Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
ĐÂU LÀ SỰ THẬT? 1
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
- Người đúng chưa chắc đúng cả và người sai chưa chắc sai cả! -Thần Kim Qui nói: "Giặc ở sau lưng mà không biết!" -Chúng ta nói: "Có lửa mới có khói!". -Chửi đồng đội mình là kẻ hèn hạ, bạc lòng!
----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
NPH2018_122: Phạm Đình Trọng - Những sự thật về Gạc Ma cần sáng tỏ
Tướng Lê Mã Lương nói về ‘Gạc Ma – Vòng tròn bất tử’
Chân dung vụ trưởng Phạm Đình Trọng: Mắt xích quan trọng trong vụ AVG
NAM NAM
30, Tháng 06, 2018 | 16:05
Nhàđầutư
Trước khi được bộ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh
nghiệp Bộ TTTT, ông Phạm Đình Trọng là Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám
sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính), đã tham gia nghiên cứu nhiều đề án cổ phần
hóa doanh nghiệp bảo hiểm của Bộ này như Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia
VINARE, Bảo Minh...
Vụ
Quản lý Doanh nghiệp (Bộ TTTT) được thành lập năm 2014. Đây cũng là
thời điểm ông Phạm Đình Trọng được bổ nhiệm làm Vụ trưởng.
Trước
khi về làm Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp (Bộ TTTT), ông Phạm Đình
Trọng có bằng thạc sỹ kinh tế tài chính và có nhiều năm công tác trong
ngành Tài chính.
Ông Phạm Đình Trọng (ngoài cùng bên trái) nhận quyết định bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp Bộ TTTT
Cụ
thể, ông Phạm Đình Trọng từng công tác tại Ngân hàng Đầu tư và phát
triển BIDV. Khi Bộ Tài chính thành lập Tổng cục Đầu tư, ông Trọng được
chuyển về làm việc tại đây.
Sau đó, ông tiếp tục được chuyển công tác đến Văn phòng Bộ Tài chính làm công tác thư ký cho các lãnh đạo Bộ.
Năm
2006, ông Trọng được bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám
sát bảo hiểm. Và đến năm 2014, ông được điều động sang làm Vụ trưởng Vụ
Quản lý Doanh nghiệp (Bộ TTTT).
Trong
thời gian Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp (Bộ TTTT), ông Phạm Đình
Trọng được giao làm tổ trưởng tổ thẩm định MobiFone mua 95% cổ phần AVG.
Thanh tra Chính phủ đã có kết luận về nhiều vi phạm nghiêm trọng trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.
Trong
vụ việc này, ông Trọng và tổ thẩm định đã sử dụng thông tin do AVG báo
cáo với Bộ Thông tin - Truyền thông về mức giá định bán cho đối tác nước
ngoài là 700 triệu USD (dù Bộ Thông tin - Truyền thông không có tài
liệu chứng minh tính chính xác, trung thực) để so sánh, nhận xét về giá
mua 95% cổ phần AVG.
Trong việc
tổng hợp, báo cáo kết quả thẩm định dự án, tổ trưởng đã không tổng hợp
đầy đủ các ý kiến phản biện của một số thành viên; việc đánh giá
MobiFone “nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về dự án”, theo Thanh tra Chính
phủ, là thiếu khách quan...
Ngày
30/6, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đã có thông báo về việc thi hành kỷ
luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Đình Trọng.
Từ bài học xương máu Gạc Ma nhìn về phía trước
14/03/2018 01:53 GMT+7
- Những
sự thật và bối cảnh lịch sử từ vụ thảm sát Gạc Ma cần được trả lại tính
chất của chúng. Nhưng mục đích không phải để tạo một tâm thế định kiến
trong ứng xử cho các thế hệ tiếp theo.
Xem lại kỳ 1: Gạc Ma 1988: Công bằng là để cùng tiến bộ Mời
quý vị cùng xem lễ thả hoa đăng tôn vinh các anh hùng liệt sỹ đã hy
sinh xương máu bảo vệ Gạc Ma tại bãi biển Thiên Cầm tối 12/3/2018:
Những
sự thật và bối cảnh lịch sử từ vụ thảm sát Gạc Ma cần được trả lại tính
chất của chúng. Nhưng mục đích không phải để tạo một tâm thế định kiến
trong ứng xử cho các thế hệ tiếp theo.
Điều có thể giúp Việt Nam
đi tiếp mạnh mẽ và thực tế đã chứng minh đúng đắn là phương châm không
quên quá khứ nhưng cố gắng tập trung thay đổi hiện tại và tương lai.
Bởi
vậy vun đắp và củng cố những mối quan hệ hữu nghị là cần thiết. Như
Nguyễn Trãi đã đúc kết gần 600 năm trước về “hòa hiếu thực lòng”, về
“chí nhân” và về “đại nghĩa”.
Vua Lê Thái Tổ cũng căn dặn hậu thế: Biên phòng hảo vị trù phương lược Xã tắc ưng tu kế cửu an
Dịch nghĩa: Biên phòng cần có phương lược tốt Xã tắc nên có kế lâu dài
Một
tầm nhìn dài, chiến lược như giữ nước từ khi còn chưa nguy, giữ nước từ
xa là phù hợp cho một đất nước với các đặc điểm như Việt Nam. Một
chính sách hòa bình, tự vệ nhưng đủ sức răn đe cần thiết.
Một
chiến lược cho những giai đoạn kế tiếp có thể không giúp khỏa lấp nỗi
đau riêng như Gạc Ma nhưng có thể giúp đem đến những điều lớn lao cho cả
dân tộc.
Sự hy sinh ở Gạc Ma của các chiến sỹ không hề vô ích bởi
các anh đã dâng hiến sự sống cho điều mà các anh tin là còn lớn hơn bản
thân mình: sự sinh tồn và tiến bước của dân tộc Việt.
Không vô
ích vì các thế hệ ngày nay đã chọn tâm thế rạch ròi: lịch sử và sự thật
mãi mãi sẽ không đổi thay, chỉ có sáng tỏ hơn thêm mà thôi.
Thế hệ
ngày nay cũng rạch ròi: Nhu cầu hòa bình, hợp tác phát triển cũng hết
sức chính đáng, là rất cần thiết cho hiện tại và tương lai.
Bằng
nhiều nỗ lực của cả hai phía, Trung Quốc hiện là đối tác hợp tác chiến
lược toàn diện của Việt Nam, một đối tác, một nước láng giềng, một nước
lớn, một quốc gia chia sẻ nhiều lợi ích và giá trị chung mà Việt Nam đặc
biệt coi trọng.
Ngày 5/3/2018, tại cảng Tiên Sa-Đà Nẵng, trong
một cử chỉ chưa từng có, nước Việt Nam hòa bình, thống nhất cũng đón tàu
sân bay Carl Vinson từ “cựu thù” Mỹ đến thúc đẩy giao lưu và hợp tác
trong khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đồng thời đóng góp cho hòa
bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.
Bất
chấp sự nghi kỵ và đối địch ban đầu, ngày nay Việt Nam là một trong
những thành viên tích cực, năng động, có nhiều đóng góp cho ASEAN và
ngược lại.
Đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga cũng đang đáp ứng
nhiều lợi ích song trùng và của mỗi bên, trên cơ sở sự tin cậy về chính
trị và việc coi trọng mối quan hệ truyền thống.
Thật đáng tiếc,
30 năm sau, Biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp, rủi ro, có thể dẫn đến
xung đột bởi gốc rễ vấn đề chưa được giải quyết và có thể do cả những
tính toán sai lầm.
Điều muốn nói ở đây là “người thầy” lịch sử sẽ
chẳng giúp được gì cho hiện tại và tương lai nếu thiếu đi sự rạch ròi,
công bằng và sòng phẳng với chính lịch sử. Có rạch ròi, công bằng và
sòng phẳng sẽ có hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, những nền tảng căn bản
cho mọi mối quan hệ bền vững, lâu dài.
Bởi vậy, 30 năm sau khúc
bi tráng Gạc Ma, những dòng này như một một nén hương xin được thắp tiếp
trước “vòng tròn bất tử” của 64 chiến sỹ đã ngã xuống trong ngày lịch
sử định mệnh 14 tháng 3 năm 1988. Thạch Hà
Thảm sát ở Gạc Ma 1988: Thế giới cần biết hành động xâm lược tàn bạo của Trung Quốc
Lâu
nay, người ta thường nhắc đến sự kiện này là "hải chiến Trường Sa", tôi
thấy như thế là chưa thỏa đáng. Sự thật những gì đã xảy ra vào sáng
14/3/1988, tôi nghĩ phải dùng động từ "xâm chiếm" và "thảm sát" thì mới
phản ánh đầy đủ, chính xác những hành động tàn bạo của Hải quân Trung
Quốc.
Thạc
sĩ Trần Trung Hiếu — giáo viên trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ
An, thành viên của Hội đồng góp ý và phản biện Chương trình giáo dục phổ
thông môn Lịch sử của Bộ GD&ĐT gửi đến VTC News bài viết nhân kỷ niệm 30 năm "sự kiện Gạc Ma" (14/3/1988 — 14/3/2018).
Trong bài viết, thầy Trần Trung Hiếu khẳng định, sự kiện Gạc Ma
(14/3/1988) sẽ được đưa vào môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ
thông và sách giáo khoa mới với những phương thức, mức độ, nội dung và
vị trí khác nhau ở từng cấp học với thời lượng khác nhau.
Thầy Hiếu cho rằng, nhắc lại sự kiện Gạc Ma 30 năm trước không phải
là việc nhằm khơi sâu mối thù hằn dân tộc và phá vỡ quan hệ láng giềng
với Trung Quốc sau nhiều năm thăng trầm trong xu thế hội nhập và toàn
cầu hóa. Nhắc lại sự kiện Gạc Ma để cả thế giới biết đầy đủ, chính xác
những hành động tàn bạo của Hải quân Trung Quốc, nhắc nhở thế hệ trẻ
cảnh giác trước những ngôn từ ngoại giao.
Bài học mất nước thời An Dương Vương và bài học mất đảo Gạc Ma 30 năm
qua luôn tươi nguyên giá trị trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
quốc gia, dân tộc hiện nay.
Dưới đây là toàn bộ bài viết: Lịch sử mãi vẫn là sự thật dù đau thương
Ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã đánh chiếm đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) của Việt Nam.
Tròn 30 năm sau (14/3/1998 — 14/3/2018), vì nhiều lý do khác nhau mà
người ta đã quên dần sự thật lịch sử này. Nhưng, những người thân của
các liệt sỹ Gạc Ma và cả những đồng đội còn sống sót sau sự kiện đó vẫn
không thể và không bao giờ quên nỗi đau đó.
Vết thương chưa lành, nhưng chỗ cắn vẫn còn đau, bởi sự kiện Gạc Ma
nhạt dần và biến mất sau khi 2 nước Việt — Trung tuyên bố bình thường
hóa quan hệ (1990). 30 năm, thời gian quá dài và quá đủ để chúng ta nhìn
nhận lại một sự thật hiển nhiên dù nó rất phũ phàng và đau xót. Đáng để
chúng ta phải trăn trở là tại sao một sự kiện như thế nhưng không hề
được nói 1 từ nào trong sách giáo khoa Lịch sử phổ thông hiện hành, dù
nó được viết, bổ sung, chỉnh sửa và tái bản nhiều lần sau khi sự kiện
này xảy ra?".
Nhiều biên niên lịch sử về những sự kiện lịch sử của rất nhiều tài
liệu, cuốn sách không nhắc đến sự kiện này. Nhiều bloc lịch treo tường
hàng chục năm qua không hề nhắc đến các sự kiện 17/2/1979 ở biên giới
phía Bắc, biên giới Tây — Nam và các sự kiện liên quan đến chủ quyền
biển đảo: 19/1/1974 ở Hoàng Sa; 14/3/1988 ở Gạc Ma (quần đảo Trường Sa)…
Trong khi đó, về phía Trung Quốc, các cơ quan truyền thông của họ đã
lý giải và biện minh cho hành động xâm chiếm và thảm sát rằng, khi tàu
của họ đang bỏ neo để yểm trợ cho một nhóm nghiên cứu, thăm dò dầu mỏ ở
đây thì bị Hải quân Việt Nam nổ súng tấn công. Vì thế họ phải "bắt buộc
để tự vệ", rằng chủ trương ban đầu của họ là chỉ chiếm đóng các hòn đảo
bỏ hoang chứ không tranh chấp các đảo có lực lượng nước ngoài chiếm đóng
từ trước".
Thực tế lịch sử đã khẳng định, Trung Quốc đã có mưu đồ và sự tính
toán kỹ càng cho mọi hành động xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Những gì mà
các cựu chiến binh kể lại cùng với đoạn băng video gần 20 phút mà Trung
Quốc công bố trên internet đã nói lên tất cả bản chất, âm mưu và thủ
đoạn của kẻ xâm lược và vô nhân đạo.
Với cách nhìn nhận của một giáo viên Sử, tôi thiết nghĩ trong chiến
tranh thì sự hy sinh, mất mát cũng là lẽ thường tình. Lâu nay, người ta
thường nhắc đến sự kiện này là "hải chiến Trường Sa", tôi thấy như thế
là chưa thỏa đáng. Sự thật những gì đã xảy ra vào sáng 14/3/1988, tôi
nghĩ phải dùng động từ "xâm chiếm" và "thảm sát" thì mới phản ánh đầy
đủ, chính xác những hành động tàn bạo của Hải quân Trung Quốc.
Cuộc chiến xảy ra trong điều kiện về tương quan lực lượng chênh lệch,
giữa một bên là hàng ngàn quân đội Trung Quốc với nhiều tàu chiến và vũ
khí hạng nặng để tấn công và thảm sát những người lính công binh làm
nhiệm vụ xây dựng cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao của Trung đoàn Công
binh 83 (quân chủng Hải quân) và lực lượng giữ đảo Lữ đoàn 146 (Vùng 4
Hải quân). Trong bối cảnh như thế, quân đội Trung Quốc hung hãn và tham
vọng như thế thì những người sẵn sàng ra đảo Gạc Ma cắm cờ Tổ quốc và
xác lập chủ quyền đều xứng đáng là những người anh hùng".
Những loạt đạn chát chúa, những lưỡi lê sắc lạnh của quân thù, những
người lính vẫn ngoan cường, dũng cảm quây thành vòng tròn để bảo vệ lá
cờ Tổ quốc. Thiếu úy Trần Văn Phương ngã xuống nhưng vẫn ôm chặt lá cờ
loang máu. Sáu mươi tư người đã hy sinh, 9 người bị chúng bắt và đưa về
Trung Quốc giam cầm, sau hơn 3 năm chúng mới trả.
Sự thật là Quần đảo Hoàng Sa đã mất 44 năm và đảo Gạc Ma đã bị chúng
chiếm đóng trái phép 30 năm qua vẫn không thể tách rời với Tổ quốc. Và
cứ sau mỗi cuộc chiến tranh xâm lược mà Trung Quốc đã gây ra đối với dân
tộc ta, nhân dân ta đã thêm một lần mất đi nhiều xương máu, đất nước ta
lại thêm một lần mất đi từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Vấn đề về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa đã được các nhà nước phong
kiến Việt Nam xác lập, thực hiện quyền kiểm soát, quản lý, cai trị và
khai thác hai quần đảo đó với tư cách nhà nước. Quyền làm chủ và cai trị
của các chính quyền kế tiếp khác nhau ở Việt Nam đối với Hoàng Sa,
Trường Sa là thực sự, rõ ràng, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc
tế.
25 năm công tác, tôi đã từng được dạy qua 2 bộ chương trình và nội
dung SGK. Dù có những đổi mới, bổ sung, chỉnh sửa trong những lần tái
bản, nhưng chương trình và SGK hiện hành vẫn luôn né tránh nhiều sự kiện
liên quan đến Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam (hải chiến Hoàng
Sa ngày 19/1/1974; chiến tranh biên giới Tây — Nam 1975-1978; chiến
tranh biên giới phía Bắc 1979-1989; sự kiện thảm sát Gạc Ma ngày
14/3/1988…). Thậm chí viết quá sơ sài nhưng hiện nay những kiến thức như
vậy đều bị "giảm tải", thầy không phải dạy, trò không phải học, và
đương nhiên những kiến thức đó cũng không nằm trong kiến thức của các đề
thi quốc gia. Điều này khiến cho chính những đồng nghiệp dạy môn Sử phổ
thông chúng tôi trên nhiều trường THPT, THCS, khi hỏi đến kiến thức này
cũng rất mơ hồ.
Trong
thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo Chương trình giáo
dục phổ thông môn Lịch sử với mục tiêu cơ bản là giúp học sinh hình
thành và phát triển những năng lực chuyên môn lịch sử thông qua những
nội dung kiến thức phổ thông nền tảng. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang lấy ý
kiến góp ý, phản biện từ các chuyên gia, các nhà giáo, các cơ quan,
trường học, cơ sở giáo dục trên toàn quốc và dự kiến sẽ được Bộ
GD&ĐT chính thức công bố trong thời gian sắp tới.
Với trách nhiệm của một giáo viên Sử phổ thông, là một thành viên
trong Hội đồng góp ý, phản biện của Bộ GD&ĐT cho Chương trình giáo
dục phổ thông môn Lịch sử, tôi xin khẳng định sự kiện Gạc Ma (14/3/1988)
sẽ được đưa vào môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông và
sách giáo khoa mới với những phương thức, mức độ, nội dung và vị trí
khác nhau ở từng cấp học với thời lượng khác nhau.
Ở bậc học THCS, thứ nhất, sự kiện Gạc Ma sẽ được đưa vào nội dụng
lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1986 đến nay và đặt trong bối cảnh
lịch sử dân tộc và khu vực, lịch sử thế giới để xem xét, trình bày.
Thứ hai, ở THCS có một chủ đề tích hợp với dự kiến là đặt tên là
"Biển đảo Việt Nam" bao gồm các nội dung về địa lý tự nhiên, kinh tế
biển, tài nguyên biển, lịch sử chủ quyền biển đảo Việt Nam, gồm lịch sử
quá trình khẳng định và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông,
trong đó có sự kiện Gạc Ma (1988).
Ở bậc THPT sẽ được trình bày theo các mạch chuyên đề và phần kiến
thức về sự kiện Gạc Ma dự kiến sẽ nằm trong chuyên đề "Chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam sau
năm 1975" và "Biển Đông: Lịch sử và hiện đại" ở lớp 12. Nội dung giáo
dục cốt lõi của 2 chuyên đề này là: từ việc xác định tầm quan trọng của
biển Đông đối với Việt Nam, từ đó nêu rõ nhận thức: Việt Nam là nhà nước
đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lý liên tục đối với 2 quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa trong lịch sử; hiểu được quá trình Trung Quốc đánh chiếm
trái phép quần đảo Hoàng Sa, đảo Gạc Ma; nắm được thực trạng tranh chấp
chủ quyền ở quần đảo Trường sa; chủ trương của Việt Nam giải quyết các
tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc
tế. Trách nhiệm của giáo viên dạy Sử phổ thông
Trong
phần lớn thời gian và lưu lượng kiến thức phần lịch sử dân tộc trong
sách giáo khoa Lịch sử xưa và nay, nội dung các cuộc kháng chiến để
giành và giữ nền độc lập dân tộc luôn chiếm thời lượng lớn. "Nguyên tắc
vàng" của khoa học lịch sử là tái hiện lại quá khứ với bộ mặt vốn có của
nó.
Gạc Ma là một sự kiện lịch sử đã xảy ra, dù nguyên nhân, diễn biến và
kết quả của sự kiện đó như thế nào thì nó chúng ta vẫn phải tôn trọng
sự thật. Nhận thức lịch sử là một quá trình và 30 năm qua — một khoảng
thời gian quá đủ để chúng ta bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá một cách
khách quan.
Khi trong sách giáo khoa phổ thông Lịch sử hiện hành chưa có sự kiện
Gạc Ma, trách nhiệm của giáo viên Sử phải cung cấp cho học trò những
kiến thức căn bản nhất trên tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử chứ
không phải đào sâu thêm hận thù của quá khứ để tái sinh hận thù cho
tương lai.
Nhắc lại sự kiện Gạc Ma 30 năm trước không phải là việc nhằm khơi sâu
mối thù hằn dân tộc và phá vỡ quan hệ láng giềng với Trung Quốc sau
nhiều năm thăng trầm trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Ôn lại để cả
thế giới biết đầy đủ, chính xác những hành động tàn bạo của Hải quân
Trung Quốc, nhắc nhở thế hệ trẻ không nên ảo tưởng về những câu khẩu
hiệu, những ngôn từ ngoại giao của các chính khách.
Bài học mất nước thời An Dương Vương và bài học mất đảo Gạc Ma 30 năm
qua luôn tươi nguyên giá trị trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
quốc gia, dân tộc hiện nay.
Nhắc lại để thế hệ trẻ cần phải biết tôn vinh, tưởng nhớ và tri ân
các bậc tiền nhân đã ngã xuống vì Tổ quốc, để sống có trách nhiệm hơn và
yêu Tổ quốc hơn. Nhắc nhở không để kích động hận thù mang tính cực đoan
với nước láng giềng mà từ sự thật lịch sử đó để chúng ta có thể rút ra
những bài học lịch sử quý giá trong cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền
biển đảo cả trong hiện tại và tương lai. Ghi nhớ nỗi đau để chúng ta
trân trọng hòa bình, để ký ức về Gạc Ma không bao giờ bị xóa nhòa trong
lòng mỗi người con đất Việt. Theo: VTCNews
Gạc Ma: Trách nhiệm của giáo viên dạy Lịch sử phải tôn trọng sự thật
Dân trí Trong khi SGK phổ thông Lịch sử hiện hành chưa
có sự kiện Gạc Ma, trách nhiệm của giáo viên Sử phải cung cấp cho học
trò những kiến thức căn bản nhất trên tinh thần tôn trọng sự thật lịch
sử.
Sự thật lịch sử luôn mãi là sự thật
Ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã
đánh chiếm đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) của Việt Nam. Tròn 30
năm sau (14.3.1998- 14.3.2018 ), vì nhiều lý do khác nhau mà người ta đã
quên dần sự thật lịch sử này. Nhưng, những người thân của các liệt sỹ
Gạc Ma và cả những đồng đội còn sống sót sau sự kiện đó vẫn không thể và
không bao giờ quên nỗi đau đó.
Trong 30 năm, thời gian quá dài và quá
đủ để chúng ta nhìn nhận lại một sự thật hiển nhiên. Đáng để chúng ta
phải trăn trở là tại sao một sự kiện như thế nhưng không hề được nhắc
đến trong sách giáo khoa Lịch sử phổ thông hiện hành, dù nó được viết,
bổ sung, chỉnh sửa và tái bản nhiều lần sau khi sự kiện này xảy ra.
Thầy Trần Trung Hiếu tại Lễ Khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Với cách nhìn nhận của một giáo viên Sử, tôi thiết nghĩ trong chiến
tranh, sự hy sinh, mất mát cũng là lẽ thường tình. Lâu nay, người ta
thường nhắc đến sự kiện này là “hải chiến Trường Sa”, tôi thấy như thế
là chưa thỏa đáng. Sự thật những gì đã xảy ra vào sáng 14/3/1988, tôi
nghĩ phải dùng động từ “xâm chiếm” và “thảm sát” mới phản ánh đầy đủ,
chính xác những hành động tàn bạo của Hải quân Trung Quốc.
Cuộc chiến xảy ra trong điều kiện về
tương quan lực lượng chênh lệch, giữa một bên là hàng ngàn quân đội
Trung Quốc với nhiều tàu chiến và vũ khí hặng nặng để tấn công và thảm
sát những người lính công binh làm nhiệm vụ xây dựng cụm đảo Gạc Ma, Cô
Lin, Len Đao của Trung đoàn Công binh 83 (quân chủng Hải quân) và lực
lượng giữ đảo Lữ đoàn 146 ( Vùng 4 Hải quân).Trong bối cảnh như thế,
những người sẵn sàng ra đảo Gạc Ma cắm cờ Tổ quốc và xác lập chủ quyền
đều xứng đáng là những người anh hùng.
Sự thật là Quần đảo Hoàng Sa đã mất 44
năm và đảo Gạc Ma đã bị chiếm đóng trái phép 30 năm qua vẫn không thể
tách rời với Tổ quốc.
Vấn đề về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
đã được các nhà nước phong kiến Việt Nam xác lập, thực hiện quyền kiểm
soát, quản lý, cai trị và khai thác hai quần đảo đó với tư cách nhà
nước. Quyền làm chủ và cai trị của các chính quyền kế tiếp khác nhau ở
Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa là thực sự, rõ ràng, phù hợp với
pháp luật và tập quán quốc tế.
25 năm công tác, tôi đã từng được dạy
qua 2 bộ chương trình và nội dung SGK. Dù có những đổi mới, bổ sung,
chỉnh sửa trong những lần tái bản, nhưng chương trình và SGK hiện hành
vẫn luôn né tránh nhiều sự kiện (hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974;
chiến tranh biên giới Tây-Nam 1975-1978; chiến tranh biên giới phía Bắc
1979-1989; sự kiện thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/1988...). Thậm chí nếu có
viết cũng quá sơ sài, khiến cho chính những đồng nghiệp dạy môn Sử phổ
thông chúng tôi trên nhiều trường THPT, THCS, khi hỏi đến kiến thức này
cũng rất mơ hồ.
Trong khi sách giáo khoa phổ thông Lịch sử
hiện hành chưa có sự kiện Gạc Ma, trách nhiệm của giáo viên Sử phải
cung cấp cho học trò những kiến thức căn bản nhất trên tinh thần tôn
trọng sự thật lịch sử.
Trách nhiệm của giáo viên dạy Sử phổ thông.
Trong phần lớn thời gian và lưu lượng
kiến thức phần lịch sử dân tộc trong sách giáo khoa Lịch sử xưa và nay,
nội dung các cuộc kháng chiến để giành và giữ nền độc lập dân tộc luôn
chiếm thời lượng lớn.
“Nguyên tắc vàng” của khoa học lịch sử
là tái hiện lại quá khứ với bộ mặt vốn có của nó. Gạc Ma là một sự kiện
lịch sử đã xảy ra, dù nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự kiện đó
như thế nào thì nó chúng ta vẫn phải tôn trọng sự thật. Nhận thức lịch
sử là một quá trình và 30 năm qua- một khoảng thời gian quá đủ để chúng
ta bình tĩnh nhìn nhận, đáng giá một cách khách quan.
Trong khi sách giáo khoa phổ thông Lịch
sử hiện hành chưa có sự kiện Gạc Ma, trách nhiệm của giáo viên Sử phải
cung cấp cho học trò những kiến thức căn bản nhất trên tinh thần tôn
trọng sự thật lịch sử.
Nhắc lại sự kiện Gạc Ma 30 năm trước
không phải là việc nhằm khơi sâu mối thù hằn dân tộc và phá vỡ quan hệ
láng giềng với Trung Quốc sau nhiều năm thăng trầm trong xu thế hội nhập
và toàn cầu hóa.
Chúng ta ôn lại để nhắc nhở thế hệ trẻ
không nên ảo tưởng về những câu khẩu hiệu, những ngôn từ ngoại giao của
các chính khách . Bài học mất nước thời An Dương Vương và bài học mất
đảo Gạc Ma 30 năm qua luôn tươi nguyên giá trị trong công cuộc bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ quốc gia, dân tộc hiện nay.
Nhắc lại để thế hệ trẻ cần phải biết tôn
vinh, tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền nhân đã ngã xuống vì Tổ quốc, để
sống có trách nhiệm hơn và yêu Tổ quốc hơn. Nhắc nhở không để kích động
hận thù mang tính cực đoan với nước láng giềng mà từ sự thật lịch sử đó
để chúng ta có thể rút ra những bài học lịch sử quý giá trong cuộc đấu
tranh giữ vững chủ quyền biển đảo cả trong hiện tại và tương lai. Ghi
nhớ nỗi đau để chúng ta trân trọng hòa bình, để ký ức về Gạc Ma không
bao giờ bị xóa nhòa trong lòng mỗi người con đất Việt.
(Trần Trung Hiếu – Giáo viên Sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu- Nghệ An)
Cựu binh Gạc Ma và ký ức hơn 1.000 ngày đày ải trong nhà tù Trung Quốc
Dân trí Sống sót trong trận chiến lịch sử Gạc Ma -
Trường Sa và trở về sau gần 4 năm bị giam tại nhà tù Trung Quốc, suốt 30
năm qua, cựu binh Lê Minh Thoa vẫn nhớ như in trận hải chiến đẫm máu
năm ấy đã cướp đi mạng sống của 64 đồng đội.
Cựu binh Gạc Ma Lê Minh Thoa là 1 trong 9 chiến sĩ hải quân nhân
dân Việt Nam may mắn còn sống sót trong trận chiến Gạc Ma - Trường Sa
(14/3/1988). Giờ đây, anh Thoa quay về với cuộc sống đời thường, mở quán
phở mang tên Gạc Ma - Trường Sa để mưu sinh cùng cha mẹ và vợ con. Những người lính bất tử bảo vệ đảo Gạc Ma
Ngôi nhà nhỏ ở số 5D Tăng Bạt Hổ, TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), nơi
cựu binh Gạc Ma Lê Minh Thoa cùng gia đình sinh sống được gia đình bài
trí rất đơn giản để dành chỗ để bàn ghế bán phở. Ngôi nhà nhỏ nay là
quán phở với cái tên rất đặc biệt, phở Gạc Ma - Trường Sa.
Bên trong quán phở, những bức hình lưu niệm về cột mốc chủ quyền,
người lính hải quân, bằng khen… đặc biệt là tấm hình anh chụp chung cùng
8 đồng đội trở về sau trận chiến lịch sử Gạc Ma được treo ở vị trí
trang trọng. Với cựu binh Lê Minh Thoa, đó không đơn giản chỉ là kỷ niệm
mà còn là những ký ức vô giá, nhắc anh nhớ về những người đồng đội đã
mãi mãi ra đi không trở về.
Cựu binh Lê Minh Thoa (hàng
ngồi, thứ 2 từ trái sang) chụp ảnh cùng 8 đồng đội (mặc quân phục hải
quân) sau khi trở về từ nhà tù Trung Quốc.
Lê Minh Thoa sinh ra trên vùng đất võ Tây Sơn (tỉnh Bình Định). Năm
18 tuổi, anh Thoa rời quê hương, bắt đầu học sửa chữa máy móc tàu thủy,
rồi được nhận nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa. Ngày 11/3/1988, anh Thoa
nhận lệnh tăng cường vận tải cho tàu HQ 604 ra đảo Gạc Ma - Trường Sa
(Việt Nam).
Là lính hải quân, được nhận nhiệm vụ trên biển là cả một niềm tự hào,
anh Thoa háo hức lên đường. Anh Thoa kể: “Tàu chạy gần 2 ngày 3 đêm,
đến 16h chiều 13/3/1988 thì thả neo cách đảo Gạc Ma chỉ chừng 500 mét.
Thế nhưng vài chục phút sau, chúng tôi thấy một tàu Hải quân Trung Quốc
chạy về phía đảo Gạc Ma, liên tục mở loa phóng thanh phát oang oang bằng
giọng lơ lớ những câu cho rằng đảo Gạc Ma là thuộc lãnh thổ của Trung
Quốc, yêu cầu Việt Nam phải rời đảo. Các chiến sĩ của ta đều bỏ ngoài
tai những điều phi lý, tiếp tục triển khai nhiệm vụ. Đến 12h đêm, khi
thủy triều xuống, chúng tôi đưa vật liệu xây dựng và lương thực lên đảo,
đồng thời cắm cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma”.
Sáng sớm ngày 14/3/1988, nhìn thấy lá cờ Tổ quốc của Việt Nam tung
bay trên đảo Gạc Ma, quân Trung Quốc tràn lên đảo, tấn công giật cờ Việt
Nam. Anh em chiến sĩ của ta vẫn kiên quyết đấu tranh bảo vệ cờ, bảo vệ
đảo. Nhưng trong trận chiến không cân sức ấy, lính Trung Quốc quá đông,
lại được trang bị hỏa lực mạnh, nên nhiều chiến sĩ đã gục ngã dưới lá cờ
Tổ quốc.
Cựu binh Lê Minh Thoa (trái) chụp hình
cùng đồng đội trong đại lễ cầu siêu, tưởng niệm anh linh các anh hùng
liệt sĩ, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn và 64 liệt sĩ hi sinh tại
đảo Gạc Ma - Trường Sa.
“Chỉ 15 phút, 3 tàu chiến Trung Quốc đồng loạt nã pháo sang các tàu
HQ 604, HQ 605, HQ 505 của Hải Quân Việt nam. Riêng tàu HQ 604 bị cháy
ca bin ngay quả pháo đầu tiên, lập tức mất liên lạc. Trung Quốc nã pháo
như mưa, chẳng mấy chốc cả 3 tàu của ta bị cháy rồi chìm. Sau khi tàu
chìm, quân lính Trung Quốc không chịu buông tha, cứ phát hiện người nào
của ta còn sống mà ngoi lên mặt nước thì lập tức chúng xả súng liên hồi
cho đến chết”, anh Thoa đau đớn hồi tưởng. Hơn 1.000 ngày đày ải trong nhà tù Trung Quốc
Theo anh Thoa kể, khi đó anh bị thương ở chân, bỏng lưng nhưng may vớ
được 2 quả bí để làm phao. Mỗi khi xuồng máy lính Trung Quốc đến gần,
anh lại lặn sâu xuống biển nên không bị bắn. Trôi dạt tự do đến 5h chiều
cùng ngày, tưởng như cái chết đã cận kề, anh Thoa bỗng thấy một tàu ở
phía xa chạy tới. Nghĩ mình sẽ được cứu, nào ngờ khi tàu lại gần, nhìn
thấy chữ Trung Quốc in trên mạn tàu, anh nhắm mắt lại và nghĩ đến cái
chết.
Cựu binh Gạc Ma Lê Minh Thoa nay bán phở mưu sinh.
“Tàu Trung Quốc thả xuồng cùng 3 lính chạy đến gần chỗ tôi, ra dấu
hiệu cho tôi đầu hàng. Khi thấy tôi ôm 2 quả bí, chúng nghĩ tôi ôm bom
nên không dám đến gần rồi chúng bắn dọa. Tôi nghĩ đầu hàng cũng chết nên
quyết không giơ tay. Sau đó, chúng dùng cây sào móc kéo tôi lên xuồng,
bịt mắt, trói tay chở đến tàu. Lúc tỉnh dậy, tôi đã thấy nằm bên cạnh
mình là 8 đồng đội bị trói chặt tay, nằm xếp hàng, trên người bê bết vết
máu vì trúng đạn”, anh Thoa nhớ lại.
Khi bị giam giữ tại nhà tù Lôi Châu, anh Thoa cùng 8 đồng đội bị nhốt
riêng biệt, mỗi tuần chỉ có 2 bữa cơm đạm bạc, còn lại toàn cháo trắng.
Lính Trung Quốc bắt anh cùng đồng đội lao động rất nặng nhọc như làm
đường, đổ bê tông, chẻ củi…
Đến năm 1989, Hội Chữ thập đỏ Quốc tế đến nhà tù và tiếp cận được
những người lính Việt Nam bị Trung Quốc bắt nhốt ở đây. Cuối tháng
8/1991, anh Thoa cùng các đồng đội được trao trả về nước. Mãi đến khi
đó, anh Thoa mới biết rằng trong trận huyết chiến đó có 64 chiến sĩ của
ta đã hy sinh.
“Lúc đó, đoàn Hội Chữ thập đỏ nói với chúng tôi rằng chắc chắn giữ
được mạng sống, nhưng về nước hay không thì phải tùy thuộc nhiều thứ.
Mỗi người chúng tôi được phép viết vài dòng vào tờ giấy (không quá 24
chữ cái) để gửi lời đến gia đình. Tôi chỉ viết rằng, con ở đây vẫn khỏe,
bố mẹ yên tâm, với mong muốn gia đình ở quê sẽ có chút tin tức về tôi”,
anh Thoa nói. Từng lập bàn thờ con…
Nhớ về những ngày tháng cũ, bà Lê Thị Mười, mẹ anh Thoa bùi ngùi:
“Trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988, ở quê nhà gia đình
nghe tin tàu của con tôi đã bị Trung Quốc bắn chìm, các chiến sĩ bị
chết, gia đình đau xót. Gia đình nhận giấy báo tử nên đã lập bàn thờ
thằng Thoa. Thế mà gần 4 năm sau, thằng Thoa còn sống quay trở về. Đó là
điều kỳ diệu lớn nhất của gia đình tôi”.
Quán phở với cái tên đặc biệt phở Gạc Ma - Trường Sa để anh tưởng nhớ đến những đồng đội đã ra đi mãi mãi không trở về.
Giờ đây, trở về cuộc sống đời thường, anh Thoa mở quán phở tại nhà để
mưu sinh cùng cha mẹ và vợ con. Anh đặt tên quán phở là Gạc Ma - Trường
Sa để nhớ về những người đồng đội mãi mãi không bao giờ trở về. Suốt 30
năm qua, người cựu binh ấy vẫn chưa thôi đau đáu về những tháng ngày
lịch sử.
“Làm sao có thể quên được! Tôi hằng đêm vẫn mơ thấy những đồng tôi
chiến đấu kiên cường đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ đảo Gạc Ma”, anh
Thoa bùi ngùi.
Đặc biệt, giờ đây niềm vui của ông chủ quán phở Gạc Ma - Trường Sa là
anh đã được công nhận là thương binh. “Từ năm 2013, khi trái gió trở
trời vết thương cũ tái phát nên đi khám bác sĩ phát hiện thêm hai mảnh
đạn còn găm ở đầu và bả vai. Có lẽ, trước đây máy móc chưa hiện đại nên
không phát hiện được những vết thương này, khi làm hồ sơ giám định lúc
ấy chỉ thương tật 11%, chế độ chỉ nhận 1 lần. Sau nhiều lần gõ cửa cơ
quan chức năng và nhờ báo chí lên tiếng, tôi được giám định lại thương
tật với kết quả 29%. Cuối năm 2017 khi hoàn tất hồ sơ, tôi đã được công
nhận thương binh. Vậy là ước nguyện bao năm đã thành sự thật”, anh Thoa
xúc động.
Doãn Công
Tuong Lê Mã Luong noi chuyen ve viec Trung Quoc dánh chiem Gac Ma
Sự thật phía sau hành trình “Gạc Ma- vòng tròn bất tử”
Về những sai sót trong cuốn sách
thì có một chi tiết nhầm tên cựu chiến binh Gạc Ma- Mai Xuân Hải qua
lời kể của cựu binh Nguyễn Văn Thống, vì hai người cùng tên, cùng chữ
lót, cùng quê, chỉ khác họ là do lỗi chúng tôi, ko phải của Tướng Lê Mã
Lương, hay NXB. Đoạn phỏng vấn cựu binh Nguyễn Văn Lanh cả hai lần đều
lặp lại là “vì có lệnh không nổ súng nên tôi…” có lẽ văn nói của anh
Lanh lúc đó đang liền mạch nên không để ý chữ trước, mà chúng tôi cũng
nghĩ không quan trọng nên để như vậy. (Đây hoàn toàn là lỗi của chúng
tôi chứ Tướng Lương không hề biết chi tiết này, đừng trách Tướng Lương).
Còn trong các lời phỏng vấn các cựu binh khác đều là ‘Lệnh Không Nổ
Súng Trước’. Không bao giờ chúng tôi nghĩ đến ngày sách ra, rất nhiều
người không đọc sách, không quan tâm đến tổng thể cuốn sách, mà chỉ chăm
chăm vào đúng một chữ “TRƯỚC” của cựu binh Lanh như bắt được vàng và
tạo nên một làn sóng phản đối, khủng khiếp chưa từng có, đòi thu hồi,
đòi huỷ diệt cuốn sách và mạt sát những người thực hiện (PNV).
.KD: Bạn bè gửi cho bài viết
này. Đăng lên, mong mỗi người, nếu muốn biết thực hư ra sao, hãy đọc
kỹ, cẩn trọng về hành trình gieo neo, đầy rủi ro của cuốn sách. Rồi hãy
phê phán. Chứ chưa đọc mà đã chửi bới, là thái độ thiếu hiểu biết!
Còn đây là cái còm của mình
gửi các bạn đọc trên FB của mình, vì khi đưa bài viết này lên, họ lại
tiếp tục tranh cãi, bênh vực hoặc tướng LML hoặc tướng HK. Nay xin đăng
lên để thấy rõ quan niệm của mình- chủ Blog:
Mình
là nhà báo nên cần biết đâu là sự thật. Vụ việc đang tranh cãi cả hai
phía, bênh vực ông LML hoặc ông HK, chính mình rất bối rối. Vì không
biết và cũng chưa gặp cả hai ông bao giờ. Con người mình quen nhìn nhận
về con người phải từ thực tiễn, từ những gì chính mình biết, ko a dua ko
nói theo. Vì vậy, cảm ơn bạn đọc đã phản hồi, nhưng mình ko tỏ thái độ
bênh vực bên nào. Chỉ có điều, mình ko tán thành thái độ mạt sát, võ
biền với nhau của các vị gọi là tướng, trước con mắt nhân dân. Ai văn
hóa, ai thiếu văn hóa, sẽ phơi bầy trên mạng XH này. Nhưng qua vụ việc,
mình chỉ thấy một điều rất rõ, bọn dã tâm hả hê, vì Sách mới ra, các ông
tướng đã choảng nhau ko thương tiếc. Lẽ ra việc đó cần có sự góp ý đúng
sai, tin rằng nơi XB sách phải lắng nghe, vì đây là một sự kiện lịch sử
bi thương của đất nước. Máu xương của những người lính đã nằm dưới biển
sâu, nên họ ko sao cất thành lời được để cho chúng ta, những kẻ may mắn
được sống, hiểu rõ sự thật. Nên chúng ta phải chờ đợi thêm chút thời
gian, sáng tỏ việc này. Còn mình ko nghi ngờ động cơ làm sách của Trí Việt. Ai dám “đầu cơ” máu xương người lính đây? ———–
Nhiều năm trước tôi đã từng được nghe đến sự kiện mà một vài
người rỉ tai nhau, nói nhỏ về trận hải chiến đẫm máu ở một đảo ngoài
Trường Sa. Các em học sinh, sinh viên cũng nghe nói máu Trường Sa đã đổ
nhưng ko rõ đổ máu ở đâu ? do ai ? trong trường hợp nào ?… những bài báo
chính thống hiếm hoi, rải rác lúc đó cũng ko giúp người đọc hiểu rõ sự
việc vì một số bài chỉ đề cập mập mờ, cẩn trọng là do ‘Tàu lạ’, ‘Quân
đội Nước ngoài’ gây ra. Tôi và anh em First News đã từng có ý định làm một cuốn sách
về sự kiện đó ở Trường Sa nhưng manh mối thông tin xác thực rất ít. Mãi
đến khi Trung Quốc kéo dàn khoan HD981 qua vùng biển chủ quyền của Việt
Nam thì một đoạn clip Video chừng 3 phút bằng tiếng Trung, có logo tiếng
Trung Quốc ở góc trên phải do Hải quân Trung Quốc công bố nhiều năm
trước đó khoảng 2006, bỗng rộ lên trên mạng Internet, mấy anh em First
News đưa tôi xem. Và tôi đã lặng người rất lâu và xem đi xem lại nhiều
lần.
Sau khi kiểm tra dịch ra tiếng Việt và xác nhận tính xác thực
đoạn clip đó, tôi quyết định xếp lại những dự án xuất bản đang làm và
tập trung toàn bộ tâm lực anh em vào tìm, thu thập tư liệu cho bản thảo. Không phải ai trong First News lúc đó cũng đồng ý tôi làm
cuốn sách này, bạn bè tôi, những người hiểu chuyện, cũng nhìn tôi ái
ngại “Khó xin giấy phép xuất bản lắm”. Nhà báo Lê Thanh Phong đã tích
cực tìm tư liệu cho tôi nhưng cũng nói thẳng chắc nịch “Em tìm cho anh
vì anh yêu cầu chứ em thách anh xin được giấy phép đó!. Anh sao rành
chính trị bằng những thằng chuyên lăn lộn viết nội chính hàng chục năm
như em! Anh quá ngây thơ !” Lúc đầu từ những bài viết của các nhà báo (đã đăng và chưa
được đăng lúc đó), sau đó tìm ra số điện thoại liên lạc của các cựu binh
Gạc Ma đang ở các tỉnh thành… Sau vài tháng, cuốn sách đã hình thành để
đi xin giấy phép với cái tên do tôi đặt: ‘Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử’ –
bởi vì thực sự cái vòng tròn các chiến sĩ Việt Nam đứng trên đảo nước
biển tới lưng ngã xuống khi bị quân Trung Quốc trên tàu bất ngờ bắn
thẳng bằng súng máy hoả lực cao như bắn bia với tiếng hô “Tả ! Tả !
Tả!…” trong đoạn clip 26 năm trước luôn cứ mãi ám ảnh tôi, kể cả khi đi
ngủ. Trong quá trình đi xin phép các NXB, tôi luôn mang theo cái
Ipad để mở đoạn Clip đó cho những người cần xem, tôi ngạc nhiên là nhiều
vị cán bộ chưa từng xem đoạn Clip Gạc Ma này, tôi làm hẳn một clip mang
tên Hạt Giống Tâm Hồn chép đoạn clip có tiếng thuyết minh trên mạng để
dễ trình bày. Vì tôi biết giữa biết và hiểu đến hiểu rõ là một chặng
đường khá xa, cần sự kiên trì. https://m.youtube.com/watch?v=aIkKWCp5poY NXB đầu tiên do tôi rút về để hoàn thiện và nộp các NXB khác
được một cán bộ CXB giới thiệu là hợp hơn. Các NXB rất vui vẻ khi nhận
bản thảo nhưng ít tuần sau đó, đã im lặng trả lại, không nói lý do, chỉ
nói không phù hợp với chức năng của NXB. Trong suốt quá trình 4 năm xin
GPXB chưa bao giờ tôi nhận được công văn hay văn bản nào nói cuốn sách
không cấp GP là do chất lượng bản thảo không đạt yêu cầu. Thân sinh tôi lúc đó nhập viện vì bệnh nặng, sợ không qua
khỏi, mà ông rất muốn tôi làm cuốn sách này. Lúc đó tôi cảm nhận hành
trình này sẽ lâu, xuất bản có luật xuất bản, nhưng vẽ tranh chưa có luật
vẽ tranh, muốn vẽ gì thì vẽ, nên nghĩ ra ý tưởng đấu giá bức tranh tôi
đặt cùng tên ‘Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử’. Tôi mời hoạ sĩ Bùi Lệ Trang để
vẽ bức tranh tôi chụp lại màn hình lúc quân Trung Quốc bắn các chiến sĩ
ta trên đảo Gạc Ma. Cuộc đấu giá Bức tranh sơn dầu khổ 1,6mx2,2m vô
tiền khoáng hậu trên báo chí và MXH khởi đầu ngày 4/6/2015 kéo dài suốt 7
tuần, 49 ngày kết thúc vào ngày 22/7/2015 bằng cuộc đấu giá chính thức
cùng Đại Lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu lần đầu tiên cho 64 liệt sĩ Gạc Ma ở
chùa Vĩnh Nghiêm với hơn 3000 người tham dự làm lan toả một tinh thần
yêu nước lạ thường và sự hiểu biết về Gạc Ma đến nhiều tầng lớp bạn đọc.
Mỗi tuần một người đấu giá và được quyền tặng cho một ai đó với lý do
tặng. Khởi đầu là Thiếu tướng Lê Mã Lương với mức giá 50 triệu. Tôi
đã tìm gặp Tướng Lê Mã Lương sau khi bản thảo đã đi qua được vài NXB vì
đọc trên mạng nhận thấy Tướng Lương rất quan tâm đến sự kiện Gạc Ma,
Trường Sa và nhờ Tướng Lương cấu trúc và thẩm định lại các chi tiết quân
sự bản thảo và đứng tên chủ biên viết LGT cùng xin giấy phép, chứ không
trực tiếp viết bài hay định hướng. Thực sự lúc đó anh em chúng tôi tìm
tòi hỏi thăm bất cứ ai có quan tâm và có hiểu biết về Gạc Ma đều liên hệ
để mời cùng thực hiện cuốn sách để chất lượng hơn. Vâng! Bất cứ ai giúp chúng tôi được tôi đều sẵn lòng bay đi
gặp, và ở Việt Nam lúc đó quá ít người lên tiếng nói về Gạc Ma. Bây giờ
tôi mới biết có một số người rất am hiểu về sự kiện Gạc Ma, thậm chí
biết rất rõ mà sao trong suốt thời gian vài chục năm đó họ lại im lặng,
bặt vô âm tín. Nếu biết chúng tôi chắc chắn đã đi tìm bằng được và mời
họ tham gia cuốn sách rồi. Chúng tôi coi cuốn sách này không phải của
riêng ai, mà của người Việt Nam, mà chúng tôi như là có sứ mệnh phải dấn
thân thực hiện. Người đấu giá tiếp theo là GSBS Nguyễn Thị Ngọc Phượng đấu
giá 100 triệu và tặng bức tranh cho Quốc Hội Việt Nam. Sau đó anh Lê
Viết Hải – Tập đoàn Hoà Bình đấu giá 200 triệu tặng bức tranh cho Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, rồi ông James G. Zumwalt con trai Đô Đốc Hải Quân
Mỹ đấu giá 17.000 USD tặng bức tranh cho Hải Quân Mỹ, rồi Thượng Toạ
Thích Thanh Phong, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm thay mặt cho Trung Ương Giáo
Hội Phật Giáo và toàn thể phật tử Việt Nam đấu giá 400 triệu đồng và
tặng bức tranh cho toàn thể dân tộc Việt Nam thì bùng lên một làn sóng
lạ kỳ xôn xao trên MXH và báo chí VN, lan ra cả nước ngoài. Đến lúc đó thì có chuyện xảy ra, vào lúc 4h chiều tôi đang ở
Bệnh viện chăm sóc cha tôi thì nhận được điện thoại của em Quân Trọng Vũ
: “Anh Phước ơi, anh về công ty gấp, có xe công an đến đòi gặp anh!”.
Tôi lo cho ông xong về tới First News lúc 5h. Đón tôi là hai cán bộ An
Ninh A87, một Đại Tá, một Trung Tá từ Hà Nội bay vào, đưa giấy giới
thiệu ra, tôi mở một chai rượu và rót trà mời uống. Anh Đại Tá tên T. bắt đầu luôn, nghiêm giọng hỏi: – Vì sao anh có bức tranh Gạc Ma? – Một hoạ sĩ vẽ tặng tôi. – Anh đấu giá tranh để làm gì? – Tôi đấu giá tranh Gạc Ma để lấy tiền giúp đỡ 64 gia đình Liệt sĩ Gạc Ma. Có gì sai không ạ? – Anh có giấy phép đấu giá tranh không ? – Tôi không có giấy phép. Vì tôi đấu giá qua MXH và báo chí để giúp liệt sĩ nên tôi nghĩ không cần giấy phép. – Sao anh không đấu giá một lần tại một sự kiện mà lại đấu giá hàng tuần? – Đâu có luật nào bắt đấu giá một lần đâu? – Vì sao anh đấu giá mà lại còn tặng bức tranh cho Quốc Hội, cho
Thủ Tướng? Ai cho phép anh tặng vậy ? Anh có ý gì ? Có động cơ gì ? – Tôi không tặng! Mà chính người bỏ tiền đấu giá tranh họ có
quyền tặng ai đó là quyền của họ. Pháp luật Việt Nam đâu có cấm một
người dân tặng tranh cho một ai đó đâu ? – Anh sẽ còn tặng bức tranh Gạc Ma cho ai nữa? – Tôi không biết. Tuần tới ai đấu giá cao hơn thì được quyền tặng ai đó. Tôi còn không biết sao trả lời anh được? Thấy hai anh im lặng, tôi bắt đầu hỏi lại: – Cho tôi hỏi, anh đã làm gì, lập thành tích gì mà lên hàm Đại Tá? – Sao anh lại có quyền hỏi tôi như vậy ? – Bây giờ là 6h chiều, sau giờ làm việc, anh hỏi tôi thì tôi cũng hỏi thăm anh mà. – Tôi đã từng đi chiến trường K. – Năm 1988 anh ở đâu ? – Tôi ở Vị Xuyên, Hà Giang. – Anh đã xem Clip Trung Quốc thảm sát chiến sĩ ta ở Gạc Ma chưa ? – Tôi có nghe nói, nhưng chưa xem. Tôi mở đoạn Clip đó cho hai anh xem. Sau đó im lặng một hồi, tôi hỏi Đại tá T. bằng một giọng trầm và sâu: – Tôi hỏi anh câu này không phải anh bỏ qua nhé. Nếu vào ngày
14-3-1988 anh không được Bộ Quốc Phòng cử lên Vị Xuyên, Hà Giang công
tác, mà cử ra đảo Gạc Ma. Vào ngày đó nếu anh và đồng đội bị quân Trung
Quốc bắn chết y như anh vừa xem đoạn clip vừa rồi. Gia đình vợ con, bố
mẹ anh suốt một thời gian dài khó khăn. Sau 27 năm, có một người có
thiện tâm muốn đấu giá một bức tranh về khảnh khắc anh hy sinh, kể lại
câu chuyện đó, và lấy tiền đấu giá tranh giúp đỡ gia đình, vợ con, bố mẹ
anh. Thì không phải anh đang ngồi uống rượu với tôi đây, mà linh hồn
của anh có cảm thấy ấm lòng và ủng hộ việc tôi làm không ? Nói tới đây, hai anh An Ninh im lặng, trầm ngâm, suy tư uống thêm vài ly rượu nữa. Một lát lâu sau, viên Đại Tá T. đứng dậy, bắt tay tôi thật chặt: “Tôi sẽ về làm công văn báo cáo ủng hộ việc anh làm !” (Tôi vẫn còn lưu số ĐT hai anh An Ninh đáng nhớ này). Tiếp sau đó là một cô gái người Việt gốc Hoa đấu giá 500 triệu và tặng bức tranh cho Tổng thống Obama. http://congan.com.vn/…/buc-tranh-gac-ma-vong-tron-bat-tu-du… Rồi vợ chồng cụ Nguyễn Công Nghệ – Nguyễn Thị Phương đấu 730 triệu tặng bức tranh cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình… https://tintuc.vn/ong-tap-can-binh-se-duoc-tang-buc-tranh-g… Buổi đấu giá chính thức được Thầy Thích Thanh Phong sắp xếp
trong Đại Lễ Cầu Siêu Tưởng Niệm lần đầu tiên cho 64 liệt sĩ Gạc Ma hơn
3000 người tại chùa Vĩnh Nghiêm, rất đông Công An mặc thường phục và cả
tình báo Hoa Nam nữa. Gần tới giơ, tình hình căng như dây đàn, rất may
Thầy mời được Đại Tướng Trần Đại Quang đến dự được nên báo chí thông tin
bùng nổ các bài viết mạnh dạn gọi Trung Quốc là quân xâm lược ngay từ
đêm hôm đó kéo dài suốt mấy ngày sau. Bức tranh được anh Lê Viết Hải đấu
giá 1 tỷ 280 triệu và đã trao đầy đủ cho 64 gia đình liệt sĩ Gạc Ma.
Đêm đó được giới truyền thông đánh giá như một Hội Nghị Diên Hồng. (mọi thông tin đều kiểm chứng trên các báo chính thống) https://m.youtube.com/watch?v=by8ST9a_wl8 http://congan.com.vn/…/uoc-mong-tot-cung-cua-bac-cach-mang-… Vào tháng Ba năm 2016, tôi mời 16 anh em cựu binh Gạc Ma vào
Sài Gòn mấy ngày để phỏng vấn, ghi hình lần 2 cho việc thực hiện cuốn
sách gian truân ‘Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử’. Nhân TP đang có Hội Sách
Toàn Quốc tại công viên Lê Văn Tám, tôi muốn anh em Gạc Ma cảm nhận
không gian văn hoá của TP nên cùng First News tổ chức một buổi giao lưu
nhỏ anh em Gạc Ma ngay trước gian hàng First News. Một cái bục, micro và
mấy hàng ghế cho anh em Gạc Ma ngồi, để có thể chia sẻ với bạn đọc ký
ức và suy nghĩ của những người lính biển đảo trở về từ cõi chết. Nhưng
ngay sau đó, luôn kè kè mấy anh An Ninh giám sát ra chỉ thị, không một
ai trong anh em cựu chiến binh Gạc Ma được lên bục cầm micro nói chuyện,
chỉ được ngồi nghe các em, nghệ sĩ khuyết tật lên đàn hát như nhạc sĩ
khiếm thị Ha Chuong, Dương Quyết Thắng, Nguyễn Sơn Lâm… lên đàn hát chia
sẻ. Các anh em chỉ ngồi dưới nhìn và vỗ tay. Tôi xin các anh an ninh để
các anh em Gạc Ma lên nhưng được trả lời: “Đã có chỉ đạo!”. Về cuối, anh em Gạc Ma rất muốn lên chia tay với bạn đọc Sài
Gòn mà cũng không được. Các anh Lê Hữu Thảo, Thong Nguyen… đều ngồi im
lặng. Vậy tôn vinh, tri ân những người đã trực tiếp đối đầu với
hiểm nguy và cả mạng sống để bảo vệ biển đảo, tổ quốc mà hay thường nghe
nói là ở đâu ? Nhiều nhà báo từng viết về Gạc Ma bị gỡ bài, rút thẻ, nhiều người tổ chức tưởng niệm Gạc Ma bị quấy rối… Chẳng lẽ ở đất nước này, hy sinh xương máu chống quân Trung
Quốc xâm lược tổ quốc mình là một cái tội, phải bị lãng quên, phải bị
hất hủi sao? Những anh hùng đã hy sinh trong cuộc xâm lược của Trung Quốc
17-2-1979 như Lê Đình Chinh, Nguyễn Bá Lại, Hoàng Thị Hồng Chiêm… rất
nhiều năm qua có ai nhắc tới không ? Trường Tiểu học mang tên nữ anh
hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm vì sao đã bị thay tên, đục bỏ chữ từ rất lâu
rồi? Sau này, nếu, Trung Quốc nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam –
Ai sẽ lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ? Nếu họ biết trước dù chết
hay may mắn còn sống – họ sẽ bị đối xử như như đã từng ? Hãy thay đổi
ngay khi còn kịp ! Các bạn sẽ hiểu hành trình thuyết phục và đấu tranh cho cuốn
sách đầy đủ nhất đầu tiên ở Việt Nam về trận thảm sát Gạc Ma gọi đích
danh Trung Quốc là thủ phạm được xuất bản chính thức khó khăn và gian
nan như thế nào. Và đây là lá thư do chính con gái Liệt sĩ Trần Văn Phương,
người cầm cờ trên đảo Gạc Ma bị Trung Quốc hạ sát bằng lưỡi lê ngay trên
đảo – trước khi rút lên tàu hạ nòng nã đạn bắn giết 64 chiến sĩ Việt
Nam, viết, tất cả là sự thật. https://kimdunghn.wordpress.com/…/bai-hoc-quy-gia-tu-mot-d…/ Tất cả những điều mắt thấy tai nghe đó, thôi thúc tôi ngày
đêm vượt mọi khó khăn trở ngại để xin phép bằng được để xuất bản cuốn
sách thiêng liêng này. Không ít lần tôi đã khấn trước bàn thờ Phật xin
anh linh 64 liệt sĩ Gạc Ma độ trì, hỗ trợ tôi ra bằng được cuốn sách
này. Trong một cuốn sách lần đầu tiên về Gạc Ma chắc chắn chúng
tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Và tìm những cựu binh nhân chứng
từ Gạc Ma trở về cũng chỉ liên hệ được 22 người, chủ yếu qua cựu binh Lê
Hữu Thảo, Ban Liên Lạc cựu binh Gạc Ma. Như trường hợp Đại Tá Hoàng Bùi
Hải quê ở xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. (Khi xảy
ra sự kiện Gạc Ma 14/3/1988 thì Hoàng Bùi Hải là Thượng úy, được giao
chức đảo trưởng đảo Colin), chúng tôi cũng chưa có dịp phỏng vấn. Đến
ngày ra mắt sách chúng tôi mới kịp mời anh Hải vào Sài Gòn dự lễ Họp
Báo. Và chúng tôi đã tìm được thông tin về cựu binh Nguyễn Văn Lực ở
Quảng Bình, Cựu binh Cơ, Luận, Phúc quê Lệ Ninh, Quảng Bình, cựu binh
Tại quê ở Huế, Võ Văn Doàn quê ở Đông Hà, Quảng Trị, Hồ Văn Đạo ở Bố
Trạch, Quảng Bình, Phạm Văn Đương, Nguyễn Thanh Xuân ở Ba Đồn Quảng
Bình, cựu binh Đỗ Ngọc Hưng quê Kiến An, Hải Phòng, cựu binh Nguyễn Văn
Ninh quê Bắc Ninh, Lê Văn Dũng, Lê Thanh Miền quê Quảng Bình, cựu binh
Hoàng Văn Chúc mới tìm được ở Long Thành Đồng Nai… dự định sẽ phỏng vấn
trong lần ấn bản mới. Vì vừa rồi chốt bản thảo với NXB Văn Học từ tháng
3/2018 nên chúng tôi không kịp bổ sung, đưa thêm thông tin. Chúng tôi sẽ mời tất cả cựu binh Gạc Ma và đại diện các gia
đình Liệt sĩ Gạc Ma vào TP. HCM dự Đại Lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu vào ngày
25/7/2018 để trao quà, tiền từ tiền bán sách lần 2. Tại ngày Ra mắt sách
10/7/2018 chúng tôi đã trao 484 triệu từ các hoạt động và vận động của
First News cho 64 gia đình Liệt sĩ Gạc Ma. Với cuốn sách thiêng liêng
này, First News ko hề tính đến yếu tố thương mại lời lỗ như các sách
khác. Về những sai sót trong cuốn sách thì có một chi tiết nhầm tên
cựu chiến binh Gạc Ma Mai Xuân Hải qua lời kể của cựu binh Nguyễn Văn
Thống, vì hai người cùng tên, cùng chữ lót, cùng quê, chỉ khác họ là do
lỗi chúng tôi, ko phải của Tướng Lê Mã Lương, hay NXB. Đoạn phỏng vấn
cựu binh Nguyễn Văn Lanh cả hai lần đều lặp lại là “vì có lệnh không nổ
súng nên tôi…” có lẽ văn nói của anh Lanh lúc đó đang liền mạch nên
không để ý chữ trước, mà chúng tôi cũng nghĩ không quan trọng nên để như
vậy. (Đây hoàn toàn là lỗi của chúng tôi chứ Tướng Lương không hề biết
chi tiết này, đừng trách Tướng Lương). Còn trong các lời phỏng vấn các
cựu binh khác đều là ‘Lệnh Không Nổ Súng Trước’. Không bao giờ chúng tôi
nghĩ đến ngày sách ra, rất nhiều người không đọc sách, không quan tâm
đến tổng thể cuốn sách, mà chỉ chăm chăm vào đúng một chữ “TRƯỚC” của
cựu binh Lanh như bắt được vàng và tạo nên một làn sóng phản đối, khủng
khiếp chưa từng có, đòi thu hồi, đòi huỷ diệt cuốn sách và mạt sát những
người thực hiện. Còn 5 lỗi còn lại không quan trọng do chúng tôi tự tìm
ra để đưa vào bảng đính chính đã in bổ sung. Thật ra, một cuốn sách dầy dặn và quan trọng về một sự kiện
bi hùng lịch sử ở Gạc Ma – Trường Sa của Tổ quốc lẽ ra như tôi và rất
nhiều người mong muốn phải được nhà nước đứng tổ chức thực hiện ở NXB Sự
Thật hay NXB Quân Đội Nhân Dân – Thì một đơn vị xuất bản nhỏ bé như
First News – Trí Việt sẽ không phải đứng ra gian nan thực hiện suốt 4
năm qua. Nhưng cuốn sách cũng đã được ra đời – dù chưa hoàn thiện như
mong muốn – như trang đầu tiên trong sách tôi đã viết. Tôi mong rằng đây
là cuốn sách không của riêng ai, mà của người Việt Nam, và rất mong tất
cả mọi người cùng đóng góp, giúp tâm sức để nó hoàn thiện nhất có thể –
thay vì lao vào xâu xé nó – vì những sơ sót không mong muốn. Vì nó
không chỉ là cuốn sách tri ân tinh thần quả cảm của 64 người con đất
Việt hy sinh mạng sống của mình vì một hòn đảo đã vĩnh viễn bị cướp đi
bởi quân xâm lược – mà còn là một bằng chứng không thể chối cãi đối với
Trung Quốc: Gạc Ma – Trường Sa là của Việt Nam ! Và hãy cảnh giác cao độ
với Trung Quốc – Đặc khu hay những viên đạn bọc đường !
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét