Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 67
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cuộc chiến bảo vệ đảo Malta
Trận hải chiến nhấn chìm tham vọng bá chủ Địa Trung Hải của Italy
Biên đội tàu chiến hùng hậu của Italy mở chiến
dịch tập kích đội tàu hộ tống Anh trên Địa Trung Hải nhưng hứng chịu
thất bại nặng nề.
Thiết giáp hạm Vittorio Veneto của hải quân Italy khai hỏa. Ảnh: Wikipedia.
Mùa xuân năm 1941, nhà độc tài Italy Benito Mussolini cho rằng đã
đến lúc thực hiện tham vọng biến Địa Trung Hải thành ao nhà để xây dựng
đế chế La Mã thứ hai. Ở thời điểm đó, phát xít Đức đã xâm chiếm Pháp,
còn Nga và Mỹ vẫn chưa tham chiến, theo National Interest.
Phe Đồng minh chỉ còn lại Anh, nhưng hải quân nước này phải dàn mỏng để
vừa đối phó với tàu ngầm U-boat Đức ở Đại Tây Dương, vừa phải hộ tống
các đoàn tàu tiếp tế cho lực lượng viễn chinh ở Ai Cập và Malta trước nguy cơ bị tàu chiến Đức tập kích.
Đúng thời điểm đó, Hy Lạp gia nhập phe Đồng minh. Để bảo vệ Hy Lạp trước
các quân đoàn Panzer của Hitler, thủ tướng Anh Winston Churchill quyết
định điều quân bằng đường biển đến hỗ trợ Athen và hải quân Anh được
giao nhiệm vụ hộ tống lực lượng này.
Tuy nhiên, để đến Hy Lạp, đội tàu Anh phải đi qua khu vực nguy hiểm gần
Italy. Dù là nước yếu nhất phe Trục, Italy lại có hải quân hùng mạnh tập
trung ở giữa Địa Trung Hải, có thể hoạt động gần các cảng của nước này
dưới sự cảnh giới của nhiều máy bay từ căn cứ mặt đất tại Italy và
Sicily.
Để thực hiện tham vọng bá chủ Địa Trung Hải của mình cũng như tuân thủ
yêu cầu từ phía Đức, Mussolini ra lệnh cho hải quân Italy tấn công đội
tàu hộ tống của Anh. Ngày 26/3/1941, hải quân Italy phát động
chiến dịch Gaudo, huy động lực lượng lớn gồm thiết giáp hạm Vittorio
Veneto, 6 tàu tuần dương hạng nặng và 17 khu trục hạm tham gia.
Theo chuyên gia quân sự Michael Peck, hải quân Anh giành được lợi thế
khi chặn thu và giải mã tín hiệu liên lạc giữa Đức với Italy, biết được
kế hoạch tác chiến của tàu chiến Italy trước khi chúng rời cảng.
Bản đồ trận chiến ngoài khơi đảo Crete. Ảnh: Naval History.
Vì thế, hải quân Anh cũng triển khai hai thiết giáp hạm, 7 tuần dương
hạm hạng nhẹ, 17 khu trục hạm và tàu sân bay Formidable tham gia đoàn hộ
tống. Lực lượng tình báo tín hiệu của Italy phát hiện ra tàu sân bay
Anh, nhưng đô đốc Angelo Iachino vẫn cho tiến hành chiến dịch.
Sáng 28/3, tàu tuần dương hạng nặng của Italy phát hiện nhóm tàu tuần
dương Anh ở ngoài khơi đảo Crete nên quyết định đuổi theo và bắn 535 quả
đạn pháo 203 mm, nhưng đều trượt mục tiêu do hệ thống kiểm soát hỏa lực
lạc hậu. Sợ bị rơi vào bẫy, lực lượng Italy quay đầu trở lại phía các
thiết giáp hạm, trong khi các tàu Anh chuyển hướng đuổi theo phía sau.
Đô đốc Andrew Cunningham, chỉ huy đoàn hộ tống Anh, nhận thấy
thiết giáp hạm của ông không thể đuổi kịp tàu chiến Italy nên đã ra lệnh
cho chiến đấu cơ trên tàu sân bay Formidable xuất kích. Các chiến đấu
cơ Swordfish đã đuổi kịp và phóng ngư lôi trúng chân vịt của thiết giáp hạm Vittorio Veneto khiến nó không thể tiếp tục cơ động.
Ngư lôi từ chiến đấu cơ Swordfish tiếp tục bắn nổ nồi hơi của tuần dương
hạm hạng nặng Pola, khiến con tàu chết máy trên biển. Chỉ huy hải quân
Italy quyết định điều hai tuần dương hạm và 4 khu trục hạm tới để cứu
kéo tàu Vittorio Veneto về căn cứ mà không hề biết rằng hạm đội Anh đang phục kích ở gần đó.
Phát hiện đội tàu chiến Italy tiến tới trong đêm tối, Đô đốc
Cunningham ngay lập tức ra lệnh cho ba thiết giáp hạm của mình đồng loạt
khai hỏa trực diện, bắn chìm các tuần dương hạm hạng nặng và hai khu
trục hạm Italy.
HMS Formidable góp công lớn trong chiến thắng của Anh. Ảnh: Wikipedia.
Bị mất ba tàu tuần dương hạng nặng trong một trận hải chiến là
thảm họa thực sự với hải quân Italy, khiến giấc mộng bá chủ Địa Trung
Hải của Mussolini tan thành mây khói.
Trận hải chiến ở Mũi Matapan cũng có tác động rất lớn, khiến hải quân
Italy nhận ra họ không thể dựa vào các chiến đấu cơ trên bộ nhưng lại
không có tàu sân bay để lấp khoảng trống này. Việc không được trang bị
radar cũng khiến chiến hạm Italy gặp bất lợi khi chiến đấu ban đêm. Với 4 thiết giáp hạm còn lại, hải quân Italy không đủ sức đối đầu với hải quân Anh trong thời gian còn lại của Thế chiến II.
Duy Sơn
Chiến hạm Anh 'giả chết' lừa diệt tàu ngầm Đức
Sau khi bị trúng ngư lôi, HMS Stock Force đã nghi binh để dụ tàu ngầm U-boat nổi lên trước khi tung hỏa lực tiêu diệt.
Các thủy thủ Anh trên một chiếc Q-ship
Trong thế chiến I, để đối phó với tàu ngầm U-boat của Đức, hải quân Anh
đã chế tạo lớp tàu Q-ship, chiến hạm được vũ trang hạng nặng nhưng có vẻ
ngoài giống tàu hàng. Q-ship sẽ dụ tàu ngầm đối phương nổi lên bằng
cách giả vờ sắp chìm hoặc bị hư hại, sau đó tung đòn tấn công từ hệ
thống hỏa lực áp đảo trên tàu, theo War History.
Minh chứng thành công cho chiến thuật này là tàu HMS Stock Force do
trung úy Harold Auten thuộc lực lượng dự bị hải quân Anh chỉ huy. Ngày
30/7/1918, một tàu ngầm Đức bắn ngư lôi trúng HMS Stock Force ở eo biển
Manche, cách bờ biển Devon khoảng 40 km.
Quả ngư lôi đánh trúng phía trước tàu, khiến nhiều mảnh vỡ bay lên không
trung, nhiều sĩ quan và thủy thủ bị thương, khẩu đội pháo phía trước
cũng bị vô hiệu hóa. Phần mũi tàu bị hỏng bắt đầu chúi xuống biển. Trên
boong, bác sĩ G.E Strahan cứu chữa những người bị thương giữa làn nước
ngập đến hông.
Theo sử gia Barney Higgins, sự hoảng loạn này nằm trong chiến thuật nhử
mồi của Q-ship. Một nhóm thủy thủ có nhiệm vụ giả vờ bỏ tàu để dụ chiếc
U-boat đối phương nổi lên.
Sự hoảng loạn trên tàu HMS Stock Force diễn ra như thật dưới sự chỉ huy
của một trung úy thợ máy, người bị thương trong đợt tấn công đầu tiên.
Trên các xuồng nhỏ, người thợ máy và đồng đội thoát ly khỏi tàu mẹ bị
hỏng. Khi họ chèo được 800 m, tàu ngầm Đức từ từ nổi lên mặt nước.
Tàu HMS Stock Force trước khi rời cảng. Anh: War History.
Trong khi đó, thuyền trưởng Harold Auten vẫn ở nguyên vị trí trên tàu
cùng hai khẩu đội pháo không bị hư hỏng. Ở phần mũi tàu bị vỡ, một thành
viên khẩu đội pháo bị kẹt dưới đống đổ nát. Nước vẫn dâng lên xung
quanh, nhưng trung úy Auten và đồng đội hiểu rằng tiến hành cứu hộ sẽ
làm hỏng kế hoạch nhử mồi đang rất thành công.
Người lính bị thương nằm im, dũng cảm chấp nhận số phận. Kíp tàu ngầm
Đức rất cảnh giác trước cái bẫy này, nhưng khi thấy tàu Anh đang chìm,
họ tin rằng nó chỉ là một tàu tiếp tế và là miếng mồi ngon cho chiếc
U-boat uy lực. Khi quan sát xuồng nhỏ trở lại HMS Stock Force, thuyền
trưởng tàu ngầm Đức ra lệnh áp sát tàu địch cho đến khi còn cách 274 m.
Trung úy Auten vẫn chưa ra lệnh khai hỏa. Ông chờ cho đến khi tàu ngầm
Đức tiến vào tầm bắn hiệu quả của hai khẩu pháo rồi mới phát lệnh tấn
công, 40 phút sau khi tàu bị trúng ngư lôi. Hai khẩu pháo trên HMS Stock
Force nã liên tiếp ba phát đạn, biến tàu ngầm Đức từ kẻ săn mồi trở
thành con mồi.
Phát bắn đầu tiên phá hủy một kính tiềm vọng trên chiếc U-boat, phát thứ
hai trúng tháp chỉ huy khiến nó nổ tung, làm lính Đức bên trong văng
lên cao, trong khi phát thứ ba xé rách phần thân tàu ngầm nổi trên mặt
nước.
Nước biển ồ ạt tràn vào tàu ngầm Đức thông qua lỗ thủng. Chiếc tàu ngầm
U-boat không thể bắn trả khi phần mũi bắt đầu ngóc lên khỏi mặt nước,
còn phần đuôi từ từ chìm xuống. Các khẩu pháo trên HMS Stock Force tiếp
tục dội mưa đạn vào tàu ngầm đối phương cho đến khi nó chìm hẳn.
Ụ pháo được giấu kín trên lớp Q-ship. Ảnh: War History.
HMS Stock Force trụ vững gần 4 giờ rồi mới chìm. Các thủy thủ tìm mọi
cách để giữ cho tàu nổi đến khi nhóm cứu hộ gồm một tàu kéo và hai tàu
phóng lôi đến nơi. Sau khi thủy thủ được sơ tán, chiếc tàu cũng chìm
xuống đáy biển.
Pháo thủ bị mắc kẹt dưới đống đổ nát phía trước tàu cũng được cứu kịp
thời khi gần chết đuối, sau đó được ca ngợi vì lòng dũng cảm. Với sự chỉ
huy tỉnh táo, thuyền trưởng Harold Auten giành thắng lợi nhờ kết hợp
chiến thuật nghi binh của lớp Q-ship với sự dũng cảm cá nhân và đồng
đội.
Auten được trao tặng huân chương Victoria vì thành tích chiến đấu. Tuy
nhiên, Q-ship là bí mật quân sự của Anh, điều đó khiến rất ít người biết
tới trận đánh của ông và HMS Stock Force.
Danh tiếng của Auten chỉ được biết đến sau chiến tranh. Ông đã viết một
cuốn sách về tàu Q-ship, thậm chí đóng phim câm về HMS Stock Force.
Auten trở lại phục vụ hải quân Anh trong Thế chiến II và sống sót khi
chiến tranh kết thúc, sau đó định cư ở Mỹ và qua đời năm 1964 ở tuổi 73.
Duy Sơn
Cuộc chiến bảo vệ Malta - Kỳ 1
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, tháng 6/1940, hòn
đảo Malta vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với quân Đồng minh. Một mặt,
đây là căn cứ cuối cùng của Đồng minh ở Địa Trung Hải, nằm trên tuyến
hải vận xương sống không chỉ để giúp vận chuyển quân lính mà còn giúp
triển khai các cuộc phản công phe Phát xít. Mặt khác, nó chính nơi đóng
quân của Hạm đội Địa Trung Hải Hải quân Hoàng gia Anh, những người điều
phối hoạt động hải quân Đồng minh trong khu vực.
MỤC TIÊU CỦA QUÂN PHÁT XÍT
Malta
cách đảo Sicily 117 dặm và cách đất liền Italy tới 400 dặm. Chế độ phát
xít của Benito Mussolini tuyên chiến với các quốc gia Đồng minh vào
ngày 10/6 và đứng về phía Đế chế thứ 3 của Hitler. Tình hình ấy bất ngờ
đặt hòn đảo nhỏ này vào gọng kìm của một kẻ thù mới. Thậm chí trụ sở của
Hạm đội Địa Trung Hải Hải quân Anh phải nhanh chóng rời sang Alexandria
để đảm bảo an toàn. Tới giữa thế kỷ 20, Malta không còn là một thành
trì kiên cố nữa, nó đã trở thành một trung tâm thương mại trong một khu
vực ngày càng nóng hơn về mặt kinh tế. Nói cách khác, Malta giờ rất khó
phòng thủ được.
Máy bay Savoia - Marchetti của Italy.
Tuy
nhiên, quân Đồng minh vẫn buộc phải bảo vệ hòn đảo này. Dù hòn đảo gần
với Italy, còn các lực lượng không quân và hải quân của nước này đặt
ngay tại Sicily, việc đánh mất quyền kiểm soát Malta và tuyến đường vận
tải trên biển gần như chắc chắn ngay lập tức nối giáo cho chiến dịch của
phe Trục ở Bắc Phi. Ngay khi Mussolini đưa Italy vào chiến tranh, hắn
đã cho đẩy mạnh hoạt động quân sự trên khắp Địa Trung Hải. Italy hiểu rõ
chìa khóa để nắm lấy Malta và phần còn lại của khu vực không phải là
trên biển, mà là từ trên không.
Không quân
Italy lập tức mở một chiến dịch ném bom trên khắp Malta. 55 chiếc Savoia
- MarchettiSM 79 đã dội 142 quả bom xuống Hal Far, Ta’Qali và Luqa - 3
sân bay quân sự chính trên đảo. Với 20 chiếc chiến đấu cơ Macchi C200
bay hộ tống, cuộc ném bom diễn ra đầy bất ngờ. Vài giờ sau, đợt tấn công
thứ hai bắt đầu từ Sicily khi 38 chiếc máy bay ném bom và 12 chiến cơ
gần như san bằng cả thủ đô Valletta. Diễn ra trên độ cao 6.100 m, phi
đội này gần như không gặp phải sự kháng cự nào từ trên không lẫn trên
mặt biển. Tổng cộng 8 cuộc nã bom đã được tiến hành trên khắp Malta chỉ
trong hơn 1 ngày.
Một tàu hàng bị không quân Đức tấn công ở Valleta.
Sức
kháng cự yếu kém của Malta chính là hậu quả của việc bộ chỉ huy Đồng
minh ngày càng ít ưu tiên hòn đảo này hơn khi mà chiến tranh đang bùng
nổ ở nhiều nơi khác. Chỉ có một sự hiện diện hải quân mờ nhạt xung quanh
vùng biển của hòn đảo này, bên cạnh vài chiếc máy bay Sea Gladiator cũ
kĩ đóng tại đây. Các cuộc ném bom diễn ra quá nhanh tới mức phi công của
Không quân Hoàng gia Anh (RAF) không kịp trở tay.
Cuộc bao vây
RAF
tỏ ra chậm chạp trước những cuộc tấn công chớp nhoáng của Không quân
Italy (IAF). Trong 10 ngày diễn ra cuộc vây hãm, một nhóm 4 máy bay 2
tầng Sea Gladiator được giao nhiệm vụ bảo vệ vùng trời của hòn đảo. Dù
bị áp đảo về quân số, chỉ 2 trong số này bị bắn rơi trước khi viện binh
gồm 12 máy bay ném ngư lôi Fairey Swordfish bất ngờ xuất hiện vào ngày
19/6 từ miền nam nước Pháp. Những chiếc máy bay mới này đã giúp củng cố
hàng phòng không vốn yếu ớt của Malta trước khi một nhóm máy bay Hawker
Hurricanes được điều đến nơi vào đầu tháng 7 để lập nên phi đội 261 của
RAF.
Có nhiều máy bay hơn, RAF có cơ hội đầy
lùi quân Italy rõ rệt hơn. Nhưng cuộc chiến này cũng đã khiến cả hai
tiêu hao lực lượng, chịu nhiều thiệt hại lớn. Trong tháng 8, nhiều đợt
máy bay Hawker Hurricane viện trợ đã xuất hiện, nhưng một nỗ lực đưa 17
chiếc loại này đến Malta vào ngày 17/11/1940 đã thất bại khi 8 chiếc đã
bị mất tích. Chúng không bị bắn hạ trên bầu trời, mà đơn giản là đã bay
quá xa về phía tây và không còn đủ nhiên liệu để tới Malta.
Tuy
nhiên, dù có số lượng vượt trội, IAF cũng không quá mạnh và hiệu quả
như những gì chiến dịch mở màn của họ cho thấy. Máy bay của IAF không
nhanh và cũng không chất lượng như những chiếc máy bay của Đức, vì thế
số lượng tương đối ít máy bay phòng thủ Malta vẫn có thể đứng vững trước
các cuộc tấn công của Italy. Trong khi hải quân của Mussolini cũng tỏ
ra kém cỏi tương tự trong nỗ lực đổ bộ quân, quân Đồng minh lại liên tục
tiến hành củng cố lực lượng. Như thế, dù rất nỗ lực, Italy vẫn không
chứng minh được sức mạnh đáng sợ thực sự.
Nhận
ra không quân của Mussolini không thể chiếm được Malta và khu vực xung
quanh, Hitler đã ra lệnh đặt thủy lôi trên bờ biển Tripoli để đẩy lùi
các cuộc công kích của Đại tá hải quân Anh Agnew. Tháng 12/1941, đội đặc
nhiệm Force K của Hải quân Hoàng gia Anh bị dính bẫy thủy lôi gần cảng
Tripoli và nhiều tàu đã bị đánh chìm hoặc hư hại nặng nề. Hitler tiếp đà
đó ra lệnh thành lập bộ chỉ huy Luftflotte 2 ở Sicily vào tháng 1/1942
để phá vỡ hàng phòng thủ của Malta. Những chiếc máy bay của Không quân
Đức (Lufwaffe) được điều đến và cuộc vây hãm Malta lần thứ hai nổ ra.
Trần Anh
Cuộc chiến bảo vệ Malta-Kỳ cuối
Tới lúc này, những chiếc máy bay của Anh bảo vệ vùng
trời Malta gần như không thể hoạt động tốt được nữa. Những chiếc Hawker
Hurrican đã quá đát và thiếu phụ tùng thay thế không còn ở trong tình
trạng tốt để chiến đấu. Trong khi đó, IAF có máy bay mới hơn, nhưng các
phi công của họ lại trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm hơn so với quân Anh.
CUỘC VÂY HÃM THỨ HAI
Tháng
1/1942, mọi chuyện đã có diễn biến mới. Một phi đội Messerschmitt Bf
109 E-7 của Đức xuất hiện và hủy diệt lực lượng của RAF. Chúng gần như
chẳng bị xây xước gì trong cuộc tấn công mở màn, trong khi người Anh để
mất tới 42 máy bay (20 trong số đó bị phi công nổi tiếng Joachim
Muncheberg bắn hạ).
Được
củng cố bằng sự hiện diện của máy bay Đức, chiến dịch của phe Trục nhằm
chiếm Malta lại được đẩy mạnh. Mọi nỗ lực cứu viện Malta đều bị quân
Đức nhấn chìm trước khi tới được hòn đảo. Trên bầu trời Malta, phe Trục
đã tiến hành hơn 200 cuộc tấn công trong 2 tháng.
Máy bay Spirfire ở Bắc Phi.
Hai
tháng sau, Hitler tận dụng tình hình bi đát của quân Đồng minh ở Địa
Trung Hải, ra lệnh quân đoàn số 10 bảo vệ các đường tiếp tế của phe
Trục. Họ được giao trọng trách tiêu diệt bất kỳ nỗ lực nào nhằm đưa tiếp
viện vào Malta, buộc tuyến phòng thủ của Malta phải đổ vỡ.
Sự
thống trị của quân Đức trên bầu trời Malta gần như là tuyệt đối. Trong
thời gian diễn ra chiến dịch kéo dài hàng tháng trời, Luftwaffe đã thả
2.500 tấn bom xuống hòn đảo này, đánh sập hơn 2.000 công trình dân sự
(so với chỉ 300 tòa nhà bị phá hủy do cuộc tấn công của quân Italy).
Tinh thần của người dân Malta xuống rất thấp. Theo các số liệu hồi đó,
đã có tới 60.000 người rời bỏ các thành phố lớn của Malta để tìm kiếm
nơi trú ẩn an toàn ở thôn quê. Ở lại những nơi như Valleta đơn giản là
quá nguy hiểm.
Sự trỗi dậy của quân Anh
Thành
công liên tiếp đã khiến quân Đức phần nào tự mãn. Điều này cho phép
người Anh lén tuồn vào Malta một chút quân nhu và phụ tùng cho những
chiếc máy bay không còn lành lặn của họ. Tới tháng 4, Hitler đã gọi về
phần lớn quân đoàn số 10 cho các chiến dịch ở Hy Lạp và Nam Tư.
Cảnh đổ nát ở thủ đô Valleta sau những cuộc đánh bom.
Trong
khi chiến dịch của quân Anh được tiến hành để thực hiện các cuộc phản
công nhằm lấy lại vùng biển Malta, hàng phòng thủ của RAF bất ngờ trở
nên có sức sống nhờ một loạt máy bay tăng viện mới, trong đó có cả những
chiếc Hurrican Mc IIC trang bị súng thần công. Đầu tháng 8, Malta đã có
75 máy bay chiến đấu và 230 khẩu pháo. Là một căn cứ khởi động cho các
cuộc tấn công chống phe Trục ở Bắc Phi, tổng cộng có 514 chiến đấu cơ
bay qua Malta.
Với
việc Malta giờ đây đã ổn định hơn, mục tiêu là phải phá vỡ các tuyến
tiếp vận của Đức ở Bắc Phi. Cùng với các đơn vị tàu ngầm của Hải quân
Hoàng gia Anh, RAF tập trung tấn công mọi lực lượng của Đức hay Italy
dám đi gần Malta. Vào cuối tháng 9/1941, quân Anh đã đánh chìm được 108
tàu của phe Trục.
Chiến
dịch của nguyên soái Đức Rommel ở Bắc Phi gặp khó khi quân Anh đã làm
rối loạn đường tiếp vận cho các cuộc tấn công của họ. Đáp lại, Đức cho
không quân quay trở lại một phần Địa Trung Hải. Với dự đoán mặt trận
Liên Xô sẽ sụp đổ bất kỳ lúc nào, quân đoàn số 2 của Đức đã được điều
đến Sicily vào tháng 1/1942. Tổng cộng 88 chiến đấu cơ đã tham chiến,
tiêu diệt lực lượng tấn công gồm những chiếc Hurricane của RAF. Tới
tháng 3/1942, 20 máy bay của RAF đã bị bắn hạ.
Một
lần nữa, hòn đảo Malta lại là nạn nhân của các cuộc ném bom của cả Đức
lẫn Italy. Mục tiêu của họ vừa là các địa điểm quân sự lẫn dân sự. Đặc
biệt, Ta’Qali đã hứng chịu tới 841 tấn bom vì quân Trục tin rằng người
Anh có một nhà chứa máy bay ngầm tại đó.
Vào
giai đoạn này, những chiếc Hurricane tỏ ra vô dụng. Vì thế, ngày
7/3/1942, 15 chiếc Supermarine Spitfire Mark V đã được Anh điều đến
Malta. Bất ngờ, quân Anh ở Malta lại có những chiếc chiến đấu cơ không
chỉ nhanh hơn của Đức, mà còn hữu dụng hơn. Tuy thế, nó cũng không thay
đổi được chiều hướng cuộc chiến. Máy bay của Đức và Italy thậm chí còn
tấn công dữ dội hơn. Tới ngày 21/4/1942, chỉ còn 27 chiếc Spitfire còn
sử dụng được (tới đêm hôm đó chỉ còn 17 chiếc). Quân Đồng minh không thể
cử đủ Spitfire hay các phi công lão luyện đến kịp. Tới tháng 5, Malta
đã có đủ 5 phi đội Spitfire, nhưng phe Trục thậm chí còn có lực lượng
mạnh nhất từ trước tới giờ và liên tục đánh bại quân Đồng minh.
Tuy
nhiên, những diễn biến ở các nơi khác đã khiến tình hình đổi thay, làm
ưu thế trên không của Đức giảm dần. Ở sa mạc Ai Cập, quân đoàn châu Phi
của Rommel kêu gọi viện binh để hoàn thành chiến dịch Bắc Phi. Điều này
có nghĩa sự hiện diện không quân ở khu vực Sicily của Đức dần được hạ
thấp.
Khi
tháng 8 đến, lực lượng không quân phe Trục giảm đi khi không quân Đức
chuyển hướng sang Bắc Phi và Đông Âu. Mặt khác, Malta tận dụng cơ hội
này để tăng cường sức mạnh. Tổng cộng 163 chiếc Spitfire được điều đến
hòn đảo và 120 chiếc sẵn sàng chiến đấu. Không quân Đức nỗ lực tất cả,
nhưng 46 máy bay của họ cũng bị bắn hạ, trong khi chỉ có 23 chiếc
Spitfire bị tiêu diệt. Cả hai bên đều thiệt hại, nhưng rõ ràng phe Trục
đang gặp vấn đề lớn hơn.
Khi
những chiếc Spitfire được điều đến ngày càng nhiều, cùng với uy thế của
tàu ngầm Anh trên biển, rốt cuộc hàng phòng thủ Malta đã chịu bớt áp
lực. Cuộc tấn công của Rommel ở Ai Cập đang gặp rắc rối, và việc chiếm
lấy Malta giờ trở nên quá tốn kém cho toàn bộ quân Trục. Ngày 16/10,
cuộc không kích được ra lệnh ngừng lại. Khi quân Liên Xô mở cuộc phản
công trong trận Stalingrad và khi quân Đồng minh tiến sâu vào Bắc Phi,
cuộc vây hãm Malta chấm dứt hoàn toàn. Malta, bị hành hạ trong nhiều
năm, cuối cùng đã chiến thắng.
(#wanderlusttips
#Malta) Đảo quốc xinh đẹp trên biển Địa Trung Hải chỉ cách các thành
phố lớn của Châu Âu khoảng 3h bay, là điểm đến lý tưởng cho bất cứ ai
yêu những bờ biển xanh thẳm, thích khám phá văn hóa, kiến trúc và lịch
sử lâu đời của xứ sở nắng ấm này.
Nhà thờ St. John Valleta
Đây là nhà thờ các hiệp sĩ dòng Đền, là
một nơi linh thiêng nhất của quốc đảo xinh đẹp, và cũng là một trong
những công trình kiến trúc ba rốc lộng lẫy nhất Châu Âu.
Bên ngoài được thiết kế đơn giản nhưng
trang nghiêm, bên trong, trái ngược, lấp lánh với các họa tiết phủ vàng,
đá cẩm thạch và sơn.
Nhà thờ thiết kế bởi các kiến trúc sư
quân đội những người đã xây dựng nên thủ đô Valleta như là thành lũy của
các hiệp sĩ Malta vào những năm 1570.
Thậm chí sàn nhà cũng là một tác phẩm
nghệ thuật vĩ đại vẽ vô số những hầm mộ trên mặt đá cẩm thạch nhiều màu.
Du khách nữ sẽ được yêu cầu không đi giầy cao gót vào đây để tránh làm
hư hại tác phẩm này.
Không gian bên trong được chia ra làm 8
nhà nguyện thờ 8 nhóm hiệp sĩ của Malta, nhà nguyện nào cũng nổi bật với
trang trí sang trọng. Mới được tu sửa gần đây, nên không gian bên trong
có vẻ càng thêm lấp lánh hơn.
Hướng dẫn bằng giọng nói giúp bạn tìm ra
những điểm nổi bật nhất trong vô số các trang trí và những tác phẩm thị
giác tràn ngập không gian bên trong của nhà thờ. Đừng bỏ lỡ nhà nguyện
nơi trưng bày bức tranh lớn nhất và là bức duy nhất có chữ ký của danh
họa Caravaggio, vẽ lại cảnh tượng chặt đầu thánh John.
Lưu ý: bạn sẽ không được đi lại tự do hay chụp ảnh bên trong nhà thờ.
Giá vé vào cửa: 6,3USD
Tham khảo: stjohnscocathedral.com
Đi bộ khám phá thủ đô lịch sử Valleta
Thủ đô Valleta là được xây nên bởi các
hiệp sĩ của thánh John sau khi họ suýt mất quần đảo vào tay đế chế
Ottoman trong trận chiến Great Siege diễn ra vào năm 1565.
Thành phố được xây dựng trên những tảng
đá cằn cỗi của bán đảo, là một tác phẩm nghệ thuật của kiến trúc quân sự
gồm vô số các công sự kiên cố. Cũng nhờ vậy mà hàng trăm năm sau, không
còn một đế chế nào nhăm nhe xâm lược quốc đảo bé nhỏ này. Các công sự
tạo nên một pháo đài bất khả xâm phạm bao quanh thành phố ngày nay trở
thành địa điểm thú vị để đi dạo ngắm nhìn vẻ xinh đẹp và thanh bình của
Valleta, ngắm nhìn cả cầu cảng hai bên sườn thành phố.
Đường đi bộ hình vòng cung nên bạn có
thể bắt đầu ở bất cứ đâu cũng được song thường thì hành trình dạo quanh
công sự cổ xưa của Valleta sẽ bắt đầu từ City Gate – cổng chính vào thủ
đô.
Kiến trúc Valleta tuyệt đẹp, không bị
lem nhem bởi chỉ có màu chủ đạo là màu kem của gạch đá và màu xanh lá
cây của các ban-công và khung cửa sổ bằng gỗ.
Tour đi thuyền quanh Grand Harbour
Bến cảng lịch sử này cũng là trung tâm
trận chiến Great Siege thế kỷ 16 nơi mà hơn 2.000 hiệp sĩ Malta và hàng
trăm thường dân cùng hợp sức đẩy lùi cuộc tấn công của đế chế người Thổ
Ottoman và cũng là trung tâm của những sự kiện lớn diễn ra trong Chiến
tranh thế giới II. Bến cảng này là nơi đóng quân trên biển Địa Trung Hải
của Hải quân hoàng gia Anh Quốc cho tới những năm 1970.
Không còn gì tuyệt hơn thăm thú cảng
Grand Habour bằng một chuyến taxi đường thủy – hay theo tiếng Malta thì
người ta gọi là dghajsa. Trước đây, đó là hàng trăm con thuyền gỗ nhỏ
sơn đủ màu sắc dùng để chuyển thủy thủ từ tàu lớn lên bờ. Ngày nay, chỉ
còn lại vài chiếc như thế, còn lại người ta thay thế hết bằng xuồng máy.
Những chiếc thuyền như vậy ngày nay chỉ còn phục vụ cho những nhóm du
khách nhỏ yêu thích khám phá Valleta một cách chậm rãi. A&S Water
Taxis cung cấp dịch vụ này với mỗi nhóm 6 du khách trên một thuyền, đi
thăm thú trong vòng nửa giờ. Thuyền thường xuất phát từ Customs House
(nhà hải quan) nằm cạnh cầu tàu Valletta Waterfront, hoặc cầu tàu
Birgu/Vittoriosa phía bên kia của bến cảng.
Giá mỗi tour 30 phút là 11USD
Tham khảo: maltesewatertaxis.com
Bảo tàng Chiến tranh Malta
Bảo tàng chiến tranh này nằm dưới lòng đất, gần cảng Courve, Birgu.
Đội mũ bảo hộ và len lỏi qua màn sương
khói, bạn đã bước chân vào nơi trú ngụ của hàng trăm người Malta trong
thời kỳ khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh thế giới II. Trong thời kỳ
đó, Malta là một mục tiêu quân sự thường được nhắm đến bởi bến cảng
Grand Habour là nơi sửa chữa tàu thuyền hư hỏng. Những đường hầm này là
công trình đục đẽo từ các tảng đá, là nơi nhiều người dân đã trú ẩn ngày
đêm chỉ với ánh sáng le lói của chiếc đèn dầu.
Vào mùa hè, khi xuống dưới các đường hầm
này cũng nên mang theo một chiếc áo khoác mỏng bởi nhiệt độ bên trong
bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ ngoài trời một chút.
Giá vé vào cửa 11USD
Tham khảo: maltaatwarmuseum.com
Phòng chứng tích chiến tranh Lascaris War Room (gần nhà thờ St. John)
Là hệ thống phòng ngầm phức hợp bên dưới
lòng đất ở ngay trên khu vườn Upper Barracca, là trụ sở tác chiến phòng
thủ của Malta trong chiến tranh thế giới II. Đây cũng là trụ sở cho hạm
đội Hải quân hoàng gia Anh trong những năm cuối của cuộc chiến tranh.
Cuối những năm 1960, nơi đây được NATO
trưng dụng làm Trung tâm truyền thông chiến lược và bây giờ, là nơi thăm
thú của nhiều du khách như một bảo tàng lịch sử.
Những căn phòng này sẽ được tích hợp vào
một công trình lớn hơn là Công viên di sản quân sự lưu giữ các di sản
của 500 năm lịch sử quân sự Malta.
Fondazzjoni Wirt Artna – Quỹ di sản Malta đang tiến hành các công việc để đưa dự án này vào thực hiện.
Giá vé vào cửa: 11USD
Tham khảo: lascariswarrooms.com
Thăm cố đô Mdina
Mdina là cố đô của Malta. Đây cũng là
một địa danh bạn không thể không thăm thú khi đặt chân đến Malta bởi di
sản tự nhiên và lịch sử phong phú của nó.
Thành phố được xây dựng lần đầu tiên bởi
người Phoenicia vào khoảng năm 700 trước công nguyên. Sau đó, người Ả
Rập và Norman đến đây xây thêm tường thành dày đồ sộ và nhiều tháp canh
cao vút. Đường phố ở Medina vừa hẹp, vừa quanh co như mê cung.
Thời xa xưa, Mdina là nơi cư ngụ của
những gia đình quý tộc bậc nhất Malta. Những dinh thự lộng lẫy của các
gia tộc được xây hoàn toàn bằng đá trắng và được quét một lớp vữa cũng
màu trắng. Phía sau cổng kín tường cao, đời sống phong phú đa dạng của
các gia tộc lớn với vườn cảnh, thư viện, nhà bếp, phòng tranh ảnh… luôn
sẵn sàng phục vụ những ai muốn nghỉ đêm tại Mdina. Tham quan Mdina ban
đêm hấp dẫn chẳng kém gì ban ngày. Dưới ánh đèn đường huyền ảo, không
khí phố đêm thời Trung cổ được tái hiện như thật.
Từ cổng thành đồ sộ phía Nam, sau mấy
giờ đồng hồ lạc bước trong quá khứ, ai nấy mới sực tỉnh khi đặt chân lên
View Point nằm ở phía bắc thành. Là là nơi quan sát toàn bộ cảnh quan
Malta và Valletta, View Point như một điểm giao thoa giữa hiện tại với
quá khứ, giữa hiện thực với những tưởng tượng xa vời.
Tham khảo: Văn phòng du lịch Mdina, số điện thoại: 00356 21454480
Nhà thờ và bảo tàng Mdina
Nhà thờ lớn Mdina còn là nhà thờ lớn đầu
tiên của giáo phận Malta, cho đến khi giáo hoàng xây dựng nhà thờ lớn
St. John năm 1816. Nhà thờ lớn St. John ở Valleta là nhà thờ của Các
hiệp sĩ dòng Đền, còn nhà thờ St. John của Mdina là sở hữu riêng của đảo
quốc Malta. Nhà thờ này được hoàn thiện năm 1701, mang kiến trúc Ba rốc
đặc trưng của Malta và cũng có không gian bên trong ấn tượng chẳng kém
gì St. John của Valleta.
Nhà thờ gốc được xây từ trước đó, nhưng
bị phá hủy gần hết bởi trận động đất năm 1693. Phần còn lại được tôn tạo
với nhà thờ mới tạo nên những gì như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Trong nhà thờ này còn có một bảo tàng
trưng bày các đồ dùng bằng bạc, các tài liệu tôn giáo, các thanh kiếm
của các bậc sư tôn, và 50 bản khắc gỗ và bản khắc đồng của Albrecht
Dürer – một họa sĩ, một nhà đồ họa và học giả nghệ thuật danh tiếng
người Đức sống ở thế kỷ 15.
Giá vé vào cửa nhà thờ lớn và bảo tàng: 5,5USD
Tham khảo: mdinacathedral.com
Hal Saflieni Hypogeum (Hầm mộ dưới lòng đất)
Đây là địa điểm khá lạ và là điểm
must-see của Malta. Đây là một khu chôn cất phức hợp dưới lòng đất,
trong những phiến đá dưới hang sâu được phát hiện vào năm 1902. Hầm mộ
được cho biết là được xây nên bởi chính những người đã xây nên các ngôi
đền thờ thời tiền sử từ năm 3600 – 2500 sau công nguyên.
Một đặc điểm đáng chú ý của các hầm mộ
tại Malta là sự kết hợp của các nghi lễ tôn giáo, bao gồm Kitô giáo,
thực hành ngoại giáo và Do Thái giáo, tất cả trong cùng một địa bàn.
Điều này phản ánh lối chung sống của các nền văn hóa khác nhau trong xã
hội La Mã sau này.
Hầm mộ này của Malta được xếp vào một
trong 4 di sản quan trọng của UNESCO ở khu vực Địa Trung Hải. Theo
UNESCO: “đặc điểm hỗn hợp này của các hầm mộ Malta hiếm có so với bất cứ
nơi nào khác ở Địa Trung Hải”.
Hầm mộ có 3 tầng, mỗi tầng gồm nhiều
phòng khác nhau và những tầng càng sâu thì càng được xây dựng muộn hơn
những tầng phía trên.
Nơi đây được cho là nơi lưu giữ khoảng
7.000 hài cốt trong vòng gần 1.000 năm. Điện trong (Holy of Holies), nơi
linh thiêng nhất ở đây, là bản sao của những ngôi đền trong đá, do nằm
dưới lòng đất nên tình trạng của hầm mộ còn rất tốt.
Tham khảo: heritagemalta.org
Giá vé khoảng 33USD, cấm trẻ em dưới 6 tuổi
Những ngôi đền đá
Những ngôi đền đá ở Malta là một trong
những di sản lâu đời và có vai trò quan trọng trong danh sách di sản thế
giới UNESCO, gồm có đền Ggantya, Hagar Qim, Mnajdra và Tarxien. Tất cả
đều được xây dựng bằng những tảng đá khổng lồ từ 3.400 năm trước chúa
Jesus, 800 năm trước kim tự tháp (Ai Cập) và Stonehenge (Anh).
Từ 5.000 năm trước công nguyên, nơi này
đã là nơi hành lễ của rất đông các tín đồ. Đáng chú ý nhất trong quần
thể các ngôi đền này là đền Hagar Qim, ngôi đền to lớn nhất nằm trên một
ngọn đồi ở bờ biển phía Nam Malta, được xây dựng từ các khối đá sa
thạch với các khung vòm cửa bán nguyệt hoặc kiểu gác lanh-tô như các vòm
đá ở Stonehenge, nước Anh. Di chỉ Hagar Qim đã được khai quật từ giữa
thế kỷ 20 và hiện nay hầu hết các hiện vật được trưng bày ở bảo tàng
Khảo cổ Quốc gia Valletta. Ngôi đền này có các chạm khắc trang trí
mô-típ hình xoắn ốc, các loài thú và nữ thần trên tường và điều ấn tượng
nhất là tất cả chúng được tạo tác từ những công cụ hết sức giản đơn là
rìu và dao đá.
Tiếp đến phải kể là đền Mnajdra – thờ nữ
thần mùa màng. Đền được tạo dựng bằng đá có hình elip thô sơ nhưng kiên
cố, đền chưa có hình dáng hình học rõ nét, điều này phản ánh bởi vật
liệu và kết cấu cũng như công cụ chế tác nên tính chuẩn tắc của hình
thức kiến trúc còn hạn chế.
Còn đền Ggantija lại được coi là một
trong những kiệt tác của kiến trúc thế giới, một trong những địa danh
lịch sử luôn được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất.
Giá vé vào cửa gần 10USD
Tham khảo: heritagemalta.org/index.php/museums-sites
Lặn biển
Sức hút của vùng biển nắng ấm quanh năm ở
Địa Trung Hải thật khó có thể cưỡng lại. Sở hữu nhiều bờ biển ấm áp
tuyệt đẹp, mỗi năm hơn 50.000 người du ngoạn tới đây để lặn biển, khám
phá cuộc sống kỳ thú trong lòng đại dương xanh biếc.
Trải dọc Malta là vô số các trung tâm
lặn cung cấp đồ nghề hoặc các khóa training nhỏ cho những tay người mới
lặn lần đầu, những tay lặn nghiệp dư hay cả những thợ lặn chuyên nghiệp.
Có rất nhiều sinh vật biển ở đáy đại
dương nhưng ở Malta, nếu muốn ngắm nhìn các loài cá màu sắc khác nhau
thì đây lại không phải địa điểm lý tưởng. Nơi đây là vùng biển lặn để
ngắm cánh đẹp dưới lòng biển sâu và xem xác tàu đắm.
Tham khảo các trung tâm lặn được cấp phép: visitmalta.com
Các trường dạy lặn được liệt kê tại: bsac.com
Làng chài đẹp như tranh Marsalokk
Đây thường là điểm đi cuối cùng kết thúc
chuyến du ngoạn xứ sở Malta đầy mê hoặc. Marsalokk là một làng chài
bình yên đẹp như tranh vẽ ở phía đông nam của đảo quốc Malta. Cách đây
gần 3.000 năm, người Phoenecian đã sinh sống tại đây và sáng tạo ra
luzzu, con thuyền gỗ màu sắc rực rỡ, hình ảnh đặc trưng của vùng biển
Malta đến tận ngày nay.
Gần ba thiên niên kỷ trôi qua, chiếc
luzzu với hai đầu cao, nhọn, một đầu có vẽ cặp mắt không có gì thay đổi
bởi đã đạt đến độ an toàn nhất, tiện lợi nhất. Ôm lấy vịnh biển trong
xanh là phố đi bộ xinh đẹp với hàng cây chà là cao cao tô điểm cho những
ngôi nhà cổ.
Marsaxlokk náo nhiệt nhất vào mỗi sáng
chủ nhật, khi phiên chợ hải sản truyền thống mời gọi tất cả người dân
địa phương đổ ra đường. Dưới biển, ngư dân hò reo kéo lưới. Trên bờ, các
cửa hàng lưu động bán cá, tôm, mực, rau quả… tràn ngập thứ hấp dẫn,
tươi sống.
Hồng Nhung (TH) | Wanderlust Tips | Cinet
10 điều thú vị về đảo quốc Malta
12/02/2018 13:40
Malta, đảo Anchorquốc nhỏ bé thuộc châu Âu
nhưng lại rất gần châu Phi luôn là điểm đến cho những người yêu lịch sử,
lễ hội và không khí đậm chất Địa Trung Hải. Mấy năm trở lại đây, rất
nhiều công ty du lịch Việt mở đường tour đến quốc đảo xinh đẹp này.
Malta hay còn gọi là cộng hòa Malta, có
vị trí địa lý nằm ngày phía nam của Italia và ngay trên Tunisia trong
vùng biển địa trung hải. Chỉ rộng hơn 300km vuông và dân số giao động
trong khoảng nửa triệu người, Malta là một trong những quốc gia nhỏ bé
nhất thế giới. Thủ đô Valletta chỉ 0,8km vuông và là thủ đô nhỏ nhất
trong EU. 3 đảo lớn nhất lần lượt là Malta, Gozo, Comino là có người ở,
ngoài ra còn khá nhiều đảo nhỏ hay chỉ là một mỏm đá nhô lên giữa đại
dương.
Sau đây là 10 điểm thú vị bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm khi chu du vùng đất đầy nắng và gió này. Khoảng cách ngắn, thời gian dài
Đảo chính và mang cùng tên Malta không quá rộng lớn nhưng dân số đông
đúc khiến cho việc di chuyển chỉ vài dặm sẽ lấy đi của bạn khoảng 1
tiếng đồng hồ. Đảo nhỏ gần đó là Gozo thoáng đãng hơn chút nhưng đường
cũng có thể bị tắc bất cứ lúc nào.
Bí quyết là không di chuyển trong giờ cao điểm, nếu được, hãy sử dụng
tàu hay phà để di chuyển. Phà từ thủ đô Valletta đến Sliema nhanh và
rất giàu cảnh sắc dọc đường đi. Chặng phà khác là từ Valleta và Three
Cities (3 thành phố) sẽ đưa bạn qua cảng nổi tiếng mang tên Grand
Harbor. Một trải nghiệm có phần tốn kém hơn có thể kể đến chuyến đi qua
Grand Harbor trên chiếc dgħajsa, một loại thuyền nhiều màu sắc giống
gondola ở Venice, Ý. Đảo Malta là một trong những đô thị có mật độ dân cư đông đúc lên đến hơn 1400 người/km2 - Ảnh: Zambezishark/Dreamstime.comTự lái xe có thể là ác mộng
Giao thông ở Malta có vẻ “hỗn loạn” hơn 1 chút so với phần còn lại
của châu Âu, bỏ qua tín hiệu đèn, bấm còi, chen lấn là điều không tránh
khỏi. Bạn có thể thuê xe ô tô hay xe máy nhưng an toàn và tiện lợi vẫn
là thẻ đi xe bus với giá cực rẻ. Điểm bất tiện là bus thi thoảng khá
đông và đến trễ. Lịch sử Malta đầy quyến rũ và say mê
Trong khi Malta được biết đến nhiều hơn với “sun and sea” – Nắng vàng
và biển xanh, bạn còn có thể làm nhiều điều hơn thế bằng cách dành thời
gian tìm hiểu lịch sử như những ngôi đền thờ được cho là có trước cả
kim tự tháp Ai Cập. Dấu ấn La Mã vẫn tồn tại giữa những khu di chỉ, nhà
thờ với kiến trúc đặc trưng, lâu đài oai phong được xây dựng bởi những
hiệp sỹ Malta và sau này là người Anh.
Thành phố thủ đô của đảo quốc là Valletta đặt rất nhiều bảo tàng như
Fort St. Elmo, bảo tàng khảo cổ quốc gia – National Museum of
Archaeology và Trung tâm trưng bày các hiện vật liên quan đến pháo đài -
Fortifications Interpretation Centre… Thủ đô Valletta - di sản Phục Hưng
Tất nhiên du khách đến Malta để tìm đến bãi biển và các resort là
phần đông, nhưng thủ đô Valletta còn rất nhiều điểm hấp dẫn như trung
tâm mua sắm, những con đường đồi dốc thanh thoát khiến bạn cảm giác mình
đang ở đâu đó trong lòng phiên bản San Francisco cổ. Các công trình
mang nét kiến trúc Ba-rốc hòa cùng nhiều tòa nhà đường vệ kiểu nhà binh
tạo nên nét đặc biệt của phố thị nơi đây. Năm 2018, Valletta sẽ là thủ
đô văn hóa của Châu Âu. Những giá trị lịch sử và văn hóa sẽ rất được
quan tâm quảng bá trong năm nay để thu hút du khách. Kiến trúc ở Malta gợi nhớ về không gian hùng vĩ một thời với pháo đài, tháp canh và mái vòm cổ kính – Ảnh fodors.comTiếng Anh là ngôn ngữ chính nhưng đừng bỏ qua Maltese
Malta là một phần thuộc địa của nước Anh suốt hơn 150 năm. Ngày nay,
tiếng bản địa của họ - Maltese và tiếng Anh là hai ngôn ngữ chính thống.
Maltse là ngôn ngữ Semitc có liên quan đến chữ Ả Rập nhưng được phiên
ra các ký tự alphabet.
Rất nhiều người nói tiếng Anh lưu loát tại xứ sở này nhưng họ sẽ
thích nghe du khách bật ra vài câu bằng tiếng Maltese. Bắt đầu uốn lưỡi
bằng chữ Grazzi ħafna (cám ơn rất nhiều) và Jekk jogħġbok (Vui lòng).
Còn nếu bạn đang tìm kiếm thức uống gì đó đặc trưng tại đây, hãy gọi
nước đào có cồn hay bia Cisk và nói Saħħa (cạn ly). Rất nhiều người Malta có niềm đam mê với pháo hoa
Từ những tay chơi nghiệp dư bắt các bông pháo nhỏ suốt nhiều giờ cho
đến cuộc thi quốc tế, người Malta cực yêu thích pháo hoa. Nếu muốn chứng
kiến những sự kiện lớn, hãy chọn dịp họ tổ chức lễ hội trên khắp đảo
quốc để hòa mình vào những cung bậc cảm xúc mỗi khi một bông hoa được
“nở” ra trên bầu trời. Pháo hoa, một phần khôn thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Malta. Ảnh: Zambezishark/Dreamstime.comKhông chỉ có pháo hoa là ồn ào
Khi bạn kết hợp với tiếng còi ô tô không ngớt, ban nhạc diễu hành qua
từng ngôi làng, những mẩu đối thoại náo nhiệt, các công trường hoạt
động suốt ngày và những người bán hàng rong say sưa rao mời bằng bộ loa
điện tử,… Malta khi đó có thể làm bạn phải đau đầu. Để đối phó với việc
này, bạn được khuyên nên kiểm tra xem những nơi mình lưu trú có bị làm
phiền bởi tiếng ồn hay không qua các review (nhận xét) của các khách đi
trước trên website hay sách báo du lịch. Một điều thú vị nữa là nếu bạn
cố chọn vùng đồng quê để “trốn” tiếng ồn đô thị thì hãy chuẩn bị tinh
thần cho các âm thanh do súng săn gây nên trong mùa săn bắt. Malta có rất nhiều ngày lễ
Cư dân Malta là những người rất giàu có về đời sống tinh thần và cơ
hội để tham gia lễ hội trong những ngày đến vùng đất này là rất nhiều.
Nhà vua xứ Maltese gọi đó là festa, với hàng tá lễ hội tổ chức hàng năm
và nhiều trong số đó là mùa hè. Các buổi lễ liên quan đến tôn giáo, pháo
hoa, ẩm thực diễn ra khắp nơi. Khi đó, làng mạc, nhà thờ, đường phố
được trang trí với các bảng biểu đầy màu sắc và những bức tượng các vị
thánh làm bằng tay. Nếu đam mê ẩm thực, bạn chắc chắn sẽ tha hồ đắm chìm
trong các lễ hội dâu, cam, olive và rượu vang. Không khó để tham gia những ngày lễ và thưởng thức không
khí lẫn ẩm thực phong phú tại Malta - Ảnh: Ảnh
Zoltangabor/Dreamstime.comTìm kiếm những mảng xanh
Trong khi nhiều tờ rơi thể hiện Malta là một thiên đường xanh nhưng
bạn sẽ thấy các đô thị đang được dựng lên với nhiều khối nhà bê tông và
thiếu đi bóng dánh cây cối. Dù vậy, du khách vẫn có thể thấy những thảm
thực vật Địa Trung Hải nếu chịu khó tìm đến các bãi biển, khu vườn như
Blue Flag Beach, San Anton Gardens (vé vào cửa miễn phí), Dingli Cliffs
(đảo Malta) và Ta’ Ċenċ Cliffs (đảo Gozo). Các trung tâm thông tin du
lịch ở Malta có rất nhiều tờ rơi miễn phí để bạn tìm hiểu về điểm đến. “Thánh địa Mecca” của các nhà làm phim
Cảnh trí của Malta luôn là niềm cảm hứng bất tận cho những nhà làm
phim khắp thế giới Gladiator, Popeye và Game of Thrones đều được ghi
hình tại đây. Chuyến thăm những phim trường là không thể bỏ qua từ con
đường ở Valletta được chuyển thành không gian giai đoạn Constantinople
1915 (trong phim Promis) đến Comino Watchtower (đài quan sát Comino)
từng được biến thành nhà tù trong phim The Count of Monte Cristo, … và
không ngạc nhiên nếu bạn bắt gặp một đoàn làm phim với lỉnh kỉnh máy
móc, màn hình, đèn đóm tại đâu đó trên đường du hành. San Anton Palace trên đảo Malta, cung điện từng xuất hiện trong Game of Thrones – Trò chơi vương quyền. Ảnh: radiotimes.comAn Nam (Theo Fodors)
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét