CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 170
(ĐC sưu tầm trên NET)
Theo Trí Thức Trẻ
Nicolaus Copernicus - Cha Đẻ Thuyết Nhật Tâm, Đi Ngược Hệ Thống Lý Thuyết Đương Thời
3 bộ óc siêu việt của Hy Lạp cổ đại: Tạc nên 'tứ đại kỳ quan' khám phá đúng đến tận ngày nay
Trang Ly |
Bằng cách quan sát, tư duy và tính toán, những bộ óc vĩ đại của Hy Lạp cổ đại đã tạo nên những chân lý thiên văn đúng cho đến tận ngày nay.
Không bỏ quá nhiều thời gian cho các cuộc chinh chiến triền miên, người Hy Lạp cổ đại dành
rất nhiều thời gian để tư duy, quan sát vũ trụ và mọi thứ xung quanh
họ. Do đó, các nhà khoa học Hy Lạp cổ đại đã có những khám phá
quan trọng trong nhiều lĩnh vực như hình học, thiên văn học, toán học
và y học, có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới trong hàng ngàn năm.
Nhà
địa lý, sử gia người Hy Lạp Herodotus sống vào thế kỷ thứ 5 Trước Công
nguyên (TCN) được thế giới công nhận là nhà sử học đầu tiên của nhân
loại. Vào khoảng năm 425 TCN, Herodotus đã xuất bản kiệt tác của mình
mang tên "Historiail" (Lịch sử) kể lại câu chuyện về đội thủy thủ
người Phoenicia được vua Neco II của Ai Cập (khoảng 600 TCN) phái đi
thực hiện hành trình vòng quanh châu Phi bằng thuyền theo chiều kim đồng
hồ, bắt đầu từ Biển Đỏ. Nếu hành trình này có thật thì đây là chuyến đi
vòng quanh châu Phi được biết đến sớm nhất trong lịch sử.
Bằng
cách áp dụng kiến thức khoa học của tiền nhân, cộng với tư duy khám phá
không ngừng, các nhà khoa học Hy Lạp cổ đại đã góp phần thay đổi thế
giới với 4 'kỳ quan' khám phá thiên văn vĩ đại, đúng đến tận ngày nay.
Vài thế kỷ sau chuyến hành trình vòng quanh châu Phi bằng đường biển, thiên văn học thời cổ đại đã có rất nhiều tiến bộ.
Vào
thế kỷ thứ 3 TCN, nhà thiên văn, nhà toán học người Hy Lạp Aristarchus
xứ Samos (310 TCN-230 TCN) đã lập luận rằng Mặt Trời là ngọn lửa trọng
tâm của vũ trụ, và ông sắp xếp tất cả các hành tinh được biết đến sau
này theo đúng thứ tự khoảng cách xung quanh Mặt Trời.
Sau
các quan sát, Aristarchus biết Mặt Trời lớn hơn Trái Đất hoặc Mặt Trăng
rất nhiều và nhà thiên văn người Hy Lạp đã đưa ra phỏng đoán Mặt Trời
phải có vị trí trung tâm trong Thái Dương Hệ. Đây chính là thuyết nhật
tâm được biết đến sớm nhất trong lịch sử. Không may, văn bản gốc mà
Aristarchus đưa ra lập luận này đã bị thất lạc.
Tuy
nhiên, đến thế kỷ 16, nhân loại một lần nữa được tiếp cận chân lý bởi
nhà thiên văn học người Ba Lan Nicolaus Copernicus (1473-1543), người
thậm chí đã thừa nhận quan sát của Aristarchus trong quá trình phát
triển tác phẩm "Về sự chuyển động quay của các thiên thể" của mình,
trong đó nêu ra thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở trung tâm) lần đầu tiên
trong lịch sử hiện đại.
Một
trong những cuốn sách của nhà thiên văn, nhà toán học người Hy Lạp
Aristarchus xứ Samos được lưu lại là về kích cỡ và khoảng cách của Mặt
Trời và Mặt Trăng. Trong chuyên luận đáng chú ý này, Aristarchus đã đưa
ra các tính toán được biết đến sớm nhất về kích thước và khoảng cách
tương đối của Trái Đất đến Mặt Trời và Mặt Trăng.
Người
xưa quan sát và nhận định rằng Mặt Trời và Mặt Trăng dường như có cùng
kích thước trên bầu trời và chỉ biết Mặt Trời ở xa hơn. Họ nhận ra điều
này từ hiện tượng nhật thực. Tuy nhiên, Aristarchus vẫn muốn tính toán
khoảng cách bằng phương pháp toán học.
Khi quan sát Mặt
Trăng ở hình dạng bán nguyệt, Aristarchus nhận thấy rằng Mặt Trời, Trái
Đất và Mặt Trăng tạo thành một hình tam giác vuông.
Cách
đó vài thế kỷ, vì nhà triết học người Hy Lạp Pythagoras xứ Samos
(Pytago, 570 TCN-495 TCN) đã xác định độ dài của các cạnh trong tam giác
vuông qua Định lý Pythagoras [nội dung; Bình phương cạnh huyền (cạnh
đối diện với góc vuông) bằng tổng bình phương của hai cạnh còn lại] nên
Aristarchus đã tận dụng định lý này để tìm ra khoảng cách từ Trái Đất
tới Mặt Trời gấp khoảng từ 18 đến 20 lần so với khoảng cách từ Trái Đất
đến Mặt Trăng.
Ông cũng ước tính rằng kích thước của Mặt Trăng xấp xỉ một phần ba so với Trái Đất, dựa trên thời gian diễn ra nguyệt thực.
Khoa
học ngày nay cho thấy khoảng cách ước tính từ Trái Đất đến Mặt Trời của
Aristarchus là quá ngắn do thiếu độ chính xác của kính thiên văn thời
điểm đó, nhưng kích thước của Mặt Trăng so với Trái Đất lại chính xác
một cách đáng kinh ngạc (Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, bằng 27%
đường kính Trái Đất).
Ngày nay, chúng ta biết kích thước
Mặt Trăng và khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng chính xác là nhờ bởi
một loạt các phương tiện, bao gồm cả kính thiên văn chuẩn xác, quan sát
radar, và phản xạ tia laser còn lại trên bề mặt Mặt Trăng của các phi
hành gia Apollo.
Nhà
toán học, địa lý và thiên văn người Hy Lạp Eratosthenes xứ Cyrene (276
TCN-195 TCN) nổi tiếng trong lịch sử nhân loại là người nghĩ ra hệ thống
kinh độ và vĩ độ cũng như tính toán ra kích thước của Trái Đất.
Eratosthenes xứ Cyrene là người nghĩ ra hệ thống kinh độ và vĩ độ cũng như tính toán ra kích thước của Trái Đất. Nguồn: Internet
Nếu
như Pythagoras là người đầu tiên đề xuất về hình dạng hình cầu của Trái
Đất thì Eratosthenes vào khoảng năm 240 TCN, bằng việc sử dụng lượng
giác và kiến thức về góc của Mặt Trời vào giữa trưa ngày hạ chí, ở các
vĩ độ khác nhau, đã tính toán ra chu vi của Trái Đất.
Eratosthenes
lập luận, Mặt Trời ở đủ xa đến nỗi, bất cứ nơi nào tia sáng tới Trái
Đất, chúng đều song song một cách hiệu quả. Vì vậy, sự khác biệt trong
bóng tối đã chứng minh bề mặt Trái Đất cong. Eratosthenes đã sử dụng
điều này để ước tính chu vi của Trái đất là khoảng 40.000 km.
Thành
tựu hồi thế kỷ thứ 3 TCN này chính xác một cách đáng kinh ngạc cho đến
tận ngày nay. Bởi theo trắc địa hiện đại, chu vi Trái Đất tại xích đạo
là 40.075 km!
Máy
tính cơ học tồn tại lâu đời nhất trên thế giới là Cỗ máy Antikythera.
Thiết bị đáng kinh ngạc được phát hiện trong một vụ đắm tàu cổ ngoài
khơi đảo Antikythera của Hy Lạp năm 1900.
Cỗ
máy Antikythera là phát minh của người Hy Lạp cổ đại, được sử dụng để
dự đoán vị trí của các sự kiện thiên văn và nhật thực cho các mục đích
về lịch và chiêm tinh thời xưa.
Nó là một cơ chế đồng hồ phức tạp bao gồm ít nhất 30 bánh răng bằng đồng chia lưới, được gia công tinh xảo, tỉ mỉ.
Khi
xoay thủ công bằng tay, các bánh răng quay số ở bên ngoài hiển thị các
giai đoạn của Mặt Trăng, thời gian của nguyệt thực và vị trí của 5 hành
tinh được biết đến (sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ)
trong các khoảng thời gian khác nhau của một năm.
Điều bí
ẩn là, chúng ta không biết chính xác ai đã xây dựng nó. Nhưng việc xác
định niên đại của Cỗ máy Antikythera đã đưa các nhà sử học đến một cái
tên: Archimedes (287 TCN-212 TCN, Ác-si-mét) - nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp.
Kiến
thức về công nghệ tinh xảo, tỉ mỉ này đã bị mất vào thời cổ đại, và các
công trình công nghệ tiếp cận sự phức tạp và tay nghề của nó đã không
xuất hiện trở lại trong 1000 năm cho đến khi đồng hồ thiên văn cơ học
phát triển ở châu Âu trong thế kỷ thứ 14.
Tất cả các mảnh vỡ còn sót lại của Cỗ máy Antikythera được lưu giữ tại Bảo tàng khảo cổ học quốc gia ở Athens (Hy Lạp).
Bài viết sử dụng nguồn: Inverse
Những loại vũ khí cổ đại kỳ dị nhất lịch sử thế giới
11/05/2020 08:30 GMT+7
Vũ
khí là một trong những cải tiến không thể thiếu đối với võ thuật, quân
sự. Bên cạnh chiến thuật, số lượng vũ khí được cho là có vai trò quan
trọng khi giao đấu thời xa xưa, đặc biệt là những trận tỷ thí võ thuật.
Những
loại vũ khí này trong thời cổ đại được công nhận là vũ khí đơn giản và
hiệu quả cũng như không đòi hỏi các công nghệ quá phức tạp. Nhiệm vụ
chính của nó là kết liễu kẻ thù càng nhanh càng tốt.
Một số vũ khí giết người không được tạo ra cho các mục đích cụ thể, một số khác là các phiên bản nâng cấp của vũ khí ban đầu. Đặc biệt trong lĩnh vực phát minh ra những vũ khí kỳ dị như vậy ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản đã tạo ra sự khác biệt.
Dưới đây là những loại vũ khí cổ đại kỳ dị nhất lịch sử thế giới do trang popmech.ru tổng hợp:
Thanh Bình (lược dịch)
Một số vũ khí giết người không được tạo ra cho các mục đích cụ thể, một số khác là các phiên bản nâng cấp của vũ khí ban đầu. Đặc biệt trong lĩnh vực phát minh ra những vũ khí kỳ dị như vậy ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản đã tạo ra sự khác biệt.
Dưới đây là những loại vũ khí cổ đại kỳ dị nhất lịch sử thế giới do trang popmech.ru tổng hợp:
Thanh Bình (lược dịch)
Nhận xét
Đăng nhận xét