CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 168
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nỗi Ám Ảnh Kinh Hoàng Ẩn Giấu Bên Trong Những Ngôi Mộ Của Vua Chúa Việt Nam Trong Lịch Sử
Kết cục 'rùng rợn' của vị phi tần dám chống lại Từ Hi Thái Hậu - 'mẹ chồng' tàn nhẫn nhất lịch sử
(Techz.vn) - Từ Hi Thái Hậu là một trong những người phụ nữ tàn nhẫn và nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa trong một thời gian dài. Có lẽ cũng chỉ có vị phi tần này mới dám chống lại bà, nhưng lại nhận kết quả thảm thương.
Một trong những vị phi tần có tư tưởng phóng khoáng nhất lịch sử Trung Quốc
Trân Phi xuất thân từ gia tộc Tha Tháp
Lạp Thị, một dòng họ không mấy hiển hách nếu không muốn nói là tương đối
thấp kém thời nhà Thanh. Là con của vợ lẽ, từ nhỏ đã sinh sống ở Quảng
Châu – nơi có người nước ngoài xuất hiện nên bà được tiếp xúc với nhiều
nền văn hóa khác nhau.
Chính vì vậy mà Trân Phi có tư tưởng rất
phóng khoáng, tính cách hoạt bát lanh lợi, luôn tò mò và hứng thú tìm
hiểu những điều mới lạ của phương Tây. Bà có sở thích chụp ảnh và giả
trai, đây quả là một trong những vị phi tần thú vị nhất trong lịch sử
Trung Hoa.
Trở thành sủng phi của vua nhờ sự thông minh và tính cách đặc biệt
năm Quang Tự thứ 14 (1888), sau khi trải
qua 4 lần tuyển tú, Trân Phi chính thức được nạp vào cung làm phi tần
của Hoàng đế Quang Tự.
Bởi Trân tần có dung mạo diễm lệ, lại am
hiểu văn hóa phương Tây, thời ấy vua Quang Tự luôn muốn học hỏi để cải
cách đất nước, phá bỏ những luật lệ cũ kỹ của triều đại phong kiến nên
bà được nhà vua sủng ái và yêu thương hết mực.
Trong cung, vua Quang Tự là người nổi
tiếng với tính khí nóng nảy, thất thường và thường xuyên đập phá đồ đạc
khi phê duyệt tấu chương. Người hầu và thái giám đều không dám lại gần
thư phòng, thậm chí nơi đây còn bị coi là cấm địa của phi tần, duy chỉ
có nàng Trân Phi là không sợ tính vua và chẳng bao giờ bị ông mắng mỏ.
Thậm chí ông còn thường xuyên cho gọi
Trân Phi để cùng mình bàn bạc chuyện triều chính, mỗi lần như vậy bà
thường cải trang bằng cách mặc đồ hàng ngày của vua hoặc đồ của thái
giám. Điều đó chứng tỏ Trân tần không những được Hoàng Đế cưng chiều mà
còn được ông vô cùng nể trọng, đnahs giá cao.
Bị giáng vị vì trái ý "mẹ chồng"
Vốn ban đầu, Từ Hi rất yêu mến Trân tần
bởi bà thấy được ở Trân tần hình ảnh của chính mình thời trẻ, một người
phụ nữ thông minh lanh lợi, nhạy bén lại thấu tình đạt lý.
Tuy nhiên càng ngày Trân tần càng đắc
sủng, đồng nghĩa với việc cháu gái của Từ Hi Thái hậu là Hiếu Định Cảnh
Hoàng hậu bị vua ghẻ lạnh, hắt hủi. Hoàng hậu thường xuyên nói xấu Trân
Phi với Thái hậu, khiến bà sinh lòng căm ghét Trân Phi.
Hơn nữa, Từ Hi luôn can ngăn vua Quang
Tự học theo các nước phương Tây, bà luôn muốn giữ nguyên đất nước Trung
Quốc thời phong kiến lạc hậu, thế nhưng Trân Phi lại theo hội Duy Tân mà
chống lại bằng cách hàng ngày đều tỉ tê khuyên nhủ Hoàng thượng cải
cách theo nền văn hóa phương Tây hiện đại, nên càng bị Thái hậu thù ghét
hơn.
Vào năm Quang Tự thứ 20 (1894), nhân dịp
đại thọ Từ khánh 60 tuổi của Từ Hi Thái hậu, vua Quang Tự quyết định
phong Trân tần lên làm Phi. Tuy nhiên, lễ sắc phong chưa kịp diễn ra thì
Trân Phi bị Thái hậu giáng xuống làm Quý nhân vị tội nhiều lần khất
thỉnh, can thiệp triều chính, có thói xa hoa.
Bị Từ Hi Thái hậu ra tay sát hại dã man
Sau khi bị giáng vị, Từ Hi cho người lột
quần áo Trân Phi ra đánh đòn, vua Quang Tự xót thương quỳ gối xin tha
cho nhưng không thành, Trân phi sau đó bị đày vào lãnh cung.
6 năm sau, khi liên minh 8 nước tấn công
vào Bắc Kinh, Từ Hi và mọi người vội vàng tháo chạy, trong lúc loạn
lạc, bà vẫn không quên rắp tâm hãm hại Trân Phi. Giữa lúc đó, bà sai
thái giám Thôi Ngọc Quý ra tay giết hại Trân Phi.
Ông ta đến nơi ở của Trân Phi và lôi bà
đến một cái giếng. Mặc cho bà tha thiết cầu xin được gặp Thái hậu, Ngọc
Quý thẳng tay đạp Trân Phi xuống giếng, hắn còn nhẫn tâm ném vài khối đá
to xuống để lấp xác.
Để che giấu miệng lưỡi thiên hạ, Từ Hi
Thái hậu quyết định truy phong Trân Phi lên làm Trân Quý phi. Một năm kể
từ khi Trân Phi mất, bà mới cho người nhà của vị phi tần này khai quật
giếng để an táng. Bất bình thay, di hài Trân Phi không những không được
xây lăng mộ mà chỉ được chôn qua loa ở khu mộ dành cho cung nữ phía
ngoài Tử Cấm Thành.
Tiếc thay cho phận đời hồng nhan bạc
phận đã ra đi một cách đầy đau đớn và tủi nhục, cái chết ấy chính là một
bằng chứng thể hiện sắc nét hơn sự tàn nhẫn của Từ Hi Thái hậu.
Hoàng thượng cắn dứt lương tâm và tiếc
thương người vợ hiền đoản mệnh của mình, ông không chỉ mất đi một thê
thiếp mà còn như mất đi một tri kỉ thấu hiểu tâm tư và nỗi lòng của ông
trong công cuộc cải cách đất nước.
Giếng Trân Phi sau đó đã trở thành một
địa điểm gây ám ảnh nhất Tử Cấm Thành, tương truyền rằng đêm đêm nơi đó
vẫn có tiếng khóc than vọng ra từ giếng, lời than chất chứa sự oan ức,
sự đau khổ, sự thù hận đến thương tâm của Trân Quý phi.
Thị tẩm 9 phi tần một đêm và những bê bối tình dục khiến Khang Hi phải nhận “trái đắng”
(Techz.vn) - Khang Hi là vị vua nổi tiếng anh minh,
tuy nhiên đời sống tình dục của ông lại vô cùng phóng túng, thị tẩm 9
phi tần 1 đêm dẫn đến hao tổn sinh lực.
Link gốc
Hoàng đế `chột` và sở thích giết người bệnh hoạn nổi tiếng lịch sử Trung Quốc
(Techz.vn) – Vị hoàng đế bị chột mắt này nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc vì sở thích giết người bệnh hoạn của mình.
Tiền
Tần (350-394) là một nước trong thời Ngũ Hồ thập lục quốc, cuối thời
Đông Tấn (265-420). Mới đầu, Tiền Tần chỉ chiếm giữ vùng Quan Trung, sau
đó họ mở mang lãnh thổ, tiêu diệt các quốc gia khác của người Hồ ở miền
bắc Trung Quốc, uy hiếp cả nhà Tấn. Tuy nhiên, sau thất bại ở trận Phì
Thủy thì Tiền Tần nhanh chóng sụp đổ (394).
Tiền
Tần tồn tại được 44 năm với 6 đời vua. Trong đó, đời vua thứ hai là Phù
Sinh (355-357), con trai thứ 3 của Hoàng đế khai quốc Phù Kiện. Phù
Sinh từ bé đã có khuynh hướng bạo lực, độc đoán và rất tàn bạo. Chỉ 2
năm sau khi lên ngôi, Phù Sinh bị em họ Phù Kiên lật đổ và bị giết. Vì
thế mà ông không được phong thụy hiệu hoàng đế. Sử sách gọi ông là Việt
Lệ Vương.
Phù
Sinh bị chột một mắt ngay từ khi mới ra đời. Nhưng trong truyền thuyết
lại ghi rằng, Phù Sinh ngày bé vì trộm trứng đại bàng mà bị mổ hỏng mất 1
con mắt. Càng lớn, Phù Sinh càng cho thấy mình có sức mạnh hơn người,
võ nghệ tinh thông. Phù Sinh cũng thường xuyên lập đại công trong các
chiến dịch. Hai anh trai là Phù Trường và Phù Tinh đều chết trên chiến
trường nên Phù Sinh được phong làm Thái tử kế vị.
Năm
355, Phù Sinh lên ngôi và nhanh chóng bộc lộ sở thích bạo lực của mình.
Vị hoàng đế chột này thích giết chóc, thường xuyên dùng các hình phạt
tàn khốc để mua vui, chỉ cần thích là xử tử. Mới đầu, Phù Sinh chỉ đối
xử tàn nhẫn với động vật. Chẳng hạn như ném chúng vào nước sôi, lột da
khi còn sống… Sau đó, dần dần Phù Sinh “nâng cấp” lên và áp dụng với
người sống.
Từ
kẻ hầu người hạ đến các đại thần đều sống trong sợ hãi bởi khi Phù Sinh
“lên cơn” có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Vị hoàng đế này xem giết chóc
là thú vui. Các vị quan lớn như Ngư Tuân, Lôi Nhược Nhi, Mao Quý, Vương
Đọa, Đoàn Chuẩn, Tân Lao đều là khai quốc công thần nhưng bị Phù Sinh
xử tử tàn nhẫn.
Chưa
dừng lại ở đó, Phù Sinh sau một giấc mơ bệnh hoạn đã ra lệnh hành quyết
nhiều người trong gia tộc Hoàng hậu, từ nhạc phụ cho đến chính vợ mình
ông cũng không tha. Hàng loạt anh em của Phù Sinh bị xử trảm vì vị vua
này cho rằng họ âm mưu lật đổ mình. Cuộc lạm sát của Phù Sinh khiến cả
Cường Thái hậu – mẹ ruột của ông sợ hãi, qua đời trong đau khổ ở hậu
cung.
Vị
vua chột luôn có suy nghĩ rằng mình bị người đời chế giễu vì khiếm
khuyết. Vì thế ông hạ lệnh cấm toàn diện những những từ như “bất túc,
bất cụ, thiểu, vô, khuyết, thương, tàn, hủy, thiên, chỉ” trong cung. Vì
thế mà hàng trăm người vì phạm húy đã bị Phù Sinh xử trảm không nương
tay.
Đến
năm 257, em họ của Phù Sinh là Phù Kiên dấy binh lật đổ vị vua này. Các
cận binh hoàng cung từ lâu bất bình trước sự tàn bạo của Phù Sinh đồng
lòng giúp sức cho Phù Kiên. Thời điểm bị bắt sống, Phù Sinh đang say
rượu và hành hình các hoạn quan. Vị vua chột bị phế vị và hành quyết sau
đó. Phù Kiên lên ngôi, lấy hiệu là Tần Tuyên chiêu Đế.
Bí mật về “ông tổ” nghề trai bao chuyên phục vụ cho mẹ của Tần Thủy Hoàng
(Techz.vn) – Trên thực tế, nghề trai bao đã có từ rất
sớm tại Trung Quốc. “Ông tổ” của nghề này được cho là xuất hiện vào
thời Chiến Quốc, khoảng những năm 200 TCN.
Link gốc
Thời cổ đại chế độ quân chủ chuyên chế, hoàng đế được coi là thiên
chi kiêu tử, quyền lực tuyệt đối. Khi hoàng đế muốn gì, bầy tôi phải tận
lực hoàn thành, nếu không sẽ rước họa vào thân, thậm chí là diệt tộc.
Theo ghi chép, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, xưng bá thiên hạ đã sáng tạo ra một danh hiệu mới là "Hoàng Đế" và tự mình xưng là Thủy Hoàng Đế.
Trên ngôi vị độc tôn thiên hạ, Tần Thủy Hoàng sở hữu quyền lực không ai sánh bằng, một lời nói ra trăm triệu người không ai dám phản kháng.
Một ngày nọ, Tần Thủy Hoàng mệt mỏi trong người, thân thể khó chịu, đại phu chữa trị nhiều ngày vẫn không có chuyển biến tốt đẹp. Lo lắng, vị hoàng đế này tìm đến huyền huyễn thuật, nhờ pháp sư, thuật sĩ làm phép chữa bệnh.
Khi được mời đến, vị thuật sĩ phát hiện mình không có cách nào khiến sức khỏe của hoàng đế khá hơn. Không thể làm gì khác, vị thuật sĩ này nói bừa rằng "phải tìm được trứng do gà trống đẻ mới có thể trị hết bệnh cho hoàng đế".
Tần Thủy Hoàng vừa nghe xong liền vô cùng hưng phấn, lập tức ra lệnh
cho tả thừa tướng Cam Mậu tìm bằng được trứng do gà trống đẻ, thời hạn
ba ngày.
Nhận lệnh của hoàng đế, tả thừa tướng Cam Mậu vô cùng phiền não. Ông lo lắng rằng, nếu không tìm được thứ kỳ quái kia, sẽ liên lụy cả đến người nhà bị chém đầu.
Không ngờ rằng, cháu trai 12 tuổi Cam La, sau khi nghe chuyện của ông, mặt tràn ngập tự tin nói: "Ông nội, ba ngày sau ông đừng vào triều, cháu tự có biện pháp".
Tuy rằng Cam Mậu vô cùng nghi ngờ lời nói của cháu trai, thế nhưng
Cam La từ nhỏ rất thông minh, lại tự tin khẳng định chắc chắn, khiến ông
yên tâm phần nào. Hơn nữa, không thể đào đâu ra trứng do gà trống đẻ,
Cam Mậu không còn cách nào khác đành cầu khấn cho biện pháp của cháu
trai có tác dụng.
Đúng 3 ngày sau, tất cả triều đình văn võ bá quan đều chờ tả thừa tướng Cam Mậu đem ra vật hiếm, nhưng rồi đợi mãi tả thừa tướng không xuất hiện, lại xuất hiện cháu trai của ông.
Tần Thủy Hoàng thấy thế vô cùng tức giận, quát nạt chấn vấn Cam La, hỏi tại sao tới giờ chầu vẫn không xuất hiện.
Lúc này, Cam La ung dung tự tại, bình tĩnh nói: "Tâu bệ hạ, ông nội của cháu không vào triều được là bởi ông đang ở nhà sinh con".
Mọi người nghe xong cười lớn, Tần Thủy Hoàng lại càng cáu gắt, quát
lớn: "Đàn ông sinh nở thế nào được! Chỉ có đàn bà mới có thể sinh!". Nói
xong, vị hoàng đế trẻ tuổi ý thức được cậu bé Cam La đang châm chọc sai
lầm của mình, lập tức không nói thêm gì nữa, chỉ sờ mũi rồi cho qua
chuyện.
Theo ghi chép, mặc dù phật ý vì bị châm chọc, thế nhưng Tần Thủy Hoàng vẫn rất tán thưởng khí chất và trí tuệ của cậu nhóc tuổi nhỏ tài cao Cam La. Ông quyết định sách phong Cam La là đại thần, phụ giúp hoàng đế xử lý chuyện quốc gia đại sự.
Theo Tùy Ý (Theo SH) (Dân Việt)
Cậu bé cực thông minh, dám châm chọc hoàng đế cứu cả nhà khỏi họa chém đầu
Thứ Bảy, ngày 14/03/2020 09:06 AM (GMT+7)
Tuổi nhỏ tài cao, cậu bé Cam La được Tần Thủy Hoàng trọng dụng, phong làm đại thần khi mới 12 tuổi.
Sự kiện:
Kiến thức giới tính
Theo ghi chép, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, xưng bá thiên hạ đã sáng tạo ra một danh hiệu mới là "Hoàng Đế" và tự mình xưng là Thủy Hoàng Đế.
Trên ngôi vị độc tôn thiên hạ, Tần Thủy Hoàng sở hữu quyền lực không ai sánh bằng, một lời nói ra trăm triệu người không ai dám phản kháng.
Một ngày nọ, Tần Thủy Hoàng mệt mỏi trong người, thân thể khó chịu, đại phu chữa trị nhiều ngày vẫn không có chuyển biến tốt đẹp. Lo lắng, vị hoàng đế này tìm đến huyền huyễn thuật, nhờ pháp sư, thuật sĩ làm phép chữa bệnh.
Khi được mời đến, vị thuật sĩ phát hiện mình không có cách nào khiến sức khỏe của hoàng đế khá hơn. Không thể làm gì khác, vị thuật sĩ này nói bừa rằng "phải tìm được trứng do gà trống đẻ mới có thể trị hết bệnh cho hoàng đế".
Nhận lệnh của hoàng đế, tả thừa tướng Cam Mậu vô cùng phiền não. Ông lo lắng rằng, nếu không tìm được thứ kỳ quái kia, sẽ liên lụy cả đến người nhà bị chém đầu.
Không ngờ rằng, cháu trai 12 tuổi Cam La, sau khi nghe chuyện của ông, mặt tràn ngập tự tin nói: "Ông nội, ba ngày sau ông đừng vào triều, cháu tự có biện pháp".
Đúng 3 ngày sau, tất cả triều đình văn võ bá quan đều chờ tả thừa tướng Cam Mậu đem ra vật hiếm, nhưng rồi đợi mãi tả thừa tướng không xuất hiện, lại xuất hiện cháu trai của ông.
Tần Thủy Hoàng thấy thế vô cùng tức giận, quát nạt chấn vấn Cam La, hỏi tại sao tới giờ chầu vẫn không xuất hiện.
Lúc này, Cam La ung dung tự tại, bình tĩnh nói: "Tâu bệ hạ, ông nội của cháu không vào triều được là bởi ông đang ở nhà sinh con".
Theo ghi chép, mặc dù phật ý vì bị châm chọc, thế nhưng Tần Thủy Hoàng vẫn rất tán thưởng khí chất và trí tuệ của cậu nhóc tuổi nhỏ tài cao Cam La. Ông quyết định sách phong Cam La là đại thần, phụ giúp hoàng đế xử lý chuyện quốc gia đại sự.
Nguồn: http://danviet.vn/gia-dinh/cau-be-cuc-thong-minh-dam-cham-choc-hoang-de-cuu-ca-nha-khoi-hoa-chem...
Nhờ xinh đẹp lại tài đức, vị phi tử này nhận được sự yêu thương, kính trọng của cả 3 vị hoàng đế nổi tiếng...
Theo Tùy Ý (Theo SH) (Dân Việt)
Nhận xét
Đăng nhận xét