Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BÍ ẨN KHẢO CỔ 32
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Những Khám Phá Khảo Cổ Bí Ẩn Mà Khoa Học Không Giải Thích Được – Phần 1 + 2
5 phát hiện khảo cổ khiến giới khoa học "rối như tơ vò", ngay cái số 1 đã bất ngờ
Nguyễn Hằng |
2
Ảnh mang tính minh họa.
Những phát hiện khảo cổ bí ẩn này khiến các chuyên gia bất ngờ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải mã.
Dưới đây là những phát hiện khảo cổ "thách thức" các nhà nghiên cứu và một số vẫn còn chưa thể giải mã:
Hộp sọ có sừng được tìm thấy vào những năm 1880
Hộp sọ người có sừng bí ẩn. Ảnh: Desciclopedia
Các nhà khảo cổ
đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra chiếc hộp sọ người có hình dáng kỳ
lạ này ở thị trấn Sayre thuộc Hạt Bradford, tiểu bang Pennsylvania (Mỹ)
vào những năm 1880. Nó có thể trông hoàn toàn bình thường nếu như không
có hai cái sừng mọc lên ở trên trán.
Nhiều
người cho rằng hộp sọ có sừng thuộc về người khổng lồ với chiều cao
khoảng hơn 2 mét và được chôn cất vào khoảng thế kỷ 13. Theo các nhà
nghiên cứu, sừng được coi là biểu tượng cho quyền lực và sự khôn ngoan.
Đó có thể là lý do khiến một số vị pháp sư, thủ lĩnh đeo sừng có hình
dạng giống như vương miện.
Ngoài
ra, cũng vào thời điểm trên, người ta cũng phát hiện có một lăng mộ rất
lớn ở khu vực này. Tuy nhiên, không may sau đó hộp sọ đã bị đánh cắp
trước khi các nhà nghiên cứu kịp bắt tay vào công cuộc nghiên cứu và tìm
kiếm sự thật về phát hiện kỳ lạ này.
Vũ khí hóa học thời cổ đại cách đây gần 2.000 năm
Cách đây hàng nghìn năm, người cổ đại đã biết cách sử dụng vũ khí hóa học trong chiến tranh. Ảnh: BS
Bằng
chứng đầu tiên về vũ khí hóa học được tìm thấy ở thành phố
Dura-Europos, Syria vào những năm đầu của thế kỷ 20. Cụ thể, các chuyên
gia khảo cổ phát hiện thấy thi thể của 19 binh lính La Mã và 1 binh sĩ
Ba Tư trong một đường hầm ở thành phố Dara-Europos, nơi đây vào thế kỷ
thứ 3 vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của Đế quốc La Mã. Ban
đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng 20 người có thể đã chết trong một vụ
sụp đổ đường hầm, nhưng khi phân tích kỹ hơn, họ phát hiện ra một sự
thật đáng kinh ngạc. Đó là những người lính bị chết ngạt vì khí sulfur dioxide (SO2). Vào
năm 256 TCN, người Sassania đã sử dụng vũ khí hóa học chính là khí độc
(bằng cách dùng lửa, lưu huỳnh, nhựa đường và ống thổi để tạo khí ngạt)
khiến binh lính La Mã tử vong trong các đường hầm. Đây là lần đầu tiên
các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về vũ khí hóa học ở thời cổ đại.
Vòi hoa sen đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại
Chiếc vòi sen đầu tiên trong lịch sử là ở Hy Lạp cổ đại. Ảnh: Wikipedia
Chiếc
vòi hoa sen tìm thấy ở Pergamon, thành phố Hy Lạp cổ đại, nay thuộc
thành phố Bergama ở Thổ Nhĩ Kỳ, được cho là vòi phun nước đầu tiên trong
lịch sử. Theo các chuyên gia, cấu
trúc của chiếc vòi hoa sen này khá phức tạp và bao gồm tới 7 cấp độ khác
nhau. Phát hiện này khiến nhiều người bất ngờ về khả năng sáng tạo và
phát minh của những cư dân thời cổ đại.
Robot của danh họa nổi tiếng Leonardo da Vinci
Robot ở thế kỷ 21 (trái) và robot do Leonardo da Vinci phát minh ra vào thế kỷ 15 (phải). Ảnh: Wikipedia/Pixabay
Không
chỉ là một danh họa với nhiều tác phẩm nổi tiếng, Leonardo da Vinci còn
được coi là một nhà phát minh thiên tài "đi trước thời đại".
Chính
vì vậy nên không mấy người ngạc nhiên khi phát hiện các bản phác thảo
chi tiết vào năm 1950 được ông lập ra để thiết kế một robot vào cuối thế
kỷ 15.
Từ
những nghiên cứu về giải phẫu cơ thể người, Leonardo da Vinci đã nảy ra
ý tưởng thiết kế một cỗ máy tự động có hình dạng như con người, dùng để
tiêu khiển trong các bữa tiệc quý tộc.
Sau đó, một chuyên gia đã chế tạo thành công một mô hình robot dựa theo các phác thảo của Leonardo da Vinci. Thật
ngạc nhiên khi người máy này có đầy đủ các chức năng như đứng, ngồi,
đóng mở miệng, chuyển động các cánh tay,… đúng như những gì mà danh họa
Leonardo đã dự kiến.
Người Viking tìm ra châu Mỹ sớm hơn Columbus tới 500 năm
Người Viking đã tới châu Mỹ trước Columbus tới 500 năm. Ảnh: Wikipedia
Trong
lịch sử, nhà khám phá Columbus là người đầu tiên tìm ra châu Mỹ. Tuy
nhiên, dựa theo các bằng chứng tìm thấy, các nhà sử học cho rằng người
Viking mới thực sự là những người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ.
Cụ
thể, từ năm 1961-1968, các chuyên gia đã tiến hành thực hiện một loạt
các cuộc khai quật khảo cổ tại L’Anse aux Meadows (một khu định cư của
người Viking cổ đại, được xây dựng trước thời điểm Columbus tìm ra châu
Mỹ tới 500 năm), và nhận thấy rằng khu vực này có nguồn gốc Na Uy.
Tuy nhiên, việc người Viking tới châu Mỹ bằng cách nào và làm những gì ở đó thì tới nay vẫn còn là một bí ẩn. Ảnh minh họa
Điều
này chứng tỏ người Viking mới chính là những cư dân đầu tiên đặt chân
tới châu Mỹ để sinh sống, nhưng nghi vấn về việc họ tới đó bằng cách nào
và đã làm gì thì vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải.
Phát hiện chấn động chưa từng biết về xác ướp Ai Cập
(PLO)- Nghiên cứu mới nhất cho thấy kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập đã được đưa vào sử dụng từ năm 3600 TCN.
Các thử nghiệm trên xác ướp thời tiền sử
cho thấy rằng phương pháp ướp xác Ai Cập cổ đại đã thực sự đưa vào được
áp dụng 1.500 năm trước đó so với suy nghĩ trước đây của các nhà khoa
học.
"Xác ướp Turin" có niên đại vào khoảng năm 3700-3500 trước Công nguyên. Ảnh: REX
Phân tích mới nhất được thực hiện trên
"Xác ướp Turin", có niên đại từ năm 3700 đến 3500 TCN được đặt tại Bảo
tàng Ai Cập ở Turin kể từ năm 1901. Không giống như phần lớn các xác ướp
thời tiền sử khác có trong bảo tàng, xác ướp này chưa bao giờ trải qua
bất kỳ phương pháp bảo tồn nào.
Điều nay giúp các nhà nghiên cứu có cơ
hội duy nhất để phân tích khoa học chính xác mà không lo số liệu bị tác
động bởi các yếu tố bên ngoài.
Xác ướp Turin từ lâu được các nhà khoa học tin là đã được ướp một cách tự nhiên trên sa mạc khô cằn, nóng cháy ở Ai Cập. Những nghiên cứu
trước đây cho thấy đây là một kỹ thuật ướp xác đặc biệt. Điều này đồng
nghĩa với việc người Ai Cập cổ đại đã biết đến cách ướp xác từ năm 3.700
trước Công nguyên.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện
rằng các xác đã được ướp bằng cách sử dụng dầu thực vật, hạt nhựa nóng
và hỗn hợp đường. Cơ thể sau đó được bọc một lớp vải trên khắp cơ thể.
Các xác đã được ướp bằng cách sử dụng dầu thực vật, hạt nhựa nóng và hỗn hợp đường. Ảnh: REX
“Người
Ai Cập xa xưa đã biết dùng các chất kháng khuẩn để tạo nên xác ướp tồn
tại hàng ngàn năm. Công thức này sau đó vẫn tiếp tục được sử dụng ở các
xác ướp nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày nay. Có thể nói, kỹ thuật
ướp xác kinh ngạc thời kỳ đó đã đặt nền móng cho nền văn hóa cổ xưa Ai
Cập sau này” - nhóm nghiên cứu trong đó có nhiều nhà nghiên cứu thuộc
ĐH Oxford, York và Warwick cho biết.
Dựa trên phân tích bên ngoài và đồng vị
carbon, các nhà khoa học còn xác định rõ nghi lễ ướp xác đã diễn ra vào
khoảng năm 3.600 trước Công nguyên. Người đàn ông này ở độ tuổi khoảng
20-30 khi qua đời.
GS Tom Higham đến từ ĐH Oxford nói:
“Nghiên cứu của chúng tôi khẳng định người Ai Cập đã biết cách ướp xác
từ rất lâu, trước cả thời đại của Pharaoh”.
TÚ QUYÊN
Bí ẩn lăng mộ nữ hoàng Cleopatra: Sau 2000 năm vô vọng, các nhà khảo cổ đã tiến rất gần!
Công Khanh |
5
Hình tượng Nữ hoàng Cleopatra trên phim ảnh.
Sau hơn 2000 năm, người ta vẫn chưa tìm thấy lăng mộ Cleopatra,
vị nữ hoàng cuối cùng của Ai Cập cổ đại có vẻ đẹp vô cùng quyến rũ vốn
đã trở thành huyền thoại.
Tuy nhiên, có vẻ như các nhà khảo cổ đang tiến
rất gần đến việc giải mã bí ẩn hàng ngàn năm này. Bài viết của Chip
Brown, phóng viên National Geographic, sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn
rõ hơn về vấn đề này.
Lời nói ngọt ngào, uyển chuyển như những cung đàn, khiến người khác mê đắm
Nữ
hoàng Cleopatra đang ở đâu? Bà có mặt ở khắp mọi nơi. Tên của bà xuất
hiện trên những máy đánh bạc, board game, máy sấy... và thậm chí cả trên
bầu trời với tiểu hành tinh 216 Kleopatra. "Nghi thức tắm và lối sống
suy đồi" thậm chí còn truyền cảm hứng cho một loại nước hoa!
Nếu
trong thời gian trị vì, vị pharaoh cuối cùng của Ai Cập bị cáo buộc đã
thử nghiệm các loại độc dược trên cơ thể của tù nhân thì ngày nay, bà
đang "đầu độc" mọi người với thương hiệu thuốc lá phổ biến nhất Trung
Đông!
Theo nhà phê bình Harold Bloom, Cleopatra là "người
nổi tiếng đầu tiên trên thế giới". Trong lịch sử, không một "diễn viên"
nào đóng nhiều vai như vậy: con gái hoàng gia, mẹ hoàng gia, chị gái
hoàng gia... Cleopatra là nguồn cảm hứng vô tận trong nghệ thuật. Tính
từ năm 1540 đến năm 1905, bà là chủ đề trong 5 vở ballet, 45 vở opera và
77 vở kịch. Ngoài ra, còn có ít nhất 7 bộ phim về bà.
Cleopatra "xuất hiện" mọi nơi trong đời sống hiện đại...
Còn đây là hình vẽ Nữ hoàng Cleopatra trên các di chỉ khảo cổ.
Là
một người vô cùng nổi tiếng trong lịch sử nhân loại, thế nhưng xung
quanh Cleopatra vẫn bị che phủ bởi một "màn sương bí ẩn".
Mặc
dù luôn được ca tụng là vô cùng xinh đẹp, các nhà nghiên cứu không tìm
thấy bất cứ một tài liệu nào đáng tin cậy mô tả về khuôn mặt của bà.
Những hình ảnh chính thức duy nhất về bà là những chân dung được khắc
trên những đồng xu.
Ngoài ra, còn có một bức phù điêu
cao 6m tại một ngôi đền ở Dendera và một vài bức tượng bán thân bằng đá
cẩm thạch được trưng bày trong các viện bảo tàng. Tuy nhiên, hầu hết
trong số đó có thể không phải là Cleopatra.
Các
chuyên gia tin rằng bức tượng bán thân bằng đá cẩm thạch này khắc họa
chân dung nữ hoàng Cleopatra, được thực hiện trong thời gian bà ở Rome.
Một số đường nét, ví dụ như đường cong của mũi, trùng khớp với chân dung
chính thức của bà được khắc trên những đồng xu.
Các
sử gia cổ đại ca ngợi vẻ quyến rũ chứ không phải ngoại hình của bà.
Chắc chắn Cleopatra phải rất quyến rũ thì mới có thể mê hoặc được 2 vị
tướng La Mã quyền lực nhất thời bấy giờ: Julius Caesar và Mark Antony.
Tuy
nhiên, vẻ đẹp của bà, theo nhà sử học Hy Lạp Plutarch, "không phải là
kiểu khiến người khác phải ngẩn ngơ khi mới nhìn thấy, mà chính cách ăn
nói mới mang lại vẻ quyến rũ cho bà. Ngoại hình của bà kết hợp với tính
cách và tài ăn nói khiến người khác mê mẩn, say đắm. Giọng nói của bà
ngọt ngào, uyển chuyển như những cung đàn".
Giờ phút cuối cùng của Cleopatra
Cleopatra
được nhìn thấy lần cuối cùng ở lăng mộ của mình trong khung cảnh chết
chóc huyền thoại, với vương miện cùng đồ trang sức của hoàng gia, và
ngồi trên những gì Plutarch mô tả như một chiếc trường kỷ bằng vàng.
Sau
khi Caesar bị ám sát, người kế vị của ông là Octavian đã chiến đấu với
Antony để kiểm soát Đế chế La Mã trong hơn một thập kỷ. Sau thất bại của
Antony và Cleopatra tại Actium, lực lượng của Octavian đã tiến vào
Alexandria vào mùa hè năm 30 TCN. Cleopatra bước vào đằng sau cánh cổng
khổng lồ của khu lăng mộ, giữa những kho vàng bạc, châu báu, các tác
phẩm nghệ thuật mà bà thề sẽ không để chúng rơi vào tay người La Mã.
Trước
khi chết do những vết thương tự gây ra bởi thanh kiếm của mình, Antony
đã được đưa đến bên Cleopatra để ông có thể uống ngụm rượu cuối cùng và
ra đi trong vòng tay của người tình. Mười ngày sau cái chết của Antony,
Cleopatra đã tự giải thoát cho mình bằng cách tự sát ở tuổi 39, với nọc
độc của một con rắn.
Nhà
sử học người La Mã Dio Cassius đã ghi chép rằng cơ thể của Cleopatra đã
được đem đi ướp xác như của Antony, và Plutarch lưu ý rằng theo lệnh
của Octavian, nữ hoàng cuối cùng của Ai Cập đã được chôn cất cùng người
tình La Mã của mình. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết lăng mộ của bà
hiện đang nằm ở đâu.
So với các khu vực cổ xưa dọc sông
Nile như những kim tự tháp ở Giza hay các di tích ở Luxor, Alexandria và
các vùng lân cận thu hút ít sự chú ý hơn từ công chúng. Do đó, không có
gì ngạc nhiên khi động đất, sóng thần, nước biển dâng đã phá hủy thành
phố cổ nơi Cleopatra và tổ tiên của bà đã từng sống.
Ngày nay, hầu hết những niềm tự hào của Alexandria cổ đại đã chìm sâu dưới biển nước.
Trong
vài thập kỷ qua, các nhà khảo cổ cuối cùng cũng tìm ra bí ẩn về nơi ở
của Cleopatra và đang tích cực tìm kiếm lăng mộ của bà.
Nửa
thân trên của một bức tượng thần Hapy khổng lồ (cao khoảng 5,5m) được
trục vớt lên khỏi mặt nước ở Vịnh Aboukir, phía đông bắc Alexandria.
Các
cuộc khai quật dưới nước đã được tiến hành lần đầu vào năm 1992 bởi nhà
thám hiểm người Pháp Franck Goddio. Viện Khảo cổ học dưới nước của châu
Âu đã cho phép các nhà nghiên cứu vạch ra các phần bị chìm, các cột trụ
và lối đi ngầm của Alexandria cổ đại.
Những khám phá
sau đó đã được mang lên trên mặt nước - các tượng đá khổng lồ, những
khối đá vôi và cột đá granit - càng kích thích khao khát tìm hiểu rõ hơn
về thế giới của Cleopatra.
"Ước mơ của tôi là tìm thấy
bức tượng Cleopatra - với một tước hiệu", Goddio nói. Tuy nhiên, cho tới
nay, công việc dưới nước đã không mang lại một kết quả khả quan. Dấu
hiệu duy nhất của Cleopatra mà các thợ lặn bắt gặp là những bao thuốc lá
trống rỗng mang tên bà, trôi dạt trong lòng đại dương.
Kho
báu được tìm thấy từ những tàn tích ở thành phố Canopus - bao gồm:
những mặt dây chuyền, tràng hạt, vòng tay và các đồ trang sức khác - thể
hiện lối sống xa hoa của nữ hoàng Cleopatra.
* Còn tiếp...
Nguồn: National Geographic Tác giả: Chip Brown Ảnh: George Steinmetz Công Khanh dịch
Bí ẩn lăng mộ nữ hoàng Cleopatra: Sau 2000 năm vô vọng, các nhà khảo cổ đã tiến rất gần! (P2)
Công Khanh |
0
Ảnh minh họa.
Các nhà khảo cổ đang tiến rất gần đến việc giải mã bí ẩn hàng
ngàn năm về lăng mộ Nữ hoàng Cleopatra. Bài viết của Chip Brown, phóng
viên tạp chí lừng danh National Geographic.
Nỗi ám ảnh của cô gái phản đối cha mình gọi Cleopatra là "lẳng lơ"
...Gần
đây, một ngôi đền tại sa mạc ở ngoại ô Alexandria đã trở thành tâm điểm
của một cuộc tìm kiếm khác, khi một người tự hỏi rằng liệu một người
giỏi tính toán và có tầm nhìn xa như Cleopatra có thể cho xây dựng lăng
mộ của mình ở một nơi có ý nghĩa tâm linh hơn là trung tâm thành phố
Alexandria hay không, nơi mà bà có thể an nghỉ bên cạnh Antony yêu dấu
mà không lo bị quấy rầy?
Vào tháng 11 năm 2006 tại
văn phòng của Zahi Hawass, lúc đó là tổng thư ký Hội đồng cổ vật tối cao
tại Cairo (Ai Cập), ông chia sẻ với vẻ hào hứng: "Chúng tôi đang tìm
kiếm lăng mộ của Cleopatra".
Nhiệm vụ đặc biệt này được
bắt đầu khi một người phụ nữ từ Cộng hòa Dominica tên là Kathleen
Martinez liên lạc với ông vào năm 2004 và chia sẻ một giả thuyết rằng:
Cleopatra có thể được chôn cất trong một ngôi đền sụp đổ ở Taposiris
Magna (nay là Abu Sir), một thị trấn sa mạc ven biển cách Alexandria 45
km về phía Tây.
Nằm giữa Địa Trung Hải và hồ Mareotis,
thành phố cổ Taposiris Magna từng là một thị trấn cảng nổi tiếng trong
thời gian Cleopatra trị vì. Nhà địa lý Strabo, người từng sống ở Ai Cập
vào năm 25 TCN, đã đề cập rằng Taposiris thường xuyên tổ chức một lễ hội
lớn hàng năm, rất có thể là để vinh danh thần Osiris.
"Trước
đây, chúng tôi nghĩ rằng Cleopatra đã được chôn cất ở Alexandria, trong
khu lăng mộ hoàng gia," Hawass nói. Tuy nhiên, theo thời gian, Martinez
đã thuyết phục ông với một giả thuyết khác, đáng để khám phá: Cleopatra
đủ thông minh để đảm bảo bà và Antony được chôn cất ở một nơi bí mật để
không ai có thể làm xáo trộn cuộc sống vĩnh hằng của họ.
Kathleen
Martinez có bằng luật học ở tuổi 19, từng giảng dạy khảo cổ học tại Đại
học Santo Domingo. Nỗi ám ảnh của cô với Cleopatra khởi nguồn từ một
cuộc tranh luận với cha mình vào năm 1990, khi cô 24 tuổi.
Cha
của cô, Fausto Martínez, một giáo sư và học giả pháp lý, bình thường
vốn rất cẩn trọng khi phán xét, đã lăng mạ nữ hoàng nổi tiếng như một
người đàn bà lẳng lơ.
"Sao cha lại có thể nói như vậy?",
cô phản đối. Kathleen lập luận rằng bộ máy tuyên truyền của La Mã cổ
đại, với nhiều thế kỷ hạ thấp địa vị của người phụ nữ, đã cố tình bóp
méo hình tượng của nữ hoàng Cleopatra. Cuối cùng, sau một giờ tranh
luận, giáo sư Martínez đã thừa nhận rằng ý kiến của ông về Cleopatra có
thể không công bằng.
Một
bức tượng đá (từ thế kỷ thứ III TCN) hơi lớn hơn một chút so với kích
thước người thật, mặc trang phục điển hình của những người dòng dõi
hoàng tộc Ptolemy. Nữ hoàng Cleopatra xuất thân từ dòng dõi này.
"Tôi sẽ tìm ra bà ấy"
Kể
từ đó, Martinez quyết tâm tìm hiểu mọi thứ về vị nữ hoàng nổi tiếng. Cô
đã xem xét các văn bản kinh điển, đặc biệt là tài liệu của Plutarch về
liên minh của Mark Antony với Cleopatra.
Dường như người
La Mã đã cố tình mô tả Cleopatra như là một kẻ độc tài đồi bại và dâm
dục hơn là một chính trị gia đầy lôi cuốn, người đã biết tận dụng những
cuộc đấu đá nội bộ giữa những phe phái của siêu cường La Mã để bảo vệ
quyền tự trị của Ai Cập.
Bên cạnh đó, rất có thể các nhà nghiên cứu hiện đại đã bỏ lỡ những manh mối quan trọng về nơi Cleopatra được chôn cất.
"Bạn
không thể tìm thấy bất cứ thông tin gì trong các văn bản cổ đại về nơi
Cleopatra được chôn cất", Martinez nói. "Nhưng tôi tin rằng bà ấy đã
chuẩn bị mọi thứ, từ cách bà ấy sống cho tới cách bà ấy chết và cách bà
ấy muốn được tìm thấy".
Năm 2004, cô đã gửi email cho
Hawass nhưng không nhận được hồi âm. Martinez tiếp tục tấn công ông bằng
hàng loạt email tiếp theo, lên tới hàng trăm cái theo ước tính của cô.
Một lần nữa, không có hồi âm. Cuối cùng, cô quyết định đến Cairo để gặp
vị Tổng thư ký Hội đồng cổ vật tối cao ở Cairo thông qua một hướng dẫn
viên từng làm việc cho Hội đồng cổ vật tối cao.
Phần đầu của một bức tượng được cho là nữ hoàng Cleopatra.
"Cô
là ai và cô muốn gì?", Hawass hỏi khi Martinez đến văn phòng của mình
vào mùa thu năm 2004. Cô không thể giải thích rằng mình đang tìm kiếm
Cleopatra bởi lo ngại rằng ông sẽ gộp cô vào với những thành phần tin
rằng người ngoài hành tinh đã xây dựng các kim tự tháp!
"Tôi
muốn đến những nơi không mở cửa cho công chúng", Martinez giải thích.
Hawass cho phép cô đến thăm các di tích khảo cổ ở Alexandria, Giza và
Cairo.
Trở về Ai Cập vào tháng 3 năm 2005, Martinez gọi
cho Hawass để báo tin rằng cô đã được bổ nhiệm làm đại sứ văn hóa của
Cộng hòa Dominica. Ông cười và nói rằng cô còn quá trẻ để trở thành một
đại sứ.
Cô nói với ông rằng cô đã đến thăm Taposiris
Magna vào năm ngoái và muốn quay trở lại. Có những tàn tích của một nhà
thờ Coptic ở đó, và người Dominica rất quan tâm đến lịch sử của Kitô
giáo. Hawass đồng ý.
Sau khi đi xung quanh và chụp ảnh ở khu di tích, cô gọi điện lại cho Hawass. "Cô có hai phút", ông nói.
Đã đến lúc thả mạng che mặt. Martinez giải thích với ông rằng cô muốn khai quật Taposiris.
"Tôi có một giả thuyết," cô nói, và cuối cùng thổ lộ rằng cô nghĩ Taposiris Magna chính là nơi Cleopatra được chôn cất.
"Gì?" Hawass sửng sốt.
Một
nhóm các nhà khảo cổ Hungary vừa mới kết thúc khai quật tại địa điểm
này, và các nhà khảo cổ học Pháp đã khai quật các bồn tắm La Mã ngay bên
ngoài các bức tường của ngôi đền. Một kế hoạch đang chờ để biến
Taposiris Magna thành một điểm thu hút khách du lịch.
"Cho tôi hai tháng", Martinez quả quyết. "Tôi sẽ tìm ra bà ấy".
* Còn tiếp...
Nguồn: National Geographic Tác giả: Chip Brown Ảnh: George Steinmetz Công Khanh dịch
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét