Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 158/a
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hồ sơ mật : Vụ ám sát một tổng thống
Kể từ cuộc nội chiến Mỹ từ thế kỷ 19 đến nay có tất cả 9 vị Tổng thống
đã trở thành mục tiêu của những kẻ ám sát, trong đó có tới 4 Tổng thống
đã thiệt mạng. James A.Garfield Tổng thống thứ 20 của nước Mỹ đã bị ám
sát ở một nhà ga Washington năm 1881 sau khi chỉ nhậm chức được có 4
tháng, thủ phạm là kẻ thất nghiệp Charles J. Guiteau. Tổng thống James
A.Garfield đã bị trọng thương khiến ông qua đời sau đó 11 tuần, còn kẻ
ám sát Guiteau đã bị kết án và treo cổ trong vòng 1 năm sau đó. Phần
cuối của hồ sơ này với những tình tiết quan trọng nhất sẽ được gửi đến
quý vị trong chương trình Hồ sơ mật
James
A. Garfield - vị Tổng thống thứ 20 của Mỹ - chỉ ngồi trên chiếc ghế
quyền lực nhất nước Mỹ được khoảng nửa năm. Sau khi nhậm chức 200 ngày,
Garfield đã bị ám sát. Dù chỉ làm Tổng thống Mỹ trong một thời gian ngắn
ngủi (từ ngày 4/3/1881 đến ngày 19/9/1881), nhưng cuộc đời ông là một
pho truyện thực sự. Cho đến giờ, người ta vẫn chưa thôi tranh luận về
nguyên nhân gây nên cái chết của vị tổng thống tài ba mà giản dị này.
Kỳ 1: Vị tổng thống của lòng dân
Tổng thống James A. Garfield.
Xuất
thân từ tầng lớp hạ dân thấp kém trong xã hội, từng nấc thang thành
công của James A. Garfield có được là nhờ đức tính chăm chỉ và nhẫn nại.
Ông sinh năm 1831 ở một thành phố nhỏ có tên là Orange, bang Ohio và là
con út trong số bốn người con của cặp vợ chồng Abraham và Eliza
Garfield. Sau khi cha chết, anh em James lớn lên nhờ sự nuôi nấng, động
viên của mẹ. Ngay từ bé, James đã sớm bộc lộ tố chất thông minh và ưa
mạo hiểm.
16 tuổi, James quyết định trở thành thủy thủ. Do còn
thiếu kinh nghiệm nên anh không hy vọng được làm việc trên những con tàu
lớn nên anh chỉ đăng ký làm việc ba tháng trên một con tàu nhỏ hoạt
động trên kênh Ohio. Garfield tỏ ra khá thích thú với công việc mới mẻ
này nhưng căn bệnh sốt rét đã buộc anh phải từ bỏ ước mơ đầu đời của
mình.
Tổng thống Garfield và gia đình.
Trong thời gian dưỡng bệnh, được sự động viên của
mẹ, anh quyết định theo học Học viện Geauga ở Chagrin Falls, bang Ohio.
Sau đó, anh chuyển sang một ngôi trường mới ở Hiram để tiếp tục công
việc học hành. Đến năm 1852, anh làm công việc giảng dạy tại chính ngôi
trường này kiêm việc giảng đạo ở nhà thờ vào các ngày chủ nhật. Trong
quá trình giảng dạy, anh đã gặp và yêu một sinh viên của mình tên là
Lucretia Rudolph. Đây là tình yêu sét đánh với cả hai người, nhưng họ
quyết định đợi cho đến khi Garfield học xong.
Garfield muốn theo
học một trường danh tiếng hơn, và sau khi dành dụm đủ tiền, anh đã chọn
trường Đại học Williams ở bang Massachusetts. Mặc dù không thể hòa nhập
ngay lập tức với những sinh viên thành thị thuộc tầng lớp thượng lưu,
nhưng anh lại nhanh chóng chiếm được cảm tình của họ bằng tính cách chan
hòa của mình. Tốt nghiệp loại ưu vào năm 1856, anh trở lại trường Đại
học Hiram để làm công tác giảng dạy. Một năm sau, anh được bầu làm hiệu
trưởng nhà trường và kết hôn với Lucretia.
Năm 1859, James
Garfield tham gia đảng Cộng hoà và được bầu vào nghị viện bang Ohio. Anh
tiếp tục công việc giảng dạy ở trường đại học và giảng đạo ở nhà thờ
cho đến khi cuộc nội chiến lần thứ nhất nổ ra năm 1861. Ngay lập tức,
thống đốc bang phong cho anh quân hàm Trung tá.
Hình vẽ ngôi nhà Tổng thống Garfield sống thời niên thiếu.
James Garfield bắt đầu nghiên cứu chiến thuật và
nghệ thuật chiến tranh, đồng thời tập hợp tình nguyện viên. Nhiều người
trong số này chính là các sinh viên trước đây của anh. Garfield tỏ ra là
một người có năng khiếu chỉ huy tự nhiên. Trung đoàn của anh giành được
thắng lợi ở Middle Creek vào năm 1862 và đạt được thành tích xuất sắc
trong trận đánh Shiloh. Garfield được phong quân hàm Chuẩn tướng và sau
này là Đại tướng, giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng. Cuộc đời quân ngũ
của Garfield chấm dứt sau trận đánh Chickamauga năm 1863.
Trong
thời gian mải mê chinh chiến, Garfield đã được bầu vào Hạ viện. Tổng
thống Mỹ lúc bấy giờ Abraham Lincoln khẳng định rằng ông cần một phiếu
nữa ở quốc hội hơn là cần một vị tướng trên chiến trường. Trong tâm
trạng miễn cưỡng, Garfield đã bàn giao công việc và trở về nhận công tác
mới ở Oasinhtơn từ tháng 12/1863.
Năm 32 tuổi, Garfield tìm thấy
niềm đam mê đích thực của đời mình trong chính trị. Ông nổi tiếng với
khả năng thuyết trình, tính độc lập và nhanh chóng trở thành một nhân
vật quan trọng trong quốc hội. Năm 1880, Garfield được bầu vào Thượng
viện Mỹ do cơ quan lập pháp bang Ohio giới thiệu và bắt đầu chuẩn bị cho
một chương mới trong cuộc đời.
Trước khi Garfield trở thành
thượng nghị sỹ, ông được đề nghị ra tranh cử tổng thống Mỹ. Trong cuộc
tổng tuyển cử, Garfield xuất sắc vượt qua ứng cử viên của đảng Dân chủ,
Đại tướng Winfield Scott Hancock.
Thời gian làm tổng thống tuy
ngắn ngủi, nhưng ông đã để lại dấu ấn trên võ đài chính trị. Ông cho
tiến hành cải cách lĩnh vực dịch vụ công, lật mặt những thủ đoạn gian
dối của phe đối địch trong quốc hội. Ông cũng không nương tay với những
thành viên nào của đảng mình đưa ra lời đề nghị bổ nhiệm những kẻ xu
nịnh chính trị vào các vị trí có nhiều đặc quyền đặc lợi. Hành động dũng
cảm dám đấu tranh với chính đảng của mình khiến ông giành được sự kính
trọng của dân chúng Mỹ. Trong con mắt của người dân, ông là vị tổng
thống gần gũi với họ.
Đình Vũ (Tổng hợp)
Cái chết của Tổng thống James Garfield: Cái chết gây nhiều tranh cãi (kỳ cuối)
Ông được mời tham dự các phiên
khai giảng ở các ĐH Alma Mater, Williams và dự định tiến hành một
chuyến đi kéo dài trong hai tuần với các chặng dừng chân ở các bang
Vermont và New Hampshire.
Sau bữa sáng ở Nhà Trắng,
Garfield khởi hành ra ga xe lửa đi Baltimore và Potomac cùng với Ngoại
trưởng James G. Blaine, sau đó lên tàu tốc hành đi thành phố New York.
Khi
họ đang di chuyển qua khu vực chờ tàu gần như vắng tanh ở nhà ga xe lửa
thì một người đàn ông, là Charles Julius Guiteau, bất ngờ xuất hiện từ
phía sau. Hắn rút từ trong túi ra một khẩu côn quay và bắn liên tiếp hai
phát về phía Tổng thống. Ông Garfield đổ gục xuống sân ga.
Người
ta đưa Tổng thống lên tầng 2 của nhà ga rồi sau đó chuyển về Nhà Trắng.
Các bác sĩ nhanh chóng được cử đến và phát hiện rằng Tổng thống bị một
vết thương nghiêm trọng vào phía dưới lưng bên phải. Một số bác sĩ còn
đưa cả ngón tay chưa được sát trùng và các que thăm vết thương vào vết
thương.
Sau một hồi hội chẩn, họ đưa ra kết luận
rằng Tổng thống bị rách phổi. Sau này, các chuyên gia y tế nhận định
rằng, rất có thể chính các bác sĩ đã làm rách phổi của ông Garfield
trong quá trình thăm khám, chứ không phải viên đạn. Khi đó, Tổng thống
Garfield hầu như vẫn tỉnh táo, ông yêu cầu báo tin cho Lucretia nhưng
phải báo một cách từ từ để bà không bị sốc.
Bức vẽ mô tả vụ ám sát Tổng thống Garfield.
Tổng
thống Garfield khiến cho các bác sĩ ngạc nhiên khi sức khỏe của ông có
dấu hiệu hồi phục rất nhanh. Các bác sĩ ban đầu cảm thấy rất được khích
lệ, nhưng sau đó, tình hình lại tiếp tục xấu đi.
Họ
thử các phương pháp điều trị khác nhau nhưng không phương pháp nào tỏ
ra hiệu quả. Họ tiếp tục tìm viên đạn, thậm chỉ còn mời cả chuyên gia dò
tìm kim loại để tìm kiếm viên đạn trong người Tổng thống nhưng phương
pháp này tỏ ra không hiệu quả.
Việc tại sao các
bác sĩ lại bận tâm đến vị trí của viên đạn như vậy vẫn còn là một điều
chưa thể lý giải được. Đến cuối tháng 7, tình trạng sức khỏe của Tổng
thống diễn biến theo chiều hướng xấu đi do bị nhiễm trùng máu. Thế nhưng
các bác sĩ lại đưa các báo cáo lạc quan về mức độ tiến triển sức khỏe
của Tổng thống.
Nhận thấy tình hình sức khỏe của
mình không tiến triển, đến tuần đầu tiên của tháng 9, Tổng thống muốn
rời Nhà Trắng về quê nhà ở bang Ohio. Tuy nhiên, theo gợi ý của
Lucretia, Long Branch là một địa điểm tốt hơn và ngay lập tức các công
việc chuẩn bị được tiến hành khẩn trương.
Tối
5/9/1881, 2.000 công nhân đường sắt và những người tình nguyện khác phải
vật lộn với cái nóng để xây dựng tuyến đường sắt dài 3 km chạy dọc theo
đại lộ Lincoln nối ga Elberon ở Long Branch, bang New Jersey tới lâu
đài Francklyn, một địa điểm nằm cách bờ biển Đại Tây Dương chỉ gần một
km.
Trong vòng chưa đầy 24 giờ, những người công
nhân hoàn tất tuyến đường này. Ngày 6/9/1881, vào lúc 6h, Tổng thống rời
Nhà Trắng lên đường đến vùng bờ biển bang New Jersey trên tuyến đường
sắt mới được xây dựng.
Ông Garfield được đưa đến
thẳng lâu đài Francklyn, nơi ông được bố trí nghỉ trong một gian phòng
trông ra biển. Ngày 8/9, các bác sĩ lại thông báo với các phương tiện
truyền thông rằng, Tổng thống hồi phục cơ bản.
Cả
nước Mỹ vui mừng và đợi ngày người ta tuyên bố ông khoẻ mạnh hoàn toàn.
Tuy nhiên, đến đêm 13/9, ông bị thức giấc bởi những cơn ho liên tiếp.
Hôm 17/9, nhiệt độ cơ thể ông cao hơn và mạch đập nhanh hơn. Điều đáng
ngại hơn là các cơn đau ở ngực liên tục xuất hiện. Vào lúc 8h ngày
19/9/1881, Tổng thống sốt gần 40 độ nhưng ông vẫn cảm thấy lạnh, đổ mồ
hôi, ho, đau đớn và thỉnh thoảng bị bất tỉnh. Lúc 22h38 hôm đó, ông trút
hơi thở cuối cùng.
Thông tin Tổng thống Garfield
qua đời nhanh chóng lan đi từ Long Branch và dân chúng cảm thấy bị sốc
bởi trước đó họ nhận được những thông tin khả quan về sức khỏe của Tổng
thống. Theo họ, các bác sĩ hoặc đã lừa dối công chúng, hoặc năng lực
yếu. Các tờ báo và tạp chí y học cũng đặt câu hỏi về quá trình chữa trị
cho Tổng thống.
Vài tháng sau, các bác sĩ trình
lên Thượng viện một hóa đơn điều trị cho Tổng thống tổng cộng là 85.000
USD, nhưng họ chỉ được thông qua số tiền là 10.000 USD với lý do họ chỉ
là những lang băm.
Kể cả thủ phạm vụ ám sát,
Charles Jules Guiteau, cũng phát biểu tại phiên xét xử ông ta một năm
sau ngày Garfield qua đời rằng: “Tôi bị buộc tội ám sát James A.
Garfield. Nhưng không gì có thể lố bịch hơn, bởi vì Đại tướng Garfield
chết vì năng lực yếu kém của đội ngũ bác sĩ chăm sóc”.
Lời
bào chữa này không có hiệu lực và hắn bị kết án treo cổ. Các bác sĩ
pháp y khám nghiệm cơ thể Tổng thống và phát hiện ra nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến cái chết của ông là do một cơn đau tim, nhưng nguyên nhân
sâu xa là nhiễm trùng máu. Thi hài của Tổng thống Garfield được đặt tại
Thủ đô trong hai ngày, sau đó được chuyển về quê nhà ở bang Ohio và được
chôn cất ở Cleverland ngày 24/9.
Dù thủ phạm khai
rằng, hắn ám sát Tổng thống là do bị thất nghiệp, song chẳng có ai tin
vào điều đó. Người ta cho rằng, ông là nạn nhân của một vụ “nội chiến”.
(Kiến Thức) - Cách đây 136 năm, Tổng
thống Mỹ James A. Garfield bị ám sát khi mới nhậm chức hơn 4 tháng và
qua đời sau đó 11 tuần do các biến chứng vì nhiễm trùng.
Có 4 ông chủ Nhà Trắng trong lịch sử nước Mỹ
thiệt mạng vì những vụ ám sát và bỏ lại phía sau các nhiệm kỳ dang dở,
cũng như những tham vọng không được hiện thực hóa.
Có hơn 20 âm mưu ám sát các tổng thống Mỹ trong lịch sử khi họ còn đương
chức hoặc đã kết thúc nhiệm kỳ. Trong số này, có 4 vụ ám sát đã cướp đi
sinh mạng của các đời tổng thống đang đương nhiệm là Abraham Lincoln (1865), James A. Garfield (1881), William McKinley (1901) và John F. Kennedy (1963).
Abraham Lincoln
Hình ảnh minh họa vụ ám sát tổng thống Lincoln. Ảnh: Wikipedia.
Vụ ám sát Abraham Lincoln diễn ra vào khoảng 22h15 ngày 14/4/1865,
khi ông đang đi xem một vở kịch tại nhà hát Ford ở thủ đô Washington.
Đi cùng tổng tống là phu nhân Mary Todd Lincoln, phó tổng thống Andrew
Johnson và Bộ trưởng Ngoại giao William H. Seward.
Tổng thống thứ 16 của Mỹ bị bắn vào sau đầu bằng một khẩu súng lục
Derringer cỡ nòng 44 ly, trong lúc cận vệ của ông đang đi ra ngoài. Hung
thủ chính là diễn viên nổi tiếng John Wilkes Booth, cũng là một gián
điệp của Liên minh miền nam Mỹ.
Trước đó, năm 1864, Booth từng lên kế hoạch bắt cóc Lincoln. Sau đó, y
thay đổi kế hoạch và quyết định ám sát tổng thống. Thiếu tá Henry
Rathbone, người có mặt cạnh Lincoln lúc đó, đã cố chặn Booth lại nhưng
bị y dùng dao găm đâm vào cổ và chém vào tay trước khi trốn thoát.
Khẩu súng lục được Booth sử dụng để ám sát tổng thống Lincoln được trưng bày tại bảo tàng của nhà hát Ford. Ảnh: WIkipedia.
Sau khi hôn mê suốt 9 tiếng, Lincoln từ trần lúc 7h22 sáng hôm sau. Thi
thể của ông phủ quốc kỳ và được các sĩ quan liên bang hộ tống dưới cơn
mưa về Nhà Trắng trong tiếng chuông nhà thờ của thành phố.
Suốt ba tuần, đoàn tàu hỏa dành cho tang lễ tổng thống đã đưa thi thể
ông đến các thành phố trên khắp miền bắc, đến các lễ tưởng niệm có hàng
trăm nghìn người tham dự. Nhiều người tụ tập dọc theo lộ trình của đoàn
tàu để giăng biểu ngữ, đốt lửa, và hát thánh ca.
Hung thủ Booth bị phát hiện tại một nông trang ở Virginia, cách
Washington khoảng 48 km về phía nam, sau khi vụ việc xảy ra 10 ngày.
Ngày 26/4, y bị binh sĩ liên bang bắn chết. Dường như y tin rằng việc ám
sát Lincoln sẽ làm thay đổi chính sách của Mỹ đối với miền Nam.
James A. Garfield
James A. Garfield, tổng thống thứ 20 của Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Tổng thống thứ 20 của Mỹ James A. Garfield bị ám sát lúc 9h30 sáng
2/7/1881, tại Washington, khi mới nhậm chức hơn 4 tháng. Charles J.
Guiteau, một nhà truyền giáo, nhà văn kiêm luật sư đã bắn ông hai phát
vào cánh tay phải và lưng bằng một khẩu súng lục Bulldog Webley cỡ nòng
442 ly của Anh.
Tổng thống Garfield qua đời vào lúc 22h35 ngày 19/9/1881, tức là 11 tuần sau, do các biến chứng vì bị nhiễm trùng. Ông tại nhiệm tổng cộng được 6 tháng và 15 ngày.
Tổng thống Garfield khi bị Charles J. Guiteau ám sát. Ảnh minh họa: Wikipedia.
Về phần Guiteau, sau khi bị bắt ngay tại hiện trường, y bị đưa ra xét xử
công khai. Phiên xử kéo dài từ 14/11 năm đó đến 25/2/1882, khi y bị kết
án tử hình. Đơn kháng án của Guiteau sau đó bị bác bỏ. Y bị treo cổ vào
ngày 30/6/1882, hai ngày trước dịp kỷ niệm một năm vụ ám sát Garfield.
Trong suốt phiên tòa, Guiteau bị đánh giá là không ổn định về thần kinh
và có thể mắc phải một loại rối loạn lưỡng cực. Y tuyên bố bắn chết
Garfield vì thất vọng sau khi không được bổ nhiệm làm đại sứ ở Pháp.
Guiteau từng đóng góp cho chiến thắng trong cuộc tranh cử của Garfield
bằng một bài phát biểu do y viết cho tổng thống.
William McKinley
Tổng thống McKinley ít phút trước khi vụ ám sát xảy ra. Ảnh: Wikipedia.
William McKinley, tổng thống thứ 25 của Mỹ, bị ám sát lúc 16h07 ngày
6/9/1901 tại Buffalo, New York. McKinley, khi đó đang tham dự một triển
lãm, bị bắn hai phát vào bụng ở cự ly gần bằng một khẩu súng lục cỡ nòng
32 ly. Hung thủ được xác định là Leon Czolgosz.
Viên đạn đầu tiên mà Czolgosz bắn ra trúng vào cúc chống đạn hoặc huân
chương trên áo khoác của McKinley và lọt vào tay áo của ông. Tuy nhiên,
viên thứ hai trúng vào bụng. Tổng thống McKinley qua đời vào lúc 2h15
ngày 14/9/1901.
Czolgosz bị tóm ngay tại hiện trường và bị cảnh sát đánh trọng thương
đến mức tưởng chừng không thể sống sót để hầu tòa. Y bị kết án tử hình
tại tòa án liên bang ngày 24/9. Hành vi ám sát tổng thống của Czolgosz
mang động cơ chính trị, dù hiện vẫn chưa rõ mục đích cụ thể là gì.
John F. Kennedy
Tổng thống Kennedy (trái) tươi cười chào người dân Texas ngay trước khi bị bắn. Ảnh: DallasMorningNews.
Vụ ám sát tổng thống thứ 35 của Mỹ xảy ra vào lúc 12h30 ngày 22/11/1963,
tại Dallas, bang Texas. Ông bị bắn khi đang đi trong đoàn xe diễu ngang
qua quảng trường Dealy Plaza cùng đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy,
thống đốc bang Texas John Conally và phu nhân của ông này.
Kennedy bị một tay súng bắn trọng thương ở cổ và đầu. Sau khi viên đạn
được bắn ra, nhân viên mật vụ Clinton J. Hill lập tức rời chiếc xe chạy
sau và nhảy lên xe của tổng thống. Cái chết của Kenedy được tuyên bố
chính thức sau đó nửa giờ tại phòng cấp cứu bệnh viện Parkland. Thống
đốc bang Texas Connally cũng bị thương nặng nhưng sau đó đã bình phục.
Chiếc limousine chở tổng thống phóng về phía bệnh viện chỉ vài giây sau
khi ba phát súng nổ. Hai viên trúng vào Kennedy còn một viên trúng
Connally. Mật vụ Hill xoài người trên đuôi xe. Ảnh: AP.
Nghi phạm Lee Harvey Oswald, một nhân viên của thư viện trong Dealey
Plaza, bị bắt ngay sau đó tại nhà hát Texas. Y được cho là đã dùng khẩu
súng trường Mannlicher-Carcano, cỡ nòng 6,5 ly do Italy sản xuất, để bắn
tổng thống từ tầng 6 của kho sách.
Oswald bác bỏ lời buộc tội ám sát tổng thống. Tuy nhiên, lúc 11h21 ngày
24/11/1963, khi đang được chuyển từ nhà tù thành phố Dallas tới một nhà
tù của hạt, y đã bị một chủ câu lạc bộ đêm tên là Jack Ruby bắn chết.
Ruby cho hay ông bị quẫn trí quanh vụ Kennedy bị ám sát. Vụ nổ súng trên
vô tình được ghi hình và phát sóng trực tiếp trên truyền hình. Ruby bị
bắt ngay sau đó.
Một cuộc điều tra kéo dài 10 tháng của Ủy ban Warren năm 1963–1964 kết
luận rằng Oswald đã ám sát Tổng thống Kennedy và chỉ hành động một mình.
Kết luận này gây ra nhiều tranh cãi, nghi ngờ và những thuyết âm mưu
còn tồn tại đến ngày nay.
Anh Ngọc
Vụ ám sát tổng thống Mỹ và nỗi ám ảnh về lời nguyền chết chóc
02/07/2018 02:10 GMT+7
Ngày
2/7/1881, Tổng thống Mỹ James A. Garfield bị một kẻ lạ mặt cố tình nã
đạn hạ sát khi ông mới nhậm chức chưa đầy 4 tháng. Ông Garfield qua đời
80 ngày sau đó vì các biến chứng nghiêm trọng của vết thương.
Sự
cố khiến ông Garfield, tổng thống thứ 16 của Mỹ trở thành lãnh đạo Nhà
Trắng thứ hai, sau Abraham Lincolnn, từng bị ám sát. Cái chết bất ngờ
của ông cũng làm dấy lên những đồn đoán về sự tác oai, tác quái của một
lời nguyền độc địa mang tên Tecumseh.
Tổng thống Mỹ James A. Garfield. Ảnh: The White House
Theo
các sử gia, kẻ ám sát Tổng thống Garfield là Charles Guiteau, một luật
sư đầy tham vọng chính trị. Guiteau là cái tên xa lạ với Tổng thống
Garfield cũng như chính quyền của ông, vào một thời kỳ mà sự quen biết
được tin là có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bổ nhiệm các vị trí trong
chính phủ liên bang.
Khi kiến nghị xin làm lãnh sự Mỹ tại Paris của Guiteau bị phớt lờ, hắn vô cùng căm hận tổng thống và thề sẽ trả thù.
Sáng
ngày 2/7/1881, Tổng thống Garfield tới ga tàu hỏa Baltimore và Potomac
(hay còn gọi là ga Pennsylvania) ở Washington để lên đường đi dự họp lớp
thời đại học. Khi ông Garfield chuẩn bị lên đoàn tàu đang đợi sẵn,
Guiteau tìm được cách bám theo phía sau tổng thống đương nhiệm.
Khẩu súng lục hung thủ Guiteau dùng bắn Tổng thống Garfield. Ảnh: History.com
Kẻ
thủ ác chớp cơ hội, rút khẩu súng lục mang theo để bắn hai phát đạn về
phía người đứng đầu Nhà Trắng. Viên đạn thứ nhất sượt qua cánh tay Tổng
thống Garfield, nhưng viên thứ hai găm trúng vùng bụng của ông, ở phía
dưới tuyến tụy.
Các bác sĩ đã thất bại trong nhiều nỗ lực gắp viên
đạn ra khỏi cơ thể của tổng thống, trong khi ông được đặt nằm trong
phòng ngủ Nhà Trắng, đầy tỉnh táo và đau đớn. Alexander Graham Bell, một
trong những bác sĩ riêng cho ông Garfield, cũng đã cố dùng một phiên
bản máy dò kim loại đời đầu để tìm viên đạn, nhưng không thành công.
Các
tài liệu đã có những ghi chép khác nhau về nguyên nhân thật sự dẫn đến
cái chết của Tổng thống Garfield. Một số ý kiến cho rằng, các phương
pháp điều trị của các bác sĩ, bao gồm việc dùng thuốc chống sốt rét
quinine, chất giảm đau morphine, rượu mạnh, calomel (một hợp chất của
thủy ngân) cũng như việc truyền dinh dưỡng cho tổng thống qua trực tràng
trong tình trạng sát trùng kém, có thể khiến tình trạng sức khỏe của
ông càng nhanh suy sụp. Số khác tin, ông Garfield qua đời vì sự tiến
triển của căn bệnh tim mắc phải trước đó.
Một bức ảnh mô phỏng cảnh ông Garfield qua đời tháng 9/1881. Ảnh: PBS
Đầu tháng 9/1881, ông Garfield từng có dấu hiệu hồi phục
tích cực trong lúc được điều trị tại một khu nghỉ dưỡng ven biển ở New
Jersey. Tuy nhiên, ông Garfield rốt cuộc vẫn không qua khỏi và trút hơi
thở cuối cùng vào ngày 19/9/1881.
Báo cáo khám nghiệm tử thi chính
thức công bố vào thời điểm đó cho rằng, vết thương mưng mủ bên trong,
dẫn đến tình trạng phình động mạch nhiều khả năng là nguyên nhân gây tử
vong.
Sau khi ông Garfield qua đời, Phó Tổng thống Chester A. Arthur lên nắm quyền thay ông.
Luật sư Guiteau, kẻ ra tay ám sát Tổng thống Garfield rốt cuộc phải lĩnh án tử hình. Ảnh: Wikipedia
Hung thủ Guiteau sau đó bị đưa ra xét xử và kết tội giết người. Hắn bị treo cổ vào ngày 30/6/1882.
Cái
chết bất ngờ của Tổng thống Garfield khiến không ít người tin, ông rốt
cuộc cũng chỉ là nạn nhân xấu số của lời nguyền Tecumseh. Theo lời
nguyền độc địa này, “cứ 20 năm, bất cứ vị tổng tư lệnh nào được chọn lên
nắm quyền vào năm kết thúc bằng số 0 cũng đều chết trước khi kết thúc
nhiệm kỳ”.
Thực tế chính trường nước Mỹ cho thấy câu chuyện về lời nguyền Tecumseh không hẳn chỉ nhuốm màu huyền thoại.
William Henry Harrison đắc cử tổng thống năm 1940 và chết sau khi nhậm
chức đúng một tháng, vào năm 1841. Abraham Lincoln được bầu làm tổng
thống Mỹ năm 1860 và bị ám sát vào năm 1865. Sau ông Lincoln, Tổng thống
Garfield đắc cử năm 1880, bị ám sát năm 1881.
Tổng thống
William McKinley đắc cử năm 1900 và bị sát hại năm 1901. Tổng thống
Warren Gamaliel Harding đắc cử năm 1920 và bị đầu độc năm 1923. Tổng
thống Franklin Delano Roosevelt đắc cử năm 1940 và đột quỵ năm 1945.
John Fitzgerald Kennedy đắc cử tổng thống năm 1960 và bị ám sát năm
1963. Tuấn Anh
Lời nguyền "chết chóc" đeo bám các đời Tổng thống Mỹ
Boho |
6
Lời nguyền Tecumseh được cho là liên quan đến cái chết của nhiều Tổng thống Hoa Kỳ từ năm 1840 đến 1960.
Sau cái chết của vị Tổng thống vĩ đại của nước Mỹ, Abraham Lincoln năm 1865, nhiều người cho rằng lời nguyền Tecumseh đã thực sự ứng nghiệm.
Đây
được coi là lời nguyền chết chóc ám ảnh lên các đời Tổng thống Mỹ nhậm
chức vào những năm kết thúc bằng con số 0: "cứ 20 năm, bất cứ vị tổng tư
lệnh nào được chọn lên vào năm kết thúc bằng số 0 cũng đều chết trước
khi kết thúc nhiệm kỳ". Xuất xứ của lời nguyền Tecumseh
Lời
nguyền Tecumseh còn được biết đến là lời nguyền Tippecanoe, xuất hiện
sau trận chiến tranh giành đất đai Tippecanoe do tướng Mỹ William Henry
Harrison điều binh chinh chiến với liên quân Anh do Tecumseh (thủ lĩnh
bộ tộc Shawnee da đỏ) cầm đầu, ở gần sông Thames (ngày nay thuộc
Canada).
Sau
khi quân đội của Tecumseh thất bại, người anh em cùng cha khác mẹ của
Tecumseh là Tenskwatawa, một nhà tiên tri có tiếng thời bấy giờ đã gieo
rắc lời nguyền lên các đời Tổng thống Mỹ hòng trả thù cho người em của
mình.
Và William Henry Harrison là người đầu tiên ứng nghiệm lời
nguyền này. Ông nhậm chức Tổng thống Mỹ năm 1840 và qua đời 1 năm sau đó
ngay tại văn phòng do bị cảm lạnh.
Sau khi Tổng thống Harrison đột tử, chưa có nhiều người nghĩ đến lời nguyền Tecumseh.
Người
ta chỉ thực sự nghĩ đến nó khi nhiều vị Tổng thống của Hoa Kỳ nhậm chức
vào những năm kết thúc bằng con số 0 đều qua đời do bị ám sát hoặc đột
quỵ.
Cùng điểm lại cái chết của những ông chủ Nhà trắng bị cho là dính lời nguyền độc địa này:
- Tổng thống William Henry Harrison nhậm chức năm 1840, qua đời vì cảm lạnh năm 1841
- Tổng thống Abraham Lincoln nhậm chức năm 1860, bị ám sát năm 1865.
- Tổng thống James Abram Garfield, đắc cử năm 1880, bị ám sát năm 1881.
- Tổng thống William McKinley, đắc cử năm 1900 và bị ám sát năm 1901.
- Tổng thống Warren Gamaliel Harding đắc cử năm 1920 và bị đầu độc năm 1923.
- Tổng thống Franklin Delano Roosevelt, đắc cử năm 1940, đột quỵ năm 1945.
- Tổng thống John Fitzgerald Kennedy, đắc cử năm 1960 và bị ám sát năm 1963. Lời nguyền bị phá vỡ
Năm 1980, Tổng thống Ronald Reagan đắc cử.
Ông chính thức nhậm chức vào tháng 1/1981 và bị ám sát 2 tháng sau đó,
ngay khi ông kết thúc bài phát biểu tại Washington Hilton và chuẩn bị
bước vào xe chuyên dụng.
Mật vụ Parr đã đẩy Tổng thống vào xe Limousine trước khi nằm đè phía trên cơ thể ông để chắn đạn.
Trong
tình thế cấp bách đó, Parr hoàn toàn không để ý đến tình trạng của Tổng
thống, chỉ quan tâm đến việc làm sao để ông được an toàn nhất có thể.
Cho
đến khi Tổng thống kêu đau ngực và máu trào ra từ miệng ông, Parr mới
biết Tổng thống bị dính đạn và bảo tài xế đưa ông đến bệnh viện Đại học
George Washington thay vì quay về Nhà trắng.
Mặc dù các bác sĩ đã
nhận định vết thương của Tổng thống vô cùng nghiêm trọng và khó có thể
qua khỏi, nhưng ông đã vượt qua cơn nguy kịch và sống sót.
Tổng thống Ronald Reagan được cho là người phá vỡ lời nguyền Tecumseh.
Từ đó trở đi, không có ông chủ Nhà trắng nào đắc cử vào năm kết thúc bằng số 0 bị vướng vào lời nguyền chết chóc này nữa.
Ronald Reagan tiếp tục lãnh đạo nước Mỹ trong 2 nhiệm kỳ Tổng thống.
Ông
đã đạt được nhiều thành công trong việc thay đổi và thúc đẩy nền kinh
tế Mỹ phát triển mạnh mẽ, mở rộng quân sự và góp phần kết thúc Chiến
tranh Lạnh.
Nhiều học giả cho rằng Reagan là một vị tổng thống có ảnh hưởng nhất kể từ sau thời kỳ Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Ông đã để lại dấu ấn của mình trong nền chính trị, ngoại giao, văn hóa và kinh tế Mỹ.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét