Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU! 40

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chỉ đợi lệnh là họ xô đất xuống để chiếm đất
 
Đinh Tiến Đạt: (Chuyện lạ) Đất có chủ quyền mà bị người khác ký nhận bán đất

Đất đai - chuyện không bao giờ cũ

'Câu chuyện Đà Nẵng' đang nóng ran, dẫu mùa hè mới chớm. Hàng loạt cán bộ cao cấp, từng đứng đầu thành phố, vốn là 'chủ thể' của quản lý đã trở thành 'khách thể' của tố tụng. 'Câu chuyện Đà Nẵng' một lần nữa cho thấy, đất đai và quản lý nó ở Việt Nam nói mãi không bao giờ cũ.
Thưa vâng, đất đai tài nguyên đặc biệt, tư liệu sản xuất đặc biệt đã và đang trở thành “miếng mồi” béo bở của tham nhũng, lĩnh vực hoạt động sôi động của các “nhóm lợi ích” - thực chất là các tổ chức “tiền mafia”.
Cái gốc của vấn đề đất đai là chưa thể giải quyết được mối quan hệ lợi ích của người dân trong thuật ngữ “sở hữu toàn dân”. Hay nói cách khác, đất đai đang bị một bộ phận cán bộ lạm dụng trong khái niệm “sở hữu toàn dân” - đó là lợi ích nhóm. Nhiều vấn đề bức xúc từ đất đai, đất đai trở thành vấn đề xã hội - khiếu kiện kéo dài, tù tội, oan ức; không gian sống, văn hóa sống của người dân bản địa bị thu hẹp, đẩy lùi nếu ở đâu có “nhóm lợi ích” hoạt động.
Hiện nay, khi giải quyết các vấn đề đất đai, các địa phương vẫn nặng giải quyết nhiệm vụ của nhà đầu tư để thực hiện dự án lớn. Hầu như chưa quan tâm tới giải quyết quyền lợi cho người dân. Theo nhiều chuyên gia phân tích chính sách công của Liên Hợp quốc, khi nghiên cứu về phòng chống tham nhũng trong đất đai cho thấy hiện tượng tham nhũng trong đấu thầu dự án, xin cấp đất thực hiện dự án là vô cùng lớn. Nhà đầu tư sẵn sàng “chung chi” với lãnh đạo có thẩm quyền.
Thu hồi đất, vấn đề gây bức xúc nhất cho dân là không thỏa đáng trong bồi thường diện tích đất bị thu hồi. Báo Pháp luật Việt Nam vừa đăng loạt bài 10 kỳ phản ánh hệ lụy dự án “xóa trắng” xã Long Hưng, TP Biên Hòa, TP Đồng Nai lập “Khu đô thị sinh thái kinh tế mới Long Hưng” cho thấy nỗi đau của những người bị “thu hồi đất” thực chất là bị “cướp trắng” đau đớn đến như thế nào?.
Một quyết định hành chính về đất đai “đẻ” ra tiền có thể “đẻ” ra rất, rất nhiều tiền bên cạnh nỗi đau (ví dụ chuyển mục đích sử dụng đất). Đó là nguồn cơn của rủi ro tham nhũng. Một quyết định hành chính chỉ là tạo thuận lợi cho thực hiện pháp lý. Ngược lại, quyết định hành chính “đẻ” ra tiền sẽ tạo ra cơ chế không có lợi cho quản lý.
Trong khi luật pháp đang tạo ra những “lỗ hổng” lớn, chúng ta lại thiếu cơ chế giải trình và giám sát từ cộng đồng. Người dân không thể giám sát các dự án phát triển kinh tế - đô thị. Thứ hai, thiếu minh bạch về thông tin. Theo luật, lẽ ra người dân có thể dễ dàng tiếp cận chính sách quy hoạch tại địa phương nhưng thực tế rất khó - mở cửa cho vấn nạn “đi đêm” giữa nhà đầu tư với một bộ phận cán bộ.
Rõ ràng, luật pháp và chính sách đất đai, quản lý, sử dụng và giám sát về sử dụng đất đai đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn. “Đích của quản lý đất đai phải là tạo điều kiện cho người dân sử dụng đất đai hiệu quả nhất”, chứ không phải lợi nhuận chui vào túi các nhà đầu tư.
Ngô Đức Hành

Doanh nghiệp tự ý 'cưỡng chế' đất của dân là sai luật

Các luật sư cho rằng hành động tự ý san ủi, "cưỡng chế" đất của công ty Long Sơn thay chính quyền địa phương là trái pháp luật.
Theo luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn Luật sư TP.HCM), các tranh chấp đất đai tại hai xã Đắk Ngo và Quảng Trực (huyện Tuy Đức, Đắk Nông) thời gian qua hết sức phức tạp, dù vậy việc thu hồi đất cũng phải làm theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
Ông Hưng cho rằng việc doanh nghiệp tự phát tổ chức lực lượng đi san ủi, “cưỡng chế” đất đang tranh chấp là hành động hoàn toàn sai pháp luật. Bởi, trước đó ông Ngô Xuân Lộc (Chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông) cho biết Công ty Long Sơn đã tự phát san ủi vườn điều đang tranh chấp với người dân mà chưa thông báo với chính quyền địa phương.
Theo luật sư Hưng khi nhà nước giao đất cho doanh nghiệp, bao gồm cả phần đất bị người dân xâm canh thì nguyên tắc vẫn phải xem xét hỗ trợ, bồi thường tài sản trên đất.
Doanh nghiep tu y 'cuong che' dat cua dan la sai luat hinh anh 1
Hiện trường vụ xả súng khiến ba người chết tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Đắk Nông. Ảnh: Phước Tuần. 
Ông phân tích, theo quy định khoản 3, điều 70 Luật đất đai năm 2013, “chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế”. Đồng thời việc cưỡng chế để thực hiện quyết định thu hồi đất phải căn cứ theo quy định tại Điều 71 Luật đất đai 2013.
Người dân cũng có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định cưỡng chế do chính quyền địa phương ban hành và tòa sẽ phân xử. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp không được tự ý tổ chức lực lượng với gậy gộc, dao rựa đi “cưỡng chế”, làm thay việc chính quyền.
Đồng quan điểm, luật sư Tạ Quang Tòng, Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk cho biết trong trường hợp này Công ty TNHH Thương mại Long Sơn không có thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất. Nên việc công ty đứng ra tổ chức, đưa dụng cụ đến cưỡng chế là vi phạm pháp luật.
Về mặt hậu quả, việc cần quan tâm chính là sự chống trả của người dân dẫn đến thương vong. Người dân vi phạm pháp luật là điều đã thấy rõ. Tuy nhiên, cần phải biết được nguyên nhân là bắt nguồn từ đâu.
Theo ông Tòng, ở đây có thể thấy trách nhiệm của chính quyền địa phương cho thuê đất nhưng không tiến hành thực địa và giao nhận trên địa bàn mà chỉ giao nhận trên giấy. Từ đó không ghi nhận được có bao nhiêu vùng đất người dân đang canh tác, đất hoang hóa.
"Cơ quan chức năng không lên được phương án đền bù giải tỏa thỏa đáng cho người dân nên quyền lợi của họ bị đe dọa dẫn đến phản ứng. Việc phản ứng của người dân là sai nhưng trong việc này có trách nhiệm của chính quyền địa phương", luật sư Tòng nói.
Trao đổi với Zing.vn, ông Ngô Xuân Lộc, Chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông, thông tin hiện cơ quan chức năng chưa thể khẳng định chính xác khu vườn xảy ra tranh chấp thuộc quyền quản lý của Công ty Long Sơn hay không. Vì khi giao đất cho công ty, tỉnh chỉ xác định tọa độ trên bản đồ còn mốc ở thực địa thì chưa cắm.
Tuy nhiên, trước đây để giữ trật tự, tránh xung đột giữa người dân và công ty, UBND tỉnh Đắk Nông đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp đang có hoạt động tranh chấp đất với người dân giữ nguyên hiện trạng.
Sáng 23/10, ba người cầm súng dạng hoa cải và thể thao xông đến bắn nhóm công nhân đang san ủi vườn điều tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Trong số các nạn nhân nằm la liệt tại hiện trường, 3 người không qua khỏi, 16 người bị thương.

Vụ xả súng ở Đắk Nông: Công ty Long Sơn tự phát san ủi vườn

Chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông Ngô Xuân Lộc khẳng định: Công ty TNHH Thương mại Long Sơn đã tự phát san ủi vườn điều của người dân, chưa thông qua chính quyền địa phương.

Truy nã nghi can xả súng ở Đắk Nông làm 3 người chết

Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án xả súng khiến 3 người chết, 16 bị thương ở Đắk Nông. Công an cũng ra quyết định truy nã một nghi can.
Phước Tuần - Tây Nguyên

Lộ diện thêm trùm đầu sỏ đã cướp trắng hàng ngàn ha đất của dân Thủ Thiêm

-
Tổng Cty XNK xây dựng (Vinaconex) là một TCty khá nổi tiếng trong ngành xây dựng. Vốn xuất thân là một công ty Nhà nước, Vinaconex từng được ưu ái giao cho 568ha đất vàng ở Hà Nội và Hà Tây cũ bằng hình thức BT. Thế rồi trong quá trình cổ phần hóa Vinaconex đã tự ý xâu xé miếng đất công có giá trị gần 60.000 tỷ đồng đem bán cho các doanh nghiệp xây đô thị. Ít ai biết, Vinaconex còn vươn vòi bạch tuộc đến cả Thủ Thiêm để ăn đất của dân thông qua công ty con có tên là Thảo Điền. Đáng nói, dù cho những sai phạm này đã được Thanh tra điểm mặt chỉ tên, đến nay Vinaconex vẫn trơ sờ sờ mà chả ai đụng tới.
Vinaconex vốn là một công ty Nhà nước được cổ phần hóa để trở thành công ty cổ phần theo quyết định số 56/2005/QĐ-TTg và 1613 của Bộ Xây Dựng vào năm 2006. Tháng 12/2003, Vinaconex được UBND Hà Nội và Hà Tây giao tổng cộng 568 ha đất nông nghiệp ở Hà Nội và Hà Tây cũ để đối lấy cơ sở hạ tầng nhằm mở rộng dự án đường Láng- Hòa Lạc (nay là đại lộ Thăng Long).
Vinaconex được xác định là một trong những thủ phạm đẩy dân Thủ Thiêm vào cảnh màn trời chiếu đất
Trong Dự án đường Láng – Hòa Lạc, Vinaconex đã lộ hàng loạt hành vi tham nhũng nghiêm trọng. Tổng mức đầu tư của dự án theo Quyết định phê duyệt của Bộ Giao thông vận tải ngày 11-7-2003 là 3.733 tỷ đồng. Đến ngày 11-10-2007, Bộ Giao thông vận tải có Quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 7.527 tỷ 251 triệu đồng, tức chỉ trong 4 năm dự án đã đội vốn 100% so với vốn ban đầu.
Dù đã đội vốn gấp đôi, nhưng trong quá trình thi công đường Láng – Hòa Lạc, chủ đầu tư Vinaconex còn tung ra nhiều chiêu để bớt xén vật tư thiết bị nhằm hạ giá thành công trình. Cụ thể, theo quyết định năm 2003 của Bộ GTVT, chiều rộng của nền đường tối thiểu phải là 140m, tuy nhiên đến lúc khánh thành chiều rộng con đường chỉ còn 134m, thiếu 6m so với thiết kế đã được duyệt. Nếu tính trung bình đường Láng – Hòa Lạc có chiều rộng nền đường 140m với tổng mức đầu tư là 7.527 tỷ đồng, chỉ riêng việc thu hẹp chiều rộng nền đường 6m, nhà đầu tư Vinaconex đã chiếm của Nhà nước 300 tỷ đồng.
Ngoài việc chiếm 300 tỷ đồng do rút bớt chiều rộng mặt đường, Kết luận thanh tra cũng đã chỉ ra nhiều khoản nhỏ hơn từ 1 tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng mà chủ đầu tư Vinaconex đã kiếm được dễ dàng trong quá trình thi công do gian lận về giá cả, khối lượng.
Bấp chấp sự gian lận của Vinaconex, Báo Công an nhân dân ngày 28-5-2009, tác giả Khánh Chi viết: “Chính phủ vừa bổ sung gần 4.000 tỷ đồng để đẩy nhanh tiến độ đường Láng – Hòa Lạc”. Một số tiền khổng lồ như vậy, một việc hệ trọng như vậy chẳng lẽ Báo Công an nhân dân lại đưa tin sai chăng? Nếu không sai thì việc Chính phủ cấp thêm cho VINACONEX gần 4.000 tỷ đồng liệu có đúng không? 568ha đất mà Nhà nước giao cho Vinaconex chưa đủ để thực hiện dự án hay sao mà phải chi thêm 4.000 tỷ cho Vinaconex?
Dự án đường Láng – Hòa Lạc, nay là Đại lộ Thăng Long không chỉ đội vốn mà còn bị Vinaconex ăn chặn hàng trăm tỷ đồng từ thủ đoạn cắt xén vật tư
Năm 2010, trên các phương tiện thông tin đại chúng, VINACONEX quảng cáo rầm rộ bán đất nền biệt thự khu đô thị mới Bắc An Khánh với giá 2.200 USD/1m2 và nghe đâu họ đã bán hết. Thử làm một phép tính đơn giản, để xem với 264,2 ha đất ở khu đô thị mới Bắc An Khánh để tạo vốn thực hiện dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng – Hòa Lạc VINACONEX lời lỗ bao nhiêu? Ở khu đô thị mới Bắc An Khánh nhà đầu tư chỉ cần sử dụng 50% quỹ đất (132,1 ha) để làm đất nền biệt thự bán cho khách hàng với giá 2.200 USD/1m2, lấy tỷ giá trung bình USD/VNĐ là 1USD = 20.000 đồng Việt Nam thì tổng số tiền họ thu được (từ bán 132 ha đất không dưới 57.080 tỷ đồng. Một con số khủng khiếp!
Chưa dừng lại ở Hà Nội, Tổng công ty xây dựng Vinaconex còn vươn vòi bạch tuột đến cả Thủ Thiêm (TPHCM) thông qua dự án xây dựng nhà cao tầng kết hợp với thương mại dịch vụ ở khu Thảo Điền Quận 2. Dưới sự trợ giúp của Nguyễn Văn Đua (nguyên Phó Chủ tịch TP.HCM) tại đây, bằng các văn bản phù phép đất công sản thành tài sản mua bán đổi chác cá nhân như việc thành lập công ty con Thảo Điền (cũng trực thuộc Vinaconex), các thế lực đằng sau đã giúp Vinaconex bán thành công 80.000m2 đất dự án được Nhà nước cấp cho công ty Chí Thành, Vinaconex bỏ túi 750 tỷ đồng.
Căn hộ Vinaconex Thảo Điền Khu đô thị Thảo Điền
Cty cổ phần đầu tư Thảo Điền, công ty con của Vinaconex thực chất chỉ được thành lập sau gần 2 năm khi Công ty “mẹ” Vinaconex được UBND TPHCM có quyết định giao 8 ha đất tại Thảo Điền cho Vinaconex làm chủ đầu tư. Việc ra đời cái gọi là Cty cổ phần đầu tư Thảo Điền và việc chuyển giao dự án cho Công ty này chỉ là một trò bịp bợm. Vì Vinaconex và Chí Thành đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư đúng vào khu đất mà trước đó gần 2 năm Vinaconex được cấp. Thực chất Cty cổ phần đầu tư Thảo Điền chỉ là đứa con do chính Cty cổ phần đầu tư – thương mại Chí Thành cùng Vinaconex đẻ ra, do Cty đầu tư – thương mại Chí Thành nắm quyền chi phối vì họ nắm tới 69% vốn điều lệ. Sau những trò lươn lẹo ma giáo kể trên, Vinaconex đã có những văn bản pháp lý của các cơ quan chức năng để thực hiện việc “bán trao tay” dự án khu nhà ở cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ với diện tích 80.000m2 tại phường Thảo Điền, quận 2, TPHCM cho Cty Chính Thành với giá 47 triệu USD (khoảng 750 tỷ đồng Việt Nam).
Sai phạm của Vinaconex không dừng lại ở đó. Năm 2004, Vinaconex được giao thực hiện dự án đường ống nước sạch sông Đà. Kết quả từ đó đến nay, hơn 20 lần đường ống nước bị vỡ ảnh hưởng đến 177.000 hộ dân. Nguyên nhân do đâu, chính là do ông Phí Thái Bình chủ tịch Tổng công ty xây dựng VN lúc bấy giờ ra quyết định thay đổi lựa chọn dùng ống gang dẻo bằng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh, một công nghệ được Vinaconex mua lại từ Trung Quốc (thay vì chọn công nghệ Nga). Và để sản xuất ống composite cốt sợi thủy tinh cho dự án, ông Bình đã cho Vinaconex góp vốn thành lập CTCP Ống sợi thủy tinh Vinaconex (Viglafico), và tự quyết định chọn nhà cung cấp dây chuyền thiết bị là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Dụ Hòa (Trung Quốc).
Vụ 18 lần vỡ ống nước sông Đà, ông Phí Thái Bình là kẻ có “tội trạng” nặng nhất
Điều đáng nói là, trong khi dư luận cứ ngỡ việc 18 lần vỡ đường ống dẫn nước sông Đà khiến cho 177.000 hộ dân mất nước sinh hoạt suốt 386 giờ chỉ tiêu tốn 16,5 tỷ đồng tiền khắc phục sự cố, nhưng thực tế hậu quả của vụ án này còn nghiệm trọng hơn rất nhiều so với những gì Vinaconex bị truy tố: Vì liên tục vỡ đường ống, Nhà nước đã buộc phải bỏ ra số tiền ngân sách lên tới 5.000 tỷ đồng nhằm xây thêm dường ống dẫn nước số 2 để đảm bảo nước sinh hoạt cho dân.
Tuy nhiên, không biết nhờ quan hệ gì, không những ông Phí Thái Bình không bị khỏi tố mà còn leo tới chức phó chủ tịch UBND TPHN sau đó. Bên cạnh đó, vài con tốt thí mạng bị truy tố thì chỉ hưởng án tù treo hoặc giam giữ 1, 2 năm là các thuộc cấp nhỏ hơn của y. Nói về đường ống nước sông Đà, đến năm 2018 vẫn vỡ mà chưa được giải quyết triệt để.
Sai phạm ở Thủ Thiêm gây oan khuất ngút trời ảnh hưởng tới hàng ngàn hộ dân được báo chí chú ý nhắc đến. Vậy mà ngay trong lòng Thủ Đô, những sai phạm đất đai và những trò ảo thuật biến xương máu nhân dân thành nồi cháo danh lợi khổng lồ hòng mua quan bán tước tiến thân không được điều tra làm rõ.
Thật đau xót khi công thổ quốc gia bị phung phí vô tội vạ như vậy. Thật đau xót cho những người dân bị mất ruộng vườn để làm giàu cho một nhóm người nào đó. Liệu công bằng ở đâu trong cuộc đốt lò chống tham nhũng lại có vùng cấm, thưa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Dư luận mong rằng những nhà chức trách có quyền ra những quyết định dùng quỹ đất để tạo vốn xây dựng công trình hãy ngàn lần thận trọng để bảo vệ, gìn giữ quyền lợi của nhân dân, của đất nước. Và nên chăng, Nhà nước cần có cơ chế mới thích hợp hơn trong chủ trương đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, để làm sao lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, của nhà đầu tư được hài hòa, không như lâu nay chủ trương này mới chỉ làm giàu cho các nhà đầu tư biết chạy dự án.
Nguồn: CafeF / Báo Cựu Chiến binh VN / Công luận 

Chính quyền Côn Đảo cướp đất của dân cấp cho cán bộ

Khu “đất vàng” do người dân sử dụng bị chính quyền huyện Côn Đảo lấy, cấp cho cán bộ. (Hình: Người Lao Động)
BÀ RỊA-VŨNG TÀU, Việt Nam (NV) – Ủy ban huyện Côn Đảo quyết định “giao đất” cho hầu hết là cán bộ, viên chức, từ “đất thu hồi” của những nhà dân đang sinh sống mà không bồi thường cho dân, gây bất bình trong dư luận.
Theo báo Thanh Niên, ngày 2 Tháng Hai, Thanh Tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho hay, cơ quan này vừa có kết luận sai phạm đất đai tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Theo đó, từ năm 2003 đến 2007, ủy ban huyện này đã ban hành 22 quyết định giao đất cho hầu hết là cán bộ, công chức lấy từ đất của dân.
Tin cho hay, từ năm 1988, khu đất vật tư (lô K) có diện tích hơn 6.6 hécta, được coi là khu “đất vàng” nằm tại trung tâm huyện Côn Đảo, bị nhiều nhà dân lấn chiếm, xây dựng nhà ở ổn định từ đó đến nay.
Những nhà dân này khi đi xin cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (sổ đỏ) đều chính quyền Côn Đảo từ chối với lý do “lô K đã quy hoạch.”
Sau đó, từ năm 2003-2007, các thế hệ lãnh đạo của ủy ban huyện Côn Đảo đã ban hành nhiều quyết định giao khu đất lô K cho hầu hết cán bộ, công chức đang làm việc trong bộ máy chính quyền của huyện.
Kết luận của Thanh Tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nêu “khi giao đất ở lô K cho các hộ gia đình (hầu hết là cán bộ, viên chức), ủy ban huyện Côn Đảo không thu hồi đất, không bồi thường cho những nhà dân đang sinh sống trực tiếp tại đây.”
“Tính đến thời điểm hiện nay, trong 22 hộ gia đình và cá nhân được giao đất, có tám trường hợp chuyển về đất liền; chín trường hợp đang còn đương chức tại Côn Đảo; hai trường hợp đã nghỉ hưu tại huyện; ba trường hợp đã chết. Nghiêm trọng hơn, trong 22 gia đình và cá nhân được giao đất thì có 13 trường hợp đã bán cho người khác,” báo Thanh Niên dẫn chứng.
Theo Thanh Tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, những sai phạm nêu trên thuộc về những người đã tham mưu giao đất, cấp “sổ đỏ” và ký quyết định giao đất. Trong đó, có ông Nguyễn Hoàng Tùng, hiện là bí thư Huyện Ủy Côn Đảo.
Thanh Tra tỉnh đề nghị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu “kiểm điểm các cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý, chỉ đạo huyện Côn Đảo kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân tham mưu, cấp ‘sổ đỏ’ nói trên.” (Tr.N)

Khi chính quyền triển khai ý đồ ăn cướp, dân hết đường

5
- Quảng Cáo -
Fb. Đỗ Ngà|
Sự cướp đất mọc lên khắp nơi trên mảnh đất chữ S này, nó tựa như những khối u ác tính thi nhau mọc trên cơ thể của một xã hội đầy bệnh hoạn. Khắp nơi, trải dài từ bắc chí nam, nào Tiên Lãng, Cồn Dầu, Dương Nội, Văn Giang, Đồng Tâm, Thủ Thiêm, Quảng Trực – Tuy Đức- Đak Nông vvv… Dân oan khắp nơi đổ về Hà Nội kêu oan từ năm này qua năm khác nhưng chính quyền vẫn làm ngơ. Đó là một minh chứng rõ ràng cho một hệ thống ăn cướp rất thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Vì sao đó lại là sự thống nhất từ trung ương đến địa phương? Vì giả sử như, địa phương cướp nhưng trung ương không có chủ trương đó, nghĩa là địa phương đã trái ý trung ương thì điều gì xảy ra? Chắc chắn lãnh đạo địa phương bị xử lí. Đằng này dân oan mất đất kéo nhau ra Hà Nội dựng lều sống định cư tại chỗ từ năm này qua năm khác mà chính quyền nào có chịu nghe? Đã đến trước cửa phủ thủ tướng kêu oan mà họ vẫn không giải quyết.
Thực ra nếu nhìn vào bộ luật đất đai, thì chúng ta thấy ngay chính quyền CS có ý đồ ăn cướp lồng ghép trong đó. “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân”, nếu đặt ngược lại câu hỏi, vậy đối tượng “toàn dân” có tư cách pháp nhân gì? Trong khi pháp luật quy định một tổ chức có tư cách pháp nhân là một tổ chức được thành lập theo pháp luật, có con dấu riêng, có người đại diện theo pháp luật. Như vậy cái tổ chức có tên là “toàn dân” kia ai là người đại diện cho nó theo pháp luật? Nó được thành lập khi nào? Quyết định thành lập đâu? Và con dấu của nó đâu? Chỉ cần tra ra tư cách pháp nhân một tổ chức là gì, thì nó lòi ra đối tượng “toàn dân” mà chính quyền này đưa vào gán cho nó làm chủ sở hữu cho mọi mảnh đất trên đất nước này là một đối tượng bất hợp pháp. Vậy mà chính quyền này vẫn quyết không sửa điều luật sai trái này, thì điều đó chứng tỏ rằng họ soạn luật để cướp.
Quốc hội soạn luật để cướp đất
- Quảng Cáo -
Khi chính quyền công nhận đối tượng ảo – bất hợp pháp có quyền sở hữu đất đai của 90 triệu dân thì điều đó có nghĩa là, CS đã biến 90 triệu dân thành kẻ ở nhờ ngay trên mảnh đất của mình. Với chủ trương viết ra điều luật này, và quyết không đổi luật, chính quyền CS đã thủ một công cụ rất hữu hiệu để cướp đất. Công cụ pháp luật của nhà nước CS nó mang bản chất một dã tâm cướp rất rõ ràng.
Chính quyền thì thông đồng cướp từ trung ương đến địa phương, luật thì soạn nhằm hỗ trợ cho ý đồ cướp. Khi ra tay cướp thì chính quyền ỷ sức mạnh họng súng và dùi cui đạp luôn cả luật, không có lệnh của tòa án cũng cưỡng chế, không có quyết định cũng ra tay thu hồi. Khi sai trái hiện ra rõ ràng, thì trung ương lại ra lệnh cấm báo chí phản ánh nỗi oan ức của bà con. Cướp bao vây tứ bề, dân oan như bị lọt vào một sự bố ráp của chính quyền kiểu thập diện mai phục thì dân nào chịu cho thấu? Cái ung nhọt nổi lên chính quyền không hề chữa trị mà lại che đậy. Thế thì còn đường nào để cho dân được giải oan? Hết đường! Đã là công dân của nước CHXHCNVN thì phải chấp nhận sống với lũ (tức là lũ khốn nạn), phải chấp nhận chuyện chính quyền sai chính quyền cứ tiến, dân dù có đúng thì dân vẫn phải lùi bước.
Như vậy âm mưu cướp của chính quyền đã được chuẩn bị rất bài bản, từ luật pháp cho đến hành động của bộ máy nhà nước, và dã tâm của bọn quan chức và đám doanh nghiệp sân sau. Tất cả đều hỗ trợ cho một mục đích duy nhất, cướp. Vì thế mà chuyện cướp đất mới nổi lên như nấm sau mưa, cướp bằng luật tự viết, cướp có sự hỗ trợ họng súng và dùi cui công an. Thậm chí nếu thấy cần, họ huy động cả quân đội để cướp đất dân. Chuyện cướp sẽ không dừng lại. Nơi nào hôm nay chưa bị cướp thì ngày mai sẽ bị cướp. Cho nên, ngay bây giờ, thấy cảnh dân oan Thủ Thiêm bị cướp trắng trợn thì bạn cần phải lên tiếng cho họ. Để rồi khi tới phiên bạn bị cướp, họ sẽ lên tiếng cho bạn. Khi sự cướp bóc tràn lan thì bạn và họ, và tất cả chúng ta bắt tay nhau xuống đường. Ai cũng bị cướp mà chỉ rời rạc khóc than thì mãi mãi không thể đẩy lùi kẻ cướp.

Khi sự khốn nạn của chính quyền cứ gia tăng, thì sự chịu đựng tới lúc cũng phải vỡ. Nếu biết thoát khỏi vỏ ốc sợ hãi sớm hơn để đoàn kết cho cuộc xuống đường thì sẽ tránh được thiệt hại sớm hơn. Sự bùng nổ khi sự khốn nạn vượt sức chịu đựng chắc chắn sẽ xảy ra nhưng đừng để kẻ cướp tự do cướp bóc mãi. Nếu biết đoàn kết thì mỗi người sẽ không phải dễ bị ăn cướp như thế./.
dang van hien
“Nước mắt rơi và tiếng khóc vang lên ở bến đò Đak Ngo.” – Mai Quốc Ấn/ANTGCT. (Ảnh: antgct.cand.com.vn)
1. Không có bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm, tức kẻ chủ mưu đã đẻ ra một quy hoạch ảo để “cướp” trắng đất của dân. Một tội ác có hệ thống đã được bưng đậy, che chắn đến bây giờ mới vỡ toác kinh khủng.
Sự xảo trá cổ cồn đã trở thành điểm tựa cho lâu la bên dưới, làm nên những cuộc trấn áp kinh động ở Thủ Thiêm. Nơi có người chết tức vì đất, có người á khẩu vì oan trái. Có những bàn thờ lập vội đêm trước, sáng hôm sau đã bị phá nát. Nơi có những nhà báo dấn thân vì dân cũng chịu lây những uất ức đè nặng, cho đến tận bây giờ.
Những kẻ cướp quyền lực đã dày công vẽ nên một kịch bản để lấy đất của dân với giá chai nước suối và hóa phép nó thành cao ốc triệu đô. Hốt dân đi nơi khác để tạo đất sạch, sau đó giao cho doanh nghiệp làm BT đổi hạ tầng. Mà thực chất hạ tầng ấy, dẫn vào dự án.
Chính sách đất đai, đã tạo cho quan chức một lưỡi hái tử thần, mặc sức múa gậy vườn hoang mà tội ác đó đã có thể vĩnh viễn bị vùi chôn cùng các dự án, nếu như không có cuộc can qua ngày hôm nay.
Nói về nhân quả. Hạt mầm man trá của quan chức, đã tạo ra biết bao nhiêu nỗi đắng cay ai oán cho dân. Dù bất kỳ ai vào lò lửa hay vạc dầu, thì 15 nghìn hộ, cũng đã như chim mất tổ, người chết người điên không còn trở lại được nữa.
2. Không có mốc thực địa, nghĩa là việc công ty Long Sơn giữa đêm “đánh úp” gia đình anh Đặng Văn Hiến là đánh cướp. Nghĩa là lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông đã dựa trên ý chí và quyền năng của mình “ngắt” một miếng đất chỉ có giá trị quy ước cho Long Sơn, rồi sau đó điềm nhiên như không còn liên quan đến mình. Bằng chứng là không hay không biết việc Long Sơn tự tổ chức “cưỡng chế” trái luật, nhiều lần.
Đoàn cưỡng chế tự phát đang đêm hù dọa, ném đá vào căn nhà của Hiến giữa núi rừng hoang vắng, nơi anh cùng vợ con đang say giấc. Hiến bắn chỉ thiên, đoàn người vẫn ập vào. Hiến nhả đạn… 3 người chết.
Đoàn người hung bạo ấy, họ cũng là những con người chân chất. Họ làm thứ mà họ tin là nhiệm vụ, trong hiểu biết hạn hẹp của mình. Và vì thiếu hiểu biết, chỗ dựa duy nhất của họ là sự tham lam đến hung bạo của Long Sơn cộng hưởng với sự bàng quan đến tàn nhẫn của chính quyền.
Chó cùng rút dậu, thỏ cùng mọc nanh. Tiếng súng của Hiến, chát chúa thân phận của những người thấp cổ bé họng trong xã hội này. Lòng tham bặm trợn trộn với sự vô cảm thành hạt giống, quả của nó, là 3 mạng người. Và sẽ là 4, nếu phiên tòa ngày mai, bồi thẩm đoàn vẫn nhìn anh như một tên tội phạm nguy hiểm, thay vì nhìn vào một thân phận cùng đường.
……….
Đất đai chiếm gần 80% khiếu nại khiếu kiện cả nước. Thực tế quản lý đất đai lạc hậu duy ý chí, đã khiến đất trở thành ngòi nổ kích hoạt bao nhiêu cuộc xung đột và khai sinh nhiều mầm mống bất ổn cho xã hội, đe dọa cả sự tồn vong của chính thể. Thực tế ấy, không chỉ đẻ ra tham nhũng chính sách mà còn đẻ ra cả hình thức cướp bằng chính sách vô cùng bạo tàn. Cần phải nhìn thẳng vào thực tế ấy để thay đổi.
Để những oan dân không còn ai oán, chỉ bấu víu vào nhân quả để mà hy vọng. Nếu biết nhìn thẳng vào thực tế, Thủ Thiêm đã không thất thủ, và kẻ phải chết, không phải là những người như Đặng Văn Hiến! (*)
Theo Facebook Nhà báo Nguyễn Tiến Tường
(*) Đoạn trên có chỉnh sửa chi tiết nội dung so với nguyên bản.

Vụ “Thân nhân liệt sĩ bị cướp đất” tại Thừa Thiên – Huế: Việc giải quyết, sửa sai còn ì ạch

Thứ Tư, 17/08/2016 10:40  | Hoàng Quân
|
(CAO) Đã 5 năm trôi qua, cha mẹ của liệt sĩ đã ở tuổi gần đất xa trời vẫn nhọc nhằn chống gậy gõ cửa chính quyền, cơ quan chức năng để đòi lại những thửa đất bị thu hồi trái phép rồi bán cho doanh nghiệp. Chính quyền thừa nhận sai sót và kết luận cán bộ sai phạm nhưng việc giải quyết rất chậm khiến ông bà vẫn mòn mỏi chờ công lý.
Cha mẹ liệt sĩ nhọc nhằn đòi công lý
Báo Công an TPHCM ngày 23-3-2013 và 29-11-2014 có các bài viết: “Lấy đất của thân nhân liệt sĩ bán cho doanh nghiệp” và “Vụ Lấy đất của thân nhân liệt sĩ bán cho doanh nghiệp: Bao giờ công lý được thực thi”, phản ánh năm 2012, UBND thị xã (TX) Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế thu hồi gần 2.000m2 đất của ông Nguyễn Ly (96 tuổi) và bà Nguyễn Thị Vân (80 tuổi, trú thôn Cư Chánh 1, xã Thủy Bằng, TX. Hương Thủy) nhưng không bồi thường. Đất được ông Ly khai hoang năm 1973 và canh tác hàng năm.
Năm 1997, ông Ly làm đơn xin cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), được chính quyền, ngành chức năng xác minh rõ đất có nguồn gốc hợp pháp, không tranh chấp và có nộp thuế hàng năm. Tuy nhiên, UBND huyện (nay là TX) từ chối vì cho rằng đất thuộc quy hoạch sân golf.
Năm 2001, biết dự án là “bánh vẽ”, ông Ly lại làm đơn xin cấp sổ đỏ nhưng không được giải quyết. Năm 2010, UBND TX.Hương Thủy thu hồi đất của ông Ly, chuyển thành đất ở rồi đem bán cho Doanh nghiệp tư nhân Thanh Danh Ngọc Thiện (TP.Huế) để xây dựng khu resort du lịch, nghỉ dưỡng. Được biết, thời gian qua, ông Thiện được ưu ái cấp đất để thực hiện dự án tại nhiều nơi trên đại bàn tỉnh nhưng việc thực hiện không khả thi, rất chậm chạp và lùm xùm nợ nần với một số cá nhân, đơn vị.
Trong việc việc giải quyết “số phận” các thửa đất của ông Ly, UBND TX.Hương Thủy đã “chạy” tắt, bỏ qua các trình tự mà Điều 70 Luật Đất đai đã quy định. Khoản 4 Điều 97 NĐ 43/2014/NĐ-CP: Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm các hành vi sau: a) Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 67 của Luật Đất đai; không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; b) Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Tuổi cao sức yếu nhưng vợ chồng ông Ly chống gậy đi nhiều nơi kêu cứu, khiếu nại, tố cáo - Ảnh: Hoàng Quân 
Song song với việc giải quyết khiếu nại, UBND TX.Hương Thủy kết luận: Trong quá trình lập thủ tục thu hồi đất, công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất của gia đình ông Ly có thiếu sót, không phù hợp quy định pháp luật, trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Văn Thái (nguyên Chủ tịch xã) và Lê Văn Trai (cán bộ địa chính, xây dựng).
Việc làm này đã gia đình ông Ly lâm cảnh khốn đốn. Những lúc đau yếu không thể đi lại được thì ông Ly ủy quyền cho con trai Nguyễn Văn Đầu khiếu nại, tố cáo. UBND TX.Hương Thủy xử lý rất chậm, thờ ơ với sự mất mát của gia đình cách mạng. Báo chí phản ánh, dư luận bất bình và từ các đơn thư của ông Ly, UBND tỉnh vào cuộc xử lý. Ngày 11-5-2015, UBND tỉnh ra Quyết định (QĐ) giải quyết khiếu nại (lần 2) đói với các thửa đất số 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137 và 139 có diện tích 1.928,6m2, loại đất lúa. Qua xác minh thì các thửa 133, 134, 135, 136 và 139 (nhóm 1) với diện tích hơn 1.800m2 được ông Ly sử dụng từ trước năm 1993, đến năm 2010 thì nhà nước thu hồi. Theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP thì các thửa đất này phải được bồi thường, hỗ trợ. Do đó việc yêu cầu bồi thường là có cơ sở pháp lý.
Các thửa đất 131, 132 và 137 (nhóm 1) với diện tích 841,4m2 thì ông Ly sử dụng từ trước năm 1993 nhưng năm 2005 bỏ hoang, không sử dụng cho đến năm 2010 nhà nước thu hồi. Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 43 Luật Đất đai và Khoản 3 Điều 7 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3-12-2004 trong đó quy định về trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường về đất: “Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền…” thì các thửa đất này không được bồi thường. Do đó, việc yêu cầu bồi thường các thửa đất này là không có cơ sở”.
Vợ chồng ông Ly cơ cực 5 năm qua đòi lại đất của mình - Ảnh: Hoàng Quân 
Cán bộ vi phạm vẫn chưa bị xử lý
UBND tỉnh yêu cầu UBND TX.Hương Thủy sửa đổi, bổ sung QĐ 940/QĐ-UBND ngày 14-4-2013 để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các thửa đất nhóm 1 cho ông Ly theo quy định pháp luật. Giao Chủ tịch UBND TX.Hương Thủy kiểm tra thực hiện thống nhất hỗ trợ giữa Doanh nghiệp Ngọc Thiện với ông Ly.
Vợ chồng ông Ly vẫn buồn rầu bởi cách giải quyết theo kiểu mới mà như cũ. Hàng trăm lần gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo cán bộ chính quyền, cơ quan chức năng; hàng chục lần nhận được thông báo, văn bản nhưng ông Ly cho rằng chưa được giải quyết thỏa đáng. Không ít lần do bức xúc và cao huyết áp, ông Ly ngồi họp mà khó thở, tay chân, tư thế không vững…
Ông Ly ngậm ngùi: “Tuổi cao sức yếu, đi kiện nhiều cũng mệt nhưng tôi quyết đến cùng để đòi lại đất của tôi. Nó là tài sản, là mồ hôi, nước mắt, kế mưu sinh của gia đình. Trước đây gia đình tôi đã không tiếc công tiếc của cống hiến cho cách mạng, con gái tôi là liệt sĩ, hy sinh để góp phần bảo vệ đất nước. Vì phục vụ lợi ích của đất nước, gia đình đã hiến 5.000m2 đất cho nhà nước làm đường điện cao thế. Còn gần 2.000m2 đất của tôi đang kiện đòi lại, sau 5 năm trời, tỉnh và thị xã đã công nhận trả lại hơn 1.800m2 nhưng việc bồi thường, đổi đất vẫn chưa được thực hiện, cán bộ sai phạm vẫn chưa bị xử lý”.
Khu đất của gia đình ông Ly bị thu hồi, đem bán cho đại gia  - Ảnh: Hoàng Quân 
Trong các văn bản gửi gia đình ông Ly, chính quyền địa phương đều thừa nhận những sai sót liên quan đến việc thu hồi đất đều có lỗi của ông Nguyễn Văn Thái – nguyên Chủ tịch UBND và cán bộ địa chính xã Tủy Bằng. Tuy nhiên việc xử lý kỷ luật vẫn chưa được thực hiện.
Trao đổi với PV, ông Phan Ngọc Thọ - phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: “Tỉnh rất quan tâm vụ việc và đã chỉ đạo các cơ quan tìm cách giải quyết, mời đối thoại với gia đình, kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ… Vụ việc có kéo dài là do có nhiều tình tiết phức tạp, gia đình vẫn chưa đồng ý với QĐ của tỉnh, chính quyền và các cơ quan chức năng còn lúng túng trong việc rà soát, xác định sự việc”.
Liên quan đến vụ việc, ngày 12-6-2016, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu xem xét, giải quyết.
  
Hà nội - sỹ quan công an lấn chiếm đất nhà dân.
Một bạn đọc tại Phường Vĩnh Tuy Hà nội vừa gửi cho chúng tôi đơn tố cáo hai sỹ quan công an của Hà nội lấn chiếm đất nhà dân khiến tranh chấp gây mất an ninh trật tự tại địa phương của bạn ấy đang cư trú. Hai sỹ quan công an chiếm đất dựng lán. Hai sỹ quan này có tên và nơi công tác như sau : 1- Nguyễn Quang Vinh, sinh năm 1958. Quê Phú Thọ, là sỹ quan phòng tổ chức sở công an Hà nội. 2 - Lê Ngọc Thái, sinh năm 1958, quê Thanh hóa , hiện đang là sỹ quan công an quận Tây Hồ. Hai sỹ quan trên là con rể của ông Phạm Đức Chung, bà Nguyễn Thị Đúm - đều đã về hưu. Cùng trú tại số 18 ngõ 34 phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng Hà nội. Lợi dụng hàng xóm có gia đình chỉ có một bà cụ già - chồng cụ này nguyên là Chánh văn phòng Cục hàng không Việt nam, đã mất - và các con gái đã đi lấy chồng, gia đình hai sỹ quan công an Hà nội này đã cố tình lấn chiếm đất khiến khu vực dân cư bất bình và bà cụ bị lấn chiếm đất phải đi kiện. Căn cứ vào hồ sơ pháp lý đất đai, tòa án đã phán xét việc gia đình hai sỹ quan công an trên đã vi phạm pháp pháp luật, lấn chiếm đất trái phép, tuyên phải chấm dứt hành vi này. Hôm nay, khi gia đình cụ già chủ đất cho dọn dẹp đất trống của mình thì nhà hai sỹ quan công an kia đã gọi công an phường đến và mời tất cả ra phường để giải quyết, hiện chưa xong. Chúng tôi xin đăng tải tố cáo và tiếp tục cập nhật vụ việc này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét