Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

NỖI NIỀM OAN KHUẤT 34

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những dàn Kachiusa huyền thoại của Liên bang Xô Viết

Rocket chết người - pháo phản lực “Katyusha” của Nga thời thế kỷ 19

VOV.VN - Thế chiến 2, Nga nổi tiếng với dàn phóng pháo phản lực Katyusha trút bão lửa xuống đầu thù. Thế kỷ 19, quân đội Nga cũng từng có rocket đa nòng.

Rocket (tên lửa) là một vũ khí tấn công chủ lực trong kho vũ khí của quân đội hiện đại. Tuy nhiên từ trước thế kỷ 20 vũ khí này đã  từng được sử dụng rộng rãi. Từ đầu thế kỷ 19, quân đội Nga đã đưa ra trận một trong những hệ thống rocket tiên tiến nhất thời đó.

rocket chet nguoi phao phan luc "katyusha" cua nga thoi the ky 19 hinh 1
Cận cảnh một dàn phóng rocket Katyusha của Hồng quân Liên Xô. Ảnh: defenceclopedia.

Quay trở lại Chiến tranh Nga-Thổ vào các năm 1828-1829, quân đội Dunaisk của Nga được triển khai trên bán đảo Balkan với 24 đại đội pháo phản lực sử dụng khoảng 10.000 dàn phóng rocket do Alexander Zasyadko người Nga thiết kế.
Đầu đạn của các trái rocket này là đạn nổ văng mảnh hoặc đạn cháy. Rocket phóng từ các bệ đặc biệt theo loạt 36 phát. Pháo phản lực này có tầm bắn lên tới 3km – đây là tiền thân của dàn pháo đa nòng sau này.
Các quả rocket quân sự đời đầu được chế tạo theo kiểu giống pháo hoa hay được sử dụng trong các lễ hội ở châu Âu và châu Á từ thế kỷ 17. Phiên bản quân sự chỉ khác biệt chủ yếu ở kích cỡ lớn hơn, đủ để mang theo khối thuốc nổ nặng.
Phòng thí nghiệm của nhà thiết kế Zasyadko ở Mogilev (nay là Belarus), và sau này là ở Saint Petersburg đã chế tạo rocket với các kích cỡ khác nhau giống những loại đạn sử dụng trong pháo binh thông thường.
Sau các thành công của vũ khí này trên chiến trường trong cuộc chiến với Thổ Nhĩ Kỳ, việc sử dụng rocket được quân đội Nga đẩy mạnh. Tính năng gây cháy nổi trội của rocket đã nhanh chóng đưa các nhà sản xuất vũ khí của Nga tới ý tưởng gắn rocket lên các tàu hải quân.
Konstantin Konstantinov, một nhà thiết kế tài năng, đã có nhiều cải tiến để nâng tầm bắn và độ chính xác của rocket, bằng cách cho rocket xoay trong lúc bay. Điều này đạt được nhờ vào việc bố trí các khe ở bên sườn giúp cho một phần lực cháy của hỗn hợp thuốc súng thoát ra.
Một bước tiến khác giúp hoàn thiện công nghệ tên lửa là các yếu tố nhiên liệu mới cho phép rocket tăng tốc dần dần và do vậy bảo đảm được đường đạn đạo tối ưu và độ ổn định của đường bay.
Các phiên bản được điều chỉnh của rocket Konstatinov trong những năm 1840 có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 4,2km – đây là điều mà các loại pháo nòng trơn thời đó không thể đạt được.
Các thập niên 1830 và 1840, nhà sản xuất rocket quân sự lớn nhất là “Viện Tên lửa Saint Petersburg”. Cơ sở này vào năm 1850 đã chế tạo được 49.000 rocket với các thông số khác nhau.
Ba năm sau đó, vào năm 1853, Chiến tranh Crimea bùng nổ. Xung đột này chứng kiến cả 2 phe Nga và Anh sử dụng rocket trên quy mô lớn. Đặc biệt phía Anh đã huy động tên lửa để bắn phá dữ dội các thành phố Odessa và Sevastopol.


Tuy nhiên, theo ghi chép của Konstantinov trong hồi ký của ông, những yếu kém về đo cự ly và thời gian cần thiết cho hành trình bay đã khiến cho bộ phận kích nổ hoạt động sớm, khiến nhiều quả rocket nổ trên không khi đã tới gần mục tiêu. Theo ông, toàn bố quá trình chế rocket của Anh là có khiếm khuyết.
Trong khi đó, quân Nga đã phản pháo đối phương hiệu quả.
Dàn phóng hỏa tiễn của Nga gồm 6-10 ống phóng được đặt trên xe ngựa kéo giúp triển khai nhanh loại vũ khí cồng kềnh này.
Trong suốt thế kỷ 19, Nga sở hữu một trong các loại rocket tiên tiến nhất của thời kỳ đó. Sau đó xuất hiện loại pháo khương tuyến tầm xa với độ chính xác cao – điều này khiến cho vũ khí rocket tạm thời bị suy giảm. Nhưng sang thế kỷ 20, rocket với tư cách một vũ khí tiến công đã lấy lại vị thế của mình./.
Trung Hiếu/VOV.VN Theo RBTH
 
Tên lửa gieo rắc nỗi khiếp sợ Katyusha
Tên lửa gieo rắc nỗi khiếp sợ Katyusha Có nhiều tình huống con người ta sợ phát điên bởi hỏa lực rocket của Liên Xô, một tù binh Đức nói sau khi bị Hồng quân bắt giữ vào năm 1941. Anh ta đang ám chỉ đến nỗi sợ hãi mang tên Katyusha. Dàn phóng BM-13 Katyusha diễu binh mừng chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ngày 24/6/1945.Katyusha được giới thiệu lên các quan chức cấp cao nhất của Liên Xô từ trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng phát. Ban đầu, đó là một thiết bị phóng được gắn trên xe tải đơn giản, không gây ấn tượng lắm với giới chức.Nhưng khi nó bắn đi một loạt đạn, tất cả họ đều kinh ngạc. Người đầu tiên phản ứng là Bộ trưởng Quốc phòng Semyon Timoshenko, ông tức giận thét với cấp dưới: “Tại sao anh không báo cáo gì với tôi về một thứ vũ khí như vậy?”.Quyết định cuối cùng về việc đưa vào sản xuất Katyusha được đưa ra chỉ một ngày sau khi quân Đức bước qua biên giới Liên Xô vào 21/6/1941. Vài giờ trước chiến tranh, nhà lãnh đạo Stalin bật đèn xanh sản xuất hàng loạt Katyusha.Quá trình phát triển loại vũ khí mới diễn ra tuyệt mật. Tất cả các quả Katyusha đều được lắp thiết bị nổ để vũ khí này có thể bị hủy trước khi quân Đức có cơ hội chiếm được.Thực ra tên chính thức của Katyusha là BM-13, chữ BM là viết tắt của từ tiếng Nga có nghĩa là “cỗ máy chiến đấu” và 13 để chỉ số nòng rocket trên một bệ phóng.Xem Katyusha BM-13 khai hỏa dữ dội trong Thế chiến thứ hai:Đơn vị thử nghiệm đầu tiên được trang bị 7 cỗ BM-13, đặt dưới sự chỉ huy của đại úy Ivan Flerov, đã lâm chiến lần đầu ngày 14/7/1941 ở Orsha, thuộc Belarus, cách Moskva 500km về phía tây. Orsha là một trung tâm giao thông khổng lồ, đã bị quân Đức chiếm được. Có rất nhiều binh sĩ, đạn dược của địch tập trung tại đây.Trong lần đầu ra trận, những gì mà Katyusha thể hiện đã vượt mọi mong đợi của tướng lĩnh Liên Xô. Orsha bị tàn phá. Các bệ phóng rocket đã oanh tạc khu vực và nhanh chóng rút đi.Tư lệnh quân Đức, tướng Franz Halder sau này viết trong nhật ký về trận Orsha: “Người Nga đã sử dụng một loại vũ khí chưa từng được biết đến. Một cơn bão lửa đạn pháo đã đốt cháy nhà ga Orsha, toàn bộ binh sĩ và các phần cứng quân sự. Kim loại bị tan chảy và đất bị nung nóng”.Sự tàn phá và gây hoảng loạn đối với kẻ thù chủ yếu do Katyusha có thể đẩy đi hàng tấn thuốc nổ chỉ trong vài giây và bao trùm một khu vực rộng lớn. Hỏa lực của thứ vũ khí này có thể so sánh với hỏa lực của 70 khẩu pháo hạng nặng cộng lại.Tuy vậy, không giống như những khẩu pháo truyền thống, BM-13 linh hoạt hơn, có thể nhanh chóng di chuyển sau khi phóng hỏa lực. Các tên lửa Katyusha cũng được thiết kế với tính năng giấu dấu vết, vì vậy quân địch thường không thể xác định được vị trí của bệ phóng để tấn công ngược lại.Các bệ phóng Katyusha có thể bắn đi hàng tấn thuốc nổ chỉ trong vài giây, bao trùm lên một vùng rộng lớn.Từ năm 1942, tên lửa Katyusha được đặt lên xe tải Studebaker của Mỹ, mà Liên Xô từng nhận được trong một chương trình trước đó. Studebaker mạnh mẽ và nhanh, lý tưởng để đặt Katyusha.Sau khi loại vũ khí bí ẩn của Liên Xô chứng minh được tính hiệu quả trên chiến trường, nhiều đơn vị Katyusha mới được thành lập và xuất hiện trên tiền tuyến. Katyusha trở thành thứ vũ khí nổi tiếng của Liên Xô, một trong những biểu tượng của người Nga trong cuộc đại chiến thế giới thứ hai.Sau thắng lợi trong những tháng đầu của cuộc chiến tranh, một lượng lớn pháo Katyusha được sản xuất và gồm nhiều loại. Pháo Katyusha có thể được chế tạo tại các tổ hợp công nghiệp nhẹ và không hề đắt. Đến cuối năm 1942, quân đội Liên Xô có tổng cộng 3.237 khẩu pháo loại này, và sau chiến tranh họ đã sản xuất khoảng 10.000 khẩu Katyusha.Katyusha có độ chính xác thấp hơn pháo truyền thống, nhưng khá hiệu quả trong việc oanh tạc và làm cho lính Đức rất sợ hãi. Một đợt bắn BM-13, chỉ mất từ 7 tới 10 giây, phóng đi tới 4,35 tấn thuốc nổ tới khu vực rộng 4 hec-ta.Các khẩu đội Katyusha thường tập trung với số lượng lớn để gây sốc cho địch quân. Điểm bất lợi là thời gian nạp đạn cho bệ phóng Katyusha trở nên khá lâu, trong khi pháo truyền thống có thể duy trì tần suất bắn liên tục.Cận cảnh đạn pháo Katyusha.Dàn phóng có thiết kế khá đơn giản, bao gồm một giá có gắn những thanh phóng bằng thép, là chỗ đặt đạn phản lực; với bộ khung gập để nâng thanh phóng lên vị trí thuận lợi để khai hỏa. Mỗi xe tải có từ 14 tới 48 bộ phóng. Đạn phản lực M-13 đường kính 132 mm của hệ thống BM-13 dài 180 cm và nặng 42 kg.Nó được phóng đi bằng hỗn hợp nitrat xenlulô đặc phụt ra từ trong lòng ống. Hỗn hợp này được đặt trong vỏ thép của quả đạn với 1 ống dẫn đơn giản ở cuối. Cự ly bắn khoảng 5,4 km. Sau đó các loại đạn phản lực đường kính 82 mm M-8 và đường kính 300 mm M-30 cũng được phát triển.Trong khi đó, người Đức nóng lòng tìm hiểu thông tin về thứ vũ khí chết chóc mới của Hồng quân, nhưng suốt một thời gian dài, họ không có được gì trong tay. Đến khi quân Đức cuối cùng cũng chiếm được một dàn.

Pháo phản lực Kachiusa – Huyền thoại khiến quân Đức kinh hồn bạt vía



Phóng đi hàng trăm quả rocket và cày nát toàn bộ mục tiêu trong vòng vài giây là cách loại vũ khí hùng mạnh với cái tên âu yếm “Kachiusa” hủy diệt cơ sở vật chất và tinh thần chiến đấu của phát xít Đức.
Ngày 21 tháng 6 năm 1941, một ngày trước khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, chính phủ Xô Viết đã ra quyết định sản xuất hàng loạt các hệ thống pháo phản lực “Kachiusa” để sẵn sàng nghênh địch. Đây là hệ thống pháo phản lực đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong thực tế chiến tranh. 

Xe phóng hỏa tiễn Kachiusa (Ảnh: youtube.com)

Vì là hệ thống đầu tiên được phát triển, quân đội Đức đã chịu phen kinh hãi trước những đợt tấn công của loại vũ khí này. Một cựu chiến binh Đức kể lại rằng: “Tôi và những binh sĩ Đức còn sống sót sau lần đầu chịu đựng hỏa lực và tiếng gầm thét của “Kachiusa” hầu như không còn tinh thần để chiến đấu nữa”.
Những xe phóng đầu tiên
Cách thức tấn công của Kachiusa không mới. Trong lịch sử, các xe phóng tên lửa cỡ nhỏ đã xuất hiện từ thế kỉ 14. Chẳng hạn, hệ thống Hwacha của Triều Tiên xuất hiện vào giữa thế kỉ 15 có 100 ống phóng, mỗi ống bắn ra những mũi tên dài 1m gắn thuốc phóng và đôi khi là cả thuốc nổ ở đầu đi xa 100m, thậm chí tới 400 – 500 m nếu được đặt trên cao điểm. Những mũi tên này đủ sức xuyên thủng mọi loại áo giáp và lá chắn. Tuy nhiên, đến trước khi Kachiusa ra đời, về cơ bản lĩnh vực pháo phản lực phóng loạt không có bước tiến gì đáng kể.

“Siêu hỏa tiễn” Hwacha của Triều Tiên (Ảnh: b2b.mekia.net)

Vào những năm 30 của thế kỷ 20, đạn rocket phát triển mạnh cho mục đích gắn trên máy bay chiến đấu. Tiêu biểu là đạn rocket 82 mm cho máy bay tiêm kích để tiêu diệt các mục đích trên bộ và trên không.
Đến năm 1937, loại rocket phản lực 132 mm có sức công phá lớn cũng trải qua các thử nghiệm và được tiếp nhận trang bị cho máy bay ném bom tốc độ. Ban đầu các công trình sư chỉ định sử dụng chúng cho máy bay, tuy nhiên họ cũng cân nhắc loại vũ khí này cho mục đích tấn công mặt đất.

Đạn rocket ban đầu được phát triển chủ yếu cho mục đích gắn trên tiêm kích chiến đấu (Ảnh: Pinterest)

Kết quả các cuộc thử nghiệm đầu tiên năm 1938 không tốt đẹp chút nào. Đại tá V.Glukhov, người đã làm việc khá lâu trong bộ phận sáng chế quân sự kể lại về một trong những cuộc họp thời gian đó: “Các nhà thiết kế tên lửa nhận được câu hỏi: thế nào, thế vấn đề bắn chụm của các vị ra sao?”
“Họ trả lời: kém hơn vài lần so với đại bác. Trong phòng họp cười. Thế còn độ chính xác thì sao? Cũng tồi hơn đại bác. Lại nghe tiếng cười. Thế còn tiêu tốn thuốc súng thì thế nào? Thuốc súng thì lại cần nhiều hơn vài lần so với đại bác. Lúc đó thì hầu như cả phòng họp cười ầm”.
Tuy nhiên, các công trình sư không nản chí, họ nỗ lực hoàn thiện và dần dần các thiết bị này trở nên hiệu quả và uy lực. Đến tháng 6/1941, loạt hàng mẫu BM-13 đầu tiên được sản xuất để đem ra thử nghiệm thực địa.

Loạt bắn thử nghiệm của Kachiusa đã khiến các tướng lĩnh Liên Xô sửng sốt (Ảnh: Pinterest)

Chỉ trong vài giây, mỗi xe phóng đi 16 quả rocket 132mm hoặc 32 rocket 82 mm khiến toàn bộ khu vực mục tiêu biến thành bình địa và xe phóng sau đó chỉ mất vài phút để di chuyển sang vị trí khác để tránh hỏa lực đối phương, đây là điều không thể có được ở các khẩu pháo truyền thống. Kết quả ấn tượng đã khiến các tướng lĩnh quân đội Xô Viết ngay lập tức ra quyết định đưa hệ thống vào sản xuất hàng loạt.
Sức mạnh đáng sợ
Theo đánh giá của các nhà sử học, chính hoả tiễn Kachiusa đã đóng một vai trò quyết định trong nhiều trận chiến đấu quan trọng của cuộc chiến tranh Vệ quốc và tiên liệu cho chiến thắng của Liên Xô trong cuộc chiến chống phát xít.
Sức mạnh của “Kachiusa” không chỉ nhờ khả năng sát thương lớn mà còn thông qua việc gây ra một sức ép tâm lý cực lớn với tiếng hú đặc trưng của mình.
“Phải thú thật là sau loạt bắn đầu tiên tôi ướt hết cả quần vì sợ. Gần một tuần chúng tôi mới quen được với tiếng hú của đạn và tiếng rầm rầm như nuốt hết tất cả”, đó là lời của ông Ivan Dmitrievich Dunaev, cựu chiến binh Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, người chỉ huy “Kachiusa” từ năm 1941 cho đến tận ngày chiến thắng.
Điều này thể hiện rõ nét trong lần xuất trận đầu tiên của hoả tiễn Kachiusa tại thành phố Orsa, tỉnh Vichepsk ở Belarusia. Là một vị trí chủ chốt, để kẻ thù không thể chiếm được vũ khí đạn dược cũng như tàn phá các cơ sở công nghiệp tại đây, loại vũ khí mới đã được Hồng quân đưa vào sử dụng lần đầu tiên ngày 14/7/1941 với kết quả ngoài sức tưởng tượng.

Quân Đức thực sự hoảng loạn sau lần tấn công đầu tiên của Cachiusa tại Orsa (Ảnh: Pinterest)

16 viên hoả tiễn được phóng đi trong vòng 15 đến 20 giây với tầm xa đến 8 km. Quân phát xít còn chưa kịp hiểu chuyện gì xẩy ra thì tất cả các căn cứ đã biến thành địa ngục lửa. Sau đó nhiều tháng, tình báo phát xít vẫn chưa thể xác định được đây là loại vũ khí gì, và đành phải báo cáo lên cấp trên rằng, quân đội Nga đang sở hữu loại “đạn lửa tự động khủng khiếp”.
Trong những tài liệu mật của Đức có những thông báo về “đại bác phun lửa tự động nhiều nòng của Nga”. Những binh sĩ Đức còn sống sót sau lần đầu chịu đựng hỏa lực và tiếng gầm thét của “Kachiusa” hầu như không còn tinh thần để chiến đấu nữa, vì bị sát thương, hoặc là bị điếc hay chết lặng vì hoảng sợ.
Tiếng hú kinh hoàng của dàn hỏa tiễn Kachiusa (Nguồn: Youtube)
Sau những loạt Kachiusa, lính Đức phát điên chạy ra khỏi hầm hố và làm mồi cho những loạt tiếp theo. Kachiusa phá tan, san bằng các loại công sự, đốt cháy cả tuyết! Có lần nó còn phá huỷ toàn bộ cả một cụm xe tăng Đức vào ban đêm sau kết quả trinh sát của lính Nga.
Người Đức cố gắng chiếm được dù một khẩu “Kachiusa” bằng mọi giá. Tuy nhiên chỉ huy Xô viết đã hạ lệnh cho Hồng quân phá hủy “Kachiusa” trong trường hợp rút lui, để loại vũ khí này không rơi vào tay kẻ thù.

Các binh lính đang chuẩn bị một trận địa Kachiusa (Ảnh: alamy.com)

Một sĩ quan Đức bị bắt làm tù binh, sau những trải nghiệm khi “Kachiusa” xung trận, tại cuộc hỏi cung đã nói: “Tôi đã bị thương nặng và chẳng bao lâu nữa sẽ chết. Tôi sẽ không thể đưa bí mật của các ông cho ai. Nhưng hãy nói cho tôi trước khi tôi chết – đó là cái gì thế? Cái gì đáng sợ đã rót lửa xuống chúng tôi, nó thật khủng khiếp?”.
Loại vũ khí mang cái tên dịu dàng của cô gái Nga
Tên chính thức của các dàn hỏa tiễn phóng loạt trong chiến tranh Vệ quốc là BM -13 nhưng từ lâu, với người dân nước Nga, loại vũ khí này mãi mãi đi vào tâm trí với cái tên Kachiusa.
Katyusha là bài hát nổi tiếng của Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc và là một trong những bài hát lừng danh nhất nước Nga nói về một người con gái chờ đợi người yêu của mình, khi đó đang phục vụ trong quân đội. Và có lẽ niềm tin vào sức mạnh của loại vũ khí này sẽ giúp đánh đuổi quân thù, sớm mang lại bình yên cho tổ quốc, trở về với người con gái nơi hậu phương đã khiến những người lính Xô viết đặt tên cho loại vũ khí này như vậy.

Bài hát Kachiusa mang vẻ đẹp của những cô gái Nga nơi hậu phương (Ảnh: youtube.com)

Loại vũ khí hùng mạnh với cái tên âu yếm “Kachiusa” là một trong những át chủ bài đóng góp to lớn và chiến thắng của những người con nước Nga trước cuộc xâm lăng của phát xít Đức.
Những biến thể hiện đại
Thế chiến II kết thúc cũng là lúc uy danh của Kachiusa lan ra thế giới. Rất nhiều quốc gia nhanh chóng nhận ra sự lợi hại của loại vũ khí này và nhanh chóng phát triển các hệ thống cho riêng mình.
Các nhà máy quốc phòng của Liên Xô cũng cải tiến không ngừng Kachiusa và ra mắt hàng loạt các biến thể với cỡ đạn và tầm bắn khác nhau được gắn trên xe tải hoặc xe bánh xích như BМ-21, BМ-27, ТОS-1 và mạnh nhất hiện nay là tổ hợp BМ-30 Smerch. 

BМ-30 Smerch – Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt mạnh nhất của Nga (Ảnh: Military-Today.com)

Được phát triển trong những năm 1970 và chính thức đi vào biên chế năm 1987, BM-30 mang 12 ống phóng 300mm, tốc độ bắn tối đa 10 giây, thông thường 20 giây và chỉ mất 36 phút để tái nạp đạn. 
Không chỉ bắn nhanh, BM-30 còn được trang bị các hệ thống cảm biến và tính toán mạnh, máy bay không người lái cho phép tự trinh sát, tính toán và dẫn đường đầu đạn. Nhờ đó, nó hoạt động nhanh, mạnh và chính xác từ cự li 70–90 km.
Ngày nay, pháo phản lực bắn loạt đã trở thành một hệ thống vũ khí không thể thiếu trong trang bị của hầu hết các quốc gia và tất cả đều bắt nguồn từ cái tên Kachiusa đầy cảm hứng.
Hoài Anh

Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander


Anh Tuấn (lược dịch)

Trong lịch sử, Nga đã nắm trong tay những dàn pháo, dàn tên lửa lợi hại. Nhân ngày 19/11, ngày Lực lượng Pháo binh và Tên lửa Nga, dưới đây là sự phát triển của pháo binh và tên lửa của Nga qua ảnh.
Lực lượng Pháo binh và tên lửa Nga đã chọn ngày 19/11 hàng năm để làm ngày truyền thống đánh dấu những chiến công của pháo binh Nga trong trận Stalingrad vào năm 1942. Từ đó đến nay, lực lượng tên lửa chiến lược và pháo binh của Nga giờ đây đã được trang bị những vũ khí hiện đại và tiên tiến. Dưới đây là sự phát triển của dàn tên lửa Nga, từ dàn hỏa tiễn Katyusha cho đến Iskander qua ảnh.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 1
Ngày Lực lượng Pháo binh và Tên lửa Nga là ngày 19/11. Ngày này được chọn để đánh dấu những chiến công của pháo binh trong trận Stalingrad năm 1942.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 2
Dàn hỏa tiễn BM-13 là vũ khí nổi tiếng nhất trong Chiến tranh Vệ quốc (chiến tranh thế giới thứ 2) của Nga. Vì dàn pháo này được đánh dấu với chữ K, những người lính Hồng quân đã lấy tên cô gái Katyusha từ một bài hát nổi tiếng đặt cho nó.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 3
2S1 Gvozdika là một loại pháo tự hành 122mm, đã được sử dụng trong Quân đội Liên Xô vào đầu những năm 1970.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 4
Quân đội Mỹ đặt tên gọi cho nó là M1974, và pháo được sản xuất ở các nhà máy đặt ở  Bulgaria, Ba Lan và Nga.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 5
Pháo phản lực phóng loạt BM-21 của Liên Xô được lắp trên một chiếc xe tải, được thiết kế vào đầu những năm 1960. Nó được biết đến nhiều hơn với tên Tổ hợp tên lửa hàng loạt Grad. BM-21 có thể bắn 40 phát cùng một lúc.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 6
Msta-S (đặt theo tên sông Msta) là một loại pháo tự hành cỡ nòng 152mm.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 7
2S9 NONA là một loại pháo tự hành 120mm được thiết kế bởi Liên Xô và đi vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 1981
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 8
Lính Pháo binh đang tập luyện bắn pháo ở doanh traị Pavenkovo, vùng Kaliningrad.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 9
2A65 Msta-B là một loại pháo kéo 152mm. Vũ khí này hiện vẫn đang được sử dụng cùng với các loại pháo khác của quân đội Nga. Tương tư như các pháo hiện đại, Msta-B có khả năng bắn đạn chứa uranium.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 10
Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Tornado-G là một phiên bản mới hơn của Grad. tổ hợp này có tầm bắn lên đến 30km và có thể sử dụng chống lại bộ binh địch và các loại xe thiết giáp.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 11
BM-27 Uragan là một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt, sử dụng cỡ đạn 220mm
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 12
Các sĩ quan pháo binh Nga trong một buổi tập bắn của lực lượng Khối Quân sự Trung ương.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 13
BM-30 Smerch là một phiên bản pháo phản lực nhiều nòng, được thiết kế nhằm tiêu diệt các khí tài, xe thiết giáp, các mục tiêu tập trung tại một điểm, pháo, bốt chỉ huy và kho đạn được. Pháo có cỡ nòng 300mm có tầm xa 70 đến 90km và rất nhiều đầu đạn đã được sản xuất cho dàn phóng này.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 14
Hàng loạt dàn Smerch và Uragan được trưng bày tại Triển lãm Vũ khí Quốc tế lần thứ ba tại Moscow năm 2008.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 15
Pháo tự hành Msta-S trước một buổi diễn tập cho buổi diễu hành ngày Chiến thắng Phát xít năm 2011.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 16
Khrizantema là một loại tên lửa siêu thanh chống tăng, được thiết kế nhằm chống lại các mẫu xe tăng hiện tại và tương lai và chống lại máy bay bay chậm ở tầm thấp như trực thăng. Một đặc điểm nổi trội của tên lửa là nó có thể được định hướng bằng laser hay bằng rađa.
Pháo binh Nga: Từ Kachiusa đến Iskander - ảnh 17
Iskander-M là một dàn tên lửa tự hành có khả năng di chuyển trên mọi địa hình và điều kiện thời tiết, có thể bắn trúng các mục tiêu ở cách đó 500km. Dàn tên lửa này được trang bị các loại tên lửa đạn đạo và hành trình.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin TASS, hãng thông tấn nhà nước Nga được tái thiết từ hãng tin Itar-TASS cũ. Đây là một trong những hãng thông tấn lớn nhất của Nga, có bề dày 100 năm lịch sử. Hãng này liên kết với hơn 80 hãng thông tấn nước ngoài khác và là một trong những hãng thông tấn uy tín trên thế giới.

Bi kịch của cha đẻ tên lửa Kachiusha

Dàn tên lửa Katyusha huyền thoại đã trở thành một trong những biểu tượng thực sự của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại ở Liên Xô, nhưng ít ai biết rằng cha đẻ của nó, Georgy Langemak, đã bị xử bắn 3 năm trước chiến tranh.
Georgy Langemak được trả lại quyền tác giả của tên lửa Katyusha vào năm 1991
russian7.ru
Không chỉ vậy, những thành tựu nghiên cứu của nhà khoa học Liên Xô này đã bị kỹ sư Andrei Kostikov chiếm trọn.
Gốc Đức và mộ đạo
Georgy Erikhovich Langemak sinh ra ở thị trấn Starobelsk thuộc vùng Luhansk ngày nay. Cha của ông là người gốc Đức, và mẹ ông sinh ra ở Thụy Sĩ. Sau khi lập gia đình với nhau và sinh sống không ổn định ở nhiều nơi, họ chuyển đến định cư tại Đế chế Nga và lấy quốc tịch Nga. Vợ chồng nhà Langemak là những người theo đạo thuộc giáo hội Luther. Họ cũng làm phép báp-têm cho con trai mình.
Georgy may mắn được ăn học đến nơi đến chốn. Anh tốt nghiệp bậc trung học với danh hiệu xuất sắc và thông thạo nhiều ngoại ngữ. Georgy rất muốn trở thành một nhà ngôn ngữ học và đã vượt qua kỳ thi tuyển vào khoa ngôn ngữ - văn học của trường đại học. Nhưng cũng trong năm đó, năm 1916, anh bị sung quân, phục vụ trong hạm đội của hải quân Sa hoàng.
Trên bờ vực tử thần
Theo một số tài liệu lưu trữ, khi Cách mạng Tháng Mười nổ ra, Georgy đang ở thành phố Tallinn (lúc đó có tên là Reval) của Estonia, nơi anh theo học khóa đào tạo sĩ quan pháo binh. Các tài liệu khác viết rằng lúc đó anh đang thực hiện nghĩa vụ quân sự trong quân đội Sa hoàng ở trên đất Phần Lan. Tóm lại, trong bất cứ trường hợp nào thì Georgy cũng không thể tham gia vào cuộc Cách mạng Tháng Mười.
Cuối cùng, vào năm 1918, Georgy được giải ngũ và đến Odessa sinh sống. Ở đó, Georgy đã một lần nữa thực hiện nỗ lực để trở thành sinh viên ngôn ngữ học bằng cách đăng ký vào trường đại học địa phương. Nhưng rồi ước mơ này một lần nữa lại không thể trở thành hiện thực: thành phố Odessa là một trong những trung tâm đối đầu gay gắt nhất giữa quân trắng và quân đỏ. Cuối cùng thì quân đỏ (Hồng quân) đã chiếm được hoàn toàn Odessa.
Chính quyền Bolshevich ở Odessa công bố lệnh tổng động viên. Vì vẫn đang trong độ tuổi nghĩa vụ nên Georgy lại phải nhập ngũ, lần này là tham gia Hồng quân. Do chiến đấu giỏi, ông được kết nạp đảng Bolshevich. Nhưng điều đó cũng không cứu anh thoát khỏi những hoàn cảnh trớ trêu của số phận: kể từ thời điểm đó ông đã nhiều lần đứng ở trên ranh giới mong manh của sự sống và cái chết.
Georgy đã bị bắt, bị kết án tử hình, nhưng sau đó được tha bổng do từng có liên quan đến cuộc nổi dậy Kronstadt. Và vào đầu những năm 1920, George bị khai trừ khỏi đảng vì khi lấy vợ, ông đã lén lút cử hành hôn lễ trong nhà thờ.
Thành công và kết cục đau buồn
Tuy nhiên, ở một thời điểm nhất định nào đó, số phận vẫn mỉm cười với Georgy. Năm 1928, ông tốt nghiệp Học viện kỹ thuật quân sự và bắt đầu làm việc tại Phòng thí nghiệm khí động học. 5 năm sau, Viện nghiên cứu phản lực học được thành lập trên cơ sở phòng thí nghiệm này, Georgy được bổ nhiệm làm phó giám đốc.
Trong công việc của mình ở phòng thí nghiệm cũng như trong viện, ông đã miệt mài nghiên cứu quá trình chế tạo tên lửa. Những công trình này sau đó đã hình thành cơ sở cho việc chế tạo ra loại tên lửa Katyusha huyền thoại. Năm 1937, với những thành tựu khoa học của mình, Georgy và các đồng nghiệp của ông đã được trao giải thưởng của chính phủ.
Nhưng chỉ một vài tuần sau đó, Georgy bị bắt giam, và qua năm 1938 thì ông bị xử bắn. Nhà khoa học bị buộc tội làm gián điệp cho Đức, phá hoại đảng và tham gia một tổ chức chống phá nhà nước Liên Xô.
Phục hồi danh dự
Trong số phận buồn của nhà thiết kế tài năng Georgy , kỹ sư Andrei Kostikov đóng vai trò không nhỏ. Sau khi Georgy bị xử bắn, Kostikov đã ngồi vào ghế của ông và ngang nhiên chiếm đoạt những kết quả nghiên cứu của người tiền nhiệm để rồi nhận lấy cái danh hiệu "cha đẻ của tên lửa Katyusha". Kostikov chính là người đã đẩy Georgy tới chỗ chết khi tố cáo với chính quyền rằng ông là "kẻ thù của nhân dân". Nhờ “thành tích” này, cùng với kết quả nghiên cứu chế tạo tên lửa Katyusha, Kostikov được nhà nước Liên Xô khen thưởng nhiều lần.
Phải nhiều năm sau cái chết của Stalin, chính quyền Liên Xô mới đặt vấn đề phục hồi danh dự cho Georgy. Đến thập niên 1980, một ủy ban đặc biệt đã được thành lập để điều tra về Kostikov và những "phát minh, sáng chế" của ông ta trong quá trình nghiên cứu chế tạo tên lửa Katyusha. Kết quả điều tra cho thấy rằng Kostikov đã ngụy tạo những chứng cứ để tố cáo dẫn đến việc bắt giữ và xử bắn Georgy cùng các đồng nghiệp của ông, và sau đó ngang nhiên chiếm đoạt thành quả nghiên cứu của họ.
Năm 1991, quyền tác giả của tên lửa Katyusha cuối cùng đã được trả lại cho Georgy Langemak, và ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét