Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

HIỆN THỰC KỲ ẢO 99

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cả thế giới chấn động khi phát hiện kiếp trước của Donald Trump chính là ...

Phải chăng Trump chính là ‘kiếp sau’ của tướng đại tài Patton?

George Smith Patton là đại tướng 4 sao, được biết đến như người hùng của nước Mỹ, nổi tiếng với những chiến tích lập được trong Thế chiến II. Là người của quá khứ, nhưng ông có những nét tính cách và ngay cả ngoại hình cũng rất giống với tổng thống đương nhiệm Donald Trump, từ đó nảy sinh dư luận cho rằng Trump chính là chuyển sinh tiếp theo của chiến  tướng tài ba xuất chúng này.
tướng George S. Patton, tổng thống mỹ, luân hồi, Donald Trump, Bài chọn lọc, Trump (bên phải) và Patton (trái) rất giống nhau. (Ảnh: Epoch Times)
Donald Trump là vị tướng đại tài của Mỹ chuyển sinh? Xem xong không khỏi kinh ngạc
Từ tướng mạo cho đến tính cách, Tổng thống Mỹ Donald Trump và vị tướng đại tài George Smith Patton giống nhau đến kỳ lạ. Điều này khiến nhiều người không khỏi thốt lên rằng: “Có lẽ, Donald Trump chính là đại tướng George Smith Patton chuyển sinh!”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến rất nhiều người liên tưởng tới một trong những vị tướng chỉ huy quân sự vĩ đại trong lịch sử nước Mỹ – Tướng George Smith Patton.
Tướng Patton là người hay có những lời nói thẳng thắn, nhưng ông lại là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử quân sự nước Mỹ. Là người góp công lớn trong việc dập tan đại họa phát xít trong Thế chiến II. “Donald Trump cũng là một viên kim cương thô, ông ấy sẽ là một thủ lĩnh kiệt xuất của nước Mỹ” – Một người ủng hộ Donal Trump đã nói như vậy.
Donald Trump có giống với George Smith Patton?
Gần đây, chủ đề Donald Trump giống tướng George Smith Patton đã tạo ra một làn sóng tranh luận sôi nổi ở trên mạng Internet. Thậm chí có người nói Tổng thống Donald Trump chính là tướng George Smith Patton chuyển thế. Tướng Patton đã bị tai nạn qua đời vào năm 1945, thì ngay sau đó, năm 1946 ông Donald Trump được sinh ra đời.
George Smith Patton (1885 – 1945) là đại tướng 4 sao của nước Mỹ, người nổi tiếng với những chiến tích lập được trong Thế chiến II. Ông chính là người dẫn đầu quân đoàn 3 của nước Mỹ, đổ bộ vào đảo Sicilia của nước Ý, phản kích Normandy (nước Pháp), rồi tiếp tục đánh vào hang ổ của Đức Quốc xã. Năm 1970, bộ phim nhựa “Đại tướng Patton” đoạt giải Oscar, thì khắp nơi trên thế giới đều biết George Smith Patton là người hùng của nước Mỹ.
Donald Trump là một tỷ phú của nước Mỹ với tổng tài sản ròng khoảng 4,5 tỷ USD, ngoài ra ông còn tham gia vào điện ảnh, còn là một học giả viết sách. Tháng 01/2017 ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng Thống nước Mỹ.
George Smith Patton và Donald Trump đều có cá tính đặc biệt, cả hai đều dám nói dám làm, không cần giữ mồm giữ miệng, vì thế họ luôn phải đón nhận rất nhiều lời gièm pha, sự phản đối từ dư luận. Họ đều dũng mãnh thẳng thắn, làm việc với hiệu quả siêu tốc, và còn có chung một phong cách lãnh đạo rất cứng rắn. Vào những thời khắc then chốt, họ tựa như có thể thay đổi cục diện, khiến cho cho địch thủ của mình phải bất ngờ hoảng sợ.
Không chỉ về tính cách, khi ko sánh hai bức ảnh chụp, nhiều người giật mình phát hiện tướng mạo họ cũng cực kỳ giống nhau.
tướng George S. Patton, tổng thống mỹ, luân hồi, Donald Trump, Bài chọn lọc, Patton (trái) và Donald Trump (bên phải). (Ảnh: Epoch Times)
Xuất thân từ gia đình giàu có, yêu thích thể thao
Trước tiên phải kể đến, cả hai người đều xuất thân từ những gia đình giàu có.
George Smith Patton xuất thân từ một gia đình quân nhân giàu có, từ nhỏ đã sống trong một trang viên rộng 800 ha tại California. Sau khi lớn lên, ông theo học ở Học viện quân sự Virginia, tiếp tục học tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ, và sau đó cả cuộc đời ông gắn liền với những trận chiến.
Còn Donald Trump sống tại quận Queens thành phố New York, bố mẹ của ông là những người thành công trong lĩnh vực kinh doanh, họ đã xây dựng cho mình một đế quốc bất động sản. George Smith Patton và Donald Trump, một người ở chiến trường một người ở thương trường, đều được gia đình chu cấp những điều kiện rất ưu việt.
Tiếp theo, hai người đều rất thích vận động. George Smith Patton từng đại diện cho quân đội tham dự Thế vận hội Olympic Stockholm năm 1912, thi đấu 5 môn hiện đại kết hợp, và giành tổng thành tích là xếp thứ 5 chung cuộc. Trong đó, đấu kiếm xếp thứ 4, cưỡi ngựa vượt chướng ngại vật xếp thứ 6, bơi lội xếp thứ 7, bắn súng xếp thứ 21, nội dung chạy việt giã 4.000 m xếp thứ 3.
Donald Trump từ nhỏ đã là đứa trẻ tinh nghịch, thích gây chuyện, đến tận khi bố mẹ gửi ông vào quân đội, ông mới có những thay đổi mang tính bước ngoặt cuộc đời. Những năm sống trong quân đội, đã rèn cho Donald Trump một cá tính kiên cường không gì có thể lay chuyển được, chính điều này đã khiến ông trở thành một thanh niên xuất sắc.
Donald Trump thích bóng chày và bóng bầu dục. Năm 1962 ông là cầu thủ trong đội tuyển thi đấu bóng bầu dục của trường; năm 1963 ông là thành viên trong một đội tuyển bóng đá, hơn nữa từ năm 1962 -1964 ông còn là thành viên của đội tuyển bóng chày, năm 1964 còn làm đội trưởng của đội bóng chày.
tướng George S. Patton, tổng thống mỹ, luân hồi, Donald Trump, Bài chọn lọc, Ông Trump bên chiếc máy bay riêng của mình. (Ảnh: Getty Images)
tướng George S. Patton, tổng thống mỹ, luân hồi, Donald Trump, Bài chọn lọc, Tướng Patton trong Thế chiến II trên chiếc xe Jeep có lá cờ bốn sao, đại biểu cho xếp hạng của Patton. (Ảnh: Internet)
Phong cách lãnh đạo cứng rắn
Cả hai đều có phong cách lãnh đạo cứng rắn, giải quyết công việc một cách dứt khoát dứt điểm, dũng mãnh tiến lên.
George Smith Patton rất quả quyết, được mệnh danh là “đại tướng huyết cảm”. Ông vô cùng xem trọng sự nhanh gọn và luôn trong thế tiến công một cách hùng hồn. Trong khoảng thời gian hai cuộc đại chiến thế giới, ông luôn là nhân vật đóng vai trò rất quan trọng. Có đánh giá nói rằng, George Smith Patton có tinh thần mạo hiểm, có khả năng thổi lửa khơi dậy tinh thần minh quân sĩ khí, chính vì thế đã làm Thế chiến II kết thúc nhanh hơn.
Lãnh đạo cao cấp của quân Đức kính trọng George Smith Patton còn hơn bất kỳ một vị minh quân lãnh đạo nào, nguyên soái của quân Đức Gerd von Rundstedt sau khi bị bắt đã trả lời phỏng vấn một cách đơn giản: “Ông ấy (George Smith Patton) là vị tướng giỏi nhất của các bạn”. Sĩ quan chỉ huy cao cấp, trưởng phòng tác chiến của quân Đức, đại tướng Alfred Jodl cho rằng George Smith Patton dũng khí bừng bừng, hơn nữa còn thích những đòn đánh lớn bất ngờ, ông ấy dám mạo hiểm, vì rất mạo hiểm nên đã dành được thắng lợi.
George Smith Patton căm ghét lính đào ngũ và sự nhu nhược. Trong Thế chiến II, vào ngày 08/03 và 10/03/1943, ông đi thị sát thương binh ở hai bệnh viện hậu phương, nhìn thấy hai bệnh binh uể oải “không có tinh thần chiến đấu”, mà trên thân hai binh nhì này không bị thương nghiêm trọng, ông tức giận đến mức chửi mắng, và bạt tai hai người lính này. Hành vi này đã tạo một làn sóng dư luận trên khắp nước Mỹ, và thiếu chút nữa thì George Smith Patton đã bị cách chức.
Đêm 08/03, George Smith Patton viết trong nhật ký: “(Tôi đã gặp mặt) một người nhu nhược mất phương hướng, không có tinh thần chiến đấu, các đại đội phải xử lý những người như thế, nếu như họ trốn tránh trách nhiệm của mình, thì phải kết tội nhát gan, rồi sau đó xử bắn họ”.
Ngày 10/08, George Smith Patton nói với những người xung quanh mình, “Không thể nào nhịn nổi, chỉ cần nghĩ đến việc có những đứa đốn mạt nhu nhược như vậy là máu lại sôi lên”. Ông còn nói, “Có thể sẽ phải cấm những người nhát như thế này đi loanh quanh trong bệnh viện của chúng ta. Có thể là một ngày nào đó, chúng ta phải xử bắn chúng nếu không thì chẳng khác gì phải nuôi một đám đần độn hèn nhát”.
Sự kiện này đã tạo ra một làn sóng phản đối trên khắp nước Mỹ vào thời gian đó, những người phản đối yêu cầu George Smith Patton phải xin lỗi hai binh sĩ này. Mặc dù George Smith Patton không bị cách chức chỉ huy, nhưng ông phải mất gần 1 năm không được liên tục chỉ huy tác chiến.
Phim tài liệu về tướng Patton. (Nguồn: Youtube)
Đơn giản, rõ ràng, dũng mãnh tiến tới
Trong từ điển của George Smith Patton chỉ có “thành công”. Ông từng nói: “Tôi không muốn hưởng lạc, chỉ muốn thành công. Tôi tình nguyện làm việc siêng năng chăm chỉ cần cù một trăm năm để thắng một trận, tôi không muốn sống một ngàn năm tầm thường không có chí tiến thủ”.
George Smith Patton đã từng có một bài diễn thuyết nổi tiếng.
Ông nói: “Người Mỹ yêu quý người thắng lợi. Người Mỹ không bao giờ khoan dung cho người thất bại. Người Mỹ miệt thị người nhu nhược. Người Mỹ đã tham gia chiến đấu, thì nhất định phải thắng. Tôi xì mũi coi thường những người đã thua rồi mà vẫn còn cười. Nguyên nhân chính là như vậy, cho đến tận bây giờ người Mỹ chưa thua một trận nào, sau này cũng sẽ không thua”.
Còn Donald Trump, lòng ôm chí lớn, làm đại sự, làm một người thành công, chính là lời răn mình của Donald Trump. Trong từ điển của Donald Trump, cũng chỉ có hai chữ “thành công”, cho dù có thất bại ông cũng không cúi đầu. Vào những năm 1990, những công ty của Donald Trump đã buộc phải tuyên bố phá sản, nhưng ông không hề chịu khuất phục, tiếp tục nỗ lực, cuối cùng xây dựng lại được sự nghiệp của mình.
George Smith Patton trên chiến trường theo đuổi sự đơn giản, chuẩn tắc dũng mãnh, “chiến tranh là đơn giản, rõ ràng, vô tình, vì thế cần một người vừa đơn giản vừa vô tình chiến đấu đến cuối cùng”.
Ông nói, “phương pháp chiến thắng trong chiến tranh chính là đánh bại địch”; “Biện pháp không cho địch tấn công mình chính là đi tấn công địch, liên tục tấn công địch”.
Quy tắc trong thương mại của Donald Trump là: Làm việc ngắn gọn, nhanh chóng, làm việc một cách trực tiếp. Trong đợt tổng tuyển cử năm ngoái, Donald Trump có một câu nói rất nổi tiếng được coi như một trích dẫn: “Chúng ta nên hủy bỏ cuộc bầu cử lần này, và trực tiếp giao chức vụ tổng thống cho tôi”.
Trong tiết mục trò chơi truyền hình thực tế (The Apprentice), cuối mỗi tập ông Donald Trump đều loại bỏ một người chơi có biểu hiện không tốt, và nói “bạn đã bị sa thải” (You’ re fired! ). Đây cũng là một câu nói nổi tiếng của ông.
tướng George S. Patton, tổng thống mỹ, luân hồi, Donald Trump, Bài chọn lọc,
Tướng Patton. (Ảnh: Internet)
tướng George S. Patton, tổng thống mỹ, luân hồi, Donald Trump, Bài chọn lọc, Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: Internet)
Không giữ mồm giữ miệng
Cả hai người đều thẳng thắn, không giữ mồm miệng, lớn tiếng nã pháo, đến mức toàn thế giới phải “nghẹn họng”. Donald Trump nhiều lần có những phát ngôn gây sốc, phải đón nhận rất nhiều phản đối từ dư luận, nhưng ông vẫn không chút lung lay, vẫn tiếp túc phong cách cũ. Trong đợt bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, những thông tin tiêu cực về ông Donald Trump đã được truyền đi khắp nơi với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên cũng có người ủng hộ tán thưởng cách “ăn ngay nói thật” của ông”, cho đó là có gan khiêu chiến “chính trị đúng đắn”.
Có người trích dẫn lại những lời nói “điên cuồng” của ông, dưới đây là một vài ví dụ:
“Người Mexico mang thuốc phiện vào đất nước chúng ta, tạo thành phạm tội, họ là những tội phạm hung bạo”.
“Tôi sẽ xây một bức tường, hãy tin tôi, không ai có thể xây giỏi hơn tôi, tôi sẽ dựng nên một bức tường siêu cấp, siêu cấp, siêu cấp, ngoài ra tôi còn bắt Mexico phải trả tiền! Hãy nhớ lời tôi nói!”.
“Chúng ta không thể cho phép Trung Quốc tiếp tục ức hiếp đất nước chúng ta, như cách họ đang làm!”
Quay lại với George Smith Patton, vị tướng quân không bao giờ giữ mồm giữ miệng, và chính điều này đã cản con đường quan chức của ông.
Sau khi Thế chiến II kết thúc, George Smith được bổ nhiệm làm người đứng đầu quân đội chính phủ Bavaria (một bang của nước Đức), đảm nhận nhiệm vụ tiêu diệt đảng Nazi (đảng phát xít do Hitler cầm đầu). Tuy nhiên, ông lại thu nhận rất nhiều người Đức thuộc đảng Nazi làm cấp dưới của mình. George Smith Patton thống hận chủ nghĩa cộng sản, thống hận Liên Xô, nhưng lại rất thân thiện với đảng Nazi của Đức.
Lúc đó Liên Xô và nước Mỹ còn là đồng minh. Ông nói: “Chết tiệt, bọn người Liên Xô khốn kiếp này! Ta sớm muộn gì thì cũng đánh bọn này. Nếu chúng ta trang bị vũ trang lại cho người Đức, và bảo họ cùng chúng ta đánh Liên Xô, chúng ta có thể đánh thắng dễ như trở bàn tay. Bọn họ (người Đức) cũng hận đám tạp chủng này đến thấu xương”.
Những ngôn luận chính trị “không xác thực” kiểu như thế này đã được các nhà báo âm thầm thổi phồng lên, George Smith Patton đã bị cách chức vì sự phẫn nộ của dư luận.
tướng George S. Patton, tổng thống mỹ, luân hồi, Donald Trump, Bài chọn lọc, Ảnh tư liệu về tướng Patton. (Nguồn: Internet)
Thuyết giảng cổ động nhân tâm
Việc không giữ mồm giữ miệng của George Smith Patton còn biểu hiện ở mức độ “xuất khẩu thành tục”.
Năm 1944, trước khi đổ bộ Normandy, George Smith Patton đã có một lần thuyết giảng trước quân đoàn 3 mà mình chỉ huy, và bài thuyết giảng này được lưu truyền rộng rãi nhờ bộ phim nhựa “Đại tướng Patton” đoạt giải Oscar năm 1970, vì phần thuyết giảng này được chọn làm phần mở màn của phim. Nhưng bên trong đó lại có đầy những lời lẽ thô tục, một số chuyên gia quân sự cho rằng đây là sự không chuyên nghiệp, nhưng cấp dưới của George Smith Patton lại phản ứng rất tích cực. Thậm chí còn được ca ngợi là bài thuyết giảng động viên vĩ đại nhất từ trước đến nay, ít nhất là trong việc nâng cao sĩ khí, và đây không phải là văn học. Dưới đây là một số đoạn trích:
“Có thể sẽ có một số lời phàn nàn rằng chúng ta quản người của mình quá chặt, tôi mới chửi ‘chết tiệt’, không quan tâm họ phàn nàn cái gì. Tôi luôn tin rằng một ly mồ hôi có thể cứu vãn được một thùng máu”.
“Có một điều tuyệt vời mà các bạn có thể nói sau khi chiến tranh chấm dứt và các bạn trở về nhà. Các bạn sẽ cảm ơn rằng 20 năm sau, khi ngồi bên lò sưởi với đứa cháu nội trên đùi, và nó hỏi bạn đã làm gì trong Thế chiến II vĩ đại, bạn sẽ không phải tằng hắng, đẩy đứa cháu qua đùi kia và nói, ‘À, ông nội xúc phân ở Louisiana’. Không, thưa các ông, các ông sẽ nhìn thẳng vào đôi mắt của đứa cháu và nói: ‘Con ơi, ông nội của con đã hành quân với Quân đoàn 3 vĩ đại và với cả tên chó đẻ tên là Georgie Smith Patton!’”.
George Smith Patton từng viết cho người nhà của mình giải thích tại sao khi ông thuyết giảng lại nói những  lời thô tục: “Khi tôi muốn cấp dưới của minh ghi nhớ, khi thực sự ghi nhớ vững chắc một số chuyện quan trọng,  thì tôi sẽ nói tục gấp đôi với với họ. Có thể đối với một đám phụ nữ lớn tuổi tu tập ngồi uống trà chiều thì không thể nào êm tai được, nhưng lại có thể khiến binh sĩ của tôi ghi nhớ. Bạn không thể hoàn toàn không nói tục khi bạn dẫn đầu một quân đoàn, hơn nữa còn phải ‘xuất khẩu thành tục’, miệng lưỡi lưu loát. Quân đội mà không nói tục thì không thể đánh trận, và ngay cả đến giấy đã ngấm nước tiểu rồi cũng sẽ không xé rách được”.
Bộ phim “Đại tướng Patton” đoạt giải Oscar năm 1970, mở đầu là một phần bài diễn thuyết của tướng Patton. (Nguồn: Youtube)
Vì Chúa mà dấn thân
George Smith Patton vô cùng tin vào số mệnh, công khai ký ức luân hồi chuyển thế của mình.
Năm 1942, George Smith Patton và đại tá Bradly đến thăm dò chiến trường ở Tunisia, khi đó ông đột nhiên yêu cầu lái xe quẹo phải, lập tức đống đổ nát kiểu La Mã cổ đột nhiên xuất hiện trước mắt, họ liền xuống xe, George Smith Patton ngồi xổm xuống sau đó làu bàu nói:
“Chiến trường ở chỗ này. Carthaginians bị 3 quân đoàn La Mã tấn công, Carthaginians dũng cảm đã chống đỡ không nổi, không thể giữ được được tòa thành này. Toàn bộ bọn họ bị tàn sát hết, thi thể nằm dưới ánh nắng mặt trời chói chang, 2.000 năm trước, tôi đã ở đây”.
George Smith Patton quay trở lại cười: “Các bạn có tin lời tôi nói không?”. Tướng quân Bradly và lái xe không thể hiểu được chuyện gì đã xảy ra.
Năm 1944, George Smith Patton viết một bài thơ, miêu tả rằng ông đã vào bao nhiêu vai diễn trong mấy trăm ngàn năm luân hồi, ông từng là chiến sĩ của rất nhiều nước khác nhau. Trong bài thơ ông có viết:
“Cho dù không biết trong đời đời kiếp kiếp,
Mục đích chiến đấu hăng hái của tôi là gì,
Nhưng tôi biết ý chỉ của Chúa cao hơn sự phân tranh của con người,
Tôi là tuân theo nguyện ý của Chúa mà chiến đấu”.
“Lời cầu nguyện của George Smith Patton” rất nổi tiếng, được ghi chép lại trong sách lịch sử của nước Mỹ. Trong Khi quân đoàn 3 đang ráo riết hành quân đến Bastogne để yểm trợ cho Sư đoàn dù số 101 đang bị quân Đức bao vây. Lúc đó, Bastogne bị sương mù và tuyết rơi bao phủ, khiến cho không quân và hỏa lực hoàn toàn bị tê liệt.
Trước tình thế này George Smith Patton đã cầu nguyện:
“Đấng toàn năng thương xót, chúng con khiêm tốn khẩn cầu ngài hạn chế thời tiết tồi tệ này, ban thưởng cho chúng con thời tiết đẹp nhất cho chiến đấu. Mong ngài khai ân lắng nghe lời kêu gọi của những người quân nhân chúng con, dùng thần lực của ngài giúp đỡ chúng con dành được thắng lợi, đánh tan quân địch tàn ác, dành lại chính nghĩa cho thế giới”.
Trước đêm hành quân gấp, ngoài trời tuyết vẫn phủ dày. Lão tướng máu mặt gan lì phong vân một cõi lại khiêm tốn quỳ gối xuống đường, một mình hướng về thượng đế cầu nguyện:
“Chúa trời, hai tuần qua, chúng con đã phải ở trong địa ngục. Mưa to, bão tuyết. Cứ như thế con bắt đầu hoài nghi ý chỉ của ngài rốt cuộc sẽ là gì. Hay là Ngài đang ở một nơi nào đó?
“Ngài là biết được tình cảnh của chúng con là đang vô cùng tuyệt vọng. Con đã lệnh cho cấp dưới của con tất cả đều tiến hành theo kế hoạch, nhưng điều cần bổ sung chính là Sư đoàn dù số 101 bị tấn công rất thê thảm, mà bão tuyết cứ tiếp tục như thế này thì chúng con sẽ không thể yểm trợ không trung được”.
“Chúa Trời! Từ xưa đến này con không phải là người không có đạo lý, con cũng không hướng về Ngài mà cầu xin vô cớ. Con thậm chí cũng  không yêu cầu Ngài triển hiện thần tích, con chỉ cầu xin được 4 ngày trời nắng”.
Và ngày hôm sau kỳ tích đã xảy ra, trời quang đãng, tuyết đã ngừng rơi, và thời tiết đẹp kéo dài 6 ngày liên tiếp. Do đó, quân đoàn 3 tiến về phía Bắc một cách thuận lợi, giải cứu được Sư đoàn dù 101. “Lời cầu nguyện của George Smith Patton” trở thành thần tích được lưu truyền khắp nơi trên thế giới.
tướng George S. Patton, tổng thống mỹ, luân hồi, Donald Trump, Bài chọn lọc,
“Lời cầu nguyện của George Smith Patton” được ghi lại trong lịch sử nước Mỹ. (Nguồn: Internet)
So sánh với George Smith Patton, thì mặc dù Donald Trump không có ký ức về luân hồi chuyển thế, nhưng ông cùng là một tín đồ của Thiên Chúa. Ông luôn giữ gìn giá trị truyền thống, không hút thuốc không uống rượu, ngày nào cũng làm việc trên 12 tiếng đồng hồ.
Có tin đồn Donald Trump là trưởng lão giáo hội tín đồ Cơ đốc giáo. Donald Trump từng tuyên bố thanh minh rằng: “Việc là một tín đồ Cơ đốc giáo là một niềm vinh dự, sau khi trở thành tổng thống, tôi sẽ không để cho Cơ đốc giáo tiếp tục bị đả kích và suy yếu”.
Donald Trump còn đưa một câu châm ngôn của mẹ mình trên trang bìa cuốn sách “Làm giàu như thế nào” đã được xuất bản. Câu nói này như sau: “Tin tưởng Thiên Chúa, trung thực với mình” (Trust in God and be true to yourself).
Hiện tại Donald Trump đã bước chân vào nhà Trắng, là tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Liệu ông có phải là tướng George Smith Patton chuyển sinh, và có thể trở thành người hùng vĩ đại của nước Mỹ? Chúng ta hãy đón xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
(Lê Hiếu/nguồn epochtimes.com)
Theo tinhhoa.net

Tiên đoán rợn người 500 năm trước về Donald Trump

Tỷ phú Donald Trump đã giành được đề cử của Đảng Cộng hòa, và có thể trở thành Tổng thống Mỹ nếu thắng cử trong cuộc đua tháng 11 tới.
Rất nhiều chuyên gia từng nói rằng điều này sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Tuy nhiên, cách đây 500 năm, có một người dường như đã dự đoán về sự vươn lên của ông Trump.
Tiên đoán rợn người 500 năm trước về Donald Trump
Tỷ phú Donald Trump 
Theo tờ Buzzfeed, cư dân mạng đang truyền nhau những lời tiên đoán của nhà tiên tri người Pháp nổi tiếng thế giới Nostradamus. Và những dự báo này dường như đang vận vào Trump.
Tờ Buzzfeed cho biết, giả thuyết phổ biến nhất hiện nay cho rằng Trump sẽ "mở ra ngày tàn cho thế giới".
Tiên đoán rợn người 500 năm trước về Donald Trump
Nhà tiên tri Nostradamus nổi tiếng của Pháp
Nhiều người viện dẫn một bài thơ sấm của Nostradamus, với nhiều ‘điềm gở’ liên quan tới từ khóa ‘Trumpet’, gần giống với tên nhà tỷ phú Mỹ. Khi tra từ ‘Trumpet’ trong từ điển, từ này có nghĩa cổ xưa tương đương với từ ‘Trump’.
Một số người cho rằng, những câu thơ có từ ‘Trumpet’ này có sự liên tưởng rất kỳ lạ tới ông Donald Trump. Chẳng hạn như hai câu đầu nhắc tới một người đưa ra những tuyên bố sai trái và làm nhiều việc khó hiểu.
Tiên đoán rợn người 500 năm trước về Donald Trump
Bài thơ của Nostradamus được cho là vận vào tỷ phú Trump
Tiếp đó, bài thơ viết ‘Trumpet’ gây nên sự chia rẽ trầm trọng, và phá vỡ một hiệp ước quan trọng. Thực tế, tỷ phú Trump đã hứa sẽ xé bỏ hiệp ước NAFTA, hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TTP, và Thỏa thuận Biến đổi khí hậu Paris.
Nhiều người tin rằng, trong bài thơ sấm này, Nostradamus đã ám chỉ Trump sẽ thắng cử Tổng thống, nhưng sau đó sẽ bị buộc tội. Ngoài ra, có vẻ như Nostradamus có nhắc tới việc Trump sẽ trục xuất ‘kẻ thù’ của mình. Sự thực, Trump từng hứa sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư.
Tuy nhiên, đây chỉ là những cách kiến giải của cư dân mạng về những lời tiên tri của Nostradamus và khó có thể làm ảnh hưởng tới kết quả bầu cử trong 3 tháng tới. 
Lê Thu 

Chuyện Luân Hồi Của Đại Tướng Mỹ Geogre S. Patton

Một vị tướng kể về cuộc chiến đã diễn ra khi ông còn chưa sinh. Một phụ nữ tá hỏa khi thấy con trai mình nói về những kỷ niệm giữa mình và người yêu cũ đã qua đời. Một cô bé nằng nặc đòi đi tìm chồng kiếp trước… Đó là những câu chuyện kỳ lạ trên thế giới liên quan đến cụm từ “kiếp luân hồi”.
Gần đây, chủ đề Donald Trump giống tướng George Smith Patton đã tạo ra một làn sóng tranh luận sôi nổi ở trên mạng Internet. Thậm chí có người nói Tổng thống Donald Trump chính là tướng George Smith Patton tái sinh. Tướng Patton đã bị tai nạn qua đời vào năm 1945, thì năm 1946 ông Donald Trump được sinh ra đời. Có thể đây chỉ là sự liên tưởng “cho vui” mà thôi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời của vị tướng này
Vị đại tướng và hồi ức 1.800 năm
Đại tướng George Smith Patton (sinh 11-11-1885 và mất 21-12-1945) là một trong những viên tướng vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ, một nhà chiến lược kỳ tài lừng danh thế giới. Một bộ phim đã được làm năm 1970 để vinh danh ông. Tính ông nghiêm khắc và luôn chủ trương “kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội”. Người hùng ấy, lạ lùng thay, rất tin vào sự luân hồi. Ông thường bảo: “Cuộc đời và cuộc sống là một vòng tuần hoàn chuyển tiếp. Ðời tôi cũng nằm trong một vòng tuần hoàn chuyển tiếp nào đó”.

Patton, một vị tướng tài tin vào kiếp  luân hồi.    Ảnh: TL
Một sĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Kỳ kể lại câu chuyện về tướng Patton như sau: Hôm đó, tướng Patton đến thăm một địa danh lịch sử tại Ý. Ðó là vùng đất nằm cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến ác liệt giữa những đoàn quân dũng mãnh của đế chế Carthage và đế chế La Mã, đã để lại trên chiến trường hàng nghìn tử thi, mặc dù hai bên đều do những chiến lược gia và danh tướng chỉ huy. Hình ảnh bi tráng ấy đã đi vào quá khứ, cách thời của tướng Patton đến hơn 1.800 năm, nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lĩnh và một số nhà sử học đến thăm vùng đất này và luận bàn về những chiến thuật, chiến lược của trận đánh ấy thì điều kỳ dị đã xảy ra.
Trong khi tướng Patton nghe một viên Đại tá trình bày những địa điểm đóng quân của hai phe Carthage và La Mã, ông nhiều lần tỏ ý không hài lòng. Tướng Patton cắt ngang lời viên Đại tá và nói:
Xin lỗi Đại tá, mặc dù Ðại tá là chuyên gia nghiên cứu các trận chiến trong cuộc chiến tranh La Mã, nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ binh của tướng Hasdrubul trong trận này không phải đóng tại địa điểm đầu kia mà Ðại tá đã trình bày. Tôi quả quyết điều này vì một lẽ rất dễ hiểu là vào lúc ấy, chính tôi đã có mặt tại đó…”.
Khi mọi người đang rất ngạc niên thì tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếc can cầm ở tay lên chỉ về một địa điểm trước mặt và nói thật chậm rãi, rõ ràng:
Ðó là địa điểm mà đoàn kỵ binh của Hasdrubul đã đóng quân và tôi nhắc lại, lúc ấy tôi đã ở đó. Nó đây, chiến trường là đây. Những người Carthage đã phòng thủ TP trước cuộc tấn công của 3 quân đoàn La Mã. Người Carthage kiêu hùng và can đảm, nhưng họ đã không trụ vững được. Họ đã bị tàn sát. Những người đàn bà Ả Rập đã lột quân phục, kiếm và những ngọn giáo của họ. Những người lính đã nằm trần trụi dưới mặt trời gần 2.000 năm trước đây”.
Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi, tướng Patto thường nói đến những địa danh và chiến trường cổ xưa mà ông đã từng có mặt, tuy những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn lại trong các pho sử liệu của các thư viện. Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại những cảm nghĩ lạ lùng của mình về kiếp trước.
Tướng Patton viết: “Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp. Tôi tin, thật ra là tôi biết, rằng tôi đã có ít nhất một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và hiện nay tôi lại đầu thai lần nữa vào đời binh nghiệp”.
Về sau, nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng nổi tiếng Aldons Huxley đã trình bày trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ lùng xảy ra trong lần đi thăm chiến trường La Mã cổ xưa ấy, trong một hội nghị quốc tế có chủ đề “Ứng dụng của Khoa tâm lý học” tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961. Aldons Huxley phát biểu: “Không riêng gì tướng Patton mà ngay cả chúng ta, đôi lúc ở những thời điểm nào đó trong đời bỗng ta có những cảm giác, những suy nghĩ, cái nhìn kỳ lạ mà ý thức của chúng ta như bỗng nhiên hé mở, có khi ta bắt gặp một hình ảnh, một sinh hoạt, một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà hình như ta có lần đã thấy, đã nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dù trong cuộc đời chưa bao giờ gặp. Ðó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong một cuộc đời hay nói khác đi là trong một kiếp mà là trước đó nữa. Cảm nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi những cảm nhận của các giác quan thông thường của con người chúng ta, mà thuộc về quá khứ xa xăm, hay có thể gọi là tiền kiếp”.
Minh Đạo: báo điện tử Pháp Luật & Xã Hội

Người Tlingit ở bang Alaska Hoa Kỳ và những trường hợp tái sinh

(thienphatgiao.org) Người Tlingit – một bộ tộc ở bang Alaska – cũng thường xuyên đưa ra những lời tiên đoán về sự tái sinh. Trong số 46 trường hợp xảy ra và được nghiên cứu ở đó, có 10 trường hợp trong đó tiền thân kiếp trước đưa ra dự báo về kiếp sau của mình. Trong số này có tám trường hợp người tiền thân nói ra tên của những người họ muốn là bố mẹ của mình ở kiếp sau.
Chẳng hạn như có một người đàn ông tên là Victor Vincent đã nói với cháu gái mình rằng ông sẽ đầu thai lại làm con trai của cô. Ông chỉ cho cô xem hai vết sẹo di chứng của các ca phẫu thuật nhỏ và tiên đoán rằng ông sẽ mang theo các vết sẹo này tới tận kiếp sau của mình.
18 tháng sau khi ông chết, người cháu gái hạ sinh một cậu bé có các vết bớt ở cùng những chỗ đó, trong đó có một vết bớt gồm các vòng tròn nhỏ nằm kế bên một đường thẳng chính, trông rất giống một vết sẹo khâu để lại sau một ca phẫu thuật. Sau đó cậu bé nói mình chính là người chú đã mất và dường như cậu nhận ra được một số người quen của Victor.
Trong một số trường hợp khác, ta lại thấy cùng một tục lệ được thực hiện trước khi đứa trẻ ra đời. Ở một số nước Châu Á, một người thân trong gia đình hoặc một người bạn có thể đánh dấu vào cơ thể của một người đang hấp hối hoặc đã chết với hi vọng rằng khi người đó được đầu thai trở lại, đứa bé sẽ có vết bớt giống với vết được đánh dấu. Tục lệ này được gọi là vết bớt tạo trước.
Hiện tượng báo mộng cũng có thể xảy ra trước khi đứa trẻ chào đời. Trong những trường hợp như thế, một người thân trong gia đình, thường là mẹ của đứa trẻ, gặp một giấc mơ trước hoặc trong lúc mang thai, trong đó có bản thể kiếp trước hoặc thông báo rằng mình sắp trở thành con của họ, hoặc hỏi họ xem mình có thể trở thành con họ được không. Những giấc mơ như vậy thường xảy ra trong những trường hợp cùng một gia đình, trong đó bản thể kiếp trước chính là một người đã mất trong gia đình của đứa trẻ hoặc ít nhất cũng quen biết với người mẹ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Tất cả các trường hợp từ mọi nền văng hóa khác nhau đều có hiện tượng báo mộng, tỉ lệ là 22% trong 1100 trường hợp đầu tiên trong dữ liệu của chúng tôi. Hầu hết các gia đình ở Myanmar cho biết những giấc mơ như thế xảy ra trước khi người mẹ mang thai, trong khi đó ở các bộ lạc thuộc vùng Tây Bắc Bắc Mỹ, chúng lại thường xảy ra vào đúng giây phút cuối của kỳ thai nghén.
Đôi điều về thành phố lâu đời nhất Alaska
Ngày nay, Sitka là thành phố lâu đời nhất ở Alaska do người Nga xây dựng vẫn còn tồn tại. Tại đây, người Tlingit sống nhờ nghề đánh bắt cá hồi, săn bắt gấu lấy da và khai thác gỗ của khu rừng Tongass. Tại Sitka có công viên National Totem Heritage Park lưu trữ những cột Totem của nền văn hóa Tlingit. Nhóm thổ dân Tlingit có một đời sống văn hóa khá cao và họ làm những cột Totem có khắc những hình thù tượng trưng cho những câu chuyện thần thoại hoặc lịch sử của mỗi bộ tộc.
totemCột Totem càng cao càng nói lên bề dày lịch sử của một dòng họ trong bộ tộc

Câu chuyện luân hồi kì lạ của Corliss Chotkin – Hoa Kỳ

Chuyện đầu thai, chuyển kiếp, luân hồi là một trong những đề tài được rất nhiều nhà khoa học quan tâm những năm gần đây. Cùng tìm hiểu câu chuyện luân hồi kì lạ Corliss Chotkin được tiến sĩ Ian Steverson ghi lại.
Câu chuyện bắt đầu từ lời tiên đoán của một ngư dân tên là Victor Vincent sống tại bang Alaska, Hoa Kỳ. Một ngày, ông lão Victor Vincent nói với cô cháu gái của mình là Irene Chotkin rằng, sau khi qua đời, ông sẽ được đầu thai trở thành con trai của cô. Để chứng thực lời nói ấy, ông chỉ cho Irene hai vết sẹo từ các cuộc phẫu thuật mà ông từng trải qua.
Một vết sẹo nằm trên sống mũi, và vết còn lại là ở phần lưng trên của ông. Đây sẽ là dấu hiệu giúp Irene nhận ra người ông quá cố của mình trong kiếp sống sắp tới.
ian stevenson 2
Câu chuyện luân hồi của Victor Vincent (tức Corliss Chotkin) là một ví dụ về luân hôi được nhắc đến trong cuốn sách của Tiến sĩ Ian Stevenson (Ảnh: Amazon)
Ông Victor Vincent qua đời vào mùa xuân năm 1946. Khoảng 18 tháng sau, vào ngày 15/12/1947, Irene sinh hạ một bé trai và đặt tên là Corliss Chotkin. Ngay khi vừa chào đời, cậu bé Corliss đã mang hai vết bớt giống hệt như các vết sẹo mà ông Victor từng có.
Gần hai thập kỷ sau đó, vào năm 1962, khi nhà nghiên cứu Ian Stevenson đến gặp Corliss, ông vẫn có thể nhìn thấy các vết bớt rõ ràng, mặc dù vị trí của chúng đã dịch chuyển so với hồi Corliss mới chào đời.
Ấn tượng nhất là vết bớt ở lưng của Corliss – đó là một phần da dài khoảng 3 cm và rộng 5 ml, có màu sậm hơn và hơi lồi lên so với vùng da xung quanh, trông giống như vết khâu sau một cuộc phẫu thuật nào đó.
ian stevenson 1Tiến sĩ Ian Stevenson, một chuyên gia nghiên cứu về luân hồi
Bà Irene kể rằng, khi Corliss được 13 tháng tuổi, bà đã dạy con trai phát âm tên của mình. Cậu bé không nghe lời mà chỉ giận dỗi nói rằng: “Mẹ không biết con là ai sao? Con là Kahkody đây mà!” – Kahkody là tên gọi của ông Victor khi còn sống.
Bà bèn kể lại chuyện này với một người cô của mình, đến lúc đó người cô mới cho biết bà từng nằm mơ thấy ông Victor Vincent đến sống chung với gia đình của Irene Chotkin – mặc dù trước đó, Irene chưa từng tiết lộ về lời tiên đoán của ông Victor.
Khi Corliss được hai hoặc ba tuổi, cậu bé bỗng nhiên nhận ra những người mà ông Victor từng quen biết, trong đó có cả người vợ góa của ông. Cậu bé còn có thể kể lại hai sự kiện trong cuộc đời Victor mà lẽ ra cậu không thể biết được.
Thêm vào đó, Corliss còn có nhiều điểm chung với cụ ông Victor quá cố, ví dụ như cách chải tóc rất đặc trưng mà không ai có được, rồi tật nói lắp, thói quen dùng tay trái, hay sở thích đối với tàu thuyền và thiên hướng đặc biệt về tôn giáo.
Corliss cũng có niềm đam mê với máy móc và năng khiếu sửa chữa nhiều thiết bị. Không cần ai chỉ dẫn, cậu bé đã có thể tự vận hành tàu thuyền trên sông nước. Chắc chắn đó không phải là những khả năng mà Corliss thừa hưởng từ cha mình, bởi ông không mấy hứng thú và cũng không am hiểu về lĩnh vực cơ khí.
Lên 9 tuổi, những ký ức của Corliss về tiền kiếp cũng dần phai nhạt. Và cho đến năm 1962, khi đã 15 tuổi, cậu không còn nhớ gì về câu chuyện ngày xưa nữa. Nhà nghiên cứu Ian Stevenson đến thăm gia đình Chotkin ba lần vào đầu những năm 1960 và lần thứ tư vào 1972.
Trong những lần gặp cuối cùng này, Corliss hoàn toàn thay đổi: cậu không còn nói lắp như hồi nhỏ, ngoại trừ mỗi lần xúc động hay vui sướng. Cậu cũng không còn để tâm đến tôn giáo hay tín ngưỡng, mặc dù niềm đam mê với máy móc thì vẫn còn như trước.
Câu chuyện của Corliss là một ví dụ tiêu biểu trong công trình nghiên cứu về luân hồi của Tiến sĩ Ian Stevenson, một nhà tâm thần học người Canada. Những ghi chép trên đây được trích từ chương 4 trong cuốn sách “Children Who Remember Previous Lives” (tạm dịch: Những đứa trẻ nhớ lại tiền kiếp) xuất bản năm 1987 của ông.
Trường hợp của Corliss cũng được đàm luận đến trên Wikipedia và trong nhiều cuốn sách của các tác giả khác nhau, trở thành một ví dụ ủng hộ cho giả thuyết về luân hồi.
Theo: Khoahocthuvi.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét