CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 158/b
(ĐC sưu tầm trên NET)
[Chân dung James Garfield, không rõ tác giả - nguồn: LOC]
[William McKinley đang phát biểu trước công chúng - ảnh: Strohmeyer & Wyman, 1900.]
[Chân dung John F. Kennedy - ảnh: US Navy Photo, 1961.]
Theo Thế giới văn hóa tâm linh
26/11/2016 15:28
Hồ sơ mật : Vụ ám sát một tổng thống
Những giai thoại về các đời tổng thống Mỹ
Các đời tổng thống mỹ bị “Lời
nguyền 20 năm”, Tổng thống Andrew Johnson từng là một thợ may chưa bao
giờ đến trường học và chỉ bắt đầu tập viết từ năm 17 tuổi là những điều
thú vị mà nhiều người chưa biết về các đời tổng thống xứ “ Cờ Hoa”
Tên của các đời tổng thống
Trong lịch sử của các vị tổng thống, bên
cạnh những cái họ lập lại như Johnson, Harrison, và Roosevelt, còn có
hai tên lập lại cả họ lẫn tên, đó là George Bush và John Adams. Tương tự
như trường hợp của tổng thống hiện tại George W. Bush là con trai của
tổng thống thứ 41 là George Bush, tổng thống thứ 6, John Quincy Adams
chính là con trai của tổng thống thứ hai John Adams. Hai tổng thống Hoa
Kỳ mang họ Johnson là Andrew Johnson và Lyndon B. Johnson đều đã trở
thành tổng thống sau khi vị tổng thống tiền nhiệm bị ám sát là Abraham
Lincoln và John F. Kennedy nhận nhiệm sở cách nhau đúng 100 năm.
Số lượng tổng thống không trùng với số thứ tự
Thông thường, thứ tự tổng thống Mỹ được
đánh theo số thứ tự. Vị tổng thống đầu tiên là George Washington, tổng
thống thứ 44 Barack Obama là George Walker Bush. Nhưng thực tế, tổng
thống Mỹ chỉ có 42 người. Vì Stephen Grover Cleveland trúng cử tổng
thống năm 1892, sau đó bị thất bại trong lần bầu cử tiếp theo, 4 năm sau
ông lại trúng cử tổng thống. Nước Mỹ có tổng thống tái đắc cử, nhưng
chỉ được tính là một lần làm tổng thống, vì đảm nhiệm trong hai kỳ liên
tiếp. Duy chỉ có Stephen Grover Cleveland được tính là hai lần làm tổng
thống Mỹ. Do vậy, số lượng tổng thống Mỹ không trùng với số thứ tự.
Nhiệm kỳ tổng thống
Benjamin Harrison tại vị chỉ vỏn vẹn 31 ngày (năm 1841). Đây là vị tổng thống nắm quyền ngắn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ngược lại, Franklin D. Roosevelt (1933-1945) giữ kỷ lục giữ ghế tổng thống lâu nhất.
Benjamin Harrison tại vị chỉ vỏn vẹn 31 ngày (năm 1841). Đây là vị tổng thống nắm quyền ngắn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ngược lại, Franklin D. Roosevelt (1933-1945) giữ kỷ lục giữ ghế tổng thống lâu nhất.
Vị tổng thống gốc phi dầu tiên.
Ngày 4 tháng 11, Obama đánh bại John
McCain để trở thành tổng thống thứ 44 của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, và là
người Mỹ gốc Phi đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ được bầu vào chức vụ này. Trong
kỳ tổng tuyển cử này, ông giành được 365 phiếu đại cử tri, gấp hơn 2
lần so với số phiếu được bầu cho thượng nghị sĩ John McCain (163 phiếu).
Về số phiếu phổ thông, Obama giành được 53% so với 46% của McCain
Về nghề nghiệp
Khi bước lên cương vị tổng thống Hoa Kỳ
thì phân nửa đã từng là luật sư. Rất nhiều các vị tổng thống cũng đã
từng ở trong quân đội khi còn trẻ, nổi tiếng nhất có lẽ là tổng thống
Ulysses S. Grant, được nhắc đến trong lịch sử Hoa Kỳ nhiều hơn với vai
trò một vị tướng cao cấp trong quân đội. Người duy nhất đến từ kinh đô
điện ảnh Hollywood là tổng thống Ronald Reagan, nguyên là một tài tử và
nhà làm truyền thông. Tổng thống Andrew Johnson từng là một thợ may chưa
bao giờ đến trường học và chỉ bắt đầu tập viết từ năm 17 tuổi. Ông chỉ
chuyên mặc những bộ trang phục do chính ông tự may. Một số nghề nghiệp
khác được nhắc đến gồm có thầy giáo, kỹ sư, nông dân, và thương gia.
Lời nguyền 20 năm
Đây là lời nguyền lần đầu tiên được nhắc
đến vào năm 1931 trong cuốn Ripley’s Believe It or Not chuyên thu thập
những chuyện khó tin có thật. Bắt đầu từ tổng thống William Henry
Harrison đắc cử năm 1840, các vị tổng thống đắc cử vào những năm có số
không ở cuối, nghĩa là cứ cách mỗi 20 năm, như vào các năm 1880, 1900,
1920, v.v. đều qua đời trong lúc đương nhiệm, trong số đó có bốn vị tổng
thống bị ám sát đã kể ở trên. Ngoài ra còn có tổng thống Warren Harding
(đắc cử năm 1920) và tổng thống Franklin D. Roosevelt (đắc cử nhiệm kỳ
bốn năm 1940). Tổng thống Kennedy đắc cử năm 1960 được xem là người cuối
cùng vướng vào “lời nguyền 20 năm”. Tổng thống Reagan đắc cử năm 1980,
phục vụ hai nhiệm kỳ cho đến năm 1989 và qua đời năm 2004, thọ 93 tuổi.
Vị tổng thống kế tiếp đắc cử vào năm có số không ở cuối không ai khác
hơn là tổng thống đương nhiệm George W. Bush, đắc cử vào năm 2000.
Những vụ ám sát thất bại
Tổng thống Theodore Roosevelt bị ám sát
khi đã mãn nhiệm kỳ và đang chuẩn bị tái tranh cử. Ông bị bắn một phát
trúng ngực, nhưng viên đạn đã bị chậm lại khi đụng phải tập bài diễn văn
dài 100 trang gấp đôi của ông trong túi áo. Ông vẫn tiếp tục đọc xong
diễn văn rồi mới chịu đến bệnh viện điều trị, nhưng đã quyết định không
lấy viên đạn ra khỏi ngực. Tổng thống Ford bị ám sát hụt hai lần và cũng
là tổng thống duy nhất mà những người ám sát là phụ nữ. Được nhắc đến
nhiều nhất có lẽ là vụ ám sát tổng thống Ronald Reagan vào năm 1981. Sát
thủ đã bắn năm phát nhắm vào người tổng thống, nhưng chỉ có một viên
trúng vào lồng ngực của tổng thống ở vị trí rất gần tim. Mặc dù với vết
thương trầm trọng, ông đã không chết, và trở thành vị tổng thống đương
nhiệm đầu tiên sống sót sau khi bị bắn.
Cái chết của các tổng thống
Có hai tổng thống Mỹ chết đúng ngày độc
lập của nước Mỹ (4/7), đó là John Adams(1797-1801) và Thomas
Jefferson(1801-1809). Có 8 người chết khi đang tại vị, trong đó chỉ có
bốn người chết tự nhiên, đó là William Henry Harrison (1841), Zachary
Taylor (1850), Warren Gamaliel Harding (1923), Franklin Delano
Roosevelt (1945) và bốn người chết vì bị ám sát, Abraham Lincoln (1865),
James Abram Garfield (1881), William McKinley (1901) và John Fitzgerald
Kennedy (1963).
Xuân Hiếu
Mưu sát tổng thống, chuyện thường ngày ở Mỹ
Cục
điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa bắt giam Joseph Gargiulo, 40 tuổi, kẻ
có ý định ám sát Tổng thống Obama (nhưng chưa kịp thực hiện). Nhân dịp
này, truyền thông Mỹ khơi lại những vụ ám sát và mưu sát nổi đình đám
nhắm vào các tổng thống và những chính khách hàng đầu nước Mỹ.
![]() |
Vụ mưu sát Tổng thống Ronald Reagan |
Viên đạn dành cho Reagan
Ngày 30/3/1981, Tổng thống Mỹ Ronald
Reagan cùng các vệ sĩ vừa bước ra khỏi khách sạn Hilton ở Washington thì
một người nhảy ra khỏi đám đông gần đó, rút súng ngắn bắn liền 6 phát
vào tổng thống trước khi bị các vệ sĩ quật ngã. Một viên đạn trúng vào
ngực tổng thống. Thư ký báo chí của ông, một nhân viên mật vụ và một
cảnh sát cũng bị thương. Reagan lập tức được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Hung thủ John Hinckley là ai?
Trong quá trình điều tra, John Hinckley,
hung thủ 26 tuổi, thừa nhận rằng y đã thực hiện hành động ám sát tổng
thống để thu hút sự chú ý của nữ diễn viên Jodie Foster, người mà y đã
“phải lòng” sau khi xem bộ phim Taxi Driver của Martin Scorsese (1976).
Nói chung, y là một fan hâm mộ bộ phim thâm căn cố đế và việc bắn tổng
thống là mô-típ “người hùng thần kinh” quen thuộc.
Nhận thấy Hinckley có vấn đề về thần
kinh (thực ra do y là con nhà thế phiệt danh gia, bố là chủ một trong
những hãng dầu khí lớn nhất nước Mỹ, bạn thân của dòng họ Bush) tòa đã
cho y đi điều trị ở bệnh viện tâm thần. Ronald Reagan may mắn thoát chết
trong đường tơ kẽ tóc: viên đạn đi cách tim chỉ 1,5 cm và mắc kẹt lại
trong phổi của ông. Dù đã 70 tuổi, phải trải qua 4 cuộc phẫu thuật, chỉ
12 ngày sau ông đã có thể trở lại Nhà Trắng để điều hành đất nước.
Về sau, Tổng thống thứ 43 của Mỹ George
Bush (con), nổi tiếng về cách ngôn trí tuệ và sự hóm hỉnh, có phát biểu
rằng ám sát chính trị chính là một phần của văn hóa Mỹ.
Ám sát chính trị, chuyện xưa như trái đất
Trên thế giới, ám sát chính trị (nhắm
vào các nguyên thủ) đã diễn ra từ thời cổ đại. Có lẽ không ai không biết
chuyện hoàng đế La Mã Julius Caesar bị đâm chết ngay tại Viện Nguyên
lão. Ngày trước, ám sát nguyên thủ chủ yếu là với mục đích giành giật
ngôi vị, về sau này là với động cơ chính trị.
Nhớ lại, vụ ám sát ông hoàng Franz
Ferdinand tại Sarajevo của là nguyên cớ cho Thế chiến I bùng nổ. Hơn một
trăm cuộc mưu sát nhắm vào lãnh tụ Cuba Fidel Castro. Ngoài ra, mọi
người đều nhớ vụ mưu sát Lenin ở nước Nga Xô viết non trẻ, các vụ ám sát
Mahatma Gandhi, Indira Gandhi, Rajiv Gandhi ở Ấn Độ, hay hàng chục cái
tên khác như Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat, cựu Thủ tướng Pakistan
Benazir Bhutto, Olof Palme, Patrice Lumumba, Bashir Gemayel...
![]() |
Vợ chồng Kennedy vừa ra khỏi sân bay Dallas (trước khi bị ám sát) |
Ở Mỹ chỉ có những hung thủ đơn lẻ
Ở Mỹ tính đến nay đã có 4 vị tổng thống
bị giết chết - Abraham Lincoln (1865), James Garfield (1881), William
McKinley (1901), John Kennedy (1963). Hàng chụ vị tổng thống bị mưu sát
nhưng không thành.
Một điểm đáng chú ý: các vụ ám sát và
mưu sát tổng thống ở Mỹ đều được thực hiện bởi những cá nhân đơn lẻ chứ
không phải do các tổ chức tội phạm hay chính trị.
Vụ mưu sát tổng thống đầu tiên ở Mỹ xảy
ra vào năm 1835. Một người thợ sơn 35 tuổi Richard Lawrence đã bắn vào
tổng thống Andrew Jackson tại tòa nhà Capitol. May sao súng bị hóc. Tại
tòa, Lawrence nói rằng muốn trả thù Jackson về việc đã làm cho anh ta bị
thất nghiệp.
Tổng thống thứ 35 của Mỹ, John F.
Kennedy bị bắn bởi Lee Harvey Oswald vào ngày 22/11/1963. Và chỉ 2 ngày
sau đó, Oswald lại bị Jack Ruby, một chủ hộp đêm, giết chết. Tất cả đều
được thực hiện bởi các cá nhân đơn lẻ.
Ngoài ra còn có thể kể đến James Ray,
người đã giết mục sư Martin Luther King, hay Sirhan Sirhan, người đã
giết em trai Tổng thống John F. Kennedy, Thượng nghị sĩ Robert.
FBI bắt kẻ mưu sát Tổng thống Obama
Cục
Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ một người đàn ông từ Massachusetts,
nghi có ý định giết Tổng thống Barack Obama trong kỳ nghỉ của ông hồi
giữa tháng Tám, theo kênh truyền hình Fox News có sự tham chiếu tài liệu
của FBI.
|
Thiện Tâm
Theo RIA Novosti
Tiếc thương những tổng thống nhân từ và tài danh bị ám sát
Hồ Sĩ Viêm
Trong
lịch sử Hoa Kỳ đã từng có những vị tổng thống bị ám sát chết bất đắc kỳ
tử trong khi thi hành nhiệm vụ. Đó là các Tổng thống Abraham Lincoln,
James Garfield, William McKinley và John F. Kennedy. Như vậy là không kể
những vị tổng thống bị ám sát hụt hoặc bị bắn bị thương như Tổng thống
Ronald Reagan.
[Chân dung Abraham Lincoln, không rõ tác giả - nguồn: LOC]
Abraham
Lincoln là vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ. Ông sinh ra vào năm 1809
tại Hardin, tiểu bang Kentucky, trong một gia đình bình dân thợ thuyền
và nghèo khó. Năm ông lên 7 thì gia đình di chuyển về Indiana và định cư
tại quận hạt Spencer hiện tại. Tuy nhỏ nhưng ông đã biết giúp gia đình
xây một mái nhà bằng gỗ cây, chỉ có 3 mặt tường, còn một mặt là cái bếp,
với ngọn lửa âm ỉ suốt ngày đêm. Hai năm sau đó thì bà mẹ ông mất vì
một bệnh dịch trong vùng. Những năm tháng sau, người cha của Lincoln lấy
một người đàn bà góa đã có 3 con làm vợ, nhưng bà mẹ ghẻ này đối xử với
Lincoln, cũng như bà chị ông, rất tốt.
Lincoln
lớn lên và thật cao, cao đến 6 bộ và 4 inches và khá mạnh khỏe. Tuy
nhiên có lẽ vì chiều cao ảnh hưởng ít nhiều đến giọng nói, nên tiếng nói
của ông có âm thanh cao, nghe là lạ và dễ làm cho người ta bật cười khi
nghe ông kể chuyện. Tuy vì sinh sống phải làm việc bằng chân tay, nhưng
ý chí của ông mạnh mẽ, bao giờ cũng muốn vươn lên, nên bất cứ có thời
giờ rảnh nào là ông vùi đầu vào đọc sách. Đến năm 22 tuổi ông rời khỏi
gia đình và đáp chiếc thuyền máy xuôi về New Orleans. Tại đây ông làm đủ
nghề, nào là thư ký cho một tiệm, điểu khiển một máy xay, tham dự cả
việc lắp đường tàu hỏa, và làm người đưa thư. Tuy nhiên, tối nào ông
cũng chăm chú học hành và bắt đầu theo về ngành luật.
Khi
xẩy ra cuộc chiến với thổ dân da đỏ, ông tham gia vào đoàn quân tự
nguyện và giữ chức vụ đại úy. Năm 33 tuổi, ông cưới cô Mary Todd, một
nhà xã hội học danh tiếng trong vùng Lexington thuộc Kentucky, và tiếp
tục dấn thân vào đường chính trị. Khởi đầu, ông được bầu giữ một ghế
trong cơ quan tư pháp tiểu bang, tiếp theo là một nghị sĩ trong Quốc Hội
Mỹ. Thời gian này, ông nổi tiếng là người chống lại cuộc chiến với nước
láng giềng Mễ Tây Cơ.
Vào
năm 1858, chiến dịch vận động tranh cử thượng nghị sĩ của ông thất bại,
nhưng nhờ những cuộc tranh luận, địa vị chính trị của ông được toàn thể
dân chúng trong tiểu bang kính nể và mến chuộng. Từ đó bước thang chính
trị của ông rộng mở và ông được bầu làm Tổng thống vào năm 1860. Với ý
chí cương quyết chống lại chính sách nô lệ, ông được dân miền Bắc yêu
mến, nhưng các tiểu bang miền Nam lại cho ông là người đã phá hoại nền
kinh tế cũng như ý thức chính trị của dân chúng miền Nam. Thế là cuộc
nội chiến bùng nổ vào ngày 12-4-1861 khi viên đại bác đầu tiên của quân
lính miền Nam bắn vào pháo đài Charleston thuộc tiểu bang South
Carolina, do quân miền Bắc trấn đóng.
Vào
ngày 22-9-1862, Tổng thống Lincoln tuyên bố giải phóng cho tất cả những
người nô lệ trên toàn quốc. Tuy nhiên chỉ thực sự những người dân nô lệ
miền Bắc mới được tự do, còn tại miền Nam quân Liên Hiệp chống đối còn
nắm quyền hành, nên xiềng xích nô lệ vẫn còn gắn chặt vào cổ những người
nô lệ xấu số. Cho đến ngày 9-4-1865, tướng Robert E. Lee, khi tư lệnh
quân đội miền Nam đầu hàng với vị tướng của Tổng thống Lincoln là
Ulysses S. Grant tại tòa án Appomatox tại Virginia, thì cuộc nội chiến
chấm dứt, toàn nước Mỹ thu về một mối.
Năm
ngày sau đó, vào buổi tối ngày 14-4, Tổng thống và Đệ nhất phu nhân
Lincoln tham dự một buổi trình diễn tại nhà hát Washington. Ngay giữa
xuất hát, một kịch sĩ tên là John Wilkes Booth, cuồng tín ủng hộ miền
Nam, đã lẻn vào chỗ ngồi của Tổng thống Lincoln và bắn nhiều phát súng
vào lưng và đầu ông. Chỉ một ngày sau, vị tổng thống danh tiếng, nhân từ
và tài ba của lịch sử Hoa Kỳ, nhắm mắt vĩnh viễn lìa bỏ dương trần.
Sau
tổng thống Lincoln bị ám sát thì đến lượt tổng thống James Garfield bị
bắn vào ngày 2-7-1881. Tổng thống Garfield là tổng thống thứ 20 của Hoa
Kỳ. Ông sinh vào năm 1831 tại quận Cuyahoga tiểu bang Ohio. Khi ông mới
được 2 tuổi thì phụ thân ông mất, nên ông được bà mẹ và người anh lớn
nuôi nấng. Gia đình họ rất nghèo; do đó, ông có rất ít dịp được đến
trường học. Trong thời niên thiếu, ông phải chèo thuyền trên sông để
kiếm ăn và từ đó nuôi mộng hải hồ phiêu bạt.
Tuy
nhiên từ nhỏ ông đã nhận thấy việc học là cần thiết, nên có dịp là ông
đến trường bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Ông rất thông minh, học đâu
nhớ đó, vì vậy mà chẳng bao lâu ông có thể viết tiếng Latin bằng tay
phải, trong khi tay trái ông viết tiếng Hy Lạp. Có ý chí lớn nên cuối
cùng ông cũng tốt nghiệp đại học, và năm 1857 ông trở thành chủ tịch một
học viện. Năm sau, ông lấy cô Lucretia Rudolph, người bạn gái thuở nhỏ,
và hai người đã có 5 con trai và 2 gái.
Năm
1859, ông được bầu vào thượng viện tiểu bang. Rồi cuộc nội chiến xẩy
ra, ông tình nguyện gia nhập vào đoàn kỵ binh và chỉ một năm sau ông
được thăng lên đến bực tướng, một vị tướng trẻ nhất trong quân đội.
Chiến tranh chấm dứt, ông trở về thượng viện và làm việc tại nơi này
trong thời gian cả 18 năm trời. Cho đến năm 1880 với sự đề cử của đảng
Cộng Hòa, ông thắng cử làm vị tổng thống thứ 20 của Hoa Kỳ.
Nhưng
vào ngày 2-7-1881, trong một cuộc nghỉ hè, ông dùng đường xe lửa để di
chuyển. Khi đến Baltimore, tại nhà ga Potomac, ông đã bị một người tên
là Charles Julius Guiteau, một viên chức bất mãn, vì không được đề cử
một chức vụ lãnh sự ở nước ngoài, đã dùng súng bắn ông 2 phát vào lưng.
Vết thương của ông quá trầm trọng, nên sau 80 ngày nằm trên giường bệnh,
ông nhắm mắt từ trần. Tên sát nhân Guiteau bị treo cổ tại Washington
D.C. vào ngày 30-6-1882.
Tiếp
theo cái chết của Tổng thống Garfield là đến vụ tổng thống William
McKinley bị ám sát. Tổng thống McKinley là tổng thống thứ 25 của Hoa Kỳ.
Ông sinh ra tại thành phố nhỏ Niles, tiểu bang Ohio, vào năm 1843,
trong một gia đình làm nghề thợ rèn. Năm 17 tuổi ông đã theo học tại Đại
học đường Allegheny tại Pennsylvania, nhưng vì quá ốm yếu và kinh tế
gia đình thiếu thốn, ông đành bỏ học nửa chừng.
Năm
1861, tuy gầy gò, nhưng ông cũng xin gia nhập vào sư đoàn kỵ binh do
đại tá và tổng thống tương lai Rutherford B. Hayes điều khiển. Chiến
tranh chấm dứt, ông mang quân hàm trung tá đã xin giải ngũ để trở lại
đại học đường, theo về ngành luật. Trong chiến dịch vận động tranh cử
tống thống của người bạn quân ngũ Hayes, ông hoạt động rất tích cực và
hiệu quả. Ông cũng được bầu làm chưởng lý của quận Stark trong năm 1869.
Cuối năm này ông lấy cô Ida Saxtoin, con gái của một chủ nhà băng địa
phương. Nhưng sau khi sinh hai đứa con gái, mà không nuôi dưỡng được, vợ
ông bị bệnh kinh phong, rồi tê liệt cả nửa thân người. Bà đã mang sự
tàn phế này trong suốt cả cuộc đời còn lại.
Năm
1877, McKinley được bầu vào thượng viện và nắm giữ chủ tịch của đảng
Cộng Hòa. Năm 1896 ông đắc cử tổng thống. Trong nhiệm kỳ của ông, ông đã
giữ quốc gia Hoa Kỳ đứng trung lập trong cuộc chiến giữa Cuba và Tây
Ban Nha. Nhưng sau khi chiếc chiến hạm Maine của Mỹ bị nổ bí mật và xẩy
ra vài vụ lôi thôi với Tây Ban Nha, Tổng thống McKinley tuyên chiến. Sau
khi đoàn chiến thuyền Tây Ban Nha bị đánh bại tơi bời, Mỹ và Tây Ban
Nha đã đi đến ngưng chiến do hiệp định Ba Lê. Cuba tuyên bố độc lập và
Hawaii trở thành lãnh thổ của Hoa Kỳ.
Với
chiến công kể trên, Tổng thống McKinley dễ dàng thắng cử trong nhiệm kỳ
thứ nhì. Nhưng chỉ một năm sau, trong một buổi tham dự cuộc triển lãm
của hãng Máy bay Pan-American tại Buffalo Nữu Ước, ông vui vẻ bắt tay
dân chúng đông đảo đứng hoan hô ông. Khi ông vừa rút bông hoa cài trên
áo ông để tặng cho một cô bé gái, thì một người đàn ông bọc súng trong
một chiếc khăn tay tiến lại gần. Vừa đúng tầm súng, tên này bắn hai phát
liền làm Tổng thống McKinley ngã quị và ông lìa trần sau đó 8 ngày. Tên
sát nhân tên là Leon Czolgosz, là một người chủ trương vô chính phủ, đã
giết tổng thống McKinley vì muốn giết những nhà lãnh đạo hàng đầu. Tên
này bị lên ghế điện vào ngày 29-10-1901.
Tổng
thống bị ám sát cuối cùng là Tổng thống John F. Kennedy. Vụ ám sát này
còn mờ tối, vì kẻ sát nhân đã bị ám sát sau đó, nên người ta chưa tìm ra
rõ sự thật. Tổng thống Kennedy, trong cuộc thăm viếng Dallas, thuộc
tiểu bang Texas, đã dùng xe hơi mui trần đi từ Love Field đến Trade
Mart. Trong khi dân chúng đông đảo đứng dọc bên đường để hoan hô Tổng
thống Kennedy, thì tên nghi can Lee Harvey Oswald, đứng từ trên một tòa
nhà cao, dùng súng trường có ống kính nhắm viễn vọng tối tân để bắn ông.
Tên này bị bắt ngay, nhưng chỉ sau hai ngày Lee đã bị bắn chết ở ngay
Ty cảnh sát Dallas, bởi một người tên là Jack Ruby, chủ một hộp đêm tại
Dallas.
Vien Dong Daily News
Lời nguyền Nhà Trắng hay chỉ là biến cố ngẫu nhiên?
16:50 | 29/09/2015
Lời nguyền Nhà Trắng đã khiến cho 7 Tổng thống Mỹ qua đời trong vòng 120 năm. Và tất cả đều là những cái chết bất ngờ, nhiều uẩn khúc.
► Mời các bạn xem thêm: Những lời tiên tri của Vanga đáng sợ nhất lịch sử |
Lời nguyền Tippecanoe – lời nguyền Nhà Trắng
được cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhiều Tổng thống Mỹ trong
suốt một thời gian dài. Trong vòng 120 năm (từ năm 1840 – 1960), 7 Tổng
thống Mỹ đã qua đời đúng theo quy luật lời nguyền nghiệt ngã trên.
Tippecanoe là tên một trận chiến giữa
quân đội Mỹ do tướng William Henry Harrison chỉ huy (sau này là Tổng
thống thứ 9) với người dân bản địa do thủ lĩnh Tecumseh dẫn dắt. Trong
trận tranh hùng đó, đội quân của tướng William giành thắng lợi.
Theo một số tài liệu, do Tecumseh bại
trận nên người anh em của ông là Tenskwatawa đã nguyền rủa tướng
Harrison và những tổng thống Mỹ sau này. Theo đó, cứ khoảng 20 năm một
lần, bất kỳ tổng thống Mỹ nào nhậm chức sẽ chết trong thời gian tại vị.
Ông chủ Nhà trắng đầu tiên bị lời
nguyền nghiệt ngã đó đeo bám chính là tướng William Henry Harrison. Năm
1840, ông đắc cử Tổng thống đời thứ 9 của nước Mỹ. Ông giành được vị trí
tối cao này khi đã luống tuổi và giữ vững kỷ lục người già nhất đắc cử
Tổng thống Mỹ trong suốt 140 năm. Tuy nhiên, ông đã qua đời vì bị cảm
lạnh vào năm 1841. Do đó, ông cũng trở thành Tổng thống tại vị ngắn nhất
trong lịch sử.
20 năm sau, lời nguyền Tippecanoe
tiếp tục linh nghiệm. Lần này là Tổng thống Abraham Lincoln phải “chịu
trận”. Ông đắc cử và bị ám sát khi đang ở giữa nhiệm kỳ Tổng thống thứ
hai vào năm1865.
Năm 1881, Tổng thống James Garfield
cũng qua đời vì bị ám sát. Ông chỉ kịp ở trong tòa bạch ốc được 200 ngày
sau khi nhậm chức. Vào ngày 2/7/1881, luật sư bị tâm thần tên là
Charles J. Guiteau đã ám sát vị Tổng thống này.
Lời nguyền Tippecanoe tiếp tục linh
ứng với Tổng thống William McKinley năm 1901. Ông qua đời cũng vì bị ám
sát. Ông trở thành vị tổng thống Mỹ thứ 3 thiệt mạng vì nguyên nhân này.
Năm 1923, Tổng thống Warren Harding mất vì đau tim. Ông cũng được cho nạn nhân của lời nguyền Tippecanoe.
Năm 1945, Tổng thống Franklin
Roosevelt qua đời vì xuất huyết não và đột quỵ. Ông được cho là nạn nhân
thứ 6 của lời nguyền Nhà Trắng bí ẩn.
Lời nguyền Nhà Trắng đeo bám
các đời tổng thống Mỹ và bắt đầu hết “hiệu nghiệm” khi Tổng thống Ronald
Reagan vẫn còn sống sót trong chu kỳ 20 năm. Năm 1981, ông cũng bị ám
sát nhưng vẫn bảo toàn được tính mạng.
Lời nguyền này đến nay vẫn chỉ là suy
đoán, nhưng những điều thực sự diễn ra trong thực tế khiến không ít
người tin vào sự tồn tại của nó. Đây là một lời nguyền tâm linh hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên của số phận?
Theo Thế giới văn hóa tâm linh
Những điều ít biết về 14 tổng thống Mỹ phong tình nhất
Giới truyền thông cho rằng, trong số 45 Tổng thống Mỹ, có 14 người được coi là phong tình nhất. Tân Tổng thống Donald Trump từng bị ít nhất hơn 10 phụ nữ cáo buộc.
Tân Tổng thống Donald Trump.
Mặc dù cáo buộc ông Donald Trump từng
cưỡng hiếp mình ở New York trong các bữa tiệc sex do tỷ phú Jeffrey
Epstein tổ chức năm 1994, khi mới 13 tuổi, nhưng bà Jane Doe đã phải rút
đơn kiện hôm 3-11 sau khi nhận được nhiều lời đe dọa.
“Dính” tố cáo
Tờ Wall Street Journal cáo buộc tờ
National Enquirer chi 150.000 USD để mua chuyện ngoại tình giữa ông
Donald Trump với cựu người mẫu Karen McDougal, nhưng không đăng. Karen
McDougal đã giành giải Người mẫu của năm 1998 do tạp chí Playboy bình
chọn, đã hẹn hò với tỷ phú Donald Trump, bất chấp việc ông đã cưới bà
Melania. Sau khi chấm dứt cuộc tình bí mật với ông Donald Trump, Karen
McDougal được “mời ký hợp đồng” cam kết không tiết lộ chuyện này với bất
kỳ tờ báo nào, đổi lại cô nhận một khoản tiền lớn.
Cựu Tổng thống Bill Clinton từng bị người
tình Jones Paola tố cáo và đòi bồi thường 700.000 USD vì tội quấy rối
tình dục! Là Tổng thống đầu tiên phải xin lỗi trước toàn dân về bê bối
tình ái với bà Monica Lewinsky. Nhưng ông vẫn được tạp chí Forbes coi là
Tổng thống thành công nhất nước Mỹ, cho dù số người tình của cựu Tổng
thống phải lên tới hàng chục.
Nhà làm phim Joel Gilbert vừa đưa Danney
Williams, đến Washington hôm 1-11, để người tự nhận là “con rơi” của cựu
Tổng thống Bill Clinton phát biểu trước camera truyền hình tại CLB Báo
chí Quốc gia Mỹ. Điều đáng nói là ADN của Danney Williams đã được kiểm
tra 17 năm trước, khi mẹ ông bán câu chuyện này cho một tờ lá cải.
Và trong đoạn video đăng trên trang web
mới đây, người ta còn cáo buộc ông Bill Clinton từng sàm sỡ tới 3 lần
cựu phóng viên Leslie Millwee. Trước đó (9-10), nữ y tá nghỉ hưu Juanita
Broaddrick đã họp báo với ông Donald Trump để cáo buộc, từng bị ông
Bill Clinton hãm hiếp.
Cựu Tổng thống Bill Clinton. |
Người tình đầu tiên của ông Richard Nixon,
Tổng thống thứ 37 (20/1/1969 - 9/8/1974) là Ola Florence Welch, con gái
cảnh sát trưởng thành phố Whittier. Nhưng sau khi trở thành Phó Tổng
thống, ông Richard Nixon đã ngoại tình với bà Mariana. Và sau khi ông
Richard Nixon làm chủ nhà Trắng, bà Mariana đã chuyển tới ở Yorba Linda,
bang California.
Nguyên thủ…đa tình
Mặc dù số người tình của Tổng thống thứ 36
của nước Mỹ (27/8/1908 -22/1/1973) nhiều hơn so với ông John Kennedy,
nhưng ông Lyndon Johnson chỉ được xếp thứ hai. Chuyện tình sau hôn nhân
của ông Lyndon Johnson được mọi người chú ý hơn những việc trăng hoa
trước đó. Bởi sau khi kết hôn với bà Claudia Alta Taylor (21-11-1934),
ông Lyndon Johnson đã có cuộc tình dài với bà Alice Glass.
Mối quan hệ với ông Lyndon Johnson chỉ
chấm dứt (năm 1967) sau khi bà Alice Glass phản đối cuộc chiến tranh của
Mỹ ở Việt Nam. Và đáng kể nhất là cuộc tình với Brown - bà này từng
tuyên bố, con trai của mình là kết quả chăn gối với Tổng thống Lyndon
Johnson.
Tổng thống John Kennedy. |
Người ta nói rằng, cái chết bí ẩn của vị
Tổng thống thứ 35 (29/5/1917 - 22/11/1963) John Kennedy cũng ly kỳ và
hấp dẫn như những cuộc tình của ông. Và Tổng thống John Kennedy được
đánh giá là người phong tình nhất trong số 14 ông chủ Nhà Trắng.
Trước khi kết hôn với bà Jacqueline
Bouvier (12-9-1953), ông John Kennedy từng đến với bà Frances Cannon, bà
Charlotte McDonnell, bà Harriet "Flip" Price, bà Unga Arvad… Sau khi
thành gia thất, ông John Kennedy còn có quan hệ với diễn viên múa Blaze
Star, với họa sĩ tranh Mary Pinchot Meyer, với Ludith Campbell Exner,
với minh tinh màn bạc Marilyn Monroe.
Có người nói rằng, công việc chính của các
vệ sĩ khi đó là dọn dẹp số vật dụng của những phụ nữ qua đêm với ông
John Kennedy để lại trong phòng ngủ trước khi Đệ nhất phu nhân
Jacqueline Bouvier trở lại.
Vì người tình mà ông Dwight Eisenhower
(14/10/1890 - 28/3/1969), Tổng thống thứ 34 của nước Mỹ (với 2 nhiệm kỳ:
20/1/1953 - 20/1/1961) suýt từ bỏ con đường binh nghiệp. Tuy đã thành
gia thất, ông Dwight Eisenhower vẫn có cuộc tình sâu nặng với bà Kay
Summersby, nguyên là người mẫu, diễn viên điện ảnh. Sau khi trở thành
chủ nhân Nhà Trắng, ông Dwight Eisenhower vẫn luôn nhớ tới người tình
cũ.
Tổng thống…hạnh phúc nhất?
Được đánh giá là Tổng thống đặc biệt nhất
trong lịch sử, ông Franklin Roosevelt (30/1/1882 - 12/4/1945) là người
duy nhất tại nhiệm với 3 nhiệm kỳ (4/3/1933 - 12/4/1945). Điều đặc biệt
là ông đã chết trong trong tay người tình. Trước khi lấy vợ, ông từng có
mối tình với Frances Dana, cháu gái nhà văn Richard Henry Dana và Henry
Wadsworth Longfellow.
Sau khi kết hôn với bà Eleanor Roosevelt,
ông Franklin Roosevelt mắc bệnh bại liệt (1921). Nhưng trước đó ông vẫn
kịp ngoại tình với bà Lucy Page Mercer, thư ký của vợ. Ngoài bà Lucy
Page Mercer, ông Franklin Roosevelt còn có quan hệ với nữ thư ký Missy
Lehard, với Công chúa Na Uy Martha...
Thậm chí ông còn đưa một trong những người tình của mình vào vui thú ngay trong phòng tắm của Đệ nhất phu nhân.
Tổng thống Franklin Roosevelt. |
Tổng thống Warren Harding (2/11/1865 -
2/8/1923) nổi tiếng với cuộc tình ngay tại phòng làm việc ở nhà Trắng.
Điều đáng nói là trước khi lấy bà Flossie Mabel Kling DeWolfe, ông
Warren Harding không có một người tình nào. Nhưng sau khi lên xe hoa,
ông đã có cuộc tình với bà Carrie Fulton Phillips (kéo dài tới 15 năm).
Người tình thứ hai của là Nan Britton và
Elizabeth Ann Christian, đứa con riêng của họ đã chào đời tại Asbury
Park, bang New Jersey. Họ duy trì cuộc tình tới khi ông Warren Harding
đắc cử Tổng thống.
Tổng thống ngoại tình đầu tiên?
Với 2 nhiệm kỳ, ông Woodrow Wilson
(28/12/1856 - 3/2/1924) là Tổng thống đầu tiên ngoại tình sau khi 2 lần
lên xe hoa. 28 tuổi, ông Woodrow Wilson lên xe hoa lần đầu với bà Ellen
Louise Axson. 30 năm sau, khi bước vào tuổi 58, ông lên xe hoa lần thứ
hai. Mọi người cứ tưởng sau khi bà Ellen Louise Axson chết, Mari Hebert
Peker, người tình của Tổng thống sẽ trở thành Đệ nhất phu nhân, nhưng
ông Woodrow Wilson đã quyết định cưới bà Edith Bolling Galt.
Ông Grover Cleveland (18/3/1837 -
24/6/1908) là Tổng thống duy nhất đưa con riêng của mình với người tình
vào cô nhi viện. Mối tình thời trai trẻ giữa Grover Cleveland với bà
Maria Halpin, một quả phụ đã khiến ông vô cùng khó xử bởi sau khi sinh
quý tử (9-1874), bà Maria đã đặt tên là Oscar Folsom Cleveland và lấy
tên bố là Grover Cleveland.
Sau khi đắc cử, ông Grover Cleveland trở
thành Tổng thống đầu tiên và duy nhất cử hành hôn lễ tại Blue room và
cũng là người đầu tiên của đảng Dân chủ làm ông chủ Nhà Trắng. Sau lễ
cưới, bà Frances Folsom trở thành Đệ nhất phu nhân trẻ nhất, ở Nhà Trắng
trong 2 nhiệm kỳ khác nhau và cũng là Đệ nhất phu nhân đầu tiên tái
giá.
Tuy thời gian nắm quyền ngắn (4/3/1881 -
2/7/1881), nhưng Tổng thống James Garfield lại nổi tiếng bởi vụ hẹn gặp
gái 18 tuổi khi đã lấy vợ. Sau khi lấy bà Lucretia Rudolph, ông James
Garfield đã có một cuộc tình đầy tai tiếng với bà Calhoun, nữ phóng viên
tờ New York Times.
Tổng thống Andrew Jackson (15/3/1767 -
4/3/1837) yêu say đắm từ khi mới 17 tuổi. Đến khi cưới vợ (8-1791), ông
Andrew Jackson lại phạm luật bởi khi đó Rachel Donelson Robards vẫn chưa
chính thức ly hôn với Lewis Robards, người chồng trước. Sai lầm này
không những trở thành đề tài khai thác của giới truyền thông, ám ảnh họ
suốt cuộc đời, mà còn ảnh hưởng tới chiến dịch vận động bầu cử năm 1828
của ông Andrew Jackson.
Tổng thống Thomas Jefferson (13/4/1743 -
4/7/1826) được coi là người lắm tài, nhiều tật. 19 tuổi, ông Thomas
Jefferson có mối tình đầu với bà Rebecca Burwell, và trở thành Tổng
thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ bị cuốn vào những cuộc phiêu lưu
tình ái. Mặc dù lên xe hoa với bà Martha Wayles Skelton và hứa với vợ
không đi bước nữa (sau cái chết của bà), nhưng ông Thomas Jefferson vẫn
quan hệ với Maria Hadfield Cosway và có con với Sally Hammings, nô tỳ da
đen. Tuy là người giàu có, nhưng ông lại chết trong cảnh nợ nần chồng
chất.
Tổng thống đầu tiên George Washington
(22/2/1732 - 14/12/1799) tuy cao 1,88m, nhưng khi gặp phái yếu lại tỏ ra
lúng túng, ngượng ngùng, thậm chí không thốt lên lời (hồi trẻ). Chuyện
tình của ông George Washington khá trắc trở. Bởi 20 tuổi, ông George
Washington thích cô Betsy Fauntleroy, nhưng bị khước từ.
Tổng thống George Washington |
Năm 1756, ông George Washington gặp cô
Mary Philipse, con gái chủ đất giàu có Frederick Philipse, cũng bất
thành. Và khi 26 tuổi, ông George Washington quyết định lấy bà Martha
Dandridge Custis, con gái duy nhất của chủ trang trại giàu có, góa phụ
đã có 2 con.
Điều khiến George Washington được coi là
một trong những Tổng thống phong tình nhất bởi trước hôm lên xe hoa, ông
mới dám bộc lộ tình yêu của mình với cô Sally Fairfax, vợ của George
William Fairfax, vừa là bạn thân vừa là hàng xóm. Và sau khi lấy vợ, ông
vẫn quan hệ với bà Marley./.
Nguồn: baophapluat.vn
CHUYỆN THÚ VỊ VỀ CÁC TỔNG THỐNG MỸ:
Nước Mỹ đã có 44 đời tổng thống. Tuy nhiên, nhiều chi tiết về từng vị đến nay vẫn là những điều thú vị bởi ít người biết đến
Bang
có nhiều người làm tổng thống (TT) Mỹ nhất là Ohio, với 7 vị, kế tiếp
là New York (6 vị), Virginia (5), Massachusets (4), Texas, Tennessee và
California mỗi bang 3 vị. Có một TT Mỹ khác cũng xuất thân từ bang
Illinois như ông Barack Obama là Abraham Lincoln.
Những kỷ lục
TT
đầu tiên của Mỹ, George Washington (1789-1797), là vị duy nhất nhận
được 100% phiếu bầu của cử tri. Ông cũng là vị TT đầu tiên được in hình
trên tem bưu chính.
Người
giữ chức vụ TT Mỹ lâu năm nhất là Franklin Delano Roosevelt
(1933-1945). Ông cũng là vị TT duy nhất chiến thắng trong 4 cuộc bầu cử.
William Henry Garrison là người có thời gian làm TT ngắn nhất. Ông nhậm
chức khi đang mang trong người nhiều căn bệnh và đã qua đời khi chỉ một
tháng sau (từ 4-3 đến 4-4-1841).
Vị duy nhất giữ chức vụ TT trong 2 nhiệm kỳ không liên tục nhau là Grover Cleveland (1885-1889 và 1893-1897).
TT
lớn tuổi nhất là Ronald Reagan (1981-1989). Khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu,
ông đã 69 tuổi 11 tháng 14 ngày. TT trẻ nhất là Theodor Roosevelt
(1901-1909). Ông trở thành TT không qua bầu cử khi mới 42 tuổi 10 tháng
18 ngày. John Kennedy (1961-1963) là vị TT trẻ nhất vào thời điểm bầu cử
(43 tuổi rưỡi). Ông cũng là hướng đạo sinh đầu tiên ở Mỹ trở thành TT.
TT
Mỹ cao nhất là Abraham Lincoln (1861-1865), với 1,93 m; còn vị thấp
nhất là James Medison (1809-1817) - 1,63 m. TT nặng ký nhất là William
Taft (1909-1913) - hơn 135 kg.
Ngoài
ra, Theodor Roosevelt là vị TT đầu tiên đi vòng quanh tất cả 48 bang
của Mỹ lúc đó. Ông cũng là TT đầu tiên lái máy bay, đặc biệt đó là một
trong những mẫu máy bay cũ nhất. Richard Nixon (1969-1974) là TT Mỹ đầu
tiên đến thăm Trung Quốc và Liên Xô. Tuy nhiên, Bill Clinton (1993-2001)
mới là TT đi công du nước ngoài nhiều nhất. Ông đã đến 133 quốc gia.
Trong khi đó, TT đầu tiên xuất bản các đầu sách tiểu thuyết là Jimmy
Carter (1977-1981).
John
Taylor (1841-1845) có nhiều con nhất trong các vị TT nước Mỹ. Ông có 8
con với người vợ thứ nhất và 7 con với người vợ thứ hai. Người con út
sinh ra khi ông đã ngoài 70 tuổi. TT Mỹ duy nhất không lấy vợ là James
Buchanan (1857-1861). Ông đã từng đính hôn, nhưng vị hôn thê của ông hủy
hôn ước và chẳng bao lâu thì qua đời. Còn Grover Cleveland lại là TT
duy nhất tổ chức đám cưới ngay tại Nhà Trắng.
TT
Mỹ có tài năng kỳ lạ nhất là James Garfield (từ tháng 3 đến tháng
9-1881). Ông có thể sử dụng viết nhuần nhuyễn cả hai tay và là người
biết nhiều ngôn ngữ. Ông có thể cùng lúc một tay viết chữ Hy Lạp cổ và
tay kia viết chữ Latinh. Ngược lại, TT Andrew Johnson (1865-1869) là
người không bao giờ... đến trường. Chính vợ ông là người xóa mù chữ cho
ông.
Xét
về mặt tài sản, TT Andrew Johnson là một trong những vị TT Mỹ nghèo
nhất. Trong khi đó, những TT giàu nhất là George Washington và John
Kennedy. Tài sản của ông Washington ước tính trị giá 900 triệu USD (theo
giá trị bây giờ); còn của ông Kennedy, được thừa hưởng từ cha mẹ,
khoảng 850 triệu USD (theo tạp chí Forbes).
“Lời nguyền Tecumseh”
Tecumseh
là tù trưởng bộ lạc da đỏ hùng mạnh Shawnee đầu thế kỷ 19, nổi tiếng về
lòng dũng cảm. Ông tin vào nguyên tắc: Tất cả đất đai ở Mỹ đều là tài
sản chỉ của thổ dân người Mỹ và vùng đất này không thể được một bộ lạc
nào mua bán hoặc sang nhượng. Khi chính quyền Mỹ từ chối công nhận
nguyên tắc này, ông đã liên kết với thổ dân Mỹ ở Old Northwest và ở phía
Đông thung lũng Mississippi thành một lực lượng quân sự để chiến đấu
cho quyền của thổ dân Mỹ trên đất của mình. Thế nhưng, kế hoạch của
Tecumseh đã thất bại cùng với việc em trai ông, Tenskwatawa, thua trong
trận chiến lịch sử Tippecanoe. Tenskwatawa không chỉ nổi bật là một
chiến binh mà quan trọng hơn, còn là thủ lĩnh tinh thần của bộ lạc
Shawnee. Trận Tippecanoe được xem là hòa, bởi vì cuối cùng, quân đội Mỹ
đã rút lui. Tuy nhiên, nó làm tiêu tan sức mạnh của người Shawnee và nổi
tiếng trong lịch sử là đánh dấu sự sụp đổ của phong trào quân sự của
thổ dân Mỹ. Khi Tecumseh quay lại, ông phóng thích các tù binh mà người
Shawnee đã bắt giữ; gửi trả họ về cho tướng William Henry Harrison kèm
theo một thông điệp huyền thoại mà sau này được người Mỹ gọi là “lời
nguyền Tecumseh”.
Nội
dung thông điệp như sau: Harrison sẽ trở thành tổng tư lệnh, nhưng ông
ta sẽ không kết thúc nhiệm kỳ của mình; ông ta sẽ chết khi còn đang giữ
chức vụ... Và sau Harrison, cứ 20 năm, bất cứ vị tổng tư lệnh nào được
chọn lên vào năm kết thúc bằng số 0 cũng đều chết trước khi kết thúc
nhiệm kỳ. Tecumseh nhấn mạnh: “Rồi khi mỗi một vị chết, mọi người sẽ nhớ
đến cái chết của dân chúng ta”.
Tuy
chỉ là chuyện huyễn hoặc, song “lời nguyền Tecumseh” đã phần nào được
thực tế chứng minh. William Henry Harrison được bầu làm TT Mỹ và chết
sau khi nhậm chức đúng một tháng, vào năm 1841. Nạn nhân thứ hai của lời
nguyền là Abraham Lincoln. Ông đắc cử TT Mỹ vào năm 1860 và bị ám sát
vào năm 1865, sau khi tái đắc cử năm 1864. Vị thứ ba là TT James Abram
Garfield, đắc cử năm 1880, bị ám sát ngày 2-7-1881. TT thứ tư là William
McKinley, đắc cử năm 1900 và bị ám sát ngày 6-9-1901. TT Warren
Gamaliel Harding đắc cử năm 1920 và chết ngày 2-8-1923 vì bị đầu độc
thức ăn, là nạn nhân thứ năm. Kế tiếp, TT Franklin Delano Roosevelt, đắc
cử năm 1940, chết ngày 12-4-1945 vì bị đột quỵ. Vị thứ bảy là John
Fitzgerald Kennedy, đắc cử TT năm 1960 và bị ám sát ngày 22-11-1963.
Tuy
nhiên, có một vị thoát khỏi “lời nguyền Tecumseh”- TT Ronald Wilson
Reagan. Ông đắc cử năm 1980, đã may mắn thoát chết khi bị mưu sát ngày
30-3-1981. Ngoài ra, TT George W. Bush, đắc cử năm 2000, cũng là nhân
vật bị lời nguyền huyền thoại đó ám ảnh, song ông cũng đã vô sự sau hai
nhiệm kỳ TT Mỹ nhiều khó khăn.
Hình TT Mỹ trên giấy bạc
TT
Mỹ đầu tiên, George Washington, được in hình trên tờ giấy bạc 1 USD.
Hình TT thứ ba Thomas Jefferson được in trên tờ giấy bạc 2 USD. TT thứ
16 Abraham Lincoln - tờ 5 USD; TT thứ bảy Andrew Jackson - tờ 20 USD; TT
thứ 18 Ulysses Grant - tờ 50 USD.
Ở
những giấy bạc mệnh giá lớn, TT Mỹ thứ 25 William McKinley, được in
hình trên tờ 500 USD; TT thứ 22 Grover Cleveland - tờ 1.000 USD; TT thứ
tư James Medison - tờ 5.000 USD và TT thứ 28 Woodrow Wilson – tờ 100.000
USD.
(Sưu tầm trên mạng)
Bao thập kỉ qua, những câu chuyện xung quanh Nhà Trắng luôn là đề tài được nhiều người khai thác và phân tích. Không chỉ riêng những nhà Tổng thống Mỹ mới được giới truyền thông ưu ái mà còn cả các thành viên khác trong gia đình cũng rất được quan tâm. Dĩ nhiên, phải kể đến các vị đệ nhất phu nhân của Nhà Trắng. Vô vàn những mẫu chuyện thú vị về các đời Đệ nhất phu nhân nước Mỹ sẽ được tiết lộ
(Lược dịch từ thelist.com)
Nguồn gốc tên gọi “Đệ nhất phu nhân”
Vẫn
chưa có câu trả lời hoàn chỉnh nào cho sự xuất hiện của cách gọi “Đệ
nhất phu nhân”. Được biết, Dolley Madison, vợ Tổng thống thứ 4 của Hoa
Kì - James Madison, được gọi là “Phu nhân Madison", khi bà qua đời năm
1849, người ta đã gọi bà là “Đệ nhất phu nhân” như một cách để tỏ lòng
kính mến và khen ngợi. Julia, vợ của John Tyler đã từng được gọi là “Bà
Tổng Thống". Vào năm 1858, khi Harriet Lane, cháu gái của James Buchanan
- nữ tiếp viên cho tổng thống, được gọi “Quý cô Nhà Trắng", một nhà báo
sau đó là đổi thành “Đệ nhất phu nhân của vùng"
Nhưng cái tên vẫn chưa được hình thành cho đến khi Lucy vợ của Rutherford B. Hayes được gọi là “Đệ nhất phu nhân" vào năm 1877.
Martha Washington có cảm giác mình là “tù nhân liên bang"
Kể
từ khi Martha Dandridge Custis Washington trở thành vợ Tổng thống, mọi
người thường gọi Marthe là “ Bà Washington" hoặc “Bà Tổng thống của
chúng tôi". Martha gặp George Washington vào năm 26 tuổi, khi đó, bà đã
có 4 người con nhưng 2 trong số đó đã qua đời. Họ cưới nhau năm 1759,
nhưng không có con.Matha là một người bạn đời tuyệt vời, luôn ở cạnh
chồng mình để ủng hộ tinh thần cho ông trong thời gian ở trại Cách mạng
Chiến tranh của Tổng thống George.
Mặc
dù, bà rất mực yêu thương chồng mình, nhưng cũng không muốn từ bỏ tổ ấm
của mình ở Mount Vermon, cũng chính vì lẽ đó, bà ví những năm tháng khi
Washington trở thành tổng thống, bà như đang ở “nhà tù liên bang".
Dolley Madision đã cứu một phần của lịch sử
Dolley
Payne Todd Madison với tính tình năng động và vui vẻ, đã tạo ra sự ảnh
hưởng to lớn cho vị trí “Đệ nhất phu nhân”. Bà là người đầu tiên trải
nghiệm cảm giác của một “Đệ nhất phu nhân" trước cả khi chồng bà được
chọn làm tổng thống. Khi Dolley là Bộ trưởng bộ ngoại giao cho Tổng
thống Thomas Jefferson, trên tinh thần giúp đỡ Jefferson, bà đã đi cùng
ông tham dự nhiều sự kiện trọng đại, không khác một “Đệ nhất phu nhân"
khi sánh vai cùng Jefferson.
Khi bà
trở thành “Đệ nhất phu nhân” chính thức năm 1809, bà đã tổ chức ngày lễ
nhậm chức đầu tiên. Trong lúc ở Nhà Trắng, bà đã từng phục vụ kem cho
mọi người và nhận được nhiều sự yêu mến.
Trong
cuộc tấn công của Anh Quốc vào Nhà Trắng năm 1814, Dolley đã phải chạy
trốn khỏi nơi đó, bà đã bảo nhân viên của mình phải bảo vệ chân dung
Gilbert Stuart của George Washington thay vì bảo vệ tài sản của chính
mình. Mặc dù sau này, Dolley không còn là vị Đệ nhất phu nhân nữa thì bà
vẫn luôn được mọi người nhớ đến.
Câu chuyện của Lousia Adams
Louisa
Catherine Johnson Adams vị Đệ nhất phu nhân đầu tiên không sinh tại Mỹ
mà là ở Anh. Louisa thường tổ chức những buổi tiệc hỗ trợ John Quincy
Adams trong cuộc đua vào Nhà Trắng của ông. Một đêm trước khi cuộc bầu
cử diễn ra, Lousia đã mời 67 hộ dân đến nhà bà dự tiệc trà. Ngày tiếp
theo, Adams giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Song, bữa tiệc đó trở
thành nỗi ám ảnh của John khi được xem là để mua chuộc mọi người và
khiến tinh thần Lousia sa sút nghiêm trọng.
Mary Todd Lincoln là một người nghiện mua sắm
Mary
là một trong những vị Đệ nhất phu nhân gây tranh cãi nhất lịch sử, với
nhiều lí do khác nhau. Chỉ một thời gian ngắn sau cuộc bầu cử năm 1860,
với tốc độ “chóng mặt” bà nhanh chóng trở thành người nghiện mua sắm.
Trong vòng 4 tháng, bà mang về cho mình 400 đôi găng tay.
Cú
sốc sau cái chết của đứa con thân yêu Willie do cơn sốt thương hàn đã
khiến bà không kiểm soát được bản thân và mua sắm một cách vô độ. Bà
thật sự đã gặp khủng hoảng về tài chính với khoản nợ $400,000 cũng như
tinh thần kiệt quệ.
Chỉ 1 năm sau bà
lại chịu thêm cú sốc khi chứng kiến cảnh chồng bị ám sát. Tình trạng
tinh thần của bà ngày một trở nặng, năm 1875 người con trai Robert cho
mẹ mình vào viện tâm thần. Tại đây, bà đã cố tự sát 2 lần. May mắn thay,
Myra Bradwell - một trong những vị nữ luật sư đầu tiên của Hoa Kì, đã
giúp Mary thoát khỏi viện tâm thần sau 4 tháng.
Bí mật động trời của Ida McKinley
Ida
Saxton và William McKinley cưới nhau vào năm 1871. Tuy nhiên, cuộc sống
của cả hai không mấy suôn sẻ. Việc ra đi khá sớm của hai người con của
họ khiến bà hoàn toàn suy sụp. Bà mắc phải hội chứng động kinh, nhưng bà
vẫn sát cánh bên chồng, giúp William vượt qua mọi khó khăn trước khi
bệnh tình trở nặng.
Tại thời điểm
William chạy đua vào Nhà Trắng năm 1896, những tin đồn về sức khoẻ của
bà ảnh hưởng nhất định đến chiến dịch, nhưng không ai chỉ ra bà thực sự
bị gì. Sau khi cuộc bầu cử thành công, hai vợ chồng vẫn cố tỏ ra bình
thường. Trong các buổi gặp mặt ở Nhà Trắng, bà thường ngồi và cầm một bó
hoa, vì thế bà không cần phải vẫy tay chào mọi người.
Tổng thống McKinley bị ám sát vào năm 1901, ngã quỵ ngay cạnh Ida.
Cuộc hôn nhân sắp đặt giữa Eleanor và Franklin Roosevelt
Cả
hai là anh em họ hàng xa và đám cưới diễn ra vào năm 1905. Họ có với
nhau 6 người con (1 người chết lúc hạ sinh). Bà đã vô cùng đau khổ khi
phát hiện ra Roosevelt có tư tình với Lucy Mercer, thư kí của bà. Bà
quyết định gửi đơn ly hôn, nhưng mẹ chồng Sara lại đe doạ sẽ cắt tài
chính của Roosevelt nếu ông ly hôn với vợ mình. Eleanor đồng ý tiếp tục
cuộc hôn nhân với 2 điều kiện: Roosevelt phải chấm dứt với Mercer và
Eleanor không tiếp tục ngủ chung giường với Franklin.
27
năm sau, mối quan hệ của họ chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Khi ông bị
tàn phế do bệnh bại liệt, bà đã giúp ông như “mắt, tai, chân” trong
suốt thời kì quá độ và Chiến tranh Thế giới thứ 2, bà bên cạnh ông suốt 4
nhiệm kì. Eleanor có một mối quan hệ mật thiết, mờ ám với nhà báo
Lorena Hickok vào năm 1930.
Khi Tổng
thống Roosevelt qua đời ở Warm Springs vào năm 1945, Eleanor đã phát
hiện rằng Franklin và Mercer chưa từng chia tay nhau như đã hứa với bà.
Bà đau đớn tột cùng khi biết mình bị phản bội bởi chồng và chính con gái
ruột Anna, khi trở thành cầu nối cho cuộc tình vụng trộm của cha.
Câu chuyện đau lòng của Jackie Kennedy
Jacqueline
Lee Bouvier đã gặp John F. Kennedy ở một buổi tiệc, họ phải lòng nhau
và rồi kết hôn năm 1953. Họ luôn muốn có một mái ấm đông thành viên,
Jackie cực kì khó khăn mới hạ sinh được Caroline và John Jr. và 1 người
con đã mất. Cuộc hôn nhân không mấy vui vẻ vì tính bay bướm của Kennedy.
Năm
1963, Jackie là Đệ nhất phu nhân đầu tiên sinh con trong khi chồng đang
trong nhiệm kì. Patrick Bouvier Kennedy sinh ra vào ngày 7 tháng 8 năm
1963, mắc phải hội chứng suy hô hấp nghiêm trọng nên chỉ sống được 2
ngày. Nhờ vào sự ra đi của đứa con, Kennedy đã yêu thương vợ mình hơn,
không may thay, Kennedy đã bị ám sát vào 3 tháng sau đó.
Betty Ford đối mặt với bệnh ung thư vú và cơn nghiện
Elizabeth
Anne Bloomer Ford đã phá vỡ mọi khuôn phép của các vị Đệ nhất phu nhân
đi trước. Bà là giáo viên dạy nhảy hiện đại và đã có một đời chồng vào
thời điểm gặp gỡ Gerald Ford năm 1947. Họ đã kết hôn và có với nhau 4
người con, Gerald vẫn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp chính trị của mình.
Năm 1973. Richard Nixon đã cho Ford là phó Tổng thống. Sau đó, năm 1974,
Nixon từ chức và Ford đã lãnh nhiệm chức vị tổng thống mà không cần
thông qua cuộc bỏ phiếu.
Betty Ford
luôn thẳn thắn khi đề cập về các chủ đề như phá thai, nữ quyền và ly
hôn. Sau một thời gian ngắn làm Đệ nhất phu nhân, bà phát hiện mình mắc
bệnh ung thư vú và phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ. Thay vì giữ im lặng
bà đã lên tiếng và chia sẻ nỗi niềm của mình với cộng đồng.
Dần
dần cuộc sống của bà phụ thuộc vào thuốc giảm đau và rượu. Nhưng mọi
thứ dần mất kiểm soát và gần như sụp đổ khi Ford ra đi vào năm 1976.
Trước năm 1978, nhờ vào sự can thiệp của gia đình, Betty đã chấp nhận
điều trị và phục hồi nhanh chóng.
Vườn hoa Nhà Trắng đầy sức sống nhờ Michelle Obama
Michelle
LaVaughn Robinson là cố vấn pháp luật cho Barack Obama, lúc họ gặp nhau
vào năm 1989. Cả hai kết hôn vào năm 1992 và có với nhau 2 người con,
Sasha cùng Malia, gia đình chuyển vào Nhà Trắng năm 2009.
Chiến
dịch “Let’s Move” của Michelle về việc chống lại bệnh béo phì ở trẻ em
đã là một nguồn động lực giúp đỡ những đứa trẻ ăn uống tốt và chăm vận
động hơn. Ngay cả trước khi chương trình diễn ra, bà cũng đã trồn hẳn
một vườn rau tại Nhà Trắng. Đây được xem là nỗ lực to lớn của Michelle.
Vườn rau của Michelle đã cung cấp thực phẩm cho nhà Obama và cả thực
khách.
Ba vị Đệ nhất phu nhân qua đời khi còn ở tại Nhà Trắng
Hầu
như học sinh ở Mỹ đều được học về 8 vị tổng thống ra đi tại Nhà Trắng
là William Henry Harrison, Zachary Taylor, Warren Harding, and Franklin
Delano Roosevelt, Abraham Lincoln, James Garfield, William McKinley, và
John F. Kennedy. Nhưng hiếm ai biết về ba vị Đệ Nhất Phu Nhân đã qua đời
tại nhà Trắng.
Letitia Christian lên
cơn đột quỵ trước khi chồng mình John Tyler được chọn làm phó tổng
thống năm 1849. Tyler đã cùng vợ sống ngày tháng vui vẻ ở WIlliamsburg,
thay vì chuyển tới Washington, D.C. Sau khi, Tyler trở thành tổng thống
sau cái chết của William Henry Harrison, Lettita lại lên cơn đột quỵ lần
nữa và qua đời khi 51 tuổi năm 1842.
Caroline Harrison - vợ Benjamin Harrison, đã qua đời vì bệnh lao năm 1892 khi 60 tuổi.
Cuối cùng là Ellen Axson Wilson - vợ của Woodrow Wilson, đã mất năm 1914 ở tuổi 53.
Nhận xét
Đăng nhận xét