CỨU SINH KỲ DIỆU 27
-Không biết tin ai bây giờ?
-Khoa học và sự kỳ diệu là hai người bạn lúc cãi cọ chống đối nhau dữ dội, lúc âm thầm làm cứu cánh cho nhau một cách không ngờ.
-Vì khoa học là sự kỳ diệu đã biết và sự kỳ diệu là khoa học chưa biết!
-Khi bệnh viện đã bó tay, hết cách, trả về để chờ chết, thì chỉ còn sự kỳ diệu là cứu cánh.
---------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
-Khoa học và sự kỳ diệu là hai người bạn lúc cãi cọ chống đối nhau dữ dội, lúc âm thầm làm cứu cánh cho nhau một cách không ngờ.
-Vì khoa học là sự kỳ diệu đã biết và sự kỳ diệu là khoa học chưa biết!
-Khi bệnh viện đã bó tay, hết cách, trả về để chờ chết, thì chỉ còn sự kỳ diệu là cứu cánh.
---------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Khí Công Chữa Bệnh - Khí Công Phật Gia Chữa Bách Bệnh
Nữ võ sư chiến thắng tử thần nhờ Vịnh Xuân quyền
Một phụ nữ ở nước Pháp đã chiến thắng căn bệnh ung thư nhờ kiên trì tập luyện môn võ Vịnh Xuân quyền,.
Bà Straumietis
là một nữ doanh nhân người Pháp. Bà bắt đầu tìm hiểu và tập luyện Vịnh
Xuân quyền từ năm 2004. Đầu năm 2006, nữ doanh nhân này được chẩn đoán
mắc ung thư vú. Mọi chuyện tồi tệ tưởng như sẽ xảy đến với bà thì phép
màu xuất hiện.
Dù mang trọng bệnh, Straumietis vẫn duy trì luyện tập Vịnh Xuân khoảng 12 tiếng mỗi ngày. Cùng với đó, bà vẫn giữ tinh thần lạc quan và một lối sống lành mạnh bên cạnh việc xạ trị tại bệnh viện. Nữ doanh nhân cho biết bà vẫn chuyên tâm tập luyện Vịnh Xuân và không để bệnh tật đánh gục mình.
Sau những nỗ lực tập luyện, niềm vui đã đến với Straumietis
cũng như gia đình nữ doanh nhân này. Căn bệnh ung thư vú đã thuyên giảm
và không có dấu hiệu tái phát. Các bác sỹ dạn dày kinh nghiệm tại Pháp
cũng tỏ ra rất bất ngờ trước kết quả điều trị này.
Trường hợp của bà Straumietis là một tấm gương về nghị lực sống, chống chọi với hoàn cảnh hiểm nghèo. Bên cạnh đó, sự việc này cũng cho thấy lợi ích của việc tập luyện võ thuật một cách đúng đắn. Không chỉ nâng cao sức khỏe, Vịnh Xuân quyền giúp người tập có được một tinh thần sống tràn trề năng lượng.
Dù mang trọng bệnh, Straumietis vẫn duy trì luyện tập Vịnh Xuân khoảng 12 tiếng mỗi ngày. Cùng với đó, bà vẫn giữ tinh thần lạc quan và một lối sống lành mạnh bên cạnh việc xạ trị tại bệnh viện. Nữ doanh nhân cho biết bà vẫn chuyên tâm tập luyện Vịnh Xuân và không để bệnh tật đánh gục mình.
Trường hợp của bà Straumietis là một tấm gương về nghị lực sống, chống chọi với hoàn cảnh hiểm nghèo. Bên cạnh đó, sự việc này cũng cho thấy lợi ích của việc tập luyện võ thuật một cách đúng đắn. Không chỉ nâng cao sức khỏe, Vịnh Xuân quyền giúp người tập có được một tinh thần sống tràn trề năng lượng.
>> Đại sư Vịnh Xuân quyền tán gia bại sản chỉ vì một trận thua
>> Võ sĩ Vịnh Xuân biến dạng khuôn mặt sau 1 phút đấu với Muay Thái
>> Võ sĩ Vịnh Xuân biến dạng khuôn mặt sau 1 phút đấu với Muay Thái
Qi La La thắng thuyết phục đối thủ kick-boxer
Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Link gốc
27/02/2018 09:59
Võ sư chữa bệnh hiểm nghèo và “cảm hóa” giang hồ
Xuyên suốt 50 năm theo nghề võ, võ sư, lương y Phạm Xuân Việt canh cánh tâm niệm “trong võ có văn”, “dùng võ thuật để cứu người, phục thiện”.
Trăn trở ấy luôn được ông thắp sáng trong mỗi giờ dạy võ cho nhiều môn
sinh từng là những “con ngựa bất kham” của xã hội. Ngoài là một võ sư có
tâm có tầm, ông còn là lương y sở hữu nhiều bí thuật giải tử huyệt, bốc
thuốc chữa bệnh nan y.
Cao thủ phố núi
Phải ly hương khi chưa đầy 10 tuổi, võ sư, lương y Phạm Xuân Việt (SN
1943, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) ít nhiều choáng ngợp trước sự xa lạ của Sài
Gòn những năm 1950. Thế nhưng, ở tuổi ăn, tuổi chơi, mọi điều mới lạ nơi
đất khách đều không thể thu hút ông bằng võ thuật. Năm 12 tuổi, khi Nhu
đạo đặt chân vào Sài Gòn, Phạm Xuân Việt một mực đòi cha mẹ cho theo
học. Được thỏa lòng, ông lao vào chế độ luyện tập khắc nghiệt của võ học
sau những giờ học văn hóa. Và rồi, sau 8 năm, ngay sau khi tốt nghiệp
“tú tài toàn”, Phạm Xuân Việt chính thức trở thành võ sư nhu đạo.
“Lúc còn trẻ, tôi mê võ vô cùng. Đến nay, đã 76, 77 tuổi rồi mà niềm
đam mê đó vẫn chưa lúc nào vơi, cạn. Tôi mê võ thuật hơn bất kể thứ gì
nên sau khi có bằng tú tài, gia đình tôi chuyển lên TP.Đà Lạt sinh sống,
tôi không đi xin việc mà mở võ quán dạy Nhu đạo. Ban đầu, tôi chỉ nghĩ
là sẽ truyền lại những gì mình đã được học trong suốt 8 năm cho những
người cùng đam mê. Tôi nhớ đó là những năm 1963. Khi đó, tôi mới 20
tuổi. Tuy nhiên, con đường võ học mênh mông, khi nghe Taekwondo du nhập
vào nước ta, tôi quyết định đi học môn này”, võ sư, lương y Phạm Xuân
Việt cho biết.
Võ sư Phạm Xuân Việt thi triển bài quyền trong môn phái Taekwondo
Do mới du nhập, Taekwondo mang theo những tinh túy cùng nhiều giáo
trình khổ luyện đến với các môn sinh Việt Nam. Võ sư Việt cho biết: “Lúc
ấy, các thầy người Hàn Quốc dạy chúng tôi rất bài bản, tuân theo các
giáo trình một cách nghiêm ngặt. Mỗi ngày, chúng tôi phải học 8 tiếng,
khi về còn phải tự luyện thêm. Lúc này, chúng tôi cũng được đào tạo về y
thuật như cách giải các tử huyệt, bài thuốc cứu người bí truyền của môn
phái,…”. Sau 2 năm ròng rã khổ luyện, ông “tốt nghiệp” huyền đai nhị
đẳng Taekwondo.
Không dừng ở đó, khi Thiếu lâm được nhiều người theo đuổi, võ sữ Xuân
Việt mặc dù đã có trong tay hai tấm bằng võ sư của Nhu đạo và Taekwondo
cũng quyết định khám phá môn võ mới. “Tôi theo Thiếu lâm không được bao
lâu, chủ yếu là để học nghề thuốc. Thế nhưng, ngày ấy, các thầy học được
10 chỉ truyền dạy lại 1 hoặc 2 phần. Những môn sinh như chúng tôi phải
tự mày mò, ghi nhớ. Thậm chí học lỏm từng bước một, học được bao nhiêu
hay bấy nhiêu”, võ sư Việt chia sẻ.
Trên bước đường võ học của mình, mặc dù thành danh khi còn rất trẻ,
Phạm Xuân Việt luôn chọn cách sống khiêm nhường, kiệm lời. Thế nhưng, sự
khiêm nhường của bậc cao thủ võ học vẫn không tránh khỏi tính hơn thua,
võ biền của nhiều cao thủ giang hồ. Đặc biệt, khi chưa đầy 30 tuổi,
sáng tạo ông môn phái riêng với tên gọi Nhị thập cửu (võ tự do-PV) dựa
trên những tinh hoa nhiều môn phái cùng kinh nghiệm bản thân. Nhị thập
cửu giúp người học tự tin hơn cũng như dẻo dai và thực tế hơn. Giới võ
học thừa nhận bộ môn này hỗ trợ các bộ môn võ thuật khác rất nhiều.
Ông tự hào giới thiệu kỷ niệm khi đạt huyền đai đệ bát đẳng Taekwondo
Những thành công đó khiến ông phải đối mặt với sự ghen tỵ, tính hơn
thua của nhiều cao thủ giang hồ. Ông nhớ lại: “Có một lần, một cao thủ
xuất thân từ đất võ Bình Định đến tận nhà tìm tôi. Không gõ cửa, người
này xông thẳng vào nhà nói: “Tôi nghe tiếng thầy võ hay nên đến thụ
giáo. Tôi nghĩ võ thuật là vô bờ, không bao giờ nghĩ đến chuyện hơn
thua, cao thấp. Hơn thua, cao thấp theo cách này quá võ biền và làm lu
mờ giá trị võ thuật, tinh thần thượng võ. Tuy nhiên, người này bất chấp
những lời giải thích, quyết đấu để phân định thắng thua”.
Võ thuật, y đức “cảm hóa” giang hồ
Không còn đường lui, ông chấp nhận lời thách đấu theo cách của mình.
Ông nói: “Tôi giải thích với người ấy rằng tranh giành hơn, thua bằng
nắm đấm không được gì cả. Tôi luôn quan niệm, học võ không phải để so bì
cao thấp, để đánh nhau một cách võ biền như vậy. Nhưng nếu thầy cứ
khăng khăng so tài, tôi xin đặt ra thử thách sau”. “Nói xong, tôi gọi
người đem ra 30 viên gạch, 8 miếng ván, mỗi miếng dày 8 phân”.
“Chỉ với một cú đấm, nếu thầy đấm nát 30 viên gạch chồng lên nhau này,
tôi xin thua. Hoặc chỉ với một cú đá, thầy đá nát 8 miếng ván chồng lên
nhau này, tôi cũng xin thua”, võ sư Việt kể lại.
Sau ít phút đăm chiêu, kẻ thách đấu vẫn không thể đưa ra quyết định.
Lúc này, ông từ từ tiến lên, vận khí, nhẹ nhàng vụt tay xuống chồng
gạch. Như lực từ chiếc búa ngàn cân, 30 viên gạch nát vụn. Tiếp đến, ông
yêu cầu người nhà chồng ván, đưa lên cao. Chỉ bằng một cước đơn giản,
ông đá gẫy nát 8 miếng ván dày chồng lên nhau.Trong ánh mắt đầy kinh
ngạc, kẻ thách đấu cúi đầu, từ từ lui ra ngoài. Sau trận giao đấu bất
đắc dĩ, Phạm Xuân Việt tiếp tục vang danh. Ông liên tiếp thắng lợi khi
đưa môn sinh đi thượng đài ở các giải võ thuật trong nước lẫn nước
ngoài.
Một góc phòng mạch của lương y, võ sư Phạm Xuân Việt
Gần đây nhất, ở tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn quyết định thi đấu lên đai
cao cấp trong môn phái Taekwondo. Trong lần thi đấu này, ông chinh phục
thành công Bát đẳng huyền đai. Đến thời điểm này, ông trở thành người
Việt Nam thứ 2 sở hữu Bát đẳng huyền đai của môn phái Taekwondo. Xuyên
suốt con đường võ học, võ sư Phạm Xuân Việt luôn quan niệm học võ là để
cứu người. Do đó, nghề võ và nghề thuốc phải song hành với nhau. Ông
nói: “Khi còn theo học Taekwondo, tôi được các thầy hướng dẫn rất nhiều
tuyệt kỹ để giải tử huyệt. Các tuyệt kỹ này phần lớn là để cấp cứu những
người không may bị đánh trúng các huyệt đạo quan trọng”.
“Trúng các huyệt này nếu không được giải, nạn nhân có thể chết tức
khắc, chết trong vài giờ, vài ngày, vài tháng,… Học võ là để cứu người,
tôi biết giải huyệt nhưng chưa đủ, giải xong huyệt phải có thuốc cho họ
uống. Thêm nữa, võ thuật thì không thể không có thuốc. Học võ mà không
biết y thuật sẽ để lại hậu họa. Dễ nhận thấy nhất là khi tập luyện,
người luyện thường bị tổn thương, không có thuốc sau này sinh bệnh. Vì
thế mà tôi chú tâm theo học nghề thuốc”, võ sư Việt chia sẻ.
Theo học nhiều thầy giỏi, ông vẫn quan niệm nếu học nghề thuốc không
theo đúng hệ thống, khoa học thì còn nguy hiểm hơn người không học. Do
đó, ông quyết định học lại từ đầu bằng việc tham gia các khóa học y
thuật cổ truyền. Sau khi trở thành lương y đa khoa, thuộc ban chấp hành
Hội Đông y TP. Đà Lạt, ông vẫn không ngừng nghiên cứu, bào chế các bài
thuốc bí truyền. Khi làm thuốc, ông trực tiếp thử thuốc trên cơ thể
mình, sau đó mới thử trên các thành viên trong gia đình. Có hiệu quả,
ông mới giới thiệu hoặc áp dụng vào việc chữa trị cho bệnh nhân.
Đến nay, ở tuổi 77, ông vẫn chưa bao giờ có ý định ngừng nghỉ trên con
đường võ thuật. Các lớp võ thuật của ông vẫn đông đảo môn sinh từ trẻ
em, thanh niên đến người cao tuổi. Cũng chính từ những lớp học võ thuật
này, ông đã nhiều lần cảm hóa, cải tạo các thành phần bất hảo. Người địa
phương cho biết, trong các lớp võ của ông có nhiều thành phần theo học.
Trong đó, không ít người là thành phần bất hảo trong xã hội như trộm
cướp, du côn, đại ca giang hồ, …
Ông quan niệm: “Con ngựa bất kham khi mình khuất phục được thì nó rất
ngoan và có nhiều lợi ích cho xã hội. Nếu xã hội càng xa lánh, càng coi
kinh thành phần bất hảo thì họ càng oán hận, càng làm liều. Khi tôi nhận
dạy những người là đầu băng cướp giật, móc túi, du đãng, … nhiều người
đánh giá tôi vì điều này, điều kia mà nhận học trò không chọn lọc. Tôi
cũng không để ý. Tôi chỉ cố gắng cảm hóa, cải tạo họ bằng chân tình,
tinh thần thượng võ. Thế mà có nhiều đứa tự biết sai mà sửa, từ bỏ đường
tối. Mới nhất là thằng A., đầu đảng một nhóm chuyên cướp giật. Học với
tôi hai năm, nó tự giải tán nhóm cướp của mình, lo làm ăn. Hiện nay, vào
những ngày lễ, nó đều đến thăm tôi, tình cảm nhiều khi còn tốt đẹp hơn
những học trò bình thường”.
Ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, lương y, võ sư Phạm Xuân Việt là võ sư
huyền đai đệ bát đẳng Taekwondo duy nhất của tỉnh Lâm Đồng. Hiện, ông
vẫn được tín nhiệm giữ các chức vụ Trưởng bộ môn võ tự do của Liên đoàn
Võ thuật tỉnh, Chủ tịch bộ môn Pencak Silat của tỉnh. Ông cũng được nhà
nước tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp Thể dục thể thao, kỷ niệm chương
vì sự nghiệp Đông y,…
Nguyễn Ngọc
Chữa bệnh văn phòng bằng võ công
TPO
- Không ít người có tật ngồi làm việc sai tư thế quá lâu
khiến bị co cơ cổ, dẫn đến việc lượng máu cung cấp cho não bị
thiếu, gây đau đầu, mỏi mệt, hoa mắt, chóng mặt...
Chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não được võ sư Nguyễn Khắc Chương - Y võ Thiên Phúc, gọi là “bệnh văn phòng”.
Chuyện vợ chồng nguyên Phó Hiệu trưởng trường THPT Hoài Đức 3
Sáng sớm, đến Y võ Thiên Phúc đã thấy một
phụ nữ, một nam giới cao tuổi đang tập luyện khí công. Trò
chuyện mới biết họ là hai vợ chồng. Người phụ nữ tên là
Nguyễn Thị Trâm, năm nay 57 tuổi cho biết, nhà bà ở gần khu đô
thị Bắc An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hai vợ chồng đều
có bệnh, vượt hàng chục cây số đến Y võ chữa bệnh. Bà Trâm
kể, bản thân bị bệnh thiểu năng tuần hoàn não đã trên 5 năm.
Bà từng đi chữa nhiều nơi, Bệnh viện 103, Bệnh viện Bạch Mai
đều đã gõ cửa. Căn bệnh khiến lúc nào bà cũng có cảm giác
mệt mỏi, nặng đầu, thường đau nửa đầu, đau ê ẩm những ngày
thời tiết thay đổi và đã ngốn không biết bao nhiêu tiền mua
thuốc bổ não, bổ thần kinh.
Tình cờ, trong một lần xem chương trình về Y
võ Thiên Phúc trên truyền hình, bà Trâm đã ghi lại địa chỉ (số
5, ngách 7, ngõ 409 Đường An Dương Vương, quận Tây Hồ, Hà Nội). “Tôi
tìm đến Y võ Thiên Phúc chữa bệnh, do biết nơi đây vừa chữa
bằng châm cứu, lại hướng dẫn tập luyện khí công” - bà Trâm
nói. Bị bệnh đã trên 5 năm, vậy mà thật khó tin, đến Y võ
Thiên Phúc chữa một đợt trong 10 ngày bằng phương pháp tác động
cột sống cổ, sử dụng phương pháp kéo cổ, xoa bóp bấm huyệt
vùng đầu kết hợp châm cứu, hiện giờ bà không thấy hiện tượng
đau đầu như cũ, kể cả những ngày thời tiết thay đổi. Giờ đây,
bà chỉ còn hàng ngày tập luyện khí công theo hướng dẫn của
các võ sư giúp nâng cao sức khoẻ. Võ sư Chương cho biết, tập
luyện khí công có 36 thức, mỗi thức giúp thở cho một đường
kinh, hoặc một tạng phủ liên quan. Trường hợp bà Trâm chỉ tập
12 thức, có tính kiện toàn lên các tạng phủ liên quan.
Võ sư Nguyễn Khắc Chương (ngồi, bìa trái) cùng học trò (đứng) đang chữa bệnh cho ông Lý Đức Hiền. Ảnh: H.N.N . |
Chồng bà Trâm - ông Lý Đức Hiền từng là
giáo viên dạy giỏi môn Toán, và nguyên là Phó hiệu trưởng
trường THPT Hoài Đức 3, không may mắc bệnh trầm cảm từ năm 2005.
Bị bệnh, ông đành phải chấp nhận về hưu non, năm 2008. Cũng đã
khám chữa bệnh nhiều nơi, nhưng chứng bệnh không hề thuyên
giảm. Tin vào Y võ Thiên Phúc, bà Trâm đưa chồng đến đây chữa
bệnh. 17 ngày vừa châm cứu, vừa tập luyện khí công dưới sự
trợ giúp của các võ sư, sức khoẻ của ông cải thiện rõ rệt.
Điều dễ nhận thấy nhất là từ ngày bị bệnh ông luôn có thói
quen liếm miệng, mắt luôn nhắm nghiền, giờ tương đối trở lại
bình thường. Điều mừng là 12 thức khí công ông nhớ hết, và
tập rất chuyên cần. Đáng nói nữa, trước đây người nhà luôn
phải bắt ông cạo râu, cắt tóc song ông không chịu, sau những
ngày đầu chữa bệnh ông đã chủ động đi cắt tóc, cạo râu.
Bà Trâm cho biết, ông bà sinh được bốn người
con (ba gái, một trai). Rất mừng các con ông bà đều tốt nghiệp
đại học, có người là thạc sĩ. Giờ đây, hai cô con gái dạy
phổ thông trung học, có cô dạy tại ngôi trường bố ngày xưa làm
phó hiệu trưởng. Một cô làm ở viện nghiên cứu, còn cậu con
trai Lý Đức Hưng là giáo viên một trường cao đẳng giữa Hà Nội.
Hai ông bà đi chữa bệnh nhà cửa khoá lại gửi hàng xóm. “Nuôi
con vất vả, ngày qua ngày thức sớm dậy khuya rồi không may bị
bệnh, nay các cháu trưởng thành chúng tôi thấy mãn nguyện,
nhưng sẽ hạnh phúc hơn nhiều nếu sau đợt luyện khí công này vợ
chồng tôi không những khỏi bệnh mà còn sống khoẻ mạnh” - bà
Trâm bộc bạch.
Người 20 năm ghi công đức Phủ Tây Hồ
Ông Đàm Viết Hưng, 57 tuổi, nhà số 8, hẻm
50/59/23, đường Đặng Thai Mai - Hà Nội cho rằng, mình đã mắc căn
bệnh nghề nghiệp do suốt ngày ngồi hì hụi ghi công đức ở Phủ
Tây Hồ, ròng rã 20 năm. Chứng bệnh ông mắc, ban đầu được xác
định do thiếu máu lên não. Ông kể, bị đau đầu kinh niên kèm theo
bị đau vai gáy, đau lưng, có những lúc đau không chịu nổi. Ông
đến bệnh viện khám, uống thuốc theo toa song chỉ đỡ lúc đó,
bệnh đâu lại hoàn đó. Rồi ông chợt nhớ đến võ sư Nguyễn Khắc
Chương ông từng biết hồi Y võ Thiên Phúc mở “bản doanh” trên
đường Đặng Thai Mai gần nhà.
Bà Nguyễn Thị Trâm đang luyện khí công, dưới sự hỗ trợ tập của nhân viên Y võ Thiên Phúc. Ảnh: H.N.N . |
Đến Y võ, võ sư Chương khẳng định, ông Hưng -
bệnh nhân “thường xuyên uống thuốc tuần hoàn não”, bị thoái
hoá đốt sống lưng, cổ và bị viêm đốt sống gáy. Thăm khám, võ
sư thấy hai khối cơ cổ của bệnh nhân này căng như... sợi dây
thừng. Căn bệnh làm máu không lưu thông được khiến ông luôn bị
đau từ vai lên đến đỉnh đầu. Sau hai đợt châm cứu giải cơ, sử
dụng phương pháp kéo nắn tác động cột sống cổ, bấm huyệt
vùng đầu, đắp thuốc Nam, mỗi đợt 10 ngày, máu huyết được lưu
thông, ông thấy đầu đỡ đau và sau đó không thấy đau thường xuyên
như trước nữa. Ông hiểu ra, khi bị thoái hoá, các đốt xương cổ
đã chèn mạch máu, chèn dây thần kinh nên máu không lên não
được, gây đau đầu, mệt mỏi. Một khi đã chữa khỏi thoái hoá
xương cổ, các dây thần kinh không bị chèn nữa, mạch máu đưa máu
lên não được thông, chứng đau đầu ắt khỏi. Hai đợt chữa bệnh
ông kể là từ cuối năm 2009, và cho tới nay ông Hưng không còn
thấy hiện tượng đau đầu như búa bổ thường xảy ra trước đây.
Chữa thiểu năng tuần hoàn não theo Y võ Thiên Phúc
Võ sư Nguyễn Khắc Chương cho biết, bản thân
não bộ con người để hoạt động bình thường, thường xuyên phải
có 0,8 đến 1 lít máu cộng với 20% lượng oxy của máu toàn bộ
cơ thể tồn tại ở não. Các tế bào thần kinh hoạt động cần có
nguồn cung cấp năng lượng dồi dào. Mạng lưới các mạch máu qua
não bộ mang đến oxy và đó là đường dẫn nhiên liệu cho bộ
não. Một khi lượng máu và oxy không cung cấp đủ cho não sẽ gây
ra chứng đau đầu, mỏi cổ, thậm chí chếnh choáng ngất. Tuỳ thể
trạng mà đau ở trước trán, đau nửa đầu và đau sau gáy, đôi khi
còn tê lan xuống tay, hạn chế việc vận động. Nếu để bệnh lâu
ngày sẽ gây thoái hoá đốt sống cổ, hoặc thoát vị đốt sống
cổ, tồi tệ hơn chuyển thành ung thư, hoặc u não.
Tập luyện khí công nâng cao sức khoẻ tại Y võ Thiên Phúc. Ảnh: H.N.N . |
Nguyên nhân gây ra bệnh, đầu tiên do nhiều
người có tật ngồi sai tư thế quá lâu trong lúc làm việc dẫn
đến bị co cơ cổ; hay do cơ cổ bị nhiễm lạnh và co thắt; do suy
dinh dưỡng, mất cân bằng khối cơ hai bên. Một số nguyên nhân do
thiếu hụt năng lượng cung cấp cho đốt sống cổ, gây ra đốt cột
sống bị lồi hoặc lõm, ngoài ra khoảng giữa các đốt không đều,
mặt diện các khớp không khít vào nhau - khi bị những triệu
chứng này động mạch sau và trong của gáy bị co thắt chặt lại,
dẫn đến lượng máu cung cấp cho não bị thiếu, đặc biệt là hố
chẩm bị thiếu máu. Nhưng bởi động mạch cảnh ở ngoài vẫn
hoạt động nó tiếp tục bơm máu ra ngoài, chính vì thế những
người này khi sờ đầu thì da đầu mềm, thũng. Khi bơm máu ra
ngoài như thế, bên trong đại não vẫn thiếu máu, dẫn đến các
tế bào thiếu oxy gây đau, mỏi mệt. Ngoài ra, thiểu năng tuần
hoàn não, còn do những nguyên nhân khác như người bị áp huyết
thấp thấp quá, áp huyết cao cao quá, lượng mỡ trong máu cao gây
xơ vữa thành mạch, chứng can thận âm hư, hoặc can dương vượng
nó gây cho máu ở não bộ ít quá hoặc nhiều quá.
Nguyên tắc điều trị, theo võ sư Nguyễn Khắc
Chương, trước hết cần kiểm tra thực thể, gồm nhiệt độ da ở
quanh cổ, hai bên cổ xem nóng lạnh khác nhau thế nào; kiểm tra
các khối cơ hai bên cổ cường hay nhược; cơ của vai, lưng cộm
cứng hay phồng không? Sau đó xem các đốt cột sống khít hay mở,
nhiệt độ cột sống nóng hay lạnh; kiểm tra nhiệt độ da đầu,
cùng đó là việc đo áp huyết, chẩn kinh lạc, chẩn mạch. Từ đó
đưa ra phương pháp điều trị cụ thể cho từng trường hợp, gồm
tác động cột sống cổ, kéo giãn cột sống cổ, châm cứu giúp
giãn cơ, đắp thuốc Nam và uống thuốc Nam. Khi người bệnh hồi
phục, sẽ tuỳ theo trường hợp cụ thể để rèn luyện các bài
tập khí công, dưỡng sinh, bằng các phương pháp như thở gan (làm
máu huyết lưu thông tốt), thở thận (để dưỡng huyết và bồi bổ
cốt tuỷ), thở cột sống (giúp thư gân, giãn cơ để đưa các năng
lượng máu huyết đến bồi bổ cột sống cổ), cùng hướng dẫn
cách ăn uống, nghỉ ngơi, phối hợp cách làm việc hợp lý. Với
những người làm việc ở công sở, văn phòng cần ngồi đúng tư
thế, khi làm việc quá lâu nên nghỉ ngơi, đi lại.
Hoàng Nghĩa Nam
Tri Thức Trẻ
Tri Thức Trẻ
Người bị thiểu năng tuần hoàn não,
thường gặp triệu chứng như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cảm
giác đi chòng chành, có thể buồn nôn và có cảm giác như say
tàu xe, suy nhược cơ thể, kém ăn, khó ngủ, hay quên. Đông y cho
rằng, trường hợp này là do khí huyết lưỡng hư. Cũng với triệu
chứng như trên, nhưng: 1- Kèm theo chứng mỏi mí mắt (như muốn
sụp xuống), ngồi lâu tê chân, xuống máu chân, chân tay rã rời,
có thể đại tiện ra máu, hoặc đã bị trĩ, thoát giang, hoặc
nặng hơn thì có thể sa dạ dày, sa dạ con, là do khí suy, hạ
hãm khiến cho máu đi lên não không đủ. 2 - Kèm khí huyết vượng
(không bị suy nhược), cùng chứng đau nhức, lúc đau chỗ này lúc
đau chỗ khác, là do cảm phong tà làm rối loạn tuần hoàn. 3 -
Kèm theo chứng đau mỏi lưng, có thể ù tai, suy yếu sinh lý,
huyết áp không ổn định, thường có cơn tăng huyết áp, là do
thận âm suy, hoả vượng, gây rối loạn chức năng tuần hoàn.
|
Nhận xét
Đăng nhận xét