Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 151 (Kofi Annan)
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ông Kofi Annan: Điều tốt đẹp sẽ còn lại mãi mãi
Tôi làm việc để tạo dựng một thế giới ổn định, hòa bình, nơi loài người
chúng ta nhận ra rằng chúng ta không thể tiêu thụ các nguồn tài nguyên
theo cách chúng ta đang làm hiện nay. Sẽ không có ngày mai. Nó sẽ là một
thảm họa, một thảm họa cho thế hệ con cháu chúng ta. Theo bản năng,
người nông dân hiểu rằng nếu anh ta thu được trái ngọt nhờ đất ngày hôm
nay, ta phải bù đắp lại cho đất chất dinh dưỡng vào ngày mai để có thể
tiếp tục canh tác. Không hiểu sao, khi chúng ta di cư ra thành phố,
chúng ta đánh mất bản năng này. Chúng ta cần tạo dựng một thế giới công
bằng, ổn định; một thế giới nơi chúng ta để tâm tới nhu cầu của người
khác, chứ không chỉ nhu cầu tức thì của chính chúng ta. Tất cả chúng ta
đều cùng hội cùng thuyền. Nói đúng hơn là cùng hội cùng tàu, vì đôi khi
chiếc thuyền dường như thật nhỏ bé. Chúng ta cùng trên chiếc tàu vượt
đại dương. Một số người có thể được ở trong những chiếc phòng tốt nhất,
nhiều người khác có thể phải ở những chỗ thật tồi tàn. Nhưng nếu con tàu
bắt đầu thấm nước, bất kể bạn ở nơi đâu trên tàu, bất kể chỗ ở của bạn
ra sao, tất cả chúng ta đều gặp nguy hiểm. Chúng ta nên chung sức làm
việc cùng nhau, với các nhà hảo tâm, các quỹ, tập trung vào nhu cầu của
từng cá nhân. Vâng, những chiếc dây néo cột buồm cũng giống như sự hỗ
trợ của các tổ chức là quan trọng. Nhưng, suy cho cùng, nhu cầu của công
dân, của cá nhân mới chính là điều quan trọng hơn cả. Những vấn đề lớn,
như tội ác diệt chủng đều bắt nguồn từ một cá nhân. Do đó, sự tập trung
vào từng cá nhân, vào con người là đúng đắn. Và nếu chúng ta hợp tác
với nhau, mỗi người chung sức một chút, chúng ta sẽ tạo nên sự đóng góp
to lớn.
(NLĐO) – Trong thời gian làm tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), ông Kofi
Annan tích cực thúc đẩy các hoạt động nhân đạo nhưng vẫn không tránh
khỏi một số thất bại liên quan đến các cuộc xung đột vượt tầm kiểm soát.
Cho đến khi qua đời vào ngày 18-8, vị cựu tổng thư ký LHQ người Ghana
đã không thể mang lại hòa bình cho Syria, đồng thời để lại nhiều thất
bại về mặt ngoại giao ở Rwanda, Bosnia, Darfur, Cyprus, Somalia và Iraq.
Ông
Fred Eckhard, người phát ngôn của ông Kofi Annan trong thời gian ông
làm tổng thư ký LHQ (giai đoạn 1997-2006), từng nói với Reuters: "Ông ấy
bị thúc đẩy bởi ý tưởng không được nghĩ đến từ ‘Không’ và luôn tìm kiếm
kết quả tốt nhất".
Ông Kofi Annan được biết đến với thành công
trong việc ngăn chặn xung đột ở Kenya vào năm 2007 khi các phe đối thủ
đổ lỗi cho tổng thống gây ra các vụ thảm sát khiến hơn 1.200 người chết.
Ông
Kofi Annan đã cùng họ ở trong một căn phòng và tuyên bố: "Chỉ có một
Kenya", đồng thời thuyết phục một người trong số họ chấp nhận chức vụ
thủ tướng trong một chính phủ chung, qua đó kết thúc bạo lực.
Ông Kofi Annan. Ảnh: Reuters
Nhưng
không phải lúc nào ông Kofi Annan cũng thành công trong vai trò hòa
giải. Là người đứng đầu lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ hồi năm 1994, ông
thừa nhận mình nên làm nhiều hơn để giúp ngăn chặn vụ thảm sát 800.000
người Tutsi và người Hutu ôn hòa ở Rwanda.
"Vào thời điểm đó, tôi
tin rằng tôi đã làm hết sức mình" – ông Kofi Annan nói nhiều năm sau đó.
"Nhưng sau vụ diệt chủng, tôi nghĩ mình có thể làm nhiều hơn và nên đưa
ra cảnh báo cũng như huy động sự ủng hộ".
Những thất bại khác của
ông Kofi Annan là ngăn chặn đổ máu ở vùng Darfur – Sudan, bê bối đổi
dầu lấy lương thực và chiến tranh Iraq.
Vụ bê bối đổi dầu lấy
lương thực nổ ra vào đầu năm 2004. Khi đó, Tổng thống Saddam Hussein bị
tố gian lận trong chương trình trị giá 64 tỉ USD này, ra đời nhằm giảm
bớt tác động của lệnh trừng phạt quốc tế đối với người dân Iraq.
Các biện pháp trừng phạt được áp đặt sau khi quân đội Iraq xâm lược Kuwait.
Một
vài quan chức của LHQ bị cáo buộc làm giàu cho bản thân trong lúc toàn
bộ cơ quan này bị đổ lỗi cho việc quản lý lỏng lẻo. Mặc dù sau đó ông
Kofi Annan được xác định không làm gì sai, con trai của ông - Kojo - bị
phát hiện sử dụng các mối liên hệ của LHQ để trục lợi.
Một
trong những sự cố có lẽ khiến vị cựu tổng thư ký LHQ dằn vặt nhất là vụ
đánh bom văn phòng LHQ tại thủ đô Baghdad – Iraq ngày 19-8-2003, giết
chết 22 người. Vụ đánh bom này xảy ra sau khi ông Kofi Annan quyết định
gửi nhân viên LHQ trở lại Iraq, trong đó phái viên Sergio Vieira de
Mello thuộc số những người thiệt mạng.
Ông Kofi Annan cũng
đứng đầu LHQ vào thời điểm xảy ra vụ thảm sát Srebrenica năm 1995 ở
Bosnia, nơi lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ không đủ sức ngăn chặn
các vụ giết người.
Phạm Nghĩa (Theo Reuters)
Cuộc đời của cố tổng thư ký LHQ Kofi Annan
Kofi Annan được ghi nhận với những nỗ lực cải tổ
LHQ và làm trung gian hòa giải tại các điểm nóng nhưng ông cũng vướng
vào một số bê bối.
Kofi Annan tại một cuộc họp báo ở New York năm 2005. Ảnh: AFP.
Kofi Annan, ngày 18/8 qua đời ở tuổi 80. Ông giữ chức tổng thư ký Liên
Hợp Quốc năm 1997 - 2006, đánh dấu lần đầu tiên một người châu Phi da
màu đảm đương vị trí này. BBC gọi ông là "một trong những nhà ngoại giao nổi tiếng nhất" của lịch sử hiện đại.
Annan sinh ra vào tháng 4/1938 trong một gia đình khá giả bố là lãnh đạo
địa phương tại Ghana, nơi khi đó vẫn nằm dưới sự cai trị của Anh. Hai
ngày trước khi Annan bước sang tuổi 19, Ghana giành được độc lập và điều
đó có tác động lớn đến cuộc đời ông sau này.
"Tôi khi đó là một chàng trai trẻ tin rằng chúng ta có thể tạo nên sự
thay đổi, thậm chí là thay đổi mang tính cách mạng", Annan kể tại Canada
vào năm 2012.
Sau khi học đại học ở Ghana và Mỹ, năm 1962, ông nhận được công việc đầu
tiên ở Liên Hợp Quốc là nhân viên phụ trách ngân sách cho Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO). Năm 1965, Annan kết hôn với người phụ nữ Nigeria có tên Titi Alakija. Họ có hai con nhưng ly hôn vào cuối những năm 1970. Ông tái hôn vào năm 1984 với Nane Lagergren, luật sư Thụy Điển tại LHQ và họ có một con gái.
Năm 1993, Annan thăng tiến đến vị trí phó tổng thư ký LHQ và là người đứng đầu lực lượng giữ gìn hòa bình. Ông
nhanh chóng đối mặt với thách thức lớn. Năm 1994, 800.000 người Tutsi
và người Hutu ôn hòa bị tàn sát trong 100 ngày tại Rwanda. Một năm sau,
8.000 người Hồi giáo bị lực lượng Serbia hành quyết tại Bosnia.
Annan và bộ phận của ông bị chỉ trích nặng nề với cáo buộc đã phớt lờ
những thông tin cảnh báo. Annan sau đó thừa nhận thiếu sót, gọi những vụ
trên là "ký ức đau đớn".
Dù vậy, vào năm 1997, ở tuổi 59, Annan vẫn được chọn làm tổng thư ký
LHQ. Sau 52 năm hoạt động, LHQ khi đó đang trên bờ vực phá sản.
Annan đã cải cách tổ chức, cắt giảm 1.000 việc làm trong số 6.000 vị trí
tại trụ sở New York, đồng thời cố gắng thuyết phục các nước thành viên
hành động để phản ứng trước nhiều bi kịch của thế giới. Ông cũng thúc
giục được Mỹ trả khoản nợ tồn đọng của họ với LHQ.
Tổng thư ký chú ý đến việc tạo ra một tương lai tươi sáng với việc thiết
lập Mục tiêu Thiên niên kỷ - một loạt các ưu tiên cần đạt được trước
năm 2015, từ việc giảm một nửa tỷ lệ người rất nghèo cho đến ngăn chặn
sự lây lan của HIV/AIDS.
Năm 2001, Annan và Liên Hợp Quốc được trao giải Nobel Hòa bình. Ông là
tổng thư ký LHQ thứ hai được trao tặng giải thưởng này và được ca ngợi
là người đã hồi sinh LHQ. Cùng năm đó, ông tái đắc cử nhiệm kỳ hai.
Kofi Annan (phải) nhận giải Nobel Hòa bình năm 2001. Ảnh: Nobelprize.
Tuy nhiên, sóng gió lại tiếp tục ập đến. Năm 2003, Mỹ - một trong những
bên ủng hộ lớn nhất của Annan - tiến hành chiến tranh ở Iraq. Động thái
này làm rạn rứt quan hệ giữa Annan và Mỹ. "Với quan điểm của chúng tôi,
đây là hành động bất hợp pháp", ông tuyên bố.
Năm 2004, ông vướng vào bê bối khi con trai duy nhất của mình, Kojo, bị
phát hiện nhận tiền từ một công ty được thuê để theo dõi chương trình
"Đổi dầu lấy thực phẩm". Chương trình này được bắt đầu từ năm 1996 để
bán lượng dầu hạn chế từ Iraq, nước hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt quốc
tế, nhằm đổi lấy nhu yếu phẩm nhân đạo. Kết quả cuộc điều tra cho thấy
ông đã không lạm dụng quyền lực để làm lợi cho con mình, tuy nhiên, ông
có sai sót trong quá trình giám sát chương trình.
Các chính trị gia Mỹ kêu gọi Annan từ chức. Câu trả lời của ông là: Không đời nào.
Dù vậy, 18 tháng sau, Annan từ chức ở tuổi 70 vào tháng
12/2006. Một năm sau, ông thành lập quỹ Kofi Annan, thúc đẩy sự phát
triển bền vững toàn cầu, an ninh và hòa bình. Ông cũng trở thành thành
viên của The Elders, nhóm các lãnh đạo toàn cầu làm việc vì vấn đề nhân
quyền do Nelson Mandela sáng lập. Ông sau đó giữ chức chủ tịch của tổ
chức này năm 2013.
Năm 2012, Annan được Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab bổ nhiệm làm Đại
diện chung đặc biệt về vấn đề Syria khi họ tìm cách chấm dứt chiến tranh
ở đây. Ông cũng liên tục bày tỏ quan điểm về các vấn đề nóng như biến
đổi khí hậu.
"Tôi nhận ra rằng nghỉ hưu là công việc rất vất vả", Annan nói đùa vào dịp sinh nhật lần thứ 80 hồi tháng 4.
"Liên Hợp Quốc có thể được cải thiện, tổ chức này không hoàn hảo nhưng
chúng ta cần nó", ông nói. "Tôi là một người lạc quan bướng bỉnh, tôi
sinh ra đã lạc quan và vẫn sẽ luôn là người lạc quan".
Dân trí Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan, người từng giành giải Nobel Hòa bình, hôm nay 18/8 đã qua đời ở tuổi 80.
Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan (Ảnh: Global Look Press)
“Hôm nay chúng ta tiếc thương trước sự ra đi của một con người vĩ
đại, một nhà lãnh đạo và một con người có tầm nhìn xuất chúng: Cựu Tổng
thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan”, Cơ quan Di trú Liên Hợp Quốc hôm nay
18/8 thông báo trên mạng xã hội Twitter.
Reuters dẫn hai nguồn tin thân cận với ông Kofi Annan cho biết cựu
tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã qua đời tại bệnh viện ở Bern, Thụy Sĩ vào
đầu giờ sáng nay 18/8.
Theo thông báo của Quỹ Kofi Annan, cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc qua
đời sau khoảng thời gian ngắn bị ốm. Vợ và 3 người con đã ở bên cạnh ông
trong những ngày cuối đời.
Ông Kofi Anna sinh năm 1938 tại Ghana. Sau khoảng thời gian học tập
tại Ghana và theo học tại Đại học Macalester ở Mỹ, ông bắt đầu làm việc
cho Liên Hợp Quốc từ năm 1962 với vị trí cán bộ của Tổ chức Y tế Thế
giới ở Geneva, Thụy Sĩ. Ban đầu ông nghĩ rằng sẽ chỉ làm việc vài năm
cho Liên Hợp Quốc, song rốt cuộc ông đã dành gần như toàn bộ sự nghiệp
của mình cho tổ chức lớn nhất thế giới này.
Ông Kofi Anna giữ cương vị tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 1997 đến
năm 2006. Năm 2001, ông được trao giải Nobel Hòa bình cùng với Liên Hợp
Quốc vì những đóng góp trong nỗ lực xây dựng một thế giới hòa bình với
trật tự tốt hơn.
Ông Kofi Annan là một thành viên của The Elders, tổ chức gồm các nhà
lãnh đạo toàn cầu đấu tranh cho quyền con người, kể từ khi tổ chức này
thành lập vào năm 2007. Năm 2013, ông trở thành chủ tịch của tổ chức.
Sau khi hết nhiệm kỳ trên cương vị tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông
Kofi Annan trở thành đặc phái viên chung về Syria của Liên Hợp Quốc -
Liên đoàn Ả rập vào năm 2012.
Thành Đạt
Theo RT
Cựu tổng thư ký LHQ Kofi Annan: Ra đi để lại thế giới tốt đẹp hơn
05:00 19/08/2018
68
Ông Annan qua đời, thế giới mất đi người có nhiều trăn trở cho nền hòa
bình, người dành cả cuộc đời đấu tranh không ngừng nghỉ để cải thiện
cuộc sống hàng triệu người dân.
Rạng sáng 18/8, cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan qua đời tại
thành phố Bern, Thụy Sĩ, với người vợ Nane Annan và ba người con là Ama,
Kojo and Nina bên giường bệnh.
Từ khi còn là chàng thanh niên ngoài 20 tuổi, ông Annan đã phục vụ
Liên Hợp Quốc, tổ chức được sáng lập với mục tiêu duy trì hòa bình và an
ninh thế giới.
Bày tỏ thương tiếc trước sự ra đi của ông, Thủ tướng Anh Theresa May
khẳng định cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã "góp phần to lớn giúp thế
giới mà ông vừa rời bỏ trở thành nơi tốt đẹp hơn so với thế giới thời
ông được sinh ra".
Cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan vừa qua đời ở tuổi 80. Ảnh: Financial Times.
Hai vụ diệt chủng ám ảnh cựu tổng thư ký
Ông Annan sinh tại thành phố Kumasi, Ghana vào ngày 8/4/1938. Ông bắt
đầu tham gia bộ máy điều hành Liên Hợp Quốc từ năm 1962 với cương vị
nhân viên hành chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy
Sĩ.
Sau đó, ông làm việc tại Hội đồng Kinh tế Châu Phi của Liên Hợp Quốc ở
thủ đô Addis Ababa, Ethiopia, tiếp đến là nhân viên Lực lượng Khẩn cấp
Liên Hợp Quốc tại thành phố Ismailia, Ai Cập. Ngoài ra, ông còn là cao
ủy của Liên Hợp Quốc về người tị nạn tại Geneva và đảm nhiệm nhiều chức
vụ cấp cao khác tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ.
Trước khi trở thành tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Annan từng là thư
ký phụ trách các hoạt động gìn giữ hòa bình và là người đại diện đặc
biệt của cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Boutros Boutros-Ghali giai đoạn
1995-1996.
Dưới cương vị người điều hành các chiến
dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, ông Annan từng bị chỉ trích vì
thất bại trong việc chấm dứt nạn diệt chủng ở Rwanda.
Năm 1994, Hội đồng Bảo an và nhiều cá nhân, tổ chức thuộc Liên Hợp
Quốc, bao gồm ông Annan, bị đại diện Liên Hợp Quốc tại Rwanda cáo buộc
phớt lờ cảnh báo về vụ diệt chủng ở quốc gia này. Theo ước tính, 800.000
người đã thiệt mạng sau thảm họa trên vì các lãnh đạo thế giới lưỡng lự
trong việc gửi quân viện trợ.
"Thời điểm đó, tôi tin rằng mình đã làm hết sức có thể, nhưng sau đó
tôi nhân ra rằng đáng lẽ ra mình nên làm nhiều hơn thế", ông Annan phát
biểu năm 2004.
Một phụ nữ gục ngã tại biên giới Rwanda khi đang tìm đường thoát khỏi quốc gia này nhằm tránh thảm họa diệt chủng. ảnh: Reuters.
Năm 1995, hàng nghìn người theo đạo Hồi bị tàn sát tại thị trấn
Srebrenica, Bosna và Hercegovina, quốc gia ở Đông Âu, khi người Serb
tràn qua "vùng an toàn" của Liên Hợp Quốc.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khi ấy, ông Boutros Boutros-Ghali, đối mặt
với làn sóng phản đối dữ dội sau hai vụ diệt chủng. Sau này, ông Annan
cho rằng những sự kiện trên định hình tư tưởng của ông.
"Là một người con của Ghana, ông Annan luôn cảm thấy có trách nhiệm
đặc biệt đối với châu Phi", theo thông báo từ Tổ chức Kofi Annan.
Tháng 4/2001, cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc khởi động chiến dịch
chống lại đại dịch HIV/AIDS. Ông đưa ra sáng kiến thành lập Quỹ Y tế
Toàn cầu, nhằm khuyến khích gia tăng ngân sách cho việc giải quyết cuộc
khủng hoảng HIV/AIDS tại nhiều quốc gia đang phát triển.
"Ông Annan chính là hiện thân của Liên Hợp Quốc"
Ông Annan là tổng thư ký Liên Hợp Quốc thứ 7, ông đảm nhiệm vị trí
này trong hai nhiệm kỳ, từ năm 1997 đến 2006. Năm 2001, ông cùng Liên
Hợp Quốc nhận giải Nobel Hòa Bình vì những cống hiến nhân đạo.
Tổ chức Kofi Annan mô tả ông là "một chính khách toàn cầu và là người
am hiểu các vấn đề quốc tế đã dành cả cuộc đời mình để đấu tranh cho
một thế giới hòa bình và công bằng hơn". Tổ chức độc lập này được cựu
tổng thư ký thành lập từ năm 2007, hoạt động vì hòa bình, nhân quyền và
sự phát triển của các nước trên thế giới.
Ông António Guterres, tổng thư ký hiện tại của Liên Hợp Quốc, là
người từng được ông Annan bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu cơ quan chuyên
trách các vấn đề nhập cư.
"Theo nhiều cách, ông Annan chính là hiện thân của Liên Hợp Quốc. Ông
lần lượt đảm nhiệm nhiều cấp bậc tại đây trước khi trở thành người dẫn
dắt tổ chức bước qua thiên niên kỷ mới với phẩm giá và sự quyết tâm ít
người sánh kịp", ông Guterres nói.
Đương kim tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng ông Annan vừa là bạn,
vừa là người hướng dẫn của ông và là nguồn cảm hứng cho tất cả mọi
người.
"Ông ấy cho mọi người không gian để đối thoại, một nơi để giải quyết
các vấn đề và con đường dẫn đến một thế giới tốt đẹp hơn. Trong những
thời khắc hỗn loạn, ông không ngừng làm việc để đưa những giá trị của
Hiến chương Liên Hợp Quốc vào cuộc sống. Di sản của ông sẽ là nguồn cảm
hứng cho tất cả chúng ta", ông Guterres khẳng định.
Ông Annan (trái) và Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Han Seung Soo nhận giải Nobel Hòa bình năm 2001. Ảnh: AAP.
Annan đồng thời là chủ tịch nhóm Các bô lão (The Elders), tổ chức độc
lập gồm nhiều lãnh đạo thế giới hoạt động cho hòa bình và nhân quyền do
cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela thành lập.
Bà Gro Harlem Brundtland, cựu thủ tướng Na Uy đồng thời là phó chủ
tịch tổ chức trên, cho biết bà và các đồng nghiệp vô cùng đau buồn trước
sự ra đi của ông Annan.
"Sự hiện diện của ông Kofi vô cùng mạnh mẽ và truyền cảm hứng, Các bô
lão sẽ không có vị trí này ngày hôm nay nếu không có sự lãnh đạo của
ông. Trong suốt cuộc đời mình, ông Kofi làm việc không ngừng nghỉ nhằm
cải thiện cuộc sống của hàng triệu con người trên khắp thế giới", CNN dẫn lời bà Brundtland.
Kết thúc nhiệm kỳ với sự giận dữ
Từ khi đảm nhận chức vụ tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào năm 1997, ông
Annan trở thành "người đi đầu" trong cuộc chiến bảo vệ nhân quyền và
luôn thúc giục các cơ quan của Liên Hợp Quốc bảo vệ người dân nếu chính
quyền địa phương quay lưng với họ.
Nhiệm kỳ đầu của ông được đánh giá cao, nhưng nhiệm kỳ thứ hai, với
cuộc chiến do Mỹ khơi mào tại Iraq, lại không mấy êm đẹp. Ông rời khỏi
cương vị tổng thư ký Liên Hợp Quốc với sự giận dữ dành cho chính quyền
cựu tổng thống George W. Bush.
Tháng 12/2006, trong bài phát biểu cuối cùng khi còn tại vị, ông
Annan cáo buộc Mỹ vi phạm nhân quyền dưới danh nghĩa chống khủng bố.
Theo Guardian, bài phát biểu trên nhắm đến chủ nghĩa tân bảo
thủ là nền tảng của các chính sách ngoại giao dưới thời cựu tổng thống
Bush. Đây đồng thời là dấu hiệu cho thấy sự giận dữ của ông đối với
chính quyền Bush khi lực lượng Mỹ khơi mào cuộc chiến tại Iraq năm 2003
mà chưa được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua.
Ông Annan phát biểu tại một hội nghị về hòa bình năm 2012. Ảnh: HopeXXL.
"Khi sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh quân đội, được sử dụng, thế giới
chỉ xem đây là chuyện hợp pháp khi nó được sử dụng đúng mục đích - cho
những mục tiêu được chia sẻ rộng rãi phù hợp với những giá trị được chấp
nhận rộng rãi", ông phát biểu tại thư viện tổng thống Harry Truman,
bang Missouri, Mỹ.
Tháng 2/2012, ông Annan được Liên Hợp Quốc bổ nhiệm làm đặc phái viên
tại Syria. Tuy nhiên, ông từ chức 6 tháng sau đó, lấy lý do về sự gia
tăng các hoạt động quân sự tại khu vực và "sự thiếu thống nhất" trong
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ông tận hưởng tuổi già tại một ngôi làng ở Thụy Sĩ sau khi nghỉ hưu.
"Tôi là một người theo chủ nghĩa lạc quan rất cứng đầu, tôi được sinh
ra là một người lạc quan và tôi sẽ mãi mãi là một người lạc quan", ông
nói trong cuộc phỏng vấn với BBC nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 hồi tháng 4.
Bên trong trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York
Nổi bật giữa các cao ốc đồ sộ của New York, tòa nhà bề thế của Liên Hợp
Quốc là địa điểm làm việc, họp hành của lãnh đạo các quốc gia, đại sứ
và phái đoàn quốc tế.
Chi Mai
Ghana tuyên bố quốc tang một tuần để tưởng nhớ Kofi Annan
Ghana, quê hương của Kofi Annan, sẽ treo cờ rủ trong một tuần để bày tỏ lòng tiếc thương trước sự ra đi của ông.
Kofi Annan phát biểu tại trụ sở LHQ ở New York tháng 12/2006. Ảnh: AFP.
Tổng thống Ghana Akufo-Addo cho biết đất nước vô cùng buồn bã trước tin
cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Kofi Annan qua đời vì bệnh tại Thụy
Sĩ ngày 18/8 ở tuổi 80, theo AFP.
"Để vinh danh ông ấy, tôi đã chỉ đạo treo cờ rủ trên toàn quốc và tại
tất cả trụ sở phái đoàn ngoại giao của Ghana trên toàn thế giới" trong
một tuần, kể từ thứ hai tuần sau, Akufo-Addo tuyên bố.
Kofi Annan sinh ra tại Kumasi, thủ phủ của Ashanti, Ghana. Ông là tổng
thư ký da màu đầu tiên của LHQ, giữ chức năm 1997 - 2006. Annan đã tích
cực thúc đẩy mục tiêu xóa đói giảm nghèo và giảm bệnh dịch trong thời
gian tại vị. Ông được trao giải Nobel Hòa bình năm 2001.
Annan "đã khiến nước ta được biết đến nhiều hơn với chức vụ và các hoạt
động của ông ấy trên vũ đài toàn cầu", Akufo-Addo nhấn mạnh.
Phương Vũ
Tổng thống Putin: ‘Ông Kofi Annan sẽ mãi ở trong trái tim người Nga’
TPO - Nhiều lãnh đạo quốc tế, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin,
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Theresa May đã bày tỏ
lòng thương tiếc trước sự ra đi của cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ)
Kofi Annan.
Tổng thống Nga Putin và cựu Tổng thư ký LHQ Kofi Annan. Ảnh: Điện Kremlin
Trong bức điện gửi Tổng thư ký LHQ António Guterres hôm nay, 18/8,
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi ông Kofi Annan là “một chính khách vĩ
đại đã cống hiến nhiều năm cho các hoạt động của LHQ”.
“Ông đã góp phần đưa LHQ vượt qua khoảng thời gian khó khăn, đã cố
gắng rất nhiều để đạt được những mục tiêu của tổ chức, để củng cố vai
trò trung tâm của LHQ trong các vấn đề quốc tế. Ông có sự
đóng góp đặc biệt trong việc xây dựng khả năng gìn giữ hòa bình của
LHQ, và trong việc giải quyết một số xung đột khu vực.”
Ông Kofi Annan – người từng đảm nhiệm vị trí Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) từ năm 1997 đến năm 2006 vừa qua đời ở tuổi 80.
“Tôi đã rất may mắn khi được gặp ông Kofi Annan", ông Putin bày tỏ.
"Tôi thực lòng ngưỡng mộ sự thông tuệ và quả cảm của ông ấy, cũng như
khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt trong tình huống khó khăn và
ngặt nghèo nhất. Kí ức về ông Kofi Annan sẽ sống mãi trong trái tim
người Nga."
“Tôi rất đau buồn khi nghe tin về sự ra đi của ông Kofi Annan”, Thủ
tướng Anh Theresa May viết. “Ông là nhà lãnh đạo vĩ đại, là nhà cải cách
của LHQ. Ông đã đóng góp rất nhiều để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
so với thời điểm mà ông sinh ra. Xin chia buồn với gia đình ông Kofi
Annan.”
Chia sẻ trên Twitter, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ: “Nước
Pháp tưởng nhớ ông Kofi Annan. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên sự điềm
đạm, quyết tâm, cũng như tinh thần mạnh mẽ đấu tranh của ông ấy.”
Tổng thư ký LHQ – ông António Guterres gọi người tiền nhiệm Kofi
Annan là “người đã vượt qua nhiều khó khăn, dẫn dắt LHQ bước vào thiên
niên kỷ mới với phẩm giá và quyết tâm vô song”.
“Ở một khía cạnh nào đó, ông Kofi Annan chính là Liên Hợp Quốc”, ông Guterres nói.
Trước đó, gia đình ông Kofi Annan cho biết cựu Tổng thư ký LHQ qua
đời ở tuổi 80 tại một bệnh viện ở Bern (Thụy Sĩ) bên cạnh vợ - bà Nane
và 3 người con Ama – Kojo – Nina.
Được biết, ông Annan qua đời sau một cơn bạo bệnh.
Ông Kofi Annan sinh ra tại Kumasi (Ghana) vào ngày 8/4/1938.
Ông Annan là tổng thư ký thứ 7 của LHQ và từng cùng Liên Hiệp Quốc được xướng tên nhận giải Nobel Hòa bình hồi năm 2001.
Ông Kofi Annan được đánh giá là một trong những Tổng thư ký LHQ để
lại nhiều dấu ấn tích cực trong nhiệm kỳ của mình, từ năm 1997 đến năm
2006.
Minh Hạnh
Theo Sputnik News
Chân dung người vợ hơn 30 năm song hành cùng ông Kofi Annan
Bà Nane là người vợ thứ hai của ông Annan và cũng là người ở
bên cựu tổng thư ký LHQ những giây phút cuối của cuộc đời.
Cựu tổng thư ký của Liên Hợp Quốc (LHQ), ông Kofi Annan, qua đời hôm nay (18/8) tại Thụy Sĩ sau một thời gian ngắn bị bệnh. Theo Reuters,
vợ của ông Annan - bà Nane Maria Annan, và ba người con cũng có mặt
trong những giây phút cuối đời của vị tổng thư ký thứ 7 của LHQ.
Ông
Annan và vợ dự tiệc tối tại bảo tàng quốc gia Rijksmuseum ở thành phố
Amsterdam, Hà Lan, tháng 4/2013. Ảnh: PacificCoastNews.
Ông
Annan kết hôn với bà Nane ở New York, Mỹ, năm 1984. Bà Nane là cháu gái
của Raoul Wallenberg, nhà ngoại giao Thụy Điển, người đã giúp hàng
nghìn người Do Thái trốn thoát khỏi Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ II
và biến mất một cách bí ẩn tại Budapest khi quân đội Liên Xô tiến vào
thành phố năm 1945.
Tháng 8/2001, bà Nane và
chồng, ông Annan, khánh thành một đài tưởng niệm cho Raoul Wallenberg ở
Stockholm, thành phố nơi bà Nane sinh ra.
Cũng
chính tại Stockholm, bà Nane học ngành luật, lấy bằng năm 1968 và trở
thành trợ lý thẩm phán tòa án phúc thẩm về các vấn đề hành chính và tài
chính.
Sau đó, bà Nane rời tòa án và chuyển sang
làm việc với một ủy ban nghị viện về định kiến dân tộc và phân biệt đối
xử. Tới năm 1981, bà gia nhập văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về người
tị nạn ở Geneva với tư cách nhân viên pháp lý.
Bà
thường tập trung vào các vấn đề của phụ nữ, các chương trình xóa đói
giảm nghèo, phúc lợi trẻ em, người tị nạn và người tàn tật.
Cặp vợ chồng giữ tình cảm mặn nồng sau hơn 30 năm kết hôn. Ảnh: Sde.
Bà Nane là người vợ thứ hai của ông Annan. Trước đó, ông Annan ly hôn với vợ đầu vào những năm 1970.
Tùng Anh
Ảnh: Kofi Annan – Một cuộc đời chạm đến nhiều cuộc đời
(VTC News) - “Trên phương diện
nào đó, Kofi Annan chính là Liên Hợp Quốc. Ông ấy dẫn dắt tổ chức bước
vào một thiên niên kỷ với những phẩm giá và quyết tâm không thể sánh
được” – Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói về nhà ngoại giao
Ghana.
Cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã qua đời ở tuổi 80.
Ông
là người châu Phi da màu đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí nhà ngoại
giao đứng đầu tổ chức thế giới này và đã giành được giải Nobel Hòa Bình
vì công việc nhân đạo trong suốt những năm hoạt động.
Ông
qua đời tại bệnh viện ở Thụy Sỹ sáng 18/8. Thông báo của Quỹ Kofi Annan
viết: “Kofi Annan là một chính khách toàn cầu và một nhà quốc tế tận
tâm đã chiến đấu cả cuộc đời cho một thế giới công bằng và hòa bình
hơn.”
“Bất cứ đâu có những nỗi đau
và cần được giúp đỡ, ông ấy đều đưa tay ra và đã chạm được đến nhiều
người bằng sự nhân hậu và đồng cảm sâu sắc. Ông ấy đặt người khác lên
trước, làm họ cảm nhận được sự tử tế chân thành, sự ấm áp và rực rỡ
trong tất cả những gì ông làm.”
Kofi Annan đến Điện Elysee, Paris, tháng 12/2017. (Ảnh: Yoan Valat/EPA)
Thăm Viana, Angola năm 2002. (Ảnh: Themba Hadebe/AP)
Ông Annan và bà Hillary Clinton tại trụ sở LHQ, Geneva năm 2012. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Syria Bashar al-Assad gặp ông Kofi Annan tại Damascus, Syria năm 2012. (Ảnh: Sana Sana/Reuters)
Ông
Annan tại nơi Tổng thống Kenya Mwai Kibaki và lãnh đạo đối lập Raila
Odinga ký thỏa thuận về chia sẻ quyền lực vào tháng 2/2008. (Ảnh:
Stephen Morrison/EPA)
Ông Annan và ông Nelson Mandela tại Johannesburg, Nam Phi năm 2006. (Ảnh: Kim Ludbrook/EPA)
Annan tại Đại học Washington năm 2006. (Ảnh: Kevin Lamarque/Reuters)
Ông Annan và các nhà hoạt động Bob Geldof, Bono tại hội nghị thượng đỉnh G8, Scotland. (Ảnh: Reuters)
Kofi
Annan đội mũ Afghanistan truyền thống khi nói chuyện với các phụ nữ tị
nạn tại trại Shamshato gần Peshawar, Tây Bắc Pakistan, năm 2001. (Ảnh:
BK Bangash/AP)
Ông
Annan cười khi quay một cảnh phim với nhân vật rối Elmo trong chương
trình Sesame Street, tháng 12/2001. (Ảnh: Marty Lederhandler/AP)
Ông Annan và cựu Thủ tướng Cuba Fidel Castro tại Havana, Cuba năm 2000. (Ảnh: Jose Goitia/AP)
Kofi Annan và cố Chủ tịch Palestine Yasser Arafat tại Gaza năm 2000. (Ảnh: Ahmed Jadallah/Reuters)
Ông Annan an ủi gia đình các nạn nhân của vụ thảm sát tại Liquisa, Đông Timor năm 2000. (Ảnh: Darren Whiteside/Reuters)
Cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin chào đón Annan đến Matxcơva tháng 6/1999. (Ảnh: Alexander Zemlianichenko/EPA)
Ông Bill Clinton và Annan tại Nhà Trắng, tháng 3/1998. (Ảnh: Ruth Fremson/AP)
Cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein gặp ông Annan tại Baghdad năm 1998. (Ảnh: STR/AP)
Tổng
Thư ký Liên Hợp Quốc lúc bấy giờ là Boutros Boutros-Ghali gặp Annan khi
ông là người đứng đầu tổ chức gìn giữ hòa bình LHQ tại New York năm
1993. (Ảnh: Marty Lederhandler/AP)
Video: Chân dung cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan
Các nguyên thủ quốc gia gửi lời tri ân tới cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan
Huy Vũ0
Chia sẻ
Cựu Tổng thư ký Kofi Annan. Ảnh: Sputnik
(Ngày Nay) - Ông Kofi Annan là Tổng thư ký thứ 7 của Liên Hợp Quốc
từ tháng 1 năm 1997 đến tháng 12 năm 2006, năm 2001, ông được trao giải
Nobel Hòa bình. Ông vừa qua đời ở tuổi 80.
Cựu Tổng thư ký LHQ Kofi Annan đã qua
đời ở tuổi 80, Tổ chức Di cư Quốc tế của Liên hợp quốc thông báo. Theo
báo cáo, ông Kofi Annan qua đời tại bệnh viện ở thành phố Bern, Thụy Sĩ.
Ghana - quê hương của ông Annan, đã tuyên bố tuần tang lễ sau cái chết của cựu Tổng thư ký LHQ.
Ông Annan sinh tại Ghana năm 1938. Ông tốt nghiệp Đại học Khoa học và
Công nghệ Kumasi và sau đó tiếp tục học tại trường Cao đẳng McAlester ở
thành phố St. Paul, Mỹ.
Năm 1972, ông nhận bằng thạc sĩ về quản lý của Viện Công nghệ Massachusetts.
Theo thông tin được cung cấp trên trang web của Liên hợp quốc, ông Kofi
Annan gia nhập tổ chức vào năm 1961 và tham gia vào các vấn đề quản lý
và ngân sách của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva.
Vào đầu những năm 1990, ông đã đảm nhận vị trí Trợ lý Tổng thư ký phụ
trách các hoạt động hòa bình và sau đó trở thành Phó Tổng thư ký của tổ
chức.
Năm 2011, ông Annan là đặc phái viên của Liên hợp quốc và Liên đoàn các quốc gia Ả Rập về vấn đề khủng hoảng Syria.
Những lời tri ân từ khắp nơi trên thế giới đã được gửi đến ông Kofi Annan sau thông tin ông qua đời.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi điện tín tới Tổng thư ký LHQ
Guterres để bày tỏ lời chia buồn chân thành về sự qua đời củaông Kofi
Annan.
"Nhiều năm cuộc đời của người đàn ông đáng chú ý và chính khách vĩ đại
này đã được dành cho các sứ mệnh của Liên Hợp Quốc. Lãnh đạo Liên hợp
quốc trong một thời kỳ khó khăn, ông đã làm rất nhiều điều để thực hiện
các mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức, để tăng cường vai trò trung tâm
của tổ chức trên trường quốc tế. Đóng góp cá nhân của ông đặc biệt quan
trọng trong việc xây dựng năng lực gìn giữ hòa bình của LHQ, cũng như
giải quyết một số xung đột khu vực", Điện Kremlin công bố bức điện của
ông Putin.
Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres cho biết đã cảm nhận được nỗi buồn sâu sắc trước sự ra đi của ông Annan.
"Theo nhiều cách, Kofi Annan là Liên hợp quốc. Ông đã vượt qua các cấp
bậc để dẫn dắt tổ chức này vào thiên niên kỷ mới với phẩm giá và quyết
tâm vô song", Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói.
Thủ tướng Anh Theresa May cũng đã gửi lời chia buồn tới gia đình ông Annan.
"Rất buồn khi nghe về cái chết của Kofi
Annan. Một nhà lãnh đạo vĩ đại và nhà cải cách của Liên Hợp Quốc, ông đã
đóng góp rất lớn để làm cho thế giới thành một nơi tốt hơn so với nơi
ông sinh ra trước đây. Tôi xin gửi lời chia buồn tới gia đình ông", bà
May cho biết.
"Kofi Annan, cựu Tổng thư ký LHQ và
người đoạt giải Nobel Hòa bình, đã rời khỏi thế giới này vào đêm qua.
Nước Pháp tôn vinh ông. Chúng ta sẽ không bao giờ quên tầm nhìn bình
tĩnh và quyết tâm của ông, sức mạnh đấu tranh của ông", Tổng thống Pháp
chia sẻ.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét