Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

CÒN ĐÓ TÌNH THƯƠNG 14

-VÌ SAO CON NGƯỜI CÒN MUỐN SỐNG? VÌ CÒN CÔNG LÝ!
-VÌ SAO XÃ HỘI CÒN TỒN TẠI? VÌ CÒN TÌNH YÊU THƯƠNG!

-------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
                                                                Khoảnh Khắc Kỳ Diệu

Những câu chuyện và hình ảnh đầy xúc động về tình người được chia sẻ trên MXH

Q.T (TH), Theo Trí Thức Trẻ 10:11 18/05/2015

Mỗi ngày khi lướt facebook, ngoài những dòng chia sẻ, hình ảnh của bạn bè, chúng ta còn bắt gặp được những câu chuyện về tình người, tình cảm gia đình khiến nhiều người xúc động và thêm yêu cuộc sống...

Câu chuyện mua hoa đào chiều cuối năm gây xúc động

Một bạn trẻ đã vô tình ghi lại được câu chuyện và bức ảnh về một ông lão đi mua hoa đào cho vợ ngày cuối năm, một câu chuyện đẹp khiến bất cứ ai trong chúng ta đều "nở hoa trong lòng".

Dường như, Tết luôn là thời điểm của những câu chuyện cảm động về tình yêu và gia đình. Mới đây, trên Facebook của một bạn trẻ, câu chuyện về một ông lão đi mua hoa đào ngày cuối năm đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cư dân mạng. 

"Câu chuyện chiều cuối năm: 
- Cành đào này bao nhiêu cháu? 
- 100 nghìn cụ ạ
- Đắt quá nhỉ? 
- Cụ mua cho ai? 
- Tôi mua cho bà nhà tôi 
- Ôi giời, bà ở nhà mà đi cùng chắc chắn chọn cành này. Cụ xem nắng nóng lại nhuận nên đào nở hết mang về làm củi, may ra được cành này 
- Ừ
- Thế cụ bà ở nhà làm cơm 30 ạ?
- Bà ấy mất năm ngoái. Tôi mua ra mộ, nhưng 100 nghìn đắt quá tôi ko đủ tiền
... ... ... 
- Cụ ơi, cụ ơi. Thôi cháu biếu cụ. Chúc cụ Tết vui Tết khỏe. 
P.S: không cố ý nhưng nhìn chiếc quần vá đụp của cụ ông cùng chiếc xe đạp cà tàng đi mua đào thấy lòng mênh mang 
Hình như Tết ở gần lắm rồi. Đi mua chậu ngọc lan nghe được câu chuyện thấy hoa nở ở trong lòng."


Bức hình và câu chuyện được bạn trẻ này ghi lại trong chiều cuối năm đi mua hoa. Chỉ vỏn vẹn một vài dòng hội thoại nhưng đã tạo sự xúc động to lớn tới bất cứ ai bỏ chút thời gian để đọc và xem hình. Bởi không chỉ là tình vợ chồng sâu nặng giữa ông lão mua hoa và vợ, mà còn là tình người của cậu bán hoa với ông lão. Câu chuyện này, đúng như chủ nhân bức ảnh chia sẻ: "Nghe được như thấy hoa nở trong lòng".

Bức ảnh "mẹ chở con" trên phố Hà Nội khiến ai nhìn cũng thấy yêu thương


Tháng 6 năm ngoái, cư dân mạng liên tục chia sẻ một bức ảnh được chụp tại con đường gốm sứ - Hà Nội. Điều đặc biệt là người chụp bức ảnh này đã bắt được khoảnh khắc vô cùng tuyệt đẹp, khi chiếc xe đạp của một người phụ nữ đi qua đoạn đường này lại trùng khớp với hình ảnh hai đứa trẻ trên bức tranh gốm, tạo thành khoảnh khắc rất ý nghĩa. Nhìn bức ảnh ai cũng tưởng tượng ra hình ảnh người mẹ nghèo đang chở hai đứa con của mình trên chiếc xe đạp, đứa ngồi trước giỏ, đứa ngồi phía sau, gương mặt sáng ngời niềm vui con trẻ. Nhẹ nhàng, vô tư và yên bình biết mấy.



Ngay khi được địa chỉ facebook có tên Cyril Vietnam đăng tải lên group Vietnam Streetlife Photography, bức ảnh đã nhận được rất nhiều lượt like và chia sẻ của cư dân mạng nói chung và những người yêu nhiếp ảnh nói riêng.


Những nhận xét tích cực dành cho bức ảnh này.

Mặc dù không biết khoảnh khắc này là tác giả vô tình bắt gặp hay đã có sẵn ý tưởng và sắp đặt để chụp lại, tuy nhiên thông điệp không lời mà bức ảnh mang lại thực sự đã khiến nhiều người phải rung động.
Cảm động hình ảnh giảng viên ĐH Bách Khoa ốm nặng vẫn mặc áo bệnh nhân lên lớp

Một bức ảnh cực kì cảm động đang được cộng đồng sinh viên Bách Khoa nói riêng cũng như những sinh viên các trường khác nói chung chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Trong ảnh là hình của một thầy giáo đã già, mặc bộ quần áo của bệnh viện với dáng vẻ khá mệt mỏi nhưng vẫn lên lớp và miệt mài với bài giảng. Bức ảnh này đã khiến những người xem không khỏi cảm động về sự tận tụy với học sinh cũng như lòng yêu nghề của thầy.

Bức ảnh này đã khiến rất nhiều người xúc động...

Được biết, người trong bức ảnh là thầy Bùi Quí Lực, bộ môn máy và ma sát của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Trước đây thầy đã từng bị bệnh tim và trải qua phẫu thuật ở bệnh viện Bạch Mai. 

Bạn sinh viên chụp lại bức ảnh này chia sẻ trên trang cá nhân như sau: “Chuyện người thầy... Chắc tôi cũng chưa thấy ai, từ khi còn đi học mẫu giáo, vậy mà lên đại học tôi thấy 1 người thầy. Người thầy ấy mặc quần áo bệnh nhân, đi dép vẫn là cái dép đi trong viện, thầy nói còn lập bập chưa khỏe, mặt thì nhợt nhạt, đi từ bệnh viện Hữu Nghị rồi leo lên tầng 5 của nhà Tại Chức để dạy, dặn dò cho sinh viên hôm cuối cùng, tự dưng cảm thấy hổ thẹn, với thầy, với mình.... Rồi cũng chợt nhận ra rằng: "Người thầy đúng nghĩa là người thầy tận tâm nhất... Mong thầy sớm khỏe lại!”.


Đây thực sự là hình ảnh rất đẹp, gây xúc động mạnh về chân dung của một người thầy luôn tâm huyết với trò và với nghề. Bạn T.M khi xem xong bức ảnh này đã bình luận: "Có những giảng viên thực sự đã làm nên sự cao đẹp của nghề giáo. Mình xem xong cảm thấy rất cảm động với hình ảnh này. Không chỉ đơn thuần là sự tôn trọng giữa một sinh viên với giảng viên nữa, mà mình tin là các bạn xem bức hình này xong ai cũng sẽ trân trọng hơn sự tâm huyết của những người thầy, người cô đang miệt mài trên bục giảng. Chỉ mong thầy mau khỏe và luôn yêu nghề!"

Nghẹn lòng bức ảnh người cha khắc khổ cõng con đi chơi Trung thu
Một bức ảnh hết sức cảm động về hình ảnh người cha già khắc khổ cõng trên vai đứa con gái nhỏ của mình đã được gần 10.000 lượt like và hơn 300 lượt chia sẻ. Nội dung bức ảnh vào một buổi tối nhân dịp Trung thu – một cô bé chăm chú xem rước đèn trên vai người cha của mình. Nét mặt của ông khắc khổ, chân chất toát lên tình cảm thiêng liêng trong một khoảng không gian rộng bao quanh là rất nhiều người. Người cha đứng lấp rồi chìm dần vào giữa biển người, ông đang cố làm sao để cho đứa con mình có chỗ xem, tầm nhìn tốt nhất.

Một dòng chia sẻ khiến không ít người phải xúc động: “Dù chúng ta sinh ra trong hoàn cảnh thế nào, giàu sang hay nghèo khó thì người tốt với chúng ta nhất, lo lắng cho chúng ta nhất vẫn là cha mẹ mình".

Bức ảnh khiến nhiều người nhớ về cha của mình

“Đừng bao giờ đòi hỏi những điều mà cha mẹ bạn không mang đến cho bạn được. Họ đã làm hết sức rồi”, một dân mạng chia sẻ lại hình ảnh cùng lời chia sẻ xúc động.

Nam thanh niên nắm tay cô gái bị tai nạn trong lúc chờ cứu thương

Ngày 17/1
, tại cầu vượt An Khánh trên đường cao tốc Láng Hòa Lạc đã xảy ra vụ tai nạn giữa ô tô và xe đạp. Theo như chia sẻ của người chứng kiến và đăng ảnh lên một diễn đàn nổi tiếng, xe bê tông lùi nhanh không quan sát, đâm thẳng vào cô gái, khiến cô bị gãy chân.

Ngay lập tức, bức ảnh đã nhận được sự chú ý của cư dân mạng. Tất cả mọi người đều cầu mong cho nạn nhân trong bức hình sẽ bình an và không để lại di chứng sau này. Nhiều người dự đoán có khả năng cô gái là một sinh viên, và đều chia sẻ cảm thông với tai nạn bất ngờ khi Tết đang đến gần. Các FBer cũng lên án việc nhiều tài xế chạy xe quá ẩu, thiếu an toàn, gây ra tai nạn đáng tiếc trên đường. Đồng thời, nhắc nhở mọi người nên cẩn thận hơn khi tham gia giao thông, nhất là những ngày giáp Tết.

Một điều đáng chú ý nữa trong bức ảnh này, đó là khoảnh khắc nắm tay người bị nạn của nam thanh niên cũng khiến nhiều người xúc động. Trong lúc đang chờ xe cứu thương đến, rất tình cờ, một nam thanh niên đang lưu thông bằng xe máy trên đường đã dừng lại, xuống xe và nắm chặt tay cô gái.  

Xúc động khoảnh khắc nam thanh niên nắm tay cô gái bị tai nạn trong lúc chờ cứu thương 1
Dù không quen biết nhưng hành động này thực sự khiến người chứng kiến và những người xem ảnh cảm thấy ấm lòng.

Giữa những bộn bề trong cuộc sống, ai cũng hối hả với công việc riêng của mình thì khoảnh khắc dừng xe và đến bên, nắm tay người bị nạn của nam thanh niên này đã khiến nhiều người cảm kích. 

"Hẳn là lúc đó cô gái này đang sợ hãi lắm. Hành động của anh ấy dù rất nhỏ nhưng thực sự đã trấn an được tinh thần cho cô rất nhiều, giúp cô tạm quên đi nỗi đau về thể xác." - Một cư dân mạng chia sẻ suy nghĩ.

Cảm động con trai 85 tuổi chăm mẹ già 113 tuổi

Trên các diễn đàn lan truyền bộ ảnh cảm động về tình cảm mẹ con. Người con trong bức ảnh nay đã là cụ già 85 tuổi, đầu tóc bạc trắng nhưng vẫn ngày ngày chăm sóc người mẹ đã 113 tuổi. Cụ chăm sóc mẹ cẩn thận từ việc ăn uống, quạt cho mẹ ngủ, cõng mẹ trong việc đi lại... khiến nhiều người cảm động và nể phục.



Trên trang fanpage Beat bình luận: "85 tuổi đã lên chức cụ, đáng ra phải được cháu chắt chăm lo sức khỏe vậy mà giờ cụ phải lao động miệt mài chăm nom người mẹ của mình. Nghe cứ ngọt ngào như lời bài hát của Đất rừng phương Nam vậy đó...".

Được biết, cụ ông hiện đang ở tại ấp An Ngải, xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Khoảnh khắc đầy yêu thương ngày giáp Tết khiến ai cũng thấy ấm lòng

Bức ảnh một cụ bà tận tay bón cho chú chó con đũa bún cùng nụ cười ấm áp giữa khung cảnh sông nước thật đơn sơ, bình dị, đã khiến nhiều người cảm thấy vô cùng ấm lòng giữa những ngày giáp Tết.


Được đăng tải vào ngày 16/2, nhưng chỉ sau hơn 10 giờ đồng hồ, bức ảnh đã có được gần 5.100 lượt like và hàng trăm lượt share cũng như comment. Điều này cho thấy bức ảnh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người nên chỉ trong thời gian ngắn đã có phản hồi rất tốt như thế.

Không ít bạn cho biết khi nhìn bức hình này, bỗng cảm thấy tình yêu thương giữa cuộc sống bộn bề như vẫn còn được san sẻ, bất kể là với ai, dù giàu hay nghèo, và đây cũng là một khoảnh khắc vô cùng ấm áp nhất là vào những ngày giáp Tết.


Đây là một chiến dịch chia sẻ thông tin nhanh, kết nối cộng đồng của Kenh14.vn. We Send là kênh thông tin giúp bạn phản ánh một cách chân thực nhất những góc cạnh của cuộc sống và chia sẻ một cách nhanh nhất những điều đó đến với mọi người ở xung quanh. Bên cạnh việc cập nhật những thông tin HOT, chiến dịch này còn giúp các bạn trẻ nhanh nhạy trước các sự việc và hiện tượng trong cuộc sống, từ đó sẽ có cái nhìn định hướng trong bối cảnh văn hóa, xã hội như hiện nay.   
Nếu bạn thích quan sát, mê săn tin, ham kết nối và muốn chia sẻ mối quan tâm của mình đến với tất cả mọi người thì chiến dịch We Send của chúng tôi DÀNH CHO BẠN!

3 câu chuyện xúc động về gia đình bạn nên đọc 1 lần trong đời

Đôi khi trên đường đời miết mải, ta quên bẫng đi mất một thứ quan trọng hơn hết thảy mọi thứ, đó là gia đình. Dưới đây là 3 câu chuyện có thể khiến trân trọng hơn gia đình của mình.
Câu chuyện thứ nhất: Hãy Làm Điều Gì Đó Trước Khi Quá Muộn Màng
Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.
Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.
Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.
Bài học: Cuộc đời rất ngắn ngủi bạn ạ. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả, bạn nhé.
Câu chuyện thứ hai: Chỉ năm phút nữa thôi
3 câu chuyện xúc động về gia đình bạn nên đọc 1 lần trong đời

Ở một công viên nọ, một người phụ nữ ngồi cạnh một người đàn ông trên một băng ghế gần sân chơi. “Con trai tôi đó,” người phụ nữ chỉ vào một cậu bé đang chơi cầu trượt vận chiếc áo len màu đỏ. “Cậu bé nhìn mới đáng yêu làm sao” người đàn ông nói. “Còn kia là con gái của tôi, cô bé đang chạy xe đạp vận một cái đầm màu trắng đấy.”
Sau đó, người đàn ông nhìn vào đồng hồ và gọi cô bé. “Con chơi xong chưa Melissa?”. Melissa nài nỉ, “5 phút nữa thôi nha bố. Nha? Chỉ 5 phút thôi.” Người đàn ông gật đầu và cô bé lại tiếp tục chơi đùa cùng chiếc xe như cô đã mong muốn. Thời gian trôi qua và người đàn ông lại gọi con gái của mình: “Đi được chưa con?” Melissa lại nài nỉ, “Chỉ 5 phút nữa thôi nha bố. 5 phút thôi mà.” Người đàn ông lại mỉm cười và nói, “Được rồi
“Ông quả thật là một con người kiên nhẫn.”, người phụ nữ nói. Người đàn ông mới tiếp lời, “Tommy, anh trai của con bé đã mất trong một vụ tai nạn giao thông vì một gã tài xế say xỉn khi nó đang đạp xe ở một chỗ khá gần nơi này. Tôi đã không dành nhiều thời gian cho Tommy và bây giờ tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả chỉ để có được 5 phút ở cạnh nó. Tôi đã thề sẽ không lặp lại sai lầm đó với Melissa. Con bé cứ nghĩ nó may mắn có thêm 5 phút để chơi. Nhưng sự thật đúng ra phải là, tôi mới là người may mắn khi có được thêm 5 phút để nhìn ngắm con bé hạnh phúc.
Bài học: Cuộc sống luôn cần những lần đánh đổi và sự ưu tiên lớn lao nhất luôn luôn phải là gia đình. Hãy tận dụng thời gian quý báu của mình với những người mình thương yêu nhất bạn nhé.
Câu chuyện thứ ba: Cha Ơi, Đến Khi Nào Thì Ngón Tay Con Sẽ Mọc Lại
Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.
Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô bé đã viết.
“Con yêu cha.”
Bài học: Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”. Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận.
(Theo Qùa Tặng Cuộc Sống)

NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG BAO LA CỦA BÁC

 1.     Chú sang xông nhà cho Bác
Vào các dịp lễ tết, vẫn có một số anh chị em “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” ở lại trực cơ quan.
Mồng một tết âm lịch (năm 1956), nhường anh em khác về quê, tôi ở lại bảo vệ cơ quan.
Khoảng 9 giờ sáng, khi mọi người đã rộn ràng đi chúc tết, thì Bác tới.
Thấy nhà vắng lặng, chỉ có mỗi mình tôi ngồi ở bàn, Bác mừng tuổi tôi một chiếc bánh chưng, một gói kẹo, chúc tôi nhân dịp năm mới, rồi Bác hỏi:
- Mồng một tết chú khai bút cái gì đó?
- Thưa Bác, cháu đang viết báo cáo tổng kết công tác năm 1955 của đội ạ.
Bác khen:
- Các  chú thật cần cù, chịu khó, quanh năm vất vả. Những ngày mưa dầm gió bấc, Bác ngủ trên nhà, còn các chú phải thức suốt đêm ở dưới vườn. Tết còn phải làm việc.
Bác nói tiếp:
- Chú viết báo cáo ngắn thôi. Kết luận là: toàn đội hết lòng bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ được an toàn. Không nên nói: bảo vệ Hồ Chủ tịch, vì trong Trung ương Đảng và Chính phủ là có đủ mọi người rồi.
Bác nắm tay tôi:
- Chú sang xông nhà cho Bác đi.
Bác phân công tôi rửa ấm chén, còn Bác thì lau bàn ghế và cắm hoa để đón các đồng chí trong Bộ Chính trị sang chúc tết.
Tết năm ấy, tôi lại là người vui nhất.

2.Nước nóng, nước nguội
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng là giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ hôi, người như bốc lửa.
Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
 Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hoà nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa…                                  
3.Chú ngã có đau không?         
Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều…
Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:
- Chú nào ngã đấy?
Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:
- Chú ngã có đau không?
Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:
- Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!
Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!
Tôi trả lời Bác:
- Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.
Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay vào.
Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.
4.. Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sỹ
Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dành cho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất.
Mùa đông, thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ.
Bác thường nói: “Chiến sĩ còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được!”.  “Chiến sĩ còn rách rưới, mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi!”.
Mùa hè năm ấy (1967), trời Hà Nội rất nóng. Sức khỏe Bác Hồ đã kém, thần kinh tuổi già cũng suy nhược, dễ bị to¸t mồ hôi, ướt đầm, có ngày phải thay mấy lần quần áo, có khi hong tại chỗ, rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều hòa nhiệt độ. Bác bảo: mùi nó hôi lắm, Bác không chịu được ! ( Bác không dùng nên nói vậy thôi, chứ máy đã có nút xả thơm).
Thấy trời oi bức quá, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:
- Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đình thì chịu sao được ? Các chú ấy có đủ nước uống  không? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.
Đồng chí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng máy 14 ly 5. Ụ cát sơ sài, nếu địch bắn vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm.
Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:
- Các đồng chí có nước ngọt uống không?
- Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!
Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng:
- Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụ súng trên nóc hội trường Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để đảm bảo an toàn cho chiến sĩ trong chiến đấu!
Sau đó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao nhiêu.
Tại sao Bác có tiền tiết kiệm? Lương Bác cao nhất nước, nhưng hàng tháng cũng chỉ đủ tiêu. Mọi chi phí cho sinh hoạt của Bác, từ cái chổi lông gà, đều ghi vào lương cả.
Tiền tiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, có năm hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác cũng đã có tiền tiết kiệm. Đến dịp tết Nguyên đán, Bác lại đem chia cho cán bộ các cơ quan chung quanh Bác, mua lợn để đón xuân.
Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo:
- Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tương đương với khoảng 60 lạng vàng).
Bác bảo:
- Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: đó là quà của Bác tặng để mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng không uống, không phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộ đội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo!
Về sau, Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch biết: số tiền của Bác đủ mua nước uống cho bộ đội phòng không, không quân được một tuần!

5. Để Bác quạt

Năm ấy, Bác Hồ đến thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội.
Tin Bác đến nhanh chóng lan ra khắp trại. Anh chị em thương binh ai cũng muốn len vào gần Bác, quên cả nạng phải dùng để đi.
Đang lúc Bác thăm hỏi sức khoẻ thương binh bỗng một đồng chí hỏng mắt nhờ một y tá dẫn đến xin đứng bên Bác. Đồng chí Ninh đi với Bác định bước lại đỡ đồng chí ấy, nhưng Bác đã đi tới, giơ hai tay ra đón. Đồng chí thương binh ôm chầm lấy Bác nghẹn ngào "Bác ơi"! Bác lặng đi giây lát rồi mới tiếp tục câu chuyện thăm hỏi.
Bác đến từng giường anh chị em đau nặng hỏi thăm bệnh tật đã đỡ chưa, mỗi bữa ăn được bao nhiêu bát cơm.
Hôm ấy, trời nóng bức, Bác lấy cái quạt giấy vẫn dùng, quạt cho các thương binh. Có người định làm thay, Bác nói:
- Để bác quạt.
Hôm ấy, lúc ra về Bác không vui.
Và có lẽ vì thế mà khi cơ quan định lắp máy điều hoà nhiệt độ nơi Bác ở, Bác bảo đem ra cho các đồng chí thương binh                                                                  
6. Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc
Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ gái, chiến sĩ người dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.
Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác "đãi" với rau, thịt gà… những "sản phẩm" do chính Bác  nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.
Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình  như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột...
Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể:
"Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác  đứng chờ ngay ngoài sân.
Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác  đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:
- Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình.
Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:
- Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?
Tôi thưa:
- Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác.
Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ...
Bác nói:
- Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi".
Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.                             
7. Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ
Ngày 10 tháng 3 năm 1946  báo Cứu quốc đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ. Trong thư có đoạn Người viết: "Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng".
Tiếp sau đó, trong Thư gửi đồng bào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại viết: "Tôi nghiêng mình trước anh  hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng".
Hơn nửa tháng sau khi đi Pháp về, ngày 7 tháng 11 năm 1946,  Người đã đến dự lễ "Mùa đông binh sĩ" do Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội, vận động đồng bào ở hậu phương đóng góp tiền của để may áo trấn thủ cho chiến sĩ, thương binh, bệnh binh.
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã thu hút nhiều thanh niên nam nữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số nữa là thương binh, bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, mặc dầu anh chị em tình nguyện chịu đựng không kêu ca, phàn nàn.
Trước tình hình ấy, tháng 6 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm "Ngày thương binh" để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Có lẽ - trừ những ngày kỷ niệm  quốc tế - "Ngày thương binh" là ngày kỷ niệm trong nước đầu tiên được tổ chức.
Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù bị đã khai mạc tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gồm có một số đại biểu ở Trung ương, khu và tỉnh. Hội  nghị nhất trí lấy ngày 27 tháng 7 hàng năm là ngày thương binh liệt sĩ và tổ chức ngay lần đầu trong năm 1947.
Báo Vệ quốc quân số 11, ra ngày 27 tháng 7 năm 1947 đã đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thường trực Ban tổ chức " Ngày thương binh toàn quốc " Đầu thư Người viết :" Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà  thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh  em, vợ con, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù? Đó là những chiến sĩ mà nay một số đã thành ra thương binh".
Chủ tịch Hồ Chí Minh  giải thích:"thương binh là người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy ".
Cuối thư, Người vận động đồng bào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ thương binh. Bản thân Người đã xung phong góp chiếc áo lụa, một tháng lương và tiền ăn một bữa của Người và của tất cả các nhân viên của Phủ Chủ tịch, tổng cộng là một ngàn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127 đồng) để tặng thương binh.
Năm sau, ngày 27 tháng 7 năm 1948, trong một thư dài đầy tình thương yêu, Bác nói: " Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc, đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con, dân ta. Trong cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào".
Người xót xa viết: " Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu quý. Vợ trẻ trở nên bà goá. Con dại trở nên mồ côi. Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ. Tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh".
 8. Tấm lòng của Bác
Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi ( vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):
- Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.
Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:
- Chú Đảnh bị sốt ra sao?
Tôi báo cáo tình hình của đồng chí Đảnh cho Bác. Bác nhắc:
- Cô phải cho các cô, các chú ấy ăn uống đầy đủ, chú ý các món ăn của địa phương để các cô, các chú ấy ăn được nhiều, sức khỏe mới tốt.
Một hôm khác, Bác chỉ vào Trần Dưỡng và hỏi tôi:
- Cô Bi, tại sao chú Dưỡng hơi gầy?
Bác nghe anh hùng Vai kể chuyện quê hương miền núi nghèo khổ của mình. Bác cảm động nói:
- Thống nhất Bác vô Nam, thế nào cũng về thăm quê hương cháu Vai.
Trong những ngày sống bên Bác, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam. Chị Tạ Thị Kiều nói với tôi:
- Càng được gần Bác, càng thấy Bác thương yêu dân miền Nam ta quá chị à.
Nói xong, hai chị em lại khóc vì sung sướng và cảm động trước tấm lòng của Bác Hồ.                                                        
 9. Bác Hồ tắm cho trẻ ở Việt Bắc
Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pắc Bó cuối năm 1944.
Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước  ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp. Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước.
Người tự tay cởi quần áo cho các cháu bé, lần lượt  tắm rửa, kỳ cọ cho từng cháu. Chúng vừa tắm, vừa đùa, bắn cả nước vào mặt Bác.
Trong số bọn trẻ được Bác tắm cho hôm  đó có cháu Thân (con trai tôi) chốc đầu, tóc dính bết. Tắm gội xong, Bác còn làm thuốc dịt cho. Thuốc xót, thấy cháu kêu, Bác Hồ dỗ dành ngọt ngào:
- Không sao,  chỉ một lát là hết xót ngay thôi cháu ạ.
Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tôi đứng quanh đó:
- Các cô,  các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quanh năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi.
Chúng tôi im lặng, cảm động. Trông thấy mấy cháu mặc quần áo bẩn và rách, Bác không vui:
Các cháu này con cô chú nào đây. Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn mang quần áo bẩn đi giặt, chỗ nào rách thì khâu lại.
Bà cố tôi gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục,  nói:
- Ông già này là con người quý giá lắm đấy.
Rồi bà cố bảo bố tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ. Bác tỏ vẻ không bằng lòng:
- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặc biệt hơn  các đồng chí?
Và Người đứng dậy bê bát cháo trứng gà mời cố tôi ăn và nói:
- Đây mới là người cần được đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần trăm tuổi rồi, khổ cực nhiều nhiều, cần ăn cho khoẻ để sống đến ngày đất nước độc lập, vui hưởng thái bình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét