Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 153 (Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh)
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Giải Mã Bí Mật Rùng Rơn Về vụ t..a.i n.ạ..n Lưu Quang Vũ- Xuân Quỳnh
Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Những câu chuyện dang dở và tình yêu ở lại
VOV.VN - Đêm thơ, nhạc kịch
mang tên "Tình yêu ở lại" là sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày mất của Lưu
Quang Vũ, Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
Tình yêu vẫn ở lại
Tối
26/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra đêm thơ, nhạc kịch mang tên
"Tình yêu ở lại" nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của vợ chồng nhà biên
kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh cùng con trai Lưu Quỳnh Thơ.
Tới
dự có ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; PGS TS Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung
ương Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý
luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương; ông Nguyễn Ngọc Thiện - Uỷ
viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; ông
Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông
dân Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Việt
Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cùng đại diện gia đình nhà thơ, nhà
biên kịch Lưu Quang Vũ, nhà thơ Xuân Quỳnh và đông đảo khán giả Thủ đô.
Các đại biểu, khách mời tại sự kiện.
Chương
trình gồm 3 phần. Phần 1 là những bài thơ, ca khúc được phổ nhạc của
hai tác giả, chọn lọc chủ yếu từ thơ tình. Đặc biệt, Nhà hát Tuổi Trẻ đã
đặt nhạc sĩ Lê Tâm viết một bài hát phổ thơ Xuân Quỳnh, bài "Bầu trời
trong quả trứng", để biểu diễn trong dịp này.
Phần 2 là những hồi ức đẹp nhất, những kỷ niệm lần đầu được kể về Lưu
Quang Vũ - Xuân Quỳnh qua trí nhớ và tình yêu của những người anh em,
bạn bè thân thiết. Trong nhiều tư liệu, có cả phim về đám tang rất đông
người dự của hai nhà thơ do NSND Nguyễn Thước ghi lại.
Phần 3 là trích đoạn vở kịch nổi tiếng Hoa cúc xanh trên đầm lầy do các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi Trẻ trình diễn.
NSƯT Lê Chức đọc tác phẩm "Và anh tồn tại" của Xuân Quỳnh.
NSƯT
Lê Chức - Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, một người bạn rất
thân của cố nhà thơ/nhà viết kịch Lưu Quang Vũ xúc động nhớ lại:
"Chúng tôi đã từng sống và làm việc cùng nhau, chúng tôi chia nhau cái nghèo từ lúc chúng tôi chưa là ai. Tôi
là người cùng với nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, tác giả Ngọc Thụ, nghệ sĩ Văn
Toản... cùng vài anh em nữa, chúng tôi đã đón chiếc xe từ Hải Dương, chở
3 thi hài của những người thân yêu của chúng tôi về Hà Nội. Chúng tôi
đã mở 3 chiếc quan tài đó, bế từng người thân yêu của chúng ta đặt vào
ngăn lạnh của bệnh viện Việt Xô. Máu của cháu Thơ (vẫn gọi là bé Mí) đã
thấm trên người tôi. Chúng tôi đặt Vũ và Quỳnh trên khay trên và Thơ đặt
ở khay dưới.
Chuyến
đi đó như một chuyến đi định mệnh, nhưng có thể thấy, cái chết cũng
không thể chia lìa tình yêu của họ. Họ cùng nhau đi trên con đường văn
chương, văn học nghệ thuật. Vũ - trong 10 năm, viết cho sân khấu của
chúng ta trên 50 kịch bản, với nhiều phiên bản ở nhiều sân khấu khác
nhau. Quỳnh, là "nữ chúa của thơ tình". Mí - Lưu Quỳnh Thơ đã chớm có
những tài năng về hội hoạ. Chúng tôi đã cùng sáng lập lên những vai diễn
đầu tiên cho Vũ, cùng Vũ, để hôm nay Vũ vẫn còn ở trong chúng ta".
Những dự báo về sự ra đi
NSND Doãn Châu nhận ra ngay bức tranh của bé Quỳnh Thơ dù ông chưa nhìn thấy bao giờ.
NSND Doãn Châu, người đồng hành trên chuyến xe định mệnh năm ấy cùng gia đình nhà thơ, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ nhớ lại: "Trong
khán phòng hôm nay, còn có vợ tôi - nghệ sĩ Bích Thu, con trai tôi -
Doãn Vinh, những người đã chứng kiến phút cuối cùng của Lưu Quang Vũ,
Xuân Quỳnh và cháu Quỳnh Thơ. Một vinh dự rất lớn cho tôi là được Xuân
Quỳnh đồng ý cho tôi nhận cháu làm con nuôi. Cháu có một cái tên rất hay
mà hôm nay tôi mới có dịp công bố, đó là Doãn Mí Quỳnh Thơ. Ngay từ
nhỏ, cháu đã sớm bộc lộ tài năng hội hoạ. Cho nên, mỗi lần nhìn lại các
tác phẩm của cháu, tôi rất xúc động. Nếu cháu còn sống, tôi chắc chắn
rằng cháu sẽ là một nghệ sĩ tài năng. Một điều đặc biệt nữa là cháu sinh
cùng ngày với tôi, sinh nhật hai bố con tôi lại cùng ngày sinh nhật với
Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2).
Có
lẽ sự ra đi của 3 người có gì đó mang tính định mệnh. Đêm hôm trước,
chúng tôi rủ nhau ra bãi biển chơi. Ở đó, tạo thành 3 cụm: hai cháu bé
đùa nhau trên bãi biển, hai bà mẹ ngồi cùng nhau cạnh đó, tôi và anh Vũ
ngồi trên kè đá. Không biết trời xui đất khiến thế nào mà đêm hôm đó,
tôi và Vũ kể lại tất cả câu chuyện của hai người đã vất vả, lận đận ra
sao.
Sau
này vợ tôi kể lại, cũng lúc đó, hai bà vợ cũng ngồi tâm sự tất cả những
điều đã xảy ra với hai gia đình. Họ là những người vô cùng vất vả, cũng
là người chịu tất cả những gì xấu nhất của tôi và Lưu Quang Vũ để giữ
gìn mái ấm hạnh phúc của gia đình. Đến ngày hôm sau, hai đứa bé nhặt
hoa, trang hoàng cho cái ô tô như một điềm báo trước cho điều không hay
sẽ xảy ra vào buổi trưa ngày 29/8. Điều này ít khi tôi dám nhắc lại.
Có
một điều khiến bây giờ tôi vẫn nhớ mãi. Vũ có nói với tôi: "Bằng mọi
giá chúng mình phải quyết tâm. Làm gì thì làm, vất vả gì thì vất vả,
nhưng cố gắng vượt qua để làm tốt đẹp cho cuộc đời này".
Các nghệ sĩ trình bày một số tác phẩm của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc.
Nhà
thơ Trần Đăng Khoa, một người em thân thiết của vợ chồng Lưu Quang Vũ
cho biết, ông cũng từng có linh cảm về sự ra đi của vợ chồng cố nhà thơ
Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: "Năm 1987, chị Xuân Quỳnh có viết cho anh Lưu
Quang Vũ rằng: "Chiều nay, thằng Khoa nó lên, nó nói toàn những điều gở
làm em buồn quá". Vậy tôi đã nói điều gì với chị Xuân Quỳnh?
Tôi
nhớ có lần trò chuyện với tôi và anh Vũ, tôi nắm bàn tay của chị. Hồi
đó tôi có hay dẫn chị đi mua hàng vì chị không biết tiếng Nga. Đến lúc
tôi nhắc đến anh Vũ, tôi thấy gương mặt của chị bạc một nửa. Không hiểu
sao bằng linh cảm rất lạ khiến tôi buộc phải lên phòng của chị. Lúc đó
chị ở cùng chị Nguyễn Thị Ngọc Tú và Phan Thị Thanh Nhàn, và hai chị
cũng ở đó chứng kiến câu chuyện này. Tôi có khuyên chị tạm buông anh
Vũ, nhưng không phải là bỏ nhau. Tôi không phải là một nhà bói toán,
nhưng bằng linh cảm rất lạ, tôi không giải thích được. Tôi nói với chị:
"Em rất yêu chị, yêu anh Vũ nên em mới nói như vậy với chị. Chị hãy tạm
buông anh Vũ ra, thì có thể chị sống thêm được 11 năm, anh Vũ sống thêm
được 41 năm nữa. Còn nếu không là nguy đấy". Không hiểu sao tôi lại nói
như vậy, và điều này cũng làm chị Quỳnh buồn lắm, chị bảo tôi nói như
con gà gáy gở".
Nhà
thơ Anh Ngọc cũng cho rằng Lưu Quang Vũ cũng từng "linh cảm về cái
chết" khi ông viết: “Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay/ Ta đã có những
ngày vui sướng nhất/ Đã uống cả men nồng và rượu chát/ Đã đi qua cùng
tận của con đường/ Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên/ Buồm đã tới và lúa
đồng đã gặt".... Và sau 30 năm trên “chuyến xe định mệnh” ấy, họ vẫn
tiếp tục bên nhau cùng tình yêu bất tử.
Trích đoạn vở kịch: "Hoa cúc xanh trên đầm lầy".
Nhà
thơ, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, tại xã Thiệu Cơ, huyện
Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Ông quê gốc ở phường Hải Châu, quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận. Năm 20
tuổi, ông có tập thơ đầu tay in chung với nhà thơ Bằng Việt trong tập
“Hương cây-Bếp lửa” và các tập thơ tiếp sau này như “Mây trắng của đời
tôi”, “Bầy ong trong đêm”. Sau đó, tên tuổi của ông tiếp tục được nhắc
đến khi tạo ra một hiện tượng trong sân khấu kịch với hàng loạt vở diễn
như: Nàng Sita; Hẹn ngày trở lại; Nếu anh
không đốt lửa; Hồn Trương Ba da hàng thịt; Lời thề thứ 9; Khoảnh khắc và
vô tận; Bệnh sĩ; Tôi và chúng ta...
Nhà
thơ Xuân Quỳnh sinh năm 1942, tại làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà
Đông, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội). Trước khi sáng tác thơ,
Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa ở Đoàn Văn công nhân dân Trung ương.
Sau khi học Trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ của Hội Nhà văn
Việt Nam, bà bắt đầu về làm việc tại Báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam
và sáng tác thơ ca. Một số tập thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh như: Tơ tằm - chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió lào, cát trắng, Lời ru trên mặt đất...
Nhà
thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
về Văn học nghệ thuật năm 2000. Nhà thơ Xuân Quỳnh cũng được truy tặng
Giải thưởng này năm 2017.
40
năm cuộc đời ngắn ngủi nhưng Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh đã khiến hàng
triệu trái tim phải rung động trước tình yêu mãnh liệt và tâm hồn văn
chương tuyệt mỹ. Cuộc tình và sự nghiệp của họ không chỉ là một tượng
đài bất tử mà còn là một sự kiện, hiện tượng trong giới văn nghệ sĩ và
những người yêu nghệ thuật của Việt Nam./.
Nguyễn Dung/VOV.Vn
Thư tình cuối mùa thu - Bảo Yến
Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh từng có dự báo đáng sợ về cái chết?
Dân trí Chia sẻ bên lề cuộc họp, nhà phê bình Phạm Xuân
Nguyên cũng cho rằng, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã có những dự báo rất
đỗi đáng sợ về cái chết của mình mà sau này mọi người mới thấy.
Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ chưa hề đi khỏi cuộc đời
Sáng nay (14/8), tại Hà Nội đã diễn ra
buổi họp báo giới thiệu về đêm thơ nhạc kịch “Tình yêu ở lại” nhân kỷ
niệm 30 năm ngày mất của vợ chồng cố nhà thơ/nhà viết kịch Lưu Quang Vũ –
Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ. Đêm thơ nhạc kịch này do gia đình
của hai cố nhà thơ phối hợp với báo Nông thôn ngày nay, Nhà hát Tuổi
trẻ và Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
Trong buổi họp báo, nhà báo Lưu Quang
Định – em trai của cố nhà thơ/nhà viết kịch Lưu Quang Vũ chia sẻ rằng,
vào ngày 29/8/1988, giới văn nghệ sĩ, giới sân khấu và người yêu thơ
bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của cặp vợ chồng nhà thơ/nhà viết
kịch Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh cùng con trai Lưu Quỳnh Thơ trong vụ tai
nạn thảm khốc dưới chân cầu Phú Lương (Hải Dương). Sự ra đi đột ngột của
3 người đã trở thành một sự kiện lớn lúc đó.
Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và nhà thơ Xuân Quỳnh.
Và cứ vào mỗi dịp kỷ niệm ngày mất của
họ, các đơn vị nghệ thuật, các nhà hát, các sân khấu… lại dàn dựng các
vở kịch, các tác phẩm thơ để tưởng nhớ về họ. Đó là niềm tự hào của tất
cả các thành viên trong gia đình và cũng là một sự tri ân đối với người
đã khuất.
“Anh Lưu Quang Vũ mất khi mới 40 tuổi,
chị Xuân Quỳnh 46 tuổi và cháu Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi. 30 năm đã thấm
thoắt đi qua nhưng hình ảnh của anh Vũ, chị Quỳnh và cháu Thơ vẫn sống
mãi trong trái tim người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Tôi nghĩ, linh hồn
họ ở bên kia thế giới cũng sẽ mỉm cười khi biết họ chưa hề rời xa cuộc
đời này”, nhà báo Lưu Quang Định chia sẻ.
NSƯT Lê Chức – Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ
Sân khấu Việt Nam, một người bạn rất thân của cố nhà thơ/nhà viết kịch
Lưu Quang Vũ xúc động nhắc nhớ: “Mặc dù đã 30 năm đi qua nhưng những gì
liên quan đến 3 con người mà tất cả chúng ta yêu quý và trân trọng này
vẫn đầy ắp trong trái tim tôi. Và tôi tin là nó cũng đầy ắp trong trái
tim của những người thân lẫn những bạn bè ruột thịt của vợ chồng Lưu
Quang Vũ – Xuân Quỳnh và cháu Quỳnh Thơ.
Lúc còn sống, Quỳnh còn định kết tình
thông gia với chúng tôi. Tôi không biết Quỳnh định chọn ai trong số 3
con trai của mình nhưng chúng tôi đã có lời hẹn ước. Chúng tôi đã từng
chia cho nhau cái nghèo. Chúng tôi đã từng nuôi nhau trong những ngày
khó khăn. Vì thế, máu thịt của họ cũng là máu thịt của chúng tôi.
30 năm về trước, tôi cùng với một số anh
em như: Ngô Thảo, Ngọc Thụ, Đỗ Hồng Quân, Văn Toản… đã tiếp nhận 3 quan
tài của Vũ – Quỳnh – Thơ từ Hải Dương chuyển về đưa vào Nhà tang lễ của
Bệnh viện Việt Đức nhưng sau đó thầy Đình Quang thương lượng được với
bên Bệnh viện Việt Xô nên chúng tôi lại đưa họ qua đó.
Tôi cho rằng, mọi chuyện của họ dường
như có một định mệnh. Họ đã thực hiện xong thiên chức của 3 thiên sứ và
trở về nơi mà ngày nay chúng ta vẫn luôn nhớ đến họ.
Tôi đã từng nhấn mạnh rất nhiều lần về
tính dự báo trong các tác phẩm của Lưu Quang Vũ khi trả lời phóng vấn
các báo đài. Vũ đã cho chúng ta thấy được giá trị về tính dự báo trong
những suy tư của Vũ. Vì thế, ngày hôm nay Vũ vẫn có trong chúng ta. Cả 3
người họ vẫn chưa hề đi khỏi cuộc đời, nỗi nhớ và những gì họ để lại
cho nhân thế”.
Nhà văn Ngô Thảo cũng chia sẻ: “Cuối
buổi chiều ngày 29/8, anh Toản ở Nhà hát Kịch Việt Nam chạy lên trụ sở
Hội Nhà văn Việt Nam gào lên lạc giọng “Cả nhà Quỳnh – Vũ gặp nạn qua
đời rồi”. Chúng tôi nghe tin mà bàng hoàng tột độ. Lúc đó, tôi cùng anh
Xuân Trình, Tất Thắng… cùng nhảy lên một chiếc ô tô lọc tọc đi xuống Hải
Dương ngay trong chiều.
Khi đưa cả 3 người vào trong Nhà tang lễ
Hải Dương, chúng tôi thắp hương thì bát hương bỗng nhiên cháy đùng lên.
Anh Đoàn Dũng đã đập đầu vào tường mà trách móc tại sao cả 3 người lại
bỏ chúng tôi mà đi. Đó là kỷ niệm không bao giờ tôi có thể quên được.
Khi chúng tôi đưa họ về Hà Nội thì đã có
hàng nghìn văn nghệ sĩ cùng người hâm mộ đứng chật kín phố Phủ Doãn để
đón. Nói chung, thời điểm đó, đây là một sự kiện hết sức chấn động.
Vừa rồi, nhiều bài báo có đề cập đến
tính dự báo của kịch Lưu Quang Vũ nhưng tôi lại nghĩ tình dự báo đó nằm
trong khâu tiếp nhận của mỗi người. Khi anh tạo ra được một tác phẩm
trọn vẹn thì ánh sáng – nguyên chất của nó sẽ được đọc mới. Cho nên tính
thời sự của hầu hết các tác phẩm của Lưu Quang Vũ là rất rõ.
Nhưng vượt qua tính thời sự chính là
chất “ngọc” còn lại để mỗi khi chúng ta nhấc lên sẽ thấy tỏa ra những
điều mới mẻ. Xem lại “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Nguồn sáng trong
đời”, “Hoa cúc xanh trong đầm lầy”, “Ông vua hóa hổ”… chúng ta đều thấy ở
trong này có rất nhiều điều mà ngày hôm nay chúng ta nhận ra cuộc sống
có những điều không phải như chúng ta đã từng gay gắt phê phán những vở
kịch của Lưu Quang Vũ.
Ngày hôm nay, dù đã 30 năm rồi nhưng
chúng ta vẫn nhớ đến Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh vì họ đã để lại cho chúng
ta những viên ngọc thật. Viên ngọc thật thì bao giờ chúng ta cầm lên
cũng nhìn thấy những ánh sáng óng ánh mới, nó mách bảo cho chúng ta
những điều tốt đẹp của cuộc đời”.
Đã từng có những dự báo đáng sợ về cái chết
Chia sẻ bên lề cuộc họp, nhà phê bình
Phạm Xuân Nguyên cũng cho rằng, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã có những
dự báo rất đỗi đáng sợ về cái chết của mình mà sau này mọi người mới
thấy. Trong nhật ký viết ngày 8/11/1964 của Lưu Quang Vũ có đoạn: "Rất
có thể sẽ có một điều vô lý nào đó tới cắt đứt cuộc đời ta.
Cái chết - ta không sợ nó nhưng nếu chết
bây giờ thì uổng quá. Chưa làm được gì cả, ăn hại 17 năm (khi viết
những dòng này, tính theo tuổi mụ thì Lưu Quang Vũ vừa 17 tuổi), thế rồi
chết ư? Thần chết ơi, ta chẳng cần nhiều đâu. Độ 20 năm nữa, khi ta đã
trả nợ xong, khi có thể coi là đã làm được chút gì đó cho đời, ta sẽ
chẳng ân hận gì khi nhắm mắt. Đấy là chỉ tiêu của ta, có ngắn ngủi
không? Chỉ 20 năm thôi mà...”.
Người thân, bạn bè và đồng nghiệp của cố nhà viết kịch Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh trong buổi họp báo sáng 14/8. Ảnh: Khánh Thơ.
Không chỉ thể hiện trong những dòng nhật
ký, ở bài thơ “Bài hát ấy vẫn còn dang dở”, một trong những bài thơ
cuối cùng Lưu Quang Vũ viết tặng người vợ thương yêu của mình cũng có
những câu khiến người đọc “rùng mình”: “Phút cuối cùng tay vẫn ở trong
tay/ Ta đã có những ngày vui sướng nhất/ Đã uống cả men nồng và rượu
chát/ Đã đi qua cùng tận của con đường/ Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên/
Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng,
cả Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ “đều đã linh cảm về cái chết”. Và trên
“chuyến xe định mệnh” ấy, sau 15 năm gắn bó, họ lại tiếp tục bên nhau,
vĩnh viễn bên nhau cùng tình yêu bất tử của mình.
Theo NSƯT Lê Chức, sáng 20/8, Hội Nghệ
sĩ Sân khấu Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo về Lưu Quang Vũ. Hiện BTC đã
nhận được khoảng 30 bài tham luận. Tối cùng ngày sẽ diễn lại vở “Nguồn
sáng trong đời” do Nhà hát Kịch Việt Nam và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt
Nam phối hợp dàn dựng.
Vào 20h ngày 26/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội
sẽ diễn ra đêm thơ nhạc kịch “Tình yêu ở lại”. Chương trình gồm 3 phần:
Những bài thơ, ca khúc được phổ nhạc của 2 tác giả; những lời kể, hồi
ức, kỷ niệm lần đầu được kể về hình ảnh của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh;
trích đoạn vở kịch nổi tiếng “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”.
Chương trình có sự tham gia của NSND
Phạm Thị Thành, NSND Doãn Châu, NSND Vương Hà, Lê Khanh, NSƯT Lê Chức,
nhà thơ Anh Ngọc, nhà văn Lê Minh Khuê, nhạc sĩ Nguyễn Cường, Lê Tâm, ca
sĩ Tùng Dương, Ánh Tuyết, các nghệ sĩ đoàn kịch và đoàn ca nhạc Nhà hát
Tuổi trẻ… Đêm nghệ thuật sẽ được ghi hình và phát sóng trên kênh VTV1,
Đài Truyền hình Việt Nam ngày 29/8/2018, đúng vào ngày hai tác giả và
con trai tử nạn.
Nhà thơ Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, tại
xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, quê gốc ở phường Hải Châu, quận
Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.
Năm 20 tuổi, anh đã có thơ in chung với nhà thơ Bằng Việt trong tập
“Hương cây-Bếp lửa” và các tập thơ tiếp sau này như “Mây trắng của đời
tôi”, “Bầy ong trong đêm”.
Từ năm 1978 đến 1988, nhà thơ Lưu Quang
Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác vở kịch nói đầu
tay “Sống mãi tuổi 17”. Tiếp sau đó, hàng loạt vở kịch của ông đã gây
nên một hiện tượng chấn động sân khấu kịch nói cả nước như: Nàng
Sita; Hẹn ngày trở lại; Nếu anh không đốt lửa; Hồn Trương Ba da hàng
thịt; Lời thề thứ 9; Khoảnh khắc và vô tận; Bệnh sĩ; Tôi và chúng ta;
Người tốt nhà số 5; Ngọc Hân công chúa; Linh hồn của đá; Ông vua hóa hổ;
Chiếc ô công lý; Ông không phải là bố tôi; Điều không thể mất; Lời nói
dối cuối cùng…
Nhà thơ Xuân Quỳnh sinh năm 1942, tại
làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố
Hà Nội). Nhà thơ Xuân Quỳnh bước chân vào nghệ thuật với tư cách là diễn
viên múa ở Đoàn Văn công nhân dân Trung ương. Bà đã nhiều lần đi biểu
diễn ở nước ngoài. Từ năm 1962-1964, Xuân Quỳnh học Trường Bồi dưỡng
những người viết văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam. Học xong, bà làm việc
tại Báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam.
Nhà thơ Xuân Quỳnh đã in các tập thơ “Tơ
tằm - chồi biếc”, “Hoa dọc chiến hào”, “Gió lào, cát trắng”, “Lời ru
trên mặt đất”, “Sân ga chiều em đi”, thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang
Vũ”… Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính
tính cách luôn hết mình của chị.
Những bài thơ khi hạnh phúc, đắm say,
lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm
thắm của người phụ nữ vừa làm thơ, vừa làm vợ, làm mẹ. Xuân Quỳnh có
nhiều bài thơ nổi tiếng như: Thuyền và biển; Sóng; Hoa cỏ may; Tự hát; Nói cùng anh… được
đưa vào sách giao khoa phổ thông của Việt Nam. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu
đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ “Thuyền và Biển”, “Thơ tình cuối
mùa thu” của Xuân Quỳnh.
40 năm sống trên đời, nhà thơ Lưu Quang
Vũ đã sống một cuộc sống đáng sống bên cạnh người bạn đời, nhà thơ Xuân
Quỳnh. Cuộc tình và sự nghiệp của họ đã trở thành một sự kiện, hiện
tượng trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam.
Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ được
truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000. Nhà
thơ Xuân Quỳnh cũng được truy tặng Giải thưởng này năm 2017.
Hà Tùng Long
Thuyền và Biển (Quang Lý)
Chuyến xe định mệnh và đám tang kỳ lạ của gia đình Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh
Cao Thanh Hương |
56
"Đêm hôm đó, chiếc xe đưa 3 cái quan tài bằng gỗ thông về bệnh
viện Việt Đức. Tôi bế Vũ trong trạng thái người Vũ cứng nhưng hơi ấm vẫn
còn", NSƯT Lê Đại Chức nhớ lại.
NSƯT Lê Đại Chức là một trong những người bạn rất thân với gia đình Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh.
Ông hiện là Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, là
người mà 3 tài nữ điện ảnh - sân khấu Việt Nam: Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi
gọi bằng cậu ruột.
Trong cuộc gặp
mới đây cùng ông tại Hà Nội, NSƯT Lê Đại Chức đã dành cho tôi những chia
sẻ đáng quý trước đêm thơ nhạc kịch kỷ niệm 30 năm ngày mất gia đình
Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh (29-8-1988).
Vũ - Quỳnh đợi nhau trong định số sau lần tan vỡ thứ nhất!
Lưu
Quang Vũ – Xuân Quỳnh là cặp vợ chồng nghệ sĩ duy nhất ở Việt Nam cho
đến lúc này cùng được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh. Và sắp tới, cùng
lúc, tại Hà Nội sẽ xuất hiện hai đường phố mang tên họ.
Người
ta bàn rất hay về câu chuyện này. Hay là tên phố sẽ là "Lưu Quang Vũ –
Xuân Quỳnh". Tôi nói, cái đó cũng thật tốt đẹp nhưng nếu ta tìm được phố
nào đó gặp nhau ở đầu phố rồi tỏa ra thì chúng ta vẫn có được hai phố
mang tên họ.
Xuân Quỳnh – Lưu Quang
Vũ đều để lại phía sau mình chuyện riêng của mỗi người. Khi còn là diễn
viên múa của Đoàn Ca múa nhân dân Trung ương, Xuân Quỳnh tươi tắn, xinh
đẹp.
Tại đó, Xuân Quỳnh làm quen rồi
trở thành vợ của một nhạc công là anh Tuấn. Xuân Quỳnh có một bài thơ
rất hay về chuyện tình này và mối tình ấy cho chúng ta một người con là
Tuấn Anh.
Lưu
Quang Vũ - Tố Uyên là mối tình thơ mộng giữa một anh lính phòng không
không quân đầy tài năng và một cô học sinh trường múa, cô ấy từng đóng
phim "Con chim vành khuyên".
Lúc đó
họ trẻ và mơ mộng nên Vũ bị một phần kỷ luật, trưa nắng phải đi quét lá ở
sân bay, vì bỏ sân bay về tìm gặp người con gái xinh đẹp của mình.
Ai
cũng hiểu đó là những mối tình đẹp và dường như họ sinh ra là để cho
nhau nhưng cho nhau không lâu, vì định mệnh có thể có những sự chuyển
đổi. Vũ - Quỳnh đợi nhau trong định số sau lần tan vỡ thứ nhất. Họ bên
nhau cho đến tận cùng của cái chết và cái sống.
Chuyến xe đó là chuyến xe định mệnh kỳ lạ!
Tại
sao lại nói vậy? Trước đó, Quỳnh bị tai nạn, phải vào viện và chuyến đi
đó đã hoãn đi hoãn lại nhiều lần nhưng ai xui để hai gia đình đó quyết
định đi Hải Phòng?
Khi ấy, Đoàn kịch
Hải Phòng đang cần một kịch bản của Vũ. Vũ hứa đi hứa lại và ngày hôm đó
quyết định xuống Hải Phòng. Xong việc, mọi người đi ra Đồ Sơn rồi từ Đồ
Sơn về Hà Nội.
Trên đường về, họ đi
bằng xe com-măng-ca ngày ấy (giống như xe lam bây giờ, có hai băng ghế
dọc ở thùng xe phía sau – PV). Hai gia đình có 6 người: Gia đình Doãn
Châu, Bích Thu và cậu con trai tên Vinh. Gia đình bên này có Vũ, Quỳnh
và Thơ.
Hai bà mẹ ngồi với hai đứa
con và gối đầu chéo. Thơ gối đầu lên mẹ Thu. Vinh gối đầu lên mẹ Quỳnh.
Hai ông chồng nằm dưới sàn xe. Về gần đến Hải Dương thì mấy đứa nhỏ buồn
ngủ. Mọi người bảo nhau, ai về nhà nấy. Vinh về gối đầu lên mẹ Thu. Thơ
gối đầu lên mẹ Quỳnh.
Đúng
lúc đó, tình huống xảy ra. Xe phía trước phanh gấp, xe này thúc vào
đuôi xe. Một chiếc xe khác, ép xe này vào tiếp bằng một cú thúc rất mạnh
vì đang xuống cầu khá dốc. Cả gia đình Vũ bật ra khỏi xe, cả gia đình
Châu không sao.
Tình huống ấy chỉ có
thể lý giải rằng có sự can thiệp của siêu nhiên. Khi Châu nhảy xuống,
Vũ nói được một câu nữa "thằng Thơ có sao không"? Đưa vào bệnh viện là
cả 3 người ra đi.
Ngày
đó chưa có di động nên thông tin rất lâu mới về Hà Nội. Đêm hôm đó,
chiếc xe đưa 3 cái quan tài bằng gỗ thông về bệnh viện Việt Đức. Tôi,
nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Ngọc Thụ, anh Văn Toản và vài anh em nữa khiêng ba
chiếc quan tài đặt vào nhà tang lễ bệnh viện.
Ông
thầy Đình Quang lúc đó là Thứ trưởng chạy vào bảo "tôi vừa trao đổi
được với giám đốc bệnh viện Việt Xô, chúng ta chuyển về đấy. Bệnh viện
Việt Xô có khay lạnh để bảo quản xác".
Vậy
là chúng tôi lại khiêng ba quan tài chạy về Việt Xô, tìm búa mở quan
tài, bế họ để vào khay lạnh. Tôi bế Vũ trong trạng thái người Vũ cứng
nhưng hơi ấm vẫn còn.
Tôi có một cái
quần rất đẹp, màu caramen phải nhờ chị Lê Mai tìm mua. Chị Mai lại nhờ
một người bạn là vợ Đại sứ Hunggary mua được trong cửa hàng quốc tế.
Quần hôm đó tôi mặc lần đầu.
Đang
ngồi ăn cơm thì Ngọc Thụ đến nhà, đứng dưới nói vọng lên "Chức ơi, cả
gia đình thằng Vũ chết rồi". Tôi đi ngay đêm đó, tới sáng mới về.
Trong
lúc bế gia đình Vũ ra khỏi quan tài đưa vào khay lạnh, tôi đặt tạm Thơ
nằm lên đùi mình. Về nhà, nhận ra máu của Thơ trên quần, tôi gấp quần đó
cất đi, không mặc nữa. Sau vài lần chuyển nhà, cái quần thất lạc hoặc
nằm đâu đó mà mình không tìm được.
Đám
tang của Vũ Quỳnh là một đám tang kỳ lạ. Có một người đàn bà bay từ
nước ngoài về, kịp đến và nói mấy lời rất lớn. Có một anh em hơi chếnh
choáng, cứ đi sau quan tài và khóc thét lên "Vũ ơi, chúng nó giết mày
rồi", "Vũ ơi, chúng nó giết mày rồi"!
Sau khi Vũ - Quỳnh mất, cũng nhiều lời bàn ra tán vào. Liệu đây có phải là một vụ án hay định số của họ là vậy?
Người ta gọi Xuân Quỳnh là "nữ chúa thơ tình" còn Lưu Quang Vũ là "hiện tượng sân khấu Lưu Quang Vũ".
Vũ
chỉ có 10 năm viết nhưng để lại hơn 50 kịch bản, tất cả các kịch bản ấy
đều được dàn dựng và nhân lên làm nhiều bản. 30 năm sau, những kịch bản
đó vẫn có đất sống vì đặt ra vấn đề có tính thời đại, nhân văn chứ
không dừng lại ở tính thời sự.
30
năm trước, Vũ viết "Người trong cõi nhớ", chúng ta vẫn nhớ Vũ. Vũ viết
cả "Điều không thể mất", chúng ta không mất Vũ. Tức là Vũ vẫn ở trong
chúng ta, hay nói cách khác, Vũ vẫn cùng chúng ta trong cuộc đời này.
Vợ chồng Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh và mẹ chồng bà Vũ Thị Khánh.
Trong chuyện Vũ – Quỳnh, tôi là ai?
Tôi
quá thân thiết với vợ chồng Vũ - Quỳnh. Chúng tôi cùng sống cùng làm
việc, cùng nuôi nhau và chia nhau cái nghèo. Lúc đó chúng tôi chưa có gì
của sự giàu sang, danh giá, chưa ai thành danh.
Có
những ngày, 7, 8 anh em chúng tôi dồn tiền lại để xem trưa nay ăn cái
gì. Không đủ tiền để mua thịt chó thì xuống chợ mua 1 cái đầu chó, rồi
người mang mì tới, người lấy trộm gạo ở nhà đi, người lấy trộm mấy quả
cà chua mang đến... trong căn phòng nhỏ của Lê Hùng, chúng tôi ngồi ăn
với nhau ở đấy, rồi lại tập.
Quãng
từ 5 đến 7 giờ mỗi người lại đi thu đài để có tiền nuôi nhau. Tới 7 rưỡi
quay lại tập cho các chương trình quân đội, cảnh giác, phát thanh...
gần như bao thầu hết.
Có những ngày
chủ nhật, tôi lúng túng vì đang ở nhờ bên nhà vợ. Điều kiện ăn ở, sinh
hoạt cực kỳ khó nhưng vẫn phải nhờ vì có con gái. Tôi và con gái dắt díu
nhau đi tới nhà Vũ, cách đó chừng 500 mét.
Quỳnh
ngồi giặt trên phần nhô ra từ ban công tầng 4. Tôi bảo "hai bố con tôi
đến xin ăn đây". Quỳnh hỏi "muốn ăn gì"? Tôi bảo "xin một món thôi, cà
bát nấu bung nhưng đầy đủ, có sườn có đậu, tía tô, lá hành". Quỳnh bảo
"được thôi, hai bố con đi đâu thì đi, đến giờ ăn thì về".
Và
không phải một lần mà nhiều lần như thế. Có lần Quỳnh gợi ý "con gái
anh rất hay, hay là mình thông gia đi". Tôi cười, không biết Quỳnh tính
cho ai trong ba cậu con trai đang ngồi đó: Tuấn Anh, Minh Vũ, Quỳnh Thơ!
Đó là những kỷ niệm không bao giờ tôi quên ở kiếp này"!
Nghệ
sĩ ưu tú Lê Đại Chức nói chuyện tại buổi họp báo đêm Thơ nhạc kịch Lưu
Quang Vũ - Xuân Quỳnh nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của họ.
Ghi theo lời kể của NSƯT Lê Đại Chức
theo Trí Thức Trẻ
Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh và mùa hè định mệnh
Căn nhà 6 mét vuông - nơi chứa cả "gia tài" của Lưu Quang Vũ
Trần Hoàng Thiên Kim |
16
Tôi theo chân nhà phê bình Lưu Khánh Thơ đến ngôi nhà 96A. Mọi
thứ đều cũ kỹ nhưng nguyên vẹn, cái giá sách nhỏ bị phủ một lớp bụi thời
gian. Căn nhà nhỏ, mọi vật dụng đều bé. Nó quá bé nhỏ so với một gia
tài lớn thơ ca, kịch mà Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh để lại...
Cùng với kịch, Lưu Quang Vũ còn nổi tiếng với những vần thơ trong sáng, tha thiết.
Điều
đặc biệt là hầu hết những bài thơ ấy, những vở kịch ấy đều được ông
viết ở ngôi nhà 96A Phố Huế, Hà Nội, một căn phòng 6 mét vuông và trên
một cái bàn gỗ chỉ đủ kê một quyển vở.
Ngôi nhà bây giờ vẫn còn nguyên vẹn dấu tích của ông với những ký ức không thể nào quên...
Nhà
thơ Lưu Quang Vũ nổi tiếng là một kịch tác gia "tài hoa bạc phận", ông
ra đi trong một tai nạn ôtô cùng với vợ con khi chỉ ngoài 40 tuổi, nhưng
ông đã để lại một gia tài gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông
đều được các đoàn kịch dựng thành công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo
diễn nổi tiếng như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ,
Khoảnh khắc và vô tận, Ông không phải bố tôi, Tôi và chúng ta, Tin ở hoa
hồng, Nàng Sita...
Cùng với kịch, Lưu Quang Vũ còn nổi tiếng với những vần thơ trong sáng, tha thiết.
Điều
đặc biệt là hầu hết những bài thơ ấy, những vở kịch ấy đều được ông
viết ở ngôi nhà 96A Phố Huế, Hà Nội, một căn phòng 6 mét vuông và trên
một cái bàn gỗ chỉ đủ kê một quyển vở.
Ngôi nhà bây giờ vẫn còn nguyên vẹn dấu tích của ông với những ký ức không thể nào quên...
Nhà
phê bình Lưu Khánh Thơ, em ruột nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, là
người có một thời gian dài sống cùng anh trai và chị dâu trong ngôi nhà
này.
Dù bây giờ căn phòng nhỏ ấy không còn ai sống ở đó vì nó
quá cũ và ọp ẹp, nhưng đây vẫn là một không gian đầy ắp kỷ niệm đối với
gia đình chị.
Suốt một thời gian dài, ngôi nhà 96A Phố Huế là nơi
trú ngụ của gần 30 gia đình văn nghệ sĩ. Nhà 96A là một chung cư 4
tầng, tọa lạc ngay trước cửa chợ Hôm.
Trước 1954, nó thuộc sở hữu của nhà tư sản Lê Cường và có tên gọi là Lục Quốc - một khách sạn và nhà hàng ăn nổi tiếng thời đó.
Sau
giải phóng thủ đô, Lục Quốc thành tài sản của Nhà nước và được giao cho
Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật quản lý. Hội đã phân cho một số văn
nghệ sĩ dùng làm nhà ở.
Giá sách trong căn phòng của vợ chồng Lưu Quang Vũ.
Nhà phê Bình Lưu Khánh Thơ kể lại: "Năm 1959 gia đình tôi chuyển về đây.
Khi
đó cha tôi - nhà viết kịch Lưu Quang Thuận đang làm việc ở Ban Văn
nghệ, Đài Tiếng nói Việt Nam và anh Lưu Quang Vũ của tôi mới hơn 10
tuổi.
Thời gian đầu các hộ gia đình chỉ ở tầng 2, tầng 3. Tầng 1 dùng để làm bếp, khu máy nước và chỗ để xe đạp.
Tầng
4 dùng làm câu lạc bộ nghệ sĩ, có sân khấu để biểu diễn, có căngtin bán
cà phê, có sàn nhảy… là nơi gặp mặt của giới văn nghệ sĩ ở Hà Nội và ở
cả các nơi khác về.
Đặc biệt hồi đó các nhà văn miền Nam tập kết như Nguyễn Quang Sáng, Đoàn Giỏi… thường hay có mặt ở đó.
Nhiều
đoàn văn công đã tập dượt tiết mục ở hội trường này. Về sau do nhu cầu
cấp bách nên cơ quan Hội đã ngăn hội trường thành những căn phòng nhỏ
bằng gỗ dán để làm nhà ở cho cán bộ.
Vậy là dân số của nhà 96A
ngày càng đông vui tấp nập, bởi ngày đó chưa có chính sách "sinh đẻ có
kế hoạch" nên phần lớn các gia đình văn nghệ sĩ đều đông con.
Lũ trẻ nhỏ chúng tôi đã lớn lên và được hít thở bầu không khí nghệ thuật ngay từ hồi còn thơ bé.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý còn sáng tác riêng cho bọn trẻ trong khu tập thể một bài "nhà ca".
Nhiều
năm rồi mà tôi vẫn còn nhớ điệp khúc: "Nhà 96 các cháu rất ngoan/ Mỗi
khi lên cầu thang thì đi nhẹ bước/ Khi xuống bếp lấy nước thì không làm
bẩn nhà/ Ấy thế mới gọi là/ là các cháu ngoan/ Ấy thế mới gọi là/ là các
cháu ngoan".
Bài hát này khi được chọn đi biểu diễn văn nghệ ở khu phố đã giành được giải nhất.
Bọn
trẻ trong khu nhà tập thể hễ đứa nào có chút năng khiếu ca nhạc đều trở
thành hạt nhân văn nghệ của trường, của lớp vì được toàn các nhạc sĩ
tên tuổi "hoà âm luyện giọng".
Từ sau 1975, cư dân nhà 96A thay
đổi nhiều. Một số người chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Nhiều căn phòng
được chuyển nhượng cho người khác.
"Cố thủ" ở đó chỉ còn vợ chồng
nhạc sĩ Văn Ký và mẹ tôi - bà Vũ Thị Khánh. Cha tôi đã mất từ năm
1981. Mẹ tôi sống cùng gia đình anh chị Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh".
Cũng
chính tại căn phòng này, hàng trăm bài thơ của hai người và hàng chục
vở kịch của Lưu Quang Vũ ra đời như: "Hồn Trương Ba da hàng thịt", "Lời
thề thứ 9", "Bệnh sĩ", "Khoảnh khắc và vô tận", "Ông không phải bố tôi",
"Tôi và chúng ta", "Tin ở hoa hồng", "Nàng Sita"...
Một trong
những vở kịch nổi tiếng là vở kịch "Tôi và chúng ta", vở kịch được viết
từ nguyên mẫu là người cận vệ Bác Hồ - huyền thoại Tạ Đình Đề.
Năm 1970 khi nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ rời quân ngũ trở về.
Đó là những năm tháng cực kỳ khó khăn trong cuộc sống của ông. Đất nước đang có chiến tranh.
Hoàn cảnh của Lưu Quang Vũ gặp nhiều long đong vất vả. Gia đình riêng đổ vỡ, con trai còn nhỏ, công ăn việc làm chưa có.
Đó
là thời điểm thật bi đát. Lưu Quang Vũ mệt mỏi và buồn bã, không chỉ vì
phải vật lộn với cơm áo gạo tiền mà còn vì thất vọng và lúng túng trong
việc xác định hướng đi và niềm tin vào bản thân mình.
Giữa lúc
đó, như một cơ duyên, ông Vạn Lịch - khi đó là Chánh Văn phòng Tổng cục
Đường sắt - bạn của ông, đã giới thiệu Lưu Quang Vũ đến gặp Tạ Đình Đề.
Người
đã chỉ huy đội biệt động Hà Thành thời kỳ năm 1947 - 1949. Ông là người
có tài xuất quỷ nhập thần, đã lập nên những chiến công thầm lặng, vô
cùng oanh liệt.
Được sự giới thiệu của bác Vạn Lịch, Lưu Quang Vũ
rất háo hức đến Xưởng dụng cụ cao su Đường sắt làm quen với Tạ Đình Đề
và được ông nhận vào làm việc.
Nhà báo Lưu Minh Vũ và nhà phê bình Lưu Khánh Thơ.
Thời
gian làm việc tuy không dài nhưng tính cách, con người, những suy nghĩ
và việc làm mới mẻ của Tạ Đình Đề đã để lại những ấn tượng đậm nét trong
lòng Lưu Quang Vũ.
Và điều quan trọng hơn là chính hình ảnh Tạ
Đình Đề đã trở thành nguyên mẫu để Lưu Quang Vũ sáng tạo nên hình ảnh
Giám đốc Hoàng Việt trong vở kịch nổi tiếng "Tôi và chúng ta".
Đó
là vở kịch được viết trên một chiếc bàn nhỏ chỉ đủ để kê một quyển sổ
trong căn phòng 6 mét vuông. Mùa đông cũng như mùa hè, góc bàn đó là nơi
dành riêng cho Lưu Quang Vũ ngồi để viết.
Sau nay, vở diễn đã
được Huy chương Vàng tại Hội diễn Sân khấu 1985 và trở thành hiện tượng
sân khấu những năm 80 của thế kỷ trước, với kỷ lục công diễn hơn một
tháng liền tại Nhà Văn hóa Lao động thành phố Hồ Chí Minh.
Các buổi diễn luôn bị ngắt quãng bởi những tràng vỗ tay hoan hô đầy phấn khích của khán giả.
Và
còn một điều ít ai biết được là sự ám ảnh về nỗi oan khiên dẫn đến tù
tội của Tạ Đình Đề còn là động lực để Lưu Quang Vũ viết nên vở kịch
"2.000 ngày oan trái" sau này cũng trong chính ngôi nhà 96A Phố Huế.
Biên
tập viên Lưu Minh Vũ, con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và người
vợ đầu tiên, diễn viên Tố Uyên, chia sẻ: Thỉnh thoảng anh vẫn phóng xe
máy về căn nhà nhỏ sáu mét vuông ở 96A Phố Huế, như để được sống lại
những ngày ấu thơ.
Ngày ấy Hà Nội rất ít nhà tầng, mỗi lần xem giờ
là anh leo lên sân thượng tầng bốn nhìn về Bưu điện Bờ Hồ, nơi có chiếc
đồng hồ to tướng.
Nhà chật, mùa hè nóng bức bố con anh vẫn
thường leo lên sân thượng trải chiếu nằm ngủ, những hôm trời đổ cơn
giông lại lọ mọ cuốn chiếu giữa đêm.
Hồi ấy bố mẹ anh đã chia tay
nhau, nhưng do hoàn cảnh không dễ mua một căn hộ nơi khác, nên vợ chồng
cũ - mới vẫn cứ phải chấp nhận cảnh chung đụng nhau hàng ngày, như mỗi
lần đi làm, xuống tầng một xách nước, hay đổ rác.
Mẹ anh - diễn
viên điện ảnh Tố Uyên (từng nổi tiếng qua vai diễn ngày trẻ trong phim
"Con chim vành khuyên") sống trong căn phòng cũ của Lưu Quang Vũ ở tầng
hai.
Bố anh, má Quỳnh, bé Mí (con chung của hai người) và anh sống
ở tầng ba, trong căn hộ chỉ vẻn vẹn sáu mét vuông của nhà thơ Xuân
Quỳnh được phân.
Người chồng cũ và con trai riêng của Xuân Quỳnh thì sống ở tầng bốn.
Nghe Minh Vũ kể, tôi cứ băn khoăn, không biết Hà Nội bây giờ còn có khu tập thể nào như thế không?
Và
có gia đình nào sống được cảnh như thế hay không? Phải đến năm 1977,
nghĩa là sau hơn 5 năm phải sống như thế, nghệ sĩ Tố Uyên mới có một chỗ
ở mới, và chuyển đi nơi khác.
"Nói riêng về vật chất thì chúng
tôi đã sống một thời kỳ khó khăn, trong cái khó khăn chung của đất nước.
Bữa cơm thường có những món rất "kinh điển" như lạc, nhộng.
Có
thịt thì quý lắm lắm. Về sau, bố tôi bắt đầu sáng tác kịch và nổi tiếng,
cuộc sống khá hẳn lên. Thỉnh thoảng cả gia đình lại đưa nhau đi ăn
tươi.
Bố tôi tính rộng rãi, thoáng
đạt, thậm chí bốc đồng. Nhiều khi má nấu cơm rồi, thức ăn có rồi, nhưng
ông lại hứng chí đi mua ít thịt gà cho con.
Nhìn các con ăn là bố thấy hạnh phúc. Tôi nhớ mãi cái ngày ba anh em được đưa ra bến Phà Đen chơi.
Hôm
đó bố tôi vừa lĩnh một khoản nhuận bút lớn, khao cả nhà một bữa thịt
chó ở phố Lê Quý Đôn. Tôi cầm nguyên cái đùi mà ăn, sung sướng lắm. Cả
ba đứa đều sung sướng.
Chi tiết xuống bến Phà Đen chơi được má tôi đưa vào truyện ngắn nổi tiếng của bà, "Bến tàu trong thành phố".
Nhân
vật Trung Hà và Hưng là anh Tuấn Anh (con trai riêng của nữ sỹ Xuân
Quỳnh-NV) và tôi. Bây giờ, tôi vẫn thỉnh thoảng mơ tới những ngày thơ
ấu.
Tôi mơ thấy bố, má tôi, thấy ngôi nhà 96A phố Huế. Tôi đã lấy
vợ, sinh con, chuyển đến nhà mới 10 năm rồi, nhưng không một lần mơ
thấy nhà mới.
Tôi chỉ mơ thấy tập thể 96A phố Huế và ký ức thời xa xưa của tôi, lẫn lộn, mơ hồ, như một đám mây".
Nhà
phê bình Lưu Khánh Thơ cũng ngậm ngùi khi nói về ngôi nhà cũ: "Gia đình
tôi có ba thế hệ sống ở nhà 96A. Bốn đứa cháu nội của cha mẹ tôi đã ra
đời ở đây.
Chúng đã chuyển đi nơi khác từ lâu, nhưng hình ảnh
ngôi nhà thân thuộc vẫn trở về trong những giấc mơ, trong những câu
chuyện gắn với ký ức tuổi thơ và trong những bài thơ tuổi nhỏ: "Em nhớ
không?
Có thời gian chúng mình sống với Bà/Mùi ngô nướng thơm
những chiều đông giá/Tàu điện gỡ đi rồi nhưng chuông mãi vang xa… (Lưu
Chu Hưng).
Khi anh chị và cháu Lưu Quỳnh Thơ mất năm 1988, các
anh tôi muốn đón mẹ tôi đến ở cùng, nhưng bà không muốn rời xa ngôi nhà -
nơi in dấu bao kỷ niệm máu thịt của cuộc đời mình.
Chỉ đến khi đã già yếu bà mới chịu ra đi.
Bây giờ tất cả đã thay đổi. Không còn người nghệ sĩ nào ở trong căn nhà đó nữa.
Chỉ còn những dư âm và vang bóng của một thời…
Thỉnh
thoảng tôi vẫn về lại nhà 96A, bởi ở đó còn một căn phòng nhỏ nằm khuất
nẻo trên tầng 3, chính đó là căn phòng của anh Vũ, chị Quỳnh đã ở.
Mọi thứ trong căn nhà đều đã cũ, xuống cấp nhưng chúng tôi vẫn lưu giữ và để nguyên mọi thứ như nó vốn có mấy chục năm nay.
Căn phòng mà ngày đêm anh Vũ ngồi đó sáng tác trên cái bàn gỗ nhỏ duy nhất có thể đặt trong căn nhà.
Chị
Quỳnh chỉ cho các con ngồi vào chiếc bàn đó học bài khi bố đi công tác
vắng nhà, còn thì chị và các cháu đều kê sách vở lên gối để học và sáng
tác.
Mỗi năm vào dịp lễ tết hay ngày giỗ anh chị tôi đến hương
khói thuê người dọn dẹp. Mỗi lần về đều đầy ắp những kỷ niệm không thể
nguôi quên về cha mẹ, anh chị em trong gia đình".
Tôi theo chân
nhà phê bình Lưu Khánh Thơ đến ngôi nhà 96A. Mọi thứ đều cũ kỹ nhưng
nguyên vẹn, cái giá sách nhỏ bị phủ một lớp bụi thời gian.
Căn nhà nhỏ, mọi vật dụng đều bé. Nó quá bé nhỏ so với một gia tài lớn thơ ca, kịch mà Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh để lại.
Thật
khó tưởng tượng được rằng, căn phòng bé nhỏ, cũ kỹ và không có bất cứ
một gia tài lớn nào trong cả một thời kỳ dài của chặng đường sống và
viết của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ lại cho ông cảm hứng tràn
đầy để sáng tác ra những vở kịch bất hủ, đậm tính thời sự cho đến ngày
hôm nay trên sân khấu kịch của những nhà hát lớn nhỏ của sân khấu Việt
Nam.
Ngôi nhà đã đi vào lịch sử thơ ca, kịch và cả trong lòng những người yêu mến ông.
Ngôi
nhà đã đi vào dấu ấn đời thơ Lưu Quang Vũ với bài thơ "Nhà chật" mà đọc
lên đã thấy cả một quãng đời ông đã sống và cống hiến đầy ắp những vui
buồn: "Nhà chỉ mấy thước vuông, sách vở xếp cạnh nồi/ Nếu nằm mơ, em quờ
tay là chạm vào thùng gạo/ Ô tường nhỏ treo tranh và phơi áo/ Ta chỉ có
mấy thước vuông cho hạnh phúc của mình/ Nhà chật như khoang thuyền hẹp
nhỏ giữa sông/ Vừa căng buồm để đi, vừa nấu cơm để sống/ Phải bỏ hết
những gì không cần thiết/ Ta chỉ có mấy thước vuông cho hành lý của
mình/ Khoảng không gian của anh và em/ Khi buồn bã em không thể quay mặt
đi nơi khác/ Anh không giấu em một nghĩ lo nào được/ Ta chỉ có mấy
thước vuông để cùng khổ cùng vui/ Anh ngẩng lên là ở cạnh em rồi/ Bạn
thuyền ơi, ngoài kia chiều lộng gió/ Bên cửa sổ của gian phòng nhỏ/ Mắt
em xanh thăm thẳm những chân trời...".
theo An ninh Thế giới
Những bài thơ về nỗi lòng đàn bà của Xuân Quỳnh
"Sóng", "Thuyền và biển", "Thơ vui về phái yếu"... thể hiện khát khao hạnh phúc, làm tròn trách nhiệm gia đình của thi sĩ.
Sóng
Xuân Quỳnh viết bài thơ năm 1967, nhân chuyến đi thực tế tại Diêm Điền (Thái Bình). Sau đó, Sóng được in trong tập Hoa dọc chiến hào.
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ...
Qua hình tượng sóng, nhà thơ diễn tả tiếng nói của thiếu nữ đang yêu,
khát khao hạnh phúc và vượt lên sự hữu hạn đời người. "Sóng" và "em"
sóng đôi, soi chiếu lẫn nhau. Cảm xúc thơ vừa sôi nổi, vừa có chiều sâu
của triết lý.
PSG.TS Lưu Khánh Thơ - em chồng cố thi sĩ Xuân Quỳnh - phân tích: "Tình
yêu trong thơ chị đẹp và trong sáng. Dù có gian truân, tình cảm luôn
trọn vẹn, đến tận cùng hạnh phúc như con sóng nhỏ đến với bờ xa. Vì lẽ
đó, thơ chị đầy ắp lo âu, e ngại".
Xuân Quỳnh (áo đen, ở giữa) bên người thân.
Thuyền và biển
Bài thơ in trong tập Chồi biếc, xuất bản năm 1963. "Thuyền" và
"biển" giống như người con trai và người con gái với cách biểu hiện tình
yêu, nỗi nhớ khác nhau. Ở Xuân Quỳnh, tình yêu tượng trưng cho cái đẹp,
niềm khát khao tự hoàn thiện bản thân.
Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:
"Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa... còn xa...
Giọng thơ nhẹ nhàng như tiếng thủ thỉ, tâm tình của nhân vật "em". Nhà
phê bình văn học Vũ Nho đánh giá: "Với Xuân Quỳnh, thơ không có chỗ cho
tình cảm nửa vời mà luôn đầy ắp yêu thương. Thơ bà luôn dồi dào năng
lượng trong từng câu chữ".
Thuyền và biển còn được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc vào
giai đoạn những năm 1980. Nhạc sĩ chỉ lấy mười hai câu đoạn cuối để phổ
nhạc. Phan Huỳnh Điều từng chia sẻ: “Đó là đỉnh điểm cao trào của bài
thơ. Hơn nữa, như thế vừa gọn, vừa nói lên được đầy đủ ý nghĩa chính của
tác giả và cũng vừa đủ cho một ca khúc trữ tình”.
Nghệ sĩ Quang Lý hát "Thuyền và biển".
Thơ tình cuối mùa thu
Bài thơ in trong tập Tự hát, xuất bản năm 1984. Thơ tình cuối mùa thu
khẳng định tình yêu lứa đôi thủy chung, son sắt, vượt qua thời gian và
tuổi tác. Dẫu thời gian đang trôi, mùa thu đã cũ nhưng cả hai vẫn đong
đầy yêu thương, đi qua năm tháng bộn bề, thăng trầm.
...Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em.
Nhịp thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ đầy trìu mến. Hình ảnh mùa thu, bông cúc
vàng và thông điệp "chỉ còn anh và em" đã chạm đến cảm xúc Phan Huỳnh
Điểu. Cố nhạc sĩ từng phổ nhạc cho bài thơ chỉ trong thời gian ngắn. Ca
khúc để lại dư vị buồn và đẹp về sự biến đổi của không gian nhưng khẳng
định sức sống mạnh mẽ của tình yêu. Bái hát gắn liền với các giọng ca
Anh Thơ, Tân Nhàn, Bảo Yến...
Vợ chồng thi sĩ Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ.
Tự hát
Bài thơ in trong tập thơ cùng tên, xuất bản năm 1984. Phụ nữ trong Tự hát rất trân trọng và khao khát tình yêu giữa kiếp người bé nhỏ. Bởi vậy, bài thơ đầy ắp lo âu, e ngại.
...Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu.
Giọng thơ nhiều xao động và trăn trở. Thơ Xuân Quỳnh giàu cung bậc cảm
xúc, lúc say đắm hạnh phúc, lúc day dứt suy tư. Thế nhưng, xuyên suốt
sáng tác của bà là tình yêu sâu nặng không nhạt phai. Tình yêu bền vững,
vượt qua ngoài giới hạn thường tình của lẽ sinh tử.
Không đề 2
Xuân Quỳnh viết Không đề 2 dành tặng Lưu Quang Vũ - chồng bà.
Trước khi đến với nhau, cả hai từng qua một lần đổ vỡ hôn nhân. Mất mát
trong tình yêu khiến nỗi băn khoăn, trăn trở trong bà thường trực.
Mắt anh nâu một vùng đất phù sa
Vùng đất của nơi nào trong trí nhớ
Em chiếm đoạt rồi em hoảng sợ
Giữa vô cùng hoang vắng giữa cô đơn.
Mấy năm rồi, thơ em buồn hơn
Áo em rộng, lòng em tan nát
Những bài hát ngày xưa em vẫn hát
"Cây trúc xinh, quán dốc... gốc đa làng..."
Câu thơ anh em vẫn đọc thầm
Cả lúc nghĩ: "... biết bao giờ trở lại"
Mái tôn dột. Sao mà mưa mãi
Anh ra đi
Phố vắng
Đầu trần.
Bài thơ như lời tự vấn, khắc khoải muộn phiền của thi sĩ. Nỗi lo sợ ùa
đến với người đàn bà luôn ý thức về tình yêu, vươn lên làm chủ số phận
và sở hữu điều viên mãn.
Bàn tay em
Bài thơ in trong tập Tự hát, xuất bản năm 1984. Bàn tay em nói về tâm tình phái nữ, lấy cảm hứng từ những việc làm, lo toan, tình thương của người mẹ, vợ trong gia đình.
Gia tài em chỉ có bàn tay
Em trao tặng cho anh từ ngày ấy
Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy
Quá khứ dài là mái tóc em đen
Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em
Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng
Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng
Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?
Bàn tay em ngón chẳng thon dài
Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả
Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ
Hái rau rền rau rệu nấu canh
Tập vá may, tết tóc một mình
Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ...
"Bàn tay em" không phải bàn tay ngọc ngà với những ngón búp măng mà là
bàn tay lao động với đường gân và vệt chai. Bài thơ giống lời tâm tình
"để anh hiểu em" của nữ thi sĩ với người thân, đặc biệt là chồng bà.
Bàn tay em thể hiện tình yêu làm vợ, làm mẹ của thi sĩ. Bà yêu
gia đình đến đam mê, quên bản thân. PGS.TS Lưu Khánh Thơ từng chia sẻ:
"Tôi nhớ có một thời gian dài, chị Quỳnh không bao giờ ăn cơm trước
chồng, kể cả anh Vũ về muộn đến mấy. Chị cho các con ăn sớm để học bài,
còn chị đợi đến khi anh về. Có lần, anh Vũ về muộn, nói 'Anh gặp bạn,
anh ăn cơm rồi', chị Quỳnh đậy mâm cơm lại và đi ngủ, không ăn. Đấy như
biểu hiện sự hờn dỗi, quá mức yêu chồng".
Thơ vui về phái yếu
Bài thơ ra đời năm 1986, nói về vai trò phụ nữ trong việc xây dựng tổ
ấm. Bằng giọng điệu hóm hỉnh, Xuân Quỳnh khắc họa tự nhiên sự tận tụy,
hy sinh của họ.
...Chúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không tên tuổi
Quen việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Cuộc sống ngặt nghèo phải tính sao đây
Gạo, bánh, củi dầu chia thế nào cho đủ
Đầu óc linh tinh toàn nghĩ về chợ búa
Những quả cà, mớ tép, rau dưa
Đối với Nít và Kăng, những siêu nhân nay và xưa
Xin thú thực: chúng tôi thờ ơ hạng nhất
Chúng tôi còn phải xếp hàng mua thịt
Sắm cho con đôi dép tới trường
Chúng tôi quan tâm đến xà phòng, đến thuốc đánh răng
Lo đan áo cho chồng con khỏi rét...
Trong bài, Xuân Quỳnh tạo ra sự đối trọng giữa vai trò của đàn ông với
phụ nữ. Nếu đàn ông làm những công việc nặng nhọc như lái tàu ngầm, tên
lửa, chinh phục đại dương, phụ nữ cũng không kém cạnh khi đảm nhận việc
giữ gìn tổ ấm. Người vợ sắp xếp nhà cửa, chăm sóc con cái, chợ búa, cơm
nước, ứng xử với họ hàng bên nội, bên ngoại, hàng xóm láng giềng... để
người chồng yên tâm công tác.
Thơ vui về phải yếu cho thấy trong tình yêu hay công việc gia
đình, Xuân Quỳnh luôn tận tậm và sống hết mình. Bà nhìn cuộc sống với
tất cả sự tràn đầy của một tấm lòng giàu thương yêu.
Mẹ của anh
Bài thơ nói về mối quan hệ giữa mẹ chồng, nàng dâu. Xuân Quỳnh có cảm nhận sâu sắc, chân thành về đức hy sinh của mẹ chồng. Mẹ của anh thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn của thi sĩ dành cho mẹ Lưu Quang Vũ.
Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đây thôi
Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn mẹ suốt đời, chưa xong
Ngày xưa má mẹ cũng hồng
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau
Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Ðể cho mái tóc trên đầu anh đen
Ðâu con dốc nắng đường quen
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần
Thương anh thương cả bước chân
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao...
Xuân Quỳnh bộc lộ quan hệ tình cảm mới. Đó là tình cảm của con dâu với
mẹ chồng. Xuân Quỳnh thiếu thốn cảm xúc từ nhỏ nên bà thương mẹ chồng
như mẹ ruột. Nhà thơ trân trọng và đón nhận tình cảm của bố mẹ, anh chị
em nhà chồng dành cho mình.
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là một trong những nữ nhà thơ nổi tiếng của thi
ca hiện đại Việt Nam. Năm 1988, vợ chồng Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ cùng
con trai út qua đời trong vụ tai nạn xe ở Hải Dương. Năm 2017, bà được truy tặng giải thưởng Nhà nước và Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Tối 26/8, đêm thơ, nhạc, kịch tưởng nhớ Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ
diễn ra ở Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình không bán vé, chỉ dành vé
mời cho bạn bè, người thân của gia đình cùng một số khách đặc biệt. Vì
thế, trước giờ diễn, nhiều người hâm mộ không có cơ hội vào xem. Chị Hà
(54 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cho biết do không tìm hiểu kỹ nên tưởng có
thể mua vé ngay tại nhà hát. Anh Trung - một
xe ôm công nghệ ngoài 50 tuổi - đến vì tình yêu với thơ Lưu Quang Vũ.
Anh chia sẻ các phe vé ra giá một triệu đồng một chiếc, vượt quá khả
năng chi trả nên anh đành ra về. "Tôi tiếc vì chương trình giới hạn đối
tượng khách mời. Như vậy, những người như tôi rất khó tiếp cận. Lưu
Quang Vũ là nghệ sĩ tôi ngưỡng mộ. Tôi thuộc nhiều thơ của ông", anh
Trung nói.
Trong chương trình, nhà báo Lưu Quang Định - em trai cố nghệ sĩ
Lưu Quang Vũ đồng thời là trưởng ban tổ chức - xin lỗi người hâm mộ vì
chương trình không đủ vé để mở bán. "Tôi nhận được hàng trăm cuộc điện
thoại từ bạn bè của gia đình và những người yêu mến hai anh chị. Có
những khán giả sẵn sàng bay từ miền Nam ra để tham dự đêm diễn. Tôi rất
tiếc vì không thể giới thiệu sự kiện ý nghĩa này đến nhiều người hơn",
ông Định chia sẻ.
Ca sĩ Thùy Dung hát "Thơ tình cuối mùa thu".
20h, chương trình bắt đầu, các khán giả, ngồi kín khán phòng Nhà hát Lớn Hà Nội, chủ yếu ở độ tuổi trung niên. Với chủ đề Tình yêu ở lại,
đêm diễn tái hiện tình yêu vĩnh cửu của hai cố nghệ sĩ qua những vần
thơ tình. Bạn thơ nhận định Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh có hồn thơ đồng
điệu. Trong những tháng ngày họ sống bên nhau, Lưu Quang Vũ viết các bài như Em, Và anh tồn tại với giọng thơ đượm yêu thương. "Dù sao cuộc đời đã dành em lại cho anh/ Điều mong ước đầu tiên, điều ở lại sau cùng/ Chúng ta đi bên nhau trên mặt đất/ Dẫu chỉ riêng điều đó là có thật" (trích bài thơ Em). Trong Bài hát ấy vẫn còn là dang dở, thi sĩ như tiên đoán về một kết thúc đẹp nhưng buồn của hai người: "Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay/ Ta đã có những ngày vui sướng nhất/ Đã uống cả men nồng và rượu chát/ Đã đi qua cùng tận của con đường".
Với Xuân Quỳnh, đó là những vần thơ về nỗi lòng đàn bà, thể hiện tình yêu cuồng nhiệt, khát khao hạnh phúc, làm tròn trách nhiệm gia đình của thi sĩ. NSƯT Vương Hà tràn ngập cảm xúc khi đọc những vần thơ trong Tự hát: "Em trở về đúng nghĩa trái tim em/ Là máu thịt, đời thường ai chẳng có/ Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa/ Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi". Ở dưới khán phòng, nhiều khán giả lặng người thốt lên: "Hay quá!".
Tùng Dương hát "Thuyền và biển".
Chương trình cũng giới thiệu các tác phẩm thơ được phổ nhạc của hai cố nghệ sĩ. Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh được dàn dựng đẹp mắt. Hai tiết mục của Tùng Dương là điểm nhấn trong đêm diễn. Anh lôi cuốn khán giả qua giọng hát dày, khỏe, giàu cảm xúc với ca khúc Thuyền và biển, phổ thơ Xuân Quỳnh. Anh cũng hát Lời chào mùa hạ,
một sáng tác mới của nhạc sĩ Nguyễn Cường, phổ thơ Lưu Quang Vũ. Ca
khúc có tiết tấu sôi động, mạnh mẽ, mang đến cảm xúc mới mẻ cho người
nghe.
Ở phần cuối, các diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ diễn trích đoạn kịch Hoa cúc xanh trên đầm lầy,
tác phẩm gửi gắm thông điệp về hạnh phúc thông qua câu chuyện liên quan
đến việc chế tạo người máy. Tuy nhiên, do thời lượng khá ngắn, nhiều
khán giả chưa hiểu được thông điệp, nội dung tác phẩm.
Ban tổ chức chia sẻ Tùng Dương không bận tâm đến thù lao khi hát trong đêm nhạc tưởng nhớ hai cố nghệ sĩ.
Tại đêm nhạc, nhiều bạn bè cùng thời với Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ ôn lại kỷ niệm về hai nghệ sĩ. NSND
Doãn Châu ngậm ngùi kể lại đêm định mệnh trước ngày Xuân Quỳnh, Lưu
Quang Vũ ra đi. Hôm đó, gia đình Doãn Châu và gia đình Lưu Quang Vũ cùng
đi chơi ở biển Đồ Sơn, Hải Phòng. Hai người đã giãi bày những khó khăn
trong cuộc sống. Lưu Quang Vũ động viên Doãn Châu: "Dù vất vả, bằng mọi
giá chúng ta vẫn phải làm cho cuộc đời này tốt đẹp hơn". Câu nói ấy
khiến nghệ sĩ Doãn Châu ghi nhớ đến bây giờ. NSND Doãn Châu nấc nghẹn khi hồi tưởng về vợ chồng người bạn.
Ông cũng hào hứng kể về Lưu Quỳnh Thơ - con trai hai cố nghệ sĩ
đồng thời là con nuôi của ông. Lên sáu tuổi, Quỳnh Thơ sớm bộc lộ tài
năng hội họa, từng được giải quốc gia cuộc thi vẽ dành cho thiếu nhi.
Nghệ sĩ nhanh chóng nhận ra tác phẩm của Quỳnh Thơ được ban tổ chức
chương trình giới thiệu. Phía dưới hàng ghế khán giả, nhiều người trầm
trồ khen bức tranh đẹp. Một số khác nín lặng, vài người rớm nước mắt.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng sống chung khu tập thể với Xuân Quỳnh, Lưu
Quang Vũ. "Năm 1986, tôi bỗng linh cảm một điều chẳng lành. Tôi khuyên
chị Quỳnh, anh Vũ thời gian tới không nên đi lại cùng nhau. Điều đó
khiến chị rất buồn và mắng tôi. Khi anh chị ra đi, tôi vô cùng bàng
hoàng. Sau 30 năm, nỗi chua xót trong tôi vẫn còn nguyên vẹn", Trần Đăng
Khoa nói. Ông bày tỏ mong muốn Hà Nội có một con đường mang tên "Xuân
Quỳnh - Lưu Quang Vũ" để tưởng nhớ cặp nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh.
Đêm diễn kết thúc lúc 22h15 với những vần thơ trích trong bài Tôi chẳng muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn.
"Tôi chọn bài ca của người gieo hạt/ Hôm nay là mầm, mai sẽ thành cây/
Khổ đau dẫu nhiều tôi chọn niềm vui/ Là suối mát lòng tôi gửi bạn/ Một
cuộc đời - một bài ca duy nhất/ Tôi chẳng muốn điệu hát buồn là kỷ niệm
về tôi". Bài thơ gieo những dư âm trong trẻo trong lòng khán giả về một
cuộc sống tươi đẹp.
Kết thúc đêm diễn, chị Thư (58 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) tìm mua những
cuốn sách của Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ được bày bán ở sảnh. "Tôi xúc
động nhất khi được nghe những vần thơ tình của hai cố thi sĩ. Tôi khâm
phục tài năng và ngưỡng mộ tình yêu của họ. Hai người đã yêu nhau 'cả
khi chết đi rồi'".
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét