Raul Gonzalez đã chính thức treo giày sau 21 năm chinh chiến và hãy cùng
nhìn lại những khoảnh khắc thăng trầm trong sự nghiệp của cựu tiền đạo
Real Madrid.
Video tạm dừng
Top 10 bàn thắng ấn tượng của Raul
Trước
khi gia nhập Real Madrid năm 1992, Raul Gonzalez Blanco (tên đầy đủ của
Raul) từng có 2 năm là cầu thủ trẻ của lò đào tạo Atletico Madrid.
Sau
2 năm chơi cho đội trẻ và đội dự bị của Real Madrid, Raul đã có trận
đấu chính thức ra mắt đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha vào ngày
29/10/1994. Đây là trận đấu trên sân khách của Galacticos và cầu thủ trẻ
Raul Gonzalez đã kiến tạo một bàn thắng cho người đàn anh Ivan Zamorano
trong trận đấu đầu tiên ở La Liga.
1
tuần sau, Raul tự ghi tên mình lên bảng tỷ số bằng bàn thắng vào lưới
đội bóng cũ Atletico Madrid trong trận derby giữa 2 CLB thành Madrid.
HLV
Jorge Valdano là người thầy tuyệt vời giúp sự nghiệp của Raul Gonzalez
đặt những viên gạch đầu tiên tại sân Santiago Bernabeu, ông cũng là một
cổ động viên lớn của tiền đạo Tây Ban Nha.
Mùa
giải 1994/1995, “Chúa nhẫn” ghi được tổng cộng 9 bàn thắng trong 28 lần
ra sân và anh cùng Real Madrid giành được danh hiệu La Liga vào cuối
mùa giải này, đây cũng là danh hiệu đầu tiên của Raul Gonzalez cùng đội
bóng thủ đô Madrid.
Tiền
đạo Tây Ban Nha có lần đầu tiên xuất hiện ở đấu trường Champions League
ở mùa giải 1995/1996 trong trận cầu với CLB Juventus (Italia).
Raul Gonzalez ngày càng trưởng thành hơn trên hàng công của Los Blancos.
HLV Fabio Capello là người thầy có nhiều ảnh hưởng đến sự nghiệp của huyền thoại Real Madrid.
Gonzalez
và Fernando Morientes trở thành cặp song sát ăn ý trên hàng công của
“Kền kền trắng”. Bộ đôi này góp công lớn trong chức vô địch Champions
League năm 1998 của Real Madrid và đây cũng là chiếc Cúp châu Âu đầu
tiên trong sự nghiệp của “Chúa nhẫn”.
Chiếc
Cúp Liên lục địa được đem về phòng trưng bày của Real Madrid sau khi
Raul ghi bàn kết liễu Vasco da Gama (Brazil) năm 1998.
Năm
2000, Raul Gonzalez tiếp tục thể hiện cái duyên ghi bàn tuyệt vời khi
lập công ấn định tỷ số 3-0 trong trận Chung kết Champions League với
Valencia. Đây là chiếc Cúp châu Âu thứ 2 mà “Chúa nhẫn” giành được cùng
Real Madrid.
Cú
volley tuyệt đẹp của Zinedine Zidane đã đưa Real Madrid một lần nữa lên
ngôi ở châu Âu vào năm 2002 và với riêng cá nhân Raul, anh đã có lần
thứ 3 tận hưởng hương vị trên đỉnh cao Lục địa già.
Năm
2003, chiếc băng đội trưởng của Real Madrid được trao lại cho “Chúa
nhẫn” và vinh dự này được kéo dài đến khi Raul rời sân Bernabeu vào năm
2010.
Dù
thi đấu thành công ở cấp độ CLB nhưng tại đội tuyển Tây Ban Nha, Raul
không gặt hái được danh hiệu nào. Tại Euro 2000 và World Cup 2002, “Bò
tót” đều dừng bước khá sớm. Sự xuất hiện của ông Aragones khiến Raul dần
mất đi cơ hội được lên tuyển.
Mùa Hè 2009, Cristiano Ronaldo gia nhập Real Madrid từ Man Utd và Raul Gonzalez đã tìm được người đá cặp ưng ý sau Morienstes.
Năm
2010, sự nghiệp của Raul tại Bernabeu đi đến hồi kết. Theo đó, chiếc áo
số 7 của anh được chuyển giao cho Cristiano Ronaldo, người vừa vượt qua
chính Raul để trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử đội
bóng Hoàng gia Tây Ban Nha.
Sau
khi chia tay CLB Tây Ban Nha, Raul Gonzalez chưa chịu nghỉ ngơi mà anh
tiếp tục tìm kiếm thử thách mới ở Bundesliga trong màu áo Schalke 04.
"Chúa nhẫn" nhanh chóng trở thành nhân tố then chốt của đội bóng vùng
Rhur khi ghi 40 bàn trong 2 mùa giải thi đấu ở đây.
Raul
góp công lớn trong 2 chức vô địch Cúp quốc gia và Siêu cúp Đức năm 2011
của Schalke. Anh còn gánh vác đội bóng nước Đức đi sâu tới Bán kết
Champions League 2010/2011. Chỉ thi đấu 2 năm ở Đức nhưng Raul Gonzalez
đã chiếm được tình cảm của nhiều CĐV nơi đây.
Rời Schalke, “Chúa nhẫn” chọn CLB Trung Đông Al-Sadd là bến đỗ tiếp theo trong sự nghiệp.
Và
tiền đạo lừng danh tiếp tục gặt hái vinh quang với 2 danh hiệu Qatar
Stars League (2012/13) và Emir of Qatar Cup (2014) chỉ trong 2 năm.
Năm
2014, Raul theo chân “Vua bóng đá” Pele và “Hoàng đế” Franz Beckenbauer
để gia nhập New York Cosmos, đội bóng hạng 2 của Mỹ (NASL).
Ngày
16/11/2015, Raul giúp New York Cosmos đánh bại Ottawa Fury 3-2 trong
trận chung kết NASL. Đây cũng là trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp thi
đấu của Raul, bởi sau đó anh chính thức tuyên bố treo giày.
Raul thi đấu trên 1.000 trận cho CLB và đội tuyển quốc gia. Anh ghi tổng cộng 432 bàn và giành 23 danh hiệu tập thể.
Các danh hiệu trong sự nghiệp thi đấu của Raul
1. Real Madrid:
Intercontinental Cup: 1998, 2002
UEFA Champions League: 1997–98, 1999–2000, 2001–02
Siêu cúp châu Âu: 2002
La Liga: 1994–95, 1996–97, 2000–01, 2002–03, 2006–07, 2007–08
Siêu cúp Tây Ban Nha: 1997, 2001, 2003, 2008
2. Schalke 04:
Cúp quốc gia Đức: 2010–11
Siêu cúp Đức: 2011
3. Al Sadd:
Qatar Stars League: 2012–13
Emir of Qatar Cup: 2014
4. New York Cosmos:
NASL Spring Season 2015
Woosnam Cup 2015
Soccer Bowl 2015
Raul Gonzalez đã làm HLV, mơ thay Zidane dẫn dắt Real Madrid
(Thethaovanhoa.vn) - Huyền thoại của Real Madrid, Raul Gonzalez Blanco đã quyết định theo nghiệp HLV. “Chúa nhẫn” sẽ dẫn dắt đội B của Real Madrid.
Theo tờ Marca (Tây Ban Nha), cựu tiền đạo của Real Madrid, Raul Gonzalez
(40 tuổi) sẽ theo nghiệp HLV. Huyền thoại của bóng đá Tây Ban Nha sẽ
dẫn dắt đội B của Real Madrid thay cho HLV Alvaro Benito. Ông Benito sẽ
được đôn lên dẫn dắt đội A của Real Madrid.
Raul treo giày vào năm 2015 sau khi thi đấu cho một loạt các CLB như Real Madrid, Schalke, Al Sadd và New York Cosmos.
Năm 2017, Raul đã quay trở lại Real Madrid để làm việc cho đội bóng
mà anh gắn bó lâu nhất trong sự nghiệp cầu thủ. “Chúa nhẫn” đã dành
nhiều thời gian để học hỏi kinh nghiệm huấn luyện trong quá trình làm
việc ở lò đào tạo trẻ của Real Madrid.
Raul Gonzalez sẽ dẫn dắt đội B của Real Madrid
Raul sẽ nhận bằng HLV vào tháng Tư năm nay, sau khi anh tham gia khóa
học do LĐBĐ Tây Ban Nha tổ chức. Trên thực tế, khi Raul trở lại CLB,
giới truyền thông của Tây Ban Nha dự đoán anh sẽ làm HLV ở đội trẻ của
Real Madrid như Zidane.
Zidane từng làm HLV ở đội B của Real Madrid trước khi trở thành trợ
lý HLV đội một dưới thời Ancelotti và sau đó được bổ nhiệm vào "ghế
nóng".
Mùa thứ 3 liên tiếp, Real Madrid dưới bàn tay
của Zinedine Zidane tăng tốc mạnh mẽ ở nửa sau mùa giải. Hai lần trước,
họ giành cú đúp Champions League và một La Liga để thống trị cả châu
Âu.
Cách đây 3 năm, Raul đã nói về khả năng làm HLV: “Tôi không nghĩ tôi
sẽ trở thành HLV. Để trở thành HLV, bạn cần học để lấy chứng nhận mà tôi
thậm chí còn chưa tham gia khóa học huấn luyện nào. Nếu một ngày nào đó
tôi quyết định thành HLV, tôi muốn huấn luyện đội bóng có thể giành
nhiều chiến thắng”.
Raul là chân sút vĩ đại thứ 2 trong lịch sử Real Madrid
Raul đã ghi tổng cộng 323 bàn thắng trong 741 lần ra sân cho Real
Madrid. Anh đã giành được 6 chức vô địch La Liga, 3 danh hiệu Champions
League và 4 Siêu Cúp Tây Ban Nha với đội bóng chủ sân Bernabeu. Anh đang
nắm giữ kỉ lục là cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất cho Real Madrid và là
chân sút vĩ đại thứ 2 trong lịch sử CLB (sau Cristiano Ronaldo). Clip về màn trình diễn của Raul Gonzalez ở Real Madrid
Hồ sơ của Raul Gonzalez
Năm sinh: 27/6/1997
Nơi sinh: Madrid (Tây Ban Nha)
Chiều cao: 1m80
Vị trí thi đấu khi còn là cầu thủ: Tiền đạo
Các CLB đã khoác áo:
+1994–2010 Real Madrid
+2010–2012 Schalke 04
+2012–2014 Al Sadd
+2014–2015 New York Cosmos
+Thời gian khoác áo đội tuyển Tây Ban Nha: 1996–2006 (102 trận/44 bàn)
Sơn Tùng
Tổng hợp
Raul Gonzalez: Từ viên ngọc thô thành 'Chúa Nhẫn'
Trong 21 năm thi đấu đỉnh cao, Raul giành 23 danh hiệu tập thể và từng giữ kỷ lục ghi bàn tại Real Madrid một thời gian dài.
Raul bắt đầu chơi bóng ở đội San Cristobal, Madrid - nơi anh sinh ra và
lớn lên. Không lâu sau khi Raul ký hợp đồng với Atletico, Chủ tịch lúc
bấy giờ Jesus Gil quyết định thu hẹp quy mô đào tạo để tiết kiệm chi
phí, đồng nghĩa với việc để mất một "viên ngọc" cho đối thủ cùng thành
phố Real Madrid.
Raul lên đội một Real năm 1994, khi mới 17 tuổi. Việc cầu thủ này ghi 16
bàn chỉ trong bảy trận cho đội C khiến HLV Jorge Valdano không thể
không đặc cách cho một suất đặc biệt chơi tại La Liga. Đây là một quyết
định sáng suốt vì ngay trong mùa đầu tiên, Raul ghi chín bàn trong 28
trận La Liga, góp công giúp Real giành chức vô địch sau bốn năm đứng sau
kình địch Barcelona.
Chàng trai 17 tuổi trở thành một hiện tượng tại Real, khi kiến tạo một
pha dọn cỗ trong trận ra mắt ở đội một và ghi bàn đầu tiên ở trận kế
tiếp.
Từ thành công trong mùa giải 1994-1995, sự nghiệp Raul đi lên như diều
gặp gió. Trong chín mùa giải tiếp theo, tiền đạo này ghi trung bình mỗi
mùa 20 bàn.
Raul lên đỉnh cao đầu tiên ở Champions League năm 1998. Trong trận chung
kết, Real đánh bại Juventus với tỷ số 1-0 và khởi đầu cho giai đoạn
hoàng kim thứ hai trong lịch sử.
Năm 2000 và 2002, Real tiếp tục đăng quang Champions League. Raul đều
ghi bàn trong hai trận chung kết này, và anh thậm chí được gọi là "Quý
ngài Champions League".
Giai đoạn 2002-2004, Raul là một trong sáu siêu sao được nhắc đến nhiều
nhất của Real, bên cạnh Beckham, Figo, Ronaldo, Zidane và Roberto
Carlos. Tổng cộng trong sự nghiệp, tiền đạo này ghi 323 bàn cho Real và
chỉ mới bị vượt qua vào đầu mùa giải 2015-2016 (Cristiano Ronaldo hiện
giữ kỷ lục 326 bàn).
Điểm tối duy nhất trong sự nghiệp của Raul là những thất bại trong màu
áo tuyển Tây Ban Nha. Ở tứ kết Euro 2000, tiền đạo này đá hỏng quả phạt
đền khiến Tây Ban Nha thua Pháp với tỷ số 1-2.
Sau khi rời Real năm 2010, Raul tiếp tục thu được thành công với Schalke khi vào đến bán kết Champions League mùa 2010-2011.
Anh cũng đã đến Qatar để giành một chức vô địch quốc gia và một Cup quốc gia với Al-Sadd.
Năm 2015, Raul bắt đầu chơi tại Mỹ cho New York Cosmos. Đây cũng là điểm
dừng chân cuối cùng trong sự nghiệp của cầu thủ 38 tuổi này.
Ngày 15/11 vừa qua, Raul kết thúc sự nghiệp với chức vô địch giải hạng hai Mỹ trong màu áo New York Cosmos.
Đó là danh hiệu tập thể thứ 23 của "Chúa
Nhẫn", sau sáu La Liga, ba Champions League, bốn Siêu Cup Tây Ban Nha,
một Siêu Cup châu Âu, hai Cup Liên lục địa, một Cup quốc gia Đức, một
Siêu Cup Đức, một chức vô địch Qatar, một Cup quốc gia Qatar, Woosnam
Cup và Soccer Bowl.
Thúy An
Raul Gonzalez từng chật vật để chinh phục bà xã
LAN HẠ
14:22 ngày 21-01-2016
Huyền
thoại của Real Madrid, Raul Gonzalez cùng cô vợ Mamen mới đây đã có
buổi phỏng vấn trên tạp chí Vanity Fair phiên bản Tây Ban Nha.
Một
trong những điểm nổi bật là cả hai đã chia sẻ khá nhiều điều thú vị về
cuộc sống gia đình, cũng như quan hệ tình cảm giữa hai người.
Hóa
ra Chúa nhẫn chẳng hề bị cựu người mẫu Mamen “cưa đổ” như mọi người lầm
tưởng. Thay vào đó, Raul đã phải chật vật mới chiếm được cảm tình của
Mamen.
Theo lời chia sẻ của cựu người mẫu nổi tiếng
này, cô được bạn bè làm “mối” cho Raul. Ngoài ra, các bạn cô cũng dự
phòng người đồng đội Guti của Raul nếu vụ này không thành. “Thú thực là
tôi khá dị ứng với những chuyện tình cảm của cánh cầu thủ. Bởi vậy, tôi
cũng không để ý gì đến cả Raul cũng như Guti vì nghi ngờ sự chung thủy
của họ”, Mamen nhớ lại.
Trong khi Guti “phất cờ trắng” bởi sự
lạnh lùng của Mamen, thì Raul vẫn âm thầm theo đuổi chân dài này. Kiên
trì áp sát cùng sự chân tình của mình, Chúa nhẫn rốt cuộc cũng đã chinh
phục được Mamen chấp nhận.
Hình ảnh Raul và vợ trên tờ tạp chí
Hạnh
phúc còn được nhân lên gấp bội với cặp trai tài gái sắc khi cả hai tổ
chức đám cưới vào năm 1999. Chung sống một thời gian dài bên nhau, Raul
và Mamen đã có với nhau 4 cậu con trai và cô con gái út.
Thừa
hưởng niềm đam mê thể thao nói chung và bóng đá nói riêng từ ông bố nổi
tiếng, nên lũ nhóc của Raul cũng rất yêu thích trái bóng tròn từ khi còn
nhỏ.
Siêu kinh điển đã tái sinh “Chúa nhẫn” Raul như thế nào?
Từ Nou Camp đến Bernabeu, Siêu kinh điển là nơi những ngôi sao xuất
sắc bậc nhất trong thế hệ của mình thi thố tài năng. Tỏa sáng ở trận
chiến của sự hận thù này đã khó, nhưng nhờ nó để cứu vãn cả sự nghiệp
thì hiếm hoi vô cùng. Và Raul Gonzalez là một trong những huyền thoại
hiếm hoi đó.
CÚ CHẠY ĐÀ TỒI TỆ Đội bóng xuất sắc nhất thế kỷ 20 - Real Madrid, bắt đầu thế kỷ
21 trong nỗi âu lo len lỏi vào sâu thẳm tâm trí các Madridista. Thật khó
tin nhưng có một sự thật là, Kền kền trắng chỉ thắng 3 trận sau 15 vòng
đầu tiên. Những mối lo ngại về vết xe đổ của Guus Hiddink tiếp tục ám
ảnh John Toshack là có cơ sở.
Phong độ chói sáng mùa 1998/99 không
theo chân ngôi sao sáng giá nhất - Raul Gonzalez sang mùa giải mới. 1
năm trước, Chúa nhẫn ghi 25 bàn ở La Liga, nhưng 1 năm sau anh bước vào
trận Siêu kinh điển vòng thứ bảy với hành trang nghèo nàn, vỏn vẹn 2
bàn, thêm 1 lần lập công ở Champions League nữa.
Trong khi đó, người đá cặp trên hàng công - Fernando Morientes vẫn duy
trì hiệu suất nhả đạn đều đặn. Không thể phủ nhận rằng, thành tích kém
cỏi của Hoàng tử thành Madrid là một phần nguyên nhân dẫn sự đi xuống
của Real.
Real Madrid vô địch Champions League 1999/2000 bằng một hành trình kỳ lạ
Ở Nou Camp, người Catalan chuẩn bị sẵn
những gì tồi tệ nhất cho kẻ thù Madrid. Bộ ba tấn công Figo - Rivaldo -
Kluivert là mối đe dọa thực sự. Real lấy gì làm đối trọng, khi mà bản
năng sát thủ như đang ngủ vùi trong Raul? Nên nhớ rằng, ở thời điểm trận
Siêu kinh điển, Figo vẫn là người của Barca và đang chơi mùa giải tốt
nhất sự nghiệp. Trong khi đó, Zinedine Zindane thì đang tỏa sáng cùng
Juventus.
SỨC NÓNG CỦA SIÊU KINH ĐIỂN Nou Camp ngày 13/10/1999, 10 vạn chỗ trống được lấp đầy. Bầu
không khí như nén lại, đặc quánh mùi thù hận. Trái ngược với nỗi lo
trước trận, Real bắt đầu Siêu kinh điển một cách hoàn hảo. Khi đám đông
còn đang gọi tên những Figo, Rivaldo hay Kluivert, thì Raul khiến tất
thảy phải câm lặng.
Chính số 7 là người châm ngòi cho cuộc tấn công bên cánh trái rồi băng
vào đánh đầu cắt mặt nhanh như tia chớp đón quả tạt của Morientes.
Raul chơi một trận Siêu kinh điển để đời
Dù vậy, rất nhanh thôi trật tự được
thiết lập. 2 phút sau bàn mở tỷ số của Raul, Barca được hưởng quả
penalty và Rivaldo đã không bỏ lỡ. Và khi trận đấu trở lại sau giờ nghỉ,
áp lực nghẹt thở được các cầu thủ xứ Catalan tạo ra với các đợt tấn
công liên hồi.
Khung thành Bodo Illgner bị bắn phá dữ dội và cho đến phút 49, phòng
tuyến của đội bóng áo trắng tan vỡ như một điều không thể khác. Luis
Figo dốc bóng xộc thẳng vào trung lộ trước khi tung ra cú sút hiểm hóc
bằng chân trái.
Những phút sau đó, trận đấu vỡ vụn trong
bầu không khí căng thẳng. 7 thẻ vàng được rút ra dành cho cả hai đội.
Thậm chí, Patrick Kluivert còn bị truất quyền với một chiếc thẻ đỏ trực
tiếp. Nhưng ngay cả khi mất người, Barca vẫn chơi rất chủ động và bảo vệ
thành quả tới những phút cuối.
Philippe Coutinho chính là cầu thủ nổi bật nhất của Liverpool mùa này. Vậy mà The Reds lại không có anh trong vòng 1 tháng...
NOU CAMP, NƠI TÁI SINH MỘT HUYỀN THOẠI Trận đấu mải miết trôi đi trong sự thất vọng đến tận cùng của
người Madrid. Chỉ còn khoảng 5 phút nữa trận đấu sẽ kết thúc. Nếu thua
trận này, Real sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng không thể tránh khỏi, còn
Barcelona thì rộng cửa cạnh tranh chức vô địch.
Trong giây phút đó, Kền kền trắng cần lắm một người hùng giải thoát đội
bóng khỏi thực tại. Lời hiệu triệu của John Toshack, của các Madridista
được đáp lời, và không ai khác đó chính là người hùng bị bỏ quên Raul
Gonzalez. Và cái cách anh tỏa sáng cũng thật phi thường!
Màn ăn mừng ngổ ngáo của Chúa nhẫn
Phút 86, khi nền tảng thể lực của các
cầu thủ bị bào mòn đến kiệt quệ, thì Raul - một cầu thủ xung trận ngay
từ đầu, thực hiện pha bứt tốc loại bỏ toàn bộ hàng thủ đội chủ nhà. Ruud
Hesp lao lên truy cản, Chúa nhẫn liền thực hiện cú sục bóng trong tư
thế rất khó và ở tốc độ cao.
Và mặc cho Michael Reiziger lao như mũi
tên về ngăn chặn, trái bóng vẫn từ từ lăn vào lưới như thể muốn trêu
ngươi người Catalan. Raul ăn mừng bàn thắng không theo cách hôn vào ngón
áp út đeo nhẫn như vẫn làm, mà đưa ngón trỏ ra dấu bịt miệng kẻ thù.
Quả đúng thế, cả Nou Camp huyên náo ồn ào bỗng trở nên im lặng lạ
thường, và chỉ một số ít đến từ Madrid được hưởng niềm phấn khích.
Kể từ đây, Chúa nhẫn tìm lại bản năng
sát thủ của chính mình. Và mặc dù là không đủ để cứu John Toshack khỏi
án sa thải, nhưng sức bật từ trận Siêu kinh điển đưa Real một mạch đến
chức vô địch Champions League mùa 1999/2000 cùng với Vicente del Bosque.
Không ai khác, chính Raul là nguồn cảm
hứng của chiến tích ấy, với danh hiệu Vua phá lưới sau 10 lần lập công,
trong đó có "chiếc đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài" cho Valencia ở
trận chung kết.
Ở La Liga, Chúa nhẫn kết thúc mùa giải với 17 bàn thắng, không quá tệ
nếu so với màn khởi đầu trước đó. Và đó là cái cách huyền thoại của các
huyền thoại ở Bernabeu, Raul Gonzalez được tái sinh.
Raul Gonzalez: 20 năm câu chuyện về một huyền thoại
Dân trí Cách đây đúng 20 năm, HLV Valdano trình làng một chân sút xuất chúng sau này đã làm nên lịch sử cùng Real Madrid.
Tròn 20 năm về trước, Raul Gonzalez xuất hiện trên bầu trời
bóng đá Tây Ban Nha như một vì sao chói lòa. Lao vút về phía trước mà không một
ai, không một thứ gì có thể ngăn cản được. Anh đến trong sự ngỡ ngàng của tất cả.
Và khi ra đi, anh để lại những định nghĩa mới về bóng đá.
Sân La Romareda, ngày 29/10/1994, trong đội hình Real xuất
hiện một cầu thủ vừa được đôn lên từ đội trẻ. Chàng trai gày còm ấy mới chỉ 17
tuổi nhưng gây ấn tượng với đôi mắt chẳng ai nghĩ của một người lần đầu ra sân
trong màu áo một trong những đội bóng vĩ đại nhất thế giới. Anh không phải ai
khác ngoài Raul Gonzalez, huyền thoại đã làm nên một kỷ nguyên vàng son trong lịch
sử Real Madrid.
Raul trong lần đầu khoác áo Real Madrid
Con tạo vốn thích trêu ngươi. Raul sinh trưởng trong một gia
đình cổ động viên của Atletico Madrid. Vì vậy, ngay từ bé, anh đã theo tập luyện
tại đội bóng được xem như đối thủ lớn nhất của Real tại Madrid. Đến năm anh 15
tuổi, chủ tịch Atletico Jesus Gil lại quyết định giải tán đội trẻ nhằm giảm
kinh phí hoạt động. Quyết định cho đến tận bây giờ hẳn vẫn khiến CĐV Atletico
tiếc nuối.
Ngay lập tức, Raul ký hợp đồng với Real Madrid, kình địch
không đội trời chung của Atletico. Quyết định được đưa ra nhanh chóng và không
một chút do dự. Như cái cách sau này “chúa nhẫn” sút tung lưới không biết bao
nhiêu đội bóng. Sự điềm tĩnh, lạnh lùng và quyết đoán trước áp lực có vẻ đã ăn
vào trong máu của Raul. Hay nói cách khác, đó là bản năng.
Mùa giải thứ ba thuộc biên chế Real Madrid, Raul chỉ mất 9
trận đấu để thực hiện bước nhảy vọt trong sự nghiệp cầu thủ. Từ Segunda B đến
La Liga, từ Real Castilla đến Real Madrid. Chẳng cần giới thiệu dong dài. Chàng
trai 17 tuổi này ghi được 16 bàn thắng chỉ trong 8 trận đấu thuộc khuôn khổ giải
hạng 3 Tây Ban Nha.
Rafa Benítez, người đảm nhiệm vị trí huấn luyện viên Real
Castilla thời điểm đó nhận định Raul là một trong những tương lai hứa hẹn nhất
của bóng đá thế giới. Nhưng đường đến với đội một Real của Raul cũng chẳng phải
trải đầy hoa hồng. Bernabeu luôn được biết đến là nơi quy tụ của những vì tinh
tú của làng túc cầu. Trong tay HLV Valdano lúc bấy giờ không thiếu những chân
sút xuất sắc. Vậy vị trí nào đây cho một cầu thủ trẻ vô danh?
Sau một tuần theo dõi, Valdano vẫn quyết định giữ chân tiền
đạo trẻ luôn khao khát ghi bàn đến cháy bỏng từ Real Castilla. Thậm chí ông kỳ
vọng sự xuất hiện của Raul sẽ giúp hàng công Real Madrid sẽ trở nên đa dạng và
biến hóa hơn. Nếu không phải một chiến lược gia can đảm như Valdano, có lẽ tài
năng của Raul còn lâu mới được biết đến. Và ngày này 20 năm về trước đã trở
thành thời khắc làm thay đổi lịch sử Real Madrid.
Cái tên Raul đã trở thành bất tử tại Bernabeu La Romareda, nơi bắt
đầu và kết thúc một huyền thoại
Raul trở thành cầu thủ trẻ nhất trong lịch sử khoác áo “đội
bóng Hoàng gia Tây Ban Nha” (17 tuổi 124 ngày). Chàng trai 17 tuổi bước vào trận
đấu với Real Zaragoza bằng một nụ hôn từ cha mẹ cùng biết bao kỳ vọng. Nhưng có
lẽ thời điểm ấy cha mẹ Raul cũng không thể tưởng tượng được một ngày cậu con
trai yêu quý của mình trở thành huyền thoại của Real Madrid.
Một trận đấu không hoàn hảo, Real Madrid thất bại với tỉ số
3-2. Nhưng màn trình diễn của riêng Raul không gây thất vọng. Ngay ở trận đấu đầu
tiên, Raul đã có đường kiến tạo cho Iván Zamorano ghi bàn. Chỉ một tuần sau, vượt
qua những bỡ ngỡ ban đầu, chàng trai 17 tuổi ấy bắt đầu bùng nổ. Kiếm về một quả
penalty, kiến tạo cho đồng đội ghi bàn rồi trực tiếp thực hiện một siêu phẩm để
đời.
16 năm sau, với biết bao thăng trầm, vinh quang, tủi nhục,
chương cuối cùng của một huyền thoại cũng được viết ra tại La Romareda. Raul
ghi bàn thắng cuối cùng cho đội bóng áo trắng chính ở nơi anh bắt đầu. Tên tuổi
của anh trở thành bất tử tại Bernabeu. Real từng chi ra hàng núi tiền để chiêu
mộ hàng tá siêu để viết nên những trang sử hào hùng. Không ai có thể phủ nhận cống
hiến vĩ đại của họ. Nhưng Real có thể vua C.Ronaldo để viết tiếp câu chuyện lịch
sử từ Zidane, mua Zidane để viết tiếp câu chuyện lịch sử từ Di Stefano chứ chẳng
bao giờ mua được một Raul thứ hai.
(VTC News) - Trong ngày chia tay Real Madrid, Raul Gonzalez
đã khóc. Còn những người yêu mến anh cũng đã rớm lệ. Nhưng với không ít
Madridista, việc “chúa nhẫn” ra đi có khi lại là điềm lành cho đội bóng
Hoàng gia Tây Ban Nha ở mùa giải tới.
324 bàn thắng sau 723 xung trận, một
con số quá thuyết phục để minh chứng cho tài năng chơi bóng của tiền đạo
Raul Gonzalez. Không những vậy, trong quảng thời gian 16 năm thi đấu
cho Real, “chúa nhẫn” chưa bao giờ phải lĩnh một thẻ đỏ. Vì thế, việc
anh trở thành biểu tượng sống ở sân Bernabeu âu cũng là điều đương
nhiên. Nhưng ở đời luồn tại những mặt đối lập. Dưới chân đèn luôn có một
khoảng tối. Dưới ánh sáng của thiên đường luôn là vùng tối của địa ngục
hiểm ác. Đằng sau tấm huy chương hào nhoáng luôn là mặt trái của nó.
Bởi thế, với một con bằng xương bằng thịt như Raul lại càng không thể
không có những góc tối. Góc tối ấy chính là ranh giới mong manh giữa
tính tích cực và tiêu cực của quyền lực được phát sinh từ “biểu tượng
sống” Raul. Nếu quyền lực của Raul phát huy được hiệu quả, nó sẽ mang
lại rất nhiều điều có lợi cho đội bóng. Ngược lại, sự xung đột quyền lực
với Raul có thể khiến đối phương “thân bại danh liệt”, còn đội bóng,
nhiều khi không đi đúng quỹ đạo đã định trước. Nhớ lại hồi năm 2003, lúc
đó nhiều người không hiểu vì sao một công thần lâu năm như Fernando
Hierro lại phải rời sân Bernabeu không kèn không trống. Điều tương tự
cũng xảy ra với HLV Vicente Del Bosque, người mà trước đó đã mang về 2
chức vô địch Champions cho Real. Đau hơn nữa cho hai con người này là họ
bị sa thải chỉ một ngày sau khi Real giành chức vô địch La Liga mùa
bóng 2002/03. Sau này người ta mới chợt nhận ra Del Bosque và Hierro đều
là nạn nhân trong cuộc chiến giành quyền lực với Raul. Một nạn nhân
khác cũng đã phải trả giá khi không có được sự ủng hộ của Raul là
Antonio Camacho. Vị HLV được mệnh danh có “bàn tay sắt" này đã buộc phải
khăn gói ra đi, sau khi đội trưởng Raul cầm đầu nhóm cầu thủ công khai
chống lại những mệnh lệnh cải tổ đội bóng của ông. Thế nên dễ hiểu vì
sao có thời điểm Raul "xịt ngòi" suốt 11 tháng trời, nhưng anh vẫn có
mặt thường xuyên trên hàng công của Real qua các đời HLV, từ Wanderley
Luxemburgo, Lopez Caro, Fabio Capello, Juande Ramos cho đến Bernd
Schuster. Còn ở mùa giải vừa qua, HLV Pellegrini đã mạnh dạn dử dụng
chính sách “cây gậy và củ cà rốt” đối với Raul. Ban đầu chiến lược gia
người Chile rất trọng dụng “chúa nhẫn”, dù trong đội hình Real đang có
đầy rẫy những ngôi sao vừa mới mua về như Cristiano Ronaldo hay Karim
Benzema. Nhưng dần về sau, ông “nhẹ nhàng” đưa người đội trưởng lên băng
ghế dự bị một cách rất hợp lý. Raul “ngoan ngoãn” chấp nhận vì anh hiểu
rằng thời của mình đã hết. Bởi thế việc anh quyết định rời Real khi
Jose Mourinho chưa vung “bàn tay sắt” hết cỡ cũng là điều dễ hiểu. Khi
thời kỳ Raul ở Real đã khép lại, người ta mới “bàng hoàng” nhận ra một
sự thật đắng cay là kể từ khi “chúa nhẫn” trở thành đội trưởng hồi năm
2003 sau cuộc “đảo chính” Del Bosque và Hierro, Club Blanco không giành
nổi một danh hiệu Champions League, thậm chí ước nguyện lọt vào vòng Tứ
kết đã là một điều gì đó quá xa xỉ. Tất nhiên, không ai có thể phủ nhận
những đóng góp của Raul vào 3 chức Champions League trước đó của Real.
Nhưng hình như Club Blanco không gặp may ở đấu trường châu Âu kể từ khi
“chúa nhẫn” làm đội trưởng. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở đội tuyển
quốc gia Tây Ban Nha, dù Raul là cây săn bàn số 1 trong lịch sử bóng đá
nước này, với 44 bàn thắng sau 102 lần ra sân. Chỉ đến khi HLV Luis
Aragones quyết định loại bỏ “quyền lực” của Raul, La Roja mới bắt đầu
tìm thấy ánh sáng của thiên đường bằng chức vô địch Euro 2008. Học tập
ông bạn già, “ngài râu kẽm” Del Bosque cũng không còn triệu tập “chúa
nhẫn” lên tuyển tham dự World Cup 2010, và Tây Ban Nha đã lần đầu tiên
vô địch World Cup sau 80 năm đợi chờ. Xét theo đó, việc Raul Gonzalez
rời khỏi Real Madrid vào lúc này quả là đáng mừng đối với Jose Mourinho
và một số Madridista! Đại Toong * Bạn có đồng ý với quan điểm: Raul ra
đi là một tín hiệu tốt cho Real Madrid? Hãy gửi ý kiến bình luận cho VTC
News qua hộp thảo luận cuối bài (Gõ tiếng Việt có dấu)! Trân trọng!
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét