Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
Tin buồn 36 (John McCain)
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Vĩnh biệt John McCain – Thượng nghị sỹ nhiều duyên nợ với Việt Nam
Ông John McCain là một trong hai nhân vật có nhiều đóng góp trong việc
kêu gọi và vận động Chính phủ Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với
Việt Nam. Thượng nghị sĩ McCain từng nói ông luôn có tình cảm sâu sắc
đối với Việt Nam và sẽ đóng góp nhằm làm sâu sắc mối quan hệ song phương
ấy
Nguyên Nhân Khiến Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain qua đ.ờ.i ở tuổi 81
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain qua đời
John McCain, người từng tham chiến ở Việt Nam, qua đời vì ung thư não ở tuổi 81, vài ngày sau khi ông quyết định dừng điều trị.
John McCain tại Pennsylvania ngày tháng 10/2017. Ảnh: Reuters.
Văn phòng của John McCain cho biết ông qua đời tại nhà ở Arizona vào 16h28 ngày 25/8 (6h28 sáng 26/8 giờ Việt Nam), theo AFP. Vợ ông, Cindy, và các thành viên gia đình khác ở bên McCain vào giây phút lâm chung.
"Trái tim tôi tan vỡ. Tôi thật may mắn khi đã trải qua hành trình yêu
thương người đàn ông tuyệt vời này suốt 38 năm qua", bà Cindy viết trên
Twitter.
Nhiều lãnh đạo đã chia buồn trước sự ra đi của McCain. "Tôi gửi sự
đồng cảm và tôn trọng sâu sắc nhất đến gia đình Thượng nghị sĩ John
McCain", Tổng thống Mỹ Trump viết trên Twitter.
"Một số người có cuộc sống giàu năng lượng đến mức rất khó để tưởng
tượng họ phải ra đi. Một số tiếng nói mạnh mẽ đến mức thật khó tưởng
tượng có ngày nó phải chấm dứt. John McCain là người có niềm tin sâu sắc
và vô cùng yêu nước. Ông ấy đã hết lòng phục vụ đất nước và đối với
tôi, ông ấy là người bạn mà tôi sẽ rất nhớ", cựu tổng thống George W.
Bush bày tỏ.
Thượng nghị sĩ phát hiện mắc ung thư não vào tháng 7/2017 và đã xạ trị, hóa trị định kỳ. Ngày 24/8, ông quyết định dừng điều trị với lý do tuổi tác, bệnh tiến triển. Trong cuốn hồi kỳ xuất bản hồi tháng 5, McCain viết ông ghét phải rời khỏi thế giới, nhưng cũng "không phàn nàn gì".
"Đó là một hành trình khá tuyệt. Tôi đã biết đến những đam mê lớn
lao, thấy nhiều điều kỳ diệu, tham gia một cuộc chiến, và giúp kiến tạo
hòa bình", McCain viết. "Tôi đã sống một cuộc sống tốt đẹp và cũng từng
bị tước hết mọi sự sung túc. Tôi đã cô đơn như bất kỳ ai cô đơn và từng
được sát cánh cùng với những người hùng. Tôi chạm đáy tuyệt vọng nhưng
cũng được nếm trải niềm hân hoan cực độ".
"Tôi đã tạo một vị trí nhỏ cho tôi trong câu chuyện nước Mỹ và trong lịch sử thời đại của tôi".
McCain đã đại diện cho Arizona tại thượng viện và hạ viện trong 35
năm. Ông từng có thời gian tham chiến ở Việt Nam với tư cách là phi
công hải quân. Khi thực hiện cuộc ném bom ngày 26/10/1967, máy bay của
McCain bị bắn trúng trên bầu trời Hà Nội và ông trở thành tù binh chiến
tranh. McCain cùng nhiều tù binh Mỹ khác được trao trả ngày 14/3/1973.
McCain được đưa ra sân bay ở Hà Nội sau khi được thả vào ngày 14/3/1973. Ảnh: AP
Ông sau đó trở thành một trong những tiếng nói đi đầu vận động bình
thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và thúc đẩy quan hệ song phương. Thượng
nghị sĩ từng tranh cử tổng thống Mỹ hai lần vào các năm 2000 và 2008.
Các mốc quan trọng trong cuộc đời John McCain
29/8/1936: Sinh ra trong gia đình có truyền thống quân đội
26/10/1967: Máy bay bị bắn rơi ở Hà Nội khi đang tham chiến ở Việt Nam.
McCain trở thành tù nhân chiến tranh cho đến khi được trao trả năm 1973.
2/11/1982: Gia nhập chính trường, trở thành hạ nghị sĩ và sau đó là thượng nghị sĩ Arizona.
4/9/2008: Trở thành ứng viên đại diện của đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng với Obama. Thất bại trong kỳ bầu cử.
14/7/2017: Bị chẩn đoán mắc ung thư não.
25/8/2018: Qua đời ở tuổi 81
Phương Vũ
John McCain - người khổng lồ của chính trường Mỹ
John McCain là một nghị sĩ Cộng hòa không theo khuôn phép, có quan điểm cứng rắn và ủng hộ thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ.
John McCain tại Colorado tháng 10/2008. Ảnh: Reuters.
Thượng nghị sĩ John McCain chỉ phụng sự một chủ nhân duy nhất trong suốt sự nghiệp của mình: nước Mỹ.
Đó là truyền thống của gia đình ông. McCain là hậu duệ của một đại úy
trong quân đội George Washington thời Chiến tranh Cách mạng Mỹ vào thế
kỷ 18.
Ông qua đời tại Arizona vào chiều 25/8 (sáng 26/8 giờ Việt Nam) ở tuổi
81. Các lãnh đạo thế giới đã bày tỏ lòng tiếc thương trước sự ra đi của
ông. Truyền thông gọi ông là "người khổng lồ" của chính trường Mỹ.
Giống như bố và ông nội - cả hai đều là tướng 4 sao, John McCain cũng
từng ở trong quân ngũ. Ông tham chiến ở Việt Nam với tư cách phi công
hải quân. Khi thực hiện cuộc ném bom ngày 26/10/1967, máy bay của McCain
bị bắn trúng trên bầu trời Hà Nội và ông trở thành tù binh chiến tranh.
McCain cùng nhiều tù binh Mỹ khác được trao trả ngày 14/3/1973.
McCain trải qua hai lần kết hôn. Ông chung sống với người vợ đầu, Carol
Shepp, người mẫu từ Philadelphia từ năm 1965 đến năm 1980. Ông đi bước
nữa với Cindy Lou Hensley, giáo viên từ Arizona vào giữa năm 1980. Ông
có tất cả 7 người con, trong đó có ba người con nuôi.
Rời quân ngũ, McCain gia nhập chính trường. Sau khi chuyển đến
sống tại quê vợ Arizona, McCain giành được một ghế trong hạ viện Mỹ năm
1982. Tham vọng của ông tăng lên và ông nhanh chóng tiến vào thượng viện
- cơ quan chính trị quyền lực nhất ở Mỹ. Nơi đây trở thành ngôi nhà thứ
hai của ông trong 30 năm, theo AFP.
McCain không quên về quãng thời gian ở Việt Nam. Ông và thượng nghị sĩ
Dân chủ John Kerry, cũng là cựu binh chiến tranh Việt Nam, đã thúc đẩy
để chấm dứt cấm vận thương mại của Mỹ, dẫn đến việc bình thường hóa quan
hệ song phương. Ông nhiều lần đến Việt Nam, thăm lại di tích nhà tủ Hỏa
Lò, nơi ông từng bị giữ làm tù binh trong hơn 5 năm.
John McCain trả lời một cuộc phỏng vấn ở Mỹ sau khi được Việt Nam thả năm 1973. Ảnh: Reuters.
Thượng nghị sĩ nổi tiếng là một người Cộng hòa không theo khuôn phép,
nhiều lần có ý kiến đối nghịch với đảng của mình trong nhiều vấn đề, từ
cải cách tài chính đến nhập cư.
"Đó là danh hiệu được trao cho tôi từ lâu", McCain năm 2010 nói về
việc thường được truyền thông mô tả là không theo khuôn phép. "Tôi
không quyết định được những danh hiệu mà họ gán cho tôi. Tôi chỉ có thể
nói rằng tôi luôn hành động theo những gì tôi cho là vì lợi ích của đất
nước. Và đó là cách mà tôi sẽ luôn cư xử".
Ông ra tranh cử tổng thống Mỹ năm 2000, thu hút cử tri với tầm nhìn ôn
hòa, hơi ngả về cánh phải và phong cách thẳng thắn. Tuy nhiên, ông thất
bại trong vòng bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa trước George W. Bush.
Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, McCain ủng hộ mạnh mẽ việc Mỹ sử dụng vũ
lực ở nước ngoài như tại Afghanistan và Iraq. Khi nhiều người cho rằng
quan điểm "diều hâu" có thể khiến ông mất cử tri trong chiến dịch tranh
cử năm 2008, McCain trả lời: "Tôi thà thua trong chiến dịch tranh cử còn
hơn là trong chiến tranh".
Tuy nhiên, McCain sau này thừa nhận trong hồi ký của mình rằng cáo buộc Saddam Hussein có vũ khí hủy diệt hàng loạt là sai.
Năm 2008, McCain vượt qua vòng bầu cử sơ bộ, trở thành ứng viên đại diện
của đảng Cộng hòa. Nhưng ông lại làm nhiều người trong đảng phật lòng
khi chọn thống đốc Alaska ít kinh nghiệm Sarah Palin làm ứng viên phó
tổng thống. Cuối cùng, McCain bị đánh bại bởi ứng viên đảng Dân chủ
Barack Obama. McCain đã nói đùa về sự thất vọng của mình khi hai lần
tranh cử thất bại: "Ngủ hai giờ, thức dậy và khóc, rồi lại ngủ hai giờ,
thức dậy và khóc".
McCain tin rằng các giá trị của Mỹ nên được chia sẻ và bảo vệ trên toàn
thế giới. Ông nhiều lần bay đến các điểm nóng như Baghdad, Kabul hay
Kiev và được chào đón nhiệt tình như thể một nguyên thủ thay vì là một
nhà lập pháp.
Sau khi Nga lĩnh lệnh trừng phạt của Mỹ vì sáp nhập Crimea năm 2014,
Moskva liệt McCain vào danh sách đen. "Tôi đoán điều này có nghĩa là kỳ
nghỉ xuân của tôi ở Siberia đã bị hủy", McCain nói đùa khi phản ứng
trước động thái này.
Một trong những thành tựu lập pháp lớn nhất của McCain là Luật Cải cách
Chiến dịch Tranh cử Lưỡng đảng, ra quy định về cách tài trợ tài chính
cho các chiến dịch vận động. Năm 2005, đạo luật về cách đối xử với tù
nhân của ông cũng được thượng viện thông qua với sự ủng hộ áp đảo. Ông
còn được nhiều người nhớ đến với đề xuất tăng thuế thuốc lá vào năm
1998 để gây quỹ cho các chiến dịch chống hút thuốc và giúp các bang chi
trả chi phí y tế liên quan đến hút thuốc.
McCain nổi tiếng là có quan hệ cơm chẳng lành canh chẳng ngọt với Trump.
Quan điểm theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ của Trump đi ngược
với niềm tin của thượng nghị sĩ. Ông cũng thường xuyên lên án việc
Trump có lời lẽ tích cực khi nói về Putin.
Tháng 7/2017, McCain bị chẩn đoán mắc ung thư não. Căn bệnh khiến ông
vắng mặt ở thượng viện trong nhiều tháng nhưng điều đó không khiến ông
muốn rút khỏi chính trường. Ngày 28/7/2017, McCain bước vào khán phòng
thượng viện để bỏ phiếu chống lại việc bãi bỏ luật chăm sóc y tế
Obamacare, khiến Trump không thể thực hiện được lời hứa tranh cử của
mình.
Trong hồi ký được xuất bản vào tháng 6, McCain viết rằng ông ghét
phải rời khỏi thế giới, nhưng không có phàn nàn. "Tôi đã biết đến những
đam mê lớn lao, thấy nhiều điều kỳ diệu, tham gia một cuộc chiến, và
giúp kiến tạo hòa bình", McCain viết. "Tôi đã sống một cuộc sống tốt đẹp
và cũng từng bị tước hết mọi sự sung túc. Tôi đã cô đơn như bất kỳ ai
cô đơn và từng được sát cánh cùng với những người hùng. Tôi chạm đáy
tuyệt vọng nhưng cũng được nếm trải niềm hân hoan cực độ".
"Tôi đã tạo một vị trí nhỏ cho tôi trong câu chuyện nước Mỹ và trong lịch sử thời đại của tôi".
Phương Vũ
Vì sao ông Trump lại vắng bóng trong đám tang Thượng nghị sĩ John McCain?
Minh Thu (lược dịch)
Tờ New York Times đưa tin, Tổng thống Mỹ
Donald Trump đã không được mời tới dự lễ tang của Thượng nghị sĩ John
McCain diễn ra ở nhà thờ quốc gia tại thủ đô Washington.
Lâu nay, ông Trump và ông McCain có mối
quan hệ không mấy yên thấm. Thượng nghị sĩ Mỹ không ít lần lên tiếng chỉ
trích mạnh mẽ chính sách nhập cư của Tổng thống Trump, hay những kết
luận liên quan tới cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
năm 2016 và những "tin giả" mà ông Trump từng đề cập tới.
Thượng nghị sĩ John McCain và Tổng thống Mỹ Donald Trump lâu nay có mối quan hệ không mấy êm thấm.
Ông McCain còn công khai công kích màn
xuất hiện của ông Trump tại cuộc họp thượng đỉnh ở Helsinki với Tổng
thống Nga Vladimir Putin cũng như việc Tổng thống Mỹ tham gia hội nghị
thượng đỉnh NATO gần đây.
Trong khi đó, danh sách những vị khách
tham dự đám tang của ông McCain lại có 2 Tổng thống Mỹ tiền nhiệm là
Barack Obama và George W. Bush. Ngay cả Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence
cũng được tham dự lễ tang của Thượng nghị sĩ McCain.
Trước đó, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa
John McCain đã qua đời vào chiều ngày 25/8, hưởng thọ 81 tuổi, sau hơn
một năm chống chọi với căn bệnh ung thư não.
Điều đáng nói, thông tin chi tiết về
tang lễ cũng như khách mời dự tang lễ của ông McCain lại bị rò rỉ cho
giới truyền thông từ hồi tháng Năm.
Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin ông
McCain qua đời được giới truyền thông đăng tải vào tối ngày 25/8, Tổng
thống Trump đã có dòng chia sẻ trên Twitter và bày tỏ “sự vô cùng thương
tiếc cũng như kính trọng” gửi tới gia đình Thượng nghị sĩ.
Hồi đầu tháng này, ông Trump đã né tránh việc nhắc tới tên của ông McCain trong khi ký luật chi tiêu quốc phòng năm 2019.
Ông Trump từng phê phán quãng thời gian
theo binh nghiệp của ông McCain. Ông Trump cho rằng, ông McCain không
phải là anh hùng trong chiến tranh như mọi người thường ca tụng.
“Ông ấy không phải là anh hùng chiến
tranh vì ông ấy đã bị bắt. Tôi thích những người không để bị bắt hơn”,
ông Trump nói trong một diễn đàn ở bang Iowa hồi năm 2015.
Cựu quản giáo Hỏa Lò kể về một John McCain 'bướng bỉnh'
20:26 26/08/2018
22
Đại tá Trần Trọng Duyệt nhớ về người tù binh Mỹ "bướng bỉnh", những lần
hai người trò chuyện về gia đình, những chuyến đi và thậm chí về phụ nữ
khi ông McCain bị giam tại Hỏa Lò.
Là tù binh tại nhà tù Hỏa Lò sau khi máy bay của McCain bị bắn hạ vì
ném bom xuống Hà Nội, phi công hải quân Mỹ này được biết đến là người
thẳng thắn và mê đọc sách, thường xuyên tranh luận một cách quyết liệt
về cuộc chiến tại Việt Nam với các quản giáo.
Một trong số quản giáo là đại tá Trần Trọng Duyệt, nguyên trại trưởng
ở Hỏa Lò. Ông vẫn nhớ về những lần đấu khẩu với tù nhân nổi tiếng, nói
rằng ông rất ấn tượng việc ông McCain không bao giờ lung lay quan điểm.
Đại tá Trần Trọng Duyệt nguyên là trại trưởng ở Hỏa Lò. Ảnh: AFP.
"Điều làm tôi thích thú khi tranh cãi với ông ấy là sự bướng bỉnh và lập trường cứng rắn của ông ấy", vị đại tá về hưu nói với AFP hôm 26/8, trong cuộc phỏng vấn sau khi ông McCain qua đời tại Mỹ ở tuổi 81 vì bệnh ung thư não.
Trong suốt hàng thập kỷ sau Chiến tranh Việt Nam, Thượng nghị sĩ John
McCain đã nỗ lực hàn gắn hai cựu thù, góp phần khiến quan hệ Việt - Mỹ
phát triển vững mạnh như hiện nay.
Những ngày ở Hỏa Lò
Tháng 10/1967, khi chiếc máy bay ném bom Skyhawk mà ông lái bị bắn
rơi, McCain được người dân cứu sau khi nhảy dù và rơi xuống hồ Trúc
Bạch. Ông được đưa đến Hỏa Lò, nhà tù được xây từ thời Pháp, và ở đây
tới năm 1973.
Những người quản giáo nhanh chóng biết được chuyện cha của ông McCain
là một đô đốc hải quân, và chàng lính Mỹ trẻ từ đó có biệt danh "thái
tử".
Những năm đầu tại Hỏa Lò vô cùng khó khăn với ông McCain khi ông mắc
bệnh lị. Trong suốt nhiều tháng, ông chỉ ăn bánh mì và súp bí đỏ.
Thượng nghị sĩ John McCain trở lại thăm Việt Nam vào tháng 10/1992. Ảnh: AFP.
"Người Việt Nam đã cứu ông ấy", ông Duyệt từng nói trong một cuộc
phỏng vấn khác tại quê nhà Hải Phòng hồi đầu năm nay. Trong cuộc phỏng
vấn, ông cho xem cả những tấm ảnh chụp tù nhân chiến tranh Mỹ lẫn những
bức ảnh gần đây chụp ông mặc quân phục đứng cùng quan chức Mỹ.
Ông nói mối quan hệ giữa ông với ông McCain đã được cải thiện trước khi người lính Mỹ ra tù.
"Ngoài giờ làm việc, chúng tôi xem nhau là bạn", ông nói. "Ông ấy dạy tôi tiếng Anh. Kỹ năng sư phạm của ông ấy rất tốt".
Trong những bài viết sau khi ra tù, ông
McCain nói mọi chuyện đã trở nên dễ dàng hơn với ông trong những năm đầu
thập niên 1970, giai đoạn mà ông gọi là "thời gian chạy theo đà".
Ông tìm đọc về Chủ tịch Hồ Chí Minh và được cho phép đi lại trong sân
nhà tù cùng những bạn tù Mỹ, những người đã đặt tên cho các khu khác
nhau của nhà tù theo tên các khách sạn ở Las Vegas.
Đại tá Trần Trọng Duyệt và bức ảnh chụp các tù binh Mỹ tại nhà tù Hỏa Lò. Ảnh: AFP.
Đại tá Duyệt nhớ lại những lần hai người trò chuyện vui vẻ về gia đình, những chuyến đi, thậm chí về phụ nữ.
"Chúng tôi cùng phá lên cười và nhất trí rằng phụ nữ ở đâu cũng giống
nhau - họ thích được khen, hay hờn dỗi và hay ghen", ông mỉm cười nói
với AFP.
Hàn gắn Việt - Mỹ
Ông McCain rời hải quân năm 1981 và theo đuổi sự nghiệp chính trị,
nổi bật nhất là vai trò thượng nghị sĩ bang Arizona. Song những ký ức về
"Hilton Hà Nội" vẫn luôn gắn suốt cuộc đời ông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi còn tranh cử, từng nói ông McCain
"không phải là anh hùng chiến tranh" vì ông bị bắt tại Việt Nam.
Nhận xét gây tranh cãi đã thổi bùng ngọn lửa tức giận trong những người ủng hộ ông McCain.
Bộ quần áo phi công của John McCain được trưng bày tại bảo tàng nhà tù Hỏa Lò. Ảnh: AFP.
Ông McCain cũng được ca ngợi về vai trò của mình trong quá trình hòa
giải giữa Mỹ và Việt Nam, hai nước từ thế đối đầu đã trở thành đối tác
thân thiết trong nửa thế kỷ kể từ khi kết thúc chiến tranh.
"Sự cởi mở của ông ấy với Việt Nam và sự sẵn lòng trong việc không
chỉ trở lại thăm nước này mà còn tìm lại những trải nghiệm của ông ấy
chắc chắn đã giúp chữa lành rất nhiều vết thương", Alvin Townley, tác
giả cuốn Defiant viết về những tù binh Mỹ ở Hỏa Lò, nói.
Ông McCain đã ghé thăm Việt Nam vài lần sau khi hai nước bình thường
hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995, thậm chí trở lại "Hilton Hà Nội" -
hiện là điểm du lịch nổi tiếng - trong cuộc gặp gỡ đầy xúc động với một
cựu quản giáo khác.
Ông Duyệt chưa bao giờ có cơ hội gặp lại McCain, nhưng đã nghĩ về những gì ông sẽ nói nếu hai người gặp nhau.
"Nếu ông ấy đến Việt Nam, tôi sẽ chào ông ấy, không phải với tư cách
là một cựu tù nhân và một quản giáo trại giam, mà là hai cựu chiến binh
đứng ở hai bên chiến tuyến, bây giờ lại gặp nhau trên tinh thần hòa
giải", ông nói.
Khi được thông báo về sự ra đi của ông McCain, ông Duyệt nói ông "rất buồn".
"Nếu được, nhờ bạn gửi lời chia buồn của tôi đến gia đình ông ấy".
Đông Phong
Theo AFP
Thượng nghị sĩ John McCain, tượng đài chính trị Mỹ, qua đời
07:40 26/08/2018
4144
TNS Mỹ John McCain, người bạn quan trọng của VN thời hậu chiến, vừa qua
đời ở tuổi 81 sau hơn một năm chống chọi với ung thư. Ông đã tự chuẩn bị
đám tang của mình suốt một năm qua.
Cuộc đời thăng trầm của TNS John McCain
TNS John McCain là phi công Mỹ bị bắn rơi tại Hà Nội năm 1967. Trở về
từ chiến tranh, ông vươn lên thành chính trị gia đầy uy tín được cả hai
phe Dân chủ - Cộng hòa kính trọng.
Ông là tượng đài lớn của chính trường Mỹ,
người xuất hiện từ trong chiến tranh, cho tới những nỗ lực để thúc đẩy
bình thường hóa hậu chiến và luôn giữ một tiếng nói độc lập ở chính
trường Washington.
"Chúng ta mất một người, mà bất kể tổng thống là ai, thì cũng vẫn tin
vào vai trò giám sát và cân bằng của Thượng viện", Thượng nghị sĩ Susan
Collins của phe Cộng hòa tại bang Maine, nói. "Đó là người khổng lồ
thật sự tại Thượng viện, một hình bóng lớn và người tạo khác biệt không
chỉ với chính sách mà trong cả khẳng định vai trò của Thượng viện như đã
được Hiến pháp chỉ định".
Theo thông báo từ văn phòng của ông, TNS McCain qua đời lúc 16h28 giờ
Phoenix ngày 25/8. "Cho tới lúc mất, ông đã phụng sự trung thành nước
Mỹ trong 60 năm", thông báo nói.
Ông chiến đấu với căn bệnh ung thư não ác
tính từ tháng 7/2017 và đã không còn xuất hiện ở Quốc hội Mỹ kể từ tháng
12 năm ngoái.
John McCain trong một cuộc vận động ở North Carolina năm 2008. Ảnh: Reuters.
Gần nửa thế kỷ trong nền chính trị lớn
Dù phải chữa trị căn bệnh hiểm nghèo trong hơn một năm qua, ông vẫn
xuất hiện đầy dấu ấn để bỏ phiếu lúc nửa đêm bác nỗ lực định xóa bỏ đạo
luật y tế Obamacare của chính phe Cộng hòa hồi tháng 7 năm ngoái.
Mắt trái vẫn thâm với quầng đen và vết mổ dài trên mắt sau phẫu
thuật, McCain khi đó giơ ngón tay cái chĩa xuống, ra dấu hiệu ông bỏ
phiếu chống với dự luật của Trump mà sẽ bãi bỏ Obamacare và tăng phí bảo
hiểm với hàng triệu người Mỹ.
Trump rất tức giận với lá phiếu này và thường xuyên chỉ trích cuộc bỏ
phiếu đó dù không nêu trực tiếp tên TNS McCain. Ông trở thành kẻ phản
bội đối với phe Cộng hòa nhưng lại là cứu tinh với hàng triệu người cần
bảo hiểm y tế ở Mỹ.
Sinh năm 1936 trong một gia đình danh giá với cả cha và ông nội đều
là đô đốc hải quân 4 sao, McCain đã mang tên tuổi nổi tiếng của gia đình
tới cả chiến trận cũng như các cuộc đấu chính trị trong suốt hơn nửa
thế kỷ. Cùng với John Lewis, McCain được coi là một trong những nghị sĩ
vĩ đại cuối cùng của Quốc hội Mỹ sau khi Ted Kennedy qua đời năm 2009.
John McCain từng tham chiến và bị bắt làm tù binh trong chiến tranh
Việt Nam. Nhưng sau chiến tranh, ông cùng với các cựu binh như các cựu
thượng nghị sĩ John Kerry, Jim Webb, Chuck Hagel cầm ngọn cờ đầu trong
thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Ông là tiếng nói quan trọng ở
Thượng viện trong nhiều quyết định mang tính bước ngoặt cho quan hệ
song phương.
Thượng nghị sĩ John McCain và Thượng nghị
sĩ John Kerry (trái) tại buổi lễ khi Tổng thống Bill Clinton công bố
bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ tháng 7/1995. Ảnh: AP.
Mẹ ông, Roberta McCain, là người truyền cảm hứng cho ông theo đuổi
con đường chính trị. Sau khi giải nghệ khỏi Hải quân, ông thắng cử hai
nhiệm kỳ Hạ viện, từ 1983-1987, và sáu nhiệm kỳ ở Thượng viện Mỹ.
McCain là nghị sĩ của phe Cộng hòa nhưng trong cả sự nghiệp chính trị
của mình đã rất nhiều lần thể hiện những quan điểm trung lập, sẵn sàng
đưa ra những quyết định khác với quan điểm của lãnh đạo đảng Cộng hòa
khi ông thấy cần.
Ông cũng hai lần ra tranh cử chạy đua vào Nhà Trắng vào các năm 2000
và 2008 nhưng cả hai lần đều thất bại - lần đầu là thua trước George W.
Bush trong cuộc đua sơ bộ phe Cộng hòa, lần hai là thất bại trước TNS
Barack Obama của phe Dân chủ.
Trong cuộc chạy đua 2008, ông đã lựa chọn Sarah Palin, thống đốc bang
Alaska khi đó, làm ứng viên phó tổng thống của mình. Đây được coi là
quyết định gây tranh cãi và nhiều người coi đó là một trong những nguyên
nhân dẫn tới thất bại của McCain khi Palin bị coi là quá khiếm khuyết
cho vị trí phó tổng thống. Trong hồi ký "The Restless Wave" của mình,
McCain vẫn bảo vệ việc Palin tranh cử nhưng thừa nhận ông có hối tiếc
khi không chọn TNS Joseph I. Lieberman, TNS Dân chủ sau chuyển thành độc
lập, khi đó.
Vợ của McCain, bà Cindy viết trên Twitter: "Trái tim tôi tan vỡ. Tôi
quá may mắn khi được sống với hành trình yêu người đàn ông tuyệt vời này
suốt 38 năm. Ông rời đi giống như cách ông vẫn sống: bằng lựa chọn của
mình, ở nơi mà ông yêu nhất và xung quanh là những người yêu thương".
Chia buồn với người từng là đối thủ tranh cử của mình, cựu tổng thống
Obama nói dù ông và McCain có "sự khác nhau hoàn toàn về gốc gác" và
góc nhìn chính trị, cả hai cùng "trung thành với điều gì đó cao hơn -
những lý tưởng mà người Mỹ và rất nhiều người nhập cư đã chiến đấu, tuần
hành và hy sinh vì nó".
"Chúng tôi nhìn những cuộc
chiến chính trị, dù là đặc quyền hay cái gì cao quý, như một cơ hội để
phụng sự cho những lý tưởng cao hơn ở quê nhà, và để thúc đẩy nó trên
khắp thế giới".
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis ca ngợi ông McCain là người "luôn
đặt phụng sự đất nước lên trên bản thân" và "đại diện cho điều ông tin
tưởng rằng, 'một mục tiêu chung không làm mất cái riêng của chúng ta -
ngược lại, nó làm lớn hơn nhận thức về cái tôi của mình'".
TNS John McCain tranh luận trên truyền hình lần thứ 2 với TNS Barack Obama trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2008. Ảnh: Getty.
Đối đầu với Donald Trump, tự chuẩn bị đám tang của riêng mình
Tổng thống Donald Trump, người thường xuyên có những chỉ trích công
khai với ông McCain, cũng tweet: "Tôi gửi sự cảm thông và kính trọng sâu
sắc nhất tới gia đình Thượng nghị sĩ John McCain".
Trong vị trí Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, ông McCain thường xuyên chỉ trích ông Trump dù cả hai thuộc phe Cộng hòa.
TNS từ Arizona đặc biệt chỉ trích tỷ phú từ New York khi thường xuyên
dành lời khen cho Tổng thống Nga Vladimir Putin và những lãnh đạo trên
thế giới khác mà ông coi là toàn trị và độc tài.
"Nịnh nọt thì sẽ được tình bạn của ông ta, chỉ trích thì thành kẻ
thù", ông McCain viết như vậy về Trump trong cuốn hồi ký "The Restless
Wave" của mình.
Tháng 7, ông McCain đã lên án kịch liệt hội nghị thượng đỉnh Helsinky
giữa Trump và Putin. Ông gọi cuộc họp báo sau đó là "một trong những
màn thể hiện nhục nhã nhất của một tổng thống Mỹ". Reuters trích nguồn tin thân cận gia đình McCain nói ông Trump sẽ không được mời tới đám tang của Thượng nghị sĩ.
Theo CNN, TNS McCain đã tự chuẩn bị đám tang của mình trong
suốt một năm qua. Ông thường bàn bạc với những người bạn thân tới thăm
trang trại của ông ở Arizona.
Hai bạn thân của ông nói ông muốn tổ chức lễ tang ở ba nơi: Arizona, Nhà thờ quốc gia ở Washington và ở Annapolis.
Sức khỏe ông McCain đã suy sụp rất nhanh chỉ trong tuần vừa rồi. Một
nhóm bạn của ông còn định tới thăm ông vào thứ tư tuần tới để kỷ niệm
sinh nhật thứ 82 của McCain. Tuy vậy, chỉ một tuần trước kỷ niệm này, họ
được thông báo rằng McCain sẽ không thể trụ lâu tới vậy.
Ông John McCain và ông Pete Peterson, đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN sau chiến tranh, trong một lần trở lại Hỏa Lò. Ảnh: Getty.
Bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: "Thành tựu ông ấy tự hào nhất"
Ông McCain được coi là người có quan điểm cứng rắn về đối ngoại, vốn
là quan điểm truyền thống của phe Cộng hòa. Ông được nghị sĩ cả hai đảng
tôn trọng vì thường ủng hộ đối thoại văn minh và nhượng bộ giữa hai bên
trong bối cảnh chính trị Mỹ ngày càng chia rẽ đảng phái sâu sắc.
Trả lời Zing.vn từ New York, ông Desaix Anderson, Đại biện
lâm thời đầu tiên của Mỹ tại VN sau chiến tranh, đánh giá: "Thượng nghị
sĩ John McCain và TNS John Kerry đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ
Tổng thống George H.W. Bush và Tổng thống Clinton trong nỗ lực bình
thường hóa quan hệ Việt - Mỹ".
"Nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ của TNS McCain và Kerry cho bình
thường hóa, tiến trình đó sẽ còn bị trì hoãn nhiều năm nữa khi chống đối
ở Quốc hội lúc đó vẫn rất mạnh".
"TNS McCain là một người Mỹ vĩ đại và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam là một trong những thành tựu mà ông ấy tự hào nhất".
Viết trên Facebook cá nhân, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường, nguyên đại sứ
Việt Nam tại Mỹ trong giai đoạn 2011-2014, nhận xét: "Thượng nghị sĩ
John McCain là một trong những biểu tượng và đã có những đóng góp quan
trọng vào tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ".
Ông John McCain với Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ,
Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, trong chuyến thăm Quốc hội Mỹ
tháng 6/2013. Ảnh: Reuters.
"Trong hơn 3 năm làm Đại sứ tại Mỹ (7/2011-11/2014), tôi đã có rất
nhiều lần gặp gỡ TNS, khi tháp tùng các lãnh đạo VN, và các cuộc gặp
riêng để trao đổi về đủ các loại vấn đề, khi thì về Biển Đông, khi thì
về các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, TPP... Tôi cũng thích
tính cách thẳng thắn trong các bài phát biểu của TNS, không khoan
nhượng, luôn đi vào thẳng vấn đề".
Tháng 9 năm ngoái, khi hỏi về căn bệnh ung thư ác tính của mình,
McCain dường như chấp nhận đó là một phần của số phận: "Mỗi cuộc đời đều
sẽ phải kết thúc, dù cách này hay cách khác".
Khi Jake Tapper của CNN hỏi ông muốn mình được nhớ tới như
nào, McCain trả lời: "Một con người phụng sự đất nước và không phải lúc
nào cũng hành xử đúng. Đã mắc rất nhiều sai lầm. Có rất nhiều lỗi sai,
nhưng ông ta phụng sự đất nước. Và tôi hy vọng chúng ta có thể thêm 'một
cách danh dự' vào nhận xét đó".
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain sinh ngày 29/8/1936 – mất lúc 4h28 ngày
25/8/2018 (giờ địa phương), là Thượng nghị sĩ thâm niên của Hoa Kỳ,
người tiểu bang Arizona; năm 2016 ông được tái đắc cử nhiệm kỳ thứ sáu.
John McCain được biết đến như một nhà phê bình tích cực về chính sách đối ngoại và đối nội của Tổng thống Donald Trump.
Trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, John McCain
đã đóng góp không mệt mỏi trong Quốc hội Mỹ. Ông đã đại diện cho bang
Arizona tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ trong vòng 35 năm qua. McCain từng
ra tranh cử tổng thống năm 2000 và 2008.
Vào năm 2008, John McCain trở thành ứng
viên tổng thống đại diện cho đảng Cộng hòa nhưng sau đó thất bại trước
ứng cử viên Barack Obama. Ngoài ra, ông cũng từng giữ chức Chủ tịch Ủy
ban quân vụ Thượng viện Mỹ.
Trước khi trở thành một Thượng nghị sĩ,
ông McCain đã có nhiều năm phục vụ trong quân đội Mỹ và từng trực tiếp
tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau một phi vụ oanh tạc bầu trời Hà
Nội tháng 10/1967, McCain khi đó là Thiếu tá Không quân lực lượng Hải quân Mỹ, đã bị bắt sống.
Năm 1973, McCain đã được phía Việt Nam
trao trả tù binh cho Mỹ. Sau khi trở về từ Việt Nam, cựu binh
McCain tích cực tham gia chính trường, trở thành một trong những người
đi đầu vận động bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, thông qua các hoạt
động như hối thúc hai bên khởi động các vấn đề nhân đạo, rà phá vật liệu
nổ còn sót lại sau chiến tranh, tìm kiếm người mất tích trong chiến
tranh, hỗ trợ những người bị khuyết tật do hậu quả chiến tranh, tẩy độc
tại các khu vực bị nhiễm dioxin và thực thi pháp luật…
Kết quả là năm 1994, Thượng viện Mỹ
thông qua giải pháp do McCain đồng bảo trợ, kêu gọi chấm dứt cấm vận
kinh tế chống Việt Nam, dọn đường cho việc bình thường hóa quan hệ hai
nước một năm sau đó.
Một số hình ảnh về cuộc đời của Thượng nghị sỹ John McCain:
John McCain (phải) gia nhập Học viện Hải quân Mỹ tại
Annapolis và tốt nghiệp năm 1958. McCain sau đó tham gia Hải quân Mỹ và
có mặt trong chiến tranh tại Việt Nam trong thập kỷ 60. Trong ảnh, John
McCain và tổ bay năm 1965. (Ảnh: Reuters)
McCain (giữa) bị bắt trên hồ Trúc Bạch ở Hà Nội sau khi máy bay Mỹ ném bom Hà Nội bị bắn hạ ngày 26/10/1967.
Ngày 14/3/1973, John McCain cùng 107 tù binh Mỹ khác
được Việt Nam trao trả tự do sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Trong
ảnh, John McCain dẫn đầu đoàn tù binh Mỹ tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội.
Tổng thống Richard Nixon bắt tay Đại tá John McCain tại Washington tháng 5/1973 sau khi ông này trở về Mỹ.
Thượng nghị sỹ John McCain và gia đình.
John McCain (bên phải).
John Kerry và John McCain.
Ông John McCain và cựu Tổng thống Bush (phải).
John McCain sinh ngày 29/8/1936 tại một căn cứ Hải -
Không quân của Mỹ ở vùng kênh đào Panama. Cả ông nội và cha của McCain
đều phục vụ trong lực lượng Hải quân Mỹ. Trong ảnh, McCain (phải) ngồi
giữa ông nội và cha.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét