Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

TIN BUỒN 34

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tình Báo Lỗi Lạc NGUYỄN VĂN THƯƠNG - Cuộc Đào Thoát Sau 6 Lần Mỹ Cưa Chân, 10 Lần Bẻ Ngón Chân
Mua chuộc bằng đô la, gái đẹp, biệt thự, xe hơi… không thành, quân Mỹ đã dùng những hình thức dã man đối với ông Thương. Chỉ trong 3 tháng, 10 ngón chân của ông lần lượt bị bẻ gãy, hai chân bị cưa 6 lần, cụt đến qua đầu gối...


Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ


(VTC News) - Trước lĩnh cữu của Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương, nhiều đồng đội xúc động, hát vang khúc ca “Người tình báo anh hùng”.
Ngày 14/8, nhiều lãnh đạo Thành ủy, UBND, HĐND TP.HCM, UBMT Tổ Quốc Việt Nam cùng nhiều đồng đội, đoàn thể…đến viếng, chia buồn cùng gia đình Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân - Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương.
Có mặt tại lễ tang từ rất sớm, ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM thắp hương, viết sổ tang tiễn biệt Thiếu tá Thương. 

Dong doi cat tieng hat tien biet thieu ta tinh bao 6 lan bi dich cua chan ve dat me hinh anh 1
Ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM tiễn biệt Anh hùng vũ tranh nhân dân - Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương.

Trước đó, ông Huỳnh Hữu Thưởng (83 tuổi), một người đồng đội đã sáng tác bài hát “Người tình báo anh hùng” chép ra đĩa để tặng Thiếu tá Thương.
Khi vào viếng, ông Thưởng đã cùng đồng đội hát bài hát này trước sự nghẹn ngào, xúc động của những người có mặt tại buổi tang lễ.

Dong doi cat tieng hat tien biet thieu ta tinh bao 6 lan bi dich cua chan ve dat me hinh anh 2
 Ông Huỳnh Hữu Thưởng (83 tuổi), một người đồng đội đã sáng tác bài hát “Người tình báo anh hùng” chép ra đĩa để tặng cho Thiếu tá Thương.

Một số hình ảnh tang lễ Thiếu tá Nguyễn Văn Thương, PV VTC News ghi nhận được ngày 14/8:

Dong doi cat tieng hat tien biet thieu ta tinh bao 6 lan bi dich cua chan ve dat me hinh anh 3
 Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân - Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương từ trần lúc 9h50 ngày 13/8.
Dong doi cat tieng hat tien biet thieu ta tinh bao 6 lan bi dich cua chan ve dat me hinh anh 4



Dong doi cat tieng hat tien biet thieu ta tinh bao 6 lan bi dich cua chan ve dat me hinh anh 5
 Nhiều cơ quan ban ngành, đồng đội đã đến thắp hương tiễn Thiếu tá Thương.
Dong doi cat tieng hat tien biet thieu ta tinh bao 6 lan bi dich cua chan ve dat me hinh anh 6
 Lực lượng quân đội sắp hàng nghiêm chỉnh đến thắp hương tiễn đưa người Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Dong doi cat tieng hat tien biet thieu ta tinh bao 6 lan bi dich cua chan ve dat me hinh anh 7
Ông Tất Thành Cang viết sổ tang. 
Dong doi cat tieng hat tien biet thieu ta tinh bao 6 lan bi dich cua chan ve dat me hinh anh 8
 Bà Trần Thị Em (81 tuổi), vợ của Thiếu tá Thương buồn bã nhìn di ảnh chồng.
Dong doi cat tieng hat tien biet thieu ta tinh bao 6 lan bi dich cua chan ve dat me hinh anh 9
 Lãnh đạo các ban ngành động viên người thân gia đình Thiếu tá Thương.
Dong doi cat tieng hat tien biet thieu ta tinh bao 6 lan bi dich cua chan ve dat me hinh anh 10
 Người em nuôi thắp hương cho anh Thương lần cuối.
Dong doi cat tieng hat tien biet thieu ta tinh bao 6 lan bi dich cua chan ve dat me hinh anh 11
Ông Huỳnh Hữu Trưởng (83 tuổi), một người đồng đội đã sáng tác bài hát “Người tình báo anh hùng” chép ra đĩa để tặng cho Thiếu tá Thương.
Dong doi cat tieng hat tien biet thieu ta tinh bao 6 lan bi dich cua chan ve dat me hinh anh 12
Ông Trưởng kiểm tra lại máy trước khi cùng đồng đội hát tặng bạn mình. 
Dong doi cat tieng hat tien biet thieu ta tinh bao 6 lan bi dich cua chan ve dat me hinh anh 13
 Nhiều huân chương Nhà nước trao tặng cho Thiếu tá Thương được đặt trang trọng lên bàn thờ.

Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương (SN 1938, xã lộc Hương, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) tham gia nhập ngũ năm 1959. Sau thời gian huấn luyện, năm 1961, Thiếu tá Thương được chuyển về đơn vị trinh sát và làm bảo vệ cho ông Võ Văn Kiệt (lúc đó là Bí thư Thành ủy T4 Sài Gòn - Gia Định).
 Sau đó, Thiếu tá Thương được giới thiệu sang hoạt động trong ngành tình báo, dưới sự huấn luyện trực tiếp của Đại tá Nguyễn Nho Quý (biệt danh Mười Nho) lúc đó là Trưởng ban tình báo khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
Năm 1969, khi Thiếu tá Thương đang chuyển tài liệu mật từ căn cứ về Sài Gòn thì bị quân Mỹ phát hiện và cho trực thăng vây bắt.
Bị bắt giam, địch dùng đủ mọi đòn tra tấn dã man để nhằm khai thác thông tin nhưng Thiếu tá Thương nhất quyết không hé nửa lời.
 Sau khi dùng đủ các chiêu trò từ tâm lý đến tra tấn không đạt được kết quả Thiếu tá Thương bị đưa về giam giữ tại trại giam Hố Nai (Đồng Nai).
 Trong tù, Thiếu tá Thương vẫn tiếp tục hoạt động, đấu tranh, viết truyền đơn nên bị địch liệt vào dạng tù cấm cố, nhốt vào thùng sắt 3 tháng, nơi mà người tù bình thường khó chịu đựng nổi qua 15 ngày, rồi bị đày ra Côn Đảo.
Đến năm 1973, sau hiệp định Paris, ông được thả tự do về đoàn tụ với gia đình với thân hình không còn lành lặn. Sau đó, Thiếu tá Thương được Nhà nước cấp nhà an dưỡng tại đường Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM) trước khi qua đời.
Thiếu tá Thương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Được khen thưởng: Huân Chương Độc lập hạng Ba; Huân chương quân công hạng Ba; Huân chương chiến công hạng nhất, nhì, ba; Huy chương chiến sỹ vẻ vang hạng nhất, nhì ba; Huy chương chiến sỹ giải phóng; Dũng sỹ diệt Mỹ; Dũng sỹ diệt xe tăng; Dũng sỹ diệt máy bay; Huy hiệu 55 tuổi Đảng cùng nhiều bằng khen, giấy khen.
Quang Hải

Cựu Thiếu tá tình báo kể chuyện 6 lần bị địch cưa chân

Dân trí Mua chuộc bằng đô la, gái đẹp, biệt thự, xe hơi… không thành, quân đội Mỹ đã dùng những màn tra tấn cực kỳ dã man đối với ông Thương. Chỉ trong 3 tháng, 10 ngón chân của ông lần lượt bị bẻ gãy, hai chân bị cưa 6 lần, cụt đến qua đầu gối...

Chiến đấu đến viên đạn cuối cùng
Cựu Thiếu tá tình báo kể chuyện 6 lần bị địch cưa chân (bài để dành)
6 lần bị địch cưa chân, chiến sĩ tình báo Nguyễn Văn Thương đã vĩnh viễn mất đi cả hai chân.
Tìm đến nhà Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương (77 tuổi, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) tại con hẻm ở đường Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh), chúng tôi vô cùg xúc động khi chứng kiến ông với đôi chân bị cưa cụt, đi bằng hai tay ra mở cửa đón khách.
Bằng chất giọng trầm ấm, người chiếc sĩ tình báo Miền Nam năm xưa quay ngược dòng hồi ức. Cha ông vốn là một chiến sĩ quân báo, bị địch bắt và hy sinh trong nhà tù ở Tây Ninh năm 1959. Mẹ ông cũng là một nữ đảng viên, là giao liên hoạt động trong Hội Phụ nữ cứu quốc. Bà bị địch bắt, tra tấn, đày ra “chuồng cọp” Côn Đảo rồi hy sinh vào năm 1947.
Trong năm cha mất, ông Thương quyết định tham gia quân ngũ. Sau thời gian huấn luyện, năm 1961, ông được chuyển về đơn vị trinh sát và làm bảo vệ cho ông Võ Văn Kiệt (lúc đó là Bí thư Thành ủy T4 Sài Gòn - Gia Định). Một thời gian sau, Thương được giới thiệu sang hoạt động trong ngành tình báo, dưới sự huấn luyện trực tiếp của Đại tá Nguyễn Nho Quý (biệt danh Mười Nho) lúc đó là Trưởng ban tình báo khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
“Có bao nhiêu kiến thức, kinh nghiệm tao cho mày hết rồi đó. Chỉ có một điều phải luôn ghi nhớ trong tim: Tài liệu là điệp viên, mất tài liệu là mất điệp viên” – Đó là bài học đầu tiên mà ông Thương được cấp trên căn dặn.
Năm 1969, sau khi bị bại lộ thân phận do tên Chiến Cá chỉ điểm, lúc này, ông đang chuyển rất nhiều tài liệu mật từ căn cứ về Sài Gòn. Trên đường về, quân Mỹ phát hiện ra ông và cho trực thăng vây bắt. Đến cánh đồng ấp Mỹ Phước (Bình Dương), một số máy bay Mỹ hạ độ cao, cho quân đổ bộ quyết bắt bằng được người tình báo giao liên.
“Lúc này, tôi đã giấu xong tài liệu vào luống cày rồi nấp vào một chỗ kín đáo. Khẩu súng chỉ còn 21 viên đạn. Chờ địch tới gần 15 thước, tôi bắn 20 viên đạn tiêu diệt nhiều lính Mỹ. Viên cuối cùng tôi định tự sát, nhưng nghĩ lại lời thề Đảng viên không được tự sát, tôi quyết dụ chúng đến gần để tiêu diệt cướp súng.
Để đánh lừa lính Mỹ, tôi vờ đầu hàng, tiến về phía máy bay. Khi chúng hạ độ cao, hạ thang dây, tôi cướp súng của một tên địch và bắn liên tiếp vào ổ chia lửa của máy bay. Một chiếc bốc cháy, nhiều máy bay khác lao tới đổ quân bao vây. Lúc này tôi đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, tôi bị thương và bị chúng dùng báng súng đập gãy cánh tay, ngất lịm” - ông Thương kể.
Cũng kể từ đây, người chiến sĩ tình báo bắt đầu chuỗi ngày đấu tránh kiên cường, bất khuất cả về tinh thần và thể xác.
“Vượt ải” kim tiền
Chiến sĩ tình báo Nguyễn Văn Thương thời kỳ hoạt động cách mạng
Chiến sĩ tình báo Nguyễn Văn Thương thời kỳ hoạt động cách mạng
Bị bắt về Sài Gòn, ông Thương được lính Mỹ dẫn về ngôi biệt thự rất sang trọng có tên Hoa Hồng, ở đây có sẵn một “bóng hồng” xinh đẹp, dịu dàng, mang dáng dấp một thiếu nữ con nhà lành, có học thức chờ đón và chăm sóc ông. Tại phòng khách, một người lính Mỹ đeo quân hàm Đại tá chỉ cho ông xấp tiền 100.000 USD, chiếc xe hơi, ngôi biệt thự và nói “tất cả những thứ này là của ông, điều kiện duy nhất là thừa nhận ông chính là Nguyễn Văn Thương”.
Không chỉ vậy, nếu ông Thương chịu hợp tác thì chúng sẵn sàng trao cho một bộ quân phục hai bông mai cấp Trung tá trên vai áo.
“Khi học làm tình báo, tôi được dạy là bọn nữ tâm lý chiến thường dùng nhan sắc, mặc quần áo hở hang, khêu gợi xác thịt... nhưng cô gái mà tôi gặp lại đoan trang, thùy mị. Suốt 100 ngày cô chỉ có những lời êm ái hỏi thăm gia cảnh, chăm sóc sức khỏe và những tâm tình tưởng chừng như được rút ra từ trong sâu thẳm tâm hồn cô, rồi những lời nói về tình ái, những động tác thân xác đúng “bài” tình yêu lãng mạn, đánh vào tâm lý và bản năng con người hòng làm tôi lay chuyển, lơ là mà tiết lộ thông tin về tổ chức cách mạng của ta” – Cựu chiến sĩ tình báo miền Nam tâm sự.
Cô gái được quân Mỹ giao nhiệm vụ moi thông tin từ ông Thương được gọi với cái tên rất mỹ miều Thùy Dương. Dù cố tỏ ra thân thiện, rất ít nhắc đến cách mạng nhưng Thùy Dương phải làm đủ mọi cách để khiến người tình báo giao liên phải khai ra hết.
Nhiều lần, bằng cách ăn mặc khá khêu gợi cô vào phòng ngủ của ông để hy vọng Nguyễn Văn Thương có thể khai ra tên thật và tài liệu mật, nhưng đều không mua chuộc được ý chí của người tình báo. “Anh nghe em đi, nói ra hết chúng ta sẽ có 10.000 USD đi xứ anh đào. Nếu không nghe, Mỹ sẽ đập nát 2 bàn chân của anh bởi nó là bàn chân của giao liên tình báo” - Thùy Dương thủ thỉ trong một lần tìm cách gần gũi ông Thương.
Sau 100 ngày ở trong ngôi biệt thự, dù dùng tiền, nhà cửa và gái đẹp không thể mua chuộc được ông Thương, quân Mỹ bắt đầu áp dụng “giai đoạn 2” với những màn tra tấn tàn độc, khủng khiếp.
6 lần “chết đi, sống lại”!
Cựu Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương
Cựu Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương
Trong quá trình bị bắt giam, chúng dùng đủ mọi đòn tra tấn dã man để nhằm khai thác thông tin từ ông. “6 lần cưa chân của giặc Mỹ khiến tôi không thể nào quên được. Để bắt đầu cho việc hành hình tôi, chúng trói chặt tôi lên chiếc bàn rồi bẻ gãy hai ngón chân út khiến tôi đau đến tận tim” – Ông Thương nhớ lại.
Sau đó, chúng bắt đầu dụ dỗ tôi nhưng đáp trả lại những câu hỏi của chúng, tôi chỉ im lặng và nhận mình là Nguyễn Trường Hân, là lính đào ngũ chứ không phải Nguyễn Văn Thương - Tổ trưởng giao liên tình báo miền Nam như lời tên phản quốc Chiến Cá chỉ điểm. Tiếp đó, cứ cách mấy ngày chúng lại đến thẩm vấn tôi và lần lượt 10 ngón chân của tôi kêu “rắc”, đứt lìa, máu chảy đầm đìa. Khi bẻ xong 10 ngón chân chúng dùng gậy đập nát hai bàn chân để tôi không thể tiếp tục làm tình báo.
Dù nhiều lần chết đi sống lại, ngất lịm giữa vũng máu cả ngày trời nhưng ông Thương vẫn cắn răng chịu đựng vì một niềm tin vào Đảng. “Chỉ cần tôi khai ra nhiều cơ sở bí mật của quân ta sẽ bị bại lộ và việc đó hoàn toàn bất lợi. Tôi thà chết chứ nhất định không hợp tác với giặc, không bao giờ bán nước” – Ông Thương khẳng định.
Khi các vết thương ở bàn chân chưa lành, ông Thương tiếp tục bị quân Mỹ cưa chân. Mỗi lần, bọn chúng cưa một đoạn, chúng cưa bằng gang tay, khi thì chỉ vài cm, khi thì một đoạn.
“Trong nhiều ngày, chúng đã cưa chân tôi 6 lần và đây là quãng thời gian đau đớn khủng khiếp nhất. Mỗi lần chuẩn bị cưa, chúng lại áp dụng nhiều thủ đoạn tra tấn tâm lý kéo dài sự căng thẳng, kéo dài sự đau đớn. Hết đánh lại cưa, cưa xong lại chữa trị cho lành, gần lành chúng lại cưa. Có đợt, cưa xong chúng lại đưa tôi ra làm vật thí nghiệm cho bác sĩ Mỹ thực tập. Cứ như thế, chúng cưa nhiều lần, cưa nhiều đoạn và cho đến lần thứ 6 thì tôi đã vĩnh viễn mất đi đôi chân”
Lòng can đảm và sự anh dũng của Thiếu tá Nguyễn Văn Thương khiến cho những tên đầu sỏ, “đồ tể” của đế quốc Mỹ lúc đó cũng phải thốt lên: “Tao thua rồi, mày là sinh vật thép”.
Gia đình của chiến sĩ tình báo Nguyễn Văn Thương hôm nay
Gia đình của chiến sĩ tình báo Nguyễn Văn Thương hôm nay
Sau khi dùng đủ các chiêu trò từ tâm lý đến tra tấn không đạt được kết quả ông bị đưa về giam giữ tại trại giam Hố Nai. Trong tù, ông vẫn tiếp tục hoạt động, đấu tranh, viết truyền đơn nên bị chúng liệt vào dạng tù cấm cố, nhốt vào thùng sắt 3 tháng, nơi mà người tù bình thường khó chịu đựng nổi qua 15 ngày, rồi bị đày ra Côn Đảo. Đến năm 1973, sau hiệp định Paris, ông được thả tự do về đoàn tụ với gia đình với thân hình không còn lành lặn.
Dù đôi chân cụt gần hết cùng hàng trăm vết thương do địch tra tấn khiến ông đau nhức nhưng đôi mắt ông vẫn sáng ngời tình yêu Tổ quốc. Ông thường xuyên tham dự các buổi giao lưu, truyền ngọn lửa cách mạng cho thế hệ mầm non của đất nước. Ông mãi là tấm gương sáng về lòng yêu đất nước và ý chí bất khuất trong mọi nghịch cảnh.
Trung Kiên – Xuân Hinh

Cuộc sống tuổi 80 của thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân

Thiếu tá Nguyễn Văn Thương (80 tuổi) là tình báo trong cuộc chiến chống Mỹ, từng bị đối phương cưa chân đến 6 lần để ép lấy lời khai.

Cuộc sống tuổi 80 của thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân
Thiếu tá Nguyễn Văn Thương (80 tuổi, quê Tây Ninh) vốn là một sĩ quan tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Năm 1961, ông được chuyển về đơn vị trinh sát và làm bảo vệ cho ông Võ Văn Kiệt sau đó chuyển sang hoạt động trong ngành tình báo.
Sau 42 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, ông có một cuộc sống bình yên trong căn nhà trên đường Bình Lợi (quận Bình Thạnh, TP HCM).
Cuộc sống tuổi 80 của thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân
Kể về quãng thời gian làm tình báo, ông nói: "Tôi nhớ năm 1969, khi mang tài liệu từ Sài Gòn ra vùng căn cứ thì bị phát hiện nhưng tôi đã kịp cất giấu tài liệu kỹ trước khi bị bắt. Đối phương nhiều lần mua chuộc bằng đôla, biệt thự, xe hơi và gái đẹp mà tôi kiên quyết không khai".
Cuộc sống tuổi 80 của thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân
Sau hơn 3 tháng mua chuộc không thành, quân đội Mỹ đã mang ông ra tra tấn bằng việc bẻ các ngón, đập nát hai bàn chân ông và 6 lần cưa các đoạn chân đến quá đầu gối.
Cuộc sống tuổi 80 của thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân
Cả thời trai trẻ của ông là những tháng ngày hoạt động cách mạng, bị tra tấn, giam cầm trong nhà lao Phú Quốc. Mãi đến khi hiệp định Paris được ký năm 1973 thì ông mới được tha tù, trở về đoàn tụ với gia đình.
Cuộc sống tuổi 80 của thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân
Đất nước thống nhất, ông sống bình yên bên vợ và hai người con. Khi con cái lập gia đình, tuổi già của cựu tình báo là những tháng ngày bên vợ, bà Trần Thị Em (80 tuổi).
Cuộc sống tuổi 80 của thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân
Bà Em cũng là một nữ chiến sĩ cách mạng. Ở tuổi bát tuần, bà vẫn minh mẫn, ngày ngày chăm sóc gia đình, đảm đương việc nội trợ...
Cuộc sống tuổi 80 của thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân
"Cuộc chiến kết thúc, cơ thể không lành lặn khiến việc sinh hoạt của ông ấy gặp nhiều khó khăn nhất là đi lại. Tuy nhiên, nhờ có tôi luôn ở bên săn sóc cũng như ý chí của người lính mà ông đã vượt qua tất cả để sống mạnh khỏe", bà Em tâm sự.
Cuộc sống tuổi 80 của thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân
Cựu thiếu tá tình báo từng có thời gian đi chân giả. "Nhưng chân tôi bị cưa gần hết nên bất tiện, tôi bỏ cả gần 30 năm nay rồi. Lúc rảnh thì tôi xem phim, đọc báo hoặc ra cửa ngồi vậy thôi. Giờ chỉ quanh quẩn ở nhà nên khi nào có bạn đến chơi là tôi vui lắm", ông chia sẻ.
Cuộc sống tuổi 80 của thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân
Trước kia, ông hay đi sinh hoạt cựu chiến binh, nhận lời đi giao lưu cũng như viết hồi ký. Tuy nhiên, ở tuổi 80, những di chứng của chiến tranh khiến sức khỏe ông đi xuống, ít đi xa nhà.
Cuộc sống tuổi 80 của thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân
Cuộc sống thường ngày của ông diễn ra nhẹ nhàng, hầu hết các việc trong nhà ông vẫn tự mình lo liệu được. Sáng và chiều, ông hay cùng vợ với cháu nội đi dạo gần nhà.
Quỳnh Trần

Bí mật chưa kể của Anh hùng tình báo Nguyễn Văn Thương

Thứ Năm, 30/04/2015, 20:22:21
 
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tình báo viên Nguyễn Văn Thương từng tham gia các mũi giao thông của các Cụm tình báo A18, A20, A22 và cuối cùng là A36 dưới vỏ bọc "Đại úy Ngọc, đặc phái viên của CIA". Nhờ vỏ bọc này, Nguyễn Văn Thương hoàn thành rất xuất sắc nhiệm vụ chuyển 900 chuyến tin tình báo của ông Ba Quốc (Anh hùng LLVTND Đặng Trần Đức) từ Tổng nha Cảnh sát ngụy, của cố vấn Vũ Ngọc Nhạ từ Phủ Tổng thống, của ông Hai Trung (Anh hùng LLVTND Phạm Xuân Ẩn) từ nội thành về chiến khu.
Về nguyên tắc hoạt động, các cụm tình báo phải rất tách biệt nhau, tránh tiếp xúc và các điệp viên không thể biết thủ trưởng các cụm tình báo khác cụm mình đang hoạt động. Tuy nhiên, Nguyễn Văn Thương lại khác. Ông được cấp trên tin cẩn đưa đi nhiều cụm tình báo và đến năm 1967 về làm Trưởng mũi giao thông Cụm tình báo A36. Nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển về căn cứ Trung ương Cục miền nam (R) các thông tin do ông Ba Quốc (Anh hùng LLVTND Đặng Trần Đức) lấy được. Ông Ba Quốc đã nhập vai sĩ quan CIA cao cấp suốt 24 năm và nếu Nguyễn Văn Thương khai (khi bị bắt và bị cưa chân), gây tổn thất rất lớn cho cách mạng, ấy là chưa kể đến các đồng chí khác như Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Văn Tàu... cũng có thể sẽ bị lộ vì Thương có mặt ở rất nhiều cụm tình báo chiến lược khác nhau.
Nguyễn Văn Thương kể: "Ở Cụm A36, ngoài anh Ba Hội làm cụm trưởng, còn có anh Bảy Anh làm cụm phó kiêm bí thư chi bộ. Căn cứ chúng tôi đóng trong một địa đạo phía nam Bến Cát (tỉnh Bình Dương hiện nay) ven sông Sài Gòn, đối diện căn cứ địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh hiện nay). Mỹ mới tung 35 nghìn quân, 700 xe tăng, xe ủi đất và hàng trăm lượt máy bay bỏ bom, hàng nghìn lượt pháo nhằm xóa trắng căn cứ nam Bến Cát trong trận càn Xê-đaphôn. Lúc đó anh Ba Hội đang ở Sài Gòn, anh Bảy Anh không có mặt nên tất cả nhiệm vụ tại mặt trận, tôi phải gánh. Thêm nữa ngoài chuyện bảo vệ cơ quan tình báo của mình, tôi còn được lệnh phải báo cáo tình hình từng ngày và bảo vệ luôn các cơ quan quan trọng của Đảng trong khu vực".
Những ngày đầu của trận càn Xê-đa-phôn, hầu như tất thảy mọi người trong hầm đều bị chảy máu lỗ tai do sức ép của bom. Khi cây rừng (bị bom đánh gãy) bắt đầu héo úa, máy bay trực thăng bắt đầu được huy động tưới xăng rồi đến phản lực thả bom na-pan đốt cháy tất cả những gì hiện hữu. Nguyễn Văn Thương kể: "Nằm dưới hầm mà nóng đến độ phồng da, nước tiểu cũng không còn để uống, đói vàng mắt nhưng hầu như không ai có thể chui lên mặt đất. Chỉ đến khi chúng tôi tiếp tục khoét sâu hơn nữa vào lòng đất, chui xuống thì mới không bị chết cháy. Đến ngày thứ 16 của trận càn, Mỹ bắt đầu hút nước từ sông Sài Gòn lên bơm vào địa đạo. Tôi báo cáo anh Bảy Anh thì được chỉ đạo chia khúc địa đạo, lấp kín hết các ngách và tập trung vào ngăn giữa, nơi mà cả hai đầu đều được chúng tôi bịt kín. Nhờ vậy mà thoát chết. Rồi khi giặc thả khí độc vào địa đạo, tất thảy mọi người đều im lặng đắp khăn ướt, úp mặt xuống đất nên tuy có bị chảy máu mũi nhưng cũng không ai bị hy sinh. Cũng may là có một luồng gió thổi vào lỗ thông hơi nên khí độc mau tản ra".
Rồi Thương cùng đồng đội trong cơ quan tình báo bắt đầu đi thu gom bom chưa nổ để lấy thuốc về chế mìn tự tạo. Họ dùng thùng gánh nước cắt đôi, lèn thuốc vào, cột thêm sáu trái mìn định hướng ĐH10. Đêm ấy, Thương trèo lên ngọn cây, cột mìn lên theo hướng cho nổ hắt lên cao... Chiều hôm sau, một chiếc trực thăng chở đồ tiếp tế thả xuống đất, quả mìn nổ tung máy bay và làm chết nhiều lính Mỹ đang nhặt đồ hộp phía dưới. Còn các quả mìn khác, đồng đội của Thương gài năm quả, nổ hết bốn làm cháy bốn xe tăng, riêng các loại mìn tự tạo cũng tiêu diệt thêm 12 xe ủi đất và xe bọc thép của giặc. Ông nhớ lại: "Trận đánh đáng nhớ nhất là tiêu diệt toàn bộ một trung đội Mỹ đang tập kết chuẩn bị xăm hầm. Đêm đó, tôi và hai đồng chí tình báo khác cởi trần, mình trét bùn sình y như đặc công thứ thiệt bò tiếp cận trung đội Mỹ đang ăn uống. Chúng tôi cài ba trái mìn ĐH10 ở ba phía rồi bò lui ra. Tôi bắn thẳng một phát B40 vào đội hình địch, đồng đội tôi chập điện cho nổ liên tiếp mìn định hướng làm toàn bộ lính Mỹ nằm rạp chết hết. Tôi bồi thêm một phát B40 nữa rồi mới cùng đồng đội thu gom vũ khí, lương thực của chúng, chui xuống đất an toàn".
Dù bảo toàn lực lượng, nhưng đồng bào trong vùng bị càn cũng chết rất nhiều vì bom đạn. Cụm tình báo A36 đêm đêm lại bò lên mặt đất, thu gom xác người, rồi chôn cất cẩn thận. Về phía A36 cũng hy sinh hai tình báo viên khi các anh phục kích bắn máy bay lên thẳng. Ấy là vào một buổi chiều khi ba máy bay phun nước cho đám lính Mỹ tắm phía dưới, hai đồng đội của Thương nổ súng liên hồi làm rơi máy bay, và phía dưới đống sắt vụn do máy bay rơi là gần chục xác lính Mỹ bị đè bẹp. Bọn lính sống sót phía dưới đất bắn trả bằng đại liên làm nát cơ thể hai tình báo viên tên là Thơm và Mới.
Đến ngày thứ 26 của trận càn thì Thương được lệnh quay về ấp chiến lược. Cấp trên lệnh: "Nguyễn Văn Thương chỉ huy đưa hết toàn bộ lực lượng cách mạng trong vùng bị càn ở nam Bến Cát, vượt sông về vùng giải phóng ở phía bắc Củ Chi để tránh tổn thất"... Công việc dọn đường, tạo ám hiệu, bố trí bến đón, dự trù thực phẩm, trinh sát để đưa 175 cán bộ của Đảng vượt sông Sài Gòn chiếm mất một tuần của Cụm tình báo A36. Đúng giờ G, chiếc thuyền đầu tiên rời bờ sau khi ca-nô của địch vừa chạy qua, trên thuyền treo đầy lục bình và người chèo thả nhẹ theo con nước để sang vùng giải phóng. Cứ 6 - 7 lượt liên tục như vậy, Thương luôn có mặt trên từng chuyến qua - lại để chở hết 175 cán bộ sang sông một cách êm thấm. Xong việc, anh cười: "Giờ thì tụi Mỹ có càn tới ba năm cũng chỉ là cày xới đất cho chúng ta trồng khoai mì (sắn)".
Qua trận càn, cấp trên tổng kết lại thấy A36 đã tiêu diệt 12 xe tăng, năm máy bay lên thẳng cùng với thành tích đưa 175 cán bộ quan trọng của ta rút lui an toàn, cho nên trong đợt xét phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND năm ấy đã đề nghị đưa Nguyễn Văn Thương vào xem xét. (Ngay cả ông Ba Quốc - sau giải phóng - còn khen Thương: "Tao ở trong nội thành mà cũng được chia thành tích với A36. Lúc đó xót xa quá không biết anh em ở nam Bến Cát có "trụ" nổi không, nói chi đến việc chống càn và đưa cán bộ về vùng giải phóng an toàn..."). Cụm trưởng A36 là ông Ba Hội cùng các anh em sát cánh cùng Thương ở nam Bến Cát đều nhất trí cao. Ấy vậy mà khi đưa ra chi bộ để bình xét, Bí thư Chi bộ A36 là ông Bảy Anh phê: "Đồng chí Thương đã không bảo toàn được lực lượng trong đơn vị, để hai đồng chí là Thơm, Mới phải hy sinh. Vậy là chưa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nên chưa thể phong Anh hùng". Thấy chuyện vô lý và xuất phát từ tính bộc trực, Thương lớn tiếng: "Trong chiến đấu làm sao tránh khỏi hy sinh mất mát. Nhiệm vụ chỉ huy ở mặt trận là của đồng chí Bảy Anh cụm phó, nhưng khi ấy đồng chí lại ở biệt bên trong địa đạo Củ Chi. Chiến sự ác liệt như thế mà đồng chí không sang sông đến cùng đơn vị, giao phó hết cho tôi. Tôi phải lăn lộn tìm đường cứu nguy cho 175 cán bộ. Đồng chí Bảy Anh là đại úy, tôi chỉ là trung sĩ, đồng chí Bảy Anh không nên phê phán vô lý như vậy!". Ông Bảy Anh đề nghị chi bộ bỏ phiếu kín. Hôm ấy, chi bộ A36 có sáu người, trừ Thương ra còn năm thì có bốn phiếu ủng hộ Thương, một phiếu chống. Vài ngày sau, cấp trên nhận điện từ Chi bộ A36: "Đề nghị bồi dưỡng lại, để lần sau cho xứng đáng. Có công lao nhưng tính thanh niên nóng nảy, còn phải xem xét lại".
Kể lại câu chuyện cách đây đã gần nửa thế kỷ, Nguyễn Văn Thương cười: "Tính thanh niên nóng quá hư chuyện, song tôi không buồn đồng chí bí thư. Có người chửi tôi lúc đó ngu, cứ làm thinh cho xong chuyện... nhưng sau đó vài tuần, tôi quên ngay câu chuyện và lại cùng đồng chí Bảy Anh hoàn thành các nhiệm vụ khác". Tình báo là một công tác thầm lặng, bên cạnh nhiều đơn vị, cá nhân đã được vinh danh, khen thưởng xứng đáng... thì vẫn có những hy sinh âm thầm và cả những day dứt, thậm chí bi kịch riêng không thể chia sẻ... Vẫn còn những bí mật mà tôi mãi mãi mang theo trong trái tim mình!".
Ngày 10-2-1969, Nguyễn Văn Thương bị bắt khi chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, kịp giấu tài liệu và hạ 20 lính Mỹ. CIA quyết tâm khai thác ông bằng mọi cách, kể cả dùng tiền, gái đẹp, chức vụ... Không khuất phục được Thương, bọn chúng ra lệnh cưa chân ông trong sáu lần làm cả hai chân của người tình báo cụt gần đến háng. Ngày 14-2-1973, giặc mới trao trả tù binh, Nguyễn Văn Thương được đưa đi an dưỡng ở miền bắc XHCN, được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND khi mới ở cấp bậc Chuẩn úy.
DƯƠNG MINH ANH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét