. Sao lại có thể là thơ của vợ ông Hoàng Văn Đồng nào đó, tình nhân của Cao? Chúng tôi đã phân tích kỹ bài này trong cuốn sách viết về Cao nói trên. Vì hoàn cảnh khó ngặt lúc bấy giờ, nên trong thơ Cao thấy ông dùng rất nhiều hình tượng ẩn dụ. Người đẹp trong thơ ở đây, chính là Cao đấy! Khuất Nguyên bên Tàu xưa cũng thế. Với Cao là cả một hệ ý thức thẩm mĩ trong thơ, chứ không phải là ai khác, không phải là cái gì khác. Nhà nghiên cứu Thái Doãn Hiểu liệu có nhầm chăng?
Hà Nội, 13/4/2013

Xót xa khu di tích lăng đá họ Hoàng

Thứ Sáu, 7/4/2017 06:49 GMT+7
(PLO) - Lăng đá của cha con ông Hoàng Cao Khải là một công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thời nhà Nguyễn, hiện vẫn còn tồn tại giữa lòng Hà Nội. Bên cạnh những dấu ấn kiến trúc thì cuộc đời với công - tội của chủ nhân lăng từng gây nhiều tranh cãi. Phải chăng chính cái công - tội chưa rõ ràng ấy mà một di tích cấp quốc gia được xếp hạng 55 năm trước đang bị tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng. 
Xót xa khu di tích lăng đá họ Hoàng
Thực trạng đáng buồn ở Di tích Quốc gia –lăng đá Hoàng Cao Khải
Được ví như “Thành nhà Hồ thứ 2”
Nằm sâu trong con ngõ 252 đường Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội, khu Lăng đá Hoàng Cao Khải được xây dựng từ năm 1893. Khi đó Hoàng Cao Khải đã cho thiết lập một vùng đất rộng lớn nhằm làm nơi chôn cất và cúng tế cho gia tộc mình.
Toàn bộ quần thể ấy rộng đến 17ha, bao gồm 14 công trình kiến trúc lớn, nhỏ về lăng mộ và đình chùa, như Lăng Hoàng Cao Khải, Lăng con Hoàng Trọng Phu, đồi Nghinh Phong, hồ Tẩm Nguyệt, khu đền thờ họ Hoàng với bảy gian theo phong cách kiến trúc dân gian… nằm rải rác ở khu vực phía Tây của gò Đống Đa.
Các nhà sử học Việt Nam đã từng gọi lăng là thành nhà Hồ thứ hai, còn giới nghiên cứu lịch sử người Pháp thì đánh giá đây là một trong những đỉnh cao của kiến trúc đá phương Đông.
Lăng Hoàng Cao Khải được xây dựng theo kiểu chữ “Đinh”, dài 8 mét, cao 6 mét, trần cách sàn hơn 4 mét. Ở giữa có một cái bàn đá màu trắng rộng, mộ của Hoàng Cao Khải ở bên trái, mộ bà vợ ở bên phải,…
Toàn bộ công trình đều bằng đá cẩm thạch trắng cực đẹp, chạm trổ tinh vi, có khắc những dòng chữ sắc sảo. Đá xây dựng lăng được chở về từ phủ Quốc Oai (Hà Tây cũ) và qua bàn tay chế tác đá của các hiệp thợ nổi tiếng quanh vùng núi An Hoạch (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). 
Hiện đôi rồng đá ngự trước cửa lăng mặc dù đã bị thời gian xô lệch, không còn trùng khớp với những bậc tam cấp, đầu rồng cũng có chỗ không còn nguyên vẹn, nhưng nó vẫn giữ được phong thái uy nghi mà người đời vẫn thường gọi với một cái tên thật mỹ miều: “vân mây hóa rồng” . Đây có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật đầy tinh xảo, mà tìm trên khắp mảnh đất kinh kì này chỉ có tại Lăng mộ Hoàng Cao Khải.
Hoa văn điều khắc trên đá thời Nguyễn ở Lăng Hoàng Cao Khải
Ngay cả đối với hàng tượng đá đứng chầu ngoài sân, theo tài liệu ghi lại thì trước đây, phía trước Lăng mộ Hoàng Cao Khải hồi đầu thế kỷ XX có hai dãy tượng gồm 8 chiến binh cao 1,3m cầm gươm đứng gác. Nhưng nay chỉ còn ba tượng phía tay trái của lăng với hình hài đã bị vùi chôn gần hết chân xuống nền sân, mặt sứt mẻ. Tuy nhiên, người ta vẫn nhận ra những nét chạm trổ cơ bản rất đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc đá vào cuối thế kỷ XIX.
Xét về kiến trúc tổng thể thì Lăng Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu có những nét tương đồng, nhưng về quy mô thì khác nhau. Lăng Hoàng Trọng Phu xây sau, tuy là con như lăng mộ đồ sộ hơn cha. Toàn bộ mặt cắt ngang của lăng dài 15m, được chia làm nhiều khu nhỏ, trần cũng cao hơn 4m với những họa tiết và hán tự đặc trưng. Bên ngoài lăng chúng ta có thể nhìn thấy khu đặt mộ Hoàng Trọng Phu có một gian nhà đá với mái lục giác hoa văn rất tinh xảo cao trên 7m tính từ nền.
Xét về quy chuẩn, nếu chỉ tính các lăng mộ của quan lại ở Việt Nam thì Lăng Hoàng Cao Khải đứng số 1.
Số phận bi thảm
Những tài liệu lịch sử chính thống đều ghi lại Hoàng Cao Khải (1850–1933), nguyên danh là Hoàng Văn Khải, quê làng Đông Thái (thuộc xã Tùng Ảnh), huyện La Sơn (nay là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ cử nhân năm Tự Đức thứ 21 (1868). Ông là  nhà văn, nhà sử học và là đại thần dưới triều Vua Thành Thái trong lịch sử Việt Nam. Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, Hoàng Cao Khải cùng với Nguyễn Thân là 2 người được Pháp rất tin dùng.
Chính vì thế người đời coi ông là “tội nhân” lịch sử. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, có khá nhiều ý kiến “đánh giá lại” công, tội của Hoàng Cao Khải. Đáng chú ý trong số đó có nhà sử học, PGS.TS Chương Thâu nói rằng: “Những “bia miệng” giáng xuống Hoàng Cao Khải hơi nặng nề so với “tội trạng” thực của ông”… hay: “Tôi không dùng chữ “yêu nước”, nhưng Hoàng Cao Khải là người có tinh thần dân tộc”. 
Tượng lính canh bị mất gần nửa người sau những lần tâng nền
Ngày 25/11/1945, trong Sắc lệnh bảo vệ di tích, cổ vật, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương giữ nguyên hiện trạng khu ấp Thái Hà, trong đó có khu lăng gia đình Hoàng Cao Khải. Trong quyết định xếp hạng di tích ngày 28/4/1962 của Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT&DL) đã đánh giá: “Đây là chứng tích duy nhất của nước ta về một quần thể các công trình lăng tẩm, dinh thự của một phó vương”.
Con người Hoàng Cao Khải với những việc làm trong quá khứ không phù hợp với dân tộc, chịu sự khinh rẻ của người đời, nhưng nghệ thuật được thể hiện ở khu quần thể lăng đá là nghệ thuật của dân tộc chứ không phải của cá nhân Hoàng Cao Khải. Chúng ta phải phân định rạch ròi như vậy. Nhưng đó chỉ là ý kiến của những ai yêu nghệ thuật, yêu kiến trúc và có cái nhìn khách quan. 
Thực trạng của Di tích Quốc gia Lăng Hoàng Cao Khải - Hoàng Trọng Phu sau khi được công nhận năm 1962 đến nay rất bi thảm. Hiện nay, cả một khu chợ cóc nhảy dù vào khu vực lăng, lều bạt, bãi gửi xe… đã che lấp hoàn toàn những tượng đá đẹp đẽ, uy nghi xưa. Hàng tượng đá, voi đá, đôi rồng đá phía trước khi xưa rất uy nghi, nhưng nay chỉ còn đúng 3 tượng đá lính canh. Nhưng các bức tượng này cũng đã bị sứt đầu, mẻ tai, chân bị chôn gần hết vì nền sân nhiều lần được tâng cao. Khu vực dẫn xuống hồ Tẩm Nguyệt ngày trước vốn rất đẹp và hữu tình thì nay cũng đã bị khóa. Lăng Hoàng Trong Phụ cũng có số phận tương tự do bị các hộ dân lấn chiếm. 
Nói về cách ứng xử với di sản, di tích của người dân hiện nay, GS sử học Trần Lâm Biền cho biết: “ Năm 1962, quần thể Lăng đá Hoàng Cao Khải ở ấp Thái Hà cũ đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia. Nhưng do hậu quả lịch sử để lại, do tư tưởng hận thù giai cấp nên nhiều người dân đã có một số hành động xâm phạm, phá hoại  khu lăng đá. Đây là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử, cũng như cuộc đại cách mạng Văn hóa bên Trung Quốc đã từng phá hoại đi rất nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật quý giá của đất nước Trung Hoa xưa”.
Giáo sư Biền khẳng định không có chuyện một quần thể lăng đá đã được công nhận là di tích Quốc gia bị xóa sổ, gạch tên dù hiện trạng của nó bây giờ rất bi thảm. Nhưng việc bảo vệ được quần thể lăng đá này đối với ngành Văn hóa hiện nay là rất khó khăn. Chỉ khi nào kinh tế phát triển mạnh hơn nữa, ngành Văn hóa có quyền năng, giải quyết mạnh hơn với di tích, di sản thì mới có những hành động để đẩy những người đang xâm phạm lăng ra khỏi khu vực này. Tiếc lắm thay! 

Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô

Chủ Nhật, ngày 29/10/2017 19:00 PM (GMT+7)
Sự kiện:

Nhịp sống 24h

Toàn bộ lăng được xây bằng đá theo kiểu chữ “Đinh”, dài 8m, cao 6m. Bên trong có hai ngôi mộ lớn bằng đá cẩm thạch trắng cực đẹp, chạm trổ tinh vi, có khắc những dòng chữ Hán sắc sảo.

Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
Khu lăng mộ Hoàng Cao Khải nằm trong ngõ 252 đường Tây Sơn (Hà Nội), được xây dựng từ năm 1893, gồm 14 công trình kiến trúc lăng mộ, đình chùa... trên tổng diện tích 17ha ở phía Tây gò Đống Đa. Nay thành trụ sở tuần tra Cụm dân cư số 9 của Công an  phường Trung Liệt (Đống Đa).
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 1
Toàn bộ lăng được xây bằng đá theo kiểu chữ “Đinh”, dài 8m, cao 6m. Công trình kiến trúc này được đánh giá là đạt đến trình độ kỹ thuật cao tay trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt.
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 2
Các cột, trụ, xà, bẩy, cửa võng, diềm, tường, nền đều bằng đá và được chạm trổ trau chuốt
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 3
Nghệ thuật điêu khắc rồng hết sức tinh xảo. Theo nhiều nhà nghiên cứu, khu lăng mộ này có kiến trúc độc đáo, hiếm gặp ở Việt Nam.
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 4
Phía trước có hai dãy tượng gồm 8 chiến binh cao 1,3m, gần bằng người thật, đầu đội mũ nhỏ có tua đứng gác. Nhưng hiện chỉ còn lại 3 bức tượng và cả 3 đều mất phần chân do bị tôn nền xi măng trùm lên.
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 5
Phía sau lăng bị bịt kít bởi các nhà dân
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 6
Phía trước lăng có một hồ bán nguyệt rộng vài trăm mét vuông, vòng cung hướng ra ngoài, có bờ gạch bao quanh hồ, xây gạch đinh xuống đến tận đáy nhưng hiện nay nước đã bị đủ loại chất thải làm cho ô nhiễm và chỉ có một lối nhỏ đi quanh hồ.
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 7
Bên trong hiện vẫn còn ban thờ và di ảnh của ông Hoàng Cao Khải và người vợ Phạm Thị Tố, ở giữa là bàn làm việc của tổ tuần tra.
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 8
Hai phần mộ bên trong khu lăng được che chắn bởi hai tấm bảng thông báo của công an phường. Những người dân ở đây cho biết, ngày mùng 1 và rằm người dân thường đến thắp hương, ngày thường hầu như đóng cửa.
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 9
Phần mộ bằng đá được đặt phía bên trong lăng mộ. Dưới nền phần mộ là một lớp đá rất cứng và dày.
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 10
Đối diện với mộ ông Hoàng Cao Khải là mộ vợ ông -  bà Phạm Thị Tố
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 11
Hai ngôi mộ kích cỡ giống nhau được làm bằng đá cẩm thạch trắng cực đẹp, chạm trổ tinh vi, có khắc những dòng chữ Hán sắc sảo.
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 12
Họa tiết chủ yếu được chạm khắc trên đá là hoa sen, lá thông, đầu  rồng. Trải qua gần 100 năm, hai ngôi mộ bi vỡ, sứt mẻ một số chỗ nhưng vẫn giữ được nét tinh xảo hiếm có.
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 13
Nằm cách không xa lăng mộ Hoàng Cao Khải là lăng mộ Hoàng Trọng Phu (con trai cả Hoàng Cao Khải) . Lăng mộ của Hoàng Trọng Phu còn bề thế hơn lăng mộ của cha mình.
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 14
Hiện một phần lăng mộ là nơi để đồ đạc của người dân
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 15
Bà Hồ Thị Mai Hoa (sống đối diện với lăng mộ) cho biết, trước kia có 4 hộ dân vào sinh sống một thời gian dài. Cách đây 3 năm họ đã chuyển đi hết
Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô - 16
Bên trong lăng mộ của ông Hoàng Trọng Phu có 2 phần mộ đá, hình cái quách khổng lồ. Gian giữa là nơi thờ tự, bên trái là nơi đặt mộ phần và quan tài của ông Phu, còn bên phải là nơi chôn cất vợ ông.

Theo Hồng Phú (Dân Việt)

Khu Thái Hà ấp: Chờ giải cứu đã quá lâu

Câu chuyện khu ấp Thái Hà - một di tích đang trở thành phế tích giữa Thủ đô đã từng được báo chí nhắc đến nhiều bấy lâu nay. Điều đáng nói là chính quyền địa phương cũng như ngành văn hóa đã có những kế hoạch để “giải cứu” di tích kiến trúc bằng đá lớn nhất nhì Việt Nam nói trên. Nhưng cho đến nay mọi chuyện vẫn án binh bất động. 
Khu lăng mộ nằm lọt giữa khu dân cư đông đúc. Ảnh: Vũ Trần.
Trong khu ấp có lăng mộ của hai cha con ông Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu. Ông Hoàng Cao Khải (1850-1933) tên thật là Hoàng Văn Khải, quê làng Đông Thái, thuộc xã Tùng Ảnh, huyện La Sơn (nay là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ cử nhân năm Tự Đức thứ 21 (1868).
Ông là nhà văn, nhà sử học, là đại thần dưới triều vua Thành Thái. Ông Hoàng Cao Khải về hưu ở ấp Thái Hà, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, thuộc phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Để chuẩn bị cho hậu sự của mình ông Hoàng Cao Khải đã mời thầy địa lí từ bên Tàu sang chọn thế đất đặt mộ cho mình. Thầy Tàu đã cắm mảnh đất ở ấp Thái Hà, nằm ở phía Tây gò Đống Đa này là chỗ đặt lăng mộ yên nghỉ cuối cùng.
Năm 1893, khu lăng mộ được khởi công xây dựng. Hiện những dấu tích của  khu Lăng mộ Hoàng Cao Khải tọa lạc tại ngõ 252, phố Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội. 
Ngược dòng lịch sử, với những giá trị của quần thể di tích kiến trúc này, từ hơn 70 năm trước ngày 25/11/1945, trong Sắc lệnh bảo vệ di tích cổ vật, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương giữ nguyên hiện trạng khu ấp Hoàng Cao Khải. Năm 1962, di tích đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ VHTT&DL) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa.
Bộ Văn hóa đánh giá: “Đây là chứng tích duy nhất của nước ta về một quần thể các công trình lăng tẩm, dinh thự của một phó vương”. Nhưng do việc quản lý không khoa học, thiếu sự quan tâm của các ngành chức năng nên nhiều chục năm qua, di tích gần như bị lãng quên.
Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, khu lăng mộ có kiến trúc độc đáo, nhiều công trình tinh xảo, đạt đến trình độ kĩ thuật cao trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt, là một di tích kiến trúc bằng đá lớn nhất nhì Việt Nam.
Họa tiết chủ yếu được chạm khắc trên đá là hoa sen, lá thông, đầu rồng đặc trưng của thời Nguyễn mang vẻ uy lực. Đôi rồng đá chầu trước cửa lăng dù đã bị thời gian bào mòn làm hư hại nhưng vẫn giữ được được vẻ đẹp uy nghi của một tác phẩm nghệ thuật hiếm có ở đất Kinh kỳ. 
Trong quá trình tìm hiểu khu di tích này, người dân sinh sống quanh đây cho biết, khoảng hơn 30 năm về trước nơi đây vẫn còn hoang vắng, ít người qua lại. Nhưng lâu dần, người dân đã “nhảy dù” vào bên trong lăng mộ  và sinh sống tự nhiên thoải mái.  Không bị quản lý, nên khu nghĩa địa với hàng trăm ngôi mộ của nhà họ Hoàng dần bị cắt xén, có mộ bị nhà xây đè chồng lên...
Cụ Nguyễn Văn Hùng, 80 tuổi, đã nhiều năm sống tại khu vực này cho biết, ngôi mộ lớn của người con ông Hoàng Cao Khải là Hoàng Trọng Phu từng bị một gia đình do nợ nần chồng chất nên phải bán nhà rồi chiếm dụng làm chỗ ở. Sau này con cái họ lớn lên, chia ra làm bốn hộ gia đình, tiếp tục sống trong khu mộ bên cạnh những chiếc quách đá khổng lồ. Bao năm qua người ta đã từng ngủ luôn ở bên trên phần mộ, nằm ngủ trên đầu người chết. 
Nay khu mộ này được tận dụng làm nơi khai báo nhân khẩu của địa phương; Trụ sở tuần tra nhân dân cụm 9 - Công an phường Trung Liệt. Và cách đây mấy năm, chính quyền địa phương đã tiến hành giải tỏa các hộ dân, có dự án đền bù thỏa đáng, hỗ trợ họ mua nhà chung cư cho người thu nhập thấp để có thể ổn định cuộc sống.
Nhưng bao năm qua mọi chuyện cũng vẫn án binh bất động. Do đó nguy cơ di tích Lăng mộ Hoàng Cao Khải trở thành phế tích là có thực. Bây giờ xung quanh khu vực này là hàng quán, rác thải ngập ngụa... Thiết nghĩ cần phải có sự quan tâm thỏa đáng để giữ lấy một công trình mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ kính giữa lòng Hà Nội.  
 Minh Phúc
 
 
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét