Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
ĐÂU LÀ SỰ THẬT? 4
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
LỊCH SỬ CHƯA HẲN LÀ SỰ THẬT VÀ NGƯỢC LẠI, SỰ THẬT CHƯA HẲN LÀ LỊCH SỬ! -Nhiều khi sai lầm là của cấp trên, nhưng vì yêu nước cực đoan nên mù quáng cứ đinh ninh là của cấp dưới! -Phải đâu lãnh đạo bao giờ cũng đúng cả?! -"Không
được nổ súng trước" là chủ trương lớn trong tình hình bấy giờ. Có thể
lãnh đạo trong lúc chỉnh huấn, truyền đạt chủ trương cho cấp dưới nói
không rõ ràng, chủ trương thành mệnh lệnh: "Không được nổ súng!". -Kể được câu chuyện ấy, phải có khí phách anh hùng! -Nếu có sai hay nhầm lẫn, hãy từ tốn tìm hiểu nguyên nhân và vẫn có thể thông cảm được. -Chửi bới, nhục mạ người anh hùng là lũ hèn nhát, khốn nạn! - Người đúng chưa chắc đúng cả và người sai chưa chắc sai cả! -Thần Kim Qui nói: "Giặc ở sau lưng mà không biết!" -Chúng ta nói: "Có lửa mới có khói!". -Chửi đồng đội mình là kẻ hèn hạ, bạc lòng! -Có bao giờ bề dưới chửi nhau, bề trên vô can!?
----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tướng Vĩnh: Lê Đức Anh 'phản quốc' trong trận Gạc Ma
Đại tướng Lê Đức Anh: Nhà chính trị - quân sự xuất sắc
Đại tá Trần Nhung /
VietTimes -- Đại tướng Lê Đức Anh không chỉ là chứng nhân mà còn là một yếu nhân đã
tham gia vào các sự kiện quan trọng của cách mạng và đất nước trong hơn 50
năm của nửa cuối thế kỷ 20 và hai thập niên đầu của thế kỷ 21.
Đại tướng Lê Đức Anh
Hoạt động đa dạng và phong phú
Ông đã in dấu ấn sâu sắc vào nhiều sự kiện trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và Chống Mỹ cứu nước, vào cuộc chiến tranh bảo vệ
biên giới phía Bắc và phía Tây Nam, làm nghĩa vụ quốc tế vẻ vang ở
Campuchia, vào công cuộc đổi mới đất nước cũng như tham gia hoạch định
nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta cả về
đối nội và đối ngoại.
Công lao to lớn của ông được ghi nhận bằng Huân chương Sao vàng là
Huân chương cao quí nhất, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến
công và Quân công, Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cùng nhiều phần thưởng cao
quí khác của Đảng, Nhà nước ta và của các nước.
Đại tướng Lê Đức Anh ở quần đảo Trường Sa năm 1988 (Ảnh tư liệu)
Đại tướng Lê Đức Anh
có cuộc đời hoạt động cách mạng đa dạng, phong phú, đứng ở nhiều vị trí
đương đầu với khó khăn, thử thách khắc nghiệt trên các mặt trận quân
sự, chính trị và ngoại giao.
Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương sau này là Đảng Cộng
sản Việt Nam từ tháng 5 năm 1938, hoạt động trong phong trào công nhân
cao su ở Lộc Ninh, Phú Riềng và các tỉnh Nam Bộ cho đến Cách mạng Tháng
8-1945.
Từ tháng 8-1945, ông tham gia quân đội, giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến chính trị viên Tiểu đoàn.
Từ năm 1948 đến năm 1954, ông đã kinh qua nhiều chức vụ như Tham mưu
trưởng các Quân khu 7, 8 và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, quyền Tham mưu
trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ.
Năm 1954 ông tập kết ra Bắc và từ năm 1955 đến năm 1963, ông là Cục
phó Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực, Phó Tổng Tham mưu trưởng
Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ tháng 2-1964 đến năm 1975, ông trở lại Miền Nam chiến đấu trên
cương vị Phó Tư lệnh Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, Phó Tư lệnh
Chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh Cánh quân Tây Nam.
Từ tháng 5-1976 đến năm 1986, ông được giao nhiều trọng trách lớn như
Tư lệnh Quân khu 9, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, Thứ trưởng Bộ
Quốc phòng, Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, Trưởng đoàn
Chuyên gia Việt Nam ở Campuchia.
Năm 1986, ông là Tổng Tham mưu trưởng và là Bộ trưởng Quốc phòng từ
năm 1987 đến năm 1991. Ông được bầu làm Chủ tịch nước từ năm 1992 đến
năm 1997.
Tham gia Quân đội, ông được phong quân hàm Đại tá năm 1958, phong
vượt cấp lên Trung tướng năm 1974. Năm 1980 là Thượng tướng và năm 1984
là Đại tướng. Ông tham gia Ban Chấp hành Trung ương nhiều khóa, là Ủy
viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và là cố vấn của Trung
ương Đảng từ năm 1997 đến năm 2001.
Sau khi nghỉ công tác, ông vẫn nghiên cứu và đề xuất nhiều ý kiến tâm
huyết, có tầm chiến lược đối với Đảng và Nhà nước ta. Ngoài những đóng
góp to lớn cho cách mạng và đất nước, có thể coi ông là một trong những
kiến trúc sư, tham gia quan trọng vào tiến trình bình thường hóa quan hệ
Việt Nam - Hoa Kỳ và Việt Nam - Trung Quốc.
Nhớ lại những thời điểm quyết định đầy cam go và đối mặt với không ít
những quan điểm trái chiều, vị Đại tướng cười bảo: “Có người cho tôi là
“thân Trung Quốc”, rồi sau khi xảy ra chuyện ta khai thông quan hệ với
Mỹ như thế thì lại cho tôi là “thân Mỹ”. Tôi chỉ cười."
Nhưng từ đây tôi mới rút ra một điều rằng, quan hệ của ta với Trung
Quốc và với Mỹ là hai mối quan hệ ngoại giao quan trọng nhất của Việt
Nam. Các nước lớn thì thường vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau. Còn ta
là nước nghèo và so với họ thì là nước nhỏ, nên trong quan hệ với mỗi
nước đó ta cần suy nghĩ rất kỹ, và dĩ nhiên phải đứng trên lập trường
độc lập và lợi ích dân tộc của ta”.
Lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia và chủ quyền thiêng liêng của Tổ
quốc phải là tối thượng, với vị tướng già, đó đơn giản là một lẽ sống,
một điểm tựa để ông quyết định phải - trái, đúng - sai và khi đã tin, đã
quyết là theo đuổi đến cùng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng sinh nhật Đại tướng Lê Đức Anh
Người khởi xướng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
Là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân, tôi có nhiều dịp được tham gia
các Đoàn do ông lãnh đạo đi thăm và làm việc tại nhiều địa phương và các
nước ở nhiều châu lục. Đặc biệt trong những năm quan hệ láng giềng căng
thẳng và phức tạp, chiến tranh biên giới phía bắc, đánh chiếm các đảo
thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, tôi đã viết nhiều
bài bình luận lên án bành trướng xâm lược.
Với cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, ông đã trực tiếp duyệt một số bài
do tôi viết. Ông đọc đi đọc lại bài viết, chỉ cho tôi những đoạn cần
phải viết lại cho chặt chẽ và sâu sắc mà không trực tiếp sửa như một số
nhà lãnh đạo khác. Tôi đã chữa bài theo chỉ đạo của ông.
Chữa xong, ông đọc lại kỹ lưỡng trước khi phê duyệt đồng ý cho đăng
báo. Được gần ông trong các chuyến công tác, tôi kính trọng ông như là
một chính khách có tầm nhìn xa rộng, một nhà lãnh đạo chính trị quân sự
có thực tiễn hoạt động phong phú và dày dạn kinh nghiệm.
Ông đã đề xuất việc xây dựng quân đội tinh gọn, hiện đại có tính sẵn
sàng chiến đấu cao và cắt giảm lực lượng vũ trang để tập trung cho phát
triển đất nước trong thời điểm nhất định.
Ông là người khởi xướng và đề xuất việc Đảng và Nhà nước ta phong
tặng Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng để tri ân những tấm gương phụ nữ
cao quí hy sinh chồng con trong các cuộc chiến tranh yêu nước. Nhân dân
và lịch sử ghi nhận và đánh giá công bằng sự hy sinh và đóng góp của
ông cho đất nước.
Đánh giá về ông có lẽ không có gì ngắn gọn mà đầy đủ hơn lời của
người đồng chí sát cánh cùng ông trong cả thời chiến lẫn thời bình, cố
Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Với ngần ấy công sức, tâm lực, cống hiến cho đất
nước và dân tộc, anh xứng đáng được trân trọng”.
Lễ tang cho những đồng chí đã “mắc những lỗi lầm nghiêm trọng”
Nhắc tới ông Lê Đức Anh, người
ta liên tưởng đến việc Việt Nam mất hàng loạt bãi đá ở quần đảo Trường
Sa và vụ thảm sát tại bãi đá Gạc Ma.
Trân Văn
Tuy tin đồn ông Lê Đức Anh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng (1987 – 1991),
cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992 – 1997),
cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN (1982 – 1997), đã qua đời hôm 23
tháng 2 không chính xác nhưng vài nguồn thạo tin (trong đó có cả con
trai ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu Thủ tướng Việt Nam) đã đưa ra một số chứng
cứ, cho thấy ông Anh đang trong tình trạng “thập tử, nhất sinh”.
Liệu hệ thống công quyền Việt Nam có tổ chức quốc tang cho ông Anh,
người đã được nhiều đồng chí của mình loan báo công khai đã phạm một số
sai lầm nghiêm trọng?
***
Nhắc tới ông Lê Đức Anh, người ta liên tưởng đến việc Việt Nam mất
hàng loạt bãi đá ở quần đảo Trường Sa và vụ thảm sát tại bãi đá Gạc Ma.
Năm 1988, lần đầu tiên Trung Quốc đổ quân chiếm các bãi đá ở quần đảo
Trường Sa. Ngày 31 tháng 1 năm 1988, Việt Nam mất bãi đá Chữ Thập. Ngày
18 tháng 2 năm 1988, Việt Nam mất thêm bãi đá Châu Viên. Ngày 26 tháng 2
năm 1988, Trung Quốc tiếp tục chiếm bãi đá Ga Ven. Ngày 28 tháng 2 năm
1988, tới lượt bãi đá Tư Nghĩa lọt vào tay Trung Quốc...
Để ngăn chặn Trung Quốc chiếm toàn bộ các bãi đá, cô lập những hòn
đảo mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa, Hải quân Nhân dân
Việt Nam đổ người và phương tiện xuống một số bãi đá còn lại và ngày 14
tháng 3 năm 1988, xung đột Việt – Trung bùng phát tại bãi đá Gạc Ma, 64
người lính của Hải quân Nhân dân Việt Nam mất mạng, ba tàu vận tải bị
bắn chìm.
Lúc đầu, người ta gọi Gạc Ma là trận hải chiến thứ hai giữa Việt Nam
và Trung Quốc trên biển Đông (trận hải chiến đầu tiên xảy ra ngày 19
tháng 1 năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa
và Trung Quốc), tuy nhiên theo thời gian, một số binh sĩ, sĩ quan của
Hải quân Nhân dân Việt Nam may mắn sống sót, tiết lộ, hai bên không hề
giao tranh. Bởi những người lính của Hải quân Nhân dân Việt Nam bị cấm
dùng súng, kể cả bắn trả, thành ra họ đã trở thành bia sống cho Trung
Quốc tác xạ.
Nói cách khác, sự kiện Gạc Ma hồi 14 tháng 3 năm 1988 chỉ là một cuộc
đổ bộ nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển nhưng Việt Nam đã
không vũ trang cho những người lính lại còn cấm họ kháng cự, thành ra
chỉ trong vài phút, kẻ thù giết gần như sạch sẽ một nửa đại đội.
Năm 2011, tại một cuộc hội thảo về sự kiện Gạc Ma 1988 do Trung tâm
Minh Triết tổ chức, tướng Lê Mã Lương, Anh hùng các Lực lượng Vũ trang
nhân dân, cựu Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, chính thức
thừa nhận có lệnh cấm kháng cự ngoại xâm ở Gạc Ma. Tuy nhiên tướng Lương
chỉ không nêu tên người ra lệnh mà chỉ nói đó là một “lãnh đạo cao
cấp”. Năm 2012, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cung cấp thêm, “lãnh đạo cao
cấp” đó là ông Lê Đức Anh (1).
Sau khi bãi đá Gạc Ma rơi vào tay Trung Quốc ngày 14 tháng 3 năm
1988. Ngày 23 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc làm chủ bãi đá Xu Bi...
Những bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Xu Bi mà
Trung Quốc chiếm giữ hồi 1988 giờ đã được bồi đắp thành đảo nhân tạo.
Chuỗi căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo này
đang giúp Trung Quốc biến giấc mơ kiểm soát toàn bộ biển Đông thành hiện
thực.
***
Nhắc tới ông Lê Đức Anh người ta còn liên tưởng tới “Hồi ức và suy
nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam (1986 –
1994) (2).
Trong “Hồi ức và suy nghĩ”, ông Cơ – nhân vật từng từ chối hàm Ngoại
trưởng khi được giới lãnh đạo Đảng CSVN “phân công” thay ông Nguyễn Cơ
Thạch (1980 – 1991), có 40 năm làm việc trong lĩnh vực ngoại giao (1954 –
1994) và được những viên chức ngoại giao cao cấp của Nhà nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem là người “bảo vệ tất cả những kế sách mà
ông cho là hiệu quả trong cuộc đấu tranh không cân sức với Trung Quốc
đến tận cuối đời” (3), rồi vì bất lực, ngán ngẩm khi
quanh ông chỉ gồm toàn những “con bạc khát nước” nên tuyên bố từ bỏ cuộc
chơi (xin rời khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN – BCH TƯ Đảng
CSVN, rời ngành ngoại giao không hề do dự) (4) – đã khắc họa rất rõ tâm, tầm của ông Lê Đức Anh.
Trong số các nhân vật tham gia hoạch định và chỉ đạo xúc tiến việc
“bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc hồi đầu thập niên 1990, ông Lê
Đức Anh chính là người chủ động sắp đặt mọi thứ, cả công khai lẫn kín
đáo để cuối cùng hướng Việt Nam tới kết quả mà ông Phạm Văn Đồng, cựu
Thủ tướng Việt Nam suốt từ 1957 đến 1987, phải buột miệng than trong một
cuộc họp Bộ Chính trị diễn ra trong ba ngày từ 15/05/1991 đến
17/05/1991: “Đã hớ, đã dại rồi mà còn nói đặt sự nghiệp cách mạng lên
trên hết… Người lãnh đạo không nên làm như vậy. Với Trung Quốc, vừa qua
không phải là chúng ta bình thường hóa, mà là chúng ta đã bị ‘phụ thuộc
hóa’ quan hệ” (Trần Quang Cơ - “Hồi ức và suy nghĩ”, Phần “Thành Đô là
thành công hay là thất bại của ta?”) (5).
***
Tháng 8 năm ngoái, ông Trần Hùng – Trưởng nam của tướng Trần Độ, kể về tang lễ của cha mình hồi 2002.
Lễ tang tướng Trần Độ thuộc loại xưa nay chưa từng có. Tướng Trần Độ -
một trong những công thần của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam – được gọi gọn lỏn là “ông”. Hàng chữ “vô cùng thương tiếc” trên bức
trướng được Ban Tổ chức lễ tang che lại. An ninh vây kín Nhà tang lễ,
tạm giữ các vòng hoa để lột bỏ cho bằng hết những chữ liên quan đến việc
bày tỏ sự tiếc thương hay xưng tụng ông Trần Độ là tướng. Ban Tổ chức
lễ tang còn toan thu Sổ tang mà những người quý mến tướng Trần Độ đã
chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của họ về ông. Nỗ lực thu giữ bất thành thì
xé bỏ những trang mà nội dung… không thích hợp.
Kịch tính lên tới đỉnh khi ông Vũ Mão, lúc đó là Chủ nhiệm Văn phòng
Quốc hội lên đọc điếu văn với tư cách Trưởng Ban Lễ tang. Dẫu là Điếu
văn nhưng nội dung thì rất nghiêm khắc, nhấn mạnh ông Độ “đã mắc những
lỗi lầm nghiêm trọng”. Khi đáp từ, Trưởng nam của ông Trần Độ tuyên bố,
gia đình Trần Độ không chấp nhận Điếu văn. Hàng ngàn người đến tiễn đưa
tướng Trần Độ đồng loạt vỗ tay (6).
Năm năm sau (2007), lúc đã nghỉ hưu, ông Vũ Mão mới phân trần rằng,
ông được “tổ chức” chỉ đạo đọc Điếu văn trong lễ tang tướng Trần Độ.
Biết ông không đồng tình với nội dung Điếu văn, các “đồng chí” trấn an,
“khi đọc về những đóng góp của tướng Trần Độ thì đọc to, đoạn nói về
thiếu sót, khuyết điểm thì đọc nhỏ thôi”. Ông Mão đã làm đúng như thế vì
không còn lựa chọn nào khác (7).
Tướng Trần Độ - người từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
CSVN, từng là Trưởng Ban Văn hóa Văn nghệ BCH TƯ Đảng CSVN, Phó Ban
Tuyên huấn BCH TƯ Đảng CSVN, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Nhà
nước – “đã mắc những lỗi lầm nghiêm trọng” nào để hệ thống công quyền
Việt Nam phải tổ chức phân biệt đối xử cho thật rõ ràng đến như vậy?
“Những lỗi lầm nghiêm trọng” của tướng Trần Độ là việc truyền bá công
khai các nhận định riêng như: “Nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng
tiêu cực trong Đảng và phần nào trong xã hội là ở cơ chế lãnh đạo toàn
diện tuyệt đối của Đảng”. Thành ra: “Đảng phải tự mình từ bỏ chế độ độc
đảng, toàn trị, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, chính
phủ. Phải thực hiện đúng Hiến pháp, tức là sửa chữa các đạo luật chưa
đúng tinh thần Hiến pháp. Đó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự
do lập hội, lập đảng, tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa
các luật bầu cử ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức
Đảng, trừ bỏ ‘hiệp thương’ mà thực chất là gò ép”…
***
Tháng 3 năm 1974, ông Trần Độ và ông Lê Đức Anh cùng được phong trung
tướng. Họ vẫn được xem như những nhân vật cùng thời. Vì đã “mắc những
lỗi lầm nghiêm trọng” nên dẫu “nhắm mắt, xuôi tay”, tướng Trần Độ cũng
chưa được tha.
Vậy tướng Lê Đức Anh có “mắc những lỗi lầm nghiêm trọng” nào không?
Giới lãnh đạo Đảng CSVN chưa xác định. Chuyện mà nhiều nhân chứng như
ông Trần Quang Cơ đã bạch hóa: “Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc”
bằng mọi giá, kể cả “phụ thuộc hóa” vào Trung Quốc vì cả hai đều là cộng
sản, có thể dựa vào nhau để cùng tồn tại… hình như không phải chỉ là mơ
ước và nỗ lực riêng của ông Lê Đức Anh.
Xem mơ ước và những nỗ lực kiểu đó là “mắc những lỗi lầm nghiêm trọng” sẽ giảm đáng kể số lượng quốc tang. Chú thích (1)https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/who-ord-no-fir-in-garma-03122015052720.html (2)http://www.truyen-thong.org/so14/so14.html (3) http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/06/150629_tranquangco_profile (4)http://www.viet-studies.net/THDung/DocLaiHoiKyTQCo_HongKhiem.htm (5)http://www.truyen-thong.org/so14/43.html (6)http://trandotacpham.blogspot.de/2017/08/co-mot-am-tang-rat-buon.html (7)http://www.hophammientrung.vn/tin-tuc-moi-cap-nhat/17/350/thu-ong-vu-mao-ve-dam-tang-tuong-tran-do-/cong-nghe-so.html
Trân Văn là bút danh của một nhà báo có 28 năm làm việc ở nhiều vị
trí khác nhau (Cộng tác viên, Phóng viên, Biên tập viên, Thư ký Tòa
soạn) của một số đài truyền hình, đài phát thanh, nhật báo, tuần báo,
báo điện tử tại Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok 2015-03-12
Tàu chiến Trung Quốc trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh
của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh
không được nổ súng...
Files photos
03122015-who-ord-no-fir-in-garma.mp3
00:00/00:00
Mỗi năm vào ngày 14 tháng Ba, hình ảnh cuộc tàn sát 64 bộ đội công
binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lại ám ảnh gia đình họ và người có quan
tâm. Những cái chết này là một sự kiện lịch sử cần phải làm rõ ai là
thủ phạm trực tiếp, trói tay bộ đội bằng chính sách kềm chế trước đội
quân hung hãn Trung Quốc Lệnh không được nổ súng
Từ đầu năm 1988 Trung Quốc đã có những hành động lấn chiếm các đảo đá
thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách đưa hai chiến hạm thị uy chung quanh
khu vực. Trước hành động khiêu khích công khai ấy Việt Nam đã khởi động
chiến dịch có tên Chủ quyền 88 viết tắt là CQ-88 bằng cách gửi bộ đội
công binh mang vật liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma
để xây dựng các cơ sở tại đây nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam
trên nhóm đảo quan trọng này.
Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc
nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan
trọng hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một
vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ
trên đảo Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc. Anh Nguyễn Văn Thống một
người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do
lệnh không được nổ súng này -Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng.
Thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó Chính trị trung đoàn công binh 83
kể lại với báo chí cái chết của trung úy Trần Văn Phương người đầu tiên
ôm cờ chịu bị lính Trung Quốc bắn chết trước mặt đồng đội. Thượng tá
Hoan xác nhận đây là hành động kềm chế trước sự hung hãn của lính Trung
Quốc:
Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng
Anh Nguyễn Văn Thống
-Sau một thời gian giằng co nhau quyết liệt và xảy ra việc Phương
bị thương và sau chết tại đảo và Lanh thì bị thương nằm gục xuống rồi
thì anh em cùng với nhau đối với bọn Trung Quốc đó cuối cùng thì bọn nó
nhanh chóng rút lui ra. Nhưng mà nó có cái chuyện, tức là nó nổ súng
trước còn ta thì có thái độ kềm chế chủ yếu là mềm dẻo để giải quyết
đúng đắn khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam, tôi đã ở đây rồi! Thế nhưng
phía Trung Quốc vẫn cứ nổ súng vào cán bộ chiến sĩ của xây dựng và đi
giữ đảo.
Câu chuyện của 27 năm về trước vẫn nằm im trong những trang sử của
Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lời kể của những bộ đội công binh không đủ
sức thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên
tiếng về việc này. Ông là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ
trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt
Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh
triết tổ chức vào năm ngoái, Tướng Lê Mã Lương cho biết: -Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra
lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay
bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một
câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong
một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói
là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân
Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người
lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù,
tướng Lê Mã Lương chia sẻ:
Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái
lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng
niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn
năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này
Ông Nguyễn Khắc Mai
-Trong lịch sử của Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa có trận nào mà
hải quân ta chỉ có mấy phút thôi chúng ta chết đến hơn nửa đại đội.
Không có chuyện lịch sử Hải quân, lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ
binh chỉ trong mấy phút mà tiêu như thế, trừ bom, nó bỏ trúng đội hình
đang hành quân hoặc là nó thả trúng đội hình đang đóng quân còn trong
đánh nhau ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó. Cho nên đó
là cái nỗi đau mà nỗi đau này nó âm ỉ và nó sẽ đi với người lính cho tới
khi kết thúc sứ mệnh trên cái đất này.
TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo cho biết nhận xét của
ông về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân
dân Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma: -Câu đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi
là TS Thiếu tá và có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê
Trọng Tấn là Tổng Tham mưu trưởng quân đội cho nên những chuyện này
chúng tôi biết cả. Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh
Ông Nguyễn Khắc Mai giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết
cho biết vai trò của ông Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ trưởng Quốc phòng,
người được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng: -Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra
cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng
niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công
đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này. Một Bộ trưởng Quốc Phòng thấy giặc nó xâm lấn bờ cõi của mình mà
ra lệnh không được chống lại, đứng im như thế cuốn cờ lên người mình để
cho nó nã súng nó bắn!
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu
sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng
Quốc phòng Lê Đức Anh: -Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ
trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh
không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là
bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc. Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của
Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua
ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ
cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành
chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau
lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước.
Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người
xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư
lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải... tìm cách
vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im...
Ông Nguyễn Khắc Mai
Sau khi bị tàn sát, thi thể những người lính tay không súng ống ấy
không phải đều được về nhà mà một số rất lớn đã trôi dạt khắp vùng biển
quê hương bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam không có một một cố gắng nào mang
họ về đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới phải làm. Ông
Nguyễn Khắc Mai nhận xét: -Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều
người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí
thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp
với Chữ thập đỏ quốc tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ
ấy về quê mẹ thì anh lại để im, bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu
thì anh run lên vì anh bị cầm tù rồi. Tại sao cứ im lặng? chỉ cho mấy cái anh cấp người phát ngôn Bộ
Ngoại giao nói tới nói lui một điệp khúc nhàm chán vô cùng và bọn Trung
Quốc nó không thèm đếm xỉa gì tới, nó coi đấy là cái chuyện tào lao thì
đấy là cái đau, đấy là cái nhục về Gạc Ma.
Ngày 14 tháng Ba mỗi năm không những là ngày giỗ chung của 64 gia
đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là
thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này. Mặc dù nó được phóng lớn lên
thành cuộc chiến Gạc Ma nhưng người trong cuộc biết rõ đó là một cuộc
chiến mà bên bị hại không được nổ súng.
Những sai phạm của Lê Đức Anh khi còn ở Tổng Cục II ít người biết đến
Tội đồ dân tộc Lê Đức Anh và trận hải chiến Gạc Ma
Lê Đức Anh thề thốt gì sau trận Gạc Ma?
Hoàng Trần (Danlambao) –
Ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã bị Tàu Cộng thảm sát
trong trận chiến kéo dài 15 phút tại Gạc Ma, Trường Sa. Thủ phạm tiếp
tay Trung Cộng chính là đại tướng Lê Đức Anh, khi ấy giữ chức bộ trưởng
quốc phòng, kẻ đã ra lệnh bộ đội Việt Nam không được nổ súng chống lại
bọn giặc xâm lăng.
Ngày 7/5/1988, tức gần 2 tháng sau, Lê Đức Anh đã đích thận đến đảo
Trường Sa lớn để bày trò thề thốt trong buổi lễ kỷ niệm 33 năm ngày
truyền thống hải quân Việt Nam.
Lê Đức Anh trong bài phát biểu được gọi
là ‘Lời thề Trường Sa’ năm 1988
Trong bài diễn văn được bộ máy tuyên truyền CS gọi là “Lời thề Trường Sa” này,
Lê Đức Anh khoe khoang những điều được gọi là “chiến công oanh liệt”‘
của lực lượng hải quân trong cuộc chiến với ‘Mỹ-Ngụy’.
Đáng chú ý, “Lời thề Trường Sa” của Lê Đức Anh không hề đả
động gì về trận Gạc Ma – nơi Trung Cộng đã ra tay thảm sát 64 người lính
Việt Nam cách đó chưa đầy 2 tháng.
Lê Đức Anh khẳng định, trong cuộc chiến tranh cưỡng chiếm miền Nam, sự giúp đỡ của của Tàu Cộng từ những năm 1950 cho đến 1970 “là rất to lớn và hiệu quả”.
“Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn sự giúp đỡ to lớn đó của nhân dân Trung Quốc đã dành cho mình…
…Nói tóm lại cả hai nước đã giúp đỡ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, với tinh thần anh em sâu đậm”. Trích bài phát biểu của Lê Đức Anh tại Trường Sa, ngày 7/5/1988, theo VietNamNet
Sau cùng, trước vong linh của 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam vẫn
đang trôi dạt dưới đáy biển vì bị hải quân Trung Cộng sát hại, Lê Đức
Anh kết thúc bài diễn văn bằng tuyên bố:
“Chúng ta nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa
nhân dân hai nước Việt-Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu
nghị giữa hai nước, đồng thời chúng ta nhất quyết bảo vệ chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc chúng ta”.
Khi đọc lại những tài liệu trên, chúng ta không khó để có thể đưa
ra kết luận về bộ mặt phản quốc, hại dân của tên tội đồ dân tộc Lê Đức
Anh. Hội nghị Thành Đô diễn ra sau đó ít lâu, cộng với việc Lê Đức Anh
lên làm chủ tịch nước là bằng chứng bán nước không thể chối cãi của tập
đoàn CSVN.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây trên báo VietNamNet, Lê Đức Anh kể
rằng khi đến Trường Sa và đọc bài phát biểu trên, ông ta cảm thấy rất
“đau lòng”. Vở kịch nước mắt cá sấu này cũng chẳng lừa được ai.
Hiện nay, Trung Cộng đã gần như hoàn tất việc xây cất căn cứ quân
sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi này thành một tiền đồn trực tiếp uy hiếp
toàn bộ miền Nam Việt Nam. Đây cũng là hậu quả rõ rệt sau những phi vụ
bán nước có hệ thống của tên Việt gian Lê Đức Anh và đảng CSVN tại Mật
nghị Thành Đô 1990.
Động thái trên như để bào chữa trước các thông tin khẳng định đại
tướng Lê Đức Anh khi còn đương chức chính là thủ phạm đã tiếp tay cho
Tàu Cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma (Trường Sa) vào ngày 14/3/1988.
Trong vai trò là bộ trưởng bộ quốc phòng, Lê Đức Anh đã ra lệnh cho
hải quân Việt Nam ‘không được nổ súng’, dẫn đến hậu quả hải quân Trung
Cộng dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải
quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.
Hành động bán nước của Lê Đức Anh đã được thiếu tướng Lê Mã Lương tiết lộ hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông.
Đại tướng “đau lòng”?
Hiện nay, dù đã về hưu nhưng Việt gian Lê Đức Anh vẫn là một thế
lực đáng sợ trong giới chóp bu Ba Đình. Nhân vật này là người đỡ đầu
quyền lực cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, còn con trai là Lê Mạnh Hà đã
giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành Hồ.
Trong bài phỏng vấn được đăng trên báo VietNamNet hôm 30/11/2014,
Lê Đức Anh nói rằng sau khi xảy ra “cuộc đụng độ” tại Gạc Ma, ông ta đã
ra Trường Sa và cảm thấy “đau lòng” khi nói “lời thề giữ gìn chủ quyền biển đảo”.
“Tôi ra Trường Sa đúng dịp kỷ niệm ngày truyền thống bộ đội Hải
quân và ngay sau khi vừa diễn ra cuộc đụng độ giữa bộ đội Hải quân của
ta với tàu chiến của Hải quân Trung Quốc ở các đảo Gạc Ma, Chữ Thập. Lúc
bấy giờ, tôi thấy cần thiết phải ra Trường Sa. Khi nói lời thề giữ gìn
chủ quyền biển đảo ở Trường Sa, tôi đau lòng nhìn thấy một đất nước trải
qua bao nhiêu năm chiến tranh mà vẫn không trọn vẹn, Hoàng Sa bị lấy
mất rồi…”, báo VietNamNet trích lời Lê Đức Anh nói.
Trước vong linh của 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam đã hy sinh vì
lệnh không được nổ súng, tên Việt gian Lê Đức Anh có thực sự đau lòng
hay không? Chỉ biết rằng sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, tên Việt
gian này đã trực tiếp “đi đêm” với Bắc Kinh, dẫn tới kết quả là Hội
Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
Sám hối hay ngụy biện?
Hậu quả Mật nghị Thành Đô với vai trò của Lê Đức Anh, Đỗ Mười,
Nguyễn Văn Linh… đã khiến Việt Nam bị mất hàng chục ngàn km vuông lãnh
hải, lãnh thổ vào tay Tàu Cộng.
Tàu cộng đã ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi
này thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam.
Những phát biểu trên của Lê Đức Anh là một lời sám hối lúc tuổi
già, hay chỉ là một lời biện minh về hành vi bán nước cho Tàu Cộng?
Nếu thực sự sám hối, Lê Đức Anh hãy công khai cho toàn dân biết về
những thỏa ước mà bộ chính trị đảng CSVN đã bí mật ký kết với Trung Cộng
tại Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Ngược lại, mọi lời biện minh đều trở thành giả dối. Lê Đức Anh và
bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
dân tộc bởi tội danh phản quốc về hành vi bán nước cho Tàu Cộng.
*
Thủ phạm tiếp tay Tàu cộng đánh chiếm Gạc Ma là Lê Đức Anh
Video: Tướng Lương chua chát tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung
Quốc đánh chiếm Gạc Ma, sát hại 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam năm 1988
CTV Danlambao –
Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm tiếp tay
cho Tàu cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘một đồng chí
lãnh đạo cấp cao’.
Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm
1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’
trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở
Trường Sa.
Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm
đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau
một trận chiến ngắn.
Ai ra lệnh không được nổ súng?
Mặc dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu “đồng chí lãnh đạo cấp cao” là để ám chỉ Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức Bộ trưởng bộ quốc phòng.
Lê Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm 1988 có
đủ quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ súng.
Theo tướng Lương, trong một cuộc họp của bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Theo các tài liệu đã được tiết lộ một phần, sau trận Hải chiến
Trường Sa năm 1988, Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Tàu cộng, dẫn tới kết quả
là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
Phía Tàu Cộng áp lực CSVN phải loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vì quan điểm chống Trung Quốc của ông này.
Bộ chính trị CSVN đã chấp nhận các yêu cầu của Tàu Cộng “để bình
thường hóa quan hệ”. Vài tháng sau, ông Nguyễn Cơ Thạch bị gạt bỏ mọi
quyền lực. Còn tên Việt gian Lê Đức Anh chỉ 2 năm sau lên làm chủ tịch
nước.
Nỗi đau người lính
Thiếu tướng Lê Mã Lương là cựu giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự
Việt Nam. Từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh
biên giới Việt-Trung.
Ông được phong làm anh hùng lực lượng vũ trang ở tuổi 21. Theo sách vở cộng sản, tướng Lương là người nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”.
Phát biểu của tướng Lê Mã Lương được đưa ra hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông. Video phần phát biểu đã được báo Pháp Luật Việt Nam ghi lại.
Trong video, có thể thấy vị tướng này tỏ ra rất xúc động khi nói về
trận Hải chiến Trường năm 1988. Có những đoạn, dường như ông phải cố
gắng kiềm chế để tránh nói ra hết những hiểu biết của mình.
Về câu hỏi vì sao Tàu cộng chỉ tập trung đánh chiếm Gạc Ma, tướng
Lương thuật lại lời đô đốc Giáp Văn Cương – người đứng đầu hải quân Việt
Nam năm 1988 nói:
“Nó chỉ có thể lấy được Gạc Ma. Còn những đảo khác, nếu lấy thì
vấn đề không phải như thế… không còn là câu chuyện của 64 chiến sỹ hy
sinh và 3 tàu của chúng ta chìm dưới biển như thế”.
Tướng Lương giải thích tiếp:
“Bởi vì câu chuyện như thế này, có đồng chí lãnh đạo cấp cao đã
lệnh là bộ đội ta không được nổ súng nếu như [Trung Quốc] đánh chiếm đảo
Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Không được nổ súng!
Và sau này có một câu chuyện và tài liệu đã rõ rồi. Cho nên
trong một cuộc họp của bộ chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn
và nói: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Chính vì thế khi Trung Quốc tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có
hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ
đội ta, trong đấy có một người sau này được truy tặng anh hùng là thiếu
úy Trần Văn Phương chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc
Ma. Không có súng.
Và rồi lính Trung Quốc bắn, nó đâm. Nó đâm hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh
nhiều nhát trọng thương. Anh em cứ quần lộn với lính Trung Quốc như
vậy…
Nó vừa chiếm được đảo Gạc Ma sau đó nó chuyển hướng, nó bắn tàu 505, 604, 605.”
Tàu HQ-604 của hải quân Việt Nam hứng chịu đạn pháo dữ dội
của lính Tàu Cộng và chìm dần xuống biển.
Theo tướng Lương, lệnh không được nổ súng cộng với sự chênh lệch
lực lượng và khí giới đã khiến cho Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc
Ma, 64 người lính hải quân Việt Nam hy sinh trên biển. Vị tướng này
chua xót nói:
“Đứng về góc độ người lính, đây là nỗi đau không chỉ của người lính hải quân mà cả người lính quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong lịch sử hải quân Việt Nam, chưa có trận nào mà chỉ có mấy
phút thôi mà hải quân ta chết đến hơn nửa đại đội. Lịch sử của các đơn
vị chiến đấu bộ binh cũng thế, làm gì có mấy phút mà ‘đi’ như thế… trong
đánh nhau, ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó.
Đó là nỗi đau, mà nỗi đau này nó âm ỷ và sẽ đi cùng người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên mảnh đất này.”
Trong phát biểu của tướng Lương, có một phần mà đoạn video đã không ghi lại.
Đó là câu chuyện dưới thời TBT Nông Đức Mạnh, một quan chức ngoại
giao đã đề nghị nhà nước nên yêu cầu Tàu cộng để phía Việt Nam được đến
Gạc Ma trục vớt 3 chiếc tàu bị bắn chìm cùng 61 thi thể các chiến sỹ hy
sinh trên biển.
TBT Nông Đức Mạnh nghe xong liền nói: “Có nên làm việc đó không? Cứ để họ nằm đó cũng đã làm sao”.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét