Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 34/b
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quí. -Nhưng xét trên bình
diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn
nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con
người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn
vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! -Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì: trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc! -Chân lý là đây: Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau! -Như
vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham
và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai. -Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bên trong cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2 | PHẦN 2
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Cuộc chiến giữa phe Đồng minh, dẫn đầu là Anh,
Liên Xô, Mỹ và phe Trục phát xít gồm các thế lực chính Đức, Italy và
Nhật Bản là cuộc chiến rộng và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại.
Tháng 1/1933, Adolf Hitler, lãnh đạo của đảng Đức Quốc xã, trở thành thủ tướng Đức và ngay lập tức bắt đầu củng cố quyền lực, bỏ tù các đối thủ chính trị. Đức bỏ ra nhiều tiền để nghiên cứu vũ khí nguy hiểm và xây dựng nền công nghiệp quân sự mạnh mẽ. Ảnh: National WWII Museum
Chiến tranh Trung - Nhật tháng 7/1937 nổ ra khi quân Thiên hoàng xâm
lược Trung Quốc. Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Á thế kỷ 20. Ảnh: National WWII Museum
Ngày 1/9/1939, Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp tuyên chiến với
Đức. Phần đông ý kiến cho rằng đây là thời điểm Thế chiến II chính thức
bắt đầu. Ngày 17/9, Liên Xô tiến vào Ba Lan. Đến ngày 6/10, Ba Lan bị
Đức, Liên Xô và các đồng minh của các nước này chiếm giữ hoàn toàn. Năm
1940, Đức kiểm soát Đan Mạch, và tấn công Pháp, khiến nước này phải đầu
hàng và bị Đức chiếm đóng phần lớn lãnh thổ. Trong ảnh, máy bay tiêm kích Bf 110 của không quân Đức vượt biên giới Ba Lan trong Thế chiến II. Ảnh: History of World War
Khi Đức xâm chiếm lãnh thổ mới ở Đông Âu, nước này thành lập các
đơn vị bán quân sự đặc biệt gọi là Einsatzgruppen, sát hại người Do Thái
và người chống đối, thường trong vụ nổ súng hàng loạt. Người Do Thái và
những nạn nhân ở Đức và các quốc gia nằm dưới quyền kiểm soát của nước
này bị bắt và đưa đến các trại tập trung, lao động, và hành quyết. Cuộc
thảm sát được tiến hành mà không có ngoại lệ nào dành cho trẻ em hoặc
trẻ sơ sinh. Tại trại tập trung Auschwitz, Đức còn tiến hành thí nghiệm y
khoa trên cơ thể người sống, như nhốt tù nhân vào phòng áp suất, dùng
họ thử các loại dược phẩm khác nhau, bắt họ chịu rét cóng đến chết, cũng
như tiến hành một số tổn thương chết người khác trên tù nhân. Tội ác
tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái của Đức được gọi tên là
Holocaust hay Shoah. Trong ảnh, người Do Thái tại Hungary bị quân Đức
tống vào phòng hơi ngạt tại trại tập trung Auschwitz năm 1944. Ảnh: Yad Vashem
Với sự thúc đẩy của Tổng thống Mỹ Roosevelt, quốc hội nước này tháng
3/1941 thông qua đạo luật Lend-Lease, cung cấp cho Anh, Pháp Tự do (lực
lượng chống Đức Quốc xã tại Pháp) Trung Quốc, Liên Xô và các quốc gia
đồng minh khác thực phẩm, dầu, và thiết bị quân sự. Ảnh: National WWII Museum
Tháng 10/1940, Italy tấn công Hy Lạp nhưng thất bại. Tháng 4/1941, Đức
tấn công hai nước Nam Tư và Hy Lạp và chiếm đóng khu vực này.
Trên chiến trường Bắc Phi, Italy tháng 8/1940 tấn công các thuộc địa của
Anh nhưng đều thất bại. Đức tăng viện cho Italy và tham gia chiến đấu
với Anh ở ven bờ biển Cyrenaica năm 1941-1942. Anh sau đó giành chiến
thắng, mang về cho phe Đồng minh thêm quân nhu và vật chất. Tháng
11/1942, Mỹ thực hiện Chiến dịch Bó Đuốc, đổ bộ vào Maroc, bao vây lực
lượng phe Trục. Đến tháng 5/1943, phe Trục tại Bắc Phi đã bị đánh bại
hoàn toàn. Trong ảnh là quân Anh tại Bắc Phi năm 1942. Ảnh: Imperial War Museums
Tháng 6/1941, chiến tranh Xô - Đức bắt đầu khi Đức bất ngờ cắt đứt thỏa
thuận không xâm lược với Liên Xô và tiến hành chiến dịch Barbarossa, kế
hoạch tấn công khổng lồ với 3.300.000 quân Đức và 60 vạn quân các nước
chư hầu để chiếm đóng Moscow trước cuối năm. Đây là cuộc tấn công ác
liệt nhất trong Thế chiến II. Khi mùa đông đến, Hồng quân Liên Xô phản
công và đánh bật Đức ngay tại ngoại ô Moscow. Trong ảnh, quân Đức tiến
vào Liên Xô năm 1941. Ảnh: National WWII Museum
Đức tái tấn công Liên Xô năm 1942, tiến đến sát dãy núi Kavkaz, nhưng
cũng bị Liên Xô phản công vào mùa đông, làm quân Đức tổn thất nặng nề.
Trong ảnh là Hồng quân Liên Xô trong trận Stalingrad, diễn ra tại thành
phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở tây nam Nga từ tháng 7/1942 -
2/1943. Đây được coi là chiến thắng quyết định của Liên Xô, bước ngoặt
quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong Thế chiến II.
Ngày 7/12/1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ (trong ảnh),
Philippines và một số thuộc địa của các cường quốc châu Âu tại Đông Á và
Tây Thái Bình Dương. Mỹ, Anh, các thuộc địa của Anh, Hà Lan và một loạt
các quốc gia Mỹ Latinh tuyên chiến với Nhật. Về phía phe Trục, ngày
11/12/1941, Đức Quốc xã và Italy cũng tuyên chiến với Mỹ, lấy cớ là Mỹ
đã phá vỡ "sự trung lập". Ảnh: National WWII museum
Ngày 6/6/1944 hay còn gọi là D-day, lực lượng Đồng minh phương Tây đổ bộ vào bờ biển Normandie, một vùng của Pháp bị Đức chiếm đóng. Chiến dịch bắt đầu bằng việc ném bom hàng loạt từ các căn cứ không quân bên kia eo biển nước Anh cùng với sự yểm trợ của khoảng 6000 khu
trục hạm. Quân Đức cuối cùng bị đánh bại nhưng lực lượng Đồng minh cũng
bị thiệt hại nặng nề. Trong ảnh, quân Mỹ tiến vào bờ biển Normandie năm 1944. Ảnh: ensacarmexico
Cuối năm 1944, các Đồng minh phương Tây tiến vào biên giới Đức từ phía
tây trong khi Liên Xô tấn công từ phía đông khiến Berlin thất thủ. Ngày
30/4/1945, Adolf Hitler được cho là đã tự sát trong hầm ngầm Fuhrer tại
Berlin bằng súng lục sau khi uống một viên thuốc độc để khỏi bị rơi vào
tay Hồng quân Liên Xô. Eva Braun, cô vợ mới cưới của trùm phát xít, cũng
chết cùng ông ta. Ảnh: AP
Ngày 16/4-9/5/1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan lực lượng vũ trang bảo vệ thành phố Berlin, chiếm thủ đô Đức. Trong ảnh, người lính Hồng quân Meliton Kantaria cắm cờ Liên Xô trên tòa nhà Quốc hội Đức sau khi nơi này được tiếp quản. Ảnh: Yevgeny Khaldei
Thống chế William Keitel đại diện cho phía Đức ký kết văn kiện đầu hàng
không điều kiện. Ngày 9/5/1945 đánh dấu chiến thắng của các nước Đồng
minh chống phát xít tại chiến trường châu Âu. Ảnh: archive.gov
Ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và
Nagasaki. Quân đội Liên Xô tấn công Đạo quân Quan Đông của Nhật đang
đóng ở Mãn Châu ngày 9/8. Nhật Bản ngày 15/8 đầu hàng, đánh dấu chiến
thắng của quân Đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương, chính thức kết
thúc thế chiến II. Trong hình là đám mây hình nấm do quả bom ném xuống
Nagasaki tạo thành. Ảnh: archive.org
Cuộc chiến gây ra tổn thất lớn về nhân mạng cho cả hai phe. Số người
thiệt mạng tại các nước Đồng minh là trên 61 triệu người, còn phe Trục
là 12 triệu người. Video trên ghi lại quang cảnh hoang tàn của Berlin
vào tháng 7/1945, hai tháng sau Đức Quốc xã đầu hàng. Video: ChronoHistory
Sau khi Thế chiến kết thúc, Mỹ và Liên Xô trỗi dậy trở siêu cường quốc
thế giới. Khối Đồng Minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hòa
bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới, dẫn đến sự ra đời
của Liên Hợp Quốc tháng 6/1945.
Cuộc đụng độ không chiến Mỹ-Xô trong Chiến tranh thế giới thứ 2
Tháng 11/1944 đã xảy ra một cuộc đụng độ quân sự lớn giữa Mỹ-Xô
trên khu vực lãnh thổ Nam Tư cũ (Serbia ngày nay) khiến cho hai bên chịu
tổn thất lớn.
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ và Liên Xô ở trên cùng
một chiến tuyến trong cuộc chiến chống lại Đức quốc xã. Tuy nhiên, ít
ai biết rằng 2 siêu cường này đã từng đứng trước nguy cơ xảy ra chiến
tranh tổng lực vào năm 1944 khi cả hai bên bị hút vào một cuộc đụng độ
quân sự lớn ở Nam Tư.
Cuộc đụng độ này hầu như không được nhắc đến, mãi đến khi cuốn hồi ký
“Từ độ cao thấp” của anh hùng phi công Nikolai Shmelev được công bố vào
năm 1966 người ta mới biết đến cuộc chạm trán quân sự này.
Sau khi Liên Xô giúp Nam Tư giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức
quốc xã, một thỏa thuận được kí kết giữa 2 nước cho phép Quân đoàn không
quân số 17 của Hồng quân Liên Xô được sử dụng bất kỳ sân bay nào ở Nam
Tư trong đó có sân bay tại thành phố Nis. Đổi lại, Liên Xô sẽ giúp Nam
Tư huấn luyện phi công sử dụng máy bay Yak-3 và IL-2. Bản đồ nơi xảy ra cuộc không chiến
Ngày 7/11/1944, đội cảnh giới của Quân đoàn tự vệ số 6 Hồng quân Liên
Xô đóng ở phía Bắc thành phố Nis, Nam Tư đã phát hiện một nhóm máy bay
lạ đang tiến vào thành phố. Tuy nhiên, Không quân Liên Xô đã chậm trễ
trong việc cho máy bay cất cánh để tìm hiểu phi đội máy bay lạ này.
Tổng cộng có khoảng 30 máy bay đã bất ngờ ném bom vào bộ chỉ huy quân
đoàn đóng tại đây. Đợt tấn công bất ngờ này đã làm 31 binh sĩ và một sĩ
quan Hồng quân thiệt mạng cùng 37 người khác bị thương.
Một lúc sau đó phi đội 9 máy bay chiến đấu Yak-3 mới được lệnh cất
cánh, nhóm máy bay lạ đã nổ súng tấn công. Một chiếc Yak-3 đã bị trúng
đạn và rơi xuống. Chiếc B-25 ném bom xuống quân Liên Xô
Bị bất ngờ trước cuộc tấn công nhưng điều càng bất ngờ hơn là các phi
công Liên Xô nhận ra những chiếc máy bay sơn màu đen vốn có của Đức
quốc xã lại mang ngôi sao màu trắng của Không quân Mỹ. Thậm chí một số
phi công còn nhìn thấy rõ biểu tượng thường thấy của chiếc máy bay chiến
đấu P-38 Lighting.
Phi đội Yak-3 đang có mặt trên không trung đã được lệnh nghênh chiến.
Một cuộc chạm trán ác liệt đã diễn ra trên không, 7 máy bay của Mỹ
trong đó có 5 máy bay P-38 và 2 máy bay B-25 đã bị bắn hạ, 14 phi công
thiệt mạng. Phía Liên Xô cũng mất 3 máy bay trong cuộc không chiến này. Máy bay Yak-3 của Liên Xô
Nữa giờ sau đó, một nhóm máy bay khác của Không quân Mỹ đã tấn công
một đoàn xe quân sự của Hồng quân đang đi qua khu vực thành phố Nis giết
chết 12 binh lính và sĩ quan.
Sau sự cố này đã xảy ra một vu bê bối ngoại giao lớn giữa Mỹ-Xô. Phía
Mỹ đã chủ động xin lỗi về cuộc tấn công này và thừa nhận đó là một sai
lầm, họ đã không đưa ra lý do tại sao lại có cuộc tấn công nhầm lẫn này.
Nhưng Mỹ cũng phàn nàn rằng Liên Xô đã bắn hạ các máy bay của họ và làm 14 phi công thiệt mạng. Một chiếc P-38
Tuy nhiên, cuộc đụng độ quân sự này đã nhanh chóng chìm vào quên lãng
khi 2 nước tập trung một nguồn lực cho cuộc chiến tiêu diệt Đức quốc xã
vào năm 1945.
Trong cuộc đụng độ chớp nhoáng này, phía Liên Xô chịu nhiều thiệt hại
về nhân mạng trên mặt đất nhưng lại dành được chiến thắng trong cuộc
không chiến. Những chiếc Yak-3 đã chứng minh sự nhanh nhẹn của mình so
với những chiếc P-38 của Mỹ.
(theo Kiến thức)
Ác liệt mặt trận Đức - Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2
Những bức hình ghi lại từ chiến trường ác liệt nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai-mặt
trận Đức-Liên Xô. Ảnh: Hàng trăm máy bay I-16 của Liên Xô bị phá hủy
ngay ngày đầu tiên khi Đức mở ra cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên Xô.
Nguồn ảnh: Knowled.
Quân
Đức với chiến thuật đánh nhanh tiến nhanh đã chọc thủng mọi hàng phòng
tuyến của Liên Xô trong ngày đầu tiên này. Nguồn ảnh: Knowled.
Người
dân ở Moscow, Nga nghe về tin đất nước đang bị tấn công vào sáng ngày
22/6/1941, chỉ vài tiếng sau khi Đức bất ngờ tràn qua biên giới. Trong
thời gian đầu của cuộc chiến, phía Liên Xô thậm chí còn định cắt lãnh
thổ để hòa hoãn với Đức, người Liên Xô lúc đấy không nghĩ tới một cuộc
chiến tổng lực với Đức, họ chỉ nghĩ đây là một cuộc "xung đột biên
giới". Nguồn ảnh: Knowled.
Liên
Xô duyệt binh cuối năm 1941, lúc này, cuộc chiến tranh tổng lực đã hiện
hữu, Liên Xô sẵn sàng dốc toàn lực vào cuộc chiến "tất tay" với Đức.
Nguồn ảnh: Knowled.
Một người lính dính đạn khi đang xung phong ngay trước ống kính máy ghi hình. Nguồn ảnh: Knowled.
Một người lính Đức cũng chung số phận tương tự nhưng ở khoảng cách gần hơn với người chụp ảnh. Nguồn ảnh: Knowled.
Khẩu
phần ăn của những người dân ở Leningrad khi thành phố này bị Đức quốc
xã bao vây. Mặc dù mỗi người chỉ có 150 gram bánh mỳ mỗi ngày nhưng đây
cũng không hoàn toàn là bánh mỳ mà là bánh mỳ trộn mùn cưa. Tới nay,
công thức làm bánh mỳ mùn cưa được Liên Xô sử dụng trong chiến tranh thế
giới thứ hai vẫn là tuyệt mật. Nguồn ảnh: Knowled.
Quân đội Liên Xô chiến đấu bảo vệ Leningrad. Nguồn ảnh: Knowled.
Cuộc
bao vây thành phố Leningrad của Đức diễn ra từ 8/9/1941 tới ngày
27/1/1944. Trong thời gian đó, đã có 3,5 triệu lính Liên Xô và 642.000
dân thường thương vong. Thiệt hại về nhân mạng của Liên Xô bên trong
Leningrad còn lớn hơn thiệt hại về nhân mạng của Mỹ trong toàn bộ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Knowled.
Những
chuyến xe chở hàng tiếp tế xuyên sông băng vào mùa đông tới Leningrad.
Mọi tài xế lái xe qua đây đều để mở sẵn cửa xe, đề phòng băng bị vỡ, xe
chìm xuống sông thì họ sẽ kịp nhảy ra ngoài thoát thân. Nguồn ảnh:
Knowled.
Đoàn
tàu chở những người dân Liên Xô trong vùng bị Đức chiếm đóng tới trại
tập trung, nơi họ sẽ phải lao động khổ sai. Nguồn ảnh: Knowled.
Hình
ảnh người Chính ủy Liên Xô hô xung phong giữa lúc binh lính của anh ta
còn đang nằm bò rạp dưới đất tránh súng máy. Người chính ủy này đã hy
sinh sau đó và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Nguồn ảnh:
Knowled.
Những người lính Đức chết rét vì mùa đông khắc nghiệt ở Liên Xô năm 1943. Nguồn ảnh: Knowled.
Tù binh Đức sau khi đầu hàng Liên Xô, ảnh chụp năm 1943. Nguồn ảnh: Knowled.
Một
chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô bị nổ bay tháp pháo, bên cạnh nó là một
chiếc xe tăng bị lật ngược, có lẽ là một chiếc xe tăng Đức. Nguồn ảnh:
Knowled.
Bản
giao hưởng của Stalin, những dàn hỏa tiễn pháo phản lực Kachiusha. Dù
có độ chính xác không cao, tuy nhiên Kachiusha lại có sức công phá rất
khủng khiếp theo kiểu "lấy số lượng bù chất lượng". Nguồn ảnh: Knowled.
Một
chiếc máy bay của Liên Xô được phong tặng danh hiệu anh hùng, trên thân
máy bay, mỗi một ngôi sao tương đương cho một lần hạ được máy bay địch,
chiếc máy bay này đã gần như kín chỗ gắn sao. Nguồn ảnh: Knowled.
Liên
Xô chiến thắng trở về, mang theo những lá cờ chiến lợi phẩm vốn là cờ
hiệu của các lực lượng quân đội Phát xít Đức bị Liên Xô đập tan trong
đại chiến thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Knowled.
Binh sĩ Mỹ đổ bộ xuống bãi biển Omaha, ngày 6 tháng 6, 1944.
Thế chiến II kết thúc cách đây đúng 70 năm. Từ đó đến nay, tôi vẫn
đinh ninh rằng các trận chiến lớn nhất, quyết liệt nhất, có ý nghĩa
quyết định trong cuộc chiến tranh này là các trận trước thủ đô Moscow
cuối năm 1941, trận vây hãm Leningrad và Stalingrad sau đó, cho đến
tháng 2/1943 trận Hồng quân Liên Xô phản công trên bờ sông Volga, tiêu
diệt và bức hàng cả Quân đoàn của Tướng Đức Paulus, tạo nên chuyển biến
quyết định của cuộc chiến tranh.
Thật ra trong Thế chiến II có nhiều trận đánh khác to lớn, quyết
liệt, gay gắt, có ý nghĩa quyết định hơn nhiều. Thật đáng tiếc là trong
Học viện quân sự cao cấp ở Hà Nội, các sỹ quan học viên không được
nghiên cứu tường tận những trận đánh lớn nhất, quyết liệt và có ý nghĩa
quyết định ấy. Chiến dịch Overlord
Tôi đã nhiều lần đến vùng Normandie, tham quan tận nơi diễn ra cuộc
đổ bộ lịch sử của quân Đồng minh Hoa Kỳ - Anh - Canada - Pháp trong
Chiến dịch Overlord vào tháng 6/1944, khởi đầu vào ngày 6/6, được gọi
là "Ngày Dài Nhất". Đây là cuộc đổ bộ vĩ đại, ly kỳ, quyết liệt nhất
trong lịch sử chiến tranh, cuộc đọ sức toàn diện về mưu cao, nghi binh,
đánh lạc hướng, về điều binh khiển tướng, về đọ sức của 2 nền kinh tế -
tài chính, về công nghiệp chiến tranh, về hải lục không quân, về sức
đột phá của xe tăng, quân nhảy dù, thủy quân lục chiến, về bám trụ, mở
rộng vững chắc đầu cầu, lập hàng loạt cảng nổi ngoài khơi, gây cho quân
địch hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ đây làm bàn đạp quyết định để
giải phóng Tây Âu, rồi phối hợp với Liên Xô đánh thẳng vào sào huyệt
Berlin của Hitler.
Cuộc đổ bộ bao gồm hơn 120.000 quân, nòng cốt là quân Mỹ, rồi quân
Anh và Canada, cùng một ít quân Pháp. Tất cả được tập kết trên đất Anh.
Chỉ riêng ngày đầu tiên 6/6, phía Đồng minh đã chịu thương vong 10.660
binh sỹ chết và bị thương, trong đó Hoa Kỳ có 6.603 người, Anh có 3.000
và Canada 1.000. Phía Đức bị tổn thất 6.500, vì ở lợi thế phòng ngự có
chuẩn bị từ rất lâu, với bãi mìn dày đặc, hệ thống pháo san sát, ổ chiến
đấu được bố trí nhiều tầng nhiều lớp.
Chiến dịch Overlord kéo dài hơn hai tháng. Hitler từng kiêu ngạo
thách Đồng minh đổ bộ lên bờ Đại Tây Dương mà y cho là "tường thành kiên
cố bất khả xâm phạm", sẽ tự dẫn vào chỗ chết. Sau hai tháng bám trụ,
giữ vững, không ngừng mở rộng đầu cầu tiếp nhận quân tăng viện, quân
Đồng minh còn đổ bộ lớn lên vùng Nam nước Ý và Nam nước Pháp, ở Sicile
và Provence, từ đó cùng tiến sâu vào sào huyệt phát xít Đức và Ý, tiến
tới kết thúc chiến tranh bằng toàn thắng trong tháng 5/1945 ở châu Âu.
Nhân đây cần nhắc đến vai trò tiên phong cốt cán có ý nghĩa quyết
định nhất của Hoa Kỳ trong việc chi viện và giải phóng châu Âu và châu
Á.
Mới đầu khi chiến tranh xảy ra, Hoa Kỳ chủ trương đứng ngoài cuộc xung
đột vì kinh tế rất khó khăn, vừa trải qua cuộc khủng hoảng lớn 1933 -
1938. Nhưng sau cuộc ném bom của phát xít Nhật vào Trân Châu Cảng ngày
7/12/1941, Hoa Kỳ tham chiến, đứng đầu phe Đồng Minh, chuyển mạnh nền
kinh tế sang kinh tế chiến tranh, hết lòng chi viện châu Âu, đề ra "Kế
hoạch Chiến Thắng" (Victory Program}, động viên quân sự 12 triệu quân,
huấn luyện cấp tốc, tăng cường hạm đội, sản xuất mạnh máy bay, xe tăng,
tàu chiến đủ loại, còn bán chịu, cho thuê, cho mượn nhiều vũ khí quân
cụ.
Sự hy sinh của quân đội Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, Pháp ... đã dẫn đến
toàn thắng, với các nhà lãnh đạo kiên cường như Roosevelt, Truman, các
tướng lĩnh mưu lược tuyệt vời như Dwight Eisenhower, Douglas MacArthur,
George Patton, Omar Bradley...
Cần nói rõ sự hy sinh đóng góp sinh mạng tài nguyên của Hoa Kỳ là vô
giá. Sau chiến tranh Hoa Kỳ lại giúp Tây Âu và châu Á xây dựng lại, vượt
qua tàn phá khủng khiếp của chiến tranh. Không có công sức của Hoa Kỳ,
Thế chiến II không thể kết thúc toàn thắng Trục phát xít Đức - Ý - Nhật
như cách đây tròn 70 năm. Trận thư hùng quyết liệt nhất trong vùng hẻm Ardennes cuối năm 1944
Lính Hoa Kỳ thuộc sư đoàn 75 tại trận tuyến khu Ardennes.
Đây được coi là trận sống mái có ý nghĩa quyết định nhất trong cuộc
Thế Chiến II, giữa lực lượng chủ lực của phát xít Đức đã dày dạn chiến
tranh, rất tự tin, với lực lượng quân Đồng minh Hoa Kỳ - Anh - Canada -
Pháp ...vừa đổ bộ lên vùng Normandie từ ngày 6/6/1944.
Chiến dịch này khởi đầu sáng 16/12/1944, diễn ra suốt 40 ngày đêm,
kết thúc vào ngày 25/1/1945, mở đầu cho cuộc đại bại của Trục phát xít
Đức - Ý - Nhật.
Địa bàn của trận chiến này ở vùng biên giới nam nước Pháp, Bỉ, Hà
Lan, Luxembourg và Đức, hẹp chỉ chừng 60 km, kéo dài 200 km xuống phía
Nam, dọc sông Rhin và sông Meuse.
Lực lượng đối kháng nhau như sau: phía Đức có 300.000 quân, 2.500
chiến xa, 1.000 khẩu đại bác; quân Đồng minh có 83.000 quân, 424 chiến
xa và 392 khẩu đại bác.
Hitler chủ quan cho rằng đã chọn đúng chỗ để giăng bẫy đưa chủ lực
quân Đồng minh vào gọng kìm thép cho không quân Đức tiêu diệt. Hitler
huênh hoang tuyên bố “bước ngoặt chiến tranh đã tới”, sau trận chiến này
ông ta sẽ rảnh tay tập trung quân tiêu diệt Hồng quân Liên Xô để trọn
chiếm châu Âu, khi quân Nhật đã làm chủ Đại Đông Á.
Hitler cho rằng quân Đồng minh chưa quen trận mạc, lạ phong thổ giữa
mùa đông khắc nghiệt. Tên lửa V1 và V2 của Đức sẽ tận diệt chủ lực của
quân Đồng minh. Hitler cố tình chọn địa bàn hẹp này vì năm 1940 ông ta
đã cho quân chiếm Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và vào chiếm Pháp theo hành
lang này. Hitler chủ quan cho rằng quân Đức chỉ cần diễn tập lại chiến
dịch xưa là thành công dễ dàng.
Ban đầu Hitler chỉ định Tướng Von Rundstedt chỉ huy toàn chiến dịch,
khi sa lầy rồi ông ta thay chỉ huy là Tướng Walter Model, rồi sau cùng
Hitler đích thân ra trận.
Đây là vùng đất hẹp, gồm rừng rậm, đồi núi hiểm trở, núi đá sông ngòi
xen kẽ, di động khó khăn cho xe tăng và đại pháo. Do đó ưu thế của số
quân đông, xe tăng và đại bác nhiều chịu thua sự quả cảm, gan dạ và mưu
trí của từng đơn vị nhỏ kết hợp chặt chẽ, có chỉ huy các cấp đầy mưu
lược. Nhiều địa bàn, cao điểm giành đi giật lai 2, 3 lần, quân Đức luôn
bị thiệt hai gấp đôi quân Đồng minh. Cuối cùng quân Đồng minh chiếm ưu
thế rồi đạt thế áp đảo. Trải qua 40 ngày đêm chiến đấu liên tục, quân Mỹ
bị chết hơn 16 nghìn, bị thương 47 nghìn, quân Anh bị thương vong
1.600; quân Đức bị chết 17 nghìn, bị thương nhiều gấp 3. Quân đồng minh
chiếm toàn bộ ba nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, các thành phố Metz,
Reims, Aix-la-Chapelle trên đất Pháp và bắt đầu tiến sâu vào đất Đức, uy
hiếp các thành phố Bonn và Frankfurt trên sông Main.
Sau trận ác chiến này, không còn trận nào lớn nữa. Hitler phát điên lên
vì ông ta đã vét sạch t mọi công dân Đức từ 16 đến 60 tuổi nhập ngũ cho
những trận quyết chiến cuối. Chinh điều đó dẫn đến thảm bại.
Sau khi quân Đồng minh tham chiến, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, Hồng
quân Liên Xô ở phía đông phấn chấn hẳn lên, cùng phối hợp mở cuộc tiến
công vào sào huyệt Berlin để kết thúc cuộc chiến tranh vào tháng
8/1945, đúng 70 năm trước.
Năm nay nhân 70 năm toàn thắng bọn phát xít, thật thú vị cho nhóm
chúng tôi có dịp đi thăm địa bàn núi đồi rừng rậm của chiến trường này
với những bảo tàng, nghĩa trang, phim ảnh, sách báo tái tạo nhiều cảnh
chiến đấu ác liệt nhất dẫn đến toàn thắng thuộc về phe Đồng minh.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được
đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay
lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét