Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

CHUYỆN ÍT BIẾT 90

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
RÙNG MÌNH NHỮNG HÌNH PHẠT TRA TẤN KINH DỊ CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI

“Phạt cười” - cách tra tấn đáng sợ bậc nhất thời cổ đại

Thứ ba, ngày 12/05/2020 12:33 PM (GMT+7)
"Phạt cười" nghe qua có vẻ rất hài hước, nhưng trên thực tế, đây là một phương thức tra tấn không cần dùng đến bất cứ vũ khí nào, cũng không đổ máu nhưng lại giày vò phạm nhân cho đến tận lúc chết.
Bình luận 0
“Phạt cười” - cách tra tấn đáng sợ bậc nhất thời cổ đại
Ảnh minh họa.
Từ thời cổ đại, những người phạm pháp đều phải chịu đựng những hình phạt thích đáng để trả giá cho lỗi lầm của mình, đồng thời để răn đe những người khác trong xã hội, bao gồm: tử hình, tù đày hay đánh đập...
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều hình thức tra tấn còn ghê gớm và gây ám ảnh hơn, dù không hề gây nên đau đớn hay đổ máu, nhưng khiến cho khiến cho phạm nhân cảm giác bị dày vò, sống không bằng chết. Một trong số đó là "phạt cười" (Tickle torture), thường là gây ngứa ở lòng bàn chân của các tử tù, khiến cho họ cười mãi cho đến chết.
 "Phạt cười" hay còn được gọi là Tickle torture (tra tấn bằng cách gây nhột) hoặc "Tiếu hình" trong tiếng Trung Quốc. Đây là một hình thức tra tấn cổ xưa, xuất hiện sớm nhất vào thời nhà Hán ở Trung Quốc. "Phạt cười" là hình phạt dành riêng cho quý tộc vì nó không để lại dấu vết, khiến nhưng người thực hiện có thể che giấu việc đã tra tấn nạn nhân.
Một ví dụ khác về việc "phạt cười" đã được sử dụng ở La Mã cổ đại, nơi chân của phạm nhân bị nhúng vào dung dịch muối, mật ong, hoặc đường trắng và người ta sẽ đưa một con dê đến liếm lòng bàn chân họ. Kiểu tra tấn này ban đầu sẽ chỉ như mọi người cù lét nhau để trêu đùa như bình thường, nhưng cuối cùng sẽ khiến phạm nhân trở nên vô cùng đau khổ.




“Phạt cười” - cách tra tấn đáng sợ thời cổ đại: Phạm nhân sống không bằng chết - Ảnh 1.
Tranh vẽ miêu tả về hình thức tra tấn tưởng như rất nhẹ nhàng này.

Có rất nhiều phương thức khác để thực hiện "phạt cười" như: Dùng lông ngỗng cù lòng bàn chân hoặc nách, những vị trí có thể gây cười trên cơ thể con người.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một người đàn ông bị bức hại trong trại tập trung Flossenbürg đã kể lại việc chứng kiến một tù nhân bị tra tấn bằng cách gây cười cho đến chết. Sự việc này đã được mô tả lại trong The Men With The Pink Triangle của Heinz Heger:
"Họ dùng lông ngỗng để cù vào lòng bàn chân, giữa hai chân, ở giữa các nách và nhiều bộ phận khác trên cơ thể tù nhân. Lúc đầu, người đó sẽ cố gắng buộc bản thân phải giữ im lặng, trong khi mắt anh ta co giật vì sợ hãi và dằn vặt. Sau đó, anh ta không thể kiềm chế bản thân được nữa và cuối cùng đã cười phá lên, rồi rất nhanh chóng, tiếng cười đó biến thành một tiếng kêu đau đớn".




“Phạt cười” - cách tra tấn đáng sợ thời cổ đại: Phạm nhân sống không bằng chết - Ảnh 2.
(Ảnh minh hoạ)

Tại sao hình phạt này lại đáng sợ?
Trong cuốn sách Sibling Abuse, Vernon Wiehe đã công bố kết quả nghiên cứu của mình về 150 người lớn bị anh chị em của họ lạm dụng trong thời thơ ấu.
Một số đó cho biết cù lét (gây nhột) là một loại lạm dụng thể chất phổ biến mà họ từng phải trải qua. Và dựa trên các báo cáo này cũng đã tiết lộ rằng cù lét có khả năng gây ra các phản ứng sinh lý cực đoan ở nạn nhân, như nôn mửa, mất kiểm soát (mất kiểm soát bàng quang) và mất ý thức do không có khả năng thở.
Theo phân tích, nếu một người liên tục cười không ngừng, không khí trong phổi sẽ ngày càng ít đi và họ sẽ bị mất khả năng thở. Kết quả là cơ thể sẽ vô cùng thiếu oxy và gây ra nghẹt thở đến chết. Hầu hết những hình phạt thời cổ đại được thực hiện trong thời gian rất lâu.
Do đó, tù nhân sẽ không thể ngừng cười, dẫn đến kết cục bi thảm cuối cùng là họ sẽ chết trong chính những cơn cười không dứt đó của mình.




“Phạt cười” - cách tra tấn đáng sợ thời cổ đại: Phạm nhân sống không bằng chết - Ảnh 3.
“Phạt cười” - cách tra tấn đáng sợ thời cổ đại: Phạm nhân sống không bằng chết - Ảnh 4.
Trong bộ phim "Ỷ Thiên Đồ Long ký", Trương Vô Kỵ đã dùng phương pháp này để uy hiếp Triệu Mẫn sau khi bị cô nhốt trong hầm đạo của Lục Liễu Sơn Trang.

Cho đến ngày nay, người ta vẫn thường nói đùa với nhau là "cười đến không thở nổi", nhưng trên thực tế đó chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết cho rất nhiều người trong thời Trung Cổ hay phong kiến Trung Quốc xưa kia. Bên cạnh những hình thức tra tấn như: Lăng trì, ngũ mã phanh thây...
"Phạt cười" vẫn luôn là hình phạt gây ra nỗi sợ hãi còn kinh khủng hơn các hình phạt đẫm máu. Hình ảnh một người bị trói, cố định hoàn toàn tay chân, nhưng vẫn cười mãi cho đến khi không thể chịu đựng được nữa và chết đi, chắc chắn sẽ để lại sự ám ảnh sâu sắc cho những ai chứng kiến.
(Chan - theo Tri Thức Trẻ)

Danh tướng Nguyễn Cư Trinh và những chuyện 'thâm cung' ít người biết

4 Thanh Niên Online
Lâu nay danh tướng thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và Định vương Nguyễn Phúc Thuần là Nguyễn Cư Trinh chỉ được biết đến qua vài thông tin ít ỏi, vì vậy những tiết lộ của học giả Vương Hồng Sển về nhân vật này có nhiều thú vị.
Danh tướng Nguyễn Cư Trinh được đặt tên đường ở nhiều nơi, trong đó có ở Q.1, TP.HCM
ẢNH: QUỲNH TRÂN
Thông tin về vị danh tướng này, một số tài liệu lịch sử cho biết: Nguyễn Cư Trinh tên thật là Nguyễn Đăng Nghi, húy là Thịnh, tự là Cư Trinh, hiệu là Đạm Am, Đường Qua và Hạo Nhiên. Vai trò của vị tướng trấn giữ biên cương từng góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các Chúa Nguyễn là Nguyễn Cư Trinh được học giả Vương Hồng Sển nhận xét thấu đáo trong cuốn Chuyện cũ ở Sốc Trăng (NXB Trẻ vừa ấn hành): “Đánh giặc cũng giỏi mà chánh trị cũng hay, rất nhiều sáng kiến dùng kế tàm thực và đồn điền mở rộng bờ cõi, phòng thủ lâu dài. Về mặt thủy đạo, ông sai lập dọc theo sông Cửu Long, gần biên giới các đồn: Tân Châu đạo (Tiền Giang), Châu Đốc đạo (Hậu Giang) và Đông Khẩu đạo (Sa Đéc), làm hậu thuẫn”.



Danh tướng Nguyễn Cư Trinh và những chuyện 'thâm cung' ít người biết - ảnh 1
Đường Nguyễn Cư Trinh đông đúc xe cộ tại Q.1, TP.HCM
Ảnh: Quỳnh Trân
Tình bạn thơ tri kỷ hiếm có
Theo trang Wikipedia: “Mạc Thiên Tứ, tự là Sĩ Lân (còn gọi là Mạc Thiên Tích), là danh thần đời chúa Nguyễn. Ông sinh năm Mậu Tuất (1708) và mất năm Canh Tý (1780). Ông là con Tổng binh Mạc Cửu - người được chúa Nguyễn phong là Tông Đức hầu. Khi cha ông qua đời (1735), lúc ấy ông đã trưởng thành, nối nghiệp cha mở mang đất Hà Tiên, được chúa Nguyễn Phúc Trú phong chức Tổng binh Đại đô đốc. Ông tiếp tục sự nghiệp khai khẩn miền Tây Nam Bộ, biến vùng đất Hà Tiên trở thành đất văn hiến, phồn vinh, nhiều lần chống trả lại các cuộc tấn công của các lân bang Xiêm La và Chân Lạp”.
Cũng theo học giả Vương Hồng Sển trong cuốn di cảo mới xuất bản Chuyện cũ ở Sốc Trăng: “Từ khi đất Hậu Giang lọt về tay Mạc Thiên Tứ, có một “duyên tiền định” là cuộc gặp gỡ giữa một tổng binh tài năng kiêm văn võ, trấn ở Hà Tiên là một nơi xa xôi hẻo lánh và một ông quan do Chúa ở Huế sai vào, lãnh việc tẩy trừ giặc ở phương xa, quyền sinh sát trong tay nhưng giỏi thi thơ. Hai người thành một, xây dựng cõi nam được rực rỡ để lại cho đời sau hưởng và người đời sau vẫn ít nhắc công: Mạc Thiên Tứ và Nguyễn Cư Trinh”.



Danh tướng Nguyễn Cư Trinh và những chuyện 'thâm cung' ít người biết - ảnh 2
Đền thờ họ Mạc ở Hà Tiên
Ảnh: T.L
Nói về tài đánh giặc thắng như chẻ tre của Nguyễn Cư Trinh, học giả Vương Hồng Sển kể: “Mùa đông năm Quý Dậu 1753, Võ vương sai ông Thiện chính (có lẽ đó là ông Thiện chính Nguyễn Hữu Doãn, chứ không ai khác - Vương Hồng Sển), quan tham mưu tùng chinh là Nguyễn Cư Trinh chức Ký lục bố chánh, hai người được lịnh Chúa, cùng điều khiển binh sĩ năm dinh, đi đánh Nặc - Ông - Nguyên. Quân tiến đến Ngưu - Chữ (Bến Nghé) lập dinh trại, thâu nạp thêm sĩ tốt, tuyển binh trừ bị để làm kế khai thác.
Tới mùa hạ năm Giáp Tuất 1754, binh của ông Nguyễn Cư Trinh đi đến đâu giặc quy phục đến đó, hội quân với ông Thiện chính ở đồn Lô Yêm (vùng Đồng Tháp Mười). Từ đó tiến binh thắng phủ Lôi Lạp (Gò Công), Tầm Bôn (Tân An)…, nơi nơi đều xin quy hàng. Mùa xuân năm Ất Hợi 1755, ông Thống suất về đồn Mỹ Tho mang theo hơn 1 vạn quân Côn Man vừa thâu phục đến đất Vô Tà Ân (có lẽ Đồng Tháp Mười – Vương Hồng Sển), chẳng may bị quân của Nặc Nguyên núp ở đây đổ ra đánh úp. Nguyễn Cư Trinh đem quân giải vây, cứu thoát cho năm ngàn người đưa hết về núi Bà Đen (Tây Ninh)".

Người bày ra lệ, buộc khắc tên họ nơi mũi thuyền ghe

"Nguyễn Cư Trinh còn biết dùng phương pháp ‘di địch chế địch’ nên đặt người Côn Man giữ đất Tây Ninh và Hồng Ngự, làm trái độn giữa Cơ me và Việt, đến nay hai nơi này còn dấu vết người Chàm. Chính Nguyễn Cư Trinh dời dinh Long Hồ về đất Tầm Bào (Tân An, Tháp Mười)”, học giả Vương Hồng Sển viết trong sách di cảo.
Đặc biệt, sách của học giả Vương Hồng Sển còn tiết lộ Nguyễn Cư Trinh là người đã bày ra lệ, buộc thuyền ghe các hạt, bất luận lớn nhỏ xứ nào, đều phải chạm khắc tên họ, quê quán nơi mũi. Chủ thuyền ghe ghi vào bộ sổ quan sở tại cho tiện việc truy xét (nay còn lại thuyền ghe đục “mắt ghe” sơn màu sơn đỏ). 



Danh tướng Nguyễn Cư Trinh và những chuyện 'thâm cung' ít người biết - ảnh 3
Việc ghi thông tin trên mũi tàu, thuyền vẫn còn cho đến ngày nay
Ảnh: T.L



Danh tướng Nguyễn Cư Trinh và những chuyện 'thâm cung' ít người biết - ảnh 4
Một cảnh điển hình của tỉnh Gia Định xưa
Ảnh: Quỳnh Trân chụp lại từ sách ảnh Xứ Nam Kỳ
Cùng với Mạc Thiên Tứ giỏi về ngoại giao, có công lớn trong việc khai phá phương Nam và kinh bang tế thế, nhân vật Nguyễn Cư Trinh còn giỏi cầm binh ra trận cùng… thơ văn lẫy lừng. "Lúc còn ở Gia Định, ông thường xướng họa với thi xã tam hiền: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh, Lê Quang Định đều là tôi huân thần nhà Nguyễn, có công xây dựng và đem văn hiến vào Nam. Và khi tới đất Hà Tiên, danh tướng Nguyễn Cư Trinh gia nhập Chiêu Anh quán, làm thơ cùng nhóm Mạc Thiên Tứ, hai người rất là tương đắc", di cảo Chuyện cũ ở Sốc Trăng của học giả Vương Hồng Sển bật mí thêm.

Vì sao hàng trăm năm nay nước Mỹ được gọi là Chú Sam?

Chủ nhật, ngày 17/05/2020 08:31 AM (GMT+7)
Từ năm 1813, nước Mỹ bắt đầu được đặt biệt danh Chú Sam. Tên gọi này gắn liền với Samuel Wilson, một người cung cấp thịt bò đóng thùng cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh năm 1812.
Bình luận 0


Vì sao hàng trăm năm nay nước Mỹ được gọi là Chú Sam? - Ảnh 1.
Theo sách "Chuyện Đông chuyện Tây", từ năm 1813, nước Mỹ bắt đầu được đặt biệt danh Chú Sam. Tên gọi này gắn liền với Samuel Wilson, một người cung cấp thịt bò đóng thùng cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh năm 1812. Wilson đã đóng lên các thùng thịt chữ “U.S.” viết tắt cho chữ “United States”. Những người lính gọi chệch thành “Uncle Sam” - Chú Sam. Các tờ báo địa phương hưởng ứng câu chuyện này và “Uncle Sam” cuối cùng được chấp nhận rộng rãi, trở thành biệt danh của nước Mỹ.
Vì sao hàng trăm năm nay nước Mỹ được gọi là Chú Sam? - Ảnh 2.
Nước Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hoặc Hợp chủng quốc Mỹ. Phần lớn lãnh thổ của Mỹ là thuộc địa của nước Anh, trước khi quốc gia này giành độc lập năm 1776.
Vì sao hàng trăm năm nay nước Mỹ được gọi là Chú Sam? - Ảnh 3.
Quốc kỳ nước Mỹ có hai phần. Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng có hình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng trưng cho 50 tiểu bang hiện tại. Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơ khai ban đầu.
Vì sao hàng trăm năm nay nước Mỹ được gọi là Chú Sam? - Ảnh 4.
Đại bàng đầu trắng, hay còn được gọi là đại bàng hói, được chọn làm biểu tượng của Mỹ vào giữa tháng 6/1782, khi nó xuất hiện trên con dấu chính thức của quốc gia này. Từ đó, hình ảnh đại bàng đầu trắng bắt đầu hiện diện trên các tài liệu chính thức, tiền giấy, cờ, tòa nhà công và vật dụng có liên quan chính phủ.
Vì sao hàng trăm năm nay nước Mỹ được gọi là Chú Sam? - Ảnh 5.
Theo báo cáo về số lượng tỷ phú năm 2018 của Ngân hàng Thụy Sỹ UBS và Công ty kiểm toán PwC, hiện Mỹ vẫn là nước dẫn đầu về số lượng tỷ phú thế giới, với 585 người. Quốc gia rộng lớn nhất thế giới là Liên bang Nga (hơn 17 triệu km2). Canada là nước dẫn đầu thế giới về hồ nước (khoảng 3 triệu hồ).
Vì sao hàng trăm năm nay nước Mỹ được gọi là Chú Sam? - Ảnh 6.
Washington D.C là thủ đô nước Mỹ, thành lập ngày 16/7/1790. Tên gọi này được đặt theo tên của tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là George Washington (1732-1799).
Vì sao hàng trăm năm nay nước Mỹ được gọi là Chú Sam? - Ảnh 7.
Cao bồi miền Tây từ lâu đã trở thành biểu tượng của nước Mỹ. Theo "Từ điển Anh - Việt", từ "Cowboy" trong tiếng Anh được sử dụng để chỉ những người cưỡi ngựa trông coi gia súc. Cao bồi miền Tây chính là những người chuyên làm nghề chăn bò ở miền Tây nước Mỹ.
Vì sao hàng trăm năm nay nước Mỹ được gọi là Chú Sam? - Ảnh 8.
Theo Tổ chức Dân số Thế giới, với hơn 324 triệu người, Mỹ là quốc gia có dân số đứng thứ ba trên thế giới hiện nay, sau Trung Quốc và Ấn Độ (2 quốc gia có hơn 1 tỷ dân).
(Nguyễn Thanh Điệp (Theo Zing))
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét