Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 99/a

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Sinh học 12 Bài 1:Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

EVOLUTION 2.0 PRIZE – Giải thưởng 5 triệu USD cho thuyết tiến hóa


According to the article “Evolution 2.0 Prize”, a huge prize with $5 million USD will be awarded to anyone who can give a definitive answer for the question “Where did the genetic code of life come from?”. This is a great opportunity and also a big challenge for evolutionists to prove whether evolution is a true scientific theory or not….
Theo bài báo “Evolution 2.0 Prize” , một giải thưởng khổng lồ 5 triệu USD sẽ được trao cho người nào trả lời dứt khoát được câu hỏi “Mã di truyền của sự sống đến từ đâu?”. Đây là cơ hội tuyệt vời và cũng là một thách thức lớn đối với các nhà tiến hóa để chứng minh thuyết tiến hóa có phải một lý thuyết khoa học thực sự hay không….
Giải thưởng này do Perry Marshall, một kỹ sư công nghệ thông tin kiêm một nhà doanh nghiệp Mỹ, cùng với tổ chức “Natural Code LLC” lập ra, nhằm thúc đẩy việc tìm kiếm “mã tự nhiên” ─ những mã không do con người tạo ra mà sẵn có trong tự nhiên, điển hình là mã DNA.

Ban giám khảo gồm 3 nhà khoa học nổi tiếng:

George Church là một nhà di truyền học, một kỹ sư sinh học phân tử, và một nhà hóa học; Giáo sư di truyền học tại Đại học Y Harvard, Giáo sư về Khoa học Sức khỏe và Công nghệ tại Đại học Harvard và Đại học MIT; một thành viên sáng lập của Viện Wyss về Công nghệ Truyền cảm hứng bằng sinh học tại Đại học Harvard. Ông đã nghiên cứu các phương pháp giải mã bộ gene đầu tiên; Ông là Giám đốc Dự án nghiên cứu Não và Tổ chức PersonalGenomes.org. Đồng tác giả của 425 công trình nghiên cứu, 95 bằng sáng chế và tác giả cuốn sách Regenesis.
Denis Noble là một Giáo sư Đại học Oxford, đóng vai trò cố vấn kỹ thuật trong ban giám khảo. Ông là một trong 100 nhà khoa học hàng đầu ở Anh. Denis là người đầu tiên xây dựng một mô hình computer của một bộ máy sinh học, đó là trái tim. Ông đã tạo ra mô hình đó năm 1960 bằng cách sử dụng thẻ đục lỗ. Nghiên cứu của ông là đầu mối dẫn tới máy tạo nhịp tim. Ông là một thành viên của Hội Hoàng gia Anh. Năm 2016, kết hợp với Viện Hàn lâm Anh, ông đã tổ chức hội nghị “Xu hướng mới trong tiến hóa sinh học” tại Hội Hoàng gia Anh. Ông là chủ tịch của Liên minh Quốc tế về Sinh lý học. Denis còn là một nhạc sĩ xuất sắc và là một nhà tiên phong trong lĩnh vực Sinh học Hệ thống. Ông là tác giả của cuốn “The Music of Life” (Âm nhạc của sự sống) và cuốn “Dance to the Tune of Life: Biological Relativity” (Nhảy múa theo giai điệu của sự sống: Tương đối tính sinh học).
Michael Ruse là một nhà triết học khoa học chuyên về triết học sinh học. Ông là giám đốc Chương trình Triết học về Lịch sử Khoa học tại Đại học Tiểu bang Florida và là tác giả của nhiều cuốn sách bao gồm “Darwinism and Design” (Học thuyết Darwin và Tư tưởng Thiết kế), “Atheism: What Everyone Needs to Know” (Chủ nghĩa vô thần: Điều mọi người cần biết) và “Science, Evolution and Religion.” (Khoa học, Thuyết tiến hóa và Tôn giáo). Ông nổi tiếng với công trình của mình về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, về cuộc tranh cãi giữa thuyết sáng tạo với thuyết tiến hóa, và về vấn đề phân giới trong khoa học. Ông là thành viên của cả Hội Hoàng gia Canada lẫn Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học ở Mỹ. Ông được phong Tiến sĩ Danh dự tại Đại học Bergen, Đại học McMaster, Đại học New Brunswick và Đại học London.
Lý do của Giải thưởng: Theo Perry Marshall, nếu biết được nguồn mã DNA, có thể sẽ khám phá được những bí mật ở tầng sâu nhất của sự sống, tức là sẽ biết được NGUỒN GỐC SỰ SỐNG. Khi đó có thể áp dụng những nguyên lý của mã tự nhiên cho khoa học và công nghệ về trí thông minh nhân tạo. Vì thế Giải thưởng Evolution 2.0 Prize được coi là giải thưởng đặc biệt dành cho khoa học về trí thông minh nhân tạo và lý thuyết nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa. Do đó, để thấy rõ ý nghĩa, mục đích và tầm vóc của giải thưởng này, Perry Marshall muốn chúng ta phải biết rõ những câu hỏi sâu sắc nhất về bí mật của sự sống đang thách thức khoa học như thế nào.

Bí mật của sự sống ở tầng sâu nhất

Nếu Lý thuyết Big Bang đã đưa vật lý học tới điểm tận cùng của vũ trụ, thách thức các nhà khoa học trả lời câu hỏi về nguồn gốc vũ trụ, thì việc khám phá và giải mã DNA trong hơn nửa thế kỷ qua cũng đưa sinh học tới điểm tận cùng của sự sống, thách thức các nhà sinh học trả lời những câu hỏi về bản chất cốt lõi của sự sống.
Thật vậy, những công trình khám phá về DNA đã đưa khoa học tới hàng loạt câu hỏi thách thức xung quanh những khả năng kỳ lạ của sự sống ở đáy sâu tận cùng của nó ─ khả năng phi thường của những cỗ máy bé tí xíu nhưng tinh vi gấp triệu lần những cỗ máy do loài người chế tạo ra. Đó là tế bào và những thành phần bên trong tế bào. Chúng không chỉ hoạt động theo những cơ chế động lực học (vật lý + sinh hóa) mà còn theo những cơ chế thông tin và thậm chí cơ chế “có ý thức”, vượt xa trình độ hiểu biết của khoa học hiện nay. Điều này làm cho bất kỳ một người có tư duy sâu sắc nào cũng phải kinh ngạc, buộc con người phải khiêm tốn học hỏi và suy ngẫm tới mọi nguyên nhân có thể có. Cụ thể:
  • Làm thế nào mà mỗi tế bào có thể tự tái tạo ra bản thân nó từ những hướng dẫn kỹ thuật số lưu trữ trong DNA ─ một phân tử sinh học có các đặc trưng giống y như các thiết bị kỹ thuật số hiện đại: Các lớp mã hóa kỹ thuật số, giải mã và chứa đựng dữ liệu; phát hiện lỗi, sửa lỗi và sửa chữa lỗi…
  • Làm thế nào để sinh vật biết cách sửa chữa và chữa lành cho bản thân nó, biết cách thích nghi với mọi tình huống, và biết lựa chọn?
  • Làm thế nào mà tế bào biết cách tự thiết kế lại, đúng lúc, theo từng giờ hay thậm chí từng phút. Lý do bạn phải uống hết liều kháng sinh của bạn là vì vi khuẩn có khả năng biến đổi rất nhanh để kháng thuốc. Cái gì làm cho vi khuẩn thích ứng nhanh như thế?
  • Làm thế nào mà các tế bào “biết” cách tiến hóa? Không có phần mềm nào của con người có thể làm được điều đó. Cho phần mềm của con người hàng triệu cơ hội và hàng tỷ năm nó cũng chẳng thể tiến hóa được thành bất cứ cái gì khác. Nhưng sự sống thì không ngừng biến đổi để thích ứng với những hoàn cảnh mới. Làm thế nào mà sự sống có thể làm điều đó? Cái mà tế bào biết nhưng chúng ta không biết là cái gì?
  • Còn ý thức thì sao? Trong xã hội loài người chúng ta thấy chỉ những sinh mệnh có ý thức mới có thể tạo ra mã và sửa đổi mã. Vậy ý thức đến từ đâu? Các tế bào có tự nhận thức được chính nó không?
  • Theo Lý thuyết Phi Tạo sinh (Abiogenesis) của thuyết tiến hóa thì sự sống đầu tiên có thể ra đời từ sự kết hợp ngẫu nhiên của các phân tử và nguyên tử vô cơ trong các phản ứng hóa học dưới một điều kiện môi trường thích hợp nào đó, sau đó sự sống tự nó tiến hóa thành sinh vật đa dạng như ngày nay. Nhưng khoa học hiện đại chỉ ra rằng sự sống chỉ có thể hình thành khi có mã DNA hướng dẫn sự tập hợp của các phân tử và nguyên tử theo một chương trình đã định trước. Không có mã DNA, không thể có sự sống. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có các mã của sự sống từ các phản ứng hóa học? Nói cách khác, các phản ứng hóa học thuần túy có thể tự nó tạo ra các mã của sự sống không? Làm thế nào để bạn có được mã của sự sống mà không cần có một thiết kế từ trước? Đó là câu hỏi chủ yếu mà Giải thưởng Evolution 2.0 đã đặt ra, và số tiền khủng 5 triệu USD sẽ được trao cho bất kỳ ai có thể trả lời được câu hỏi đó một cách rõ ràng, thuyết phục.

5 triệu USD, cơ hội và thách thức quá lớn

Tất cả những câu hỏi nói trên đều rất hợp lý về mặt khoa học, đòi hỏi khoa học PHẢI trả lời. Một số người cho rằng những câu hỏi ấy đã đưa khoa học tới GIỚI HẠN của nhận thức, không thể trả lời bằng khoa học. Nhưng những người đặt ra giải thưởng Evolution 2.0 hy vọng rằng câu trả lời nằm trong nguồn gốc của mã DNA ─ nếu khám phá ra nguồn mã DNA thì sẽ biết mọi sự thật của sự sống, và sẽ trả lời được tất cả những câu hỏi nói trên. Chưa biết niềm hy vọng này có khả thi hay không (có thể biến thành hiện thực hay không), nhưng rõ ràng đây là một cơ hội tuyệt vời cho thuyết tiến hóa: Nếu chỉ ra được nguồn gốc của mã DNA là một cơ chế tương tác vật chất ngẫu nhiên nào đó trong tự nhiên, đúng như lý thuyết Abiogenesis tưởng tượng, thì đây sẽ là một thắng lợi vĩ đại của thuyết tiến hóa, chấm dứt mọi nghi ngờ và tranh cãi đã kéo dài hơn 150 năm nay.
Nếu không, một lần nữa thuyết tiến hóa sẽ mất uy tín, bởi nó tự để lộ sự bế tắc trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên bằng những cơ chế vật chất thuần túy. Vì thế, Giải thưởng Evolution 2.0 đồng thời là thách thức quá lớn cho các nhà tiến hóa, đặc biệt vì giải thưởng này chỉ có thời hạn nhất định, thay vì kéo dài vô hạn như một số thách đố trong toán học.
Thật vậy, thông báo của giải thưởng cho biết:
“Giải thưởng Evolution 2.0 sẽ được mở cho đến ngày 17 tháng 11 năm 2026. Tổ chức Natural Code LLC có quyền chấm dứt, mở rộng hoặc sửa đổi cuộc thi vào thời điểm đó theo quyết định riêng của mình”.
Giả sử đến ngày 17/11/2026 mà vẫn không có ai đoạt giải và ban tổ chức giải tuyên bố chấm dứt giải, liệu có thể coi là thuyết tiến hóa đã thất bại chưa? Câu trả lời là CHƯA, vì biết đâu sau ngày 17/11/2026 sẽ có người tìm ra nguồn mã DNA thì sao? Đó là lý do để thuyết tiến hóa sống dai dẳng trong hơn 150 năm qua, mặc dù nó không hề có một bằng chứng nào ủng hộ các giả thuyết của nó ─ thuyết tiến hóa chứa đựng đầy rẫy những sự kiện không thể nào kiểm chứng được trong thực tế, như lý thuyết nồi súp nguyên thủy, lý thuyết đột biến dẫn tới biến đổi loài,…
Tuy nhiên câu hỏi do Giải thưởng Evolution 2.0 đặt ra rất có ích lợi, bởi nó kêu gọi mọi người tập trung vào CÂU HỎI LỚN:
Mã DNA xuất phát từ đâu? Cơ chế vật chất nào “sản xuất” ra mã DNA? Ai viết ra mã DNA? Nhà lập trình nào viết ra chương trình hướng dẫn sự sống?
Câu hỏi lớn nói trên thực ra là câu hỏi vĩ đại của triết học nhận thức, từng dày vò những bộ não giàu suy tư triết học trong hàng trăm năm qua, mà họa sĩ nổi tiếng người Pháp Paul Gauguin đã lấy làm tựa đề cho một bức tranh khổ lớn của ông vẽ vào năm 1897 tại Tahiti, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Polynésie thuộc Pháp trên Thái Bình Dương: Que sommes-nous? D’où venons-nous? Où allons-nous? (Chúng ta là gì? Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta đi về đâu?)
Vậy vấn đề đặt ra là liệu khoa học có thể trả lời được CÂU HỎI LỚN đó không?

Câu trả lời của Lý thuyết Thiết kế Thông minh

Lý thuyết Thiết kế Thông minh (Theory of Intelligent Design) là lý thuyết nghiên cứu những cấu trúc tinh vi phức tạp trong tự nhiên, của tự nhiên và do tự nhiên để chứng minh rằng tồn tại một Nhà Thiết kế Thông minh của Tự nhiên.
Bất chấp sự bác bỏ của các nhà tiến hóa, Lý thuyết Thiết kế Thông minh ngày càng lớn mạnh, và trở thành đối thủ số 1 của thuyết tiến hóa. Các nhà tiến hóa vu cho Lý thuyết Thiết kế Thông minh là một biến thể của Thuyết Sáng Tạo (Creationism). Tuy nhiên, các nhà khoa học theo Lý thuyết Thiết kế Thông minh nói rằng họ hoàn toàn độc lập với Thuyết Sáng tạo, bởi họ không hề nhắc đến Chúa theo tinh thần tôn giáo, họ chỉ chứng minh rằng nếu có một thiết kế phức tạp thì ắt phải có một Trí tuệ Thông minh là chủ thể tạo ra bản thiết kế đó. Dễ thấy điều này là vô cùng đúng đắn và hợp lý: Chúng ta không thể chỉ ra một công trình thiết kế phức tạp nào mà không có nhà thiết kế. Tư tưởng này đã được Thánh Thomas Acquinas nêu lên từ thế kỷ 13, như một TIÊN ĐỀ của nhận thức luận:
  • “Ở bất kỳ nơi nào tồn tại một bản thiết kế phức tạp ở đó ắt ĐÃ phải có một nhà thiết kế; Tự nhiên rất phức tạp, do đó tự nhiên ắt ĐÃ phải có một nhà thiết kế thông minh” (wherever complex design exists, there must have been a designer; nature is complex; therefore nature must have had an intelligent designer)[1]
Tiên đề nói trên đồng nghĩa với tiên đề sau đây:
Một tập hợp ngẫu nhiên của các phân tử và nguyên tử vật chất vô cơ không bao giờ tạo thành sự sống, bất kể thời gian cho các cơ may kéo dài bao nhiêu.
Fred Hoyle, nhà toán học và thiên văn học người Anh đã tính xác suất cho hiện tượng ngẫu nhiên đó, kết quả P = (1/10)^40000. Ông kết luận: “Số mũ này đủ lớn để chôn vùi Darwin cùng với toàn bộ thuyết tiến hóa”. Ông cũng ví cơ may để cho hiện tượng ngẫu nhiên ấy xảy ra tương tự như cơ may để một trận cuồng phong quét qua một xưởng chế tạo máy bay Boeing và ngẫu nhiên tập hợp các linh kiện thành chiếc máy bay.
Hoặc cũng có thể ví như cơ may để một con khỉ gõ piano ngẫu nhiên thành bản nhạc bất hủ sau đây, “The Secret Garden – Poeme”:

Nếu tính xác suất của hiện tượng con khỉ gõ đàn nói trên, chắc chắn kết quả sẽ là một con số x nằm trong khoảng (0 < x < 1). Một người nào đó có thể reo lên, vậy thì hiện tượng đó có thể xảy ra, dù xác suất rất thấp. Tất nhiên người đó phải là một người rất dốt về lý thuyết xác suất.
Tóm lại, sự ngẫu nhiên không thể tạo nên những thiết kế có ý nghĩa. Một thiết kế phức tạp và có ý nghĩa chắc chắn phải là một hành động có chủ ý của một nhà thiết kế có trí tuệ thông minh.
Mã DNA là một thiết kế vô cùng phức tạp, tinh vi, có ý nghĩa trọng đại và quyết định trong việc hướng dẫn hình thành sự sống, vì thế nó ắt phải là tác phẩm của một Nhà Thiết kế Vĩ đại. Nói cách khác: Nguồn mã DNA là Nhà Thiết kế Sự Sống!
Bạn có thể gọi tên Nhà Thiết kế Sự Sống đó là Thượng Đế, Đấng Sáng tạo, Chúa, Bramah, Ông Trời,… đó là sự lựa chọn ngôn ngữ của bạn.
Francis Collins, một trong hai nhà lãnh đạo chủ yếu của Chương trình Giải mã Hệ Gene Người, công bố năm 2000, đã cho ra mắt cuốn sách “The Language of God” (Ngôn ngữ của Chúa), trong đó khẳng định mã DNA là do Chúa viết ra. Nói cách khác, nguồn mã DNA là Chúa!
Anthony Flew, một nhà triết học vô thần nổi tiếng trong thế kỷ 20, người từng bênh vực thuyết tiến hóa với chủ trương chỉ tin vào cái gì có bằng chứng (Chúa là một khái niệm không đáng tin, vì không có bằng chứng). Nhưng rốt cuộc Chúa đã cung cấp cho ông bằng chứng: mã DNA! Với bằng chứng thuyết phục này, Anthony Flew đã thay đổi lập trường 180 độ: chuyển từ vô thần sang hữu thần với tuyên bố nổi tiếng:
  • Những gì DNA đã làm chứng tỏ rằng ắt phải có một trí tuệ thông minh làm cho những nguyên tố vô cùng đa dạng tập hợp lại với nhau một cách kỳ diệu như thế. Tôi coi tính vô cùng phức tạp của những kết quả đạt được nhờ DNA là một công trình của trí tuệ thông minh[2]
Nếu vậy thì tại sao Perry Marshall, một người tin vào Chúa, vẫn còn muốn tìm kiếm nguồn gốc của mã sự sống?
Ấy là vì Marshall, tương tự như Francis Collins, là người theo “Thuyết tiến hóa thần luận” (Theistic Evolution) ─ tư tưởng cho rằng có sự tiến hóa, nhưng Chúa hướng dẫn sự tiến hóa. Vì thế, một mặt tin rằng Chúa sáng tạo ra mã DNA, nhưng khoa học có thể tìm ra nguồn mã DNA nhằm khám phá ra nguyên nhân cốt lõi của sự tiến hóa.

Thuyết tiến hóa thần luận

Perry Marshall là người tin vào Chúa, và thậm chí cho rằng Chúa là nguyên nhân thiết yếu của mọi lý lẽ logic và khoa học. Điều này đã được biểu lộ rất rõ trong bài báo nổi tiếng của ông: Định lý Bất toàn của Gödel: Khám phá toán học số 1 trong thế kỷ 20.
Nhưng nếu hoàn toàn hiểu Định lý Gödel thì có thể thấy rằng những bài toán lớn về NGUỒN GỐC, như Nguồn gốc Vũ trụ, Nguồn gốc Sự Sống, đều không thể có câu trả lời bằng logic lý lẽ, tức là bằng khoa học. Nói cách khác, những bài toán về nguồn gốc đều vượt ra khỏi phạm vì khoa học, mà trở thành câu hỏi của nhận thức luận, của triết học về nhận thức, của thần học và tôn giáo.
Chẳng hạn, Lý thuyết Big Bang là lý thuyết về lịch sử vũ trụ nhưng không thể trả lời được câu hỏi về nguồn gốc vũ trụ. Mọi lý thuyết có tham vọng giải thích vũ trụ trước Big Bang đều chỉ là những giả thuyết hoang đường, khó tin hơn tôn giáo.
Robert Jastrow, một nhà khoa học nổi tiếng của NASA, nhận xét về hệ quả của Lý thuyết Big Bang:
  • Đối với nhà khoa học sống bằng niềm tin vào lý lẽ, câu chuyện kết thúc giống như một giấc mơ buồn. Anh ta đã leo lên ngọn núi vô minh; sắp chinh phục được đỉnh cao nhất; nhưng khi trèo lên tảng đá cuối cùng, anh ta lại được chào đón bởi một nhóm các nhà thần học đã ngồi ở đó từ hàng thế kỷ nay[3]
Vậy tại sao Perry Marshall, tác giả của bài báo rất hay về Định lý Gödel nói trên, vẫn còn hy vọng vào việc khám phá ra nguồn mã DNA?
Đơn giản vì Marshall vẫn còn tin vào lý thuyết đột biến của thuyết tiến hóa, rằng đột biến có thể làm biến đổi hệ gene của sinh vật và sự tích lũy hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ đột biến “có lợi” có thể dẫn tới sự thay đổi hoàn toàn hệ gene của một loài, và do đó sẽ dẫn tới tiến hóa.
Perry Marshall cho rằng đã đến lúc phải kết hợp Thuyết Sáng Tạo với Lý thuyết Đột biến! Đó chính là tư tưởng Tiến hóa thần luận, một tư tưởng muốn dung hòa cuộc xung đột giữa tôn giáo với thuyết tiến hóa. Một lần nữa, đây là một sai lầm lớn của nhiều nhà khoa học và học giả. Cụ thể, Perry Marshall hay Francis Collins sai lầm ở chỗ nào?
Francis Collins sai lầm ở chỗ ông cho rằng sự giống nhau trong hệ gene của sinh vật nói lên rằng mọi sinh vật có một tổ tiên chung ─ mọi sinh vật đều tiến hóa từ một tổ tiên chung. Đây là một kiểu nhận thức sai lầm, và đó cũng là truyền thống nhận thức của thuyết tiến hóa.
Ngay từ thế kỷ 19 Louis Pasteur đã thấy rõ sai lầm đó, và ông đã lên tiếng nhắc nhở:
  • Sự tương tự không thể dùng làm bằng chứng” (Analogy cannot serve as proof)[4]
Thực ra sự giống nhau giữa các sinh vật nói lên rằng các sinh vật đều là sản phẩm của cùng một nhà thiết kế, thay vì cùng chung một nguồn gốc.
Trong khi đó, Perry Marhsal sai lầm ở chỗ ông cho rằng đột biến có thể dẫn tới tiến hóa. Ông thường nhắc đến công nghệ biến đổi gene như một bằng chứng thực tế cho thấy hiện tượng đột biến là có thật. Thậm chí ông đặc biệt chú ý đến khả năng biến đổi nhanh như chớp của vi khuẩn kháng thuốc, và từ đó ông tin rằng lý thuyết đột biến gene của thuyết tiến hóa là đúng ─ sự tích lũy vô số các “đột biến có lợi” sẽ dẫn tới sự thay đổi hoàn toàn hệ gene của một loài, và do đó một loài này có thể biến đổi thành loài khác. Đó chính là lý thuyết Tân-Darwin.
Nhưng có một loạt lý do để thấy lý thuyết đột biến của học thuyết Tân-Darwin là SAI. Thật vây:
  • Đột biến gene là có thật, nhưng không hề có một bằng chứng nào chứng tỏ một loài đã bị biến đổi toàn bộ hệ gene của nó. Chưa hề có một thực tế nào trong công nghệ biến đổi gene hoặc trong các thí nghiệm gây đột biến gene dẫn tới hiện tượng biến đổi loài. Bắp cải biến đổi gene vẫn là bắp cải. Ngô biến đổi gene vẫn là ngô,… Hiện tương biến đổi gene đến mức biến một loài này thành loài khác vẫn chỉ là trí tưởng tượng hoang đường!
  • Toán học xác suất đã bác bỏ Lý thuyết Tân Darwin. Xin độc giả xem mục Chủ nghĩa Tân-Darwin và sự đánh giá của toán học trong bài Mendel disproved Darwinism / Mendel bác bỏ học thuyết Darwin trên PVHg’s Home ngày 28/08/2015. Trong đó cho biết Hội nghị chuyên đề tại Viện Wistar ở Philadelphia năm 1966 đã kết luận “Thuyết Tân Darwin không thể bảo vệ được bằng toán học”.
  • Đột biến là có thật, nhưng phần lớn đột biến đều dẫn tới bệnh hoạn và cái chết. Thực phẩm biến đổi gene đã bị tố cáo là có hại. Để thấy rõ điều này, xin đọc bài Did GM lead to Evolution? Đột biến Gene dẫn tới Tiến hóa? trên PVHg’s Home ngày 15/02/2016. Bằng chứng rõ nhất là thí nghiệm gây đột biến gene ở ruồi giấm (fruit fly), kết quả cho thấy, sau hàng triệu tác động gây đột biến, ruồi giấm vẫn chỉ là ruồi giấm, và là ruồi giấm quái thai và chết chóc. Những ai có niềm tin cho rằng bằng công nghệ biến đổi gene có thể biến vượn thành người thì chắc chắn bộ não của người ấy đầy bệnh hoạn.
  • Thực tế cho thấy sinh vật có khả năng biến đổi gene để thích nghi với môi trường, hoặc bị biến đổi gene do tác động của môi trường, nhưng mọi sự biến đổi đều có giới hạn. Vượt quá giới hạn ấy, sinh vật sẽ chết.
  • Sự biến đổi loài chỉ có thể xảy ra khi hệ gene của loài hoàn toàn biến đổi. Nhưng điều này không thể xảy ra, vì hệ gene có khả năng tự sửa chữa và điều chỉnh để đảm bảo bản thiết kế nguyên thủy, và khả năng này mạnh hơn khả năng thay đổi. Chú ý rằng vi khuẩn dù có biến đổi nhanh như chớp để kháng thuốc nhưng nó luôn luôn là vi khuẩn, chứ không bao giờ biến thành một loài khác! Vì thế, lấy vi khuẩn làm thí dụ để chứng minh lý thuyết đột biến dẫn tới tiến hóa chỉ là ngộ nhận và tự lừa dối mình. Một chương trình chế tạo ra computers nếu có “đột biến” thì chỉ có thể tạo ra những chiếc computers có lỗi, phải bán giá rẻ cho người nghèo, hoặc vứt vào sọt rác. Đó cũng chính là sự thật của cái gọi là đột biến dẫn tới tiến hóa! “Đột biến” chỉ có thể gây ra những sai lệch nhỏ trong một dòng lệnh chứ không thể biến một chương tình này thành một chương trình khác. Những người tuyên bố đột biến có thể dẫn tới tiến hóa là những người nói rằng có thể áp dụng công nghệ gene để một ngày nào đó chế tạo ra những con bò từ một con ếch! Đó là điên rồ, hoặc khoác lác, hoặc bịp bợm, hoặc hoang tưởng… nhưng chung quy là… dốt nát!

Thay Lời Kết

1/ Định lý Gödel và vấn đề nguồn mã sự sống
Theo Định lý Gödel, bất kể một hệ thống logic nào cũng cần đến một cái gì đó nằm bên ngoài hệ thống đó để giải thích nguyên nhân ban đầu của chính hệ thống đó. Thí dụ: 5 tiên đề của Euclid là nguyên nhân ban đầu của hệ thống Hình học Euclid; 5 tiên đề này nằm bên ngoài hệ thống chứng minh suy diễn của Hình học Euclid. Nếu thay đổi 5 tiên đề đó, chúng ta sẽ có một hệ thống logic mới, mang tính chất Phi-Euclid. Điều này đã được chính Perry Marshall trình bầy rất rõ trong bài báo của ông về Định lý Gödel (đã dẫn ở trên).
Mở rộng kết luận đó, có thể nói: Không có hệ thống logic nào có thể chứng minh được nguyên nhân ban đầu của nó mà không viện tới một cái gì đó nằm bên ngoài hệ thống. Nói cách khác, khoa học không thể chứng minh được nguyên nhân ban đầu của vũ trụ (nguồn gốc vũ trụ) và nguyên nhân ban đầu của sự sống (nguồn gốc sự sống) ─ vấn đề nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc sự sống là nguyên nhân đầu tiên của khoa học và nằm bên ngoài khoa học!
Do đó, tham vọng tìm ra nguồn mã DNA là một tham vọng không tưởng, nếu nguồn đó không phải là Chúa như Anthony Flew đã tuyên bố, hoặc ngôn ngữ của Chúa như Francis Collins đã khẳng định.
2/ Vấn đề Ý thức
Trong những câu hỏi về bí mật của sự sống do Perry Marshall nêu lên ở trên, có một câu hỏi vượt quá khả năng nhận thức của khoa học. Đó là câu hỏi:
  • Còn ý thức thì sao? Trong xã hội loài người chúng ta thấy chỉ những sinh mệnh có ý thức mới có thể tạo ra mã và sửa đổi mã. Vậy ý thức đến từ đâu? Các tế bào có tự nhận thức được chính nó không?
Tôi dám đánh cược với bất cứ ai tìm được câu trả lời cho câu hỏi này. Hãy lắng nghe tuyên bố của Edward Witten trên tạp chí Scientific American ngày 18/08/2016: “Khoa học không thể bẻ gẫy bí mật của Ý thức”. Để thấy rõ điều này, xin xem loạt bài sau đây:
Đối với Max Planck, cha đẻ của Thuyết Lượng tử, không thể dùng ý thức để trả lời ý thức là gì. Đó là lý luận kiểu con rắn từ nuốt nó. Đó là nhận thức tự quy chiếu, do đó sẽ dẫn tới nghịch lý. Còn Descartes thì khẳng định ý thức là một thực tại phi vật chất, bởi nó không tuân thủ bất cứ một định luật vật chất nào cả, và do đó bạn không thể dùng khoa học để giải thích nó. Tôi không rõ Perry Marshall có biết đọc Max Planck, Descartes hay không, nhưng câu hỏi do ông nêu lên về bí mật của ý thức, một biểu lộ rõ rệt của sự sống, sẽ không thể trả lời.
Nếu không thể giải thích được ý thức là gì thì vĩnh viễn bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được bí mật tận cùng của sự sống.
3/ Trở lại với Giải thưởng 5 triệu USD
Những ai tin rằng có tiến hóa, rằng tiến hóa là một sự thật, và rằng đột biến là nguyên nhân dẫn tới tiến hóa,… hãy lao vào nghiên cứu trả lời câu hỏi của Giải thưởng Evolution 2.0:
Nguồn gốc của mã DNA là gì?
Đây là cơ hội ngàn năm có một để các nhà tiến hóa chứng tỏ thuyết tiến hóa là một lý thuyết khoa học thực sự. Xin nhắc lại, thời hạn chỉ kéo dài đến 17/11/2026 là hết, chớ nên bỏ lỡ! Hãy cố lên!
DJP, Sydney 08/08/2018
CHÚ THÍCH
[1] Evolution vs Creationism https://medium.com/@mymsbgh/evolution-vs-creationism-e79330d20e99
[2] https://viethungpham.com/2015/12/31/there-must-be-a-super-intelligence-at-phai-co-mot-tri-tue-sieu-thong-minh/
[3] https://viethungpham.com/2013/11/13/nan-de-sang-the-genesis-problem/
[4] https://viethungpham.com/2018/03/11/pasteurs-quotes-trich-dan-pasteur/

Consciousness: The Key of Life / Ý thức: Chìa khóa của Sự Sống

In his book “The Universe in a Single Atom”, Dalai Lama suggested that living beings are absolutely different from non-living things by having consciousness. In other words, consciousness is the key of life. That’s why any theory based on solely materialistic view can never successfully explain the origin and nature of life.
Trong cuốn “Vũ trụ trong một Nguyên tử”, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng thực thể sống khác hẳn cái không sống chủ yếu bởi nó có ý thức. Nói cách khác, ý thức là chìa khóa của sự sống. Vì thế bất kỳ lý thuyết nào dựa trên quan điểm vật chất thuần túy cũng không thể giải thích được nguồn gốc và bản chất sự sống.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, sách báo được xuất bản tràn lan, nhưng tìm được những cuốn sách thực sự bổ ích vẫn rất khó. Ấy thế mà gần như tại cùng một lúc, tôi ngẫu nhiên gặp hai cuốn sách tuyệt vời ─ tuyệt vời đến mức tôi cho rằng nếu chưa thấm nhuần tư tưởng trong hai cuốn này thì nhận thức về thế giới có thể bị khiếm khuyết đáng kể. Đó là cuốn “Bên ngoài khoa học” do NXB Khoa học và Kỹ thuật Hanoi xuất bản năm 2004 và cuốn “Vũ trụ trong một nguyên tử” của Đức Đạt Lai Lạt Ma, do Công ty Truyền thông Nhã Nam và NXB Thế Giới xuất bản năm 2016.
Nhiều người có tư duy sâu sắc trong cả khoa học lẫn đời thường nhiều lúc cảm thấy có một số hiện tượng bề ngoài là ngẫu nhiên nhưng thực ra ẩn chứa một thông điệp quan trọng nào đó từ những thế giới xa lạ mà khoa học chưa với tới. Đó chính là trường hợp hai cuốn sách nói trên ngẫu nhiên đến với tôi gần như cùng một lúc và “ngẫu nhiên” cùng đề cập đến bản chất hạn chế của khoa học, và khuyến khích khoa học chắp cánh bay lên những tầng cao hơn của thế giới hiện thực, đặng tiếp cận tới một thế giới phi vật chất ở bên ngoài hoặc bên trên thế giới của chúng ta.
Thật vậy, hai cuốn sách này có thể xem như một cặp bài trùng bổ sung rất hữu hiệu cho nhau. Cuốn thứ nhất, Bên ngoài khoa học, đã được giới thiệu trong bài Last Step of Reason / Bước cuối cùng của lý lẽ trên PVHg’s Home ngày 06/06/2017 . Cuốn thứ hai, Vũ trụ trong một nguyên tử là chủ đề câu chuyện của tôi hôm nay.

1/ Vai trò của ý thức đối với sự sống

Từ lâu tôi đã ngưỡng mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma vì trí tuệ, thế giới quan, nhân sinh quan lẫn tính cách thấm đẫm chất nhân văn của ngài. Nay đọc sách của ngài, sự ngưỡng mộ đó càng tăng thêm, mặc dù không phải tất cả mọi ý kiến của ngài trong sách này tôi đều tán thành.
Bài học lớn nhất tôi học được từ cuốn này là vấn đề bản chất của Ý THỨC ─ chừng nào con người chưa hiểu rõ bản chất của ý thức là gì thì chừng ấy con người chưa hiểu rõ chính mình, chưa hiểu rõ bản chất của sự sống, chưa hiểu rõ thế giới, và do đó khó tìm thấy con đường giải thoát đích thực.
Nếu cố thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru từng phàn nàn với Albert Einstein rằng “khoa học rất vô trách nhiệm với các vấn đề đạo đức” [1] thì Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng có cách nhìn cho rằng khoa học, nếu nó thực sự xứng đáng được trân trọng như một trong những con đường dẫn tới chân lý, thì nó không thể chỉ là cỗ máy sản xuất vật chất mà còn phải đóng góp vào tiến trình giải thoát con người, tức là phải mang lại hạnh phúc đích thực cho con người ─ một hạnh phúc không chỉ dựa trên sự đầy đủ tiện nghi và thừa thãi vật chất, mà còn phải mang lại một đời sống tinh thần và tâm linh phong phú và có ý nghĩa hơn. Chính vì thế, đối tượng nghiên cứu quan trọng bậc nhất của mọi dạng nhận thức, bao gồm cả khoa học, triết học, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo,… phải là vấn đề bản chất của ý thức. Vấn đề ý thức phải nằm ở trung tâm của khoa học lẫn triết học, tâm lý học, sinh học, thần học, đạo học.
Theo Đức ĐLLM, tức là theo quan điểm của Phật giáo, ý thức mới là yếu tố quyết định sự sống, chứ không phải sự kết hợp của các nguyên tử, phân tử ở một cấp độ phức tạp như thuyết tiến hóa của Darwin quan niệm. Nói cách khác, ranh giới quyết định để phân biệt sự sống với cái không sống là ở ý thức chứ không ở những tầng cấp khác biệt về vật chất. Một thực thể dù có cấu tạo vật chất phức tạp đến mấy cũng chưa thể coi là một thực thể sống nếu nó không có ý thức. Ngược lại, một thực thể có ý thức, dù có thể có cấu tạo vật chất không phức tạp bằng con người, vẫn phải được xem là một thực thể sống. Đây là một quan điểm triết học nền tảng của Phật giáo, khác biệt hoàn toàn với quan điểm của thuyết tiến hóa Darwin.
Nếu hiểu điều đó, tức là thấm nhuần tư tưởng của Phật giáo về sự sống, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma, mặc dù nhận xét “Thuyết Tiến hóa của Darwin là trụ đỡ lý thuyết của sinh học hiện đại” (trang 146), nhưng ngài vẫn đi tới kết luận: “Mặc dù có khả năng áp dụng rất rộng lớn trên mọi cấp độ mà ở đó chúng ta có thể nói sự sống nở rộ, lý thuyết của Darwin không trực tiếp trả lời câu hỏi lý thuyết: Sự sống là gì?” (trang 149) (tôi tô đậm để nhấn mạnh, PVHg)
Tại sao vậy? Vì thuyết tiến hóa đơn thuần chỉ là một lý thuyết vật chất, trong khi sự sống, theo Phật giáo, chủ yếu nằm ở ý thức ─ một hiện thực phi vật chất.
Phải chăng ý thức xét cho cùng cũng chỉ là một dạng vật chất?
Chúng ta sẽ thảo luận câu hỏi này sâu hơn trong một dịp khác. Nhưng ngay bây giờ cần biết câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng KHÔNG, ý thức không phải là vật chất, ý thức là một hiện thực phi vật chất, đối lập với vật chất.
Vậy nếu thừa nhận ý thức là tiêu chuẩn cốt lõi của sự sống thì bao nhiêu nỗ lực giải thích nguồn gốc và bản chất sự sống dựa trên những biến đổi vật chất thuần túy đều trở thành vô nghĩa trước câu hỏi sự sống là gì. Thuyết tiến hóa của Darwin là một giả thuyết thuần túy vật chất, vậy thuyết tiến hóa không giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc và bản chất cửa sự sống. Đó là một kết luận logic, dựa trên tiên đề cho rằng ý thức là tiêu chuẩn cốt lõi của sự sống.
Chẳng riêng gì những tín đồ Phật giáo, thiết tưởng bất kỳ ai tán thành tiên đề nói trên đều không thể coi thuyết tiến hóa Darwin là một lý thuyết đủ tư cách giải thích nguồn gốc và bản chất của sự sống.
Nhưng phải chăng Đức ĐLLM nói đúng khi cho rằng thuyết tiến hóa là “trụ đỡ lý thuyết của sinh học hiện đại”, và nó “có khả năng áp dụng ở mọi cấp độ của sự sống”?

2/ Sự lẫn lộn sinh học hiện đại với thuyết tiến hóa

Tôi không tán thành với Đức ĐLLM khi ngài cho rằng thuyết tiến hóa là “trụ đỡ lý thuyết của sinh học hiện đại”, và nó “có khả năng áp dụng ở mọi cấp độ của sự sống”. Những ý kiến này và một số ý kiến khác trong cuốn sách của ngài cho thấy ngài đã chịu ảnh hưởng khá nhiều của thuyết tiến hóa. Ngài đương nhiên coi đó là một khoa học, mặc dù ngài thấy rất rõ những khiếm khuyết của nó (mà tôi sẽ trình bày sau). Hệ quả là ngài có xu hướng gán mọi thành tựu của sinh học hiện đại cho thuyết tiến hóa. Thậm chí đôi chỗ ngài dùng chữ “sinh học hiện đại” để ám chỉ thuyết tiến hóa. Đó là một nhầm lẫn lớn. Theo quan sát của tôi, tôi thấy rất nhiều người trong xã hội ngày nay có nhầm lẫn tương tự. Điều này không khó giải thích, đó là hậu quả của một thời đại trong đó thuyết tiến hóa được coi là một lý thuyết sinh học chính thống, được giảng dạy chính thức trong nhà trường, được giới truyền thông nhiệt liệt ủng hộ. Phải là người có bản lĩnh và tư duy độc lập rất cao mới có thể thoát khỏi ảnh hưởng của một hệ thống giáo dục và tuyên truyền hùng hậu như thế.
Đức ĐLLM là một “hero” của tôi, và hình ảnh “hero” của ngài không hề thay đổi, mặc dù ngài có những ý kiến mà tôi cho là nhầm lẫn. Điều này là bình thường ─ Đức Đạt Lai Lạt Ma là một trong những thần tượng của tôi, nhưng thần tượng vĩ đại nhất của tôi là chân lý.
Về sự lẫn lộn giữa sinh học hiện đại với thuyết tiến hóa thì tôi gặp khá nhiều cả trên sách báo lẫn trong đời sống. Có lần, một thầy giáo dạy môn tiến hóa hỏi tôi có biết Francis Crick không, ý nhắc tôi rằng Crick là một nhà tiến hóa khám phá ra DNA đấy, nghĩa là trong con mắt của người này, việc khám phá ra DNA là một thành tựu của thuyết tiến hóa đấy. Tôi trả lời rằng tôi biết rõ Francis Crick, rằng ông là một nhà sinh học xuất sắc đã góp phần chủ yếu trong việc khám phá ra DNA, nhưng trước sự kỳ diệu của DNA, ông đã không giấu được vẻ kinh ngạc mà phải thốt lên rằng: “Một người trung thực được trang bị mọi tri thức hiện có, sẽ phải khẳng định rằng nguồn gốc sự sống hiện nay có vẻ như một phép mầu, một khi hội đủ những điều kiện để tạo ra nó” [2]
Quả thật là nực cười khi thầy giáo đó nghĩ rằng thuyết tiến hóa dẫn tới DNA. Chỉ cần kiến thức trung học phổ thông cũng có thể biết nguồn gốc sâu xa của khám phá vĩ đại này. Đó là các Định luật Di truyền Mendelian. Chính từ các định luật này người ta mới tin vào khả năng tồn tại một đơn vị sinh hóa quyết định các quy luật di truyền, để từ đó mới cất công tìm kiếm nó. Nếu theo đuôi Darwin thì sẽ chẳng bao giờ tìm thấy DNA, vì quan niệm về di truyền của Darwin hoàn toàn sai. Khi các định luật Mendelian được tái khám phá vào đầu thế kỷ 20, các nhà tiến hóa lo lắng hoảng hốt, vì các định luật này cho thấy tính di truyền là ổn định, không có sự biến đổi loài này thành loài khác, tức là không có tiến hóa. Nhưng họ, các nhà tiến hóa, là các ông vua bịa đặt ra giả thuyết mới để cứu vãn lý thuyết sắp sụp đổ ─ họ bèn nghĩ ra cái gọi là đột biến gene, và sự tích lũy vô số các đột biến thông qua chọn lọc tự nhiên sẽ dẫn tới thay đổi loài. Đó là cái được gọi là Học thuyết Tân-Darwin (Neo-Darwinism). Nhưng năm 1966, một hội nghị quốc tế tại Viện Wistar ở Philadelphia đã bác bỏ cơ may để sự tiến hóa có thể xảy ra theo mô hình của học thuyết Tân-Darwin, nhưng giới tiến hóa tảng lờ và cố gắng che giấu sự thật này [3]
Tôi không rõ Đức ĐLLM có nắm được những thông tin như thế hay không, nhưng qua cuốn sách của ngài, tôi thấy dường như ngài không có dịp gặp gỡ các nhà sinh học hàng đầu chống thuyết tiến hóa. Chẳng hạn:
Ernst Chain, một trong ba người đoạt Giải Nobel năm 1945 vì công trình khám phá ra peniciline, từng tuyên bố: “Trong nhiều năm tôi đã nói rằng những phỏng đoán về nguồn gốc sự sống (của thuyết tiến hóa) dẫn tới những mục tiêu vô ích…”. Thuyết tiến hóa là một “giả thuyết không có bằng chứng và mâu thuẫn với thực tế”. Con trai của Ernst Chain cho biết bố ông ghét thuyết tiến hóa “đặc biệt khi nó mang hình dáng của một giáo điều”, và bố ông nhận xét “thuyết tiến hóa thực ra không phải là một bộ phận của khoa học, bởi vì phần lớn lý thuyết này không được kiểm chứng bằng thí nghiệm”.
Louis Bounoure, Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nhà nước Pháp: “Thuyết tiến hóa là một chuyện thần tiên dành cho người lớn. Lý thuyết này chẳng giúp ích gì cho tiến bộ khoa học. Nó thật là vô dụng”.
Tôi đoán Đức ĐLLM chưa gặp những nhà khoa học nói trên, và nhất là chưa gặp nhà sinh học phân tử nổi tiếng Micheal Denton, một trong những người biết rõ sinh học hiện đại hơn ai hết. Bởi nếu ngài đã chuyện trò với Denton, hoặc đọc hai cuốn sách của ông cách nhau 30 năm, “Evolution: A theory in Crisis” (Thuyết tiến hóa đang khủng hoảng) và “Evolution: Still A Theory in Crisis” (Thuyết tiến hóa vẫn đang khủng hoảng), ắt ngài sẽ không thể coi thuyết tiến hóa là trụ đỡ lý thuyết của sinh học hiện đại được.
Tuy nhiên, thật lý thú khi Đức ĐLLM nói cho chúng ta biết các nhà tiến hóa đã nói gì với ngài, nhờ đó chúng ta có thể thấy rõ lập luận siêu hình và phi khoa học của học thuyết này như thế nào.

3/ Tính chất siêu hình và phi khoa học của thuyết tiến hóa

Đây, hãy nghe Eric Lander, giáo sư Đại học MIT, thuyết giảng về đột biến dẫn tới tiến hóa như thế nào, qua lời kể của cuốn “Vũ trụ trong một nguyên tử”, trong đó việc sao chép gene được so sánh với việc sao chép cuốn Đại Tạng Kinh Tây Tạng:
Hãy tưởng tượng, Eric gợi ý, trong hàng triệu năm sao chép cuốn sách này, thỉnh thoảng có một vài sai sót nhỏ lẻn vào, giống như – trong hàng trăm năm sao chép nó bằng tay – những lỗi nhỏ của người sao chép, lỗi chính tả, lỗi thay thế từ ngữ rơi vào bộ Đại Tạng Kinh Tây Tạng. Những sai sót này có thể còn kéo dài trong lần sao chép kế tiếp, và rồi nó đưa vào những biến đổi sao chép mới, và cứ thế. Một số biến đổi về chính tả có thể không có tác động lớn đến việc đọc văn bản; tuy nhiên, thỉnh thoảng xẩy ra một lỗi chính tả cốt yếu có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Tương tự với văn bản kinh điển, tuy sự thay đổi có thể là một lỗi chính tả đơn lẻ, nhưng nếu đây là, ví dụ, một từ tích cực biến thành tiêu cực, có thể làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của một câu hay việc đọc toàn bộ văn bản. Tôi được biết, chính những biến đổi ngẫu nhiên về chính tả này là những đột biến diễn ra một cách tự nhiên trong quá trình tiến hóa” (trang 155).
Đức ĐLLM nhấn mạnh rằng những đột biến gene, như ông được nghe giảng, là hoàn toàn ngẫu nhiên, nhưng cơ chế chọn lọc tự nhiên lại đảm bảo “cơ hội tốt nhất cho sự tồn tại được lựa chọn” (trang 156). Tôi xin mạn phép diễn giải ý kiến này (của các nhà tiến hóa) cho rõ ràng dễ hiểu hơn như sau: Cơ chế chọn lọc tự nhiên rất tài tình khéo léo ở chỗ trong vô số những đột biến ngẫu nhiên ấy, nó biết cách chọn lọc ra những đột biến có lợi nhất cho sự tồn tại của sinh vật để duy trì sự sống và tiến hóa.
Nếu vậy thì cơ chế chọn lọc tự nhiên phải là hành vi của một chủ thể có trí thông minh siêu việt. Chủ thể ấy là ai? Là Tự nhiên chăng? Nếu vậy thì Tự nhiên có trí thông minh siêu việt. Trí thông minh ấy đã can thiệp vào sự sống, buộc sự sống phát triển theo một định hướng xác định, thay vì để cho sự sống hình thành một cách ngẫu nhiên tùy tiện. Điều này hoàn toàn trái với tuyên bố “hùng hồn” của nhà tiến hóa nổi tiếng Jacques Monod, rằng “…chỉ một mình sự may rủi có mặt tại cội nguồn của mọi sự đổi mới, và của mọi sự sáng tạo trong sinh quyển. Sự may rủi thuần túy, tuyệt đối tự do nhưng mù quáng, tại chính cội rễ của công trình tiến hóa kỳ diệu” (…chance alone is at the source of every innovation, and of all creation in the biosphere. Pure chance, absolutely free but blind, at the very root of the stupendous edifice of evolution). Hóa ra lập luận của thuyết tiến hóa chứa đựng những mâu thuẫn nội tại ─ nó mâu thuẫn với chính nó! Sự mâu thuẫn này lộ rõ trong tuyên bố của nhà sinh học Mỹ Ursula Goodenough tại hội thảo Tinh thần và Sự sống năm 2002, mà Đức ĐLLM kể lại: “Đột biến thì hoàn toàn ngẫu nhiên, nhưng chọn lọc lại cực kỳ kén chọn!” (trang 156).
Đó là điểm then chốt trong toàn bộ hệ thống logic của thuyết tiến hóa. Sự sống còn của học thuyết này tùy thuộc ở cái logic “ngẫu nhiên – kén chọn” đó. Nếu cái logic này đúng thì thuyết tiến hóa có cơ may sống sót. nếu không thì sẽ chết.
Đức ĐLLM nghĩ gì về cái logic đó? Ngài tỏ ra nghi ngờ về cái gọi là đột biến ngẫu nhiên: “ý tưởng cho rằng chúng là thuần túy ngẫu nhiên khiến tôi không thỏa mãn” (trang 156), ngài nói. Theo ngài, cái ngẫu nhiên ấy có thể ẩn chứa một quan hệ nhân quả nào đó.
Mặc dù sự nghi ngờ này có thể làm các nhà tiến hóa bối rối, nhưng tôi cũng không tán thành sự nghi ngờ đó, vì như thế đã vô tình thừa nhận có những biến đổi ngẫu nhiên dẫn tới tiến hóa.
Theo tôi, toàn bộ lý luận của Eric Lander là một bằng chứng rõ ràng cho thấy thuyết tiến hóa KHÔNG CÓ MỘT BẰNG CHỨNG THỰC TẾ NÀO của cái mà họ gọi là đột biến dẫn tới tiến hóa. Nếu có bằng chứng thì họ không cần phải so sánh ví von việc sao chép trong DNA với việc sao chép văn bản Đại Tạng Kinh Tây Tạng. Họ sẽ trưng ra bằng chứng cụ thể cho Đức ĐLLM trông thấy tận mắt. Nhưng họ tuyệt nhiên không có bằng chứng, vì thế họ chỉ có thể đưa ra một lời giải thích hoàn toàn tưởng tượng. Nói cách khác, họ chỉ có thể nêu lên một giả thuyết siêu hình, hoàn toàn không thấy trong thực tế.
Thực tế họ đã cố gắng tìm bằng chứng, bằng cách tiến hành thí nghiệm bắn phá tia X vào hàng vạn hàng triệu thế hệ ruồi giấm, với hy vọng gây ra những đột biến dẫn tới sự thay đổi loài ruồi, tức là dẫn tới tiến hóa. Nếu thí nghiệm của họ thành công, chắc chắn họ đã cho Đức ĐLLM chứng kiến tận mắt kết quả thí nghiệm. Nhưng họ không những không thành công, mà còn thất bại thảm hại: sau hàng vạn hàng triệu “đột biến”, ruồi giấm vẫn là ruồi giấm, ruồi giấm không hề biến thành bất kỳ loài nào khác, chỉ có ruồi giấm lành lặn biến thành ruồi giấm bệnh hoạn mà thôi. Tôi nghĩ lẽ ra Đức ĐLLM phải biết sự thật này.
Kiểu lý luận của Eric Lander thực ra là của tất cả các nhà tiến hóa, và của toàn bộ thuyết tiến hóa. Hãy nhớ lại lý thuyết của Darwin về “cái ao ấm áp”, làm gì có thực nghiệm kiểm chứng? Nếu thí nghiệm Stanley Miller được coi là một thí nghiệm kiểm chứng lý thuyết nguồn gốc sự sống của Darwin thì đó là một thí nghiệm phản Darwin, nó chứng minh rằng Darwin hão huyền, hoang tưởng.
Những nhà tiến hóa bậc thầy khác như George Wald hay Jacques Monod cũng lập luận tương tự như Eric Lander mà thôi. Tất cả đều trông chờ vào một cơ may, và thời gian là cứu cánh để cho cơ may đó xảy ra. Monod còn trắng trợn tuyên bố toàn bộ vũ trụ này, sự sống này hình thành đều do ngẫu nhiên ─ sự ngẫu nhiên thuần túy tạo nên tất cả những gì chúng ta thấy. Đó là “khoa học” của chủ nghĩa tự nhiên (naturalism) đấy! Một người có bộ não lành mạnh có thể nghe được không?
Tóm lại, thí nghiệm ruồi giấm chứng minh không có đột biến nào dẫn tới tiến hóa. Giả thuyết của Eric Lander là một giả thuyết hoang tưởng. Thực ra giả thuyết này đã bị bác bỏ bởi toán học xác suất tại Hội nghị quốc tế năm 1966 tại Viện Wistar, Philadelphia (đã dẫn ở trên).
Điều làm tôi thấy mừng vì rốt cuộc, người anh hùng của tôi, Đức ĐLLM, qua câu chuyện về Eric Lander, cho thấy mặc dù ngài đã chịu ảnh hưởng của các nhà tiến hóa, nhưng cuối cùng ngài vẫn trở về với quê hưởng tư tưởng của mình. Tại quê hương này, tư tưởng nền tảng của Phật học về sự sống không thể dung hòa với tư tưởng vật chất thô thiển của thuyết tiến hóa. Với ngôn từ nhã nhặn thanh cao của Nhà Phật, ngài đã nói lên những mối băn khoăn và không thỏa mãn của mình về thuyết tiến hóa, có lẽ còn quý hơn những ý kiến thẳng thừng bác bỏ học thuyết này.

4/ Đức Đạt Lai Lạt Ma không thỏa mãn với học thuyết Darwin

Quả thật, Đức ĐLLM không hoàn toàn tin tưởng vào thuyết tiến hóa. Ngài xem những mô tả về tiến hóa của học thuyết Darwin như một mô hình tiền giả định, thay vì một lý thuyết đã được chứng minh thấu đáo về khoa học: “Mô hình này tiền giả định một kiểu những thay đổi nhỏ và từng bước vốn dẫn đến vô số biến thể trong các sinh vật” (trang 152).
Và thú vị thay, ngài nói cho chúng ta biết rằng “có những lựa chọn khác nhau đối với bức tranh này” (trang 152). Có nghĩa là có những cách giải thích khác nhau đối với bức tranh tiến hóa. Nếu sự tiến hóa đã được chứng minh rõ ràng và chắc chắn về khoa học thì tại sao lại có những lựa chọn khác nhau? Bản thân sự lựa chọn khác nhau này nói lên rằng thuyết tiến hóa vẫn đang chỉ là một giả thuyết mà thôi, không phải lý thuyết khoa học đã được chứng minh!
Cụ thể, Đức ĐLLM cho biết, ngoài cách giải thích sự tiến hóa diễn ra dần dần từng tí một (như Darwin chủ trương), còn có “khả năng xảy ra những thay đổi lớn và đột ngột, và từ đó một quan điểm về tiến hóa phát triển thông qua những bước nhảy vọt trong đó sự chuyển hóa của các sinh vật không từ từ mà đột ngột” (trang 153).
Đúng vậy, quan điểm tiến hóa đột ngột này do Stephen Jay Gould, nhà cổ sinh học nổi tiếng, giáo sư sinh học tiến hóa của Đại học Harvard, đề xuất. Tại sao Gould lại bác bỏ kiểu tiến hóa dần dần từng tí một của Darwin, và của thuyết tiến hóa truyền thống? Vì hóa thạch chứng minh không có sự tiến hóa dẫn dần từng tí một ─ hóa thạch chứng minh không có loài chuyển tiếp trung gian (transitional forms). Nói cách khác, theo Gould, mô hình tiến hóa của Darwin là SAI, phải sửa chữa lại theo mô hình tiến hóa đột ngột. Kết quả là các nhà tiến hóa cãi lộn với nhau, chỉ trích nói xấu nhau tới mức có những lời lẽ thóa mạ nhau. Đó là sự thật của thuyết tiến hóa mà ít người để ý. Vậy chân lý nằm ở đâu? Chân lý thuộc về Darwin hay Gould? Rõ ràng Darwin đã sai, vì không thể cãi với hóa thạch. Nhưng phép mầu nào để sinh vật tiến hóa đột ngột? Bò sát đột ngột biến thành chim ư? Vượn đột ngột biến thành người ư? Rõ ràng là Gould cũng sai nốt. Tóm lại là không có tiến hóa gì cả. Cả Darwin lẫn Gould đều sai. Những lập luận tôi vừa trình bày, thiết tưởng quá dễ hiểu. Tôi nghĩ rằng Đức ĐLLM thừa biết điều đó, nhưng ngài không cần phân tích, vì một độc giả bình thường như tôi có thể tự hiểu.
Tuy nhiên, yếu tố quyết định để Đức ĐLLM không thể thỏa mãn với thuyết tiến hóa vẫn là ở sự khác biệt căn bản giữa thuyết tiến hóa với Phật học trong quan niệm về sự sống. Theo Phật học, sự sống là cái gì đó HỮU TÌNH, tức là có Ý THỨC ─ sinh vật có ý thức được gọi là loài hữu tình, vật chất không có ý thức được gọi là vật chất không hữu tình. Nhưng đối với thuyết tiến hóa, sự sống đơn giản chỉ là những cấu trúc vật chất phức tạp, có thể giải thích hoàn toàn bằng những cơ chế vật lý và hóa học. Sự khác biệt về tư tưởng này dẫn tới những hệ quả khác biệt tới mức không thể dung hòa, đó là sự nhìn nhận vai trò của Ý THỨC trong sự sống. Ngài viết:
Sự khác biệt căn bản này giữa Phật giáo và khoa học ─ là đường phân cách hoặc giữa khả năng tri giác và không khả năng tri giác, hoặc giữa các cơ thể sống và vật chất vô tri ─ dẫn đến những hệ quả quan trọng, trong số đó có sự khác biệt trong cách hai truyền thống này nhìn nhận vấn đề ý thức. Đối với sinh học, ý thức là vấn đề thứ yếu, vì nó là đặc tính của một tập hợp con của các cơ thể sống. Trong Phật giáo, vì định nghĩa về “sống” ám chỉ tới các loài hữu tình, nên ý thức là đặc tính hàng đầu của sự sống” (trang 159) (tôi tô đậm để nhấn mạnh, PVHg).
Nhận định trên vô cùng quan trọng và có lẽ đó là một trong những bài học quan trọng nhất rút ra từ cuốn “Vũ trụ trong một nguyên tử của Đức ĐLLM. Nó giúp cho chúng ta hiểu tại sao Phật giáo và hầu hết các truyền thống tôn giáo và văn hóa khác của loài người đều đề cao đạo đức, lòng nhân ái và tình thương yêu, đơn giản vì đạo đức, lòng nhân ái, tình thương yêu nằm trong ý thức của con người. Ngược lại, tại sao Học thuyết Darwin lại nhấn mạnh đến quy luật đấu tranh sinh tồn, bất chấp nguy cơ quy luật này dẫn tới những hành vi phản lại Ý THỨC truyền thống của loài người, tức là dẫn tới những hành vi vô đạo đức, mà điển hình là hành vi diệt chủng của chủ nghĩa quốc xã Đức đầu thế kỷ 20, và hành vi phân biệt chủng tộc nhân danh thuyết tiến hóa cũng nở rộ trong nửa đầu thế kỷ 20 [4].
Những trang cuối của chương 5, bằng ngôn ngữ tao nhã vốn có, Đức ĐLLM liên tục nêu lên những ý kiến không hài lòng với học thuyết Darwin. Xin trích:
Bất chấp thành công của tường trình học thuyết Darwin, tôi không tin rằng mọi thành phần của vấn đề đều được đặt đúng chỗ. Trước hết, mặc dù học thuyết Darwin cho chúng ta một tường trình chặt chẽ về sự phát triển của sự sống trên hành tinh này và những nguyên lý khác làm cơ sở cho nớ, như sự chọn lọc tự nhiên, tôi không thấy thuyết phục rằng nó giải đáp được câu hỏi căn bản về nguồn gốc sự sống. Bản thân Darwin, theo tôi biết, không thấy đây là một vấn đề.” (trang 167).
Sau đó ngài phê phán cái luẩn quẩn về mặt logic trong khái niệm “sự sống sót của cái thích nghi nhất”. Đọc giả hãy tìm hiểu cái luẩn quẩn này ở trang 168.
Tiếp theo, Đức ĐLLM tỏ ra tán thành quan điểm của Karl Popper về thuyết tiến hóa, khi cho rằng thuyết tiến hóa chỉ là một lý thuyết siêu hình phi thực tế:
Từ viễn quan Phật giáo, ý tưởng cho rằng đột biến ngẫu nhiên thuần túy này thực sự không thể thỏa mãn sâu xa cho một học thuyết có mục đích giải thích nguồn gốc sự sống. Karl Popper từng bình luận rằng, theo ý ông, thuyết tiến hóa của Darwin không và không thể giải thích nguồn gốc sự sống trên trái đất. Theo ông, thuyết tiến hóa không phải là lý thuyết khoa học có thể kiểm chứng được, mà đúng hơn (nó chỉ) là một lý thuyết siêu hình học có ích lợi lớn trong việc dẫn tới những nghiên cứu khoa học khác” (trang 168). (tôi tô đậm để nhấn mạnh, PVHg).
Nhận định trên của Popper hoàn toàn chính xác, trừ đoạn cuối, rằng thuyết tiến hóa “có ích lợi lớn trong việc dẫn tới những nghiên cứu khoa học khác”. Xem ra Karl Popper rất sâu sắc, nhưng trực giác vẫn không đủ nhạy bén để nhìn rõ chân tướng học thuyết Darwin như những người thông minh nhất cùng thời với ông, chẳng hạn Kurt Gödel, hoặc Ernst Chain, hay Louis Bounoure, mà tôi đã dẫn ở trên, khẳng định rằng “Thuyết tiến hóa là một chuyện thần tiên dành cho người lớn. Lý thuyết này chẳng giúp ích gì cho tiến bộ khoa học. Nó thật vô dụng”. Tuy nhiên, Karl Popper vẫn thông minh hơn rất nhiều so với những người cho đến nay vẫn coi thuyết tiến hóa là một lý thuyết khoa học chân chính.
Càng về cuối chương 5, Đức ĐLLM càng thể hiện rõ cái nhìn của Nhà Phật rõ hơn. Trong cái nhìn đó, lòng vị tha và tình yêu thương là một sản phẩm ý thức mang tính bản chất của không chỉ con người mà cả loài vật, nhưng thật đáng tiếc, thuyết tiến hóa hoàn toàn không đếm xỉa đến sự thật đó. Nếu hiểu điều này thì tự khắc sẽ thấy việc coi quy luật đấu tranh sinh tồn dựa trên nguyên lý “sự sống sót của con vật thích nghi nhất” như một động lực chủ yếu và duy nhất của sự tiến hóa sẽ là một SAI LẦM LỚN, phản lại bản chất của tự nhiên! Đây, xin đọc:
Có nhiều ví dụ, không chỉ con người mà còn giữa các loài khác nữa, về các cá thể tự đặt mình vào hiểm nguy để cứu đồng loại. Chẳng hạn, con ong mật sẽ chích những kẻ phá tổ ong của nó, ngay cả khi hành vi chích đó là nguyên nhân đưa nó đến cái chết; hoặc con chim hét cao cẳng, một loài chim ở Ả-rập, sẽ liều mình hy sinh sự an toàn của bản thân để cánh báo nguy cơ bị tấn công cho cả đàn chim” (trang 169).
Câu chuyện thú vị về những ứng xử vị tha của sinh vật được đẩy đi xa tới mức bất ngờ, rằng có thể những hành vi đó đã được lập trình:
Hơn nữa, xét rằng kiểu vị tha này không phải lúc nào cũng có vẻ tự nguyện một số sinh vật dường như đã được lập trình để hành xử theo cách tự quên mình sinh học hiện đại về cơ bản sẽ nhìn hành động vị tha là bản năng và được quyết định bởi gene. Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn nếu chúng ta đưa ra vấn đề về cảm xúc con người, đặc biệt là vô số trường hợp về lòng vị tha trong xã hội loài người”. (trang 170).
Vô tình, ý kiến trên đã tiến gần tới “Lý thuyết Thiết kế Thông minh”, trong đó chủ trương rằng mọi sự kỳ diệu của sự sống đều đã được lập trình (được thiết kế) bởi Nhà Lập trình Sự Sống (hoặc Nhà Thiết kế Sự Sống), tức Đấng Sáng tạo. Điều đó gián tiếp đã phủ nhận thuyết tiến hóa, mặc dù, các nhà tiến hóa có thể biện hộ rằng hành vi vị tha là bản năng được quyết định bởi gene. Nhưng than ôi, đó chỉ là đoán mò, bởi cho đến nay, khoa học chưa hề khám phá ra một gene nào được coi là gene hành vi (gene quyết định hành vi). Lập luận logic có thể bác bỏ khái niệm gene hành vi, vì hành vi là một biểu hiện của ý thức, nhưng ý thức là một hiện thực phi vật chất. Hiểu theo nghĩa rộng, ý thức có thể xem như một tập hơn thông tin, nó có thể biểu lộ dưới dạng các mã vật chất, nhưng bản thân nó không phải là vật chất, như Lý thuyết Thông tin đã khẳng định. Vì thế, thuyết tiến hóa, một hệ thống lập luận thuần túy vật chất, sẽ VĨNH VIẾN BẤT LỰC trước việc giải thích các hành vi và ý thức của sự sống.
Trong cả cuốn sách, hiếm có những chỗ Đức ĐLLM nói mạnh như sau: “Tôi cảm thấy không thể chấp nhận được việc bác bỏ chủ nghĩa vị tha viện lẽ rằng những hành vi phi tư lợi không phù hợp với nhận thức của sinh học đương thời về sự sống...”. Từ câu nói đanh thép này, có thể suy đoán ra rằng, đã có những người lập luận với Đức ĐLLM rằng ý thức vị tha không đóng góp gì vào quá trình tiến hóa, vì trái với nguyên lý đấu tranh sinh tồn, trong đó con vật thích nghi nhất là con vật có quyền tồn tại. Nhưng Đức ĐLLM không chấp nhận lý lẽ đó. Theo ngài, đó là kiểu gọt chân cho vừa với đôi giày (bóp méo hiện thực cho vừa với lý thuyết). Đây là một nhận xét rất tinh tế, bởi thuyết tiến hóa thực tế đã nhiều lần gọt chân cho vừa với đôi giày. Thuyết Tân-Darwin chính là trường hợp điển hình ─ các nhà tiến hóa đã phải bịa ra chuyện đột biến gene dẫn tới tiến hóa để cho phù hợp với các Định luật Di truyền Mendelian. Thực tế 100 năm qua, chuyện bịa đặt này vẫn chỉ là giả thuyết suông, không hề có một bằng chứng thực tế nào chứng minh. Thí nghiệm ruồi giấm đã phản lại ý đồ của chính những người tiến hành thí nghiệm đó.
Tóm lại, thuyết tiến hóa hoàn toàn bất lực trước một sự thật là sinh vật có lòng vị tha và ý thức cộng tác để cùng tồn tại. Đức ĐLLM kết luận hùng hồn:
Tôi cảm thấy sự bất lực này hay sự hoàn toàn không muốn chuyên chú đến vấn đề lòng vị tha có lẽ là hạn chế quan trọng nhất của thuyết tiến hóa của Darwin, ít nhất trong hình thức phổ biến của nó” (trang 171)
Gay gắt hơn, ngài chất vấn:
Tại sao sinh học hiện đại chỉ chấp nhận cạnh tranh là nguyên lý hoạt động trên nền tảng và chỉ có sự hung hãn là đặc tính cơ bản của sinh vật? Tại sao nó bác bỏ sự cộng tác như một nguyên lý cộng tác, và tại sao nó không nhìn thấy lòng vị tha và từ bi cũng là những đặc tính khả hữu cho sự phá triển của các sinh vật?” (trang 172)
Câu hỏi chất vấn trên đã dồn các nhà tiến hóa vào tình thế lưỡng nan. Nếu bác bỏ lòng vị tha và từ bi thì họ lộ nguyên hình họ là ai, và vô tình họ đã chứng minh cho mọi người thấy Hitler đã tiếp thu và áp dụng thuyết tiến hóa ra sao. Nếu ủng hộ lòng vị tha và từ bi thì họ phản lại Darwin, phản lại nguyên lý mà họ từng dựa vào để giải thích “sự sống sót của con vật thích nghi nhất”, tức là làm cho thuyết tiến hóa sụp đổ!
Cuối cùng, Đức ĐLLM đẩy câu chuyện của ngài tới chỗ thách thức các nhà khoa học về vấn đề đạo đức. Xin trích nguyên văn ý kiến của ngài mà không cần bình luận thêm, vì đây là sự phủ nhận quá đủ và quá rõ ràng đối với thuyết tiến hóa, được trình bày bởi một ngôn ngữ thánh thiện, khiêm nhường:
Nếu lịch sử thế kỷ 20 – với niềm tin rộng rãi vào học thuyết Darwin xã hội và nhiều tác động khủng khiếp của việc tìm cách áp dụng gene trội đã bắt nguồn từ nó – có điều gì để dạy chúng ta thì đó là con người chúng ta có một khuynh hướng nguy hiểm biến những nhìn nhận chúng ta xây dựng về bản thân mình thành những dự báo tự kỷ ám thị. Ý tưởng về “sự sinh tồn của cái thích nghi nhất” đã bị lạm dụng để bỏ qua, và trong một vài trường hợp để biện minh, những thái quá của lòng tham con người và chủ nghĩa cá nhân, xem nhẹ những chuẩn mực đạo đức đối với việc liên kết anh em đồng loại chúng ta trong tinh thần từ bi hơn” (trang 173)
Khoa học phải hiệu chỉnh những nhận thức sai lệch và những biển thủ ý tưởng phổ biến vốn có thể ẩn chứa tai họa cho thế giới và loài người nói chung” (trang 174).
Bất chấp câu chuyện của Darwin về các nguồn gốc sự sống có thể thuyết phục tới đâu, với tư cách Phật tử, tôi thấy nó vẫn để lại một lĩnh vực quan trọng chưa khảo sát. Đó là nguồn gốc của thế giới hữu tình – sự tiến hóa của các sinh vật có ý thức và khả năng trải nghiệm đau đớn và vui sướng. Sau cùng, từ viễn quan Phật giáo, cuộc tìm kiếm tri thức và hiểu biết về tồn tại của con người xuất phát từ một khát vọng sâu xa là mưu cầu hạnh phúc và vượt qua đau khổ. Chừng nào chưa có một hiểu biết đáng tin cậy về bản chất và nguồn gốc của ý thức, câu chuyện khoa học về các nguồn gốc sự sống và vũ trụ vẫn sẽ chưa hoàn tất” (trang 174).
Liệu thuyết tiến hóa nói riêng và khoa học nói chung có khám phá được nguồn gốc và bản chất của ý thức không? Câu trả lời phụ thuộc vào câu hỏi sau đây: Ý thức có phải là vật chất hay không?
Nếu ý thức xét cho cùng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, thì khoa học vật chất vẫn có quyền hy vọng vào một ngày đẹp trời may mắn nào đó sẽ khám phá ra nguồn gốc và bản chất sự sống. Nếu không, sẽ là vô vọng.
Câu trả lời của Đức ĐLLM gợi ý cho chúng ta thấy ý thức không phải là vật chất. Nhưng vì bài viết đã quá dài, xin hẹn nói rõ hơn trong bài kỳ sau. Và xin tạm kết bài này bởi ý kiến sau đây của Đức ĐLLM:
Một mô hình của sự phức tạp tăng tiến dựa trên tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên chỉ đơn giản là một GIẢ THUYẾT MÔ TẢ, một thứ uyển ngữ cho “điều bí ẩn”, chứ không phải là một giải thích thỏa đáng” (trang 195) (chữ viết to do tôi nhấn mạnh, PVHg)
PVHg, Sydney 04/07/2017
CHÚ THÍCH
[2] Xem Bên ngoài khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hanoi, 2004, trang 143. Nguyên văn tiếng Anh: An honest man, armed with all the knowledge available to us now, could only state that in some sense, the origin of life appears at the moment to be almost a miracle, so many are the conditions which would have had to have been satisfied to get it going ( Wikiquote )

The Hardest Problem: Consciousness / Bài toán khó nhất: Ý thức

Everyone knows that consciousness exists, but no one knows what the nature of consciousness is. Scientists want to grasp consciousness, but they grasp only its shadow, not the consciousness itself. The problem of consciousness’ nature has become the hardest problem challenging science…
Ai cũng biết ý thức tồn tại, nhưng không ai biết bản chất ý thức là cái gì. Các nhà khoa học muốn nắm bắt được ý thức, nhưng họ chỉ tóm được cái bóng của nó chứ không phải bản thân ý thức. Vấn đề bản chất của ý thức đã trở thành bài toán khó nhất đang thách thức khoa học…
Nếu có một cái gì đó hiển nhiên rõ ràng nhất nhưng lại bí ẩn khó hiểu nhất thì đó là Ý THỨC.
Ngay từ thời cổ Hy Lạp, một nhà thông thái bậc nhất như Socrates cũng đã phải thốt lên: “Tôi biết rằng tôi chẳng biết gì cả” (I know that I know nothing), rồi ông khuyên: “Hãy hiểu chính mình” (Connais-toi, toi même!). Dường như ông muốn nói với người đời rằng bao nhiêu hiểu biết cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu không hiểu chính mình. Thế nào là hiểu chính mình? Ấy là đặt ra những câu hỏi về bản thân mình và trả lời những câu hỏi đó, chẳng hạn: sự hiểu biết của mình có đầy đủ không? Sự hiểu biết của mình có đúng đắn không? Tại sao mình có thể nhận biết, tư duy, cảm xúc, suy tưởng? Sự vật mà mình nhận thức được là hiện thực khách quan hay chỉ là ảo ảnh do ý thức tạo ra? Bản chất của ý thức là gì?… Có lẽ Socrates không thể tìm được câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi này nên ông cảm thấy bao nhiêu sự biết của mình vẫn như chẳng biết gì cả. Trở ngại chính đối với ông có lẽ là bí mật về bản chất của ý thức.
Từ đó đến nay, ngót 2 thiên niên kỷ rưỡi đã trôi qua, loài người đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong sự hiểu biết thế giới, nhưng dường như vẫn dậm chân tại chỗ trong sự hiểu biết về chính mình, mặc dù các nhà triết học và khoa học không ngừng nghiên cứu, thảo luận, tranh cãi về bản chất của ý thức. Tình hình này đã được phản ánh rõ ràng và thú vị trong một bài báo của Oliver Burkeman trên tờ The Guardian của Anh ngày 21/01/2015. Tiêu đề là một câu hỏi chất vấn: “Tại sao những trí tuệ vĩ đại nhất thế giới đều bất lực trước bí mật của ý thức?” ( Why can’t the world’s greatest minds solve the mystery of consciousness? ).
Hỏi tức là đã trả lời: Bí mật của ý thức vượt quá khả năng của những trí tuệ vĩ đại nhất của nhân loại. Một trong những trí tuệ đó là René Descartes (1596-1650), nhà toán học và triết học trứ danh của nước Pháp và thế giới, cha đẻ của Hình học Giải tích, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật lần thứ nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại.

1/ Luận thuyết Descartes

Từ nửa sau thế kỷ 20 cho tới nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ đã tạo ra một lợi thế rất lớn trong việc nghiên cứu bản chất của ý thức. Ấy là sự ra đời của một ngành khoa học “chạm” vào ý thức của con người: Khoa học về “Trí thông minh nhân tạo” (Artificial Intellgigence), viết tắt là AI. Thành tựu của AI đã và đang làm cho mọi người kinh ngạc, nhiều dự đoán cho rằng AI sẽ chế tạo ra những robots thông minh bằng và hơn con người trong một tương lai không xa. Năm 1997, chương trình Deep Blue đã đánh cờ thắng vua cờ Gary Kasparov, làm cho niềm hy vọng chế tạo ra trí thông minh trở nên hiện thực hơn bao giờ hết.
Nhưng đúng vào lúc đó, khi tư duy logic cơ giới thô thiển hí hửng nhất, thì những nhà khoa học có đầu óc triết học sâu sắc lại nhận ra sự thật của trí thông minh là cái gì ─ cái mà từ xưa tới nay từng được coi là thước đo của trí thông minh là tư duy logic tính toán hóa ra không phải làthành phần chủ yếu của tư duy thực sự”, như Douglas Hofstadter nhận định trong cuốn sách nổi tiếng của ông, “Gödel, Escher, Bach”. Đây là một cuốn sách từng đoạt Giải Pulitzer, một sách “gối đầu giường” của tất cả các nhà khoa học về trí thông minh nhân tạo hiện nay, một tác phẩm đặc biệt chuyên sâu dành cho tất cả những ai quan tâm tới vấn đề bản chất của ý thức và trí thông minh của con người. Nguyên văn câu nói của Hofstadter như sau:
“Khi một hoạt động trí não nào đó đã được chương trình hóa thì người ta sẽ mau chóng ngừng coi nó như một thành phần chủ yếu của tư duy thực sự” (Once some mental function is programmed, people soon cease to consider it as an essential ingredient of real thinking) [1]
Đó là một nhận định mang tính cách mạng về bản chất của ý thức, làm tiêu tan hy vọng của những ai tưởng rằng có thể giải mã bí ẩn của ý thức thông qua công nghệ trí thông minh nhân tạo.
Nếu quả thật toàn bộ ý thức có thể chương trình hóa thì chắc chắn đến một lúc nào đó con người sẽ có thể chế tạo ra những robots có ý thức, và như thế thì ý thức không còn gì là bí mật nữa. Khi đó ý thức có thể được xem như kết quả của một hệ thống vật chất hoạt động theo những quy tắc logic xác định. Có nghĩa là thành tựu của khoa học và công nghệ AI một mặt nói lên sức mạnh của tư duy logic, nhưng mặt khác chỉ ra rằng tư duy logic chỉ là một bộ phận của ý thức và thậm chí không phải là bộ phận chủ yếu của tư duy thực sự. Theo tờ The New York Times, Hofstadter cho rằng ý thức thực sự của con người nằm ở tư duy cảm xúc, chẳng hạn như soạn nhạc, viết văn ─ “những lĩnh vực đòi hỏi một linh hồn” (they require a soul), cái mà robots không có và không bao giờ có thể có [1].
Tại sao robots không thể có tư duy cảm xúc? Đơn giản vì cảm xúc không tuân thủ chương trình, cảm xúc là một dạng tư duy phi logic (non-logical thinking) trong khi computer là một cỗ máy hoạt động theo chương trình..
Tóm lại, thành tựu của AI càng làm cho vấn đề bản chất của ý thức càng trở nên khó hiểu hơn. Nó chỉ ra rằng con người, hay sự sống nói chung, là những thực thể hoàn toàn khác biệt với những cỗ máy, mặc dù con người và sự sống nói chung cũng có những yếu tố của những cỗ máy.
Bài báo trên tờ The Guardian ngày 21/01/2015 (đã dẫn) cũng có những ý kiến làm sáng tỏ thêm nhận định nói trên. Xin tóm lược một đoạn thú vị nhất:
Các nhà triết học và khoa học đã tranh cãi nẩy lửa trong hàng thập kỷ nay về vấn đề cái gì làm cho con người phức tạp hơn robots. Bộ não đặt ra đủ các loại bài toán làm cho các nhà khoa học phải bận tâm. Chẳng hạn, chúng ta học như thế nào, làm thế nào để ghi nhớ, hoặc để nhận biết sự vật? Có một số bài toán được xếp vào loại dễ, thí dụ: Làm thế nào để bạn biết rụt tay lại khi chạm phải nước nóng, hoặc nghe thấy tên mình trong một căn phòng hội hè ồn ào? Nếu có đủ thời gian và tiền tài trợ, một ngày nào đó các chuyên gia về thần kinh có thể sẽ đưa ra lời giải đáp. Chỉ có một bài toán duy nhất thực sự khó, được gọi là Bài toán Hóc búa về Ý thức (the Hard Problem of Consciousness), nội dung gồm những câu hỏi như: Tại sao mọi quá trình phức tạp diễn ra bên trong bộ não có cảm giác như từ bên trong nội tâm? Tại sao chúng ta không chỉ thông minh như robots (nói cách khác, tại sao chúng ta không ngu như robots) tức là chỉ có khả năng ghi nhận thông tin, hoặc có phản xạ đáp ứng với ngoại cảnh như tiếng ồn hoặc mùi vị của thức ăn bốc lên từ xoong chảo,… nhưng vẫn dốt đặc và trống rỗng cuộc sống nội tâm? Và làm thế nào mà bộ não sản sinh ra những cảm xúc nội tâm đó? Làm thế nào mà một bộ não nặng khoảng 1.4kg với những mô não mầu hồng nhạt nằm bên trong hộp sọ lại có thể làm nẩy sinh ra một cái gì đó đầy bí ẩn như ý thức về sự sống mà nó và toàn bộ cơ thể được gắn vào sự sống đó?
Khởi nguồn những tranh cãi về bản chất của ý thức dẫn chúng ta đi ngược trở về quá khứ những năm 1600, khi René Descartes nêu lên một luận thuyết về ý thức mà hàng trăm năm sau vẫn là chủ đề để các học giả tiếp tục tranh cãi mà không tìm thấy lời giải. Một mặt Descartes nhận thấy không có cái gì rõ ràng hơn và khó bác bỏ hơn một thực tế là tất cả chúng ta đều có ý thức. Về lý thuyết, tất cả mọi thứ mà bạn nghĩ là bạn biết về thế giới đều có thể chỉ là một ảo ảnh được tạo ra để đánh lừa bạn, nhưng bản thân ý thức thì không thể là một ảo ảnh. Mặt khác, hiện tượng quen thuộc nhất và chắc chắn nhất này lại không tuân thủ bất kỳ một quy luật thông thường nào của khoa học. Nó dường như không phải là vật chất. Nó không thể quan sát được, ngoại trừ sự cảm nhận từ bên trong, bởi chính ý thức của con người. Thậm chí nó không thể thực sự mô tả được. Do đó, Descartes kết luận, ý thức phải được tạo ra bởi một chất liệu gì đó đặc biệt, phi vật chất, không tuân thủ các định luật của tự nhiên; vì thế ý thức ắt phải là một cái gì đó do Chúa truyền cho chúng ta.
Luận thuyết Descartes nói trên đẩy khoa học duy vật vào tình trạng bế tắc: thừa nhận luận thuyết Descartes thì tự bác bỏ mình, không thừa nhận thì buộc phải chứng minh ý thức là vật chất. Nhưng làm thế nào để chứng minh?
Bế tắc! Bốn thế kỷ qua không có chứng minh nào cả! Thành tựu của khoa học về trí thông minh nhân tạo cho thấy trí thông minh thực sự nằm ở cảm xúc, một dạng ý thức phi logic, không tuân thủ bất kỳ một chương trình nào cả, và do đó nó nằm ở bên kia tầm với của khoa học. Trớ trêu thay, khoa học về trí thông minh nhân tạo không những không chống lại Descartes, mà vô tình còn ủng hộ Descartes.
Vậy là sau bốn thế kỷ, luận thuyết Descartes vẫn giữ nguyên giá trị. Bất chấp sự thắng thế của chủ nghĩa duy vật trong thế kỷ 20, những trí tuệ vĩ đại nhất trong thế kỷ này vẫn nghiêng về phía Descartes. Nhận định này có thể kiểm chứng thông qua tư duy của những đại diện khoa học lớn nhất trong thế kỷ 20.

2/ Các nhà khoa học giỏi nhất nghĩ gì về bản chất của ý thức?

Muốn bác bỏ Descartes thì phải chứng minh ý thức là vật chất. Rất nhiều công trình nghiên cứu muốn quy ý thức về một dạng năng lượng, nhưng khốn thay, không có cách nào để phát hiện ra dạng năng lượng đó. Vậy hãy tìm hiểu xem những bộ não vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 và hiện nay nghĩ gì về vấn đề này.
Max Planck (1858 – 1947)
Max Planck là cha đẻ của khái niệm lượng tử, mở đầu cuộc cách mạng vĩ đại về nhận thức trong thế kỷ 20. Tầm vóc khổng lồ về khoa học và tư tưởng của ông là điều không thể bàn cãi. Các nhà khoa học duy vật rất ngại trích dẫn Planck bởi uy tín của ông quá lớn, nhưng ông lại có những phát biểu đối nghịch hoàn toàn với chủ nghĩa duy vật. Thật vậy, ông tuyên bố:
“Tôi coi ý thức là nền tảng căn bản, và vật chất bắt nguồn từ ý thức. Chúng ta không thể biết được những gì đằng sau ý thức. Mọi thứ chúng ta bàn đến, mọi thứ mà ta coi là đang tồn tại, đều do ý thức mặc nhận” (I regard consciousness as fundamental. I regard matter as derivative from consciousness. We cannot get behind consciousness. Everything that we talk about, everything that we regard as existing, postulates consciousness) [2]
Ý Planck muốn nói ý thức là gốc rễ của mọi nhận thức, phải có ý thức thì mới nhận biết được vật chất, vì thế không thể giải thích cái gốc rễ ấy là cái gì được. Giống như trong một hệ logic, không thể giải thích hệ tiên đề của hệ logic đó, vì hệ tiên đề là những nguyên lý đầu tiên chỉ có thể thừa nhận như một tiên nghiệm. Trong một trường hợp khác, ông nhắc lại ý kiến này trên phạm vi toàn vũ trụ.
“Mọi vật chất bắt nguồn và tồn tại chỉ vì một lực… Chúng ta phải thừa nhận đằng sau lực này tồn tại một Trí Tuệ có ý thức và thông minh. Trí Tuệ này là cái sinh ra mọi vật chất” (All matter originates and exists only by virtue of a force… We must assume behind this force the existence of a conscious ans intelligent Mind. This Mind is the matrix of all matter) [3]
Chú ý rằng chữ “Trí Tuệ” trong câu nói trên được Planck viết hoa. Vậy Trí Tuệ đó là gì nếu không phải Nhà Thiết kế Thông minh của vũ trụ mà Lý thuyết Thiết kế Thông minh ngày nay mô tả?
Albert Einstein (1879-1955)
Người hiểu rõ khái niệm năng lượng hơn ai hết là Albert Einstein, nhưng Einstein chưa bao giờ thể hiện quan điểm coi ý thức như một dạng năng lượng, dù chỉ ở mức nghi vấn hoặc đặt vấn đề. Công thức nổi tiếng của ông, E = mc^2 , thâu tóm toàn bộ năng lượng và vật chất trong vũ trụ, nhưng không có chỗ cho ý thức ở đó. Ngược lại, ý thức đối với ông vẫn là một cái gì đó hoàn toàn không thể hiểu được, nó không thể là vật chất. Ông nói:
“Điều khó hiểu nhất về vũ trụ là ở chỗ nó có thể hiểu được” (The most incomprehensible thing about the universe is that it is comprehensible).
Còn ai hiểu vũ trụ bằng Einstein? Chẳng phải Thuyết tương đối tổng quát của ông đã mô tả toàn bộ vũ trụ trong một phương trình duy nhất đó sao? [4] Vậy mà ông không hiểu tại sao cái vũ trụ ấy lại có thể được phản ánh trong ý thức của con người, hay nói cách khác, làm sao mà con người có thể nắm bắt được cái vũ trụ mênh mông và kỳ diệu như thế. Giữa vũ trụ và ý thức của con người có một mối quan hệ tương tác như thế nào để ý thức có thể trở thành một tấm gương phản chiếu vũ trụ? Nếu vũ trụ quá bí ẩn thì cái ý thức nắm bắt được vũ trụ còn bí ẩn gấp bội! Tại sao vậy? Vì ý thức không tuân thủ bất cứ một định luật tự nhiên nào, như Descartes khẳng định! Nếu vũ trụ quá kỳ diệu để làm cho Einstein phải thốt lên những lời ngạc nhiên thán phục thì ý thức còn làm cho ông tò mò gấp bội, vì nó hoàn toàn bí ẩn đối với ông. Ông nói: “Trải nghiệm cái bí ẩn – dù có pha trộn cảm giác sợ hãi – cũng chính là trải nghiệm mà tôn giáo đã tạo ra. Hiểu biết về sự hiện hữu của cái mà ta không thể nhìn thấu, của những biểu hiện lý trí sâu thẳm nhất và cái đẹp rực rỡ nhất, những cái chỉ có thể đến với trí não của ta trong những hình thức sơ khai nhất; chính cái biết và cái cảm này làm nên tính tín ngưỡng đích thực; những người có tín ngưỡng sâu xa” [5] Tín ngưỡng mà ông nói ở đây là niềm tin vào sự hiện hữu của cái không thể chứng minh được. Đối với người Thiên Chúa giáo, đó là Chúa, là Thượng Đế. Đối với các nhà khoa học như Pascal, Newton, Galilé, Pasteur, Mendel, Kelvin, Einstein, Heisenberg, Godel,… đó là Đấng Sáng tạo. Bản thân ý thức cũng là một hiện hữu không thể nhìn thấu, không thể chứng minh bằng khoa học, vì thế niềm tin vào sự hiện hữu của ý thức cũng chính là một tín ngưỡng. Vì thế không có gì để ngạc nhiên khi bốn thế kỷ trước, Descartes cho rằng ý thức có nguồn gốc từ Chúa. Einstein không nói rõ như Descartes, nhưng cũng nói điều tương tự khi tuyên bố:
“Tư duy trực giác là một quà tặng thiêng liêng…” [6]. Quà tặng thiêng liêng ấy do ai tặng, nếu không phải Đấng Sáng tạo?
Chú ý rằng tư duy trực giác cũng chỉ là một dạng thức đặc biệt của ý thức. Nó chẳng phải cái gì khác chiếc đèn pha của ý thức giúp con người phát hiện được chân lý một cách trực tiếp và bất chợt, không thông qua suy luận. Tất cả các nhà khoa học lớn đều thấy rõ điều đó. Henri Poincaré, nhà toán học vĩ đại nhất cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, cũng từng nói “Logic giúp ta chứng minh, trực giác giúp ta khám phá”. Nhưng có lẽ Einstein là người băn khoăn nhiều nhất về bí ẩn của trực giác, vì thế ông thường xuyên nhắc tới vai trò định hướng của trực giác trong khám phá, đồng thời gợi ý cho chúng ta suy ngẫm về tính chất bí ẩn không thể giải thích của dạng năng lực tinh thần kỳ lạ này. Ông nói:
“Tri thức đóng vai trò thứ yếu trên con đường khám phá. Có một sự nhảy vọt trong ý thức được gọi là Trực giác hay gọi là gì tùy ý, nhờ đó mà bạn tìm thấy lời giải nhưng bạn không hiểu điều đó diễn ra như thế nào và tại sao” (The intellect has little to do on the road to discovery. There comes a leap in consciousness, call it Intuition or what you will, the solution comes to you and you don’t know or why).
Nếu Einstein còn để cho chúng ta tự suy đoán nguồn gốc của năng lực tinh thần kỳ lạ đó thì Nicolas Tesla, một nhà khoa học xuất chúng đầu thế kỷ 20 lại nói rõ rằng nó đến từ một Trung Tâm trong vũ trụ.
Nicolas Tesla (1856 – 1943)
Vào thời của Tesla, khái niệm trung tâm phát thanh và truyền hình hoặc là chưa có, hoặc là còn quá non trẻ, vậy mà Tesla đã quan niệm bộ óc của chúng ta chỉ là một chiếc máy nhận thông tin, giống như chiếc radio hay tivi bây giờ vậy. Nói cách khác, theo Tesla, ý thức đơn giản chỉ là những thông tin xuất phát từ một Trung tâm trí tuệ trong vũ trụ. Trung Tâm này là gì, nếu không phải Thượng Đế? Đây, ông nói:
“Bộ não của tôi chỉ là một điểm tiếp nhận. Trong Vũ trụ tồn tại một trung tâm mà từ đó chúng ta nhận được tri thức, sức mạnh, cảm hứng. Tôi chưa thâm nhập được vào những bí mật của trung tâm này, nhưng tôi biết nó tồn tại” (My brain is only a receiver. In the Universe there is a core from which we obtain knowledge, strength, inspiration. I have not penetrated into the secrets of this core, but I know that it exists) [7]
Câu nói trên, mặc dù không có chứng minh khoa học, nhưng nó mang bóng dáng của một ngoại cảm tiên tri. [8]
Một câu nói khác của ông cũng chứa đựng nhiều gợi ý về bản chất của nhận thức:
“Thật nghịch lý nhưng là sự thật khi nói rằng chúng ta càng hiểu biết càng trở nên dốt nát theo nghĩa đen, bởi vì chỉ thông qua sự khai sáng thì chúng ta mới ý thức được những hạn chế của chúng ta” (It is paradoxical, yet true, to say, that the more we know, the more ignorant we become in the absolute sense, for it is only through enlightenment that we become conscious of our limitations) [9].
Tôi không rõ câu nói này được nói ra vào thời điểm nào, nhưng nó hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của Định lý Bất toàn của Gödel năm 1931. Định lý này khẳng định rằng nhận thức của chúng ta bị hạn chế. Nhưng Tesla ý thức được tính hạn chế đó không phải do Định lý Gödel, mà do được khai sáng, tức được Chúa mặc khải. Khái niệm được mặc khải thực ra cũng là khái niệm trực giác như Einstein nhấn mạnh, đó là món quà thiêng liêng…
Kurt Gödel (1906 – 1978)
Như chúng ta đã thấy, ý thức của con người bao gồm cả logic lẫn phi logic, và Douglas Hofstadter đã chỉ ra rằng tư duy logic không phải là thành phần mang tính người nhiều nhất. Tư duy mang tính người nhiều nhất là tư duy cảm xúc ─ dạng tư duy theo cảm hứng, phi logic và không tuân thủ chương trình…
Sau một thời gian dài các nhà khoa học đánh giá trí thông minh theo cái gọi là IQ, để rồi thấy không ổn, gần đây họ sáng tác ra cái gọi là EQ. Đây là hệ quả của chủ nghĩa duy vật thô thiển, muốn quy mọi hiện tượng trong thế giới hiện thực về vật chất có thể cân đong đo đếm được. Điều đáng buồn là những sáng tác này được đám đông hùa theo, đương nhiên coi đó là những khái niệm khoa học. Nhưng đối với những người có cái nhìn triết học sâu sắc, đó chỉ là những trò hề khoa học. Bản thân chữ EQ (Emotional Quotient) đã là sai lầm, bởi cảm xúc là một hiện tượng không thể đo được. Nói cách khác, mọi giá trị đo lường về cảm xúc đều phiến diện, sai lệch, làm méo mó sự thật. Thí dụ, mọi cách cho điểm các bức tranh của Van Gogh đều vô nghĩa, kể cả việc đo giá trị bức tranh bằng số tiền bán được. Tất cả những con số đó đều là lừa dối, không phản ánh được cảm xúc thực sự của người thưởng thức tranh. Vì thế, Hofstadter từng nói nếu computer có thể vẽ tranh hay viết văn ở trình độ nghệ thuật thì đó sẽ là một thảm họa.
Tất cả những thảo luận nói trên sẽ có thể kém thuyết phục nếu không có Định lý Bất toàn của Kurrt Gödel, “nhà logic vĩ đại nhất kể từ sau Aristotle”.
Thật trớ trêu, Định lý Bất toàn là con đẻ của toán học logic, nó đặt nền móng cho khoa học computer, nhưng nội dung của nó lại nói lên tính bất toàn của logic. Nếu trường phái Hilbert tôn sùng logic như “đấng toàn năng” của toán học thì Gödel lại hạ nó xuống đúng vị trí của nó, rằng logic là ngôn ngữ đắc dụng của computer, với những hạn chế mang tính bản chất không thể khắc phục được, và đối với con người, logic chỉ là một bộ phận của ý thức ─ ý thức của con người rộng lớn hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với cái phần logic đó. Đây, hãy nghe ông nói:
“Bộ não là một chiếc máy tính được kết nối với một tâm linh” (The brain is a computing machine connected with a spirit) và “Ý thức được kết nối với một cái toàn thể” (Consciousness is connected with one unity) [10].
Chữ “bộ não” trong câu nói trên phải được hiểu là ý thức lưu hành trong bộ não. Vậy theo Gödel, ý thức ấy không chỉ có tư duy tính toán, tư duy theo chương trình, mà bao gồm cả tâm linh ─ phần ý thức chứa đựng tất cả những gì mà toán học nói riêng và khoa học nói chung bất lực, chẳng hạn như cảm xúc âm nhạc, cảm xúc trước cái đẹp, cảm xúc thi ca, khả năng trực giác, ngoại cảm, tiên tri,… Ở một mức độ nào đó, có thể thấy Gödel vượt xa Einstein trong những suy nghĩ về bản chất của ý thức ─ ông không dừng lại ở chỗ ngạc nhiên trước sự kỳ lạ khó hiểu về những khả năng không thể giải thích được của ý thức, mà cho rằng cái ý thức đó được nối kết với một trung tâm trí tuệ nào đó của vũ trụ, cái mà ông gọi là “một toàn thể” (one unity). Ở chỗ này ta thấy Gödel có phần nào giống Tesla, khi Tesla cho rằng bộ não chỉ là chiếc máy thu những tri thức được phát ra từ một Trung Tâm trong vũ trụ.
Cái mà Tesla gọi là một Trung Tâm, và Gödel gọi là một Toàn thể, thực ra là Thượng Đế, hoặc Đấng Sáng tạo, Đấng Toàn năng, Nhà Thiết kế Vũ trụ, Nhà Lập trình Vũ trụ, Chúa, Brama, Alah, Bà Mẹ Tự Nhiên,… Điều này rất dễ hiểu, bởi cả Tesla lẫn Gödel đều công khai bầy tỏ Đức tin của mình.
Tesla từng nói: “Quà tặng sức mạnh tinh thần đến từ Chúa, Thực thể Thần thánh, và nếu chúng ta tập trung tư tưởng của chúng ta vào chân lý đó, chúng ta sẽ hòa hợp với sức mạnh vĩ đại ấy. Mẹ tôi dạy tôi tìm kiếm mọi chân lý từ trong Kinh Thánh”. [11]
Gödel còn đi xa hơn thế, ông không chỉ khẳng định sự tồn tại của những thế giới khác với thế giới chúng ta đang sống, mà còn dùng toán học logic để chứng minh sự hiện hữu của Chúa. Đầu năm 2013 hai nhà khoa học computer là Christoph Benzmüller thuộc Đại học Tự do ở Berlin (Free University of Berlin) và Bruno Woltzenlogel Paleo thuộc Đại học Kỹ thuật Vienna đã bắt tay vào việc “computer hóa” toàn bộ chứng minh của Gödel. Không đầy một năm, đến Tháng 10, kết quả được công bố trong một công trình mang tên: “Formalization, Mechanization and Automation of Gödel’s Proof of God’s Existence” (Hình thức hóa, Cơ giới hóa và Tự động hóa chứng minh của Gödel về sự hiện hữu của Chúa). Công trình này được giới khoa học computer nhiệt liệt hưởng ứng như một mẫu mực của bài toán computer hóa các định lý toán học. [12]
Erwin Schrödinger (1887 – 1961)
Erwin Schrödinger là nhà vật lý lỗi lạc người Áo, đoạt Giải Nobel năm 1933, nổi tiếng với phương trình sóng trong Cơ học Lượng tử. Ông tuyên bố rất rõ ràng và dứt khoát về bản chất của ý thức như sau:
“Ý thức không thể giải thích được bằng những thuật ngữ mang tính vật chất. Vì ý thức là khái niệm gốc rễ, không thể giải thích được bằng thuật ngữ của bất cứ thứ gì khác” (Consciousness cannot be accounted for in physical terms. For cansciousness is absolutely fundamental. It cannot be accounted for in terms of anything else). [13]
Ý kiến này có thể xem như một lời thuyết minh hoặc tán thưởng ý kiến của Planck đã dẫn ở trên, rằng phải có ý thức thì mới nhận thức được mọi thứ, ý thức là mắt xích đầu tiên của hệ thống nhận thức, vì thế không thể giải thích mắt xích đầu tiên ấy là cái gì được.
Tóm lại, luận thuyết Descartes vẫn đứng vững trong thế kỷ 20, ít nhất trong tư tưởng của những nhà khoa học tài giỏi nhất và có tầm nhìn triết học sâu xa nhất.
Tuy nhiên, các nhà khoa học duy vật không có lựa chọn nào khác là phải cố gắng chứng minh ý thức chỉ là một dạng vật chất đặc biệt nào đó. Hy vọng chứng minh này dấy lên mạnh mẽ trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng ngoại cảm và tâm linh trên khắp thế giới. Nổi tiếng nhất là hiện tượng chữa bệnh bằng tâm linh có hiệu quả thực tế rất cao của nhà chữa bệnh bằng tâm linh Bruno Gröning ở Đức giai đoạn 1949-1959 và nhà chữa bệnh bằng tâm linh Nguyễn Đức Cần ở Việt Nam những năm 1970,… Nhiều dự án nghiên cứu những hiện tượng này đã xuất hiện ở nhiều quốc gia, được gọi tắt trên sách báo quốc tế là PSI, thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà khoa học lẫn người không làm khoa học. Vậy kết quả PSI ra sao?

3/ PSI và những nghiên cứu thực tế về bản chất của ý thức

PSI là chữ viết tắt của thuật ngữ “Psychic phenomenna”, dịch nôm na là những hiện tượng tâm linh. Tìm hiểu kỹ hơn trên Google, gõ “what does psychic mean” (psychic nghĩa là gì), chúng ta nhận được kết quả như sau:
–  Nếu đóng vai trò tính từ, “psychic” có nghĩa thứ nhất là tính chất liên quan đến những hiện tượng dường như không thể giải thích được bằng các định luật tự nhiên, đặc biệt là hiện tượng thần giao cách cảm (telepathy) hoặc thấu thị (clairvoyance). Những từ đồng nghĩa với nó là “supernatural” (siêu tự nhiên), “paranormal” (dị thường, ngoài phạm vi giải thích của khoa học), “other-worldly” (thuộc thế giới khác), “supernormal” (siêu thường), “preternatural” (vượt quá tự nhiên), “metaphysical” (siêu hình), “extrasensory” (ngoại cảm), “transcendental” (siêu việt), “magic” (huyền ảo), “mystical” (huyền bí), occult (huyền bí),…
–  Nghĩa thứ hai, “psychic” là tính chất liên quan đến linh hồn (soul) hoặc tư tưởng (mind).
–  Nếu đóng vai trò danh từ thì “psychic” là một người có khả năng “psychic”, tức là có những khả năng dị thường không thể giải thích bằng các định luật tự nhiên được.
Vậy bản thân sự giải thích của Google (dựa trên các từ điển học thuật) đã thừa nhận hai sự thật:
Một, những hiện tượng ngoại cảm và tâm linh không thể giải thích được bằng các định luật tự nhiên là có thật! Những hiện tượng này tồn tại khách quan, hoàn toàn không phải là bịa đặt, mê tín dị đoan như một số người lầm tưởng! Vì thế, việc quan tâm nghiên cứu những hiện tượng đó là cần thiết.
Hai, những hiện tượng ngoại cảm và tâm linh không thể giải thích bằng các định luật tự nhiên, tức là nằm bên ngoài khoa học. Nói cách khác, khoa học không thể giải thích những hiện tượng ngoại cảm và tâm linh!
Hai kết luận trên hoàn toàn phù hợp với kết luận trong cuốn BÊN NGOÀI KHOA HỌC do NXB Khoa học & Kỹ thuật Hà-nội xuất bản năm 2004, trong đó viết:
  • “Đòi hỏi về tính phổ quát là một trong những lý do vì sao thật khó thực hiện một sự khảo sát khoa học về các hiện tượng như tâm động và ngoại cảm, các hiện tượng này dường như chỉ đi liền với một số cá nhân nào đó trong những hoàn cảnh đặc biệt. Với cùng lý do như vậy, kinh nghiệm cá nhân độc nhất, dù gây ấn tượng như thế nào đối với người nhận, không thể xem là một phần của khoa học” (ý kiến của nhà vật lý Peter Hodgson, trang 20).
  • “PSI vẫn còn đang trôi nổi! … Vì sao các nhà khoa học không chấp nhận PSI? Lý do đối với sự hoài nghi chính là chúng ta cần các số liệu lặp lại được và một lý thuyết có thể đứng vững được. Cả hai đòi hỏi này vẫn còn thiếu trong nghiên cứu về PSI…. Chừng nào mà người cổ vũ cho PSI vẫn chưa thể làm rõ việc ý nghĩ được sản sinh ra bởi các nơ-ron trong não của người gửi có thể đi qua xương sọ để vào não của người nhận thì hoài nghi là sự đáp ứng thích hợp…” (ý kiến của GS Đặng Mộng Lân, đồng dịch giả và biên tập viên của cuốn BÊN NGOÀI KHOA HỌC, trang 25-27, đã công bố trên tạp chí Vật lý Ngày nay số Tháng 10/2003).
Tóm lại, cho đến hôm nay, khi độc giả đang đọc những dòng này, thì tất cả những công trình nghiên cứu về ngoại cảm và tâm linh đều chưa đem lại một kết quả gì có lợi cho khoa học duy vật, và có lẽ điều này là BẤT KHẢ, vì như bản thân khái niệm “psychic”, tức “ngoại cảm và tâm linh”, đã được định nghĩa là những hiện tượng không thể giải thích được bằng các định luật tự nhiên.
Nói cách khác, những nghiên cứu về ngoại cảm và tâm linh không hề chứng minh được rằng ý thức là một dạng vật chất, mặc dù trong những nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu thường xuyên dùng những thuật ngữ vật lý để gán cho khả năng ngoại cảm và tâm linh, chẳng hạn, “trường sinh học”, “năng lượng tinh thần”, “năng lượng tâm linh”,… Thực chất, đây là một việc làm “gượng ép” ─ việc dùng những khái niệm và thuật ngữ quen thuộc trong một thế giới quen thuộc để mô tả một hiện tượng không biết rõ bản chất trong một thế giới chưa biết ─ tương tự như tình trạng khủng hoảng trong vật lý học đầu thế kỷ 20, khi các nhà vật lý cố gắng mô tả thế giới lượng tử bằng những khái niệm và thuật ngữ của thế giới vật chất thông thường. Niels Bohr đã cảnh tỉnh thế giới vật lý rằng đây là một nỗ lực BẤT KHẢ (impossible), và do đó đừng bao giờ cầu mong có thể hiểu được thế giới lượng tử một cách rõ ràng và xác định như thế giới hàng ngày của chúng ta. Rốt cuộc các nhà vật lý chỉ có thể tiên đoán các hiện tượng lượng tử theo xác suất, và sự khôn ngoan mách bảo chúng ta rằng đừng cố hiểu bản chất của thế giới lượng tử, mà hãy tận dụng các hiện tượng lượng tử vào đời sống của chúng ta, miễn là đem lại lợi ích cho loài người. Các nhà vật lý đã khôn ngoan đi theo con đường này. Chẳng hạn, “tương tác ma quái” giữa hai hạt photon là một hiện tượng không thể giải thích được, nhưng đã và đang được nghiên cứu để ứng dụng truyền thông tin tức thời, được gọi là “viễn tải lượng tử” (teleportation).
Đó là một bài học rất tốt cho những nghiên cứu về ngoại cảm và tâm linh, hay nói chung cho những nghiên cứu về bản chất của ý thức. Nói gợi ý cho chúng ta thấy không nhất thiết phải ôm lấy quan điểm lỗi thời cho rằng mọi thứ trong thế giới hiện thực đều là vật chất. Hãy thừa nhận sự tồn tại của những hiện thực phi vật chất hoặc siêu nhiên mà khoa học bất lực, để tìm cách ứng dụng những hiện tượng đó vào những mục đích thiết thực đối với đời sống loài người, điển hình là việc chữa bệnh.
Dù khoa học thừa nhận hay không, việc chữa bệnh của “hai vị thánh chữa bệnh”, Bruno Gröning và Nguyễn Đức Cần, vẫn mang lại những kết quả phi thường không thể chối cãi. Nếu phương pháp chữa bệnh bằng tâm linh của “hai vị thánh” này không thể giải thích được bằng khoa học thì đơn giản là khoa học vật chất quá nghèo nàn để giải thích các hiện tượng thuộc về ý thức và tâm linh.
Sự nghèo nàn này thiết tưởng đã quá rõ.
Định lý Bất toàn của Gödel đã nói rằng tư duy lý lẽ và logic không đủ để chứng minh mọi hiện tượng ngay trong thế giới vật chất thông thường chứ đừng nói đến những thế giới bên ngoài hoặc bên trên thế giới vật chất. Vì thế, cái cần phải thay đổi không phải là tìm kiếm một thứ máy móc hay công cụ vật lý tối tân hơn, tinh vi hơn, để chụp ảnh hay ghi lại dấu vết của ý thức hoặc tâm linh, mà là thay đổi thế giới quan, thay đổi cách nhìn về thế giới!
PSI không được khoa học thừa nhận vì nó nghiên cứu những hiện thực khách quan cao hơn, rộng hơn thế giới vật chất ─ thế giới bên ngoài hoặc bên trên tầm với của khoa học. Vậy nếu nhìn nhận khoa học chỉ là một trong số những con đường khám phá chân lý thì hãy bổ sung cho những hiểu biết hạn hẹp của khoa học bằng những phương pháp nhận thức khác.

4/ Những con đường tiệm cận tới bản chất của ý thức

Việc PSI không được công nhận là khoa học không phải là một tin buồn đối với những người tin vào thế giới tâm linh, mà ngược lại, đó là một tin vui, vì nó chứng tỏ hai điều:
  • Nó xác nhận hiện tượng tâm linh là có thật.
  • Nó chỉ ra rằng khoa học vật chất không đủ để nghiên cứu ý thức và tâm linh. Nói cách khác, nó chỉ ra “cái gót A-sin” của khoa học duy vật ─ một dạng nhận thức dựa trên tư tưởng nền tảng cho rằng thế giới chỉ có vật chất và vật chất, ngoài ra không có cái gì khác.
Cái “gót A-sin” ấy cản trở con người tiến về phía trước trên con đường nhận thức sự thật. Điều này đã được nhấn mạnh bởi David Hawkins, nhà triết học khoa học nổi tiếng của Mỹ trong thế kỷ 20 (từng là thành viên trong Dự án Manhattan – Dự án chế tạo bọm nguyên tử của Mỹ trong những năm 1940). Ông nói:
“Trở ngại chính trên con đường phát triển của chúng ta là sự thiếu hiểu biết về bản chất của bản thân ý thức” (The main obstacle to our development is our lack of knowledge about the nature of consciousness itself). [14]
Làm thế nào để vượt qua trở ngại đó? Liệu khoa học có thể tự nó vượt qua trở ngại này không?
Câu trả lời là KHÔNG, chừng nào khoa học còn tiếp tục duy trì quan điểm lỗi thời cho rằng thế giới chỉ có vật chất và vật chất mà thôi. Nếu đóng khung trong quan niệm như thế thì làm sao một lý thuyết thuần túy vật chất có thể giải thích một hiện thực phi vật chất? Chẳng phải các nhà khoa học giỏi nhất thế kỷ 20 như Max Planck, Einstein, Tesla, Gödel, Schrödinger,… đã nói rõ điều này rồi sao?
Các nhà triết học, thần học cũng thấy rõ điều đó. Trong cuốn “Vũ trụ trong một nguyên tử”, Đức Đạt Lai Lạt ma dùng thuyết nhân quả để bác bỏ khả năng quy giản tinh thần thành vật chất. Ngài viết:
“Điều cốt yếu để hiểu khái niệm của Phật giáo về ý thức – và sự bác bỏ của nó về khả năng quy giản tinh thần thành vật chất – là thuyết nhân quả” (trang 195, Công ty Nhã Nam và NXB Thế giới xuất bản năm 2016).
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh rằng ý thức mang tính chủ quan, nhưng khoa học chỉ coi trọng những chứng cứ khách quan, và do đó khoa học dường như chẳng đạt được kết quả nào trong việc khám phá bản chất của ý thức:
Kinh nghiệm của ý thức là hoàn toàn chủ quan. Tuy nhiên, điều nghịch lý là mặc cho thực tại không thể nghi ngờ của chủ quan tính của chúng ta và hàng ngàn năm khảo cứu triết học, có rất ít đồng thuận về vấn đề ý thức là gì. Khoa học, với phương pháp ngôi thứ ba đặc trưng của nó – cái nhìn khách quan từ bên ngoài – chỉ đạt được những tiến bộ ít ỏi đến kinh ngạc trong sự hiểu biết này” (trang 177, sách đã dẫn) (chữ in đậm do tôi nhấn mạnh, PVHg).
Vậy có cách nào để khoa học vượt qua trở ngại hiện nay không?
Đức Đạt Lai Lạt ma nêu lên một đề nghị: kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học với phương pháp nghiên cứu truyền thống của Phật học. Cụ thể, kết hợp phương pháp thí nghiệm khách quan, mà ngài gọi là “phương pháp ngôi thứ ba), của khoa học với phương pháp chủ quan của thiền định Phật giáo, mà ngài gọi là “phương pháp ngôi thứ nhất”.
Cái khó trong sự kết hợp này là ở chỗ khoa học xưa nay chỉ chấp nhận “phương pháp ngôi thứ ba”, tức là chỉ chấp nhận những kết luận được rút ra từ những thí nghiệm khách quan, có thể lặp đi lặp lại, cùng cho một kết quả như nhau. Chẳng hạn, quy luật F = ma dù được bạn kiểm tra ở Việt Nam hay tôi kiểm tra tại Úc sẽ đều cho một kết luận như nhau. Và khoa học xưa nay không chấp nhận bất kỳ một kinh nghiệm cá nhân chủ quan nào, nếu nó không được kiểm chứng bởi những người khác và cho cùng một kết quả. Vì thế khoa học rất khó có thể chấp nhận những kinh nghiệm thiền định của các bậc tu hành bất kể các ngài đắc đạo như thế nào. Xin nhắc lại ý kiến của nhà vật lý Peter Hodgson trong cuốn BÊN NGOÀI KHOA HỌC đã dẫn ở trên:
“…kinh nghiệm cá nhân độc nhất, dù gây ấn tượng như thế nào đối với người nhận, không thể xem là một phần của khoa học”.
Giả sử có một thiền giả cao cấp đã chứng ngộ được những sự thật huyền nhiệm ở những cõi giới ý thức siêu linh, đồng thời lại là một nhà khoa học xuất chúng về vật lý, có khả năng quy kết những sự thật chứng ngộ được thành một định luật biểu thị dưới dạng toán học, liệu định luật đó có được khoa học công nhận không?
Câu trả lời là KHÔNG, nếu định luật đó không thể phát biểu được ở “ngôi thứ ba”, tức là không được kiểm chứng bởi những người khác ở địa vị hoàn toàn khách quan.
Thực chất vấn đề Đức Đạt Lai Lạt ma nêu lên cũng chính là vấn để hóc búa nhất của PSI ─ làm thế nào để kiểm chứng những ý thức nẩy sinh trong bộ não của những nhà ngoại cảm? Làm thế nào để biết ý thức thực sự diễn ra như thế nào ở các “vị thánh chữa bệnh”? Không có cách nào cả. Chúng ta chỉ có thể xác nhận đó là những hiện thực, những sự thật diễn ra trước mắt, để tin rằng đó là những phép lạ có thật. Đọc cuốn “Nguyễn Đức Cần, nhà văn hóa tâm linh” của Nguyễn Phúc Giác Hải và Nguyễn Tài Đức, do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2013, một người có thể chất tinh thần lành mạnh không thể không tin đó là sự thật. Cá nhân tôi, tôi hoàn toàn tin đó là sự thật, vì hai lý do: một, tôi có người nhà được cụ Cần chữa bệnh; hai, bản thân tôi có những trải nghiệm tâm linh nhất định, đủ để tôi tin vào sự tồn tại của những thế giới tâm linh khác và cao hơn thế giới vật chất của chúng ta. Tuy nhiên, niềm tin của cá nhân tôi và của hàng nghìn hàng vạn người khác không đủ để trở thành một phát biểu ở “ngôi thứ ba” mà khoa học yêu cầu. Đức Đạt Lai Lạt Ma viết:
“Tôi biết rằng có sự hoài nghi sâu sắc về các phương pháp ngôi thứ nhất trong khoa học hiện đại” (trang201, sách đã dẫn).
Nhưng ngài cho rằng ĐÃ ĐẾN LÚC khoa học phải tìm cách dung nạp những trải nghiệm chủ quan, nếu thực sự muốn khám phá bí ẩn của ý thức, bởi bản thân ý thức mang tính chủ quan:
“Do đó một nghiên cứu khoa học toàn diện về ý thức phải dung chứa cả hai phương pháp ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất” (trang 199, sách đã dẫn).
Đây thực sự là một lời mời gọi khoa học nhưng đồng thời là một thách thức quá lớn đối với khoa học, bởi nếu khoa học chấp nhận “ngôi thứ nhất” thì khoa học không còn là khoa học nữa, ít nhất là khoa học theo cách hiểu như hiện nay.
Riêng tôi, từ lâu tôi đã cho rằng có thể tiệm cận tới thế giới kỳ diệu của ý thức bằng một phương pháp hoàn toàn khác, đó là phương pháp của logic toán học, mà Kurt Gödel từng gợi ý. Để đi theo hướng này, nhà khoa học phải xây dựng cho mình một hệ tiên đề. Từ đó nêu lên các định lý, tập hợp các định lý sẽ tạo nên một lý thuyết logic về ý thức. Nếu lý thuyết này phù hợp với các hiện tượng thực tế liên quan đến ý thức thì nó sẽ được chấp nhận; ngược lại nếu mâu thuẫn với thực tế thì sẽ bị loại bỏ.

5/ Hệ tiên đề về ý thức của sự sống

Việc gán cho ý thức bản chất vật chất, như năng lượng hoặc một trường vật chất nào đó, sẽ gặp phải hai khó khăn lớn: Một, phải chỉ ra dạng vật chất đó, hoặc phải cân đong đo đếm được dạng vật chất đó; Hai, việc cố gắng giải thích bản chất vật chất của ý thức là mâu thuẫn với logic nhận thức.
Thật vậy, theo logic nhận thức mà Planck và Schrödinger đã nói (mục 2 ở trên), phải có ý thức thì mới nhận biết được vật chất, do đó việc quy giản ý thức thành vật chất là một quy trình ngược, trái với logic nhận thức!
Tóm lại, khái niệm ý thức phải được coi là một tiên nghiệm, không cần giải thích. Nhưng từ tiên nghiệm đó có thể nêu lên các tiên đề về sự hiện hữu của ý thức, làm cơ sở cho một hệ thống lý thuyết logic về ý thức. Cụ thể, tôi xin nêu lên Hệ tiên đề về ý thức của sự sống gồm 3 tiên đề sau đây:
Tiên đề 1: Ý thức là một dạng thông tin đặc biệt mà chỉ sự sống mới có, được gọi là thông tin ý thức (conscious information).
Tiên đề 2: Tồn tại một Trung Tâm Ý Thức trong vũ trụ.
Tiên đề 3: Bộ não là một cỗ máy sinh học có khả năng thu nhận, lưu trữ, xử lý và phát ra thông tin ý thức.
Nếu bạn hiểu Lý thuyết Thông tin, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận Tiên đề 1. Thật vậy, theo Lý thuyết Thông tin, thông tin là một hiện thực phi vật chất, nhưng nó biểu lộ thông qua vật chất. Hoàn toàn tương tự, ý thức cũng là một hiện thực phi vật chất, và cũng biểu lộ thông qua vật chất.
Nếu bạn hiểu ý kiến của Planck và Tesla như đã dẫn ở mục 2, bạn cũng sẽ dễ dàng chấp nhận Tiên đề 2. Xin nhắc lại, Planck nói: “Mọi vật chất bắt nguồn và tồn tại chỉ vì một lực… Chúng ta phải thừa nhận đằng sau lực này tồn tại một Trí Tuệ có ý thức và thông minh. Trí Tuệ này là cái sinh ra mọi vật chất”.
Tesla cũng nói: “Bộ não của tôi chỉ là một điểm tiếp nhận. Trong Vũ trụ tồn tại một trung tâm mà từ đó chúng ta nhận được tri thức, sức mạnh, cảm hứng.”
Nếu bạn từng so sánh bộ não với computer, bạn cũng sẽ dễ dàng chấp nhận Tiên đề 3. Vật chất của bộ não giống như phần cứng; ý thức lưu hành trong bộ não giống như thông tin lưu hành trong computer.
Với hệ tiên đề đó, tôi cho rằng có thể giải thích được hầu hết các hiện tượng về ý thức của sự sống, từ những hiện tượng thông thường ta gặp hàng ngày đến những chuyện khó hiểu như bí mật của các giấc mơ, từ những thiên tài khoa học như Einstein, Gödel… đến những vị thánh chữa bệnh như Bruno Gröning, Nguyễn Đức Cần,…
Thí dụ, Eisnstein giỏi hơn chúng ta không phải vì ông có bộ não tốt hơn chúng ta, như khoa học thần kinh muốn chứng minh, mà vì ông nhận được những thông tin đặc biệt từ Trung Tâm Ý Thức trong vũ trụ. Những nhà ngoại cảm hay các “vị thánh chữa bệnh” cũng vậy. Đó là lý do để ông thánh Bruno Gröning nói với những bệnh nhân được ông chữa lành rằng “Đừng cám ơn tôi, hãy cám ơn Thượng Đế”. Thượng Đế mà ông nói chính là Trung Tâm Ý Thức đã nói ở Tiên Đề 2.
Nếu ai chất vấn tôi rằng làm thế nào mà kiểm chứng các tiên đề nói trên, tôi xin trả lời rằng: Tiên đề là những mệnh đề được xây dựng trên niềm tin. Bất kỳ một lý thuyết khoa học nào cũng đều xây dựng trên một hệ tiên đề dựa trên niềm tin ban đầu. Toán học có hệ tiên đề Euclid, hệ tiên đề Hilbert,… Vật lý cũng có những tiên đề của nó, chẳng hạn, vũ trụ là đồng nhất và đẳng hướng, các định luật vật lý đúng trong mọi thời điểm của lịch sử hình thành vũ trụ,…
Hệ tiên đề về ý thức của sự sống nêu trên có thể không đầy đủ. Điều này là bình thường. Theo Định lý Bất toàn của Gödel, không tồn tại một hệ tiên đề nào vừa đầy đủ vừa phi mâu thuẫn. Vậy điều quan trọng nhất là ở chỗ lý thuyết xây dựng từ hệ tiên đề nói trên có  phù hợp với các sự kiện thực tế về ý thức hay không. Hiện còn quá sớm để nói điều này. Phải có thời gian nghiên cứu và kiểm chứng mới có thể có một kết luận chính xác. Nhưng trực giác gợi ý cho tôi thấy hệ tiên đề nói trên là hợp lý và hữu dụng để xây dựng nên một lý thuyết cho phép giải thích được phần lớn những hiện tượng về ý thức của sự sống. Vậy xin tạm thời bỏ ngỏ việc kiểm chứng tính hợp lý và hữu hiệu của hệ tiên đề nói trên cho những nghiên cứu tiếp theo.
Để kết, xin giải thích đôi lời tại sao tại sao nên áp dụng phương pháp tiên đề để nghiên cứu ý thức.
Vì vấn đề ý thức thực chất là vấn đề siêu hình (phi vật chất), không thể dùng khoa học vật chất để khám phá một đối tượng siêu hình. Chỉ có thể áp dụng triết học và thần học để xử lý các vấn đề siêu hình.  Tuy nhiên, triết học và thần học từ trước tới nay không được coi là khoa học chính xác, vì thế chưa có độ thuyết phục cao. Liệu có thể có một thứ triết học hay thần học có tính chính xác cao như toán học hay các khoa học vật chất không?
Một lần nữa, Kurt Gödel, tác giả của Định lý Bất toàn nổi tiếng, nói cho chúng ta biết rằng CÓ! Có thể có một thứ triết học hoặc thần học chính xác như thế. Ông nói:
“Triết học, với tư cách một lý thuyết chính xác, nên áp dụng cho siêu hình học như Newton đã làm đối với vật lý. Tôi cho rằng có nhiều khả năng sự phát triển của một lý thuyết triết học như thế sẽ xảy ra trong vòng 100 năm tới hoặc sớm hơn” (Philosophy as an exact theory should do for metaphysics as much as Newton did for physics. I think it is perfectly possible that the development of such a philosophical theory will take place within the next hundred years or even sooner) [10]
Ông cũng nói: “Tôn giáo cũng có thể được xây dựng như một hệ thống triết học dựa trên một hệ tiên đề” (Religion may also be developed as a philosophical system built on axioms). [10]
Bản thân Gödel đã áp dụng phương pháp tiên đề để chứng minh sự hiện hữu của Chúa ─ bài toán lớn nhất của triết học, thần học và siêu hình học nói chung [12]. Đó là một mô hình mẫu mực của việc sử dụng phương pháp tiên đề để giải quyết các bài toán của siêu hình học, như ông khuyên chúng ta nên làm.
Việc xây dựng Hệ tiên đề về ý thức của sự sống như tôi trình bầy ở trên là một thử nghiệm phương pháp tiên đề theo lời khuyên của Gödel.

6/ Kết luận

Kết luận 1: Ý thức không phải là vật chất.
Như chúng ta đã thấy, Planck và Schrödinger đều cho rằng phải có ý thức mới nhận thức được vật chất. Đó là quy luật tự nhiên. Do đó dùng khoa học vật chất để giải thích ý thức là đi ngược lại quy luật tự nhiên.
Mặt khác, theo Định lý Bất toàn của Gödel, mọi hệ tự quy chiếu (self-referential system) ─ hệ tự mình nói về mình ─ đều dẫn tới mâu thuẫn (dao sắc không gọt được chuôi). Việc dùng khoa học để giải thích ý thức, tức là dùng ý thức để giải thích ý thức, chính là một hệ tự quy chiếu, do đó dẫn tới mâu thuẫn. Đó là lý do khoa học thất bại trong nỗ lực giải thích bản chất của ý thức.
Kết luận 2: Để hiểu biết rõ hơn về ý thức, phải đi ra ngoài thế giới ý thức của con người.
Thật vậy, theo Định lý Gödel, muốn phán xét một hệ A đầy đủ hơn, phải đi ra ngoài hệ A. Tức là phải sử dụng những tiên đề bổ sung không nằm trong hệ A. Vì thế, muốn hiểu rõ thế giới ý thức của con người, phải đi ra bên ngoài thế giới ý thức của con người. Làm thế nào để thực hiện điều đó?
Theo tôi, có 2 con đường.
Con đường thứ nhất là con đường của các bậc tu hành đắc đạo, các bậc thiền giả cao cấp, những yogi bậc thầy, những nhân vật có sứ mệnh đặc biệt,… Những vị này có thể thoát xác, đạt tới những cảnh giới khác, tức là thoát ra bên ngoài thế giới ý thức của con người, do đó chứng ngộ được những sự thật mà người bình thường không thể biết. Sự chứng ngộ này chính là những “nhận thức chủ quan” mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đề cập đến. Tuy nhiên, tôi cho rằng những nhận thức chủ quan này khó có thể chia sẻ với khoa học, vì bản chất của khoa học chỉ thừa nhận những tri thức khách quan.
Con đường thứ hai chính là con đường Gödel đã nêu lên ─ con đường dùng triết học chính xác, dựa trên một hệ tiên đề được thừa nhận, từ đó suy ra những hệ quả logic tất yếu. Nhưng để triết học này có thể vượt ra ngoài thế giới ý thức của con người thì hệ tiên đề phải chứa đựng những niềm tin vượt ra ngoài thế giới ý thức của con người. Đó là lý do Hệ tiên đề về ý thức của sự sống do tôi nêu lên ở mục 5 chứa đựng những niềm tin vượt ra bên ngoài ý thức thông thường của con người, cụ thể là niềm tin vào sự tồn tại của Trung Tâm Ý Thức trong vũ trụ (như Planck, Tesla đã tin).
Với Hệ tiên đề đó, cùng với lý thuyết thông tin và khoa học computer, chúng ta có thể xây dựng nên một Lý thuyết về Ý thức của Sự sống rất phong phú.

Sydney, PVHg 25/07/2017

CHÚ THÍCH
[1] “The Most Human Human”, Brian Christian, Chương 5, trang 107
[2] http://izquotes.com/quote/259516
[3] http://techstory.in/max-planck/
[4] “Phương trình của Chúa” (Câu chuyện về Phương trình thâu tóm cả vũ trụ), Amir Aczel, bản dịch của Phạm Việt Hưng, NXB Trẻ 2004. Trên mạng: https://viethungpham.com/2012/11/30/phuong-trinh-cua-chua-gods-equation-sach-cua-amir-d-aczel/
[5] “Thế giới như tôi thấy”, Albert Einstein, bản dịch của Đinh Bá Anh, Nguyễn Vũ Hảo, Trần Tiễn Cao Đăng, NXB Tri Thức 2005, trang 20.
[6] Nguyên văn: “The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honors the servant and has forgotten the gift”.
[7] http://www.consciousazine.com/neuro-science-mania-man.html
[8] Xem “Nicola Tesla, Một Siêu Nhân” https://viethungpham.com/2016/07/13/nicola-tesla-a-super-man-nicola-tesla-mot-sieu-nhan/
[9] https://www.brainyquote.com/quotes/authors/n/nikola_tesla.html
[10] http://kevincarmody.com/math/goedel.html
[11] https://viethungpham.com/2016/07/13/nicola-tesla-a-super-man-nicola-tesla-mot-sieu-nhan/
[12] “Gödel chứng minh Chúa hiện hữu” https://viethungpham.com/2014/09/17/godel-chung-minh-chua-hien-huu-godel-proved-that-god-exists/
[13] http://www.goodreads.com/quotes/325387-consciousness-cannot-be-accounted-for-in-physical-terms-for-consciousness
[14] http://www.azquotes.com/quote/1396822

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét