CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 99/b
(ĐC sưu tầm trên NET)

True Biology: Nền Sinh học chân chính
Vụ thảm sát ở Bình Phước thật ghê sợ, nhưng xem ra nó cũng chỉ là một cái gạch đầu dòng trong một bản liệt kê rất dài những tội ác ghê sợ diễn ra hàng ngày ở Việt Nam và trên khắp thế giới ngày nay. Hồi mới đến Úc cách đây ngót hai chục năm, tôi kinh hoàng trước một vụ thảm sát 11 nhân mạng ở Adelaide (thủ phủ tiểu bang Nam Úc). Mỗi nạn nhân bị giết tại một thời điểm khác nhau, nhưng tất cả đều bị chặt thành từng đoạn rồi bị ném vào thùng đựng a-xít để phi tang… Mới đây, một cô gái gốc Việt ở Canada đã thuê người giết cha mẹ…
Nếu
nhận định của Lý Tường Hải mang tính chất khái quát thì những nhận xét
sau đây của Vương Sóc, một nhà văn Trung Quốc hiện đại, làm cho chúng ta
rùng mình:
Tư
cách của Vương Sóc buộc chúng ta phải suy ngẫm nghiêm túc về những lời
ông nói. Trong một cuộc thăm dò dư luận ở Thượng Hải đầu những năm 1990,
người dân Thượng Hải được quyền bình chọn những nhà văn yêu thích nhất,
Vương Sóc được xếp thứ ba, sau Kim Dung và Lỗ Tấn. Đó là một sự thừa
nhận của xã hội Trung Quốc hiện đại đối với những ý kiến của Vương Sóc.
Nói cách khác, tình trạng VÔ ĐẠO là một sự thật không thể chối cãi được,
và tình trạng ấy bắt đầu từ khi người ta “bỏ cái ba-lô đạo đức xuống”,
và “vứt bỏ lương tâm và sự thành thực đi từ đời nào rồi”.
Đó
là một cột mốc đánh dấu sự chuyển hướng của con thuyền nhân loại từ chủ
nghĩa duy linh sang chủ nghĩa duy vật, mở đầu cho một giai đoạn mới
trong lịch sử loài người, trong đó con người từ bỏ đức tin tôn giáo –
đức tin vốn đã tạo nên nền tảng đạo đức trong xã hội từ hàng ngàn năm
trước – để quay sang tôn thờ những học thuyết và tư tưởng vô thần, rồi
dần dần từng bước một tiến tới tình trạng vô đạo như ngày nay. Nói cách
khác, có một sợi xích vô hình nối liền các sự kiện ở Trung Hoa trong
thời đại của Vương Sóc với những sự kiện xẩy ra trong thời Victoria ở
Anh – những sự kiện làm cho nhiều người trong thời đại này bị sốc khi
được thông báo rằng họ thực ra chẳng có gì là cao quý cho lắm, vì tất cả
đều chỉ là hậu duệ của loài vật bốn chân mà thôi (!).

True Biology: Nền Sinh học chân chính
Khi dân chúng New York đến vườn thú Bronx vào ngày Thứ Bẩy 08/09/1906, họ được chứng kiến một trò biểu diễn mới lạ trong Chuồng Khỉ (Monkey House).

True Biology: Nền Sinh học chân chính
Khi tôi chân ướt chân ráo đến Úc (cách đây ngót hai chục năm), tôi gặp những khái niệm mới lạ: người Aborigines và những “thế hệ bị đánh cắp”. Mặc dù chưa hiểu rõ đó là cái gì, nhưng tần suất xuất hiện những bài báo về vấn đề này trên các phương tiện truyền thông lúc ấy đủ để cho tôi biết rằng đó là những vết thương nhức nhối trong lòng xã hội Úc từ bao lâu nay vẫn chưa giải quyết được.
Aborigines
là người thổ dân ở Úc, chủ nhân đầu tiên và xa xưa nhất của lục địa
này. Họ sống tập trung nhiều ở vùng đảo Tasmania (một đảo lớn ở nam Úc).
Người Việt ở Úc thường gọi họ là dân đảo. Thông qua báo chí, tôi được
biết người thổ dân nói chung có một tâm trạng bất mãn với xã hội, vì nhà
nước Úc chưa quan tâm đến những đau khổ và thiệt thòi của họ do những
người da trắng gây ra trong quá khứ. Nhiều tiếng nói đã cất lên từ nhiều
phía, không chỉ từ người thổ dân, mà ngay từ những người da trắng có tư
tưởng công bằng và yêu chuộng công lý, đòi trả lại sự công bằng cho
người thổ dân, đền bù cho thổ dân những thiệt hại mà họ từng phải gánh
chịu, trả lại đất đai cho họ, đòi phải tiến hành một cuộc hòa giải
(reconciliation) với thổ dân để hàn gắn các vết thương xã hội, thậm chí
đòi nhà nước Úc phải chính thức xin lỗi thổ dân…
Mặc
dù hiện nay ông đã rời khỏi chức thủ tướng, nhưng ấn tượng đẹp về ông
vẫn nằm trong trái tim của rất nhiều công dân Úc, trong đó có tôi. Trong
số các chính trị gia Úc mà tôi thấy, Kevin Rudd là một tâm hồn trí thức
chân chính, một người thực sự có tinh thần nhân bản. Trong diễn văn xin
lỗi thổ dân của ông ngày 13/02/2008, ông nhiều lần nhắc đến cụm từ
“stolen generation” (thế hệ bị đánh cắp). Đó là cái gì vậy?
Khi
hiểu ra những sự thật này, dù mới chỉ là 1% những sự thật bi đát về số
phận của người thổ dân, tôi thấy xót xa vô cùng. Trong khi không biết
làm gì để bầy tỏ sự thông cảm với người thổ dân, tôi chỉ ủng hộ họ bằng
một hành động vô cùng nhỏ bé là bỏ phiếu bầu cử cho những nhà chính trị
có xu hướng bênh vực thổ dân. Trong số những lá phiếu bầu cho đảng của
thủ tướng Kevin Rudd, có lá phiếu của tôi.
Trong
những năm 1800, trước khi Thuyết Tiến hóa của Darwin được phổ biến rộng
rãi, hầu hết mọi người đã sử dụng từ ngữ “races” (chủng tộc / sắc tộc /
sắc dân / giống người /…) để phân biệt các nhóm người như “sắc dân
Anh”, “sắc tộc Ai-len”,v.v. Tuy nhiên, tất cả những điều này đã thay đổi
từ năm 1859, khi Charles Darwin công bố cuốn sách của ông nhan đề “Về nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species). Hầu hết mọi người không để ý tới phụ chú của cuốn sách: “Sự bảo tồn những chủng loài ưu đẳng và cuộc đấu tranh sinh tồn” (The Preservation of Favored Races and the Struggle for Life).
Trong
cuốn sách này, Darwin chưa đặc biệt chú ý tới con người, mà chỉ mới nêu
lên lý thuyết về tiến hóa của động vật nói chung. Vào giai đoạn ấy, rất
nhiều người tin vào Kinh Thánh nghĩ rằng có lẽ Darwin sẽ chỉ bàn tới
tiến hóa trong động vật như thế là đủ. Tình hình cứ như thế kéo dài một
thời gian, nhưng đến 1871, Darwin công bố cuốn “Nguồn gốc loài người” (The Descent of Man), trong đó ông áp dụng lý thuyết tiến hóa vào loài người.
Thuyết Tiến hóa của Darwin vốn đã là (và vẫn đang là) một thứ triết lý phân biệt chủng tộc.
Nó dạy rằng những nhóm người hoặc “chủng tộc” khác nhau tiến hóa ở
những thời kỳ hoặc trình độ thang bậc khác nhau. Theo lý thuyết này, một
số nhóm vẫn còn ở gần với tổ tiên loài khỉ của mình hơn so với những
nhóm khác. Hệ quả tất yếu của niềm tin này là người Aborigines ở Úc bị
xem như những người nằm trong những mắt xích bị mất tích nằm giữa loài
khỉ với loài người hiện nay, và hiển nhiên là họ, người Aborigines, phải
chịu những định kiến và đối xử bất công như đã đề cập ở trên.
Mộ
của Ota Benga được chôn cất tại Lynchburg, Virginia, như một lời nhắc
nhở về việc tự tử của anh ta, nhưng ít người học được điều gì từ cái
chết này. Những rễ cây trong vườn Darwin đã nhanh chóng lan rộng và tạo
nên không chỉ vài lý thuyết của một vài nhà khoa học, mà cả một hệ thống
sách giáo khoa trong nhà trường, nơi những thành viên trẻ tuổi của xã
hội bị nhồi nhét vào đầu những triết lý của Học thuyết Darwin. Bạn nghĩ
gì về ảnh hưởng của học thuyết này đến tư duy của người Mỹ? Năm 1925,
năm xẩy ra vụ án Scopes, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã được truyền bá
trong các trường công ở Mỹ một cách hiển nhiên thông qua sách giáo khoa
sinh học. Tại Dayton, Tennessee, nơi diễn ra vụ án Scopes, sách giáo
khoa sinh học được dùng trên khắp nước Mỹ là cuốn “A Civic Biology
Presented in Problems” (Một Sinh học không có mầu sắc tôn giáo được
trình bầy thông qua những vấn đề phức tạp) của George William Hunter,
trong đó ngang nhiên tuyên bố:
“Hóa
thạch nói lên điều gì? Liệu lý thuyết tiến hóa có thể chứng minh được
trên thực tế bằng các hóa thạch không? Vả lại, nó được gọi là lý thuyết
tiến hóa. Tên gọi ấy làm cho người ta nghĩ nó là sự thật, nhưng thực ra
nó là lý thuyết không có bằng chứng xác nhận. Vậy đâu là chỗ để chúng ta
có thể tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho lý thuyết tiến hóa? Chúng có thực
sự có những giải thích chắc chắn và logic cho tính chất phong phú muôn
mầu muôn vẻ của sự sống trên trái đất không? Tuy nhiên, chính
bản thân Darwin đã phải vật lộn với sự thật là những bằng chứng hóa
thạch không ủng hộ kết luận của ông. Ông nêu câu hỏi nếu các loài ra đời
từ những loài khác bằng cách tiến hóa dần dần từng tí một thì TẠI SAO
chúng ta lại chẳng thấy những dạng động vật chuyển tiếp đông đúc ở đâu
cả? Tại sao chúng ta không tìm thấy những động vật chuyển tiếp đó bị
chôn vùi hàng đống trong lớp vỏ trái đất? (Về Nguồn gốc các loài, 1859, NXB Masterpieces of Science, tái bản 1958, các trang 136-137)”.
“Không có bằng chứng tiến hóa từ khỉ đến người.
Hóa thạch xương đã được chứng minh rằng đó hoàn toàn là xương của khỉ
hoặc hoàn toàn là xương của người (không có xương của khỉ-người hoặc
người-khỉ, chú thích của PVHg). Các nhà tiến hóa học nói rằng người từ
khỉ mà ra, và đã cóp nhặt “bằng chứng” hóa thạch để chứng minh điều đó.
Họ có đúng không? Họ SAI! Bằng chứng hóa thạch mà họ có… hoặc là người,
hoặc là khỉ, không có một loài trung gian chuyển tiếp nào cả. Không có
một tổ tiên chung nào của cả người lẫn khỉ. Một số hóa thạch họ sử dụng
để chứng minh đó có thể là tổ tiên của loài người bao gồm: Ramapithecus,
Oreopithecus, Dryopithecus, Limnopithecus, Kenyapithecus, v.v. Từ vĩ
của các tên gọi này đều là “pithecus”, có nghĩa là “KHỈ”. Do đó, tất cả
những hóa thạch này đều thuộc họ khỉ. Những loài vật này sống vào khoảng
14 triệu năm trước (theo Thuyết Tiến hóa). Loài quan trọng nhất trong
số này là Ramapithecus. Toàn bộ các bằng chứng của loài này chỉ có vài
chiếc răng và những mảnh hàm. Vậy rốt cuộc chúng ta có một đống xương
hoặc của người, hoặc của khỉ, nhưng không có một thứ xương nào nằm ở vị
trí trung gian. Thế thì Thuyết Tiến hóa ở đâu?”
Mâu Thuẫn Của Thuyết Tiến Hóa Darwin Full
Darwin’s Theory of Evolution and its social consequences / Tiến hóa luận Darwin và những hệ quả xã hội của nó

Abstract: In explaining the word
evolve, the English-Vietnamese Dictionary by the Institute of
Linguistics has given an interesting example: “Many Victorians were
shocked by the notion that Man had evolved from lower forms of life”.
Unintentionally, this example brings out two significant questions: Why
were Victorian people shocked? Is that Man had really evolved? These
historical and scientific questions require the answers.
Tóm tắt: Trong khi giải thích chữ
tiến hóa, Từ điển Anh-Việt của Viện ngôn ngữ học đã đưa ra một thí dụ
rất hay: “Nhiều người thời Victoria đã bị sốc bởi khái niệm con người
tiến hóa từ sinh vật bậc thấp”. Vô tình thí dụ này nêu lên hai câu hỏi
có ý nghĩa quan trọng: Tại sao dân chúng thời Victoria bị sốc? Con người
có thực sự tiến hóa không? Những câu hỏi mang tính lịch sử và khoa học
này cần phải được trả lời.
CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA (bao gồm Thuyết Tiến hóa) trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đày đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:True Biology: Nền Sinh học chân chính
Vụ thảm sát ở Bình Phước thật ghê sợ, nhưng xem ra nó cũng chỉ là một cái gạch đầu dòng trong một bản liệt kê rất dài những tội ác ghê sợ diễn ra hàng ngày ở Việt Nam và trên khắp thế giới ngày nay. Hồi mới đến Úc cách đây ngót hai chục năm, tôi kinh hoàng trước một vụ thảm sát 11 nhân mạng ở Adelaide (thủ phủ tiểu bang Nam Úc). Mỗi nạn nhân bị giết tại một thời điểm khác nhau, nhưng tất cả đều bị chặt thành từng đoạn rồi bị ném vào thùng đựng a-xít để phi tang… Mới đây, một cô gái gốc Việt ở Canada đã thuê người giết cha mẹ…
Thú thực, tôi không có chút hứng thú nào
để làm một bản thống kê các tội ác, nhưng từ lâu tôi đã đặt câu hỏi lớn:
“Tại sao con người trong xã hội hiện đại vẫn có thể man rợ đến như vậy?
Tiến hóa ở đâu?”. Câu hỏi ấy ám ảnh tôi trong nhiều năm, hối thúc tôi
viết nhiều tiểu luận về bản chất CON NGƯỜI, mong làm dấy lên những suy
tư về ĐẠO – cái phao duy nhất có thể cứu con thuyền nhân loại khỏi bị
chìm đắm giữa đại dương như con tầu Tsimtsum trong cuốn tiểu thuyết bất
hủ “Cuộc đời của Pi” (Life of Pi) của Yann Martel. Những tiểu luận đó đã
lần lượt ra mắt trên các số báo của tạp chí Khoa học & Tổ quốc và
trên các trang mạng Vietsciences và PVHg’s Home, như danh sách dưới đây:
● LỊCH SỬ ÍT ĐƯỢC BIẾT VỀ SWASTIKA
● Chiếc bè của chiến thuyền Méduse
● CHƯƠNG TRÌNH CHẾ TẠO BOM NGUYÊN TỬ CỦA HITLER
● LUẬN VỀ BẢN TÍNH THIỆN, ÁC (1): HỌC THUYẾT CỦA SIGMUND FREUD
● Luận về bản tính thiện, ác (2): HỌC THUYẾT TUÂN TỬ – HÀN PHI
● Luận về bản tính thiện, ác [3]: GENE TỘi PHẠM, một dấu hỏi lớn (?)
● Luận về bản tính thiện, ác (4): NỀN VĂN MINH SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
● Đâu là nền văn minh đích thực?
● Bài toán đạo đức: đâu là lời giải?
● Tiểu luận về “Con Người” (Essay on “Human”)
● Nietzsche’s Madman / Gã điên của Nietzsche
● Sự điên rồ của con người / The Madness of Men
● Từ ENTROPY đến ĐẠO / From Entropy to the TAO
● Chiếc bè của chiến thuyền Méduse
● CHƯƠNG TRÌNH CHẾ TẠO BOM NGUYÊN TỬ CỦA HITLER
● LUẬN VỀ BẢN TÍNH THIỆN, ÁC (1): HỌC THUYẾT CỦA SIGMUND FREUD
● Luận về bản tính thiện, ác (2): HỌC THUYẾT TUÂN TỬ – HÀN PHI
● Luận về bản tính thiện, ác [3]: GENE TỘi PHẠM, một dấu hỏi lớn (?)
● Luận về bản tính thiện, ác (4): NỀN VĂN MINH SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
● Đâu là nền văn minh đích thực?
● Bài toán đạo đức: đâu là lời giải?
● Tiểu luận về “Con Người” (Essay on “Human”)
● Nietzsche’s Madman / Gã điên của Nietzsche
● Sự điên rồ của con người / The Madness of Men
● Từ ENTROPY đến ĐẠO / From Entropy to the TAO
Vụ chiếc bè của chiến thuyền Méduse xẩy
ra từ đầu thế kỷ 19, gây chấn động dư luận xã hội đương thời, làm cho
nhiều bậc thức giả cảm thấy lo lắng và bất an trước tình trạng ngày càng
vô đạo của con người. Nhà sử học Pháp Jules Michelet đã phải thốt lên
lời cảnh báo: “Toàn bộ xã hội của chúng ta đang đi trên chiếc bè của chiến thuyền Méduse” (c’est la société tout entière qui se trouve sur le Radeau de La Méduse) [1].
Từ đó đến nay, hai thế kỷ đã trôi qua,
lời cảnh báo của Michelet vẫn còn nguyên tính thời sự – loài người đang
sống trong một tình trạng nguy hiểm, tính mạng bị đe dọa bởi đói nghèo,
bệnh tật, bất công, tranh giành, cướp đoạt, tàn sát, hận thù, chiến
tranh – con người đang tự đưa mình tới giới hạn của sự chịu đựng, nhân
tính ngày càng suy giảm, nền văn minh có nguy cơ bị hủy diệt bởi chính
chủ thể sáng tạo ra nó,…
Thật bi kịch và trớ trêu khi phần lớn nỗi
đau khổ của con người đều do chính con người tạo ra. Không có một giống
loài nào trên trái đất lại lao vào giết đồng loại của mình như loài
người. Không có giống loài nào hành động phản tự nhiên như loài người,
đến nỗi nhà nhân loại học André Bourguignon đã phải đau đớn kêu lên rằng
loài người là một sinh vật điên rồ!
Sự điên rồ ấy biểu lộ rõ rệt nhất qua 2
cuộc Thế Chiến trong thế kỷ 20. Trong 70 năm tiếp theo, cuộc sống của
con người luôn luôn nơm nớp trước tình trạng hỗn loạn ngày càng gia tăng
trên mọi bình diện xã hội. Đó là dấu hiệu cho thấy nền văn minh hiện
đại đã và đang đi chệch đường. Nói cách khác, nền văn hóa kỹ trị tôn
sùng các giá trị vật chất đã làm suy giảm các giá trị của ĐẠO, do đó đẩy
nhanh mức độ hỗn loạn xã hội, biến cuộc sống thành một đấu trường vô
nghĩa. Tình hình này đã được Lý Tường Hải ở Trung Quốc mô tả một cách rõ
nét trong cuốn “Khổng tử”, đã được xuất bản bằng tiếng Việt. Sau đây là
những trích đoạn:
“Thế kỷ XX là thời đại nhân loại thu
được những thành tựu to lớn, đồng thời cũng là thời đại bộc lộ những tệ
hại của nền văn minh hiện đại. Một mặt, nhu cầu vật chất của nhân loại
được thoả mãn ở mức trước đây chưa từng có, nhưng mặt khác, tinh thần và
tâm linh của nhân loại cũng bị tổn thương ở mức trước đây chưa từng có …
Sự phân hoá lưỡng cực cao độ đưa ra trước mắt mọi người một bức tranh
về tình trạng rất vô nhân đạo trong xã hội loài người. Sự phát triển cao
độ của kỹ thuật … tạo ra những vũ khí sắc bén để nhân loại tàn hại lẫn
nhau … Con người vốn là đứa con của tự nhiên, giờ đây lại muốn lấy trí
thức và kỹ thuật làm chỗ dựa, hy vọng trở thành chủ nhân của tự nhiên.
Thế rồi họ làm những việc lay trời chuyển đất,… kết quả là phá vỡ sự cân
bằng sinh thái vốn có của tự nhiên, khiến cho nhân loại có nguy cơ mất
đi chỗ dựa sinh tồn. Con người hiện đại sau khi thoát khỏi gông cùm của
“chủ nghĩa cấm dục” truyền thống, lại đi đến chỗ phóng túng không biết
kiêng kị là gì nữa, cuối cùng đau đớn nhận ra rằng cuộc sống chẳng còn
gì đáng gọi là hứng thú nữa. Ngoài ra, tình trạng kỹ thuật trở thành
chúa tể của con người, cùng với tác động vạn năng của đồng tiền, sự tha
hoá nhân tính và sự lầm lẫn ngọn nguồn của giá trị… không thể không
khiến người ta đau đớn cảm thấy sự chìm lấp ý nghĩa nhân sinh: Người ta ở
đời, vội vã tất tưởi, cảm thấy không ít sự lạnh nhạt, phiền muộn, hèn
kém, dối trá, thống khổ, kinh hãi… Vậy rốt cuộc ý nghĩa cuộc sống là ở
đâu nhỉ?” [2].

“Ở Canberra (thủ đô Úc), người Trung
Quốc đến đó xây không ít nhà thổ, cướp đi khá nhiều phi vụ buôn bán mãi
dâm của người địa phương, bởi vì kỹ viện của người Trung Quốc giá rẻ
hơn. Một người bạn đã dẫn tôi đến một nhà chứa do người Thượng Hải kinh
doanh. Tôi định thử đi một chuyến xem nó thế nào. Điều khiến tôi hết sức
sửng sốt là con trai của ông chủ nhà chứa đã chơi gái trong đó. Tôi hỏi
ông, sao không tìm cho cậu ấm một con ở? Ông đáp con ở ở đây đắt lắm.
Tôi bảo nghề này của ông chẳng phải hái ra tiền đó sao? Việc gì phải để
thằng con sau khi đi học về sống trong môi trường này? Lúc ấy vợ ông chủ
từ nhà trong đi ra, bà vừa hầu hạ một khách hàng. Ba người trong nhà họ
đều ở trong nhà chứa, khi thiếu người thì bà vợ thay chân. Mẹ kiếp,
muốn có tiền người ta đã phát điên lên mất rồi” [3].
Gia đình mà Vương Sóc nhắc đến ở trên ắt
phải thuộc tầng lớp cặn bã – loại người chẳng hiểu đạo lý và nhân cách
là gì. Còn tầng lớp trên thì sao? Hãy nghe Vương Sóc nhận xét: “… vấn đề của giới trí thức Trung Quốc là không biết thành thật là thế nào … Đối với loại trí thức này thì điểm
mù lớn nhất của họ không phải là sự vô tri về tri thức, mà là sự vô tri
về nhân cách, về làm người … sự vô tri về linh hồn là điểm mù lớn nhất
….. Sự tàn nhẫn vô liêm sỉ nhất thế giới này đều do trí lực gây nên.
Con người có thể dùng trí tuệ đi làm những việc vô liêm sỉ. Đặc biệt là
ở mặt đối xử với đồng loại. Sự tàn sát lẫn nhau giữa các con vật làm
sao có thể tàn nhẫn hơn, vô liêm sỉ hơn sự tàn sát lẫn nhau giữa con
người với con người”.
Ý kiến trên làm tôi liên tưởng ngay đến
nhận định của André Bourguignon, rằng con người đã tự hạ mình xuống dưới
động vật khi tiến hành những cuộc giết chóc trong loài của mình. Nhưng
Vương Sóc nhìn vấn đề sâu sắc hơn, bởi lẽ Bourguignon không biết giải
thích hành vi tàn ác của con người bằng cách nào khác hơn là gán cho con
người bản tính điên rồ, trong khi Vương Sóc chỉ rõ đó là “điểm mù lớn
nhất – sự vô tri về nhân cách, về làm người, sự vô tri về linh hồn”.
Từng ấy chữ của Vương Sóc có thể tóm gọn trong hai chữ: VÔ ĐẠO!
Buồn thay, Trung Hoa vốn là cái nôi của
hai trong số những Đạo lớn nhất trên trái đất: Lão giáo và Khổng giáo.
Nhưng con cháu của Lão và Khổng ngày nay sống như thế nào để Vương Sóc
phải viết ra những lời đau đớn đến như vậy? Một số tài liệu khác cho
biết ở Trung Quốc trong những năm đói kém trước và trong cách mạng văn
hóa, đã có hiện tượng những ông bố bà mẹ giết con nhỏ của mình để ăn
thịt. Có lẽ không thể có một trang sử nào khác trên thế giới rùng rợn
hơn thế nữa. Vậy mà khi đọc Vương Sóc, tôi vẫn giật mình vì không ngờ sự
tha hóa đạo đức ở Trung Quốc hiện đại đã xuống tới mức tận cùng đến như
vậy, như Vương Sóc mô tả. Lý do vì sao?
Theo Vương Sóc: “Có một sức mạnh dã
man trong đời sống,… Bởi vì trong quá khứ, để có sự tiến bộ gì đó về
chính trị, chúng ta đã bỏ cái ba-lô đạo đức xuống từ lâu, đã vứt bỏ
lương tâm và sự thành thực đi từ đời nào rồi, chứ không phải bây giờ mới
như vậy… Đời sống hình như đã nhổ tận gốc tính người … Tê dại trơ lỳ về nhân tính, tê dại trơ lỳ về linh hồn,
cuối cùng mẹ kiếp, ngay đến thể xác cũng trơ lỳ theo … Qua thất bại của
cuộc đại cách mạng văn hoá, mới thấy chúng ta đã làm những chuyện vô
liêm sỉ vào bậc nhất rồi…Chúng ta làm gì có cao thượng? Ngay cả sự thành
thực, giới hạn tối thiểu của việc làm người, cũng không có, thì sự cao
thượng chẳng phải là xa sỉ quá hay sao?”.

Cụ thể đó là thời điểm nào trong xã hội
Trung Quốc? Phải chăng đó là thời kỳ cách mạng văn hóa? Tuy nhiên, nếu
tìm hiểu kỹ lịch sử khoa học và tôn giáo thì có thể thấy kiểu
sống vô đạo đã xuất hiện sớm hơn, ít nhất từ thời Victoria, tức là từ
thế kỷ 19, khi nền văn minh kỹ thuật bắt đầu thắng thế, lấn át nền văn
hóa tâm linh, con người bắt đầu từ bỏ những giá trị tâm linh từng tôn
thờ trong hàng ngàn năm trước đó để quay sang tôn thờ vật chất.
Nhưng không phải bỗng nhiên con người
thay lòng đổi dạ. Mọi thứ đều có nguyên do của nó. Một trong những tác
nhân to lớn dẫn tới sự thay đổi đó là Học thuyết Tiến hóa của Darwin,
nhân danh khoa học, ra đời năm 1859.
Đó là một bước ngoặt trong nhận thức của nhân loại, nhưng không phải một bước ngoặt tiến bộ, mà là một bước thụt lùi vĩ đại.

Cần nói rõ thêm: Thời Victoria là thời
đại thế kỷ 19, khi nữ hoàng Victoria của vương quốc Anh không chỉ trị vì
nước Anh, mà trị vì cả một đế quốc rộng lớn – đế quốc lớn nhất thế giới
đương thời, từng được mệnh danh là đất nước có mặt trời không bao giờ
lặn, vì nó trải dài khắp từ Đông sang Tây bán cầu. Đó là thời hoàng kim
thịnh trị nhất của nước Anh. Trong giai đoạn đó, ảnh hưởng của Thiên
Chúa giáo vẫn còn rất mạnh, tạo nên nền tảng đạo đức trong xã hội Tây
Phương, tương tự như Khổng giáo từng có một thời gian rất dài tạo nên
nền tảng đạo đức cho các quốc gia Đông Á.
Thật vậy, từ thế kỷ 19 về trước, người
Anh nói riêng và người Tây Phương nói chung đều tin vào Kinh Thánh,
trong đó Kinh Sáng Thế kể lại công trình Chúa sáng tạo ra thế giới, sáng
tạo ra con người theo hình ảnh của Ngài – con người là một sản phẩm cao
quý, thiêng liêng do Chúa tạo ra…
Nay bỗng nhiên con người bị hạ bệ – con người thực ra chỉ là hậu duệ của con vật mà thôi!
Đó là kết luận của Học thuyết Tiến hóa
của Darwin, ra đời năm 1859, với tác phẩm nổi tiếng “On the Origine of
Species” (Về nguồn gốc các loài). Thực ra trong cuốn này, Darwin chưa đả
động tới sự tiến hóa của con người, mà chỉ nêu lên một sơ đồ tiến hóa
của loài vật nói chung từ đơn giản đến phức tạp. Mãi đến năm 1871, khi
công bố tác phảm “The Descent of Man” (Nguồn gốc loài người), Darwin mới nói rõ: “con
người xuất thân từ một loài động vật bốn chân lông lá có đuôi – một cư
dân trong thế giới cổ đại… tổ tiên của… loài khỉ trong thế giới sau này”
(man is descended from a hairy tailed quadruped – an inhabitant of the
old world…..the progenitors of the ….new world monkeys) [4].
Những người tin vào tôn giáo truyền thống
làm sao tránh khỏi sửng sốt, sững sờ trước một lý thuyết được coi là
khoa học như thế – một lý thuyết xóa bỏ hình ảnh con người như một sản
phẩm cao quý do Chúa sáng tạo ra từ đất rồi thổi LINH HỒN vào, để bây
giờ bị hạ xuống ngang hàng với loài vật!
Thật vậy, Kinh Sáng Thế kể rằng Chúa sáng
tạo ra vũ trụ, rồi sáng tạo ra tất cả mọi sinh vật, nhưng chỉ có con
người mới được Chúa thổi linh hồn vào. Điều đó ngụ ý con người có một
phẩm giá cao trọng mà các loài vật không có. Linh hồn ấy giúp cho loài
người nhận thức được sự hiện hữu của Chúa, của vũ trụ, và của chính bản
thân mình. Những sinh vật còn lại tuy rất thông minh, trong một số công
việc cụ thể chúng có thể còn thông minh hơn con người, nhưng chúng không
ý thức được sự hiện hữu của Chúa, của vũ trụ, và của chính bản thân
chúng. Chúng sống hoàn toàn theo bản năng, trong khi con người hơn hẳn ở
chỗ có ý thức, và ý thức giúp con người với tới được những thế giới
huyền diệu không thể nhìn thấy. Ranh giới giữa con người với động vật
chính là ở chỗ đó, chứ không phải ở chỗ có 4 chân hay 2 chân, có đuôi
hay chỉ có cái xương cụt. Học thuyết Darwin đã tảng lờ sự khác
biệt căn bản này giữa con người với con vật, hay chính xác hơn, Học
thuyết Darwin bất lực trước việc giải thích sự hình thành của ý thức, và
do đó nó chỉ bám lấy những yếu tố vật chất bề ngoài để phỏng đoán và
bịa đặt ra sự tiến hóa.
Khoa học có 2 phương pháp cơ bản, đó là
logic và thực chứng. Học thuyết Darwin vừa không logic vừa không có thực
chứng. Vì thế nó không phải là một lý thuyết khoa học, nó chỉ là một hệ
tư tưởng, một sự tưởng tượng, một giả thuyết, một hệ thống lý thuyết
ngụy khoa học (pseudo-scientific ideology) mà thôi.
Nhưng tại sao một hệ thống ngụy khoa học
như thế lại được rất nhiều nhà khoa học tin tưởng, để rồi nó thắng thế
trên diễn đàn khoa học từ 1859 đến nay?
Vâng, đó là một câu hỏi rất thú vị và rất
đáng thảo luận. Tôi sẽ tiếp tục thảo luận câu hỏi đó trong một bài viết
tiếp theo, nhưng ngay bây giờ có thể đưa ra một trong nhiều câu trả
lời:
Đó là sự vô minh của con người.
Được biết, Phật giáo dạy chúng ta phải
HỌC để tiến tới GIÁC NGỘ. Thiên Chúa giáo cũng dạy con người phải học
KHÔN NGOAN. Thế nào là khôn ngoan? Phải chăng đoạt Giải Nobel hay Giải
Fields là khôn ngoan? Vâng, nhưng đó mới chỉ là cái khôn ngoan logic,
khôn ngoan lý lẽ. Nhà toán học vĩ đại Blaise Pascal từng nói cho chúng
ta biết rằng “Bước cuối cùng của lý lẽ là nhận ra rằng còn vô số thứ ở
phía bên kia tầm với”. Có nghĩa là đừng vội tự phụ với cái khôn ngoan lý
lẽ đó, mà phải học nhận thức bằng trái tim, bằng cảm thụ, bằng trực
giác, bằng thiền định, bằng suy tưởng, bằng im lặng. Để tiến tới sự giác
ngộ như Phật dạy, để có được cái ánh sáng mặc khải của Chúa, để vỡ ra
những nguyên lý khái quát của vũ trụ mà Lão tử đã dạy, con người phải
vượt qua cái vô minh mới có hy vọng thành người thực sự. Có lẽ cái linh
hồn Chúa thổi vào chúng ta là cái năng lượng giúp ta học hỏi tu luyện để
thành người thực sự. Nếu nhận thức được điều này để tận dụng cái năng
lượng đó, chúng ta sẽ có cơ may vượt ra khỏi cõi vô minh. Nếu không, sẽ
suốt đời bị chìm lấp trong cõi vô minh đó. Albert Einstein là người thấy
rõ cái vô minh ấy hơn ai hết khi ông nói “Chỉ có 2 thứ vô hạn: vũ trụ
và sự ngu dốt của con người; tôi không dám chắc về cái thứ nhất”. Tức là
ông dám chắc về cái thứ hai: sự ngu dốt của con người là vô hạn!
Tôi cho rằng sự tán thưởng Học thuyết Darwin là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của sự vô minh của con người!
50% trường học ở Mỹ bỏ môn học về Thuyết
Tiến hóa Darwin ra khỏi chương trình giảng dạy. Sách báo chống Học
thuyết Darwin ngày càng nhiều. Nhà khoa học Francis Collins, một trong 2
đồng tác giả khám phá ra Bản đồ Gene Người năm 2000, một lần than phiền
rằng trong một seminar ông đang thuyết trình, thính giả bỗng đứng dậy
bỏ ra ngoài không thèm nghe, chỉ vì ông nhắc tới Thuyết Tiến hóa Darwin.
Thực lòng tôi không hiểu tại sao học
thuyết ngụy khoa học này đến nay vẫn được nhiều người tin, mặc dù tất cả
mọi sự kiện nó nêu lên đều không thể chứng minh được. Trong khi đó, năm
1964, Peter Higgs nêu lên giả thuyết về sự tồn tại của hạt Higgs với
những chứng minh logic khổng lồ mà vẫn chưa thể nào thuyết phục nổi cộng
đồng vật lý, phải chờ mãi đến năm 2012, nhờ máy gia tốc LHC của CERN
xác nhận thì lý thuyết của Higgs mới thực sự được công nhận. Higgs phải
chờ đợi 48 năm mới được tin tưởng hoàn toàn. Vậy cớ gì người ta có thể
dễ dàng tin vào một học thuyết không hề có một chứng minh thực tế nào
như Học thuyết Darwin? Tại sao cách ứng xử của cộng đồng khoa học trong
vật lý và trong sinh vật học lại khác nhau quá đáng như vậy?
Thực ra ngay từ thời Darwin đã không
thiếu những người chống đối học thuyết đó (điều này sẽ được nói rõ trong
một bài viết tiếp theo), nhưng sự vô minh và điên rồ trong thế kỷ 19 đã
thắng thế, đưa Học thuyết Tiến hóa của Darwin chính thức bước lên vũ
đài lịch sử!
Đó là lúc tinh thần tôn giáo bắt đầu bị
sói mòn. Đầu óc vật chất và thực dụng lấn tới, đẩy tôn giáo ra khỏi linh
hồn con người. ĐẠO bắt đầu suy yếu và đang có nguy cơ biến mất!
Chú ý rằng song song với sự suy yếu của
Thiên Chúa giáo ở Tây Phương trong thế kỷ 19 thì Nho giáo ở Đông Phương
cũng bắt đầu bị tấn công bởi những cuộc xâm lăng của chủ nghĩa thực dân
Tây Phương. Sang đến thế kỷ 20 Nho giáo ở Đông Phương suy yếu hẳn, đến
mức biến khỏi diễn đàn lịch sử. Vậy không hẹn mà gặp, cuối thế kỷ 19 đầu
thế kỷ 20, ĐẠO cùng suy yếu trên khắp thế giới. Điều này có lẽ chỉ có
thể giải thích bởi Định luật Entropy.
Đó là lúc con thuyền nhân loại bắt đầu rẽ ngoặt sang một ngả khác – ngả đấu tranh sinh tồn! Đó là cái mà Học thuyết Darwin coi là động lực của tiến hóa (!).
Đó là lúc con tầu Tsimtsum của nhân loại
bắt đầu rời khỏi Ấn Độ, rồi vượt qua eo biển Malacca để từ từ tiến tới
biển Philipines, nơi có nhiều xoáy ốc nhất – hố tử thần của mọi thuyền
bè trên đại dương [5].
Toàn bộ diễn biến xã hội và tinh thần này
được phản ánh rõ nét nhất qua những thảo luận triết học của Friedrich
Nietzsche, một con người đầy mâu thuẫn xuất hiện ở cuối thế kỷ 19:
Nietzsche vừa là người tham gia tích cực vào việc hạ bệ Thượng Đế, đề
cao sức mạnh của con người, mô tả con người như những siêu nhân, nhưng
cũng vừa là người cảnh báo nhân loại rằng “Thượng Đế đã chết” (1882), để
xác nhận một thực tại rằng Thượng Đế không còn tồn tại trong niềm tin
của nhân loại nữa, đồng thời để cảnh báo với nhân loại rằng một khoảng
trống về đạo đức đã lộ ra sau cái chết của Thượng Đế, đưa con người tới
ngã ba đường bơ vơ, bất định, nguy hiểm [6].
Vậy là từ Darwin tới Nietzsche, trong
khoảng 10 năm trong thập kỷ 1870 của thế kỷ 19, những biểu tượng của ĐẠO
đã bị các ông lật đổ, nhân loại bắt đầu đi vào một giai đoạn sống với
một tương lai bất định, không có điểm tựa đạo đức, không có chỗ thả neo
cho linh hồn!
Đó là giai đoạn khởi nguồn cho cuộc khủng
hoảng tội ác, từ những khủng hoảng toàn cầu cho tới khủng hoảng trong
từng khu vực nhỏ bé của xã hội – từng gia đình, từng khu phố, từng làng
quê… mà vụ án Bình Phước chỉ là một trong vô số những vụ tương tự.
Khủng hoảng tội ác lớn nhất, dễ thấy nhất
là 2 cuộc Thế Chiến trong thế kỷ 20. Đặc biệt, cuộc Thế Chiến II do nhà
nước quốc xã Đức phát động, dưới ngọn cờ chủng tộc thượng đẳng, chính
là hệ quả trực tiếp của Học thuyết Darwin, thông qua cái gọi là Học
thuyết Darwin xã hội (Social Darwinism) mà thực chất cũng là con đẻ của
Học thuyết Darwin mà thôi.
Hiện nay, Học thuyết Darwin càng ngày
càng mất uy tín, vì trong gần 2 thế kỷ trôi qua nó không cung cấp nổi
một bằng chứng nào đủ tin cậy cho bức tranh tiến hóa do nó vẽ ra. Bài
viết hôm nay xin khép lại bằng việc nhấn mạnh một lần nữa rằng Học
thuyết Darwin cùng với triết học của Nietzsche đã trở thành cơ sở tư
tưởng cho chủ nghĩa vô thần mà hệ quả tất yếu của nó là con người xa rời
ĐẠO, lý do cơ bản dẫn tới những hỗn loạn như ta chứng kiến hiện nay.
Bản án dành cho những thủ phạm trong vụ
án Bình Phước chỉ giải quyết được một bài toán nhỏ của Bình Phước. Chừng
nào tư tưởng của Darwin, rằng con người xuất thân từ loài thú 4 chân
lông lá có đuôi còn thống trị trong tư tưởng của khoa học thì chừng ấy
vấn đề khủng hoảng đạo lý sẽ không thể giải quyết nổi.
Con người phải có ĐẠO, phải có đức tin vào những giá trị tâm linh cao quý, khi ấy con người may ra mới bớt tội lỗi.
Nếu đầu óc tràn ngập những bài toán kiếm
sống, đua chen, tất tưởi, vội vã,… nhằm giành phần hơn trong cuộc sống
hưởng thụ, thì dù có giỏi đến mấy, tinh ranh đến mấy, đoạt bằng này cấp
nọ đến mấy, danh hiệu to lớn đến mấy,… rốt cuộc cũng chẳng hơn gì những
toan tính của những kẻ đã gây ra vụ án ghê sợ ở Bình Phước. Những kẻ này
trước khi khởi sự hành vi độc ác, có lẽ chúng nghĩ rằng chúng sẽ che
đậy được hành vi đó mãi mãi. Đó là cái ngu mà người có TÂM ĐẠO sẽ không
phạm phải, đơn giản vì họ tin rằng không có gì che mắt được quỷ thần,
như Đức Phật đã dạy: “Có ba thứ không thể che đậy mãi được. Đó là mặt
trời, mặt trăng và sự thật”. Mặt trời khuất vào ban đêm, nhưng sẽ hiện
ra lúc bình minh. Mặt trăng không nhìn thấy vào ban ngày, nhưng sẽ hiện
ra vào ban đêm. Sự thật cũng vậy. Vậy chỉ có vô Đạo mới làm điều ác, vì
vô Đạo không tin có quỷ thần, không tin vào lời Phật, không tin vào lời
Chúa, không tin vào lời dạy của Thánh Hiền, không tin vào lời dạy của tổ
tiên cha ông. Vô Đạo là nguồn gốc của mọi tội lỗi!
PVHg, Sydney ngày 30/07/2015
GHI CHÚ:
[1] Le Radeau de La Méduse, Wikipédia
https://fr.wikipedia.org/wiki/Le_Radeau_de_La_M%C3%A9duse
[2] Khổng tử, Lý Tường Hải, bản dịch của Nguyễn Quốc Thái, NXB Văn hóa Thông tin, Hanoi, xuất bản năm 2002, trang 6-7.
[3] “Đối thoại văn học: Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê”, Vương Sóc, Bản dịch tiếng Việt của Vũ Công Hoan, NXB Văn Hoá Dân Tộc xuất bản năm 2000.
[4] DARWIN’S DAWNING http://www.creationresearch.net/PDF_files/sftool%20-%2016.pdf
[5] Xem “Cuộc đời của Pi” của Yann Martel, bản dịch của Trịnh Lữ, NXB Văn học 2013.
[6] Xem “Gã điên của Nietzsche” của PVHg trên PVHg’s Home.
[1] Le Radeau de La Méduse, Wikipédia
https://fr.wikipedia.org/wiki/Le_Radeau_de_La_M%C3%A9duse
[2] Khổng tử, Lý Tường Hải, bản dịch của Nguyễn Quốc Thái, NXB Văn hóa Thông tin, Hanoi, xuất bản năm 2002, trang 6-7.
[3] “Đối thoại văn học: Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê”, Vương Sóc, Bản dịch tiếng Việt của Vũ Công Hoan, NXB Văn Hoá Dân Tộc xuất bản năm 2000.
[4] DARWIN’S DAWNING http://www.creationresearch.net/PDF_files/sftool%20-%2016.pdf
[5] Xem “Cuộc đời của Pi” của Yann Martel, bản dịch của Trịnh Lữ, NXB Văn học 2013.
[6] Xem “Gã điên của Nietzsche” của PVHg trên PVHg’s Home.
The Scandal at the Zoo / Vụ bê bối ở vườn thú

Abstract: “One hundred years
later, the Ota Benga episode remains a perfect illustration of the
racism that pervaded New York at the time”. That is a remark, a
conclusion in the article “The Scandal at the Zoo” by Mitch Keller on
The New York Times, 06 Auguts 2006. PVHg’s Home would like to introduce
it to Vietnamese readers through the following brief transalation…..
Tóm tắt: “Một trăm năm sau, tình
tiết trong vụ Ota Benga vẫn còn là một minh họa điển hình của chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc lan tràn khắp New York vào thời đó”. Đó là một nhận
định, một kết luận trong bài báo “Vụ bê bối ở vườn thú” của Mitch Keller
trên tờ New York Times ngày 06 Tháng 08 năm 2006. PVHg’s Home xin giới
thiệu bài báo đó với độc giả Việt Nam thông qua bản lược dịch sau đây…..
CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA (bao gồm Thuyết Tiến hóa) trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đày đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:True Biology: Nền Sinh học chân chính
Khi dân chúng New York đến vườn thú Bronx vào ngày Thứ Bẩy 08/09/1906, họ được chứng kiến một trò biểu diễn mới lạ trong Chuồng Khỉ (Monkey House).
Thoạt tiên, một số người không biết đó là
cái gì. “Nó”, à “hắn”, dường như là một con khỉ hơn là một con người,
mặc dù đó là một người da đen rất nhỏ bé với một hàm răng trắng nhọn thô
thiển. Anh ta mặc quần áo như người ngày nay nhưng không có giầy. Anh
ta thành thạo bắn cung, và mua vui cho khách xem bằng việc bắn tên vào
đích. Anh ta còn khoe tài bện dây, làm cho khách xem cười thích thú.
Cư dân mới của Chuồng Khỉ thực ra là một
con người, một người lùn Công-gô (người pích-mê) tên là Ota Benga. Hôm
sau, một bảng giới thiệu được trưng lên cho biết Ota Benga cao 4 feet 11
inches, nặng 103 pounds và 23 tuổi, kèm theo thông báo: “Trừng bầy vào
các buổi chiều Tháng 9”.
Khách xem Chuồng Khỉ ngày thứ hai còn
được xem một trò diễn hay hơn. Ota Benga và một con khỉ orangutan đùa
nghịch với nhau, ghì nhau, vật nhau, chơi khăm nhau. Đám đông thích xem
trò đó. Để nâng cao hiệu quả rừng rú, một con vẹt đã được đặt vào trong
cũi và xương được vãi ra xung quanh nó. Đám đông khán giả cười phá lên
khi người lùn pích-mê ngồi nhìn chằm chằm vào một đôi giày vải người ta
vừa cho anh. Hôm sau, tờ New York Times viết: “Trước cảnh tượng một con
người bị nhốt vào cũi cùng với một con khỉ như những đồng loại, vài
người bày tỏ sự phản đối ở mức có thể nghe thấy, nhưng đa số người xem
coi việc triển lãm kết hợp người với khỉ là một trò giải trí thú vị nhất
tại vườn thú Bronx”.
Nhưng “trò triển lãm” Ota Benga không kéo
dài được lâu. Một vụ tai tiếng bùng lên hầu như ngay tức khắc, được
châm ngòi bởi vị mục sự da đen James H. Gordon, người quản lý Viện trẻ
mồ côi ở Brooklyn. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng người da đen
chúng tôi bị đè nén đủ lắm rồi, không cần phải triển lãm một trong chúng
tôi cùng với khỉ như thế nữa. Chúng tôi nghĩ chúng tôi cũng đáng được
xem như những con người với đầy đủ phẩm giá linh hồn”.
Một trăm năm sau, cuộc triển lãm Ota
Benga vẫn còn là một minh họa rõ nét về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
phổ biến ở New York thời bấy giờ. Thị trưởng hồi đó là George McClellan
đã từ chối gặp các mục sư da đen và không ủng hộ khiếu nại của họ. Nhờ
đó ông này được giám đốc vườn thú là William Temple Hornaday chúc mừng.
Ông giám đốc này là một khuôn mặt chủ yếu không chỉ trong lịch sử vườn
thú mà còn trong lịch sử của chủ nghĩa bảo thủ ở Mỹ. Ông ta viết thư cho
ông thị trưởng rằng “Khi lịch sử của Công viên Vườn thú được viết, vụ
rắc rối này sẽ tạo nên một trang thú vị nhất”
Vườn thú Bronx, mở cửa năm 1899, là một
tổ chức non trẻ trong giai đoạn vụ tai tiếng Ota Benga xẩy ra. Những
người làm việc ở vườn thú ngày nay nhìn lại câu chuyện đó với một cảm
giác lẫn lộn sự hối hận với sự nhẫn nhục. John Calvelli, phó chủ tịch
thứ nhất phụ trách các vấn đề công cộng của Hội Bảo tồn động vật hoang
dã, người sở hữu và lãnh đạo vườn thú, nói “Đó là một lỗi lầm, Khi bạn
nghĩ tới vụ tai tiếng đó, bạn sẽ nhận thấy đó là một mốc thời gian. Bạn
phải nhìn vào thời kỳ đó, khi vụ việc xẩy ra, và bạn hãy cố gắng hiểu
tại sao điều này xẩy ra”.
Sự thấu hiểu này có thể sẽ sâu sắc hơn
khi ta cảm thấy đau nhói vì mối thương tâm đối với Ota Benga, chết vào
Tháng 03/1916 khi anh ta tự bắn vào tim mình. Câu chuyện của anh đã tạo
cảm hứng cho các nhà văn, nghệ sĩ và nhạc sĩ, thậm chí đã có môt nỗ lực
khai quật thi hài anh ta ở nghĩa trang Lynchburg, nơi anh ta sống 6 năm
cuối đời, để mang trả anh ta về Công-gô.
“Đó là ước nguyện của anh ta”, Dibinga Said, một người Công-gô tham gia vào việc khai quật mộ, nói, “anh ta muốn về nhà”.
TỪ BUSH ĐẾN BRONX
Ota Benga đã sống một cuộc đời đầy ắp
những sự kiện quan trọng vào thời anh ta đến Bronx. Theo cuốn “Ota
Benga: The Pygmy in the Zoo,” (Ota Benga: Người lùn pích-mê trong vườn
thú) của Phillips Verner Bradford và Harvey Blume, xuất bản năm 1992,
anh ta là một kẻ sống sót sau một cuộc tàn sát người lùn pích-mê do lực
lượng Force Publique tiến hành. Đó là một lực lượng vũ trang hung ác của
nhà vua Bỉ thời đó là Leopold II, người sau đó trở thành kẻ cai trị Nhà
nước Công-gô Tự do (Congo Free State). Trong số những người bị chết
trong cuộc tàn sát này có vợ và 2 con của Ota Benga.
Những kẻ chiến thắng trong cuộc tàn sát
đã bán Ota Benga cho những kẻ buôn nô lệ, và cuối cùng anh được trao vào
tay người mua là Samuel Phillips Verner, 30 tuổi, một nhà thám hiểm
Châu Phi, một nhà nhân chủng học mang theo sứ mệnh được giao từ South
Carolina.
Thật vậy, ông Verner được thuê làm thế nào để mang được một số người pích-mê và người Phi Châu khác về St.Louis
để làm vật “trưng bầy nhân chủng học” tại Hội Chợ Quốc Tế năm 1904. Tại
đó, để mở mang hiểu biết cho người đến tham quan hội chợ, đám người
pích-mê đó cùng với những đại diện thổ dân khác như người Eskimos, người
thổ dân Châu Mỹ (người da đỏ) và người bộ lạc Filipino sẽ được trưng
bầy trong những cái lều và làng mạc truyền thống.
Sau khi kiểm tra thân thể Ota Benga và
đặc biệt hài lòng với bộ răng đã được mài dũa sắc nhọn theo kiểu truyền
thống trong cộng đồng pich-mê của anh, ông Verner mua anh cùng với vài
người pích-mê và người Phi Châu khác. Ông đưa họ về St. Louis. Hết hội
chợ, ông lại đưa họ về Phi Châu như ông đã hứa.
Riêng Ota Benga không thể trở lại cuộc
sống cũ được nữa, vì bộ lạc và vợ con của anh đã bị giết trong cuộc tàn
sát. Thế là anh tiếp tục sống quanh quẩn bên cạnh ông Verner, một nhà
nhân chủng học có nhiều mối quan tâm đối với Phi Châu. Tình bạn giữa họ
nẩy nở, Ota Benga đề nghị với ông Verner trở lại “mảnh đất của người
muzungu” – mảnh đất của người da trắng. Thế là hai thầy trò Verner và
anh chàng pich-mê lại tới New York vào Tháng 8/1906.
Điểm dừng chân đầu tiên là Bảo tàng Lịch
sử Tự nhiên Mỹ (American Museum of Natural History). Giám đốc bảo tàng
là ngài Hermon Bumpus không những đồng ý nhận chứa thùng hàng của ông
Verner với bộ sưu tập của ông bao gồm một cặp tinh tinh, mà còn nhận
luôn cả Ota Benga nữa. Ông Verner lúc ấy đã khánh kiệt, phải đi về Miền
Nam để xoay sở kiếm thêm tiền, thế là anh chàng pich-mê chính thức trở
thành đồ vật của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên. Anh ta được dành cho một chỗ
để ngủ và được tự do đi chơi rong trong bảo tàng.
Nhưng tại đó, anh chàng pích-mê có những
nghịch ngợm đến mức khó kiểm soát. Một lần anh ta ném một chiếc ghế suýt
vào đầu quý bà Florence Guggenheim, một phụ nữ chuyên làm từ thiện. Thế
là giám đốc bảo tàng gợi ý với ông Verner rằng nên đưa anh ta đến vườn
thú. Giám đốc vườn thú là Hornaday đồng ý tiếp nhận Ota Benga ngay, cùng
với mấy con vật của Verner nữa.
SỰ HẠ THẤP PHẨM GIÁ CON NGƯỜI VÀ HỌC THUYẾT DARWIN
Ngay ngày hôm sau buổi trình diễn Ota
Benga như một con thú trong chuồng khỉ, tin tức bay đi khắp nơi. Tờ New
York Times đưa tin: “Một người rừng sống chung với khỉ trong cũi ở công
viên Bronx”. Hàng nghìn người đã kéo đến vườn thú để xem trò diễn mới
lạ, ngắm anh chàng thổ dân đùa giỡn vật nhau với con orangutan Dohong.
Nhưng trò diễn đó bị kết thúc nhanh
chóng. Đối mặt với sự phản đối của Hội đồng Mục sư Tin Lành Da mầu, ông
giám đốc vườn thú phải tạm hoãn buổi trình diễn tiếp theo.
Đối với các mục sư da đen và những người đồng minh của họ, trò trình diễn đã phát đi một thông điệp rõ ràng: Người Phi Châu bị xem như một sinh vật nằm ở một bậc thang tiến hóa trong khoảng giữa loài khỉ với đám đông người da trắng, đám đông này coi Ota Benga như một trò giải trí.
Ngài R. S. MacArthur, một mục sư da trắng của Nhà Thờ Tin Lành ở Calvary, cũng lên tiếng: “Người
chịu tránh nhiệm về trò trình diễn này đã tự làm mất phẩm giá của chính
mình như đã làm đối với người Phi Châu. Thay vì biến cậu bé thành một
con thú, lẽ ra chúng ta nên đưa cậu bé đó tới trường học để phát triển
khả năng của cậu như Chúa đã cho cậu”.
Không phải chỉ có chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc mới xúc phạm các mục sư, giáo sĩ. Với tư cách những người
Thiên Chúa giáo, họ không tin vào học thuyết Darwin. Như ông Gordon ở
Viện trẻ mồ côi da mầu ở Howard đã nói, cuộc trưng bầy Ota Benga “rõ ràng là có mục đích chứng minh Thuyết Tiến hóa của Darwin”.
“Thuyết Tiến hóa của Darwin hoàn toàn
chống lại Thiên Chúa giáo, và một cuộc trưng bầy công cộng nhằm thỏa mãn
ý đồ của lý thuyết đó cần phải bị cấm đoán”, ông Gordon nói.
Trong khi đó tờ The Evening Post mô tả,
rằng Ota Benga, theo nhận xét của những người trông nom động vật ở vườn
thú, “có ảnh hưởng lớn đối với các con thú – thậm chí đối với con vật
lớn hơn, bao gồm con orang-outang, anh ta chơi với nó như một thành viên
trong bầy đàn của nó, lăn xung quanh sàn trong cũi để vật nhau với nó
một cách hoang dại và nói chuyện với nó bằng những âm thanh phát ra từ
trong yết hầu mà dường như con vật cũng hiểu”.
Nhưng tờ New York Times viết trong mục xã
luận: “Trong khi chẳng hề cảm thấy sự kích thích mãnh liệt đặc biệt nào
với trò trình diễn một người pích-mê Phi Châu trong chuồng khỉ của Công
viên Vườn thú, chúng tôi hoàn toàn không thể hiểu nổi tất cả những cảm xúc mà những người khác biểu lộ ra trong sự kiện này.
Hơn nữa, cuộc trình diễn này đúng là một trò chẳng thú vị gì, và chúng
tôi băn khoăn rằng ông Giám đốc vườn thú không nhìn thấy trước vấn đề và
tránh khỏi những lời trách mắng hiện nay đang chĩa vào sự lãnh đạo của
ông. Trong khi đối với bản thân Benga, lẽ ra anh ta có thể hưởng thụ
cuộc sống như anh ta muốn ở bất kỳ nơi nào trong đất nước của anh ta, và
thật là ngu xuẩn khi tạo ra những lời ta thán trách móc do việc làm nhục và hạ thấp nhân phẩm mà anh ta phải chịu đựng”.
Tờ The New York Globe đăng một thư độc
giả nói: “Tôi sống ở miền nam nhiều năm, và do đó tôi không thích người
da đen lắm, nhưng tôi tin rằng họ cũng là con người. Tôi cho
rằng thật đáng xấu hổ khi những người có thẩm quyền của thành phố lớn
này có thể cho phép một cảnh tượng như thế diễn ra ở Công viên Bronx để
mọi người chứng kiến – một cậu bé da đen được trưng bầy trong một chuồng
khỉ”.
Ông giám đốc Hornaday vẫn không xin lỗi, cố nói rằng ông ta chỉ có ý định làm “một triển lãm dân tộc học” mà thôi…..
TỰ TỬ VÀ TRỞ VỀ KHÔNG GIAN CỦA MÌNH
Cuối Tháng 9, một cuộc dàn xếp đã được
thực hiện để Ota Benga sống trong Viện trẻ mồ côi người da mầu ở Howard.
Cuối cùng cậu được đưa về một cơ sở của viện ở Long Island. Tháng 1 năm
1910, ông Gordon lại thu xếp cho Ota Benga đến Lynchburg, ở đó cậu đã
được học một khóa học của Đạo Tin Lành.
Tại Lynchburg, Ota Benga đã được bọc lại
răng và được gọi là Otto Bingo. Cậu dành nhiều thời gian vào rừng, săn
bắn, hái lượm cây cỏ. Cậu làm những việc vặt rồi làm việc cho một nhà
máy thuốc lá. Cậu trở thành bạn quen biết nhà thơ Anne Spencer ở
Lynchburg, và thông qua nhà thơ này cậu còn gặp những người nổi tiếng
như W. E. B. Du Bois and Booker T. Washington.
Nhưng không ai biết vì sao Ota Benga tự
tử vào một buổi chiều Tháng 3 năm 1916. Người ta đoán cậu nhớ quê hương
nhưng không sao trở về được vì không có tiền của. Nhưng Phillips Verner
Bradford, một trong hai tác giả cuốn sách về Ota Benga đã nói ở đầu bài
viết này, thì cho rằng có lẽ Benga không chịu đựng nổi chỉ từ sau khi
anh ta cảm thấy không thể nào hòa nhập được với môi trường sống mới của
mình nữa.
Theo ước nguyện của Ota Benga, thi hài
của anh cuối cùng đã được đưa về Công-gô, nơi anh sinh ra và lớn lên.
Anh trở về với không gian sống của anh.
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DỊCH:
1/ Một câu chuyện thật buồn. Buồn về con
người. Buồn về những loại khoa học như Học thuyết Darwin. Buồn vì cho
đến nay học thuyết này vẫn được coi là khoa học.
2/ Nước Mỹ đã thay đổi rất nhiều. Thế hệ
tôi, những thanh niên trong thập kỷ 1960, vẫn còn nhớ rõ những tin tức
sôi động lan truyền từ Mỹ ra khắp thế giới về những cuộc biểu tình ồ ạt
xuống đường của người da đen ở Mỹ. Lãnh tụ người da đen Martin Luther
King đã hy sing mạng sống của mình để đem lại quyền bình đẳng cho người
da mầu ở Mỹ như hiện nay. Ông là một người vĩ đại. Nói như vậy để nhấn
mạnh công lao của những người như Luther King lớn như thế nào. Tôi tin
rằng thế hệ những người sinh ra từ đầu thế kỷ 20 ở Mỹ, chắc chắn sẽ càng
thấm thía hơn về nỗi nhục của người da mầu trước đây, càng thấm thía ý
nghĩa nhân bản của cuộc đấu tranh của người da đen ở Mỹ nhiều hơn những
người không được chứng kiến.
3/ Nhưng càng hướng tới giá trị nhân bản
nhiều chừng nào, càng không sao hiểu nổi một học thuyết phi nhân bản như
Học thuyết Darwin lại có thể được tin tưởng như thế. Tôi tin rằng chừng
nào học thuyết này còn được coi là khoa học, chừng ấy con người còn đối
xử với nhau tệ bạc như người ta đã đối xử với Ota Benga. Con người vốn
đã có chủng ác trong người. Nếu không có những lý thuyết khẳng định kẻ
mạnh sẽ chiến thắng thì cái ác sẽ ít có dịp tác yêu tác quái hơn.
4/ Trước đây tôi tưởng chỉ có chủ nghĩa
quốc xã Đức những năm 1920-1940 mới là kẻ chịu nhiều ảnh hưởng của Học
thuyết Darwin. Nay tôi mới vỡ nhẽ ra rằng không phải như thế: rất nhiều
kẻ mang sẵn trong thâm tâm ý nghĩ và tư tưởng phân biệt chủng tộc trên
khắp thế giới, kể cả ở Mỹ, ở Úc, đều nhanh chóng vớ lấy Học thuyết
Darwin như một thứ lý thuyết phù hợp với “lương tri” để tiến hành những
hành vi phản lương tri. Tôi sẽ tiếp tục công bố những sự thật tương tự
mà tôi biết.
PVHg, Sydney, 04/08/2015
MISSING LINK? Những mắt xích bị mất tích trong sơ đồ tiến hóa?

Abstract: There is an academic
concept which has been applied to social life, resulting so much misery
to human kind. That’s what is called the “missing link”, originated from
Darwin’s Theory of Evolution. The painful history of Aborigines in
Australia shows that “missing link” is a lie!
Tóm tắt: Có một khái niệm học thuật đã được áp dụng vào đời sống xã hội, gây nên biết bao đau thương cho con người. Đó là cái được gọi là “những mắt xích bị mất tích”, bắt nguồn từ Thuyết Tiến hóa của Darwin. Lịch sử đau thương của người thổ dân ở Úc cho thấy “những mắt xích bị mất tích” là một lời nói láo!
CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA (bao gồm Thuyết Tiến hóa) trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đày đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:Tóm tắt: Có một khái niệm học thuật đã được áp dụng vào đời sống xã hội, gây nên biết bao đau thương cho con người. Đó là cái được gọi là “những mắt xích bị mất tích”, bắt nguồn từ Thuyết Tiến hóa của Darwin. Lịch sử đau thương của người thổ dân ở Úc cho thấy “những mắt xích bị mất tích” là một lời nói láo!
True Biology: Nền Sinh học chân chính
Khi tôi chân ướt chân ráo đến Úc (cách đây ngót hai chục năm), tôi gặp những khái niệm mới lạ: người Aborigines và những “thế hệ bị đánh cắp”. Mặc dù chưa hiểu rõ đó là cái gì, nhưng tần suất xuất hiện những bài báo về vấn đề này trên các phương tiện truyền thông lúc ấy đủ để cho tôi biết rằng đó là những vết thương nhức nhối trong lòng xã hội Úc từ bao lâu nay vẫn chưa giải quyết được.
Aborigines

Có những người ngây thơ nghĩ rằng một lời
xin lỗi có khó gì, nhưng hóa ra đối với người làm chính trị, việc đó
rất khó – vì xin lỗi tức là thừa nhận những tội ác của người da trắng
đối với thổ dân trong quá khứ, tiếp theo là sự đền bù thiệt hại. Vấn đề
rất phức tạp. Vì thế, trong một thời gian dài những năm đầu tôi ở Úc,
khi chính phủ đương quyền thuộc về cánh bảo thủ, lời xin lỗi luôn bị né
tránh, bất chấp đòi hỏi ngày càng sôi sục từ phía quần chúng.
Năm 1998, một người dân đã qua mặt được
cảnh sát, bất ngờ leo lên tận nóc nhà hát Sydney Opera House để viết lên
mái cong của nhà hát này một chữ rất lớn có thể nhìn thấy từ rất xa:
SORRY! Rồi những cuộc biểu tình tuần hành tràn ngập phố phường trung tâm
Sydney, diễu hành qua cầu Harbour Bridge, đòi hòa giải và xin lỗi thổ
dân. Sức ép ngày càng lớn, nhưng chính phủ bảo thủ vẫn quanh co né
tránh. Họ sợ phải nhận tội thay cha ông. Mãi cho tới năm 2008, khi ông
Kevin Rudd đắc cử chức thủ tướng, lời xin lỗi mới được phát ra từ cửa
miệng của một nhà lãnh đạo cao cấp nhất nước Úc. Đây là việc làm đầu
tiên của Kevin Rudd ngay sau khi ông nhậm chức. Ông đã chọn không gian
thích hợp để tuyên bố lời xin lỗi, đó là quốc hội – cơ quan đại biểu của
toàn dân Úc. Đó là một hành động dũng cảm, đầy nhân bản.

Thế hệ bị đánh cắp
Đó là những em bé thổ dân trong các thế
kỷ trước đây, vì một lý do nào đó do người da trắng gây ra, họ bị đánh
cắp ra khỏi cộng đồng sinh sống của họ. Chẳng hạn, khi một người
Aborigine có hôn phối với một người da trắng, thì đứa con đẻ ra, theo
Thuyết Tiến hóa của Darwin, sẽ được coi là “văn minh” hơn người cha hoặc
người mẹ thổ dân của nó, và do đó cần phải được cách ly khỏi nguồn gốc
“thấp hèn” của cha hoặc mẹ nó.
Tại sao người cha hoặc người mẹ thổ dân
của em bé đó bị coi là “thấp hèn”? Đơn giản vì những kẻ theo Thuyết Tiến
hóa coi người Aborigines là những người nằm trong cái gọi là “missing
link” – những mắt xích bị mất tích trong sợi dây xích nối loài người
hiện đại với tổ tiên nguyên thủy của con người là loài khỉ. Tại sao lại
có những mắt xích bị mất tích?
Đó là một câu hỏi liên quan đến học
thuật, cụ thể là liên quan tới Thuyết Tiến hóa của Darwin, khi Darwin
phát triển lý thuyết tiến hóa của mình để giải thích nguồn gốc của con
người. Vấn đề này sẽ được trình bầy kỹ hơn ở phần cuối của bài viết này.
Bây giờ ta trở lại với câu chuyện “thế hệ bị đánh cắp”.
Những đứa trẻ bị đánh cắp này khi lớn
lên, sẽ thấy mình như một kẻ biệt tăm biệt tích với quê hương bản quán,
hoàn toàn đứt mối liên hệ với nguồn gốc xuất thân của mình, không biết
cha mẹ mình là ai, chỉ biết một điều là mình thuộc thế hệ “bị đánh cắp”.
Họ rất đau khổ, và không thể tránh được việc họ oán hận những kẻ đã đẩy
họ đến hoàn cảnh bi thương đó.
Chính thủ tướng Kevin Rudd khi tuyên bố
lời xin lỗi, có lúc ông đã khóc. Và rất nhiều người Úc khác cũng khóc,
kể cả người thổ dân lẫn người da trắng và nhiều người thuộc những sắc
tộc khác. Bản thân tôi khi viết những dòng này, tôi cũng thấy nghẹn ngào
trong lòng, nước mắt ứ lên trong mắt. Đối với rất nhiều người Úc, nhất
là thế hệ trẻ, lịch sử đau thương của người thổ dân đã bị lãng quên.
Thời gian đã xóa nhòa ký ức, nhưng rất may vẫn còn nhiều trang viết và
đặc biệt những tấm hình được lưu giữ, đủ để tố cáo tội ác của tổ tiên
người Úc hiện đại. Tất cả những ai có lương tri nhìn vào những tấm hình
đó ắt không thể cầm lòng.

Đọc những ý kiến ở trên, rất có thể một
số độc giả sẽ có ý nghĩ cho rằng tôi thật vô lý khi cố tình gán ghép tội
lỗi của những người da trắng thực dân ở Úc trong những thế kỷ trước đây
với Thuyết Tiến hóa của Darwin. Tôi xin trả lời ngay rằng KHÔNG! Không
phải như vậy đâu. Sự thật là sự thật. Điều kiện duy nhất để nhìn thấy
những sai trái trong Thuyết Tiến hóa của Darwin là TRUNG THỰC!
Với lòng trung thực, gạt bỏ mọi định
kiến, nếu hôm nay chưa thấy sự thật thì ngày mai sẽ thấy. Đức Phật dạy
rằng có ba thứ không thể che đậy mãi, đó là mặt trời, mặt trăng, và sự
thật. Dù Thuyết Tiến hóa của Darwin hiện nay đang chiếm ưu thế trong nền
giáo dục toàn cầu, nhưng nó sẽ không thể chống đỡ sự thật mãi mãi, đúng
như Đức Phật đã nói. Hiện nay nó đã bắt đầu lúng túng chống đỡ nhiều
câu hỏi chất vấn mà không sao trả lời nổi, và nó sẽ còn tiếp tục lúng
túng hơn nữa, vì khoa học càng phát triển sẽ càng để lộ ra nhiều sự thật
mà Thuyết Tiến hóa của Darwin không thể giải thích được. Những sự thật
ấy không chỉ lộ ra trong các sự kiện khoa học, mà cả trong đời sống xã
hội. Bài báo “The Human Kind” (Nhân loại) của một học giả Úc là Ken Ham
trên trang mạng Answers in Genesis ngày 01/01/2009 sẽ cung cấp cho
chúng ta một phần của những sự thật đó. Xin trân trọng giới thiệu bài
báo đó với độc giả, qua bản lược dịch của tôi dưới đây. [1]
NHÂN LOẠI, bài viết của Ken Ham.
Australia là một mảnh đất có vẻ đẹp hoang
dã và tính đa dạng sinh học lạ thường, nhưng đó cũng là một mảnh đất
nhuốm máu của hàng ngàn hàng ngàn người vô tội.
Năm 1924, tờ New York Tribune ở Mỹ chạy một hàng tít lớn tuyên bố “Đã tìm thấy người thời đồ đá trên một hòn đảo của Úc – Những mắt xích bị mất tích trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại” (Kindred of Stone Age Men Discovered on Australian Island – Missing Links with Mankind in Early Dawn of History)
Đó là một bài báo nói về người Aborigines
ở Úc – một bộ lạc sống trên đảo Tasmania. Họ bị hiểu sai [2], bị ngược
đãi và bị giết chóc ngay từ những ngày đầu khi người Âu Châu đặt chân
lên mảnh đất này. Khi người Âu nhận thấy những thổ dân này có vẻ có giá
trị như những mẫu vật để nghiên cứu về tiến hóa, các nhà sinh học từ Anh
và Đức bắt đầu đổ xô đến săn tìm họ. Thế là nhiều thổ dân bị lùa vào
đầm lầy rồi bị giết ở đó. Những kẻ săn người được hướng dẫn cách làm thế
nào để lột da họ và lấy hộp sọ của họ làm vật mẫu trưng bầy ở các bảo
tàng trên thế giới – tất cả những việc này đều nhân danh Thuyết Tiến
hóa. Một số bị bắt sống; một số bị giết và nhiều ngôi mộ của họ bị cướp.
Ước lượng khoảng từ 5 đến 10 ngàn ngôi mộ của thổ dân bị phá phách đào
xới khi các nhà khoa học tìm kiếm di hài của họ để nghiên cứu.
Mãi cho tới những giai đoạn gần đây,
chính phủ Úc vẫn còn chính sách quy định rằng nếu một thổ dân hôn phối
với một người không phải thổ dân thì đứa con của cặp vợ chồng này sẽ
được coi như là đã tiến hóa hơn cha hoặc mẹ thổ dân của chúng. Do đó đứa
trẻ này bắt buộc phải được lấy đi để đưa vào nhà nuôi dưỡng riêng. Đó
là một chương rất buồn thảm trong lịch sử Australia. Ngày nay, trên con
đường hướng tới tương lai, xã hội Úc vẫn đang tiếp tục vật lộn với nỗi
đau này, cố gắng hàn gắn vết thương do chủ nghĩa phân biệt chủng tộc gây
ra trong quá khứ.


Trong cuốn Nguồn gốc loài người, Darwin truyền bá tư tưởng về các chủng tộc khác nhau trong loài người – chủng
tộc bậc thấp (lower races), chủng tộc bậc cao (higher races), chủng tộc
nguyên thủy (primitive races), chủng tộc cao cấp (advanced races), v.v. Những khái niệm đó gây nên điều gì?
Ảnh bên: Người thổ dân bị khóa tay vào cổ. Một tội ác của con người!
Như sau này nhà khoa học Steven J. Gould thuộc Đại học Harvard nói: “Những
luận cứ sinh học của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vốn đã có từ trước
1859, nhưng mức độ nghiêm trọng của nó tăng lên rất nhiều kể từ khi
người ta chấp nhận Thuyết Tiến hóa”.
Thuyết Tiến hóa không phải là
nguyên nhân dẫn tới nạn phân biệt chủng tộc. Nguồn gốc của chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc là tội lỗi (sin) của con người. Nhưng Thuyết Tiến
hóa của Darwin đã đổ dầu vào lửa của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc bằng
cách cung cấp cho các cá nhân và đám đông một lý do khoa học để bào chữa
cho chủ nghĩa này, để họ tiếp tục theo đuổi thứ triết lý vô thần này
bằng cách sử dụng Thuyết Tiến hóa như một lý lẽ khoa học bào chữa cho
việc đối xử phân biệt, ngược đãi và thậm chí diệt chủng đối với con
người.

Như đã nhấn mạnh, thái độ phân biệt chủng
tộc được khuyến khích bởi Thuyết Tiến hóa phải chịu trách nhiệm lớn đối
với việc đối xử ngược đãi hết sức vô nhân đạo đối với Ota Benga
khi anh này bị bán như một nô lệ, rồi bị mang đến Mỹ, bị đóng cũi như
một con vật nửa người nửa thú cùng với một con khỉ orangutan trong vườn
thú Bronx ở New York. [3]

“Trong thời đại hiện nay trên trái
đất tồn tại 5 chủng tộc… chủng tộc cao cấp nhất là chủng Caucasians, đại
diện bởi những cư dân da trắng văn minh ở Âu Châu và Mỹ Châu. “
Năm 1925, hầu hết học sinh ở Mỹ được dạy
rằng chủng Caucasian là chủng cao cấp nhất. Bạn nghĩ gì về những thế hệ
trẻ được giáo dục như thế khi lớn lên sẽ trở thành những nhà lãnh đạo
trong các cộng đồng hoặc các tổ chức tôn giáo? Bạn có thể thấy những hạt
giống của kiểu tư duy đó sẽ bắt rễ như thế nào trong tư tưởng của những
người cuối cùng sẽ gia nhập tổ chức Ku Klux Klan [4] hoặc giáo phái
Christian Identity Movement? [5]
Như một hệ quả của Thuyết Tiến hóa
Darwin, nhiều người bắt đầu quen với lối suy nghĩ cho rằng những nhóm
người khác nhau đại diện cho những “chủng tộc” khác nhau. Kiểu suy nghĩ
đó dẫn tới một thực tế là nhiều người, dù có ý thức hay vô thức, đã bị
ăn sâu vào trong tiềm thức một định kiến đối với những nhóm người khác
biệt. Đó là kết quả của mảnh vườn Darwin và không ai còn ngạc nhiên với
điều đó nữa.
Rốt cuộc, Thuyết Tiến hóa là một lời nói dối!
Giống như Sa-tăng xúi giục Eva trong Vườn Eden bằng một lời nói dối dẫn
tới tội lỗi và cái chết, lời nói dối của Thuyết Tiến hóa đang tiếp tục
gây ra những tội lỗi tương tự.
NHỮNG MẮT XÍCH BỊ MẤT TÍCH
Như độc giả đã thấy, năm 1859, Charles
Darwin cho ra đời cuốn “On the Origines of Species”, (Về nguồn gốc các
loài) trong đó ông vẽ ra một sơ đồ tiến hóa trong thế giới động vật từ
bậc thấp đến bậc cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mặc dù sơ đồ của ông
mang tính chủ quan rõ rệt, nhưng nó có vẻ khoa học, và do đó chiếm lĩnh
được niềm tin của rất nhiều người ngây thơ. Chẳng hạn, vì thấy loài khỉ
mõm chó có bộ mặt rất giống chó nên ông tin rằng loài khỉ là động vật có
vú cao cấp tiến hóa từ những động vật có vú đi 4 chân bậc thấp hơn. Ông
lại thấy loài khỉ có rất nhiều điểm giống con người nên ông cố xây dựng
một lý thuyết gán ghép cho khỉ là tổ tiên của loài người. Tuy nhiên
trong cuốn “Về nguồn gốc các loài” ông chưa đả động tới con người. Mãi
12 năm sau, tức 1871, ông mới cho ra mắt cuốn “The Descent of Man”
(Nguồn gốc loài người), trong đó khẳng định tổ tiên của loài người là
KHỈ!
Tất cả những lý thuyết trong cả 2 cuốn
sách chủ yếu đó của Thuyết Tiến hóa sẽ chỉ là giả thuyết tưởng tượng,
bịa đặt, nếu không có hóa thạch của những động vật chuyển tiếp để chứng
minh (động vật nằm giữa 2 bậc thang tiến hóa). Chính Darwin lấy làm lo
lắng về điều này.
Thật vậy, một bài báo trên mạng nhan đề “Evolution vs Creation” (Thuyết Tiến hóa chống lại Thuyết Sáng tạo) [7] viết rất rõ như sau:

Vấn đề đặt ra hoàn toàn tương tự đối với nguồn gốc loài người.
● Nếu nguồn gốc loài người là KHỈ thì
phải có những động vật khỉ-người hoặc người-khỉ nằm ở quãng trung gian
giữa khỉ và người. Nếu những động vật trung gian này đã chết hết thì
chắc chắn phải còn hóa thạch của chúng. Nhưng kể từ năm 1871, khi Darwin
nêu lên giả thuyết nguồn gốc loài người là khỉ, đến nay người ta vẫn
không hề tìm thấy một bằng chứng hóa thạch hoặc thực tế nào về sự tồn
tại của những động vật khỉ-người hoặc người-khỉ trung gian đó. Sự vắng mặt tuyệt đối của những động vật nửa khỉ nửa người trong giai đoạn trung gian này trở
thành MỘT CÂU HỎI LỚN THÁCH THỨC THUYẾT TIẾN HÓA, và đó là lý do ra đời
khái niệm “Missing Link” – những mắt xích bị mất tích trong sơ đồ tiến
hóa từ khỉ lên người của Thuyết Tiến hóa Darwin.
● Thật vậy, nếu tồn tại những động vật
nửa khỉ nửa người đóng vai trò trung gian trong sơ đồ tiến hóa từ khỉ
lên người thì đó là những mối nối, những mắt xích nối liền quá trình
tiến hóa từ khỉ lên người. Theo lý thuyết của Darwin, sơ đồ tiến
hóa phải là một đồ thị liên tục, nhưng hóa ra bị đứt một đoạn rất lớn.
Khoảng đứt đoạn ấy chính là cái được gọi là “Missing Link”!
● Nếu “missing link” không tìm thấy thì Thuyết Tiến hóa sẽ sụp đổ!
Vì thế việc tìm kiếm những mắt xích để bổ khuyết vào cái gọi là
“missing link” ấy trở nên một nhu cầu cấp thiết của khoa học về tiến
hóa. Đó là lý do để năm 1924, tờ New York Tribune ở Mỹ REO MỪNG đưa tin:
“Đã tìm thấy người thời đồ đá trên một hòn đảo của Úc – Những mắt xích
bị mất tích trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại” (!)
Đó là lời reo mừng của những người theo Thuyết Tiến hóa.
Trong cuộc reo mừng nửa khoa học nửa bất
lương đó, người thổ dân Aborigines trở thành nạn nhân vô cùng đáng
thương: họ bị coi là một loại “người-khỉ”, hoặc “khỉ-người”, chậm tiến
hóa hơn so với phần còn lại của nhân loại, gần với khỉ hơn là gần với
người! Họ là bằng chứng để chứng minh cho Thuyết Tiến hóa của Darwin.
Tóm lại là dưới con mắt của những kẻ theo Thuyết Tiến hóa của Darwin,
người Aborigines là bằng chứng cho cái gọi là “missing link” (!!!)
Hệ quả tất yếu là người Aborigines bị
khinh rẻ, bị coi là chủng tộc người bậc thấp, và do đó theo quy luật đấu
tranh sinh tồn của Darwin, họ đáng bị loại khỏi sơ đồ tiến hóa. Tôi sẽ
trình bầy vấn đề này sâu hơn trong một bài viết tiếp theo, khi bàn về
bản chất phân biệt chủng tộc trong Thuyết Tiến hóa Darwin.
Còn bây giờ, đã đến lúc độc giả có thể
đọc lại những phần trên của bài viết này, đặc biệt là bài báo của Ken
Ham, để hiểu rõ tại sao Ken Ham lại nói rằng người Aborigines đã BỊ HIỂU
SAI, và tại sao ông kết luận THUYẾT TIẾN HÓA LÀ MỘT LỜI NÓI DỐI!
Vâng, người Aborigines đã bị hiểu sai. Họ
hoàn toàn là con người 100% như chúng ta. Hãy tiếp xúc với họ sẽ thấy
rõ điều này. Chỉ có những kẻ độc ác và ngu xuẩn mới đối xử tàn ác đối
với họ như trong lịch sử mà thôi.
Và cái gọi là “missing link” thực ra chỉ
là sản phẩm tưởng tượng của Thuyết Tiến hóa. Học thuyết này bế tắc trong
việc tìm hóa thạch chứng minh tổ tiên của người là khỉ nên phải “sáng
tạo” ra khái niệm này. Để thấy rõ vấn đề hơn, xin trích một đoạn trong
bài báo “Evolution vs Creation” đã dẫn ở trên:

KẾT
Là VĂN HÓA! Văn hóa có thể thay đổi khi
môi trường thay đổi. Đó là sự khác biệt giữa các nền văn minh. Người
Aborigines ngày nay nói tiếng Anh, chơi nhạc, vẽ tranh chẳng hề khác bất
kỳ một người Úc nào khác. Việc coi họ là chủng tộc bậc thấp để ra tay
đàn áp giết hại họ là một tội ác phải ghi nhớ để không cho phép nó lặp
lại. Trước tòa án lương tri, những kẻ làm điều ác này có một lý do để
giảm nhẹ tội – ấy là vì họ tin vào Thuyết Tiến hóa của Darwin, học
thuyết này đã cung cấp cho họ cái gọi là “missing link”, và do đó họ dễ
ngộ nhận người thổ dân chính là thế hệ thuộc cái “missing link” đó!
Vậy nếu người Aborigines không phải là
cái “missing link” mà các nhà khoa học tiến hóa muốn tìm thì liệu họ có
thể tìm thấy cái đó ở đâu?
KHÔNG Ở ĐÂU CẢ, VÌ THUYẾT TIẾN HÓA VÀ “MISSING LINK” CHỈ LÀ MỘT SỰ BỊA ĐẶT !
PVHg, Sydney 05/08/2015
CHÚ THÍCH:
[1] Địa chỉ bài báo trên mạng:
https://answersingenesis.org/charles-darwin/racism/the-human-kind/
Khi lược dịch, tôi bỏ bớt vài câu không có liên hệ mật thiết với nội dung chính. Một số câu phải chuyển ý để rõ nghĩa, thay vì dịch sát từng chữ.
[2] Họ bị coi là một chủng người gần với khỉ hơn là với loài người hiện đại, vì bị cho là nằm trong “những mối nối bị mất tích” trong sợi dây tiến hóa từ khỉ lên người, tức là nằm giữa khỉ và người, gần với khỉ hơn với người.
[3] Xem bài “Scandal at the Zoo / Vụ bê bối ở vườn thú” của Mitch Keller trên PVHg’s Home
https://viethungpham.com/2015/08/04/the-scandal-at-the-zoo-vu-be-boi-o-vuon-thu/
[4] Tổ chức Ku Klux Klan thường được gọi tắt là tổ chức 3K, là một tổ chức khủng bố người da đen khét tiếng ở Mỹ trong nữa đầu thế kỷ 20. Mỗi lần ra tay thực hiện các vụ khủng bố, chúng thường khoác áo trắng chùm kín người từ đầu tới chân, chỉ để hở 2 lỗ ở mắt để nhìn. Đối với tổ chức này, người da đen là mọi rợ, không được phép bình đẳng với người da trắng, và không cần luật pháp, chúng tự tay tiêu diệt người da đen khi chúng thấy cần thiết. Giai đoạn tồn tại tổ chức 3K là giai đoạn đen tối nhất của người da đen ở Mỹ. Có thể xem cuốn phim Django để hiểu thêm về 3K và nạn phân biệt chủng tộc tàn bạo ở Mỹ trong nửa đầu thế kỷ 20.
[5] Mỹ là một xứ sở tự do, vì thế ở Mỹ hình thành rất nhiều chi nhánh Thiên Chúa giáo tự do. Ngoài 2 nhánh Thiên Chúa giáo chính là Tin Lành và Công giáo, hình thành nên những nhánh nhỏ hơn như Jehova Witness, Seventh Day Church, Mormonism,… Tất cả các nhánh Thiên Chúa giáo này đều thờ Chúa Jesus và lấy Kinh Thánh làm nền tảng giáo lý, nhưng khác nhau ở một số niềm tin khác, cách hành đạo, cách tổ chức các buổi lễ,… Tuy nhiên có một số chi nhánh cũng tự nhận mình là Thiên Chúa giáo nhưng thực chất chỉ là những tổ chức mê tín, thậm chí làm những việc trái đạo, truyền bá những tà thuyết. Có thể tổ chức Christian Identity Movement được nhắc đến trong bài báo của Ken Ham thuộc loại đó (?).
[7] Địa chỉ bài báo: http://nwokillers.weebly.com/the-evolution-delusion.html
[1] Địa chỉ bài báo trên mạng:
https://answersingenesis.org/charles-darwin/racism/the-human-kind/
Khi lược dịch, tôi bỏ bớt vài câu không có liên hệ mật thiết với nội dung chính. Một số câu phải chuyển ý để rõ nghĩa, thay vì dịch sát từng chữ.
[2] Họ bị coi là một chủng người gần với khỉ hơn là với loài người hiện đại, vì bị cho là nằm trong “những mối nối bị mất tích” trong sợi dây tiến hóa từ khỉ lên người, tức là nằm giữa khỉ và người, gần với khỉ hơn với người.
[3] Xem bài “Scandal at the Zoo / Vụ bê bối ở vườn thú” của Mitch Keller trên PVHg’s Home
https://viethungpham.com/2015/08/04/the-scandal-at-the-zoo-vu-be-boi-o-vuon-thu/
[4] Tổ chức Ku Klux Klan thường được gọi tắt là tổ chức 3K, là một tổ chức khủng bố người da đen khét tiếng ở Mỹ trong nữa đầu thế kỷ 20. Mỗi lần ra tay thực hiện các vụ khủng bố, chúng thường khoác áo trắng chùm kín người từ đầu tới chân, chỉ để hở 2 lỗ ở mắt để nhìn. Đối với tổ chức này, người da đen là mọi rợ, không được phép bình đẳng với người da trắng, và không cần luật pháp, chúng tự tay tiêu diệt người da đen khi chúng thấy cần thiết. Giai đoạn tồn tại tổ chức 3K là giai đoạn đen tối nhất của người da đen ở Mỹ. Có thể xem cuốn phim Django để hiểu thêm về 3K và nạn phân biệt chủng tộc tàn bạo ở Mỹ trong nửa đầu thế kỷ 20.
[5] Mỹ là một xứ sở tự do, vì thế ở Mỹ hình thành rất nhiều chi nhánh Thiên Chúa giáo tự do. Ngoài 2 nhánh Thiên Chúa giáo chính là Tin Lành và Công giáo, hình thành nên những nhánh nhỏ hơn như Jehova Witness, Seventh Day Church, Mormonism,… Tất cả các nhánh Thiên Chúa giáo này đều thờ Chúa Jesus và lấy Kinh Thánh làm nền tảng giáo lý, nhưng khác nhau ở một số niềm tin khác, cách hành đạo, cách tổ chức các buổi lễ,… Tuy nhiên có một số chi nhánh cũng tự nhận mình là Thiên Chúa giáo nhưng thực chất chỉ là những tổ chức mê tín, thậm chí làm những việc trái đạo, truyền bá những tà thuyết. Có thể tổ chức Christian Identity Movement được nhắc đến trong bài báo của Ken Ham thuộc loại đó (?).
[7] Địa chỉ bài báo: http://nwokillers.weebly.com/the-evolution-delusion.html
Nhận xét
Đăng nhận xét