Dân trí NSƯT Đức Lưu - người đóng thành công vai Thị Nở
cùng NSƯT Bùi Cường vai Chí Phèo trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy" đã
bàng hoàng tới mức tăng huyết áp khi nghe tin người bạn diễn của mình
đột ngột qua đời. >> NSƯT Bùi Cường đóng Chí Phèo đột ngột qua đời ở tuổi 71
NSƯT Đức Lưu cho biết, bà vừa trở
lại Hà Nội từ Quảng Trị sau chuyến về nguồn thắp hương tưởng niệm cho
các liệt sĩ và gặp lại các đồng đội cũ nhân dịp 27/7 thì nghe tin người
em, người bạn diễn của mình qua đời.
“Tôi thật sự rất bàng hoàng và ngỡ ngàng
khi nghe tin Bùi Cường qua đời. Bàng hoàng bởi Cường ít hơn tôi gần 10
tuổi và tôi không bao giờ nghĩ Cường sẽ ra đi trước tôi cả. Bình thường,
Cường cũng là một người rất khỏe mạnh, phong độ, vui vẻ… vẫn đang hăng
say làm nghề. Cách đây không lâu, Cường có khoe với tôi là vẫn đang làm
phim trong TP.HCM theo lời mời của một vài đơn vị sản xuất.
Bức ảnh kỷ niệm mà NSƯT Đức Lưu luôn trân trọng gìn giữ khi gặp lại "Chí Phèo" Bùi Cường.
Nghe tin Cường qua đời tôi bị tăng huyết
áp. Tôi phải nằm xuống mấy chục phút mới trấn tĩnh lại được. Thực sự là
xót xa quá độ bởi Cường vẫn đang còn sức khỏe để cống hiến và làm nghề.
Tôi và Cường có biết bao nhiêu là kỷ
niệm khi đóng cùng nhau bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” mà Cường thủ vai
Chí Phèo, còn tôi thủ vai Thị Nở. Năm ngoái, một đơn vị bộ đội ở Bắc
Ninh mời tôi về giao lưu, tôi đã gọi cho Cường và Cường tức tốc từ
TP.HCM ra ngay Hà Nội để đi cùng tôi. Chuyến đi đó đã để lại cho chúng
tôi rất nhiều cảm xúc nhưng không ngờ là chuyến đi cuối cùng của hai chị
em.
Tôi không biết nói gì lúc này bởi cái
tin này quá đau đớn và đường đột. Tôi đang có kế hoạch sẽ đi từ thiện ở
một số tỉnh sau khi bình phục sức khỏe trong thời gian tới nhưng chắc là
tôi sẽ hoãn chuyến đi này để đến thắp nén hương tiễn biệt Cường và chia
buồn với gia đình cậu ấy”.
NSND Minh Châu chia sẻ, bà đang ở Quảng
Ninh thì được báo tin NSƯT Bùi Cường nhập viện. Bà với NSƯT Bùi Cường
không chỉ là bạn học cùng khóa II lớp diễn viên của trường Đại học Sân
khấu – Điện ảnh mà còn là anh em thân tình. Có việc gì cũng thường gọi
điện tâm sự nhỏ to, kể cả chuyện riêng tư nhất.
“Thời chúng tôi vào trường, vì anh Cường
lớn tuổi nhất lớp nên được mọi người bầu làm Lớp trưởng. Anh Cường luôn
thể hiện là người anh cả của mọi người, kể cả khi đang học và khi ra
trường. Anh sống với mọi người nghĩa tình, gần gũi và vui vẻ lắm.
NSND Minh Châu sốc nặng khi nghe tin người anh thân thiết của mình qua đời.
Tôi với anh có kỷ niệm đó là khi anh làm
vở “Xóm vắng” đi thi tốt nghiệp năm 1977, chính tôi là người đã đóng
người yêu của anh. Sau này, khi anh làm đạo diễn, có phim hoặc dự án nào
anh mời tôi, tôi cũng tham gia cùng anh. Làm phim với anh rất vui bởi
anh Cường là người tài năng, làm nghề rất tâm huyết và quan tâm đến mọi
người. Anh lúc nào cũng sống đúng nghĩa đàn anh.
Anh cũng có một gia đình hết sức hạnh
phúc mà ngay cả tôi cũng phải ganh tỵ. Chị Mùi – vợ anh Cường luôn tự
hào và hãnh diện về chồng. Chị là chỗ dựa tinh thần vững chắc để anh
luôn toàn tâm toàn ý với nghề. Nghe tin anh qua đời tôi rụng rời tay
chân, hoa mắt ù tai… Tôi lập bập gọi điện thoại cho người quen nhờ qua
nhà kiểm tra lại thông tin bởi không tin đó là sự thật. Tôi đau đớn vô
cùng bởi anh rời bỏ chúng tôi quá đường đột. Những ngày anh nằm viện
chúng tôi không hề biết để vào thăm anh”.
NSƯT Quốc Tuấn cũng bàng hoàng chia sẻ:
“Tôi rất sốc trước thông tin này. Chúng tôi không chỉ làm việc cùng nhau
tại hãng Phim truyện Việt Nam mà anh em đã gắn bó với nhau qua rất
nhiều bộ phim. Ngày xưa, khi anh Cường còn làm đạo diễn, tôi đã tham gia
phim của anh với tư cách là một diễn viên.
NSƯT Quốc Tuấn đã từng gắn bó với NSƯT Bùi Cường qua nhiều bộ phim.
Thời gian gần đây, tôi làm đạo diễn bộ
phim “Trái tim kiêu hãnh” đã mời được anh Cường tham gia và anh đóng một
vai thứ chính. Có thể nói vai diễn này rất khác với những vai trước của
anh. Anh Cường là nghệ sĩ nhưng còn có chút “phủi” trong người, đá cầu
rất hay… Nghe tin nghệ sĩ mất, tôi thấy sốc quá”.
NSND Bùi Bài Bình cũng là bạn học cùng
lớp diễn viên khóa II với NSƯT Bùi Cường. Ông cũng rất bất ngờ khi nghe
tin người anh của mình qua đời. NSND Bùi Bài Bình cũng bày tỏ sự tiếc
thương khi người anh của mình vừa có tên trong danh sách được xét tặng
danh hiệu NSND nhưng chưa kịp nhận đã phải ra đi.
Nghệ sĩ Vũ Đình Thân cũng thốt lên đau
đớn: "Người anh cả của lớp tôi thủa nào đã ra đi thật rồi! Bàng hoàng và
buồn quá anh ơi!".
NSƯT Trung Anh cũng bày tỏ: "Vĩnh biệt
anh Cường, quá bất ngờ anh ơi. Nhận kịch bản phim điện ảnh "Bữa ăn cuối
cùng của Lão Hạc" từ anh chưa được nửa tháng, những tưởng lần đầu tiên
anh em được cộng tác làm việc cùng nhau. Vậy mà... hôm nay đọc báo mới
biết anh đi rồi. Giờ chỉ biết cầu mong anh được siêu thoát, thanh thản
nơi suối vàng. Chàng Chí Phèo của dân Việt".
NSƯT Chiều Xuân cũng cho biết, NSƯT Bùi
Cường là lớp trưởng lớp diễn viên điện ảnh khóa II do chính bố chị là
đạo diễn Nguyễn Đức Đọc đào tạo và làm chủ nhiệm. Nghe tin nam nghệ sĩ
đi xa, NSƯT Chiều Xuân không khỏi xót xa.
"71 tuổi vẫn còn quá trẻ. Mỗi một nghệ
sĩ ra đi là một mất mát không gì bù đắp được. Em chúc anh về nơi đó vẫn
là con người hạnh phúc với khung trời mơ mộng, với hoa cỏ và chim ca. Dù
không muốn, vẫn phải nói lời vĩnh biệt anh. Anh về nơi đó với thầy, rồi
thầy trò lại mở lớp đàm đạo về cái đẹp và cái nhân nghĩa vĩnh hằng
trong cuộc sống. Anh mãi luôn là người anh cả hiền hậu, tài năng của lớp
diễn viên điện ảnh khóa II ngày ấy. Khóc thương tiếc anh trong một ngày
đầu thu". Hà Tùng Long
Vì sao Chí Phèo là vai diễn kinh điển của NSƯT Bùi Cường?
18:14 03/08/2018
NSND Phạm Nhuệ Giang cho rằng Chí Phèo với diễn xuất của NSƯT Bùi Cường
đã trở thành vai diễn kinh điển của màn ảnh, khó diễn viên nào có thể
vượt qua.
Làng Vũ Đại ngày ấy của đạo diễn Phạm Văn Khoalà
bộ phim được xếp vào hàng kinh điển của điện ảnh Việt Nam thế kỷ 20.
Phim được chuyển thể từ ba tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam
Cao, gồm Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc. Phim tái hiện những số phận người bị xã hội xô đẩy đến bi kịch hóa, bần cùng hóa.
Đây cũng là bộ phim cho thấy cá tính sáng tạo mạnh mẽ và những đột
phá trong nghệ thuật làm phim của đạo diễn, NSND Phạm Văn Khoa - một
trong những gương mặt góp phần kiến tạo nền điện ảnh cách mạng Việt Nam.
Tạo hình của nghệ sĩ Bùi Cường trong vai Chí Phèo.
Chia sẻ với Zing.vn, NSND Phạm Nhuệ Giang, con gái của NSND Phạm Văn Khoa cho biết phim Làng Vũ Đại ngày ấy là tác phẩm rất tâm huyết của cha mình.
Trong trí nhớ của nữ NSND Phạm Nhuệ Giang, bố của chị là người rất tỉ
mỉ, kỹ càng và nhân văn trong việc chọn diễn viên. NSND Phạm Văn Khoa
đã không chọn diễn viên có ngoại hình xấu cho vai Chí Phèo, Thị Nở như
suy nghĩ thông thường.
"Ngược lại, bố tôi đã chọn nghệ sĩ Đức Lưu và Bùi Cường đều là người
có ngoại hình đẹp để đóng nhân vật xấu. Quan điểm của bố tôi là chọn
diễn viên xấu đóng vai xấu, họ sẽ tự ti, mặc cảm nhưng nếu chọn diễn
viên đẹp để hóa trang xấu, họ sẽ rất tự tin khi diễn xuất. Đó là quan
điểm rất nhân văn khi làm việc với diễn viên của cha tôi", NSND Nhuệ
Giang khẳng định. Làng Vũ Đại ngày ấy được thực hiện vào năm 1982, khi đó,
Nhuệ Giang còn rất trẻ, nhưng vì tò mò với công việc làm phim nên con
gái của NSND Phạm Văn Khoa luôn để ý công việc của người cha.
"Bố tôi rất chăm chút cho các vai diễn và cả việc hóa trang. Để có
hàm răng giả cho Thị Nở, bố tôi đã kỳ công đặt tận bên bệnh viện Việt
Đức. Hàm răng giả đó đã giúp nhân vật Thị Nở ra đúng chất nhân vật "xấu
ma chê quỷ hờn" của làng Vũ Đại. Tôi vẫn nhớ khi ấy, tôi còn trẻ, đang
đi học, và không học về điện ảnh, nhưng rất tò mò, nên luôn dõi theo,
quan sát. Bố tôi thường làm việc với các diễn viên cả ở nhà vào buổi
tối. Ông làm việc rất kỹ và tỉ mỷ từ những chi tiết nhỏ. Và quả thực,
công sức của ông đã không bỏ phí khi diễn xuất của nghệ sĩ Bùi Cường và
Đức Lưu rất xuất sắc", nữ NSND chia sẻ.
NSND Phạm Nhuệ Giang là con gái của cố NSND Phạm Văn Khoa - đạo diễn của bộ phim kinh điển Làng Vũ Đại ngày ấy. Bộ phim đã làm nên tên tuổi cho nhiều diễn viên, trong đó có NSƯT Bùi Cường với vai Chí Phèo.
Theo NSND Nhuệ Giang, NSƯT Bùi Cường và NSƯT Đức Lưu đã có vai diễn
ấn tượng và có thể nói là để đời với hình tượng Thị Nở, Chí Phèo. Rất
khó để có diễn viên nào vượt qua được.
Con gái của cố NSND Phạm Văn Khoa bày tỏ sự thán phục với hiệu quả
hóa trang của nhân vật. Dù thời đó, những năm 1980, công việc hóa trang,
tạo hình của phim Việt còn rất thô sơ, nghèo nàn và hạn chế, nhưng Chí
Phèo, Thị Nở đã đạt ấn tượng mạnh, thể hiện được sự kỹ tính của cả đạo
diễn lẫn diễn viên về mặt tạo hình.
Trong đó, nghệ sĩ Bùi Cường phải làm ngoại hình xấu đi rất nhiều với
những vết sẹo trên mặt. Trong nguyên tác văn học, Chí Phèo mang "gương
mặt quỷ dữ của làng Vũ Đại" , và Chí Phèo của Bùi Cường đã làm đúng hình
dung đó nên khiến người xem ấn tượng mạnh, và có thể nói là "thỏa mãn".
"Tôi nhớ, nghệ sĩ Bùi Cường lúc đó phải mất nhiều giờ đồng hồ để hóa
trang, từ đầu tóc đến gương mặt. Tất cả đều được làm kỹ. Khi vào vai,
diễn xuất của Bùi Cường được đánh giá rất cao, khiến người xem trải qua
nhiều cảm giác, có cả sự sợ hãi và xúc động. Những phân cảnh như khi Chí
Phèo say rượu chửi bởi hay khi nhận vật khao khát hoàn lương đều là
những phân cảnh khó nhưng nghệ sĩ Bùi Cường đã làm rất tốt", NSND Nhuệ
Giang nhấn mạnh.
Có thể nói, Chí Phèo của Bùi Cường đã trở thành một hình mẫu, và cũng
là vai diễn đóng đinh trong sự nghiệp diễn xuất của ông. Vai diễn này
cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến các thế hệ diễn viên đi sau.
Không khó để nhận ra, những nhân vật Chí Phèo sau này trên sân khấu
hay phim ảnh đều có ít nhiều ảnh hưởng từ cách tạo hình và xây dựng nhân
vật của nghệ sĩ Bùi Cường.
Sinh thời, cố nghệ sĩ Bùi Cường cũng chia sẻ rằng ông đã dành nhiều tâm sức cho vai diễn trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
Để tạo cho mình vẻ ngoài say khướt, luộm thuộm của Chí Phèo, Bùi Cường
dành nhiều thời gian để tập đôi mắt mơ màng, dáng đi chuệch choạc và đặc
biệt là tự tạo cho mình tiếng cười đặc biệt có "một không hai" cả trong
khi đang tắm.
Nghệ sĩ Bùi Cường qua đời vào sáng 3/8 tại Hà Nội
Nghệ sĩ Bùi Cường cũng từng thành thật rằng Chí Phèo là vai diễn được
khán giả nhớ đến nhất dù ông đóng nhiều vai khác và còn làm cả công
việc đạo diễn.
NSND Phạm Nhuệ Giang cho biết trong vai trò đạo diễn, NSƯT Bùi Cường
cũng có những thành công nhất định, đáng lưu ý nhất là phim Vị tướng và hai bà vợ. Bùi Cường có phong cách và mảng miếng của riêng mình khi làm phim trong vai trò đạo diễn.
NSƯT Bùi Cường có tên trong danh sách được xét tặng danh hiệu NSND
năm nay, ông đã ra đi khi chưa kịp nhận danh hiệu cao quý của nhà nước
trao tặng. Nhưng vai diễn của ông, hình tượng nhân vật Chí Phèo bần cùng
hóa, bi kịch hóa đầy gai góc và ám ảnh trong Làng Vũ Đại ngày ấy đã mãi mãi trở thành kinh điển của điện ảnh Việt.
Khuê Tú
Chân dung NSƯT Bùi Cường: Sự nghiệp đáng tự hào và hôn nhân hạnh phúc
(Thethaovanhoa.vn) - Không chỉ nổi tiếng với vai Chí Phèo của Làng Vũ Đại ngày ấy, NSƯT Bùi Cường còn sở hữu “gia tài” đồ sộ với hàng loạt vai diễn ấn tượng và đạo diễn khoảng 80 bộ phim truyền hình.
NSƯT Bùi Cường sinh năm 1945 tại Hà Nội.
Trước khi đến với điện ảnh, ông đã tốt nghiệp Trung cấp Kỹ thuật Điện
và từng làm việc tại Xí nghiệp điện Tam Quang (Sở Công nghiệp Hà Nội).
Trong thời gian ở đây, ông đã tham gia đội kịch công nhân thành phố và
đã từng đoạt Huy chương Vàng với vở diễn Anh Tư.
Bước vào tuổi 25, nhờ người yêu (là vợ bây giờ) ông nộp hồ sơ thi vào trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh. Với tiểu phẩm Dạy em,
ông đã trúng tuyển lớp diễn viên khóa II của trường. Cùng học với ông
thời đó có: NSND Đào Bá Sơn, NSND Minh Châu, NSƯT Quốc Trọng, NSƯT Thanh
Quý, nghệ sĩ Vũ Đình Thân... Vì ông là người lớn tuổi nhất lớp nên được
bầu làm lớp trưởng.
NSƯT Bùi Cường qua đời vào sáng sớm 3/8
Sau khi tốt nghiệp, ông được nhận về làm
việc tại Hãng Phim truyện Việt Nam. Từ đó, ông bắt đầu con đường điện
ảnh của mình với những thành công ngoài mong đợi.
Vai diễn Chí Phèo giúp Bùi Cường "đóng
đinh" mình vào tâm trí khán giả và mang lại cho ông Huy chương Vàng ở
hạng mục Diễn viên chính xuất sắc nhất trong Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 6 (năm 1983).
Sau thành công của vai Chí Phèo, Bùi Cường được mời vào một loạt vai diễn tiếp theo như: Trần Tuấn trong phim Phút thứ 89 (đạo diễn Quốc Long), Trần Quân trong phim Kẻ giết người (đạo diễn Hoài Linh), Tướng cướp trong Dòng sông vàng (đạo diễn Kiều Tuấn), Mộc trong phim Không có đường chân trời (đạo diễn Nguyễn Khánh Dư), chủ quán trong phim Vụ áp phe Đông Dương (đạo diễn Trần Đắc) Năm Hòa trong phim Biệt động Sài Gòn (đạo diễn Long Vân)...
Vai chiến sĩ biệt động Năm Hòa trong phim "Biệt động Sài Gòn" của nghệ sĩ Bùi Cường được nhiều người yêu mến
Sau này, NSƯT Bùi Cường trở thành đạo diễn của gần 80 bộ phim truyền hình, trong đó bộ phim Ông tướng tình báo và hai bà vợ dài 29 tập đã được khán giả hào hứng theo dõi và giành được Huy chương vàng tại Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc.
Bộ phim giúp tên tuổi của đạo diễn Bùi Cường thực sự có chỗ đứng trong
lòng người hâm mộ. Như lời Bùi Cường nói, đó là một cửa ải nhọc nhằn mà
phải "bạc cả tóc" ông mới đạt đến sự thành công.
Tham gia không ít phim nhưng vai diễn Chí
Phèo giúp Bùi Cường thực sự "đóng đinh" mình vào tâm trí khán giả. Ông
gọi bộ phim của cố đạo diễn Phạm Văn Khoa là một cơ duyên đặc biệt, cũng
là may mắn lớn trong cuộc đời mình.
NSƯT Bùi Cường từng chia sẻ về cơ duyên
đến với vai diễn Chí Phèo rất bất ngờ. Một buổi sáng, đạo diễn, NSND
Phạm Văn Khoa gọi Bùi Cường đến và hỏi xem ông có thể cắt ngắn mái tóc
dài đi không - hồi đó có mốt đàn ông để tóc dài ngang vai. Nghệ sĩ Bùi
Cường bảo sẵn sàng, nếu là vì nghề diễn. Sau đó, đạo diễn nói về dự án
phim Làng Vũ Đại ngày ấy - chuyển thể từ 3 tác phẩm Sống mòn, Lão Hạc và Chí Phèo của
nhà văn Nam Cao, rồi bảo muốn mời Bùi Cường vào vai Chí Phèo. Nghệ sĩ
Bùi Cường nhận lời đạo diễn Phạm Văn Khoa trong tâm trạng vừa mừng vừa
lo.
Chí Phèo qua diễn xuất của NSƯT Bùi Cường đã trở thành vai diễn kinh điển của lịch sử điện ảnh Việt Nam
Để có được vai diễn Chí Phèo ấn tượng với
khán giả, nghệ sĩ Bùi Cường đã phải dành rất nhiều tâm huyết. Đầu tiên,
ông tranh thủ tìm đọc sách của nhà văn Nam Cao để hình dung một Chí Phèo
cho hợp lý. Ông nhận ra, có hai điều đặc biệt ở Chí Phèo, một là dáng
đi say rượu, hai là giọng cười đầy riêng biệt của Chí.
Bùi Cường uống rượu để thử say xem thế
nào, nhưng càng uống càng thấy... tỉnh. Còn giọng cười hô hố, ha há cũng
chả giống ai nhưng không thể lột tả được chân dung Chí Phèo. “Hồi đó
hàng xóm nhà tôi có nuôi một con chó, và có lần tôi thấy nó bị... hóc
xương và cái ặc ặc trong cổ như vừa khóc vừa cười vừa đau đớn của nó
khiến tôi quyết định sẽ cho Chí Phèo cái tiếng cười kiểu như thế. Còn
dáng đi say rượu đặc trưng của Chí cũng khiến tôi mất nhiều công sức,
thời gian để tập và để diễn cho ra một Chí Phèo không trộn lẫn với những
nhân vật khác” – nghệ sĩ Bùi Cường chia sẻ trên báo Công an nhân dân.
Cảnh Thị Nở (Đức Lưu) đưa bát cháo hành cho Chí Phèo (Bùi Cường) ăn trong bộ phim "Làng Vũ Đại ngày ấy"
Hồi đó, đồ hóa trang chưa có nhiều như bây
giờ, Bùi Cường và diễn viên Đức Lưu (người vào vai Thị Nở) phải nhờ sự
trợ giúp của nghệ sĩ hóa trang Nhữ Đình Nguyên. Bùi Cường phải đến bệnh
viện xin keo dính tạo sẹo ở mắt, còn diễn viên Đức Lưu sang Bệnh viện
Việt - Đức để làm răng giả. Hôm diễn thử, hóa trang xong, Bùi Cường vào
cơ quan thì bị bảo vệ quát vì không nhận ra, “tưởng là thằng ăn mày nào
vào cơ quan”, điều này làm nghệ sĩ Bùi Cường mừng thầm vì hóa trang rất
thành công.
Cảnh quay khó nhất đối với Bùi Cường chính
là lúc Chí Phèo nhìn thấy Thị Nở nằm tênh hênh ở vườn chuối, sự vô ý
của Thị đã khiến lòng Chí... rạo rực. Bùi Cường kể trên báo Công an nhân
dân: "Đạo diễn đã phải thuê một người mẫu đóng thế cho nghệ sĩ Đức Lưu
trong cảnh Chí Phèo sờ vào bộ ngực "tơ hơ" của Thị Nở trong đêm trăng ở
vườn chuối. Đúp đầu tiên, khi đạo diễn hô "bắt đầu" thì tôi "chộp" ngay
vào ngực Thị Nở. Đạo diễn mắng tôi: Chưa để khán giả thấy cái đẹp của cô
thôn nữ, cậu đã vội "chộp" rồi. Tôi ngượng chín cả mặt.
Đến đúp thứ hai, rút kinh nghiệm lần trước
vội quá, thì lần này anh quay phim lại "ngán ngẩm" bảo tôi: "Ngắm" gì
mà lâu quá vậy. Đến đúp cuối cùng thì tôi đành "cầu cứu": Lúc nào thấy
Chí nên chộp lấy ngực Thị thì các anh hô cho một tiếng, chứ tình trạng
này, tôi tin là anh Chí cũng không đủ tỉnh táo để "diễn" nữa rồi". Cả
đoàn làm phim và dân tình xung quanh được một trận cười... vỡ bụng. Anh
em trong đoàn sau này đùa rằng, tôi cố tình diễn dở cảnh ấy để được
diễn... nhiều lần”.
Nhờ dành nhiều tâm huyết và đầu tư nhiều công sức nên vai diễn Chí Phèo trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy đã mang lại cho Bùi Cường Huy chương Vàng dành cho diễn viên chính xuất sắc nhất trong Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 6 (năm 1983).
Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc
Không chỉ có một sự nghiệp vẻ vang, NSƯT
Bùi Cường còn khiến nhiều người ao ước khi có một cuộc sống hôn nhân đây
hạnh phúc. Gần 50 năm yêu nhau, 40 năm nên nghĩa vợ chồng, NSƯT Bùi
Cường bảo, đời ông, ngoài sự chuyên cần, còn may mắn đủ bề, trong đó cái
may lớn nhất là ông có hậu phương vững chắc, một người vợ tảo tần, tháo
vát chăm lo đời sống kinh tế, nuôi dạy con cái lớn khôn để ông chuyên
tâm cho nghệ thuật...
Người vợ ấy đã là người đồng cam cộng khổ
với ông từ những ngày còn làm công nhân Xí nghiệp Điện đến khi là một
anh Chí Phèo nổi nênh khắp các rạp chiếu phim và bây giờ là một người
đạo diễn vào Nam ra Bắc liên tục.
NSƯT Bùi Cường là một trong số các nghệ sỹ có cuộc sống hôn nhân viên mãn
Vợ ông có nghề may áo dài nổi tiếng ở Hà
Nội. Hai cô con gái xinh đẹp của ông không theo nghiệp diễn viên, một
người trở thành giáo viên, một người nối nghiệp kinh doanh của mẹ. Nhưng
may mắn thay, ông lại “kén” được chàng rể cả cùng theo ông làm phim.
Nghệ sĩ Bùi Cường chia sẻ với Vietnamnet:
"Không biết nhân duyên đưa đẩy thế nào, một trong hai người con rể của
tôi là Trần Vũ Thuỷ lại lựa chọn cùng con đường nghệ thuật với bố vợ.
Thôi thì, con ruột không nối nghiệp thì đã có con rể để mình truyền nghề
và tiếp thêm lửa. Cuộc đời thế cũng vui và hạnh phúc lắm rồi".
NSƯT Bùi Cường qua đời vào sáng sớm 3/8 vì
tai biến mạch máu não, hưởng thọ 73 tuổi. Sự ra đi của ông khiến người
thân, nhiều nghệ sĩ, người hâm mộ xót xa và tiếc nuối.
Anh Vũ (tổng hợp)
NSƯT Bùi Cường: Từ Chí Phèo trong Làng Vũ Đại ngày ấy tới Năm Hòa của Biệt động Sài Gòn
Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, NSƯT Bùi Cường sở hữu nhiều vai diễn để lại ấn tượng cho người xem.
Sáng 3/8, NSƯT Bùi Cường qua đời
ở tuổi 73 vì tai biến mạch máu não. Sự ra đi của ông khiến nhiều người
bàng hoàng và đau buồn bởi sinh thời, NSƯT Bùi Cường là một diễn viên có
nhiều đóng góp cho màn ảnh với nhiều vai diễn để lại ấn tượng cho khán
giả.
Chí Phèo trong "Làng Vũ Đại ngày ấy"
Trong số những vai diễn của cố NSƯT Bùi Cường không thể không nhắc đến vai diễn Chí Phèo trong Làng Vũ Đại ngày ấy.
Đây là vai diễn tạo được tiếng vang lớn, nhận được đánh giá tích cực từ
cả giới chuyên môn lẫn khán giả. Đến thời điểm hiện tại, người ta vẫn
nhớ đến một Chí Phèo đầy ấn tượng qua diễn xuất của NSƯT Bùi Cường.
Để
nhập vai Chí Phèo, NSƯT Bùi Cường từng chia sẻ ông phải cố gắng rất
nhiều trong việc tìm hiểu diễn biến tâm lý cũng như dáng điệu của nhân
vật.
"Chí Phèo là nhân vật chuyển
thể từ tác phẩm văn học nên phải diễn sao cho đúng chất để có thể khái
quát được tính cách nhân vật, làm sao để diễn đúng đến từng giọng cười,
tiếng khóc, để ghi dấu một Chí Phèo đậm nét trong lòng người xem thực
không phải dễ dàng" - NSƯT Bùi Cường nói.
Chí Phèo của "Làng Vũ Đại ngày ấy" là vai diễn kinh điển của cố NSƯT Bùi Cường.
Vai diễn Chí Phèo trong Làng Vũ Đại ngày ấy
giúp NSƯT Bùi Cường mang về giải thưởng Diễn viên chính xuất sắc nhất
trong Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 6 (năm 1983). Vai diễn này cũng
"đóng đinh" hình ảnh của một nghệ sĩ tài năng trên màn ảnh.
Năm Hòa trong "Biệt động Sài Gòn"
Sau vai diễn Chí Phèo trong Làng Vũ Đại ngày ấy, NSƯT Bùi Cường còn tham gia vào nhiều bộ phim khác, trong đó có Biệt động Sài Gòn
do đạo diễn Long Vân thực hiện. Khi đó, cố NSƯT Bùi Cường vai Năm Hòa
tham gia đánh chiếm Tòa đại sứ Mỹ nhưng sau đó hy sinh. Đây là một vai
diễn dựa theo nhân vật có thật ngoài đời tên Năm Nè - một chiến sĩ biệt
động.
Chia sẻ về những cảnh quay ấn tượng trong Biệt động Sài Gòn,
cố NSƯT Bùi Cường cho biết ông cực kì vất vả, diễn đến toát mồ hôi cảnh
cầm súng chiến đấu kiên cường khi đánh vào Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn bởi
cảnh quay làm như thật, khói lửa ngút trời. Trong phim, đạo diễn Long
Vân cho Năm Hòa bị địch giết nên làm khán giả ấn tượng và nhớ mãi.
Cả một đời cống hiến
Ngoài Làng Vũ Đại ngày ấy và Biệt động Sài Gòn, cố NSƯT Bùi Cường lúc sinh thời còn có nhiều vai diễn khác như Trần Tuấn trong Phút thứ 89, Trần Quân trong Kẻ giết người (đạo diễn Hoài Linh thực hiện), tướng cướp trong Dòng sông vàng (đạo diễn Kiều Tuấn)...
Cố
NSƯT Bùi Cường hoạt động nghệ thuật miệt mài suốt cả cuộc đời của mình,
dù vai diễn lớn hay nhỏ ông đều dành hết tâm huyết và có cách thể hiện
rất riêng.
NSƯT Bùi Cường ra đi nhưng những cống hiến nghệ thuật ông để lại cho khán giả là vô giá.
Không chỉ là một diễn viên, cố NSƯT Bùi Cường còn là một đạo diễn và từng gây ấn tượng với sản phẩm đầu tay Người hùng râu quặp. Đối với NSƯT Bùi Cường, ông làm phim vì đam mê và muốn cống hiến cho khán giả những bộ phim hay, có giá trị nghệ thuật cao.
Đến
khi đã có tuổi, người ta vẫn thấy một NSƯT Bùi Cường đi khắp nơi, vào
Nam ra Bắc, lăn lộn trên phim trường. Ông từng khẳng định rằng mình sẽ
làm phim cho đến khi nào không thể làm được nữa vì phim ảnh đối với ông
là một con đường dài bất tận.
Sau 36 năm kể từ ngày "Làng Vũ Đại ngày ấy" ra mắt, NSƯT Bùi Cường tiết lộ cảnh quay hất tung yếm NSƯT Đức Lưu.
Sự cố với người mẫu đóng thế bộ ngực cho "Thị Nở" Đức Lưu
Đã 36 năm kể từ ngày Làng Vũ Đại ngày ấy ra
mắt, ấy vậy mà trong ký ức của NSƯT Bùi Cường, câu chuyện Chí Phèo như
chỉ mới là ngày hôm qua. Ông gọi bộ phim của cố đạo diễn Phạm Văn Khoa
là một cơ duyên đặc biệt, cũng là may mắn lớn trong cuộc đời mình.
Để
hoá thân vào hình tượng kinh điển vừa hay lại vừa khó này, Bùi Cường
chấp nhận cắt ngắn mái tóc dài lãng tử. "Bác bắt cháu cạo trọc cháu cũng
cạo", Bùi Cường thời tuổi trẻ với bao khát khao đã nói với đạo diễn
Phạm Văn Khoa của bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy như thế.
Với
vai diễn này, ít ai biết được rằng, chi tiết anh "Chí" trong phim biết
hát là đề xuất sáng tạo độc đáo mà chính NSƯT Bùi Cường đưa ra với đạo
diễn. Thể hiện lại mấy câu hát trong bộ phim đình đám ngày xưa, Bùi
Cường nhớ lại: "Tôi thấy cái thằng Chí Phèo cứ chửi suốt cũng chán, uống
rượu vào cứ ư ử hát mất câu cho lạ và hay hơn".
Bùi Cường bồi hồi hoài niệm về vai diễn Chí Phèo
Hoài
niệm về hậu trường phim, NSƯT Bùi Cường nhiều lần bật cười thành tiếng.
Ông nhớ như in cảm giác đau rát khi bôi loại thuốc đặc trị của phụ nữ
sau sinh lên mặt giả làm sẹo. Sự bối rối của ông và bạn diễn khi đóng
cảnh ái ân trong bụi chuối tới nay vẫn làm ông thấy ngại ngùng.
Chuyện
là năm đó, đoàn làm phim tìm về một người mẫu đóng thế bộ ngực cho nghệ
sĩ Đức Lưu. Vì quá nhập vai, ngay khi đạo diễn vừa hô “diễn”, "Chí
Phèo" Bùi Cường lập tức hất tung chiếc yếm và vồ lấy bộ ngưc của Thị Nở,
làm máy quay không kịp bắt hình.
Sau
cùng, nam diễn viên đành vừa diễn vừa nghe chỉ đạo của nhà quay phim.
NSƯT Bùi Cường bảo không còn tâm trí nào để "cảm nắng" với bạn diễn, chỉ
cố gắng động viên cho cô người mẫu khỏi run khi ở trước đoàn phim có
quá nhiều đàn ông.
Để tạo cho mình
vẻ ngoài say khướt, luộm thuộm của Chí Phèo, Bùi Cường từng dành nhiều
thời gian để tập đôi mắt mơ màng, dáng đi chuệch choạng và đặc biệt là
tự tạo cho mình tiếng cười đặc biệt có "một không hai" cả trong khi
đang… tắm.
"Đó là tiếng cười nghẹn ở
cổ họng, giống như con chó bị hóc xương. Thân phận Chí Phèo cũng giống
như con chó ấy, bị xã hội chèn ép và xô đẩy", NSƯT Bùi Cường lý giải và
một lần nữa biểu diễn điệu cười Chí Phèo.
Biết
ơn vai diễn Chí Phèo, song NSƯT Bùi Cường không phủ nhận, có lúc ông
thấy chạnh lòng vì mình giống như bị “đóng đinh” với hình ảnh này. Ông
nói: "Có lúc nghĩ cũng chạnh lòng vì tôi đóng không ít phim hay, làm đạo
diễn cũng nhiều thế mà khán giả chỉ nhớ tới duy nhất Chí Phèo. Nhưng
thôi nghiệp diễn có một vai diễn để đời cũng là một may mắn".
Bùi Cường ấp ủ ý tưởng phim về nhân vật Lão Hạc hơn 10 năm nay
Mối tình gần 50 năm của "Chí Phèo" ngoài đời
Nổi tiếng với vai "Chí Phèo" trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy,
NSƯT Bùi Cường bảo nếu không nhờ vợ đưa ông bén duyên với các vai diễn
thì có lẽ điện ảnh mãi mãi là "người tình xa cách" để ông khó có thể
chạm vào, với tới và nhận được biết bao tình cảm của các khán giả cũng
như sự ghi nhận của giới làm nghệ thuật thông qua các vai diễn.
"Thưở đó,
vợ chồng tôi được một cô bạn thân giới thiệu nên chơi trong nhóm có bạn
có ba người. Trót si mê tâm hồn đẹp ẩn sâu đôi mắt ưu tư của bà ấy nên
tôi chủ động "cưa ngầm", rồi nắm tay nhau lúc nào không hay. Mà ngày ấy
nắm tay nhau là ghê lắm rồi đấy!", Bùi Cường nhớ lại.
NSƯT Bùi Cường thường xuyên làm "quân sư" cho vợ trong việc thiết kế áo dài.
NSƯT
Bùi Cường bảo, sống giữa thời buổi chiến tranh loạn lạc, tình yêu của
ông và bà xã không có chuyện lãng mạn hay làm gì cho nhau ghê gớm. Có lẽ
bởi vậy khi đã trở thành vợ chồng, Bùi Cường muốn bù đắp những thiếu
thốn như một lời cảm ơn danh cho người bạn đời của mình.
Bùi
Cường kể những năm tháng sau này khi ông thường xuyên phải vào Nam ra
Bắc để làm phim luôn cố gắng dành dụm tiền, nhờ vả người quen mua cho vợ
một vài bộ quần áo làm quà: “Thấy vợ thích những món đồ tôi mua, tôi
cũng xúc động. Chẳng bù cho bây giờ, mua gì bà ấy cũng không thích”, Bùi
Cường hóm hỉnh nói.
Gần 50 năm yêu
nhau, 40 năm nên nghĩa vợ chồng, Bùi Cường may mắn vì có một gia đình
lý tưởng, một người vợ đảm đang tháo vát, giỏi kinh doanh và cũng không
kém phần xinh đẹp. Bùi Cường được bà chiều chuộng như một người đàn bà
tự hào về sự nghiệp của chồng, yêu chồng và chẳng bao giờ muốn chồng bận
tâm chuyện cơm áo mà xao nhãng những đam mê nghệ thuật.
Tự
nhận là người vụng về, Bùi Cường bảo, ông không giúp vợ được nhiều việc
nhà cửa, ngoại trừ trông nom các cháu và thi thoảng góp ý cho thiết kế
áo dài. Cho tới hiện giờ, điều ông trăn trở nhất vẫn là chưa thể đưa vợ
đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.
Con gái không làm diễn viên, con rể chọn nghề giống bố vợ
Yêu
điện ảnh và muốn gắn bó cả đời cho nghiệp diễn, NSƯT Bùi Cường không
giấu niềm mong mỏi muốn truyền lửa đam mê cho hai con gái nhưng khi
duyên chưa tới thì ông cũng không thể "ép" con làm điều bố thích. Hai
con gái của nghệ sĩ Bùi Cường, một người trở thành giáo viên, một người
nối nghiệp kinh doanh của mẹ.
"Không
biết nhân duyên đưa đẩy thế nào, một trong hai người con rể của tôi là
Trần Vũ Thuỷ lại lựa chọn cùng con đường nghệ thuật với bố vợ. Thôi thì,
con ruột không nối nghiệp thì đã có con rể để mình truyền nghề và tiếp
thêm lửa. Cuộc đời thế cũng vui và hạnh phúc lắm rồi" - nghệ sĩ Bùi
Cường hào hứng nói.
Ông tiết lộ,
chàng rể chính là cộng sự đầu tiên mà ông hợp tác cho dự án điện ảnh tâm
huyết hơn 10 năm nay, mang tựa đề ‘Bữa ăn cuối cùng của Lão Hạc’. "Con
rể vốn xuất thân là người mẫu đi đóng phim, bây giờ hay làm phó đạo
diễn. Tôi rất hợp con rể có lẽ vì giữa hai bố con đều có tình yêu chung
dành cho nghệ thuật", Bùi Cường chia sẻ.
Bùi
Cường là người nghệ sĩ may mắn khi có được vai diễn để đời, một gia
đình hạnh phúc. Trong vai trò người cha, NSƯT Bùi Cường không tự ca ngợi
mình, nhưng cũng không cảm thấy hổ thẹn bất cứ điều gì. Trái lại, nói
về phận làm con, dù đã 70 tuổi, ông vẫn không thôi xúc động.
Đã
nhiều năm trôi qua, ông vẫn chưa nguôi ngoai được niềm ân hận vì không
thể chăm sóc mẹ đủ đầy những năm tháng cuối đời của bà. "Tới khi tôi có
điều kiện thì mẹ tôi không còn nữa, để tôi chăm sóc cụ tốt hơn", Bùi
Cường bật khóc khi chia sẻ về mẹ.
Sốc vì chồng qua đời, vợ 'Chí Phèo' Bùi Cường đang phải nằm cấp cứu
(VTC News) - NSND Bùi Bài Bình
cho biết, vợ NSƯT Bùi Cường đang phải nằm cấp cứu ở Bệnh viện Xanh Pôn
ngay sau khi chồng qua đời.
3h sáng ngày 3/8, NSƯT Bùi
Cường qua đời do tai biến mạch máu não. Trước sự ra đi của chồng, vợ
NSƯT Bùi Cường bị sốc và đang phải nằm cấp cứu ở bệnh viện Xanh Pôn.
Chia sẻ với phóng viên VTC News,
NSND Bùi Bài Bình cho biết, NSƯT Bùi Cường có sở thích đá cầu. Tuy
nhiên, thời gian gần đây, do sức khỏe không được tốt nên ông phải bỏ môn
thể thao yêu thích. Tuy vậy, ông vẫn giữ thói quen tập thể dục thường
xuyên.
NSND Bùi Cường nổi tiếng với vai diễn Chí Phèo trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy"
Vợ
NSƯT Bùi Cường nghỉ việc nhà nước, mở cửa hàng áo dài trên phố Đội Cấn
để chồng có thể thảnh thơi theo đuổi giấc mơ nghệ thuật.
Khi còn sống, NSƯT Bùi Cường từng tâm sự với phóng viên VTC News:
"Tôi may mắn có được người vợ biết vun vén cho gia đình, chăm lo con
cái chu toàn để tôi có thể thảnh thơi làm nghệ thuật. Ngược lại, có làm
gì tôi cũng nghĩ tới vợ con, không làm gì ảnh hưởng tới hạnh phúc gia
đình. Giờ các con tôi lớn rồi, lập gia đình, vợ chồng tôi lên chức ông
bà ngoại, chúng tôi càng phải nghĩ và chăm lo cho nhau nhiều hơn".
NSƯT Bùi Cường cũng kể kỷ niệm vui với vợ trong buổi công chiếu phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Ông kể: "Khi
phim chiếu thử ở hãng, tôi có đưa vợ và một số bạn bè tới xem. Tới đoạn
vườn chuối, anh em bạn bè tôi rú lên, chỉ có vợ tôi là im lặng, mặt
lạnh tanh. Tôi nhìn thấy và nghĩ: Thôi chết, có chuyện rồi, y như rằng,
trên đường về, bà ấy nói: Ông có năng khiếu quá nhỉ? (cười).
Tuy
nhiên, sau đó, vợ tôi không nhắc lại chuyện này. Bà ấy thường vừa cười
vừa nói: Ông có đi đâu gì thì làm nhưng đừng có để thiên hạ họ nói này
nói kia, đến tai tôi".
Thu Giang
XEM PHIM:
Làng Vũ Đại ngày ấy (1982)
"Làng Vũ Đại ngày ấy" là câu chuyện tổng hợp của 3 câu chuyện nổi tiếng
về các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao: Chí Phèo, Lão Hạc và Sống
Mòn.
Chí Phèo là một đứa trẻ bị vứt bỏ trong lò gạch, lớn lên đi ở cho nhà Bá
Kiến. Vì bà Ba bày trò lẳng lơ mà Chí Phèo bị Bá Kiến buộc tội phải đi
tù. Trở về, Chí Phèo trở thành tên côn đồ khét tiếng làng Vũ Đại, ăn vạ
khắp chốn và coi trời bằng vung. Càng mong muốn trả thù Bá Kiến, Chí
Phèo càng đánh mất nhân tính, cho đến khi gặp Thị Nở - người đàn bà xấu
ma chê quỷ hờn. Một tình yêu "độc nhất vô nhị" đã nảy sinh giữa hai con
người kỳ dị này.
Lão Hạc là một ông lão nghèo khó, không miếng đất cắm dùi sau khi các
con của ông lần lượt bỏ đi. Gia tài của ông chỉ có một con chó già nua
mà ông gọi là Vàng. Cuộc đời của ông tiêu biểu cho nỗi thống khổ của
người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8.
Ông giáo Thứ thuộc thành phần trí thức của xã hội. Đáng lẽ ra ông phải
lấy làm vinh dự và tự hào. Nhưng cuộc đời của giáo Thứ cũng bần cùng và
tẻ nhạt không kém gì Chí Phèo hay Lão Hạc... Giàu lý tưởng, hoài bão,
nhưng tất cả mơ ước của ông giáo đều bị bóp nghẹt trong cái xã hội đày
con người ta xuống tận cùng cuả nỗi thống khổ. Cuộc đời ông cứ chết dần
chết mòn trong sự túng quẫn và u tối chung của cả làng Vũ Đại.
Nếu trong tác phẩm Nam Cao, ba nhân vật là ba con người riêng, ở ba thế
giới riêng... Thì trong "Làng Vũ Đại ngày ấy", họ có cùng một hoàn cảnh
sống, một môi trường sống và có những mối liên hệ với nhau. Sự gắn kết
giữa ba nhân vật này đã vẽ lên một bức tranh ảm đạo của làng Vũ Đại -
một hiện thực đen tối của xã hội thời Pháp thuộc. Tiếng nói phê phán
trong phim vì thế mạnh mẽ hơn và "chất" hơn.
Làng Vũ Đại ngày ấy... Có Chí Phèo hung hăng, Thị Nở nhấm nhẳng, có Bá
Kiến độc ác, lão Hạc khổ sở, cùng cực, và cũng có giáo Thứ, một thanh
niên sống có lý tưởng. Làng Vũ Đại như là một xã hội thu nhỏ với đủ các
thành phần, tầng lớp nhân dân, phản ánh hiện thực đời sống vào những năm
tháng chiến tranh.
Đạo diễn: Phạm Văn Khoa.
Diễn viên: Bùi Cường, Đức Lưu, Nguyễn Hữu Mười, nhà văn Kim Lân, Thanh
Hiền, Mạnh Sinh, Phạm Hoàng Hà, Hoàng Yến, Mai Châu, Quách Thị Hồ, Vương
Ngọc Điền...
Kịch bản: Đoàn Lê (dựa theo các tác phẩm "Sống mòn","Lão Hạc", "Chí
Phèo" của nhà văn Nam Cao)
Hãng sản xuất: Xí nghiệp phim truyện Việt Nam
Năm sản xuất: 1982.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét