Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 150 (Bùi Tín)
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-SỰ THẬT LÀ GÌ? ĐÂU LÀ SỰ THẬT? -PHẢI CHĂNG SỰ THẬT PHỤ THUỘC VÀO Ý CHÍ CON NGƯỜI!? -KHÔNG CÓ CON NGƯỜI Ý CHÍ, KHÔNG CÓ THẬT - GIẢ!?
-----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tôi biết Bùi Tín từ những ngày Bùi Tín còn đương chức Phó Tổng
biên tập Báo Nhân Dân phụ trách tờ Nhân Dân Chủ nhật. Thời đó, Bùi Tín
đang nổi danh là một trong những cây viết có hạng của làng báo Việt
Nam. Thông qua một người bạn, tôi đến gặp Bùi Tín và được Bùi Tín truyền
cho một vài chiêu tác nghiệp. Tôi nhớ mãi bài học mà Bùi Tín hướng dẫn:
“Đối với một nhà báo cách mạng, kiến thức thông tuệ và sự nhạy cảm là
hai yếu tố đặc biệt quan trọng”.
Bùi Tín đưa dẫn chứng: Ngày giải phóng miền Nam,
một nhà báo phương Tây hỏi tôi tại sân bay Tân Sơn Nhất: “Xin ông so
sánh tướng Napoléon với tướng Võ Nguyên Giáp”. Tôi trả lời: “Napoléon
còn có trận bại Aoxtéclích, còn Tướng Giáp không có trận bại nào, mà chỉ
toàn thắng”. Đúng là một bài học có giá trị và rất đáng học tập.
Thế rồi, tháng 9/1990, Bùi Tín đi dự hội báo Nhân đạo của Đảng
Cộng sản Pháp rồi đào nhiệm luôn. Mới đầu Bùi Tín tung tin xin ở lại
thêm một thời gian để chữa bệnh… Nhưng trên thực tế, Bùi Tín đã bí mật
hợp tác với 13 hãng thông tấn, báo chí quốc tế và gần chục tờ báo phản
động của người Việt ở hải ngoại để đăng tải những bài viết, tham luận
chống lại dân tộc Việt Nam như: Kiến nghị của một công dân, Hoa xuyên
tuyết, phỏng vấn đài BBC... Với tôi đó là thông tin bất ngờ ngoài dự
kiến. Vì thế tôi đã mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu.
Tháng 1/1997, tôi được Nhà nước cử sang làm phóng viên TTXVN
tại Pari. Một trong những mong muốn của tôi là gặp Bùi Tín để trực tiếp
nghe ông ta nói về lý do bỏ Tổ quốc ra đi. Đúng là trái đất tuy mênh
mông nhưng vẫn còn chật lắm. Chỉ 10 tháng sau, tôi tình cờ gặp Bùi Tín.
Hôm đó ngày 26/10, tôi cùng anh Hà Minh Huệ, lúc đó là Phó tổng biên tập
TTXVN đi dự hội nghị các chủ bút Á - Âu lần thứ nhất ở Luých Xămbua trở
về Paris.
Đến bến tàu đỗ đón khách, tôi không rõ ở ga nào, anh Hà Minh
Huệ bỗng đập vào vai tôi hỏi nhỏ: “Này anh An, kia có phải là Bùi Tín
không?”. Tôi ngước nhìn theo tay anh Huệ chỉ. Phía đối diện, một người
đàn ông trán hói, thấp lùn đang vác một hộp các tông trên vai đi về phía
chúng tôi. “Đúng là Bùi Tín rồi”, tôi trả lời anh Huệ và đứng lên:
“Chào ông Bùi Tín”.
Vừa chào, tôi vừa giúp Bùi Tín để hộp các tông xuống và hỏi:
“Ông có nhận ra chúng tôi không?”. Bùi Tín nhìn chúng tôi ngơ ngác:
“Mình thấy quen quen nhưng thú thực không nhận ra ai cả”. Hà Minh Huệ tự
giới thiệu mình, rồi giới thiệu tôi. Bùi Tín à lên một tiếng: “Mình nhớ
ra rồi”.
Sau những câu xã giao bình thường, anh Huệ mở đầu một cuộc nói
chuyện thẳng thắn: “ở nhà chúng tôi đã đọc những bài viết và nghe những
lời trả lời phỏng vấn đài BBC của ông. Chúng tôi thấy ông chửi tuốt, kể
cả Chủ tịch Hồ Chí Minh, người mà chúng tôi biết ông cũng vô cùng kính
yêu. ông có thể giải thích vì sao không?”.
Bùi Tín lúng túng trả lời: “Mình cũng kính trọng Chủ tịch Hồ
Chí Minh chứ”. Vừa nói, Bùi Tín vừa loay hoay lục túi, lôi ra một tờ tạp
chí tiếng Anh và khoe: “Tờ tạp chí vừa mới đăng bài mình viết về Chủ
tịch Hồ Chí Minh đây”. Anh Huệ cầm đọc một lúc rồi nhìn thẳng vào Bùi
Tín nghiêm giọng: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp không chỉ
của nhân dân Việt Nam
mà còn của nhân dân thế giới nữa. Những ai viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh
với giọng điệu bôi đen như kiểu bài này của ông đều bị lên án, vì đó là
sự vu khống và bịa đặt xấu xa”. Bùi Tín không phản ứng gì.
Sau khi phân tích và chứng minh những tình tiết sai trái nhằm ý
đồ xấu trong bài báo, anh Huệ nói: “Đụng đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là
đụng đến niềm linh thiêng của cả dân tộc Việt Nam.
ông biết rõ điều đó nhưng vẫn làm. Tại sao vậy?”. Lại im lặng. Tôi hỏi:
“Bài viết này, tờ tạp chí trả nhuận bút cho ông được bao nhiêu?”. Bùi
Tín hồ hởi trả lời: “Họ trả mình những 2.000 USD đấy”. Anh Huệ ơi, tôi
thầm nghĩ, câu trả lời của ông ta chính là ở đây rồi.
Nhìn vẻ mặt vui như bắt được vàng của Bùi Tín, tôi thấy đau
nhói trong lòng. Tôi biết ông ta đã bán hết những vốn liếng mà ông ta
có. Bây giờ không còn gì nữa, ông ta bán nốt cái linh thiêng cuối cùng
còn lại. Giận quá, tôi nói liền một mạch: “Hồi nghe tin ông đào nhiệm,
tôi không thể lý giải nổi tại sao một nhà báo nổi danh và mang ơn cách
mạng như ông lại ra đi. Có người giải thích vì ông mâu thuẫn nội bộ,
tham nhũng, bồ bịch với gái cùng cơ quan… Tôi nghĩ những lý do này chưa
đủ để ông chọn con đường quay lưng lại với dân tộc”.
Chỉ đến khi trò chuyện với dượng tôi, nhà thơ Phan Xuân Hạt,
tôi mới hiểu rõ. Dượng tôi nói: “Ai chứ Bùi Tín thì dượng biết tận chân
tơ kẽ tóc. Bùi Tín là người có tham vọng chính trị cực lớn. Với óc nhạy
cảm thái quá, Bùi Tín cho là phe XHCN tan rã, Liên bang Xô viết sụp đổ,
nước CHND Trung Hoa rối loạn, Bùi Tín tin là Việt Nam cũng sẽ nằm trong
quỹ đạo đó. Và Bùi Tín đã nhanh chóng nhảy sang phía đối lập giương cờ
để chờ cơ hội quay lại làm người số 1 của Việt Nam”.
Tôi thấy dượng tôi phân tích đúng quá. Có lẽ những lời nói của tôi đã
điểm đúng huyệt nên Bùi Tín im lặng. ông ta ngồi yên, mắt đờ đẫn như
đang trôi đi trong dòng ký ức buồn.
Lần thứ hai tôi gặp Bùi Tín tại cuộc triển lãm Mùa xuân Việt
Nam do Thị trưởng Paris, Jean Tiberi, phối hợp với cộng đồng Pháp ngữ tổ
chức tại Forrum des Halles – Trung tâm văn hóa Pari từ 20/3 đến
20/5/2008. Đây là hoạt động mang tính quốc gia giữa hai nhà nước. Sự
xuất hiện của Bùi Tín tại cuộc triển lãm này làm tôi và các đại diện của
sứ quán Việt Nam
hết sức bất bình. Tôi hỏi Thị trưởng Jean Tibveri: “Thưa ngài, hình như
phía Pháp có mời ông Bùi Tín đến dự cuộc triển lãm Mùa xuân Việt Nam?”.
Thị trưởng Tiberi trả lời: “Không, phía Pháp không mời. Có thể
thông qua quảng cáo, giới báo chí và công chúng biết nên tự do đến tham
dự thôi”. Đại diện sứ quán Việt Nam nói ngay: “ông Bùi Tín là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi không chấp nhận sự có mặt của ông ta ở tất cả các hoạt động mang tính quốc gia giữa Pháp và Việt Nam”.
Ngay lập tức, Thị trưởng Tiberi cho người đến mời Bùi Tín rút khỏi cuộc
triển lãm. Nhìn Bùi Tín thất thểu ra về, tôi tiến đến: “Ông nên biết,
nhân dân Việt Nam không bao giờ chấp nhận sự có mặt của ông ở những lễ hội như thế này”.
Lần thứ ba, tình cờ tôi gặp Bùi Tín trên đường phố. Tôi mời
Bùi Tín vào quán cà phê. Bùi Tín kể cho tôi nghe câu chuyện ông ta mang
ơn nước Pháp vì đã mổ thành công chứng đau dạ dày cho mình. Sau khi chỉ
cho tôi xem vết mổ dài như chiếc đũa còn hằn rõ trên bụng, Bùi Tín nói:
“Vết mổ mất nhiều nghìn USD đấy. Nếu ở nhà mình lấy đâu ra tiền để
chữa”. Tôi nói: “ông nghĩ vậy là không đúng. Để tôi kể cho ông nghe câu
chuyện này: ông có biết Mai Văn Hạnh chứ?”. “Biết”, Bùi Tín trả lời –
“Đó là người Việt có quốc tịch Pháp bị Việt Nam tuyên bố tử hình nhưng được Pháp cứu”.
Biết Bùi Tín nói chưa đủ về Mai Văn Hạnh - một trong những tên
cầm đầu nhóm phản động từ nước ngoài đột nhập vào trong nước nhằm lật đổ
nhà nước Việt Nam, tôi bỏ qua để đi vào điểm chính: Có một lần tôi gặp Mai Văn Hạnh tại nhà một Việt kiều ở ngoại ô Paris.
Trong cuộc gặp đó, tôi và Mai Văn Hạnh tranh luận với nhau rất quyết
liệt về nhân tình thế thái. Bí thế, Mai Văn Hạnh nói: “Tôi theo chân lí
được làm vua thua làm giặc. Nếu trong cuộc đấu ấy tôi thắng tôi sẽ làm
vua. Nhưng kết cục tôi đã thua thì tôi phải làm giặc”.
Về điểm này, tôi khen Mai Văn Hạnh đã thẳng thắn nói rõ ý đồ
“làm vua, làm giặc” của mình. Nhưng tôi còn khen Mai Văn Hạnh thêm một
điểm khác nữa. Đó là khi Mai Văn Hạnh trung thực thừa nhận: “Dù sao thì
tôi cũng cảm ơn Nhà nước Việt Nam đã cứu sống tôi khi tôi bị đau ruột thừa cấp tính. Bác sĩ Việt Nam giỏi lắm. Họ mổ miễn phí cho tôi nhẹ tênh mà không để lại tì vết nào trên cơ thể”.
Khỏi cần bình luận gì thêm, tôi biết Bùi Tín đã hiểu được nội
dung giống và khác nhau trong 2 ca mổ dạ dày này. Nhân thể tôi nói luôn
cho Bùi Tín biết nỗi đau mà Bùi Tín phải gánh chịu khi chọn con đường
chống lại nhân dân mình. Tôi hỏi: “ông có biết về 3 nỗi đau mà ông đang
phải chịu đựng không?”. Bùi Tín trả lời: “Tôi không biết?”. “ông có muốn
nghe không?”. “Có”.
“Nỗi đau thứ nhất, ông bị nhân dân Việt Nam coi như một Trần ích Tắc phản nước hại dân. ở Việt Nam ai cũng căm ghét Bùi Tín. Ai cũng cho rằng Bùi Tín là kẻ vô ơn bạc nghĩa.
Nỗi đau thứ hai, giới trí thức ở hải ngoại cho rằng Bùi Tín
được ăn rất nhiều lộc của Việt Nam mà trở cờ như vậy là “thất đức, khó
tin”. Trong một lần cùng tiến sĩ Trần Ngọc Vương đến thăm họa sĩ Lê Bá
Đảng, Đặng Tiến, nhà phê bình nổi tiếng ở hải ngoại, đã nhận xét: “Bùi
Tín thuộc loại ăn cháo đái bát không đáng chơi”. Ngay đến Võ Văn ái, tờ
Quê mẹ và Nguyễn Gia Kiểng tờ Thông luận rất phản động cũng viết bài
miệt thị coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”.
Nỗi đau thứ ba, nhiều Việt kiều yêu nước không thể tin được
hành động chạy trốn của Bùi Tín nên đoán già đoán non rằng Bùi Tín giả
danh đào nhiệm để hoạt động gián điệp. Chính vì lẽ đó có người đã cho
Bùi Tín vay khá nhiều tiền mà mãi đến nay vẫn không dám đòi”.
Nghe tôi nói, Bùi Tín ngồi bất động trên chiếc ghế bọc vải trắng của nhà hàng tầm bậc trung ở thủ đô Paris
hoa lệ. Trong ánh đèn nhập nhòa, mặt Bùi Tín trắng bệch không còn một
giọt máu. Đúng là Bùi Tín đang ngấm vị đắng chát của ba nỗi đau cay đắng
này. Tôi tiếp tục: “Bùi Tín nên biết rằng, Bùi Tín giống như quả chanh
có ít nước đã bị người ta vắt sạch. Nay quả chanh vô giá trị, Bùi Tín đã
bị người ta vứt vào sọt rác rồi. Bùi Tín có nhận ra điều ấy không?”.
Biết trả lời thế nào được. Đúng là tôi đã hỏi khó Bùi Tín. Tôi sẽ không
hỏi gì nữa. Tôi ngồi yên để Bùi Tín nhấp nháp ly cà phê gần như vẫn còn
nguyên trên bàn.
Lần thứ tư, trước khi về nước, tôi gọi điện mời Bùi Tín ăn bữa
cơm chia tay. Lần này tôi hỏi: “ông Bùi Tín có nhớ nước không?”. Như
chạm đúng vào mạch cảm xúc thiêng liêng, đang ăn, Bùi Tín bỗng buông
đũa, chống tay lên bàn, rơm rớm nước mắt: “Có, mình nhớ nước lắm. Có đêm
mình mơ được về nước. Sướng quá mình vất dép đi chân trần chạy dọc theo
bờ Hồ, thỉnh thoảng dừng lại đưa tay với những rặng liễu đang rủ bóng
xuống mặt hồ xanh biếc. Có lần mình mơ được chạy mấy vòng quanh Hồ Tây
lộng gió. ôi những giấc mơ đó sao mà hạnh phúc…”. Tôi hỏi: “Thế ông Bùi
Tín có muốn về nước không?”. Bùi Tín nhìn tôi: “An nói đùa đấy chứ”. Tôi
khẳng định: “Tôi nói thật 100%”. Bùi Tín thở dài: “Tôi không tin. Tôi
nghĩ là họ sẽ không cho tôi về”. Tôi quả quyết: “Với tư cách là một công
dân của nước Việt Nam,
tôi xin bảo lãnh cho ông về nước”. Bùi Tín hoang mang: “An nói cụ thể
hơn xem nào”. “Tất nhiên là phải có điều kiện”, tôi tiếp tục: “Bùi Tín
ra đi như thế nào thì hãy trở về như thế”. “Nghĩa là làm sao?”. Bùi Tín
hỏi. Tôi trả lời: “Nghĩa là khi đi Bùi Tín lên đài báo chửi bới dân tộc,
thì bây giờ Bùi Tín lại lên đài báo tạ lỗi xin đồng bào tha cho những
lỗi lầm nghiêm trọng mà Bùi Tín đã mắc phải trong nhiều năm qua. Với bản
chất nhân ái cao cả, tôi tin nhân dân Việt Nam sẽ cho Bùi Tín cơ hội được trở về”. Nghe tôi nói, Bùi Tín ngồi lặng im một lát rồi mới tự thú: “Mình không làm được nữa”.
Bùi Tín sinh năm 1927, tính đến nay đã 85 tuổi. Bùi Tín luôn
đau ốm, sống đơn độc không bằng hữu và đã sạch vốn bán chữ kiếm tiền.
Với đồng lương thất nghiệp nhà nước Pháp cho, Bùi Tín chỉ đủ trả tiền
thuê nhà. Bùi Tín phải chạy vạy kiếm tiền nuôi thân và nuôi cả cô Hà,
một thợ cắt tóc Hà Nội được Bùi Tín đưa sang cưu mang che chở. Bùi Tín
phải sống như thế nào đây ở những năm tháng cuối đời? Tôi biết Bùi Tín
đã hiểu rất rõ cái giá cay đắng mà Bùi Tín phải trả cho tham vọng chính
trị thái quá một thời của mình.
Biết là sẽ khó làm nhưng còn cách nào tốt hơn con đường trở về
với cội nguồn - nơi có truyền thống chỉ “đánh kẻ chạy đi chứ không bao
giờ đánh người quay lại”. Chính vì lẽ đó tôi vẫn muốn Bùi Tín hãy dũng
cảm hối cải, lên lại đài báo thú tội trước nhân dân, ít ra cũng là để
“lập công chuộc tội” Nguyễn Đăng An
Bùi Văn Phú
Ông Bùi Tín nguyên là Đại tá Quân đội Nhân dân và Phó Tổng biên tập
báo Nhân Dân. Năm 1990, nhân một chuyến công tác tại Pháp ông quyết định
không trở về Việt Nam. Các tác phẩm của ông gồm có Hoa xuyên tuyết (1991), Mặt thật (1994) và Following Ho Chi Minh: the memoirs of a North Vietnamese Colonel (1995). Hiện sống tại Paris và ông thường xuyên viết trên Blog VOA Tiếng Việt.
* Lần đầu tiên ông nghe nhạc Trịnh Công Sơn khi nào?
Đại tá Bùi Tín (ảnh John Spragens Jr.)
Sau khi Hiệp định Paris được ký vào tháng 1.1973, tôi vào Sài Gòn 60
ngày làm việc trong Ban liên hợp 4 bên đóng trong căn cứ Tân Sơn Nhất,
đọc một số báo ở Sài Gòn có vài bài nói đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Chỉ
biết qua loa nhạc sĩ là sinh viên, người xứ Huế, làm thơ và sáng tác
nhạc theo tư tưởng Phật giáo, chống chiến tranh chung chung. Đến sau
30.4.1975, vào Sài Gòn tôi mới nghe được một số băng ghi nhạc Trịnh Công
Sơn.
Hồi ấy tôi chú ý và còn nhớ hai bài là “Người con gái Việt Nam da
vàng” và “Đại bác ru đêm”. Tuy thái độ phản chiến, chống chiến tranh
không thật rõ, không đứng hẳn về một phía nào cho rõ, lập trường còn có
vẻ mơ hồ, nhưng thái độ ngậm ngùi, tình “yêu quê hương như yêu đồng lúa
chín” và “hàng vạn tấn bom, em thơ giật mình…” đã là thái độ ngậm
ngùi, đau buồn trước thảm cảnh chiến tranh rất đáng quý. Trong thời chiến tranh có khi nào ban lãnh đạo báo Nhân Dân bàn về nhạc Trịnh?
Do dư luận nhân dân và bộ đội hồi ấy không hề biết gì đến Trịnh Công Sơn nên không ai bàn đến. Riêng ông thời đó ông có được biết hay nghe nhạc Trịnh?
Hồi đầu năm 1973 tôi có nghe mấy băng ghi âm, rồi sau không còn chú ý gì nữa. Từ 1970 đến 1975 ở miền Nam, nhiều người biết đến những lời ca của Trịnh Công Sơn: Một ngàn năm nô lệ giặc tầu một trăm năm đô hộ giặc tây hai mươi năm nội chiến từng ngày Gia tài của Mẹ để lại cho con gia tài của mẹ là nước Việt buồn… Ông nghĩ gì, có lý giải ra sao?
Tôi nghĩ, Trịnh Công Sơn có lý khi nói về nội chiến. Đây là cách nói
gần với sự thật nhất. Trịnh Công Sơn bị cả hai phía lên án chính vì sự
thật này. Một bên muốn khẳng định đây là “chiến tranh xâm lược Việt Nam
của đế quốc Mỹ và tay sai” và bên kia muốn nói đây là “chiến tranh xâm
lược miền Nam của Cộng sản miền Bắc”. Nói nội chiến để chỉ ra sự phi
lý, dại dột, để tự mình đặt dân tộc mình trở thành nạn nhân, bị kẹt
cứng trong cuộc chiến trạnh lạnh, mà thật ra nóng bỏng, tàn bạo, giữa
hai phe dân chủ và cộng sản. Nội chiến mù quáng, dại dột, phi lý nên
trong 30 năm người Việt ta giết nhau hăng nhất, nhiều nhất, dài nhất,
tàn bạo nhất, còn đem ra khoe hàng ngày trên báo trên đài.
Tôi đọc lại báo hồi ấy của cả hai bên mà buồn, mà đau. Cứ giết nhau
nhiều là ăn mừng, khen thưởng, khoe với thế giới. Không thấy nhục! Trưa 30.4.75 Trịnh Công Sơn lên đài Sài Gòn hát: Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam… Ông có nghe lời ca đó và cảm nhận của ông ra sao?
Tôi có biết ngay chuyện này. Một việc làm có ý nghĩa hoà giải. Nhưng
không hợp khẩu vị kiêu ngạo huênh hoang, lên gân, trả thù đối phương và
chính sách thực tế là “chiếm đóng” của lãnh đạo cộng sản, nên không
phát huy được tác dụng. Và ngay sau đó, những bài hát như thế bị tuyên
huấn và công an văn hoá cấm, càn quét, hủy bỏ. Ngày 30.04.1975 chiến tranh chấm dứt, hoà bình đến nhưng nhiều
gia đình miền Nam không có niềm vui đoàn tụ vì người thân phải đi học
tập cải tạo. Trịnh Công Sơn như đã tiên đoán hoà bình với những nét
buồn: Đêm nay hoà bình sao mắt Mẹ không vui mẹ hãy ra xem đường phố ngập người Đêm nay hoà bình mắt mẹ buồn như kinh lời kinh đêm ru căn nhà lạnh ru mẹ một mình, ôm bóng đêm… Ông có thể cho biết cảm nhận của ông về hoà bình trên quê hương mình?
Với những lời ca như thế, Trịnh Công Sơn bén nhạy nói lên đúng tâm
trạng u buồn, đau xót, bẽ bàng của xã hội, cả ở miền Nam và miền Bắc có
pha ít nhiều cay đắng vì lãnh đạo bỏ qua một thời cơ lịch sử, thống
nhất trọn vẹn cả về địa lý và tình tự dân tộc, thương yêu, đùm bọc
nhau, chung sức dựng xây quê hương. Có người nói Trịnh Công Sơn viết nhạc phản chiến, ý ông thế nào?
Ý thức phản chiến của Trịnh Công Sơn còn có vẻ mờ nhạt, không rõ
ràng, phần nhiều là ẩn dụ, kín đáo. Vì con người Trịnh Công Sơn là nặng
về tình cảm, kiểu nghệ sỹ, tính chiến đấu, tính chiến sĩ còn yếu, chỉ
bàng bạc. Cũng đáng tiếc. Nhưng tạng con người là thế, mỗi người một vẻ.
Được như thế, để cho đời chừng ấy tác phẩm được đông đảo người mến mộ
ưa thích, mê say là quý lắm rồi. Bên trời Paris ông có nghe nhạc Việt?
Có chứ. Tôi có nhiều băng nhạc. Băng Văn Cao, nhạc Nguyễn Xuân Khoát,
Nguyễn Đình Thi, băng Phạm Duy. Nhiều lần Phạm Duy sang Pháp đều ghé
thăm tôi, vì ở cùng đơn vị hồi 1948. Loại nhạc Việt nào ông thích nghe nhất và nó gợi cho ông những kỷ niệm gì?
Nhạc Văn Cao tôi rất thích. Âm hưởng bám theo dai dẳng từ thời tuổi
trẻ. Nhớ và thuộc mãi. Nhạc Phạm Duy cũng lôi cuốn, nhưng theo tôi những
bài trước 1950 vẫn là hay nhất, như “Sông Lô”, “Bà mẹ Gio Linh”, sau
này chưa có bài nào hay hơn. Bài về Hà Nội có nhiều bài hay, có bài của
Nguyễn Đình Thi. Bài “Nhớ mùa thu Hà Nội” của Trịnh Công Sơn cũng hay,
tôi rất thích, như ngửi thấy mùi hoa sữa và ngắm cây cơm nguội, nhớ Hồ
Tây, bầy sâm cầm nhỏ, vỗ cánh mặt trời… Riêng nhạc Trịnh, có những ca khúc nào khác mà ông thích?
Tôi thích khá nhiều bài. Xa quê hương, nhớ lắm. Trịnh Công Sơn lại có
tư duy tổng hợp, nhiều ẩn dụ, nhiều hình ảnh lạ mà quen ngay, pha
triết lý nhân sinh của đạo Phật, rất thú vị. Chỉ có giọng điệu đều đều,
âm điệu các bài gần gụi nhau, ít có nét nhạc phong phú giàu âm điệu.
Mà thế cũng hay. Dễ nhận ra, dễ thuộc. Không trộn lẫn.
“Như một lời chia tay” ngậm ngùi, tha thiết, tưởng niệm. “Những hẹn
hò từ nay khép lại, có nụ hồng ngày xưa rớt lại…” Bài “Cát bụi” do Khánh
Ly hát: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi… Mặt trời soi một kiếp rong
chơi… Chợt một chiều tóc trắng như vôi… Cát bụi tuyệt vời…”, “Một cõi đi
về” do Vĩnh Trinh hát: “Trên đôi vai ta hai vầng nhật nguyệt. Trăm năm
vô biên, chưa từng hội ngộ… Ngọn gió vô biên thổi suốt xuân thì…”
Nguồn: Bùi Văn Phú blog
Bùi Tín nhìn lại 50 năm trận Mậu Thân 68.
Khi Bùi Tín khích bác GS Tương Lai sau khi bỏ Đảng!
Tin
từ VOA Tiếng Việt, và dẫn lời của Bùi Tín, một kẻ vong nô lỡ thời hiện
đang định cư ở Pháp (Bùi Tín nguyên là sỹ quan Quân đội, từng giữ đến
cương vị Phó Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân) đánh giá về sự kiện
“GS” Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tổng biên tập tạp
chí Xã hội học, một thời là cố vấn cho các thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan
Văn Khải… như sau: “Tôi mừng khi biết tin ông bỏ đảng Cộng sản hiện
nay mà ông gọi là đảng của Nguyễn Phú Trọng, khi đảng đã thoái hóa, biến
chất thành những nhóm đặc quyền, đặc lợi tranh giành nhau quyền lực và
tài sản“.
Ông Tương Lai (Nguồn: FB).
Bùi Tín cũng phê phán chuyện ông Tương
Lai còn sùng bái Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng giọng lưỡi của một con buôn
có tư tưởng xét lại nửa vời và thiếu thực tế: “Trái lại tôi rất tiếc
là ông Tương Lai còn sùng bái ông Hồ Chí Minh. Ông đã tự mâu thuẫn với
mình, không nhất quán với chính mình khi ông tự bảo công bằng, tôn trọng
sự thật lịch sử.
Với thời gian, mọi thần tượng giả
tạo, bản chất thật của ông Hồ đã lồ lộ rõ ràng. Một trí thức có tư duy
độc lập không thể mù quáng lâu.
Ông Tương Lai có biết ai đã mang tên
Trần Dân Tiên để viết nên tiểu sử tự tâng bốc mình là «Cha già dân
tộc,» còn vĩ đại hơn Trần Hưng Đạo, Quang Trung?
Ai đã quỵ lụy xin phép Staline và
vâng lời Mao để tiến hành Cải cách ruộng đất theo chỉ đạo của đoàn Cố
vấn Tàu, giết hại 17.000 trung nông – trí thức yêu nước kháng chiến
chống Pháp, bị vu cáo là địa chủ – ác ôn, bị bắn chết và chôn sống.
Ai trong thâm tâm không muốn xuất
khẩu bạo lực vào miền Nam, ai không muốn coi vũ trang là bảo bối theo
phương châm của Mao «chính quyền ở đầu ngọn súng» ai e ngại cuộc Tổng
tấn công Mậu Thân 1968 là mạo hiểm, giá sinh mạng qua đắt, mà không dám
can ngăn, không dám ra mặt chống lại bộ ba khát máu Lê Duẩn – Lê Đức Thọ
– Nguyễn Chí Thanh, là Chủ tịch đảng, là lãnh tụ số 1, là Chủ tịch Nước
mà ươn hèn, không dám có lập trường vững, để mặc cho bọn gian thần lộng
hành mang lại thương vong hàng triệu sinh linh trẻ của 2 miền Nam Bắc,
ông Hồ thật sự đáng chê trách, đáng lên án nặng nề nhất”.
Đáng nói hơn, để chứng minh cho mớ suy
diễn vô căn cứ của mình, Bùi Tín còn dựng chuyện, lấy phát biểu của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp để làm bằng cớ dù ai cũng biết: Với “đại tướng” sự
kính trọng về tài và đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ông trước sau đều
như một: “Hồi ấy tôi rất gần tướng Giáp. Ông rất tiếc là ông Hồ không
nghe ông để can ngăn những quyết định «chủ quan, ngông cuồng, nguy hiểm
khôn lường của 2 ông họ Lê», khi ông Giáp, cùng tướng Hoàng Văn Thái và
tướng Lê Trọng Tấn đều suy nghĩ như nhau, coi Tổng tiến công tổng khởi
nghĩa là chủ quan, liều lĩnh. Chỉ có ông Hồ là có quyền ngăn cản cuộc
manh động phiêu lưu”.
Ngoài phê phán chuyện ông Tương Lai vẫn
tôn sùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều mà những kẻ như Bùi Tín sợ hãi, bởi
đến “một trí thức hiếm hoi đất Thừa thiên – Huế, khá uyên bác, học
nhiều, hiểu biết uyên thâm, có tư duy độc lập” (theo cách nói của chính
Bùi Tín) thì những kẻ hạng tép riu như Bùi Tín còn lâu mới có cớ để thoá
mạ, hạ bệ thần tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng người dân Việt
Nam. Bùi Tín còn mỉa mai chuyện ông Tương Lai muốn “trở lại khôi phục
đảng Lao Động Việt Nam”: “Thật là buồn cười khi ông Tương Lai muốn trở
lại khôi phục đảng Lao Động Việt Nam! Tôi phải nói thật là ông lẩm cẩm
rồi! Lẽ ra ông phải nhìn về tương lai phía trước – như chính tên ông –
thì ông lại ngoái cổ về quá khứ! Đảng Lao Động ai chả biết ra đời tháng
2/1951 chỉ là cái mặt nạ của đảng Cộng sản Đông Dương, giả vờ giải tán
ngày 11/11/1945, thật ra là rút lui vào bí mật. Chính dưới cái mặt nạ
đảng Lao động mà đảng Cộng sản đã làm cuộc Cải cách ruộng đất đẫm máu
người yêu nước, làm cho nông thôn, nông dân và nền nông nghiệp điêu đứng
cho đến ngày nay. Chính dưới danh nghĩa đảng Lao động mà đảng Cộng sản
làm hợp tác hóa – cải tạo nông thôn, cải tạo công – thương – nghiệp, rồi
tự đề ra phương châm’’ đất đai là thuộc quyền sở hữu toàn dân, do Nhà
nước thay mặt quản lý’’ để cướp ruộng đất của nhân dân, để tự cho mình
quyền thu hồi với đền bù rẻ mạt”.
Tuy nhiên, chi tiết được tiết lộ này
cho thấy cả Bùi Tín lẫn ông Tương Lai đều không hiểu mấy về lịch sử và
họ cố tình bấu víu vào một tên gọi để nhận thức, xét lại lịch sử. Bởi,
suy cho cùng, là Đảng Cộng sản Việt Nam hay Đảng Lao động Việt Nam thì
nó cũng chỉ là tên gọi, gắn với một giai đoạn lịch sử. Nó hoàn toàn
không quy định tính bản chất hay thiên hướng chính trị của một tổ chức
chính trị!
Về ý định hay nói đúng hơn là thông tin ông Tương Lai “trở lại khôi phục đảng Lao Động Việt Nam” có
thể là một cái cớ để ông này bao biện cho việc tuyên bố bỏ Đảng vừa qua
(mà thực chất là nếu không tuyên bố bỏ thì trước sau gì tổ chức đảng
nơi ông là thành viên cũng tiến hành khai trừ theo Điều lệ Đảng).
Quay trở lại với tính mục đích trong
bài viết có tính khích bác của Bùi Tín. Có thể những kẻ vong nô và hợm
hĩnh như Bùi Tín đã mừng khi ông Tương Lai tuyên bố bỏ Đảng. Nhưng rồi
chúng vẫn chưa thấy hụt hẫng khi biết chuyện ông Tương Lai vẫn còn tôn
thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và chuyện ông này muốn khôi phục Đảng Lao
Động”. Rất có thể sự cay cú và chưa bằng lòng khiến Bùi Tín nuôi ý định
khích bác ông Tương Lai! Sự hèn hạ của những kẻ như Bùi Tín chính là ở
chỗ đó!
Nhà báo Bùi Tín: Vài kỉ niệm với tướng Trần Độ
Nhân dịp kỉ niệm ngày mất của trung tướng Trần Độ
(9/8/2002), nhiều trang mạng đang điểm lại cuộc đời của ông. Đọc tiểu sử
của tướng Trần Độ và nhà báo Bùi Tín, thấy có nhiều điều tương đồng.
Vậy tướng Trần Độ là người như thế nào đối với ông? Nhà báo Bùi Tín: Xin cám ơn mạng Đàn Chim Việt đã
cho tôi cơ hội nói lên tấm lòng của mình đối với anh Trần Độ, một đồng
đội, một người Anh, một tấm gương sáng của tôi.
Kỷ niệm giữa anh Trần Độ và tôi có từ tháng 4-1948. 65 năm rồi.
Nhà tôi có 3 anh em trai, cha mẹ chúng tôi trước khi đi làm thường
chia phiên cho con cái vừa học bài vừa túc trực bên ông nội, ông cần gọi
phải có mặt, để ông sai khiến vì ông bị mù. Công việc xoàng thôi, như
nấu nước pha trà, chế ra ly mời khách, mài mực xạ viết (1) chữ Nho. Ông
tôi bị mù nhưng nhà thường có khách, khách đến xin liễn, đối hoặc đàm
đạo về Phật, Khổng, Mạnh,… Bàn chuyện thời cuộc và các cụ cũng thường kể
chuyện quê hương, giai đoạn bị Cộng Sản chiếm đóng 1945 – 1954.
Một đứa bé lên chín, lên mười, nghe người lớn “kể chuyện đời xưa”
về quê hương mình, tôi hiểu Cộng Sản từ đó, hiểu và tóm tắt về Cộng Sản
như sau:
1- Cộng Sản không chấp nhận tôn giáo, trí thức.
2- Người giàu có là kẻ thù của họ.
3- Gây hận thù và nghi ngờ trong mọi quan hệ.
4- Cộng Sản có toàn quyền giết người và tịch biên gia sản.
Đây là bài học vỡ lòng về Cộng Sản, bài học đáng tin cậy vì người
lớn nói chuyện thản nhiên nhưng họ không ngờ nó ăn sâu vào tiềm thức của
đứa bé. Hơn thế nữa bậc ông bà, cha mẹ không bao giờ nói dối con cháu,
nói dối để làm gì? Họ chẳng phải cán bộ Thông tin, với xã hội miền Nam,
họ không có một trách vụ nào hết, chỉ đơn thuần những người cao niên gặp
nhau nói chuyện cho vui mà thôi. Một bài học đầu tiên, cũng có thể duy
nhất, sau đó học hết trung học, không thấy sách vở, thầy cô nào dạy mình
chống cộng. Ngay như cuốn Việt Sử – Thế Giới Sử lớp 12, viết Hồ Chí
Minh, chỉ có một dòng, trong phần toát yếu:
“Ông Hồ Chí Minh, lãnh tụ VNDCCH, đã qua đời ngày 2 tháng 9 năm 1969”.
Sách Công Dân Giáo Dục, những bài dạy về Hiến Pháp và tổ chức chính phủ VNCH.
Sách Văn Học, dạy những áng văn thơ hay, bất kể tác giả là ai, ví
dụ: Học trò phải đốt đèn học thuộc Lưu Trọng Lưu, Huy Cận, Xuân Diệu,…
Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,… Học thơ văn của những tác giả này
chưa đủ, phải thuộc luôn tiểu sử cùng những tác phẩm của họ đã xuất bản.
Tôi
nhớ không lầm, trước 1975, suốt chương trình trung học đệ nhất và đệ
nhị cấp Bộ Quốc gia Giáo dục không có chương trình dạy cho học trò hiểu
Cộng sản, nếu có chẳng đáng là bao so với nhu cầu thời cuộc. Tuổi học
trò vì tò mò chuyền tay nhau “ngoài luồng”, nắn nót viết mấy bài thơ của
Trần Dần, Phùng Quán, Quang Dũng,…
Rời trường học, vào trường lính. Sáu tháng quân sự, tại Nha Trang,
chỉ duy nhất học 2 giờ chính trị nhưng kể chuyện tiếu lâm hết 45 phút.
Sáu tháng học chuyên môn Tân Sơn Nhất, không có một phút học chính trị!
Từ tuổi thơ lớn lên, quan niệm Chống cộng cũng như làm việc thiện,
đại khái như đánh một con rắn hoặc giết một con chuột tránh hoạ dịch
hạch,… Và tôi tự bổ sung cho kiến thức chống cộng nghèo nàn của mình
bằng cách đọc thêm sách báo. Năm 17 tuổi, được hai người bạn giới thiệu
vào Việt Nam Quốc Dân Đảng, một đảng phái không đội trời chung với Cộng
sản nhưng thực chất ở hành động, nhiều hơn học hỏi kiến thức tìm hiểu
Cộng sản. Từ cái vốn liếng không giống ai này, tôi chống cộng mang tính
nghệ sĩ, nhiều hơn chiến sĩ. Nghệ sĩ về mặt đối nhân xử thế với thời
gian rất đàng hoàng.
Thời gian suốt 16 năm tỵ nạn tại Hoa Kỳ, tôi thường để dành
vacation đợi những người cầm quyền Cộng sản hoặc đoàn Văn công đến Hoa
Kỳ mới lấy phép nghỉ, nhờ vậy bất kể ngày nào tranh đấu cũng hiện diện.
Đối nhân xử thế: Không ghét người Cộng sản chung chung, trái lại
gặp trường hợp đáng thương, tôi sẵn sàng giúp đỡ. Năm 1982, trên đường
từ Long Thành đi Bình Long, dừng chân ở bến xe Sài Gòn, gặp một anh
Thượng úy quân đội, anh gom tiền bạc của xóm làng, từ Bắc vào Nam để tìm
một vùng đất khai khẩn. Gần tới Sài Gòn, anh bị mất sạch sẽ, còn mỗi bộ
đồ bộ đội với chiếc nón cối và đôi dép râu. Tôi đưa anh vào Suối Quýt,
Cẩm Đường cưa củi ba tháng trời, tình anh em thắm thiết, đến tết chúng
tôi chia tiền, ai cũng tranh nhau lấy phần ít hơn! Ngày anh về Bắc, tôi
chở mẹ tôi đi chợ, làm bửa cơm tiễn chân, lúc về đến nhà, thấy anh xoay
mặt vào vách, xe đạp thắng ở cửa, anh bật dậy hai mắt đỏ hoe, ngấn lệ.
Tôi nói như nửa đùa: “Khóc gì anh? Vài hôm thôi anh về gặp chị và mấy
cháu rồi.” Kéo vạt áo lau mắt, anh nói: “Có phải đâu chú, chú xem đây!
Cái ông Nguyễn Khuyến này này. Người làng của tôi, thế mà tôi nào hay
biết.” – anh vừa nói, vừa giở trang sách Văn Học Sử, anh tiếp “Chúng nó
dạy tụi tôi toàn những điều khốn nạn! À à, còn cái này nữa!” – anh chỉ
trang album, hỏi: “Hình chú đây chứ ai.”, tôi: “Dạ đúng!”, “Ối giời ơi!
Chúng nó bảo lính ngụy thế này, thế kia! Ba tháng nay tôi gặp chú, các
bạn của chú trong Suối Quýt, toàn những người tử tế cả… Không giống một
tí nào so với lời tuyên truyền láo khoét.” (2)
Pha ấm trà, hai anh em ra gốc cây vú sữa tâm sự, tôi nói: “Chúc
mừng anh tìm được đồng hương (cụ Nguyễn Khuyến) trên xứ Đồng Nai này.
Còn việc lính Sài Gòn, anh chưa cần hiểu họ tốt vội. Cộng sản tuyên
truyền thường nhắm vào vài điều cụ thể. Khi hành quân vào làng CS chiếm
đóng, đôi lúc anh em không giữ kỷ luật, bắn trâu bò, heo gà, CS lấy đó
tuyên truyền. Các anh và người dân không thấy cấp trên trừng phạt những
quân nhân vô kỷ luật này. Hơn thế nữa, bộ đội các anh tử tế hết mực với
người dân, cây kim sợi chỉ không đụng tới. Đúng là các anh đã làm như
thế thời chiến tranh. Nhưng khi miền Bắc chiếm được Miền Nam, người dân
mất tất cả, còn miền Nam thì không vì chính quyền miền Nam tôn trọng
quyền tư hữu của con người.”
Anh bộ đội về xứ, chúng tôi thường viết thư cho nhau. Những tháng
ngày tiếp theo, gia cảnh khó khăn quá sức, nhiều lần phải dời nhà (thật
ra cái chòi lá), tôi cố giữ những thư từ kỷ niệm nhưng không sao còn,
nhớ và tiếc hoài. Năm 1982, anh bộ đội 43 tuổi, cấp bậc Thượng úy, một
vợ hai con – tôi 28 tuổi, độc thân, cấp bậc Hạ sĩ nhất QLVNCH.
Tôi nghĩ, mình đem lòng chân thành đối đãi sẽ hoán chuyển được tư duy thâm căn, cố đế của một con người.
Ông Bùi Tín
Nhà báo Bùi Tín nguyên là Đại tá Quân đội Nhân dân và Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân
Người dân và cán bộ sống với chế độ Cộng sản không khác một diễn
viên trên sân khấu, tuồng diễn càng lâu, con người càng thâm nhập vai
diễn. Do đó khi mới rời vai diễn, bước xuống cuộc đời, lắm lúc điệu bộ
và lời nói đôi khi còn vướng vất. Thỉnh thoảng nhiều bài viết của ông
Bùi Tín làm người “bên này chiến tuyến” bực mình. Phô diễn sự bực mình
có nhiều cách, tùy thuộc về trình độ và sự giáo huấn từng gia đình. Một
số ít “bên này chiến tuyến” cũng đòi hỏi thái quá, muốn ông Bùi Tín phải
“tròn trịa như hòn bi!” (Chữ trong thơ Nhân Văn Giai Phẩm). Thiết nghĩ
không cần thiết như vậy! Điều nào ông viết đúng, chúng ta ghi nhận, điều
nào chưa đúng nên viết bài phân tích trên tinh thần tương kính giống
như thầy cô từng dạy mình, viết văn theo thể loại bình giảng thời đệ
nhất cấp thì hay hơn. Đọc những bài chửi ông Bùi Tín, tôi nghi: Ngoài
“bên này chiến tuyến”, còn có bàn tay “lạ”? Chắc ông Bùi Tín, hơn ai hết
đã nhận ra. Hy vọng ông không buồn và nản lòng. Khi dùng ngòi bút và
vốn liếng của mình chia sẻ lại cho hậu thế những hệ lụy của Cộng sản –
một khổ nạn dân tộc và quê hương đang gánh chịu.
Ông Bùi Tín hoặc bất cứ ai khác đều phải chán chường, mòn mỏi vì
đã quá lâu sống trong sợ hãi và dối trá. Khi họ có thiện chí bước ra
khỏi nơi tăm tối, dù chỉ mới một bước thôi, chúng ta có quyền mừng vui,
hân hoan đón chào. Số bước còn lại, thuộc về trách nhiệm của những trái
tim có lòng nhân ái biết chân thành yêu thương.
Phần 1: Tác giả muốn đưa trái bóng Bùi Tín cho
hải ngoại đập, NĐA nhắc lại lời ông Bùi Tín ca ngợi Võ Nguyên Giáp –
Thưa ông An, chuyện bình thường thôi! Hơn hai trăm ngàn tù cải tạo sau
1975 ai không ca ngợi Bác và Đảng? Ông Bùi Tín cũng chỉ là một tù nhân
“tự giác” chứ hơn kém gì!
Phần 2: NĐA được nhà nước cử đi Paris làm thông
tấn xã. Nhân chuyến công tác, NĐA có ý tìm gặp ông Bùi Tín, như một nhu
cầu cá nhân. Nhưng ở đoạn gần kết thúc NĐA lộ ra cái đuôi “Mời ông Bùi
Tín về nước”, lấy tư cách một công dân nước CHXHCNVN đảm bảo an toàn cho
ông Bùi Tín với điều kiện: Buộc ông Bùi Tín phải viết bài phản tỉnh, ăn năn.
Như vậy NĐA nói đi công cán cho TTXVN nhưng thực chất Đảng sai anh
ta đi kêu gọi ông Bùi Tín làm một anh hề già. Đây mới chính là nhiệm vụ
đảng giao cho NĐA, chuyến đi hồi tháng 1/1997. Đời nào ông Bùi Tín chịu,
NĐA và Đảng mất công toi.
Phần 3: NĐA trách cứ ông Bùi Tín chửi bác Hồ, “vì
sao dám xúc phạm đến niềm tin thiêng liêng của dân tộc?”. Thật ra chính
đảng CSVN, Nguyễn Đăng An và ông Bùi Tín biết rất rõ: Hồ Chí Minh chẳng
dính dáng gì đến “niềm tin thiêng liêng của dân tộc”. NĐA viết đoạn này
chỉ dụng ý tuyên truyền, mà tuyên truyền thì kệ… Mẹ nó, ai nghe thì
nghe, không nghe kể huề cả làng!
Phần 4: Cố hữu muôn đời của CS, bất cứ ai chửi
Bác, chống đảng cũng vì tiền của ngoại bang. Đây là lối tuyên truyền quá
cổ điển, một người từng đi Paris như NĐA hẳn biết!? Thể hiện được một
bài viết tốn nhiều công sức, thực hiện một cuộc tranh đấu rất tốn kém,
người tham dự phải tự túc, dốc túi. Ngoại bang nào dễ cho như vậy? Riêng
ông Bùi Tín viết bài cho các cơ quan ngôn luận lớn của quốc tế (BBC
& VOA) họ trả tiền nhuận bút, điều này là đương nhiên. Nhưng NĐA nên
nhớ, ông Bùi Tín đặt lương tri, sự thật đi trước và trên hết mọi giá
tiền. Bằng chứng NĐA không mua chuộc được Bùi Tín viết bài phản tỉnh. Ai
dám cho rằng NĐA và đảng CSVN mời suông ông Bùi Tín?
Tóm lại tôi rất mến mộ, kính trọng ông Bùi Tín! Đọc những bài của ông, tôi như ngắm được người Cộng sản từ phía sau lưng.
Cũng nhờ bài NĐA, biết ông đang sống ở Paris, biết ông 85 tuổi.
Kính chúc ông tăng thêm tuổi thọ và dồi dào sức khỏe. Hy vọng có dịp mời
ông đến Atlanta, Hoa Kỳ – Nơi đây có hơn năm chục ngàn đồng hương sinh
sống. Lúc rày thời tiết Atlanta mát mẻ, hoa cỏ xanh tươi, vui lắm, vật
giá sinh hoạt rất bình dân, mời ông đến một nơi đầy ắp tình người. Chứ
không phải mời vào hang cọp, miệng sói, do đó không cần phải mang bất cứ
thứ gì ra để “đảm bảo”.
Cuốn
Đèn Cù của Trần Đĩnh được tìm đọc và bàn luận khá sôi nổi cả trong và
ngoài nước. Ở Hà Nội cũng như ở Sài Gòn đã có bán chui ấn bản in từ Cali/Hoa Kỳ
gửi về, hoặc tự in ra từ máy vi tính.
Đèn
Cù hấp
dẫn vì nó kể lại cái không khí sôi động của chiến tranh, tả lại thời kỳ nghiêm
trọng sống chết của một dân tộc, đòi hỏi những quyết sách chuẩn xác. Đèn Cù
lý thú, lôi cuốn vì nó khắc họa một loạt các khuôn mặt lãnh đạo từng lèo lái
con thuyền đất nước qua biết bao hiểm nghèo trong hơn nửa thế kỷ qua, hé lộ
những suy nghĩ, hành động, chủ trương của họ, những cuộc đấu đá nội bộ quyết
liệt, những thủ đoạn phức tạp đối phó với thù, bạn, ta.
Thế
nhưng ý định thầm kín của tác giả Trần Đĩnh là gì? Chủ đích của nhà báo tài
năng và tâm huyết này là muốn tâm sự gì với thế hệ đương thời và cho các thế hệ
tương lai? Đó là tư duy hòa bình, chung sống hòa bình, chống xung đột vũ trang,
phản đối triệt để chiến tranh huynh đệ tương tàn.
Theo
tôi, Trần Đĩnh có một lập trường nhân bản. Anh được hấp thụ nền giáo dục và văn
hóa Pháp từ thuở bé, để có thể viết được luận văn chính trị lúc mới trưởng
thành, ở ngay tòa soạn của tờ báo chủ đạo của Miền Bắc, có quan hệ xã hội rộng.
Cái
quý ở Trần Đĩnh là tư duy độc lập, tự tin, suy luận bằng cái đầu tỉnh táo của
chính mình. Ở anh không có tố chất cúi mình làm tay sai, nghe theo lệnh người
khác. Mặc dù anh nhận viết tiểu sử chính thức cho Hồ Chí Minh, viết hồi ký cho
Nguyễn Lương Bằng, Bùi Lâm, Nguyễn Đức Thuận… nhưng chỉ làm anh thợ viết thuê,
nghe kể thế nào viết lại như thế, tuy thế vẫn ngượng ngùng ba lần tủi hổ tự
nhận và ăn năn là «bồi bút».
Anh
hãnh diện công khai tự khẳng định mình là «xét lại», xét lại chủ nghĩa Mác -
Lênin, vì cái học thuyết Mác - Lênin kiểu Stalin là tàn bạo quá, vì cái học
thuyết Mác - Lênin kiểu của Mao lại càng dã man hơn. Kinh nghiệm 5 năm sống ở
Bắc Kinh đã làm tăng thêm niềm uất hận của anh đối với Mao, ghi sâu trong đầu
anh tư tưởng tội ác của Mao là không sợ chiến tranh, kể cả chiến tranh nguyên
tử, cho thiên hạ chết la liệt, sẽ còn lại dân Trung Hoa sống sót cũng không
sao. Anh cay cú, khinh bỉ cái tư duy ích kỷ của Mao, người chỉ mong cho “thiên
hạ đại loạn” để một mình Trung Quốc thủ lợi. Tệ nữa là xúi Việt Nam cứ nồi da
nấu thịt, huynh đệ tương tàn để ông ta thủ lợi.
Theo
tư duy hòa bình nhân ái của Trần Đĩnh, anh dứt tình cả với “Cụ Hồ” của anh, cả
với Trường Chinh là người đã dìu dắt đào tạo anh, vì cả Hồ Chí Minh và Trường
Chinh thoạt đầu đều tán thành quan điểm “Xét lại” vốn đã thành trào lưu chính
thống của phong trào CS quốc tế, nhưng sau cả hai đều xoay sang theo đuôi Mao,
cam chịu thành Mao-nhều (Trần Đĩnh sáng tạo ra chữ «nhều» thay cho chữ
«Mao-ít » để nói kháy, trêu chọc những người cơ hội theo đuôi Mao).
Cay
đắng xuýt xoa tiếc cho Hồ Chí Minh và cho Trường Chinh đã nhu nhược “mặc kệ nó”
bao nhiêu thì Trần Đĩnh khinh bỉ oán hận sâu đậm đối với cặp Lê Duẩn và Lê Đức
Thọ bấy nhiêu.
Theo
Trần Đĩnh kể, có thể coi 2 nhân vật họ Lê này là đầu mối của những tai họa ập
xuống đầu nhân dân ta trong hơn nửa thế kỷ qua. Hai nhân vật này trình độ đều
kém hẳn Hồ Chí Minh và Trường Chinh, nhưng mưu chước không hề kém, đã tận dụng
thời cơ sau sai lầm Cải cách ruộng đất để gạt Trường Chinh rồi gạt luôn Hồ Chí
Minh ra rìa (vin cớ ông Hồ lẩm cẩm rồi) để giành độc quyền lãnh đạo, dần dần
lôi kéo quanh mình những kẻ xu nịnh ham mê quyền lực như Tố Hữu, Hoàng
Tùng, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, Đỗ Mười, Lê Đức Anh…thành một
thế lực áp đảo gần giống như «mafia quyền lực», dần dà nắm trọn quân đội.
Yếu
tố đảng CS Trung Quốc xuyên suốt lịch sử VN kể từ năm 1949 - 1950 sau khi Mao
chiếm chính quyền ở Bắc Kinh ngày 1/10/1949, khai thông biên giới Việt - Trung
cuối năm 1950, rồi Mao - Chu Ân Lai bắt Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nhận chia
đôi đất nước ở vỹ tuyến 17 sau Điện Biên Phủ. Tuân theo Mao, Lê Duẩn quyết gây
chiến với miền Nam dưới chiêu bài «thắng giặc Mỹ” bằng mọi giá, để rồi bị đòn
đau, phải chui vào chiếc rọ Thành Đô tháng 9/1990 cực kỳ thâm hiểm cho đến nay.
Mấy triệu trai tráng 2 miền đẫ hăng say giết nhau chỉ để đạt đến một nước lạc
hậu, bất công, không pháp luật, như vô hồn.
Hàng
loạt bộ mặt «Mao-nhều» múa may quay cuồng trên sân khấu chính trị Việt Bắc - Hà
Nội từ 1949 đến 2014, qua gần 600 trang tả chân, cho độc giả nhìn lại lịch sử
VN qua những tình tiết sống động đầy nhân tình thế thái, đậm chất bi hài, ở ngay
chốn cung đình.
Cặp
bài trùng Lê Duẩn - Lê Đức Thọ nắm chắc con chủ bài «Miền Nam» cần phải được
giải phóng khỏi ách Mỹ - Ngụy bằng mọi giá để làm con ngựa chiến của mình, với
cái ý đồ không hề che giấu là xé tọac cả 2 «Hiệp định đình chiến Genève và Paris»
năm 1954 và năm1972 ngay từ khi 2 văn kiện này chưa ráo mực. Điều khoản mở đầu
cả 2 hiệp định đều ghi rõ: “Các bên cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân
dân miền Nam Việt Nam”, nhưng đảng CS VN, thế lực cầm quyền trên miền Bắc,
không bao giờ đếm xỉa gì đến cái quyền tự quyết ấy cả, họ cũng không bao giờ
công nhận có một người lính miền Bắc nào trên đất miền Nam, dù cho con số ấy
lên đến hàng vạn, rồi hàng chục vạn…vẫn cứ là không có, là con số không, chỉ có
quân giải phóng miền Nam, tại chỗ.
Có
thể nói Trần Đĩnh đã là luật sư bênh vực một lọat bạn bè thân thiết trong hàng
ngũ những kẻ «xét lại», như Hòang Minh Chính, Phạm Kỳ Vân, Phạm Viết, Nguyễn
Thị Ngọc Lan, Lưu Động, Trần Châu, Hà Minh Tuân, Hòang Thế Dũng, Đặng Đình Cầu,
Mai Hiến, Mai Luân, Trần Thư, Nguyễn Kiến Giang, Lê Minh Nghĩa, Lê Trọng Nghĩa,
Đỗ Đức Kiên…Anh cũng minh oan và biểu dương những con người có trí tuệ và nhân
cách như Lê Liêm, Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm, Đặng Kim Giang, Dương Bạch
Mai, Nguyễn Văn Vịnh, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Tất cả họ đều bị chụp
mũ oan uổng là phản bội, phản động, theo địch, đầu hàng đế quốc, sợ chiến
tranh, không dám hy sinh, dát như thỏ đế, hèn hạ, bạc nhược, bảo mạng, cầu an,
tay sai của lão «trọc» - chỉ Nikita Khrushchev.
Trần
Đĩnh tiếc nuối sao ông Hồ lại nhu nhược đến vậy, không dám tham gia biểu quyết
về Nghị quyết 9, không dám bảo vệ đường lối hòa bình, chung sống hòa bình,
tranh đua hòa bình, không lựa chọn CNXH mang mặt con người, bác bỏ CNXH mang
mặt dã thú.
Nhóm
Mao-nhều truyền bá trong quân đội Võ Nguyên Giáp là kẻ sùng bái học thuật đế
quốc, đậu cử nhân Luật, thuộc tầng lớp trên, Nguyễn Chí Thanh mới thật là bần
cố nông đích thật, từng chăn trâu giữ bò cho địa chủ từ tấm bé, Chu Huy Mân cố
nông đi buôn chiếu dọc sông Lam từ thuở lên 10, Văn Tiến Dũng là công nhân Cổ
Nhuế đổ thùng trên phố rồi về làm thợ may. Cố vấn TQ về tổ chức đã đưa ra cả
một danh sách loại bỏ hàng loạt sỹ quan tiểu tư sản không có gốc công nông.
Sợi
chỉ đỏ xuyên suốt cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh là chỉ ra bóng đen của cộng
sản TQ, của học thuyết Mao bao trùm lên dân tộc, đất nước và đảng CS VN, qua
tay chân «Mao-nhều» ít học, kém văn hóa quá đông đảo.
Do
đó cuốn sách kể chuyện cũ mà mang tính thời sự nóng hổi, với những trò chơi xấu
của kẻ bành trướng mới rồi ở Biển Đông.
Cuốn
sách như muốn góp ý cho mọi đảng viên và bà con ngoài đảng, gợi ý cho tuổi trẻ
suy nghĩ về đất nước ta khi Đại Hội XII đang được chuẩn bị, về công và tội của
đảng, về công và tội của từng công thần của chế độ, không trừ một ai.
Đây
còn là một cuốn sách rất quý ở chỗ nó đáp ứng đòi hỏi «chúng tôi muốn biết» của
tuổi trẻ Việt Nam ngày nay.
Phải
chăng Thoát Mao, Thoát Trung là yêu cầu sinh tử, và liên minh với bè bạn mới,
với mọi nước dân chủ là con đường sống bền vững của dân tộc Việt
Nam?
* Blog của Nhà báo
Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của
Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Đêm qua vào lúc 1h25′ ngày 11/8/2018 nhà báo Bùi Tín đã trút hơi thở cuối cùng trong một bệnh viện tại thủ đô Paris.
Nhà báo Bùi Tín nhập viện cách đây chừng 3 tuần và trong những ngày
đầu ông vẫn theo dõi tình hình thời cuộc, vẫn viết bài. Bài báo cuối
cùng ông viết tay, được một thân hữu chép lại và gửi tới Đàn Chim Việt hôm 27/7/2018. Những ngày gần đây ông rơi vào hôn mê.
Nhà báo Bùi Tín sinh năm 1927 trong một gia đình gia thế, cha ông là
ông Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và
nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà báo Bùi Tín trong 1 lần ở Praha. Ảnh MVH
Nhà báo từng là phó tổng biên tập của báo Nhân dân, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ông là người chứng kiến, tham dự vào nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Nhập ngũ năm 18 tuổi, ông từng cầm súng như một người lính (phe cộng
sản) đồng thời với tư cách là một nhà báo, ông từng tham gia các buổi
lấy cung tù binh Mỹ, viết báo như một phóng viên chiến trường, có mặt
vào thời khắc xe tăng bắc Việt tiến vào dinh độc lập.v.v.
Tháng 9 năm 1990 khi sang Pháp dự hội hàng năm của báo L’Humanité (Nhân Đạo, báo của Đảng Cộng sản Pháp), ông Bùi Tín quyết định ở lại, xin tỵ nạn chính trị tại Pháp.
Trong những năm sống tại Pháp, ông đã viết hàng ngàn bài bào phê phán
đường lối chính sách của chính quyền cộng sản trong nước, đòi hỏi và cổ
xúy cho tự do dân chủ, phân tích tình hình chính trị Việt Nam và thế
giới.
Kể từ khi ra đi, ông chưa một lần trở lại Việt Nam. Ông luôn mong ước được trở về Việt Nam khi đã có tự do dân chủ.
Hai tác phẩm nổi tiếng của ông viết sau khi ra nước ngoài là Hoa xuyên tuyết và Mặt thật. Cuốn Hoa xuyên tuyết được có mặt trong nhiều danh sách tài liệu tham khảo của các dự án nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam.
Mới đây nhà xuất bản Tiếng Quê Hương (Hoa Kỳ) đã cùng với tác giả Bùi
Tín chọn lựa 200 bài báo để in thành tuyển tập, với tựa đề Thao Thức
Cùng Quê Hương, dự tính sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Đọc các bài viết của nhà báo Bùi Tín tại đây
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét