Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
THÁCH THỨC (Đăng lại)
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Cây tùng là hình ảnh cho người quân tử. (Ảnh minh họa)
THÁCH THỨC
Ta còn sống đây hay đã chết rồi
Mà dòng đời buồn vui không cần ta nữa
Một xác vô tình vật vờ méo mó
Hay một hồn ma đờ đẫn vô hình?
Ta mất hay còn
Hỡi Đất, Trời, Tạo Hóa?
Nếu đã chết rồi, hãy xóa xác ta đi
Và đày hồn ta xuống chín tầng địa ngục
Cho đáng kiếp một đời hèn, ô nhục
Mù lòa, lạc lối, bơ vơ
Ngu dại, ngẩn ngơ
Sống như trò hề thiên hạ
Nhe răng cười mà mắt nhòe nhoẹt lệ!
Không! Không!... Không!
Ta còn đây mà.
Tại sao phải chết?
Ta còn biết yêu thương
Chưa lẫn vào phẫn uất
Vẫn đang nhìn đời và nắm chắc bàn tay
Hỡi Trời cao Đất dày!
Người chỉ có quyền sinh quyền diệt
Chứ không có quyền phán quyết
Sự nhục vinh của một đời ta
Để chê bôi gièm pha
Đời ta bán rẻ.
Không! Không!... Không!
Ta cứ sống và quyết đi đến tận cùng Trần Thế
Thắp nửa đời qua dám ngọn đuốc soi đường
Cố kết ưu phiền thành khối kim cương
Làm lấp lánh vinh quang cho nửa đời phía trước
Ha, ha, ha,… ha!
Sao mà chết được
Khi thân ta sinh lực vẫn tràn trề
Và lòng ta vẫn đắm đuối say mê
Chứa chan ước vọng
Máu còn nóng, còn thơm trong xác câm, hồn lặng!...
Hôm nay,
Trong cảnh huy hoàng của rực rỡ ban mai
Ta bật cười vang
Rung chuyển Đất - Trời,
Sảng khoái!
Vọng về dòng đời
Thành rú gầm man dại.
Bởi ai cũng tin ta đã điên rồi
Và trong nhịp sống loài người
Vĩnh viễn đâu còn ta nữa.
Cứ ngờ xác ta đã trương phình thối rữa
Trở về lại với cát bụi Trần Gian
Và linh hồn ta
Đã bị lưu đày
Khổ ải đến chung thân
Không! Không!... Không!
Ta đang sống đây như nhà địa chất
Cần mẫn, xả thân, gan góc
Mải mê tìm tòi, gạn lọc
Trong lửa thiêu ngột ngạt, hoang mạc vô tri
Khám phá ra chiếc chìa khóa diệu kỳ
Mở toang kho tàng ánh sáng
Cho tình người bừng lên không còn hốc tối
Cho bờ cõi Thế Gian trải rộng vô biên
Cho mỗi con người thành mỗi Phật mỗi Tiên
Và nhân loại ngồi vào ngai Tạo Hóa!
Không! Không!... Không!
Ta chẳng thèm mặc cả
Trước thói thường mè nheo
Trước cái đói cái nghèo
Trước cười chê mắng nhiếc
Dẫu mất một đời trả cho vô ích
Ta vẫn ha ha sảng khoái cười vang
Hỡi những con đường đại lộ thênh thang
Còn nhớ cội nguồn là những lối mòn một thuở?
Hỡi những lối mòn ngoằn ngoèo nho nhỏ
Còn ghi công người mở lối chông gai
Bất chấp đương thời ruồng bỏ, mỉa mai
Âm thầm khai hóa?!... Trần Hạnh Thu
Một đời người một rừng cây
5 thích khách nổi tiếng nhất thời Trung Quốc cổ đại, có sức mạnh ngang cả một đạo quân (P.1)
Lời toà soạn:
Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô
giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần
thiên kiến, lệch lạc, đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn
phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức
quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc
giả, ngõ hầu sáng tỏ những quan niệm sai lệch hiện nay.
Trong lịch sử, các thích khách,
sát thủ có một chỗ đứng vô cùng độc đáo. Xoay quanh họ cũng có rất nhiều
câu chuyện truyền kỳ còn lưu truyền hậu thế hàng nghìn năm.
Các sát thủ, thích khách hiện lên như những trang nam nhi quả cảm và tuyệt đối trung thành. Họ
thường được giao phó những nhiệm vụ để đời. Sức mạnh của họ đôi khi
ngang với cả một đạo quân 10 vạn người, có thể làm nên những chuyện kinh
thiên động địa.
Sử gia
nổi tiếng nhà Hán là Tư Mã Thiên đã tổng hợp và viết hẳn 1 chương chuyên
về các nhân vật này trong tác phẩm “Sử Ký” bất hủ của mình, gọi là
“Thích Khách Liệt Truyện”. Những câu chuyện dưới đây chính là kể về những thích khách xuất hiện trong “Sử Ký”.
1. Chuyên Chư thích sát Ngô Vương Liêu
Vào thế
kỷ thứ 6 TCN, Trung Hoa bước vào thời Xuân Thu. Các chư hầu tranh nhau
trở thành bá chủ. Lúc đó có một hảo hán nước Ngô tên là Chuyên Chư.
Người này mắt sâu miệng lớn, lưng hùm vai gấu, oai hùng hữu lực, lại
khẳng khái, ghét chuyện bất bình nên hay can thiệp, đánh nhau với đám vô
lại ngoài đường. Tuy vậy, Chuyên Chư lại rất có hiếu với mẫu thân, chỉ
cần mẹ nói một lời là anh ta sẽ ngay lập tức ngừng mọi chuyện xô xát.
Vào thời
điểm đó, nước Ngô đang chìm trong cuộc khủng hoảng thừa kế ngôi vị.
Công tử Quang bị Ngô vương Liêu lừa gạt lấy mất ngai vàng nên lúc nào
cũng nuôi chí đoạt vị, đã nghĩ đến việc thích sát.
Ngũ Tử
Tư lúc này đang làm tướng dưới trướng Công tử Quang thấy vậy bèn tiến cử
Chuyên Chư đi ám sát Ngô vương. Câu chuyện này được kể lại rất chi tiết
trong cuốn tiểu thuyết có tên là “Đông Chu Liệt Quốc” của Phùng Mộng
Long.
Lúc đầu,
Chuyên Chư cũng do dự chưa nhận lời nhưng ông ra nhanh chóng nhận ra
rằng Ngô vương Liêu chính là một bạo chúa. Thêm vào đó, công tử Quang đã
hứa nếu Chuyên Chư ám sát Ngô vương thành công thì sẽ cho mẹ của anh ta
một cuộc sống vương giả, huy hoàng đến cuối đời. Vì thế, Chuyên Chư
cuối cùng đã sảng khoái mà nhận lời, không do dự.
Khi biết
Chuyên Chư chuẩn bị thực hiện sứ mệnh, để cho con mình không phân tâm
mà làm hỏng việc, mẹ của ông ta đã treo cổ tự vẫn. Bà tin rằng nhiệm vụ
chỉ có thể hoàn thành nếu Chuyên Chư toàn tâm toàn ý. Nếu trong tâm trí
ông vẫn còn hình ảnh của bà thì sẽ ảnh hưởng đến đại sự. Chứng kiến cái
chết của mẹ, Chuyên Chư biết rằng ông không được phép thất baị.
Nhưng
Ngô vương Liêu vốn là người rất cẩn thận. Bất cứ nơi nào, lúc nào ông
đều đi cùng với một đạo quân hộ vệ có tới hàng trăm cận vệ tinh nhuệ vây
quanh. Trên người Ngô vương còn mặc áo giáp bảo vệ 3 lớp. Kể cả một
người khổng lồ như Chuyên Chư cũng không hy vọng có thể đụng đến được
cái lông chân của ông.
Ngô
vương Liêu có sở thích ăn ngon nên Chuyên Chư đã cải trang đi học làm
bếp để làm món cá tuyệt ngon rồi chờ cơ hội hành thích. Một hôm, nhân
khi Ngô vương tổ chức một bữa
tiệc lớn, Chuyên Chư đã dâng lên món cá kia. Chuyên Chư đã bị khám xét
rất kỹ, đồng thời phải thay đồ mới được vào gần vua. Mọi thứ đều bình
thường cho đến lúc ông quỳ gối trước Ngô vương để trình món ăn với 2 vệ
sĩ vũ trang đầy đủ kè kè sau lưng.
Ngô vương Liêu bị mùi thơm hấp dẫn tỏa ra từ món cá thu hút, bỗng lơi là cảnh giác. Nhanh
như chớp, Chuyên Chư bật dậy, cho tay vào bụng con cá và rút ra 1 thanh
chủy thủ bén ngót. Chỉ trong một cái nháy mắt, ông đã đâm xuyên lưỡi
dao qua 3 lớp áo giáp, thấu đến tận tim của nhà vua xấu số. Tất cả nỗ
lực bảo vệ đều tan thành mây khói.
Hàng
trăm lính cận vệ nhảy bổ vào băm vằm Chuyên Chư. Nhưng đã quá trễ, Ngô
vương Liêu đã chết. Tất cả đều phải tuyên thệ trung thành với vị vua mới
là Công tử Quang, tức Hạp Lư sau này.
2. Yêu Ly ám sát Khánh Kỵ
Câu
chuyện về Yêu Ly, một sát thủ khác của nước Ngô, tuy không được biên
trong “Sử Ký” của Tư Mã Thiên nhưng lại xuất hiện trong những câu chuyện
về thời Chiến Quốc.
Không
lâu sau khi Ngô vương Liêu băng hà, công tử Quang lên ngôi lấy hiệu là
Hạp Lư vô cùng lo lắng người con của Ngô vương là Khánh Kỵ sẽ dấy binh
báo thù. Hạp Lư lại một lần nữa vấn kế Ngũ Tử Tư.
Khi Ngũ
Tử Tư tiến cử Yêu Ly, Hạp Lư cảm thấy không yên tâm cho lắm vì Yêu Ly
chỉ là một người thấp bé cao khoảng 1,6 mét, yếu đuối và xấu xí.
Tuy vậy, Ngũ Tử Tư vẫn cam đoan với Hạp Lư rằng Yêu Ly chính là sự hoàn hảo cho nhiệm vụ cực kỳ gian khó và nguy hiểm này.
Yêu Ly ám sát Khánh Kỵ. Ảnh minh họa dẫn theo hdonline.vn
Thời
điểm này, Khánh Kỵ đang gấp rút xây dựng quân đội để lật đổ Hạp Lư. Yêu
Ly đã thi hành “Khổ nhục kế”, để Ngũ Tử Tư chặt cụt một cánh tay và giết
hết cả nhà mình. Sau đó, Yêu Ly đào tẩu sang doanh trại của Khánh Kỵ,
thề nguyền trung thành để báo thù Hạp Lư.
Khánh Kỵ
dĩ nhiên không tin ngay từ đầu. Khi thám tử của Khánh Kỵ từ Ngô trở về,
xác nhận chuyện cả nhà Yêu Ly bị giết thì Khánh Kỵ mới hoàn toàn tin
tưởng, thu nạp Yêu Ly về dưới trướng.
Một thời
gian sau, Khánh Kỵ chuẩn bị hội quân với nước Ngụy để tiến đánh Ngô
vương. Khi Khánh Kỵ cùng hạm đội của mình vượt sông Dương Tử, Yêu Ly cắp
giáo đứng hầu bằng cánh tay còn lại ngay cạnh ông ta, bên dưới lá đại
kỳ. Đó là một ngày gió mạnh, khi Khánh Kỵ nhắm mắt lại vì gió mạnh tạt
vào mặt, Yêu Ly không phí một giây, đâm suốt ngọn giáo vào lưng ông ta.
Nhưng
Khánh Kỵ vốn là người cực kỳ khỏe mạnh, xách ngược Yêu Ly lên dìm đầu
xuống nước 3 lần rồi lại để lên trên đầu gối, cúi nhìn rồi cười mà bảo
rằng: “Thiên hạ còn có dũng sĩ dám cả gan đâm ta!“.
Quân sĩ bèn xúm lại định đâm Yêu Ly, Khánh Kỵ gạt đi mà bảo rằng: “Người
này là dũng sĩ! Chớ nên trong một ngày mà để chết hai dũng sĩ của thiên
hạ. Đừng giết hắn làm gì, nên tha cho hắn về Ngô để tỏ lòng trung của
hắn“.
Khi nhiệm vụ kết thúc, Yêu Ly tự cho là mình bất nhân, bất nghĩa, bất trí: “Vì
đạo thờ vua mà giết cả vợ con, thế là bất nhân. Vì vua mới mà giết con
vua cũ, thế là bất nghĩa. Nên việc cho người mà đến nỗi tàn hại cả thân
thể, cả vợ con, thế là bất trí. Đã phạm ba điều ấy, còn mặt nũi nào mà
đứng trên cõi đời nữa!“. Sau đó, ông nhảy xuống sông Dương Tử mà tự sát.
3. Tào Mạt uy hiếp Tề Hoàn Công
Đây là
câu chuyện xảy ra 200 năm trước thời đại của Chuyên Chư và Yêu Ly. Vào
khoảng đầu thế kỷ thứ 7 TCN, Tề Hoàn Công, vua của nước Tề đã chinh phạt
rất nhiều lãnh thổ chư hầu để xây dựng nghiệp bá. Với sự trợ giúp của Tướng quốc Quản Trọng tài ba, Tề Hoàn Công đã đưa nước Tề trở thành bá chủ mạnh nhất trong các chư hầu.
Tào Mạt uy hiếp Tề Hoàn Công. Ảnh minh họa dẫn theo gs5000.cn
Nước Lỗ,
quê hương của Khổng Tử, nằm sát bên nước Tề. Rất nhiều cuộc xung đột đã
diễn ra giữa hai nước mà Lỗ chính là nước bị thiệt hại, mất rất nhiều
lãnh thổ cho Tề. Bởi thế vua Lỗ Trang Công rất căm giận.
Khi Tề
Hoàn Công tổ chức hội chư hầu, Lỗ Trang Công căm nước Tề không đến dự.
Vua Tề muốn đánh, nhưng theo lời Quản Trọng, bèn quyết định dùng lễ
trước, nên đánh diệt nước Toại nhỏ bé bên cạnh nước Lỗ để doạ Lỗ, rồi
viết thư sang Lỗ, hẹn Lỗ Trang Công ở ấp Kha để ăn thề.
Vua Lỗ
lo lắng, biết không thể từ chối, bèn đi dự hội, hỏi ai có thể theo đi,
Tào Mạt xin theo hầu. Trang Công hỏi ông về việc để 3 lần thua trận, ông
nói: “Chỉ vì bị thua nước Tề ba lần nên tôi mới xin theo chúa công để rửa những điều nhục nhã đó!“.
Ban đầu Lỗ Trang Công sợ Tào Mạt làm mất thể diện, nhưng sau đó thấy Tào Mạt khẩn khoản, Trang Công bằng lòng.
Đến ấp
Kha, Hoàn Công và Trang Công đã thề ở trên đàn. Tào Mạt cầm chuỳ thủ đi
theo hộ vệ vua Lỗ. Hai vua vừa làm lễ xong, Tào Mạt cầm chùy thủ bước
sấn đến chỗ Tề Hoàn Công, nắm lấy tay áo đe doạ. Các quan hầu cận của
Hoàn Công không ai dám động.
Hoàn Công hỏi: “Nhà ngươi muốn gì?”
Tào Mạt nói: “Tề mạnh, Lỗ yếu, nước lớn xâm phạm nước Lỗ đã quá lắm. Nay thành nước Lỗ nếu sụp đổ thì đè cả đất Tề, nhà vua liệu đấy!”
Quản Trọng vội đứng lại che chắn cho vua Tề và khuyên vua Tề nhận lời.
Tề Hoàn
Công bèn hứa trả tất cả đất đai đã chiếm đoạt trước cho Lỗ. Nói xong,
Tào Mạt ném chùy thủ xuống đàn, ngoảnh mặt về hướng Bắc đến chỗ đứng của
bầy tôi, sắc mặt không thay đổi, nói năng vẫn ôn hoà như thường.
Tề Hoàn Công tức giận, muốn bỏ điều hứa. Quản Trọng nói: “Không
nên, nếu tham cái lợi nhỏ để cho thỏa thích mình, bỏ tín nghĩa đối với
chư hầu, thì mất sự giúp đỡ của thiên hạ. Chi bằng cứ cho là hơn”.
Hoàn
Công bèn trả lại những đất Lỗ đã bị Tề xâm chiếm, các đất đai đã mất sau
ba lần Tào Mạt đánh thua đều được trao lại cho nước Lỗ.
Tôn Tử,
tác giả của “Tôn Tử binh pháp” coi việc không đánh mà người tự khuất là
đỉnh cao nhất của thuật dụng binh. Theo nguyên tắc này thì Tào Mạt mặc
dù không thật sự giết Tề Hoàn Công nhưng vẫn đạt được mục đích của mình
nhờ lòng quả cảm và võ công cao cường. Câu chuyện của ông cũng được ghi
vào “Thích Khách liệt truyện” của Tư Mã Thiên.
Lòng
dũng cảm của ông được đời sau truyền tụng. Tề Hoàn công giữ lời hứa với
nước Lỗ nên được các chư hầu thần phục, trở thành bá chủ chư hầu đầu
tiên thời Xuân Thu.
(Còn tiếp) Minh Trí
5 thích khách nổi tiếng nhất thời Trung Quốc cổ đại, có sức mạnh ngang cả một đạo quân (P.2)
Lời toà soạn:
Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô
giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần
thiên kiến, lệch lạc, đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn
phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức
quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc
giả, ngõ hầu sáng tỏ những quan niệm sai lệch hiện nay.
Trong lịch sử, các thích khách,
sát thủ có một chỗ đứng vô cùng độc đáo. Xoay quanh họ cũng có rất nhiều
câu chuyện truyền kỳ còn lưu truyền hậu thế hàng nghìn năm.
Bi kịch luôn theo sau các sát thủ cổ
đại. Ngay cả trong trường hợp thành công, những chiến binh ngoan cường
này cũng khó tránh khỏi cái chết. Tuy nhiên, lòng dũng cảm và sự hy sinh
của họ đã đặt họ vào một vị trí xứng đáng trong biên niên sử lịch sử.
Trong phần này, chúng ta sẽ nghe câu
chuyện về một dũng sĩ báo thù cho chủ nhân, bi kịch của một người hàng
thịt trở thành sát thủ và câu chuyện về tráng sĩ ra đi không hẹn ngày
trở về.
Dũng sỹ báo thù cho chủ nhân. Ảnh minh họa dẫn theo zhidao.baidu.com
4. Dự Nhượng, lòng trung cảm động cả kẻ thù
Dự Nhượng vốn là khách khanh của Trí Bá
Dao, người đứng đầu họ Trí, một trong 4 họ có quyền lực lớn ở nước Tấn
thời Đông Chu. Câu chuyện của ông cũng được biên soạn trong “Thích khách
truyện” của Tư Mã Thiên được soạn vào thời nhà Hán.
Năm 455 TCN, Trí Bá Dao đem quân đánh họ
Triệu, một gia tộc lớn khác ở nước Tấn nhưng bị Triệu Tương tử (tức
Triệu Vô Tuất) lập kế, liên kết cùng họ Hàn và họ Ngụy đánh cho đại bại.
Họ Trí bị diệt, phần đất của họ Trí bị ba họ còn lại chia nhau lập nên
Tam Tấn, riêng Trí Bá Dao bị Triệu Tương Tử giết rồi lấy đầu lâu sơn lại
để làm đồ đựng rượu.
Điều này quả thực khiến trái tim của Dự
Nhượng tan nát, bởi trong tất cả những người chủ mà ông từng phục vụ thì
Trí Bá Dao có thể coi là người duy nhất thấu hiểu ông, xứng làm tri kỷ.
Dự Nhượng thề quyết phải trả thù cho Trí Bá Dao bằng mọi cách.
“Sử Ký” chép lại lời của Dự Nhượng như sau:
“Than ôi! Kẻ sĩ chết vì người tri
kỷ! Người con gái làm dáng vì kẻ yêu mình. Nay Trí Bá biết ta, ta phải
liều chết báo thù để đền ơn, có thế hồn phách ta mới khỏi xấu hổ!“.
Ông thay tên đổi họ rồi xin vào làm
người hầu trong cung, bên người luôn mang theo chủy thủ (dao găm) để tìm
cơ hội hành thích Triệu Tương Tử. Tuy nhiên Triệu Tương Tử cũng luôn
cảnh giác, cảm thấy bất an, bèn bắt Dự Nhượng tra hỏi và phát hiện ra âm
mưu báo thù của ông. Coi Dự Nhượng hành động như vậy là kẻ hiền, Triệu
Tương Tử tha chết và thả cho Dự Nhượng đi.
Không chịu bỏ cuộc, Dự Nhượng lại tự hủy
hoại dung nhan và giọng nói (nuốt than để giọng trở nên khàn đi). Điều
này khiến cho ngay cả vợ ông cũng không thể nhận ra chồng khi Dự Nhượng
giả làm ăn xin ngoài chợ.
Biết tin Triệu Tương Tử ra khỏi cung, Dự
Nhượng giả làm ăn mày nấp dưới cầu định thừa cơ hành thích. Tuy nhiên
khi xa giá của Tương Tử tới nơi thì con ngựa của Tương Tử bất chợt sợ
hãi hoảng loạn.
Triệu Tương Tử đoán ngay rằng đây tất là
do Dự Nhượng đang định hành thích mình. Dự Nhượng vì thế lại bị bắt.
Khi Triệu Tương Tử hỏi ông rằng cớ sao lại hết lòng trả thù cho Trí Bá
Dao như vậy, Dự Nhượng đáp:
“Tôi thờ họ Phạm và họ Trung Hàng,
họ xem tôi là hạng người thường nên tôi báo đáp họ theo lối người
thường. Còn như Trí Bá đối đãi với tôi như người quốc sĩ, nên tôi phải
báo thù theo lối quốc sĩ“.
Triệu Tương Tử nghe vậy biết rằng không
thể chiêu an Dự Nhượng, cũng không thể tha cho ông được nữa, đành để
quân sĩ giết ông. Trước khi chết, Dự Nhượng xin Tương Tử một ân huệ cuối
cùng, đưa chiếc áo mà Tương Tử đang mặc để ông dùng kiếm đâm vào, thỏa
được lòng báo thủ, chết không ân hận.
Triệu Tương Tử đưa áo, Dự Nhượng đâm vào
đó mấy lần rồi tự vẫn. Kẻ sĩ nghe tin nghĩa sĩ Dự Nhượng chết, ai nấy
đều không khỏi bùi ngùi, khóc thương.
Trong “Đông Chu Liệt Quốc”, tác giả
Phùng Mộng Long còn đặc tả chi tiết đâm áo báo thù này của Dự Nhượng.
Chuyện kể rằng, Triệu Tương tử thấy chiếc áo mà Dự Nhượng đâm vào bỗng
chảy ra máu tươi, vì đó mà thành bệnh, ốm chết sau đó.
Trong bài “Hịch tướng sĩ” nổi tiếng lịch sử, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cũng nhắc đến chi tiết Dự Nhượng báo thù: “Ta
thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu
chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than,
báo thù cho chủ…“.
5. Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng
Kinh Kha có lẽ là thích khách nổi tiếng
nhất trong lịch sử Trung Hoa. Ông vốn người nước Vệ, sau vì không được
trọng dụng nên rời bỏ sang Tề, kết thân cùng Cao Tiệm Ly, cùng nhau uống
rượu ca hát cả ngày.
Về sau, có người giới thiệu Kinh Kha cho
Thái tử Đan nước Yên. Thái tử Đan mau chóng thu nhận ông là môn khách,
đãi vào hàng thượng khách. Khi quân Tần áp sát biên giới nước Yên, nhuệ
khí quá lớn, người nước Yên muôn phần kinh hãi.
Thái tử Đan nhận định rằng chỉ có hành
thích Tần Thủy Hoàng thì mới cứu được nước Yên. Nhiệm vụ lớn lao này
được trao cho Kinh Kha. Dưới trướng Thái tử Đan khi ấy còn có một bộ
tướng cũ nước Tần tên gọi Phàn Ư Kỳ, cũng rất được trọng dụng.
Vua Tần vốn căm giận Phàn Ư Kỳ phản bội,
luôn muốn lấy đầu ông. Khi ấy, Phàn Ư Kỳ khẳng khái xin tự dâng đầu
mình cho Kinh Kha để làm tín vật, tiếp cận với vua Tần. Vậy là Kinh Kha
lên đường với lễ vật là đầu của Phàn Ư Kỳ và một tấm địa đồ nước Yên.
Khi bạn bè đưa tiễn đến bờ sông Dịch,
Kinh Kha ngoảnh mặt nhìn quê hương lần cuối, ngồi ở bờ sông, cầm đàn,
ứng tác đôi câu thơ đầy cảm khái về sau đã trở thành khúc ca bi tráng
trong lịch sử:
“Phong tiêu tiêu hề, Dịch Thủy hàn Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn” (Gió hiu hiu chừ, sông Dịch lạnh Tráng sĩ một đi chừ, chẳng trở về)
Tráng sỹ một đi không trở lại. Ảnh dẫn theo youtube.com
Kinh Kha giấu trong tờ địa đồ một lưỡi
dao găm rất bén được tẩm thuốc độc. Khi dâng đầu Phàn Ư Kỳ và địa đồ
nước Yên, Kinh Kha bất ngờ rút dao găm ra đâm Tần Thủy Hoàng.
Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng cũng rất cảnh
giác, mau chóng lách người né được mũi dao rồi vùng dậy bỏ chạy. Kinh
Kha đuổi theo vua Tần trên điện. Thủy Hoàng lúc ấy lúng túng không biết
làm gì, chỉ biết chạy quanh điện. Sau các quan nhắc vua lấy kiếm sau
lưng ra phòng thân. Vua Tần rút kiếm chém Kinh Kha bị thương ở tay.
Biết rằng không thể ám sát được vua Tần,
Kinh Kha ném con dao về phía vua Tần nhưng lại trúng vào cột đồng. Cuối
cùng, quân Tần lao vào giết chết Kinh Kha.
Khinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng. Ảnh dẫn theo youtube.com
Minh Trí
Một nắm Đôla - huýt sáo
10 phim hay về cao bồi có sức hấp dẫn tuyệt vời suốt nhiều thế hệ.
Cao
bồi là những người anh hùng ưa phiêu lưu, khám phá, thích mạo
hiểm, mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt và trở thành một phần quan trọng
trong tâm hồn người dân Mỹ. Với 10 phim hay về cao bồi
này bạn sẽ hiểu sâu hơn về những con người đầy phẩm chất bụi bặm, ngang
tàn, là biểu tượng của sức mạnh, lòng can đảm giữa thảo nguyên bao la
và hùng vĩ.
Nhanh Thì Sống Chậm Thì Chết
Năm
1878, ở một thị trấn miền tây nước Mỹ, ở đây hàng năm điều có tổ chức 1
cuộc thi bắn súng giữa các cowboy. Người thắng sẽ nhận được 1 số tiền
rất lớn. Vì vậy có rất nhiều người đến đây tham gia trong đó có 1 cô gái
cô đến đây không phải vì tiền mà là vì mối thù giết cha. Kẻ đã giết cha
cô chính là người đã khởi xướng cuộc thi này, hắn lập ra cuộc thi này
là để thỏa mãn thú vui giết người của chính mình, hắn ta, khi xưa, từng
là 1 tên cướp khét tiếng vùng miền tây. Đồng bọn của hắn cũng là 1 tay
súng rất cừ nhưng đã hoàn lương và trở thành mục sư cũng bị ép buộc tham
gia vào cuộc thi. Cùng nhau cô gái và vị mục sư đã phá tan cuộc thi đẫm
máu này.
Cao Bồi Mất Súng
Một
tên cướp thoát được cuộc treo cổ từ Mỹ và lưu lạc qua đến tận Canada.
Vừa mới đến đó, hắn đã gây chiến với một người và thách anh ta đấu súng
với mình. Nhưng cuộc đấu súng bất thành vì người được thách đấu không có
súng. Hắn không bỏ qua được, và cũng không thể bắn một người không có
súng được. Thế là bằng mọi cách hắn phải tìm một khẩu súng lục cho anh
ta để 2 người có thể đấu súng với nhau. Và mọi chuyện bắt đầu xảy ra.
Một Cuộc Truy Lùng
Một
Cuộc Truy Lùng – The Searchers là một bộ phim Viễn Tây 1956 của đạo
diễn John Ford dựa trên cuốn tiểu thuyết của Alan Le May. Ethan Edwards
(John Wayne) trở về nhà ở Texas sau khi cuộc nội chiến. Khi các thành
viên trong gia đình của anh trai bị bắt cóc hoặc cũng có thể bị giết bởi
Comanches, ông thề sẽ tìm ra những người thân còn sống sót của mình và
mang họ trở về nhà. Cuối cùng, Edwards tìm được mang mối cô cháu gái
Debbie (Natalie Wood) còn sống cùng với anh trai nuôi của cô bé, Martin
Pawley (Jeffrey Hunter). Ethan Edwards dấn thân vào một nhiệm vụ nguy
hiểm để tìm cháu gái: Hành trình sâu vào lãnh địa Comanche.
Cuộc Phiêu Lưu Của Cao Bồi
Bộ phim kể về 2 tên cướp nhà băng nổi tiếng có thật trong lịch sử nước Mỹ thập kỷ 30 là Butch Cassidy và The Sundance Kid.
True Grit 2010
Phim
được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mỹ Charles
Portis. Bộ phim kể lại cuộc hành trình đi tìm công lý của cô bé Mattie
Ross sau khi người cha bị sát hại dã man chỉ vì 2 đồng tiền vàng. Để bắt
được tên giết người hèn hạ Tom Chaney, Mattie phải nhờ cậy đến viên
cảnh sát có nhiều kinh nghiệm Rooster Cogburn cùng thành viên của đội
cảnh sát cơ động bang Texax LaBoeuf. Trên quãng đường gian khổ đó, nhiều
sự kiện diễn ra đã gắn kết ba con người từ ba nơi khác nhau, với ba
tính cách, tuổi đời khác nhau lại.
Cao Bồi Thảo Nguyên
Phim
Cao Bồi Thảo Nguyên – Hondo 1953: Kỵ sĩ đưa thư Hondo Lane trên đường
làm nhiệm vụ tình cờ gặp một phụ nữ và một đứa con trai đang sống trong
lãnh địa của người Apache thù địch và đang sắp sửa gây chiến, anh phải
bảo vệ họ
Thế Giới Viễn Tây
Ai
cũng có tuổi thơ gắn liền với những câu chuyện cổ tích – lịch sử và
mộng mơ công chúa nàng tiên hay hiệp sĩ cao bồi… Đâu đó trong cuộc mưu
sinh bận rộn lại có lúc chúng ta ngừng lại mơ mộng viễn vông hay gặp
cảnh bất bình muốn là người hùng ra tay nghĩa hiệp. Nắm bắt được tâm lý
đó cộng với sự trợ giúp đắc lực của công nghệ hiện đại, 1 công ty đã
thành lập công viên giải trí tái hiện chân thực nhất về thế giới ngày mà
ông cố chúng ta còn chưa chào đời.
Công nghệ hiện đại đảm bảo sự
an toàn tuyệt đối cho du khách, đảm bảo họ có trải nghiệm không thể thực
hơn. Thỏa thuê đâm chém, bắn giết, là trung tâm của những màn ẩu đả mà
trước giờ họ chỉ được chiêm ngưỡng trên màn ảnh, máu đổ đầu rơi và cả
chuyện “sung sướng” cũng hoàn toàn chân thực do đội ngũ Robot đảm nhiệm.
Nhưng đến một ngày, tất cả Robot đột nhiên mất kiểm soát và trỗi dậy…
Cao Bồi Xứ Ottoman
Phim
lấy bối cảnh năm 1881, Vua của Thổ Nhĩ Kỳ muốn gửi cho Tổng thống Mỹ
một món quà. Aziz Efendi và Lemi Bey được giao cho nhiệm vụ này. Tự hào
về nhiệm vụ lần này, hai anh đã lên đường, tuy nhiên, lại không biết tí
gì về những điều đang chờ đón họ ở phía trước. Sau một cuộc hành trình
đầy rắc rối, rút cuộc hai anh chàng cũng đến được tới đất Mỹ. Họ sẽ gặp
những người mới, kết bạn với những người mới và cũng có nhiều nhiều kẻ
thù. Nhưng không có vấn đề nào đủ lớn để làm hai anh chàng này sao nhãng
nhiệm vụ. Từ những người Thổ dân, tới những Cao bồi, thậm chí là cả gái
đẹp cũng không thể ngăn cản họ. Tất cả bởi vì họ là hai người Ottoman
dũng cảm, những người quyết tâm giữ và thực hiện lời hứa của họ với
Sultan bất chấp cái giá phải trả là như thế nào.
Hành Trình Django
Toán
nô lệ được vận chuyển băng qua Texas bởi anh em nhà Speck chạm mặt King
Schultz – nha sĩ nay đã chuyển sang nghề thợ săn tiền thưởng, anh em
Speck được ngỏ ý muốn mua một nô lệ da đen khỏe mạnh tên Django nhưng
chúng quyết từ chối.
Sau khi được Schultz giải thoát, Django đồng ý
theo hắn “học nghề” để kiếm cơ hội giải cứu người vợ tên Broomhilda
cũng đang bị bắt làm nô lệ.
Hai người truy ra được Broomhilda bị
bán tới đồn điền Candyland của Calvin Candie – 1 chủ trại hào hoa nhưng
tàn bạo có sở thích mua bán nam nô lệ được huấn luyện để đánh nhau cho
đến chết…
Một Nắm Đôla
Phim
Một Nắm Đôla – A Fistful of Dollars 1964 là phần đầu tiên trong bộ ba
phim cao bồi nổi tiếng của đạo diễn Sergio Leone, được coi là những phim
nằm trong số các phim xuất sắc nhất về đề tài miền Tây nước Mỹ. Phim kể
về một anh chàng cao bồi, vốn được coi là The Man with No Name, đi tới
một thị trấn ở biên giới Mexico tên là San Miguel. Ở đây, anh bắt gặp
một bầu không khí căng thẳng của những người dân thường trong thị trấn,
lại bị một nhóm thanh niên nổ súng đe dọa và cười chế nhạo anh.
Ông
già chuyên bán quan tài thì nhìn anh để ước lượng số đo vì dự tính anh
sẽ là khách hàng trong tương lai của mình. Bước vào một nhà trọ nhỏ, anh
được ông chủ cho biết về tình trạng của thị trấn, vốn có 2 phe, vốn là 2
gia đình, hùng cứ và tranh chấp nhau. Đó là gia đình của anh em Rojo,
gồm có Don Miguel , Esteban và Ramon; gia đình kia là của cảnh sát
trưởng thị trấn, John Baxter. Anh phải làm gì trước tình hình hiện tại?
Đứng về phe nào đó hay chiến đấu đơn độc?
Được chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên nổi tiếng, Lucky Luke
là bộ phim về chàng cao bồi miền tây hoang dã với bộ trang phục áo sơ
mi vàng, bên ngoài là ghi-lê đen cùng chiếc khăn quàng màu đỏ, đầu đội
chiếc mũ trắng và luôn ngậm trên miệng một cọng cỏ khô, cùng khả năng
bắn súng vô cùng ấn tượng “nhanh hơn cái bóng của mình”.
Đồng hành cùng Luke là chú ngựa Jolly Jumper thông minh, dí dỏm, rất trung thành và chú chó Rantanplan ham ăn, lười biếng, và cực kỳ ngốc nghếch có biệt danh “Chú chó ngu ngốc hơn cả cái bóng của mình”.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét