Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

NÉT KHÁC BIỆT 19

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nếu Loài Người Không Tìm Được Cách Tạo Ra Lửa?
                          CHUYỆN GÌ XẢY RA NẾU MẶT TRỜI ĐỘT NHIÊN BIẾN MẤT ?
Lẽ dĩ nhiên là Mặt Trời sẽ không biến mất. Vật chất và năng lượng không tự nhiên mà biến đi. Mặc dù vật chất có thể dời vị trí thông qua hiệu ứng xuyên hầm lượng tử (quantum tunneling), nhưng với một thiên thể với kích cỡ khủng khiếp như Mặt Trời, khả năng nó biến mất về mặt thực tế là gần như một con số 0. Nhưng chúng ta cứ thử đặt ra giả thiết đó xem điều gì sẽ xảy ra

Bằng chứng phát hiện ra lửa xuất hiện sớm nhất ở châu Âu

Dân trí Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, người tiền sử sống cách đây khoảng 800.000 năm về trước, ở Đông Nam Tây Ban Nha, là những người tiên phong trong việc đốt những đám cháy nhỏ, được kiểm soát ở trong một hang động.

Nhà cổ sinh vật học Michael Walker thuộc trường đại học Murcia ở Tây Ban Nha và các đồng nghiệp đã cho biết, những khám phá trong các hang động đã cung cấp bằng chứng về việc đốt lửa cổ xưa nhất ở Châu Âu và cho rằng các thành viên của loài người Homo thường xuyên đốt lửa đã bắt đầu từ cách đây ít nhất 1 triệu năm trước. Lửa được bắt đầu ở Châu Phi và sau đó di chuyển về phía bắc tới Trung Đông và châu Âu.
Theo báo cáo mới của nhà khảo cổ học John Gowlett, Đại học Liverpool, Anh, nếu tính tuổi Tây Ban Nha được tìm thấy, một con số “đáng kinh ngạc” về các vị trí từ Thời kỳ đồ đá vẫn còn lưu lại bằng chứng về những ngọn lửa nhỏ, cố ý được thắp sáng.Các cuộc khai quật được tiến hành từ năm 2011 tại hang Cueva del Negra Estrecho del Río Quípar, Tây Ban Nha đã phát hiện hơn 165 viên đá và các hiện vật bằng đá đã từng bị nung nóng, cũng như khoảng 2.300 mảnh xương động vật có biểu hiện bị cháy và đốt thành than. Những phân tích dưới kính hiển vi và phân tích hóa học chỉ ra rằng, những hiện vật này đã được đốt nóng ở nhiệt độ khoảng 400°- 600°C, phù hợp với giả thuyết là đã có một vụ cháy ở đây.
Nhóm của Walker nghi ngờ rằng, lửa từ một đám cháy cây bụi gần lối vào của hang động có thể đã lan vào hang khoảng từ 5-7 mét. Những cây bụi khô có thể không mọc gần hang, bằng chứng địa chất cho thấy khoảng 800.000 năm trước đây, các hang động nằm ở danh giới giữa sông và đầm lầy.
Bằng chứng về một mẩu đá bị cháy được khai quật tại một hang động ở Tây Ban Nha và những phát hiện khác cho thấy rằng, người tiền sử Homo chưa xác định đã đốt những ngọn lửa nhỏ trong hang cách đây khoảng 800.000 năm trước.
Walker cho biết, tại những vị trí khác đều có dấu hiệu của việc tạo ra lửa thời cổ đại, người Homo ở Cueva Negra rời đi bỏ lại đằng sau một loạt các công cụ bằng đá có biểu hiện của những kỹ năng kỹ thuật tiên tiến,. Những người làm ra các công cụ này phải biết cách lựa chọn gỗ và đá phù hợp để đánh lửa, đốt cháy những đống vật liệu nhỏ.
Niên đại về việc tạo ra lửa xa xưa phụ thuộc vào việc xác định những thay đổi từ trường của trái đất trước đó, được biết đã xảy ra cách đây khoảng 780.000 năm trước, trong trầm tích trên, nơi mà các vật liệu bị đốt cháy đã được khai quật.
Các nhà nghiên cứu khác cho rằng, hiện vật Cueva Negra chưa phải lâu đời nhất như đã được báo cáo. Một nhóm nghiên cứu do nhà nhân chủng học sinh học Juan Manuel Jiménez-Arenas của Đại học Granada ở Tây Ban Nha cho biết, thật khó để nói đâu là nơi phát hiện ra lửa đầu tiên, nó phụ thuộc vào một số thay đổi từ trường của trái đất trong các lớp hang động.
Nhóm của Jiménez-Arenas đã đưa ra kết luận vào năm 2011 trong Tạp chí Khoa học Khảo cổ học rằng, loài người Homo đã tạo ra những công cụ cách đây không quá 600.000 năm, giới hạn tuổi của các hiện vật bằng đá được tìm thấy ở Cueva Negra cao hơn ở châu Âu.
Nhóm của Walker cho biết, những hóa thạch của các loài động vật đã bị tuyệt chủng được khai quật cùng với các công cụ bằng đá hỗ trợ cho việc xác định niên đại tạo ra lửa lâu đời hơn trong hang động. Tuy nhiên, ngay cả ở mức 600.000 năm tuổi, vẫn sẽ có những bằng chứng khác về các hiện vật chứng minh lửa được kiểm soát có trước ở châu Âu.
Minh Trang (Theo Sciencenews)

Phát hiện mới thời điểm loài người dùng lửa

Loài người bắt đầu sử dụng lửa cách đây 1 triệu năm, sớm hơn 300.000 năm so với các giả thuyết trước đó, dựa theo những dấu vết của tro và xương cá hồi vừa được các nhà khoa học phát hiện tại Nam Phi.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Toronto (Canada) đã tiến hành phân tích các mẫu vật chất phát hiện trong hang Wonderwerk gần sa mạc Kalahari ở Nam Phi. Những lần khai quật trước đây cho thấy loài người đã từng ở trong hang này.
Hang Wonderwerk gần sa mạc Kalahari ở Nam Phi
Mẫu vật chất được phân tích dưới kính hiển vi chứng tỏ đã tồn tại tro của cỏ, lá cây và các mảnh xương cá hồi. Cũng trong hang này, người ta còn tìm thấy các công cụ bằng đá có niên đại cách đây khoảng 1 triệu năm. Điều này đồng nghĩa loài người có thể đã biết sử dụng lửa để làm chín thức ăn cách đây 1 triệu năm. Người hiện đại, loài người duy nhất sống sót hiện nay, xuất hiện cách đây khoảng 200.000 năm. Tuy nhiên, những loài người khác, như Homo erectus đã xuất hiện trên Trái đất từ rất sớm, cách đây khoảng 1,9 triệu năm.
“Kết quả phân tích đã đẩy thời điểm loài người biết sử dụng lửa trở lại khoảng 300.000 năm so với các nghiên cứu khoa học trước đây. Điều này đồng nghĩa người tiền sử Homo erectus có thể đã bắt đầu biết sử dụng lửa để phục vụ cuộc sống”, tiến sĩ Michael Chazan, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Live Science.
Các nhà khoa học cho rằng, người tiền sử có thể sử dụng lửa để sưởi ấm, xua đuổi kẻ thù vào ban đêm và nấu chín thức ăn. Ngoài ra, việc tụ tập quanh đống lửa có thể là một yếu tố quan trọng giúp người tiền sử phát triển văn hóa cộng đồng.
Tuy nhiên, vẫn cần thêm những nghiên cứu nữa để phân tích các vật chất xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn trong nghiên cứu này, để biết được chính xác thời điểm loài người biết sử dụng lửa và ảnh hưởng của lửa đối với sự tiến hóa của loài người.
Hà Hương

‘Đoạt lửa’ – Câu chuyện về khám phá vĩ đại của người tiền sử

Hành trình tìm kiếm ngọn lửa, nguồn sức mạnh thiêng liêng của con người thời tiền sử được nhà văn người Pháp tái hiện một cách sống động và đầy kịch tính.
Tìm ra lửa là một trong những khám phá quan trọng nhất của nhân loại. Từ đây, con người dần bước vào thời đại văn minh, biết sưởi ấm, đun nấu thực phẩm và chế tạo công cụ lao động bằng kim loại. Người dân Hy Lạp đã viết nên câu chuyện về sự hy sinh của thần Prometheus, dám cả gan cướp ngọn lửa từ tay thần Zeus và tặng nó cho con người, nhằm ngợi ca khám phá vĩ đại này. Hành trình con người tìm ra lửa cũng khơi gợi cảm hứng để nhà văn người Pháp J.H.Ronny Aîné viết nên cuốn tiểu thuyết viễn tưởng Đoạt lửa.
Đoạt lửa là khúc tráng ca về hành trình đi tìm lửa của các chàng trai trong bộ tộc Oulhamr. Giống như nhiều bộ tộc người tiền sử khác, người Oulhamr hiểu được tầm quan trọng của lửa. Tất cả mọi người đều trân trọng và giữ gìn nó như báu vật. Nhưng một ngày kia, ngọn lửa của họ đã tắt lụi, đẩy tất cả vào vòng nguy hiểm.
Đứng trước sự an nguy của cả bộ tộc cũng như người con gái mình yêu Noah quyết định đi tìm lửa. Sát cánh bên cạnh chàng là hai người bạn tốt Nam và Gaw. Bằng tất cả sức mạnh, niềm tin và nhiệt huyết, ba tráng sĩ lên đường đi tìm lửa. Nhưng cuộc hành trình này không đơn giản như họ nghĩ, đây thực sự là một cuộc chiến.
Ba chàng trai trẻ phải vượt qua những cánh rừng rậm và nhiều vùng đầm lầy nguy hiểm. Chúng giống như cạm bẫy vô hình chực nuốt chửng con người trong đêm tối mịt mùng. Không chỉ có vậy, các tráng sĩ của bộ tộc Oulhamr còn phải chiến đấu với những mãnh thú của rừng sâu như gấu đen, chó sói, sư tử, hay voi ma mút. Bên cạnh đó còn là cuộc chiến với kẻ thù, những kẻ muốn tiêu diệt bộ tộc Oulhamr. Bằng mọi cách chúng ngăn không cho Naoh và những người bạn tìm ra ngọn lửa. Nhưng bằng tài trí, sự quả cảm và tinh thần đoàn kết, Naoh đã không làm những người trong bộ tộc Oulhamr thất vọng.
‘Doat lua’ – Cau chuyen ve kham pha vi dai cua nguoi tien su hinh anh 1
Tiểu thuyết Đoạt lửa.
Naoh mang hình tượng của một dũng sĩ đích thực, không chỉ dũng mãnh, mưu trí mà còn tràn đầy tinh thần trượng nghĩa. Bằng sự thông mình và gan dạ, chàng đã vượt qua lãnh thổ của những loài mãnh thú đáng sợ để mang ngọn lửa trở về. Không chỉ có vậy, trái tim ấm áp của Naoh sẽ làm người đọc cảm động. Chàng xem rừng rậm là nhà và tất cả đều là bè bạn, khi con mãnh thú không đe dọa tính mạng của chàng và các bạn, chàng cũng sẽ không làm hại chúng.
Bằng trí tưởng tượng và khả năng miêu tả tài tình J.H.Ronny Aîné đã mang đến cho độc giả nhỏ tuổi một câu chuyện vô cùng lôi cuốn. Một không gian rậm rạm và âm u của những cánh rừng nguyên sinh từ hàng trăm triệu năm trước được tác giả tái hiện một cách chi tiết và sống động. Đó là thế giới của voi ma mút, su tử và những bầy chó sói đông đúc. Ở đó, con người chỉ là một sinh vật nhỏ bé nhưng có một ý chí kiên cường. Họ dùng tất cả sức mạnh, mưu trí và sự quả cảm để chinh phục thiên nhiên bằng chính sức mạnh của bản thân.
Cuộc hành trình tìm lửa của Naoh và các bạn tiểu thuyết Đoạt lửa còn ẩn chứa một thông điệp ý nghĩa: dù là chúa tể của muôn loài, con người dù ở thời đại nào cũng hãy sống hòa bình với thiên nhiên. Đừng chỉ chinh phục thiên nhiên bằng sức mạnh cơ bắp, hãy dùng cả trái tim để chung sống hòa bình với tự nhiên. Theo đại văn hào Nga M. Gorki  cuốn tiểu thuyết này là một tác phẩm cần phải cho trẻ em đọc để nâng cao hiểu biêt về sự tiến hóa của nhân loại.
J.H.Ronny Aîné (1856- 1940) tên thật là Joseph Henry Honoré Boex, là nhà văn Pháp gốc Bỉ, còn được biết đến với bút danh J.H Ronny anh. Ông được xem tác giả lớn của thể loại khoa học viễn tưởng hiện đại đầu thế kỉ XX. Tác giả đã  lần được đề cử giải Nobel Văn học vào các năm 1928 và 1933.
Thụy Oanh

Loài người biết ăn thịt từ khi biết tạo ra lửa

Loài người biết ăn thịt kể từ khi biết tạo ra lửa

 Ảnh thổ dân ở một đảo Nam Thái Bình Dương mài cây tạo lửa

a-Loài người không phải là động vật thích nghi ăn thịt.

Những cuộc nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đã chứng minh rằng trên phương diện sinh lý, con người khác với động vật ăn thịt. Thí dụ ăn rau, đậu giúp ích cho cơ thể của con người, làm  cho có thêm sức khỏe và sống lâu hơn. Các cuộc thí nghiệm  dựa vào hai yếu tố:
(1) cấu trúc của cơ thể con người theo giải phẫu học và  
(2) tiến trình tiêu hóa của  rau và  thịt trong cơ thể của con người.
1-Bàn tay của loài người không phải để săn bắt động vật
Bàn tay của loài người không có móng vuốt sắc bén nên chỉ dùng để hái trái, dùng công cụ để sản xuất và thu hoạch các sản phẩm từ thực vật để tạo ra cái ăn.Trong khi loài động vật ăn thịt tứ chi có móng vuốt rất bén nhọn và rất mạnh mẽ để vồ mồi và xé thịt.
2-Hàm răng của loài người giống như hàm răng của động vật ăn rau quả.
Răng của loài người được cấu tạo một cách đặc biệt giống như răng của các loài động vật ăn thảo mộc, dùng để nghiền và nhai nát các thức ăn. Loài người và loài động vật ăn thảo mộc không có răng cửa và răng nanh bén nhọn và đủ sức mạnh như loài động vật ăn thịt, nhưng có răng hàm  xương quai hàm để nhai theo cử động chiều ngang và qua lại. 
3-Cấu trúc và chức năng của đường ruột
Trong bao tử của loài động vật ăn thịt, dịch tiêu hóa chứa đến 10 lần lượng acid clohydric (HCl) nhiều hơn ở trong bao tử của loài động vật ăn rau quả và loài người. Sự khác biệt chủ yếu trong bộ phận tiêu hóa của loài động vật ăn rau quả và loài người với loài động vật ăn thịt là đường ruột, nơi thức ăn được tiêu hóa để biến thành dưỡng chất rồi được hấp thụ vào máu.
Sau khi màng ruột đã tinh lọc lấy chất dinh dưỡng rồi, chất cặn bã còn lại sẽ tích lũy lâu trong cơ thể và sẽ sinh ra nhiều độc tố, nguyên nhân và mầm móng gây ra các bệnh tật nguy hiểm.
Để giúp loài thú có thói quen ăn thịt ít bị các chứng bịnh hiểm nghèo, đường tiêu hóa của chúng chỉ dài gấp 3 lần chiều dài của cơ thể. Trong khi đó đường tiêu hóa của loài người và loài động vật ăn rau quả thì dài gấp 6 lần chiều dài của thân thể. Vì thế chất cặn bã ở trong ruột của loài thú ăn thịt sẽ được bài tiết ra ngoài nhanh chóng hơn, khỏi bị nhiễm trùng vì sự thối rữa của thức ăn. Trong khi đó chúng sẽ ở lại trong ruột của loài người và loài động vật ăn cây cỏ lâu hơn để tiêu hóa được hoàn chỉnh, nếu ăn nhiều thịt sẽ sinh ra độc tố nhiều hơn.

b-So sánh sự khác biệt giữa Bộ máy tiêu hóa của loài người với Bộ máy tiêu hóa của động vật ăn rau quả và động vật ăn thịt.

Những nghiên cứu chứng minh là trên phương diện giải phẫu học và sinh lý học, con người khác với động vật ăn thịt. Thí dụ dạ dày người và động vật ăn thực vật thì dài và chứa ít muối acid và pepsin còn động vật ăn thịt thì bao tử hình cái túi và chứa 10 lần muối acid cho phép tiêu hóa xương và cơ thịt súc vật.
Ruột của người và loài động vật ăn thực vật thì rất dài và có diện tích rất lớn trong lúc ruột loài ăn thịt thì ngắn và láng để cho thịt thối rữa thoát ra ngoài nhanh chóng. Ngoài ra trong khi hấp thụ thịt, những độc tố trong quá trình thối rữa, sẽ có nguy cơ làm hại thận và gây ra chứng bệnh thống phong (goutte), bệnh viêm khớp (arthrite), thấp khớp (rhumatise) hay ung thư (cancer). Nhà nghiên cứu người Thụy Ðiển Karl von Linne nói về chủ đề này.

CON NGƯỜI
ĐỘNG VẬT ĂN
RAU QUẢ
ĐỘNG VẬT ĂN THỊT
Tứ chi chỉ có móng cong, không có vuốt nhọn. Không có kỹ năng săn bắt trực tiếp động vật lớn.
Tứ chi chỉ có móng cong, không có vuốt nhọn. Không có kỹ năng săn bắt trực tiếp động vật lớn.
Tứ chi chỉ có vuốt nhọn. Có kỹ năng săn bắt trực tiếp động vật lớn.



Ðổ mồ hôi bằng da
Ðổ mồ hôi bằng da
Ðổ mồ hôi bằng lưỡi



Hàng triệu lỗ chân lông
Hàng triệu lỗ chân lông
Không có lỗ chân lông



Răng  bằng phẳng và răng hàm dẹp để nhai kỹ thức ăn. Thích nghi ăn thực vật.
Răng  bằng phẳng và răng hàm dẹp để nhai kỹ thức ăn. Thích nghi ăn thực vật.
Răng nanh bén và nhọn để xé thịt. Răng hàm nhọn. Thích nghi ăn động vật



Tuyến nước bọt rất phát triển để tiêu hóa trước hạt và trái cây
Tuyến nước bọt rất phát triển để tiêu hóa trước hạt và trái cây
Tuyến nước bọt nhỏ không ích lợi



Nước bọt có tính kiềm với số lượng lớn ptyalin
Nước bọt có tính kiềm với số lượng lớn ptyalin
Nước bọt có tính acid không có ptyalin cho sự tiêu hóa trước (prédigestion)



Muối acid trong bao tử chứa 10 lần ít hơn nơi động vật ăn   thịt.
Muối acid trong bao tử chứa 10 lần ít hơn nơi động vật ăn   thịt.
Số lượng lớn muối acid trong bao tử để tiêu hóa xương và   thịt.



Ruột dài hơn chiều dài cơ thể gấp 6 lần.  Trái cây và rau cỏ phân rã chậm hơn thịt
Ruột dài hơn chiều dài cơ thể gấp 6 lần.  Trái cây và rau cỏ phân rã chậm hơn thịt
Ruột chỉ dài hơn chiều dài cơ thể gấp 3 lần để thải  nhanh chóng chất thịt đang thối rữa.



Xương hàm mở chiều dọc lẫn chiều ngang để nghiền thức ăn.
Xương hàm mở chiều dọc lẫn chiều ngang để nghiền thức ăn.
Xương hàm chỉ mở theo chiều dọc để cắn hay xé.

c- Loài người biết ăn thịt sau khi biết sáng tạo ra lửa

Do điều kiện khám phá tự nhiên, phát triển sản xuất, dân số tăng và điều kiện xã hội làm cho loài người hiện đại trở thành động vật ăn tạp.
Loài người nguyên thủy vốn là động vật ăn thực vật, chỉ có loài người hiện đại mới chuyển từ động vật ăn thực vật thành động vật ăn tạp. Sự thay đổi này bắt đầu từ khi loài người biết tạo ra lửa.
Các nhà khảo cổ Israel có lẽ đã phát hiện ra bằng chứng cổ nhất về việc sử dụng lửa của tổ tiên con người. Alperson và đồng nghiệp đã tìm ra bằng chứng thuyết phục rằng một trong những tổ tiên của chúng ta đã sử dụng lửa cách đây 790.000 năm tại Gesher Benot Ya’aqov. Trong khi đó, bằng chứng kiểm soát lửa cổ nhất tại Châu Âu có niên đại khoảng 500.000 năm.
Nhóm nghiên cứu của Alperson đã phân tích 500.000 mẩu gỗ và gần 36.000 mẩu đá lửa từ một địa điểm có lẽ đã từng là khu định cư của giống người Homo erectus. Khu định cư này nằm trên bờ của một vùng hồ cổ. Họ kiểm tra đá lửa bởi nó được sử dụng để làm công cụ và có những lỗ đặc trưng do bị bào mòn do bị chà xát để tạo ra lửa.
Nhiều mẩu bị cháy nằm tập trung trong hai địa điểm mà nhóm nghiên cứu tin là nền lò sưởi cổ. Tỷ lệ mẩu gỗ và đá lửa bị cháy rất thấp - chừng 4% đối với gỗ và 2% đối với đá lửa. Alperson nói: "Nếu đó là đám cháy tự nhiên, tỷ lệ phần trăm vật chất bị cháy sẽ cao hơn nhiều".
Bằng chứng loài người đã biết dùng lửa cách nay 790.000 năm là thời điểm sớm nhất mà các nhà khoa học đã phát hiện. Nhờ có lửa loài người cổ ngoài việc bảo vệ con người chống lại động vật hoang dã, lửa hẳn đã giúp họ nấu thức ăn, sưởi ấm trong mùa đông và có lẽ trong cả việc cải tiến vũ khí.
Chris Stringer thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London cho rằng việc sử dụng lửa đã làm cho đời sống xã hội của các Họ người trở nên phong phú. Họ có thể tập trung quanh các đống lửa trại, thức khuya hơn và giao tiếp với nhau nhiều hơn trước. Ông cũng chỉ ra rằng việc sử dụng lửa đầu tiên tương quan với thời điểm các giống người tiến vào những khu vực lạnh hơn như Châu Âu và miền Bắc Trung Quốc. Như vậy, lửa đã giúp họ khám phá những môi trường mà trước đây quá khắc nghiệt.
Cũng chính nhờ biết sử dụng lửa mà loài người đã chuyển từ động vật ăn thực vật sang có khả năng ăn thịt chín. Từ đó dần dần trở thành động vật ăn tạp, tuy nhiên bộ máy tiêu hóa của loài người hiện đại vẩn còn bản chất của động vật ăn thực vật.
 Việc tăng dân số và nhờ có lửa, thịt động vật được nướng hoặc nấu chín trước khi ăn xem như nguồn thực phẩm bổ sung cho khẩu phần ăn của con người.
Chính vì sự giảm bớt nguồn thức ăn từ thực vật và rau quả, tăng cường ăn thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt và hải sản nên dẫn đế những vấn đề bất cập trong chế độ ăn uống của con người hiện nay.
Chúng ta cần nhận thức rằng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật là nguồn thực phẩm chính yếu phù hợp với bản năng tiến hóa của cơ thể con người. Còn thức ăn từ thịt, cá là nguồn thực phẩm bổ sung. Nếu lạm dụng nguồn thức ăn từ thịt và xa lánh nguồn thức ăn từ thực vật là tự mình đánh mất đi bản chất tự nhiên của cơ thể và chuốt lấy những hậu quả do lạm dụng nguồn thức ăn từ thịt!
                                                                                                Kỹ sư Hồ Đình Hải

Con người đã biết tạo ra lửa từ 800.000 năm trước

Trước đây, người ta cho rằng con người lần đầu tiên biết tạo ra lửa là từ khoảng 400.000 - 500.000 năm trước.

Tuy nhiên, nhóm các nhà khoa học ở Trường Đại học Hebrew (Jerusalem) đã thu thập được những bằng chứng cho thấy lửa đã tồn tại từ trước đó ít nhất 300.000 năm.
Các nhà nghiên cứu đã mất 15 năm để khai quật và phân loại các lớp trầm tích ở một địa điểm mang tên Gesher Benot Yaagov ở Israel. Đây là một địa điểm đặc biệt thu hút nhiều nhà khảo cổ vì trước đây nó là điểm giao nhau giữa châu  và Âu Á. Vùng đất này cũng từng bị ngập nước và điều này có nghĩa bất cứ tàn tích cổ nào cũng được bảo tồn cực tốt.
Và tại vùng đất có niên đại 790.000 năm tuổi này, các nhà khoa học đã phân loại gỗ và đá lửa thành 2 nguyên liệu đã bị đốt cháy và chưa cháy. Họ phát hiện rằng những nguyên liệu đã cháy chiếm chưa đầy 2% tổng số và được tập trung tại những vị trí đặc biệt trong khu vực này. Điều này cho thấy con người thời tiền sử đã bắt đầu biết tạo ra và kiểm soát được lửa. Công trình nghiên cứu này còn cho thấy một bước đột phá trong quá trình tiến hóa của loài người ngay từ thời kỳ đó vì với việc tìm ra lửa, con người không chỉ biết dùng lửa để tránh thú dữ mà còn biết nấu chín thức ăn, sưởi ấm trong mùa đông và có thể cải tiến vũ khí.
Theo Interne

Ai là người đã sáng chế ra que diêm?

Ước mơ học cách tạo ra lửa để sưởi ấm và nấu chín thức ăn đã dẫn đến việc con người làm ra nhiều loại “diêm” khác nhau. Người nguyên thuỷ đánh ra lửa từ chất Silic và hy vọng rằng nó có thể đốt cháy dược lá khô. Hàng nghìn năm sau những người La Mã cổ cũng chẳng tiến thêm dược mấy trong việc tạo ra lửa. Họ đánh hai hòn đá vào nhau và những tia lửa thu được thì cố gắng đốt cháy những que đóm tẩm lưu huỳnh.
Vào thời trung cổ người ta cố gắng đốt cháy những miếng giẻ khô bằng những tia lửa thu được bằng cách đánh Silic và sắt. Những chất liệu dễ cháy này được gọi là các “dây cháy”. Những que diêm hiện đại được làm từ những que gỗ nhỏ bọc phôtxpho ở đầu. Phôtxpho là chất rất dễ cháy ngay cả ở nhiệt độ rất thấp. Vào năm 1681 một người Anh tên là Robert Boie đã nhúng que đóm tẩm lưu huỳnh vào dung dịch lưu huỳnh và phốtxpho và thế là những que diêm đã ra đời. Tuy nhiên những que diêm này cháy quá nhanh nên hiệu quả sử dụng không cao. Những que diêm thực sự được làm ở Anh do bàn tay của người dược sĩ có tên là John Walker. Để đốt những que diêm này cần phải quẹt chúng vào giữa nếp gấp của tờ giấy mà trên đó đã được rắc một lớp bột thuỷ tinh . Năm 1833 những que diêm bọc phôtxpho đã ra đời ở Aó và Đức nhưng có một vấn đề đã nảy sinh vì phôtxpho trắng và vàng rất độc hại đối với những công nhân sản xuất diêm cho nên năm 1906 đã bị cấm sản xuất trên toàn thế giới.
Cuối cùng người ta đã tìm ra một loại phôtxpho đỏ không độc để sản xuất ra những que diêm an toàn hơn. Những que diêm an toàn đầu tiên đã được sản xuất ở Thuỵ Sỹ vào năm 1844. Giờ đây thay vì bọc lên đầu que diêm tất cả những chất hoá học cần thiết thì ngày nay người ta bôi phốtxpho đỏ lên bề mặt của hộp và ta chỉ cần quẹt que diêm vào đó.
Vào thời kì thế chiến lần thứ hai có rất nhiều đoàn quân chinh chiến ở vùng Thái Bình Dương nơi rất hay có mưa nên những que diêm bình thường tỏ ra kém hiệu quả. Lúc bấy giờ ông Raimôn Kađi đã làm ra một chất bọc lên những que diêm để có thể đốt được ngay cả trong trời mưa.

40 phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại (phần 1)

Những phát minh làm nền tảng cho rất nhiều cải tiến quan trọng trong lịch sử loài người.
Để có thể có thêm nhiều sáng kiến góp phần thay đổi thế giới thì chúng ta cũng cần nắm được những phát minh nào đã được tìm ra trước đây mà trong thời đại ngày nay, chúng đóng vai trò nền tảng cho những đổi mới mang tính chất đột phá.
Dưới đây là danh sách gồm 40 phát minh quan trọng nhất trong lịch sử loài người và nếu thấy còn thiếu, bạn có thể bổ sung ngay dưới phần bình luận của bài viết.
1. Lửa (năm 400.000 TCN): Việc biết cách tạo ra lửa là một phát minh vào buổi đầu của thời kỳ đồ Đá được khẳng định qua một vài bằng chứng chứng minh lửa xuất hiện từ rất sớm - cách đây hàng trăm nghìn năm. Mặc dù không biết chắc chắn thời gian nào thì con người bắt đầu biết tạo ra lửa nhưng hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng nó có thể cách đây khoảng 200.000 đến 600.000 năm.
2. Ngôn ngữ (năm 100.000 TCN): Ngôn ngữ đúng ngữ nghĩa, ngữ âm lần đầu tiên được sử dụng vào khoảng năm 100.000 TCN. Sự xuất hiện của ngôn ngữ "chuẩn" như vậy đã khiến cho việc lưu truyền kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác dễ dàng hơn và góp phần thúc đấy sự lan rộng của quá trình đổi mới.
Thương mại
3. Thương mại và chuyên môn hóa (17.000 TCN): Trong chương 2 của cuốn The Rational Optimist (Người lạc quan thuần lý), tác giả Matt Ridley đã tập trung nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự chuyên môn hóa và thương mại đối với sự phát triển của loài người. Matt đã đưa ra ví dụ về hai con người đầu tiên là Oz và Adam. Oz rất giỏi về bắt cá, còn Adam lại thành thạo trong việc chế tạo ra những lưỡi câu sắc bét. Chính vì điều này mà Oz và Adam đã quyết định trao đổi cho nhau để tiết kiệm thời gian cũng như tăng hiệu quả làm việc.
Lần đầu tiên con người tiến hành hoạt động trao đổi đó là ở New Guinea vào khoảng năm 17.000 TCN. Thời điểm này, người dân địa phương sẽ trao đổi đá obsidian - một loại đá được hình thành từ dung nham đã phun trào của núi lửa, cũng được biết đến với tên gọi đá vỏ chai, thường được sử dụng để làm mũi tên săn bắn - để lấy những loại hàng hóa thiết yếu khác. Vào khoảng năm 3.000 TCN, các con đường thương mại giữa Châu Á và Trung Đông đã bắt đầu được hình thành, lạc đà được thuần hóa làm phương tiện chuyên chở và các đoàn đi buôn cũng xuất hiện. Họ mua hàng hóa, dự trữ, kiểm kê và đây được xem là những doanh nhân đầu tiên trên thế giới. Mục tiêu của lớp người này là quản lý đất đai, hàng hóa và vốn sao cho tổng giá trị thu được lớn hơn tổng giá trị của các yếu tố đầu vào.
Nông nghiệp
4. Nông nghiệp (15.000 TCN): Khoảng năm 15.000 TCN (cách đây khoảng 17.000 năm), quá trình thuần hóa động vật bắt đầu diễn ra và sau đó, năm 10.000 TCN, hoạt động thuần giống thực vật cũng được con người chú ý đến. Quá trình này đóng vai trò cốt lõi cho sự tiến bộ của loài người. Thay vì là loài du mục – phải liên tục di chuyển xung quanh, tìm kiếm địa điểm mới để săn bắt và thu thập thức ăn thì con người đã có thể dừng lại ở một nơi, hình thành nên các cộng đồng người và xây dựng thành phố (cơ sở cho các nền văn minh) – tạo tiền đề cho sự phát triển của tri thức nhân loại. Vào khoảng năm 12.000 TCN, quá trình bảo quản thực phẩm cũng được các nền văn minh ở Trung Đông áp dụng nhằm kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm bằng cách phơi chúng dưới ánh nắng Mặt Trời. Bằng cách bảo quản như vậy, thức ăn cũng sẽ không bị hỏng và có thể dự trữ để sử dụng nhiều lần. Con người cũng có thể dành thời gian và năng lượng để làm những việc khác ngoài việc chỉ đơn giản là làm nông, săn bắt, thu thập - tạo ra một sự tiến bộ lớn trong khả năng của chúng ta về chuyên môn hóa và thương mại. Chuyên môn hóa và thương mại càng được thúc đẩy sẽ mang đến một sự gia tăng đáng kể trong sự đa dạng của các công cụ và tạo ra nhiều thực phẩm hơn nữa.
5. Tàu (4.000 TCN): Khoảng năm 4.000 TCN, người Ai Cập cổ đại đã biết làm những chiếc thuyền buồm bằng gỗ. Sau đó, khoảng năm 1200 TCN, người Phoenician (nền văn minh cổ đại nằm ở miền bắc khu vực Cannan cổ đại và trung tâm nằm dọc vùng eo biển Liban, Syria và bắc Israel ngày nay) và Hy Lạp đã bắt đầu làm được những chiếc thuyền lớn hơn. Việc phát minh ra thuyền buồm là bước tiến khổng lồ của nhân loại bởi vì đây được xem là phương tiện di chuyển đầu tiên tạo cơ sở cho hoạt động thương mại diễn ra giữa các khu vực khác nhau trên thế giới.
Tàu
6. Bánh xe (3.400 TCN): Bước tiến có ý nghĩa tiếp theo trong lịch sử cải tiến thế giới đó chính là sự ra đời của bánh xe, được các nhà khoa học cho rằng có nguồn gốc vào khoảng giữa năm 3.300 đến 3.500 TCN. Do chính những khó khăn trong quá trình sử dụng các khúc gỗ để vận chuyển vật nặng mà con người đã nghĩ ra giải pháp kết hợp bánh xe với các thanh ngang đặt bên dưới có tác dụng ngăn bánh trượt ra ngoài.
7. Tiền (3.000 TCN): Vào khoảng năm 3.000 TCN, người Sumer (người đầu tiên đến định cư ở phía Nam Lưỡng Hà và đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành của nền văn minh Lưỡng Hà) đã bắt đầu sử dụng tiền (vàng và bạc thỏi trong tất cả các giao dịch quan trọng) bao gồm hoạt động thương mại và trao đổi hàng hóa, thay thế cho hình thức đối chác truyền thống.
Tiền
8. Sắt (3.000 TCN): Nghề luyện kim bắt đầu xuất hiện vào khoảng năm 4.400 TCN khi các nền văn minh biết sử dụng đồng đỏ và bạc, sau đó, kết hợp đồng đỏ và thiếc để tạo ra đồng thau (vật liệu quan trọng để chế tạo công cụ và vũ khí - đây còn gọi là thời đại đồ đồng). Các nhà khoa học cũng đã tìm ra được một số bằng chứng mạnh mẽ cho thấy khoảng năm 3.000 TCN, con người cũng đã tìm ra sắt và kim loại này đã góp phần đưa lịch sử loài người bước sang một thời đại mới - thời đại đồ sắt.
9. Ngôn ngữ viết (299 TCN): Mặc dù ngôn ngữ đã bắt đầu được sử dụng vào khoảng 10 nghìn năm trước, tuy nhiên, việc phát minh ra ngôn ngữ viết đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, sự xuất hiện của nó rất ý nghĩa trong việc lưu trữ và tính toán các con số. Một trong những hệ thống chữ viết đầu tiên là chữ hình nêm được người Sumer sử dụng vào khoảng năm 2.900 TCN để ghi chép các thư giao dịch thương mại, hóa đơn, luật pháp, thành ca, lời cầu nguyện, các câu chuyện...
Luật pháp
10. Hệ thống luật pháp (1.780 TCN): Vào năm 1.780 TCN, Hammurabi - vị vua thứ 6 của Babylon đã ban hành một bộ luật thành văn hoàn chỉnh và áp dụng thống nhất cho toàn khu vực Lưỡng Hà mang tên của mình - bộ luật Hammurabi. Trong thời đại lúc bấy giờ thì luật pháp trong bộ luật Hammurabi đã giúp cân bằng và chỉnh đốn xã hội, đóng vai trò to lớn trong việc duy trì sự thịnh vượng của đế chế Babylon. Egyptian Book of the Dead (Sách của người chết), The Ten Commandments (10 điều răn), Twelve Tables of Rome (Bộ luật 12 bảng), Book of Leviticus (Cựu ước sách) là những hệ thống luật pháp đầu tiên cho phép xã hội giải quyết tranh chấp với chi phí thấp hơn và tạo ra sự nhận thức về ý nghĩa của các tiêu chuẩn. Đồng thời, chúng cũng góp phần tạo nên sự tiến bộ đáng kinh ngạc trong việc kiểm soát các hoạt động thương mại trong một môi trường tự do và không bị giới hạn bởi các rào cản.
11. Bảng chữ cái Alphabet (1.050 TCN): Người Phoenician được ghi nhận là những người đầu tiên thực sự phát triển thành công bảng chữ cái alphabet (bao gồm cả nguyên âm và phụ âm) - một tập hợp các biểu tượng đại diện cho âm thanh mà có thể được kết hợp để đại diện cho ngôn ngữ nói. Về sau, rất nhiều hệ thống bảng chữ cái hiện đại được cải tiến dựa trên cơ sở của bảng chữ cái này.
12. Thép (650 TCN): Thép là một loại hợp chất - hợp kim được tạo thành từ phản ứng giữa sắt và carbon - đồng thời cũng là một trong những vật liệu cứng nhất hiện nay. Quá trình sản xuất thép sớm nhất được biết đến thông qua một đồ dùng bằng sắt được khai quật ở Tây Á có niên đại khoảng 4.000 năm tuổi. Quân đội Spartans cũng đã từng sử dụng thép rộng rãi trong khoảng năm 650 TCN, tiếp sau đó là người Trung Quốc (400 TCN) và người La Mã.
Thủy lực
13. Thủy lực (200 TCN): Thủy lực lần đầu tiên được người dân ở khu vực Fertile Crescen (một khu vực trải dài qua Ai Cập, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq ngày nay)sử dụng vào năm 200 TCN. Họ đã áp dụng các nguyên lý cơ bản để tạo ra các máy móc dùng sức nước, thuyền buồm, kênh tưới và hệ thống cấp nước...
14. Giấy (105): Người đầu tiên làm ra giấy là ông Sai Lun, người Trung Quốc. Vào năm 105, ông đã nghĩ ra phương thức làm giấy từ những sợi bên trong của vỏ cây dâu. Người Trung Quốc đã học cách nghiền nát vỏ cây và nước để tách lấy sợi, sau đó, đổ hỗn hợp này ra những khay to trên đó có đặt những ống tre nhỏ, khi nước chảy đi hết, người ta mang các tấm giấy mỏng đi phơi khô trên bề mặt bằng phẳng. Sau này để nâng cao chất lượng của giấy có người đã nghĩ ra cách cho thêm tinh bột vào.
15. Movable Type (1040): Movable Type là một hệ thống sắp chữ rất độc đáo mà người Trung Quốc tuyên bố rằng họ là người đầu tiên nghĩ ra công nghệ này. Người ta nhập (type) các chữ cái vào thiết bị và sau đó in các trang văn bản ra giấy (move). Phương pháp này phá vỡ kiểu phân phối thông tin chủ đạo thời đó: các nhà truyền giáo chép tay các thông tin hoặc khắc lên gỗ rồi in ra giấy. Năm 1455, Gutenberg đã sử dụng Movable Type cùng người đồng hương giàu có Johannes Fust. Tuy nhiên, chi phí duy trì đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát và Gutenberg sớm bị vỡ nợ.
Kính hiển vi
16. Kính hiển vi (1592): Kính hiển vi là một phát minh rất vĩ đại của nhân loại, tạo tiền đề để có những đột phá ấn tượng trong việc nhận thức về công nghệ nano và hiểu biết sâu hơn về cấu trúc của phân tử. Ba người thợ tạo kính là Hans Lippershey (người đã phát triển các kính viễn vọng trước đó), Zacharias Janssen, cùng với cha của họ là Hans Janssen là những người đầu tiên xây dựng nên những kính hiển vi sơ khai. Năm 1625, Giovanni Faber là người xây dựng một kính hiển vi hoàn chỉnh đặt tên là Galileo Galilei .
17. Điện (1600): Năm 600 TCN tại Hy Lạp, nhà toán học lừng danh Thalès de Milet đã tiến hành khảo cứu mọi sự vật và hiện tượng xung quanh, nhận thấy rằng khi xát mạnh miếng hổ phách thì miếng này sẽ hút được các vụn gỗ. Trải qua 22 thế kỷ tới năm 1600, Sir William Gilbert là người đầu tiên khảo cứu về điện học và từ học. Gilbert nhớ lại các điều nhận xét của Thalès khi trước. Ông tự hỏi các chất khác với hổ phách liệu có tính chất khi xát mạnh, hút các vật nhẹ như hổ phách không? Gilbert liền thử với nhiều chất liệu và tìm thấy lưu huỳnh, thủy tinh, si có tính chất tương tự. Ông đặt tên cho sức hút bí ẩn này là điện lực (électricité), suy từ chữ Hy Lạp Elektra là hổ phách.
Kính thiên văn
18. Kính thiên văn (1608): 400 năm trước (1608 - 2008), Hans Lippershey, một nhà chế tạo kính mắt người Hà Lan tình cờ phát hiện ra nguyên lý phóng đại khi kết hợp các thấu kính, ông đã chế tạo ra ống kính nhìn xa tiền thân của kính thiên văn quang học. Đây chính là một cột mốc quan trọng trong lịch sử thiên văn học vì chỉ một năm sau đó (1609), nhà bác học vĩ đại Galieo đã sử dụng chiếc kính thiên văn đầu tiên của nhân loại quan sát các thiên thể, tạo ra một bước ngoặt của loài người về thế giới quan.
19. Động cơ (1712): Thomas Newcomen (1663 -1729) một thợ rèn tại Darthmouth, Anh đã chế tạo ra động cơ hơi nước đầu tiên. Phát minh của Thomas Newcomen bắt đầu từ mong muốn bơm nước ra khỏi các hầm mỏ khai thác than thời bấy giờ do càng đào xuống sâu trong lòng đất thì nước tràn vào các hầm mỏ càng nhiều. Đến năm 1764, James Watt (1736 - 1819) một người chế tạo dụng cụ cơ khí ở Glasgow được yêu cầu sửa một mô hình (chính là cỗ máy hơi nước đầu tiên của Newcomen) đã cải tiến để chế tạo ra những động cơ hơi nước có công suất cao hơn, hiệu quả hơn, dễ vận chuyển hơn so với bất kỳ thứ gì từng có trước đó.
Động cơ
20. Đèn điện (1802): Thí nghiệm năm 1802 của nhà khoa học người Anh Humphry Davy có thể coi là khởi đầu cho những phát minh về bóng đèn sợi đốt sau này. Davy cho một dòng điện chạy qua một sợi Platin (Pt) rất mảnh, sợi Platin trở nên rất nóng và phát sáng. Tuy sợi Platin tạo ra ánh sáng khá yếu và cũng không sáng được lâu, nhưng thí nghiệm của Davy đã tạo tiền đề, là cảm hứng để nhiều nhà phát minh tiếp tục nghiên cứu và phát triển ý tưởng này như Thomas Edison hay Friedrich Just và Franjo Hanaman.
(Còn tiếp)
Thứ Sáu, 20/01/2017 08:17

40 phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại (phần 2)

Những phát minh làm nền tảng cho rất nhiều cải tiến quan trọng trong lịch sử loài người.
Trong phần 1, Quản Trị Mạng đã giới thiệu đến các bạn 20 phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới và với bài viết này sẽ là 20 phát minh tiếp theo mà chắc chắn, nhiều trong số đó rất gần gũi với bạn. Thậm chí, bạn còn sử dụng chúng hàng ngày và "thật khó có thể sống nếu thiếu chúng" nữa đấy!
21. Điện báo (1809): Điện báo – Telegraph là hệ thống thông tin liên lạc bằng điện tín, đánh dấu sự phát triển đầu tiên của hệ thống truyền thông điện. Trên thực tế, ý tưởng về điện báo được khởi xướng đầu tiên bởi Samuel Soemmering vào năm 1809 nhưng phải đến năm 1837 thì Samuel Morse mới phát minh ra mã nhị phân Morse có chiều dài thay đổi bằng cách sử dụng chuỗi các dấu chấm (.) và dấu gạch (-) để biểu diễn cho các mẫu tự alphabet – được xem là cơ sở cho sự phát triển của hệ thống truyền thông số bằng điện – truyền thông số hiện đại lúc bấy giờ.
22. Nam châm điện (1825): Nguồn gốc của nam châm điện được phát minh lần đầu tiên vào năm 1825 do nhà điện học William Sturgeon người Anh (1783-1850). Nam châm điện do Sturgeon phát minh là một lõi sắt non có dạng hình móng ngựa và có một số vòng dây điện cuốn xung quanh. Nếu có dòng điện sinh ra bởi một pin nhỏ chạy qua đó thì sẽ làm cho lõi sắt bị từ hóa và cảm ứng từ sinh ra đủ mạnh có thể hút lên được một hộp sắt nặng khoảng 7 ounce. Nếu chúng ta ngắt dòng điện thì từ trường của lõi sẽ biến mất theo.
Nam châm điện
23. Dầu mỏ (1859): Ở những ngày đầu tiên trong lịch sử của ngành dầu lửa, những người khai thác dầu ở bang Pennsylvania của Mỹ dùng các thùng đựng rượu whiskey để đựng dầu, sau khi họ phát hiện ra những giếng dầu đầu tiên. Trước khi hoạt động khoan dầu chính thức bắt đầu ở Mỹ vào năm 1859, dầu thô được thấm hút bằng những miếng giẻ, sau đó vắt ra và sử dụng như một loại thuốc để chữa mọi loại bệnh từ đau đầu tới ù tai. Ban đầu, người Mỹ gọi dầu thô là "dầu đá" (rock oil) để phân biệt với dầu thực vật và mỡ động vật. Do nhu cầu sử dụng dầu thô tăng mạnh cho thắp sáng trong lúc mỡ cá voi trở nên khan hiếm, các giàn khoan dầu mọc khắp khu vực có dầu ở bang Pennsylvania trong những năm 1860.
24. Điện thoại (1860): Ý tưởng về điện thoại đầu tiên được Johann Philipp Reis nghĩ ra vào năm 1860 có giới thiệu về một thiết bị điện từ có khả năng chuyển tiếp các âm thanh có thể hiểu được. Vài năm sau đó, cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và người trợ lí của ông ngồi cách đó 4,5 m vào ngày 10/3/1876 với mẩu hội thoại ngắn ngủi: "Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!" là sự kiện lịch sử đánh dấu chính thức sự ra đời của chiếc điện thoại liên lạc.
Điện thoại
25. Đèn điện tử chân không (1883): Năm 1893, Thomas Edison lần đầu tiên phát hiện ra rằng dòng điện có thể di chuyển trong chân không hoặc khí gas mà không cần dây. 10 năm sau đó, Lee De Forest đã phát minh ra bóng đèn hai cực (Audion Tube) – một phát minh đơn giản nhưng rất quan trọng trong thế kỷ 20 mà vào thời đó, nhiều người trong Công ty Vô tuyến Điện báo Hoa Kỳ cho là vô dụng. Nhiều năm sau đó, ông đã sáng chế ra đèn khuyếch đại (Amplyfing Tube), thành lập công ty De Forest Radio Telephone (Công Ty Vô Tuyến Điện Thoại De Forest) để chế tạo bóng đèn khuếch đại và khai thác vô tuyến truyền thanh. Chính nỗ lực không ngừng này đã giúp ông nhận được sự chú ý của rất hiều người. Các nhà báo đã đến thăm viếng phòng thí nghiệm của ông và phỏng vấn nhà bác học về tương lai của vô tuyến điện thoại.
26. Chất bán dẫn (1896): Vào năm 1896, chất bán dẫn đầu tiên đã được phát hiện và được Jagadish Chandra Bose sử dụng với mục đích thương mại. Đây là những chất có độ dẫn điện nằm giữa chất cách điện (điện môi) và chất dẫn điện.
27. Penicillin (1896): Năm 1896, Ernest Duchesne đã từng sử dụng nấm mốc Penicillium để chữa trị bệnh thương hàn ở chuột lang – một thí nghiệm cho thấy ông hiểu được các khả năng của penicillin. Tuy nhiên, thời đó, các nhà khoa học chưa xem xét một cách nghiêm túc về công trình này nên Duchesne chưa bao giờ nhận được bằng sáng chế. Mãi cho tới năm 1928, Alexander Fleming – một nhà vi khuẩn học tại bệnh viện Saint Mary ở London, trong một lần kiểm tra các đĩa nuôi cấy chứa vi khuẩn đã phát hiện ra những mảng vi khuẩn nằm xung quanh tảng nấm bị phá hủy. 10 năm sau đó, Howara Walter Florey - nhà giải phẫu bệnh học người Australia và Ernst Boris Chain đã nghiên cứu các đặc điểm hóa sinh của lysozym, loại enzym tiêu diệt các vi khuẩn mà Flemming phát hiện ra, đồng thời tiến hành tìm hiểu sâu hơn về Penicillin và những khả năng mà chất kháng khuẩn này có thể mang đến cho con người.
Radio
28. Radio (1897): Guglielmo Marconi, một nhà phát minh người Ý đã chứng minh tính khả thi của việc truyền thông tin vô tuyến trong không gian. Ông đã gửi và nhận thành công những tín hiệu radio đầu tiên vào năm 1895. Và vào những năm đầu thế kỷ 20, Marconi bắt đầu đầu tư vào một ý tưởng truyền tín hiệu vượt Đại Tây Dương nhằm cạnh tranh với loại hình truyền tín hiệu bằng dây cáp. Năm 1901, ông đã truyền đi tín hiệu không dây đầu tiên qua đại dương từ Poldhu, Cornwall - một hạt tại miền Tây Nam Vương quốc Anh đến đồi Signal Hill tại St John's, Newfoundladn - giờ đây là một quần đảo thuộc sở hữu của Canada. Khoảng cách giữa 2 điểm thu và nhận vào khoảng 3500 km. Tín hiệu phản hồi mà Marconi nhận được là 3 âm click - tương ứng với ký tự S theo mã Morse. Năm 1909, Marconi và Karl Fedinand Braun cùng nhận được giải Nobel vật lý về những "đóng góp đáng ghi nhận vào sự phát triển của công nghệ truyền tin không dây".
29. Electron (1897): J.J. Thompson chính là người đã phát hiện và chứng minh được sự tồn tại của electron mặc dù ông chưa thể nhìn thấy hay tách được chúng ra. Electron là hạt hạ nguyên tử đầu tiên được phát hiện và được xác nhận là loại hạt đầu tiên cấu tạo nên vật chất nhỏ hơn cả nguyên tử. Khám phá này đã cung cấp cho chúng ta bằng chứng về một đơn vị mang điện cơ bản và miêu tả về nó. Những thí nghiệm và phát hiện của J.J. Thompson đã mở ra một lĩnh vực khoa học mới – Vật lý hạt.
30. Vật lý lượng tử (1900): Vật lý lượng tử ra đời vào năm 1900 khi các nhà khoa học xuất sắc nhất đang tập trung sự chú ý vào một "vấn đề nóng" trên nhiều phương diện, đó là việc giải thích sự phân bổ theo bước sóng của bức xạ được phát ra từ một vật nung nóng. Max Planck đề xuất giả thuyết về tính gián đoạn của bức xạ điện từ phát ra từ các vật – giả thuyết lượng tử - để giải thích những kết quả thực nghiệm về bức xạ của các vật đen. Sự xuất hiện của vật lý học lượng tử và thuyết tương đối là một cuộc cách mạng của vật lý học vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và là cơ sở khoa học của nhiều lĩnh vực công nghệ cao hiện nay như công nghệ điện tử, vi điện tử, công nghệ viễn thông, công nghệ quang tử, công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin...
Vật lý lượng tử
31. Máy bay (1903): Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới có thể thực hiện một chuyến bay thành công là phát minh của hai anh em Orville và Wilbur Wright. Trong chuyến bay đầu tiên vào ngày 17/12/1903, chiếc máy bay của anh em nhà Wright đã bay được 40 m trong 12 giây trên không trung và trở thành chiếc máy bay đầu tiên trong lịch sử cất cánh thành công, được đặt tên là Flyer I. Flyer có sải cánh dài khoảng 12m và nặng hơn 300kg, đây là một chiếc máy bay có hai tầng cánh và người điều khiển sẽ phải nằm trên tầng cánh dưới. Chiếc máy bay được trang bị động cơ xăng 12 mã lực.
32. Tivi (1926): John Logie Baird - nhà phát minh người Scotland được xem là người đặt một dấu mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của công nghệ truyền hình. Vào ngày 27/01/1926, chương trình truyền hình lần đầu tiên được phát sóng là một màn múa rối do chính Baird thực hiện với hai đầu quay rối bằng cao su, được quay lại trước một loạt các camera và sau đó, gửi hình ảnh đến một màn hình gần đó. Năm 1928, Baird lần đầu tiên cho phát sóng một chương trình vô tuyến ra nước ngoài, từ London tới New York. Đây được xem là chương trình phát sóng truyền hình màu đầu tiên trên thế giới.
Tivi
33. Transistor (1947): Transistor là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được sử dụng như một phần tử khuyếch đại hoặc một khóa điện tử. Transistor xuất hiện khắp nơi trong đời sống hàng ngày, ẩn trong các thiết bị hiện đại, hành xử như tế bào não kiểm soát từ những hệ thống to lớn như điều khiển phi thuyền bay vào vũ trụ, xác định mục tiêu cho tên lửa quân sự đến những chiếc máy tính, điện thoại di động và lò vi ba trong nhà bếp. Vào ngày 16/12/1947 John Bardeen, William Bradford Shockley và Walter Houser Brattain đã sáng chế thành công mẫu Transistor đầu tiên tại Bell Labs và Sony là công ty đầu tiên ứng dụng sáng chế transistor này vào lĩnh vực thương mại.
34. DNA (1953): Vào năm 1953, James Watson và Francis Crick đã phát hiện ra DNA trong khi đang làm việc tại Đại học Cambridge. Bộ đôi đã tìm ra một thứ gần đúng như những điều họ nói: cấu trúc xoắn kép nổi tiếng của ADN, một thành tựu sẽ mở đường cho vô số những tiến bộ sinh học sau này, giải quyết một bí ẩn đã làm đau đầu các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ. Thậm chí, Francis Crick còn bước vào quán rượu Eagle và tuyên bố rằng "Chúng tôi đã tìm thấy bí mật của sự sống".
DNA
35. Vi mạch (Integrated Circuit, hay còn gọi là IC – 1959): Vi mạch là các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết nối với nhau, kích thước cỡ micromet (hoặc nhỏ hơn) được chế tạo bởi công nghệ silicon cho lĩnh vực điện tử học. Vào 12/09/1958, Jack Killby đã chế tạo thành công IC dao động với 5 linh kiện đơn giản trên một vật liệu giống nhau gọi là "chip". Phát minh này không chỉ mang lại cho Killbly bằng sáng chế của Texas Instrucment mà còn mang lại cho ông giải thưởng Nobel vật lý năm 2000.
36. Internet (1969): Vào cuối những năm 60 Bộ Quốc Phòng Mỹ đã tài trợ cho một nhóm sinh viên từ nhiều trường Đại học và Viện nghiên cứu của Mỹ để tham gia chương trình nghiên cứu về một cách thức truyền thông mới. Kết quả nghiên cứu là sự ra đời của mạng ARPA (The Advanced Research Project Agency - tên của tổ chức tài trợ chi phí nghiên cứu cho chương trình này). Sau đó mạng này được các trường Đại học cùng nhau phát triển để trở thành một mạng chung cho các trường Đại học gọi là ARPAnet - "ông tổ" của Internet ngày nay. Ban đầu mạng này được các trường Đại học sử dụng sau đó Quân đội cũng bắt đầu tận dụng và cuối cùng Chính phủ Mỹ quyết định mở rộng việc sử dụng mạng cho mục đích thương mại và cộng đồng. Mạng Internet ngày nay đã trở thành một mạng liên kết các mạng máy tính nội bộ và các máy tính cá nhân trên khắp toàn cầu. Cho đến nay, mọi người đều công nhận rằng Internet là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại trong thế kỷ XX và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế thế giới.
Internet
37. Bộ vi xử lý (1971): Intel bắt đầu phát triển vi xử lý từ năm 1969 theo dự án của nhà sản xuất máy tính Nhật Busicom. Kế hoạch ban đầu của Busicom là xây dựng 12 chip có khả năng tùy biến. Nhưng kỹ sư Ted Hoff của Intel đã hình thành ý tưởng về một thiết bị logic đa mục đích hoạt động hiệu quả hơn. Ban đầu, Busicom nắm giữ các quyền liên quan tới bộ vi xử lý đó và trả cho Intel 60.000 USD. Nhận thấy tiềm năng của "bộ não" này, Intel quyết định trả lại số tiền trên để đổi lấy quyền thiết kế chip. Ngày 15/11/71, họ giới thiệu 4004 ra thị trường thế giới với giá 200 USD. 4004 có tốc độ 108 KHz với 2.300 bóng bán dẫn.
38. Điện thoại di động (1973): Mgày 3/4/1973, Tiến sĩ Martin Cooper của Motorola thực hiện cuộc gọi đầu tiên từ chiếc di động của mình. Tại thời điểm đó, ông đã đi dạo trên đại lộ New York City's Sixth Avenue và mang theo một thiết bị có trọng lượng gần 1 kg và không ai trong số những người đi đường nhận ra đó là một chiếc điện thoại di động. Sau này, thiết bị đó được công nhận là chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới, người ta gọi nó là Motorola DynaTAC.
Smartphone
39. Điện thoại thông minh – Smartphone (2007): Năm 2007, Apple bắt đầu ra mắt chiếc điện thoại có màn hình cảm ứng đầu tiên và đây cũng được xem là công ty tiên phong sản xuất thiết bị di động có màn hình cảm ứng. Những thiết bị này được tích hợp GPS, la bàn, ghi âm giọng nói, camera, bản đồ và trình duyệt web có đi kèm cửa hàng ứng dụng, cho phép người dùng tải xuống các app yêu thích và dùng ngay trên máy. Hiện nay, smartphone đã trở thành phương tiện liên lạc được sử dụng rộng rãi với rất nhiều cải tiến hiện đại cả về kiểu dáng, tính năng và nhiều thứ khác.
40. Tính toán lượng tử - Quantum Computer (2011): Tính toán lượng tử là một xu hướng công nghệ trong tương lai. Có lẽ khoảng hơn 10 năm nữa, các máy chủ, máy tính cá nhân, điện thoại di động thông minh và các thiết bị Internet of Things đều sẽ chứa ít nhất một thành phần hoạt động với qubit - đơn vị thông tin của tính toán lượng tử. Máy tính lượng tử của Google - mua từ công ty D-Wave System - vào thời điểm hiện tại, chỉ với số lượng qubit bị giới hạn trong bộ nhớ vẫn có thể chạy nhanh hơn laptop hiện nay khoảng 100 nghìn lần - cho một số tác vụ tính toán.
Thứ Bảy, 14/01/2017 22:20 

Con người tìm ra lửa – bước ngoặt lớn trong trong lịch sử phát triển

     Mặt khác, qua các thư tịch cổ của Trung Quốc, người ta có thể tìm được mối liên hệ giữa người Lạc Việt đúc trống đồng với nền văn hoá Đông Sơn, đã được khảo cổ học xác định trùng với thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang (cách đây khoảng 2700năm). Và ngày nay các nhà khảo cổ học đã chứng minh được nền Văn hoá Đông Sơn còn tiếp tục tồn tại ởViệt Nam đến vài ba thế kỷ sau Công nguyên. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể nói rằng người Lạc Việt ở Việt Nam là chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn mà sản phẩm tiêu biểu của nền văn hoá đó là những chiếc trông đồng nổi tiếng với kỹ thuật đúc đồng và các hình thù chạm khắc trên đó rất tinh xảo, mang tính biểu tượng văn hoá đặc sắc.

Con người tìm ra lửa – bước ngoặt lớn trong trong lịch sử phát triển

     Như chúng ta đã biết, nền văn hoá Đông Sơn lại bắt nguồn từ các nền văn hoá trước nó, tức các nền văn hoá trước Đông Sơn. Đồng thời các nền văn hoá này đều có cội nguồn từ nền văn hoá thời Nguyên thủy. Ở thời kỳ xã hội nguyên thủy, khi ấy con người chỉ biết tận dụng những gì sẵn có trong môi trường tự nhiên để sinh sống và tồn tại. Hoạt động sống khi đó của con người là hái lượm rau quả và săn bắt muông thú. Họ sống thành từng bầy và cư trú trong các hang động, và sống hoàn toàn lệ thuọc vào thiên nhiên; họ chưa hề có ý thức về mình và thế giối xung quanh; họ chưa thể cải tạo tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống cua mình. Mãi cho đến khi con người tìm ra lửa và biết cách dùng lửa để ăn chín, đã trở thành cái mốc lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử xã hội loài người, đó là tách loài người ra khỏi giới động vật. Kể từ đây con người đã biết dùng lửa để sưởi ấm và nấu nướng chín thức ăn, để xua đuổi thú dữ và đốt phá rừng làm nơi cư trú và làm nương rẫy, v.v…

     Chuyển sang thời đại Đá cũ, người ta đã bắt đầu chế tạo công cụ bằng đá thô sơ để đào bới củ và săn bắn muông thú. Trong quá trình lao động tập thể và ăn thức ăn chín, bộ não của con người dần phát triển, dẫn đến họ đã biết tư duy từ đơn giản đến phức tạp… Trên cơ sở đó, ởhọ – tiếng nói và ngôn ngữ đã xuất hiẹn. Tuy nhiên, con người khi đó vẫn còn rất hoảng sợ trước sự kỳ bí của tự nhiên.

Con người sẽ ra sao nếu không phát hiện ra lửa?


Thứ Năm, ngày 23/08/2018 14:00 PM (GMT+7)

Nếu không phát hiện ra lửa, bộ não con người sẽ nhỏ lại, hệ tiêu hóa to ra, và điều quan trọng nhất là nghệ thuật nấu ăn sẽ không bao giờ tồn tại.


Theo Phan Hoàng - What If Science (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét